Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

Tâm bệnh học

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM BỆNH HỌC


I. Sức khỏe tâm li :
1. Định nghĩa sức khỏe tâm li :
Theo tổ chức y tế thế giới WHO : Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về mặt cơ thể , về
tâm lí, về đời sống xã hội chứ không phải chỉ là không có bệnh và khuyết tật về mặt cơ thể. Sức
khỏe bao hàm không chỉ bao hàm sự hoạt động tối ưu của cơ quan trong hệ thống cơ thể mà cả
sự thoải mái trong hoạt động tâm lí.
SỨC KHỎE = SỨC KHỎE CƠ THỂ + SỨC KHỎE TÂM LÍ.
2. Tiêu chi về sức khỏe tâm li :
Theo WHO : Sức khỏe cần đảm bảo 10 tiêu chí trong đó có 4 tiêu chí liên quan đến tâm lí con
người :
- Có tinh lực dồi dào để ứng phó với sức ép cuộc sống hằng ngày và công việc mà không thấy
căng thẳng quá mức.
- Sống lạc quan, thái độ tích cực với cuộc sống, vui vẻ gánh vát trách nhiệm.
- Thư giản được.
- Có năng lực thích ứng với sự biến đổi của môi trường ( tự nhiên & xã hội).
II. Hành vi bất thường
Việc nhận diện hành vi bất thường là vô cùng khó khăn, chính vì vậy trong lịch sử đã nãy sinh
nhiều định nghĩa khác nhau, tụ chung lại nó có 4 định nghĩa cơ bản sau:
1. HVBT là hành vi lệch khỏi mức trung bình.
Định nghĩa này mang đậm màu sắc thống kê. Nếu hành vi nào hiếm xãy ra đều coi là hành vi
bất thường. Định nghĩa này bộc lộ hạn chế vì trong thực tế có một số hành vi hiếm hoi về mặt
thống kê nhưng không thể xếp nó vào diện bất thường được.
Vd: Một người không đi bỏ phiếu bầu cử vì xem bầu cử chỉ là hình thức – không thể xem là
hành vi bất thường được.
2. HVBT là hành vi lệch khỏi chuẩn mực xã hội.
Theo định nghĩa này hành vi bất thường là hành vi trái với chuẩn mực xã hội hoặc trái với lí
tưởng mà mọi người mong đợi. Trong xã hội có rất nhiều chuẩn mực, lí tưởng không phải chuẩn
mực lí tưởng nào người ta cũng tán thành.
Vd: Chuyện chàng Lí Năm nào cướp của người giàu chia cho người nghèo. Ở chế độ phong kiến
là sai chuẩn mực nhưng xã hội ngày nay là tốt là đáng khen ngợi.
Hay 

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 1


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

3. HVBT là hành vi khiến cho người ta cảm thấy bất an, tội lổi, lo âu, mặc cảm, đau khổ.
Định nghĩa này có hạn chế vì trong một số trượng hợp rối loạn tâm lí đặc biệt người bệnh cảm
thấy phấn chấn tâm trạng đạt đỉnh cao.

4. HVBT là hành vi thiếu khả năng thích ứng xã hội.
Theo định nghĩa này nếu người nào không sống chung( hòa hợp) người khác, không có khả
năng nuôi sống bản thân thì được xem là bất thường.
Vd: trong một tập thể xấu , có một cá nhân tốt tìm mọi cách để tách ra (không hòa hợp)- không
thể xem họ có hành vi bất thường.
• Trong thực tế để nhận biết HVBT người ta thường sử dụng các dấu hiệu sau:
- Hành vi khó dự đoán trước được.
- Lệch khỏi chuẩn mực xã hội, từ chối những điều mà người ta thường mong đợi.
- Kém thích ứng.
- Có cảm giác tội lổi, mặc cảm.
- Làm thương hại đến người khác.
- Hành vi khó hiểu và phi lí.
Nếu hành vi nào rơi vào nhiều dấu hiệu thì độ hiệu quả chính xác nhận diện HVBT càng cao.
Chú ý: khi nhận diện hành vi bất thường ta cần chú ý đến yếu tố văn hóa- lịch sử- xã hội.

III. Tâm bệnh học là gi?


1. Tâm bệnh li là gi?
Tâm bệnh lí là tình trạng một người có các cảm xúc và suy nghĩ dẩn đến hành vi bất thường
xãy ra trong một thời gian dài.
Tâm bệnh học là khoa học nghiên cứu về bệnh tâm lí; nói cách khác nếu tâm lí học đại cương
nghiên cứu các hiện tượng tâm lí bình thường thì Tâm bệnh học nghiên cứu các hiện tượng tâm lí
có tính chất bệnh lí.
IV. Lịch sử nghiên cứu và chữa trị bệnh tâm li
V. Đối tượng và nhiệm vụ của tâm bệnh học.
- Đối tượng :
+ Các hiện tượng tâm lí có tính chất bệnh lí.
+ Những tác động dẫn đến tâm bệnh.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 2


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

+ Những phương pháp điều trị tâm bệnh.


+ Nhân cách bệnh.
- Nhiệm vụ :
+ Cung cấp những dữ liệu để chuẩn đoán bệnh tâm thần.
+ Tham gia vào công tác giám định bệnh tâm thần.
+ Tham gia vào tâm lí liệu pháp.
+ Tham gia vào công tác tư vấn tâm lí.

CHƯƠNG 2: CÁC QUAN ĐIỂM VỀ TÂM BỆNH

I. Quan điểm duy tâm:


Cho rằng : các rối loạn tâm lí, do một lực lượng siêu nhiên nào đó gây ra: trời phạt, ma quy
ám…
Cách chữa trị là cầu nguyện, bùa chú, làm những nghi lễ có tính chất ma thuật, tra tấn, bỏ đói, khoan
hộp sọ để lực lượng siêu nhiên thoát ra ngoài cơ thể…
II. Quan điểm sinh học:
Cho rằng : Bệnh tâm lí cũng như bất kì bệnh nào khác là do những rối loạn hoặc tổn thương
một bộ phận nào đó trên cơ thể chẳng hạn như mất cân bằng hóc môn, thừa hoặc thiếu một chất
nào đó trên cơ thể hoặc tổn thương ở não.
Quan điểm này có điểm hạn chế bởi vì có nhiều trường hợp rối loạn tâm lí mà người ta không
tìm ra nguyên nhân sinh lí nào.
+ Theo quan điểm này những người có hành vi bất thường phải được chữa trị và người có quyền
sinh sát chính là bác sĩ.
III. Quan điểm tâm li, xã hội:
1. Quan điểm phân tâm: ( Simugd Freud 1859-1939)
Tìm hiểu sơ bộ về Thuyết Phân tâm:
- Cái nó: Bao gồm những bản năng nguyên thủy sinh vật (bản năng vô thức), bản năng sống,
bản năng gây hấn, bản năng tình dục (con người bản năng).
- Cái siêu tôi:

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 3


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

+ Lương tâm: cản trở con người làm điều xấu.


+ Lý tưởng : thúc đẩy con người làm điều tốt. ( con người đạo đức)
- Cái tôi : thỏa hiệp thống nhất giữa cái ấy, cái siêu tôi . Môi trường điều kiện ( con ngưới hiện
thực)
Cuộc sống con người là “ cái chảo sùng sụt sôi” những bản năng.

Có đối tượng trực tiếp để thỏa mản.


Thể hiện trong giấc mơ.
Hành vi sai lệch “quên”, lở lời, lệch chuẩn.
* * Cách thỏa mản : Thăng hoa – chuyển sang lĩnh vực khác.
Dồn nén quá mức bệnh tâm thần.
- Các giai đoạn phát triển con người qua các giai đoạn:
+ Môi miệng (0-1)
+ Hậu môn (1-3)
+ Bộ phận sinh dục ( 3-6)
+ Tiềm ẩn ( 6-11)
+ Tình dục ( dậy thì trở đi)
 Do bản năng tình dục quy định.
• Quan điểm này cho rằng : HVBT phát sinh từ những xung đột từ thời thơ ấu do những khao
khát thỏa mản tình dục và tính gây hấn. Freud cho rằng : quá trình phát triển của trẻ trải qua một số
giai đoạn trong đó các rung động tình dục và gây hấn xuất hiện với những hình thức khác nhau và
cần phải giải quyết dứt khoát. Nếu những xung đột không được giãi quyết thỏa đáng chúng sẽ ẩn náu
trong vô thức dẫn đến xuất hiện dưới dạng hành vi bất thường khi trưởng thành.
Vd : Nếu ở thời kì môi miệng ( 0 đến 18 tháng) không được thỏa mản hoặc thỏa mản quá mức
thì đến lúc trưởng thành nó sẽ trở thành đứa quan tâm đặc biệt đến các bộ phận môi miệng ham ăn
uống, nói năng , ăn uống,hút thuốc,và dễ bị mắc lừa…
Nếu ở giai đoạn hậu môn ( 18 th đến 3t ) không được thỏa mản hoặc thỏa mản quá mức thì đến lúc
trưởng thành chúng sẽ trở thành người rất nghiêm khắc, keo kiệt, đúng giờ 1 cách lạ kì or là một đứa
cẩu thả, luộm thuộm, phúng túng…
• Để tìm hiểu nguồn gốc gây ra rối loạn tâm lí, quan điểm Phân tâm chủ trương tìm hiểu cặn
kẻ diển biến thời kì ấu thơ của người đó. Vì họ cho rằng các trải nghiệm trước đây trong cuộc sống

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 4


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

có ảnh hưởng sâu sắc những hành động hiện thời. Cũng vì lí do đó mà họ cho rằng “ đứa bé là cha
của người lớn”.
2. Tâm lí học hành vi:
Do J.B Watson ( 1878- 1958)
S (kích thích) Não người R ( hành vi)
Stimulant Reaction
Theo Watson : Từ R có thể dự đoán được S từ đó : Thưởng - Phạt.
Người Mỹ có câu : “ Không có gì không mua được chỉ chưa trả đúng và trả đủ mà thôi”.
Rơi vào môi trường chủ nghĩa cực đoan.
Tâm lí học hành vi là:
Thực dụng.
Cơ giới hóa hành vi con người.
Có lúc xem phản ứng của con người như phản ứng của con vật.
Đồng nhất hành vi bên ngoài với nội dung tâm lí bên trong.
- Ưu điểm lớn nhất: Việc chọn đối tượng nghiên cứu sẽ làm cho việc nghiên cứu khách quan
hơn vì hành vi có thể quan sát được. Thấy được vai trò của môi trường trong việc chi phối
hành vi.
** Theo quan điểm hành vi : con người bất thường, con người rối loạn tâm lí là do những hành vi
bất thường và cái cần chữa trị là hành vi. Theo lý thuyết này, hành vi được xem là phản ứng tập
nhiễm ( hành vi lặp đi lặp lại thành thói quen) trong quá khứ or là được phát sinh do những “ kích
thích” trong cuộc sống của con người.
Để tìm hiểu hành vi của bất thường cần phải tìm hiểu họ đã tập nhiễm hành vi đó như thế nào và
tìm hiểu hoàn cảnh S nào để tạo ra hành vi R của con người.
Sự nhấn mạnh yếu tố hành vi cũng là ưu điểm và cũng là nhược điểm lớn nhất của quan điểm
hành vi. Tuy nhiên quan điểm này được xem là quan điểm khách quan nhất trong việc chuẩn đoán
hành vi bất thường và đã họ đã xây dựng được kỹ thuật chữa trị thành công những hành vi bất
thường.
3. Quan điểm nhận thức :
Đại biểu : J. Piaget…
Quan điểm này cho rằng : Chính nhận thức, suy nghĩ, niềm tin là nguồn gốc phát sinh hành vi
con người.
HVBT do nhận thức sai lầm , ý nghĩ sai lầm.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 5


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Mục tiêu căn bản chữa trị là: Chỉ cho người ta một lối tư duy, nhận thức cái mới phù hợp với
thực tế hơn.
Vd: 1 học sinh phổ thông có suy nghĩ sai lầm : “ con đường vinh quanh nhất để bước vào đời là
cánh cửa của trường Đại Học”…
Chữa trị:
- Tranh luận.
- Thuyết phục ( chỉ ra được những ưu điểm năng lực, phẩm chất của người có hành vi bất
thường).
4. Quan điểm nhân văn:
Maslow ( - 1970)
Tháp nhu cầu (….)
- Bản chất con người là thiện, là tốt.
- Ai cũng có tìm năng và giá trị nhất định.
- Mỗi người có quyền lựa chọn cho mình 1 cách sống miễn là họ thấy hạnh phúc.
- Con người là 1 thực thể độc đáo không giống bất kì mọi loại động vật nào.
- Mỗi một cá nhân là một thực thể độc đáo không giống bất kì ai.
Tâm lí học Nhân văn luôn đề cao sự sáng tạo của con người, tôn trọng sự sáng tạo và kêu gọi con
người sống bằng cái tôi đích thực của mình. Có như vậy cuộc sống mới hồn nhiên, sống đúng chất
của mình.
“ Hãy là chính mình”
“ Hãy là những gì chính gì bạn suy nghĩ”.
• Hạn chế:
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân.
- Đề cao sự thể nghiệm chủ quan bản thân mỗi người có khi vào chổ lố bịch, phản cảm dẫn tới
xa rời cộng đồng, tập thể.
- Con người trong Tâm lí học nhân văn là con người trong mơ ước, trừu tượng chỉ có trong thơ
ca mà thôi, thoát li khỏi thực tế.
“ Nhưng thử 1 giây, 1 giờ, 1 ngày ta sống chính mình thì ta cảm thấy hạnh phúc”.
• Theo Tâm lí học nhân văn :
Con người bị rối loạn tâm lí, tâm bệnh là do:
- Do bị ràng buộc, nhu cầu không được thể hiện.
- Do bị đau khổ vì họ sống không là chính mình.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 6


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

- Nổ lực 1 cách căng thẳng để được chấp nhận có điều kiện.
- Bản ngã không phù hợp với bản thân và xã hội.
Vd: Cô A nghĩ mình đẹp nên khi đến đám đông không ai nhìn theo cô cho nên cô buồn bực tức
giận.
Nghĩ mình đep Bản ngã.
5. Quan điểm văn hóa xã hội:
Cho rằng: Hành vi con người được hình thành bởi tầng lớp xuất thân của gia đình, bởi sự tác
động của nền văn hóa xã hội mà con người đang sống, chính môi trường sống đã kích thích và di trì
hành vi bất thường. Một số người còn cho rằng những người có hành vi vi phạm các quy tắc chuẩn
mực xã hội có thể bị xã hội coi là bất thường nhưng chính ra là xã hội đang bất ổn.
Vd: Trong đời sống kinh tế -xã hội- văn hóa do sự khác biệt về văn hóa những người da đen
thường được cưỡng bức nhập viện ( tâm thần) vì các bác sĩ tâm thần và các chuyên gia tâm lí là
những người da trắng.
Vì có mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố văn hóa xã hội với các hành vi bất thường của các
con người. Nhưng nó không hướng đến chữa trị trực tiếp những cá nhân có hành vi bất thường mà
hướng vào cải tạo các nhân tố xã hội rộng lớn.

CHƯƠNG 4 : CHỮA TRỊ BỆNH TÂM LY

I: Phương pháp chữa trị bằng tâm lý:


1. Chữa trị theo quan điểm Phân tâm học:
Căn cứ vào một luận điểm xuất phát cho rằng nguồn gốc của những hành vi bất thường là những
xung đột chưa giải quyết trong quá khứ và được biểu hiện bằng tình trạng lo âu đối với các xung lực
vô thức không được xã hội chấp nhận, trái với cái “siêu tôi”, sẽ xâm nhập vào tầng ý thức. Con
người thường dùng các cơ chế phòng vệ mà một trong những cách phòng vệ thường sử dụng nhất là
“ dồn nén”; nhưng Freud cho rằng nó không bao giờ bị chôn vùi hoàn toàn, do đó một số tình trạng
lo âu có thể là nguyên nhân gây ra rối loạn bệnh tâm lý.
Làm cách nào để xử bỏ tình trạng lo âu đó?

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 7


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Cách trả lời: Bệnh nhân phải giáp mặt, đương đầu với các xung đột và xung lực đưa chúng ra
khỏi tầng vô thức, hiện ra ở tầng ý thức. Nói cách khác nhà chuyên môn phải làm sống lại nó và
giải quyết nó một cách thấu đáo. Và các nhà Phân tâm sử dụng các kỹ thuật sau đây:
** Kỹ thuật liên kết tự do:
Trong đó bệnh nhân được khuyến khích theo dòng suy nghĩ, ý tưởng đang có trong đauù của
họ, bệnh nhân được nói tự do, nói ra những gì hiện có trong đầu của họ cho dù điều đó không thích
hợp hay vô nghĩa.
Phân tâm học cho rằng: Những chổ không mạch lạc hoặc ngập ngừng là đầu mối quan trọng để
tìm hiểu vô thức.
Nhiệm vụ của nhà phâm tâm là: Liên kết những câu nói tự do tững chừng như vô nghĩa đó rồi
xâu kết lại thành câu chuyện gây xung đột trong vô thức người bệnh.
** Kỹ thuật phân tích sự “ lở lời”:
Những chổ nào mà “lở lời” đó là đầu mối để tìm hiểu vấn đề.
Vd: Một nhà lãnh đạo trong buổi diển văn khai mạc. Nhưng ông ta lại “ lỏ lời” đọc bế mạc. Theo
phân tâm : Trong thâm tâm ông ta không muốn có cuộc họp này, đụng chạm đến quyền lực của
ông ta.
Ở đây “ lở lời” mà không phải “ lở lời”.
Sự lở lời xuất phát từ những mâu thuẫn trong vô thức được bộc lộ ra mà ý thức chưa kiệp kiểm
soát. Việc tìm hiểu việc “ lở lời” có thể tìm ra những nguyên nhân của tâm bệnh.
** Kỹ thuật phân tích giấc mơ:
Phân tâm học cho rằng: Con người không thỏa mản ở hiện thực sẽ được thỏa mản ở giấc mơ.
Phân tích giấc mơ có thể tìm kiếm được các đầu mối tạo ra xung đột vô thức có liên quan đến rối
loạn tâm lí hiện thực, bởi vì các biện pháp kiểm duyệt phê phán phòng vệ thượng bị giảm đi trong
khi ngủ. Nhưng ngay cả trong giấc mơ cũng vẩn cồn tình trạng kiểm duyệt, cho nên các sự kiện
trong giấc mơ thường được tượng trưng bởi các biểu tượng. Và công việc đầy khó khăn của nhà
phân tâm phải tìm ra được thông điệp trong những giấc mơ được ẩn tàng trong các biểu tượng đó.
Vd: Một cô gái mong có chồng đã mơ thấy cảnh chợ búa.
Biểu tượng : cảnh chợ búa ( đông đúc, mua sắm, gã bán -> “đám cưới)
Thông điệp : mong có chồng
** Kỹ thuật thôi miên:
Thôi miên là lôi kéo, thôi thúc con người vào giấc ngủ.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 8


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Giấc ngủ ở đây không hoàn toàn ( lơ mơ, chập chờn), bộ não ức chế không hoàn toàn, có những
vùng chưa ức chế.
Nhà phân tâm sẽ hỏi và có câu bệnh nhân sẽ trả lời một cách vô thức (tự động).
Câu trả lời đó là những thông tin đáng tin cậy để tìm hiểu vô thức.
Tóm lại : Chữa trị theo phương pháp phân tâm tốn kém nhiều thời gian và tiền bạc.
Trung bình 1-2 giờ một ngày, 4-6 ngày một tuần, điều trị 1-2 năm. Và trả tiền cho nhà phân tâm
theo giờ.
Hiện nay có khuynh hướng rút bớt thời gian chữa trị, thầy thuốc đóng vai trò quan trọng hơn
bằng cách thúc dục và khuyên bảo bệnh nhân nhưng thầy thuốc sẽ dẩn đến sớm kết luận, áp đặt và
chủ quan.
Phương pháp này thường phù hợp với một số bệnh nhân thuộc nhóm YAVIS ( young
actractive verbal intelligent succesful)
Bởi vì : họ :
+ Trẻ dể bộc lộ, dể chấp nhận, dể thay đổi
+ Lôi cuốn hấp dẩn tạo ra sự hưng phấn cho nhà phân tâm
+ Có năng khiếu ngôn ngữ diển tả được nội tâm
+ Thông minh nói nghe hiểu nhanh
+ Thành đạt có tiền để trả.
Do quá trình điều trị dài ngày giữa nhà phân tâm và bệnh nhân, có sự gần gũi, bệnh nhân có khi
xem nhà phân tâm là nhân vật đại diện hiện vật trong quá khứ của họ và biểu hiện tình cảm đặt biệt
đối vớir rà phân tâm. Đây thường gọi là hình tượng phóng chiếu. Phân tâm học gọi đây là tai nạn
nghề nghiệp.

2. Chữa trị theo quan điểm nhận thức:


Chính là chỉnh sửa quan điểm sai lầm, niềm tin sai lầm thành những quan điểm thực tế hơn.
Liệu pháp này trung chỉnh sửa 4 yếu tố:
- Sự mong đợi: xa vời, hảo huyền, ảo tưởng;
- Sự quy kết: bên trong, tại ta ray rứt
- Sự đánh giá: + Bản thân: tự cao, tự cao
+ Môi trường: không chính xác.
- Niềm tin: Méo mó mù quáng;
** Liệu pháp xúc cảm hợp lý:

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 9


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Abert Elleiz với công thức – ABC


A – Sự kiện xảy ra
B – Niềm tin về sự kiện xảy ra
C – Cảm xúc, ứng xử về niềm tin đó.
Vd: Cô X đi ngoài phố gặp anh Y nhưng anh Y không nhìn thấy.( A)
Cô X nghĩ rằng mới hôm nào đây mà hắn đã phát phất lờ (B)
Cô X tức giận và tìm cách tránh mặt Y. (C)
Vd2: Cô X trách mặt Y mà không nêu lý do, gọi điện nhưng không trả lời, đến nhà cô không tiếp
(A)
Anh Y nghĩ rằng chắc là cô ta có bạn trai khác rồi (B)
Anh Y đau khổ quá và có ý định tự tử ( C).
Liệu pháp xúc cảm hợp lý nhằm tái xây dựng hệ thống niềm tin thành những quan điểm thực tế và
hợp lý hơn từ đó có các cảm xúc thực tế hợp lý hơn.
Liệu pháp này có 3 bước:
- Bằng quá trình lập lập luận logic, bằng sự tranh luận chứng minh bệnh nhân thấy được tính
chất phi lý của mình.
- Khuyến khích bệnh nhân hành động và suy nghĩ theo hành vi mới.
- Sử dụng kỹ thuật hành vi nhằm cũng cố các xúc cảm hợp lý được tạo ra bởi hành vi mới.
Để thực hiện liệu pháp này thầy thuốc đóng vai trò chi phối tích cực hơn trong quá trình chữa trị ;
có thể thẳng thắng phê bình, công khai tranh luận, mỉa mai, đả kích những suy nghĩ lệch lạc của
bệnh nhân.
Vd: Tại sao khi bạn gái bỏ rơi bạn, bạn tự cho mình là người xấu.
Thi rớt làm sao chứng tỏ được rằng bạn là người không tốt.
** Liệu pháp trí tuệ:
( Aeron Beck)
Giống như liệu pháp xúc cảm hợp lý. Liệu pháp này cũng nhằm mục đích chỉnh sửa những suy
nghĩ lệch lạc của bệnh nhân về thế giới, về tương lai.
Vd: Tôi chẳng là cái thá gì? Tôi chỉ là con tốt đen trên cỏi đời này!
Thế giới này toàn là chuyện đảo điên, đời là hết.
Tương lai cứ ngày càng tệ hơn mà thôi!
Tuy nhiên liệu pháp này kém phần đối chọi tranh luận hơn nhiều so với phần tranh luận xúc cảm
hợp lý. Thay vì chủ động tranh luận với người bệnh, thầy thuốc của liệu pháp này đóng vai trò của

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 10


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

người “thầy dạy học”. Người bệnh được tiếp nhận những thông tin về bản thân, thế giới để nhận ra
được những năng lực, phẩm chất của chính mình và những thông tin có ích xung quanh. Từ đó từ bỏ
những suy nghĩ thiếu chính xát của mình.

3. Trị liệu theo tâm lý học hành vi:


Quan điểm này xem bản thân lối cư xử bất thường là rối loạn cần được sửa và khi sửa được lối cư
sử ấy là đã chữa được bệnh.
a, Liệu pháp điều kiện hóa cổ điển:
Kích thích có trước phản ứng và ảnh hưởng đến phản ứng.
** Kỹ thuật treo giải thưởng trước:
- Dựa trên thí nghiệm phản xạ có điều kiện của I.P. Paplov.
Thức ăn --- chó --- tiết nước bọt – không điều kiện.
Thức ăn
Chó --- tiết nước bọt – không điều kiện.
Bật đèn
Bật đèn --- chó --- tiết nước bọt – có điều kiện.
** Kỹ thuật gây ác cảm:
Là kỹ thuật tạo 1 phản xạ có điều kiện bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần 1 cặp đôi kích thích gây
phản ứng khó chịu với 1 kích thích ưu thích.
Vd: Một người nghiện rượu có thể chữa trị bằng cách cho uống trộn với một chất gây nôn mửa
khác, sau vài lần cặp đôi như thế dần dần chỉ cần nhìn, ngửi thấy rượu là nôn, mửa. Rượu không còn
hấp dẩn anh ta nữa.
Chất gây nôn  Nôn, mửa (không đk)
Rượu + Chất gây nôn  Nôn, mửa ( không đk)
Rượu  Nôn, mửa (có đk)
Cũng dựa trên thí nghiệm :
Bật đèn – chó - tiết nước bọt
Nhưng sau nhiều lần bật đèn và không mang thức ăn đến thì chó sẽ không tiết nước bọt nữa.
** Kỹ thuật giảm cảm thụ dần dần:
Là kỹ thuật cho bệnh nhân tiếp xúc dần dần với vật gây sợ hãi, trước tiên là trong tưởng tượng
sau đó là trong thực tế; cùng một lúc hoặc ngay trước đó bệnh nhân được tập thư giản để ứng chế sự
gia tăng của tình trạng lo âu bằng cách này bệnh nhân có thể tiếp cận gần hơn với vật gây sợ hãi.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 11


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Vd: Một người sợ hãi khi đi máy bay, chỉ nghĩ đến nó thôi là đã toát mồ hôi và run người. Ta chữa
trị theo các bước:
B1: Liệt kê chữa trị theo thứ tự tăng dần:
- Nhìn thấy máy bay bay qua đầu
- Đi đến phi trường
- Mua vé máy bay
- Bước lê máy bay – nhìn cửa máy bay đóng lại
- Máy bay cất cánh
B2: Thư giản, tưởng tưởng theo mức độ sợ hãi tăng dần
Thư giản, thực hiện tiếp xúc các mức độ sợ hãi tăng dần.
Bài tập: Một thanh niên luôn sợ chốn đông người, hãy chữa trị hành vi bất thường trên theo kỹ
thuật giảm cảm thụ dần dần.
Giải:
B1: liệt kê các mức độ sợ hãi theo thứ tụ tăng dần.

Sơ đồ:
Xa nhóm nhỏ Cùng người thân
Một mình
Nhóm lớn Cùng người thân
Một mình
Gần Nhóm nhỏ Cùng người thân
Một mình
Nhóm lớn Cùng người thân
Một mình
Khoảng cách Tiếp xúc Nhóm nhỏ Cùng người thân
Một mình
Nhóm lớn Cùng người thân
Một mình
Hòa nhập Nhóm nhỏ Cùng người thân
Một mình
Nhóm lớn Cùng người thân
Một mình

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 12


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

- Khoảng cách ( xa, gần, tiếp xúc, hòa nhập)


- Nhóm :(nhóm nhỏ, nhóm lớn, đám đông)
- Đi cùng ( Người thân, một mình)
B2: Thư giản tưởng tượng theo thứ tự mức độ sợ hãi tăng dần.
** Kỹ thuật ngập lụt:
Giống như kỹ thuật giảm cảm thụ dần dần nhưng tốc độ nhanh hơn.
Vd: Một người cứ thấy nước là sợ ( …)
b, Liệu pháp điều kiện hóa tạo tác:
( R S)
Kích thích có sau phản ứng và ảnh hưởng ngược đến phản ứng.
Thí nghiệm Skinner:
Chim bồ câu lang thang trong lồng ngẫu nhiên dạp phải cần bẩy và một hạt thóc rơi ra, những lần
sau chim đã biết đạp cần bẩy để lấy thóc.( lần sau thời gian ngắn hơn lần trước)
** Kỹ thuật treo thưởng sau:
Vd: Hôm nay con học được điểm mười mẹ cho con đi chơi công viên.
Hành vi đúng được thưởng được kích thích sẽ lặp đi lặp lại, ngược lại hành vi sai ( bị phạt) sẽ
không lặp lại.

** Kỹ thuật hệ thống giải thưởng:


Bệnh nhân có hành vi tốt đẹp được khen thưởng bằng một thẻ khen thưởng, các thẻ khen thưởng
này có thể đổi ra một món đồ chơi, hay một hành động nào đó mà bệnh nhân ưu thích.
Hệ thống này kích thích bệnh nhân cố gắng hơn nữa, thực hiện nhiều cái đúng để được khen
thưởng nhiều hơn nữa.
** Kỹ thuật giao kèo:
Một tờ giao kèo được soạn bởi bệnh nhân và thầy thuốc trong đó đề ra những mục tiêu về hành vi
mà bệnh nhân cần đạt được và ghi rõ thưởng phạt.
Vd: Thầy thuốc với bệnh nhân A hút thuốc nhiều quá gây ảo giác
Người A đưa cho nhà chuyên môn một số tấm sét đã ký sẳn.
Nếu nhà chuyên môn phát hiện người A hút một điếu thuốc thôi thì một tấm sét sẽ được gởi đến
hiệp hội mua bán vũ khí. Trong khi đó ông A là một người cực lực phản đối chiến tranh.
- Chú ý : Có 4 hành vi điều kiện hóa tạo tác:

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 13


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

- Khen thưởng tích cực: tạo ra một tình trạng thoải mái để khuyến khích lặp lại một hành vi đúng
nào đó.
- Khen thưởng tiêu cực: lấy đi một hậu quả tiêu cực để kích thích lặp lại một hành đúng nào đó.
- Trừng phạt tích cực: tạo ra một hậu quả khó chịu để ngăn ngừa một hành vi nào đó.
- Trừng phạt tiêu cực: lấy đi một tình trạng thoải mái để ngừa hành vi sai.

4. Chữa trị theo quan điểm nhân văn:


Các thầy thuốc chữa trị theo quan điểm nhân văn, xem mình chỉ là người hướng dẩn là người tạo
điều kiện thuận lợi nhằm giups cho bệnh nhân sống được đúng với bản thân mình, chỉnh sửa hành vi
để vươn tới lý tưởng mà họ hằng ấp ủ.
Có 2 liệu pháp sau:
- Liệu pháp tập trung vào khách hàng:
Tâm lí học hành vi người ta không gọi là bệnh nhân mà gọi là khách hàng, chính là thể hiện sự
tôn trọng.
Ông C.Rogers đại biểu Tâm lí học hành vi:
Dùng khách hàng để tránh sự áp đặt cũng theo ông nguyên nhân của bệnh nhân tâm thần là nổ
lực một cách căng thẳng để được người khác tôn trọng có điều kiện vì thế công việc của nhà trị liệu
không phải là chửa trị bệnh nhân mà cần tạo sự thông cảm, chia sẽ để giúp cho bệnh nhân có cảm
giác được tôn trọng tích cực không điều kiện.
Nếu bệnh nhân được tôn trọng không điều kiện có thể tìm ra những cách giải quyết những rối
loạn đời sống của mình,tùy chọn vào cuộc sống của riêng mình và thỏa mản nhu cầu một cách đầy
đủ nhất.
Thầy thuốc không đóng vai trò chi phối mà biểu hiện sự đồng tình, cảm thông; việc làm này
không có nghĩa là thầy thuốc phải tán thành mọi hoạt động của bệnh nhân mà phải hiểu rõ rằng
những suy nghĩa và hành động của bệnh nhân đã phản ánh tích cực những biến cố mà họ đã trải qua.
Nhà trị liệu phải thực hiện 3 nguyên tắc:
+ Tôn trọng một cách thành thật;
+ Thấu cảm
+ Không áp đặt mà mang tính định hướng.
- Liệu pháp tổng thể:
Giúp cho bệnh nhân hợp nhất được các ý nghĩ, tình cảm và cách cư xử của mình,xem xét hành vi
cuả mình dưới nhiều góc độ khác nhau để thể hiện và cảm nhận nó một cách rõ ràng.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 14


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Vd: Người ta cho bệnh nhân đóng vai trò của người cha của người cha đang nổi giận sau đó diển
lại vai của mình khi người cha quát tháo, nhằm hiểu rõ các các khía cạnh khách nhau trong cuộc
xung đột nhờ đó bệnh nhân có thể hiểu rõ những rối loạn của mình theo một cách tổng thể hơn, bao
quát hơn.
5. So sánh các liệu pháp tâm li:
TT TIÊU CHÍ SO SÁNH CÁC BIỆN PHÁP TÂM LÍ TRẢ LỜI
1 Chi phối hay không chi phối Phân tâm Không chi phối
Hành vi Chi phối
Nhận thức Chi phối
Nhân văn Không chi phối
2 Kiểm soát yếu tố ( tác động) bên ngoài Phân tâm Bên trong
hay bên trong Hành vi Bên ngoài
Nhận thức Cả hai
Nhân văn Cả hai
3 Thời gian điều trị dài hay ngắn Phân tâm Dài nhất
Hành vi Tùy theo mức độ
Nhận thức Tùy theo mức độ
Nhân văn Tùy theo mức độ
4 Quan tâm đến lịch sử hay hiện tại Phân tâm Lịch sử
Hành vi Hiện tại
Nhận thức Cả hai
Nhân văn Hiện tại
5 Chỉnh sửa nội tâm hay cách cư xử Phân tâm Nội tâm
Hành vi Cư xử
Nhận thức Cả hai
Nhân văn Cả hai

6. Liệu pháp nào hiệu nghiệm nhất:


Hầu hết các công trình cho rằng:
- Bệnh nhân chữa trị theo liệu pháp tâm lí nào cũng khả quan hơn không chữa trị. Nhưng câu
hỏi nào chữa trị hiệu quả nhất đến nay vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng. Tuy nhiên ai có thể
nghi ngờ rằng một vài dạng rối loạn tâm lí thì liệu pháp nầy tỏ ra hiệu nghiệm hơn liệu pháp
tâm lí khác.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 15


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

- Tương tự đặc điểm tâm lí của thầy thuốc phù hợp với bệnh nhân đối với bệnh nhân thuộc
tuýp người nào đó có lẽ thích hợp hơn với liệu pháp này hơn liệu pháp khác.
II. Các biện pháp sinh học:

CHƯƠNG V: PHÒNG VỆ TÂM LÍ

I. Thế nào là phòng vệ tâm li:


Phòng vệ tâm lí là giữ gìn sức khỏe tâm lí ngăn ngùa các rối loạn tâm lí có thể xảy ra.
“ phòng vệ tâm lí hơn chữa trị tâm lí”
II. Phương pháp tâm li:
1. Phương pháp hóa lí:
Là phương pháp tự an ủi lấp liếm sai lầm, tự bào chữa để đạt cân bằng tâm lí.
2. Phương pháp bù trừ:
Tìm ra con đường khác để bù đắp những khiếm khuyết tâm sinh lí của mình.
“ Cần cần cù bù thông minh”
3. Phương pháp dồn nén:(quên đi)
Phương pháp kiềm hãm sự mong muốn hoặc gạt bỏ những ưu phiền ra khỏi đầu óc.
Note: không nên kiềm hãm quá mức dục vọng có thể gây ra chứng bệnh tâm lí khác.
4. Phương pháp hoán chuyển ( thăng hoa)
Phương pháp chuyển những hành vi bộc phát, những ham muốn bản năng không phù hợp với các
chuẩn mực xã hội thành những phương thức hành vi mang tính xã hội hơn.
5. Phương pháp chuyển dịch
“ Giận cá chém thớt”
6. Phương pháp phủ định: ( trối bỏ)
Là phương pháp dùng ý chí chủ quan phủ nhận những sự thật khách quan.
Vd: nghe tin bất hạnh lại xem đó là nhầm.
7. Phương pháp đổ tội:
Đùn đẩy cho người khác, là phương pháp đẩy vấn đề cho người khác, lấy người khác để gánh vác
sai lầm của mình để giảm bớt gánh nặng tâm lí.
8. Phương pháp thoái lùi:

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 16


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

Phương pháp lùi về thời trước đó nhỏ hơn để tránh trách nhiệm người lớn hoặc để được vổ về an
ủi.
Vd: Giả đò ốm để được chăm sóc.
Trẻ múc tay khi mẹ sinh em bé
Giả đò hồn nhiên ngây thơ trong sáng.
9. Phương pháp hài hước:
Là phương pháp dùng sự hài hước để giảm bớt căng thẳng lo lắng.
Vd: học sinh trước phòng thi thường pha trò, đùa giởn để giảm bớt sự căng thẳng.
10. Cách các giải tỏa stress:
( Tùy theo từng người mà chọn những cách khác nhau)
a, Nói chuyện
Tìm người thân nhất, tri kỹ nhất, tín nhiệm nhất để dốc hết bầu tâm sự, có thể nói rất to, có thể nói
chuyện nhiều lần khi nào hết bầu tâm sự, hết khổ thì thôi.
b, Viết, vẽ
Có thể dốc nổi lòng qua các bức thư( không gởi), làm thơ, vẽ tranh, ghi nhật ký.
c, Vận động:
- Đi bộ
- Đá bóng
- Chơi thể thao
- Đập phá đồ vật hỏng, xé vải vụn
d, Khóc:
Tìm chổ yên tỉnh một mình gào khóc thật to thì hiệu quả càng cao.
e, Diển kịch:
Mượn một nhân vật nào đó trong một tuồng trích nào đó để nhập vai, để giải tỏa những buồn bực
của mình.
Note:
Các phương pháp phòng vệ tiêu cực, giúp chúng ta “hoản binh” tạm thời né tránh khi “kẻ định
mạnh” để tinh thần khỏi bị sụp đổ đợi áp lực giảm bớt, tinh thần tơ lại bình thường, đợi cho các điều
kiện thuận lợi đến chúng ta mới giải quyết vần đề là một cách lựa chọn khôn ngoan.
Nếu trong điều kiện không cho phép thì tìm cách đương đầu chỉ làm cho tình hình thêm xấu.
Mặc khác, nếu chúng ta chỉ dựa vào phương pháp phòng vệ tiêu cực và sử dụng nó lâu dài thì
không giải quyết được vấn đề mà còn rơi vào bế tắc.

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 17


SV: Nguyễn Đình Cơ
TÂM BỆNH HỌC

III. Khi nào thi đi khám bệnh tâm li:


1. Cảm thấy đau khổ kéo dài và có nguy cơ hại đến hạnh phúc gia đình, bản thân và làm khó khăn
cho cách ứng xử hằng ngày.
2. Căng thẳng quá mức khiến bạn không thể đối phó được với những tình huống.
3. Trạng thái trầm cảm hay trạng thía tuyệt vọng kéo dài đặt biệt là những trường hợp không có
nguyên nhân cụ thể.
4. Cơ thể bị khó chịu lâu dài nhưng chưa xác định nguyên nhân sinh học nào.
5. Có những cơn sợ hãi hoặc ám ảnh sợ hãi.
6. Luôn có cảm giác người khác lợi dụng mình hoặc có âm mưu ám hại mình.
7. Thiếu khả năng tương tác với người khác từ đó gây khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao
tiếp và tình cảm.

The end

GVGD: ThS Lê Đức Khiết Page 18


SV: Nguyễn Đình Cơ

You might also like