Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

VIẾT LẠI CÂU

1. Viết lại câu là gì?


Viết lại câu (hay sentence transformation) là một dạng bài tập rất phổ biến trong cả
đề anh điều kiện và anh chuyên. Viết lại câu là viết một câu mới dựa trên câu cũ,
sử dụng các cấu trúc khác với câu cũ mà vẫn đảm bảo được nghĩa gốc của câu cũ.
2. Các dạng viết lại câu
- Viết lại câu sử dụng cấu trúc ngữ pháp: viết lại câu bằng những cấu trúc ngữ pháp
cố định. Dạng này thường xoay quanh các mảng kiến thức:
+ Chuyển đổi từ chủ động sang bị động và ngược lại
+ Chuyển đổi từ trực tiếp sang gián tiếp và ngược lại
+ Chuyển đổi thành câu điều kiện
+ Chuyển đổi câu sử dụng một số cấu trúc ngữ pháp cơ bản như too-to, so-that,…
+ Chuyển đổi câu sử dụng một số cấu trúc ngữ pháp nâng cao như đảo ngữ, thể giả
định,… (dạng này thường chỉ xuất hiện trong đề anh chuyên)
Dạng này thường xuất hiện nhiều trong đề anh điều kiện (dạng cơ bản) và một số
câu trong đề anh chuyên (dạng nâng cao)
- Viết lại câu sử dụng phrasal verbs, collocations, idioms: viết lại câu bằng cụm
động từ, cụm từ, thành ngữ nâng cao. VD: set out to do sth, be in sb’s bad books,
be accustomed to sth,…
Dạng này thường ít xuất hiện ở đề điều kiện (có thể một số đề vẫn có nhưng chỉ ở
dạng cơ bản) nhưng lại là một dạng bài “bất di bất dịch” và tương đối khó ăn điểm
ở đề chuyên.
3. Cách ôn tập để làm bài viết lại câu
- Cố gắng học càng nhiều cấu trúc/cụm cố định càng tốt. Có thể tận dụng một số
phương pháp học như dùng Quizlet, chép ra giấy,...
- Tận dụng triệt để từ điển và thesaurus để học thêm những cấu trúc/cụm cố định
có nghĩa tương đồng với nhau
- Một số sách để có phần viết lại câu ở mức độ thi chuyên: Destination C1&C2,
Tài liệu ôn thi THPT môn Tiếng Anh của Vĩnh Bá, Tuyển tập đề thi Olympic 30/4
các năm (thường là từ năm 2016-2018), English Advanced Vocabulary and
Structure của Maciej Matasek (có PDF trên mạng),…
4. Một số tips khi làm bài viết lại câu
- Đọc thật kỹ đề bài, xem đề bài có yêu cầu viết lại câu giới hạn số từ hay không
(có một số đề sẽ yêu cầu chỉ viết lại từ 3-8 từ)
- Đọc và phân tích kỹ câu gốc, xem câu gốc dùng thì gì, chủ ngữ số nhiều hay số ít,
… để tránh sai lỗi ngữ pháp “ngớ ngẩn” ở câu viết lại. Cố gắng hiểu rõ nghĩa của
câu gốc và nhớ lại có cụm nào mình đã từng học có nghĩa sát với câu gốc
- Trong trường hợp không hiểu rõ nghĩa của câu gốc hay câu gốc có từ mình không
hiểu thì cố gắng đoán nghĩa của câu đó dựa trên những từ khác mình đã biết
- Không để trống câu nào, câu nào không biết có thể làm theo cảm tính (có thể sai
nhưng vẫn tốt hơn là để trống)

You might also like