Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Phân tích hình tượng sông Đà

MB: Văn học sau bối cảnh trường kỳ cứu nước đã tạm gác chức năng kêu gọi lên đường vì tổ
quốc, nó phải hẳn hòi hiện thực hóa một hướng đi mới mà ở đó, lý tưởng phải thấm nhuần vào
bên trong diễn biến đời sống thực tại. Cả văn đàn tiến tới sự chuyển mình - cơn rạo rực của thế
kỷ hòa bình, ngòi bút không còn là ngòi súng mà ắt hẳn đã thành mũi kim khâu nối kết những
miền đời, những ý niệm mới, những đối tượng mới, những nét bình dị mới, những giác độ mới,
của quê hương. Trong lớp những nhà văn truy tìm diện mạo của sự đổi thay, nỗ lực nối kết tâm
hồn mình vào tâm hồn của đất mẹ, Nguyễn Tuân hiện ra như một sứ giả nối liền những giai kỳ,
một sứ giả tháo gỡ lớp vỏ bọc khô khốc trong tính đặc thù của tạo hóa để khơi vẫy một sự sống
khác biệt, một cảm niệm phập phồng ý chí nghệ thuật thời kỳ mới. Điển phạm cho thực tế này, ta
có thể tiến vào bên trong thế giới nghệ thuật Nguyễn Tuân, mà cụ thể là “hình tượng con Sông
Đà hung bạo” trong tùy bút “Người lái đò Sông Đà” để khai thác những hướng đi đột phá mà
nhà văn đã kỳ công thực hiện.

TB:

KQC: Được xướng danh như “Bậc thầy tùy bút”, Nguyễn Tuân bén duyên với thể loại này như
một mối quan hệ tiền định, một sự hòa hợp và cũng là một sứ mệnh. Kể từ cột mốc cả nước bước
chân vào giai đoạn kháng chiến trường kỳ, Nguyễn Tuân đã thôi không còn giữ riêng cho mình
nỗi khát vọng “xê dịch”, đã thôi hoài niệm về những bóng hình mỹ cảm của cái đẹp cổ điển mà
dần thể hiện một tinh thần mới bấu rễ vào địa hạt của chủ nghĩa dân tộc - tinh thần yêu nước. Để
rồi lần nữa khi đất nước thực hiện cú trở mình về lại với trạng thái mà bấy lâu nay dân tộc hằng
ao ước - trạng thái hòa bình - Nguyễn Tuân lại thực hiện một sự “xê dịch”, một nỗ lực xê dịch để
xâm nhập vào thực tại; vận động để cố định tâm hồn nghệ thuật, giãn nới biên độ lý tưởng và đi
tìm thứ nguyên thủy đích thực của hiện sinh. Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” là một bộ phận
cấu thành nên tuyển tập tùy bút “Sông Đà” gồm mười lăm tùy bút và một thi phẩm ở dạng phác
thảo sơ khai. Tác phẩm là thành quả thai nghén từ chuyến đi thực tế của tác giả lên vùng Tây Bắc
vào năm 1958. Không gian vùng đất này đã thôi thúc trái tim người nghệ sĩ, đã khơi vẫy những
cung bậc chân thực nhất của xúc cảm và rồi ngoại cảnh đã bước chân vào trong trang văn của
Nguyễn Tuân bằng một phương trình chuyển hóa với những quy luật thuộc về giác quan nghệ sĩ.
“Sông Đà” là một trong hai hình tượng trung tâm của bài tùy bút, và nó đã được khai thác đến độ
tường tận trong tư thế là một hữu thể, một sinh thể cùng tính cách riêng biệt - những tính cách
góp phần làm nên hồn cốt của linh hồn Tây Bắc.

A: Vẻ đẹp hung bạo


Nói đến sông Đà là nói đến “một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện
mạo và tâm địa của một thứ kẻ thù số một”, “có tâm địa độc ác như mụ dì ghẻ” và người xưa đã
gải thích sự hung bạo của dòng sông Đà bằng một câu chuyện huyền thoại:
“Núi cao sông hãy còn dài

Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”

Như một nhà bác học, Nguyễn Tuân đã khảo khứ tường tận dòng sông hiểm trở dữ tợn hung bạo
nhất miền Bắc nước ta.

Trước tiên sự hung bạo của dòng sông Đà được thể hiện ở cảnh đá bờ sông dựng vách
thành

“ Hùng vĩ của sông Đà không phải chỉ có thác đá." Bằng một câu văn ngắn gọn chắc khỏe,
Nguyễn Tuân đã bảo trước cho độc giả chuẩn bị thưởng ngoạn một cảnh sắc dòng sông ở một
góc nhìn khác, nó vừa mời gọi cám dỗ người ta khám phá vừa đe dọa bằng những bí mật thâm
nghiêm. Chỉ với hình ảnh ”mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời” vừa giúp người
đọc hình dung ra độ cao của đá ở hai bên bờ sông, vừa diễn tả được cái lạnh lẽo âm u của những
khúc sông có đá dựng vách thành, đá hai bên bờ sông đã chắn hết ánh nắng, không cho bất cứ
ánh nắng nào dọi xuống bờ sông trừ lúc giữa trưa. “Có vách đã thành chẹt lòng Sông Đà như
một cái yết hầu.” mở ra trước mắt người đọc là một công trình kiến tạo của tự nhiên, sự sắp đặt
của đá hai bên bờ sông. Không phải như sông Hồng, sông Đáy, chảy qua miền quê yên ả với đổi
bờ là phù sa màu mỡ mà Sông Đà ở khúc thượng nguồn Tây Bắc mang đặc trưng của địa hình
hiểm trở, khắp nơi đều trở thành địa hạt của đá. Đọc những câu văn miêu là cụ thể sự hiện hữu
của đá hai bên bờ sông mà người đọc ngỡ như Sông Đà nứt ra từ lỏng núi, nó khiến con người có
cảm giác choáng ngợp khi hình dung sự lấn át, chiếm lĩnh của đá, như vậy kin, như chẹt" lấy
lòng sông làm cho nó hẹp đến mức "Đứng bên bờ này nhẹ tay năm hòn đã qua bên kia vách.
Có quảng con nai con họ đã có lần vọt từ bờ này sang bờ kia”. Lũ đã hai bên bờ sông khiến
dòng nước bị ức chế, bị bóp nghẹt đến cuống nó. Có lẽ chính vì thế mà Đã giang càng trở nên bị
hiểm và thực sự mang tính chiến của một thử kế thù số một của con người. Ngòi bút của Nguyễn
Tuân không chỉ miêu tả sống động cảnh vật khiến độc giả như đang nhìn thấy tận mắt mà nhất
thiết phải khiến độc giả rùng mình, rợn tóc gáy về những cảnh tượng đó mới thỏa lòng. Đó là cái
cảm giác ớn lạnh đến xương sống của một người dám mạo hiểm ngồi trong khoang đò qua quãng
sông đá thắt cổ chai mà hai bên bờ là đá dựng vách thành ấy. “Đang mùa hè mà cũng thấy
lạnh, cảm thấy mình như đúng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ nào
trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện.” Thật bất ngờ khi nhà văn so sánh cái
cảm giác cảu con người ngồi giữa thiên nhiên hoang sơ với khoảnh khắc đời sống hiện đại giữa
chốn thị thành, cảm nhận ấy được tổng hợp từ nhiều giác quan nhất là thị giác và xúc giác. Hình
ảnh so sánh sống động trong vai trò một nghệ sĩ nhiếp ảnh, tác giả vừa khắc sâu sự kì bí, hùng vĩ
của sông Đà vừa cho thấy khả năng tái hiện hình ảnh bằng ngô từ bậc thầy của Nguyễn Tuân.

Người “phu chữ” tài ba ấy đã lôi cuốn người đọc vào một cuộc vượt thác ngôn từ trên
dòng sông văn chương lấp lánh. Từng câu văn của Nguyễn Tuân dài như con sông Đà
quãng ghềnh Hát Loỏng.
Sóng chữ xô đẩy nhau hối hả, như muốn chồm lên mặt giấy, như muốn làm mỏi ý chí người
đọc. Ngồi trên khoang đồ của người cầm lái cừ khôi, độc giả nín thở, tay bấu chặt lấy thuyền khi
vượt qua ghềnh thác. Tại đoạn ghềnh Hát Loóng ấy, “dài hàng cây số, nước xô đá, đá xô sóng,
sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghé suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người
lái đò Sông Đá nào tóm được qua đấy”. Dòng sông không một chiều yên ả xuôi theo hướng
nghiêng Nam, Bắc, Đông Tây; không bình dị rủ mình lên miền đất phẳng lặng; địa hình Tây Bắc
chập chùng những dốc đá cheo leo nên con sông phải tự nó phân thành nhiều luồng, nhiều quãng
tụ kết ở những dòng thác cao chót vót. Cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân linh hoạt theo
ý hướng nghệ thuật, không đồng nhất, không lặp lại. Danh từ “cây số” trong câu văn nhìn thoáng
qua xem chừng là ngôn ngữ bình dân, mang đậm nét dân gian chứ thiếu đi phần nhiều nét học
thuật, nhưng để đánh giá tính chất ngôn ngữ không thể ly khai bản thân nó khỏi bối cảnh, làm thế
thì khác gì như việc đánh giá viên gạch mà bỏ lỡ đi cái nhìn tổng quan của kiến trúc. Ở đây, nhà
văn không dùng “dài hàng ki-lô-met”, mà thay vào đó là “dài hàng cây số”, sở dĩ là vậy thì hứng
cảm nghệ thuật mới được diễn đạt trọn vẹn, tiết điệu ngôn ngữ nhìn chung mới có sự hoang dã,
phù hợp với tính chất tổng quan của đối tượng miêu tả. Và rồi là một chuỗi những vế câu đắp
chồng, lấn lướt lên nhau bằng phép điệp ngữ: “... nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió ...” - động
từ “xô” vừa thể hiện cường độ mạnh mẽ cuồng nhiệt, vừa thể hiện biên độ khắn khít, dày đặc của
“nước”, của “đá”, của “sóng”, của “gió”. Dường như chúng đang thành lập nên một đội thủy
binh hùng hầu, binh lực xếp lớp để chuẩn bị cho một cuộc áp đảo vũ lực. Đọc câu văn, cảm
tưởng như trở về với thời Trung Cổ, binh đoạn trên dòng Sông Đà như những chiến sĩ thực hiện
cuộc Thập Tự Chinh ồ ạt tiến vào Jerusalem vì lòng mộ đạo với Đức Chúa Trời. Khí thế của binh
đoàn tự nhiên này như được bồi đắp bởi tính khí hung hăng của dòng sông, chúng hối hã ồ ạt,
gấp rút tập kết vào nhau. Nối tiếp khí thế của binh đoàn ấy, ngòi bút văn nhân điểm xuyết những
từ láy nằm kế liền nhau: “Cuồn cuộn”, “gùn ghè”. Hai từ láy này có mối tương quan đặc biệt
trong sắc thái của chúng, chúng hòa hợp vào nhau để thổi vào không gian nghệ thuật cơn gió
mạnh mẽ tương tự như thứ gió thổi ở không gian thực tế nơi Sông Đà hùng vĩ. Hai từ láy ấy là
cầu nối, là cánh cổng kết liền hai không gian: nghệ thuật và thực tế, để nhất quán cảm nhận của
độc giả với trường liên tưởng của họ, để họ được trọn vẹn nhìn thấy, cảm thấy những “luồng
gió” nơi đây. Cái hung bạo của Sông Đà không chỉ đến từ địa hình trên sông, từ những luồng
sóng lớn “cuồn cuộn” mà nó còn sinh ra bên trong lòng Sông Đà với những cái táo tợn, thèm
thuồng của con xoáy nước.

Nhà nghiên cứu phê bình Tạ Tỵ đã nhận xét “Nguyễn Tuân viết mà giống như nhà điêu khắc
cần cù chạm trổ vào mặt đá quý những hình nét trác tuyệt." Quả đúng như vậy, đọc từng dòng
miêu tả sông Đà hung bạo ở quãng Tà Mường Vát dưới Sơn La, độc giả đều dễ dàng hình
dung bởi thứ ngôn từ giàu tính tạo hình ấy. Ở phân đoạn miêu tả những cái xoáy nước này, tác
giả đã chú trọng liên tục dịch chuyển góc độ mỹ học của mình, và rồi thực hiện một chuỗi các
dây chuyền so sánh với tính năng nghệ thuật độc đáo: “những cái hút nước như cái giếng bê tông
thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”, “nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc”, “y
như là ô tô sang số ấn ga cho nhanh để vượt qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”.
Những động từ ở trường đoạn này tập trung vào chức năng diễn tả các hành động của chủ thể,
nhưng chủ thể mà chúng miêu tả lại không phải là con người mà chúng trực tiếp miêu tả cho
những tạo vật vô hồn bỗng trở thành sinh thể từ tri năng sáng tạo của văn nhân. Ấy là những sinh
thể của tự nhiên nhưng không được đính kết với các động từ chuyên miêu tả tự nhiên, mà lại
được “kết duyên” với những động từ chuyên miêu tả hoạt động của con người, động vật và như
thế là nó làm nảy nở nên một cuộc hôn phối trên địa hạt văn tự. Thế là để thấy rằng, sự sáng tạo
nảy sinh từ những ngọn gốc xa lạ, từ những biên thùy cùng kiệt xa xôi - nơi mà chỉ có trái tim và
khối óc người nghệ sĩ mặc tình chu du. Hai động từ gây ấn tượng mạnh trong trường đoạn này có
thể kể đến “thở” và “kêu”. Chúng đã làm sống dậy một linh hồn khả dĩ của “nước” Sông Đà, một
bản diện hiếm hoi nhưng khó có thể được nhìn thấy, ấy là sự tàng ẩn của một linh hồn thú dữ -
không thể định danh, bất khả định hình nhưng nó rạo rực một sinh khí xa xôi đâu đó phía bên
dưới mặt nước Sông Đà, nó có lưu giữ đâu đây trong không gian Tây Bắc trái tim của nó - trái
tim khởi thủy để biết “thở” và “kêu”. Sông Đà rất hay có thú bỡn cợt, nó thường không để tâm
nhiều đến những chuyển động của con người hay động vật, vì khi trên thượng nguồn, nó cứ luôn
phải âm ỉ một ước vọng nuốt trọn mọi thứ vào bên trong lòng sông. Và thế rồi, dưới cái “contre-
plongee” của Nguyễn Tuân, bản tính ấy của con sông được khai thác cho một thước phim hành
động, trở thành sàn diễn điện ảnh phô bày những va chạm tầm cỡ: “Nhiều bè gỗ rừng đi nghênh
ngang vô ý là những cái giếng hút ấy nó lôi tuột xuống”, “Có những thuyền đã bị cái hút nó hút
xuống, thuyền trồng ngay cây chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến
mươi phút sau mới thấy tan xác ở khuỷnh sông dưới.”. Không khó để thấy rằng mô thức dụng
ngữ của Nguyễn Tuân khó lòng so sánh với một buổi trà đạo, hay thiền tịnh - vì vốn dĩ nó không
bình lặng, yên ả; nó gây những mẫn cảm kích thích tột cùng trí tuệ người đọc, nó đòi cầu sự am
hiểu, nó yêu cầu sự khám phá, nó đòi buộc sự tinh tế và nó đặt ra điều kiện về lòng kiên nhẫn để
thấu thị tường tận đến tận đằng sau cái đẹp của ngôn từ. Độc giả yêu thơ từng biết đến sự hùng vĩ
và hung bạo của dòng Sông Đà qua tiếng thác nước gầm réo trong câu thơ của Quang Dũng:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét".

Nhưng phải đến những trang văn của Nguyễn Tuân ta mới thấy hết cái diện mạo và tâm địa ghê
gớm của Đà giang. Nó độc nhất vô nhị trong cái nhìn độc đáo của nhà văn. Nó không chỉ sinh
động có hồn như những dòng sông trong bao tác phẩm thơ ca khác mà là dòng sông biết tương
tác, biết giao tiếp với con người bằng cá tính riêng của nó. Bởi thế mà Nguyễn Tuân cũng được
coi là nhà văn của những cảm xúc tuyệt đối. Sông Đà ở khúc thượng nguồn ấy đạt tới cái hùng vĩ
cái hung bạo đến tột cùng, vậy mà nó có thể uốn mình theo những cánh đồng miền trung du để
rồi trở nên trữ tình thơ mộng đến đắm say tột đỉnh. Điều đó chỉ có thể là cái nhìn độc đáo đầy tài
hoa của một con người suốt đời đi tìm cái đẹp và ngợi ca cái đẹp như Nguyễn Tuân.

Tâm niệm của một thứ kẻ thù số một với con người còn được thể hiện ở tiếng thác nước

Một bộ phim phải có cao trào, cũng như một cuộc tình phải đôi lần có sự thăng hoa, và cũng
như một tình tiết phải có những khoảng dấy lên sự mâu lập - chung quy ngõ hầu làm nên những
tầm cỡ cho diễn biến. Bài tùy bút của Nguyễn Tuân không phải ngoại lệ. Thế rồi, như mô hình
điện tâm đồ trong lĩnh vực văn chương, những dao động diễn ra xuyên suốt tác phẩm nhưng đột
ngột khởi phát lên cao vào những dòng văn miêu tả về một nội dung - thứ đóng vai trò như là hạt
nhân của tác phẩm, như là biểu hiện đích thực tài tình của bút lực Nguyễn Tuân - đó là nội dung
của quân pháp “thạch trận”Sông Đà. Nhìn chung, xuyên suốt tác phẩm là một tiến trình tự sự
theo thủy trình của con sông, bắt đầu từ điểm khởi lưu phía thượng nguồn dần xuống phía hạ lưu.
Trên chặng đường đó, tác giả đóng vai trò như một người đạo diễn, nỗ lực và gắng cố thâu tóm
mọi chuyển động của con sông và làm nên cuộc chuyển đổi từ những diễn biến thực tế đi vào
trang văn trở thành những đột phá nghệ thuật. Tại một đoạn của Sông Đà, nó dường như đã
không thể cầm cự được thứ ước vọng bùng nổ của chính mình, nó thèm khát một sự va chạm,
một sức nặng bạo lực, một chiến lược để nhấn chìm những sinh thể khác mà từ trong cảm nhận
nội tại của nó, nó cảm thấy căm phẫn và thù hằn. Và thế là nó thể hiện thứ mưu lược của mình
bằng cách thực hiện “thạch trận” - một trận pháp đặc biệt của Sông Đà. Nhưng trước khi tiến vào
thế trận bí hiểm này, Nguyễn Tuân phủ trùm lên cả không gian văn phẩm âm thanh cuồng nhiệt
của sự hoang dã, cả giác quan của độc giả đều được thông báo để chuẩn bị bước vào trạng thái
chuẩn bị cho một cuộc “nộ khí xung thiên” không thể nào tránh khỏi. Âm thanh đó phát ra từ
chính những cái thác nước vang ra xa xăm: “Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại
như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. Thế rồi nó rống lên như
tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu rừng tre nứa nổ lửa, đang phá
tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gầm thét với đàn trâu da cháy bùng bùng.” Hệ thống động từ
của Nguyễn Tuân dường như cũng sống dậy theo chính đối tượng mà nó miêu tả. Ngữ từ chỉ là
một nguồn nguyên liệu mang tính “lạnh”, ấy có nghĩa là nó chỉ là một sự hiện hữu về mặt hình
thức tự thân nó và nó chỉ được gieo cấy hạt mầm sự sống khi có một ai đó - cụ thể là nhà văn -
lắp ghép chính thứ nguyên liệu này vào một văn cảnh, một hoàn cảnh nghệ thuật tạo ra từ khát
vọng chiêu mô cái đẹp thì khi ấy, ngôn từ đột khởi trở thành thứ sinh thể rạo rực sức sống. Ở
đây, tác giả thực hiện phân bổ hàng loạt những động từ trong cùng một câu văn: “oán trách”,
“van xin”, “khiêu khích”, “gằn”, “chế nhạo”. Đặt ngữ nghĩa của những động từ này vào trong
cùng một trường liên tưởng, không khó để thấy những động từ này có hai chức năng chính: thứ
nhất, nó nhân hóa sự tồn tại của những cái thác nước, biểu lộ sự sống thuần túy chất “người”
trong một đối tượng vốn dĩ không phải người; thứ hai, nó diễn đạt sắc thái hung hăng, bỡn cợt và
đầy ngụ ý châm biếm, thứ thái độ cằn cỗi, hung tợn đầy thách thức. Cả tác phẩm đượm đặc phép
so sánh, mỗi phép so sánh lại bổ trợ cho một bộ phận miêu tả khiến cho mỗi câu văn không chỉ là
để cho độc giả hiểu, mà nó khơi vẫy trí tưởng tượng ngỡ chừng là vô tận nơi tâm thức. Ở đây, âm
thanh ồ ạt của thác nước núi rừng được tác giả ví như “một ngàn con trâu mộng” - những động
vật vạm vỡ, hoang dã, thuộc về một vùng xứ sở rộng lớn, bao la, nhưng chưa dừng lại ở việc so
sánh với hình ảnh, tác giả điểm xuyết vào khung nền hình ảnh đó tư thế “lồng lộn”, không gian
“rừng vầu tre nứa nổ lửa”, hành động “phá tuông”, “gầm thét”, “cháy bùng bùng”. Thế là thác
nước trở thành những đàn trâu mông nghe theo sự quản lý của Sông Đà, nó bổ trợ khí thế cho sự
cuồng dã nơi Sông Đà, nó nổi lên những gân máu hung bạo thông qua chuối hành động nghe đã
phải đôi phần khiếp đảm. Nhưng hạt nhân của tư duy ngôn ngữ ở phân đoạn này ấy là sự tương
hỗ giữa những phạm trù ngỡ chừng là đối lập: lấy lửa để tả nước, dùng rừng để tả sông, lấy hình
sắc để vẽ âm thanh. Những không gian hoàn toàn khác biệt, những tính chất hoàn toàn đối lập
nhưng nó vẫn được kết đan vào nhau đến độ nhuần nhụy không tưởng, điều đó không một cá
tính đơn thuần nào có thể làm được mà chỉ có một thứ bút lực đòi cầu sự bứt phá mới có thể làm
nên những điều toàn bích đến thế, bút lực của Nguyễn Tuân! Lắm khi đọc văn Nguyễn Tuân,
cảm tưởng cứ lấp lửng không rõ ràng, cứ phải rơi vào điểm giao của những bình diện mâu lập,
cứ phải lang bạt trong thứ trạng thái nửa vời nhưng nếu lắng đọng và cố dành tâm ý để thấu đạt
thì độc giả cảm thấy một thứ logic nội tại sẽ truyền vào noron mỹ học trong tâm thức, sẽ có một
độ khoan khoái dịu dàng ve vuốt nơi trái tim. Mà không ngoa nếu ta gọi ấy là thứ logic kết nối
những trạng thái biệt lập.

Thủ đoạn man dị nhất mà Sông Đà thực hiện phải kể đến những phân đoạn miêu tả về
cách thức nó bày thạch trận trên sông:

Câu văn: “Tới cái thác rồi” giống như một tiếng reo vui ngỡ ngàng thích thú. Sau đó Nguyễn
Tuân đã đồng thời tả cái đá nước thác trong hình ảnh: “sóng bọt đã trắng xóa cả một chân
trời”. Tính từ: “trắng xóa” được lặp lại gây ấn tượng về sóng về gió về bọt nước trào sôi mãnh
liệt gợi tả cả làn hơi, nước như mờ đi trên mặt sóng trên một diện rộng mênh mông của sông;
cùng với hình ảnh: “ chân trời đá” câu văn của Nguyễn Tuân đã làm hiện lên sự hùng vĩ tới
choáng ngợp của thác đá sông Đà ngay trong ấn tượng đầu tiên khi gặp mặt đá sông Đà. “...hình
như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có
chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm cả dậy để vồ lấy thuyền. Mặt
hòn đá nào trông cũng ngỗ ngược, hòn nào cũng nhăn nhúm méo mó hơn cả cái mặt nước
chỗ này... Nhưng hình như Sông Đà đã giao việc cho mỗi hòn. Mới thấy rằng đây là nó bày
thạch trận trên sông.” Thấu kính của người nghệ sĩ không bỏ lại đơn độc hiện vật nào trước
mắt mình, luôn có một chỗ đứng cho tạo vật trong cõi nghệ thuật, và Nguyễn Tuân đã làm xao
động đến từng chi tiết nhỏ, đến cả những hòn tưởng chừng là vô tri nhưng giờ đây, nó cũng hàm
chứa thứ xúc cảm riêng của chính mình. Sông Đà như một gã đàn anh của băng nhóm bạo lực
mà lũ đàn em không đâu khác chính là đám “đá tảng đá hòn” nhô lên giữa lòng sông. Lũ đá
học theo đàn anh của mình, cũng có thái độ “ngỗ ngược” và thứ sắc thái giang hồ “nhăn nhúm
méo mó”. Lưu lượng dành cho miêu tả không nhiều, gói gọn trong vài dòng văn nhưng dường
như dưới ngói bút Nguyễn Tuân, thế là đã đủ phô diễn sức sống - một sức sống rất đậm nét riêng
biệt - của thứ tạo vật nhỏ bẻ bên rìa tự nhiên nhưng đã được tâm hồn văn nhân đối đãi cho một số
phận hẳn hòi. Thế là thạch trận đã được hiện ra bằng ngôn từ, đã được biểu diễn trên trang văn
bằng những tình tiết sống động. Vị trí ngẫu nhiên của đá thoát vượt khỏi vỏ bọc vô tri đột khởi
trở thành hệ thống được bố trí bằng tư duy chiến lược của Sông Đà - tư duy của một quân sư
mang thù hằn, mối hận biên niên. Cách định danh mà Nguyễn Tuân sử dụng cho các cửa ải thạch
trận dường như cũng đã được mặc định rõ ràng, ông gọi những hàng phòng vệ, hàng tấn công ấy
là “trùng vây”. Lối dụng ngữ này vừa cổ điển vừa bao hàm sắc thái những hòn đá bố trí đứng
cạnh nhau, trùng trùng điệp điệp vây quấn lấy kẻ thù. Xuyên suốt trường đoạn miêu tả về các
“trùng vây” thạch trận, tác giả đã chuyển dịch tâm thế sang một phạm trù khác, không còn là một
đạo diễn trên lĩnh vực điện ảnh nữa mà đã linh hoạt trở thành võ sư với loạt các từ ngữ chuyên
ngành “cuộc giáp lá cà”, “đánh khuỷu quật vu hồi”; rồi là một nhà quân sự với “thuyền du
kích”, “boong-ke chìm, “pháo đài đá nổi”. Trận quyết đấu như một viên thạch anh rạng rỡ trong
địa hạt nghệ thuật được soi chiếu ở những giác độ đa dạng, khác biệt, đổi thay liên hồi. Tiến vào
cửa ải đầu tiên, những hòn đá đã thể hiện sự thâm độc với chiêu bài dụ dỗ đối phương vào sâu
bên trong. Nhưng địa bàn này đã trở thành một bố phòng quân sự chặt chẽ, Sông Đà như người
quân sư chỉ điểm tường tận những vị trí thiết yếu cho dàn hậu duệ của mình xếp sẵn đội hình,
chuẩn bị sức lực cho trận phách đả nộ khí xung thiên bất khả cưỡng. Và thế là ngay ở cửa đầu
“Hàng tiền vệ, có hai hòn canh một cửa đá trông như là sơ hở nhưng chính hai đứa giữ vai
trò dụ cái thuyền đối phương đi vào sâu nữa, vào tận tuyến giữa rồi nước sóng luồng với
đánh khuỷu quật vu hồi lại.” Nhưng mưu lược của gả quânsư đã trăm năm trường tồn trên lục
địa thì sao có thể trót sơ suất mà không dự trù những kế sách khác, nên nó phải cường hóa thêm
nữa, nó phải thâu tóm những ngã rẽ khả dĩ, phải bồi tụ cho sức chinh phạt của mình: “Nếu lọt
vào đây rồi mà cái thuyền du kích ấy vẫn chọc thủng được tuyến hai, thì nhiệm vụ của
những boong-ke chìm và pháo đài đá nổi ở tuyến ba phải đánh tan cái thuyền lọt lưới đá
tuyến trên, phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thuỷ thủ ngay ở chân thác”. Sự đa tài hơn cả
của Nguyễn Tuân là giác độ mang tính mạng lưới, những sự vật kết nối, tác động lẫn nhau, xuất
hiện với những vai trò riêng, độc đáo và cuốn hút như vốn dĩ sinh ra đã phải gắn với nhau mối
duyên hiện tồn. Cách thức mà chúng kết nối thành một khối đoàn kết tựa hồ như âm hưởng của
những cuộc chiến vang vọng từ ngàn xưa thời Xuân Thu Chiến Quốc. Các giác quan của văn
nhân đã trở thành tấm màng lọc, gạn đục khơi trong, thâu tóm những tinh hoa trong sự hiện diện
bình thường để mang nó trở thành khối tinh anh của nghệ thuật. Tiếng nước chảy rốc rách, qua
màng lọc ấy, bỗng dưng trở thành “nước thác reo hò làm thanh viện cho đá, những hòn bệ vệ
oai phong lẫm liệt”. Âm thanh cổ điển đã cọ sát với ngòi bút văn chương, hòa nhập với tư duy
người sáng tác để sinh tạo nên những miền ý niệm tinh khôi, cuốn hút và đầy sức ám gợi như
thế! Rồi ải thứ hai mở toang ra, Sông Đà “tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền
vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn”. Ở trùng vây thứ nhất khi nãy, Sông Đà
đã lệnh cho lũ đá phải tung đòn hiểm nghèo nhất - “bóp chặt lấy hạ bộ” của người lái đò, nên ở
cửa thứ hai này, chúng đã khấu hao đi chút nhiều sức lực, vì vậy, nó điều động binh đoàn đá tận
dụng địa hình để bố trí cửa tử nhiều hơn, nhưng không thể giữ lì ở thế bị động mãi như thế; do
đó, nó ngang tàn ra lệnh cho “Dòng nước hùm beo” phải tiến lên, “hồng hộc tế mạnh trên
sông đá”, và lệnh cho bè lũ tay sai không được dừng tạo ra thứ âm thanh thúc đốc tinh thần của
chiến sĩ. Tiếp tới là trùng vây thứ ba - trùng vây cuối cùng trước khi Sông Đà phảithực hiện cuộc
trùng sinh trở lại dáng vẻ khác đi nơi hạ nguồn sau đó, thế là tới đây, nó dần dà nhìn thấy cơ đồ
mình đang dần rơi vào vòng chiến bại, nó hối hã bố phòng “ít cửa hơn” nhưng “bên phải bên
trái đều là luồng chết cả”. Nó phải dùng đến con bài chiến lược của mình, những đám đá nhuệ
binh giữ hàng hậu vệ, kẹp lấy luồng sống duy nhất ở giữa canh phòng nghiêm ngặt không cho kẻ
thù vượt mặt. Và thế là sau ba trùng vây “thiên la não bạt” đấy, “sóng thác xèo xèo tan trong trí
nhớ”. Tiếng khèn đã vang và chung cuộc đã thấy rõ phần thắng phần bại. Sông Đà không đoái
vọng, không bất lực, không đổ ngã; vì nó còn chuẩn bị phô diễn những sắc thái khác của chính
mình ở vùng hạ lựu sông bên dưới…

Bút lực của Nguyễn Tuân đích thực đã hả hê vùng vẫy trong không gian của loại hình tùy bút.
Nhưng sự tự do đó bấu víu vào thứ hành lang được sắp xếp với một logic đặc thù, logic của trí
tuệ văn nhân. Ví nghệ thuật của đoạn trích như một tòa lâu đài, thì vẻ ngoại lịch thiệp và sang
trọng của nó được thiết dựng bằng loại hình tùy bút - thứ loại hình mà như đã giới thiệu, cho
phép nguồn tri năng sáng tạo của người viết tự do biểu đạt; tiến vào sâu hơn, những hành lang
hoa cương đầy thu hút, sáng bóng nhờ vào việc sử dụng các động từ tăng dần theo cường độ diễn
đạt, hệ thống các từ ngữ xếp lớp gối lên nhau đem lại độ bền vững cho câu văn. Bước vào sâu
bên trong tòa lâu đài nghệ thuật này, ta nghe âm điệu du dương của một loại nhạc nào đó, điều
này chắc hẳn có được từ lối hành văn giàu nhạc tính được khảm vào ngay trong những trường
đoạn miêu tả về sự hung bạo của Sông Đà, ngỡ sẽ bội phần thô ráp nhưng vẫn đượm chất thơ.
Nhìn bối cảnh không gian chung của toàn lâu đài, ta thấy các khối hình được đục đẽo đầy ngụ ý,
chúng không liên quan mật thiết nhưng bằng mối giao kết của Nguyễn Tuân mà chúng được tụ
hội về đây để kết giao thành một tuyệt phẩm - điều này có được bởi do nhà văn đã sử dụng các
mảng kiến thức liên chuyên ngành: bóng đá, võ thuật, quân sự, ... để đặc tả đối tượng.

B: Vẻ đẹp trữ tình


Cảm hứng lãng mạn luôn tạo ra ấn tượng mạnh bởi sự tương phản và chất vàng lãng mạn
trong tùy bút. Vẫn là dòng sông ấy nhưng khi vượt hết thác ghềnh xuôi về đồng bằng ngòi bút
của Nguyễn Tuân đã dẫn người đọc đến một dòng sông Đà êm đêm như một giấc mơ, dịu hiền
như một miền cổ tích.

Trước hết vẻ đẹp trữ tình của Đà giang được nhà văn cảm nhận ở dáng sông.

Mỗi nhà văn, nhà thơ khi viết về dòng sông xứ sở đều làm nên những vóc dáng riêng. Thế kỉ
thứ XV đứng trước núi Dục Thúy, Nguyễn Trãi từng thốt lên rằng:
“Bóng thác hình trâm ngọc

Gương soi áng tóc huyền”

Hay Hoàng Cầm có cái nhìn lãng mạn về dòng sông Đuông:

“Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiền trường kì”

Còn Nguyễn Bính lại

“Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga bên bờ”

Cũng như sự chuyển dòng êm ái của Đà giang ở khúc hạ lưu, những câu văn của Nguyễn Tuân
như giãn ra mềm mại uyển chuyển khi miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông. Vẻ đẹp ấy được tác
giả khám phá ở những điểm nhìn khác nhau, đã cho người đọc những trải nghiệm thú vị về một
dòng sông đa tính cách, đa diện mạo và khơi gợi thật nhiều cảm xúc. Ở góc nhìn từ trên tàu bay,
sông Đà hiện ra trước mắt du khách thật kiều diễm trong dáng hình của nó. Đó không phải là cái
dây thủng ngoằn ngoèo vắt qua các ghềnh thác như khúc đầu nguồn mà nó trở nên địu dàng,
quyến rũ như mái tóc bồng bềnh của một thiếu nữ vùng cao: “ Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài
như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa
ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi mèo đốt nương xuân”. Điệp từ “tuôn dài”
như mở ra trước mắt người đọc độ cao vô dài của dòng sông; mái tóc tóc của Đà giang như gối
dài đến vô tận trùng điệp giữa bạt ngàn màu xanh lặng lẽ của núi rừng. Phép so sánh: “như áng
tóc trữ tình” tạo cho người đọc một sự xuýt xoa trước vẻ đẹp diễm tuyệt của sông Đà, nó giống
như một kiệt tác của trời đất. Chữ: “áng” thường gắn với áng thơ, áng văn nay lại được họ
Nguyễn gắn với: “tóc” thành: “áng tóc trữ tình” nguyên cả câu văn ấy đã nói được chắt thơ, chất
lãng mạn trẻ trung của dòng sông. Hai chữ: “ẩn hiện” càng làm tăng sự bí ẩn trữ tình của dòng
sông, sắc đẹp diễm tuyệt của sông Đà, của người đàn bà kiều diễm còn được nhấn mạnh qua hai
động từ: “bung” và từ láy “cuồn cuộn” kết hợp với vẻ đẹp của hoa ban nở trắng rừng, hoa gạo nở
đỏ rực hai bên bờ sông làm người đọc liên tưởng mái tóc ấy như được trang điểm bởi mây trời
lại được cài thêm hoa ban hoa gạo và đẹp mơ mộng như sương khói mùa xuân, sự nhân cách hóa
đó làm sông Đà gợi cảm biết bao nhiêu.

Vẻ đẹp trữ tình của sông Đà còn được Nguyễn Tuân miêu tả qua sắc nước.

Câu văn: “Tôi đã nhìn say xưa làm mây mùa xuân bay trên sông Đà, tôi đã xuyên qua đám
mây mùa thu mà nhìn thấy dòng nước sông Đà” thể hiện sự say xưa và mê đắm của NT thật
bay bổng và lãng mạn. Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông Đã một nét đẹp riêng biệt.
Chính vẻ đẹp của mây trời đã tạo cho con sông Đà một vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Nếu như
HPNT đã nhìn con sông Hương có màu xanh thẵm và ánh nắng: “Sáng xanh, trưa vàng, chiều
tím” do sự phản quang của mây trời và đẹp như một đóa hoa phù dung thì NT lại phát hiện ra vẻ
đẹp của sắc nước sông Đà thay đổi theo mùa. “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích”, “xanh ngọc
bích” được hiểu là xanh trong, xanh sáng, xanh biếc đó là màu xanh của núi của da trời. XD và
HMT đã từng say đắm mà thốt lên rằng:

“Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá”

Và “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

Để tô đậm “dòng xanh ngọc bích” của Đà giang NT đã đặt nó bên cạnh “màu xanh canh hến của
sông Gâm, sông Lô” như một sự so sánh mà chất chứa trong đó là bao nhiêu cảm xúc của nhà
văn về cái đẹp. Đến mùa thu nước sông Đà lại: “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi rượu
bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Từ ngữ hình tượng
đã gợi tả dòng sông chảy nặng nề chậm dãi, sông Đã chuyển mình đi trở nặng phù sa bồi đắp cho
một vùng châu thổ. NT đã đứng trên lập trường của dân tộc để cảm nhận mùa nước sông Đà
chưa bao giờ có mùa đen: “Như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra đổ mực Tây mà gọi
bằng một cái tên Tây láo kếu rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ”.

Cùng với sự trong trẻo hồn nhiên của mặt nước lòng sông là cảnh đẹp thơ mộng yên bình ở
hai bên bờ.

Nhà thở tiếp tục đưa người đọc đến với dòng sông Đà thơ mộng: “Chuyến ấy ở rừng đi núi
cũng đã hơi lâu, đã thấy thèm chỗ thoáng. Mải bám gót anh liên lạc, quên đi mất là mình
sắp đổ ra Sông Đà”. Với tinh yêu thiên nhiên Tây Bắc, tác giả đã nhìn con sông như một cố
nhân. Hai chữ “cố nhân” là hình ảnh nhân hóa, nó giống như một người bạn cũ: gần yêu, xa nhớ,
bỗng dưng gặp lại mừng vui quấn quýt. Con sông thơ mộng với cái “Ánh nắng tháng ba đường
thi” nhà thơ đã đem đến cho dòng sông vẻ đẹp lãng mạn, huyền ảo hoa khói, sự trong sáng rực rỡ
của sắc xuân trong những câu thơ đầu nhớ nhung được coi là tuyệt bút của Lý Bạch “Yên hoa
tam nguyệt há dương châu” liên tưởng của nhà văn làm xao xuyến những linh hồn chưa hề nuối
tiếc, nhớ nhung với phạm vi thơ Đường để rồi xao xuyến ấy lan tỏa trên dòng sông. Đã yêu
thưowng sông Đà nên tác giả nhìn đâu cũng thấy lung linh tha thiết: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà.
Chuồn chuồn bươm bướm trên sông Đà.” Hai chữ “sông Đà” điệp lại ở cuối mỗi vế câu như
nhịp lên hồn say mê, phần khích như được nhân lên khoảng không gian bến bãi Đà giang. Không
gian của một miền hoang dại, mang hương đồng gió nội ấy như một phần thưởng ngọt ngào cho
những tay lái kiên cường vượt thác lũ. Không lãng mạn sao được khi cả dòng sông đã trở nên thơ
mộng trữ tình đến thế. Người lái đò không phải căng mắt, chắc tay trước những thủ đoạn nham
hiểm của Đà giang ở khúc thượng nguồn, mà lúc này, họ được thả hồn phiêu lưu êm ái cùng sự
yên ả của lòng sông. Cảnh đẹp dòng sông đã khiến lòng người mê đắm. Nguyễn Tuân đã không
ngần ngại nhận định bằng một câu văn gọn gàng, quả quyết: “Con sông Đà gợi cảm”, và nó gợi
cảm đến mức nhà văn phải thốt lên:“ Chao ôi! Trông thấy con sông, vui như thấy nắng giòn
tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.” Đã bao giờ dòng sông lại trở nên
gợi cảm cho con người đến thế. Đó không còn là cái cảm giác đắm say một thiên nhiên tươi đẹp
mà đó còn là niềm vui gặp gỡ để thỏa nỗi nhớ nhung, là cái cảm giác “đằm đầm ấm ấm” khi
đứng trước một cố nhân. Với những người đi từ rừng ra, sông Đà như một thế giới khác tươi đẹp
tràn đầy ánh sáng, xua tan cái âm u, lạnh lẽo chốn thâm sâu, đem đến những cảm xúc tích Bằng
cực. những so sánh liên tưởng thú vị, tác giả đã đem đến cho người đọc cái nhìn thật mới lạ về
một dòng sông xa xôi nơi thượng nguồn Tây Bắc.

Nhưng có lẽ trữ tình thi vị nhất của sông Đà là ở sắc thái lặng tờ, hoang dại của nó.

Nhà thơ mở đầu bằng một câu văn êm như ru: “Thuyền tôi trôi trên sông Đà”. Câu văn toàn
thanh bằng đã mở ra một thế giới lặng lẽ đầy thơ mộng của một chuyến đò đầy thơ mộng trôi từ
từ giữa đôi bờ. “Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê quãng sông
này cũng lặng tờ đến thế mà thôi.” Chữ “lặng tờ” thu ngắn lại cũng câu văn mang ý nghĩa khẳng
định: sông Đà không chỉ lặng tờ trong không gian mà còn có cái xa xăm, thăm thẳm trong thời
gian. Thời gian như ngừng trôi, không gian như ngưng đọng ru hồn người vào ảo giác, xung
quanh chỉ thấy một cảnh thăm thẳm sắc xuân: “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên
mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người, cỏ gianh đồi núi đang ra những
nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp có gianh đẫm sương đêm.” Sông Đà hay là bức
họa của người nghệ sĩ thiên tài. Từ điểm nhìn của một du khách, nhà thơ khắc họa vẻ đẹp đa
dạng nên thơ của dòng sông Đà, hiện lên hoang sơ nhưng không hoang vu, tất cả đều tràn ngập
sức sống. Non tơ tươi xanh, thanh tao, trẻ trung nó làm ta gợi nhớ đến câu thơ được coi là tuyệt
bút trong bài thơ “Vội vàng” của XD:

“Thuở ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây tuần tháng mật”

Đúng là hình ảnh dòng sông của một thi sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Lời văn khiến người đọc như
được sống lại trong không gian thơ, không gian thơ mộng. Nếu không phải là một người nghệ sĩ
tài hoa, không có một trái tim yêu thương mãnh liệt với giang sơn, tổ quốc thì NT không thể
khắc hoa một vùng không gian gấm vóc tuyệt đẹp như vậy. Bờ sông hoang dại: “như một bờ tình
sử”, nó như một miền cổ tích thuở xưa. Những so sánh lạ lẫm, chính xác, mà cũng thật của NT,
ông đã giới thiệu một đặc tính trìu tượng bằng một khái niệm trìu tượng hơn. Ông lấy không gian
để so sánh với thời gian, lấy hữu hình để so sánh với cái vô hình: “hoang dại hồn nhiên” là
những gì có thể cảm nhận được nhưng “bờ tiền sử, cổ tích tuổi xưa” đã cặp bờ siêu cảm giác,
sông Đà là cả một niềm thơ, một nỗi da diết muôn đời muôn thuở của con người, dưới ngòi bút
của NT những dòng thơ mang âm điệu nó vừa làm sống dậy vẻ đẹp đời sống hiện đại vừa đưa
người đọc vào miền kí ức xa xăm nay chỉ còn “vang bóng một thời”. Say đắm trong cái tĩnh
mịch của dòng sông nhà văn: “ thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến
xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu” Có lẽ đây là cách nói làm duyên
của Nguyễn Tuân vừa để tô đậm cái ấn tượng lặng lẽ của sông Đà vừa để gửi gắm sự đổi mới
của TB hoang dã trong không khí xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc trong những năm 1960.
“Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi không chớp
mắt lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vễnh tai, nhìn tôi không chóp mắt mà như hỏi tôi
bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: hỏi ông khách Sông Đà, có phải ông cũng vừa
nghe thấy một tiếng còi sương?” Các định từ “thơ ngộ, đầu nhung, cỏ sương” như một chiếc
đũa thần kỳ chạm đến đâu thì các sự vật như cựa quậy sống động có hồn. Cái hoang dại không
mất đi mà trái lại đem đến cho người đọc một vẻ đẹp tươi tắn tinh khiết văng vẳng trong không
gian yên tĩnh của đôi bờ sông Đà, tiếng còi sương ngân xa như mở ra một chân trời thơ bát ngát.
Cuộc đối thoại của ông khách với con vật lành đích thị là một bài thơ trữ tình, hươu hỏi người
hay người tự hỏi, như một giả định vừa thực vừa ảo. Chỉ một vài nét vẽ của NT về đàn hươu núi
đã gợi ra trước mắt người đọc vẻ đẹp hoang dại hồn nhiên của con sông, hình ảnh này làm ta gợi
nhớ tới những câu thơ của Lưu Trọng Lư:

“Con nai vàng ngơ ngác

Đạp trên lá vàng khô”

Hình ảnh “Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt song bung trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá
đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biển” là một câu văn có cả màu sắc, đường nét, âm
thanh đặc biệt là cách miêu tả của nhà văn vô cùng độc đáo: bút pháp nghệ thuật so sánh cùng
với bút pháp lấy động tả tĩnh đã gợi ra một không gian tĩnh mịch đến độ người ta có thể nghe
thấy tiếng cá vẫy đuôi làm đàn hươu giật mình và ông khách sông Đà cũng chợt giật mình tỉnh
mộng để quay trở về với thực tại. “Thuyền tôi trôi trên “Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh”
đến đây ta còn phát hiện ra một vẻ đẹp nữa của sông Đà đó là một vẻ đẹp tình tứ lãng mạn, vẻ
đẹp đầy bản sắc văn hóa bởi nó gắn liền với một câu thơ rất mực tài hoa của Tản Đà:

“Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”

Ta bắt gặp một giọng quen thuộc của nhà văn họ Nguyễn luôn nhìn sự vật ở phương diện lịch sử,
văn hóa, thẩm mỹ. Càng về xuôi sông Đà càng rộng thêm ra, mênh mông hơn, êm ả hơn. Nhìn
dòng sông chảy “lững lờ” nhà văn cảm thấy nó ” như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi
để lại trên thượng nguồn Tây Bắc”. Dòng sông vẫn lững lờ êm trôi “như đang lắng nghe
những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy
buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.” Câu
văn là cách nhận xét, cách tả, cách dùng từ rất đọc đáo của NT mỗi câu văn mỗi chữ như phả vào
linh hồn cảnh vật vào con đò, vào dòng sông. Những so sánh, ẩn dụ, nhân hóa trong đoạn văn
này cho thấy một tình yêu sông núi thiết tha, một cái nhìn đằm thắm đằm hậu, NT như đang mở
rộng lòng mình , tâm hồn mình mà “lắng nghe” mà nhớ thương những âm vang nhịp sống ấm
áp của cuộc đời ta cảm thấy có một dòng sông êm trôi lững lờ trong tâm hồn mình. Nhà văn NT
không chỉ đem đến cho chúng ta bao tao nhã mà còn để lại nhiều dư vị dư ba là như vậy.

Với sự phối hợp linh hoạt của các thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, lối hành văn
đầy biến hóa đọc đáo giàu sức gợi cùng với việc vận dụng thành công nhiều loại hình tri thức
nghệ thuật. NT đã xây dựng thành công hình tượng con sông Đà: hung bạo mà trữ tình. Nhà văn
đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của mình trong những trang văn tài hoa uyên bác trong việc
tô đậm những sắc thái phi thường tuyệt mĩ để dòng sông được soi chiếu từ nhiều góc độ, người
đọc nhận ra được một NT với tình yêu quê hương non sông đất nước nồng cháy.

KB: Từ lâu sông Đà đã đi vào văn chương nghệ thuật , đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác
cho các nhà văn nghệ sĩ thế nhưng chỉ dưới ngòi bút tài hoa uyên bác của NT vẻ đẹp hoang dại
mà thơ mộng, bí ẩn mà diễm lệ của dòng sông mới hiện ra, mới nổi hình nổi sắc có thần có hồn
và lay động người đọc. Khám phá vẻ đẹp của con sông Đà trong trang văn của NT ta mới thấm
thía hơn chân lý: TG không được tạo lập một lần mà mỗi lần người nghệ sĩ độc đáo xuất hiện là
một lần TG được tạo lập

You might also like