Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN: Pháp luật Liên minh châu Âu
ĐỀ BÀI: Phân tích những vấn đề pháp lý về
hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia
của Liên minh châu Âu dưới các góc độ:
- Phạm vi hợp tác;
- Nội dung hợp tác;
- Thực tiễn triển khai

Nhóm: 4
Lớp: N01.TL1
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIAVÀ KẾT QUẢ
THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Nhóm số: 04
Tổng số thành viên của nhóm: 11
Đề tài nghiên cứu: Đề 02
SĐT liên hệ: 0888125892
Email: phamtuananh13042001@gmail.com
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện
bài tập nhóm môn. Kết quả như sau:

STT MSSV HỌ VÀ TÊN Đánh giá Sinh viên Đánh giá


của ký tên của giáo viên
sinh viên
A B C Điểm số Điểm chữ
1 440115 Lê Thị Ngọc Khánh X
2 440117 Phùng Danh Đạt X
3 440121 Triệu Bích Phượng X
4 440128 Nguyễn Anh Thư X
5 440129 Nguyễn Ngọc Đại X
6 440131 Phạm Đức Mạnh X
7 440231 Nguyễn Ánh X
Nguyệt
8 440239 Phạm Tuấn Anh X
9 440249 Nguyễn Đức Hoàng X
10 440258 Phan Khánh Linh X
11 440307 Võ Việt Anh X

Hà Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2021.


Kết quả điểm bài viết: ............................
NHÓM TRƯỞNG
• Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...

• Giáo viên chấm thứ hai:.……………….


Kết quả điểm thuyết trình:…………….
• Giáo viên cho thuyết trình:…………….

Điểm kết luận cuối cùng:………………


• Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Mục lục
A. Phần mở đầu……………………………………………………………………..1
B. Phần nội dung……………………………………………………………………1

I. Khái quát về vấn đề tội phạm xuyên quốc gia……………………………………..1

1. Định nghĩa tội phạm xuyên quốc gia………………………………………1

2. Đặc điểm của tội phạm xuyên quốc gia……………………………………2


3. Thẩm quyền tài phán đối với tội phạm xuyên quốc gia…………………….2

II. Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của EU………………………….3

1. Nội dung hợp tác…………………………………………………………..3

2. Phạm vi hợp tác……………………………………………………………7

3. Thực tiễn triển khai………………………………………………………..9

III. Đánh giá về hoạt động hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
của EU……………………………………………………………………………..13
1. Những thành tựu đạt được ……………………………………………….13
2. Những hạn chế tồn đọng………………………………………………….14
IV. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả của hoạt động hợp tác phòng, chống
tội phạm xuyên quốc gia của EU…………………………………………………..15
C. Phần kết luận…………………………………………………………………...15
A. Phần mở đầu
“Chiến tranh lạnh” kết thúc đã mở ra một cơ hội to lớn cho tăng cường hội nhập
quốc tế. Việc mở cửa biên giới ở Trung và Đông Âu đã tạo điều kiện dễ dàng cho
các băng nhóm tội phạm có tổ chức xâm nhập và thiết lập hoạt động ở khắp châu lục.
Vì vậy, kiểm soát các băng nhóm tội phạm có tổ chức như là một ưu tiên cho các
nước muốn gia nhập liên minh châu Âu. Tuy nhiên những khác biệt về vấn đề chủ
quyền quốc gia, cơ chế quản lý thông tin của cảnh sát các nước trong khu vực còn
khác biệt, cũng như sự không đồng nhất về quy định pháp luật và phương pháp điều
tra, xét xử đã làm cản trở sự hợp tác của các cơ quan chức năng ở các nước thành
viên trong việc đấu tranh phòng ngừa và ngăn chặn các hoạt động của tội phạm xuyên
quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc nghiên cứu vấn đề này, với bài tập
nhóm môn Pháp luật Liên minh châu Âu, nhóm em xin lựa chọn đề tài: “Phân tích
những vấn đề pháp lý về hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của Liên
minh châu Âu dưới các góc độ:
- Phạm vi hợp tác;
- Nội dung hợp tác;
- Thực tiễn triển khai”
để tìm hiểu và có được cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn.
B. Phần nội dung
I. Khái quát về vấn đề tội phạm xuyên quốc gia
1. Định nghĩa tội phạm xuyên quốc gia
Trong Công ước Palermo năm 2000, Công ước không đưa ra khái niệm tội phạm
này mà chỉ xác định những yếu tố hay điều kiện làm nên tính chất xuyên quốc gia
của hành vi phạm tội. Có nhiều quan điểm về khái niệm TPXQG, tuy nhiên nhóm
đồng tình với định nghĩa trong giáo trình Luật Hình sự quốc tế của DHQGHN do
thầy Nguyễn Ngọc Chí chủ biên:
“Tội phạm xuyên quốc gia là những hành vi xâm hại các lợi ích của nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, đe dọa trật tự, an ninh thế giới, mà

1
các giai đoạn thực hiện hoặc tác động của nó liên quan đến hai quốc gia trở lên hay
được thực hiện bởi một nhóm tội có tổ chức hoạt động ở nhiều quốc gia”
Như vậy, với khái niệm trên có thể thấy tội phạm này được thể hiện rất đa dạng,
nhưng hành vi phạm tội phải liên quan tới ít nhất từ 2 quốc gia. “Nhóm tội phạm có
tổ chức” là nhóm có thành phần cấu thành từ 3 cá nhân trở lên và tồn tại trong một
thời gian nhất định, đồng thời hoạt động của nhóm như vậy có phối hợp với nhau
nhằm mục đích thực hiện một hay nhiều tội phạm nghiêm trọng hoặc các hành vi
phạm tội đã được quy định trong Công ước này nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đạt
được các lợi ích nhất định về tài chính hay vật chất khác.
2. Đăc điểm của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
Với tính chất là một trong các loại hình của tội phạm quốc tế, tội phạm có tổ
chức xuyên quốc gia có đặc điểm là:
- Tính đa quốc gia
- Phương pháp, thủ đoạn thực hiện tội phạm xuyên quốc gia thường mang tính
có tổ chức và chuyên nghiệp cao
- Có khả năng gây hậu quả trên phạm vi đặc biệt lớn hoặc hậu quả hàng loạt
- Xâm hại các lợi ích quốc gia, quyền, lợi ích chính đang của cá nhân, tổ chức
một cách nghiêm trọng ở mức độ đe dọa đến trật tự, an ninh của một khu vựa nào đó
trên thế giới
- Thẩm quyền tài phán đối với tội phạm xuyên quốc gia thuộc về quốc gia riêng
lẻ và trách nhiệm pháp lý đối với các hành vi đó được xác định trên cơ sở pháp luật
quốc gia
3. Thẩm quyền tài phán đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia
Việc xác định thẩm quyền tài phán đối với tội phạm có tính chất quốc tế là rất
quan trọng, đặc biệt đối với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Về nguyên tắc, thẩm
quyền tài phán đối với các loại tội phạm có tính chất quốc tế thuộc về quốc gia. Chỉ
có quốc gia mới có quyền xét xử và trừng phạt loại tội phạm này tại tòa án và theo
luật hình sự quốc gia. Thực tiễn cho thấy, thẩm quyền tài phán quốc gia về hình sự
được xác định dựa trên các nguyên tắc: nguyên tắc lãnh thổ; nguyên tắc quốc tịch;

2
nguyên tắc an ninh quốc gia; nguyên tắc phổ cập (nguyên tắc thẩm quyền tài phán
toàn cầu).
II. Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của Liên minh châu Âu
Chống tội phạm có tổ chức quốc tế vẫn là một trong những thách thức mới lớn
mà cộng đồng quốc tế phải đối mặt. Tội phạm có tổ chức bao gồm nhiều hoạt động
sinh lợi khác nhau bên cạnh các hoạt động “truyền thống” trong lĩnh vực buôn bán
ma túy. Chúng bao gồm rửa tiền, buôn lậu người di cư bất hợp pháp, buôn người và
buôn bán vũ khí. Không còn nghi ngờ gì nữa, tội phạm có tổ chức là mối đe dọa đối
với an ninh và ổn định quốc tế, vì đây là các nền dân chủ mới, vẫn chưa hợp nhất và
các quốc gia có cơ cấu chính quyền và hành chính yếu kém hoặc tham nhũng đang
bị ảnh hưởng nặng nề.
Hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của Liên minh châu Âu được
diễn ra dưới các khía cạnh cụ thể:
1. Nội dung hợp tác
a) Hợp tác cảnh sát
Hợp tác cảnh sát trong Liên minh châu Âu đã đạt được nhiều thành tựu đáng
kể, cả về mặt thông qua được các văn bản pháp quy vẫn việc thi hành nhằm ngăn
chặn các hành vi tội phạm nghiêm trọng, tuy nhiên, mức độ và nội dung của hoạt
động hợp tác này vẫn bị chỉ trích là không đảm bảo được một khuôn khổ pháp lý rõ
ràng nhằm bảo vệ các quyền của cá nhân, cũng chưa xây dựng được một khuôn khổ
hợp tác tối ưu giữa các cơ quan thực thi pháp luật.
Những cố gắng thay đổi đã được phản ánh trong Chương trình Hague, trong đó
tập trung chủ yếu vào thúc đẩy hoạt động hợp tác giữa các cơ quan thực thi luật pháp
quốc gia, tăng cường việc trao đổi các dữ liệu cá nhân và các thông tin chiến lược
giữa các cơ quan này và các đối tác EU của họ, và phát triển cơ sở dữ liệu Liên minh
châu Âu. Những quy định này nhấn mạnh vào những hoạt động hợp tác nhằm khắc
phục những thiếu sót ở các nước thành viên và tăng cường khả năng đối phó của EU
với các vấn đề an ninh - đặc biệt là khủng bố - mối đe dọa chủ yếu bắt nguồn từ
những rào cản trong hợp tác trao đổi thông tin và tin tưởng lẫn nhau
Hợp tác cảnh sát trong EU được thực hiện dưới nhiều cấp độ
3
• Hợp tác giữa các cơ quan cảnh sát quốc gia
Trung tâm của hợp tác cảnh sát trong EU là hợp tác và trao đổi dữ liệu giữa các
cơ quan có thẩm quyền của các nước thành viên. Điều 39 của Công ước Schengen
có ghi nhận nội dung này, tuy không quy định là một hợp tác bắt buộc. Hợp tác cũng
có thể biểu hiện thông qua các hoạt động chung, ví dụ bằng cách thiết lập các đội
điều tra chung.
Đối với việc trao đổi thông tin, Chương trình Hague cố gắng để khắc phục tình
hình hiện tại bằng cách xây dựng nguyên tắc “availability” (sẵn có, được phép tiếp
cận, sẵn sàng cho sử dụng), theo đó, trên toàn Liên minh, cơ quan thi hành pháp luật
của một nước thành viên có nghĩa vụ lưu giữ và sẵn sàng chia sẻ những thông tin mà
mình có được cho các cơ quan và nhân viên cảnh sát ở một nước khác, khi họ có nhu
cầu để thực hiện nhiệm vụ của mình, tuy nhiên có tính đến yêu cầu điều tra đang diễn
ra ở trong nước đó. Chương trình Hague yêu cầu các nước thành viên thực hiện theo
nguyên tắc này bắt đầu từ 01/01/2008
• Hợp tác giữa cơ quan cảnh sát và cơ quan tình báo
Hợp tác giữa cơ quan cảnh sát và cơ quan tình báo về trao đổi dữ liệu đã trở
thành yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh của “cuộc chiến chống khủng bố”. chương
trình Hague cũng đã ghi nhận tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác này, tuy nhiên
để đảm bảo hoạt động tình báo giữ được sự độc lập của mình và không phải chịu sự
giám sát lớn hơn do áp dụng cơ chế hợp tác này, các nhà lập pháp đã đề nghị xem
xét đề ra các trường hợp đặc biệt cụ thể được phép áp dụng phương pháp này.
• Hợp tác với Europol
Hợp tác trao đổi thông tin và thiết lập các đội điều tra chung giữa cảnh sát các
nước thành viên và Văn phòng cảnh sát châu Âu (Europol) là cần thiết. Mối quan hệ
này đều đã được ghi nhận cả trong Công ước Europol và Chỉ thị hội đồng số
2009/371/JHA thay thế cho Công ước Europol.
Văn phòng cảnh sát châu Âu Europol là một biểu hiện cao của sự hợp tác phòng
chống tội phạm của cảnh sát ở Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, bản thân hình thức
được ban hành dưới dạng một công ước đã ẩn chứa những hạn chế trong việc đối
phó với những thay đổi của tình hình phát triển tội phạm trên toàn Liên minh. Để
4
điều chỉnh những thay đổi của tình hình phát triển tội phạm trên toàn liên minh, còn
những sửa đổi lớn hơn đều cần sự chấp thuận của tất cả các nước thành viên. Sau ba
bản Nghị định thư vào các năm 2000, 2002 và 2003, người châu Âu mới nhận ra hạn
chế này và lên kế hoạch để thay đổi.
Căn cứ vào Chỉ thị số 2005/51/JHA về bảo vệ đồng Euro, Europol cũng được
xem là cơ quan trung ương trong việc chống nạn tiền giả của đồng Euro.Trong những
vấn đề mà Europol có thẩm quyền, nhân viên Europol có thể tham gia vào các đội
điều tra chung, phối hợp với cảnh sát của các nước thành viên. Tuy nhiên, họ có thể
chỉ hoạt động trong phạm vi hỗ trợ năng lực mà không thực hiện bất kỳ biện pháp
cưỡng chế nào. Các nhân viên có thể cung cấp thông tin xử lý bởi Europol trực tiếp
cho các thành viên khác của đội điều tra chung. Ở cấp quốc gia, mỗi nước thành viên
sẽ chỉ định một đơn vị cảnh sát của mình hoạt động như cơ quan liên lạc duy nhất
với các cơ quan có thẩm quyền tương đương ở các nước khác và với Europol, và chỉ
trong những vấn đề có liên hệ đã được xác định từ trước bởi quy định của chính nước
thành viên đó. Chính mạng lưới các cơ quan này đã hợp thành cấp văn phòng thứ hai
của Europol, nơi mà các nhân viên cảnh sát vừa đại diện cho lợi ích của quốc gia
mình, vừa tạo điều kiện trao đổi thông tin qua Europol.
• Hợp tác trong khuôn khổ của Schengen
Hợp tác cảnh sát trong khuôn khổ của Schengen còn bao gồm cả Hệ thống thông
tin Schengen (Schengen Information System – SIS). SIS đầu tiên (SIS I) được xây
dựng vào năm 1995, và hiện giờ, sau thời điểm mở rộng Liên minh, cả EU đang
hướng tới việc xây dựng một SIS II hiện đại hơn, hiệu quả hơn và phù hợp hơn với
các thành viên mới.
Về cơ bản SIS là một hệ thống mạng máy tính chứa thông tin về: 1) những đối
tượng bị truy nã cần dẫn độ hoặc chuyển giao (Điều 95 Công ước); 2) những công
dân của nước thứ ba bị từ chối nhập cảnh vào khu vực Schengen (Điều 96); những
người bị mất tích (Điều 97); những nhân chứng hoặc những người được yêu cầu xuất
hiện trước các cơ quan tư pháp (Điều 98); những cá nhân hoặc phương tiện được đặt
dưới sự giám sát và kiểm tra đặc biệt (Điều 99); một số đối tượng (như tài liệu nhận
dạng, súng, xe, các ghi chú ngân hàng…) bị đánh cắp, biển thủ hoặc mất.

5
Các thông tin chứa trong SIS có thể được truy vấn bởi cảnh sát, lực lượng
biên phòng, hải quan và một số các cơ quan cấp thị thực và giấy phép cư trú. Nhờ
đó, lực lượng cảnh sát có thể xác định có hay không và tại sao một người hoặc một
đối tượng bị truy nã, những yêu cầu hành động hợp tác nào cần được ưu tiên thực
hiện, và một cá nhân có được trang bị vũ khí hay không.
Về phạm vi của mối quan hệ hợp tác cảnh sát giữa các nước châu Âu theo khuôn
khổ Schengen, cần chú ý rằng Anh và Ireland – hai quốc gia thành viên EU nhưng
lại không phải là thành viên của khu vực tự do di chuyển Schengen, vẫn tham gia
vào nội dung hợp tác cảnh sát này; ngoài ra Iceland Na Uy, tuy không phải là thành
viên EU nhưng lại tham gia đầy đủ các nội dung quy định của Công ước Schengen.
b) Hợp tác phòng chống tội phạm mạng:
Để đối phó với tội phạm an ninh mạng ngày càng tăng và tinh vi hơn, 27 quốc
gia thành viên EU thống nhất thành lập Đơn vị không gian mạng chung (Joint Cyber
Unit), dự kiến ra mắt vào cuối tháng 6.2022 và sẽ được kiện toàn một năm sau đó,
vào tháng 6.2023.
Đơn vị mới thành lập này nằm trong kế hoạch ứng phó với các khủng hoảng và
sự cố an ninh mạng của EU nhằm chia sẻ thông tin, tập hợp các nguồn lực và chuyên
môn sẵn có cho EU nói chung và các quốc gia thành viên nói riêng phối hợp ngăn
chặn, ứng phó hiệu quả với các cuộc tấn công mạng cũng như hỗ trợ phục hồi sau
các cuộc tấn công. Bên cạnh đó, EU cũng sẽ thành lập các đội phản ứng nhanh thuộc
Đơn vị không gian mạng chung để hỗ trợ nhanh chóng cho các quốc gia thành viên
đang bị tấn công, đóng góp vào một nền kinh tế và xã hội kỹ thuật số an toàn.
c) Hợp tác Tư pháp Hình sự của Liên minh Châu Âu
Nó giúp các nước EU chống lại chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức
nghiêm trọng liên quan đến nhiều quốc gia EU bằng cách: phối hợp điều tra và truy
tố liên quan đến ít nhất 2 quốc gia giúp giải quyết các xung đột về quyền tài phán tạo
điều kiện thuận lợi cho việc soạn thảo và thực hiện các công cụ pháp lý của EU,
chẳng hạn như Lệnh bắt giữ của châu Âu và lệnh tịch thu và đóng băng.
Để làm điều này, Eurojust: tổ chức các cuộc họp phối hợp tài trợ & cung cấp
đầu vào của chuyên gia cho các nhóm điều tra chung (JIT) tổ chức các trung tâm
6
điều phối. Nó cũng tổ chức các Ban thư ký của Mạng lưới Tư pháp Châu Âu, Mạng
lưới Nhóm Điều tra Chung và Mạng lưới điều tra và truy tố tội ác diệt chủng, tội ác
chống lại loài người và tội ác chiến tranh (Mạng lưới diệt chủng).
Các cuộc họp phối hợp của Eurojust quy tụ các công tố viên, thẩm phán và nhân
viên thực thi pháp luật. Họ được hưởng lợi từ chuyên môn, cơ sở vật chất, dịch vụ
dịch thuật của đơn vị. Chi phí đi lại và ăn ở được hoàn trả. Các trung tâm điều phối
tổ chức các ngày hành động chung, tại đó những người tham gia có thể chia sẻ thông
tin về tội phạm có tổ chức nghiêm trọng liên quan đến nhiều quốc gia.
Eurojust có các thỏa thuận hợp tác với nhiều quốc gia ngoài EU với các tổ chức,
cơ quan và đối tác liên quan của EU, và với các tổ chức quốc tế bao gồm: Mạng lưới
Tư pháp Châu Âu Văn phòng Cảnh sát Châu Âu (Europol) Văn phòng Chống gian
lận Châu Âu (OLAF) Cơ quan Châu Âu về Quản lý Hợp tác Hoạt động tại Biên giới
Bên ngoài của các Quốc gia Thành viên Liên minh Châu Âu (Frontex) Trung tâm
Giám sát Châu Âu về Ma túy và Nghiện Ma túy (EMCDDA).
2. Phạm vi hợp tác
a) Tội phạm mạng
Mỗi năm, 400 tỷ Euro bị mất trên toàn cầu do các cuộc tấn công mạng. EU dự
định đẩy mạnh cuộc chiến chống tội phạm mạng, tập trung vào ba lĩnh vực:
• Chống lại các cuộc tấn công chống lại hệ thống CNTT
• Giải quyết gian lận thanh toán không dùng tiền mặt
• Cải thiện sự an toàn của trẻ em trực tuyến, bao gồm bằng cách chống
sản xuất và phân phối nội dung lạm dụng trẻ em
b) Buôn bán ma tuý
Buôn bán ma túy và sản xuất ma túy vẫn là một trong những hoạt động mang
lại nhiều lợi nhuận nhất cho các tổ chức tội phạm ở EU. Mục tiêu của EU là: Giảm
sản xuất và buôn bán ma túy tổng hợp, chẳng hạn như thuốc lắc và LSD để phá vỡ
các hoạt động tội phạm của các tổ chức buôn lậu cần sa, heroin và cocaine vào EU
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho nhập cư bất hợp pháp vào EU
Những người di cư lậu sang châu Âu phần lớn là do bọn tội phạm buôn người
thúc đẩy. Ngày nay, 90% người di cư trả tiền cho bọn buôn người để đến châu
7
Âu. EU tìm cách giải quyết các mạng lưới tội phạm khai thác những người di cư dễ
bị tổn thương, đặc biệt là những người:
• Sử dụng các phương pháp gây nguy hiểm đến tính mạng con người,
• Cung cấp dịch vụ của họ trực tuyến
• Sử dụng gian lận tài liệu như một phần của mô hình kinh doanh của họ.
d) Trộm cắp có tổ chức và ăn trộm
EU tìm cách phá vỡ các nhóm tội phạm quốc tế khai thác sự thiếu khả năng
tương tác giữa các công cụ giám sát xuyên biên giới để thực hiện các vụ trộm trong
nước, ăn cắp ô tô hoặc các doanh nghiệp mục tiêu.
e) Buôn bán con người
EU hướng tới mục tiêu là buôn bán người trong EU, đặc biệt là bóc lột tình dục
và lao động và tất cả các hình thức buôn bán trẻ em. Mục tiêu chính là xác định các
nạn nhân và bảo vệ họ.
f) Gian lận trong nội bộ cộng đồng nhà giao dịch (MTIC)
Mỗi năm, 60 tỷ Euro bị đánh cắp bởi các nhóm tội phạm khai thác cách thức xử
lý thuế VAT trong các giao dịch xuyên biên giới. Kinh nghiệm thu được trong chu
kỳ chính sách trước sẽ được sử dụng để nhắm vào các nhóm tội phạm.
g) Buôn bán vũ khí
EU cam kết phá vỡ các tổ chức tội phạm:
• Giao thông trong vũ khí
• Phân phối súng
• Sử dụng súng
h) Tội phạm môi trường
Tội phạm môi trường đã trở thành một trong những hoạt động tội phạm có tổ
chức thu lợi nhuận cao nhất thế giới. Nó có tác động không chỉ đến môi trường, mà
còn đến xã hội và nền kinh tế nói chung. EU sẽ tập trung cuộc chiến của mình vào:
• Phá vỡ các tổ chức tội phạm liên quan đến buôn bán động vật hoang dã
• Chống lại những kẻ tham gia buôn bán chất thải bất hợp pháp.
i) Tài chính tội phạm
8
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của bọn tội phạm và những đổi mới trong dịch
vụ tài chính - chẳng hạn như tiền ảo và thẻ trả trước ẩn danh - đã tạo ra những cơ hội
mới cho tội phạm rửa tiền và tài trợ. EU hướng tới:
• Tịch thu lợi nhuận mà mạng lưới tội phạm tạo ra do rửa tiền
• Nhắm mục tiêu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ rửa tiền
• Nhắm mục tiêu vào các tổ chức tội phạm sử dụng các phương thức
thanh toán mới để rửa lợi nhuận cho tội phạm
k) Gian lận tài liệu
Bảo mật tài liệu du lịch rất quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố và tội
phạm có tổ chức, đồng thời góp phần bảo vệ biên giới và quản lý di cư. EU nhằm
vào các tổ chức tội phạm liên quan đến việc sản xuất và cung cấp tài liệu giả cho các
tội phạm khác.
3. Thực tiễn triển khai
a) Biểu hiện cụ thể
Chính phủ Đức đang tích cực tham gia vào các nỗ lực chống tội phạm có tổ
chức ở cấp độ song phương và với tư cách là một thành viên của Liên minh châu Âu
bằng việc hợp tác với các cơ quan đa phương và tài trợ cho các dự án quốc tế để
chống tội phạm. Đức đã ký kết các thỏa thuận song phương về hợp tác chống tội
phạm có tổ chức với một loạt quốc gia. Các sĩ quan liên lạc từ Văn phòng Cảnh sát
Hình sự Liên bang (BKA) làm việc tại nhiều đại sứ quán của các quốc gia tham gia
ký kết hiệp ước đó
Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) có trụ sở tại
Vienna đã thực hiện những công việc có giá trị về các khía cạnh thực tế khác nhau
của cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức và nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ Đức
cho các dự án của mình.
Lực lượng Đặc nhiệm Hành động Tài chính (FATF) là cơ quan quan trọng nhất
trong hợp tác quốc tế chống rửa tiền. FATF đã đưa ra 40 Khuyến nghị và 9 Khuyến
nghị đặc biệt về Rửa tiền, trong đó liệt kê một loạt các biện pháp đối phó phù hợp
trong các lĩnh vực luật hình sự, tố tụng hình sự, hợp tác cảnh sát, tài chính và ngân
hàng và hợp tác quốc tế.
9
Nhóm Roma-Lyon là một nhóm các chuyên gia nổi tiếng G7 với nhiệm vụ xem
xét và đánh giá các thỏa thuận quốc tế hiện có và các cơ chế để chống tội phạm có
tổ chức, trong số những thứ khác, và khuyến nghị hành động để đóng bất kỳ kẽ hở
nào (các phương pháp hay nhất).
Cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức cũng được đề cao trong chương trình
nghị sự tại các cuộc họp thường niên của Ủy ban Phòng chống Tội phạm và Tư pháp
Hình sự LHQ (CCPCJ), ủy ban chuyên gia liên quan của Hội đồng Kinh tế và Xã hội
của LHQ (ECOSOC). CCPCJ đưa ra các khuyến nghị không chỉ về phòng ngừa và
kiểm soát tội phạm mà còn về việc đối phó với người phạm tội. Nó cũng giám sát và
theo dõi các chương trình liên quan của Liên hợp quốc và điều phối hoạt động của
các thể chế khu vực và siêu khu vực trong lĩnh vực này.
Các dấu mốc quan trọng trong cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức là Công
ước của Liên hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (UNTOC) và
Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng (UNCAC).
b) Tiến trình thực hiện
• Năm 2017
Hội đồng nhất trí tiếp tục Chu trình chính sách của EU đối với tội phạm quốc tế
có tổ chức và nghiêm trọng trong giai đoạn 2018-2021. Chu kỳ chính sách đầy đủ
chính thức đầu tiên của EU được khởi động vào năm 2013 và được thực hiện trong
giai đoạn 2014-2017. Nó tuân theo chu kỳ chính sách ban đầu và giảm 2 năm được
thực hiện vào năm 2012 và 2013.
• Năm 2018
COSI và nhóm hỗ trợ COSI đã thông qua các kế hoạch chiến lược nhiều năm
cho giai đoạn 2018-2021. Và các kế hoạch hoạt động đã được thông qua cho năm
2018. Chu kỳ chính sách của EU 2018-2021 được bắt đầu thực hiện và các bộ trưởng
đã xác nhận giá trị và ca ngợi tính đa ngành của chính sách này.
• Năm 2019
Trong năm 2019, hơn 8 000 tội phạm đã bị bắt giữ, hơn 1 400 nạn nhân của việc
buôn người và khiêu dâm trẻ em trực tuyến đã được xác định, hơn 400 triệu euro
gian lận ảnh hưởng đến lợi ích của EU đã bị ngăn chặn và thu giữ 75 tấn ma túy. Trị
10
giá hơn 72 triệu euro tài sản phạm tội đã bị phong tỏa và thu giữ. Nhìn xa hơn các
kết quả hoạt động, tính chất tích hợp và đa ngành của EMPACT, cũng bao gồm
phòng ngừa và đào tạo, là yếu tố chính cho sự thành công của công cụ này. Phương
pháp tiếp cận đa ngành cung cấp một nền tảng chung mạnh mẽ cho nhiều bên tham
gia ở cấp quốc gia và EU, bao gồm cảnh sát, biên phòng, hải quan, cơ quan tư pháp,
lao động thanh tra và các nhà điều hành khu vực tư nhân, chỉ đề cập đến một số. Nó
đã giúp tăng cường lẫn nhau tin tưởng và cho phép một cách tiếp cận linh hoạt và
phối hợp hơn để ứng phó với sự phức tạp và bản chất ngày càng phát triển của tội
phạm. Những đóng góp quan trọng cho EMPACT được thực hiện bởi tất cả các bên
liên quan, từ những người có thẩm quyền các cơ quan có thẩm quyền tại các Quốc
gia Thành viên (các động lực ưu tiên và các nhà lãnh đạo hành động nói riêng) đối
với EU JHA các cơ quan và tổ chức, các đối tác bên ngoài và khu vực tư nhân, là
trọng tâm của những kết quả hữu hình.
• Năm 2020
INTERPOL và EUROPOL đã hỗ trợ chiến dịch kéo dài 4 ngày (từ ngày 24-
27/9/2020) do Cơ quan liên ngành Châu Âu chống tội phạm có tổ chức (EMPACT)
điều phối và Lực lượng phòng vệ dân sự Tây Ban Nha chủ trì, cùng với sự tham gia
của hơn 33 quốc gia với mục tiêu trọng tâm là phòng chống nhập cảnh trái phép,
buôn lậu vũ khí và ma túy. Hơn 9000 cán bộ thực thi pháp luật từ các lực lượng Cảnh
sát, Bảo vệ biên giới đường bộ, đường biển, hàng không và Hải quan đã tham gia
chiến dịch. INTERPOL đóng vai trò trung tâm điều phối trong Ngày hành động
chung (joint action days) khu vực Đông Nam Âu.Trong thời gian chiến dịch, các cơ
quan chức năng đã tiến hành kiểm tra hơn 390.000 cá nhân và 44.000 phương tiện
giao thông tại khu vực cửa khẩu và các điểm nóng về buôn lậu.
Tổng cộng, các quốc gia tham gia trong Ngày hành động chung đã thực hiện hơn 14
triệu lượt tìm kiếm trên Cơ sở dữ liệu INTERPOL, với hơn 5000 kết quả chính xác.
Kết quả trên đã hỗ trợ cho hàng loạt các vụ bắt giữ thành công liên quan đến các tội
danh như: Buôn lậu vũ khí hoặc sở hữu vũ khí bất hợp pháp (17 vụ); Đưa người di
cư trái phép hoặc nhập cảnh bất hợp pháp (73 vụ); Mua bán ma túy (37 vụ); Buôn
lậu vũ khí và ma túy (7 vụ); Làm giả giấy tờ (12 vụ); Truy nã quốc tế (01 vụ)….

11
c) Đề xuất chiến lược giai đoạn mới
Một trong những bước đi đầu tiên trong chiến lược an ninh của EU giai đoạn
2020-2025 là: Tăng cường các biện pháp đấu tranh chống buôn bán ma túy bất hợp
pháp, bao gồm cả công tác phòng ngừa. Một trong những biện pháp được đưa ra là
xem xét khuôn khổ pháp lý hiện hành liên quan đến hoạt động tịch thu tài sản thuộc
sở hữu của tội phạm ma túy. Biện pháp này cũng được cân nhắc trong cuộc chiến
chống nạn buôn bán vũ khí.
Bên cạnh đó, cuộc chiến chống lạm dụng trẻ em cũng là trọng tâm của chiến
lược an ninh giai đoạn 2020-2025 của EU. Ước tính có tới 1% trẻ em ở châu Âu là
nạn nhân của một số hình thức bạo lực tình dục và cuộc khủng hoảng COVID-19 đã
góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng này với nhiều trẻ em bị bạo hành. Ngoài ra,
các báo cáo về lạm dụng tình dục trẻ em trực tuyến đã tăng theo cấp số nhân, từ
23.000 vụ trong năm 2010 lên hơn 725.000 vụ vào năm 2019, và theo Cơ quan Cảnh
sát hình sự châu Âu (Europol), đã có sự gia tăng chia sẻ hình ảnh trẻ em trực tuyến
trong đại dịch COVID-19.
Chiến lược cũng xác định ba chủ đề xuyên suốt để hỗ trợ các lĩnh vực chính
sách:
Thứ nhất, hợp tác quốc tế: nâng cao vai trò của EU với tư cách là nhà môi giới toàn
cầu cho chính sách ma túy lấy con người làm trung tâm và hướng tới quyền con
người thông qua hợp tác với các nước thứ ba, khu vực và các tổ chức quốc tế, đồng
thời tăng cường cam kết đối với các chính sách về ma túy theo định hướng phát triển
và các biện pháp phát triển thay thế;
Thứ hai, nghiên cứu, đổi mới và tầm nhìn xa: cung cấp cho EU và các quốc gia thành
viên năng lực nghiên cứu toàn diện và tầm nhìn xa cần thiết để giải quyết các thách
thức về ma túy theo cách nhanh nhẹn và chủ động hơn, tăng cường khả năng sẵn
sàng ứng phó với các thách thức trong tương lai;
Thứ ba, điều phối, quản lý và thực hiện: đảm bảo thực hiện chiến lược một cách tối
ưu, bao gồm thông qua hoạt động chính của Trung tâm Giám sát Ma túy và Nghiện
ma túy Châu Âu (EMCDDA) và của Europol, liên quan đến xã hội dân sự và cung
cấp đầy đủ các nguồn lực ở cấp quốc gia và EU để đạt được mục tiêu này.
12
III. Đánh giá về hoạt động hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
của EU
1. Những thành tựu đạt được
Về trao đổi thông tin, EU đã xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu về tội phạm
xuyên quốc gia, góp phần tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin tình báo một cách
nhanh chóng, chính xác và an toàn cao. Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu về tội phạm
xuyên quốc gia trong EU được tiếp cận qua hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin cảnh sát
các nước trong khu vực. Ngoài ra, EU cũng không ngừng nỗ lực trong việc thiết lập
các điểm liên lạc giữa các quốc gia thành viên về tội phạm xuyên quốc gia và xây
dựng cơ sở dữ liệu tập hợp các thông tin liên quan tới pháp luật về phòng, chống tội
phạm xuyên quốc gia như pháp luật quốc gia, các điều ước quốc tế song phương, đa
phương...
Về các vấn đề pháp luật, EU đã xây dựng được hệ thống các quy định về phòng,
chống tội phạm xuyên quốc gia toàn diện và phù hợp với nội dung của các điều ước
quốc tế toàn cầu liên quan. Đối với một số loại tội phạm xuyên quốc gia cụ thể, đặc
biệt là những loại tội phạm có tính chất phức tạp và có xu hướng gia tăng trong khu
vực như buôn bán ma tuý bất hợp pháp, khủng bố và buôn bán người, đặc biệt buôn
bán phụ nữ và trẻ em, các quốc gia thành viên EU đã nhất trí ký kết các điều ước
quốc tế nhằm ràng buộc đối với các quốc gia thành viên trong việc thực hiện các
nghĩa vụ liên quan được ghi nhận trong các Điều ước đó. Cụ thể: Công ước của Liên
hợp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000; Nghị định thư về
ngăn ngừa, phòng chống và trừng trị việc buôn bán người, đặc biệt là buôn bán phụ
nữ và trẻ em; bổ sung Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm
2000…
Hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia với các bên đối thoại và các tổ
chức quốc tế: EU tăng cường mạng lưới hợp tác phòng, chống tội phạm xuyên quốc
gia với các nước đối thoại và các tổ chức quốc tế. Kết quả hoạt động hợp tác trong
lĩnh vực này là việc hàng loạt các Tuyên bố chung về phòng, chống khủng bố giữa
EU với Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga... Ngoài ra, EU cũng tăng cường đối thoại không
chính thức giữa các quan chức cao cấp của EU và các bên đối thoại và đồng thời kêu

13
gọi các bên đối thoại hỗ trợ cho EU trong quá trình thực hiện các chương trình hành
động về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia.
2. Những hạn chế còn tồn đọng
Về hoạt động trao đổi thông tin: Hoạt động trao đổi thông tin về phòng, chống
tội phạm xuyên quốc gia EU chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả, điển
hình như trong phòng, chống tội phạm ma tuý, hoạt động phối hợp, trao đổi thông
tin tình báo, thông tin liên quan đến hoạt động phát hiện, điều tra giữa các cơ quan
hữu quan của các quốc gia chưa đáp ứng được thực tiễn đấu tranh đối với loại tội
phạm này. Ví dụ, các cuộc họp giao ban định kỳ giữa cơ quan cảnh sát của các quốc
gia thành viên chưa được thực hiện thường xuyên và hiệu quả; các thông tin liên
quan đến tương trợ tư pháp hình sự không đầy đủ và rõ ràng gây kéo dài thời gian
tương trợ. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp yêu cầu tương trợ được gửi tới các
cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thành viên nhưng không nhận được trả lời
hoặc trả lời chậm trễ gây ảnh hưởng lớn đến kết quả của hoạt động tương trợ.
Về các vấn đề pháp lý: Mặc dù hiện nay EU đã xây dựng được một hệ thống
văn kiện khá hoàn thiện về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia nhưng những văn
kiện này lại có giá trị pháp lý không giống nhau, trong đó, đa số là các văn kiện chính
trị thể hiện dưới hình thức Tuyên bố, Kế hoạch hành động, Chương trình hành động
và Bản kế hoạch tổng thể lại không mang tính ràng buộc. Điều này làm suy giảm
hiệu quả thực hiện các cam kết về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia trong EU.
Bên cạnh đó, các biện pháp về phòng chống, tội phạm xuyên quốc gia EU được ghi
nhận trong các văn kiện được đánh giá là các biện pháp thể hiện “cơ chế hợp tác
mềm - a soft mechanism of cooperation” như trao đổi thông tin và thực tiễn tốt nhất,
thiết lập mạng lưới liên lạc giữa các cơ quan chuyên môn, hợp tác dựa trên cơ sở có
đi có lại... Do vậy, hiệu quả thực thi các cam kết về hoạt động phòng, chống tội phạm
xuyên quốc gia EU trên thực tế còn tương đối hạn chế. Ngoài ra, nghĩa vụ của các
quốc gia thành viên về việc hình sự hoá (criminalize) các loại tội phạm xuyên quốc
gia vào pháp luật trong nước được thực hiện còn chưa đồng bộ.
IV. Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng, chống tội phạm
xuyên quốc gia EU

14
Thứ nhất, cần tăng cường hoạt động trao đổi thông tin thông qua những kênh
liên lạc hiện có như cơ sở dữ liệu điện tử, hệ thống cơ sở dữ liệu về tội phạm quốc tế
của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (INTERPOL), đồng thời thiết lập các kênh trao
đổi thông tin mới hiệu quả hơn giữa các cơ quan hợp tác chuyên ngành của các quốc
gia thành viên.
Thứ hai, nâng cấp tính ràng buộc pháp lý của một số văn kiện hiện hành và tăng
số lượng các Điều ước quốc tế khu vực về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia;
cần thắt chặt hơn nữa cơ chế đảm bảo thực thi các cam kết của các quốc gia thành
viên thay vì cơ chế hiện hành như điều phối, xem xét hoặc báo cáo hoạt động thực
thi của các quốc gia thành viên lên các cơ quan liên quan của EU.
Thứ ba, tăng cường vai trò của các thiết chế về phòng, chống tội phạm xuyên
quốc gia thông qua phối hợp với các cơ quan liên quan khác của EU; thiết lập các cơ
quan thường trực về phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia để góp phần hỗ trợ cho
các cơ quan hoạt động theo kỳ họp của EU trong khoảng thời gian không diễn ra
cuộc họp có thể ứng phó kịp thời với các tình huống khẩn cấp và quan trọng về
phòng, chống tội phạm xuyên quốc gia
C. Phần kết luận
Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp
tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do
của con người, hàng hóa, dịch vụ; duy trì các chính sách chung về thương mại, nông
nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương. Liên minh châu Âu hoạt động thông
qua hệ thống chính trị siêu quốc gia và liên chính phủ hỗn hợp…Tất cả những điều
này mang lại nhiều lợi ích cho việc mở cửa quốc gia của các nước thuộc khối EU
nhưng bên cạnh đó cũng xuất hiện một số vấn đề khá nhức nhối, cụ thể là tình trạng
tội phạm xuyên quốc gia, công tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia của Liên
minh châu Âu và những vấn đề về pháp lý. Cuộc chiến chống tội phạm có tổ chức
và tội phạm xuyên quốc gia cũng đã và đang được chính phủ các nước thuộc khối
EU nỗ lực ngăn chặn, giảm thiểu.

15
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Single European Act (in O.J. 1987 L 169, p.1).Google Scholar;
2. The Treaty was signed in Maastricht on 7 February 1992 (in O.J. 1992 C 191,
p.Google Scholar;
3. See J. Monar, “JHA in the Treaty of Amsterdam: Reform at the price of
fragmentation,” in European Law Review 23 (1998): 320, London;
4. Treaty of Amsterdam amending the Treaty on European union, the Treaties
establishing the European Communities and certain related acts (in O.J. 1997 C 340,
p.1);
5. W. Schomburg, “Are We on the Road to a European Law-enforcement Area?
International Cooperation in Criminal Matters. What Place for Justice?”,
in European Journal of Crime, Criminal Law and Criminal Justice 8/1 (2000): 51,
The Hague-London-Boston;
6. The European Union Strategy for the Beginning of the New Millennium on the
Prevention and Control of Organised Crime (in O.J. 2000 C 124, p. 1);
7. Council Decision of 28 May 2001 setting up a European crime prevention
network (in O.J. 2001 L 153, p.1).Google Scholar;
8. Council Decision of 29 May 2000 to combat child pornography on the Internet (in
O.J. 2000 L 138, p. 1).Google Scholar;
9. Council recommendation of 9 December 1999 on cooperation in combating the
financing of terrorist groups (in O.J. 1999 C 373, p. 1);
10. Convention drawn up on the basis of art. K.3 of the Treaty on European Union,
on the protection of the European Communities ‘financial interests (in O.J. 1995 C
316, p. 49).Google Scholar;
11. Council Regulation of 18 December 1995 on the protection of the European
Communities financial interests (in O.J. 1995 L 312, p. 1).Google Scholar
12. Protocol drawn up, on the basis of art. K.3 of the Treaty on European Union to
the Convention on the protection of the European Communities’ financial
interests (in O.J. 1996 C 313, p. 3);

16
13. Second Protocol drawn up on the basis of art. K.3 of the Treaty on European
Union to the Convention on the protection of the European Communities’ financial
interests (in O.J. 1997 C 221, p. 1);
14. Convention drawn up on the basis of art. K.3 (2) c of the Treaty on European
Union on the fight against corruption involving officials of the European Union or
officials of Member States of the European Union (in O.J. 1997 C 195, p. 1);
15. Council Framework Decision of 15 March 2001 on the standing of victims in
criminal proceedings (in O.J. 2001 L 82, p. 1). As far as this topic is concerned, see
also the Commission's Green Paper. Compensation to Crime Victims, Brussels
28/05/01 COM (2001) 536 final, in http://www.europa.eu.int/eur-
lex/en/com/gpr/2001/com2001_0536en01.pdf.Google Scholar;
16. Resolution of the Council of 23 November 1995 on the protection of witnesses in
the fight against international organized crime (in O.J. 1995 C 327, p. 5).Google
Scholar;
17. Council Resolution of 20 December 1996 on individuals who cooperate with the
judicial process in the fight against international organized crime (in O.J. 1997 C
10, p. 1).Google Scholar;
18. Cf. Corpus Juris portant dispositions pénales pour la protection des intérěts
financiers de l'Union Européenne, sous la direction de M. Delmas-Marty, Direction
Générale du Contrôle Financier, Paris 1997.Google Scholar;
19. Laeken Declaration on the future of the European Union, Europe at a crossroads,
in Laeken European Council, cit. note 38, supra.Google Scholar;
20. European Commission Translation service, English Style Guide, List of common
abbreviations and acronyms Annex 10.

17

You might also like