Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ – ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

--------

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM

TÊN ĐỀ TÀI

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIÊT


̣ NAM

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Nhã Uyên


Nhóm thực hiên:
̣ Money
Dương Vũ Hương Thư
Nguyễn Thị Hồng Thắm
Lê Thị Ý Quy
Nguyễn Thị Xuân Thủy

Đà Nẵng, ngày 1 tháng 10 năm 2020


Mục lục
I. Lời mở đầu..............................................................................................................2

1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................2

2. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................2

3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................................2

II. Quá trình hình thành và phát triển.............................................................................3

III. Mô hình tổ chức.......................................................................................................5

IV. Các công cụ được sử dụng để điều hành nền kinh tế trong các giai đoạn kinh tế từ
2000 đến nay:................................................................................................................. 9

1. Chính sách tiền tệ quốc gia.....................................................................................9

2. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại............................................................................10

3. Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách..............................................................11

4. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ..........................................................................11

5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối...............................................................11

V. Tác động của chính sách tiền tệ mà ngân hàng Trung Ương sử dụng đến nền kinh
tế và hệ thống tài chính của Việt Nam.........................................................................12

1. Tác động của chính sách tiền tệ trong năm 2007.....................................................12

2. Tác động của chính sách tiền tệ trong năm 2008.....................................................13

VI. Kết luận.................................................................................................................16

Nguồn tham khảo.........................................................................................................17

ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM...........................................................................18

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG.........................................................18

CÁC THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH................................................................................18

1
I. Lời mở đầu

1. Lý do chọn đề tài

Như chúng ta đã biết, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 mà khởi
nguồn từ Hoa Kỳ, một quốc gia có hệ thống tài chính hàng đầu trên thế giới, đã lan
rộng hầu như khắp các nước trên thế giới, gây ra những hậu quả nặng nề mà suốt trong
những năm tiếp theo chính phủ các nước vẫn còn phải làm đủ mọi cách để hạn chế tối
đa những tác động từ nó. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác chính cuộc khủng hoảng này
cũng đã làm nổi bật lên vai trò của Ngân Hàng Trung Ương (NHTW) trong việc “chẩn
đoán” và “kê toa” căn bệnh “khủng hoàng tài chính” nhằm giúp nền kinh tế của quốc
gia đứng vững trước những đợt dịch bệnh tấn công dồn dập như những đợt sóng thần
của biển cả. Chính NHTW với những công cụ chính sách tiền tệ của mình đã trở thành
nhân vật chính trong lĩnh vực giải cứu nền kinh tế thế giới qua khỏi cuộc đại suy thoái
mang tính chất toàn cầu này. Chính vì vậy mà nhóm chúng em chọn đề tài này, trước
tiên là để tìm hiểu về tổ chức bộ máy của NHTW, sau là tìm hiểu về các chính sách mà
NHTW đã thực hiện.

2. Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các tài liệu chuyên ngành về ngân hàng, kết hợp với các thông tin trên
internet, các thông tư, nghị định của Chính Phủ và ngành ngân hàng cũng như diễn
biến thực tế của nền kinh tế và thị trường để phân tích, so sánh, đối chiếu giữa lý
thuyết với thực tế, từ đó giải quyết mục tiêu cần nghiên cứu.

3. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài nghiên cứu này trước mắt và chủ yếu là để phục vụ cho công tác học tập
của nhóm, sau đó là cơ sở đế nhóm có thể có những nghiên cứu chuyên sâu hơn về
Ngân hàng Trung Ương Việt Nam.

II. Quá trình hình thành và phát triển


Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong
kiến dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được
thiết lập và hoạt động chủ yếu phục vụ chính sách thuộc địa của Pháp ở Việt Nam.

2
Trong suốt thời kỳ thuộc địa, sự hình thành và phát triển của hệ thống tiền tệ, tín dụng
đều do Chính phủ Pháp xếp đặt, bảo hộ thông qua Ngân hàng Đông Dương. Thực chất,
Ngân hàng Đông Dương hoạt động với tư cách là một Ngân hàng phát hành Trung
Ương, đồng thời là một ngân hàng kinh doanh đa năng bao gồm các nghiệp vụ ngân
hàng thương mại và nghiệp vụ đầu tư.

Sau Cách mạng tháng 8, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền
cách mạng là phải từng bước xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, công cụ quan trọng
của chính quyền để xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhiệm vụ này dần trở thành hiện
thực khi bước sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam
ngày một tiến triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến
trường, vùng giải phóng không ngừng được mở rộng. Sự chuyển biến của cục diện
cách mạng đòi hỏi công tác kinh tế, tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu
cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính sách mới về tài chính- kinh tế mà Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ II (tháng 02/1951) đề ra, ngày 6 tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam với các nhiệm
vụ chủ yếu là: Quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý
Kho bạc nhà nước, thực hiện chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với
mậu dịch để quản lý tiền tệ và đấu tranh tiền tệ với địch. Sự ra đời của Ngân hàng
Quốc gia Việt Nam là một bước ngoặt lịch sử, là kết quả nối tiếp của quá trình đấu
tranh xây dựng hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển
mới, thay đổi về chất trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta.

Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955-1975), hoạt động của Ngân hàng
Quốc gia tập trung vào việc tăng cường quản lý, điều hoà lưu thông tiền tệ theo các
nguyên tắc quản lý kinh tế XHCN; xây dựng và hoàn thiện chế độ tín dụng hướng vào
phục vụ phát triển kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; mở rộng phạm vi và cải tiến
nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt, thiết lập vai trò ngân hàng là trung tâm
thanh toán của nền kinh tế; mở rộng quan hệ thanh toán và tín dụng quốc tế; thực hiện
chế độ Nhà nước độc quyền quản lý ngoại hối.

Ngày 26/10/1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam.

3
Thời kỳ 1975-1985 là giai đoạn khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam đã thực hiện thanh lý hệ thống Ngân hàng của chế độ cũ ở miền
Nam; thu hồi tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc; phát hành các loại tiền mới của nước
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong giai đoạn này, hệ thống Ngân hàng Nhà
nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt
động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường.

Tháng 3/1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định
hướng cơ bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh. Tháng
5/1990, Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính. Sự ra đời
của 2 Pháp lệnh ngân hàng đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân
hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp. Trong đó, Ngân hàng Nhà nước thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng và thực thi
nhiệm vụ của một Ngân hàng Trung Ương; các ngân hàng thương mại và tổ chức tín
dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và dịch vụ ngân hàng trong
khuôn khổ pháp luật.

Từ năm 1990 đến nay, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
NHNN tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện theo quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2003), Luật Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam năm 2010 và các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của NHNN (Nghị định số 88/1998/NĐ-CP ngày 02/11/1998,
Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19/5/2003, Nghị định số 96/2008/NĐ-CP ngày
26/8/2008, Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013).

III. Mô hình tổ chức


Hiện nay về cơ bản ngân hàng Trung Ương các quốc gia được tổ chức theo 2
mô hình chủ yếu:
- Mô hình ngân hàng Trung Ương trực thuộc Quốc hội (độc lập với Chính phủ)
- Mô hình ngân hàng Trung Ương trực thuộc Chính phủ.

Mô hình tổ chức của NHNN Việt Nam:

4
- Ở hầu hết các quốc gia phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ… thì
mô hình tổ chức là độc lập với Chính phủ.
- Ở Việt Nam thì Căn cứ Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 (Luật NHNN
Việt Nam 2010), thì Ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện theo mô hình ngân hàng
Trung Ương trực thuộc Chính phủ.

QUỐC HỘI

CHÍNH PHỦ

BỘ VÀ CÁC CƠ
QUAN NGANG BỘ
(Tài chính, Kế hoạch NGÂN HÀNG
Đầu tư, Thương mại, TRUNG ƯƠNG
Công nghiệp, Nông
nghiệp...)

CÁC MỤC TIÊU KINH TẾ - XÃ HỘI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như là một bộ của Chính phủ, có chức năng
thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, ngân hàng và
mặc nhiên là cơ quan chủ quản của Tổ chức tín dụng Nhà nước, thực hiện chức năng
NHTW trong các nền kinh tế. Khác với nhiều Bộ ngành khác, Ngân hàng Nhà nước
được tổ chức thành hệ thống tập trung và thống nhất và vừa quản lý Nhà nước, vừa có
các hoạt hộng nghiệp vụ sinh lời.

* Ưu điểm:

- Giúp Chính phủ thống nhất, phối hợp đồng bộ các chính sách vĩ mô, trong đó có
chính sách tiền tệ ngân hàng, nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội chung.

5
- Đảm bảo sự giám sát thường xuyên của chính phủ và kịp thời can thiệp để đảm
bảo hài hòa các lợi ích, hạn chế tình trạng “lạm dụng” vai trò, vị trí của mình và
thiếu sự hợp tác với chính phủ.
- Giúp chính phủ nắm trong tay nguồn lực tài chính ổn định, tập trung của nền kinh
tế để thực hiện các mục tiêu mà chính phủ đặt ra.

* Nhược điểm:

- Sự can thiệp quá mức của chính phủ đối với ngân hàng Trung Ương.
- Hoạt động phát hành tiền có thể bị lạm dụng để bù đắp thâm hụt ngân sách nhà
nước.

Khối Chính sách

Khối Nghiệp vụ
Ban lãnh đạo

Khối Quản trị điều hành

Khối Thanh tra kiểm soát

Vụ Chính sách tiền tệ

Vụ Chiến lược phát


triển
Khối Chính sách
Vụ Quản lí ngoại hối

Vụ Quan hệ quốc tế

6
Vụ Tài chính- Kế
toán

Vụ Tín dụng
Khối Nghiệp
vụ
Sở Giao dịch

Ban quản lý dự án

Văn phòng

Vụ Tổ chức Cá
Bộ và Đào tạo
Vụ phát hành v
kho quỹ

Cục Quản trị

Học viện Ngân


hàng
Khối Quản trị
điều hành Đại học Ngân hà
TP.HCM
Cục Công nghệ t
học NH

Thời báo NH

Tạp chí NH

Trung tâm tuyê


truyền báo chí

Trung tâm thôn


tin tín dụng

7
Thanh tra ngân hàng

Vụ Tổng kiểm soát

Khối Thanh
tra kiểm soát Vụ Pháp chế

Vụ các ngân hàng

Vụ các Tổ chức tín


dụng hợp tác

- Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Hợp tác quốc tế có 7 phòng; Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ
Tài chính - Kế toán, Vụ Dự báo, thống kê, Vụ Tín dụng các ngành kinh tế có 6
phòng; Vụ Kiểm toán nội bộ, Vụ Tổ chức cán bộ có 5 phòng; Vụ Thanh toán, Vụ
Pháp chế có 4 phòng; Vụ Ổn định tiền tệ - tài chính có 3 phòng.
- Văn phòng có 5 phòng; Cục Phát hành và kho quỹ có 09 phòng và Chi cục tại
Thành phố Hồ Chí Minh; Cục Quản trị có 7 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ
Chí Minh; Cục Công nghệ thông tin có 7 phòng và Chi cục tại Thành phố Hồ Chí
Minh; Sở Giao dịch có 9 phòng.
- Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương: Chi nhánh thành phố Hà
Nội có 7 phòng; Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh có 8 phòng; Chi nhánh tỉnh,
thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nghệ An, Đắk Lắk có 5 phòng; 56 Chi
nhánh tỉnh còn lại có 4 phòng.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành danh sách các đơn vị
sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo
quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
8
IV. Các công cụ được sử dụng để điều hành nền kinh tế trong các
giai đoạn kinh tế từ 2000 đến nay:

1. Chính sách tiền tệ quốc gia

Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền
biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực
hiện mục tiêu đề ra.
Thống đốc ngân hàng nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt
buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy định của chính
phủ.
- Tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng nhà nước nhằm cung ứng
vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.
- Lãi suất: Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các
loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi.
- Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam được hình thành trên cơ sở
cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Ngân hàng nhà
nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ giá, cơ chế điều hành tỷ giá.
- Dự trữ bắt buộc: Ngân hàng nhà nước quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng
loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia và việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc, tiền gửi
vượt dự trữ bắt buộc của từng loại hình tổ chức tín dụng đối với từng loại tiền gửi.
- Nghiệp vụ thị trường mở: Ngân hàng nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở
thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng và quy định loại
giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở.

2. Phát hành tiền giấy, tiền kim loại


- Phát hành tiền giấy, tiền kim loại: Ngân hàng nhà nước là cơ quan duy nhất phát
hành tiền giấy, tiền kim loại của nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và đó
là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.

9
- Thiết kế, in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu huỷ
tiền: Ngân hàng nhà nước thiết kế mệnh giá, kích thước, trọng lượng, hình vẽ, hoa
văn và các đặc điểm khác của tiền trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức
thực hiện việc in, đúc, bảo quản, vận chuyển, phát hành tiền vào lưu thông, tiêu
huỷ tiền.
- Xử lý tiền rách nát, hư hỏng: Ngân hàng nhà nước quy định tiêu chuẩn phân loại
tiền rách nát, hư hỏng; đổi, thu hồi các loại tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu
thông; không đổi những đồng tiền rách nát, hư hỏng do hành vi huỷ hoại.
- Thu hồi, thay thế tiền: Ngân hàng nhà nước thu hồi và rút khỏi lưu thông các loại
tiền không còn thích hợp và phát hành các loại tiền khác thay thế. Các loại tiền thu
hồi được đổi lấy các loại tiền khác với giá trị tương đương trong thời hạn do ngân
hàng nhà nước quy định. Sau thời hạn thu hồi, các loại tiền thuộc diện thu hồi
không còn giá trị lưu hành.
- Tiền mẫu, tiền lưu niệm: Ngân hàng nhà nước tổ chức thực hiện việc thiết kế, in,
đúc, bán ở trong nước và nước ngoài các loại tiền mẫu, tiền lưu niệm phục vụ cho
mục đích sưu tập hoặc mục đích khác theo quy định của thủ tướng chính phủ.
- Ban hành, kiểm tra nghiệp vụ phát hành tiền
- Các hành vi bị cấm

3. Cho vay, bảo lãnh, tạm ứng cho ngân sách


- Cho vay: Ngân hàng nhà nước cho tổ chức tín dụng vay ngắn hạn và xem xét,
quyết định cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng tùy các trường hợp. Ngân
hàng nhà nước không cho vay đối với cá nhân, tổ chức không phải là tổ chức tín
dụng.
- Bảo lãnh: Ngân hàng nhà nước không bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân vay vốn, trừ
trường hợp bảo lãnh cho tổ chức tín dụng vay vốn nước ngoài theo quyết định của
thủ tướng chính phủ.
- Tạm ứng cho ngân sách nhà nước: Ngân hàng nhà nước tạm ứng cho ngân sách
Trung Ương để xử lý thiếu hụt tạm thời quỹ ngân sách nhà nước theo quyết định
của thủ tướng chính phủ. Khoản tạm ứng này phải được hoàn trả trong năm ngân
sách, trừ trường hợp đặc biệt do uỷ ban thường vụ quốc hội quyết định.

10
4. Hoạt động thanh toán và ngân quỹ
- Mở tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản: Ngân hàng nhà nước được mở
tài khoản và thực hiện giao dịch trên tài khoản ở ngân hàng nước ngoài, tổ chức
tiền tệ, ngân hàng quốc tế và cho tổ chức tín dụng.
- Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia: Ngân hàng nhà
nước tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia và thực
hiện việc quản lý các phương tiện thanh toán trong nền kinh tế.
- Dịch vụ ngân quỹ: Ngân hàng nhà nước cung ứng dịch vụ ngân quỹ thông qua
việc thu, chi tiền cho chủ tài khoản, vận chuyển, kiểm đếm, phân loại và xử lý tiền
trong lưu thông.
- Đại lý cho kho bạc nhà nước: Ngân hàng nhà nước làm đại lý cho kho bạc nhà
nước trong việc tổ chức đấu thầu, phát hành, lưu ký và thanh toán tín phiếu kho
bạc, trái phiếu kho bạc.

5. Quản lý ngoại hối và hoạt động ngoại hối


- Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước: Ngân hàng nhà nước quản lý dự trữ ngoại hối
nhà nước theo quy định của pháp luật về ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền
tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế và bảo toàn dự trữ ngoại hối nhà
nước.
- Hoạt động ngoại hối của ngân hàng nhà nước: Ngân hàng nhà nước thực hiện việc
mua, bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc
gia; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối
khác theo quy định của thủ tướng chính phủ.
- Mua, bán ngoại tệ giữa dự trữ ngoại hối nhà nước với ngân sách nhà nước: Thủ
tướng chính phủ quy định mức ngoại tệ bộ tài chính được giữ lại từ nguồn thu
ngân sách để chi các khoản chi ngoại tệ thường xuyên của ngân sách nhà nước. Số
ngoại tệ còn lại bộ tài chính bán cho dự trữ ngoại hối nhà nước tập trung tại ngân
hàng nhà nước.

11
V. Tác động của chính sách tiền tệ mà ngân hàng Trung Ương sử
dụng đến nền kinh tế và hệ thống tài chính của Việt Nam

1. Tác động của chính sách tiền tệ trong năm 2007


a) Các chính sách được sử dụng
- Lãi suất: NHNN tiếp tục giữ ổn định lãi suất ở mức cơ bản là 8,25%/năm, lãi suất
tái cấp vốn là 6,5%/năm và lãi suất chiết khấu là 4,5%/năm. Lý do chủ yếu của
việc giữ ổn định lãi suất này là nhằm phát tín hiệu định hướng ổn định lãi suất trên
thị trường để hạn chế việc tăng lãi suất cho vay và cộng hưởng làm tăng chi phí
sản xuất từ đó tác động làm tăng lạm phát.
- Dự trữ bắt buộc: NHNN giữ ổn định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả nội tệ và
ngoại tệ nhưng từ tháng 6/2007 NHNN đã điều chỉnh tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên
gấp đôi đối với cả nội tệ và ngoại tệ. Cụ thể, từ 5% lên 10% đối với tiền gửi VND
kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên 4%, đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng,
tăng từ 8% lên 10% đối với tiền gửi ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng và từ 2% lên
4% đối với kỳ hạn từ 12 tháng đến dưới 24 tháng .
- Nghiệp vụ thị trường mở: NHNN cũng đạt doanh số hoạt động thị trường mở lên
tới mức kỷ lục, mua vào giấy tờ có giá ngắn hạn đạt 61,133 tỷ đồng, đáp ứng kịp
thời nhu cầu vốn khả dụng cho các NHTM. Nhưng cũng trong năm 2007, tổng
doanh số tín phiếu NHNN và giấy tờ có giá bán ra là 356,850 tỷ đồng, đạt mức cao
nhất từ trước đến nay.
- Chính sách tỷ giá: Ngay từ đầu năm 2007, NHNN bắt đầu thực hiện nới lỏng biên
độ tỷ giá từ 0,25% lên 0,5% và đến 12/12/2007, tiếp tục nới rộng biên độ lên
0,75%. Bên cạnh đó NHNN chủ động sẵn sàng mua bán can thiệp trên thị trường
ngoại tệ liên ngân hàng, thông qua đó tăng cường quỹ dự trữ ngoại tệ quốc gia.
Điều đó đồng nghĩa với việc NHNN đưa một khối lượng lớn đồng Việt Nam vào
lưu thông.
b) Tác động đến hệ thống tài chính
Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc một cách đột ngột, mức tăng dự trữ quá nhanh và
mạnh khi tăng trưởng tín dụng chưa quá nóng đã đẩy các NHTM của Việt Nam lâm
vào khủng hoảng thiếu thanh khoản chưa từng có, kéo theo tình trạng cạn kiệt tín dụng
trong ngắn hạn.

12
c) Tác động đến nền kinh tế
- Lãi suất thị trường liên ngân hàng mặc dù có biển động mạnh trong vài ngày giữa
tháng 11/2007 song, nhìn chung, mặt bằng lãi suất trong năm ổn định: lãi suất huy
động và cho vay của TCTD vẫn giữ được ổn định và có xu hướng giảm nhẹ so với
cuối năm 2006, tạo điều kiện cho việc huy động vốn và đầu tư cho tăng trưởng
kinh tế.
- Việc nới lỏng biên độ tỷ giá giúp cho xuất khẩu phát triển hơn. Xuất khẩu phát
triển cùng với các nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI và vốn ODA đã làm cho cung
ngoại tệ tăng, buộc NHNN phải tăng cung nội tệ nhưng bên cạnh đó GDP lại
không tăng tương ứng, từ đó dẫn đến tình trạng lạm phát tăng cao vào cuối 2007
và đầu năm 2008.

2. Tác động của chính sách tiền tệ trong năm 2008


a) Các chính sách được sử dụng
Để thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát đầu năm 2008 NHNN đã thực hiện
đồng thời 4 biện pháp thắt chặt tiền tệ:
- Quyết định tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc từ 10% lên 11% đồng thời mở rộng thêm
phạm vi tiền gửi dự trữ bắt buộc (16/01/2008 187/QĐ-NHNN) tiếp theo từ đầu
tháng 10 đến đầu tháng 12/2008, NHNN thực hiện nhiều đợt giảm dần tỷ lệ dự trữ
bắt buộc. Cụ thể, NHNN đã điều chỉnh giảm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền
gửi bằng VND và giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
(Quyết định số 2560/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008). Đến ngày 20/11/2008, NHNN
tiếp tục điều chỉnh giảm 2% tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt
Nam của các TCTD (Quyết định số 2811/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008).
- Phát hành 20,300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc và ba NHTM lớn nhất, mỗi
ngân hàng phải mua 3,000 tỷ đồng.
- Trong những tháng đầu năm 2008, các loại lãi suất chủ đạo của NHNN tăng hơn
trước. Cụ thể, 30/01/2008 lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% lên 8,75%/năm. Sau hơn 3
tháng thực hiện, đến 19/05/2008, lãi suất cơ bản tăng vọt lên 12%/năm và sau đó
được điều chỉnh lên 14% (ngày 11/6), theo đó các mức lãi suất điều hành của
NHNN như lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn cũng tăng lên (lãi suất tái cấp

13
vốn tăng từ 13%-15%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ 11%-13%). Từ tháng
10/2008, nhằm tạo điều kiện cho các TCTD giảm lãi suất cho vay.
- NHNN ban hành quyết định số 03/2008/QĐ-NHNN ngày 1/2/2008 về sửa đổi chỉ
thị về cho vay chứng khoán. Quyết định 03 còn thắt chặt về cho vay chứng khoán
hơn chỉ thị 03 trước đây.
b) Tác động đến hệ thống tài chính
Tác động của việc thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt trong những tháng đầu
năm: Các hoạt động cho vay gần như co cụm lại, lãi suất tăng vọt, luồng tiền gửi trở
nên bất ổn, thị trường bất động sản đang ở trong cơn sốt bỗng đóng băng và trở nên
lạnh giá, thị trường vàng như con ngựa bất kham, giá cả hàng hóa thì tăng vọt... chính
sách tiền tệ bộc lộ rõ sức mạnh của nó.
Sau đó, những quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ đã đưa lãi suất trên thị
trường dần trở về mức tương ứng với mức trước khi thực hiện chính sách tiền tệ thắt
chặt, đáp ứng tốt hơn nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng
như của các thành phần kinh tế khác. Tuy nhiên những diễn biến kinh tế vĩ mô trong
và ngoài nước, sự tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như điều hành
các công cụ chính sách tiền tệ của NHNN đã tác động đến hoạt động kinh doanh của
các NHTM Việt Nam, như thiếu thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng tăng
cao, lãi suát huy động vốn tăng cao những lãi suất cho vay năm trong giới hạn của lãi
suất cơ bản và luật dân sự. Đến thời điểm hiện tại, mặc dù lãi suất cho vay đã giảm rất
lơn nhưng vốn cho vay ra của các NHTM vẫn rất khó khăn. Nhìn chung, nguồn thu
của các NHTM bị giảm và quản trị điều hành của các NHTM cũng bị động, luôn phải
xử lý với các tình huống xảy ra.
Đến cuối tháng 12/2008, tình hình kinh tế có dấu hiệu khả quan hơn, hoạt động
ngân hàng đang khởi sắc trở lại, huy động vốn và cho vay đang băt đầu trở về với nhịp
độ bình thường.
c) Tác động đến nền kinh tế
NHNN đã rút về một lượng lớn tiền mặt khỏi lưu thông và từ đó giảm bớt áp lực
của sự tăng lạm phát. Việc rút bớt một lượng tiền mặt khỏi lưu thông được thực hiện
thông qua việc siết chặt các khoản vay không hiệu quả để tập trung tăng trưởng tín
dụng cho sản xuất, xuất khẩu, cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn, cho

14
hộ chính sách và đặc biệt là đối với các dự án dang dở có hiệu quả phải đầu tư nhanh
để phát huy hiệu quả.
Lạm phát đã có xu hướng giảm dần ngoại trừ tháng 5 tăng 3,91% chủ yếu do sốc
giá gạo vào tháng 4/2008. Cụ thể CPI các tháng là:
(ĐVT: %)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
Tỷ lệ 2,38 3,56 2,99 2,2 3,91 2,14 1,13 1,56 0,18 -0,19 -0,76
lạm
phát

Tỷ lệ lạm phát trong năm 2008


5
4
3
2
%

1
0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
-1
Tháng

Tổng phương tiện thanh toán và tín dụng được kiểm soát phù hợp với mục tiêu
kiểm soát lạm phát; 10 tháng đầu năm, tổng phương tiện thanh toán tăng 9,48% chỉ
bằng ¼ của cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng tín dụng chậm dần (10 tháng tăng gần 18%
so với cuối năm 2007), từ đó tác động kiềm chế tăng tổng cầu và giá tiêu dùng.
Luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam vẫn được xem là tăng mạnh
cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tin tưởng vào sự ổn định kinh tế vĩ mô của
Việt Nam về trung hạn và dài hạn.

VI. Kết luận


Qua quá trình tìm hiểu về đề tài Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, chúng ta có thể
hiểu rõ hơn về hoạt động và tổ chức trong NHNN Việt Nam, các chính sách tiền tệ
được thực thi trong trong gian qua và hiệu quả tác động đến nền kinh tế của các chính
15
sách đó. Vì thời gian nghiên cứu có hạn nên chúng em không thể tránh khỏi những
thiếu sót trong cách nhìn tổng thể về đề tài và đi sâu chi tiết với từng nghiệp vụ, hoạt
động của NHNN Việt Nam. Kính mong cô nhận xét và đóng góp ý kiến để giúp chúng
em hoàn thiện đề tài này.

16
Nguồn tham khảo
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tien-te-ngan-hang/Luat-Ngan-hang-Nha-nuoc-
Viet-Nam-2010-108078.aspx

https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/gioithieunhnn/slqthtptnhnn;jsess
ionid=SVSFf0TCqZWWpvPPr2ZTxWqpQ4GdWPfBDdpwSwPsMjTMLQwpgrsK!
371667612!513565943?
_afrLoop=3405750156994628&fbclid=IwAR0DpTbd38LN3N0KG85O-
i0IlWdkD9u4B06MhQWquurHgMJGp2Muu4YuJhs - %40%3F_afrLoop
%3D3405750156994628%26centerWidth%3D80%2525%26leftWidth
%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader
%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3D7vpj4eei6_4

https://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_Nh%C3%A0_n
%C6%B0%E1%BB%9Bc_Vi%E1%BB%87t_Nam?fbclid=IwAR0oJXvIH-
Fm2nlTUeMPBJCy9AksGYi7SUx7YkfzP8sGqEAE5FPu5NbbXnQ

http://kontumtv.vn/tin-tuc/tin-trong-nuoc/chuc-nang-co-cau-to-chuc-cua-ngan-hang-
nha-nuoc-viet-nam?fbclid=IwAR24dxaaGr2GWhjsL-rn5-
zYtfWGW1uRsznKaASCJAl0RBX-IDGj7TPch0g

17
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN NHÓM
ĐÁNH GIÁ NỖ
STT TÊN NỘI DUNG ĐÓNG GÓP
LỰC
1 Dương Vũ Hương Thư phụ trách phần IV 90%
2 Nguyễn Thị Hồng Thắm phụ trách phần I + V + VI 90%
3 Nguyễn Thị Xuân Thủy phụ trách phần II + bản word 90%
4 Lê Thị Ý Quy phụ trách phần III + slide 90%

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐƯỢC SỬ DỤNG


NHNN Ngân hàng nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung Ương
TCTD Tổ chức tính dụng
XHCN Xã hội Chủ nghĩa

CÁC THUẬT NGỮ TÀI CHÍNH


Tái chiết khấu: việc mua lại thương phiếu, giấy tờ có giá ngắn hạn khác đã được chiết
khấu trước khi đến hạn thanh toán.

Tín dụng: một phạm trù kinh tế và nó cũng là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Tín
dụng ra đời, tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội.

Tổ chức tín dụng: doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng
với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ
thanh toán.

Tái cấp vốn: hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung
ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.

Ngoại hối: tập hợp các phương tiện được sử dụng trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế
bao gồm ngoại tệ, các công cụ có giá trị thanh toán bằng ngoại tệ, các loại chứng từ có
giá tính bằng ngoại tệ, vàng, đồng nội tệ.

18

You might also like