Ý nghĩa của Hiến pháp 1946

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

MỞ ĐẦU

Hiến pháp là văn kiện chính trị – pháp lý đặc biệt quan trọng, là nhân tố bảo
đảm sự ổn định chính trị, xã hội và chủ quyền của quốc gia, thể hiện bản chất dân
chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ. Là đạo luật cơ bản, luật gốc của nhà nước,
hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống pháp luật. Với vị trí như vậy,
bản Hiến pháp đầu tiên trong dòng lịch sử lập hiến của nước ta kể từ khi nhà nước
dân chủ nhân dân thành lập – Hiến pháp 1946 – là một thành tựu to lớn về mặt
pháp luật của Việt Nam.

NỘI DUNG
I. Sự ra đời của Hiến pháp 1946

1. Bối cảnh lịch sử


Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 02/09/1945, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Vừa mới ra đời, nhà nước non trẻ của ta đã nằm trong tình thế “ngàn
cân treo sợi tóc”: trong chưa ổn định, ngoài có ngoại xâm lăm le.

Trước tình hình mới, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân
tích tình thế và dự đoán chiều hướng phát triển của các trào lưu cách mạng trên
thế giới và sức mạnh mới của dân tộc để vạch ra chủ trương, giải pháp đấu
tranh nhằm giữ vững chính quyền, bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được.

Ngay ngày 03/09/1945, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ, Hồ Chủ
tịch đã xác định hai nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ là tổ chức tổng tuyển cử
và xây dựng Hiến pháp.

2. Quá trình soạn thảo và sự ra đời của Hiến pháp 1946


Sau Tổng tuyển cử, ngày 02/03/1946, Quốc hội triệu tập khoá họp đầu tiên
và lập ra Ban dự thảo Hiến pháp gồm 11 thành viên xuất thân từ nhiều đảng
phái khác nhau: Cù Huy Cận, Nguyễn Đình Thi (Việt Minh), Trần Duy Hưng,
Tôn Quang Phiệt, Đỗ Đức Dục (Đảng Dân chủ), Huỳnh Bá Nhung, Trần Tấn
Thọ (Việt Cách), Nguyễn Cao Hách, Đào Hữu Dương, Phạm Gia Đỗ (Việt
Quốc) và đại biểu Nguyễn Thị Thục Viên. Đến cuối tháng 05/1946, Uỷ ban
nghiên cứu kế hoạch kiến thiết (được thành lập theo Sắc lệnh 78/SL ngày
31/12/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời) trình thêm một bản dự thảo khác;
thành viên uỷ ban này cũng bao gồm người của nhiều đảng phái khác nhau và
những người không thuộc đảng phái nào. Ngay chính trong Nghị viện nhân dân
và Chính phủ lâm thời cũng có những đại biểu, những thành viên không phải
đảng viên Đảng Cộng sản, thậm chí xuất thân từ triều đình phong kiến trước kia
như cựu hoàng Bảo Đại hay cựu Thượng thư bộ Hình Bùi Bằng Đoàn. Hiến
pháp 1946 là hiến pháp của nhân dân, mà nhân dân được hiểu theo nghĩa rất
rộng “không phân biệt nòi giống, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”, hay nói cách
khác, nhân dân bao gồm cả tư sản, phong kiến, địa chủ 1; đúng như Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã nói, chúng ta chỉ có một “Đảng Việt Nam”2.
Hiến pháp 1946 được thảo luận với một tinh thần dân chủ, có phản biện, bổ
sung, sửa đổi. Các vấn đề tiêu biểu được các đại biểu đặt lên bàn cân có thể kể
đến việc trưng cầu dân ý, quyền tư hữu tài sản, chế định chính phủ, chế định
nguyên thủ quốc gia… Đáng chú ý là trong quá trình thảo luận Hiến pháp 1946,
có những ý kiến phản bác một số nội dung quan trọng như chế độ nhất viện hay
chế độ kiểm duyệt từ các đại biểu có khuynh hướng đối lập.
Sau 10 tháng chuẩn bị tích cực, ngày 09/11/1946, với 240/242 phiếu tán
thành, Quốc hội khóa I (kỳ họp thứ 2) chính thức thông qua bản Hiến pháp đầu
tiên của nước ta, gồm 7 chương và 70 điều.

II. Ý nghĩa của Hiến pháp 1946

 Hiến pháp 1946 đặt nền móng cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được xây dựng hướng đến nhà nước
pháp quyền. Một nhà nước pháp quyền trước hết phải là nhà nước hợp hiến,
hợp pháp. Muốn vậy, nhà nước phải được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến
pháp và pháp luật. Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đặt ra cơ sở chính trị – pháp lý
để thiết lập thể chế dân chủ xã hội chủ nghĩa và xác lập cơ chế hình thành
quyền lực nhà nước của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 3
1
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2017, tr.415
2
Văn phòng Quốc hội, Lịch sử Quốc hội Việt Nam 1946 – 1960, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000, tr.112
3
Trương Hồ Hải, Đặng Viết Đạt, “Giá trị của Hiến pháp 1946 đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam hiện nay”, in trong sách: Văn phòng Quốc hội, Hiến pháp năm 1946: Những giá trị lịch sử, Nhà
Ngay từ đầu, sự hiện diện của hiến pháp tại Việt Nam đã được gắn liền với nền
dân chủ. Trong phiên họp ngày 03/09/1945, khi đặt vấn đề về nhiệm vụ xây
dựng hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên rằng: “Trước chúng ta đã bị
chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần
chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng
quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ."4

 Hiến pháp 1946 mang dấu ấn chủ trương xây dựng nhà nước đại
đoàn kết toàn dân không phân biệt giai cấp của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Ngay từ năm 1924, trong một báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái
Quốc đã nhận định về sự khác biệt giữa xã hội phương Đông và phương Tây, từ
đó rút ra kết luận đấu tranh giai cấp tại nước ta không diễn ra giống như ở
phương Tây, nêu lên nhu cầu bổ sung cơ sở lịch sử của chủ nghĩa Marx bằng
những tư liệu mà thời Karl Marx không có – những kiến nghị táo bạo và mới
mẻ, đặc biệt là vào lúc phong trào cộng sản quốc tế đang có xu hướng xơ cứng
về lý luận sau khi V.I.Lenin qua đời. 5 Chính vì những lý lẽ như vậy, Người đã
chủ trương xây dựng một Nhà nước dân chủ nhân dân, một nhà nước phi giai
cấp, tiền thân của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay.

Là sản phẩm từ sự kết hợp của các thành phần đa dạng qua suốt các khâu từ
dự thảo đến thảo luận và thông qua, Hiến pháp 1946 mang đậm dấu ấn chủ
trương đại đoàn kết dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là minh chứng cho sự
thống nhất của những luồng tư tưởng khác nhau dưới ngọn cờ duy nhất – ngọn
cờ quốc gia dân tộc.

 Hiến pháp 1946 có sự tham khảo từ nhiều mô hình trên thế giới,
đồng thời có những sáng tạo của riêng mình
Hiến pháp 1946 có một điểm khác biệt nổi bật so với các bản Hiến pháp sau
này, đó là nó không theo bất kỳ một nguyên mẫu Hiến pháp nào có sẵn trong
lịch sử, (kể cả Hiến pháp 1936 của Liên Xô, ở thời điểm đó vẫn còn hiệu lực và
là một bản Hiến pháp nổi tiếng, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một
người chịu ảnh hưởng sâu sắc của chủ nghĩa Marx – Lenin), mà tham khảo từ

xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2017, tr.246-247


4
Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật , 2011, Tập 4, tr.7
5
Nguyễn Đăng Dung, “Hiến pháp 1946 với công cuộc xây dựng nhà nước dân chủ và kháng chiến giành độc lập
dân tộc”, in trong sách: Văn phòng Quốc hội, Hiến pháp năm 1946: Những giá trị lịch sử, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia Sự thật, 2017, tr.26
nhiều mô hình khác nhau trên thế giới. Hiến pháp 1946 quy định “Nghị viện
nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất” tại Điều 22, gần giống mô hình cộng
hoà đại nghị, nhưng Điều 43 lại khẳng định “Cơ quan hành chính cao nhất của
toàn quốc là Chính phủ” – tức là cơ quan hành chính là một cơ quan độc lập;
đồng thời Điều 50 lại quy định “Chủ tịch nước Việt Nam không phải chịu một
trách nhiệm nào, trừ khi phạm tội phản quốc”, mang dáng dấp của hình thức
cộng hoà tổng thống. Sự học hỏi, kết hợp một cách sáng tạo từ nhiều mẫu hình
đi trước giúp Hiến pháp 1946 thoả mãn được cho cơ cấu nhà nước nhiều thành
phần với nhiều luồng tư tưởng của nước ta lúc bấy giờ.

 Hiến pháp 1946 đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước
Hiến pháp 1946 có một số đặc trưng thể hiện sự cân bằng và kiểm soát
quyền lực – một điều rất cần thiết với một chính quyền còn non trẻ và tổ hợp
nhiều đảng phái khác nhau như Nhà nước ta bấy giờ. Ý đồ của các nhà lập hiến
thể hiện trong Hiến pháp 1946 là tiếp cận vấn đề theo tư duy “tổ chức một nền
hành pháp mạnh, đề cao trách nhiệm cá nhân của các thành viên Chính phủ, đề
cao vị trí chính trị – pháp lý của người đứng đầu nhánh quyền lực hành pháp.”6

 Hiến pháp 1946 là một bản hiến pháp vì quyền con người
Hiến pháp 1946 có cách tiếp cận và quy định về quyền con người có nhiều
dấu ấn của chủ nghĩa lập hiến hơn cả. 7 Khác với các bản hiến pháp sau này, các
quyền công dân được Hiến pháp 1946 quy định ngay ở chương thứ hai, làm cơ
sở cho việc quy định các chương khác. Hàng loạt các quyền quan trọng được
ghi nhận, trong đó đáng chú ý có cả quyền tư hữu (Điều 12).

Không những vậy, các quyền công dân được Hiến pháp 1946 diễn đạt theo
một tinh thần hoàn toàn khác các hiến pháp sau này, một tinh thần thừa nhận tự
do, ví dụ như quy định về những quyền tự do đi lại, tự do cư trú, tự do hội họp,
tự do báo chí… không hề kèm theo cụm từ “theo quy định của pháp luật”. 8
Hành văn như vậy cho thấy những quyền này là những quyền tự nhiên, đương
nhiên được hưởng; rằng quy định về các quyền đó được đặt ra không phải để
kiểm soát người dân, mà là để kiểm soát bộ máy công quyền.
6
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2017, tr.420
7
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2017, tr.425
8
Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội, 2017, tr.426
 Hiến pháp 1946 khẳng định quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân
Điều 70 Hiến pháp 1946 về sửa đổi hiến pháp khẳng định quyền lập hiến
thuộc về nhân dân: “Những điều thay đổi (của hiến pháp) khi đã được Nghị
viện ưng chuẩn thì phải đưa ra toàn dân phúc quyết”. Hiến pháp 1946 không
có một điều nào quy định quyền lập hiến thuộc về Quốc hội. Điều này cho thấy
hiến pháp đã được đặt cao hơn nhà nước.Về nguyên lý, để đảm bảo tính pháp
quyết, khi ra đời, hiến pháp được đặt cao hơn cả nhà nước nhằm giới hạn quyền
lực của nhà nước, tất cả tổ chức và hoạt động của nhà nước phải được đặt trên
cơ sở hiến pháp. Chỉ với một bản hiến pháp như vậy, “một xã hội dân sự hợp
pháp, phi chính trị, phi lợi nhuận, mới có cơ sở để hình thành”9.

KẾT LUẬN
Hiến pháp năm 1946 sinh ra trong mốc son thắng lợi lịch sử đã giành được
trong Cách mạng Tháng Tám, xác lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Mục
tiêu chiến lược của Hiến pháp là hoàn thành độc lập dân tộc, xây dựng và phát huy
dân chủ nhân dân, chuẩn bị tiến lên làm cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hiến pháp
1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước ta, là một bản hiến pháp dân chủ, có nhiều
điểm tiến bộ, là mẫu mực trên nhiều phương diện. Tư tưởng lập hiến của Hiến
pháp 1946 luôn được kế thừa và phát triển trong các bản Hiến pháp sau này.

9
Nguyễn Minh Tuấn, “Lập hiến hướng đến pháp quyền ở Việt Nam”, Tạp chí Tia sáng, số 15, ngày 05/08/2009,
tr.12-14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Thị Phụng, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

Đại học Quốc gia Hà Nội – Khoa Luật, Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật
Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2017

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam dành cho sinh viên đại học, cao đẳng, khối không chuyên ngành Mác –
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật, 2018

Văn phòng Quốc hội, Hiến pháp năm 1946: Những giá trị lịch sử, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia Sự thật, 2017

Nguyễn Đăng Dung, “Những giá trị của Hiến pháp 1946 về mô hình tổ chức và
việc ứng dụng nó cho công cuộc cải cách bộ máy nhà nước hiện nay”, Cổng thông
tin điện tử Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
http://quochoi.vn/tulieuquochoi/anpham/Pages/anpham.aspx?AnPhamItemID=262

You might also like