Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

PHẦN MỞ ĐẦU:

1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia, là
một ngành kinh tế phát triển nhanh và chiếm vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của
nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Du lịch được coi là ngành kinh tế hấp dẫn “con
gà đẻ trứng vàng”, là ngành công nghiệp không khói được các quốc gia tìm mọi cách
triệt để khai thác, tìm kiếm lợi thế riêng.
Việt Nam là một nước nhiệt đới nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương, có điều kiện tự nhiên và vị trí địa lí thuận lợi để phát triển du lịch. Việt Nam
được biết đến với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng được UNESSCO công nhận là
di sản thiên nhiên văn hóa thế giới như vịnh Hạ Long, Phong Nha – Kẻ Bảng, phố cổ
Hội An hay Thánh địa Mỹ Sơn… Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam có một hệ thống
bãi biển dài và đẹp tạo nên nhiều bãi tắm đẹp như Nha Trang, Sầm Sơn, Đồ Sơn, Cửa
Lô,… Vì vậy mà Việt Nam đã và đang là điểm đến lý tưởng của bạn bè, du khách
quốc tế.
Mặt khác, nhu cầu được trải nghiệm, thám hiểm, khám phá và chinh phục
những vùng đất mới lạ ngày càng phát triển. Nhận thấy được ưu thế về nguồn lực và
vốn hiểu biết, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot đã mạnh dạn
đầu tư trang thiết bị, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm tại các rừng quốc gia, hang
động,… cùng với hệ thống sản phẩm bổ trợ như dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống,…
để đáp ứng được nhu cầu du lịch của thế hệ mới.
Song song đó, Việt Nam đã gia nhập WTO, điều này có tác động rất lớn tới
ngành du lịch. Thứ nhất, mở rộng thị trường. Thứ hai, thị trường càng hấp dẫn thì tính
cạnh tranh càng cao. Điều này thúc đẩy ngành Du lịch Việt Nam phát triển tốc độ cao
và đặc biệt. Marketing là hoạt động không thể thiếu trong ngành kinh doanh lữ hành.
Nhưng trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh, yếu tố khách quan như
dịch bệnh là điều chúng ta không thể lường trước được. Bất ngờ cuối năm 2019, đại
dịch Covid-19 bùng nổ tại Vũ Hán và lan rộng trên khắp thế giới suốt năm 2020 và
đầu năm 2021 làm cho thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề về mặt kinh tế, nhất là ngành
du lịch. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Chiến lược Marketing là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò to lớn
trong thành công của mỗi một công ty.
Vì vậy, trong bối cảnh kinh tế trì trệ hiện nay, hoạch định chiến lược Marketing
phù hợp mang tính cấp bách và đưa đến sự thành công của công ty trong việc giới
thiệu, định vị sản phẩm và trụ vững trong khoảng thời gian du lịch bị ảnh hưởng
nghiêm trọng này. Đây cũng là lý do em chọn đề tài “Hoạch định chiến lược
Marketing tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot”
2. Mục tiêu thực hành
 Mục tiêu chung:
Trên cơ sở hệ thống lý thuyết về hoạch định chiến lược marketing, quan sát quá
trình hoạch định chiến lược marketing của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du
lịch Foot&Foot, rút ra nhận xét từ quá trình đưa ra chiến lược marketing của công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot.
 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận có liên quan đến chiến lược marketing
dịch vụ du lịch.
- Quan sát đánh giá thực trạng quá trình đưa ra chiến lược marketing của công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot.
- Hoạch định chiến lược marketing phù hợ trong giai đoạn 2021-2022, đưa ra các
giải pháp phát triển hoạt động Marketing của công ty.
3. Nội dung thực hành
Đối tượng:
- Các nội dung hoạch định chiến lược marketing nhằm đưa ra một số giải pháp
xây dựng chiến lược marketing dịch vụ du lịch cho công ty.

Phạm vi thực hành:

- Hoạt động Marketing của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch
Foot&Foot trong những nằm gần đây.
- Không gian nghiên cứu: Nội bộ của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du
lịch Foot&Foot.
- Giới hạn nghiên cứu:hoạch định chiến lược marketing trong các lĩnh vực hoạt
động của công ty là về tài chính huy động vốn, cấp tín dụng, mở tài khoản gủi tiền tại
ngân hàng nhà nước..
- Đối tượng khảo sát: khảo sát các yếu tố bên trong, bên ngoài công ty chủ yếu là
về hoạch định chiến lược marketing
4. Phương pháp thực hành
Để làm sáng rõ mục tiêu thực hành, em sử dụng kết hợp những phương pháp sau
đây:
- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thấp số liệu sơ cấp-bằng cách quan sát
thực tế trong công ty, phỏng vấn cá nhân..

Thu thập số liệu thứ cấp-thu thập từ các báo cáo tài liệu của công ty thực tập,
thông tin trên báo chí truyền hình, internet

- Phương pháp thống kê bản biểu: thống kê tìm ra xu hướng hoặc đặc điểm
chung của các yếu tố phân tích
- Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia để rút ra kết
luận

BỐ CỤC BÀI THỰC HÀNH:


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠCH ĐỊNH MARKETING
TRONG DOANH NGHIỆP.
1.1. Khái niệm, vai trò, và đặc điểm của hoạt động hoạch định marketing
trong doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm hoạch định.
Hoạch định là tiến trình trong đó nhà quản trị xác định và lựa chọn mục tiêu
của tổ chức và vạch ra những hành động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu
1.1.2. Khái niệm về hoạch định marketing.
Hoạch định chiến lược marketing là doanh nghiệp xây dựng chiến lược
marketing và xác định các biện pháp marketing cụ thể vào thị trường mục tiêu. Doanh
nghiệp cần phải xây dựng chiến lược marketing và marketing-mix nhằm đáp ứng được
các đoạn thị trường mục tiêu mà họ đã chọn
1.1.3. Vai trò của hoạch định marketing trong doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lược marketing kết nối hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp
đến với người tiêu dùng, mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp.
- Nhằm tạo chỗ đứng ổn định, thế mạnh trong ngành, và luôn tìm ra những giải
pháp mới, thị trường mới hoặc đa dạng hoá để phát huy những tiềm năng sẵn có.
- Nghiên cứu thị trường, theo dõi những biến đổi, đánh giá để có phản ứng kịp
thời với sự biến đổi không ngừng của thị trường
- Nhằm gia tăng lòng trung thành của khách hàng, gia tăng chất lượng dịch vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng tốt hơn, từ đó tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững
trước đối thủ
- Là điều kiện cơ bản của công việc kinh doanh giữa sự thay đổi không ngừng để
cập nhật và bắt kịp xu thế, là cách mà doanh nghiệp đề ra phương án chống lại những
rủi ro và nắm bắt cơ hội trong tương lai.
- Hoạch định chiến lược Marketing cung cấp cho các thành viên trong doanh
nghiệp những mục tiêu định hướng chiến lược và phương hướng cụ thể của doanh
nghiệp đó trong tương lai.
- Là cơ sở để nhà quản trị có thể điều khiển và đánh giá việc quản lý
- Các tổ chức/ tổ chức có hoạch định chiến lược sẽ có nhiều cơ hội thành công và
đạt hiệu quả hơn là không hoạch định.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing trong doanh nghiệp.
1.2.1. Yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp.
Môi trường bên trong bao gồm:
- Các nguồn lực về con người
- Tài chính
- Công nghệ
- Sản phẩm
- Giá, kênh phân phối, xúc tiến quảng cáo,... của doanh nghiệp.
- Ngoài ra còn có văn hóa doanh nghiệp
Ma trận các yếu tố bên ngoài

Để tổng hợp mức độ quan trọng của các yếu tố bên ngoài đối với ngành và mức
quan trọng các yếu tố này với công ty, doanh nghiệp sử dụng ma trận đánh giá các yếu
tố bên ngoài (EFE..), từ ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài cho phép doanh nghiệp
tóm tắt và đánh giá từng yếu tố để có cái nhìn tổng quát mức độ ảnh hưởng từng cơ
hội và nguy cơ đối với ngành. Bên cạnh đó ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài còn
xem xét mức độ quan tâm của công ty có tương xứng với tầm quan trọng của các yếu
tố này hay chưa, từ đó công ty sẽ định hướng chiến lược và điều chỉnh phù hợp
1.2.2. Yếu tố ảnh hưởng bên ngoài doanh nghiệp.
Môi trường vĩ mô
- Tự nhiên: Cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên
như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...
- Kinh tế : Bao gồm các yếu tố như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định của nền
kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát, tỷ giá hối đoái... Tất cả các
yếu tố này đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Kỹ thuật - Công nghệ: Đây là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh
nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ
thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng
dụng...
- Văn hóa - Xã hội: Ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động quản trị và kinh doanh của
một doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải phân tích các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm
nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Mỗi một sự thay đổi của các lực lượng
văn hóa có thể tạo ra một ngành kinh doanh mới nhưng cũng có thể xóa đi một ngành
kinh doanh.
- Chính trị - Pháp luật: Gồm các yếu tố chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng
chính trị... Các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp.
Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn
của các nhà đầu tư.

Môi trường vi mô

- Nhà cung cấp.


- Nguồn lực của doanh nghiệp: là yếu tố đầu tiên của tổ chức nhân sự mà nhà
quản trị cần phân tích đánh giá. Nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm cả quản trị
cao cấp và quản trị viên thừa hành. Nhà quản trị cao cấp: khi phân tích nhà quản trị
cao cấp ta cần phân tích trên ba khía cạnh cơ bản sau: Các kỹ năng cơ bản (kỹ năng kỹ
thuật chuyên môn, năng lực nhân sự, kỹ năng làm việc tập thể và năng lực của tư duy)
- Khách hàng: Khách hàng là người đang và sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Đối
với bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, quyết
định nhất tới sự sống còn của doanh nghiệp.
- Đối thủ tiềm ẩn: Chỉ một đối thủ có khả năng gia nhập và cạnh tranh trong một
thị trường cụ thể song hiện tại chưa gia nhập.
- Sản phẩm thay thế: Là sản phẩm có thể thay thế các loại sản phẩm khác tương
đương về công dụng (hoặc tiêu thụ) khi có các điều kiện thay đổi. Sản phẩm thay thế
có thể có chất lượng tốt hơn hoặc thấp hơn mặt hàng nó thay thế và đa số có mức giá
rẻ hơn.
- Đạo đức nghề nghiệp: Động cơ làm việc, tận tâm với công việc, có trách nhiệm
trong công việc, trung thực hành vi, tính kỷ luật và tự giác tập thể. Những kết quả đạt
được và các lợi ích mà nhà quản trị sẽ mang lại cho doanh nghiệp.

Ma trận các yếu tố bên trong


- Ma trận các yếu tố quan trong xác định mức độ quan trọng từng yếu tố nội bộ
trong tổng thể một công ty và đánh giá mức độ điều chỉnh cơ cấu nội bộ của công ty
có phù hợp với yêu cầu của ngành trong tình hình hiện nay không, từ đó công ty sẽ
biết đâu là điểm mạnh, đâu là điểm yếu của mình để hoạch định chiến lược Marketing
phù hợp hiệu quả.

Công cụ hoạch định chiến lược marketing

 Ma trận SPACE: Các trục trong ma trận đại diện cho hai khía cạnh bên trong
của tổ chức: sức mạnh tài chính và lợi thế cạnh tranh và hai khía cạnh bên
ngoài: sự ổn định của môi trường và sức mạnh của ngành. Ma trận này dung để
đánh giá hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời xác định vị trí doanh nghiệp
 Ma trận chiến lược chính: Là công cụ để hình thành những chiến lược có khả
năng lựa chọn, ma trận này dựa trên hai khía cạnh đánh giá: vị trí cạnh tranh và sự
tăng trưởng của thị trường.
 Ma trận SWOT:
Phân tích SWOT là đặt các cơ hội, nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng
đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn
nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của mỗi quan hệ, trong đó:
o Chiến lược SO- Chiến lược phát triển kết hợp yếu tố cơ hội và điểm
mạnh của công ty để mở rộng quy mô và phát triển đa dạng hóa
o Chiến lược WO-Chiến lược cạnh tranh, các điểm yếu nhiều hơn hẳn
những mặt mạnh nhưng bên ngoài đang có các cơ hội đang chiếm ưu thế
o Chiến lược ST- Chiến lược chống đối, đây là chiến lowcj công ty dung
các nguồn lực điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điệu kiện cản trở bên
ngoài
o Chiến lược WT- Chiến lược phòng thủ, công ty không còn đối phó được
với các nguy cơ bên ngoài, bị tước khả năng phát triển. Trường hợp này công ty chỉ
còn hai lựa chọn hoặc là liên doanh với công ty khác hoặc phá sản
1.3. Nội dung về hoạt động marketing của doanh nghiệp.
1.3.1. Xác định sứ mệnh công ty
Mục tiêu của công ty được lập ra từ chức năng nhiệm vụ của công ty, có tính
chất cụ thể hơn và có thể thay đổi trong giai đoanh nhất định, có hai loại mục tiêu là
dài hạn và ngắn hạn
1.3.2. Phân tích/nghiên cứu thị trường.
Nghiên cứu thị trường là việc nhận dạng, lựa chọn thu thập, phân tích và phổ
biến thông tin với mục đích hỗ trợ việc ra quyết định có liên quan đến sự xác định và
xử lý những vấn đề và cơ hội Marketing.
1.3.3. Phân khúc và xác định thị trường mục tiêu.
Phân khúc thị trường hay còn gọi là marketing mục tiêu là khái niệm trái ngược
với tiếp thị đại trà và tiếp thị sản phẩm đa dạng. Mục tiêu của việc phân khúc thị
trường trong tiếp thị là chia thị trường ra thành những phân khúc nhỏ hơn, dễ nhận
biết, nắm bắt và đáp ứng hiệu quả hơn.
1.3.4. Hoạch định chiến lược cho từng phân khúc.
 Lựa chọn chiến lược cấp sản phẩm
Sau khi đã hoàn thành mục tiêu và đánh giá thị trường thì doanh nghiệp tiến
hành lựa chọn chiến lược hoạch định marketing,trong đó có

 Lựa chọn chiến lược cấp công ty

Lựa chọn chiến lược công ty dựa trên ma trận chiến lược chính trong đó phát
triển thị trường đưa sản phẩm hoàn thiện vào khu vực mới,phát triển sản phẩm tăng
doanh số bằng cách cải tiến sản phẩm hiện có,tang quyền kiểm soát hoặc sở hữu đối
với nhà phân phối và đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa các loại hàng hóa sản phẩm
của công ty, loại bớt một số hàng hóa đã không còn được thị trường ưa chuộng.

 Lựa chon chiến lược cấp sản phẩm

Từ mục tiêu thì công ty tiến hành lựa chon chiến lược sản phẩm dựa trên ma trận
ANSOFF, cụ thể:

- Chiến lược thâm nhập thị trường: Các nổ lực tiếp thị nhằm tăng doanh số bán
ra của sản phẩm hiện có trên thị trường
- Chiến lược phát triển thị trường: Các bổ lực tiếp thị nhắm đến việc mở rộng hệ
thống phân phối và tìm kiếm thêm khách hàng cho sản phẩm hiện có trên thị trường
mới
- Chiến lược phát triển sản phẩm: Các nổ lực tiếp thị nhằm tạo ra sản phẩm mới
hoăc sản phẩm củ có thêm chức năng mới và bán trên vùng thị trường hiện có
- Chiến lược đa dang hóa sản phẩm: Các nổ lực tiếp thị nhằm tạo ra sản phẩm
mới và thị trường mới
1.3.5. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
- Xác định mục tiêu marketing: Để xây dựng một quy trình marketing hiệu quả
cần xác định được mục tiêu marketing, mục tiêu marketing được xác định dựa trên
mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp
- Đánh giá thực trạng: Doanh nghiệp đánh giá các yếu tố của môi trường bên
ngoài và cả môi trường bên trong từ đó xác định điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách
thức tác động đến doanh nghiệp, đồng thời đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố
trên.
- Xây dựng chiến lược:Sau khi xác định được mục tiêu và đánh giá các yếu tố tác
động thì doanh nghiệp dựa trên nguồn lực, chi phí, thời gian tiến độ cho phép để xây
dựng chiến lược marketing
- Chuẩn bị và thực hiện chiến lược: Bước vào giai đoạn thực hiện chiến lược
marketing, doanh nghiệp tổ chức con người và nguồn lực, cũng cố các sự lựa chọn,
xây dựng các chính sách có tích chức năng,
- Đánh giá và kiểm soát kế hoạch: Doanh nghiệp theo sát tiến trình thực hiện
chiến lược marketing mà mình đã đặt ra để có những thay đổi kịp thời nếu như chiến
lược rời rạc với mục tiêu doanh nghiệp
1.3.6. Phân bổ nguồn lực.
- Phân bổ nguồn lực là quá trình phân công và quản lí nguồn lực nhằm hỗ trợ
các mục tiêu chiến lược của tổ chức.
- Phân bổ nguồn lực là hoạt động quản lí trung tâm cho phép thực hiện chiến
lược. Trong các tổ chức không sử dụng phương pháp tiếp cận quản trị chiến lược
trong việc ra quyết định, phân bổ nguồn lực thường dựa trên các yếu tố chính sách và
cá nhân.
1.3.7. Định biên nhân sự
Định biên nhân sự có thể được hiểu đơn giản là việc xác định một số lượng con
người với những điều kiện phù hợp về phẩm chất cá nhân và tri thức để có thể đáp
ứng những khối lượng công việc cho một vị trí cụ thể trong tương lai.
1.3.8. Tiến hành thực hiện chiến lược marketing
- Tiến hành phân tích tình huống: Trước khi bắt đầu lập kế hoạch tiếp thị, bạn
cần phải nắm rõ vị trí của công ty mình trên thị trường. Mô hình SWOT thường được
sử dụng trong bước này. Công ty cần xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức, vì đây là bước cơ bản đầu tiên trên tiến trình lập kế hoạch.
- Xác định đối tượng mục tiêu
- Viết mục tiêu theo nguyên tắc SMART
- Xây dựng chiến thuật
- Đặt ngân sách
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG VỀ HOẠCH ĐỊNH MARKETING TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH FOOT&FOOT
2.1. Giới thiệu tổng quát.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
- Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot thành lập ngày 14
tháng 12 năm 2017.
- Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot
- Tên tiếng anh: Foot&Foot Trading Services Tourism Company Limited
- Tên viết tắt: Foot&Foot CO., LDT
- Mã số doanh nghiệp: 0314782598
- Giấy phép thành lập: Vào ngày 14/12/2018,
- Ngành nghề kinh doanh chính:
+ Dịch vụ lưu trú ngắn ngày; dịch vụ ăn uống
+ Kinh doanh lữ hành quốc nội (Camping, Trekking, ...)
+ Tổ chức sự kiện (Team Building)
+ Dịch vụ dịch thuật
- Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng)
- Người đại diện theo pháp luật: Phạm Thái Hoàng Anh – Sáng lập Công ty
TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot.
- Đồng sáng lập:
Nguyễn Võ Kim Khôi – Tổng giám đốc Khu du lịch Sinh thái Vàm Sát – Cần
Giờ
Đoàn Thị Thu Thảo – Trưởng phòng điều hành Công ty TNHH Mỹ Lệ - Bình
Phước
- Địa chỉ: 891/4 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
- Số điện thoại: (028) 225 352 53
- Website: Sphuotcoffee.com
- Email: footfoottravel@gmail.com
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của hệ điều hành du lịch.
- Mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của công ty theo mô
hình chức năng chuyên môn của từng bộ phận. Tuy nhiên, bộ phận Marketing chưa
được hình thành vì mô hình công ty còn nhỏ. Vì vậy, các công việc liên quan đến
hoạch định Marketing đều do nhân viên bộ phân kinh doanh đảm nhiệm và tuyển
Cộng tác viên từ các trang mạng như Freelancer.com, Vlance.com,….

Giám đốc

Kế toán tổng Phòng kinh Bộ phận dịch vụ Bộ phận dịch vụ Bộ phận dịch vụ
hợp doanh lữ hàng lưu trú ăn uống

Phòng hướng
Nhân viên sale FO HK Phục vụ, pha chế
dẫn

Nhân viên chăm


Phòng điều hành Bếp
sóc khách hàng

Truyền thông
Marketing

Nhân viên dự án

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.
Doanh thu của Công ty giai đoạn năm 2018 - 2020
7

0
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Dịch vụ lưu trú Lữ hành Tổng

Nguồn: Khảo sát nội bộ công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot

Phân tích doanh thu:


- Giai đoạn năm 2018 – 2019, công ty còn non trẻ trên con đường chinh phục thị
hiếu khách hàng đến với du lịch trải nghiệm nên doanh thu có bước tăng chậm so với
vốn điều lệ. Tuy nhiên, đây được xem là thành công lớn trong việc kinh doanh loại
hình lữ hành của công ty.
- Cuối năm 2019 đến nay, với sự bùng nổ dịch bệnh Covid-19, Việt Nam thi
hành chính sách đóng cửa hải quan nhằm ổn định tình hình. Vì vậy, công ty vốn hoạt
động nhiều với lượng doanh thu đến từ khách nước ngoài bị trì trệ và đang trong giai
đoạn chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và chính sách giá để thích ứng với sự đổi mới
trong tình hình dịch bệnh.
2.2. Thực trạng về hoạt động marketing của Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ Du lịch Foot&Foot.
2.2.1. Thực trạng về việc xác định sứ mệnh công ty
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot luôn hướng tới trở
thành một nhà tổ chức du lịch chuyên nghiệp với sứ mệnh “Gắn kết văn hóa quốc gia
dân tộc với hoạt động du lịch” cho du khách trong mỗi hành trình. Doanh nghiệp luôn
nỗ lực và cam kết sẽ mang đến khách hàng những trải nghiệm văn hóa hoặc thư giãn
đúng như sứ mệnh đặt ra của mình.
Mục tiêu trong năm 2021 chính là: Biến công ty một thành viên thành công ty
cổ phần du lịch lớn mạnh mang tên The S Việt Nam.
2.2.2. Thực trạng về việc phân tích/nghiên cứu thị trường.
a. Tình hình du lịch Việt Nam
- Theo Tổng cục Du lịch, trong năm 2019, du lịch Việt Nam phục vụ 85 triệu
khách nội địa (tăng trên 6%). Tổng thu từ khách du lịch nước ngoài đạt hơn 720.000
tỷ đồng.
- Việt Nam phát triển mạnh mẽ ngành du lịch, thu hút nhiều vốn đầu tư nước
ngoài cũng như lượt khách nước ngoài ghé thăm vì tính chất giá rẻ, còn mới và lạ.
- Du lịch mạo hiểm là một trong những xu hướng du lịch tăng trưởng nhanh
nhất trên thế giới. Nhiều quốc gia đã quan tâm phát triển du lịch mạo hiểm hơn do có
lợi thế về sinh thái, văn hóa và kinh tế.
- Khách du lịch trải nghiệm cũng được phân ra thành nhiều nhóm. Ví dụ những
người đam mê phiêu lưu (adventure enthusiasts) – những người chèo thuyền, đạp xe,
hay quan sát chim muông hoặc những trải nghiệm văn hóa. Mặc dù mức chi tiêu nhóm
khách này ngang với các khách du lịch mạo hiểm khác, các chuyến đi ra nước ngoài
của họ trung bình dài hơn thêm một ngày. Họ chi tiêu nhiều tiền hơn vào trang thiết bị
và dụng cụ và thường thực hiện lại nhiều lần một chuyến đi, đến những điểm đến khó
tiếp cận hoặc chưa nổi tiếng
- Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển du lịch mạo hiểm với địa hình 3/4 là đồi
núi, hệ thống sông ngòi dày đặc, nhiều hang động đẹp, nhiều khu bảo tồn thiên nhiên
và vườn quốc gia rộng lớn, và bờ biển trải dài từ Bắc xuống Nam. Đỉnh Fansipan, khu
vực đỉnh Mã Pì Lèng, dãy Liang Biang là những điểm lý tưởng cho các hoạt động leo
núi. Hệ thống hang động thu hút sự chú ý của những người ưa mạo hiểm trên khắp thế
giới như tại Phong Nha – Kẻ Bàng với động Phong Nha – Tiên Sơn, động Thiên
Đường, hang Sơn Đoòng. Bờ biển dài và các hòn đảo đẹp là địa điểm thuận lợi cho
nhiều hoạt động du lịch mạo hiểm như lặn biển, đua thuyền buồm, lướt ván. Hệ thống
sông và hồ dày đặc lại là tiềm năng cho các tour du lịch chèo thuyền, vượt thác,…
b. Phân tích môi trường kinh doanh:
- Xã hội – Nhân khẩu học: Mức thu nhập ngày càng tăng, giá trị cuộc sống càng
phải được chú trọng và đảm bảo, nhu cầu về du lịch cũng phát triển.
- Công nghệ: Khoa học công nghệ ngày càng phát triển đang tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm.
Sự phát triển này giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí, thúc đẩy phát
triển. Đối với ngành du lịch, công nghệ 4.0 phát triển giúp công ty dễ dàng định vị sản
phẩm và quảng bá rộng rãi qua nhiều hình thức đến với khách hang.
- Kinh tế: Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức
lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, trong đó có Việt Nam. Kinh tế thế giới được dự
báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều
giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn
duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%.
- Chính trị- pháp luật: Với lợi thế về chính trị, Việt Nam đang là điểm đầu từ hấp
dẫn của doanh nghiệp nước ngoài, đầu tư mạnh mẽ sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng
được nguồn lợi cơ hội tốt.
Việt Nam có chính sách phát triển du lịch (Điều 5 Luật Du lịch 2017) có hiệu lực
từ ngày 01/01/2018, hấp dẫn các du khách trong và ngoài nước, đồng thời các nhà
kinh doanh lữ hành cũng được đảm bảo lợi ích.
- Vãn hóa- xã hội: Việt Nam là đất nước đa dạng về văn hóa và bản sắc dân tộc:
có các loại tín ngưỡng phong phú, những lễ hội dân gian. Người dân hiếu khách, thân
thiện.
Du khách nước ngoài hưởng
- Dịch vụ thay thế: Ngoài loại hình du lịch trải nghiệm mạo hiểm ra còn có nhiều
loại du lịch khác:
+ Du lịch tham quan
+ Du lịch văn hóa
+ Du lịch MICE
Mỗi loại dịch vụ du lịch có ưu và khuyết điểm riêng tùy thuộc vào tâm lý sử
dụng của du khách.
- Khách hàng: Đối tượng du khách quốc nội và quốc tế - người có nhu cầu du
lịch xanh, thích thử thách.
- Nhà cung cấp: Công ty đã ký hợp đồng với các nhà lãnh đạo tại địa phương –
địa điểm du lịch công ty hướng đến như Bình Phước, Cần Giờ, Sapa, Quảng Bình,….
2.2.3. Thực trạng về phân khúc và xác định thị trường mục tiêu.
 Phân khúc thị trường
- Tiêu thụ theo thu nhập
- Tiêu thụ theo địa lý
- Tiêu thụ theo tâm lý học
 Các phân khúc thị trường
- Các thị trường xem xét:

Du khách nước ngoài Du khách Việt Nam


Cá nhân Nghỉ dưỡng, trải Nghỉ dưỡng, trải
nghiệm, khám phá. nghiệm, khám phá.
Nhóm Nghỉ dưỡng, trải Nghỉ dưỡng, trải
nghiệm, khám phá. nghiệm, khám phá.
Tổ chức sự kiện Tổ chức sự kiện
- Đánh giá các đoạn thị trường theo tiêu chí: Các mục tiêu và khả năng của công
ty
- Hành vi du lịch của khách:
+ Chia theo khu vực địa lý
+ Chia theo số khách
2.2.4. Thực trạng về hoạch định chiến lược cho từng phân khúc
Chính sách sản phẩm
Các loại sản phẩm lữ hành chính của công ty:
- Tour trải nghiệm: Rừng quốc gia Bù Gia Mập, Vàm Sát- Cần Giờ, Tà Năng-
Phan Dũng, hang Én,...
- Tour kỹ năng: Đà Lạt, Lâm Đồng, Biển Hồ, Trảng cỏ Bù Lạch,...
Các sản phẩm bổ sung khác:
- Dịch vụ lưu trú: Hệ thống homestay và hostel
- Dịch vụ ăn uống
- Dịch vụ: Cung cấp trang thiết bị cắm trại, du lịch mạo hiểm
- Tổ chức sự kiện: Talkshow, Team Building,...
- Dịch vụ phiên dịch
Chính sách giá
- Chiến lược giá phân cấp cho chủng loại sản phẩm. Giá dịch vụ đi kèm bình
quân đầu người là 200.000 đồng. Giá dịch vụ tour giao động từ 1.500.000 đồng đến
2.000.000 đồng/1 người.
- Áp dụng giá ưu đãi cho các đại lý hoa hồng, các đối tượng khách quay trở, đi
kèm các dịch vụ miễn phí khác cho khách đi tour và sử dụng dịch vụ lưu trú của công
ty.
Chính sách phân phối:
Công ty có 2 hình thức phân phối chính
- Trực tiếp: Hệ thống OTA, TA, Company Group, bán chéo với các đối tác,
Website và các trang mạng xã hội….
- Gián tiếp: Thông qua các đại lý trung gian, khách hàng cũ,…
Chính sách truyền thông
- Truyền thông qua báo chí
- Truyền thông qua mạng xã hội: Website, Blog Travel, Facebook, Instagram,
Zalo,…
- Truyền thông gián tiếp: OTA (Booking.com, Agoda, Traveloka, Tripadvisor,
…)
Chính sách khuyến mãi
Bảng 1. Bảng giá đối với sản phẩm lưu trú:
Số lượng Giảm giá (%)
5 người 10%
5- 12 người 15%
12-24 người 20%
24-36 người 30%, tặng kèm buffet ăn sáng tại
sảnh.
Nguồn: Bảng giá niêm yết dịch vụ lưu trú công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot
Bảng 2: Bảng giá đối với sản phẩm tour du lịch
Số lượng Giảm giá (%) Dịch vụ tặng kèm
1 người
Nhóm nhỏ lẻ dưới 20 5% Hướng dẫn viên du lịch
người đi kèm hướng dẫn
trekking an toàn và kĩ
năng cắm trại.
Nhóm trên 20 người 10% Hướng dẫn viên du lịch
đi kèm hướng dẫn
trekking an toàn và kĩ
năng cắm trại.
Miễn phí thuê lều trại
Nguồn: Bảng giá niêm yết dịch vụ du licjh công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch
Foot&Foot
- Các chính sách khuyến mãi cộng gộp với các kênh OTA để khách hàng nhận
được ưu đãi với mức giá mong muốn phù hợp.
2.2.5. Thực trạng về xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện.
Quy trình thiết kế sản phẩm:
- Khảo sát lộ trình đối với tour và bộ khung sản phẩm chung đối với lưu trú chi
phí thấp.
- Hoạch định sản phẩm, đưa ra cung đường lý tưởng, thời gian và giá cả phù hợp
với các loại sản phẩm.
Quy trình bán sản phẩm:
- Quảng bá hình ảnh sản phẩm
- Tổng hợp thông tin khách hàng tiềm năng
- Tiếp cận khách hàng (tại khu lưu trú của công ty, trên các trang mạng xã hội,...)
- Tư vấn, hỗ trợ
- Chấp nhận thanh toán (qua nhiều hình thức thanh toán)
Quy trình cung ứng dịch vụ:
- Sau khi xác nhận đặt thành công, đội ngũ nhân viên xác nhận về số khách,
thông tin và sắp xếp điểm nghỉ ngơi cũng như điểm đón du khách, gói sản phẩm.
- Đội ngũ lữ hành sắp xếp nhóm theo số lượng phù hợp, chuẩn bị vật dụng cần
thiết và đăng ký với nhà cung cấp.
- Vào ngày khởi hành, hướng dẫn viên sẽ phụ trách đón khách đến nơi xuất phát
và triển khai những quy tắc cần và đủ khi tham gia nhằm đảm bảo tính an toàn.
Các quy trình đòi hỏi các bộ phận làm việc ăn ý cùng nhau để tránh sai sót
nghiêm trọng.
2.2.6. Thực trạng về phân bổ nguồn lực.
Nguồn nhân lực: Được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Đối với nguồn nhân lực chủ chốt:
Trình độ Số lượng
Thạc sĩ 3
Đại học 11
Nghề 9
(Nguồn: Khảo sát từ nội bộ công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot)
Dựa vào dữ liệu nhân sự vừa được cập nhật thì ta thấy nhân sự có trình độ học
vấn cao. Thông qua việc lấy ý kiến thực tế tại công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du
lịch Foot&Foot thì công tác phân bổ nguồn lực có những ưu và nhược điểm đến việc
hoạch định chiến lược marketing.
 Ưu điểm:
- Tiết kiệm được nguồn nhân lực trong môi trường công ty non trẻ.
- Văn hóa công ty cởi mở, thân thiện, kỷ luật cao và lấy lợi ích công ty đặt lên
hàng đầu.
- Các nhân sự kinh doanh hiểu biết về Marketing và hoạch định chiến lược tốt.
 Nhược điểm:
- Phải luôn tìm kiếm các cộng tác viên có kinh nghiệm dồi dào trong lĩnh vực
Digital Marketing.
- Chưa chuyên môn hóa được các chiến lược để tối ưu hóa sản phẩm lưu trú và
du lịch trải nghiệm.
2.2.7. Thực trạng về định biên.
STT Bộ phận Số lượng Lương cơ bản Quỹ lương
(Trung bình
theo bộ phận)
1 Kế toán 1 8.000.000 8.000.000
2 Kinh doanh 3 8.000.000 24.000.000
3 Lữ hành 4 8.000.000 32.000.000
4 Dịch vụ lưu trú 4 6.000.000 24.000.000
5 Dịch vụ ăn uống 5 5.000.000 25.000.000
6 Bộ phận quản lý 6 10.000.000 60.000.000
doanh nghiệp
Tổng cộng 173.000.000

2.2.8. Thực trạng về tiến hành thực hiện chiến lược marketing
- Tiến hành phân tích tình huống: Phân tích SWOT
 Thị trường lưu trú

O (cơ hội) T (Nguy cơ)


-Xu hướng lưu trú: Gía thành -Cạnh tranh: Xuất hiện nhiều
thấp, đầy đủ tiện nghi. Không đối thủ với giá thành và chất
gian sinh hoạt chung có thể lượng cạnh tranh nhau.
giao lưu kết bạn… -Khách hàng: Yêu cầu ngày một
-Chính sách: Chính sách mở cao về giá phòng và các dịch vụ

SWOT cửa của nhà nước như miễn bổ sung, địa điểm lân cận…
visa thị thực cho nhiều quốc. -Tình hình kinh tế: Cũng bị ảnh
-Chính sách của nhà nước hưởng bởi nền kinh tế chung.
trong hỗ trợ và tạo điều kiện -Hoạt động truyền thông
cho doanh nghiệp. marketing của các đoan vị kinh
doanh lưu trú trong khu vực
được đầu tư rất bài bản và mạnh
mẽ.
S (Thế mạnh) SO ( Chiến lược thế mạnh ST (Chiến lược thế mạnh từ
-Địa điểm: Là khu vực gần của những cơ hội) những nguy cơ)
sân bay quốc tế lớn. Đầu mối -Kết hợp phát huy ưu thế về -Thị trường sẽ trở nên đông
giao thông trọng yếu của cả địa điểm gần sân bay, lợi ích đúc hơn.
nước. xã hội từ những chính sách -Sự cạnh tranh giữa các đối thủ
-An ninh trật tự của kích cầu theo năm để đón trên cùng thị trường.
-Cơ sở hạ tầng: Do có vị trí đầu lượng khách từ sân bay. -Hiệu ứng truyền thông,
trong khu vực trọng yếu, cơ -Tận dụng lợi thế về an ninh marketing ăn theo dựa trên sự
sở hạ tầng khu vực tốt. trật tự của khu vực. cạnh tranh của các đối thủ
-Sản phẩm lưu trú: Đa dạng -Xem xét chiến lược giá của trong khu vực.
-Giá rẻ năm. Dựa trên thị trường -Từ những yêu cầu của khách
-Thông tin truyền thông: Thừa chung. để xây dựng sản phẩm mục
hưởng những truyền thông từ tiêu và sản phẩm đặc thù phù
các doanh nghiệp trong khu hợp.
vực và của chính quyền địa
phương.
W (Điểm yếu) WO (Điểm yếu từ các cơ hội WT ( chiến lược loại bỏ

-Cơ sở hạ tầng: Không có khu cần khắc phục, và cơ hội từ những điểm yếu và nguy cơ)

vui chơi giải trí lớn lân cận. những điểm yếu.) -Liên kết với những đơn vị cung

-Vị trí địa lí: Khoảng cách di -Đầu tư cơ sở hạ tầng đủ điều ứng để tạo nội lực.

chuyển đến trung tâm thành kiện phục vụ đối tượng mục -Giá thành khu vực.

phố khá xa, 30 phút đường bộ. tiêu. -Quan tâm yếu tố chất lượng cả

-Tình hình kinh tế chung: -Khách hàng mục tiêu vẫn là chiều sâu và bề rộng.

Cũng ảnh hưởng chung với đối tượng lưu trú ngắn hạn

tình hình suy thoái kinh tế. chờ bay hoặc mới đến.
-Sản phẩm chủ lực là dịch vụ
dành cho đối tượng mục tiêu
của thị trường.
-Kết hợp với xu hướng truyền
thông của chính quyền, doanh
nghiệp lân cận.

 Thị trường dịch vụ

O (Cơ hội) T( Nguy cơ)

SWOT -Chính sách mở cửa, miễn phí


visa thị thực cho nhiều quốc
-Đối thủ cạnh tranh.
-Nạn chèo kéo, cò lái khách.
gia giúp phát triển hoạt động -Tâm lý e dè khách hàng đối với
du lịch . những thượng hiệu mới.
-Sự phát triển của ngành hàng
không trong và ngoài nước.
-Xu hướng du lịch tự túc tăng
mạnh.
-Công nghệ 4.0 phát triển
mạnh.

S (Thế mạnh) SO ST
-Vị trí: Gần sân bay, khu vực -Thị trường dịch vụ sôi động, -Thị trường khách hàng đa
tập trung nhiều công ty, văn đa dạng. dạng.
phòng và các điểm lưu trú. -Đón đầu nhóm đối tượng mới
-Cơ sở hạ tầng chung của khu đến Việt Nam và Tp. HCM.
vực ổn định. Dễ di chuyển và -Tập trung đông các đơn vị
đậu đổ xe cộ. khai thác lưu trú, là đối tác
-Nhiều cơ sở lưu trú, tập trung tiềm năng cho lĩnh vực dịch
nguồn khách đến và đi lớn. vụ

W (Điểm yếu) WO WT
-Không có các khu vui chơi -Tiếp cận luồng khách mới -Đối thủ cạnh tranh trong một
giải trí. Khách lại lựa chon đến. số lĩnh vực cụ thể.
di chuyển vào khu tập trung -Các cơ sở kinh doanh dịch vụ -Vấn nạn chèo kéo ảnh hưởng
nhiều điểm vui chơi, sầm uất. lớn ch yếu tập trung ở trung đến bức tranh chung của sản
-Các cơ sở kinh doanh, tiếp tâm thành phố. Nhưng vẫn phẩm dịch vụ.
nhận lưu trú trong khu vực đã còn một bộ phận khách đến
có đối tác liêm hệ từ trước. bằng đường hàng không có
nhu cầu sử dụng dịch vụ tại
chổ.

- Xác định đối tượng mục tiêu: Khách hàng tiềm năng là khách hàng trong và
ngoài nước có thu nhập ổn định, có nhu cầu đi lại cao và hướng ngoại, thích sống
“xanh”.
- Viết mục tiêu theo nguyên tắc SMART
- Xây dựng chiến thuật
- Đặt ngân sách: Công ty đặt ngân sách cho hoạt động Marketing 2021 là 15% so
với tổng doanh thu năm 2021.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.
Thông qua việc phân tích các thông tin từ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Du lịch Foot&Foot, nội dung chương 2 đã tìm ra được một số điểm trùng lắp giữa lí
thuyết hoạch định chiến lược marketing và thực tế ở Công ty TNHH Thương mại
Dịch vụ Du lịch Foot&Foot, vì nội dung đề tài làm trong thời gian ngắn nên em chưa
thu thập được những số liệu cụ thể mang tính định lượng, những số liệu trong chương
2 mang tính chủ quan của chính nhân sự công ty, thông qua khảo sát các anh chị tại
các bộ phận dịch vụ. Nhưng nhìn chung các phương pháp hoạch định chiến lược
marketing của công ty hoàn toàn đúng với những lí thuyết vè hoạch định chiến
lược,nhưng mở rộng hơn ở môi trường doanh nghiệp họ có sự thay đổi khi môi trường
thay đổi mà lí thuyết ít làm sâu vấn đề này, khi doanh nghiệp thay đổi chiến lược hay
thực hiện các chiến lược dư phòng đều ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tổ chức
nhân sự và như nguồn chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra và thông thường yếu tố nguồn
vốn hay chi phí có tác động rất lớn đến sự tồn tại của công ty trong tình huống thay
đổi khẩn cấp.
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT QUAN ĐIỂM VỀ HOẠCH ĐỊNH
MARKETING CHO CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ DU LỊCH
FOOT&FOOT.
3.1. Nhận xét, đánh giá.
3.1.1. Ưu điểm.
- Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot nhận được sự ủng hộ
từ địa phương du lịch hướng đến.
- Ban quản lý phản ứng nhanh với những biến động không mong muốn trên thị
trường nhằm đưa ra chiến lược hoạt động cũng như hoạch định chiến lược marketing
hiệu quả.
- Theo khảo sát, ta thấy nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, nhất là
phòng ban lữ hành và ban quản lý. Nhân sự có khối kiến thức lịch sử cũng như địa lý
địa phương vững chắc. Bên cạnh đó, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm có tính khám
phá, trao dồi kỹ năng sống cao.
- Tận dụng được các kênh truyền thông mạng xã hội để giới thiệu các sản phẩm
của công ty, công ty đã lựa chọn được các kênh quảng cáo phù hợp với các đối tượng
khách hàng mục tiêu của công ty.
- Khai thác tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp trong hoạch định chiến lược
marketing như sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực dồi dào thông qua các chương trình
chiêu thị của công ty, Công ty đã xây dựng mối quan hệ với các phóng viên và các
trang báo để đăng tin nhằm truyền thông thương hiệu và sản phẩm của mình với đông
đảo quần chúng. Mặt khác công ty cũng sử dụng phương tiền truyền thông này để
khẳng định vị thế lớn mạnh và uy tín của mình trên thị trường.
- Chính sách khuyến mãi hấp dẫn thu hút nguồn khách trong và ngoài nước
- Quan hệ giữa người quản lý Marketing với những người quản lý nghiên cứu và
dự án, tài chính, ... tốt, các phòng ban làm việc với nhau để giải quyết các vấn đề vì lợi
ích của toàn doanh nghiệp.
- Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot có phân khúc khách
hàng mục tiêu cụ thể ví dụ:
STT Loại sản phẩm Đối tượng khách hàng
1 Trekking Khách hàng trẻ là người nước ngoài hoặc nội địa
Việt Nam, có sở thích sống xanh, sống chậm.
Thường là những người có năng lượng tích cực trong
cuộc sống. Thu nhập ổn định.
2 Camping Đối tượng khách đi theo nhóm, du khách quốc tế
hoặc quốc nội. Thích sống chậm, có năng lượng tích
cực trong cuộc sống. Thu nhập ổn định
3 Lưu trú Khách hàng có thu nhập trung bình thấp, là người
hướng ngoại, tích cực.
4 F&B Chủ yếu là khách sử dụng dịch vụ lưu trú
5 Dụng cụ Trekking, Chủ yếu là khách sử dụng sản phẩm tour du lịch của
Camping công ty
Việc phân khúc giúp đội ngủ sale dễ tập trung và tìm kiếm dữ liệu khách hàng
hơn, hơn hết năng suất làm việc được cải thiện hơn giúp chiến lược marketing của
công ty nhanh đạt kế hoạch, chỉ tiêu được đề ra.
3.2.2. Nhược điểm.
- Chi phí cho Marketing quá lớn nhưng hiệu suất không cao
- Đội ngũ nhân lực còn non trẻ vì công ty mới hình thành.
- Marketing chưa thật sự hấp dẫn khách hàng trong sự bùng nổ của mạng xã hội
- Hệ thống phân phối chưa rộng khắp nơi
- Các chương trình khuyến mãi, ưu đãi chưa thực sự đa dạng điều này có ảnh
hưởng khi các công ty dịch vụ du lịch khác đủ sức tung ra các chương trình khuyến
mãi thu hút khách hàng.
- Chiến lược Marketing chưa rõ ràng cho sản phẩm
- Ứng biến trong hoạch định chiến lược marketing chưa linh hoạt với sự thay
đổi của môi trường kinh tế như ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm nhiều hoạt động
trong chiến lược trì trệ và chưa thay đổi kip thời

3.3.3. Nguyên nhân.


- Thiếu nhân sự chuyên môn về hình ảnh và truyền thông trong marketing
- Yếu tố mùa vụ ảnh hưởng lớn đến chiến lược marketing toàn năm
- Tương tác chưa mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội – nơi thu hút nhiều khách
hàng tiềm năng
- Kế hoạch dự phòng của doanh nghiệp chưa thực sự sâu sắc do còn nhiều hạn
chế trong nguồn lực
- Do yếu tố dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa kiểm soát tốt từ nước ngoài nên lượng
du khách quốc tế bị hạn chế.
- Sử dụng nguồn cộng tác viên tính chất mùa vụ cao nên chưa chuẩn hóa SEO
cho sản phẩm dịch vụ và chưa khai thác được nguồn marketing hiệu quả nhất tại thời
điểm này đó là KOLs trên các trang mạng xã hội như Thánh Riviu, Du lịch Việt Nam,

3.2. Đề xuất những quan điểm về hoạt động hoạch định Marketing mới nhằm
phát triển Công ty.
Những giải pháp đưa ra nhằm cải thiện tính trơn tru trong việc thực hiện các
chiến lược và làm hiệu quả các chiến lược marketing. Những giải pháp không có tính
ảnh hưởng đến cách hoạch định chiến lược của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ
Du lịch Foot&Foot. Công ty chọn các phương tiện quảng cáo như các công cụ chính
để thực hiện chiến lược marketing cho công ty. Những giải pháp đưa ra nhằm cải thiện
tính hiệu quả trong khâu quản cáo của công ty, góp phần gián tiếp cải thiện kết quả
của hoạch định chiến lược marketing, và giải pháp góp phần tăng tính sáng tạo của
nhân viên, xây dựng các quan hệ khách hàng
3.2.1. Hình thành chiến lược Marketing.
a. Xác định mục tiêu
- Mục tiêu kinh doanh:
+ Doanh thu: Phục hồi lại mức doanh thu năm 2019
+ Lợi nhuận: Thắt chặt chi tiêu để đưa mức lợi nhuận vào năm 2021 bằng 30%
so với mức doanh thu.
+ Trở thành đơn vị lữ hành có sức cạnh tranh mạnh mẽ.
-Mục tiêu marketing

Giới thiệu hình ảnh sản phẩm dịch vụ của công ty ra thị trường du khách quốc tế
và trong nước
Gia tăng lượng khách hàng mới và re-marketing dành cho đối tượng khách hàng
cũ sử dụng sản phẩm dịch vụ hằng năm trong biên độ từ 15-20% trong giai đoạn trở
lại sau dịch bệnh.
b. Định vị thị trường mục tiêu
- Phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu “cộng đồng xê dịch, backpacker quốc tế, hội nhóm và câu
lạc bộ phượt trong nước”
Công ty xác định thị trường mục tiêu cho sản phẩm du lịch trải nghiệm hiện nay
– đặc biệt là trong thời gian dịch bệnh - là du khách Việt Nam, những người đam mê
du lịch trải nghiệm, sức khỏe và thân thiện với thiên nhiên.
Phương châm hoạt động của công ty là: Lấy khách hàng là trung tâm, công ty
luôn xem hiệu quả đem lại cho khách hang và đối tác là ưu tiên hàng đầu.
- Định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu:
Bằng việc định vị sản phẩm dịch vụ chất lượng vượt trội, khác biệt hơn so với
các đối thủ với chi phí thấp phù hợp với nhóm đối tượng có khả năng chi trả trung
bình, thấp nhưng vẫn có nhu cầu du lịch .
Hình ảnh công ty muốn xây dựng trong tâm trí khách hàng là loại hình dịch vụ
du lịch gắn với vẻ đẹp hoang sơ, bảo tồn môi trường thiên nhiên.
3.2.2. Lựa chọn chiến lược.
 Sản phẩm lưu trú

O (Cơ hội) T( Nguy cơ)


- Chính sách mở cửa thúc - Chi phí giá thành khu vực
đẩy ngành công nghiệp du cao
lịch của nhà nước. - Tập trung nhiều cơ sở lưu
- Xu hướng du lịch tự túc trú, đa dạng về loại hình và
tăng cao, nhu cầu lưu trú giá cạnh tranh.
chờ bay và giá rẽ tăng - Nạn chèo kéo, chặt chém
mạnh. khách vẫn còn nhiều.
- Văn hóa giao lưu phát triển

SWOT mạnh mẽ trong cộng đồng.


- Xu thế lưu trú giá rẽ, thoải
mái tiện ích ngày càng
bùng nổ.
- Ngành hàng không phát
triển mạnh mẽ thay thế
nhiều các phương tiện di
chuyển giá rẽ khác.
- Công nghệ 4.0 ảnh hưởng
sâu rộng đến ngành công
nghiệp du lịch.
S (Thế mạnh) SO ST
- Vị trí: cạnh sân bay, 1.2 - Nằm trong luồng di chuyển - Cạnh tranh từ các dịch vụ
km đường bộ. Nằm trong của khách hàng khi đến và căn hộ air bnb, phòng nghỉ
khu vực an ninh và yên đi khỏi Việt Nam nói giá rẻ…
tĩnh. chung và thành phố Hồ - Chiến lược giá của các
- Công suất khai thác 36 Chí Minh nói riêng. khách sạn trong khu vực khi
khách. Với nhiều loại - Công suất thiết kế trung cùng tham gia bán phòng
phòng phù hợp với nhu bình vừa đủ để phục vụ thông qua OTA.
cầu nhiều đối tượng khách nhóm đối tượng vừa và - Tâm lí lưu trú của một bộ
- Dịch vụ bổ sung đầy đủ. nhỏ, khách lẽ. phận khách hàng chưa tiếp
- Đội ngũ nhân viên được - Có các dịch vụ bổ sung cần nhận mô hình lưu trú chia
đào tạo chuyên môn thiết cho nhóm khách tự sẽ không gian.
nghiệp vụ. Khả năng phục túc, khách chờ bay. - Phát triển thêm tuyến thông
vụ đa dạng, linh hoạt. - Kênh bán hàng online tin hổ trợ khách khi đến và
- Các cơ quan, văn phòng travel agent phát triển đi cũng như trong thời gian
công ty lân cận nhiều. mạnh. Chiếm tỷ trọng lưu trú. Giúp hạn chế phần
doanh thu hơn 60% doanh nào ảnh hưởng tâm lí của
thu hiện tại. khách.
- Nhóm khách công tác từ
khắp các tỉnh thành di
chuyển bằng đường hàng
không và lực lượng nhân
sự ngành hàng không cũng
là một thị trường TA nhỏ
lẽ
- Các công ty du lịch vừa và
nhỏ cần nguồn cung lưu
trú giá rẽ dịch vụ đầy đủ
thuận tiện chờ bay nhiều,
chưa khai thác đến.
- Tận dụng lợi thế công
nghiệp 4.0 vào công tác
truyền thông và bán hàng.
W (Điểm yếu) WO WT
- Vị trí: nằm ở gần cuối - Nằm ở cuối đường gây - Cạnh tranh thị trường ngày
đường, khó tìm kiếm. cảm giác khó tìm kiếm. một lớn, đối thủ đa dạng.
- Công suất thiết kế tầm Cần có những biện pháp
trung, chưa đủ khả năng quảng bá, hướng dẫn
phục vụ đoàn lớn trên 40 khách nhận diện thương
người. hiệu và vị trí của S Phượt
- Dich vụ bổ sung tuy đầy rõ ràng.
đủ nhưng chưa thực sự - Công xuất thiết kế chưa đủ
mạnh về khả năng cung nếu lựa chọn phân khúc thị
ứng. trường TA.
- Đôi ngũ nhân sự chuyên - Cần phát triển các dịch vụ
nghiệp nhưng non trẻ và bổ sung mạnh mẽ hơn để
còn mỏng so với khối tạo nội lực cho sản phẩm
lượng công việc đẩm lưu trú và tạo sức cạnh
nhiệm. tranh.
- Cần đầu tư yếu tố con
người để có đội ngủ nhân
sự đủ mạnh, đủ chuyên
nghiệp để phục vụ nguồn
khách hàng tìm năng.
- Xây dung chương trình
bán hàng tiếp cận thị
trường TA. Nguồn khách
tiềm năng tạo doanh thu ổn
định.

 Sản phẩm dịch vụ lữ hành


O (Cơ hội) T( Nguy cơ)
- Chính sách mở cửa, miễn - Đối thủ cạnh tranh.
phí visa thị thực cho nhiều - Nạn chèo kéo, cò lái khách.
quốc gia giúp phát triển - Tâm lý e dè khách hàng đối
hoạt động du lịch . với những thượng hiệu mới.
- Sự phát triển của ngành
hàng không trong và ngoài

SWOT nước.
- Xu hướng du lịch tự túc
tăng mạnh.
- Thị trường tập trung nhiều
điểm kinh doanh lưu trú.
- Ứng dụng công nghệ 4.0
trong hoạt động kinh
doanh.
S (Thế mạnh) SO ST
- Vị trí: Gần sân bay, khu - Thị trường khách quốc tế - Tâm lí khách hàng
vực tập trung nhiều công và quốc nội sôi động. - Hạn chế và phòng tránh
ty, văn phòng và các điểm - Khách lưu trú là một thị phần nào những tệ nạn gây
lưu trú. trường tiềm năng. ảnh hưởng xấu đến tâm lý
- Cơ sở hạ tầng chung của - Phát triển các dịch vụ: tour du lịch của khách hàng
khu vực ổn định. ngắn ngày, tour trong - Đẩy mạnh hình ảnh của sản
- Nhân sự có chuyên về thành phố và các vùng lân phẩm, thương hiệu đến với
lĩnh vực dịch vụ. Có ngoại cận. khách hàng mục tiêu
ngữ tốt. - Áp dụng công nghệ 4.0
Thương hiệu về trải nghiệm trong hoạt động kinh
du lịch tự túc. Backpack… doanh dịch vụ.
- Sản phẩm đặc trưng: mang
phong cách văn hóa.
Tạo ra dòng sản phẩm đặc thù,
mới lạ.
W (Điểm yếu) WO WT
- Vị trí địa lí: nằm cuối - Khó tiếp cận được thị - Gây hoang mang đối với
đường. Khó tìm kiếm.. trường mục tiêu đối với khách hàng khi tìm kiếm.
- Sản phẩm dịch vụ còn khách hàng lần đầu tiếp - Không có thế mạnh cạnh
đang trong thời gian thử xúc tranh với các doanh nghiệp
nghiệm. - Khả năng cung ứng hạn đã có thương hiệu trên thị
- Sản phẩm chưa đa dạng, chế, dễ bị bỏ qua cơ hội trường
khả năng cạnh tranh thấp. tiếp cận thị trường
- Công tác truyền thông - Yếu tố con người chưa đủ
marketing yếu. mạnh để đáp ứng nhu cầu
- Nhân sự mỏng thị trường.

Qua phân tích SWOT sản phẩm, chiến lược Marketing được đề xuất: chiến lược
Marketing 8P
Là người đi kịp với xu hướng thời đại, để khẳng định được vị thế của mình, công
ty tiếp tục thực hiện chiến lược khác biệt hóa sản phẩm để tạo ra sản phẩm đặc thù:
- Sự khác biệt hóa sản phẩm cho từng phân khúc khách hàng
- Đầu tư thêm homestay hoặc hostel để cung ứng được chỗ nghỉ dưỡng cho
khách đi tour sau hành trình dài. Bên cạnh đó cùng phát triển mảng dịch vụ sản phẩm
đi kèm tour du lịch mạo hiểm như: lều trại, giày trekking, balo, ....
- Tăng cường quảng bá sản phẩm trên internet, điện thoại, tham gia các hội chợ
triển lãm...

3.2.3. Phối thức Marketing.


- Chính sách sản phẩm
Với chiến lược khác biệt hóa, đa dạng hóa sản phẩm thì công ty chú trọng vào 2 nhóm
sản phẩm:
+ Tour, dự án đặc biệt
+ Kinh doanh dịch vụ ăn uống cho khách nội bộ và khách vãng lai / địa phương
+ Khai thác các dịch vụ bổ sung cho hoạt động lưu trú, gia tăng giá trị thụ hưởng
của khách và tối đa doanh thu
+ Khai thác các dịch vụ phòng vé, tour liên kết, tour inbound cho khách lưu trú,
khách vãng lai
+ Thêm trò chơi lớn trong teambuilding nhằm làm cho sản phẩm thêm cuốn hút,
tăng sự tương tác trong quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp.
- Chính sách giá: Đa dạng mức giá, gói giá và các chương trình ưu đãi
- Chính sách về phân phối:
+ Tiếp tục duy trì 2 kênh phân phối chính và mở rộng các hình thức thanh toán
nước ngoài như PayPal, Visa,...
+ Tối ưu hóa doanh thu bằng cách mở rộng sản phẩm đi kèm cụ thể là F&B trên
các ứng dụng nổi bật như: Dịch vụ ăn uống trên Grab, Now, Gojek,….
+ Hệ thống OTA, TA, Company Group, FIT
+ Sale truyền thống (quan hệ với khách hàng cũ)
+ Biến khách hàng thành sale thông qua hình thức truyền miệng
+ Bán chéo với các đối tác
+Website và mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo, TikTok,….)
- Chính sách truyền thông:
+ Cấu trúc lại Website, tuyển Cộng tác viên viết bài chuẩn SEO hoặc do nhân viên
kinh doanh/ nhân viên Marketing đảm nhiệm.
+ Duy trì hình ảnh logo đã xuất hiện từ trước.
+ Thiết kế tờ rơi, brochure bắt mắt tại nơi cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú của
khách du lịch trên địa phương hoạt động
+ Tận dụng hoạt động truyền thông truyền miệng từ những đánh giá tốt giữa
khách và khách
+ Thường xuyên có sự can thiệp của KOLs hoặc nano KOLs trên các trang mạng
xã hội để tối ưu hóa thị phần tiềm năng, tăng lượt truy cập trang doanh nghiệp.
+ Quảng cáo trên Facebook, Instagram: Để giữ chân được những khách hàng hiện
có và tăng sự tương tác cho trang Facebook, Instagram doanh nghiệp thì đội ngũ nhân
sự cần phải đổi mới các chủ đề, tạo những bài viết có nội dung phong phú hơn. Công
ty nên đăng thêm các “viral clip”, làm quảng cáo cho sản phẩm của mình để tạo không
khí vui nhộn, mới mẻ nhằm giảm bớt sự nhàm chán khi có quá nhiều bài viết về thông
tin sản phẩm. Ngoài ra nội dung của các bài viết cần phải chú được trọng, bắt kịp
“trend” tại thời điểm đăng hơn nữa.
+ Việc duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp với các công ty truyền thông đã là một
vấn đề quan trong thiết yếu ngay từ những ngày đầu thành lập công ty. Để các bài
quảng cáo của công ty trở nên hấp dẫn và có được vị trí ưu thế hơn thì mối quan hệ
giữa công ty và các bên đối tác chiếm phần quan trọng không hề nhỏ. Bởi khi có mối
quan hệ tốt với các công ty đối tác thì họ sẽ cung cấp cho mình dịch vụ tốt với giá
cũng tốt hơn, mang lại hiệu quả hơn. Đặc biệt là việc xây dựng mối quan hệ với giới
truyền thông, báo chí. Thông qua giới truyền thông công ty sẽ quảng bá được hình
ảnh, thương hiệu của mình qua những tin tức tốt.
- Chính sách con người:
+ Công ty nên chuyên môn hóa bộ phận Marketing bằng cách thêm nhân sự chủ
chốt truyền thông có am hiểu và bắt xu hướng nhanh.
+ Như đã phân tích ở phần thực trạng, ta có thể thấy tất cả công việc quảng cáo
chủ yếu là do bộ phận kinh doanh cùng cộng tác viên đảm nhiệm. Đây là bộ phận chủ
chốt có sự ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh doanh của cả công ty. Cho nên công ty
cần phải quan tâm đến đời sống vậy chất và tinh thần của đội ngũ nhân viên trong suốt
quá trình làm việc. Ban quản lý phải là những người thật tâm lý, thường xuyên hỏi han
quan tâm, khích lệ, động viên tinh thần cho các nhân viên, tạo môi trường làm việc
thoải mái để nhân viên luôn có tinh thần thoải mái và hăng hái trong công việc.
+ Bên cạnh việc quan tâm nguồn nhân sự, công ty nên thường xuyên tập huấn
nhân sự và cùng nhau trải nghiệm thực tế chính loại hình sản phẩm du lịch của mình
để thư giãn, đánh giá và phát triển sản phẩm về mọi mặt như nghiệp vụ, kỹ năng mềm,
kỹ năng đàm phán,…..
- Chính sách cơ sở vật chất
+ Việc đầu tư các trang thiết bị quay phim, chụp hình trong mỗi tour lữ hành để có
được chất liệu quảng cáo chân thực, sống động, hấp dẫn và quan trọng là nhất và
những sản phẩm phim ảnh phải bắt kịp xu hướng của giới trẻ hoặc của du khách tiêu
dùng tiềm năng.
+ Phát triển, xây dựng hệ thống lưu trú của công ty như thêm giường, thêm phòng,
thay đổi trang trí phù hợp nhằm thu hút khách hàng và hiệu quả marketing dành cho
sản phẩm tour du lịch.
- Chính sách về quy trình dịch vụ
+ Công ty nên dựa theo quy trình cũ và phát triển thêm các bước hiệu quả trong
quá trình phục vụ dịch vụ.
+ Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot cần phải tích cực thực
hiện các hoạt động quan hệ khách hàng nhằm thu thập thông tin và tìm hiểu rõ hơn
hơn về nhu cầu, tính cách, quan điểm của khách hàng. Từ đó có thể tìm được những
biện pháp tư vấn và điều chỉnh thích hợp. Để làm được những điều đó thì cần phải
nâng cao trình độ chuyên môn và gia tăng nhân sự cho Bộ phận chăm sóc khách hàng
nhằm giải đáp những thắc mắc của khách hàng một cách nhanh và sớm nhất. Từ đó
làm cho khách hàng hài lòng hơn về chất lượng dịch vụ của mình để nâng cao khả
năng cạnh tranh trên thị trường. Gây dựng nên lòng trung thành của khách hàng đối
với sản phẩm và thương hiệu nhằm góp phần tăng doanh thu giúp cho công ty ngày
càng phát triển vững mạnh hơn.
- Chính sách khuyến mãi
+ Công ty nên tham khảo các tích hợp với Shopee, Lazada, Tiki,…. săn xu tặng
các voucher ưu đãi nhằm làm truyền thông cộng gộp với các trang thương mại điện tử
nổi tiếng. Việc kết hợp này không những tăng thông tin khách hàng tiềm năng mà còn
là cách để quảng bá hình ảnh sản phẩm của công ty nổi bật hơn.
+ Ưu đãi hơn khi đặt nhóm, đặt các sản phẩm đi kèm dịch vụ lữ hành như dịch
thuật đối với khách quốc tế, dụng cụ, nhu yếu phẩm cho cắm trại,
3.2.4. Biện pháp thực hiện
Sau khi xem xét tình hình môi trường kinh doanh trong và ngoài doanh nghiệp cũng
như ưu và lợi thế của công ty, em cảm thấy công ty nên thực hiện chiến lược
Marketing 8P gồm:
- Công năng – Performance
- Truyền thống – Pedigree
- Sự kham hiếm – Paucity
- Cá nhân hóa – Persona
- Hình tượng công chúng – Public Figures
- Điểm bán hàng – Placement
- Quan hệ công chúng – PR
- Định giá – Pricing

Khi chiến lược được triển khai, công ty giám sát mức độ thành công của công
việc, thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát thực tế trên thị trường, nắm bắt những
thay đổi của khách hàng cũng như các yếu tố không mong muốn trên thế giới.
Bảng phân công công việc Marketing
Công việc Người thực hiện
Phát tờ rơi, brochure Cộng tác viên
Nghiên cứu hành vi, tâm lý du khách Nhân viên marketing
Thiết lập dự án Nhân viên kinh doanh
Nghiên cứu mở rộng thị trường và phát Nhân viên marketing
triển sản phẩm
Cam kết, ký kết hợp đồng với nhà cung Bộ phận quản lý
cấp
Cấu trúc lại Website Công tác viên thiết kế Website
Quản lý trang Facebook doanh nghiệp Nhân viên marketing

3.2.5. Kết luận


Sau khi phân tích các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến các chiến lược
marketing của công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot em có vài
nhận xét như sau:
- Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch Foot&Foot là một đơn vị hoạt
động kinh doanh hiệu quả trong suốt thời gian hình thành và phát triển tuy nhiên công
ty không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng nặng nề trong giai đoạn năm 2020 – 2021
bởi vì tình hình dịch bệnh phức tạp diễn ra trên toàn thế giới.
- Cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp, các đội nhóm phối hợp chặt chẽ bên cạnh đội
ngũ nhân viên công ty luôn đoàn kết, chia sẻ và luôn cố gắng nâng cao, đổi mới. Mọi
người lấy lợi ích của công ty làm lợi ích bản thân và đều có chung một đam mê phát
triển ngành du lịch quê hương trên thị trường Việt Nam nói riêng và trên thị trường
thế giới nói chung.
- Qua phân tích, Công ty đã có hướng đi đúng đắn với cái nhìn về thị trường
“ngách” phù hợp với mọi khách hàng ở phân khúc thị trường khác nhau (từ người có
thu nhập thấp đến có thu nhập cao) . Công ty đã và đang tận dụng lợi thế đó cùng với
khối kiến thức du lịch đồ sộ về lịch sử, địa lý, chuyện dân gian và kĩ năng mềm để
phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng.
- Những chiến lược Marketing công ty lựa chọn tương đối phù hợp với thị trường
du lịch Việt Nam cũng như tiềm năng du lịch vốn có của Việt Nam như vẻ đẹp hoang
sơ từ các hang động, rừng quốc gia, thảo nguyên, núi đồi và hệ thống sông ngòi, biển
dày đặc.
- Định hướng khách hàng và quan điểm Marketing rất tốt, tuy nhiên công ty bị
hạn chế trong việc tìm ra nhu cầu mới từ phía khách hàng vì xu thế thời đại thay đổi
nhanh chóng giai đoạn bùng nổ công nghệ 4.0.
3.2.6. Kiến nghị
Qua quá trình thực tập ngắn hạn tại Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Du lịch
Foot&Foot, em xin có một số kiến nghị xây dựng nhằm hoàn thiện chiến lược
Marketing của công ty như sau:
- Tiếp tục đi theo lối cũ mà công ty đã đề ra từ trước: “Lấy khách hàng làm mục
tiêu phát triển” để phát triển toàn diện các gói sản phẩm về hình thức và nội dung sao
cho chuyên nghiệp và tốt nhất. Sự hài lòng của khách hàng là thước đo thành công của
công ty.
- Công ty cần chiến lược Marketing cần cụ thể và rõ ràng hơn trong từng loại sản
phẩm.
- Nên xây dựng đội ngũ truyền thông mạnh mẽ về mảng thiết kế, viết nội dung
SEO để tối ưu hóa sản phẩm và dễ dàng tiếp cận nguồn khách hàng tiềm năng.
- Quảng cáo trên Google là một trong những loại hình quảng cáo ít tốn kém
nhưng hiệu quả nhất, những cú “click” mang lại thị phần lớn dành cho doanh nghiệp.
- Thường xuyên đào tạo nguồn nhân lực nhất là đội ngũ Marketing để nâng cao
trình độ chuyên môn và kỹ năng giải quyết tình huống nhằm phản ứng nhanh với các
tình huống không như mong đợi.
- Tăng cường làm truyền thông cho sản phẩm và cho hình ảnh công ty.
- Tăng cường nghiên cứu thị trường và nghiên cứu khách hàng để nắm bắt thị
trường tốt hơn và đưa ra chiến lược chắc chắn trong khoảng thời gian nền du lịch trở
lại sau dịch bệnh.
- Tích cực chăm sóc khách hàng trong các giai đoạn để đáp ứng nhu cầu khách
hàng nhanh chóng, kịp thời và tốt nhất.
- Quan tâm nhiều hơn đến Website, trang mạng xã hội và các yếu tố liên quan
cấu thành chiến lược marketing cho sản phẩm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.


Trong điều kiện du lịch Việt Nam đang phát triển, một công ty mới thành lập sẽ có
nhiều thách thức trong thị trường cạnh tranh. Công ty đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng
chiến lược marketing của công ty giai đoạn 5 – 10 năm… Đánh giá hiện tại công tác
hoạt động Marketing của công ty có nhiều lợi thế tuy không có đội ngũ Marketing
riêng biệt, làm tiền đề thuận lợi cho các hoạt động Marketing tiếp theo. Đối thủ cạnh
tranh hiện tại có khá ít, nhưng cũng nên có kế hoạch Marketing cụ thể nhằm hạn chế
các đối thủ cạnh tranh tiềm tang có cơ hội gia nhập, lấn sân thị phần khách hàng của
công ty.
Nhân viên Marketing cần xác định rõ vai trò quan trọng trong dây chuyền kinh doanh
của công ty, tạo dựng mắt xích vững chắc với các chiến lược hoạch định cụ thể cho
hiện tại và tương lai. Kèm theo các hành động triển khai chiến lược rõ ràng và phối
hợp hỗ trợ của các bộ phận trong công ty. Tạo nên một tập thể không chỉ đoàn kết mà
còn vì một mục tiêu chung.
Trong quá trình thực hiện báo cáo Thực hành nghề nghiệp 1, với những hạn chế về
thời gian, kiến thức, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sot. Em rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô đã xem luận văn này.

You might also like