Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

PHẦN 1

CÁC THAM LUẬN VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC

THAM LUẬN CỦA ĐƠN VỊ KHOA Y

Xuất phát từ yêu cầu đổi mới trong đào tạo để hội nhập cùng nên tri thức nhân loại,
thực hiện theo chủ trương của bộ giáo dục và đào tạo, Trường ĐH Y Dược Cần Thưo nói
chung và khoa Y nói riêng bắt đầu hình thức chuyển đổi về linh hoạt đào tạo niên chế
sang tính chỉ từ năm học 2013 đến nay cho hai mã ngành đào tạo Y đa khoa và Y học cổ
truyền, đồng thời các bộ môn thuộc khoa Y tham gia cùng đào tạo cho 6 mã ngành đại
học còn lại.

Hình thức đào tạo tin chỉ coi trọng vai trò trung tâm của sinh viên, giúp các em phát
huy được năng lực chủ động, sáng tạo trong phương pháp học, tuy nhiên cũng đặt ra cho
các em nhiều bỡ ngỡ đòi hỏi các em phải tự học, tự nghiên cứu trên cơ sở tư duy độc lập
so với phương pháp học truyền thống. Do đó, vấn đề đặt ra đối với vai trò người thầy,
của bộ môn, của ban chủ nhiệm khoa là thiết kế phương pháp hướng dẫn tự học, tổ chức
và đánh giá tự học để giúp cho hoạt động tự học của sinh viên đạt hiệu quả.

Năm học 2016-2017, khoa Y có 6.327 giờ giảng lý thuyết tín chỉ quy đổi tương
đương khoảng 12.500 giờ tự học, với trên 50 học phần vớ mỗi chương trình đào tạo. Với
lượng kiến thức được chuyển tải lớn qua hoạt động tự học, ban chủ nhiệm khoa Y cung
với tập thể giảng viên ở các bộ môn đã có nhều buổi hội thảo xây dựng tài liệu hướng
dẫn tự học cho sinh viên ở các bộ môn cơ sở, xây dựng quyển hướng dẫn sổ tay lâm sàng
để giúp sinh viên định hướng được nội dung, kiến thức trọng tâm của từng môn học. Với
nhiều hoạt động tự học như: giao bài tập cá nhân, bài tập nhóm, xây dựng mô hình, dịch
sách, báo cáo chuyên đề, bình bệnh án, giao ca lâm sàng…Tùy thuộc tính chất đặc thù
của từng môn học, các bộ môn có các hình thức tổ chức đánh giá tự học khác nhau, và đề
thi kết thúc học phần ở mỗi môn học có khoảng 20- 20% kiến thức tự học của sinh viên.

Qua 5 năm thực hiện chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ, và khảo sát đánh
giá hoạt động tự học của sinh viên, thực tế cho thấy hoạt động tự học của sinh viên chưa
thực sự hiệu quả, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Những
nguyên nhân khách quan tác động đến hiệu quả tự học của sinh viên chưa cao phải kể
đến các điều kiện về cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị học tập, nguồn tài liệu tự
học, mặt khác với số lượng sinh viên quá đông dẫn đến vấn đề quản lí tự học còn nhiều
hạn chế. Về mặt chủ quan, đa số sinh viên đều hiểu vai trò của mặt tự học tuy nhiên sức ì
và tính thụ động của các em còn rất lớn, các em chưa thực sự chủ động chiếm lĩnh tri
thức cho mình mà còn thụ động, phụ thuộc vào những gì thầy dạy, khả năng tổ chức học
nhóm chưa đồng bộ, một số em sinh viên hạn chế về kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
phục vụ tự học. Phương pháp tự học theo kiểu đối phó, phong trào.Thực tế ghi nhận qua
các buổi khảo sát, đánh giá ngẫu nhiên qua các buổi học lâm sàng buổi sáng của sinh
viên tại các bệnh viện thực hành, còn rất nhiều em sinh viên ngồi hành lang, hoặc làm
việc cá nhan thay vì tìm các case bệnh để tự học triệu chứng hay thăm khám lấm sàng,
hoặc khi làm bài tập cá nhân tự học nhiều trường hợp các em copy bài của nhau để đối
phó. Qua buổ gặp mặt đối thoại sinh viên vào đầu năm học 2017-2018, ban chủ nhiệm
khoa Y đã ghi nhận một vài ý kiến của các em sinh viên về vấn đề tự học trong đó chủ
yếu các em thắc mắc về phương pháp và hình thức đánh giá tự học: các em cho rằng nội
dung thầy cô yêu cầu trong hoạt động tự học quá nhiều so với thời gian vừa phải học lý
thuyết vừa phải đi lâm sàng; tự học làm nặng vai trò của ban cán sự lớp trong việc thu
nộp bài tự học…Mặt khác về nguyên nhâ chủ quan ảnh hưởng đến kết quả hoạt động tự
học của sinh viên chính là vai trò của người giảng viên trong hướng dẫn tự học chưa thực
sự được phát huy, một số trường hợp giáo viên chỉ giao nhiệm vụ tự học mà không tổ
chức kiểm tra, đánh giá; chưa hướng dẫn chi tiết, cụ thể về các tài liệu bắt buộc, tài liệu
tham khảo, cách thu thập, tra cứu và xử lí thông tin.

Đứng trước thực trạng về tình hình tự học của sinh viên trong điều kiện hiện tại, đòi
hỏi bộ môn, khoa và nhà trường cần có kế hoạch cụ thể để nâng cao chất lượng tự học
của người học: về mặt cơ sở vật chất trường đã đầu tư các khu tự học cho sinh viên tuy
nhiên cần phân khu: khu học nhóm, khu học cá nhân; ổn định và tăng đường truyền
internet, wifi giúp sinh viên thuận tiện hơn tronh hoạt động tra cứu tìm kiếm thông tin;
mở rộng nguồn tài liệu điện tử, nguồn sách tham khảo tại thư viện trường, xây dựng tủ
sách tự học cho sinh viên tại bộ môn; về phương pháp hướng dẫn tự học, tùy theo đặc thù
của từng chuyên ngành các bộ môn xây dựng phương pháp cụ thể: các bài tập cá nhân
nên mang tính ứng dụng, tránh việc lập lại ội dung đã có trong giáo trình, xây dựng hình
thức học theo case lâm sàng, học theo nhóm bình bệnh án; về hoạt động đánh giá tự học
khoa y xây dựng hình thức đánh giá chung cho hoạt động tự học cha thành hai nhóm:
nhóm cơ sở, và nhóm lâm sàng, bên cạnh đó tùy theo tình hình thực tế tại bộ môn, gảng
viên có thể xây dựng phương thức đánh giá phù hợp cho mỗi học phần.

Hoạt động tự học của sinh viên đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy- học đại
học nói chung và đặc biệt cần thiết trong phương thức đào tạo tín chỉ. Để nâng cao chất
lượng và hệu quả của hoạt động tự học đòi hỏi giảng viên pahỉ đổi mới phương thức
đánh giá tự học, bên cạnh đó góp phần không nhỏ vào hiệu quả trong hoạt động tự học
chính là tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của sinh viên trong việc thực hiện nhiệm vụ học
tập của mình.
THAM LUẬN CỦA ĐƠN VỊ

KHOA ĐIỀU DƯỠNG – KỸ THUẬT Y HỌC

Sau 2 năm bắt đầu thực hiện, đánh giá và rút kinh nghiệm hoạt động hướng dẫn học cho
sinh viên theo quy chế đào tạo theo tín chỉ, Khoa đã rút ra một số thực tế và bài học kinh
nghiệm, cụ thể như sau:

1. Về thực trạng:

- Đôi với công tác tổ chức và quản lý tự học: ở năm học 2015-2016 việc hướng dẫn tự
học còn nhiều bất cập, một số bộ môn, thầy cô còn quen với phương pháp giảng dạy theo
niên chế học phần, nên việc tổ chức và hướng dẫn sinh viên tự học còn thực hiện chưa
đồng bộ ở tất cả các học phần giảng dạy, một số học phần chi có giảng dạy sinh viên trên
lớp và cho kiểm tra giữa kỳ, chưa thực hiện tổ chức và đánh giá tự học" cũng như kiếm
tra thường xuyên cho sinh viên theo đúng quy chế đào tạo theo tín chi. Từ năm học 2016-
2017 việc thực hiện tổ chức quản lý tự học của sinh viên có nhiều chuyển biến tích cực
hơn. Các bộ môn đã áp dụng và hướng dẫn sinh viên tự học và dựa vào kết quả tự học để
đánh giá điểm chuyên cần và kiểm tra thường xuyên của các sinh viên. Các bộ môn có
nhiều cách để tổ chức, quản lý và đánh giá việc tự học của sinh viên như: buổi học đầu
tiên của học phần giáo viên sẽ hướng dẫn cho sinh viên về phương pháp tự học và cách
đánh giá của học phần, cụ thể ở các nội dung: mục tiêu tự học, các nội dung tự học, tài
liệu tham khảo phục vụ cho công tác tự học, các bài tập tư học và cách đánh giá kết quả
tự học, khi giảng dạy các bài học tùy từng bài phần bài tập tự học của sinh viên sẽ có
hình thức khác nhau như: giảng viên sẽ giao bài tập cá nhân có thời hạn cụ thể để sinh
viên nộp bài tập bao gồm: câu hỏi ngắn, tình huống thực tiễn yêu cầu sinh viên tổng hợp,
phân tích, đánh giá, để xuất các giải pháp để giải - quyết các vấn đề mà bài tập đưa ra,
hoặc sinh viên được yêu cầu đọc 1 số tài liệu liên quan đến bài học và làm bảng tổng
hợp, tóm tắt kiến thức, một số học phần hoặc một số chủ đề trong học phần sinh viên
được yêu cầu chia theo nhóm và làm bài tập chuyên đề hoặc seminar theo chủ để mà giáo
viên đặt ra..Như vậy về hình thức tổ chức cho sinh viên tự học là khá đa dạng, khác nhau
ở từng học phần và các nhóm chủ để trong học phần. Tuy nhiên việc tổ chức như vậy còn
khá nhiều nhược điểm: một số học phần số lượng bài tập tự học quá nhiều, một số học
phần sau mỗi bài đêu có bài tập, có bài học có đến 5-7 câu hỏi tự học, một số học phần
có số lượng bài tập tự học khá ít, khoảng 3-5 bài tập cho cả học plhần, làm mất cân dối
trong việc đánh giá chuyên cần và kiểm tra thường xuyên của các học phần, việc không
đồng nhất số lượng bài tập tự học của sinh viên có thể sẽ khiến việc tự học của sinh viên
khá nặng nề, nhất là dối với sinh viên những năm gần cuối dã đi lâm sàng, phải thực
hành lâm sàng, trực gác, học lý thuyết và hoàn thành bài tập tr học của các môn học lý
thuyết trong học kỳ nên áp lực học và việc thiếu thời gian là rất hiển nhiên. Ví dụ như ở
Học kỳ 7 của sinh viên diều dưỡng năm thử 4. Sinh viên có 21 tuần trong dó có 3 tuần
thi, như vậy thời gian học còn 18 tuần cho 10 tín chi lý thuyết và 8 chỉ Thực hành. Tổng
cộng là 522 tiết học. Trung bình mỗi tuần sinh viên học 29 tiết trên lớp hoặc bệnh viện
cộng với 58 tiết tự học, Vậy sinh viên phải học 87 tiết. Mà thực tế theo thời khóa biểu
mỗi ngày sinh viên có tối đa 10 tiểt, tuần học 6 ngày thì có 60 tiết, trong khi theo đúng
tín chỉ thì phải học 87 tiết cả tự học. Sinh viên phải. tận dụng cả buổi tối thời gian dùng
cho việc học ngoại ngữ, tỉn học, các hoạt động đoàn hội, ngoại khóa...

Đôi với việc quản lý: trong những năm học từ 2015-2017 việc quản lý sinh viên tự học
còn nhiều bất cập và khó khăn, có thể nói hầu như tất cả các bộ môn đều không : quản lý
và thống kê được thời gian dành cho việc thực hiện tự học của sinh viên cho từng bài học
cũng như học phần là bao nhiêu, có đạt theo yêu cầu hay không. Mà chỉ đánh giá dựa
trên kết quả là bài tập mà sinh viên nộp hoặc bài báo cáo seminar của sinh viên. Việc này
còn nhiều điểm bất cập và khó công bằng trong việc đánh giá tự học của sinh viên, nhất
là trong các bài tập nhóm, vì số lượng sinh viên đông không chia được thành nhóm nhỏ
3-5 sinh viên, không có sự giám sát của giảng viên trong quá trình làm bài tự học thì
thường gặp trường hợp trong nhóm có nhiều người thì chỉ có 1 vài sinh viên làm cho cả
nhóm, thâm chí đôi với bài tập cá nhân, việc không quản lý dẫn đến sinh viên có thể copy
bài của sinh viên khác, sửa đổi một vài chỗ cho khác đi thay vì tự làm bài để tiếp cận
kiến thức. Việc không quản lý được cụ thể thời gian tự học của sinh viên chủ yếu đến từ
việc thiếu địa điểm tự học cho sinh viên. Tuy nhiên năm học 2017- 2018 trường đã cho
xấy dựng và đưa vào sử dụng khu tự học, việc này hồ trợ công tác quản lý tự học của
sinh viên.

Đối với công tác đánh giá kết quả tự học của sinh viên cũng còn nhiều điểm yêu. Hiện tại
mặc dù điểm mạnh là tất cả bộ môn đều phổ biến cụ thể cách đánh giá tự học cho các học
phần tuy nhiên việc đánh giá của mỗi học phần là khác nhau, một số học phần tính điểm
trung bình chung của tất cả các bài tập tự học (gồm bài tự học cá nhân và bài tập nhóm)
làm điểm kiểm tra thường xuyên, điểm chuyên cần dựa trên điểm danh sinh viên, một số
học phần thông báo cho sinh viên sẽ chọn bài tập tự học của một bài cụ thể trong học
phần làm điểm chuyên cần, bài tập nhóm làm điểm kiểm tra thường xuyên hoặc ngược
lại. Tóm lại rất đa dạng và không thống nhất cách đánh giá của các học phần. Việc đánh
giá này sẽ khiến sinh viên so sánh giữa các học phần, không thích một số học phần nhất
là các học phân mà giảng viêng cho nhiều bài tập tự học.

Như vậy điểm tồn tại hiện nay, tóm lại là:

+ Bài tập tự học xuất phát từ các nhân mỗi Thầy Cô giảng viên, chưa có sự thống
nhất về cách làm, chưa tập hợp lại thành quyển cho sinh viên.

+ Việc tổ chức tự học của sinh viên chưa được đánh giá trực tiếp bở giảng viêng mà
chủ yếu đánh giá qua sản phẩm. Dẫn đến việc đánh giá chưa đúng mức đóng góp thực sự
giữa các thánh viên trong nhóm.

+ Chưa hướng cho sinh viên nguồn tài liệu cần thiết và chính thống (thư viện),

sinh viên chủ yếu tìm trên mạng Internet nên còn nhiêu thông tin chưa được kiểm duyệt

được sinh viên sử dụng để làm bài.

+ Công tác phản hổi đáp án bài tập tự học thực hiện còn chưa triệt để 100% các

nhóm/lớp.

+ Bài tập tự học chưa đa dạng, chủ đề chủ yếu do giảng viên đưa ra, chưa thu hút

sự hứng thú của sinh viên.


2. Giải pháp
Từ những thực trạng trên khoa ĐD-KTYH xin đề xuất một số giải pháp để cải thiện
chất lượng công tác tự học của sinh viên, cụ thể như sau:
(1) Xây dựng mẫu tài liệu hướng dẫn tự học, thống nhất quy định về cách hướng
dẫn tự học cho sinh viên, trong đó bao gôm cả cách đánh giá kết quả tự học, số
lượng bài tập tự học đặc biệt là bài tập chuyên đề cho một tín chỉ, tránh việc quá
tải của sinh viên trong việc hoàn thành chuyên đề của nhiều học phần trong học
kỳ.
(2) Xây dựng thêm khu tự học cho sinh viên, đặc biệt kiến nghị xây dựng chia khu
dành cho sinh viên học nhóm cần thảo luận và sinh viên tự học, tự đọc tài liệu cá
nhân. Hiện tại trường có khu tự học giúp giúp sinh viên và cán bộ thuận tiện hơn
trong học tập và quản lý tự học, tuy nhiên khu tự học chung cho cả sinh viên học
nhóm lẫn sinh viên học cá nhân cần yên tĩnh, nên Bây khó khăn cho sinh viên.
Thiết nghĩ việc chia khu riêng cho thảo luận và khu cần yên tỉnh sẽ hiệu quả và
giúp sinh viên hài lòng thoái mái hơn trong học tập. Các khu tự học cần có hệ
thống wifi mạnh để đáp ứng nhu cầu tra cứu tài liệu của sinh viên. Một số phản
ánh của sinh viên wifi các khu tự học ở khoa KHCB và ĐD wifi khá yếu.
(3) Việc ra chủ đề tự học hầu hết là do giảng viên đưa ra, sinh viên chưa được đề
xuất các chủ để có liên quan đến bài học để làm bài tập, nên hứng thú nghiên
cứu chưa cao. Vì vậy, kiến nghị ở một số học phần có thể cho sinh viên tự chọn
một chủ đề liên quan đến học phần để làm bài tập nhóm hoặc cá nhân, giúp sinh
viên có hứng thú học tập hơn.
(4) Tất cả các bộ môn cần giám sát, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học đặc biệt
là học nhóm để hoàn thành bài tập nhóm, cần có sự tham gia, hướng dẫn và
đánh giá của giảng viên, có tham gia giảng viên mới có thể định hướng cách học
phù hợp cho sinh viên đồng thời đánh giá được sự tham gia của từng thành viên
nhóm vào sản phẩm chung của nhóm, tránh tình trạng trong nhóm chỉ có vài
sinh viên gánh team. Để thực hiện được điều này, cần quý thầy cô dành thêm
thời gian cho sinh viên đăng ký lịch tự học có thời gian địa điểm cụ thể và tham
gia buổi tự học của sinh viên theo lịch.
(5) Cuối cùng, đối với tài liệu tham khảo, hiện nay có khá nhiều sinh viên có khả
năng đọc tài liệu tham khảo bằng tiếng anh, tuy nhiên nguồn tài liệu chuyên
ngành bằng tiếng Anh còn khá ít và cũ, nhất là đối với chuyên ngành điều
dưỡng, do đó rất mong trong thời gian tới thư viện trường có thể bổ sung tài liệu
để tiện cho việc tham khảo của sinh viên, và để bổ sung được các đầu sách
chuyên ngành hay và cập nhật, kính mong tất cả quý Bộ môn, quý thầy cô sẽ
tích cực gửi đề nghị bổ sung sách, tài liệu tham khảo phù hợp cho đối tượng sinh
viên mà đơn vị mình phụ trách lên thư viện để thư viện có thể bể sung được tài
liệu cho sinh viên.
Trên đây là một số thực trạng và giải pháp cho việc tự học của sinh viên mà
Khoa ĐD-KTYH đề xuất. Xin cảm ơn quý thầy cô đã lắng nghe, kính chúc quý
thây cô nhiều sức khỏe. Chúc công tác tổ chức tự học của trường trong năm học
2017-2018 sẽ có nhiêu thành công và đạt hiệu quả cao. Xin trân trọng cảm ơn.
PHẦN II
CÁC THAM LUẬN CHUYÊN ĐỀ

BỘ MÔN SINH LÝ, KHOA Y:


TRÁCH NHIỆM CỦA GIẢNG VIÊN, BỘ MÔN/KHOA TRONG TỔ CHỨC,
QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN - HỌC VIÊN
Kiến thức bậc đại học đòi hỏi người học ngoài việc lĩnh hội trì thức của thầy, người
sinh viên còn phải có nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trên cở sở tư duy độc lập. Về bản
chất, quá trình học tập của sinh viên ở bậc đại học là quả trình nhận thức có tính nghiên
cứu, để đáp ứng được yêu cầu đó đòi hỏi mỗi sinh viên phải có khả năng tự học, hay nói
cách khác “tự học là cách học ở bậc đại học”. Để hoạt động tự học của sinh viên được
hiệu quả, đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa nhiều nhân tố như cơ sở vật chất trang thiết bị
cho tự học, khả năng, ý thức tự học của sinh viên, và đặc biệt là vai trò của người thầy,
người giảng viên trong hoạt động hướng dẫn tự học cho sinh viên.
Thực hiện theo chủ trương của nhà trường khi chuyển đổi chương trình đào tạo
theo hình thức niên chế sang hình thức tín chỉ, số giờ giảng dạy trên lớp của GV giảm
khá nhiều, trong khi đó số giờ yêu cầu SV tự học tăng lên gấp đôi. Do đó để giúp nâng
cao vai trò tự học của sinh viên, người giảng viên đóng vai trò quan trọng trong việc định
hướng và kích thích ý thức tự học cho sinh viên. Không phải giảng viên chỉ có nhiệm vụ
quan trọng trong những giờ lên lớp mà còn có trách nhiệm với nội dung, phương pháp và
đánh giá tự học của sinh viên.
Để giúp cho hoạt động tự học của sinh viên đạt hiệu quả, về phía khoa, bộ môn
cần xây dựng để cương chi tiết học phần thống nhất cho tất cả các môn học trong đề
cương thể hiện rõ mục tiêu môn học, điều kiện tiên quyết, nội dung cụ thể môn học phân
bố số tiết lý thuyế - thực hành, hình thức tổ chức và phương pháp dạy - học cho tùng nội
dung của môn học, hình thức kiểm tra - đánh giá của từng hoạt động học tập, qua đó
giúp sinh viên chủ động lên kế hoạch tự học, tự nghiên cứu để thực hiện được các mục
tiêu môn học.
Về phía người thầy, vai trò của các giảng viên đã thay đổi khi họ không phải truyền
đạt tất cả mọi thứ và thay vào đó là tìm cách khuyến khích và thay đổi sinh viên, khích lệ
sinh viên chủ động tìm kiếm và tiếp cận tới các kiến thức của môn học. Để mang lại
những tiết giảng dạy tốt nhất thì các giảng viên cũng phải thay đổi phong cách giảng dạy,

tìm kiếm những kỹ năng nghiệp vụ sự phạm mới để phù hợp với việc đào tạo bằng tín
chỉ. GV cần đầu tư suy nghĩ thiết kế giờ dạy để tạo hứng thú cho SV, buộc SV phải tích
cực hoạt động cùng GV trong tiết dạy học. Hướng dẫn SV tự hoàn thiện bài học sau khi
lên lớp, làm các bài tập nghiên cứu, cần chú trọng các nhiệm vụ cơ bản như: Giao các bài
tập phù hợp với nội dung kiến thức theo các cấp độ tái hiện, tái tạo, vận dụng, phân tích
tổng hợp... Có những gợi ý, yêu cầu hoặc bài tập mà buộc SV phải đọc lại giáo trình,
nghiên cứu thêm tài liệu. Việc SV tự hoàn thiện bài học là rất quan trọng bởi đó chính là
lúc SV biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo, biến tri thức nhân loại thành tri thức của
mình.
Thực tế hoạt động hướng dẫn tự học cho sinh viên ở bộ môn Sinh lý đã đang được
xây đựng và ngày càng hoàn thiện; tại bộ môn, các giảng viên cùng xây dựng tại liệu
hướng dẫn tự học cho sinh viên với các nội dung như: giới thiệu cho các em về đề cương
chi tiết của học phần, nội dung chính của mỗi bài giảng trong đó thể hiện nội dung nào
các em sẽ được trao đổi tại giảng đường, nội dung nào các em sẽ tự học tự nghiên cứu,
giao cho các em bài tập cá nhân, bài tập nhóm để các em định hướng được nội dung tự
học, giới thiệu tài liệu tham khảo, nguồn tham khảo giúp các em tự nghiên cứu...bên
cạnh đó bộ môn cũng đã xây dựng hệ thống elearning cho các em nộp bài tập, trao đổi
những thắc mắc, đặt các câu hỏi liên quan đến bài học. Giảng viên của bộ môn thường
xuyên đánh giá hoạt động tự học của sinh viên thông qua việc chấm các bài tập tự học
cho các em, tổ chức thêm các buổi giải đáp thắc mắc, cho các em trình bày báo cáo ngắn
các nội dung tự học, chủ động nhận phản hồi của các em về nội dung tài liệu hướng dẫn
tự học để từng bước xây dựng hoàn thiện phương pháp tổ chức và đánh giá tự học tại bộ
môn. Đánh giá kết quả về hoạt động tự học của sinh viên tại bộ môn qua nhiều năm thực
hiện, nhìn chung các bạn sinh viên ngày càng chủ động hơn trong việc học tập, và nghiên
cứu khoa học tuy nhiên hoạt động tự học của sinh viên còn khá nhiều hạn chế:
- Một vài bạn sinh viên chưa ý thức được tầm quan trọng của tài liệu hướng dẫn tự
học, xem bài tập tự học là nặng nề, tốn thời gian, một số em làm bài theo hình thức đối
phó, chép bài của bạn, mà không tự động tìm kiếm tài liệu để tự làm bài cho mình.
- Số lượng sinh viên khá đông ở mỗi lớp, gây hạn chế cho giảng viên trong việc
đánh giá hoạt động tự học của sinh viên. Khó triển khai các phương pháp dạy học mới.
như thảo luận chuyền đề, case lâm sàng theo nhóm nhỏ có sự hướng dẫn của giảng viên.
Tại giảng đường đại học, dù đào tạo theo hình thức nào, thì hoạt động tự học của
sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kết quả học tập, cũng như kiến thức các
em sẽ có được qua những năm ngồi ở ghế giảng đường. Nhưng để SV tự giác, tự lập
được thì cần phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người thầy. Trách nhiệm của mỗi giảng
viên, của bộ môn, của khoa giúp SV xây dựng ý thức tự học và cho SV thấy sự cần thiết
của tự học, để hoạt động tự học trở thành một thói quen, một nhu cầu của SV trong hoạt
động giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
THAM LUẬN CỦA KHOA RĂNG HÀM MẶT

VỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC

CÁC MÔN LÝ THUYẾT

I. Tình hình dạy lý thuyết theo tín chỉ của khoa RHM:
Hiện khoa đang dạy tín chỉ cho sinh viên RHM các khóa: K41 (năm thứ 3), 40
(năm thứ 4), 39 (năm thứ 5). Tất cả giáo trình đã được biên soạn theo quy định mới và
nghiệm thu cấp Khoa.
Tuy nhiên việc tổ chức, quản lý, đánh giá tự học sinh viên không đồng bộ và đồng
đều giữa các bộ môn. Hầu hết các bộ môn vẫn chờ hướng dẫn từ phòng đào tạo và các
văn bản của Trường cũng như cần sự trao đổi, tập huấn, hợc hỏi với các khoa khác.
- Nội dung tự học:
Đa số bộ môn cho sinh viên tự học dưới dạng giao câu hỏi chuyên đề hoặc tình
huống, cung cấp nguồn tài liệu tham khảo và sinh viên làm việc theo nhóm để soạn ra bài
thu hoạch nộp lại sau 1 thời hạn.
- Việc tổ chức tự học cho sinh viên:
Sinh viên tự tổ chức họp nhóm để làm việc, tự phân công công việc và tổng hợp
thành bài của nhóm. Nơi học nhóm của sinh viên cũng do nhóm tự chọn, điều này dẫn
đến khó quản lý. Hiện nay trường đã có khu tự học và khoa cũng có các phòng tự học
nên kế hoạch sắp tới Khoa sẽ cho sinh viên tự học tại các khu tự học của Trường nhưng
sẽ có 1 số buổi nhóm phải đăng ký vào các phòng tự học của Khoa để tổng hợp các bài
làm các bạn trong nhóm. Như vậy việc tự học sẽ được qui củ hơn, an toàn hơn và đảm
bảo các bạn trong nhóm đều làm việc.
- Đánh giá tự học:
Một số bộ môn đánh giá thông qua bài nộp để cho điểm. Một số bộ môn khác thì
cho từng nhóm thuyết trình, các bạn đặt câu hỏi lẫn nhau, cán bộ giảng sẽ đánh giá được
sự đóng góp của từng thành viên trong nhóm. Cuối đợt sẽ có buổi tổng kết, rút ra những
vấn đề quan trọng nhất của bài học.
Điểm số sẽ đánh giá theo chất lượng bài nộp, bài thuyết trình, đặt và giải đáp câu
hỏi. Thông thường sẽ tính vào điểm kiểm tra thường xuyên.
Nội dung thi kết thúc môn học sẽ gồm nội dung giảng trên giảng đường và nội
dung tự học mở rộng của sinh viên.
2. Một số khó khăn khi tổ chức tự học

- Việc tổ chức tự học còn mới nhiều cán bộ giảng chưa được tập huấn nên còn
chưa thống nhất nhau về cách tổ chức, quản lý và đánh giá.
- Khó khăn trong quản lý tự hợc của sinh viên: giờ giấc, địa điểm,...
- Đảm bảo tính công bảng trong đánh giá kết quả tự học của các thành viên khi
làm việc nhóm.
- Thiếu quỹ thời gian để tự học vì bên cạnh học lý thuyết còn chia nhóm học thực
hành nên khó có buổi để tập hợp cả lớp để thuyết trình, đánh giá.
3. Một ví dụ về tổ chức tự học của 1 bộ môn của Khoa:
a.Buổi đầu tiên: giới thiệu chương trình học, nội dung, mục tiêu môn học, các nội dung
tự học, tài liệu tham khảo, hình thức yêu cầu của bài tự học phải nộp, thời hạn nộp, cách
đánh giá tự học, hệ số điểm.
- Nội dung tự học gồm 3 chuyên để.
- Lớp có 5 nhóm: mỗi nhóm đều soạn cả 3 chuyên đề.
- Bài nộp: file word và powerpoint.
b.Ngày báo cáo: Bắt thăm 3 trong 5 nhóm báo cáo.
- Thang điểm đánh giá: Hình thức 30%, cách trình bài báo cáo (20%), nội dung
(50%).
- Bảng kiểm giao cho cả lớp chấm cùng với CBG.
- Nhóm báo cáo và nhóm phản biện.
- Hỏi đáp có điểm cộng và trừ.
- Điểm chung cả nhóm vd: 9đ.
- Cá nhân nhóm bỏ phiếu cho điểm của từng cá nhân trong nhóm tủy theo đóng
góp: điểm tối đa 9đ hoặc thấp hơn.
- Buổi tổng kết chốt lại kiến thức cốt lõi.
THAM LUẬN CỦA ĐƠN VỊ HUẤN LUYỆN KỸ NẴNG VỀ
“TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC HỌC PHẦN TIỀN LÂM SÀNG”

1. Một vài ý kiến về việc tự học (nói chung)


Trong giáo dục đại học, những nội dung được giảng dạy trong, giảng đường lớp
học chỉ là định hướng, sinh viên muốn đạt được kết quá học tập mong đợi về kiến thức,
kỹ năng, đòi hỏi sinh viên phải dành một thời gian lớn để học tập, tìm hiểu, rèn luyện
một cách độc lập ngoài lớp học, hay được gọi là “tự học”. Sinh viên đóng vai trò tích cực
trong việc thiết lập các mục đích, quyết định lâm thế nào để đạt được chúng, và lập kế
hoạch thời gian học tập cá nhân.
Tuy nhiên, sinh viên hiện nay chưa biết cách “tự học”. Một status của sinh viên
đăng trên CTUMP confession như sau: ”.....Một ngày tụi em phải học ở trường 3 buổi,
trừ một số ngày học ở trường 2 buổi, ở ngoài 1 buổi! Nhưng là một người “chăm chỉ”
(em tự cảm nhận vậy), em luôn giành thời gian đọc sách, học bài, đọc sẵn bài của ngày
mai. Rồi đến một ngày nọ, khi những bài tự học chất thành đống, em cảm thấy mệt mỏi
vô cùng! ... Đúng là có làm mới hiểu mình học gì, nhưng làm quá nhiều + làm quá sức +
làm lan man thì sẽ có tác dụng ngược lại! Làm nhiều, đúng là em sẽ biết nhiều, nhưng
mỗi cái mội ít, kiến thức chẳng còn động lại bao nhiều! Kết: Có thể trở lại như ngày xưa
đó cho em được tự giác học, tự giác thư nhận kiến thức không!” (đăng ngày 6/10/2017),
với các comment liên quan: “Chẳng biết mình siêng hơn hay lười hơn. Thời gian bỏ ra
nhiều thật, nhưng thật sự là chẳng học được mấy.”, “Mình ko phải là người chăm chỉ
giống như bạn trên confession nhưng cũng đang có cảm giác tương tự: đánh mất chính,
thật luôn”, “Bây giờ ngày nào cũng tự học 3 tiếng (à là ngôi chép bài tự học 3 tiếng!)”
(bla..., bla..., bla..., ). Là người Thầy, chúng ta có cảm thấy lòng trĩu nặng khi đọc những
dòng tâm sự này?
Vấn đề là ở đâu??
Có phải do sinh viên không biết cách tự học? Do sinh viên không tự xác định rõ
mục tiêu, nội dung phải đọc, phải tìm hiểu của ngày hôm nay là gì? Nên sẽ tìm lan man,
do bị lôi cuốn vào những bài liền kề, liên quan nhưng lại càng đi xa cái mục đích, nội
dung ban đầu? không nhận biết ra (focus) lại nội dung quan trọng, liên quan của những
tài liệu đọc thêm? không ấn định thời gian cụ thể cho việc tự học, đọc lan màn, kéo dài,
hết thời gian nhưng sản phẩm không có, tâm trạng mệt mỏi, rối bời? Do... nhiều lý do
khác nữa: điều kiện tự học, thời gian, động bên ngoài.......
Có phải do Thấy Cô? Thầy Cô không hướng dẫn những nội dung chính của bài
giảng mà sinh viên cần phần tự học, tự nghiên cứu thêm? Thầy Cô không yêu cầu nội
dung quá nhiều, quá sức sinh viên?, hoặc yêu cầu bài tự học không bám sát mục tiêu,
hoặc không cho sinh viên biết ý nghĩa của yêu cầu bài tập tự học là gì?, không biết cách
làm cho sinh viên cảm thấy “có động lực hơn”!.....
Tất cả sẽ làm cho sinh viên mất dần đi cảm giác yêu thích tự học, tự đọc, tự
nghiên cứu.
Như vậy, trách nhiệm của chúng ta là gì?
Nên chăng cần có hướng dẫn sinh viên biết kỹ thuật tự học, không bị “sa đà”, biết
cách làm cho sinh viên “thích” tự học, xem “tự học” là một niềm vui, một cách giải trí.
Đây là trách nhiệm của nhà Trường, của mỗi cố vấn học tập, của mỗi người Thầy?
Nên chăng tạo điều kiện cho sinh viên tự học một cách khả thi, hiệu quả nhất;
Nên chăng, phải quan tâm, xây đựng lộ trình tự học, nội dung tự học và cách đánh
giá tự học đúng, đáp ứng được mục tiêu học tập của sinh viên?
II. Công tác tổ chức và quản lý tự học tại đơn vị Huấn luyện Kỹ năng
2.1 Mục đích, ý nghĩa của việc tự học tại đơn vị Huấn luyện Kỹ năng:
Tự học các bài học huấn luyện kỹ năng Y khoa đóng vai trò quan trọng và cân
thiết so với các môn thực hành cơ sở khác. Bởi vì mục đích đào tạo huấn luyện kỹ năng
cho sinh viên trên môi trường mô phỏng là giúp sinh viên đạt kỹ năng đến mức “thành
thạo”, đây là yêu cầu và điều kiện tiên quyết để sinh viên đạt được năng lực “có kỹ năng
thực hành và triển khai trong thực tế” khi thực hành lâm sàng, từ đó mới có thể phát triền
đến mức phối hợp các kỹ năng lại với nhau và rèn luyện thành tự động hóa trên bệnh
nhân một cách tự tin và chuẩn xác (hình 1). Bên cạnh đó, xây dựng phương thức tự học
hiệu quả sẽ giúp sinh viên rèn luyện và phát triển tư duy độc lập, tự duy phê phán, tư duy
sáng tạo; tự học còn mang tính chất góp phần quyết định kết quả học tập của sinh viên,
các sản phẩm tự học giúp đánh giá người học một cách toàn diện và sâu sát hơn. Qua
khảo sát và phỏng vấn (n=144), hơn 95% sinh viên đồng ý về việc tự học tại huấn luyện
kỹ năng là rất cần thiết, sinh viên tự đưa ra các lập luận, lý giải vì sao việc tự học kỹ
là rất quan trọng.
Hình 1. Thang trình độ năng lực
2.2 Công tác quản lý, tổ chức tự học
Ngay từ khi thành lập (năm 1997), đơn vị Huấn luyện Kỹ năng đã bố trí riêng
1 phòng tự học cho sinh viên, việc tự học tại phòng Tự học là tự giác, tự nguyện. Từ năm
học 2014 - 2015 đến nay, đơn vị Huấn luyện kỹ năng đã triển khai hình thức giám sát,
đánh giá hiệu quả tự học. Ý thức, thái độ tự học của sinh viên có chuyển biến rõ rệt và
kết quả đánh giá kỹ năng vào kỳ thi OSCE cuối kỳ ghi nhận sự tiến bộ vượt bậc của sinh
viên.
Công tác quản lý, tổ chức tự học được rút kinh nghiệm, cải tiến qua mỗi năm để
đảm bảo tính hiệu quả và tính giá trị của nó; cụ thể:
- Đơn vị xây dựng 01 quy trình thực hiện và quản lý tự học với các bước đơn giản, cụ thể
giúp sinh viên và giảng viên thuận lợi trong việc thực hiện và tổ chức tự học; xây dựng
các bảng kiểm và thang điểm đánh giá tự học cho từng loại hình tự học;
- Với quyển “Sổ tay học tập tại Huấn luyện kỹ năng ”, sinh viên được phổ biến, hướng
dẫn phương pháp tự học 01 tuần trước khi vào buổi học đầu tiên;
- Với quyển “Sổ tay hướng dẫn tự học Tiền lâm sàng I, II", sinh viên được biết những nội
dung cần phải tự học, phải hiểu/ biết trước khi đến buổi thực hành và yêu cầu cần tự học/
phân tích/ làm được sau khi kết thúc từng bài học (bảng 1).
Bảng 1. Nội dung tự học, ý nghĩa - vai trò, cách thức tự học
Nội dung Ý nghĩa - vai trò Cách thức tự học
Tìm hiểu các - Cũng cố lại các kiể thức và nguyên lý Nghiên cứu giáo trình, tài
kiến thức liên liên quan đến kỹ năng đang học. liệu hướng dẫn tự học, tài
quan đến các kỹ - Giúp sinh viên hiểu rõ, năm được vai liệu liên quan tại nhà, thư
năng Y khoa trò và cách ứng dụng các kỹ năng vào viện,...
trước và sau thực hành nghề nghiệp, không học dưới
buổi học buổi học dạng bắt chước.
- Rèn luyện và phát triển tư duy độc lập.
tư duy phê phán, tư duy sáng tạo.
Tự rèn luyện - Giúp sinh viên rên luyện kỹ năng đạt - Được thực hiện tại nhà,
sau buổi học mức thuần thục, chuẩn xác phòng tự học của đơn vị.
- Rèn luyện và phát triển tư duy độc lập. - Nghiên cứu hình ảnh,
tư duy phê phán, tư duy sáng tạo. phim ảnh liên quan đến các
kỹ năng đã học.
- Rèn luyện kỹ năng đã học
trên mô hình, đóng vai từng,
đôi, làm việc nhóm.

2.3 Các hình thức tự học


- Tự nghiên cứu tài liệu: tại nhà, thư viện....
- Tự rèn luyện các kỹ năng không cần dụng cụ (kỹ năng giao tiếp, một số kỹ năng
thăm khám): tại nhà
- Tự rèn luyện các kỹ năng, cần có các dụng cụ y tế (kỹ năng thăm khám, kỹ năng thủ
thuật): tại đơn vị huấn luyện kỹ năng. Sinh viên sẽ đăng ký lịch tự học, mượn dụng
cụ, mượn phòng...theo đúng quy định của đơn vị. Mỗi buổi tự học được đơn vi
HLKN chuẩn bị các dụng cụ khác nhau của ít nhất là 3 bài/ buổi. Trung bình có 1 - 2
nhóm đăng ký tự học/ buổi (30 ~ 40 sinh viên nhóm)
- “Tự học bắt buộc” là hình thức tự học áp dụng cho các sinh viên không thể đến lớp
học theo đúng thời khóa biểu, và không thể học bù với các nhóm khác vị những lý do cá
nhân hợp lý và được sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị HLKN. Sinh viên được đơn vị chuẩn
bị các dụng cụ như một buổi học chính khóa và được các sinh viên cùng nhóm hướng
dẫn, cuối buổi sẽ có 01 giảng viên của đơn vị kiểm tra, đánh giá: nếu không đạt, sinh
viên sẽ tiếp tục rèn luyện đến khi đạt đánh giá. Trung bình có 30 - 40 trường hợp tự học
bắt buộc/ năm học.
2.4 Các hình thức đánh giá tự học
a. Đánh giá việc tự nghiên cứu tài liệu (bắt buộc)
- Kiểm tra đầu buổi, nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu bài học trước khi đến
lớp được đánh giá theo từng cá nhân hoặc tổ. Đầu buổi học, giảng viên kiểm tra ngẫu
nhiễn các sinh viên bằng các câu hỏi liên quan đến nội dung, bài học, gợi ý trong “Sổ tay
hướng dẫn tự học Tiền lâm sàng I, II”. Điểm số sẽ được quy đổi là một phần của điểm
kiểm tra thường xuyên và điểm chuyên cần.
- Quá trình tự nghiên cứu sau bài học được giám sát và đánh giá thông qua:
+ Các câu hỏi dưới dạng trắc nghiệm. Mỗi tổ tự học (5 - 7 sinh viên) sẽ làm 2 bài
kiểm tra trực tuyến, mỗi bài gồm 20 câu trắc nghiệm được chọn ngẫu nhiên trong hệ
thông ngân hàng câu hỏi của đơn vị Huấn luyện kỹ năng.
+ Câu hỏi tự luận là các vấn để, tình huống giúp gắn kết bài học với thực tế lâm
sàng. Mỗi tổ tự học (5 - 7 sinh viên) sẽ làm tất cả các bài tập theo yêu cầu.
Nội dung các câu hỏi là phần mở rộng của các kỹ năng đã được học trong suốt học
phần. Điểm số sẽ được quy đổi là một phần của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm
chuyên cần.
b. Đánh giá việc tự nghiên cứu tài liệu (tự nguyện)
Từ học kỳ I năm học 2017 - 2018, đơn vị Huấn luyện Kỹ năng xây dựng thêm
hình thức sinh hoạt chuyên để về kỹ năng Y khoa, đây là hình thức tự nguyện, khuyến
khích sinh viên đọc, nghiên cứu các tải liệu tham khảo quốc tế nhằm giúp sinh viên mở
rộng, hội nhập kiến thức - kỹ năng với các chương trình đào tạo Y khoa trên thế giới,
đồng thời giúp sinh viên trao đổi năng lực ngoại ngữ. Hình thức này được tổ chức 1- 2
lần/ học kỳ/ đối tượng. Các tổ tham gia báo cáo sẽ được đánh giá toàn diện về khả năng
nghiên cứu tài liệu nước ngoài, khả năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng phản
biện,... bởi các Thấy Cô có kinh nghiệm lâm sàng và kinh nghiệm trong huấn luyện kỹ
năng. Điểm số này sẽ được quy đổi là một phần của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm
chuyên cần.
c. Đánh giá khả năng tự rèn luyện kỹ năng
Khả năng tự rèn luyện kỹ nắng được đánh giá thông qua các bài tập được quay
thành đoạn clip ngắn theo chủ đề.
Trước khi triển khai các bài tập kỹ năng thành đoạn phim, sinh viên cần phải tự
học rèn luyện kỹ năng đó đến khi thuần thục tại nhà hoặc tại phòng tự học của đơn vị.
Việc tự học này được thực hiện theo nhóm (30 ~ 40 sinh viên/nhóm), và tự học ít nhất 3
bài kỹ năng/ buổi.
Sau đó mỗi tổ tự học (5 - 7 sinh viên) sẽ thực hiện ít nhất 3 đoạn clip/ học phần
(khoảng 5 - 10 phút/ clip) về các kỹ năng đã được học (giao tiếp thăm khám, thủ thuật).
Các đoạn clip tự học được đăng tải vào Youtube và gửi đường link về đơn vị HLKN qua
email lớp. Các giảng viên cơ hữu của đơn vị sẽ đánh giá, phản hồi chi tiết qua email về:
kỹ thuật thực hiện, thời gian hoàn thành bài tập,... Điểm số được chấm theo bảng kiểm,
được tính là một phần của điểm kiểm tra thường xuyên và điểm chuyên cần. Các đoạn
clip tốt được đơn vị HLKN tổng hợp lại làm tải liệu tham khảo cho sinh viên các khóa
tiếp theo.
2.5 Tổng kết công tác quản lý, tổ chức tự học
- Số lượng giảng viên tham gia quản lý, đánh giá tự học:
+ Cán bộ quản lý tự học: 01 giảng viên
+ Cán bộ chấm bài tập video: 05 giảng viên
+ Cán bộ chấm bài tập giấy: 03 giảng viền
- Số lượng kỹ thuật viên phục vụ tự học: 03 cán bộ
- Thống kê số lượng bái tập tự học đã nộp và được chấm (bảng 2)
- Thống kê số lượng tự học cần có hỗ trợ, phục vụ dụng cụ tự học của kỹ thuật
viên (bảng 3)
Bảng 2: Thống kê số lượng bài tập tự bọc đã nộp và được chấm
Bài tập giấy Bài tập video clip
Số bài nộp Số bài được Số clip nộp Số clip được
chấm chấm
2015 - 2016 2230 1785 3240 (*) 1487
2016 - 2017 2560 677 744 (*) 540
Tổng 4790 2462 3984 2027

(*) Năm học 2015 - 2016 quy định 100% các bài thủ thuật/ học phần đều phải nộp bài
tập tự học quay phim. Năm 2016 - 2017 thay đổi quy định: chỉ 3 bài/ học phần

Bảng 3: Thống kê số lượng tự học cần có hỗ trợ, phục vụ dụng cự tự học của kỹ thuật
viên
Số nhóm tự học (*) Số tổ quay phim có Tự học bắt buộc
mượn dụng cụ (**)
2015 - 2016 290 1246 48
2016 - 2017 160 277 36
Tổng 450 1523 84

(*) Nhóm: 30 - 40 sinh viên, ít nhất 3 bài kỹ năng/ buổi/ nhóm


(**) Tô 5 -7 sinh viên. Năm học 2015 - 2016 quy định 100% các bài thủ thuật học
phân đều phải nộp bài tập tự học quay phim. Năm 2016 - 2017 thay đổi quy định, chỉ 4
bài/ học phần.
III. Kết luận
Việc tự học các bài học huấn luyện kỹ năng Y khoa là một việc rất cần thiết và
quan trọng, đã được đơn vị Huấn luyện kỹ năng xây dựng, tổ chức, triển khi, rút kinh
nghiệm trong 03 năm học vừa qua. Đơn vị HLKN cũng đang thực hiện 01 đề tài nghiên
cứu khoa học về vấn đề tự học để đưa ra những giải pháp mới, tiến bộ. Nhận thức được
tầm quan trọng của công tác tự học, được sự ủng hộ - đồng thuận của sinh viên, trong 03
năm qua tập thể giảng viên - kỹ thuật viên của đơn vị đã không ngại khó khăn, sử dụng
hiệu quả giờ làm việc và làm thêm ngoài giờ để tổ chức, quản lý, phục vụ, đánh giá việc
tự học của sinh viên. Để công tác tự học ngày càng được hiệu quả hơn, để động viên hơn
nữa tinh thần làm việc của cán bộ đơn vị trong triển khai tự học, đơn vị HLKN rất cần có
sự ủng hộ, hỗ trợ từ phía nhà Trường.
THAM LUẬN CỦA BỘ MÔN NGOẠI - KHOA Y VỀ
“TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC CÁC MÔN LÂM SÀNG”

Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, sinh viên sẽ phải tự học nhiều hơn, do đó, công
túc quản lý đổi mới phương pháp dạy - học tập trung phát huy năng lực tự học, tạo điều
kiện phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh viên. Trường chúng
ta đã bắt đầu áp dụng giảng dạy theo hệ thống tín chỉ, vì thế Bộ môn Ngoại xin tham luận
về "Tổ chức, quản lý và đánh giá tự học các môn lâm sàng trong đào tạo theo hệ
thống tín chỉ”
Đặc thù của ngành y, môi trường học tập các môn lâm sảng của sinh viên y khoa là
gắn liền với bệnh viện. Chính vì lẽ đó, ngoài giờ hướng dẫn lâm sàng của giảng viên,
cần phải tự ý thức rằng tự học trong thực hành lâm sàng là chìa khóa để nắm vững kiến
thức, nâng cao tay nghề, có được kết quả học tập tốt... và vai trò của giảng viên trong tổ
chức, quản lý, đánh giá hoạt động này không kém phần quan trọng.
- Thời gian môn học có giới hạn, Giảng viên (GV) cần phổ biến và hướng dẫn
sinh viên (SV) nắm bắt được tình hình bệnh tật khoa phòng để có kế hoạch học
tập tự học thiết thực, phù hợp với nội dung các bài bọc trong, để cương chỉ tiết.
- Thường xuyên theo dõi, quản lý quá trình học tập , kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhớ
sinh viên thông qua số tay lâm sàng, lịch trực bệnh viện, giao ban sinh viên sau
phiên trực, trình ca lâm sàng, trình bệnh đầu giường trong phòng bệnh mà sinh
viên phụ trách.
- Giao chỉ tiêu làm bệnh án điều kiện: mỗi sinh viên 1 bệnh án/tuần
- Nhóm nhỏ 3 sinh viên làm 1 bệnh án để trình (kiểm tra kỹ năng học nhóm của
sinh viên).
- Giao chuyên đề liên quan đề liện quan tình huống lâm sàng cho nhóm sinh viên
thực hiện và chuẩn bị nội dung thảo luận.
- Hướng dẫn tài liệu tham khảo cho sinh viên đọc thêm.
- Chú trọng việc tạo ra môi trường học tập tích cực, thân thiện, giúp đỡ nhau học
tập trong sinh viên: Giảng viên phải là cầu nối cho sinh viên và Bác sĩ, nhân viên
bệnh viện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên tự thực hành tại bệnh viện;
phân công SV tham gia công tác bệnh phòng một cách hợp lý tráng dồn dập quá
đông vào một người, một phòng, hỗ trợ sinh viên thực hiện các thủ thuật.
Đánh giá tự học
- Dựa vào danh sách sinh viên chia bệnh phòng kiểm tra tình hình học tập bằng
cách yêu cầu sinh viên trình các ca bệnh trong phòng bệnh được phân công để
đánh giá thái độ học tập của sinh viên.
- Tùy tình hình cụ thể của từng chuyên khoa và cách giao chỉ tiêu cho sinh viên mà
giảng viên cho điểm từng phần đánh giá và công bố cho sinh viên biết ý kiến đánh
giá của mình. Các sản phẩm tự học này được sử dụng làm điểm cho các bài hệ số
(điểm giữa kỳ).
- Ngoài hình thức thi vấn đáp, có thể áp dụng nhiều hình thức thi giúp đánh giá
được khả năng tự học hỏi, sự phát triển tư duy, năng lực sáng tạo của sinh viên
trong học tập như: cho viết tiểu luận, làm semina chuyên đề, giải quyết tình huống
(case-study), làm bài thi trắc nghiệm khách quan.
Trên đây là chia sẽ kinh nghiệm của Bộ môn ngoại. Nhưng để việc tự học, tự
nghiên cứu của SV trở thành một nhiệm vụ bắt buộc, thường xuyên cần chú ý đến
cách thức hướng dẫn tự học và đánh giá hoạt động này. Nhưng rõ ràng trong điều
kiện thực tế chúng ta còn những khó khăn sau:
- Thời gian thực hành lâm sàng một số môn ngắn (2 tuần/môn, nhiều chuyên khoa
chia nhỏ, mỗi chuyên khoa 2 đến 3 ngày)
- Cơ sở vật chất, bệnh viện thực hành, số lượng giảng viên không đáp ứng được so
với số lượng sinh viên quá đông, nhiều đối tượng như hiện nay.
THAM LUẬN CỦA KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG VỀ
“TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC CÁC HỌC PHẦN
THỰC HÀNH CỘNG ĐỒNG”
1. Đặt vấn đề
Trong đào tạo theo học chế tín chỉ, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng và tính
vào nội dung, thời lượng của chương trình. Thực tế cho thấy sinh viên gặp nhiều khó khăn trong
quá trình tự học. Do đó, để tự học của sinh viên có hiệu quả, Khoa Y tế công cộng xin trình bày
một số kinh nghiệm tổ chức, quản lý và đánh giá tự học các học phần thực hành cộng đồng đã
thực hiện trong thời gian qua.
2. Thực trạng tự học
Qua thực tế thống kê cho thấy một bộ phận không ít sinh viên còn chưa xác định đúng đắn
động cơ học tập, chưa nỗ lực, chưa cố gắng trong quá trình tự học, chưa nhận thức đầy đủ các kỹ
năng tự học cần thiết, chưa biết cách rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự học trong quá trình
học tập, một số ít sinh viên học còn mang tính hình thức, đối phó. Sinh viên chưa khai thác hết
giá trị của đề cương môn học, chưa chủ động, tích cực, chưa dành nhiều thời gian trong việc tự
học, còn e ngại tiếp xúc với giáo viên bộ môn, cố vấn học tập. Sinh viên lên thư viện nghiên cứu
tài liệu chưa nhiều, khả năng tự học chưa cao. Đặc biệt sinh viên rất ít đọc sách, mặc dù sách
tham khảo, địa chỉ tìm kiến thức, tư liệu đã được giảng viên hướng dẫn cụ thể ở từng nội dung
bài học nhưng có bạn chưa từng một lần đến thư viện tìm sách hoặc vào mạng Internet. Một số
Giảng viên chưa thực sự quan tâm đến quản lý hoạt động tự học của sinh viên, chưa đổi mới
phương pháp dạy học để đáp ứng yêu cầu dạy học theo học chế tín chỉ. Hiệu quả của công tác
kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của sinh viên chưa cao, chưa thúc đẩy sinh viên tự giác tự học,
tự nghiên cứu. Từ trực trạng trên Khoa Y tế công cộng có một vài biện pháp khắc phục nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên nói chung đặc biệt trong học phần thực hành
cộng đồng.
3. Một số giải pháp quản lý và đánh giá hoạt động tự học các học phần thực hành cộng
đồng như sau
- Tăng cường giáo dục động cơ, thái độ học tập đúng đắn và ý chí tự học cho sinh viên:
Cán bộ giảng dạy khoa khi lên lớp luôn nhắc nhở sinh viên về tầm quan trọng của tự học trong
học chế tín chỉ, thực trạng về hoạt động tự học hiện nay của sinh viên đặc biệt trong buổi tập
huấn triển khai kế hoạch thực hành cộng đồng trước khi sinh viên xuống thực địa từ đó giúp sinh
viên nỗ lực, tích cực, chủ động tự học.
Tại thực địa tạo điều kiện cho sinh viên được trình bày, trao đổi nội dung đã tự học của cá
nhân hoặc nhóm. Qua đó kịp thời phát hiện, khen ngợi các sinh viên có ý thức tự học tạo động
lực học tập cho các cá nhân sinh viên cũng như phong trào tự học trong sinh viên.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động
học tập của sinh viên:
Bằng cách trước khi xuống thực địa khoa đã xây dựng đề cương chi tiết môn học thực hành
cộng đồng một cách cụ thể, rõ ràng giúp sinh viên có cái nhìn tổng quát về môn học, mục tiêu
cần đạt được, đồng thời nhìn vào nội dung chi tiết sinh viên biết phải chuẩn bị bài trước khi đến
lớp, ôn tập hoặc thi, kiểm tra nội dung gì, vào thời gian nào. Gợi ý, hướng dẫn sinh viên lập kế
hoạch tự học trước khi xuống thực địa. Trong quá trình học, Khoa đã phân công cán bộ giảng
dạy giám sát nhằm tăng cường khâu rèn luyện kỹ năng tự học và tự nhiên cứu cho sinh viên. Sử
dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy tính tích cực hoạt động học tập
của sinh viên như tự thu thập thông tin, phân tích kết quả theo nhóm hoạt động.
Tăng cường quản lý giờ tự học của sinh viên bằng cách chia nhóm nhỏ từ 8 đến 10 sinh viên
để dễ dàng trao đổi thảo luận phân tích vấn đề. Với sự hỗ trợ của máy tính, công nghệ thông tin,
thông qua email, sinh viên có thể gửi bài để Cán bộ giám sát kiểm tra việc học tập của sinh viên
hoặc sinh viên có thể trao đổi với Cán bộ giảng, với các bạn thuận tiện cho việc tự học.
Cán bộ giảng dạy được phân công giám sát thường xuyên kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm
về hoạt động tự học của sinh viên. Chỉ ra những ưu điểm, hạn chế, tồn tại của hoạt động tự học
trong sinh viên. Nêu những gương điển hình, tích cực, hiệu quả trong hoạt động tự học, phê bình
những sinh viên chưa chuẩn bị bài trước khi vào các khoa, phòng nơi thực địa, chưa làm bài tập
được giao. Từ đó tạo phong trào thi đua tự học trong sinh viên.
- Tăng cường giúp đỡ sinh viên xây dựng kế hoạch tự học môn học:
Từ đề cương kế hoạch chi tiết môn học của khoa, Cán bộ giám sát yêu cầu sinh viên mượn
giáo trình, tài liệu tham khảo của bộ môn của khoa phòng trung tâm nơi xuống thực địa.
Hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch học tập bộ môn dựa trên kế hoạch đào tạo của khoa,
trường và chương trình chi tiết môn học thực hành cộng đồng mà khoa đã cung cấp để xác định
mục tiêu môn học, xác định nội dung cối lõi (Chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ). Kế hoạch học
tập các học phần của mỗi sinh viên thường được thể hiện ở khung sau:
Thời gian Nội dung Mục tiêu Biện pháp Lực lượng Điều chỉnh
học tập cần đạt thực hiện phối hợp kế hoạch
Ngày 1 (...)
Ngày 2 (...)
...
Cán bộ giảng khoa phân công giám sát kiểm tra việc lập kế hoạch, thường xuyên đôn đốc
sinh viên thực hiện theo kế hoạch đã lập, điều chỉnh kế hoạch trong những trường hợp có thay
đổi trên thực địa.
Đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ tự học, tự nghiên cứu trước giờ lên lớp: đọc tài liệu, làm
các bài tập, bài kiểm tra, thảo luận nhóm theo yêu cầu của giảng viên giám sát.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự học của sinh viên:
Giảng viên được khoa phân công giám sát tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên và
đồng bộ nội dung tự học của sinh viên dưới nhiều hình thức: Lấy điểm trình bày bài tập cá nhân,
bài tập theo nhóm
Công khai qui trình kiểm tra, đánh giá kết quả tự học, tự nghiên cứu của sinh viên, đảm bảo
đánh giá thực khả năng, mức độ tiếp thu của sinh viên và thực hiện tốt phương chăm “học thật,
thi thật”.
Khoa đã công khai nội dung kiểm tra và thi môn học qua đề cương chi tiết và cách tỉnh điểm
cho từng phần. Nội dung kiểm tra phải vừa sức, thiết thực, không đánh đố sinh viên. Kiểm tra,
đánh giá cả những nội dung giao cho sinh viên tự học.
Qua buổi báo cáo tại thực địa chỉ rõ những sai sót mà sinh viên thường gặp, công bố kết quả
đánh giá đúng hạn, công khai.
Trên đây là một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tự học trong đào tạo theo học chế tín
chỉ, hy vọng những kinh nghiệm thực tế của chung tôi giúp cho Thầy Cô thực hiện đồng bộ các
biện pháp để mang lại thành công trong quản lý hoạt động tự học đối với sinh viên.
THAM LUẬN CỦA KHOA KHOA HỌC CƠ BẢN VỀ
“TỔ CHỨC, QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ TỰ HỌC CÁC MÔN THỰC HÀNH
TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM”

I. Đặt vấn đề
Thực hành đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức của con
người về thế giới. Thực hành là cầu nói giữa lý thuyết và thực tế, giúp sinh viên vận dụng những
điều đã học vào cuộc sống. Một nghiên cứu về khả năng nhớ của con người đã cho thấy: một
người chỉ nghe thì có thể nhớ được 10%, nếu vừa nghe vừa quan sát, khả năng nhớ sẽ tăng lên
50% và con số này có thể đạt 90% nếu vừa được nghe, quan sát và được thực hành. Từ đó cho
thấy tầm quan trọng của thực hành trong giảng dạy, khi chúng ta được trải nghiệm thì chúng ta
mới thực sự hiểu và nhớ về nó.
Theo QĐ số 777/QĐ-ĐHYDCT về việc ban hành quy định đào tạo đại học theo hệ thống tín
chỉ đã nêu: một tín chỉ được quy định bằng 30 tiết thực hành, để tiếp thu được một tín chỉ sinh
viên phải dành ít nhất 30 giờ tự học. Vấn đề là làm sao tổ chức, quản lý và đánh giá tự học các
môn thực hành tại phòng thí nghiệm để đạt hiệu quả là vấn đề đang được nhà trường quan tâm,
tìm giải pháp tốt nhất.
Từ thực tiễn giảng dạy thực hành tại Khoa KHCB, chúng tôi nhận thấy phần lớn sinh viên
còn thụ động, rập khuôn theo hướng dẫn trong tài liệu thực hành mà không có sự sáng tạo hay
thậm chí không hiểu mình làm việc đó nhằm mục đích gì. Ví dụ giảng viên yêu cầu phải tráng
rửa dụng cụ với nước cất trước khi lấy hóa chất thì sinh viên đã chăm chỉ tráng 3-4 lần với nước
cất mặc dù dụng cụ đó vừa được sinh viên dùng để lấy nước cất! Hoặc trong một số phản ứng
định tính, giảng viên yêu cầu lấy 5 giọt hóa chất thì đại đa số sinh viên không dám lấy 6 giọt
hoặc ít hơn. Khi chuyển đổi sang hệ thống tín chỉ, các Bộ môn có giảng dạy thực hành tại Khoa
KHCB (bao gồm BM Hóa học, BM Sinh học di truyền, BM Tin học, BM Vật lý-lý sinh) đã từng
bước đổi mới, hoàn thiện cách tổ chức, quản lý và đánh giá tự học trong sinh viên nhằm nâng
cao uy tính, chất lượng đào tạo. Sau đây, chúng tôi xin nêu một số biện pháp về tổ chức, quản lý
và đánh giá tự học đối với các môn thực hành đang được áp dụng tại khoa.
II. Về tổ chức, quản lý
Nhằm tổ chức và quản lý tốt giờ tự học của sinh viên đối với các môn thực hành tại phòng
thí nghiệm chúng ta cần xác định cụ thể vai trò, nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên trước,
trong và cuối buổi thực hành.
1. Nhiệm vụ của giảng viên
 Trước giờ thực hành:
 Hoàn chỉnh giáo trình hướng dẫn thực hành và chuyển cho SV trước ngày thực hành.
 Yêu cầu SV tự đọc, suy nghĩ trả lời các câu hỏi sau mỗi bài. Đồng thời giảng viên hướng
dẫn cho SV nghiên cứu tìm những tài liệu tham khảo có liên quan đến bài và yêu cầu các em ghi
những thắc mắc (nếu có) dưới dạng câu hỏi và nộp lại cho giảng viên vào đầu buổi thực hành.
 Trong buổi thực hành đầu tiên, giảng viên cung cấp cho sinh viên địa chỉ email Bộ môn
để sinh viên có thể trao đổi khi cần thiết.
 Trong giờ thực hành:
 Giảng viên gọi bất kỳ SV trả lời các câu hỏi đã được cung cấp trước ở cuối bài thực hành
để đánh giá khả năng tự học, tự tìm hiểu của SV.
 Hướng dẫn/ làm mẫu cho cả nhóm lớn (35 SV/nhóm).
 Theo dõi, hướng dẫn trực tiếp từng tiểu nhóm (3-4 SV/nhóm).
 Cuối giờ thực hành:
 Giảng viên tổng kết bài, giải đáp thắc mắc về những câu hỏi phát sinh trong lúc thực
hành.
 Giảng viên chọc lọc các thắc mắc của SV ở đầu buổi thí nghiệm và sau đó đưa cho các
tiểu nhóm cùng suy nghĩ để giải quyết vấn đề. Bằng cách này sẽ thúc đẩy sự háo hức mong đợi
đến giờ thực hành của SV.
 Ký tên vào phiếu điểm danh và xác nhận SV có hoàn thành bài thực hành hay không.
(Nếu SV không hoàn thành bài thực hành thì phải thực tập bù vào một nhóm khác).

2. Nhiệm vụ của sinh viên


 Trước giờ thực hành:
 Đọc bài và tìm hiểu tài liệu liên quan đến bài thực hành.
 Nhắc lại phần lý thuyết có liên quan đến phần thực hành.
 Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phía sau bài thực hành (thời điểm này sinh viên có
thể trả lời đúng, sai hoặc chưa đầy đủ).
 Khi tìm hiểu các tài liệu liên quan ở nhà, nếu có thắc mắc, sinh viên sẽ ghi vào giấy và
nộp cho giảng viên vào đầu buổi thực hành.
 Từ buổi thực hành thứ hai trở đi nộp bài phúc trình của buổi thực hành trước, bài phúc
trình của buổi thực hành cuối sẽ được nộp vào buổi thi.
 Tiếp nhận, kiểm tra dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
 Ký và nộp phiếu điểm danh.
 Trong giờ thực hành:
 Quan sát giảng viên làm mẫu sau đó mỗi cá nhân trong nhóm sẽ tự thực hành
 Ghi nhận quy trình, diễn biến của thí nghiệm và kết quả đạt được.
 Cuối giờ thực hành:
 Sinh viên sẽ được gọi ngẫu nhiên trả lời các câu hỏi phía sau bài thực hành, sau đó giảng
viên sẽ tổng kết lại.
 Trả dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.
 Nhận lại phiếu điểm danh.
III. Về đánh giá tự học trong thực hành
Đối với Khoa KHCB, phần thực hành chỉ là điều kiện để được xét thi kết thúc học phần.
Sinh viên chỉ được xem là hoàn thành tín chỉ thực hành khi:
 Tham gia đầy đủ các buổi thực tập, có xác nhận của giảng viên đã hoàn thành các bài
thực hành, hoàn thành phần tự học.
 Nộp bài phúc trình đầy đủ.
 Có kết quả ghi là “Đạt” trong buổi thi cuối đợt thực hành.
Trên đây là một số tham luận của Khoa Khoa học Cơ Bản về tổ chức, quản lý và đánh giá tự học
các môn thực hành tại phòng thí nghiệm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy, phát huy
tối đa tinh thần tự học, tự nghiên cứu trong sinh viên.

You might also like