Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 60

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------------o0o---------------

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

ĐỀ TÀI

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT VỐN


ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TP HỒ CHÍ MÌNH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ


GVHD : PGS TS.PHẠM XUÂN GIANG
LỚP : CHQT9B
NHÓM : 02
HVTH : VŨ MINH ĐỨC - 19630761
BÙI ĐỨC TOÀN - 19630081
PHẠM TRẦN THIÊN QUỐC - 19630221

TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2020

i
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

Nội dung công việc Người thực hiện

Chương 1: Toàn + Đức

Chương 2: Quốc + Toàn

Chương 3 Đức + Quốc

Bài tập:
4+5 Toàn
6+16 Quốc
17 + 21 Đức

Tổng hợp Word Quốc + Toàn


Làm Powerpoint Quốc + Đức
Tài liệu tham khảo Toàn + Đức
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1

1.Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 1

2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 1


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 2

4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................................ 2

5. Kết cấu của bài tiểu luận ................................................................................................ 2

PHẦN LÝ THUYẾT .............................................................................................................. 4

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ............... 4

1.1. khái niệm .......................................................................................................................... 4


1.1.1. Đầu tư...................................................................................................................... 4

1.1.2. Đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI) ....................................................................... 4

1.1.3. Thu hút vốn đầu tư ................................................................................................ 4

1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài ................................................................. 5

1.2.1. Là hình thức đầu tư từ nước ngoài ...................................................................... 5

1.2.2. Là hình thức đầu tư tư nhân................................................................................. 5


1.2.3. Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình sản xuất- kinh doanh................. 5

1.2.4. Thường đi kèm với chuyển giao công nghệ ......................................................... 6

1.3. Các loại hình thu hút vốn đầu tư ................................................................................ 6

1.3.1. Doanh nghiệp liên doanh....................................................................................... 6

1.3.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ................................................................... 6

1.3.3. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh .......................... 7
1.3.4. Đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT, BTO và BT ......................................... 7

1.3.5. Đầu tư thông qua hình thức công ty mẹ và con (holding company) ................. 8

1.3.6. Hình thức công ty cổ phần .................................................................................... 8


1.3.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài............................................................. 8

1.3.8. Hình thức mua lại và sáp nhập ............................................................................. 8

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN FDI
VÀO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .................................................................................. 10

2.1. Tổng quan về kinh tế tp Hồ Chí Minh ..................................................................... 10

2.1.1. Công nghiệp ........................................................................................................... 10

2.1.2. Vốn đầu tư............................................................................................................. 14

2.1.3. Tài chính ............................................................................................................... 17

2.1.4. Ngân hàng ............................................................................................................. 19

2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại tp Hồ Chí Minh ....................................... 20

2.2.1. Quy mô và nhịp độ thu hút FDI ......................................................................... 20

2.2.2. Cơ cấu ngành đầu tư ........................................................................................... 24


2.2.3. Loại hình và đối tác đầu tư ................................................................................. 25

2.2.4. Một số dự án FDI tiêu biểu trên địa bàn thành phố ......................................... 27

2.3. Tác động của FDI đối với tp Hồ Chí Minh .............................................................. 27

2.3.1. Tác động tích cực ................................................................................................. 27

2.3.2. Tác động tiêu cực ................................................................................................. 30

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI. ................................................................... 32

3.1. Cải thiện môi trường đầu tư ..................................................................................... 32

3.2. Đất đai ......................................................................................................................... 32

3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ....................................................................... 32

3.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng : Mấu chốt để thu hút đầu tư ............................................ 32

3.5. Nỗ lực trong cải cách hành chính : đơn giản hóa thủ tục hành chính .................. 33

3.6. Một số cải cách khác: ................................................................................................. 33


KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 36

PHẦN BÀI TẬP .................................................................................................................... 37

Câu 4 ................................................................................................................................... 37

Nội dung bài tập ............................................................................................................. 37

Bài giải ............................................................................................................................ 37

Câu 5 ................................................................................................................................... 38

Nội dung bài tập ............................................................................................................. 38

Bài giải ............................................................................................................................ 38

Câu 6 ................................................................................................................................... 40

Nội dung bài tập ............................................................................................................. 40

Bài giải ............................................................................................................................ 40


Câu 16 ................................................................................................................................. 41

Nội dung bài tập ............................................................................................................. 41

Bài giải ............................................................................................................................ 41

Câu 17 ................................................................................................................................. 46

Nội dung bài tập ............................................................................................................. 46

Bài giải ............................................................................................................................ 46

Câu 21 ................................................................................................................................. 47

Nội dung bài tập ............................................................................................................. 47

Bài giải ............................................................................................................................ 48


DANH MỤC VIẾT TẮT

DN : Doanh nghiệp

DNLD : Doanh nghiệp liên doanh

DNSX : Doanh nghiệp sản xuất

DNVN : Doanh nghiệp Việt Nam

ĐTNN : Đầu tư nước ngoài


FDI (Foreign Direct Investment) : Đầu tư trực tiếp nước ngoài

KCN & KCX : Khu công nghiệp & Khu chế xuất

TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh

WB (World Bank) : Ngân hàng thế giới


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Đồ thị chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

Hình 2: Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu tháng 5/2020 so với cùng kỳ

Hình 3: Chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng điểm tháng 5 năm 2020

Hình 4: Chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành truyền thống

Bảng 2: Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương

Bảng 3: Thu ngân sách trên địa bàn

Bảng 4: Chi ngân sách địa phương

Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2020

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Số lượng dự án FDI được cấp phép các tháng đầu năm 2020

Biểu đồ 2: Vốn bình quân của các dự án FDI tại TP.HCM giai đoạn 5 Tháng đầu năm 2020
LỜI MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài


Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investment) là một bộ phận rất quan
trọng trong tổng nguồn vốn đầu tư, được đánh giá là “chiếc chìa khóa vàng”, là một đòn bẩy
để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế địa phương, kinh tế đất nước và góp phần đưa đất
nước hội nhập sâu rộng với thế giới. Địa phương tiếp nhận đầu tư không những được cung
cấp về vốn mà còn được tiếp nhận công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Vì
vậy, thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành vấn đề
quan trọng đối với nhiều địa phương, nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang
phát triển.

Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) là đầu tàu kinh tế của vùng Kinh tế Trọng điểm
phía Nam cũng như của cả nước, cũng chính là địa phương thu hút được nguồn vốn FDI lớn
nhất cả nước trong thời gian qua. Để đạt được điều này bên cạnh những lợi thế sẵn có về địa
lý – kinh tế - xã hội, TP HCM đã phải có những chính sách, biện pháp nhằm cải thiện môi
trường đầu tư, làm tăng tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy đã đạt được
một số thành tựu đáng khích lệ như tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ hiện đại, giá trị cao, gia tăng xuất khẩu, tiếp thu
công nghệ tiên tiến... nhưng cũng giống như những địa phương khác trong cả nước hay như
các thành phố đang phát triển khác trên thế giới, TP HCM cũng không tránh khỏi những khó
khăn, trở ngại khi tiếp cận, sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả để phát triển kinh tế.

TP HCM lại là địa phương đi đầu, dẫn đường cho các địa phương khác trong việc thu
hút và sử dụng nguồn vốn này. Những bước đi của thành phố sẽ đóng vai trò gợi mở cho các
địa phương khác, những kết quả thu hút và sử dụng đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành
phố từ những thành công đến những điểm còn chưa làm được thực sự đã, đang và sẽ để lại
những bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương trong cả nước. Do đó nghiên cứu và
học hỏi kinh nghiệm TP HCM để áp dụng sang các tỉnh thành khác là việc làm cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Bài tiểu luận xin được làm rõ một số nội dung sau:

* Làm rõ được những vấn đề khái quát liên quan đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1
* Thực trạng nền kinh tế của TP HCM sau đại dịch Covid-19 cũng như tình hình thu hút FDI
của địa phương này và các kết quả đạt được. Từ đó đánh giá những tác động tích cực, tiêu
cực của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển của TP HCM.

* Những bài học kinh nghiệm quý báu về việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI
của TP HCM dành cho các tỉnh thành khác trong cả nước.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Bài tiểu luận nghiên cứu một số vấn đề tổng quan về tình hình kinh tế của TP HCM;
Các chính sách, biện pháp nhằm thu hút đầu tư trực tiếp của thành phố; Tình hình thực tiễn
trong việc thu hút FDI, kết quả và những tác động của FDI đối với kinh tế thành phố.

Tuy nhiên bài tiểu luận không thể nghiên cứu sâu toàn bộ nền kinh tế của TP HCM
mà chỉ đề cập đến thực trạng thu hút, sử dụng FDI và những tác động của nó đến kinh tế - xã
hội của địa phương này trong giai đoạn 5 tháng đầu năm 2020 một cách tổng quát.

4. Phương pháp nghiên cứu


Ngoài việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản như duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử, bài tiểu luận còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, để
phân tích các kết quả nghiên cứu, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn và đi từ tư duy trừu tượng
đến thực tiễn khách quan.

Ngoài ra bài tiểu luận còn sử dụng bảng biểu, hình vẽ để mô phỏng xu hướng biến đổi
của các đối tượng và hiện tượng.

5. Kết cấu của bài tiểu luận


Bài tiểu luận được chia làm 3 phần: phần lời mở đầu, phần kết luận và 3 chương, trong đó:

Chương I: Tổng quan vê vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.

ChươngII: Thực trạng và phân tích hiệu quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Thành phố Hồ Chí Minh.

Chương III: Giải pháp khắc phục hạn chế để tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài.

2
Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng do những hạn chế về kiến thức, thời gian và nguồn
tài liệu có hạn nên bài tiểu luận không thể tránh khỏi một số sai sót, hạn chế nhất định. Rất
mong nhận được sự góp ý của thầy về những vấn đề đặt ra trong bài tiểu luận.

3
PHẦN LÝ THUYẾT
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. khái niệm
1.1.1. Đầu tư
Cho đến nay, các nhà làm luật trên thế giới vẫn chưa tìm ra một định nghĩa chính xác,
thống nhất về thuật ngữ “đầu tư” nên định nghĩa cụ thể về thuật ngữ này trong pháp luật của
từng nước là không giống nhau.

Tuy nhiên có thể hiểu đầu tư là việc một tổ chức, cá nhân bỏ vốn của mình ra kinh
doanh nhằm một mục đích cụ thể. Mục đích đó có thể là lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.

Dựa vào nguồn gốc của chủ đầu tư, người ta chia thành đầu tư trong nước và đầu tư
nước ngoài. Dựa vào mục đích và cách thức tham gia vốn góp mà người ta chia thành đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp.

1.1.2. Đầu tư trục tiếp nước ngoài (FDI)


Pháp luật Việt nam qui định :

“Đầu tư trong nước” là việc sử dụng vốn (bằng tiền Việt nam, tiền nước ngoài ; Vàng,
chứng khoáng chuyển nhượng được ; Nhà xưởng, công trình xây dựng, thiết bị máy móc,
các phương tiện sản xuất, kinh doanh khác ; Giá trị quyền sử dụng đất theo qui định của
pháp luật về đất đai ; Giá trị quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ ;
các tài sản hợp pháp khác) để sản xuất, kinh doanh tại Việt nam của Nhà đầu tư là : tổ chức,
cá nhân Việt nam ; người Việt nam định cư ở nước ngoài ; người nước ngoài thường trú ở
Việt nam.”

Vậy nên chủ thể trực tiếp kinh doanh là các tổ chức, cá nhân trong nước.

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Foreign Diriect Investment” là việc nhà đầu tư nước
ngoài đưa vào Việt nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào (bao gồm : tiền nước ngoài,
tiền Việt nam có nguồn gốc từ đầu tư tại Việt nam ; Thiết bị, máy móc, nhà xưởng, công
trình xây dựng khác ; Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công
nghệ, dịch vụ kỹ thuật) để tiến hành các hoạt động đầu tư theo qui định của Luật này.”

1.1.3. Thu hút vốn đầu tư


Thu hút vốn đầu tư là những hoạt động, những chính sách của chính quyền, công
động doanh nghiệp và dân cư để nhằm quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu
4
tư bỏ vốn thực hiện mục đích đầu tư phát triển. Thực chất thu hút vốn đầu tư là làm gia tăng
sự chú ý, quan tâm của các nhà đầu tư để từ đó dịch chuyển dòng vốn đầu tư vào địa phương
hoặc ngành.

1.2. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài


1.2.1. Là hình thức đầu tư từ nước ngoài
Theo định nghĩa đã nêu ở trên thì nguồn vốn được đưa vào sản xuất kinh doanh bằng
việc chuyển dịch qua biên giới lãnh thổ một quốc gia. Sự chuyển dịch này có thể là hữu hình
(vận chuyển máy móc, thiết bị hoặc những vật chất cụ thể qua biên giới quốc gia) hoặc vô
hình (mang những bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghê, tiền ... vào lãnh thổ một quốc gia
khác) nhưng bắt buộc phải được thực hiện.

1.2.2. Là hình thức đầu tư tư nhân


Cũng theo định nghĩa đã nêu thì để trở thành đối tượng của các chính sách thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, nhà đầu tư phải thoả mãn hai điều kiện cơ bản đó là có quốc tịch
nước ngoài và thực hiện hoạt động đầu tư vào một quốc gia không cùng quốc tịch với mình
nhằm mục đích thu lợi nhuận trực tiếp từ hành đầu tư đó. Vì có mục đích thu lợi nhuận nên
hoạt động đầu tư thường được thực hiện bởi những con người cụ thể nhằm thu lợi nhuận cho
một cá nhân cụ thể.

Nói đầu tư trực tiếp nước ngoài ở đây là nhằm phân biệt với đầu tư gián tiếp nước
ngoài. Xét về khái niệm cơ bản thì hai loại hình đầu tư này không khác biệt nhau nhưng
trong thực tế áp dụng thì FII thường mang nhiều màu sắc chính trị - xã hội hơn là mục đích
kinh tế đơn thuần và thường được thực hiện bởi một tổ chức (đa quốc gia hoặc phi chính
phủ) nào đó.

1.2.3. Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình sản xuất- kinh doanh
Bên nước ngoài trực tiếp tham gia quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, nên họ
trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra các quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư. Vì vậy
mức độ khả thi của công cuộc đầu tư khá cao, đặc biệt trong việc tiếp cận thị trường quốc tế
để mở rộng thị trường.

Các chủ đầu tư trực tiếp tham gia quản lý, điều hành quá trình sử dụng vốn và chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động vốn của mình tuỳ theo mức độ góp vốn. Các chủ đầu tư
nước ngoài phải góp một số vốn tối thiểu vào vốn pháp định của dự án đầu tư trực tiếp nước
5
ngoài tuỳ theo luật của từng nước (chẳng hạn, Mỹ qui định là 10%, một số nước khác là 20%
hoặc 25%, các nước kinh tế thị trường phương Tây qui định lượng vốn này phải chiếm trên
10%. Theo Điều 8 của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12/11/1996 thì phần góp
vốn của Bên nước ngoài hoặc các Bên nước ngoài vào vốn pháp định của doanh nghiệp liên
doanh không dưới 30% vốn pháp định trừ trường hợp do Chính phủ qui định

1.2.4. Thường đi kèm với chuyển giao công nghệ


Quyền sở hữu và sự khác nhau về các yếu tố sản xuất, vị trí địa lý, tài nguyên thiên
nhiên và trình độ phát triển không đồng đều về lực lượng sản xuất… đã thúc đẩy sự trao đổi
và phân công lao động quốc tế dựa trên lợi thế so sánh giữa các quốc gia, đồng thời cùng với
sự khác nhau giữa nhu cầu và khả năng tích luỹ về vốn ở các nước đã làm gia tăng nhu cầu
đầu tư ra nước ngoài để xâm nhập, chiếm lĩnh thị trường và tìm kiếm lợi nhuận…

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào thị trường quốc gia khác nhằm thu lợi nhuận nhưng
đồng thời chính hoạt động đầu tư đó cũng mang lại những lợi ích về kinh tế cho nước tiếp
nhận đầu tư cho nên có thể nói đây là sự hợp tác mà cả hai bên tham gia đều cùng có lợi, vấn
đề là đi tìm sự “cân bằng” về lợi ích.

1.3. Các loại hình thu hút vốn đầu tư


1.3.1. Doanh nghiệp liên doanh
Nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng với nhà đầu tư trong nước góp vốn thành lâp nên một
công ty mới hoạt động trên lãnh thổ nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật của nước sở tại.
Liên doanh có thể bao gồm nhiều nhà đầu tư nước ngoài với nhiều nhà đầu tư trong nước.
Đây là phương thức phổ biến nhất ở Việt nam trong thời gian qua nhưng cũng từ thực tế đã
trải nghiệp cho thấy sự hợp tác này không phải lúc nào cũng suôn sẻ và thường thì phía đối
tác Việt nam do quản lý kém nên dần mất quyền kiểm soát vào tay đối tác nước ngoài.

1.3.2. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài


Theo đó nhà đầu tư nước ngoài phải tự bỏ vốn ra, vận hành kinh doanh trên lãnh thổ
nước tiếp nhận đầu tư, theo pháp luật của nước sở tại. Phương thức này đòi hỏi nhà đầu tư
nước ngoài phải phải có những hiểu biết cụ thể về các yếu tố cơ bản như chính trị, pháp lý,
văn hoá, xã hội ... của quốc gia tiếp nhận đầu tư. Trong xã hội hiện đại thì vấn đề này không
hoàn toàn là trở ngại cho các nhà đầu tư.

6
1.3.3. Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký kết giữa hai bên
hoặc nhiều bên (gọi tắt là các bên hợp doanh) nhằm hợp tác kinh doanh trong đó quy định
quyền lợi trách nhiệm và phân chia kêt quả kinh doanh (phân chia lợi nhuận, sản phẩm) cho
mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mới.

Về mặt pháp lý, hợp doanh là một thực thể kinh doanh hoạt động theo pháp luật của
nước sở tại, chịu sự điều chỉnh của nước sở tại. Về mặt kinh doanh, các bên thực hiện hoạt
động kinh doanh trên cơ sở ký kết một hợp đồng hợp tác mà không hình thành một pháp
nhân mới. Kết quả kinh doanh được phân chia theo tỉ lệ góp vốn hoặc theo thỏa thuận của
các bên. Nghĩa vụ tài chính đối với nước sở tại được các bên hợp doanh thực hiện một cách
riêng lẻ.

1.3.4. Đầu tư nước ngoài theo hợp đồng BOT, BTO và BT


BTO (Build Transfer Operate) : theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ xây dựng sau đó
chuyển giao quyền sơ hữu công trình đó cho Chính phủ nước sở tại. Chính phủ nước sở tại
sẽ dành cho nhà đầu tư quyền tổ chức kinh doanh từ công trình đó trong một khoảng thời
gian xác định trước để nhà đầu tư nước ngoài có thể thu hồi lại vốn đầu tư cùng một tỷ lệ lợi
nhuận hợp lý.

BOT (Build Operate Transfer) : theo đó nhà đầu tư nước ngoài xây dựng, tổ chức vận
hành trong một khoảng thời gian nhất định sau đó chuyển giao lại cho Chính phủ nước sở tại
quản lý tiếp. Thường thì

Thời gian vận hành của nhà đầu tư được tính sao cho họ vừa đủ thu hồi vốn đầu tư và
một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý từ vụ đầu tư đó nên khi chuyển giao lại cho Chính quyền địa
phương thì doanh nghiệp đó đã hết khấu hao rồi.

BT (Build Transfer) : theo đó nhà đầu nước ngoài xây dựng sau đó chuyển giao
quyền sở hữu công trình đó cho Chính phủ nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ tạo điều
kiền cho nhà đầu tư đó được thực hiện những dự án đầu tư khác nhằm thu hồi lại vốn đầu tư
và một tỷ lệ lợi nhuận hợp lý.

7
Phương thức này thường được áp dụng đối với việc đầu tư chuyển giao công nghệ,
xây dựng cơ sở hạ tầng như cầu, đường, mạng lưới điện, nước, viễn thông ... hay các công
trình xã hội như trường học, bệnh viện

Không chỉ với đầu tư trực tiếp nước ngoài, phương thức này còn được áp dụng cho cả
đầu tư gián tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước.

1.3.5. Đầu tư thông qua hình thức công ty mẹ và con (holding company)
Mô hình công ty mẹ - công ty con là mô hình liên kết kinh tế được các tập đoàn kinh
tế trên thế giới áp dụng để tổ chức các họat động sản xuất kinh doanh. Là hình thức một
công ty sở hữu vốn trong một công ty khác ở mức độ đủ để kiểm soát hoạt động.

Xét về hình thức thì công ty mẹ có quyền quản lý các công ty con, nhưng xét về địa vị
pháp lý thì đây là các pháp nhân độc lập, riêng biệt, hoạt động hoàn toàn bình đẳng trên thị
trường theo quy định của pháp luật. Quan hệ giữa công ty mẹ với các công ty con và giữa
các công ty con với nhau là quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế khi thực hiện
các mục tiêu kinh doanh.

1.3.6. Hình thức công ty cổ phần


Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và
tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Các nhà đầu tư trở thành những cổ đông
chính thức của công ty khi thực hiện mua các cổ phần do công ty phát hành.

1.3.7. Hình thức chi nhánh công ty nước ngoài


Hình thức chi nhánh không phải là một pháp nhân độc lập. Nếu như trách nhiệm của
công ty con chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của nước sở tại thì trách nhiệm của chi nhánh,
theo quy định của một số nước, không chỉ giới hạn trong phạm vi tài sản của chi nhánh mà
còn được mở rộng đến cả phần tài sản của công ty mẹ ở nước ngoài.

1.3.8. Hình thức mua lại và sáp nhập


Hình thức sáp nhập và mua lại là hình thức đầu tư mà các nhà đầu tư chủ yếu tiến
hành đầu tư thông qua việc mua lại và sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài.
Doanh nghiệp được sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị
sáp nhập mua lại, trừ trường hợp các bên có những thỏa thuận riêng.

8
Hình thức mua cổ phần hoặc mua lại toàn bộ doanh nghiệp này có ưu điểm cơ bản là
để thu hút vốn và có thể thu hút vốn nhanh, giúp phục hồi hoạt động của những doanh
nghiệp bên bờ vực phá sản. Nhược điểm cơ bản là dễ gây tác động đến sự ổn định của thị
trường tài chính. Về phía nhà đầu tư, đây là hình thức giúp họ đa dạng hoá hoạt động đầu tư
tài chính, san sẻ rủi ro nhưng cũng là hình thức đòi hỏi thủ tục pháp lý rắc rối hơn và thường
bị ràng buộc, hạn chế từ phía nước chủ nhà.

9
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN FDI VÀO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Tổng quan về kinh tế tp Hồ Chí Minh
Tình hình kinh tế - xã hội thành phố trong tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2020 diễn ra
trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm do ảnh hưởng của đại dịch Covid- 19, giá
dầu thô giảm do căng thẳng giữa Nga và Ả Rập Saudi, bất đồng về cách xử lý dịch bệnh giữa
Mỹ và Trung quốc dẫn đến việc thực hiện các biện pháp bảo hộ kinh tế giữa các quốc gia cùng
với biến đổi khí hậu đã khiến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa trên thế giới giảm mạnh. Nhiều quốc
gia đứng trước thách thức phải mở cửa kinh tế trong khi dịch bệnh cơ bản vẫn chưa kiểm sóat
được. Trong nước, giá cả bị tác động bởi giá vàng, giá dầu của thế giới; Chính phủ tiến hành
đồng loạt nhiều biện pháp vừa thúc đẩy khôi phục kinh tế vừa tăng cường chống dịch xâm nhập
từ bên ngòai.

Sau 2 tháng khẩn trương thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 24 tháng 3 năm 2020 của
Thủ tướng Chính phủ trong tình hình mới với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, đồng
thời thực hiện mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm, bảo đảm an sinh xã
hội, bước đầu thành phố đạt được một số thành công trong lĩnh vực kinh tế - xã hội như sau:

2.1.1. Công nghiệp


Chỉ số sản xuất tồn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5 năm 2020 ước tính tăng 7,9% so
với tháng 4 năm 2020 và giảm 15,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tình hình sản xuất công
nghiệp trong tháng 5 năm 2020 được cải thiện so với tháng trước nhưng giảm so với cùng kỳ
năm trước do tình hình dịch bệnh Covid -19 chưa được khống chế tại các quốc gia đối tác
thương mại lớn như Mỹ, Châu âu, Ấn Độ, Indonesia, Hà Lan, Singapore... Chỉ số IIP ngành
công nghiệp chế biến giảm 16,6%; ngành sản xuất và phân phối điện giảm 9,2%; cung cấp nước
và xử lý nước thải, rác thải bằng cùng kỳ năm trước.

Tính chung 5 tháng đầu năm 2020, chỉ số sản xuất tồn ngành công nghiệp trên địa bàn
thành phố giảm 7,2% so cùng kỳ năm 2019. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo
giảm 8,1%; sản xuất và phân phối điện giảm 1,4%; cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải
tăng 2,0%. Trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo có ngành chế biến lương thực phẩm tăng
0,9%, ngành sản xuất đồ uống giảm 21,2% do tác động kép từ dịch bệnh Covid -19 và Nghị
định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông cùng
Luật phóng chống tác hại rượu, bia năm 2019.
10
Hình 1: Đồ thị chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP)

(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

Đối với nhóm các ngành công nghiệp cấp II, tính chung 5 tháng đầu năm 2020 thì 10/30
ngành có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, điển hình như: hóa chất
và sản phẩm hóa chất tăng 23,2%; thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 19,4%; thuốc lá tăng
13,3%; điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 11,8%. Một số ngành có chỉ số sản
xuất giảm mạnh so với cùng kỳ như: sản xuất kim loại giảm 46,5%; chế biến gỗ và sản phẩm
từ gỗ, tre, nứa giảm 34,1%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc thiết bị giảm 26,3%; sản
xuất máy móc thiết bị khác giảm 24,6%; sản phẩm kim loại đúc sẵn giảm 22,8%; sản xuất đồ
uống giảm 21,2%.

Hình 2: Chỉ số sản xuất công nghiệp một số ngành chủ yếu tháng 5/2020 so với cùng kỳ
(%) (Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

11
Đối với 4 ngành công nghiệp trọng điểm, chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế 5 tháng đầu năm
2020 giảm 2,7% so với cùng kỳ năm 2019 và tăng hơn 4,5 điểm phần trăm so với chỉ số sản
xuất chung của tồn ngành công nghiệp. Trong đó, 2/4 ngành có chỉ số sản xuất tăng so với cùng
kỳ, gồm: ngành hóa dược tăng 8,4% và sản xuất điện tử tăng 11,8% và cơ khí giảm 16,9%.

Hình 3: Chỉ số sản xuất của 4 ngành công nghiệp trọng điểm tháng 5 năm 2020

(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

Đối với các ngành công nghiệp truyền thống, chỉ số sản xuất công nghiệp lũy kế 5
tháng đầu năm 2020 giảm 12,9% so với cùng kỳ năm trước, trong đó ngành dệt tăng 5,0%;
ngành sản xuất trang phục giảm 18,6%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan giảm 13,0%.

Bảng 1: Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành truyền thống (Đơn vị tính: %)

Tháng 5/2020 so với Tháng 5/2020 so với


tháng 4/2020 cùng kỳ

II. Nhóm ngành truyền thống 113,6 87,1

1. Dệt 103,7 105,0

2. Sản xuất trang phục 125,2 81,4

3. Sản xuất da và các sản phẩm có liên 103,6 87,0


quan

12
(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

Chỉ số tiêu thụ tồn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 5 năm 2020 ước tính tăng
7,3% so với tháng trước và giảm 12,3% so với cùng kỳ năm 2019. Lũy kế 5 tháng đầu năm
2020, chỉ số tiêu thụ tồn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 5,0% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao như: Hóa chất và sản phẩm hóa chất
tăng 20,7%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 16,9%; thuốc, hóa
dược và dược liệu tăng 15,2%; thuốc lá tăng 12,2%. Một số ngành có mức tiêu thụ giảm mạnh
so với cùng kỳ như: sản xuất kim loại giảm 39,7%; các sản phẫm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ,
bàn, ghế) giảm 38,3%; máy móc thiết bị khác giảm 23,6%; đồ uống giảm 22,9%; xe có động
cơ giảm 20,8%; thiết bị điện giảm 20,5%; dầu mỏ giảm 20,2%.

Hình 4: Chỉ số tiêu thụ và chỉ số tồn kho (%)

(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 5 năm 2020 ước tính
tăng 9,2% so cùng thời điểm năm trước, trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho cao như:
Công nghiệp chế biến, chế tạo khác tăng 176,3%; thiết bị điện tăng 84,4%; sản xuất hóa chất và
sản phẩm hóa chất tăng 67,2%; sản xuất kim loại tăng 43,3%; xe có động cơ tăng 40,5%. Bên
cạnh đó, một số ngành có chỉ số tồn kho giảm mạnh so cùng thời điểm năm trước như: Da
và các sản phẩm liên quan giảm 91,8%; phương tiện vận tải khác giảm 70,6%; in, sao chép

13
bản ghi giảm 34,3%; chế biến gỗ và các sản phẫm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế)
giảm 24,5%; sản xuất máy móc, thiết bị khác 21,7%.

Nhìn chung, sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019
gặp nhiều khó khăn dù Việt Nam đã khống chế, kiểm sốt tốt dịch bệnh Covid- 19 và sớm
chuyển sang trạng thái bình thường mới trong khi các quốc gia là đối tác thương mại lớn vẫn
chưa kiểm soát tình hình dịch bệnh. Dự báo tình hình sản xuất công nghiệp trong những
tháng còn lại vẫn còn không ít khó khăn. Vì vậy, Chính phủ cần nắm bắt thông tin tình hình
dịch bệnh của từng đối tác thương mại lớn để xác định thời gian mở cửa đi kèm biện pháp
hạn chế, kiểm soát nguy cơ lây nhiễm mỗi ngày.

2.1.2. Vốn đầu tư


Đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 5 tháng ước thực hiện 124.001 tỷ đồng,
giảm 13,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 12,9%), đạt 33,5% so với kế hoạch
năm.

Trong đó: Tổng vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương ước thực hiện 5 tháng đạt
7.283 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ. Chia ra: Ngân sách cấp thành phố ước thực hiện
4.981 tỷ đồng, chiếm 68,4%, so với cùng kỳ tăng 17,6%; cấp quận huyện 2.302 tỷ đồng,
chiếm 31,6%, so với cùng kỳ tăng 10,7%.

Bảng 2: Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương

(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

Thực hiện 5 tháng So vớiCùng kỳ


2020 (tỷ đồng) 2019 (%)

Tổng vốn đầu tư 7.283 115,3

Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 289 98,3

Cấp thành phố 4.981 117,6

Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 263 100,4

14
Cấp quận huyện 2.302 110,7

Trong đó: Vốn sửa chữa lớn 26 81,2

Tiến độ thực hiện các công trình, dự án trong tháng 5 có khá hơn so với các tháng
trước. Cụ thể, tháng 5 so với tháng 4 tăng 11,4%; so với tháng cùng kỳ tăng 16,1%. Nguyên
nhân chủ yếu do chủ trương của Chính phủ và Thành phố đẩy nhanh giải quyết các thủ tục
hành chính, tháo gỡ các vướng mắc khi triển khai dự án ngay từ đầu năm, công nhân trở lại
làm việc sau thời gian thực hiện giãn cách xã hội. Trong tháng 5, thành phố đã khởi công 15
dự án mới, trong đó có: dự án xây dựng hầm chui nút giao thông Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn
Văn Linh, dự án nâng cấp cải tạo đường Huỳnh Tấn Phát (giai đoạn 2), xây dựng hệ thống
thoát nước Hương lộ 11, xây dựng hạ tầng khu vực kênh Nước Đen, cải tạo đường Trần
Văn Giàu …

Tình hình cấp phép xây dựng nhà ở hộ dân cư

Tính đến cuối tháng 4, toàn thành phố đã cấp 11.572 giấy phép xây dựng và sửa chữa
lớn, với diện tích sàn 2.516 ngàn m2. Trong đó cấp cho xây dựng mới 11.066 giấy phép, với
diện tích 2.461 ngàn m2 và 506 giấy phép sửa chữa lớn, với diện tích 55 ngàn m2. So với
cùng kỳ giảm 24,6% về giấy phép (-3.773 giấy phép) và giảm 27,8% về diện tích (-341 ngn
m2).

Tình hình cấp phép đầu tư trực tiếp nước ngoài

Từ ngày 01/01/2020 đến ngày 20/5/2020, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Thành phố
là 1,6 tỷ USD bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn,
mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài, bằng 57,7% tổng vốn so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, có 450 dự án cấp mới với vốn đăng ký đạt 248,6 triệu USD. Điều chỉnh vốn đầu
tư có 80 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 122 triệu USD. Góp vốn, mua cổ phần có 1.923
trường hợp với tổng vốn đạt 1.231,7 triệu USD.

Phân loại các dự án được cấp phép mới từ ngày 01/01/2020 đến 20/5/2020:

Theo loại hình đầu tư: hình thức 100% vốn nước ngoài có 413 dự án, vốn đầu tư đạt 239,7
triệu USD; liên doanh 36 dự án, vốn đầu tư đạt 8,3 triệu USD và hợp tác kinh doanh có 1 dự
án, vốn đầu tư là 0,6 triệu USD.

15
Theo ngành hoạt động:

Thương nghiệp dẫn đầu với 207 dự án, vốn đầu tư là 131,7 triệu USD, chiếm đến
52,9% tổng vốn đầu tư cấp phép mới. Kế đến là hoạt động kinh doanh bất động sản 6 dự án,
vốn đầu tư là 44,2 triệu USD, chiếm 17,8%; hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ có
93 dự án, vốn đầu tư là 21,4 triệu USD, chiếm 8,6%; thông tin truyền thông 72 dự án, vốn
đầu tư là 16,6 triệu USD, chiếm 6,7%; xây dựng 18 dự án, vốn đầu tư là 9,5 triệu USD,
chiếm 3,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo là 7 dự án, vốn đầu tư là 9,5 triệu USD; vận tải
21 dự án với vốn là 5,1 triệu USD; dịch vụ lưu trú và ăn uống 10 dự án, vốn đầu tư là 4,9
triệu USD.

Theo đối tác đầu tư:

Trên địa bàn Thành phố đã có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư. Trong
đó, Nhật Bản 44 dự án, vốn đầu tư là 80,5 triệu USD, chiếm 32,4% trong tổng vốn cấp mới;
Singapore 70 dự án, vốn đầu tư là 50,8 triệu USD, chiếm 20,4%; Hồng Kông 37 dự án, vốn
đầu tư 31,5 triệu USD, chiếm 12,7%; Hàn Quốc 74 dự án, vốn đầu tư 16,4 triệu USD, chiếm
6,6%; Malaysia 8 dự án, vốn đầu tư 10,6 triệu USD; Trung Quốc 31 dự án, vốn đầu tư 8,3
triệu USD, chiếm 3,4%; Đài Loan 24 dự án, vốn đầu tư 6,8 triệu USD, chiếm 2,7%.

Doanh nghiệp thành lập mới

Từ ngày 01/01/2020 đến 15/5/2020, thành phố đã cấp phép 13.744 doanh nghiệp với
tổng vốn đăng ký 179.833 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm trước, số giấy phép giảm 14,1% và vốn
giảm 30,3%. Trong đó, 9 ngành dịch vụ chủ yếu có số lượng giấy phép là 9.780, chiếm 71,2%
trong tổng số, giảm 14% so với cùng kỳ; vốn đăng ký 133.707 tỷ đồng, chiếm 74,4%, giảm
33,5%.

Phân theo loại hình:

Công ty TNHH 11.915 đơn vị, chiếm 86,7% trong tổng số doanh nghiệp được cấp
phép mới, giảm 14,2% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt 89.708 tỷ đồng, giảm 28,8%
so với cùng kỳ năm trước. Công ty cổ phần có 1.723 đơn vị, giảm 13,3%; vốn đăng ký
90.036 tỷ đồng, giảm 31,7% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp tư nhân có 106 đơn vị, vốn đăng
ký đạt 89 tỷ đồng; số giấy phép giảm 10,9% và số vốn giảm 31,4%.

16
Phân theo ngành kinh tế:

Khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: số lượng doanh nghiệp cấp phép là
62 đơn vị, giảm 7,5%; vốn đăng ký đạt 735 tỷ đồng, giảm 16,3% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực công nghiệp, xây dựng: cấp phép 2.947 doanh nghiệp, giảm 8,7% so với
cùng kỳ; vốn đăng ký đạt 36.554 tỷ đồng, giảm 24,2%. Trong đó, ngành xây dựng có 1.361
doanh nghiệp, vốn đạt 24.359 tỷ đồng, giảm 37,6% so với cùng kỳ năm trước; ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo có 1.452 đơn vị, giảm 5,5%, số vốn đăng ký đạt 7.373 tỷ đồng,
tăng 4% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực thương mại, dịch vụ: cấp phép 10.735 doanh nghiệp, giảm 15,5% so với
cùng kỳ năm trước; vốn đăng ký đạt 142.652 tỷ đồng, giảm 31,7%. Trong đó, hoạt động
kinh doanh bất động sản 776 đơn vị, giảm 33,5%; vốn đăng ký 73.019 tỷ đồng, chiếm 51,2%
tổng vốn khu vực, giảm 24,1%. Thương nghiệp có 5.108 doanh nghiệp, giảm 9,7%; vốn
đăng ký đạt 29.549 tỷ đồng, chiếm 18,3%, giảm 19,4%. Hoạt động chuyên môn, khoa học
công nghệ 1.519 doanh nghiệp, vốn đăng ký 11.655 tỷ đồng; so với cùng kỳ năm trước, số
giấy phép giảm 11,2%, vốn đăng ký giảm mạnh đến 67,4%.

2.1.3. Tài chính


Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước 5 tháng năm 2020 ước thực hiện 139.369 tỷ
đồng, đạt 34,3% dự toán, giảm 16,0% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nội địa 92.314 tỷ đồng,
đạt 33,1% dự toán, giảm 13,6% so với cùng kỳ; thu từ dầu thô 5.956 tỷ đồng, đạt 48,8% dự
toán, giảm 38,9% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 41.100 tỷ đồng, đạt
35,7% dự toán, giảm 16,6% so với cùng kỳ.

Bảng 3: Thu ngân sách trên địa bàn

(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

Năm 2020 (Tỷ đồng) % thực hiện 5


tháng so với

17
Dự toán Ước TH 5 Dự toán Cùng kỳ
tháng năm
2019

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà 405.828 139.369 34,3 84,0
nước

I- Thu nội địa 278.628 92.314 33,1 86,4

Trong đó:

1. Doanh nghiệp nhà nước 28.522 8.872 31,1 86,5

2. Khu vực ngoài nhà nước 76.846 23.494 30,6 75,5

3. Khu vực có vốn đầu tư nước 75.900 25.857 34,1 94,6


ngoài

II- Thu hoạt động xuất nhập khẩu 115.000 41.100 35,7 83,4

III- Thu từ dầu thô 12.200 5.956 48,8 61,1

Thu từ doanh nghiệp nhà nước chiếm 9,6% tổng thu nội địa, giảm 13,5% so với cùng
kỳ. Trong đó: Nhà nước trung ương ước thực hiện 5.706 tỷ đồng, đạt 30,9% dự toán, giảm
17,9% so với cùng kỳ; Nhà nước địa phương ước thực hiện 3.167 tỷ đồng, đạt 31,5% dự
toán, giảm 4,3% so với cùng kỳ. Thu từ khu vực ngoài nhà nước ước thực hiện 23.494 tỷ
đồng, đạt 30,6% dự toán, giảm 24,5% so với cùng kỳ. Thu từ khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài ước thực hiện 25.857 tỷ đồng, đạt 34,1% dự toán, giảm 5,4% so với cùng kỳ.

Thu cân đối ngân sách địa phương 5 tháng năm 2020 ước thực hiện 23.402 tỷ đồng, đạt
31,0% dự toán, giảm 17,7% so với cùng kỳ năm 2019.

Tổng chi ngân sách địa phương (trừ tạm ứng) 5 tháng năm 2020 ước thực hiện 22.608 tỷ
đồng, đạt 22,2% dự toán, tăng 11,7% so với cùng kỳ.

Bảng 4: Chi ngân sách địa phương


18
(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)

% thực hiện 5
Năm 2020 (Tỷ đồng)
tháng so với

Ước Thực Cùng kỳ


Dự toán Dự toán
hiện 5 tháng năm 2019

Tổng chi (trừ tạm ứng)


102.048 22.608 22,2 111,7
Trong đó:

I- Chi đầu tư phát triển 36.104 5.794 16,0 108,1

II- Chi thường xuyên 46.650 14.723 31,6 113,8

Trong đó:

Sự nghiệp kinh tế 7.514 1.923 25,6 206,1

Sự nghiệp giáo dục đào tạo 15.981 4.356 27,3 94,7

Sự nghiệp y tế 3.150 759 24,1 111,8

Quản lý hành chính 8.267 2.653 32,1 101,2

Chi đầu tư phát triển 5.794 tỷ đồng, đạt 16,0% dự toán, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Chi
thường xuyên 14.723 tỷ đồng, đạt 31,6% dự toán, tăng 13,8% so với cùng kỳ; trong đó, chi
sự nghiệp kinh tế 1.923 tỷ đồng, đạt 25,6% dự toán, tăng 106,1% so với cùng kỳ; chi sự
nghiệp giáo dục đào tạo 4.356 tỷ đồng, đạt 27,3% dự toán, giảm 5,3% so với cùng kỳ; chi sự
nghiệp y tế 759 tỷ đồng, đạt 24,1% dự toán, tăng 11,8% so với cùng kỳ; chi quản lý hành
chính 2.653 tỷ đồng, đạt 32,1% dự toán, tăng 1,2% so cùng kỳ năm 2019.

2.1.4. Ngân hàng


Tổng vốn huy động đến đầu tháng 05/2020 đạt 2.543,79 ngàn tỷ đồng, tăng 0,17% so
với tháng trước (chỉ số này của tháng trước: +0,42%); tăng 10,83% so với tháng cùng kỳ
năm trước. Vốn huy động của các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 52,30% tổng vốn

19
huy động, tăng 10,45% so tháng cùng kỳ. Tiền gửi tiết kiệm đạt 1.096,64 ngàn tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 43,11% tổng vốn huy động, tăng 1,43% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Theo loại tiền, vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 12,83%, tăng 23,29% so với tháng
cùng kỳ. Vốn huy động bằng VND chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn, chiếm
87,17%; tăng 9,21% so với tháng cùng kỳ năm trước.

Tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 05/2020 đạt 2.329,08
ngàn tỷ đồng, tăng 9,61% so tháng cùng kỳ. Trong đó, dư nợ tín dụng của các ngân hàng
thương mại cổ phần đạt 1.230,23 ngàn tỷ đồng, chiếm 52,82% tổng dư nợ, tăng 10,78% so
với tháng cùng kỳ năm trước.

Theo loại tiền, dư nợ bằng ngoại tệ đạt 168,44 ngàn tỷ đồng, chiếm 7,23% tổng dư
nợ, giảm 3,02% so với tháng cùng kỳ. Dư nợ tín dụng bằng VND đạt 2.160,63 ngàn tỷ
đồng, chiếm 92,77% tổng dư nợ, tăng 10,74% so với tháng cùng kỳ năm trước.

2.2. Thực trạng thu hút và sử dụng FDI tại tp Hồ Chí Minh
2.2.1. Quy mô và nhịp độ thu hút FDI
Nhận xét tổng quan về quy mô và nhịp độ thu hút FDI của thành phố Hồ Chí Minh trong
thời gian 6 tháng đầu năm 2020 ta có thể thấy như sau :
• Số dự án
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 bắt đầu từ cuối năm 2019 nên tháng 1 và tháng 2
năm 2020, TP HCM có số dự án FDI được cấp phép cao nhất với 186 dự án.

Trong tháng 4 năm 2020, theo lệnh của Thủ tướng Chính phủ, cả nước thực hiện lệnh
cách ly toàn xã hội nên thành phố có số dự án được cấp phép thấp nhất với 79 dự án, và
được giữ mức ổn định ở tháng 5 với 81 dự án. Với việc cả nước thực hiện nghiêm túc lệnh
cách ly xã hội của Thủ Tướng chính phủ, mà Việt Nam bước đầu kiểm soát được tình hình
dịch bệnh nên số lượng dự án đầu tư FDI được cấp phép cũng dần tăng lên. Các số liệu cụ
thể được thể hiện trong biểu đồ dưới đây :

20
1 8 6

1 0 4

7 9 8 1
Feb-20

May-20
Mar-20

Apr-20

Biểu đồ 1 : Số lượng dự án FDI được cấp phép các tháng đầu năm 2020

(Nguồn: Cục Thống kê TPHCM)


• Tổng vốn đăng ký
Tháng 2/2020 thành phố thu hút được 83,3 triệu USD vốn đăng ký đầu tư mới nhưng
trong những năm tiếp theo, các con số liên tục suy giảm, điển hình như tháng 6/2020, chỉ có
81 triệu USD vốn được đăng ký mới. Tình hình đến nay vẫn chưa thay đổi và càng lúc càng
tệ đi vì tình hình dịch bệnh covid-19 đang có xu hướng bùng phát mạnh mẽ. Số liệu cụ thể
về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố giai đoạn các tháng đầu năm 2020 được
thể hiện trong bảng sau:

21
Bảng 5: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh 6 tháng đầu năm 2020

(Nguồn: Cục Thống kê TPHCM)

2/2020 3/2020 4/2020 5/2020

Đầu tư trực tiếp


của nước ngoài:

Số dự án được
186 104 79 81
cấp phép

Tổng số vốn
đăng ký đầu tư 83,3 59,2 57,2 48,9
mới (triệu USD)

Vốn bình quân


một dự án 0,4 0,56 0,72 0,6
(triệu USD)

• Quy mô dự án

Với tình hình số dự án cùng số vốn FDI vào thành phố như trên ta có thể thấy trong thời
gian 6 tháng đầu năm 2020 quy mô các dự án nằm trong khoảng bình quân từ 0,4 – 0,7 triệu
USD/dự án. Mặc dù số dự án được cấp mới của tháng 4 là thấp nhất và tổng số vốn đăng ký
đầu tư không cao do tình hình dịch bệnh nhưng tháng 4 lại có vốn bình quân 1 dự án là cao
nhất. Có thể nói, những dự án được đăng ký trong tháng 4 là những dự án sở hữu quy mô
khá lớn. Tuy nhiên những số vốn bình quân của các tháng đầu năm 2020 chưa cao do ảnh
hưởng của COVID-19. Các con số này hứa hẹn sẽ tiếp tục thay đổi và ổn định hơn ở các
tháng sau khi Việt Nam hiện bước đầu đã khống chế được dịch.

22
Biểu đồ 2: (Nguồn : Cục Thống kê TPHCM) (Triệu USD)

Vốn bình quân của các dự án FDI tại


TP.HCM giai đoạn 5 Tháng đầu năm 2020

0.8 0.72
0.56 0.6
0.6
0.4
0.4
0.2
0
Feb-20 Mar-20 Apr-20 May-20

• Nhịp độ thu hút FDI


Nhịp độ thu hút FDI của thành phố đang có dấu hiệu bị giảm trong khoảng thời gian 5
tháng đầu năm 2020 và vẫn chưa có dấu hiệu sẽ tăng trở lại. Tình hình cụ thể từng năm như
sau:

- Tháng 2/2020 : Toàn thành phố có 186 dự án được cấp với vốn đầu tư 83,3 triệu
USD. Vốn bình quân 1 dự án là 0,4 triệu USD. Điều chỉnh vốn đầu tư có 27 lượt dự án với
số vốn tăng thêm là 60,7 triệu USD. Góp vốn mua cổ phần có 839 trường hợp với tổng số
vốn đạt 336,5 triệu USD.

- Tháng 3/2020 : Toàn thành phố có 104 dự án được cấp với vốn đầu tư 59,2 triệu
USD. Vốn bình quân 1 dự án là 0,56 triệu USD, số dự án tăng 14,2% và vốn giảm 50,7% so
với cùng kì năm trước. Điều chỉnh vốn đầu tư có 19 lượt dự án với số vốn tăng thêm là 20,1
triệu USD, tăng 30,9% so với cùng kỳ năm trước. Góp vốn mua cổ phần có 503 trường hợp
với tổng số vốn đạt 492,8 triệu USD.

- Tháng 4/2020 : Toàn thành phố có 79 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư
57,2 triệu USD. Vốn bình quân 1 dự án là 0,72 triệu USD. Điều chỉnh vốn đầu tư có 13 lượt
dự án với số vốn tăng thêm là 27 triệu USD. Góp vốn mua cổ phần có 365 trường hợp với
tổng số vốn đạt 173,3 triệu USD.

23
- Tháng 5/2020 : Toàn thành phố có 81 dự án được cấp phép với tổng vốn đầu tư
48,9 triệu USD. Vốn bình quân 1 dự án là 0,6 triệu USD. Điều chỉnh vốn đầu tư có 21 lượt
dự án với số vốn tăng thêm là 14,2 triệu USD. Góp vốn mua cổ phần có 216 trường hợp với
tổng số vốn đạt 229,1 triệu USD.

2.2.2. Cơ cấu ngành đầu tư


Cụ thể về sự chuyển dịch cơ cấu FDI của TP HCM 6 tháng đầu năm 2020 như sau :

- Tháng 2/2020 : Thương nghiệp dẫn đầu với 84 dự án, vốn đầu tư là 53,6 triệu USD
chiếm gần 2/3 tổng số vốn đầu tư cấp phép mới trong 2 tháng đầu năm 2020. Kế đến là hoạt
dộng chuyên môn, khoa học công nghệ có 39 dự án, vốn đầu tư là 13,3 triệu USD, chiếm
16% ; hoạt động xây dựng 5 dự án, vốn đầu tư là 5,8 triệu USD, chiếm 6,9% ; thông tin và
truyền thông 33 dự án, vốn đầu tư là 3,5 triệu USD, chiếm 4,2% ; công nghiệp chế biến, chế
tạo là 4 dự án, vốn đầu tư là 2,1 triệu USD ; y tế 1 dự án với vốn là 1,7 triệu USD ; dịch vụ
lưu trú và ăn uống 3 dự án, vốn đầu tư là 1,4 triệu USD.

- Tháng 3/2020 : Thương nghiệp tiếp tục dẫn đầu với 48 dự án, vốn đầu tư là 37,6
triệu USD chiếm trên 60% tổng số vốn đầu tư cấp phép mới. Kế đến là hoạt dộng chuyên
môn, khoa học công nghệ có 23 dự án, vốn đầu tư là 5 triệu USD, chiếm 12,8% ; thông tin
và truyền thông 12 dự án, vốn đầu tư là 6 triệu USD, chiếm 6,7% ; hoạt động xây dựng 7 dự
án, vốn đầu tư là 1 triệu USD ; công nghiệp chế biến, chế tạo là 2 dự án, vốn đầu tư là 3,4
triệu USD ; vận tải kho bãi là 14 dự án, vốn đầu tư là 3,6 triệu USD.

- Tháng 4/2020 : Vẫn là thương nghiệp dẫn đầu với 30 dự án, vốn đầu tư là 7,3 triệu
USD, chiếm xấp xỉ 50% tổng vốn đầu tư cấp phép mới. Kế đến là hoạt động kinh doanh bất
động sản 4 dự án, vốn đầu tư là 41,4 tri ệu USD, chiếm 20,7%; hoạt động chuyên môn, khoa
học công nghệ có 19 dự án, vốn đầu tư là 19,9 tri ệu USD, chiếm 10%; thông tin truyền
thông 16 dự án, vốn đầu tư là 4,7 triệu USD, chiếm 7,1%; xây dựng 3 dự án, vốn đầu tư là
0,6 triệu USD, chiếm 3,7%; công nghiệp chế biến, chế tạo là 1 dự án, vốn đầu tư là 5,5 triệu
USD; vận tải 3 dự án với vốn là 1,2 triệu USD; dịch vụ lưu trú và ăn uống 4 dự án, vốn đầu
tư là 0.9 triệu USD.

- Tháng 5/2020 : Thương nghiệp dẫn đầu với 45 dự án, vốn đầu tư là 33,2 triệu USD,
chiếm xấp xỉ 52,9% tổng vốn đầu tư cấp phép mới. Kế đến là hoạt động kinh doanh bất động
sản 2 dự án, vốn đầu tư là 2,8 tri ệu USD, chiếm 17,8%; hoạt động chuyên môn, khoa học
24
công nghệ có 12 dự án, vốn đầu tư là 1,5 tri ệu USD, chiếm 8,6%; thông tin truyền thông 11
dự án, vốn đầu tư là 2,4 triệu USD, chiếm 6,7%; xây dựng 3 dự án, vốn đầu tư là 2,1 triệu
USD, chiếm 3,8%; công nghiệp chế biến, chế tạo là 1 dự án, vốn đầu tư là 4 triệu USD; vận
tải 4 dự án với vốn là 0,3 triệu USD; dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 dự án, vốn đầu tư là 2,6
triệu USD.

2.2.3. Loại hình và đối tác đầu tư


• Hình thức đầu tư :
Hình thức đầu tư FDI trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua cụ thể như
sau :

-Tháng 2/2020 : có 172 dự án hình thức 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư đạt 79,1
triệu USD ; liên doanh 14 dự án, vốn đầu tư đạt 4,2 triệu USD, hợp đồng hợp tác là 1 dự án,
vốn đầu tư là 10,7 ngàn USD.

-Tháng 3/2020 : có 98 dự án hình thức 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư đạt 57,2
triệu USD ; liên doanh 6 dự án, vốn đầu tư đạt 2 triệu USD.

-Tháng 4/2020 : có 70 dự án hình thức 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư đạt 56,4
triệu USD ; liên doanh 9 dự án, vốn đầu tư đạt 0,7 triệu USD.

-Tháng 5/2020 : có 73 dự án hình thức 100% vốn nước ngoài, vốn đầu tư đạt 47 triệu
USD ; liên doanh 7 dự án, vốn đầu tư đạt 1,4 triệu USD, hợp tác kinh doanh là 1 dự án, vốn
đầu tư là 0,6 ngàn USD.

Có thể thấy hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn là hình thức chính đầu tư vào thành phố
trong thời gian qua, sau đó đến hình thức liên doanh, số lượng dự án hợp đồng hợp tác kinh
doan chiếm số lượng nhỏ, không đáng kể. Điều này chứng tỏ ngày càng nhiều những nhà
đầu tư nước ngoài có tiềm lực về vốn chú ý đến TP HCM như một mảnh đất màu mỡ để sản
xuất kinh doanh. Họ tự tin hơn vào môi trường đầu tư đang được cải thiện và được đánh giá
là khá ổn định của thành phố. Hơn nữa thủ tục cấp phép cho nhà đầu tư nước ngoài đã được
đơn giản hóa, bớt rườm rà cũng là một động lực thúc đẩy các doanh nhân nước ngoài khi bỏ
vào đây những khoản vốn đầu tư lớn theo hình thức 100% vốn nước ngoài.
• Đối tác đầu tư :

25
-Tháng 2/2020 : trên địa bàn thành phố đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư. Trong đó, Singapore là 27 dự án, vốn đầu tư là 28,1 triệu USD, chiếm 33,7% tổng vốn
cấp mới ; Nhật Bản 19 dự án, vốn đầu tư là 10,5 triệu USD, chiếm 12,6% ; Malaysia 4 dự
án, vốn đầu tư là 10,4 triệu USD, chiếm 12,5% ; Trung Quốc 16 dự án, vốn đầu tư là 7,2
triệu USD, chiếm 8,7% ; Hàn Quốc 30 dự án, vốn đầu tư là 6,3 triệu USD ; British Virgin
Islands 2 dự án, vốn đầu tư là 4,2 triệu USD ; Đài Loan 16 dự án, vốn đầu tư là 4,1 triệu
USD ; Hồng Kông 12 dự án, vốn đầu tư là 3,8 triệu USD.

-Tháng 3/2020 : trên địa bàn thành phố đã có 37 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư. Trong đó, Singapore là 13 dự án, vốn đầu tư là 11,1 triệu USD, chiếm 27,5% tổng
vốn cấp mới ; Hồng Kông 11 dự án, vốn đầu tư là 22,5 triệu USD, chiếm 18,4% ; Nhật Bản
10 dự án, vốn đầu tư là 13 triệu USD, chiếm 16,5% ; Hàn Quốc 19 dự án, vốn đầu tư là 5,3
triệu USD ; Malaysia 1 dự án, vốn đầu tư là 0,8 triệu USD ; Trung Quốc 6 dự án, vốn đầu tư
là 0,7 triệu USD.

-Tháng 4/2020 : trên địa bàn thành phố đã có 45 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư. Trong đó, Nhật Bản 7 dự án, vốn đầu tư là 45,6 triệu USD, chiếm 34,6% tổng vốn
cấp mới ; Singapore là 12 dự án, vốn đầu tư là 2,7 triệu USD, chiếm 21% ; Hồng Kông 3 dự
án, vốn đầu tư là 0,1 triệu USD, chiếm 13,2% ; Hàn Quốc 12 dự án, vốn đầu tư là 3,3 triệu
USD, chiếm 7,5% ; Malaysia 3 dự án, vốn đầu tư là 0,2 triệu USD ; Trung Quốc 3 dự án,
vốn đầu tư là 0,01 triệu USD ; Đài Loan 6 dự án, vốn đầu tư là 0,01 triệu USD.

-Tháng 5/2020 : trên địa bàn thành phố đã có 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án
đầu tư trong đó, Nhật Bản 8 dự án, vốn đầu tư là 11,4 triệu USD, chiếm 32,4% tổng vốn cấp
mới ; Singapore là 13 dự án, vốn đầu tư là 8,9 triệu USD, chiếm 20,4% ; Hồng Kông 11 dự
án, vốn đầu tư là 5,1 triệu USD, chiếm 12,7% ; Hàn Quốc 13 dự án, vốn đầu tư là 1,5 triệu
USD, chiếm 6,6% ; Trung Quốc 6 dự án, vốn đầu tư là 0,4 triệu USD, chiếm 3,4% ; Đài
Loan 2 dự án, vốn đầu tư là 1,2 triệu USD, chiếm 2,8%.

Nước có số vốn đầu tư cao nhất là Nhật Bản, 44 dự án với vốn đầu tư 80,5 triệu USD
(ảnh hưởng từ các hội thảo xúc tiến đầu tư Việt-Nhật và một phần chính sách ưu tiên dập
dịch trong nữa đầu của năm 2020).

Như vậy có thể thấy trong thời gian qua các đối tác đầu tư chính của thành phố đều
đến từ các nước châu á với 5 nước dẫn đầu là Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông, Hàn Quốc,
26
Thái Lan, vẫn chưa xuất hiện những dự án đầu tư lớn đến từ Mỹ và châu Âu, những khu vực
có trình độ khoa học – kỹ thuật cao. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do dịch
bệnh Covid-19 đã làm chậm thủ tục đàm phán giữa các nước Châu Âu về việc chấp nhận
hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Châu Âu EVFTA.

2.2.4. Một số dự án FDI tiêu biểu trên địa bàn thành phố
Do tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp ở các đối tác lớn chủ yếu đầu tư
vào Việt Nam như Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, Châu Âu… nên đến hiện nay các dự án
đầu tư chủ yếu chỉ là các dự án vừa và nhỏ. Ngoài ra, còn vài dự án vẫn còn hiệu lực đầu tư
từ các năm trước tiêu biểu như:

Dự án tuyến đường sắt Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên (Nhật Bản): đẩy nhanh thi
công gói đấu thầu nhà ga Ba Son, Bến Thành. Nhìn chung toàn tuyến đạt 76% khối lượng
xây lắp, dự kiến đưa vào khai thác, vận hành trong năm 2021.

Dự án tuyến đường sắt Metro số 2 (Nhật Bản): tiếp tục giải tỏa tại các quận 1, quận 3,
quận 10, quận 12, quận Tân Bình, nhưng tiến độ chậm.

2.3. Tác động của FDI đối với tp Hồ Chí Minh


2.3.1. Tác động tích cực
Tác động đối với xuất khẩu
Trong 5 tháng đầu năm 2020 có thể thấy tỉ trọng xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thành phố tăng dần. Mặt khác, nếu xem xét về tốc
độ tăng trưởng về xuất khẩu của Thành phố và của khu vực FDI thì xuất khẩu của khu vực
FDI thường có mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng xuất khẩu của toàn thành
phố. Bên cạnh đó, xem xét về mức đóng góp của xuất khẩu FDI vào tốc độ tăng trưởng chung
của xuất khẩu thành phố có thể thấy mức đóng góp là khá cao.
FDI thúc đẩy chuyển giao công nghệ:
FDI góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào thành phố, phát triển một
số ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí
chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy...
Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực FDI cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên
tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có

27
vốn FDI áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống
quản lý hiện đại của công ty mẹ.
Trong nông - lâm - ngư nghiệp, FDI đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật
cao và các cây, con giống mới.
Tác động lan tỏa của FDI đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh
nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các
thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với
các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh
nghiệp có vốn ĐTNN. Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong
ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác,
các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước
nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa.

FDI đóng góp đáng kể vào ngân sách và các cân đối vĩ mô:
Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI tại thành phố, mức đóng góp của
khu vực kinh tế có vốn FDI vào ngân sách ngày càng tăng. Tính chung, hoạt động FDI đã
đóng góp 20,1% trong tổng giá trị GDP và đóng góp trên dưới 2% trong mức tăng trưởng
của thành phố trong những năm gần đây.

FDI tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải
thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào thành phố
và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc
và nguyên, vật liệu...

FDI góp phần giúp TP.HCM hội nhập sâu rộng với kinh tế quốc tế:
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI tăng nhanh, cao hơn mức bình quân
chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của thành phố
cũng như của cả nước.
FDI chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm như gạo, hạt tiêu, cà phê,
cao su, các loại nông sản rau củ quả... Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên

28
quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế
giới tiêu biểu như thanh long hay vải ở thị trường Nhật Bản.
FDI tác động đến thị trường lao động TP.HCM :
FDI có tác động vô cùng to lớn đến quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong
đó có nhân lực kỹ thuật. Thời đại toàn cầu hoá đang tác động đến xã hội, trong đó có thị trường
lao động. Có những quy tắc truyền thống sẽ tồn tại, song cách sử dụng lao động sẽ thay đổi
cơ bản, kéo theo nhiều thay đổi lớn trong cách nghĩ, cách làm của người lao động. Trong bối
cảnh chung, Việt Nam đang trên đường nhắm đến thị trường Châu Âu thông qua hiệp đinh
thương mại tự do EVFTA, hiện nay nhà nước đang có rất nhiều chính sách nhằm thu hút đầu
tư của nước ngoài. Nhiều khu công nghiệp đang thu hút rất nhiều lao động từ đơn giản đến có
tay nghề kỹ thuật cao.

Xu hướng phát triển thị trường lao động của thành phố sẽ hình thành những đặc điểm
cơ bản là :

- Lao động vừa thiếu vừa thừa : Thiếu những ứng viên thích hợp cho những vị trí quan trọng
dù nguồn nhân lực có nhu cầu tìm việc làm lúc nào cũng thừa, còn nhiều người phải thất
nghiệp luôn tìm kiếm việc làm.

- Các doanh nghiệp sẽ tăng cường sử dụng lao động không thường xuyên : nhân lực sẽ luôn
được đào tạo và tuyển mới để thay thế các vị trí không còn phù hợp ; yêu cầu chính là nguồn
nhân lực năng động và đã qua đào tạo. Các ngành dịch vụ nhân lực sẽ phát triển theo nhu cầu.

- Đối với người lao động sẽ phải cạnh tranh chỗ làm việc gay gắt hơn, công bằng hơn và
trong môi trường mở rộng toàn xã hội. Yêu cầu người lao động phải tự đào tạo nghề để thích
nghi công việc sẽ phổ biến.

Vấn đề cần quan tâm nhất của người lao động trong quá trình nước ta và thành phố hội
nhập là năng lực về ngoại ngữ, khả năng hợp tác, khả năng làm việc trong môi trường đa văn
hoá và tác phong làm việc công nghiệp. Hạn chế này đã cản trở người lao động tìm được việc
làm ngay tại thị trường lao động trong nước và càng khó khăn hơn khi tham gia lao động ở
nước ngoài.

29
Trong tổng số nhu cầu chỗ làm việc tại Thành phố năm 2020, do ảnh hưởng của dịch
bệnh, có trên 70% nhu cầu lao động chất lượng cao với các ngành nghề kỹ thuật công nghệ
thông tin, quản lý kinh tế, tài chính, kỹ thuật thương mại, maketing, quản trị chất lượng, hành
chính, giáo dục, y tế.

Một số ngành nghề có nhiều nhu cầu lao động thường xuyên là kỹ thuật cơ khí, hóa
chất, kiến trúc, xây dựng, vận hành máy, lắp ráp điện tử, kỹ thuật đồ hoạ, kỹ thuật điện – điện
lạnh, kế toán, điều hành kinh doanh, quản lý sản xuất, nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật và quản
lý sản xuất. Nhu cầu tuyển lao động kỹ thuật và quản lý gồm có trình độ ngoại ngữ, kỹ năng
tổ chức công việc. Hoạt động sản xuất kinh doanh tại Thành phố cũng cần tuyển lao động có
nghề và lao động phổ thông cho các ngành sản xuất điện tử, dệt, da, may, chế biến thực phẩm,
tiếp thị, phục vụ ăn uống, du lịch, bán hàng...

2.3.2. Tác động tiêu cực


Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động FDI tại thành phố
HCM cũng kéo theo những tác động tiêu cực như sau:
Ô nhiễm môi trường:
Việc đầu tư xây dựng các nhà máy, cơ sở sản xuất cùng với việc gia tăng ồ ạt của dân
nhập cư về TP.HCM, tham gia lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đã tác động rất
nhiều đến môi trường của thành phố. Tình hình ô nhiễm môi trường tại thành phố Hồ Chí
Minh trong mấy năm gần đây đã đến mức đáng lo ngại: Đất bị ô nhiễm dầu và kim loại ở
mức độ nguy hiểm; nước ngầm cạn kiệt khiến lún đất mặt, trồi ống giếng khoan, không khí
bị ô nhiễm bởi khói, bụi, tiếng ồn…và tình hình có chiều hướng xấu đi trong tương lai nếu
không có những chính sách và biện pháp bảo vệ môi trường được áp dụng triệt để.
Tranh chấp lao động trong các doanh nghiệp FDI
Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới
bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung
người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được hưởng, không
thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao
động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh
nghiệp. Người lao động làm việc ở khu vực FDI phải làm việc với cường độ cao, thời gian

30
kéo dài, song thu nhập bình quân của người lao động không cao hơn so với mặt bằng thu
nhập của lao động trong các loại hình doanh nghiệp khác.
Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ

Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt
bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại địa phương.

Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam,
cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào thành phố
một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác.
Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả được ghi trong hóa đơn thường cao
hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để
khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam.

Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào thành phố được thực hiện thông qua các
hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây
là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt
Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những
ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua
thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp
đồng chuyển giao công nghệ.

31
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ ĐỂ TĂNG CƯỜNG THU HÚT
VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI.
3.1. Cải thiện môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là các điều kiện, các yếu tố về kinh tế, xã hội, pháp lý, tài chính, hạ
tầng cơ sở và các yếu tố liên quan khác mà trong đó các quá trình hoạt động đầu tư được tiến
hành. Cải thiện môi trường đầu tư chính là cách hiệu quả để thu hút nhiều hơn những nhà
đầu tư tiềm năng. Thành phố Hồ Chí Minh đã làm khá tốt công tác này, ngay từ cuối năm
2019 thành phố còn tổ chức hội nghị “Gặp gỡ hơn 200 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài” để
lắng nghe những ý kiến đóng góp thẳng thắn và xây dựng của các nhà đầu tư nước ngoài đối
với chính quyền TPHCM nhằm cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh việc thu hút các dự án
đầu tư. Đây cũng chính là lý do giúp cho việc thu hút đầu tư của thành phố ngày càng khởi
sắc.

3.2. Đất đai


Điểm yếu dễ thấy nhất khi so sánh lợi thế thu hút FDI của thành phố HCM với các
địa phương khác là đất đai và lao động.

Với quỹ đất có hạn lại thuộc diện "tấc đất tấc vàng", giá thuê đất tại các KCN, KCX
của thành phố cao hơn nhiều, thậm chí gấp đôi các tỉnh lân cận. Nhìn rộng ra mặt bằng khu
vực, giá thuê đất tại TP. Hồ Chí Minh cũng đang "bỏ xa" các nước láng giềng như Thái Lan,
Trung Quốc, Philippines về độ đắt đỏ. Giá cao là thế nhưng các KCN, KCX của thành phố
hiện nay cũng được lấp đầy tới 90%.

3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực


Một yếu tố khác khiến sức hấp dẫn đầu tư của thành phố giảm sút là giá nhân công.
Với mức chi tiêu thuộc loại cao nhất cả nước, giá nhân công thành phố không thể cạnh tranh
nổi với các địa phương khác về độ rẻ. Cũng như đất đai, đây là xu thế tất yếu vì TP. Hồ Chí
Minh không thể "chạy" theo các tỉnh về mặt giá cả. Chính vì thế mà Thành phố cần tìm
nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, cạnh tranh với các tỉnh khác bằng
chất lượng thay vì cạnh tranh bằng giá cả, "biến yếu thành mạnh".

3.4. Cải thiện cơ sở hạ tầng : Mấu chốt để thu hút đầu tư


"TP.HCM chính là trái tim của toàn bộ khu vực Đồng bằng sông Cửa Long. Vì thế,
cần phải có một trái tim khỏe mạnh để cơ thể ngày càng phát triển. TP.HCM không chỉ có

32
tác động đến các tỉnh, thành phố xung quanh mà còn đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long", ông Ousmane Dione- Giám đốc Quốc gia Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt
Nam nói.

Bà Jen JungEun Oh, Chuyên gia giao thông cao cấp của WB cũng nhận định,
TP.HCM có sự kết nối với các tỉnh lân cận, trong đó có những vùng được kết nối liên thông,
nhưng cũng có nhiều cửa ngõ còn tắc nghẽn, chưa khai thác hết công suất. Vì vậy, Thành
phố cần phải có sự đầu tư bài bản về cơ sở hạ tầng để thu hút mạnh hơn nữa dòng vốn đầu tư
FDI.

Ông Michael Chiu, Chủ tịch Hiệp hội DN Hồng Kông, cho rằng: Nạn kẹt xe làm cho
các nhà sản xuất đau đầu trong việc duy trì ưu thế về giá thành sản phẩm cạnh tranh. TP nên
cải thiện điều kiện giao thông bằng cách đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các dự án xây dựng
đường cao tốc, dịch vụ giao thông công cộng, cầu đường... Một số DN cũng quan tâm đến
vấn đề quy hoạch của TP trong việc thúc đẩy đầu tư của các dự án bất động sản.

3.5. Nỗ lực trong cải cách hành chính : đơn giản hóa thủ tục hành chính
Bên cạnh lao động và đất đai, việc đơn giản hóa thủ tục, cải cách hành chính cũng là
khâu trọng yếu mà thành phố quyết tâm "tuyên chiến". Thông thường một nhà đầu tư bắt đầu
đến Việt Nam cho tới khi kết thúc dự án trung bình phải trải qua 35 công việc khác nhau.
Trong đó có không ít công việc yêu cầu chạy nhiều cửa, xin phép nhiều nơi và đòi nhiều
dấu. Thậm chí có nhiều dự án dù đã có tiền lệ vẫn phải chờ chủ trương, ý kiến của các bộ,
ngành liên quan. Chính vì thế thành phố cần tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý
sao cho cả giai đoạn trước và sau cấp phép nhà đầu tư đều được tạo thuận lợi tối đa.

Việc xóa bỏ và đơn giản hóa thủ tục hành chính này nằm trong nỗ lực chung của
Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, hướng tới một Chính phủ kiến tạo
phát triển, phục vụ người dân và doanh nghiệp, công tác cải cách hành chính nói chung, cải
cách thủ tục hành chính (TTHC) nói riêng là lĩnh vực được coi trọng hàng đầu nhằm nâng
cao chất lượng xây dựng thể chế, gắn công tác xây dựng thể chế với công tác xây dựng, ban
hành chính sách, pháp luật; bảo đảm các quy định, thủ tục hành chính được thực thi thống
nhất, hiệu quả trên phạm vi cả nước.

3.6. Một số cải cách khác:


Hạn chế đình công trái pháp luật:
33
Tại các DN may mặc, tình trạng đình công trái pháp luật cũng gây ảnh hưởng rất lớn cho
các nhà đầu tư. VN nói chung và TPHCM nói riêng đã bị ảnh hưởng trực tiếp về đầu tư sau
những cuộc đình công trái pháp luật. Một trong những vấn đề quan trọng mà chính quyền TP
lưu tâm là phải phát triển quan hệ chính quyền - DN - người lao động có tính xây dựng,
trong đó quyền lợi của công nhân phải được bảo vệ theo pháp luật lao động.

Để hạn chế các cuộc đình công, UBND TP đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên
ngành để kiểm tra thực hiện pháp luật lao động. Qua đó, sở đã tổ chức nhiều khóa hướng dẫn
để chủ sử dụng lao động và người lao động tìm hiểu, thông cảm lẫn nhau và trang bị kiến
thức bảo vệ quyền lợi hợp pháp để hạn chế những cuộc đình công trái pháp luật.
Cải cách thuế:
“Giảm mức thuế hiện hành và đơn giản hóa việc đóng thuế bằng cách cải cách hệ thống
thuế” cũng là một cách để cải thiện môi trường đầu tư. Theo ông Alain Cany, Chủ tịch Hiệp
hội DN châu Âu (Eurocham): Việc thu thuế nên được áp dụng công bằng, minh bạch giữa
các DN Việt Nam và DN FDI. Mặt khác, việc thành lập các văn phòng đại diện của các DN
FDI tại TP cũng còn giới hạn và thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể khiến các DN FDI mù mờ
thông tin.

34
KẾT LUẬN

Trong bối cảnh toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ và Việt Nam đang cố gắng khẳng định
vị trị của mình trên thị trường quốc tế, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò
đặc biệt quan trọng giúp các tỉnh thành phố trong cả nước phát triển cả về kinh tế - xã hội –
văn hóa – khoa học kỹ thuật, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và hội nhập
với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là đối với các tỉnh thành còn nhiều khó khăn - những tỉnh
thành đang rất thiếu vốn đầu tư, công nghệ và cả kinh nghiệm quản lý. Tuy nguồn vốn FDI
cũng kéo theo một số mặt trái nhưng với vai trò to lớn như vậy, các địa phương trong cả
nước đều cố gắng hết sức để thu hút được nguồn vốn ưu việt này. Hiện nay các tỉnh thành
thực hiện nhiều biện pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư của mình, “chạy đua” sao
cho địa phương mình trở nên hấp dẫn hơn các địa phương khác đối với các nhà đầu tư.

Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương trong thời gian qua đã thu hút được luồng vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài khổng lồ, cao nhất cả nước, đặc biệt là đầu tư vào các ngành
công nghiệp – dịch vụ hiện đại, các ngành công nghệ cao, đem lại lợi ích lớn về kinh tế - xã
hội. Mặc dù nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển kinh tế của thành phố như
giúp bổ sung nguồn vốn để đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tăng cường xuất khẩu, phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao...
nhưng nguồn vốn này cũng mang lại một số tác động tiêu cực cho thành phố như ô nhiễm
môi trường, gia tăng dân số, mất cân đối trong cơ cấu ngành kinh tế, nảy sinh nhiều vấn đề
tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động, gia tăng khoảng cách giàu
nghèo,... Thành phố đang nỗ lực để có thể vừa tối đa hóa những lợi ích mà FDI mang lại
cũng như hạn chế những mặt trái của nó đối với địa phương.

Để có được những bước chuyển mình vững chắc như TP HCM, phát huy những tác
động tích cực và hạn chế những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI, các địa phương khác
trong cả nước cần học tập kinh nghiệm của thành phố. Làm được những điều này chắc chắn
lượng FDI chảy vào các tỉnh thành khác sẽ tăng lên nhanh chóng và vốn FDI thực sự sẽ là
nguồn vốn hiệu quả để Việt Nam phát triển kinh tế cũng như khẳng định vị thế của mình
trên thế giới.

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Xuân Giang, Giáo trình quản trị dự án đầu tư, NXB Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí
Minh, 2009, TP.HCM.

2. Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh (tháng 2, 3, 4 ,5), Thông tin kinh tế xã hội 5 tháng
đầu năm 2020 của Thành phố Hồ Chí Minh, TP.HCM.

3. https://www.uef.edu.vn/newsimg/tap-chi-uef/2015-11-12-25/12.pdf.

4. http://www.tapchicongthuong.vn/bai-viet/anh-huong-cua-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-
den-tang-truong-kinh-te-nghien-cuu-tai-cac-quoc-gia-asean3-51083.htm.

5. https://enternews.vn/tac-dong-cua-fdi-voi-nen-kinh-te-lam-tai-nhieu-tat-2082.html.

6. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-vao-
viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-301758.html.

7. https://thanhuytphcm.vn/tin-tuc/tphcm-vi-tri-dau-tau-kinh-te-ca-nuoc-tiep-tuc-duoc-giu-
vung-1491867147.

8. http://www.hids.hochiminhcity.gov.vn/c/document_library/get_file?uuid=227e95af-ab74-
47cd-bcce-0729226c38e2&groupId=13025.

9. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/mot-so-van-de-ve-thu-hut-nguon-luc-dau-tu-
truc-tiep-nuoc-ngoai-tai-viet-nam-310313.html.

10. http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/thu-hut-von-dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-
vao-viet-nam-va-mot-so-van-de-dat-ra-301758.html.

11. https://tinnhanhchungkhoan.vn/thoi-su/kich-ban-xau-nhat-tphcm-chi-tang-truong-o-muc-
25-kha-quan-hon-la-khoang-34-325420.html.

12. https://www.sggp.org.vn/thu-tuong-giao-tphcm-phan-dau-tang-truong-nam-2020-dat-
hon-67-660718.html.

13. https://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/wb-tphcm-can-day-manh-quy-hoach-ha-tang-
dong-nhat-voi-cac-khu-vuc-lan-can-311434.html.

14. https://www.moit.gov.vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/xoa-bo-va-%C4%91on-gian-hoa-hang-
loat-thu-tuc-theo-huong-co-loi-cho-doanh-nghiep-nguoi-dan-108717-22.html.
36
PHẦN BÀI TẬP

Câu 4
Nội dung bài tập
Nhà sách in niên giám Thống kê, dự toán kinh phí:
✓ Định phí: 900 trđ
✓ Biến phí đơn vị: 0,25 trđ/cuốn
✓ Giá bán: 0,35 trđ/ cuốn, in 30.000 cuốn
✓ Khấu hao hàng năm của các thiết bị in là 60 trđ, trả nợ vay ngân hàng mỗi năm
50 trđ và nộp thuế TNDN là 25%
✓ Yêu cầu: Tính 9 chỉ tiêu của ba loại điểm hòa vốn

Bài giải
𝑇𝐹𝐶 900
+Sản lượng tại điểm hòa vốn lý thuyết: 𝑄0 = = = 𝟗𝟎𝟎𝟎 (cuốn)
𝑃−𝐶𝑉 0,35−0,25

Trong đó: TFC: Tổng định phí

P: Gía bán mỗi đơn vị sản phẩm

𝐶𝑉 : Biến phí trên mỗi đơn vị sản phẩm

+Doanh thu điểm hòa vốn lý thuyết:

𝑄0 𝑃 = 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ∗ 𝑔𝑖á 𝑏á𝑛 = 9000 ∗ 0,35 = 𝟑𝟏𝟓𝟎 (trđ)

+Mức hoạt động hòa vốn lý thuyêt (H1):

H1=Sản lượng hòa vốn lý thuyết/Tổng sản lượng = 9000/30.000= 0,3 =30%
𝑇𝐹𝐶−𝐵𝐷 900−60
+Sản lượng hòa vốn tiền tệ: 𝑄𝑀 = = = 𝟖𝟒𝟎𝟎 (cuốn)
𝑃−𝐶𝑉 0,35−0,25

Trong đó: BD là khấu hao tài sản cố định được hình thành từ vốn vay

+ Doanh thu điểm hòa vốn tiền tệ:

𝑄𝑀 𝑃 = 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ∗ 𝑔𝑖á 𝑏á𝑛 = 8400 ∗ 0,35 = 𝟐𝟗𝟒𝟎(trđ)

+Mức hoạt động hòa vốn tiền tệ (H2)

37
H2=Sản lượng hòa vốn tiền tệ/Tổng sản lượng = 8400/30.000= 0,28 =28%

+Sản lượng tại điểm hòa vốn trả nợ:

IT = (Tổng doanh thu – tổng chi phí) * thuế thu nhập doanh nghiệp

= {10500 – (900+0,25*30000)} * 25% = 525(trđ)


𝑇𝐹𝐶−𝐵𝐷+𝐼𝐷+𝐼𝑇 900−60+50+525
𝑄𝑝 = = = 𝟏𝟒𝟏𝟓𝟎 (cuốn)
𝑃−𝐶𝑉 0,35−0,25

Trong đó: ID: nợ vay trung và dài hạn phải trả trong năm

IT: thuế thu nhập doang nghiệp phải nộp

+ Doanh thu điểm hòa vốn trả nợ:

𝑄𝑃 𝑃 = 𝑠ả𝑛 𝑙ượ𝑛𝑔 ∗ 𝑔𝑖á 𝑏á𝑛 = 14150 ∗ 0,35 = 𝟒𝟗𝟓𝟐, 𝟓(trđ)

+Mức hoạt động hòa vốn trả nợ (H3)

H3=Sản lượng hòa vốn trả nợ/Tổng sản lượng = 14150/30.000= 0,47=47%

Câu 5
Nội dung bài tập
Dự án mua sắm máy móc thiết bị

(A) Hoàn thành hợp đồng mua sắm máy móc: 4 tháng, bắt đầu ngay

(B) Tuyển dụng công nhân: 1 tháng, bắt đầu ngay

(C) Lắp đặt máy móc: 2 tháng, sau công việc A

(D) Lập kế hoạch sản xuất: 3 tháng, bắt đầu ngay;

(E) Vận hành thử và nghiệm thu: 1 tháng, sau công việc B và C.

-Lập bảng phân tích công việc

-Vẽ sơ đồ GANTT và cho nhận xét

Bài giải
*Bảng phân tích công việc
STT Tên công việc Ký hiệu Độ dài Thời điểm bắt đầu
38
(Tháng)

Hoàn thành hợp đồng mua


1 A 4 bắt đầu ngay
sắm máy móc

2 Tuyển dụng công nhân B 1 bắt đầu ngay

3 Lắp đặt máy móc C 2 sau công việc A

4 Lập kế hoạch sản xuất D 3 bắt đầu ngay

5 Vận hành thử và nghiệm thu E 1 sau công việc B và C

*Sơ đồ GANTT
Thời gian (tháng)
Ký hiệu Tên công việc
1 2 3 4 5 6 7
Hoàn thành hợp đồng mua sắm máy
A móc

B Tuyển dụng công nhân

C Lắp đặt máy móc

D Lập kế hoạch sản xuất

E Vận hành thử và nghiệm thu

*Nhận xét:

-Tổng thời gian thực hiện dự án là 7 tuần

39
-Công việc A, B, D phải làm ngay từ đầu và làm song song nhau. Công việc C chỉ có thể
khởi công sau khi công việc A đã hoàn thành. Công việc E được khởi công sau khi các công
việc C, A, D đã hoàn thành.

-Công việc E quan hệ trực tiếp với B và C, nhưng gián tiếp với A và D.

Câu 6
Nội dung bài tập
Vẽ sơ đồ pert của dự án
STT Công việc Công việc hoàn thành trước Thời gian dự tính
(𝑡𝑒𝑖 ) ngày
1 A Bắt đầu ngay 4
2 B Bắt đầu ngay 2
3 C Bắt đầu ngay 4
4 D Sau A 6
5 E Sau B 3
6 F Sau C 12
7 G Sau C 3
8 H Sau D, E, F 4
9 I Sau H, G 4
Bài giải

A4 D6

E3 H4
B2 3 5 6 I4
1 7

F12
C4
G3
4
40
Câu 16
Nội dung bài tập
Dự án mua sắm máy móc thiết bị

(A) Hoàn thành hợp đồng mua sắm máy móc: 4 tháng, bắt đầu ngay

(B) Tuyển dụng công nhân: 1 tháng, bắt đầu ngay

(C) Lắp đặt máy móc: 2 tháng, sau công việc A

(D) Lập kế hoạch sản xuất: 3 tháng, bắt đầu ngay;

(E) Vận hành thử và nghiệm thu: 1 tháng, sau công việc B và C.

Giả sử thời gian mong muốn ngắn nhất, chi phí rút ngắn của từng công việc cho trong bảng

Yêu cầu:

1.Rút ngắn thời gian thực hiện dự tính so với ban đầu xuống còn 6 tháng

2.Giả sử thời gian thực hiện dự tính của CV B là 5 tháng, thời gian mong muốn ngắn nhất là
3 tháng với chi phí rút ngắn là 120 trđ/tháng. Hãy rút ngắn thời gian thi công dự án xuống 5
tháng
Thời gian mong muốn ngắn Chi phí rút ngắn của từng
Công việc
nhất (tháng) công việc (trđ/ tháng)
A 3 100
B 1 -
C 1,5 85
D 2 50
E 0,5 95

Bài giải

1.

41
CP rút ngắn Thời Time rút
Thời Thời gian CP hoàn thành
Công của từng gian rút ngắn trên
gian dự mong muốn trước hạn
việc CV ngắn đường
tính tei ngắn nhất (Trđ)
(Trđ/tháng) (tháng) găng

A 4 3 100 1 1 1*100=100

B 1 1 - 0 - -

C 2 1,5 85 0,5 0,5 0,5*85=42,5

D 3 2 50 1 - -

E 1 0,5 95 0,5 0,5 0,5*95=47,5

Xét các tiến trình ta có: ACE: 4+2+1 =7 (Đường găng)

BE: 1+1 =2

D: 3

Ở đây ta cso 2 phương án để rút đường găng ACE xuống còn 6 tháng:

+Phương án 1: rút A 1 tháng với chi phí là 100 trd

+ Phương án 2: rút C 0,5 tháng và E 0,5 tháng với chi phí là 42,5+47,5 =90 trđ

Chọn phương án 2 vì chi phí thấp hơn.


42
2.

Thời
Thời gian
Thời gian CP rút CP hoàn
Thời gian rút ngắn
Công gian mong ngắn của thành trước
rút ngắn trên
việc dự tính muốn từng CV hạn
(tháng) đường
tei ngắn (Trđ/tháng) (Trđ)
găng
nhất

A 4 3 100 1 1 1*100 = 100

B 5 3 120 2 2 -

C 2 1,5 85 0,5 0,5 0,5*85= 42,5

D 3 2 50 1 1 -

E 1 0,5 95 0,5 0,5 0,5*95= 47,5

43
Xét các tiến trình ta có: ACE: 4+2+1 =7 (Đường găng)

BE: 5+1 =6

D: 3

Ở đây ta có 1 phương án để rút đường găng ACE xuống còn 5 tháng:

+ Rút A 1 tháng, rút C 0,5 tháng và E 0,5 tháng với chi phí là 100 + 42,5+47,5 = 190 (trđ)

44
Lúc này xuất hiện đường găng mới là BE: 5,5 tháng

Thời
Thời gian
Thời gian CP rút CP hoàn
Thời gian rút ngắn
Công gian mong ngắn của thành trước
rút ngắn trên
việc dự tính muốn từng CV hạn
(tháng) đường
tei ngắn (Trđ/tháng) (Trđ)
găng
nhất

A 4 3 100 1 1 1*100 = 100

B 5 3 120 2 2 120*0,5=60

C 2 1,5 85 0,5 0,5 0,5*85= 42,5

D 3 2 50 1 1 -

E 1 0,5 95 0,5 0,5 0,5*95= 47,5

Vậy rút công việc B 0,5 tháng với chi phí 60 trđ

Vậy để rút ngắn thời gian hoàn thành dự án từ 7 tuần xuống 5 tuần phải tốn một khoảng chi
phí như sau:

+ Rút ngắn công việc A 1 tháng tốn 100 trđ

45
+ Rút ngắn công việc C 0,5 tháng tốn 42,5 trđ

+ Rút ngắn công việc E 0,5 tháng tốn 47,5 trđ

+ Rút ngắn công việc B 0,5 tháng tốn 60 trđ

+ Tổng cộng chi phí tăng thêm 250 trđ để rút ngắn 2 tháng

Câu 17
Nội dung bài tập
Chi phí của một gói công việc là 300 triệu, được lên lịch trình để hoàn thành vào ngày hôm
nay. Chi phí thực tế đến ngày hôm nay tính trên các công việc đã hoàn thành là 200 triệu,
trong khi đó chi phí dự toán là 250 triệu.

Tổng dự toán cả dự án là 500 triệu

Yêu cầu

1.Tính các loại sai lệch, ý nghĩa?

2.Tính các loại chỉ số, ý nghĩa

3.Dự báo chi phí toàn bộ dự án

Bài giải
Theo đề ta có:

BCWS: 300 trđ

ACWP: 200 trđ

BCWP: 250 trđ

BAC: 500 trđ

1. Các loại sai lệch

Sai lệch chi phí: CV =BCWP – ACWP = 300 – 200 = 100 trđ

Ý nghĩa: chi phí dự toán cho phép nhiều hơn chi phí thực tế là 100 trđ

Sai lệch tiến độ: SV = BCWP –BCWS = 250 -300 = -50 trđ

46
Ý nghĩa: Đến ngày hôm nay theo kế hoạch chậm tiến độ và giá trị chậm tiến độ công
việc là 50 tr

2. Chỉ số thực hiện chi phí

CPI = BCWP/ACWP = 250/200 = 1,25 = 125%

Ý nghĩa: CP dự toán cho phép bằng 125% CP thực tế công việc

Chỉ số thực hiện tiến độ

SPI = BCWP/BCWS = 250/300 = 0,83 = 83,33%

Ý nghĩa: Tính đến ngày khởi công, DA mới thực hiện 83.33% tiến độ công việc

Chỉ số hoàn thành khối lượng công việc

PCI = BCWP/BAC = 250/500 = 0,5 = 50%

Ý nghĩa: Đến ngày hôm nay mới thực hiện 30% khối lượng công việc dự án

3. Dự báo chi phí toàn bộ dự án

FAC = ETC + ACWP = 200 + 200 = 400 trđ

ETC = Phần còn lại của công việc / CPI = (BAC - BCWP)/CPI

= (500 – 250)/ 1,25 = 200 trđ


Ý nghĩa: CP dự toán ban đầu là 500 tr, với tình hình thực tế như hiện nay, CP cho DA
là 400 tr, giảm 100 tr. Cách dự báo này có độ chính xác trên 90%
Câu 21
Nội dung bài tập
Cho biết nhu cầu lao động của công việc A, B, C, D và E lần lượt là 5, 6, 5, 10 và 11
người/tháng

Cũng cho biết rằng, công việc D có thể kéo dài thời gian thực hiện

1.Vẽ lại sơ đồ PERT và PERT cải tiến (như trong bài tập số 20)

2.Bố trí nhân lực trên sơ đồ PERT cải tiến.

3.Tìm và viết tên phương án điều hòa tốt nhất.


47
4.Bố trí nhân lực theo phương án tốt nhất? Vẽ đường điều hòa nguồn lực và cho nhận xét.

Bài giải
1. 𝑇𝑆 𝐵 = 5

𝑇𝑆 𝐷 = 4

𝑇𝑆 𝐴 = 𝑇𝑆 𝐶 = 𝑇𝑆 𝐸 = 0

48
2.

49
3. +Phương án 1: khởi công D trễ 2 tháng, và B trễ 1 tháng

50
+Phương án 2: khởi công D trễ 1 tháng

51
4. Khởi công D trễ 1 tháng và kéo dài thời gian từ 3 tháng lên 5 tháng

Nhận xét:

Nhu cầu nguồn lực là đường thẳng, điều này có nghĩa là nguồn lực được bố trí không bị căng
thẳng và cũng không nhàn rỗi trong suốt dự án.

Cụ thể nguồn lực từ lúc khởi công dự án tháng đầu tiên cho đến khi kết thúc dự án vào tháng
thứ 7 chỉ sử dụng 11 nguồn lực/ tháng.

52
53

You might also like