Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Từ bài toán giải tích đến biểu diễn tổng

lũy thừa theo đa thức đối xứng


Lê Phúc Lữ

Ngày 26 tháng 2 năm 2020

Trong bài tập Giải tích ôn thi VMO 2019, thầy Nguyễn Hoàng Vinh, trường THPT
Chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai có giới thiệu một bài toán như sau:
Bài toán mở đầu. Cho các số thực a1 , a2 , . . . , am thỏa mãn
1 2 2019 a1 a2 am
cos + cos + · · · + cos = cos + cos + · · · + cos
n n n n n n
với mọi n ∈ Z+ . Tính tổng T = a21 + a22 + · · · + a2m .
Đây là một bài liên quan đến ứng dụng giải tích có hình thức rất lạ, thú vị. Tại trường
Đông Bắc Trung Bộ ở chuyên ĐH Vinh 2019 vừa rồi, mình có giới thiệu lại bài này và
bạn Vũ Đức Vinh, THPT Chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đã giải như sau

Lời giải. Cho n → +∞, ta có ngay m = 2019. Xét biểu thức


k ak k + ak k − ak
cos − cos = −2 sin sin ,
n n 2n 2n
2019
sin k+a sin k−a
P
suy ra 2n
k
2n
k
= 0 nên
k=1
2019
X k + ak k − ak
4n2 sin sin = 0. (∗)
k=1
2n 2n
k + ak k − ak
sin sin
Chú ý rằng lim sin x
= 1 nên lim 2n 2n = 1 hay
x→0 x n→+∞ k 2 − a2k
4n2
k + ak k − ak
lim 4n2 sin sin = k 2 − a2k .
n→+∞ 2n 2n

1
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Trong (*), cho n → +∞, ta có ngay T = 12 + 22 + · · · + 20192 .


Lời giải trên đã xử lý trọn vẹn bài toán, và như tác giả bài toán cũng có phân tích, nếu
thay tổng bình phương bởi tổng lũy thừa bậc bốn, tức là yêu cầu tính

T = a41 + a42 + · · · + a4m


thì vẫn xử lý được, khi ta có khai triển Taylor của cos(x) là
+∞
x2 x4 x6 X x2k
cos x = 1 − + − + ··· = (−1)k .
2 24 720 k=0
(2k)!

Tuy nhiên, nếu dừng ở đó thì bài toán không còn thú vị nữa. Ở đợt ôn tập VMO vừa
rồi của đội tuyển TPHCM, bạn Bùi Khánh Vĩnh, THPT Chuyên Lê Hồng Phong có
đề xuất một phát triển mạnh hơn cho bài toán trên, tức là vẫn với giả thiết tương tự,
yêu cầu chứng minh rằng

{a21 , a22 , . . . , a2m } = {12 , 22 , . . . , 20192 }.


Một kết quả rất ấn tượng và xem như việc tính tổng các lũy thừa bậc chẵn ở trên chỉ
còn là hệ quả. Tuy nhiên, đây là một bài khó và để xử lý triệt để, ta cần có bổ đề sau:
Bổ đề 1. Cho hai bộ n số thực (a1 , a2 , . . . , an ) và (b1 , b2 , . . . , bn ) với giả sử rằng
n
X n
X
aki = bki đúng với mọi k = 1, 2, . . . , n
i=1 i=1

(tức là tổng lũy thừa bậc k của chúng trùng nhau) thì khi đó hai bộ số trên trùng nhau.

Ý tưởng xử lý. Thật vậy, xét hai đa thức


Y Y
P (x) = (x − ai ) và Q(x) = (x − bi ).
1≤i≤n 1≤i≤n

n
aki là có chứa các biểu thức đối xứng có dạng
P
Ta biết rằng
i=1
X Y
ai
|A|=k,A⊂{1,2,...,n} i∈A

nên khi cho k chạy từ 1 → n, thì ta thu được hệ số của P (x), Q(x) trùng nhau, dẫn
đến bộ nghiệm cũng trùng nhau.

2
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Trở lại bài toán, chọn n = 2019!m với m là số nguyên dương nào đó, đẳng thức đã nêu
có dạng
2019
X 2019
X
cos(kam ) = cos(kbm )
m=1 m=1

với mọi n ∈ Z+ . (*)


2019
P 2019
P
Cho k = 1, ta có cos(am ) = cos(bm ). Cho k = 2, ta có
m=1 m=1

2019
X 2019
X 2019
X 2019
X
2
cos(2am ) = cos(2bm ) → cos am = cos2 bm .
m=1 m=1 m=1 m=1

Cứ thế, theo đa thức Chebyshev cho công thức khai triển cos(kam ), ta có được điều
kiện (*) đúng với 1 ≤ k ≤ 2019. Áp dụng bổ đề, ta có

{cos a1 , cos a2 , . . . , cos a2019 } = {cos b1 , cos b2 , . . . , cos b2019 }.

Cho m ở trên đủ lớn, ta thấy các góc này sẽ thuộc vào một miền − π2 ; π2 và có cos


bằng nhau nên chúng sẽ bằng nhau hoặc đối nhau, ta có đpcm.

Ý tưởng của lời giải ở trên khá chuẩn, nhưng thực ra việc chứng minh của bổ đề là
chưa rõ ràng (dù kiểm tra trực tiếp thấy khá đúng). Ta xét bổ đề mạnh hơn như sau,
và lời giải chi tiết của bạn Trương Tuấn Nghĩa, chuyên KHTN Hà Nội giới thiệu. Bổ
đề này trong một số tài liệu còn được gọi là nội suy Newton.
n
aki . Giả sử rằng
P
Bổ đề 2. Xét bộ số thực a1 , a2 , . . . , an bất kỳ và đặt Sk =
i=1

(x − a1 )(x − a2 ) · · · (x − an ) = xn + A1 xn−1 + A2 xn−2 + · · · + An .

Khi đó, ta có
Sk + A1 Sk−1 + A2 Sk−2 + · · · + Ak−1 S1 + kAk = 0
với mọi k = 1, 2, . . . , n.
Chứng minh. Theo định lý Viete thì A` = (−1)`
P Q
ai . Ta quy nạp theo
L⊂{1,2,...,n},|L|=` i∈L
từng bước.
Bước 1. Tính X X  X  X
aki − ai ak−1
i = − ai1 ak−1
i2
∀i1 6=i2

3
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

nên X
Sk + a1 Sk−1 = − ai1 aik−1
2
.
∀i1 6=i2

Bước 1. Tính tiếp


!
X X  X  X X  X
aki − ai ak−1
i + ai aj ak−2
i = (−1)2 ai1 ai2 ak−2
i3
i6=j ∀i1 ,i2 ,i3 phân biệt

nên X
Sk + A1 Sk−1 + A2 Sk−2 = (−1)2 ai1 ai2 ak−2
i3 .
∀i1 ,i2 ,i3 phân biệt
`P
Giả sử ở bước thứ `, tổng vế phải là (−1) ai1 ai2 . . . ai` aik−`
`+1
thì bước tiếp theo sẽ là

X X  X Y
` `+1
= (−1) ai1 ai2 . . . ai` ak−`
i`+1 + (−1) ak−`−1
i ai
L∈{1,2,...,n},|L|=`+1 i∈L
X
= (−1)`+1 ai1 ai2 . . . ai`+1 ak−`−1
i`+2

Thực hiện tiếp tục như thế cho đến khi ` = k thì vế phải sẽ là
X
(−1)k ai1 ai2 . . . aik a0ik+1 = kAk

nên ta có ngay đpcm.


Như thế, qua chứng minh này thì ta thấy Bổ đề 1 chỉ là một hệ quả của Bổ đề 2.
Bài toán mở rộng của bài ban đầu được giải quyết hoàn toàn.
Dưới đây, ta xét tiếp một bài toán trong đề Olympic GGTH 2018 do bạn Phạm Tiến
Kha (GV ĐHSP TPHCM) đề nghị, bản chất chính là Bổ đề 1 ở trên. Bạn đọc có thể
xem thêm lời giải khác của bạn Nguyễn Hà An, THPT chuyên ĐHSP Hà Nội trên
VMF tại mục [1].
Olympic GGTH 2018. Cho n, k là các số nguyên dương. Giả sử rằng tồn tại các bộ
số nguyên A = (a1 , a2 , . . . , an ) và B = (b1 , b2 , . . . , bn ) không trùng nhau sao cho

ai1 + ai2 + . . . + ain = bi1 + bi2 + . . . . + bin

với mọi số nguyên dương i ∈ n.

4
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

a) Với n = 3, k = 2, hãy tìm một cặp (A, B) thoả mãn điều kiện đề bài.

b) Chứng minh rằng n ≥ k + 1.

Tiếp theo, ta xét một bài toán khó hơn trong đề thi của Trung Quốc.
Đề China TST 2010. Cho hai bộ số thực A = {a1 , a2 , . . . , a2010 } và B = {b1 , b2 , . . . , b2010 }
thỏa mãn X X
(ai + aj )n = (bi + bj )n
1≤i<j≤2010 1≤i<j≤2010

với mọi n = 1, 2, . . . , 2010. Chứng minh rằng A = B.


2010 2010
aki , Rk = bki . Ta sẽ chứng minh rằng Sk = Rk với mọi
P P
Lời giải. Đặt Sk =
i=1 i=1
k = 1, 2, . . . , 2010. (∗).
Đầu tiên, trong giả thiết thay n = 1 thì có ngay S1 = R1 . Tiếp theo, bằng các biến đổi
thích hợp (và cũng khá dài), ta cũng có
k−1
X k1X i
(ai + aj ) = Ck Sk−i Si + (2010 − 2k−1 )Sk .
1≤i<j≤2010
2 i=1

Từ đẳng thức này, theo giả thiết quy nạp, ta dễ dàng thu được khẳng định (∗). Đến
đây, áp dụng Bổ đề 2 đã nêu, ta có đpcm.
Cuối cùng, ta xét hai bài toán sau đây cũng liên quan đến tổng lũy thừa và các đa thức
đối xứng.
PTNK TST 2011. Với mọi số nguyên dương n, đặt Sn = xn + y n + z n . Ta đã biết
rằng Sn = Pn (s, t, p) với s = x + y + z, t = xy + yz + zx, p = xyz. Hãy tính tổng các hệ
số của các đơn thức chứa p trong P2011 (s, t, p).
Lời giải. Theo định lý Viete thì x, y, z là nghiệm của phương trình

a3 − sa2 + ta − p = 0.

Để tính tổng hệ số của tất cả các đơn thức trong P2011 , ta xét P2011 (1, 1, 1). Tương tự,
tổng các hệ số của các đơn thức không chứa p trong P2011 là P2011 (1, 1, 0). Do đó, ta
cần tính
M = P2011 (1, 1, 1) − P2011 (1, 1, 0).

5
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Xét phương trình a3 − a2 + a − 1 = 0 có ba nghiệm là a = 1, a = i và a = −i. Vì


P2011 (s, t, p) = xn + y n + z n nên ta có

P (1, 1, 1) = 12011 + i2011 + (−i)2011 = 1.



Tiếp tục xét a3 − a2 + a = 0 có ba nghiệm là a = 0, a = 1±i2 3 . Áp dụng công thức
Moivre của lũy thừa số phức, ta tính được
√ !2011 √ !2011
2011 1+i 3 1−i 3
P (1, 1, 0) = 0 + +
2 2
 2011
 π π 2011 2π 2π
= cos + i sin − cos + i sin
3 3 3 3
   
2011π 2011π 4022π 4022π
= cos + i sin − cos + i sin = 1.
3 3 3 3

Vì thế nên M = 0.
Mở rộng VMO 2009. Cho n số thực phân biệt a1 , a2 , . . . , an thỏa mãn điều kiện
P n k ∗
i=1 ai , ∀k ∈ N đều là số nguyên. Chứng minh rằng tồn tại các số nguyên d1 , d2 , . . . , dn
sao cho n số thực trên là nghiệm của phương trình
n
X
n
x + di xn−i = 0.
i=1

Tóm tắt lời giải. Đặt Sk = ni=1 aki và Ak = I⊂{1,...,n},|I|=k i∈I ai . Khi đó, theo bổ
P P Q

đề 2 thì dễ thấy rằng k!Ak ∈ Z.


Cũng từ Bổ đề 2, ta thấy rằng nếu p là số nguyên tố và Sk chia hết cho p với mọi
k ≥ 2 thì cũng có S1 chia hết cho p. Tổng quát hơn, ta có kết quả sau:
Nhận xét.Nếu m > 1 là một số nguyên bất kỳ sao cho Sk chia hết cho mk−1 với mọi
k ≥ 2 thì ta cũng có S1 chia hết cho m.
Trở lại bài toán,
Rõ ràng theo định lý Viete, ta chỉ cần chứng minh rằng Ak ∈ Z.
Đặt các thừa số trong Cnk thừa số của Ak lần lượt là b1 , . . . , bm với Cnk = m. (các thừa
số lấy theo định nghĩa của Ak ). Theo giả thiết của đề bài thì
n
X
(aj1 )h ∈ Z, ∀h, j ∈ N∗ .
i=1

6
Group "Hướng tới Olympic Toán VN"

Pm j
Suy ra k! i=1 bi ∈ Z, ∀j ∈ N∗ . Lại đặt bi = k!b0i thì từ kết quả trên, ta có
m
X
(k!) j−1
| b0ji , ∀j ∈ N∗ .
i=1

Cuối cùng, áp dụng nhận xét trên, ta thu được


m
X m
X
k! | b0i nên Ak = bi ∈ Z.
i=1 i=1

Bài toán được giải quyết hoàn toàn.


Nhận xét. Lời giải trên có tận dụng lại kết quả của Bổ đề 2 nên nhẹ nhàng hơn,
chứng minh gốc khá phức tạp, có dùng đến số phức. Bạn đọc xem chi tiết hơn tại [3].
Trong trường hợp n = 3, ta sẽ có bài 4 đề VMO 2009 và năm đó chỉ cần ai giải được
bài này thì hầu như có giải nhì. Đáp án của đề thi năm đó cũng thực hiện khá thủ
công khi tính một số trường hợp đặc biệt và hoàn toàn không có tính tổng quát. Tác
giả của bài tổng quát trên là bạn Nguyễn Đình Toàn, hiện đang là SV của École
Polytechnique, Pháp và nhiều năm là HLV của chương trình Gặp gỡ Toán học.
Điều thú vị hơn, tất cả phát biểu và chứng minh ở trên được bạn Toàn thực hiện khi
mới chỉ là học sinh lớp 9.

Tài liệu tham khảo.


1. Đề thi Olympic Gặp gỡ Toán học 2018
https://diendantoanhoc.net/topic/183633-%C4%91%E1%BB%81-thi-olympic-g%
E1%BA%B7p-g%E1%BB%a_1-to%C3%a_1n-h%E1%BB%8Dc-n%C4%83m-2018/

2. Lê Phúc Lữ, Bài giảng đại số - giải tích, trường Đông chuyên ĐH Vinh 2020.

3. Tổng quát bài 4 thi Quốc Gia năm nay (2009)


http://mathscope.org/showthread.php?t=8113

4. Bin Xiong, Lee Peng Yee, Mathematical Olympiad in China 2011-2014: Problems
and Solution, 2014.

You might also like