SẤY

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

KỸ THUẬT SẤY

1. Khái niệm sấy


Sấy là Quá trình làm bay hơi và loại bỏ nước hoặc các dung môi
khác từ một dung dịch, hỗn dịch hoặc hỗn hợp rắn – lỏng →chất
rắn khô
2. Vai trò của quá trình sấy trong sản xuất dược phẩm.
- Nước tồn tại trong hạt do nhiều nguyên nhân
+ Hấp phụ
+ Kết tinh hoặc hydrat hóa (hấp thụ hóa học)
+ Do ngưng tụ trong mao quản
- Lượng nước hấp phụ: phụ thuộc độ ẩm tương đối của môi trường/
bản chất các chất
- Độ ẩm của hạt phải cân bằng với độ ẩm tương đối của khu vực
sản xuất
- Quá trình quan trọng trong sản xuất thuốc.
CH:Ảnh hưởng của độ ẩm đến sản xuât như thế nào?
o Giảm khối lượng nguyên liệu
o Khi độ ẩm cao đặc biệt khi sx thuốc viên nén độ ẩm của hạt cao
gây hiện tượng dính
o Khi độ ẩm trong không khí quá cao so với độ ẩm hạt thì nước từ 3.
không khí sẽ hấp phụ vào hạt làm hạt ẩm hơn.
CH: kể tên các loại kĩ thuật sấy thường dùng?
o Kỹ thuật sấy dùng khí khô
o Kỹ thuật sấy nhờ nhiệt độ cao
o Kỹ thuật sấy thăng hoa (đông khô)
3. Kỹ thuật sấy dùng khí khô
o Khí là một tác nhân hấp thụ hơi ẩm
o Cùng t0 : áp suất riêng phần của hơi nước < áp suất hơi bão hòa
o → N
o N lớn → khả năng hấp thụ ẩm của khí càng lớn
o → Các pp tác động vào N (chất hút ẩm(silicagel), thông gió...)
CH: vì sao không khí lại hấp thụ hơi ẩm được?
Vì ở cùng một nhiệt độ áp suất riêng phần của hơi nước sẽ nhỏ hơn áp
suất hơi bão hoà
CH: kỹ thuật sấy dùng khí khô áp dụng trong trường hợp nào?cho vd
Trong trường hợp các nguyên liệu sấy không chịu được nhiệt độ
Vd sấy viên nang mềm
4. Kỹ thuật sấy nhờ nhiệt độ cao
4.1.Các giai đoạn của quá trình
4.1.1. Giai đoạn 1: GĐ tiềm tàng, khối hạt đạt tới t0 cân bằng
4.1.2. Giai đoạn 2: năng lượng tiếp tục cung cấp đều, nước tự do bay hơi
với tốc độ đều
4.1.3. Giai đoạn 3: nước tự do trên bề mặt bay hơi hết, nước trong hạt
khuếch tán ra bề mặt, hàm ẩm đạt cân bằng
4.1.4. → Hiệu suất sấy ≈ 0
4.1.5. Quá trình sấy phụ thuộc vào:
 Cung cấp năng lượng cho khối hạt: duy trì để dung môi bay hơi
thích hợp, tránh bề mặt hạt khô nhanh quá tạo lớp. Thường cung
cấp theo nhiều cách: dẫn nhiệt, bức xạ, đối lưu, sóng cao tần, kết
hợp
 - Loại bỏ dung môi bay hơi: tạo điều kiện quá trình sấy diễn ra
đều đặn
 - Đảo đều khối hạt: nhiệt phân phối đều, dung môi bay hơi
nhanh
 → Các thiết bị cải tiến 3 vấn đề trên(máy sấy tầng sôi)
CH: vì sao trong quá trình sấy sau khi cung cấp năng lượng cho khối hạt
mà phải còn duy trì để dung môi bay hơi thích hợp?
Vì nếu như cho nhiệt độ quá cao thì bề mặt bên ngoài của nguyên
liệu bị khô trước, và khi bề mặt ngoài khô trước sẽ tạo 1 lớp áo ngăn cản hỏi
nước ở trong bốc hơi ra ngoài =>quá trình sấy không đạt yêu cầu.
Hoặc khi điều chỉnh nhiệt độ không thích hợp thì nước ở bề mặt bay hơi hết r
còn phần nước ở trong lòng ms khuếch tán ra ngoài. Trong quá trình khuếch tán
đó có thể mang theo cả dược chất , chất màu khuéch tán ra bên ngoài làm khối
hạt mình sấy sẽ bị phân lớp màu.
CH: Ưu điểm máy sấy tầng sôi?
o Loại bỏ dung môi bay hơi nhanh
o Nhào trộn, đảo đều khối hạt đồng thời cung cấp năng lượng theo
nhiều kiểu
CH: kể tên các thiết bị sấy nhờ nhiệt độ cao
o Thiết bị sấy tĩnh
o Thiệt bị sấy động
4.2.Thiết bị sấy tĩnh
Ưu điểm Nhược điểm
 Chi phí đầu tư thấp Tốn diện tích
 Nhiều tính năng •Chi phí lao động
 Sấy được nhiều loại vật• Làm nóng không đều
liệu • Thời gian sấy dài (8 – 24
 Khoảng điều chỉnh nhiệt giờ)
độ rộng (120oC) • Khó thu hồi dung môi
• Thiết kế không tốt: phân bố
nhiệt không đều
4.3.Thiết bị sấy động(máy sấy tầng sôi)
Ưu Nhược
• Tiếp xúc đều giữa hạt và khí • Chi phí lớn
nóng • Năng lượng
• Hạt được đảo đều liên tục • Tiếng ồn lớn
• Loại bỏ hơi nước ngay
• Sấy nhanh
CH: vì sao máy sấy tầng sôi lại gọi là thiết bị sấy động?
Vì trong quá trình sấy các vật liệu bên trong sẽ chuyển động, có luồng
không khí cấp vào làm cho nó chuyển động hỗn loạn phía bên trong. Khi
chuyển đônbgj như vây thì diện tích tiếp xúc giữa vật liệu cần sấy và luồng
không khí nóng là rất lớn lên thời gian làm khô nhanh
Ngoài ra khi máy xoay và lòng máy cũng xoay cho nên việc đảo đều khối
hạt là rất nhiều=> time sấy rất ngắn
5. Kỹ thuật sấy thăng hoa(đông khô)
- Là phương pháp sấy nhẹ nhàng nhất
- Nguyên tắc:
+ Làm đông lạnh sâu sản phẩm ( - 5 / - 50oC)
+ Thăng hoa nước đá ở chân không (≈ 0,1 mbar)
- Nhiệt độ sấy thấp → hạn chế ảnh hưởng của ẩm
- Quá trình chậm, cần có thiết bị đặc biệt
- Ứng dụng: thuốc tiêm quí, đắt tiền (huyết tương, vitamin, hormon,
kháng sinh).
Ưu Nhược
 Nhiệt độ sấy thấp → hạn chế Quá trình chậm, cần có thiết bị
ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc biệt
nguyên vật liệu
 Sau khi nước thăng hoa đi
thì khối sản phẩm rắn còn lại
xốp và tan rất nhanh

 Thuốc tiêm khiu sử dụng phương pháp sấy thăng hoa sẽ tan rất
nhanh vì nó xốp.
Câu hỏi lượng giá Chọn Đ/S
1. Sản phẩm của quá trình sấy có thể là chất rắn hoặc chất lỏng
 Sai => Sản phẩm của quá trình sấy có thể là chất rắn
2. Để sấy viên nang mềm, có thể dùng kỹ thuật sấy nhờ nhiệt độ cao
 Sai=> sấy viên nang mềm không dùng kỹ thuật sấy bằng nhiệt
được
3. Để tăng cường quá trình sấy bằng khí khô, có thể sử dụng thêm các
chất hút ẩm như silicagel
 Đúng
4. Khi sấy bằng tủ sấy tĩnh, ngay từ đầu nên điều chỉnh nhiệt độ cao
để rút ngắn thời gian sấy
 Sai.=> Khi sấy bằng tủ sấy tĩnh, ngay từ đầu không nên điều chỉnh
nhiệt độ cao vì nó làm khô bề mặt bên ngoài đi , hạn chế hơi nước
bên trong khuéch tán ra

5. Năng lượng cung cấp cho tủ sấy tĩnh thường bằng phương pháp
dẫn nhiệt
Sai => Năng lượng cung cấp cho tủ sấy tĩnh thường bằng phương
pháp:
 Dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ ,sóng cao tầng hoặc hỗn hợp
Câu hỏi lượng giá Chọn ý đúng nhất
6. Ưu điểm của thiết bị sấy tĩnh:
A. Tốn diện tích nhà xưởng
B. Chi phí lao động lớn
C. Chi phí ban đầu lớn
D. Chi phí ban đầu nhỏ
7. Nhược điểm của thiết bị sấy tĩnh:
A. Tốn diện tích nhà xưởng
B. Thời gian sấy nhanh
C. Dễ thu hồi dung môi
D. Cả A và C đều đúng
8. Ưu điểm của thiết bị sấy tầng sôi:
A. Quá trình sấy rất nhanh
B. Hơi nước bay hơi ngay
C. Hạt được đảo nhanh
D. Cả A, B, C đều đúng
9. Để sấy thuốc tiêm Insulin, kỹ thuật tốt nhất là:
A. Sấy bằng khí khô
B. Sấy nhờ nhiệt độ cao
C. Sấy tầng sôi
D. Sấy thăng hoa
10. Để sấy viên nang dầu cá, nên chọn kỹ thuật:
A. Sấy bằng khí khô
B. Sấy nhờ nhiệt độ cao
C. Sấy tầng sôi
D. Sấy thăng hoa

You might also like