Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 159

MỤC LỤC

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT


BÀI 1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM 7
BÀI 2. SAI SỐ ĐO LƯỜNG VÀ CHỮ SỐ CÓ NGHĨA TRONG ĐO LƯỜNG .......19
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................25
BÀI 3. CÁC LOẠI DỤNG CỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM .............................26
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................48
BÀI 4. CÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÂN ...................................................................49
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................53
BÀI 5. XÁC ĐỊNH SAI SỐ CỦA MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH ..................56
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................60
BÀI 6. PHA CHẾ HOÁ CHẤT DẠNG RẮN .............................................................63
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................72
BÀI 7. PHA CHẾ HOÁ CHẤT DẠNG LỎNG ..........................................................74
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................83
BÀI 8. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH .............................................................................86
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................90
BÀI 9. PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG .................................................................92
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ........................................................................95
BÀI 10. KỸ THUẬT LỌC – TÁCH – CHIẾT ...........................................................97
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ......................................................................102
BÀI 11. CHƯNG CẤT ..............................................................................................104
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ......................................................................108
BÀI 12. XÁC ĐỊNH pH CỦA DUNG DỊCH ...........................................................109
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ......................................................................111
BÀI 13. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM ....................................................................................113
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ......................................................................119
BÀI 14. XÁC ĐỊNH NHANH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH BẰNG KHÚC XẠ KẾ ..121
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ......................................................................126
BÀI 15. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI ............................................................128
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH ......................................................................137
BÀI 16. SẤY – NUNG – CẤT NƯỚC (BÀI ĐỌC THÊM) .....................................138
PHỤ LỤC ..................................................................................................................146
MỘT SỐ CHỈ THỊ THÔNG DỤNG .........................................................................147
THUỐC THỬ ĐẶC BIỆT DÙNG TRONG PTN .....................................................149
CÁCH PHA DUNG DỊCH ĐỆM ĐỂ BẢO VỆ ĐIỆN CỰC....................................150
MỘT SỐ DUNG DỊCH ĐẶC BIỆT .........................................................................151
MỘT SỐ HOÁ CHẤT KHI PHA CẦN TẨM ACID ...............................................152
TỶ TRỌNG CÁC DUNG DỊCH AXÍT TRONG NƯỚC Ở 200C ...........................153
KHỐI LƯỢNG CỦA HOÁ CHẤT THÔNG DỤNG TRONG PTN ........................154
KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA NƯỚC .......................................................................156
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHA CHẾ HOÁ CHẤT ...................................157
CÁCH PHA MỘT SỐ CHẤT CÓ NỒNG ĐỘ BÃO HÒA ......................................158
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................159

2
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT

MÔN HỌC: THỰC HÀNH KỸ THUẬT PHÒNG THÍ NGHIỆM

1. Tên học phần Thực hành kỹ thuật phòng thí nghiệm


2. Mã học phần 050321
3. Số tín chỉ 2 (0, 4, 4)
4. Trình độ Cho sinh viên Đại học và Cao đẳng năm 1
5. Phân bố thời gian
- Lên lớp 60 tiết
- Thực hành 0 tiết
- Tự học 130 tiết
6. Điều kiện tiên quyết: không
7. Mục tiêu của học phần:
Sau khi hoàn tất học phần, sinh viên phải thuần thục các kỹ năng trong phòng thí
nghiệm, biết sử dụng các dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
8. Mô tả vắn tắt học phần:
Cung cấp các kỹ năng pha chế hóa chất, chuẩn bị môi trường vi sinh vật, chuẩn
bị dụng cụ, thiết bị, hóa chất cho phòng thí nghiệm chuyên ngành.
9. Nhiệm vụ của sinh viên:
Phải nghiên cứu trước giáo trình, chuẩn bị các câu hỏi, thực hành theo sự hướng
dẫn của giảng viên, tuân thủ các nguyên tắc an toàn trong phòng thí nghiệm, trả lời câu
hỏi sau mỗi buổi thực hành.
10. Tài liệu học tập:
Sách giáo trình chính:
[1] Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai (2013), Giáo trình thực hành kỹ thuật
phòng thí nghiệm.
Tài liệu tham khảo:

3
[1]. Người dịch: Lê Chí Kiên - Trần Ngọc Mai - Đoàn Thế Phiệt -Nguyễn Trọng
Uyển, Kỹ thuật phòng thí nghiệm: 1, 2, 3.
[2]. Lê Thị Thanh Hương và các cộng sự, Giáo trình thực hành kỹ thuật phòng
thí nghiệm (2012), Trường Đại Học Công Nghiệp TpHCM.
[3]. Võ Duy Thanh, Võ Văn Bé (2004), Giáo trình thực tập Hóa đại cương,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
[4]. Trần Linh Phước, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực
phẩm và mĩ phẩm, NXB Giáo Dục Việt Nam
[5]. Nguyễn Trọng Biểu, Các phương pháp chuẩn bị hóa chất cho phân tích,
Nhà Xuất Bản Khoa học kỹ thuật.
[6]. Trường Đại học Bách Khoa, Thực hành hóa đại cương, 2012.
11. Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Dự lớp: có mặt trên lớp thực hành từ 80% tổng số thời gian trở lên.
- Tiểu luận: không
- Kiểm tra thường xuyên
- Thi giữa học phần
- Thi kết thúc học phần
- Khác: theo yêu cầu của giảng viên.
12. Thang điểm thi : 10/10
13. Nội dung chi tiết :

4
Giờ tín chỉ
TT Ghi
Nội dung Số tiết Tự
Lý Thực học chú
thuyết hành
(giờ)
Bài 1. Những nguyên tắc cơ
bản và an toàn trong phòng thí
nghiệm
1 5 0 5 10 [1]
Bài 2. Giới thiệu môn học
Bài 3. Các loại dụng cụ phòng
thí nghiệm
2 Bài 4. Cân và phương pháp cân 5 0 5 10 [1]

Bài 5. Xác định sai số dụng cụ


3 5 0 5 10 [1]
đo

Bài 6. Pha chế hóa chất dạng


4 5 0 5 10 [1]
rắn

Bài 7. Pha chế hóa chất dạng


5 5 0 5 10 [1]
lỏng

6 Bài 8. Chuẩn độ dung dịch 5 0 5 10 [1], [2]

7 Bài 9. Xác định tỷ trọng 5 0 5 10 [1], [2]

8 Bài 10. Kỹ thuật lọc-tách-chiết 5 0 5 10 [1], [2]

9 Bài 11. Chưng cất 5 0 5 10 [1]

10 Bài 12. Xác định pH 5 0 5 10 [1]

11 Bài 13. Xác định độ ẩm 5 0 5 10 [1]

Bài 14. Xác định nhanh nồng


12 độ dung dịch bằng máy đo khúc 5 0 5 10 [1]
xạ

5
Giờ tín chỉ
TT Ghi
Nội dung Số tiết Tự
Lý Thực học chú
thuyết hành
(giờ)
Bài 15. Sử dụng kính hiển vi

Bài 16. Sử dụng tủ sấy, lò nung,


13 0 0 0 10 [1]
máy cất nước

Tổng 60 60 0 130

Bài 1. Những nguyên tắc cơ bản trong phòng thí nghiệm


Bài 2. Giới thiệu môn học
Bài 3. Các loại dụng cụ phòng thí nghiệm
Bài 4. Cân và phương pháp cân
Bài 5. Xác định sai số dụng cụ đo
Bài 6. Pha chế hóa chất dạng rắn
Bài 7. Pha chế hóa chất dạng lỏng
Bài 8. Chuẩn độ dung dịch
Bài 9. Xác định tỷ trọng
Bài 10 Kỹ thuật lọc-tách-chiết
Bài 11. Chưng cất
Bài 12. Xác định pH
Bài 13. Xác định độ ẩm
Bài 14. Xác định nhanh nồng độ dung dịch bằng máy đo khúc xạ
Bài 15. Sử dụng kính hiển vi
Bài 16. Sử dụng tủ sấy, lò nung, máy cất nước.

6
BÀI 1. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ AN TOÀN PHÒNG
THÍ NGHIỆM
1.1. Các nguyên tắc làm việc an toàn trong phòng thí nghiệm
Vấn đề an toàn là quan tâm hàng đầu. Phải luôn đọc và suy nghĩ trước mỗi
thí nghiệm sẽ làm.
Biết nơi để các trang thiết bị an toàn và cách sử dụng: vòi hoa sen, vòi nước
rửa mắt, băng bông và bình chữa cháy.
Mặc áo blouse, mang kính bảo hộ, găng tay, mang giày và cột tóc gọn
gàng.
Dọn sạch sẽ phòng thí nghiệm trước khi bắt đầu vào công việc.
Kiểm tra nhãn hóa chất cẩn thận để đảm bảo hóa chất sử dụng là đúng.
Không đổ hóa chất còn dư vào chai gốc của nó.
Tránh sự đi lại không cần thiết và nói chuyện trong phòng thí nghiệm.
Không được ăn uống trong phòng thí nghiệm.
Nếu phải ngửi một chất nào đó, quạt nhẹ để hơi bay vào mũi, đừng đặt mũi
gần bình chứa đang mở.
Không được nhìn xuống trực tiếp vào ống nghiệm, hãy nhìn từ thành ống
nghiệm, không hướng phần đầu ống nghiệm vào người khác hay vào mình.
Khi sự cố xảy ra dù nhỏ cũng nên báo cáo cho người phụ trách biết.
Nếu hóa chất dính vào da hay quần áo, rửa bằng nước càng nhiều càng tốt.
Đổ bỏ hóa chất cẩn thận theo đúng quy định.
Sau khi hoàn tất công việc, để các trang thiết bị, hóa chất và đồ bảo hộ về
chỗ cũ.
Trước khi rời phòng thí nghiệm phải tắt nước, điện, ống dẫn khí.

7
Hình 1.1. Đồ bảo hộ trong phòng thí nghiệm
1.2. An toàn khi làm việc với các hóa chất độc hại, nguy hiểm
1.2.1. Bảng dữ liệu an toàn hóa chất (Material Safety Data Sheet)
Biết được hóa chất độc hại bạn đang làm việc sẽ quyết định đến sự an toàn
của bạn. Bất cứ hóa chất nào khi sử dụng, MSDS, được chia làm nhiều phần như
sau:
Thông tin định danh sản phẩm.
Thành phần chứa trong sản phẩm.
Tính chất vật lý.
Tính nguy hiểm cháy nổ.
Dữ liệu về hoạt động.
Tính nguy hiểm cho sức khỏe: chất gây ung thư, chất gây khó chịu dị ứng
(kích thích), chất ăn mòn (axít, KOH, oxy hóa), chất gây mẫn cảm (kích thích),
chất độc cho gan…
Thủ tục hướng dẫn trong trường hợp rò rỉ, cháy nổ và tiêu hủy.
Thông tin về bảo vệ cá nhân.
Thông tin về những đề phòng đặc biệt hay các yêu cầu khác.
Tóm lại khi làm việc với hóa chất nào trong phòng thí nghiệm nên tham
khảo dữ liệu an toàn về hóa chất đó.
Hóa chất trong phòng thí nghiệm được sắp xếp theo nhóm tính chất nguy
hiểm của chúng, rồi sau đó mới xếp theo vần A, B, C.

8
1.2.2. Quản lý an toàn 4 loại hóa chất nguy hiểm: Chất ăn mòn, chất phản
ứng, chất dễ cháy nổ và chất nguy hiểm đến sức khỏe
1.2.2.1. Chất ăn mòn
Ăn mòn là một phản ứng hóa học trực tiếp, nó phá hủy các mô trong cơ thể
bằng cách đốt cháy các mô này hay làm máu ngừng lưu thông và ngưng nguồn
cung cấp ôxy cho nó.
Các chất ăn mòn đặc biệt là axit mạnh và bazơ mạnh, rất phổ biến trong các
phòng thí nghiệm bao gồm:
Các axit vô cơ: HCl, HNO3, H2SO4.
Các chất ăn da: NH3, NaOH, KOH.
Ngoài ra còn có tác nhân dehydro hóa mạnh: H2SO4, P2O5.
Các tác nhân ôxy hóa mạnh như: HClO4, H2CrO4.
Các chất ăn mòn còn là các chất vô cơ như: Br2, thionyl chloride.
Các chất khác ăn mòn kém hơn như: axit hữu cơ, các dung môi.
Cách ngăn ngừa: hầu hết các chất ăn da có hại cho da và mắt.
Tuyệt đối tránh tiếp xúc trực tiếp với chất ăn mòn. Chỉ nên làm việc trong
tủ hút, mang kính bảo vệ mắt và găng tay. Nếu làm việc với một lượng lớn chất
ăn mòn bạn nên mặc áo bảo hộ toàn thân.
Khi pha loãng axit như axit sulfuric, để tránh phản ứng tỏa nhiệt mãnh liệt,
nên thêm axit vào nước, đừng bao giờ làm ngược lại. Khi pha loãng nên thực
hiện từ từ.
Nếu da hay mắt dính hóa chất ăn mòn, thời gian được tính bằng giây. Lập
tức đi đến vòi nước rửa mắt và dội thật nhiều nước, ít nhất là 15 phút. Sau đó
đưa nạn nhân đến phòng y tế.
1.2.2.2. Chất phản ứng
Chất phản ứng nguy hiểm vì nó gây ra phản ứng mãnh liệt ở những điều
kiện thích hợp, thường giải phóng nhanh chất nóng hay khí độc.
Nhũng chất gây nổ:

9
Hợp cất nitrate hay nitro như: Nitroglycerine và TNT (trinitrotoluene).
Cùng loại là acetylide, azide,và peroxide cũng phản ứng rất mãnh liệt.
Những hợp chất polimer như: Styrene, butadiene cũng phản ứng mạnh nếu
không sử dụng cẩn thận.
Những chất phản ứng mạnh với nước gồm kim loại kiềm như: Na, K, Li
tương tác với nước thoát ra H2 và tỏa nhiệt lớn. Vì vậy có thể gây phun, bắn
tung tóe, gây bỏng khi tiếp xúc với da ẩm ướt hoặc gây bốc cháy quần áo. Số
lượng các kim loại này chỉ được phép sử dụng từ 5-10g.
Khi xảy ra cháy K, Na cấm dập cháy bằng nước, bình bọt, bình CO 2 hoặc
CCl4. Chỉ được dập bằng cát khô, Na2CO3 khan, các chất dập cháy dạng khô.
Một số chất khác như: Bột kẽm có thể là chất nguy hiểm và cháy thành
ngọn lửa nếu tiếp xúc với không khí.
Chất ôxy hóa mạnh như: Axit perchloric có thể phản ứng mãnh liệt với hầu
hết các hợp chất hữu cơ.
Cách ngăn ngừa: Điều quan trọng để sử dụng an toàn các hóa chất phản
ứng là giữ chúng cách ly với những chất mà khi kết hợp dễ gây nổ. Như thông
thường, trên nhãn sản phẩm và trong MSDS cũng đề cập đến những thiết bị bảo
vệ cá nhân thích hợp và các thông tin sử dung khác.
Chú ý cẩn thận đến việc bảo quản các chất phản ứng. Bảo quản ở nơi mát,
khô, tránh xa ánh nắng trực tiếp. Bảo vệ tránh để va chạm, đặc biệt là với những
chất nổ. không được sử dụng nước dùng cho các thiết bị cứu hộ những nơi bảo
quản hóa chất phản ứng với nước.
Các trang thiết bị trong trường hợp khẩn cấp và chống cháy luôn có sẵn đề
phòng phản ứng mãnh liệt hay cháy nổ xảy ra. Luôn luôn mặc đồ bảo hộ đầy đủ.
Tuy nhiên nếu bạn tiếp xúc với bất kì hóa chất nào ngoại trừ chất phản ứng với
nước, dội rửa bằng nước ít nhất 15 phút.
1.2.2.3 Chất dễ cháy nổ

10
Các chất lỏng và khí dễ cháy nhất gồm: Acetaldehyde, diethylether,
fomaldehyde, propane, acetylene, ethylene.
Các chất rắn dễ cháy thường ở dạng bột, nguy hiểm nhất là bột kim loại
như: Magnesium.
Một vài dạng bụi polymer như: Polystyrene, polyethyllene và cellulose
acetate.
Cách ngăn ngừa: Mức độ nguy hiểm của hóa chất thay đổi theo một số tính
chất quan trọng như: Điểm chớp cháy, nhiệt độ bốc cháy và giới hạn bốc cháy
được. Điểm chớp cháy cho biết nhiệt độ thấp nhất tại đó hơi chất lỏng sinh ra có
thể bốc cháy theo một thí nghiệm chuẩn. Carbon disulfide vad diethylether thì
đặc biệt nguy hiểm vì điểm chớp cháy thấp hơn nhiệt độ phòng.
Nhiệt độ bốc cháy là nhiệt độ thấp nhất gây ra sự cháy.
Giới hạn bốc cháy theo định nghĩa là khoảng nồng độ của hỗn hợp với
không khí cung cấp cho ngọn lửa. Ví dụ: Acetone sẽ bốc cháy ở nồng độ từ 3
đến 13% trong không khí.
Một chất nào đó khi bốc cháy phải có đủ 3 yếu tố sau:
Nhiên liệu (hóa chất dễ cháy).
Chất oxy hóa (thường là không khí).
Nguồn đốt cháy, thường là tia lửa điện, ngọn lửa hay sức nóng.
Sử dụng các hóa chất dễ cháy an toàn tùy thuộc vào việc phòng ngừa sự kết
hợp của 3 yếu tố này. Do đó cần phải loại bỏ nguồn gốc, nguy cơ gây cháy,
tránh sinh ra những tia lửa hoặc sử dụng ngọn lửa trực tiếp.
Tự bảo vệ bạn càng nhiều càng tốt khi sử dụng các chất gây nổ trong thí
nghiệm: sử dụng lượng nhỏ nhất có thể, không thực hiện các thí nghiệm chưa
được phê duyệt, đặt các dụng cụ thiết bị phía sau tấm chắn, dùng các phương
tiện bảo vệ cá nhân thích hợp (tắm chắn bảo vệ mặt, găng tay, áo khoác bằng vật
liệu khó cháy, không dùng các vật liệu bằng plastic).

11
Thường xuyên kiểm tra các bình chứa chất gây nổ: xem có bị ăn mòn hoặc
nhiễm bẩn không, để chúng nằm sát vào trong cách xa rìa giá đỡ.
Dung môi dễ cháy là những chất lỏng hữu cơ, hơi của nó khi trộn lẫn với
không khí có thể bốc cháy. Vì dung môi dễ cháy là nguồn gốc sinh ra lửa, cần
phải lưu ý khi bảo quản nó, nên để ở những nơi thoáng, cách ly với những hóa
chất khác để nếu có cháy xảy ra thiệt hại cũng không đáng kể.
Nên sử dụng những bình chứa không vỡ nếu có thể. Tuy nhiên một số dung
môi dễ cháy phải được bảo quản trong chai thủy tinh để giữ độ tinh khiết cao khi
sử dụng. Những bình chứa như thế phải rất cẩn thận.
Bạn nên biết nơi để chất chứa cháy, chất hấp phụ, các thiết bị sử dụng trong
trường hợp khẩn cấp nếu có tai nạn xảy ra, điều quan trọng là phải biết cách sử
dụng chúng. Tiếp đó là điện thoại đến sở cứu hỏa hay nhân viên cứu hộ đến giúp
trong trường hợp khẩn cấp.
1.2.2.4. Chất nguy hiểm với sức khỏe
Các độc tố có thể gây ra bệnh tật hay tổn thương bằng cách gây rối loạn các
chức năng sinh học trong cơ thể hoặc gây hại đến cấu trúc sinh học, ảnh hưởng
độc tố của hóa chất thì phần nào có liên quan đến việc con người bị phơi nhiễm
bao lâu và chu kì như thế nào. Ảnh hưởng độc tố cấp tính sẽ xảy ra sau khi phơi
nhiễm một thời gian ngắn hay khi tiếp xúc trực tiếp. Ví dụ tiếp xúc với sodium
cyanur sẽ bị ngộ độc cấp tính. Ảnh hưởng lâu dài của độc tố chỉ có thể biết sau
một thời gian vài ngày hay thậm chí vài năm, thường sau một thời gian dài độc
tố mới ảnh hưởng đến cơ thể. Tiếp xúc lâu dài với Carbon tetrachloride hay
benzene có thể bị nhiễm độc kinh niên. Tất cả hóa chất đều có thể độc tùy
trường hợp. Một vài yếu tố ảnh hưởng đến độc tính:
Liều lượng.
Khoảng thời gian phơi nhiễm.
Tiếp xúc đồng thời với hóa chất khác.
Các yếu tố khác gồm:

12
Đường tiếp nhận (mắt, da, cơ quan hô hấp hay cơ quan tiêu hóa).
Sức khỏe của người bị nhiễm.
Yếu tố di truyền.
Sự nhạy cảm đối với hóa chất.
Một nhóm chất rất nguy hiểm đối với sức khỏe, đó là nhóm chất gây ung
thư.
Chất gây ung thư là những chất gây tăng trưởng những tế bào khác thường
hay các khối u trong cơ thể người hay động vật. Nói theo cách thông thường là
tác nhân gây bênh ung thư.
Những chất sau đây là những chất được xác định gây nên bệnh ung thư:
Amiang, benzene, benzidine, chlomethyl ether và vinyl chloride,
formaldehyde, vinyl bromide và một số hợp chất tương tự khác.
Các nhóm chất khác độc hại với sức khỏe là chất độc sinh sản, chất gây
quái thai, chất gây đột biến và chất ảnh hưởng đến thần kinh.
Chất độc sinh sản là những chất ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của con
người, ảnh hưởng đến tinh trùng và trứng. Dibromochloro- propane (DBCP)
(thường dùng làm thuốc xông) đã chính thức bị cấm vì nó gây vô sinh.
Chất gây quái thai ảnh hưởng đến thời kì đầu của bào thai và gây ra dị
dạng. Thuốc giảm đau, thuốc an thần là một bằng chứng.
Chất gây đột biến là tác nhân làm thay đổi DNA, các tế bào di truyền.
Trong một số trường hợp nó có thể làm chết các tế bào, biến đổi gen hay sinh ra
các khối u.
Chất gây hại đến hệ thống thần kinh:
Các hợp chất của chì và thủy ngân.
Thuốc trừ sâu phosphate hữu cơ, hydrocarbon va hydocarbon họ chlor.
Cách ngăn ngừa: Sử dụng tủ hút là cách đề phòng đầu tiên khi làm việc với
chất gây ung thư. Ngoài ra bạn nên mặc trang phục bảo hộ thích hợp để bảo vệ
những vùng dễ bị phơi nhiễm ở da và mắt. Trong trường hợp cần thiết bạn nên
13
mang thêm các trang bị bảo hộ bổ sung. Khi làm việc với các chất độc hại như
chất gây ung thư, bạn nên mặc quần áo bảo hộ, nhưng đừng bao giờ mặc ngoài
khu vực làm việc. Quần áo bên ngoài nên để ở khu vực riêng khi không sử dụng
đến. Không nên mang thức ăn nước uống vào phòng thí nghiệm, nó có thể
nhiễm độc tố. Nếu bạn thường xuyên làm việc với chất độc hại ở mức độ có thể
bị nhiễm độc, bạn nên kiểm tra sức khỏe định kì để phát hiện và chữa trị kịp
thời.
1.3. Một số sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm và cách xử lý
Các sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm thường là: Văng bắn hóa chất vào
người, vào mắt, chảy đổ hóa chất, cháy nổ, rò rỉ hơi hay khí độc, đứt tay, chảy
máu.
1.3.1. Bị đứt tay
Do thường xuyên làm việc với dụng cụ thủy tinh nên không tránh khỏi sơ ý
rơi những mảnh vỡ gây đứt tay. Ngay lập tức vết thương phải được rửa sạch bởi
nước oxy già hoặc cồn 90 độ, sau đó dùng băng cá nhân băng.
1.3.2. Văng bắn hóa chất
Nếu hóa chất chảy đổ ra ngoài là chất dễ cháy nổ, việc đầu tiên là bạn phải
tắt hết các nguồn gây cháy (cầu dao điện, bếp điện, lò nung, tủ sấy…), sau đó
mới tiến hành thu dọn.
Hai dạng vật liệu thường dùng để thu dọn hóa chất là chất hấp phụ hoặc
chất trung hòa. Dù chọn vật liệu nào bạn cũng nên sử dụng các vật dụng không
bắt lửa khi thu dọn.
Các chất hấp phụ trơ rất thông dụng trong việc thu dọn hầu hết các axit,
bazơ và các chất dễ cháy.
Đất sét, chất khoáng và silicate vô định hình là những chất hấp phụ tốt. Dù
chọn chất nào bạn cũng nên cẩn thận thấm từ ngoài vào trong, đừng sờ hay dẫm
lên nó. Các chất hấp phụ được trộn đều với hóa chất bị đổ trước khi gom lại và

14
đổ bỏ. lưu ý rằng các chất hấp phụ trơ chỉ hấp thu chứ không trung hòa hóa chất
bị đổ ra ngoài.
Để tránh hóa chất lan rộng, người ta dùng dẻ chắn xung quanh. Những cái
gối này chứa bọt biển có tác dụng như chất hấp phụ.
Các chất trung hòa khử hoạt tính các chất nguy hiểm. Tuy nhiên, khi sử
dụng chất trung hòa, bạn phải biết chính xác hóa chất nào bị đổ. MSDS sẽ cung
cấp cho bạn chất trung hòa thích hợp. Ví dụ: Sodium carbonate trung hòa axit.
Lưu ý: Nếu hóa chất bị đổ ở một lượng lớn và rất độc (như formaldehyde),
bạn đừng cố gắng thu dọn nó. Hãy thông báo cho mọi người rời phòng thí
nghiệm và gọi người giúp đỡ.
Phỏng do hóa chất: Khi bị bỏng do axit đặc H2SO4, HCl…,Brom, Phenol
phải rửa nước nhiều lần cho sạch, sau đó bằng dung dịch NaHCO 3 2%, rửa lại
bằng nước rồi bôi thuốc sát trùng. Khi bị bỏng do lửa hoặc điện gây ra cần bôi
thuốc mỡ vazolin hoặc dung dịch axit picric 1%.
1.3.5. Cháy nổ
So với hai sự cố xảy ra ở trên, cháy nổ là sự cố nguy hiểm nhất và gây thiệt
hại nhiều nhất. khi cháy nổ xảy ra bạn cần phải bình tĩnh thực hiện theo kế
hoạch đã được vạch ra:
Việc đầu tiên là tắt tất cả các nguồn điện. Di chuyển các đồ vật có nguy cơ
bắt cháy, cô lập ngọn lửa (nếu cháy nhỏ).
Thông báo cho mọi người sự cố đang xảy ra, gọi điện thoại đến sở cứu hỏa
(nếu cháy lớn).
Sử dụng các phương tiện cứu hỏa như bình chữa cháy, mền dập tắt lửa.
Trong trường hợp không thể khống chế được ngọn lửa thì phải nhanh
chóng sơ tán khỏi khu vực.
Khi thực hiện việc chữa cháy, bạn phải biết hóa chất nào gây cháy để sử
dụng chất chữa cháy thích hợp. Có 4 loại chất chữa cháy được sử dụng tương
ứng với mỗi loại cháy:

15
Cháy loại A liên quan đến vật liệu cháy rắn như gỗ, giấy, cao su, vải sợi
bông.
Cháy loại B liên quan đến dung môi dễ cháy và hydrocarbon dầu mỏ.
Cháy loại C liên quan đến các thiết bị dùng năng lượng điện.
Sau cùng cháy loại D liên quan đến kim loại dễ cháy, kim loại có hoạt tính.
Ví dụ như: Na, K, Hydruakim loại, các hợp chất cơ kim.
Ví dụ: Cháy loai A ta có thể dùng nước để chữa cháy
Cháy loại C có thể dùng bình CO2 để chữa cháy.
1.4. An toàn sử dụng dụng cụ, thiết bị khi làm việc trong phòng thí nghiệm
1.4.1. An toàn điện
Trong phòng thí nghiệm các nhà hoá học thường làm việc với các thiết bị
điện như bếp đun sôi, lò khuấy,… chúng ta cần biết sử dụng điện như thế nào là
an toàn:
Kiểm tra dây dẫn những chỗ bị đứt nếu có, báo cáo và gửi đi sửa chữa.
Không được tự ý sửa các thiết bị trừ khi đã được đào tạo.
Không sử dụng quá tải, quá tải làm cho dây dẫn nóng lên có thể gây hỏa
hoạn.
Hạn chế dùng dây dẫn kéo thêm, không sử dụng băng keo để khắc phục
cho tối.
Không sửa đổi phích căm 3 chấu thành 2 chấu, sẽ dẫn đến thiếu dây đất
không an toàn..
Ở những nơi có chất dễ cháy phải sử dụng thiết bị phù hợp.
Không sử dụng thiết bị gia dụng gần chất dễ gây cháy vì phần lớn thiết bị
này khi hoạt động tạo ra tia điện.
Có 3 trường hợp tai nạn xảy ra với điện:
Gây hỏa hoạn.
Gây điện giật.

16
Gây phỏng.
Vì vậy khi có sự cố về điện cần có sự chuẩn bị trước:
Không bao giờ chạm vào người bị điện giật.
Ngắt công tác nguồn và gọi cấp cứu khẩn cấp.
Đối với tai nạn ngiêm trọng phải biết cách sử dụng thiết bị thở.
1.4.2. Tủ hút
Khi làm việc với các thí nghiệm sinh ra khí độc, cần phải làm việc trong tủ
hút (là một tủ kính có bộ phận hút gió) các khí độc sẽ theo ống dẫn ra ngoài.
Trước khi tiến hành công tác với hóa chất độc, phải cho hệ thống thông gió
hoạt động trước 20 hoặc 30 phút mới được tiến hành, khi thao tác xong phải cho
quạt hoạt động tiếp tục 30 phút nữa để loại trừ hết khí độc còn lại.
Đối với mẫu thí nghiệm thực hiện trong tủ hút đang hoạt động thì các cửa
tủ chỉ được đưa lên một khoảng từ 20 đến 30 cm đủ đưa tay vào tủ thao tác.
Điều này làm giảm nồng độ hóa chất bay vào mặt đến 90%.
Sử dụng kết hợp các thiết bị bảo hộ cá nhân (mắt kính, áo bảo hộ, găng
tay).
Tốc độ hút gió của tủ tốt nhất khoảng 24m/phút- 30m/phút.
Nên thực hiện thí nghiệm cách bề mặt tủ hút ít nhất 15cm.
Không dùng tủ hút chứa hóa chất vì như thế sẽ hạn chế dòng khí, tích tụ
hơi nguy hiểm, dễ gây nguy cơ cháy nổ. Nếu không làm việc với hóa chất nào
thì nên di chuyển chúng đi.
Thường xuyên kiểm tra lưu lượng thông thoáng trong tủ hút, duy trì nguồn
điện liên tục trong tủ hút.
1.4.3. Dụng cụ thủy tinh
Khi tiến hành công tác thí nghiệm sử dụng các dụng cụ thiết bị bằng thủy
tinh như bình, cốc,… để đun nóng các dung dịch, hóa chất, cấm đặt trực tiếp các
dụng cụ này trên các nguồn nhiệt như bếp điện, đèn cồn, vòi khí đốt, mà phải đặt
trên lưới sắt amiang hoặc trên tấm carton amiang.
17
Đối với các dung dịch kiềm mạnh, axit đặc cấm bảo quản trong chai, bình,
ống thủy tinh mỏng vì thủy tinh dễ bị ăn mòn có thể dễ gây vỡ, các dụng cụ,
bình thủy tinh chịu áp lực hoặc áp lực chân không trước khi đem sử dụng phải
qua kiểm tra thử nghiệm lại để ngăn ngừa tai nạn do mảnh kính bắn ra khi thủy
tinh vỡ, xung quanh bình phải bao che bằng lưới thép hoặc các tấm nhựa
polyvinyl crolit trong suốt hoặc các mép, cạnh quấn bằng vải.
Khi lắp ống thủy tinh vào nút cao su, trước tiên đầu ống được duỗi phẳng,
nhẵn hoặc có thể hơ lên trên đèn, làm cho cạnh ống khỏi sắc. Trước khi lắp nên
dùng glycerin, vaselin bôi trơn đầu ống và đầu nút cao su để dễ lắp. Để giữ đầu
ống không làm đứt, thủng tay, trước khi lắp quấn tay bằng khăn, không được tỳ
nút lên lòng bàn tay mà phải cầm vào cạnh nút. Khi lắp nút vào cổ chai, bình
thủy tinh mỏng thì thao tác phải như sau: Tay trái cầm sát cổ bình nơi lắp nút,
tay phải cầm nút, tay này được quấn băng bảo vệ.
Dụng cụ và thiết bị thủy tinh chứa hóa chất trước khi đưa đi sửa chữa phải
lấy hết hóa chất ra, rửa sạch, sấy thật khô để làm sạch hóa chất chứa trong dụng
cụ, không gây tai nạn đối với bộ phận sửa chữa.
Đối với bộ phận phục vụ như thổi, uốn, cắt các dụng cụ thí nghiệm bằng
thủy tinh bố trí phòng làm việc riêng, có trang bị hệ thống thông gió.

18
BÀI 2. SAI SỐ ĐO LƯỜNG VÀ CHỮ SỐ CÓ NGHĨA
TRONG ĐO LƯỜNG
2.1. Số đo và chữ số có nghĩa

Cách ghi nhận một kết quả đo lường biểu hiện độ chính xác của phép đo. Việc
ghi kết quả của phép đo như thế nào, tính toán các số liệu của các phép đo với các giá
trị khác nhau ra sao, đó là cả một phương pháp luận đã được nhiều nhà khoa học
nghiên cứu.
Ví dụ: Cân khối lượng một vật thể có giá trị là 3,59 g thể hiện trên số đo của cân.
Điều đó chứng tỏ phép đo có độ không tin cậy ở hàng một phần trăm (0,01) của 1 gam.
Vì vậy giá trị này cần được ghi lại như sau: 3,59 ± 0,01 g. Nhưng thông thường giá trị
này thường chỉ được ghi lại là: 3,59 g. Sự trình bày này có ý nghĩa đơn giản là giá trị
đó có độ không tin cậy ± 0,01 ở con số cuối cùng (số 9). Cả ba con số: số 3, số 5 và số
9 được gọi là những con số có nghĩa.

2.1.1. Chữ số có nghĩa

Là con số có ý nghĩa của đại lượng đã đo hay tính được.


Sau đây là một số nguyên tắc dùng để xác định chữ số có nghĩa:
2.1.1.1. Bất cứ chữ số nào khác zero (0) đều là chữ số có nghĩa.
Ví dụ:
2,134 ml: có 4 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 2,134 ± 0,001 ml.
2.1.1.2. Các chữ số zero (0) ở giữa những chữ số không phải là zero (0), là chữ số
có nghĩa.
Ví dụ:
20,03 cm: có 4 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 20,03 ± 0,01 cm
2.1.1.3. Những chữ số zero (0) nằm ở bên trái của chữ số đầu tiên không phải là
zero (0) là chữ số không có nghĩa. Mục đích hiện diện của những chữ số zero (0)
này chỉ là để chỉ vị trí của những chữ số thập phân.
Ví dụ:
0,0027g: có 2 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 0,0027 ± 0,0001 g

19
2.1.1.4. Nếu số đo có giá trị lớn hơn 1, những số zero (0) đứng sau dấu phẩy là
chữ số có nghĩa.
Ví dụ:
5,0 ml: có 2 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 5,0 ± 0,1 ml
1,020 g: có 4 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 1,020 ± 0,001 g
2.1.1.5. Nếu số đo có giá trị nhỏ hơn 1, thì những số zero (0) ở cuối số đo và ở giữa
những số không phải là zero (0) đều là những chữ số có nghĩa.
Ví dụ:
0,1002 cm: có 4 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 0,1002 ± 0,0001 cm
0,000180g: có 3 chữ số có nghĩa  cần được ghi lại: 0,000180 ± 0,000001 g
2.1.1.6. Với những giá trị không có số thập phân (số nguyên), những số zero (0)
đuôi (những số zero đứng sau chữ số cuối cùng không phải zero) có lúc là chữ số
có nghĩa, có lúc không phải là chữ số có nghĩa.
Ví dụ: Với 400 cm có thể có 1 CSCN (4), 2 CSCN (40), 3 CSCN (400). Chúng ta
không thể biết trường hợp nào đúng nếu không biết thêm thông tin.
Tuy nhiên để tránh sự mơ hồ trong các thông báo khoa học, trong từng trường
hợp người ta trình bày như sau:
Thay vì 400 nếu ta viết: 4.102 có 1 CSCN; 4,0.102 có 2 CSCN; 4,00.102 có 3
CSCN.

2.1.2. Phương pháp xác định số chữ số có nghĩa trong phép tính

2.1.2.1. Trình bày chữ số có nghĩa trong phép cộng, trừ
Số chữ số có nghĩa sau dấu phẩy trong kết quả cuối cùng được lấy bằng với số
chữ số có nghĩa sau dấu phẩy của số có số chữ số có nghĩa sau dấu phẩy ít nhất.
Ví dụ:
89,322 +1,1= 90,432 làm tròn thành 90,4 (tương đương với 90,4 ± 0,1)
2,097 – 0,12 = 1,977 làm tròn thành 1,98 (tương đương với 1,98 ± 0,01)
2.1.2.2. Trình bày chữ số có nghĩa trong phép nhân, chia
Số chữ số có nghĩa trong kết quả cuối cùng được lấy bằng với số chữ số có
nghĩa của thừa số có số chữ số có nghĩa nhỏ nhất.
Ví dụ:
4,5039 x 2,8 = 12,61092 làm tròn thành 12 (tương đương với 12 ± 1)
20
6,86 : 112,04 = 0,0611388789 làm tròn thành 0,0611 (3 CSCN tương đương với
0,0611 ± 0,0001)
2.1.2.3. Cách làm tròn số
 Nếu chữ số bỏ đi nhỏ hơn 5, chữ số giữ lại (chữ số đứng liền trước) không thay
đổi. Nếu chữ số bỏ đi lớn hơn 5, chữ số giữ lại (chữ số đứng liền trước) cộng thêm một
đơn vị.
Ví dụ:
1,634 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,63 (số 4 bỏ đi nhỏ hơn 5, chữ số
3 giữ lại không đổi).
1,637 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,64 (số 7 bỏ đi lớn hơn 5, chữ số
3 giữ lại cộng thêm một đơn vị).
 Nếu chữ số bỏ đi bằng 5 mà sau chữ số bỏ đi là số zero (0) hoặc không có chữ
số nào khác thì chữ số giữ lại (chữ số đứng liền trước) không thay đổi (nếu là số chẵn),
cộng thêm một đơn vị (nếu là số lẻ).
Ví dụ:
1,635 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,64 (số bỏ đi bằng 5, chữ số 3 giữ
lại là số lẻ nên cộng thêm một đơn vị).
1,625 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,62 (số bỏ đi bằng 5, chữ số 2 giữ
lại là số chẵn nên giữ nguyên).
1,07500 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,08 (số bỏ đi bằng 5, chữ số 7
giữ lại là số lẻ nên cộng thêm một đơn vị).
1,06500 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,06 (số bỏ đi bằng 5, chữ số 6
giữ lại là số chẵn nên giữ nguyên).
 Nếu chữ số bỏ đi bằng 5 mà sau chữ số bỏ đi là chữ số khác zero (0) thì chữ số
giữ lại (chữ số đứng liền trước) được cộng thêm một đơn vị.
Ví dụ:
1,48533 nếu làm tròn đến 3 CSCN thì kết quả là 1,49 (số bỏ đi bằng 5, mà sau
chữ số bỏ đi là chữ số khác zero nên chữ số 8 giữ lại được cộng thêm một đơn vị).
2.1.2.4. Những chữ số định nghĩa và số đếm (người, vật,…)

21
 Những chữ số định nghĩa và số đếm (người, vật,…) luôn luôn là những số
chính xác, nên nó được xem như có vô số CSCN. Do đó khi trình bày kết quả,
người ta không căn cứ vào các số đó.
Ví dụ:
Nếu một vật có khối lượng: 0,459222 g, khối lượng của 9 vật như vậy là:
0,459222 g x 9 = 4,132998g làm tròn thành: 4,13300 g (có 6 CSCN tương đương với
4,13300  0,00001g). Theo định nghĩa trên, (9) là số đếm, ta có thể viết (9) dưới
dạng: 9 = 9,000000…
 Trong những bài toán có dạng như y = ax; y= 10x; y = lgx, với số đo lường là x,
thì số CSCN trong y bằng với số CSCN trong x.
Ví dụ:
Log 2 = 0,3 (1 CSCN trong 2);
Log 2,0 = 0,30 (2 CSCN trong 2,0);
Log 2,00 = 0,300 (3 CSCN trong 2,00);
Log (2,0.104) = 4,3 (1 CSCN trong 2,0);
Lưu ý: Khi có một dãy phép toán ta phải trình bày như sau:
Tất cả kết quả trung gian phải trình bày giá trị có nhiều hơn 1 chữ số có nghĩa và
chỉ làm tròn kết quả cuối cùng có số chữ số có nghĩa theo qui tắc nói trên.
Cách trình bày các con số kết quả trong những thông báo khoa học: N x 10n
Ví dụ:
4578,22 = 4,57822 x 103; 0,000045 = 4,5 x 10-5

2.2. Sai số trong đo lường

2.2.1. Phân loại sai số trong đo lường

Mỗi kết quả đo là một đại lượng ngẫu nhiên, độ lệch của các kết quả thực tế so
với kết quả trên lý thuyết cũng là một đại lượng ngẫu nhiên, và được gọi là sai số
quan sát. Sai số quan sát hình thành bởi sự tác động của những nhân tố ngẫu nhiên.
Ta có thể ghi: X – a = DX Với: X: kết quả đo; a: kết quả chân thực; DX: sai số.

2.2.1.1. Phân loại

Sai số thường được chia làm ba loại:

22
Sai số thô: xuất hiện do vi phạm những điều kiện cơ bản của phép đo (ví dụ:
dụng cụ đo không thật sạch, hóa chất pha chưa chuẩn xác,…), thường chỉ tác dụng một
lần nhưng rất mạnh. Kết quả thu được sẽ sai lệch hẳn so với những lần đo khác. Để
giảm sai số, trong thực nghiệm hóa học, cần phải làm cẩn trọng, chính xác, đúng quy
định và đo nhiều lần.
Sai số hệ thống: không đổi trong toàn bộ các lần đo hoặc thay đổi theo quy luật,
thường do dụng cụ đo gây nên.
 Việc phát hiện ra sai số này phải có những khảo sát nhất định. Nếu sai số
được phát hiện thì có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách đưa vào những hiệu chỉnh phù hợp
cho các kết quả đo.
Sai số ngẫu nhiên: là những sai số của phép đo còn lại sau khi đã loại bỏ sai số
hệ thống và sai số thô. Các sai số ngẫu nhiên được gây ra do một số các nhân tố có
hiệu quả tác dụng rất nhỏ, với các thiết bị đo lường thường dùng ta không thể tách
riêng ra.

2.2.1.2. Độ đúng và độ chính xác

Độ đúng: Xác định giá trị đo gần với giá trị thật đến mức độ nào.
Độ chính xác: Dựa trên kết quả sát nhau của một đại lượng thực thi trên hai hay
nhiều phép đo.
Một phép đo có độ đúng cao thì chính xác. Phép đo chính xác không nhất thiết có
độ đúng cao.

2.2.1.3. Cách tính sai số của các phép đo trực tiếp

Giả sử tính sai số của cân điện tử với các số đo không liên tiếp nhau trên cân. Do
có sai số nên cân n lần cùng một đại lượng ta sẽ nhận được những giá trị khác nhau:
A1, A2,….,An .

A1+ A2+….+An
Giá trị trung bình sẽ là :
A = n

Sai số tuyệt đối của mỗi lần đo sẽ là: DA1 = | A – A1|; .; DAn = | A – An|.
Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo là: ∆A.
Kết quả được viết dưới dạng:. A = A ± ΔA

23
Nếu đo 1 lần thì sai số tuyệt đối bằng nửa giá trị của 1 độ chia trên dụng cụ (một
phần hai vạch chia nhỏ nhất).
Sai số tương đối của phép đo: tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị của đại lượng
đo theo %:
ΔA
100%
A

Sai số tương đối càng nhỏ thì phép đo càng chính xác.

24
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 2. SAI SỐ ĐO LƯỜNG VÀ CHỮ SỐ CÓ NGHĨA TRONG


ĐO LƯỜNG

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:………………………………....

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Trên cân thể hiện số đo có giá trị: 2,001 g. Trình bày ý nghĩa của số đo.

2. Xác định số chữ số có nghĩa trong các giá trị đo lường: 2,46 g; 10,00 ml; 0,0109 cm;
10,00002 g; 0,0002100 kg.

3. Thực hiện các phép tính. Viết kết quả với chữ số có nghĩa thích hợp:

1) 0,521 x 2,1 2) 0,713 + 6,12 +11,2 3) 5,472 – 4,001 + 0,0119

4) 4,400 5) 8,94 x 2,078 6) 0,562 + 1,43 – 0,055 + 1,74


3,92 1,679

4. Cân một khối lượng đồng 6 lần được các giá trị: 10,2; 10,255; 10,2222; 10,3;
10,311; 10,442 (g). Hãy tính sai số tuyệt đối và sai số tương đối.

25
BÀI 3. CÁC LOẠI DỤNG CỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
3.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Nhận biết các loại dụng cụ thường sử dụng trong phòng thí nghiệm.
- Sử dụng đúng cách các dụng cụ thí nghiệm.
- Chọn dụng cụ phù hợp với mục đích sử dụng.
3.2. Dụng cụ chứa

3.2.1. Becher

Là những cốc hình trụ, có thành mỏng và dung tích khác nhau. Chúng thường có
hai dạng: có mỏ và không có mỏ. Cốc có thể được làm từ thủy tinh hoặc từ polyme.
Không nên đun nóng cốc thủy tinh trên ngọn lửa trần vì như vậy cốc sẽ bị nứt.
Chỉ được đun nóng qua lưới amiang, hoặc trên bình cách thủy đối với loại cốc chịu
nhiệt.

Hình 3.1. Becher

3.2.2. Erlen

Các bình nón có dung tích khác nhau, có cổ rộng và cổ hẹp, có thể làm từ thủy
tinh hoặc polyme. Loại bình nón có nút nhám được gọi là “bình nón để xác định số
iot”, được sử dụng khi chuẩn độ theo phương pháp iot.
Chỉ được đun bình nón làm bằng thủy tinh qua lưới amiang hoặc đun trong một
bình cách thủy. Khi đun cần đậy miệng bình nón lại. Để làm việc này có thể sử dụng
kính đồng hồ với cỡ thích hợp.

26
Hình 3.2. Erlen

3.2.3. Bình hút chân không (bình bunsen)

Được sử dụng làm bình lọc ở áp suất thường hay chân không. Bình có ống nhánh
ở phần trên, ống nhánh được nối với bình bảo hiểm bằng ống cao su và nối tiếp với
bơm chân không. Miệng bình có nắp một chiếc phễu được giữ chặt bằng nút cao su.
Bình hút thường có dung tích và hình dáng khác nhau. Trong phòng thí nghiệm
người ta thường sử dụng những bình có dạng hình nón là dạng bền và thuận tiện nhất.

Hình 3.3. Bunsen

3.2.4. Bình cầu

Thường có dung tích rất khác nhau, từ 50 ml đến hàng chục lít, có cổ mài nhám
hoặc không, có thể có một cổ hoặc nhiều cổ tùy theo mục đích sử dụng. Chúng được
chế tạo từ thủy tinh thường, cũng như từ thủy tinh thạch anh và các loại thủy tinh đặc
biệt.

27
Hình 3.4. Bình cầu một cổ, hai cổ, ba cổ.

3.2.5. Bình Wurtz

Loại thường hay gặp trong phòng thí nghiệm là bình Wurtz. Bình có dung tích từ
50 ml đến 2 lít. Được dùng làm bình hứng hoặc dùng để cất chất lỏng có nhiệt độ sôi
thấp dưới áp suất thường. Bình Wurtz là những bình cầu đáy tròn, cổ dài, có một ống
nhánh dài và hẹp gắn vào cổ dưới một góc nào đó. Ống này có thể nằm cách phần hình
cầu của bình những khoảng khác nhau. Bình Wurtz có ống nhánh nằm gần phần bầu
của bình cầu được dùng để cất các chất có nhiệt độ sôi thấp. Bình có ống nhánh nằm ở
giữa cổ được dùng để cất những chất có nhiệt độ sôi trung bình. Bình Wurtz có ống
nhánh nằm gần miệng bình cầu được dùng để cất các chất có nhiệt độ sôi cao.

Hình 3.5. Bình wurtz

3.2.6. Co nối

Dùng để lắp nối tiếp từ ống sinh hàn sang bình hứng khi chưng cất.
Ống nối giúp chất lỏng đã ngưng tụ chảy xuống bình dễ dàng hơn, đồng thời giúp
cho hệ thống chưng cất được kín.

28
Hình 3.6. Co nối thủy tinh

3.2.7. Các dụng cụ khác

Ống nghiệm, bình tia, chai lọ thường, chai lọ nút nhám, chai nâu…

Hình 3.7. Ống nghiệm, bình tia, lọ thủy tinh.

Chày cối sứ: dùng để nghiền hóa chất rắn khi nghiền lượng chất rắn không quá
1/3 thể tích của cối. Khi nghiền các chất để làm thí nghiệm nổ, cối chày cần sạch và
nghiền riêng, không trộn hỗn hợp nổ trong cối và sau khi nghiền xong phải rửa sạch
chày và cối.

Hình 3.8. Chày, cối sứ

3.3. Dụng cụ đo thể tích

3.3.1. Khái niệm TC và TD trong dụng cụ đo dung tích

29
TC: “to contain“: Khi trên dụng cụ có ghi “TC”, có nghĩa là loại dụng cụ mà thể
tích dung dịch chứa trong nó (kể từ vạch định mức) đúng bằng thể tích được ghi ở trên
dụng cụ. Loại dụng cụ này thường dùng để pha chế dung dịch. Ví dụ: bình định mức.
TD: “to deliver”: Khi trên dụng cụ có ghi “TD”, có nghĩa là loại dụng cụ mà thể
tích dung dịch chứa trong nó (kể từ vạch định mức) ứng với phần dung dịch chảy ra,
không kể giọt cuối còn đọng ở đầu dưới dụng cụ. Loại dụng cụ này thường dùng để
đong dung dịch rồi chuyển sang một dụng cụ khác. Ví dụ: buret, pipet.

3.3.2. Pipet

Dùng để lấy một thể tích dung dịch xác định, có 3 loại:
3.3.2.1. Pipet bầu (volumetric pipet): lấy một thể tích nhất định thường chỉ có 1 vạch
mức khắc phía trên bầu của pipet.

Hình 3.9. Pipet bầu

3.3.2.2. Pipet thẳng (Measuring pipette): lấy một thể tích chất lỏng nhưng độ chính
xác không bằng pipet bầu.

Hình 3.10. Pipet thẳng

3.3.2.3. Micropipet: lấy thể tích rất nhỏ chất lỏng có thể tích 1, 2, 3 và 5 ml.
Micropipet có vạch chia 0,01 ml, nên có thể đọc với độ chính xác 0,002 ml; 0,005 ml.

30
Hình 3.11. Micropipet

3.3.2.4. Nguyên tắc làm việc với các pipet

Không chạm tay vào phần giữa của pipet.


Cầm đầu trên của pipet bằng ngón tay cái và ngón giữa của tay phải rồi nhúng
đầu dưới của pipet vào dung dịch (đến gần đáy bình). Chú ý giữ cho đầu dưới của
pipet luôn ngập trong dung dịch.
Tay trái giữ bình đựng dung dịch. Muốn hút đầy pipet, người ta nhúng đầu dưới
của nó vào chất lỏng rồi hút chất lỏng lên bằng bóp cao su. Lúc này pipet luôn luôn
phải ở vị trí thẳng đứng.
Khi pipet đã đầy, lấy ngón trỏ bịt đầu pipet lại, rồi từ từ thả hở ngón trỏ để chất
lỏng chảy ra khỏi pipet.
Khi dung dịch chảy đến vị trí của vạch dấu, thì bịt chặt ngón tay lại. Nếu lúc đó
ở đầu pipet còn dính một giọt, thì phải cẩn thận gạt giọt đó xuống. Đưa pipet sang
bình hứng, thả ngón trỏ ra để chất lỏng chảy theo thành bình.
Khi chất lỏng chảy đến vị trí đã định, dùng ngón trỏ bịt lỗ trên của pipet lại, giữ
pipet thêm khoảng 5 giây, ở vị trí nghiêng đối với thành bình, xoay nhẹ xung quanh
trục.
Không để cho dung dịch bắn tung toé lên thành bình, vì điều đó sẽ gây ảnh
hưởng đến quá trình phân tích hóa học sau này. Không bao giờ được đuổi giọt chất
lỏng còn lại ra khỏi pipet bằng cách thổi hoặc dùng bàn tay tay ấp nóng phần bầu
của pipet.
Khi sử dụng pipet nhất thiết phải tuân theo các qui tắc sau đây:
Khi lấy chất lỏng, pipet luôn luôn phải ở vị trí thẳng đứng.
Tuân thủ theo đúng cách đọc đối với dụng cụ đo dung tích.

31
Hình 3.12. Thao tác với pipet

3.3.2.5. Làm sạch pipet

Trước khi dùng pipet phải được rửa và sấy khô cẩn thận. Sau khi dùng xong pipet
phải được rửa sạch liền ngay khi có điều kiện.
Pipet thường được làm sạch với dung dịch tẩy rửa (ví dụ: xà bông, hỗn hợp
cromic, dung dịch kiềm pemanganat,…).
Cho dung dịch tẩy rửa vào một phần ba pipet.
Bịt pipet lại, đặt nằm ngang, lắc pipet một cách cẩn thận sao cho dung dịch tẩy
rửa lan đều ra mọi phía của pipet.
Rửa lại bằng nước sạch (chú ý: trong quá trình tẩy rửa nếu dùng dung dịch có
tính tẩy rửa mạnh thì nhất thiết phải đeo bao tay, đồng thời tránh không để dung dịch
tẩy rửa bắn vào cơ thể).
Lặp lại quy trình nếu cần. Khi pipet đã thật sạch, tráng lại bằng nước cất. Sau đó
đem sấy khô.
Trong điều kiện không thể sấy khô ngay, nên rửa sạch pipet, tráng lại bằng nước
cất, rồi tráng lại bằng dung dịch định hút, sau đó mới có thể dùng để hút dung dịch
này.

3.3.3. Buret

Buret được dùng để chuẩn độ, hoặc để đo những thể tích chính xác. Đó là dụng
cụ thường có dung tích tứ 1 đến 100 ml, được khắc vạch chính xác đến 0,01 ml hay
0,1 ml.

32
Khóa của buret bằng nhựa hay bằng thủy tinh mài nhám. Nếu dùng khóa bằng
thủy tinh mái nhám ta cần chú ý: Giữ cho khóa dễ xoay bằng cách thoa đều một lớp
vazolin vào chỗ thủy tinh mài; không rót dung dịch kiềm vào buret này, vì kiềm có khả
năng ăn mòn thủy tinh.

Hình 3.13. Kẹp càng cua

3.3.3.1. Phân loại buret

Theo phương thức sử dụng:


Buret thường: Người sử dụng tự cho dung dịch chuẩn vào buret. Loại này ta
thường hay gặp trong phòng thí nghiệm.

Hình 3.14. Buret

Buret bán tự động: Có bầu thủy tinh hoặc polyme đựng dung dịch chuẩn, có
bình chứa trung gian. Loại buret này khá cồng kềnh, ít gặp.
Buret tự động: Có bầu thủy tinh đựng dung dịch chuẩn, bên hông có thiết bị để
đưa dung dịch lên buret một cách tự động.

Hình 3.15. Buret tự động

33
3.3.3.2. Nguyên tắc làm việc với các buret

Buret được gắn chắc chắn trên giá kẹp buret, cho dung dịch vào buret bằng cách
rót qua phễu nhỏ hay rót từ cốc có mỏ (becher) vào buret khi buret được khóa.
Dùng tay trái cầm khóa, mở nhanh khoá cho dung dịch chảy nhanh ra, đuổi hết
bọt khí ra khỏi đầu dưới buret, sau đó chỉnh dung dịch đến đúng vạch không.
Đối với các buret tự động và bán tự động, dung dịch được nạp vào buret bằng
một hệ thống đặc biệt.
Trong quá trình chuẩn độ, dùng tay trái mở khóa của buret, tay phải cầm bình
hứng.
Vừa hứng vừa lắc đều sao cho dung dịch từ buret hoà đều với dung dịch có trong
bình. Đồng thời không để dung dịch chảy từ buret bắn lên thành bình.
Khi đổ dung dịch ra khỏi buret phải rót từ từ để tất cả chất lỏng chảy hết khỏi
thành buret, điều này có ý nghĩa đặc biệt khi chuẩn độ bằng các dung môi khác nước.
Cuối quá trình chuẩn độ, nhỏ từ từ từng giọt dung dịch vào bình.
Cần tiến hành chuẩn độ vài lần. Kết quả của phép chuẩn độ là giá trị trung bình
của một số phép xác định song song.
Phép chuẩn độ được coi là hoàn tất khi hiệu thể tích các lần xác định song song
không quá 0,1 ml.
Khi chuẩn độ xong ta đổ hết dung dịch còn lại ra khỏi buret, rửa sạch buret.
Làm sạch buret.
Cách rửa buret giống như pipet. Ngoài ra khi rửa cần chú ý rửa cẩn thận phần
khóa của buret vì dung dịch và các chất bẩn thường đọng tại khóa.
Sai số do buret bẩn có thể rất lớn. Sai số lớn nhất là do các vết bẩn dầu mỡ vì
trong quá trình chuẩn độ những giọt chất lỏng sẽ bị giữ lại trên thành buret và kết quả
đo được sẽ bị sai lệch.
Để tránh các chất dầu mỡ rơi vào buret không nên dùng các buret bẩn, không nên
bôi trơn khóa buret với quá nhiều vazolin và không bịt tay vào đầu buret khi rửa
Đối với các thí nghiệm phân tích đặc biệt, làm sạch buret không phải chỉ có rửa
mà sau khi rửa sạch còn phải hấp bằng hơi nước nếu cần.

34
Hình 3.16. Thao tác trên buret

3.3.4. Bình định mức

3.3.4.1. Giới thiệu bình định mức

Là bình thủy tinh tròn, đáy bằng, cổ dài bé có vạch định mức, được dùng để đong
thể tích dung dịch, pha chế các dung dịch có nồng độ xác định. Bình định mức thường
là loại “TC”.
Thể tích chất lỏng đựng trong bình được biểu diễn bằng mililit. Trên bình có ghi
dung tích và nhiệt độ (thường là 200C)
Các bình định mức thường có dung tích từ 20 đến 2000 ml.

Hình 3.17. Bình định mức

3.3.4.2. Nguyên tắc làm việc với các loại bình định mức

35
Tránh tiếp xúc tay vào bầu bình, chỉ cầm vào phần trên cổ bình. Vì nhiệt từ tay sẽ
chuyền vào thành bình làm cho dung dịch trong bình nóng lên và do đó chỉ số đọc sẽ
không còn chính xác nữa.
Trước khi làm đầy bình ta đặt bình lên trên mặt phẳng và được chiếu sáng rõ.

Hình 3.18. Sử dụng bình định mức

3.3.5. Ống đong

Là ống thủy tinh tròn hoặc hình nón, đáy bằng, có vạch định mức. Được dùng để
đong thể tích dung dịch một cách tương đối chính xác.
Các ống đong có dung tích khác nhau từ 20 đến 5000 ml.
Các ống đong có thể làm bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa polypropylen.

36
Hình 3.19. Ống đong

3.3.6. Dụng cụ đo tỷ trọng

3.3.6.1. Phù kế

Phù kế là một ống phao thủy tinh dài hàn kín, trên đó có chia thành những vạch
nhỏ. Phần dưới của phù kế có đặt một khối nặng (các hạt chì), trọng lượng của những
hạt này phụ thuộc vào chức năng sử dụng của từng loại phù kế. Nhờ đó mà phù kế
nhúng chìm được trong chất lỏng và giữ được ở vị trí thẳng đứng. Theo độ chìm sâu
của phù kế mà ta có thể biết được tỷ trọng của chất lỏng. Đôi khi trong phù kế có đặt
nhiệt kế, cho phép đo đồng thời nhiệt độ tại thời điểm xác định.

Hình 3.20. Phù kế

37
Phương pháp sử dụng:

Phương pháp sử dụng:


Nguyên lý: Dựa vào định luật Archimet.
Xác định sơ bộ tỷ trọng của chất lỏng bằng phù kế có thang chia rộng hơn (từ 1
g/ml đến 1,8 g/ml). Sau đó mới đo bằng phù kế có thang chia hẹp hơn (Ví dụ: từ 1,200
g/ml đến 1,400 g/ml).
Rót chất lỏng cần đo (ở nhiệt độ xác định) vào một ống đong bằng thủy tinh cao,
khô có dung tích 500 ml (có thể dùng ống đong) sao cho khi nhúng phù kế vào, nó sẽ
không chạm vào đáy của ống đong.
Nhúng phù kế khô vào chất lỏng, ấn nhẹ phù kế xuống, nhưng không ấn quá
mạnh, không để phù kế va vào đáy của ống đong.
Để yên trong vòng 5 -10 phút. Quan sát xem độ chìm của phù kế tới vạch nào
của thang chia trên phù kế thì đó là tỷ trọng của chất lỏng.
Cách đọc giống như đọc mức dung dịch ở các dụng cụ đo dung tích.
Sau khi dùng rửa sạch phù kế, lau khô và đặt vào bao hoặc hộp riêng.
Nhiệt độ của chất lỏng phải tương ứng với nhiệt độ ghi trên phù kế (thường là
200C). Trong trường hợp phải đo tỷ trọng của dung dịch có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ
ghi trên phù kế ta phải lập bảng hiệu chuẩn, đồng thời sẽ dựa vào bảng hiệu chuẩn này
để xác định sai số trong quá trình đo.
Có những phù kế đặc biệt, cho biết ngay đặc tính cần biết của chất lỏng như:
rượu kế (hoặc cồn kế), sữa kế. Nguyên tắc hoạt động của những phù kế này là: dựa
vào sự khác nhau của tỷ trọng dung dịch với những nồng độ khác nhau (ví dụ: hàm
lượng cồn, hàm lượng chất béo,…), từ đó có thể xác định tương đối chính xác hàm
lượng một số chất.

38
Hình 3.21. Cách đọc phù kế

3.3.6.2. Bình tỷ trọng

Dùng để xác định tỷ trọng của chất lỏng đến độ chính xác 0,0001. Có các loại
như: Gay Lucxăc, Menđeleep, Osvan. Phương pháp này chỉ thuận lợi khi xác định tỷ
trọng các chất lỏng có độ nhớt thấp.

Hình 3.22. Bình tỷ trọng

Phương pháp sử dụng

Rửa thật sạch tỷ khối kế, tráng rượu hoặc ete, rồi làm khô.
Cân tỷ khối kế bằng cân phân tích với độ chính xác là 0,0001 g (P).
Cho nước cất vào đầy tỷ khối kế (chú ý không để sót không khí trong tỷ khối kế).
Cân tỷ khối kế chứa nước (P2).

39
Đổ nước ra, tráng lại bằng chất lỏng định đo. Cho chất lỏng vào đầy tỷ khối kế
(chú ý không để sót không khí trong tỷ khối kế). Cân tỷ khối kế có chứa chất lỏng cần
nghiên cứu (P1).
Tỷ khối của chất cần biết sẽ là:
P1 - P
d = P2 - P

Mọi phép cân đều được tiến hành trên cân phân tích.
Khúc xạ kế: Dụng cụ đo chiết xuất của chất lỏng.

3.3.7. Ống sinh hàn

Là dụng cụ để làm lạnh và ngưng hơi khi tiến hành phản ứng hay khi chưng cất.
Tùy theo các mục đích làm việc, mà chất lỏng được tạo thành trong ống sinh hàn khi
làm lạnh hơi (phần ngưng) hoặc là đi sang bình thu, hoặc trở lại bình đang đun nóng.
Sự khác nhau về chức năng của các ống sinh hàn quyết định hình dạng và tên gọi của
chúng.
3.3.7.1. Ống sinh hàn thẳng: Dùng cất nước hay cất chất lỏng, để chưng cất các chất
lỏng hòa tan lẫn nhau
3.3.7.2. Ống sinh hàn bóng và sinh hàn xoắn: Dùng để ngưng tụ các chất dễ bay hơi
trong bình phản ứng.

1 2 3

Hình 3.23. Các loại ống sinh hàn

40
1.Ống sinh hàn thẳng
2. Ống sinh hàn xoắn
3.Ống sinh hàn bóng

3.3.8. Các dụng cụ dùng để lọc, tách, chiết

3.3.8.1. Phễu
Dụng cụ thủy tinh, sứ hoặc polyme, thường là hình nón, có cuống dài. Được
dùng để đưa chất vào các dụng cụ khác một cách dễ dàng, ngoài ra còn được dùng để
hỗ trợ quá trình lọc…

Hình 3.24. Các loại phễu lọc

1. Phễu lọc Buchner (lọc chân không).


2. Phễu đuôi dài (rót chất lỏng).
3. Phễu đuôi cụt (lọc chất rắn khi thao tác kết tinh lại).

3.3.8.2. Cách chọn lựa các loại dụng cụ lọc

Phễu lọc thủy tinh

Phễu lọc sứ

41
Hình 3.25. Phễu lọc sứ

Phễu lọc G4

3.3.8.3. Phễu chiết

Được dùng để tách riêng các chất lỏng.

Hình 3.26. Phễu chiết

Nguyên tắc quá trình tách chiết

Dựa trên định luật phân bố Nerst được tìm ra bằng thực nghiệm.
Định luật phân bố Nerst:
Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, tỷ số nồng độ của một chất tan trong 2 dung môi
không tan lẫn nhau là một hằng số không phụ thuộc vào lượng tương đối của chất tan
và dung môi.

42
C
K= Y/A (1)
C
Y/B
Trong đó:
CY/A và CY/B: Nồng độ chất tan Y trong dm A và trong dm B tuơng ứng;
K : Hằng số phụ thuộc nhiệt độ, gọi là hệ số phân bố.
Trên cơ sở định luật phân bố Nerst, ta rút ra công thức chiết như sau:
n
V0
xn = a
V0 + K.VC

Trong đó:
xn : Là số mol chất tan còn lại sau lần chiết thứ n;
Vo : Dung dịch có thể tích là Vo chứa a mol chất tan;
Vc : Dung môi để chiết mỗi lần.
Từ phương trình (2) ta thấy a và x cùng thứ nguyên, nên có thể tính là mol hay
gam đều được. Muốn cho quá trình chiết có hiệu quả cần chia một thể tích dung môi
chiết ra nhiều lần. Hệ số phân bố K càng lớn hơn 1, hiệu quả chiết càng cao. Ngoài ta
định luật phân bố cũng có thể áp dụng cho chất tan là chất rắn hoặc chất khí.
Phễu chiết có dạng hình quả lê, hoặc dạng hình ống và thường có nút nhám để
đậy ở trên miệng phễu. Phía dưới, tại cuống phễu có một khóa nhám.
Nút phễu và khóa phễu thường không chuẩn, vì thế nên có dây cột nút phễu và
khóa phễu lại với nhau để tránh lẫn lộn. Với loại bằng thủy tinh, trước khi dùng nên
bôi vazolin vào phần nhám của khóa và nút, như vậy khóa sẽ dễ đóng mở.
Phễu chiết có dung tích khác nhau từ 50 ml đến hàng lít, độ dày của thành phễu
cũng thay đổi tùy thuộc vào dung tích. Dung tích của phễu càng nhỏ thì thành phễu
càng mỏng và ngược lại.

3.3.8.4. Phễu nhỏ giọt

Có cấu tạo gần giống phễu chiết chỉ khác phễu chiết ở chỗ chúng nhẹ hơn, thành
mỏng hơn và phần lớn là có cuống dài.

43
Người ta sử dụng loại phễu này để thêm vào hỗn hợp phản ứng từng lượng nhỏ
hoặc từng giọt dung dịch. Phễu nhỏ giọt thường là một bộ phận của một dụng cụ nào
đó. Phễu nhỏ giọt được lắp chặt vào cổ bình nhờ hệ thống nhám hoặc nút bấc, nút cao
su.

Hình 3.27. Phễu nhỏ giọt

3.3.9. Các loại dụng cụ chứa chịu nhiệt cao

3.3.9.1. Becher chịu nhiệt, erlen chịu nhiệt, bình cầu chịu nhiệt

Chén sứ (chén nung)

Dùng để nung các chất, đốt cháy các chất hữu cơ khi xác định tro,… có thể đun
trực tiếp trên đèn khí không cần lưới amiang, chén sứ nung có thể chịu được nhiệt độ
12000C trong lò nung. Không dùng chén sứ để nung nóng các chất kiềm như Na 2CO3,
axít HF.

Hình 3.28. Chén nung

44
Bát sứ

Dùng để cô các dung dịch, trộn các hóa chất rắn với nhau, đun chảy các chất,…
có thể đun các bát sứ bằng ngọn lửa trực tiếp nên đun qua lưới amiang thì tốt hơn.

Chén niken, chén sắt.

3.3.10. Bình hút ẩm

Hình 3.29. Bình hút ẩm

Là dụng cụ dùng để làm nguội và để bảo quản những chất dễ hút hơi ẩm từ
không khí. Bình hút ẩm được đậy bằng nắp thủy tinh, miệng nắp được mài nhám để úp
lên phần trên của thân hình trụ. Có hai kiểu bình hút ẩm: Bình hút ẩm thông thường và
chân không.
Bình hút ẩm chân không có một lỗ, một ống có khóa được lắp vào lỗ đó qua nút
cao su, hoặc ở nắp đậy có một cổ với nút mài nhám, nút này được hàn vào một ống
thủy tinh có khóa. Như vậy, bình hút ẩm có thể nối với bơm chân không và nếu tạo
được một áp suất bé bên trong bình hút ẩm thì có thể làm khô trong chân không. Giữa
bình hút ẩm chân không và bơm chân không thường lắp áp kế và bình bảo hiểm. Khi
cho không khí vào bình hút ẩm chân không cần phải rất thận trọng, vì luồng không khí
ùa vào có thể làm tung tóe chất đem sấy. Vì vậy, cần xoay khóa xả rất chậm và chỉ mở
nắp đậy ít phút sau khi khóa xả đã được mở hé ra.
Bên trong bình hút ẩm, ở đáy thân hình trụ, phía trên phần hình chóp thường đặt
một tấm sứ. Có thể sử dụng một tấm thủy tinh thường thay cho tấm sứ (trừ khi phải đặt

45
chén nung nóng vào bình hút ẩm). Khi làm việc với bình hút ẩm các phần mài nhám
phải luôn luôn được bôi một lớp vazolin mỏng hoặc một lớp dầu khác.
Sau khi đặt chén đang nóng vào bình hút ẩm, đậy nắp bình và thỉnh thoảng phải
đẩy nắp sang phải và sang trái. Khi chén nguội, bên trong bình hút ẩm có một độ chân
không nhỏ và nắp được giữ rất chặt. Muốn mở bình hút ẩm, không được nâng nắp lên,
trước hết phải đẩy sang một bên, rồi sau đó mới nhẹ nhàng lấy nắp ra.
Trong bình hút ẩm có thể dùng các chất hấp thụ khác nhau làm chất hút nước phụ
thuộc vào bản chất hóa học của chất được làm khô.

3.3.11. Cách đọc chỉ số trên các dụng cụ đo dung tích

Khi đọc các chỉ số trên các dụng cụ đo thể tích, mắt của người quan sát ở cùng
vạch phẳng với vạch mức (khi đó vạch mức ở thành trước, thành sau phải trùng nhau).
Với dung dịch khi ở trong dụng cụ đo dung tích có mặt phẳng trên cùng lõm
xuống.
Với dung dịch trong suốt đọc theo vạch phẳng ứng với mặt khum dưới của vệt
lõm (1).
Đối với dung dịch không trong suốt đọc theo vạch mức ở trên (2).
Với dung dịch khi ở trong dụng cụ đo dung tích có mặt phẳng trên cùng lồi lên.
Đối với dung dịch trong suốt đọc theo vạch phẳng ứng với mặt khum trên của vệt
lồi (3).
Đối với dung dịch không trong suốt đọc theo vạch mức ở dưới (4).

Hình 3.30. Mặt khum của dung dịch trong dụng cụ đo dung tích

46
1. Dụng cụ

- 1 becher 100 ml - 1 erlen 100 ml


- 1 cốc cân - 1 erlen 250 ml
- 1 pipet thẳng 10 ml. - 1 erlen có nhám
- 1 pipet bầu 10 ml - 1 bát sứ
- 1 bóp cao su - 1 chén sứ có nắp
- 1 đũa thuỷ tinh - 1 chén niken
- 1 bình tia. - 1 bình cầu 3 cổ
- 1 ống sinh hàn thẳng - 1 bình Wurtz
- 1 ống sinh hàn xoắn - 1 muỗng nhựa.
- 1 ống sinh hàn bóng - 1 bình hút ẩm
- 1 bình định mức 250 ml - 1 chổi rửa ống nghiệm
- 1 ống đong thẳng 100 ml - 1 bộ lọc chân không
- 1 ống đong 500 ml - 1 mặt kính đồng hồ
- 1 bộ cối chày sứ - 1 micropipet
- 1 phiễu G4 - 1 bình đo tỉ trọng
- 1 chén cân - 1 ống nghiệm
- 1 nhiệt kế 1000C - 2 ống ly tâm
- 1 tỉ trọng kế - 1 bộ kẹp càng cua
- 1 Dụng cụ đo độ Brix
- 1 kẹp cổ bình cầu

47
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 3. DỤNG CỤ TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:………………………………....

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Nêu công dụng của becher, erlen, bình cầu?

2. Phân biệt sự khác biệt về công dụng giữa dụng cụ chịu nhiệt và không chịu nhiệt.
loại cổ nhám và không nhám, chai trắng và chai màu?

3. Nêu mục đích sử dụng của các loại ống sinh hàn?

a) Thẳng

b) Xoắn

c) Bóng

4. Trong trường hợp nào chọn chén sứ, chén niken hay chén sắt để sử dụng?

5. Trong trường hợp nào chọn phễu lọc thủy tinh, phễu lọc sứ, phễu lọc G4 để sử
dụng?

48
BÀI 4. CÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÂN
4.1. Lý thuyết

4.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Biết cách sử dụng các loại cân trong phòng thí nghiệm.
- Đánh giá độ chính xác của cân.
- Biết cách hiệu chỉnh cân.

4.1.2. Nguyên tắc

Cân: Dùng để xác định khối lượng, trong phòng thí nghiệm thường phân biệt 2
loại: Cân kỹ thuật và cân phân tích.
Cân kỹ thuật là cân dùng để cân các khối lượng tương đối lớn (vài trăm gam),
khối lượng nhỏ nhất mà cân kỹ thuật cân được khoảng 1g.
Cân phân tích là cân dùng để cân các khối lượng nhỏ từ 100g trở xuống đến
0,1mg (0,0001g) do đó người ta cũng thường gọi cân phân tích là cân 4 số lẻ.
Không nên nhầm lẫn rằng cân phân tích luôn luôn chính xác hơn cân kỹ thuật,
nó chỉ chính xác hơn khi cân các khối lượng nhỏ, vì vậy không dùng cân phân tích để
cân các khối lượng lớn hơn 200g. Trong trường hợp cân 1 lượng nhỏ 10g, 20g, nếu
không cần độ chính xác cao, ta nên dùng cân kỹ thuật để nhanh hơn.

Hình 4.1.Cân phân tích Hình 4.2. Cân kỹ thuật


4.2. Thiết bị, hóa chất
49
4.2.1. Dụng cụ

- 4 becher 100 ml - 1 muỗng nhựa.


- 4 cốc cân - 1 bình hút ẩm
- 1 pipet thẳng 10 ml - 1 cân phân tích.
- 1 bóp cao su - 1 cân kỹ thuật
- 1 đũa thuỷ tinh - 1 tủ sấy
- 1 bình tia

4.2.3. Hóa chất

- Cát ẩm
- H2 O
- Aceton

4.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Sử dụng cân kỹ thuật (cân cơ 1 đĩa)

- Vệ sinh cân. Điều chỉnh cân về vị trí cân bằng (xoay nút vặn để kim của thang đo
về vị trí 0, cho phép đòn cân dao động quanh vị trí 0).
- Đặt đĩa cân vào cân.
- Xoay nút vặn sao cho kim thang đo chỉ vạch 0 để trừ bì (có thể không thực hiện
thao tác này nếu không cần thiết phải trừ bì).
- Di chuyển các chốt về các vị trí thể hiện giá trị cần đạt tới.
- Cho từng lượng nhỏ mẫu cần cân vào đĩa cân đến khi kim của thang đo chỉ vạch 0.
- Đem mẫu cân ra khỏi đĩa.
- Vệ sinh cân và trả nút vặn và các chốt về vị trí 0.

Thí nghiệm 2: Đánh giá và nâng cao độ lặp lại của cân kỹ thuật (cân cơ 1 đĩa)

- Cân một becher đã được rửa sạch, sấy khô.


- Ghi nhận khối lượng của becher sau mỗi lần cân.
- Khi lặp lại nhiều lần cân trên cùng một vật mà kết quả không sai nhau quá 1 vạch
thì có thể đánh giá cân đạt yêu cầu.
- Dùng công thức tính độ lệch chuẩn công thức (1) với n = 6 : số lần cân lặp.

Σ(x1 – X)2
S= (1)
n-1 50
Trong đó:
xi : Là giá trị của các lần cân;
S: Là giá trị trung bình của các lần cân lặp;
n: Là số lần cân, n > 5;
 Nếu S < +1 thì chứng tỏ cân có độ lặp lại cao;
 Nếu S < +2 thì chứng tỏ cân có độ lặp lại đạt yêu cầu;
 Nếu S > +2 thì chứng tỏ cân có độ lặp lại thấp và kiểm tra lại cân để tìm nguyên
nhân.

Thí nghiệm 3: Hướng dẫn sử dụng cân phân tích

Qui trình cân

- Xoay nút ở 2 đế cân để điều chỉnh giọt nước vào trong vòng tròn, khi đó cân đạt
cân bằng.
- Kiểm tra nguồn điện sử dụng là nguồn điện 220 V và cắm phích vào ổ cắm điện.
- Nhấn nút on /off để tắt cân.
- Mở cửa kính, đặt nhẹ cốc cân vào giữa đĩa cân.
- Đóng cửa kính lại.
- Nhấm nút “Tare” để cân trở về 0.00 g.
- Cho từng lượng nhỏ mẫu cân vào đến khi đạt khối lượng cần thiết (tải trọng cân tối
đa là 200 g. Không để hoá chất rơi vãi ra ngoài bàn cân và không cân trực tiếp trên
đĩa cân).
- Lấy vật cân ra nhẹ nhàng.
- Nhấm nút “Tare” để cân trở về 0.00 g.

Vệ sinh cân

- Nhấn nút on /off hoặc để tắt cân.


- Lau sạch cân ( đĩa cân, các cạnh của cân, các cửa kính,…).
- Đóng cửa kính lại nhẹ nhàng.

Xác định độ lặp của cân

- Xác định độ lặp của cân phân tích, bằng cách cân lặp 1 becher theo thí nghiệm 2.

51
Thí nghiệm 4: Cân chất lỏng

- Rửa sạch, sấy khô, hút ẩm 3 becher 100ml.


- Cân bằng cân phân tích 3 becher đã rửa sạch và làm khô ở trên. Ghi nhận giá trị
cân được vào bảng.
- Lấy 10 ml nước cất bằng pipet 10 ml.
- Đẩy mặt kính trên hộp cân (nếu có hộp cân).
- Cho pipet vào becher sao cho đầu pipet không để chạm vào thành becher và không
cao quá 0,5 cm so với đáy becher.
- Nhấc khẽ ngón tay trỏ để dòng chất lỏng chảy hết vào becher.
- Ghi nhận số liệu cân.
- Thực hiện lặp lại các thao tác trên 3 lần và ghi nhận các giá trị cân.

Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng của một thể tích chính xác chất lỏng dễ bay
hơi

- Chuẩn bị ba cốc cân (có nắp) đã rửa sạch và tráng bằng aceton.
- Sấy khô ở nhiệt độ 800C, sau đó cho vào bình hút ẩm để nguội đến nhiệt độ phòng.
- Cân bằng cân phân tích 3 cốc cân đã rửa sạch và làm khô ở trên. Ghi nhận giá trị
cân được vào bảng.
- Dùng pipet hút 5 ml aceton cho vào cốc cân.
- Nhanh chóng đậy nắp cốc cân lại.
- Ghi nhận số liệu cân.
- Thực hiện lặp lại các thao tác trên 3 lần và ghi nhận các giá trị cân.
- Lưu ý: Sau khi sinh viên làm thí nghiệm xong, aceton được rót lại bình chứa cũ.

52
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 4. CÂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CÂN

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:………………………………....

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Cách đánh giá và nâng cao độ lặp lại của cân kỹ thuật

Bảng 4.1. Báo cáo kết quả về độ lặp lại của cân kỹ thuật

Trung
Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6
bình

Trọng lượng
becher (g)

Kết luận về độ lặp lại của cân:…………………………………………………


2. Cách đánh giá và nâng cao độ lặp lại của cân phân tích

53
Bảng 4.2. Bảng báo cáo kết quả về độ lặp lại của cân phân tích

Trung
Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6
bình

Trọng lượng
becher (g)

Kết luận về độ lặp lại của cân:…………………………………………………………

3. Cân chất lỏng

Bảng 4.3. Báo cáo kết quả cân chất lỏng

Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Khối lượng becher (g)

Khối lượng becher và mẫu nước (g)

Khối lượng mẫu nước (g)

Thể tích thực của mẫu nước (ml)

54
4. Cân chất lỏng dễ bay hơi

Bảng 4.4. Báo cáo kết quả cân chất lỏng dễ bay hơi

Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Khối lượng cốc cân (g)

Khối lượng cốc cân và aceton (g)

Khối lượng mẫu aceton (g)

Thể tích thực của aceton (ml)

55
BÀI 5. XÁC ĐỊNH SAI SỐ CỦA MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO THỂ
TÍCH
5.1. Lý thuyết

5.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định sai số của pipet.


- Xác định sai số của bình định mức.
- Xác định sai số của buret.
5.1.2. Nguyên tắc

Từ khối lượng của thể tích nước cân được, suy ra thể tích thực của dụng cụ đo.

5.2. Thiết bị, hóa chất

5.2.1. Dụng cụ

- 8 becher 100 ml - 1 bình tia


- 1 pipet bầu 10 ml - 1 bình hút ẩm
- 1 nhiệt kế - 1 cân kỹ thuật
- 1 bình định mức 50ml - 1 tủ sấy
- 1 quả bóp cao su - 1 buret 25 ml

5.2.2. Hóa chất

- Nước cất. - aceton

5.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Xác định sai số của pipet

- Cân 3 becher (đã rửa sạch và sấy khô) bằng cân phân tích. Ghi nhận giá trị cân
được vào bảng.
- Cho một lượng nước cất vào becher khác. Dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ của
nước.
- Lấy 10 ml H2O bằng pipet bầu cho vào becher trên.
56
- Dùng cân phân tích để cân becher có chứa thể tích nước. Ghi nhận giá trị cân.
- Thực hiện lặp lại các thao tác trên 3 lần và ghi nhận các giá trị cân.
- Tính giá trị khối lượng trung bình của thể tích chính xác nước cất lấy ra từ pipet từ
đó suy ra thể tích thật của pipet.
- Xác định sai số thể tích của pipet.

Bảng 5.1. Báo cáo đánh giá sai số của pipet

Stt Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

1 Khối lượng becher (g)

2 Khối lượng becher và nước (g)

3 Khối lượng nước (g)

4 Thể tích thực của nước (ml)

5 ∆V = Vthật –Vpipet

6 Khối lượng riêng của nước: tra bảng phụ lục

Thí nghiệm 2: Xác định sai số của bình định mức

- Rửa sạch bình định mức bằng nước cất.


- Sấy bình định mức ở nhiệt độ 700C trong 30 phút.
- Làm nguội trong bình hút ẩm.
- Cân bình định mức bằng cân phân tích ghi nhận khối lượng.
- Cho nước cất vào bình định mức sao cho mặt khum của nước cất ngang với vạch
định mức của bình.
- Lau khô phía ngoài bình định mức, đem cân trên cùng một cân, ghi nhận giá trị cân
được.
- Đổ bỏ nước trong bình định mức.

57
- Tiến hành lặp lại thao tác cho nước cất vào đến vạch và tiến hành cân và ghi nhận
giá trị như các bước trên thêm 2 lần nữa (không cần làm khô bình định mức).
- Tính giá trị khối lượng trung bình của thể tích chính xác nước cất trong bình định
mức từ đó suy ra thể tích thật của bình định mức.
- Xác định sai số thể tích.

Thí nghiệm 3: Xác định sai số của buret

- Chuẩn bị 6 becher 100 ml đã rửa sạch, làm khô và đánh số thứ tự.
- Cân các becher bằng cân phân tích, ghi nhận giá trị cân.
- Tráng buret 3 lần bằng nước cất, sau đó cho nước vào buret đến quá vạch 0.
- Xoay nhanh khoá buret bằng tay trái theo ngược chiều kim đồng hồ để điều chỉnh
mặt khum của giọt nước cất về vạch 0.
- Tầm nhìn phải thẳng góc với vạch xác định.
- Phải đuổi hết bọt khí còn đọng lại buret bằng cách xoay nhanh khoá buret để cho
chảy đột ngột một lượng nước ra ngoài.
- Cho nước cất chảy từ vạch 0 đến vạch 1 ml của buret. Lượng thể tích này được
hứng trong một becher đã chuẩn bị ở trên.
- Cân becher có chứa nước trên bằng cân phân tích và ghi nhận giá trị.
- Thực hiện các bước tiến hành trên khi cho nước cất chảy từ vạch 0 đến vạch 5, 10,
15, 20 và 25 ml. Ghi nhận các giá trị cân được của các becher chứa các thể tích
nước cất khác nhau của buret.
- Lập bảng xác định thể tích thực của buret tại các khoảng đo.

58
Bảng 5.2. Xác định thể tích thực của buret

Stt Giá trị đo B.1 B.2 B.3 B.4 B.5 B.6


1 Khối lượng becher đã
sấy khô mi (g)

2 Khối lượng becher khi


có nước Mi (g)

3 Vạch ghi trên buret


01ml 05ml 010ml 015ml 020ml 025ml
tương ứng
4 Khối lượng của nước
M1 - m1 M2 - m2 M3 - m3 M4 - m4 M5 - m5 M6 - m6
có trong bình (g)

5
Thể tích thật ml (Vthật)

6 ∆V = Vthật -Vđọc trên buret

59
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 5. SAI SỐ CỦA MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO THỂ TÍCH

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Xác định sai số của pipet

60
Bảng 5.3. Báo cáo đánh giá sai số của pipet

Stt Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

1 Khối lượng becher (g)

2 Khối lượng becher và nước (g)

3 Khối lượng nước (g)

4 Thể tích thực của nước (ml)

5 ∆V = Vthật –Vpipet

6 Khối lượng riêng của nước: tra bảng phụ lục

2. Thí nghiệm 2: Xác định sai số của bình định mức

Bảng 5.4. Báo báo sai số của bình định mức

Stt Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

1 Khối lượng bình định mức (g)

2 Khối lượng bình định mức và nước (g)

3 Khối lượng nước (g)

4 Thể tích thực của nước (ml)

5 ∆V = Vthật –Vbình định mức

6 Khối lượng riêng của nước: tra bảng phụ lục

61
3. Xác định sai số của buret

Bảng 5.5. Báo cáo xác định sai số của buret

Stt Giá trị đo B.1 B.2 B.3 B.4 B.5 B.6


1 Khối lượng becher đã
sấy khô mi (g)

2 Khối lượng becher khi


có nước Mi (g)
3 Vạch ghi trên buret
01ml 05ml 010ml 015ml 020ml 025ml
tương ứng
4 Khối lượng của nước
M1 - m1 M2 - m2 M3 - m3 M4 - m4 M5 - m5 M6 - m6
có trong bình (g)
5
Thể tích thật ml (Vthật)

6 ∆V = Vthật -Vđọc trên buret

4. Khi thực hiện với pipiet để đo thể tích có sai số không? Hãy nêu các thao tác đúng
khi thực hiện với pipet.
5. Khi thực hiện với bình định mức để đo thể tích có sai số không? Hãy nêu các thao
tác đúng khi thực hiện với bình định mức.
6. Khi thực hiện với buret để đo thể tích có sai số không? Hãy nêu các thao tác đúng
khi thực hiện với buret.

62
BÀI 6. PHA CHẾ HOÁ CHẤT DẠNG RẮN
6.1. Lý thuyết

Dung dịch: Dung dịch là hỗn hợp của hai hay nhiều chất tác động tương hỗ với
nhau về mặt vật lý và hóa học. Trong dung dịch gồm có chất hòa tan và dung môi.

Tùy theo tính chất của dung môi mà phân thành dung dịch nước và dung dịch
khan. Phần lớn các dung dịch axít, bazơ, muối trong phòng thí nghiệm là dung dịch
nước, dùng dung môi là nước. Một số chất khác tan trong dung môi hữu cơ.

Ví dụ: Pha dung dịch NaCl 0,9% từ NaCl rắn (NaCl là chất tan dạng rắn, dung
môi là nước).

6.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

Biết cách pha chế các dung dịch từ các chất rắn thành các loại nồng độ mol, nồng
độ phần trăm, nồng độ đương lượng.

6.1.2. Các công thức về nồng độ

Hàm lượng chất hòa tan trong dung dịch thể hiện ở nồng độ dung dịch. Có nhiều
cách biểu thị nồng độ khác nhau. Mỗi cách sẽ tiện dụng trong chuẩn bị, phân tích và
tính toán khác nhau.

6.1.2.1. Nồng độ mol ( mol/l, M)

Là số mol chất tan có trong một đơn vị thể tích dung dịch.

Số mol chất tan (n)


CM =
Thể tích chất tan (V)

6.1.2.2. Nồng độ molan (m)

Là số mol chất tan có trong 1 kg dung môi.

Số mol chất tan (n)


Cm =
Số kg dung môi (kg)
63
6.1.2.3. Nồng độ phần trăm

6.1.2.3.1. Nồng độ phần trăm về khối lượng

Là khối lượng chất tan (g) có trong 100g dung dịch

Số gam chất tan (m)


C% = (m) , x 100%
Số gam dung dịch (m )

6.1.2.3.2. Nồng độ phần trăm về thể tích

Là thể tích chất tan (ml, l) có trong 100 (ml, l) dung dịch.

Số (ml,l) chất tan


C% = x 100%
Số (ml,l) dung dịch

6.1.2.4. Nồng độ ppm, ppb, ppt

Nồng độ ppm (phần triệu khối lượng ):

m chất tan
ppm = m dung dịch
x 106

Nồng độ ppb (phần tỷ khối lượng):

m chất tan
ppb = m dung dịch
x 109

Lưu ý: 1kg = 103 g = 109 g = 106 mg


Nồng độ ppt (phần ngàn khối lượng)

64
m chất tan
ppt = m dung dịch
x 103

6.1.2.5. Nồng độ phần mol

Hỗn hợp hai cấu tử A và B , phần mol XA là số mol của A (nA) trên tổng số mol
của hỗn hợp.

Số mol chất tan A (nA)


XA =
Tổng số mol chất (n)

6.1.2.6. Nồng độ đương lượng gam hay nồng độ đương lượng

Nồng độ đương lượng số đương lượng gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Số đương lượng g chất tan (n, )


XN =
Số (lít) dung dịch (V)

Trong đó:

M
n, =
Đ

Đ: Là số đương lượng gam

M
Đ=
Z

Z: Số electron trao đổi, số H+ (OH-) hay ion tham gia phản ứng trung hoà.

65
6.1.2.7. Mối liên hệ

10d 10d
CM = C% CN = C% CN = Z.CM
M Đ

6.2. Cách pha hoá chất

6.2.1. Pha dung dịch nồng độ mol/l ( CM)

Lượng cân chất rắn cần lấy để pha Vml dung dịch có nồng độ CM

CM.M.V.100
m = 1000.P
Trong đó:
m : khối lượng cân (g)
CM : nồng độ mol/l (M)
M : khối lượng phân tử
V: thể tích cần pha (ml)
P: độ tinh khiết của hoá chất
Ví dụ: Cần bao nhiêu g NaOH để pha 1 lít dung dịch NaOH 2M từ NaOH rắn. Biết độ
tinh khiết của NaOH là 96%.

Áp dụng công thức trên ta có:

m : ? (g)
CM : 2 M
M : 40
V: 1000 (ml)
P: độ tinh khiết của hoá chất

2.40.1000.100
m = 1000.96

Suy ra m = 83,3 g NaOH rắn. Khi pha sử dụng bình định mức.

66
6.2.2. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng (CN)

Lượng cân chất rắn cần lấy để pha Vml dung dịch có nồng độ CN

CN.Đ.V.100
mcân=
1000.P
Trong đó:
m : khối lượng cân (g)
CN : nồng độ đương lượng
V : thể tích cần pha (ml)
P : độ tinh khiết
Ví dụ: Cần bao nhiêu g NaOH để pha 1 lít dung dịch NaOH 2N từ NaOH rắn. Biết độ
tinh khiết của NaOH là 96%.

Áp dụng công thức trên ta có:

m : ? (g)
CN : 2N
M : 40 g
V: 1000 (ml)
P: độ tinh khiết của hoá chất

2.40.1000.100
m = 1000.96

Suy ra m = 83,3 g NaOH rắn.

6.2.3. Nồng độ phần trăm khối lượng C%

6.2.4. Chất rắn không ngậm nước

Lượng chất rắn cần lấy để pha mdd (g) dung dịch có nồng độ C%

C%.mdd
mct =
100

67
Trong đó:
mct: khối lượng cân (g)
mdd: khối lượng dung dịch cần pha (g)
Ví dụ: Cần bao nhiêu g NaCl để pha 1000g dung dịch NaCl 10% từ NaCl rắn. Biết độ
tinh khiết của NaCl là 100%.

Áp dụng công thức trên ta có:

10. 1000
mct =
100

Suy ra mct = 100g NaCl rắn. Nghĩa là hòa tan 100g NaCl với 900g H2O để tạo
ra 1000g dung dịch NaCl 10%.

6.2.5. Chất rắn ngậm nước

Lượng chất rắn cần lấy để pha V dung dịch (ml) có nồng độ CN.

CN.Đ.V.100 M1
mct = x
1000.P M2

Trong đó:
mct: khối lượng chất rắn cần lấy, g
CN: nồng độ đương lượng của dung dịch cần pha, N
Đ: đương lượng gam của chất rắn, g
VPha: thể tích dung dịch cần pha, ml
P: độ tinh khiết của chất rắn. (%)
M1: khối lượng phân tử ngậm nước, g
M2: Khối lượng phân tử không ngậm nước, g

Ví dụ: Tính lượng BaCl2.2H2O để pha 100ml dung dịch BaCl2 1N. Biết P=99%.

Áp dụng công thức trên ta có:

1.103.100.100 244
mct = x
1000.99 206 68
Suy ra mct = 12,3g NaCl rắn.

6.3. Thiết bị, hóa chất

6.3.1. Dụng cụ:

- 2 becher 250ml - 1 muỗng nhựa


- 4 chén nhựa - 1 bình định mức 50ml
- 1 pipet thẳng 10ml - 1 cân phân tích
- 1 bóp cao su - 1 cân kỹ thuật
- 1 đũa thuỷ tinh - 1 bình tia
- 4 chai thu hồi - 1 ống đong 100ml
- 2 bình định mức 100ml - 1 phễu thủy tinh có đuôi (loại nhỏ)

6.3.2. Hóa chất

- BaCl2.2H2O rắn - NaOH rắn


- NaCl rắn (muối ăn) -

6.4. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Tính lượng NaOH để pha 100ml dung dịch NaOH 0,1N (lấy dư 5%
khối lượng chất rắn đã tính vì NaOH dễ hút ẩm).
- Áp dụng công thức sau:

CN.Đ.V.100
mct =
1000.P

Trong đó:
mct : khối lượng chất rắn cần lấy, g
CN: nồng độ đương lượng của dung dịch cần pha, N
Đ: đương lượng gam của chất rắn, g
VPha: thể tích dung dịch cần pha, ml

69
P: độ tinh khiết của chất rắn, (%)
Cách tiến hành:
- Vì NaOH có tính ăn da rất mạnh nên việc pha chế phải cẩn thận, tránh để chúng
rơi vào da và mắt (khi thực hiện phải có găng tay và mắt kính bảo hộ).
- Cân (nhanh) lượng NaOH đã tính trước bằng cân phân tích 2 số lẻ trong một
becher (cốc) 100ml.
- Hòa tan chất rắn bằng 50ml nước cất (dùng đũa thủy tinh để khuấy).
- Chuyển lượng dung dịch vào bình định mức 100ml.
- Tráng becher 3 lần mỗi lần bằng 10ml nước cất và cho vào bình định mức.
- Dùng bình tia cho tiếp nước cất vào đến vạch mức.
- Chuyển dung dịch vừa pha được cho vào bình có nắp và gắn nhãn (sử dụng cho
bài sau).
CHẤT:………………………….
Nồng độ:………………………..
Người pha:………………………
Ngày pha:……………………….

Thí nghiệm 2: Tính lượng BaCl2.2H20 để pha 100ml dung dịch BaCl2 0,1N (biết
P=99%; độ tinh khiết này có thể xem ở nhãn chai hóa chất).
- Áp dụng công thức sau:

CN.Đ.V.100 M1
mct = x
1000.P M2
Trong đó:
mct: khối lượng chất rắn cần lấy, g
CN: nồng độ đương lượng của dung dịch cần pha, N
Đ: đương lượng gam của chất rắn, g
VPha: thể tích dung dịch cần pha, ml
P: độ tinh khiết của chất rắn, (%)
M1: khối lượng phân tử ngậm nước, g
M2: Khối lượng phân tử không ngậm nước, g

70
Cách tiến hành:
- Cân (nhanh) lượng BaCl2 đã tính trước bằng cân phân tích 2 số lẻ trong một
becher (cốc) 100ml.
- Hòa tan chất rắn bằng 50ml nước cất (dùng đũa thủy tinh để khuấy).
- Chuyển lượng dung dịch vào bình định mức 100ml.
- Tráng becher 3 lần mỗi lần bằng 10ml nước cất và cho vào bình định mức.
- Dùng bình tia cho tiếp nước cất vào đến vạch mức.
- Chuyển dung dịch vừa pha được cho vào bình có nắp và gắn nhãn (sử dụng cho
bài sau).

Thí nghiệm 3: Tính lượng NaCl để pha 100g (≈100ml) dung dịch NaCl 2%.
- Áp dụng công thức sau:

C%.mdd
mct =
100

Trong đó:
m: khối lượng cân (g)
mdd: khối lượng dung dịch cần pha (g)

Cách tiến hành:


- Cân (nhanh) lượng NaCl đã tính trước bằng cân phân tích 2 số lẻ trong một
becher (cốc) 100ml.
- Hòa tan chất rắn bằng 50ml nước cất (dùng đũa thủy tinh để khuấy).
- Chuyển lượng dung dịch vào bình định mức 100ml.
- Tráng becher 3 lần mỗi lần bằng 10ml nước cất và cho vào bình định mức.
- Dùng bình tia cho tiếp nước cất vào đến vạch mức.
- Chuyển dung dịch vừa pha được cho vào bình có nắp và gắn nhãn.

71
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 6. PHA HOÁ CHẤT DẠNG RẮN

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Khối lượng của các chất thực hiện trong bài.

Khối lượng (g)


Thí nghiệm Hóa chất Ghi chú
cân thực tế
Thí nghiệm 1 NaOH

Thí nghiệm 2 BaCl2.2H2O

Thí nghiệm 3 NaCl

Khối lượng của NaOH để pha 100ml dung dịch NaOH 0,1N:
Áp dụng công thức sau:

CN.Đ.V.100
mct = mct =
1000.P

72
Trong đó:
mct : …………g
CN: ……….N
Đ: ………….g
VPha: ………ml
P: ………….(%)

Khối lượng BaCl2.2H20 để pha 100ml dung dịch BaCl2 0,1N:
Áp dụng công thức sau:

CN.Đ.V.100 M1
mct = x mct = x
1000.P M2

Trong đó:
mct : ……..g
CN: ………N
Đ: ………..g
VPha: ……. ml
P: …………(%)
M1 : ………g
M2: ………g

Khối lượng NaCl để pha 100g (≈100ml) dung dịch NaCl 2%.
Áp dụng công thức sau:

C%.mdd
mct = mct =
100

Trong đó:
mct:……….g.
mdd:………g.
C%:……….%
2. Hãy nêu hình dạng, cấu trúc và tính chất vật lý của 3 chất ở thí nghiệm trên bằng
mắt thường?
3. Trong 3 thí nghiệm trên, chất nào có tính ăn mòn mạnh, khi thao tác với chất đó, ta
cần phải thực hiện thế nào?

73
BÀI 7. PHA CHẾ HOÁ CHẤT DẠNG LỎNG
7.1. Lý thuyết

Dung dịch: Dung dịch là hỗn hợp của hai hay nhiều chất tác động tương hỗ với
nhau về mặt vật lý và hóa học. Trong dung dịch gồm có chất hòa tan và dung môi.

Tùy theo tính chất của dung môi mà phân thành dung dịch nước và dung dịch
khan. Phần lớn các dung dịch axít, bazơ, muối trong phòng thí nghiệm là dung dịch
nước, dùng dung môi là nước. Một số chất khác tan trong dung môi hữu cơ.

Ví dụ: Pha dung dịch HCl 1M từ HCl đậm đặc (HCl đậm đặc là chất tan dạng
lỏng, dung môi là nước).

7.1.2. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

Biết cách pha chế các dung dịch từ các chất lỏng thành các loại nồng độ mol,
nồng độ phần trăm, nồng độ đương lượng.

7.2. Các công thức về nồng độ

7.2.1. Nồng độ mol ( mol/l, M)

- Là số mol chất tan có trong một đơn vị thể tích dung dịch.

Số mol chất tan (n)


CM =
Thể tích chất tan (V)

7.2.2. Nồng độ molan (m):

- Là số mol chất tan có trong 1 kg dung môi.

Số mol chất tan (n)


Cm =
Số kg dung môi (kg)

7.2.3. Nồng độ phần trăm:

74
7.2.4. Nồng độ phần trăm về khối lượng:

- Là khối lượng chất tan (g) có trong 100g dung dịch

Số gam chất tan (m)


C% = (m) , x 100%
Số gam dung dịch (m )

7.2.5. Nồng độ phần trăm về thể tích:

- Là thể tích chất tan (ml, l) có trong 100 (ml, l) dung dịch.

Số (ml,l) chất tan


C% = x 100%
Số (ml,l) dung dịch

7.2.6. Nồng độ ppm, ppb, ppt:

- Nồng độ ppm (phần triệu khối lượng):

m chất tan
ppm = m dung dịch
x 106

- Nồng độ ppb (phần tỷ khối lượng):

m chất tan
ppb = m dung dịch
x 109

Lưu ý: 1kg = 103 g = 109 g = 106 mg


- Nồng độ ppt (phần ngàn khối lượng)

m chất tan
ppt = m dung dịch
x 103
75
7.2.7. Nồng độ phần mol:

- Hỗn hợp hai cấu tử A và B , phần mol XA là số mol của A (nA) trên tổng số mol
của hỗn hợp.

Số mol chất tan A (nA)


XA =
Tổng số mol chất (n)

7.2.8. Nồng độ đương lượng gam hay nồng độ đương lượng

- Nồng độ đương lượng số đương lượng gam chất tan có trong 1 lít dung dịch.

Số đương lượng g chất tan (n, )


XN =
Số (lít) dung dịch (V)

Trong đó:

M
n, =
Đ

- Đ: Là số đương lượng gam

M
Đ=
Z

- Z: Số electron trao đổi, số H+ (OH-) hay ion tham gia phản ứng trung hoà.

7.2.9. Mối liên hệ

10d 10d
CM = C% CN = C% CN = Z.CM
M Đ

7.3. Cách pha hoá chất

76
7.3.1. Pha dung dịch nồng độ mol/l ( CM)

Đối với chất lỏng:

Thể tích lỏng đậm đặc cần dùng để pha (ml) dung dịch có nồng độ CM.

CM.M.V.100
Vđđ = 1000.d.C%
Trong đó:
Vđđ : thể tích dung dịch đậm đặc (ml)
V: thể tích dung dịch cần pha (ml)
d : tỷ trọng (g/ml)
C%: nồng độ phần trăm của dung dịch
Ví dụ: Tính lượng acid chlohydric 36,6% cần thiết để pha 1000ml dung dịch HCl có
nồng độ 1M.

Áp dụng công thức trên:

1.36,5.1000.100

Vđđ = 1000.1,18.36,6

Suy ra lượng HCl đậm đặc cần lấy để pha là: 84.5 ml.

7.3.2. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng (CN)

Đối với chất lỏng: thể tích chất lỏng đậm đặc cần dùng để pha V(ml) dung dịch có
nồng độ CN

CN.Đ.V.100
Vđđ = 1000.d.C%

Trong đó:
Vđđ : thể tích dung dịch đậm đặc (ml)
V : thể tích dung dịch cần pha (ml)

77
d : khối lượng riêng (tỷ trọng) của dung dịch (g/ml)
C% : nồng độ phần trăm của dung dịch đậm đặc
Ví dụ: Tính lượng acid H2SO4 98% cần thiết để pha 1000ml dung dịch H2SO4 có nồng
độ 1N.

Áp dụng công thức trên:

1.49.1000.100

Vđđ = 1000.1,84.98

Suy ra lượng H2SO4 đậm đặc cần lấy để pha là ≈ 27 ml.

7.3.3. Phần trăm thể tích - thể tích

C1.V1 = C2.V2
Trong đó:
V1: thể tích dung dịch cần lấy để pha, ml
V2: thể tích dung dịch cần pha, ml
C1: nồng độ phần trăm của dung dịch có nồng độ cao ban đầu (ml/ml)
C2: nồng độ phần trăm của dung dịch cần pha (ml/ml)
7.3.4. Pha dung dịch có nồng độ định sẵn:

Pha 1 thể tích V1 dung dịch có nồng độ C1% từ 1 dung dịch có nồng độ C2% với
C2% > C1% có dung dịch 1 và dung dịch 2 tra bảng.

C1.V1.d1 = C2.V2.d2

thể tích dung dịch C2% cần lấy là:

C1.V1.d1 C1 d2.V2
V2 = hay = d .V
C2.d2 C2 1 1

Trong đó:

78
V1: thể tích dung dịch cần lấy để pha
V2: thể tích dung dịch cần pha
C1%: nồng độ phần trăm dung dịch lấy để pha
C2%: nồng độ phần trăm dung dịch cần pha
d1: khối lượng riêng dung dịch lấy để pha
d2: khối lượng riêng dung dịch cần pha.

Ví dụ: Cần lấy bao nhiêu ml cồn 960 để pha thành 250 ml cồn 700. Biết khối lượng
riêng cồn 960 (d=0,79g/ml) và khối lượng riêng cồn 700 (d=0,86g/ml)
Áp dụng công thức trên:

C1.V1.d1 = C2.V2.d2

96.V1.0,79 = 70.250.0,86
Suy ra V1 = 198ml, vậy ta cần lấy 198ml cồn 960 (kết hợp với thể tích nước khoảng 52
ml) để pha thành 250 ml cồn 700.

7.4. Thiết bị, hóa chất

7.4.1. Dụng cụ:

- 2 becher 250ml - 1 muỗng nhựa.


- 4 chén nhựa - 1 bình định mức 50ml
- 1 pipet thẳng 10ml - 1 cân phân tích
- 1 bóp cao su - 1 cân kỹ thuật
- 1 đũa thuỷ tinh - 1 bình tia
- 4 chai thu hồi - 1 ống đong 100ml
- 2 bình định mức 100ml - 1 phễu thủy tinh có đuôi (loại nhỏ)
7.4.2. Hóa chất

- HCl 36,5% - HCl 0,1N


- NaCl 2%

7.5. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Pha 100ml dung dịch NaCl 0,5% từ NaCl 2%.

79
- Biết rằng NaCl có tỷ trọng theo nồng độ % như sau

Nồng độ NaCl 2% 0,5 % Ghi chú

Tỷ trọng NaCl ≈1 ≈1

Gợi ý: Pha loãng dung dịch có nồng độ % cao thành dung dịch có nồng độ % thấp

- Áp dụng công thức sau:

C2.d2
V1 = C1.d1
V2

Trong đó:
C1: nồng độ % của dung dịch có nồng độ cao ban đầu.
C2: nồng độ % của dung dịch cần pha.
V1: thể tích dung dịch có nồng độ cao ban đầu, ml.
V2: thể tích dung dịch cần pha, ml.
Với các dung dịch có nồng độ xấp xỉ nhau, ta xem d1 = d2
Cách tiến hành:
- Đầu tiên phải tính được thể tích NaCl cần hút.
- Cho 50 ml nước cất vào bình định mức 100 ml.
- Rót thể tích NaCl vừa tính được cho vào bình định mức và cho nước cất vào, định
mức tới vạch 100 ml.
- Chuyển dung dịch vừa pha được cho vào bình có nắp và dán nhãn. Nhãn ghi các
nội dung sau: tên hoá chất, nồng độ, ngày pha, người pha.
Lưu ý :
- Các dung dịch pha chế trong bài này được cho vào chai thu hồi và sử dụng cho các
bài sau.

Thí nghiệm 2: Tính lượng acid chlohydric 36,6% cần thiết để pha 50ml dung dịch
HCl có nồng độ 0,1N

80
Gợi ý: Pha dung dịch có nồng độ % thành nồng độ đương lượng; khi tiến hành pha
phải có giảng viên hướng dẫn, mang găng tay và mắt kính và thực hiện trong tủ hút.

- Áp dụng theo công thức sau:

CN.Đ.V.100
Vđđ = 1000.d.C%

Trong đó:
Vđđ : thể tích hoá chất có nồng độ C% cho trước, ml
CN: nồng độ đương lượng hoá chất cần pha, N
VPha: thể tích dung dịch ứng với nồng độ đương lượng cần pha, ml
C%: nồng độ % cho trước
d : khối lượng riêng của dung dịch có nồng độ % ban đầu
Đ: đương lượng gam của hóa chất
Lưu ý: lấy một thể tích lớn hơn thể tích đã tính, ví dụ: Vđđ (tính được) = 1,25 ml
Vđđ (cần lấy để pha) = 1,25 + 0,125 = 1,375 ml.
Cách tiến hành:
- Cho vào bình định mức khoảng 50ml nước cất.
- Dùng pipet hút Vđđ HCl 36,6% đã tính.
- Cho hết lượng HCl vào bình định mức (cho đầu pipet ngập vào trong lớp nước
- chứa sẵn trong bình định mức).
- Lấy pipet ra khỏi bình định mức. Cho nước cất vào khoảng 2/3 bình.
- Đậy nắp và lắc bình định mức có chứa dung dịch cho đều.
- Mở nắp và dùng bình tia cho tiếp nước cất vào đến vạch định mức.
- Đậy nắp bình và lắc đều dung dịch.
- Chuyển dung dịch vừa pha được cho vào bình có nắp và gắn nhãn (sử dụng cho
bài sau).
Thí nghiệm 3: Pha 100ml dung dịch HCl 0.1N từ dung dịch HCl có nồng độ
đương lượng cao hơn là 1N.
Gợi ý: Pha dung dịch có nồng độ đương lượng cao thành dung dịch có nồng độ
đương lượng thấp (dựa vào định luật đương lượng).
- Áp dụng công thức sau:

81
CN1.V1 = CN2.V2

Trong đó:
CN1: Nồng độ đương lượng của dung dịch cần pha 0.1N
V1: Thể tích dung dịch cần pha 100ml
CN2: Nồng độ đương lượng của dung dịch cần lấy (hút) 1N
V2: Thể tích dung dịch cần hút ? (ml)
Cách tiến hành:
- Lưu ý, khi tiến hành thí nghiệm này phải có giảng viên hướng dẫn.
- Cho vào bình định mức khoảng 50ml nước cất.
- Dùng pipet hút VHCl 1N đã tính.
- Cho hết lượng HCl vào bình định mức (cho đầu pipet ngập vào trong lớp nước
- chứa sẵn trong bình định mức).
- Lấy pipet ra khỏi bình định mức. Cho nước cất vào khoảng 2/3 bình.
- Đậy nắp và lắc bình định mức có chứa dung dịch cho đều.
- Mở nắp và dùng bình tia cho tiếp nước cất vào đến vạch định mức.
- Đậy nắp bình và lắc đều dung dịch.
- Chuyển dung dịch vừa pha được cho vào bình có nắp và gắn nhãn (sử dụng cho
- bài sau).

82
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 7. PHA HOÁ CHẤT DẠNG LỎNG

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Khối lượng của các chất thực hiện trong bài

Thể tích (ml)


Thí nghiệm Hóa chất Ghi chú
lấy thực tế
Thí nghiệm 1 NaCl 2%

Thí nghiệm 2 HCl 36,6%

Thí nghiệm 3 HCl 1N

Thể tích dung dịch NaCl 2%:

C2.d2
V1 = C1.d1
V2 V1 =

Trong đó:

83
C1: …… %.
C2: …… %.
V1: …….ml.
V2: …….ml.
d1: …….
d2: …….

Thể tích HCl 36,6% cần thiết để pha 50ml dung dịch HCl có nồng độ 0,1N

CN.Đ.V.100
Vđđ = 1000.d.C%
Vđđ =

Trong đó:
Vđđ : ……..ml
CN: …….. N
VPha: …….ml
C%: ……..%
d: ………..(tra bảng)
Đ: …….. ..

Thể tích HCl 1N cần thiết để pha 100ml dung dịch HCl 0,1N

CN1.V1 = CN2.V2 = .V2

Trong đó:
CN1: ………N
V1: ……… ml
CN2: ………N
V2: ……… ml

84
Khối lượng của NaOH để pha 100ml dung dịch NaOH 0,1N:

CN.Đ.V.100
mct = mct =
1000.P

Trong đó:
mct : …………g
CN: ……….N
Đ: ………….g
VPha: ………ml
P: ………….(%)

2. Khi thực hiện pha HCl đậm đặc (36,6%) thì ta phải lưu ý những việc gì? Tại sao?
3. Trong quá trình pha HCl, tại sao phải cho nước cất khoảng 2/3 bình định mức? Cho
đầy bình định mức có ảnh hưởng gì không?

85
BÀI 8. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH
8.1. Lý thuyết

8.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Chuẩn độ dung dịch, xác định nồng độ của axít hay bazơ.
- Biết một số chất chỉ thị màu cho một số phản ứng cơ bản.
- Biết thao tác chuẩn độ.
8.1.2. Nguyên tắc

- Dựa vào định luật đương lượng để xác định nồng độ axít hay bazơ.
8.1.3. Chuẩn độ dung dịch

- Sự chuẩn độ là sự đo thể tích của dung dịch thuốc thử có nồng độ đã biết phản ứng
một thể tích xác định dung dịch của chất có nồng độ chưa biết cần xác định.
- Dung dịch chuẩn là dung dịch đã biết chính xác nồng độ.
- Điểm tương đương là thời điểm mà chất cần xác định nồng độ vừa tác dụng hết với
dung dịch chuẩn.
- Chất chỉ thị là những chất gây ra hiện tượng mà ta dễ quan sát được bằng mắt như
sự đổi màu, sự xuất hiện kết tủa có màu hoặc làm đục dung dịch xảy ra tại điểm
tương đương. Chất chỉ thị màu hay dùng metyl da cam, metyl đỏ, phenolphtalein.
- Điểm cuối là thời điểm kết thúc chuẩn độ.
8.1.4. Chuẩn độ axit-bazơ (hay chuẩn độ trung hòa)

- Nguyên tắc: Dùng dung dịch kiềm (NaOH, KOH) đã biết chính xác nồng độ làm
dung dịch chuẩn để chuẩn độ dung dịch axit (HCl, H2SO4, HNO3) hoặc dùng dung
dịch axit mạnh (HCl, H2SO4, HNO3) đã biết chính xác nồng độ để chuẩn độ dung
dịch bazơ (NaOH, KOH).
- Cách chuẩn độ: Đổ dung dịch chuẩn bazơ (hoặc axit) vào buret. Dùng pipet lấy
dung dịch axit (hoặc bazơ) cần xác định nồng độ vào bình tam giác sạch vài giọt
dung dịch phenolphtalein. Vặn buret để nhỏ từ từ dung dịch chuẩn bazơ (hoặc axit)
và lắc đều, khi nào dung dịch chất chỉ thị đổi màu sang hồng (hoặc hết hồng) thì

86
kết thúc chuẩn độ. Ghi lại thể tích dung dịch đã dùng từ đó tính toán để suy ra nồng
độ.
- Công thức : CHCl . VHCl = CNaOH . VNaOH

8.2. Thiết bị, hóa chất

8.2.1. Dụng cụ

- 1 becher 100ml - 1 buret 25ml


- 2 becher 250ml - 1 ống nhỏ giọt
- 3 erlen 250ml - 1 bình tia
- 1 pipet bầu 10ml
- 1 bóp cao su

8.2.2. Hóa chất

- Phenolphtalein 0.1%
- NaOH
- HCl

8.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Chuẩn độ dung dịch NaOH

Sinh viên đeo mắt kính trước khi làm thí nghiệm.

Chuẩn bị dung dịch NaOH chưa biết nồng độ (ta lấy dung dịch NaOH có nồng độ
tương đương 0,1N).

- Lắc trộn chai hoá chất chứa NaOH đã pha ở bài trên.
- Lấy khoảng 50 ml dung dịch NaOH vào becher 250ml.
- Tráng pipet bầu 10ml bằng dung dịch NaOH.
- Lấy mỗi lần 10ml dung dịch NaOH bằng pipet bầu lần lượt cho vào 3 erlen 250ml
đã rửa sạch bằng nước cất.
- Thêm 10ml nước cất vào mỗi erlen.

Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn HCl 0,1N

- Lấy khoảng 50 ml dung dịch chuẩn HCl 0,1N vào becher 100ml.

87
- Tráng buret 2 lần mỗi lần khoảng 10ml HCl 0,1N.
- Rót dung dịch acid trong becher vào buret và cao hơn vạch 0. Khi nào bắt đầu
- chuẩn độ mới điều chỉnh mực dung dịch trong buret về vạch 0.

Thao tác chuẩn độ

- Điều chỉnh dung dịch trong buret về vạch 0.


- Thêm vào mỗi erlen (đã chuẩn bị ở mục a) 2 -3 giọt phenolphtalein 0,1%.
- Tay phải cầm erlen đưa vào đầu buret sao cho đầu buret sâu vào miệng elen từ 1-
- 2 cm, tay trái giữ khoá buret để điều chỉnh.
- Mở từ từ khóa buret cho dung dịch acid chảy vào erlen, đồng thời phải lắc tròn
erlen bằng cổ tay phải.
- Ngừng chuẩn độ khi dung dịch trong erlen vừa mất màu, mất màu bền. Ghi nhận
thể tích dung dịch HCl 0.1N đã tiêu tốn.
- Lặp lại thao tác chuẩn độ ở bình thứ 2 và thứ 3, ghi nhận thể tích HCl 0.1N
- Tính giá trị trung bình VHCl từ đó suy ra nồng độ dung dịch NaOH.

Thí nghiệm 2: Chuẩn độ dung dịch HCl (thí nghiệm này làm một lần)

Chuẩn bị dung dịch HCl 0,1N.

- Lắc trộn chai hoá chất chứa HCl.


- Lấy khoảng 50 ml dung dịch HCl vào becher 250ml.
- Tráng pipet bầu bằng dung dịch HCl.
- Lấy 10ml dung dịch HCl bằng pipet bầu lần lượt cho vào 1 erlen 250ml đã rửa sạch
bằng nước cất.
- Thêm 10ml nước cất vào mỗi erlen.

Chuẩn bị dung dịch tiêu chuẩn NaOH 0,1N.

- Lấy khoảng 50 ml dung dịch chuẩn NaOH 0,1N vào becher 100ml.
- Tráng buret 2 lần mỗi lần khoảng 10ml NaOH 0,1N.
- Rót dung dịch acid trong becher vào buret và cao hơn vạch 0. Khi nào bắt đầu
- Chuẩn độ mới điều chỉnh mực dung dịch trong buret về vạch 0.

Thao tác chuẩn độ

- Điều chỉnh dung dịch trong buret về vạch 0.

88
- Thêm erlen đã chuẩn bị 2 đến 3 giọt phenolphtalein 0,1%, tạo ra dung dịch không
màu.
- Tay phải cầm erlen 250 ml đưa vào đầu buret sao cho đầu buret sâu vào miệng
erlen từ 1-2 cm, tay trái giữ khoá buret để điều chỉnh.
- Mở từ từ khóa buret cho dung dịch NaOH chảy vào erlen, đồng thời phải lắc tròn
erlen bằng cổ tay phải.
- Ngừng chuẩn độ khi dung dịch trong erlen màu chớm hồng. Ghi nhận thể tích dung
dịch NaOH 0.1N đã tiêu tốn.
- Làm xong, sinh viên vệ sinh buret thật sạch, tháo bỏ NaOH và tráng nước cất 3 lần
(vì NaOH có thể ăn mòn thủy tinh).

89
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 8. CHUẨN ĐỘ DUNG DỊCH

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Nồng độ đương lượng dung dịch NaOH

Bảng 8.1. Báo cáo nồng độ đương lượng của dung dịch NaOH

Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Thể tích dung dịch HCl


0.1N tiêu tốn (ml)

Thể tích dung dịch


NaOH (ml)

Nồng độ thực của dung


dịch NaOH (CN)
Trong thí nghiệm này ta cho HCl có nồng độ chuẩn
và NaOH ta đang tìm lại nồng độ chính xác

90
Gợi ý: CHA . VHA = VMOH . CMOH

Trong đó:

CHA, CMOH: nồng độ đương lượng axít và bazơ (N)

VHA, VMOH: thể tích axít và bazơ đã phản ứng (ml)

2. Hãy cho biết chất chỉ thị trên tên gì? Và khoảng thay đổi pH của chúng?
3. Khi thêm nước cất vào erlen thì có ảnh hưởng đến kết quả không?
4. So sánh màu dung dịch trong erlen trước và sau thí nghiệm của hai thí nghiệm trên?
Tại sao?

91
BÀI 9. PHƯƠNG PHÁP ĐO TỶ TRỌNG
9.1. Lý thuyết

9.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Thao tác và sử dụng được phù kế và bình đo tỷ trọng.


- Hiểu và xác định được tỷ trọng của chất rắn, chất lỏng.

9.1.2. Nguyên tắc

- Dựa vào định luật Archimes.

9.2. Thiết bị, hóa chất

9.2.1. Dụng cụ

- 2 becher 100 ml - 1 bình hút ẩm


- 1 bình tỷ trọng 25 ml - 1 đũa thủy tinh
- 1 bình tỷ trọng 50 ml - 1 ống đong 500ml
- 1 phù kế (d<1) - 1 tủ sấy

9.2.2. Hóa chất

- Nước cất - Etanol 45%


- Etanol 96%

9.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Đo tỷ trọng chất lỏng bằng tỷ trọng kế (phù kế).

Hình 9.1. Phù kế

92
Tiến hành đo lần lượt với 2 dung dịch: etanol 96% và etanol 45% (khối lượng riêng
d= 0,92).
- Cho khoảng 400ml dung dịch vào bình định mức.
- Thả nhẹ phù kế vào ống đong, tránh phù kế chạm vào thành ống đong.
- Chờ phù kế cân bằng rồi đọc, ghi nhận vạch tiếp xúc giữa mặt chất lỏng và phù kế.
Mỗi thí nghiệm tiến hành ít nhất 3 lần.

Thí nghiệm 2: Xác định tỷ trọng chất lỏng bằng bình tỷ trọng

Hình 9.2. Bình tỷ trọng

Tiến hành đo với 2 dung dịch etanol 96% và etanol 45% bằng 2 bình tỷ trọng có
thể tích khác nhau là 25ml và 50ml.
- Rửa sạch bình tỷ trọng bằng nước rồi tráng lại bằng rượu hoặc aceton.
- Sấy khô bình ở nhiệt độ 70-900C trong vòng 30 phút bằng tủ sấy.
- Cho bình tỷ trọng vào bình hút ẩm đến khi về nhiệt độ phòng.
- Cân bình tỷ trọng với độ chính xác 0,0001g (ghi nhận khối lượng P).
- Cho nước cất vào đầy bình tỷ trọng, ngâm trong bể điều nhiệt ở 200C trong vòng 30
phút (lưu ý tránh để sót không khí trong bình tỷ trọng).
- Lau khô và cân bình tỷ trọng chứa nước, ghi nhận khối lượng P1.
- Đổ nước cất ra, tráng bình bằng dung dịch cần đo tỷ trọng rồi sau đó cho đầy dung
dịch vào bình, cân và ghi nhận khối lượng P2.
- Tính toán tỷ trọng dung dịch đo được dựa vào P, P1 và P2
So sánh kết quả đo được bằng phù kế và bình tỷ trọng

93
Thí nghiệm 3: Xác định tỷ trọng của chất rắn

- Chuẩn bị vật rắn có kích thước đủ nhỏ để bỏ lọt vào bình định mức, lưu ý vật phải
có khối lượng riêng lớn hơn nước cất.
- Rửa sạch và lau khô rồi cân bằng cân phân tích, ghi nhận khối lượng đo được.
- Lấy chính xác 300ml nước cất cho vào ống đong 500ml, cho vật rắn vào ống đong
(tránh làm nước văng ra ngoài hay thả mạnh làm bể ống đong).
- Đọc thể tích nước dâng lên.
Tỷ trọng của chất rắn có độ lớn chính bằng khối lượng riêng (g/ml) của vật rắn

94
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 9. ĐO TỶ TRỌNG

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Đo tỷ trọng bằng phù kế

Bảng 9.1. Kết quả đo tỷ trọng

STT Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

1 Etanol 96%

2 Etanol 45%

2. Đo tỷ trọng bằng bình tỷ trọng

95
Bảng 9.2. Kết quả thu được và tính toán

Bình 25ml Bình 50ml


STT Nội dung
96% 45% 96% 45%

1 Khối lượng bình tỷ trọng P (g)


2 Khối lượng bình và nước P1(g)
3 Khối lượng bình và etanol P2(g)
4 Tỷ trọng

Bảng 9.3. So sánh kết quả đo và xác định tỷ trọng etanol.


Nội dung Etanol 96% Etanol 45%
Tỷ trọng đo bằng phù kế
Tỷ trọng xác định bằng bình tỷ trọng 25ml
Tỷ trọng xác định bằng bình tỷ trọng 50ml
Kết quả tra số liệu bằng sổ tay

3. Xác định tỷ trọng vật rắn

Bảng 9.4. Kết quả xác định tỷ trọng vật rắn

STT Nội dung Kết quả

1 Khối lượng vật rắn, g

2 Thể tích của vật rắn, ml

3 Tỷ trọng xác định được

4. Căn cứ kết quả đo và tính toán đối với 2 loại dụng cụ trên, hãy so sánh với kết quả
tra được từ sổ tay và từ đó nêu những ưu, nhược điểm ảnh hưởng đến kết quả thu
được.
5. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sai số khi xác định tỷ trọng vật rắn như trong thí
nghiệm đã tiến hành.

96
BÀI 10. KỸ THUẬT LỌC – TÁCH – CHIẾT

10.1. Lý Thuyết

10.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Biết cách xếp giấy lọc, sử dụng phễu chiết, máy lắc, máy ly tâm.
- Hiểu và thao tác đúng kỹ thuật lọc-tách-chiết để phân riêng hệ huyền phù, nhũ
tương.

10.1.2. Nguyên tắc

Phân riêng hệ huyền phù bằng quá trình lọc ly tâm.


Phân riêng chất lỏng dựa trên độ tan của chúng trong hai dung môi khác nhau.

10.2. Thiết bị, hóa chất

10.2.1. Dụng cụ

- 3 becher 100 ml - 1 ống đong 25ml


- 1 bình định mức 250 ml - 1 phễu thủy tinh
- 1 bộ phễu chiết 250ml - 1 máy lắc ngang
- 1 erlen 250ml - 1 ly tâm

10.2.2. Hóa chất

- Dầu dừa - BaCl2 0,1N


- CHCl3 - H2SO4 0,1N
- Than hoạt tính - Giấy lọc

10.3. Tiến hành thí nghiệm

97
Thí nghiệm 1: Sử dụng máy lắc ngang

Hình 10.1. Máy lắc ngang


- Cho 100ml nước vào erlen, đậy nắp.
- Cho khoảng 2g than hoạt tính vào erlen 250ml.
- Đưa erlen vào giữa các khe lò xo của máy lắc.
- Cắm điện vào máy (kiểm tra tất cả các chế độ của máy phải ở chế độ”off” trước khi
cắm điện).
- Chọn thời gian chạy máy bằng phím ”Temp”.
- Chọn tốc độ lắc không quá 2/3 thang đo bằng nút ”speed”.
- Nhấn ”power” bắt đầu hoạt động.
- Máy sẽ ngừng theo khoảng thời gian đã chọn lựa. Hoặc có thể tắt bằng cách nhấn
”power”.
- Trả các nút về chế độ ban đầu.

Thí nghiệm 2: Sử dụng máy ly tâm

Hình 10.2. Máy ly tâm


- Tạo dung dịch huyền phù bằng cách cho 20ml BaCl2 0,4N và 20ml H2SO4 0,4N
vào becher 100ml, lắc đều hỗn hợp.
- Cho vào 2 ống ly tâm, mỗi ống 5ml dung dịch huyền phù.
- Nút kín và lau sạch 2 ống ly tâm trước khi cho vào máy.
98
- Đặt 2 ống ly tâm đối xứng; đậy nắp máy.
- Kiểm tra nút đặt thời gian và tốc độ phải ở chế độ Zero.
- Cắm điện vào máy, bật ON.
- Chọn tốc độ quay và thời gian quay.
- Chờ máy ngừng hẳn mới tháo lấy ống ly tâm.
- Nhấn OFF để tắt máy.

Thí nghiệm 3: Lọc

Dung dịch chứa than hoạt tính


- Xếp giấy lọc múi và đơn giản.
- Dung dịch chứa than hoạt tính sẽ được chia làm 2 phần, mỗi phần 20ml.
- Cho 1 phần lên giấy lọc múi và 1 phần lên giấy lọc đơn giản rồi so sánh thời gian
lọc trên 2 kiểu lọc này (được tính là khoảng thời gian bắt đầu lọc đến khi giọt cuối
dùng nhỏ xuống).
- Thực hiện thí nghiệm 3 lần trên mỗi loại giấy lọc.
Dung dịch huyền phù
- 2 dung dịch huyền phù thu được từ máy ly tâm sẽ được lọc bằng kiểu xếp đơn giản
và xếp múi (dùng dung dịch bão hòa BaSO4 để rửa lấy hết chất rắn trong ống ly
tâm).
- Sau khi sấy khô trong tủ sấy ở 900C trong vòng 30phút, đem chất rắn và giấy lọc
cho vào bình hút ẩm đến nhiệt độ phòng rồi cân , ghi nhận kết quả và tính hiệu suất
phản ứng.

(a) Gấp giấy lọc để lấy nước lọc (b) gấp giấy lọc để lấy kết tủa

Hình 10.3. Giấy lọc được gấp dạng rãnh (a) và dạng côn (b)

99
(a) (b) (c) (d)

(e) (f) (g) (h)

Hình 10.4. Giấy lọc gấp dạng múi

Thí nghiệm 4: Chiết dầu dừa từ nhũ tương


- Lấy 15ml dầu dừa và 30ml nước cất cho vào phễu chiết 250ml.
- Đậy nắp phễu chiết, lắc đều để tạo hỗn hợp nhũ tương (khi hỗn hợp có màu trắng
đục như nước vo gạo).
- Cho 30ml CHCl3 vào phễu chiết.
- Đậy nắp phễu chiết, lắc đều.
- Gắn phễu lên giá, để yên đến khi thấy rõ ranh giới 2 pha.
- Đặt bình định mức 25ml và mở nắp phễu chiết để thu dung dịch chiết vào bình định
mức, ghi nhận thể tích thu được.

100
Lặp lại thí nghiệm trên nhưng dung môi chiết được chia làm 3 lần, mỗi lần chiết
với 10ml. Ghi nhận kết quả và so sánh hiệu quả chiết khi chiết 1 lần 30ml và chiết
3 lần, mỗi lần 10ml dung môi.

101
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 10. LỌC – TÁCH - CHIẾT

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Lọc

Bảng 10.1. Kết quả lọc than hoạt tính

STT Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

1 Lọc khi xếp thường, (giây)

2 Lọc khi xếp múi, (giây)

102
Bảng 10.2. Kết quả và tính toán lọc thu BaSO4

Xếp thường Xếp múi

Khối lượng giấy lọc, g

Khối lướng giấy + BaSO4, g

Khối lượng BaSO4 thu được, g

Khối lượng BaSO4 lý thuyết, g

Hiệu suất phản ứng, %

2. Chiết nhũ tương

Bảng 10.3. Kết quả chiết

Thể tích thu hồi, ml Hiệu suất thu hồi, %

1 Khi chiết 1 lần 30ml

2 Khi chiết 3lần x10ml

3. So sánh và giải thích kết quả lọc khi xếp giấy lọc thông thường và khi xếp múi.
4. Vì sao khi chia nhỏ lượng dung môi chiết thì kết quả thu được tốt hơn khi dùng 1
lần.

103
BÀI 11. CHƯNG CẤT

11. 1. Lý thuyết

11.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Thao tác lắp bộ chưng cất đúng kỹ thuật.


- Chưng cất đơn cồn 70%.

11.1.2. Nguyên tắc

- Tách hai chất lỏng dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau (t > 10 oC).
- Tách một phân đoạn dựa trên nhiệt độ sôi không khác nhau (t < 10 oC) (tham
khảo).

11.2. Thiết bị, hóa chất

11.2.1. Dụng cụ

- 1 becher 100ml - 1 bếp cầu


- 1 đũa thuỷ tinh - 1 bình tia
- 1 bộ chưng cất (sinh hàn thẳng) - 1 bình tỷ trọng 50ml
- 1 thau nhựa - 1 nhiệt kế 1000C
- 1 erlen cổ nhám 250ml

11.2.2. Hóa chất

- Cồn 70% (cất đơn)

11.3. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

Kiểm tra lọ chứa cồn 700 và tiến hành pha 250ml cồn 700.

Thí nghiệm 1: Cách lắp thiết bị chưng cất

- Đặt bếp cầu cạnh giá đỡ.


- Gắn bình cầu vào giá đỡ (kẹp cổ bình cầu phải lót một tấm đệm để khi thuỷ tinh
không bị cấn khi nó giãn nở trong quá trình gia nhiệt. Không được vặn chặt cổ bình
cầu).

104
- Gắn ống sinh hàn thẳng vào một giá đỡ khác có độ dốc đi xuống.
- Gắn co nối của bình cầu với sinh hàn thẳng.
- Lắp co nối với đầu nhám còn lại của ống sinh hàn và bình hứng để tạo thành một
hệ thống.
- Gắn nhiệt kế 1000C (có nút cao su) vào miệng bình Wurtz.
- Khi gia nhiệt phải thoa vaseline vào các mối nối để tăng độ kín tại các điểm nối.
- Gắn đường nước vào bên dưới và ra bên trên (tính theo phương thẳng đứng của
sinh hàn).

Hình 11.1. Sơ đồ hệ thống chưng cất


Thí nghiệm 2: Chưng cất đơn

- Lắp đặt hệ thống chưng cất như hình bên trên.


- Tháo nhiệt kế ra khỏi miệng bình cầu.
- Dùng ống đong lấy 150 ml cồn 70%, cho vào bình cầu.
- Cho vào bình cầu khoảng 2-3 viên đá bọt.
- Gắn nhiệt kế 1000C vào cổ bình cầu.
- Kiểm tra xem các co nối giữa bình cầu và sinh hàn, giữa sinh hàn và bình hứng đã
kín chưa.
- Cho nước vào ống sinh hàn.
- Bật bếp cầu và bắt đầu chưng cất.
- Quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế khi C2H5OH đã ngưng tụ trên đầu vào của ống sinh
hàn thẳng (ghi lấy nhiệt độ và theo dõi sự ổn định của nhiệt độ). Nhiệt độ sôi của
C2H5OH là 780C ở áp suất P = 760 mmHg.

105
- Tiếp tục theo dõi quá trình chưng cất và hứng chất lỏng ngưng tụ vào bình cầu.
- Khi nhiệt độ trên nhiệt kế đã thay đổi (tăng lên) thì tắt bếp điện, ngừng quá trình
chưng cất.
- Tháo co nối giữa bình hứng với ống sinh hàn, lấy bình hứng ra.
- Đổ C2H5OH ra ống đong.
- Dùng phù kế để xác định độ cồn theo cách đo tỷ trọng ở bài trước. Ghi nhận kết
quả.
- Cho cồn đã chưng cất được vào bình thu hồi (cồn 1000).
- Khi hệ thống đã nguội tháo rời các bộ phận và vệ sinh.
Lưu ý:
- Khi chưng cất sinh viên không được rời vị trí làm việc.
- Tuyệt đối không được dùng kẹp xiết chặt cổ bình cầu mà chỉ gá cổ bình cầu vào
kẹp.
- Không được làm nguội đột ngột dụng cụ thủy tinh.
- Đối với các dung môi hữu cơ dễ cháy (nhiệt độ sôi < 1000C ở áp suất khí quyển)
phải đun trên bếp cách thủy.

Thí nghiệm 3: Chưng cất phân đoạn dung môi cao su để thu phân đoạn eter dầu
hỏa nhiệt độ sôi từ 60 – 900C (tham khảo)

- Lắp đặt hệ thống chưng cất như hình bên trên.


- Tháo nhiệt kế ra khỏi miệng bình Wurtz.
- Dùng ống đong lấy 150 ml dung môi cao su, cho vào bình Wurtz.
- Cho vào bình Wurtz khoảng 5 viên đá bọt.
- Gắn nhiệt kế 2000C vào cổ bình Wurtz.
- Kiểm tra xem các co nối: giữa bình Wurtz và sinh hàn, giữa sinh hàn và bình hứng
đã kín chưa.
- Cho nước vào ống sinh hàn.
- Bật bếp điện và bắt đầu chưng cất phân đoạn.
- Quan sát nhiệt độ trên nhiệt kế khi chất lỏng đã ngưng tụ trên đầu vào của ống sinh
hàn thẳng (ghi lấy nhiệt độ và theo dõi sự thay đổi của nhiệt độ). Nhiệt độ sôi của
phân đoạn eter dầu hỏa cần thu là 60 – 900C ở áp suất P = 760 mmHg.

106
- Tiếp tục theo dõi quá trình chưng cất và hứng chất lỏng ngưng tụ vào bình cầu, khi
nhiệt độ trên nhiệt kế thay đổi 60 – 900C
- Khi nhiệt độ trên nhiệt kế lớn hơn 900C thì tắt bếp điện, ngừng quá trình chưng cất.
- Tháo co nối giữa bình hứng với ống sinh hàn, lấy bình hứng ra.
- Rót dung môi eter dầu hỏa vừa thu được ra ống đong.
- Dùng bình tỷ trọng để xác định độ cồn theo cách đo tỷ trọng ở bài 7. Ghi nhận kết
quả.
- Cho eter dầu hỏa vào bình thu hồi.
- Khi hệ thống đã nguội tháo rời các bộ phận và vệ sinh.
Lưu ý:
- Khi chưng cất sinh viên không được rời vị trí làm việc.
- Tuyệt đối không được dùng kẹp xiết chặt cổ bình cầu mà chỉ gá cổ bình vào kẹp.
- Không được làm nguội đột ngột dụng cụ thủy tinh.
- Đối với các dung môi hữu cơ dễ cháy (nhiệt độ sôi < 1000C ở áp suất khí quyển)
phải đun trên bếp cách thủy.

107
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 11. CHƯNG CẤT

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Trình bày nhiệt độ sôi của EtOH (etanol) quan sát được trong quá trình chưng cất
đơn.
2. Trình bày nguyên tắc về nhiệt độ để tách 2 chất lỏng ra khỏi nhau bằng cách chưng
cất đơn.
3. Trình bày hiệu suất của quá trình chưng cất đơn etanol 70%.

108
BÀI 12. XÁC ĐỊNH pH CỦA DUNG DỊCH

12.1. Lý thuyết

12.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Xác định pH bằng giấy
- Hiệu chuẩn và sử dụng máy pH

12.1.2. Nguyên tắc

- Dựa vào sự thay đổi màu của giấy đo pH


- Dựa vào công thức: pH = -lg[H+]

12.2. Thiết bị, hóa chất

12.2.1. Dụng cụ

- 3 becher 100ml - 1 bình tia


- 1 đũa thuỷ tinh - 1 pH kế
- 1 mặt kính đồng hồ - Giấy pH

12.2.2. Hóa chất

- Nước cất - NaOH 0,1N


- HCl 0,1N

12.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Đo pH bằng giấy pH

- Lắc đều chai chứa mẫu cần đo.


- Rót khoảng 10ml mẫu cho vào becher 100 ml.
- Đặt giấy pH trên mặt kính đồng hồ.
- Dùng đũa thủy tinh sạch, nhúng vào dung dịch và sau đó chấm vào giấy pH đặt sẵn
trên mặt kính đồng hồ.
- So sánh màu của giấy pH với thang pH, suy ra giá trị pH của dung dịch.
109
Thí nghiệm 2: Đo pH bằng máy Orion 420A

Hiệu chỉnh máy

- Gắn phích cắm điện vào nguồn điện 220V.


- Nhấn nút POWER.
- Nhấn mode chọn chế độ đo pH.
- Rửa điện cực bằng nước cất, lau khô giấy mềm.
- Nhúng điện cực vào dung dịch đệm pH = 7.0.
- Nhấn nút 2nd, cal để vào qui trình hiệu chuẩn.
- Khi chữ Ready xuất hiện màn hình hiển thị P1 và xuất hiện giá trị đo.
- Nếu giá trị đo trùng với giá trị của dung dịch chuẩn, bấm yes để lưu giá trị đệm.
Nếu giá trị hiển thị khác với giá trị ghi trên chai đệm thì phải kiểm tra lại lại đầu
điện cực.
- Màn hình hiển thị P2.
- Rửa điện cực bằng nước cất, sau đó nhúng vào dung dịch đệm thứ 2. Màn hình
hiển thị giá trị đo.
- Nếu chấp nhận giá trị trên, bấm yes để lưu giá trị đo dung dịch đệm.
- Nhấn nút measure. Màn hình hiển thị giá trị slope.
- Nếu Slope nhỏ hơn 85% thì phải rửa điện cực và hiệu chỉnh lại máy.

Đo pH mẫu

- Rửa sạch điện cực bằng nước cất, thấm khô bằng giấy mềm trước khi đo.
- Nhúng ngập điện cực trong mẫu, khuấy nhẹ mẫu, giữ điện cực đứng yên.
- Khi màn hình hiển thị chữ Ready đọc và ghi nhận kết quả.
- Thực hiện việc đo dung dịch 2 lần và lấy giá trị trung bình.
- Rửa sạch điện cực bằng nước cất.
- Ngâm điện cực trong dung dịch bảo quản được chỉ định.
- Tiến hành đo trên cùng một mẫu bằng 2 loại dụng cụ đo: giấy pH và máy đo pH.
Thực hiện 3 lần đo trên cùng một mẫu.

110
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 12. XÁC ĐỊNH PH CỦA DUNG DỊCH

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Nước máy

Bảng 12.1. Báo cáo kết quả đo pH nước máy

Kết quả
Sai số
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Đo bằng giấy pH

Đo bằng máy pH

2. HCl 0,1N

111
Bảng 12.2. Báo cáo quả đo pH của dung dịch HCl 0,1N

Kết quả
Sai số
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Đo bằng giấy pH

Đo bằng máy pH

3. NaOH 0,1N

Bảng 12.3. Báo cáo kết quả đo pH của dung dịch NaOH 0,1N

Kết quả
Sai số
Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Đo bằng giấy pH

Đo bằng máy pH

4. Kết luận điều gì về độ chính xác và độ lặp lại của 2 kiểu đo trên, khi đo cùng một
mẫu dung dịch.

5. Nêu ưu và khuyết điểm của 2 kiểu đo trên.

6. Trình bày khái niệm pH? Nêu cách tính pH của một đơn acid mạnh, đơn bazơ mạnh,
đơn acid yếu, đơn bazơ yếu?

112
BÀI 13. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

13.1. Lý thuyết

13.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Xác định được độ ẩm của vật liệu.

13.1.2. Nguyên tắc

- Dùng năng lượng nhiệt để sấy khô các vật liệu.

13.2. Thiết bị, hóa chất

13.2.1. Dụng cụ

- 3 khay sấy - 1 tủ sấy


- Cân phân tích - 3 becher 100ml
- Bình hút ẩm - Kẹp gắp mẫu

13.2.2. Hóa chất

- Mẫu: gạo, cát, ...

13.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Hướng dẫn sử dụng tủ sấy

- Sử dụng nguồn điện 220V.


- Nhiệt độ sấy tối đa là 2000C.
- Đặt vật sấy vào tủ.
- Bấm nút "POWER" sang dấu "ON" để khởi động máy.
- Bấm “’’ “” của nút Temperature để chọn nhiệt độ sấy.
- Bấm “’’ “” của nút Timer để chọn thời gian sấy.
- Lấy vật cần sấy ra để bình hút ẩm.
- Tắt máy bằng phím "OFF".
- Rút phích điện.
- Trả các nút về chế độ ban đầu.
113
- Vệ sinh máy.

Thí nghiệm 2: Hướng dẫn sử dụng máy sấy ẩm hồng ngoại MA30 (tham khảo)

Máy mã hiệu MA30

- Nguyên lý: Dùng năng lượng của bức xạ hồng ngoại chuyển thành nhiệt làm bay
hết hơi nước của chất muốn đo, cân trọng lượng rồi tính phần trăm nước có trong
chất cần đo.
- Máy có độ chính xác từ 0,01% đến 0,001%. Có khoảng nhiệt độ sấy từ 30 đến 210
C. Khi cho chất muốn đo vào máy, ta lên chương trình cho thang nhiệt độ cần
o

thiết. Máy sẽ tự cân chất trước và sau khi sấy khô. Từ đó máy sẽ tự tính ra hàm
lượng chất khô và độ ẩm có trong chất.

Hình 13.1. Máy sấy ẩm hồng ngoại

Qui trình máy MA30

- Gắn vào nguồn điện 220V.


- Nhấn nút ON/ OFF.
- Nhấn phím Enter để màn hình hiển thị giá trị 0,000 g
- Nếu cần điều chỉnh chế độ nhấn nút CF, sau đó: bấm nút F1: điều chỉnh chế độ
nhiệt, sau đó dùng 2 phím F1 và F2 để tăng giảm nhiệt độ. Bấm nút F2: chọn thời
gian gia nhiệt, sau đó dùng 2 phím F1 và F2 để tăng giảm thời gian.
- Nâng nắp chụp lên. Cho mẫu vào đĩa nhôm. Lượng mẫu cho phép đo trong khoảng
0,96 mg – 25 g. Với bài thực tập này trên mẫu gạo, ta cân lượng mẫu là 5g, nhiệt độ
1400C, thời gian 15 phút.
- Đậy nắp chụp lại.

114
- Nhấn phím Mode để chọn chế độ biểu diễn kết quả, ta có các chế độ biểu diễn sau:

Bảng 13.1. Biễu diễn các đại lượng trong phép các định độ ẩm

m0 – m1
0 –100% Phần trăm độ ẩm L
m0
Phần trăm chất m1
100- 0% R
khô m0

m0 –m1
0 – 1000% Tỉ số 1 LR
m1

m1
100- 1000% Tỉ số 2 OR
m0
Trọng lượng Biểu diễn bằng gram

- Nhấn phím Enter.

- Quá trình xác định độ ẩm bắt đầu thực hiện khi trên màn hình hiển thị ký hiệu.
- Quá trình xác định sẽ chấm dứt khi đến thời gian đã định hay khi nhấc nắp chụp
lên.

Thí nghiệm 3: Hướng dẫn sử dụng máy sấy ẩm hồng ngoại MA 45 (tham khảo)

Giới thiệu các phím trên máy sấy ẩm hòng ngoại MA 45

- [ON/OFF]: Phím bật tắt máy.


- [CLEAR]: Phím xóa chức năng.
- [ENTER]: Chọn chức năng, chế độ trong thao tác lập trình.
- [DOWN/ BACK]: Phím chọn menu trong chương trình, phím di chuyển con trỏ khi
nhập kí tự A, B, C.
- [UP/ BACK]: Phím chọn menu trong chương trình, phím di chuyển con trỏ khi
nhập kí tự A, B, C.
- [PRINT]: Phím ra lệnh in dữ liệu.

Định dạng chương trình phân tích mẫu cho máy:

115
- Chọn SETUP bằng cách nhấn phím mũi tên lên/xuống. Sau đó nhấn ENTER.
- Chọn LANGUAGE và nhấn ENTER.
- Chọn ngôn ngữ theo muốn: Đanh Mạch, Anh, Mỹ, Tây Ban Nha, Đức, …
- Nhấn ENTER để xác nhận trong bộ nhớ của cân.
- Muốn thoát khỏi chương trình định dạng ngôn ngữ, nhấn phím CF hai lần.

Các chế độ và phương pháp đo hàm ẩm của mẫu

- Lập một chương trình sấy cho mẫu.


- Bật máy, đợi ổn định, nhấn phím ON/ OFF.
- Sử dụng phím mũi tên lên/xuống chọn PROGRAM sau đó nhấn ENTER để vào
chế độ lập trình cho máy. Trong menu này có 3 chương trình là P1, P2, P3 (Người
sử dụng có thể lưu 3 công thức sấy mẫu thông dụng) tiến hành chọn chương trình
P1 bằng cách nhấn ENTER.
- Khi nhấn ENTER chọn lập trình chương trình P1, máy sẽ xuất hiện thư mục gồm
các thư mục con chọn lựa trong lập trình như sau:
Heating program: Chương trình nhiệt.
Standby temperature: Nhiệt độ được cài đến một giá trị mà người sử dụng mong
muốn khi đóng cửa buồng sấy.
Bar graph for weighing – in sample: Biểu đồ biểu diễn giá trị trọng lượng.
Start analysis: Cài đặt chế độ bắt đầu qui trình phân tích
- Chọn chương trình sấy bằng cách nhấn ENTER.
- Cân sẽ hiển thị hai chế độ phân tích mẫu cho người sử dụng chọn lựa. Khi di
chuyển con trỏ để chọn lựa phải dùng phím mũi tên:
Standard drying: Chế độ chuẩn.
MA 30 mode: Chế độ của máy MA 30 (kiểu MA 30).
- Sau khi chọn chương trình nhiệt, nhấn ENTER tiếp tục chọn (ví dụ ở đây là
chương trình sấy chuẩn).
- Cân sẽ chuyển sang chế độ cài nhiệt độ.
- Nhập nhiệt độ sấy mong muốn. Dùng phím mũi tên đi lên để gia tăng nhiệt độ ở
hàng chục. Sau đó nhấn ENTER để cài nhiệt độ đơn vị, dùng phím mũi tên để gia
tăng hay giảm nhiệt độ. Ví dụ cài 1200C

116
- Sau khi cài nhiệt độ, ấn ENTER để lưu nhiệt độ cài. Máy sẽ quay về hiển thị
chương trình mẫu đã chọn.
- Lập giá trị trọng lượng mẫu ban đầu.
- Nhấn phím [CF].
- Dùng phím mũi tên để chọn lựa BAR FOR WEIGHING IN SAMPLE.
- Nhấn phím ENTER để vào chế độ cài đặt trọng lượng mẫu ban đầu. Màn hình sẽ
hiển thị 2 chọn lựa:
Inactivated: Không cho phép lập trình trọng lượng mẫu.
Activated: Cho phép lập trình trọng lượng mẫu ban đầu.
- Sử dụng phím mũi tên để chọn.
- Nhấn ENTER để vào cài đặt.
- Sử dụng phím mũi tên để tăng hay giảm giá trị trọng lượng mẫu. Ví dụ: trọng
lượng mẫu ban đầu là 3g. Dùng phím mũi tên để chọn.
- Nhấn ENTER để lưu giá trị trọng lượng vừa cài. Cân sẽ trở về hiển thị:

PROGRAM P1 BAR GRAPH

Inactiivated

Oactiivated

- Cài đặt chế độ bắt đầu sấy của máy:


Nhấn nút CF để chuyển sang cài đặt chế độ sấy.
Sử dụng phím mũi tên xuống chọn START ANALYSIS.
- Sau khi chọn nhấn ENTER để vào lập trình. Cân sẽ hiển thị 2 chế độ sau:
With stability, after ENTER key: Máy hiển thị sấy mẫu tự động sau khi tình
trạng trọng lượng trên cân đã ổn định và sau khi người sử dụng nhấn phím ENTER
W/O stability, after closing: Máy hiển thị qui trình sấy mẫu sau khi người sử
dụng đóng nắp buồng sấy.
- Dùng phím mũi tên để chọn lựa chế độ thích hợp theo nhu cầu người sử dụng. Sau
khi chọn nhấn phím ENTER để lưu. Ví dụ chọn <<W/O stability, after closing>>.
- Nhấn phím CF 3 lần cho đến khi mà hình hiển thị [0000.0].

117
Qui trình cho máy MA 45

- Bật cho máy hoạt động bằng cách nhấn phím [ ON/OFF].
- Mở nắp buồng sấy và đặt đĩa đựng mẫu vào.
- Nhấm phím mũi tên cho chức năng trừ bì TARE sau đó nhấn ENTER.
- Đặt mẫu cần sấy vào đĩa đựng mẫu.
- Ra lệnh cho máy thực hiện qui trình sấy: có 2 cách chọn chế độ bắt đầu như ở trên:
trọng lượng ổn định và sau đó nhấn ENTER hoặc sau khi đóng nắp buồng sấy.
Trong qui trình này chọn << With stability, after Key ENTER>> vì vậy sau khi
đóng nắp buồng sấy đợi cho cân ổn định rồi mới nhấn ENTER.
- Cân sẽ tự động sấy và ngừng qui trình tự động.

118
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 13. XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Kết quả xác định độ ẩm bằng máy sấy ẩm hồng ngoại

Bảng 13.2. Báo cáo kết quả xác định độ ẩm của mẫu

Nội dung Lần 1 Lần 2 Lần 3 Trung bình

Hàm lượng nước %

Độ khô %

Tỉ số 1

Tỉ số 2

119
Kết quả đo độ khô %:
- Lần 1:
- Lần 2:
- Lần 3:
- Trung bình:

2. Nêu sự giống nhau và khác nhau trong nguyên tắc xác định độ khô của một mẫu
bằng tủ sấy.

3. Nêu các giới hạn của các loại thiết bị trên khi xác định độ khô của nhiều loại mẫu
khác nhau.

4. Nêu vắn tắt các bước công việc khi tiến hành sấy ẩm một mẫu trên máy sấy (tùy loại
máy đang sử dụng).

5. Nhiệt độ cài đặt tối đa trên máy sấy ẩm hồng ngoại ? (tham khảo).

6. Trình bày giá trị độ lệch chuẩn đọc được trên máy trong phép xác định độ ẩm bằng
máy sấy ẩm hồng ngoại (MA 30 hoặc MA 45) (tham khảo).

120
BÀI 14. XÁC ĐỊNH NHANH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH BẰNG
KHÚC XẠ KẾ

14.1. Lý thuyết

14.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:
- Xác định nồng độ dung dịch bằng khúc xạ kế.
- Đo độ ngọt (Brix).
- Đo độ mặn (Salinity).

14.1.2. Nguyên tắc

Khúc xạ kế (Refractometer) là dụng cụ quang học, có thể đo nhanh nồng độ của


những dung dịch (dung môi nước), dựa trên qui luật của việc đo góc khúc xạ của một
chất lỏng.

Cấu tạo máy:

Hình 14.1. Cấu tạo của máy khúc xạ kế


Cách đo:

- Đặt một hoặc hai giọt mẫu trên lăng kính (2).
- Đóng bản nhận ánh sáng (3) lại nhẹ nhàng.
- Kiểm tra xem mẫu đã trải đều trên toàn bộ bề mặt của thấu kính chưa.
- Đưa khúc xạ kế theo hướng ánh sáng và quan sát trên thang đo (điều chỉnh tiêu
điểm bằng nút số (4).
- Đọc vị trí của thang đo ở đường bao màu xanh.

121
- Lau sạch mẫu trên lăng kính bằng giấy vệ sinh mềm với nước.

Ghi chú: khi nồng độ muối của dung dịch quá cao, trên màn hình quan sát chỉ xuất
hiện màu trắng.

Hình 14.2. Cách sử dụng máy khúc xạ kế


Quy trình an toàn:

Hình 14.3. Các chỉ dẫn an toàn khi sử dụng máy khúc xạ kế

- Không được rửa trực tiếp lăng kính dưới vòi nước lạnh.
- Chỉ được rửa lăng kính bằng giấy vệ sinh mềm và với nước.
- Axít và những vật chất như mứt, nước ép trái cây đang đun nóng là nguyên nhân
gây ăn mòn lăng kính.
- Không được đo những dung dịch axít có pH trong phạm vi từ 2 – 4.
- Không được dùng khóa để hiệu chỉnh thang đo khi không rõ nguyên nhân, nếu
thang đo được điều chỉnh quá nhiều, nó có thể dẫn đến hỏng khúc xạ kế.

Hiệu chuẩn dụng cụ

122
- Nhỏ 1 hoặc 2 giọt nước cất (nước cất 1 hoặc 2 lần) lên trên bề mặt lăng kính. Thực
hiện quan sát giống như đo mẫu thông thường.
- Nếu vạch phân cách ở 2 vùng xanh trắng không nằm ở vị trí 0.000, thì dùng tua vít
xoay vít hiệu chuẩn sao cho vạch phân cách chỉ ngay về vị trí 0.000.
Ghi chú:
- Vít hiệu chỉnh được đậy bằng nắp nhựa
- Không nên hiệu chuẩn khúc xạ kế khi không cần thiết.
- Khúc xạ kế đã được hiệu chuẩn tại nhà máy.
- Nước thông thường do có nhiều tạp chất, nên khi xem trên khúc xạ kế sẽ có nồng
độ nhỏ hơn 0.

Hiệu chuẩn kết quả đo

- Khi dùng máy khúc xạ kế để đo nồng độ của dung dịch ở các nhiệt độ khác nhau,
kết quả sẽ cho trị số khác nhau do đó phải hiệu chỉnh kết quả đo, khúc xạ kế được
đo ở nhiệt độ 200C. Ví dụ: khi đọc trên máy khúc xạ kế là 56,8% và đo ở nhiệt độ
15 0C, thì giá trị đúng là:
C% = 56,8% - 0,38% = 56,4%

Bảng 14.1. Giá trị dùng để hiệu chỉnh độ Brix theo nhiệt độ của sucrose (vật chất khô)
ở bước sóng 589 nm, nhiệt độ 200C
Brix (%)

T
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80
(0C)

Trừ đi từ giá trị đo được


15 0.29 0.3 0.32 0.33 0.34 0.35 0.36 0.37 0.37 0.38 0.38 0.38 0.38 0.38 0.38 0.38 0.37

16 0.24 0.25 0.26 0.27 0.28 0.28 0.29 0.3 0.3 0.3 0.31 0.31 0.31 0.31 0.31 0.3 0.3

17 0.18 0.19 0.2 0.2 0.21 0.21 0.22 0.22 0.23 0.23 0.23 0.23 0.23 0.23 0.23 0.23 0.23

18 0.12 0.13 0.13 0.14 0.14 0.14 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15 0.15

19 0.06 0.06 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08

Cộng thêm vào giá trị đo được


21 0.06 0.07 0.07 0.07 0.07 0.07 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08 0.08

22 0.13 0.14 0.14 0.14 0.15 0.15 0.15 0.15 0.16 0.16 0.16 0.16 0.16 0.16 0.15 0.15 0.15

23 0.20 0.21 0.21 0.22 0.22 0.23 0.23 0.23 0.23 0.24 0.24 0.24 0.24 0.24 0.23 0.23 0.23

24 0.27 0.28 0.29 0.29 0.3 0.3 0.31 0.31 0.31 0.32 0.32 0.32 0.32 0.32 0.31 0.31 0.3

25 0.34 0.35 0.36 0.37 0.38 0.38 0.39 0.39 0.40 0.4 0.4 0.4 0.4 0.39 0.39 0.38 0.38

26 0.42 0.43 0.44 0.45 0.46 0.46 0.47 0.47 0.48 0.48 0.48 0.48 0.48 0.47 0.47 0.46 0.46

27 0.50 0.51 0.52 0.53 0.54 0.55 0.55 0.56 0.56 0.56 0.56 0.56 0.56 0.55 0.55 0.54 0.53

123
Brix (%)

T
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80
(0C)

28 0.58 0.59 0.60 0.61 0.62 0.63 0.64 0.64 0.64 0.65 0.65 0.64 0.64 0.63 0.63 0.62 0.61

29 0.66 0.67 0.68 0.7 0.71 0.71 0.72 0.73 0.73 0.73 0.73 0.73 0.72 0.72 0.71 0.7 0.69

30 0.74 0.76 0.77 0.78 0.79 0.80 0.81 0.81 0.82 0.82 0.81 0.81 0.8 0.8 0.79 0.78 0.76

31 0.83 0.84 0.85 0.87 0.88 0.89 0.89 0.90 0.90 0.90 0.90 0.89 0.89 0.88 0.87 0.86 0.84

32 0.92 0.93 0.94 0.96 0.97 0.98 0.98 0.99 0.99 0.99 0.99 0.98 0.97 0.96 0.95 0.93 0.92

33 1.01 1.02 1.03 1.05 1.06 1.07 1.07 1.08 1.08 1.08 1.07 1.07 1.06 1.04 1.03 1.01 1.00

34 1.10 1.11 1.13 1.14 1.15 1.16 1.16 1.17 1.17 1.16 1.16 1.15 1.14 1.13 1.11 1.09 1.07

35 1.19 1.21 1.22 1.23 1.24 1.25 1.25 1.26 1.26 1.25 1.25 1.24 1.23 1.21 1.19 1.17 1.15

36 1.29 1.3 1.31 1.33 1.34 1.34 1.35 1.35 1.35 1.34 1.34 1.33 1.31 1.29 1.28 1.25 1.23

37 1.39 1.4 1.41 1.42 1.43 1.44 1.44 1.44 1.44 1.43 1.43 1.41 1.40 1.38 1.36 1.33 1.31

38 1.49 1.5 1.51 1.52 1.53 1.53 1.54 1.54 1.53 1.53 1.52 1.50 1.48 1.46 1.44 1.42 1.39

39 1.59 1.6 1.61 1.62 1.63 1.63 1.63 1.63 1.63 1.62 1.61 1.59 1.57 1.55 1.52 1.50 1.47

40 1.69 1.70 1.71 1.72 1.73 1.73 1.73 1.73 1.72 1.71 1.7 1.68 1.66 1.63 1.61 1.58 1.54

14.2. Thiết bị, hóa chất

14.2.1. Dụng cụ

- 3 becher 100ml - 1 bình tia


- 1 đũa thuỷ tinh - Nước cất
- 1 bình tia - 1 pipet 10 ml
- 1 định mức 50 ml - 1 phễu lọc
- 1 ống đong 100 ml - 2 chai đựng dung dịch (có dán nhãn
- 1 ống nhỏ giọt NaCl 10% và saccarose 10%)

14.2.2. Hóa chất

- NaCl (tinh thể) - Đường kính

14.3. Tiến hành thí nghiệm

Thí nghiệm 1: Pha dung dịch NaCl 10%

- Tiến hành cân 5g NaCl trên 1 becher 100 ml.


- Thêm vào 30 ml H2O cất và khuấy đều dung dịch, nếu dung dịch chưa tan hoàn
toàn thì tiến hành đun nóng cho đến khi tan hoàn toàn.
- Lọc dung dịch vào trong chai đựng mẫu có dãn nhãn NaCl 5%.

124
Thí nghiệm 2: Pha dung dịch sacarose 10%

- Tiến hành cân 5g đường kính trên 1 becher 100 ml.


- Thêm vào 45ml H2O cất và khuấy đều dung dịch, nếu dung dịch chưa tan hoàn
toàn thì tiến hành đung nóng cho đến khi tan hoàn toàn.
- Lọc dung dịch vào trong chai đựng mẫu có dán nhãn dung dịch saccarose 10%

Thí nghiệm 3: Đo nồng độ của dung dịch đường saccarose 10% (đã pha)

- Đặt một hoặc hai giọt dung dịch đường trên lăng kính (2).
- Đóng bản nhận ánh sáng (3) lại nhẹ nhàng.
- Kiểm tra xem mẫu đã trải đều trên toàn bộ bề mặt của thấu kính chưa.
- Đưa khúc xạ kế theo hướng ánh sáng và quan sát trên thang đo (điều chỉnh tiêu
điểm bằng nút số (4)).
- Đọc vị trí của thang đo ở đường bao màu xanh.
- Lau sạch mẫu trên lăng kính bằng giấy vệ sinh mềm với nước.
- Ghi nhận giá trị và tiến hành hiệu chuẩn kết quả đo.

Thí nghiệm 4: Đo nồng độ của dung dịch NaCl 10%

- Tiến hành tương tự như đo độ Brix, nhưng thay bằng khúc xạ kế đo độ mặn.
- Ghi nhận giá trị.

125
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 14. XÁC ĐỊNH NHANH NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH BẰNG MÁY ĐO
ĐỘ KHÚC XẠ

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Nêu tóm tắt các bước khi tiến hành đo nồng độ của một chất lỏng bằng khúc xạ kế.

2. Độ Brix trên máy đo khúc xạ kế tương ứng với các nồng độ nào sau đây: %, M, N,
phân số mol, nồng độ molan.

3. Nêu các vấn đề an toàn liên quan đến dụng cụ đo khi sử dụng khúc xạ kế.

4. Mô tả các chi tiết chính trên dụng cụ đo khúc xạ kế.

5. Trình bày giá trị nồng độ, nhiệt độ dung dịch saccarose 10% khi hiệu chỉnh máy.

126
Bảng 14.2. Báo cáo kết quả hiệu chỉnh máy bằng dung dịch saccarose

Nhiệt độ % saccarose % saccarose


Saccarose %
(dung dịch) (trên máy) (Đã hiệu chỉnh)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Trung bình

6. Trình bày giá trị nồng độ, nhiệt độ dung dịch NaCl 10%

Bảng 14.3. Báo cáo kết quả đo nồng độ % của dung dịch NaCl

Nhiệt độ NaCl % NaCl %


NaCl %
(dung dịch) (trên máy) (Đã hiệu chỉnh)
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Trung bình

7. Tại sao khi đo xong phải tiến hành hiệu chỉnh giá trị đo theo nhiệt độ ?

127
BÀI 15. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

15.1. Lý thuyết

15.1.1. Mục đích thí nghiệm

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

- Sinh viên biết cách sử dụng, bảo quản kính hiển vi.
- Quan sát hình thái vi sinh vật bằng kính hiển vi quang học.

15.1.2. Giới thiệu kính hiển vi

- Kính hiển vi quang học.


- Kính hiển vi huỳnh quang: Kính được trang bị bộ nguồn các ánh sáng kích thích có
độ dài sóng khác nhau để kích thích tạo huỳnh quang. Có thể nhuộm tế bào, các
bào quan và các đại phân tử trong tế bào bằng các phẩm nhuộm huỳnh quang khác
nhau, nhờ vậy có thể quan sát, theo dõi chuyên biệt bào quan hoặc phân tử đang
quan tâm trong khi tế bào vẫn sống, vẫn tăng trưởng.
- Kính hiển vi điện tử.
- Kính hiển vi phổ biến nhất trong các phòng thí nghiệm vi sinh vật là loại kính hiển
vi quang học.

15.1.2.1. Kính hiển vi quang học

- Là hệ thống dùng để phóng đại vi sinh vật kích thước nhỏ. Độ phóng đại của kính
có thể từ vài chục lần đến 2000 lần.

Cấu tạo kính gồm:

Hệ thống quang học

- Thị kính: là nơi đặt mắt nhìn và vật kính là phần kề sát với mẫu quan sát
- Thân kính: có một bàn mang mẫu vật, tụ quang, hệ thống chiếu sáng và các nút
chỉnh thô và chỉnh tinh.
- Nút chỉnh thô thường được thiết kế dạng nút vặn to, dùng để nâng và hạ khoảng
cách lớn giữa vật kính và bàn mang mẫu vật.

128
- Nút chỉnh tinh thường là nút nhỏ hơn, được thiết kế bên cạnh hoặc cùng trục với
nút chỉnh thô.
- Ánh sáng của kính được truyền từ đáy lên, xuyên qua mẫu để vào vật kính. Ánh
sáng được điều chỉnh bằng cách nâng hoặc hạ tụ quang, đóng hoặc mở chắn sáng,
tăng hay giảm ánh sáng (dùng đèn) hoặc xoay gương, dùng gương lõm hay phẳng
(dùng gương).

Hình 15.1. Kính hiển vi quang học


15.1.2.2. Kính hiển vi nền đen

- Có nhiều loại vi sinh vật rất khó quan sát khi dùng kính hiển vi có tụ quang thường,
nhưng lại quan sát được rất rõ khi khi dùng kính tụ quang nền đen. Nguyên tắc của
kính tụ quang nền đen là: một chùm tia sáng chiếu vào mẫu vật thì ánh sáng không
phải từ dưới hắt lên mà là từ các phía bên hắt vào. Vì thế quang trường tối . Trong
quang trường này chỉ có những hạt nhỏ không đồng nhất về đặc tính quang học có
khả năng phản chiếu hoặc khúc xạ các tia sáng chiếu từ phía bên hắt vào vật kính
và đi tới mắt ta được .
- Lúc đó ta sẽ nhìn thấy những vật này được chiếu sáng và nổi bật lên trên một nền
đen.

129
- Tất cả các loại kính hiển vi đều có thể sử dụng được nền đen, chỉ cần thay thế kính
tụ quang thường bằng kính tụ quang nền đen. Kính tụ quang nền đen khác kính tụ
quang thường ở chỗ phía trước thấu kính có nền chắn sáng, do đó ánh sáng không
chiếu qua được nền trung tâm của thấu kính mà chỉ có thể chiếu qua phần mép của
thấu kính.
- Khi soi nền đen người ta dùng các tiêu bản không nhuộm màu. Trước hết lấy một
giọt dịch tế bào vi sinh vật đặt lên trên một phiến kính thật sạch (có chiều dày
khoảng 1,2mm) đậy lá kính lên trên một cách cẩn thận. Nhỏ một giọt dầu cedre lên
trên thấu kính của kính tụ quang nền đen, sau đó nâng kính tụ quang nền đen cho
giọt dầu chạm vào phiến kính. Muốn quan sát được phải dùng nguồn sáng mạnh và
phải dùng gương phẳng. Điều chỉnh vị trí của gương để có thể nhận được nền đen
hoàn toàn (nghiêng đầu quan sát mà không nhìn qua kính hiển vi).
- Sau đó tiến hành quan sát vi sinh vật trong kính hiển vi nền đen bằng cách soi khô
hoặc soi dầu.

130
Hình 15.2. Nguyên tắc tạo ảnh của kính hiển vi nền đen

Nguyên tắc ảnh ảo ở kính hiển vi

Hình 15.3. Ảnh được tạo thành ở kính hiển vi quang học

Vì sao khi quan sát vi khuẩn phải sử dụng vật kính 100X nhúng trong dầu?

131
Độ rõ của ảnh quyết định bởi năng suất phân ly của kính hiển vi (h), tức là khoảng
cách ngắn nhất giữa hai điểm mà mắt có thể phân biệt, được thể hiện bằng công thức:

λ
h=
2nsinu
Trong đó:
n : hệ số khúc xạ
h: Khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm
u: Góc mở của tia sáng đi vào vật kính
λ: Độ dài sóng của ánh sáng sử dụng.

- Tế bào vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, muốn nhìn rõ được chúng phải chọn kính
hiển vi có năng suất phân ly cao (khoảng cách h càng nhỏ). Theo công thức trên
muốn giảm khoảng cách h thì phải nâng mẫu số hoặc hạ tử số.
- Ở đây độ dài sóng ánh sáng và góc mở của tia sáng đi vào vật kính không đổi (vật
kính 100X), do đó phải tìm cách nâng hệ số khúc xạ (n) lên bằng cách dùng thêm
dầu cedre, vì chiết suất của dầu (n = 1,53) cao hơn chiết suất của không khí (n =
1,00).
- Khi sử dụng vật kính 100X, việc sử dụng dầu còn giúp tránh tình trạng các tia sáng
từ nguồn sáng bị hiện tượng khúc xạ khi đi qua môi trường thủy tinh và môi trường
không khí, nhờ vậy thị trường được chiếu sáng hơn.

132
Hình 15.4. So sánh vật kính khô và vật kính nhúng dầu

- Độ phóng đại chung của kính hiển vi được xác định bởi độ phóng đại của vật kính
nhân với độ phóng đại của thị kính.
- Kính hiển vi có:
 Thị kính:10X (hay 8X);
 Vật kính: có 3 loại 10X (hay 8X), 45X (hay 40X), 100X hay 90 X.
- Mỗi vật kính có một khoảng làm việc nhất định (khoảng cách giữa tiêu bản quan
sát và vật kính). Khi sử dụng, nếu điều chỉnh vật kính ra ngoài khoảng đó thì phải
vặn trở lại.
- Với vật kính 10 có khoảng cách làm việc là 6,8 mm (khi điều chỉnh, để thấy ảnh rõ,
vật kính thường cách tiêu bản khoảng 6,8mm). Đối với vật kính 8X thì khoảng cách
làm việc là 8,91 mm. Thị trường của vật kính 10X lớn nhất, do đó người ta thường
dùng vật kính này để quan sát mẫu vật.
- Với vật kính 40X thì khoảng làm việc là 0,6 mm (khi điều chỉnh để thấy ảnh rõ, vật
kính thường cách tiêu bản khoảng 0,6 mm).
- Với vật kính 100X có khoảng cách làm việc là 0,12 mm, khi điều chỉnh để thấy ảnh
rõ, vật kính cách tiêu bản chỉ khoảng 0,12 mm (đối với vật kính 90X khoảng cách

133
làm việc là 0,15 mm). Khoảng cách này rất nhỏ, nên cần phải khéo léo khi sử dụng
vật kính này, phải cẩn thận khi vặn ốc điều chỉnh. Vật kính phóng đại lớn (100X,
90X) khi dùng phải nhúng trong dầu. Mục đích nhúng trong dầu là để tập trung ánh
sáng rọi vào kính.

Hình 15.5. Mối tương quan giữa độ phóng đại của vật kính, khoảng cách làm việc và
mức độ đóng mở của màn chắn sáng trên bộ tụ quang

Cách chuẩn bị phiến kính (lame) và lá kính (lamelle)

Phiến kính mới mua cần làm sạch bằng cách đun sôi trong dung dịch NaOH 1%
trong 10 phút, rửa bằng nước cất, HCl loãng và sau cùng rửa sạch bằng nước cất.
Phiến kính đã sử dụng, nhất là dùng để nhuộm mẫu cần được xử lý bằng cách ngâm
trong dung dịch sulfocromate (100g H2SO4 đậm đặc, 50g K2Cr2O7 và 1000ml nước
cất) trước khi xả sạch bằng nước và tráng bằng nước cất. Lá kính được rửa sạch với xà
phòng, làm khô và ngâm trong cồn 950C.

15.1.2.3. Cách sử dụng kính hiển vi

Cách điều chỉnh ánh sáng

- Mục đích làm cho tiêu bản được chiếu sáng thích hợp nhất.

134
- Quay gương phản chiếu về nguồn sáng và điều chỉnh thế nào để chùm tia sáng rọi
vào kính tụ quang (trường hợp kính hiển vi có gương phản chiếu )
Cần lưu ý: Với ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời) thì dùng mặt phẳng gương
phản chiếu với ánh sáng nhân tạo thì dùng đèn điện thì dùng gương lõm.
- Muốn chiếu sáng vừa ít thì hạ tụ quang kính xuống và mở chắn sáng vừa phải .
- Muốn chiếu sáng mạnh thì nâng tụ quang lên và mở rộng chắn sáng.

Cách điều chỉnh để thấy rõ ảnh

- Dùng nút chỉnh thô đưa ống kính lên cao, xoay vật kính định dùng vào trục giữa.
- Đặt tiêu bản lên bàn kính và kẹp chặt lại. Điều chỉnh vùng định xem vào giữa. Nếu
dùng kính dầu thì nhỏ giọt dầu cedre lên tiêu bản.
- Mắt không nhìn vào thị kính mà nghiêng đầu một bên nhìn vào vật kính, xoay nút
chỉnh thô để hạ vật kính xuống gần sát tiêu bản, động tác này phải tiến hành từ từ,
hết sức cẩn thận để khỏi vỡ tiêu bản hay vỡ vật kính.
- Mắt nhìn vào thị kính, dùng nút chỉnh thô từ từ đưa vật kính lên cho tới khi thấy
ảnh của vật thì dừng lại, và dùng nút chỉnh tinh điều chỉnh cho ảnh rõ nhất. Chú ý
không quay nút này quá nửa vòng về chiều này hoặc chiều kia. Khi đưa vật kính
lên cao, vượt ra ngoài khoảng làm việc của nó mà chưa thấy ảnh của vật, thì cần
làm lại hai động tác vừa nói trên.
- Khi quan sát ảnh của vật thì một tay điều chỉnh nút chỉnh tinh, một tay xê dịch tiêu
bản để chọn vùng quan sát rõ nhất. Khi đang quan sát tuyệt đối không được dùng
nút chỉnh thô để hạ vất kính xuống.
- Khi quan sát trên kính hiển vi nên tập thói quen nhìn cả hai mắt.

Cách bảo quản kính hiển vi

- Giữ kính và hệ thống quang học luôn luôn sạch.


- Không bao giờ đụng vào mặt kính.
- Khi không dùng kính nữa đừng bao giờ để phiến kính trên bàn kính.
- Luôn luôn lau sạch dầu sau khi sử dụng xong vật kính nhúng dầu. Nếu dầu trở nên
khô cứng, ta phải tẩy chúng bằng cách lau bằng giấy có tẩm xylen, sau đó lau bằng
giấy khô. Cẩn thận, nhiều xylen quá có thể làm bong lớp keo gắn các thấu kính.
- Cẩn thận khi sử dụng kính.

135
- Khi cầm kính hiển vi thì một tay nắm chặt thân kính và một tay đỡ chân kính.
- Khi mắt còn nhìn vào thị kính, không bao giờ được hạ ống kính để tránh trường
hợp bể lam kính có thể làm hỏng vật kính.
- Khi sử dụng phải đặt kính lên chỗ thăng bằng.
- Khi không dùng kính hiển vi nữa, phải đậy kính lại hoặc cất vào hộp đựng kính có
đặt chất chống ẩm.

15.2. Thiết bị, hoá chất

15.2.1. Dụng cụ

- Kính hiển vi quang học


- Que cấy mốc
- Phiến kính, lá kính

15.2.2. Hoá chất

- Lactofuchsin
- Nấm mốc
- Nước rửa chén

15.3. Tiến hành thí nghiệm

- Tiến hành làm tiêu bản nhuộm sống nấm mốc.


- Cho một giọt lactofuchsin lên một phiến kính sạch.
- Sử dụng que cấy móc lấy một ít tơ nấm.
- Rửa bớt bào tử bằng cách đặt tơ nấm vào dung dịch nước rửa chén pha loãng,
khuấy nhẹ.
- Đặt sinh khối khuẩn ty đã rửa vào giọt lactofuchsin trên phiến kính.
- Dùng hai que cấy móc tách rời sợi khuẩn ty trong giọt nước.
- Đậy kín bằng lá kính.
- Đặt tiêu bản lên bàn mang vật và quan sát ở vật kính X10 và X40.

136
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HÀNH

BÀI 15. CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI

Ngày thực hành: Thứ:……………ngày:…… ………… tháng:………………năm:...…………

Nhóm:……………………………Tổ:………………...Lớp:……………………………….…...

Họ và tên SV:…………………………………………MSSV:………………………………...

Điểm Lời phê

1. Các loại kính hiển vi và công dụng của nó.

2. Các bước điều chỉnh kính hiển vi quang học để thấy rõ ảnh.

3. Vẽ hình quan sát được của tế bào nấm mốc.

137
BÀI 16. SẤY – NUNG – CẤT NƯỚC (BÀI ĐỌC THÊM)

16.1. Mục đích thí nghiệm

- Sinh viên biết vận hành máy cất nước, tủ sấy và lò nung.

16.2. Hướng dẫn sử dụng

Thí nghiệm 1: Sử dụng máy cất nước

- Máy cất nước dùng để chưng cất nước, tạo ra nước tinh khiết bằng cách chưng cất
nước. Quá trình chưng cất dùng nhiệt độ để đun nước, làm nước bay hơi và ngưng
tụ. Nước thu được từ việc làm bay hơi và ngưng tụ này gọi là nước cất.
- Với phòng thí nghiệm, do việc thường xuyên cần nước cất để thực hiện một số
công đoạn cần có độ chính xác cao trong thí nghiệm: đo mẫu, phân tích, pha chế
hóa chất,… Hơn nữa bản thân nước cất thường không để được lâu do quá hình hấp
thụ của nó, làm nước cất mất tác dụng. Do đó, thông thường máy cất nước có công
suất nhỏ 4 lít, 8 lít, 12 lít/giờ.
- Về cấu tạo của máy cất nước, thành phần quan trọng nhất là điện trở hay còn gọi là
thanh đốt để tạo nhiệt, làm cho nước bốc hơi. Kế đến là các bộ phận thủy tinh như
bình ngưng tụ, ruột gà, v.v phải đảm bảo vệ sinh cho nước cấp thành phẩm và dễ
lau chùi, vệ sinh sau này. Như đã đề cập, điện trở là thành phần quan trọng, bởi nó
quyết định việc có tạo ra được nước cất hay không, đồng thời quyết định độ bền
của máy cất. Ngoài ra, máy có chế độ ngắt tự động hay không khi quá nhiệt, hoặc
khi hết nước cấp đầu vào. Việc thêm chế độ tự động này sẽ làm giá thành của máy
cất nước cao hơn so với máy cất nướckhông có chế độ tự động vận hành.
- Để tiết kiệm năng lượng, nước đưa vào nồi nấu thay vì đưa vào bằng nước ở nhiệt
độ thường mà đưa vào nước đã được hâm nóng (600C - 700C) do dẫn qua bộ phận
sinh hàn. Nước làm một lúc 2 chức năng: là làm mát cho nồi nước cất ngưng tụ và
tự nâng nhiệt độ. Do đó nhiệt lượng cần đun cho nước bốc hơi giảm.
- Nước liên tục đưa vào nồi nấu sau khi qua bộ phận sinh hàn để làm mát, nước thải
ra ngoài chỉ là nước cặn, nên rất ít.

138
- Nước trước khi đưa vào nồi cất còn được khử ion nhờ máy làm mềm nước, không
làm canxi lâu ngày bám vào nồi và điện trở, làm giảm công suất, tuổi thọ của thiết
bị.

Hướng dẫn sử dụng máy cất nước một lần


(model basic/ph4 hãng bhanu- Ân Độ)

Hình 16.1. Máy cất nước 1 lần PH4

Thông số kỹ thuật của máy:


 Công suất: 3KW
 Điện thế: 220VAC
 Tần số: 50Hz
 Dòng điện: 15A
 Lượng nước cất thu được tương đương: 4 lít/giờ
 Máy phải được nối đất
 Khi bình sôi bị khô nước, bộ điều nhiệt sẽ tự động tắt nguồn gia nhiệt. Bộ
điều nhiệt sẽ hoạt động trở lại khi nguôi.

Vận hành:
- Trước khi vận hành máy cần kiểm tra hệ thống điện, nguồn nước vào ra.
Kiểm tra ống nước xả có bị gấp, gãy, nghẹt không, tránh hiện tượng ống xả cao
hơn bình đun.

139
- Mở nguồn nước cung cấp để cấp nước cho máy và hiệu chỉnh dòng chảy để nước
chảy qua bình ngưng sau đó đổ vào bình sôi. Khi mực nước đạt đến đúng mức vận
hành và lượng nước thừa chảy đến ống thoát. Bật nguồn điện lên.
- Khi nước bắt đầu sôi và nước cất thu được từ bình chứa ngưng sẽ được đưa vào
thùng chứa.

Vệ sinh máy:


- Ngắt nguồn điện cung cấp cho máy cất nước.
- Tắt nguồn nước cấp.
- Xả hết nước trong bình sôi, sau đó khóa van lại.
- Đổ vào bình sôi dung dịch axit formit 10% cho đến khi lượng dung dịch đạt đến
mức vận hành. Không nên cho lượng axit vượt quá mức 10%.
- Thời gian ngâm tùy vào đặc tính của chất cặn bám dính.
- Sau đó xả nước ra, lặp lại quá trình trên khoảng 2-3 lần.
- Máy cất nước có thể hoạt động trở lại khi đã được đổ đầy nước, nên để máy chạy
khoảng 10 phút trước khi tiến hành thu nước cất.

Thí nghiệm 2: Sử dụng tủ sấy

Tủ sấy là thiết bị được sử dụng rất rộng rãi trong các phòng thí nghiệm. Tủ sấy
thường có nhiệt độ nhỏ hơn 3000C, có tác dụng sau:
- Dùng để làm khô các dụng cụ PTN;
- Loại nước hydrat hoá hoặc nước hút ẩm của một số muối hoặc chất hút ẩm
- Làm khô mẫu trước khi nung, làm khô một số loại mẫu phân tích.
- Nguyên lý cấp nhiệt cho tủ sấy là sử dụng sợi đốt niken-crom, có bộ phận điều
chỉnh nhiệt độ mong muốn. Người phân tích cần phải cấp điện cho tủ sấy đúng
(220V hoặc 110 V), đồng thời đặt nhiệt độ sấy cần thiết.
Tuyệt đối cấm sấy các chất dễ cháy, nổ trong tủ sấy, hạn chế mở cửa tủ sấy
khi đang sấy vì có khả năng gây mất nhiệt.

Hướng dẫn sủ dụng tủ sấy:

140
Hình 16.2. Tủ sấy đối lưu cưỡng bức FD 115
- Sử dụng nguồn điện 220V, kiểm tra nhiệt độ và thời gian phải ở chế độ MIN.
- Đặt vật sấy vào tủ trên các khay.
- Bấm nút “POWER” sang dấu “ON” để khởi động máy.
- Bấm nút “▲” “▼” của nút Temperature để chọn nhiệt độ sấy.
- Bấm nút “▲” “▼” của nút Time để chọn thời gian sấy.
- Sau khi sấy xong, Lấy vật cần sấy ra để bình hút ẩm.
- Tắt máy bằng phím “OFF”.
- Trả các nút về chế độ ban đầu.
- Rút phích điện.
- Vệ sinh tủ.

Thí nghiệm 3: Sử dụng Lò nung

- Trong phòng thí nghiệm, có nhiều loại lò nung, tuy nhiên người ta chia ra làm ba
loại chính tuỳ theo nhiệt độ tối đa có thể đạt của chúng.
- Loại lò nung có thể đạt 8000C - 10000C. Loại này thường dùng sợi đốt niken-crom
quấn xung quanh một hộp làm bằng vật liệu chịu lửa (silicat), còn gọi là lò “muf”.
Để điều chỉnh nhiệt độ, người ta sử dụng cặp nhiệt điện (tạo ra một dòng điện rất
nhỏ), nối với các rơ le cần thiết và một nguồn cung cấp điện áp. Đây là loại lò nung
phổ thông thất vì nó dễ trang bị, tuy nhiên nó cũng có hạn chế về nhiệt độ, một số
hợp chất không thể phân huỷ ở nhiệt độ này.
- Loại lò nung đạt 11000C-12000C. Là loại lò “muf” thông thường nhưng các vật liệu
chế tạo lò cũng đặc biệt hơn để chịu nhiệt độ cao hơn. Sợi đốt cho loại lò này là
hợp kim đặc biệt Thí dụ hợp kim Tantan. Để tăng cường hiệu quả nung các nhà chế
tạo cố gắng sắp xếp để sợi đốt gần với vật nung hơn.

141
- Loại lò nung có nhiệt độ 13500C – 14000C. Đây là loại có đẳng cấp về nhiệt độ
hoàn toàn khác hai loại trên. Lúc này không thể dùng các sợi đốt thông thường,
phải dùng các thanh đốt bằng vật liệu là hợp chất silic, đó là các thanh cacbua silic.
Vật nung thường được xếp vào ống hình trụ đặt giữa các thanh cacbua silic. Hình
bên dưới là hình ảnh lò nung trong PTN .
- Lò nung là thiết bị quan trọng hàng đầu trong phân tích, nó được sử dụng vào các
mục đích sau:
- Tro hóa mẫu.
- Nung các sản phẩm phản ứng, đưa chất phân tích về dạng cân, thí dụ chuyển
Fe(OH)3 về dạng Fe2O3, đưa Al(OH)3 về Al2O3 ...
- Phân huỷ mẫu theo phương pháp kiềm chảy, đó là các mẫu không tan trong các axit
vô cơ, thí dụ các mẫu silicat, đối với các mẫu này, phá mẫu theo lối kiềm chảy là
một cách dễ làm và rất có hiệu quả.

Hình 16.3. Lò nung trong phân tích trọng lượng


Lò nung là thiết bị dễ sử dụng, tuy nhiên phải tuân theo các quy tắc sau:
- Nung trước chén nung (trong điều kiện tương tự khi nung mẫu) đến trọng lượng
không đổi.
- Làm khô mẫu bằng các thiết bị phù hợp (tủ sấy hoặc bếp điện) và đưa vào chén
nung đã biết trọng lượng.
- Sử dụng chén nung đúng loại, phù hợp về nhiệt độ và yêu cầu của chất phân tích.
Tuỳ theo nhiệt độ cần thiết để phân huỷ mẫu, chọn chén nung có nhiệt độ cho phép
phù hợp. Thí dụ chén sứ chỉ được nung đến 10000C, chén thạch anh chịu được đến

142
12000C …. Chén nung cũng phải phù hợp với chất phân tích, tránh nung các chất
có thể bị nhiễm bẩn do chén nung gây ra hoặc ngược lại chất phân tích có thể làm
hỏng chén nung, đặc biệt là các chén nung bằng kim loại quý (Au, Pt).
Tuyệt đối tránh:
- Nung các hoá chất khi phân huỷ tạo thành các chất độc hại cho lò nung và người sử
dụng, thí dụ nung các muối nitrat, các muối Hg …
- Làm đổ hoá chất đặc biệt là các chất kiềm ra lò nung. Chúng ta biết rằng, “muf” lò
làm bằng vật liệu silicat, dễ dàng bị phá huỷ bởi kiềm. Nếu điều này xảy ra, lò
nung xem như bị hỏng hoàn toàn do ở nhiệt độ cao kiềm làm chảy “muf” lò, đồng
thời với việc phóng điện làm đứt sợi đốt.
- Không mở cửa lò nung đột ngột để tránh hiện tượng sốc nhiệt.Không đổ nước trực
tiếp vào lò nung khi vệ sinh. Không được sấy những hóa chất hay nguyên liệu dễ
cháy nổ. Chỉ vệ sinh khi lò nung đã nguội ở nhiệt độ phòng. Không vệ sinh lò nung
bằng các dung môi hữu cơ và các chất tẩy rửa.
- Chén nung có thể chia chén nung được sử dụng trong phòng thí nghiệm thành hai
loại chính là chén nung hệ silicat và chén nung kim loại.
- Chén nung hệ silicat bao gồm chén sứ và chén thạch anh.
- Chén sứ có thành phần ngoài oxit silic từ thạch anh có thêm oxit nhôm từ cao lanh.
Chén có thể chịu nhiệt độ tới 10000C, bền với các axit vô cơ, bền cơ học tốt. Tuy
nhiên nó chịu kiềm kém, không thể sử dụng chén sứ để thực hiện phản ứng kiềm
chảy.
- Chén thạch anh có thành phần là SiO2 nóng chảy cho nên rất bền với axit, hơn nữa
nó có thể chịu nhiệt tới 12000C. Cũng như chén sứ, chén thạch anh không chịu
được kiềm đặc biệt là phương pháp kiềm chảy. Một số kim loại nóng chảy làm
hỏng chén thạch anh như là Al, Cu, Ag …

143
Hình 16.4. Chén nung
a- Chén sứ thấp ; b- chén sứ cao; c- chén platin

- Chén nung kim loại: gồm 5 loại chính.


- Chén sắt chịu cơ học tốt, không chịu axit, tuy nhiên chịu kiềm tốt, thường được sử
dụng cho mục đích kiềm chảy. Sắt có nhiệt độ nóng chảy 15390C cho nên nó hoàn
toàn đáp ứng được cho phản ứng kiềm chảy. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao sắt bị phá
huỷ, hình thành các lớp oxit, một phần tan trong kiềm, vì vậy đối với các chén
mỏng thường sử dụng một lần.
- Chén niken có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của sắt khi
(14550C), nhưng niken bền hơn sắt ở nhiệt độ cao, có thể dùng lại được.
- Chén vàng có nhiệt nóng chảy tương đối cao (10000C), trơ đối với các hoá chất, sử
dụng cho phản ứng kiềm chảy, tuy nhiên cũng cần tránh các hoá chất độc hại làm
hỏng chén, đó là nước cường thuỷ, đặc biệt các kim loại có khả năng tạo hợp kim.
- Chén bạc chịu axit kém hơn chén vàng (Ag tan trong HNO3, trong khi Au chỉ tan
trong cường thuỷ). Chén bạc cũng được sử dụng để thực hiện phản ứng kiềm chảy,
tuy nhiên nhiệt độ chịu được đến 9000C. Những điều cần tránh đối với chén vàng
cũng áp dụng đối với chén bạc.
- Chén Platin là chén tốt nhất trong các chén kim loại, nó có thể chịu nhiệt độ tới
17700C, nó chịu các axit vô cơ rất tốt, kể cả HF, cho nên người ta thực hiện phản
ứng xác định thành phần Silic trong các mẫu silicat khi cho tác dụng với HF trong
bát Pt. Tuy nhiên nó bị tan trong nước cường thủy, vì vậy có 4 điểm cần tránh khi
sử dụng chén platin:

144
- Không cho chén Pt tiếp xúc với cường thuỷ.
- Không nung các kim loại Cu, Fe, Bi, Pb và hợp chất của nó trong chén Pt vì chúng
tạo hợp kim với Pt khi nung ở nhiệt độ cao.
- Không thực hiện phản ứng kiềm chảy có chất oxy hoá trong chén Pt vì nó cũng bị
hoà tan trong điều kiện đó.
- Không đốt chén Pt trên ngọn lửa có nhiều muội than, khi đó tạo cacbua Pt làm hỏng
chén.

Hướng dẫn sử dụng lò nung:


- Bật công tắc nguồn và Cài đặt nhiệt độ
- Nhấn nút Mode, đợi có tiếng bip (khoảng 3-5 giây) và hiển thị chữ ‘Temp’ trên
đồng hồ báo nhiệt độ và đợi một lát.
- Thay đổi nhiệt độ sử dụng bằng nút Down/Up.
- Nút Left/Right được sử dụng để chuyển vị trí số muốn thay đổi.
- Sau khi thay đổi giá trị cài đặt thích hợp nhấn “mode”.
- Sử dụng xong, tắt nguồn lò nung.

145
PHỤ LỤC

STT NỘI DUNG

1 Một số chỉ thị thông dụng

2 Thuốc thử đặc biệt dùng trong PTN

3 Cách pha dung dịch đệm để bảo vệ điện cực

4 Một số dung dịch đặc biệt

5 Một số hoá chất khi pha cần tẩm acid

6 Tỷ trọng các dung dịch axít trong nước ở 200C

7 Khối lượng của hoá chất thông dụng trong PTN

8 Khối lượng riêng của nước

9 Một số điều cần lưu ý khi pha chế hoá chất

10 Cách pha một số chất có nồng độ bão hòa

146
MỘT SỐ CHỈ THỊ THÔNG DỤNG
1. Chỉ thị hồ tinh bột: Starch Soluble (C6H10O5)n
- Pha chỉ thị hồ tinh bột 1%: Hòa tan 5 g trong 100 ml nước cất , khuấy đều, đổ
vào becher có chứa 400ml nước cất đang sôi. Đun tiếp đến khi dung dịch sôi trở
lại, để nguội nhỏ vài giọt HCHO 40% để bảo quản hồ tinh bột được lâu hơn.
2. Chỉ thị Phenoltalein ( C20H14O4)n
- pha chỉ thị pp 0,1%: Hòa tan 0,1 g chỉ thị pp bằng 100ml etanol 96%
3. Chỉ thị Methyl orange (C14H14N3NaO3S)
- Pha chỉ thị MO 0,04%: Hòa tan 0,04g chỉ thị MO bằng 100 ml etanol 20% hoặc
100ml nước cất.
4. Chỉ thị Methyl red (C15H15N3O2)
- Pha chỉ thị MR 0,1%: Hòa tan 0,1g chỉ thị MR trong 100ml ethanol 96%
5. Chỉ thị Murexide (C8H8N6O6)
- Pha chỉ thị Murexide có thể bằng nước cất, NaCl hoặc đường Saccharose.
Nhưng để bảo quản chỉ thị trong thời gian lâu hơn ta dùng NaCl.
- Nghiền 1g chỉ thị Murexide với 100 g NaCl đã được sấy khô để nguội.
6. Chỉ thị Xylenol Orange (C31H28N2Na4O13S)
- Pha chỉ thị XO có thể bằng etanol 50% (0,1%) hoặc bằng KNO3. Để bảo quản
chỉ thị trong thời gian lâu hơn ta dùng KNO3.
- Nghiền kỹ 1 g chỉ thị XO với 100g KNO3 tinh khiết.
7. Chỉ thị Erochrome black. T (C20H12N3NaO7S)
- Pha chỉ thị ETOO có thể bằng etanol 96% (0,05%  0,5%), KCl hoặc bằng
saccharose. Ta chọn KCl để pha chỉ thị ETOO vì nó bảo quản được lâu hơn.
Nghiền kỹ 1 g chỉ thị ETOO với 100g KCl tinh khiết đã sấy khô để nguội.
8. Chỉ thị IndigoCarmine (C16H8N2Na2O8S2)
- Pha chỉ thị Indigocarmine 0,25% : Hòa tan 0,25g Indigocarmine trong 100ml
Etanol 50%
9. Chỉ thị Alizarin yellow (C13H8N3NaO5)
- Pha chỉ thị Alizarin yellow 0,1%: Hòa tan 0,1g chỉ thị Alizarin vàng trong 100
ml nước cất .

147
- Khoảng đổi màu của chỉ thị : pH = 10,2 – pH 12,1
10. Bromthymol blue (C27H28Br2O5S)
- Pha chỉ thị Bromthymol xanh 0,1%: Hoà tan 0,1g chỉ thị Bromthymol xanh
trong 100ml etanol 20%
- Khoảng đổi màu của chỉ thị: pH 5,8 – pH 7,6
11. Hydroxylammonium Chloride (NH2OH.HCl)
Tan trong nước cất.
12. Hydroxylammonium Sulfate (NH2OH)2.H2SO4
Tan trong nước cất
13. Chỉ thị 1 -10 Phenanthroline (C12H8N2.H2O )
- Pha chỉ thị 1-10 phenanthroline 0,1%: Cân 0,1 g chỉ thị, hòa tan trong 100ml
nước cất, khuấy và gia nhiệt tới 800C. Không được đun sôi, trong trường hợp
không gia nhiệt thì thêm 2 giọt HCl đậm đặc khuấy đều đến khi tan hết (1- 10
phenanthroline độ tan của nó rất thấp 3,3g/l).
14. Acid Fusinsulforo: Pha chỉ thị acid Fusinsulfuro 1%: Cân 1g chỉ thị cho vào cốc
chứa 100ml ethanol, khuấy đều cho tan hoàn toàn .
15. Fluorescein (C20H12O5): Pha chỉ thị Fluorescein 0,5%: Cân 0,5g chỉ thị cho vào
cốc chứa 100ml ethanol, khuấy đều cho tan hoàn toàn.
16. Dimetylglyoxin (C4H8N2O2)
Pha chỉ thị 1% trong 100ml cồn.
17. Chỉ thị Ferroin
Hòa tan 1,485g 1-10phenaltrolin và 0,695g FeSO4.7H2O trong nước, thêm nước
cất thành 100 ml
18. Chỉ thị Diphenylamin (C12H11N)
Pha chỉ thị C12H11N 1%, cân 1 g chỉ thị + 100 ml H2SO4 đậm đặc.
19. Chỉ thị Tashiro
- Dung dịch A: Hòa tan 0,1g MR trong 100m ethanol tinh khiết trên nồi cách
thủy.
- Dung dịch B: Hoà tan 0,5 g Metylen xanh trong 100ml Ethanol 50%.
Khi dùng pha dung dịch A với dung dịch B theo tỉ lệ 1:1

148
THUỐC THỬ ĐẶC BIỆT DÙNG TRONG PTN

1. Aluminon: 1g + 1lít H20 cất rồi lắc mạnh tan hết.


2. Thuốc thử Schiff: 2g NaHSO3 + 0,2g fucsin Clohidrat và 2ml HCl đặc vào
100ml nươc cất. Bảo quản trong trai màu có nút đậy kín.
3. Thuốc thử Lucas: Hòa tan 136g ZnCl2 khan trong 90ml dung dịch HCl đậm đặc
cần thiết phải làm lạnh bên ngoài bình khi pha.
4. Thuốc thử Nessler: Hòa tan 50g KI trong 1 lượng nước lạnh ít đến mực có thể
(khoảng 50ml). Thêm vào đó dung dịch HgCl bão hòa (khoảng 22g HgCl2 trong
350ml H20) cho đến khi dư, điều này được nhận biết do có kết tủa xuất hiện.
Sau đó để thêm 200m NaOH 5N và pha loãng đến 1lít . Để yên chỉ dùng phần
nước lọc trong.
5. Axit Cromic: 20g K2Cr2O7 + 100 ml H2SO4 đậm đặc + 400 ml H2O.
6. Thuốc thử Napthylamin (C10H9N)
Cân 0,5 g C10H9N + 1ml HCl đậm đặc, sau đó định mức đến 100 ml nước cất
(pha dùng ngay hoặc giữ ở nhiệt độ nhấp).
7. Thuốc thử Orcinal: Hoà tan 2g orcinal trong 100ml H2SO4 30%
8. Thuốc thử Kaufman: Cho 0,5 lít metanol và 75 g NaBr vào becher lớn khuấy
đến khi bão hòa. Lọc, thêm vào 2,75ml brôm lỏng. Bảo quản trong chai màu
tối.

149
CÁCH PHA DUNG DỊCH ĐỆM ĐỂ BẢO VỆ ĐIỆN CỰC

1. Pha dung dịch đệm pH = 7


- Dung dịch 1: Na2HPO4 cân 11,866g sau đó định mức thành 1lít.
 có C = 1/15M
- Dung dịch 2: KH2PO4 cân 9,073g sau đó định mức thành 1 lít
 có C = 1/15M
Lấy 61,2 ml dung dịch 1 định mức thành 100ml bằng dung dịch 2 được 100ml
dung dịch bảo quản điện cực pH= 7
2. Pha dung dịch đệm pH = 4
Cách 1:
- Dung dịch 1: dung dịch HCl 0,1N
- Dung dịch 2: cân 21,014g H3C6H5O7.H2O + 200 ml NaOH 1N, sau đó
định mức bằng nước cất đến 1lít.
(dùng H3C6H5O7.H2O hoặc NaH2C6H5O7)
Hút 56 ml dung dịch 2 rồi định mức thành 100ml dung dịch bằng dung dịch 1
được 100 ml dung dịch bảo quản điện cực pH = 4.
Cách 2:
- Dung dịch 1: Dung dịch NaOH 0,1N
- Dung dịch 2: 40,846 g KHC8H4O4. Sau đó định mức thành 1 lít
Hút 0,8 ml dung dịch 1 + 50 ml dung dịch 2. Sau đó định mức thành 200ml
bằng nước cất. Ta được 100ml dung dịch bảo quản điện cực pH = 4.

150
MỘT SỐ DUNG DỊCH ĐẶC BIỆT

1. Dung dịch Amonicitrat 50%: Hoà tan 500g acid citric trong 600ml NH4OH 25%
thêm nước cất đến 1lít, sau 24h lọc.
2. Hỗn hợp cường thuỷ: Tỉ lệ 1/3, trộn 1 thể tích HNO3 với 3 thể tích HCl.
3. H2SO4 tác nhân: Hoà tan 5,5g Ag2SO4 trong 1kg H2SO4 đậm đặc(1lít =1,84kg),
để 1-2 ngày cho hoà tan hoàn toàn Ag2SO4.
4. Hỗn hợp xúc tác CuSO4+K2SO4: Theo tỷ lệ 1:10, cân 10g CuSO4+ 100g K2SO4.
Cho vào cối sứ trộn đều, cho vào chai thủy tinh để sử dụng dần.
5. Dung dịch kiềm Azua:
- Hoà tan 160g NaOH trong 150ml nước cất, làm lạnh.
- Hoà tan 5g NaN3 trong 50ml nước cất.
- Hoà tan 300g NaI (hoặc KI) trong 200ml nước cất
Trộn 3 dung dịch này và thêm nước cất tới 500ml. Nếu có kết tủa nâu thì phải lọc bỏ.
6. Dung dịch Kaliantimon tartrat: Hoà tan 1,3715g K(SbO)C4H6O.1/2 H2O trong
400ml nước cất, định mức 500ml, bảo quản trong chai nâu.
7. Dung dịch Garola A:B
- Dung dịch Garola A: 28.5g Co(NO)2+ CH3COOH đđ + nước cất, định mức
500ml
- Dung dịch Garola B: 180g NaNO2 + nước cất thành 500ml. Đựng trong chai màu
tối, khi dùng trộn theo tỉ lệ 1:1.
8. Đệm pH=5: Cân 68g CH3COONa hoà tan trong 500ml nước cất và hút 72ml
CH3COOH 99,5%. Định mức 1lít bằng nước cất.
9. Đệm pH=10: Cân 9,14g NH4Cl hoà tan trong 500ml nước cất và hút 80ml
NH4OH 25%, định mức bằng nước cất đến 1lít.

151
MỘT SỐ HOÁ CHẤT KHI PHA CẦN TẨM ACID

- Tất cả các muối Fe khi pha lưu ý cần phải tẩm ACID, tuỳ thuộc vào gốc Cl- hay
gốc SO42- để ta lựa chọn ACID tẩm cho đúng và số ml ACID cần cho vào tuỳ
thuộc lượng cân nhiều hay ít.

- CuSO4, MnSO4, Bi(NO3)3, K2Cr2O7: Tẩm H2SO4 96%.

- SnCl2 tẩm HCl 36%, đun cách thuỷ.

- Hydroquinon (C6H6O2), tan trong HCl 35%.

- Iốt tan trong KI.

152
TỶ TRỌNG CÁC DUNG DỊCH AXÍT TRONG NƯỚC Ở 200C

Tỷ HCl Tỷ C2H4O2 Tỷ H2SO4 Tỷ HNO3 Tỷ H3PO4


trọng % trọng % trọng % trọng % trọng %

1,050 10,5 1.0125 10 1,035 5 1,055 10 1,055 10,32

1,075 15,5 1,0195 15 1,070 10 1,115 20 1,115 20,25

1,085 17,5 1,0263 20 1,105 15 1,180 30 1,150 25,57

1,005 19,4 1,0326 25 1,140 20 1,310 50 1,185 30,65

1,100 20,4 1,0384 30 1,180 25 1,370 60 1,335 50,07

1,175 35,2 1,0438 35 1,395 50 1,395 65,8 1,425 60,29

1,180 36,2 1,0575 50 1,5 60 1,405 68,1 1,685 85,11

1.185 37,2 1,0524 99 1,8355 96 1,485 91,1 1,745 90,13

1,190 38,3 1,0498 100 1,8342 99 1,413 100 1,870 100,0

153
KHỐI LƯỢNG CỦA HOÁ CHẤT THÔNG DỤNG TRONG PTN

H2SO4 CH3COOH HCl HNO3 H2 O2 NH4OH


M = 98.08 M= 60.05 M= 36.46 M= 63.01 M = 34.01 M= 17.03
C% = 96 C% = 99.5 C%= 36 C% = 68 C% = 30 C% = 25
d = 1.84 d = 1.05 d= 1.18 d = 1.4 d = 1.11 d= 0.88
EDTA.2H2O CaCl2.2H2O FeCl3.6H2O SnCl2 NH4Cl NaOH
M = 372.24 M= 147.02 M=270.3 M=225.63 M = 53.49 M= 40
P = 98% P= 98% P=99% P = 98% P = 99.5% P = 96%

Pb(NO3)2 Na2SiO3 K2CrO4 K2Cr2O7 Ba(NO3)2 NaNO2


M=331.21 M=284.20 M=194.19 M=294.18 M=261.34 M=69.00
P=99% P=20% P=95.5% P=99.8% P=99.5% P=99%

CdCl2.H2O CoCl2.6H2O NiCl2.6H2O MnSO4.H2O FeSO4.7H2O Na2SO4


M= 228.35 M=237.93 M=237.70 M=169.02 M=278.02 M=142.4
P= 99% P=99% P=98% P=99% P=99% P=99%

KCl KMnO4 CuSO4.5H2O MgCl2.6H2O BaCl2 NaBr


M=74.55 M= 158.03 M=249.68 M=203.3 M=244.28 M=102.9
P=99.5% P=99.5% P=99% P=98% P=99% P=99%

154
Iod HgCl2 Na2CO3 CH3COONa ZnCl2 KI
M=253.81 M=271.5 M=105.99 M = 16.08 M=163.3 M = 166
P=99.5% P=99.5% p=99% p =99% p=98% p = 98.5%

KSCN NH4SCN Na2HPO4 (NH4)2C2O4 K4[Fe(CN)6] K3[Fe(CN)6]


M = 97.18 M = 76.12 M= 358.14 M= 142.11 M = 422.59 M=383.49
p = 98.5% P = 98.5% p = 99% p = 99.8% p = 99% p = 99%

NH4SCN AgNO3 MgSO4.7H2O KH2PO4 NH4NO3 FeCl2.4H2O


M = 76.12 M=169.87 M= 246.47 M=136.09 M=80.04 M= 198.81
P = 98.5% P = 99.8% P=99% P=99.5% P= 99% P= 99.5%

C6H8O7.H2O KOH NaCl KCN H2C2O4. 2H2O AlCl3.6H2O


M= 210.14 M=56.11 M=58.44 M = 65.15 M=126.07 M= 241.43
P= 99.5% P=82% P=99.5% p = 96% P= 99.5 P= 97%
NH4Fe(SO4)2. (NH4)6Mo7O24. H3PO4 Cr2(SO4)3.
Na2B4O7. 10H2O Na2S2O3. 5H2O
12H2O H2 O M=97.994 6H2O
M= 381.37 M=248.17
M= 482.2 M=1235.86 C% = 85 M= 500.26
P=99.5 P=99%
P= 99% p = 99% d=1.69 P=50%
Al(NO3)3.
Cu(NO3)2. Muối
Ca(NO3)2. 4H2O K2HPO4. 3H2O 9H2O Ca(OH)2
3H2O Morh.6H2O
M= 236.15 M= 228.22 M= 375.13 M= 74.09
M= 241.60 M=392.14
P= 99% P= 99% P= 99% P= 90%
P= 99.5% P=99.5%

155
KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA NƯỚC

T (0C) ρ (g/ml) T (0C) ρ (g/ml)

15 0.999100 28 0.996236

16 0.998943 29 0.995948

17 0.998775 30 0.995651

18 0.998596 31 0.995346

19 0.998406 32 0.995032

20 0.998205 33 0.994709

21 0.997993 34 0.994379

22 0.997771 35 0.994040

23 0.997540 36 0.993694

24 0.997298 37 0.993339

25 0.997047 38 0.992978

26 0.996786 39 0.992608

27 0.996516 40 0.992231

156
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI PHA CHẾ HOÁ CHẤT

Đối với acid Nitric: Acid nitric gây phỏng nặng. Khí nâu NO2 thoát ra từ acid làm
tổn thương đường hô hấp và mắt. Acid này còn có thể gây nổ khi tiếp xúc với các chất
khử như H2S, rượu. Khi tiếp xúc với những cháy được thì có thể bốc cháy sinh ra khí
NO2. Vì vậy khi chữa cháy phải cần đeo mặt nạ chống độc. Trong trường hợp bị ngộ
độc khi hít phải khí NO2 thì ta phải cho nạn nhân thở bằng khí oxy và nằm yên.
Đối với acid H2SO4: Gây phỏng nặng khi tiếp xúc với da. Trong trường hợp acid
rơi vào người thì ta phải nhanh chóng rửa bằng dung dịch kiềm nhẹ như NaHCO 3
2%...Sau đó rửa lại bằng nước.
Đối với acid HF: Acid và hơi đều vô cùng độc, làm tổn thương da, mắt và đường
hô hấp. Acid này có thể phá huỷ thuỷ tinh và nhiều chất khác. Nếu trong trường hợp bị
cháy ta có thể dùng nước để dập tắt. Nếu trong không khí có HF thì ta phải đeo mặt nạ
chống độc để cách ly.
Đối với acid Acetic: làm phỏng nặng da, hơi acid làm tổn thương nặng niêm mạc.
Nguy hiểm khi tiếp xúc với Ahydric cromic, Natri peroxyt và acid nitric vì có thể bốc
cháy. Dập tắt bằng nước.
Đối với acid HCl: Làm phỏng da. Hơi acid làm tổn thương mạnh đến màng niêm
mạc mắt và mũi. Khi tiếp xúc với nhiều kim loại làm thoát khí H2 tạo nên hỗn hợp nổ
với không khí. Trong trường hợp bị cháy thì phải dập tắt bằng nước, Na2CO3, vôi. Khi
làm việc, chúng ta phải mang khẩu trang hoạt tính, việc pha chế phải tuyệt đối được
tiến hành trong tủ hút.

157
CÁCH PHA MỘT SỐ CHẤT CÓ NỒNG ĐỘ BÃO HÒA

NỒNG ĐỘ NỒNG ĐỘ
HOÁ CHẤT HOÁ CHẤT
BÃO HÒA (g/lít) BÃO HÒA (g/lít)

NaOH 1090 KI 1430

NaCl 358 KIO4 7

Ca(OH)2 1.7 KMnO4 64

Na2SO4 160 Ag2SO4 8

I2 0.29 AgNO3 2160

Na2CO3 220 CH3COONa. 3H2O 613

Ca(NO3)2. 4H2O 1470 NaBr 905

CaO 1.65 EDTA 100

CaSO4. 4H2O 2 NaF 42

K2CO3 1120 Na2SO3 220

KCl 330 Na2B4O7 25.6

K2HPO4 1600 (NH4)Fe(SO4)2.12H2O 1240

KOH 1130 NH4NO3 1920

KIO3 47 (NH4)6Mo7O24.4H2O 400

158
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Người dịch: Lê Chí Kiên - Trần Ngọc Mai - Đoàn Thế Phiệt -Nguyễn Trọng
Uyển, Kỹ thuật phòng thí nghiệm: 1, 2, 3.
[2]. Lê Thị Thanh Hương và các cộng sự (2012), Giáo trình thực hành kỹ thuật
phòng thí nghiệm, Trường Đại Học Công Nghiệp TpHCM.
[3]. Võ Duy Thanh, Võ Văn Bé (2004), Giáo trình thực tập Hóa đại cương, Trường
Đại học Khoa học Tự nhiên.
[4]. Trần Linh Phước, Phương pháp phân tích vi sinh vật trong nước, thực phẩm và
mĩ phẩm, NXB Giáo Dục Việt Nam
[5]. Nguyễn Trọng Biểu, Các phương pháp chuẩn bị hóa chất cho phân tích, Nhà
Xuất Bản Khoa học kỹ thuật.
[6]. Trường Đại học Bách Khoa, Thực hành hóa đại cương, 2012.

159

You might also like