Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP NHÓM


MÔN:
PHÁP LUẬT LIÊN MINH CHÂU ÂU

ĐỀ SỐ 1:

Bình luận những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ


chức của Liên minh Châu Âu theo Hiệp ước Rome năm
1957, Hiệp ước Brussel năm 1967, Hiệp ước Maastrich
năm 1992 và Hiệp ước Lisbon năm 2007

LỚP : N01-TL1
NHÓM : 05

Hà Nội, 2021
BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ
KẾT QUẢ THAM GIA LÀM VIỆC NHÓM
Nhóm số: 05 Lớp: N01-TL1
Tổng số thành viên nhóm: 11
Có mặt: Đủ Vắng mặt: 0
Nhóm trưởng: Nguyễn Thị Mai Anh – 440409
Sđt: 0337992844 Email: maianh.1003201@gmail.com
Nội dung:
Buổi 1: Xác định vấn đề bài làm, phân chia công việc
Buổi 2: Tiến hành làm bài, tổng hợp bài làm
Buổi 3: Chỉnh sửa, hoàn thiện, tổng kết
Đề số 01: “ Bình luận những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức của
Liên minh Châu Âu theo Hiệp ước Rome năm 1957, Hiệp ước Brussel năm
1967, Hiệp ước Maastrich năm 1992 và Hiệp ước Lisbon năm 2007.”
Môn học: Pháp luật Liên minh Châu Âu
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc
thực hiện bài tập nhóm số: 05. Kết quả như sau:
Đánh giá Đánh giá
của SV SV của GV
STT Mã SV Họ và tên ký
tên
A B C Điểm Điểm GV
(số) (chữ) Kí
tên
1 44033 Nguyễn Quang Vinh 
2
2 44040 Nguyễn Thị Mai Anh 
9
3 44041 Nguyễn Thị Hiền 
3
4 44051 Đỗ Đình Duy 
2
5 44052 Nguyễn Thị Mai 
5
6 44056 Hoàng Thị Bích Nga 
3
7 44062 Lưu Thị Thu 
8
8 44064 Trịnh Ngọc Hiếu 
8
9 44073 Vũ Thị Thanh Thơm 
1
10 44075 Ngô Thị Mỹ Huyền 
6
11 44076 Nguyễn Ngọc Anh 
2

Hà Nội, ngày 08 tháng 7 năm


2021
Nhóm trưởng
Mai Anh
Nguyễn Thị Mai Anh

1. Kết quả điểm bài viết: ............................


Giáo viên chấm thứ nhất:.……………...
Giáo viên chấm thứ hai:.……………….
2. Kết quả điểm thuyết trình:…………….
Giáo viên cho thuyết trình:…………….
3. Điểm kết luận cuối cùng:………………
Giáo viên đánh giá cuối cùng:…………
Muc luc
MỞ ĐẦU................................................................................................................ 1
NỘI DUNG............................................................................................................. 1
I. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU....................................................... 1
II. BỐI CẢNH VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC KÝ KẾT CÁC HIỆP ƯỚC ROMA
NĂM 1957, HIỆP ƯỚC BRUSSEL NĂM 1967, HIỆP ƯỚC MAASTRICH
NĂM 1992 VÀ HIỆP ƯỚC LISBON NĂM 2007................................................2
1. Hiệp ước Roma năm 1957......................................................................... 2
a. Bối cảnh ký kết.............................................................................................2
b. Nội dung của hiệp ước................................................................................ 3
2. Hiệp ước Brussel năm 1967......................................................................3
a. Bối cảnh ký kết.............................................................................................3
a. Nội dung của hiệp ước................................................................................ 4
3. Hiệp ước Maastrich năm 1992................................................................. 4
a. Bối cảnh ký kết.............................................................................................4
b. Nội dung của hiệp ước................................................................................ 4
4. Hiệp ước Lisbon năm 2007....................................................................... 5
a. Bối cảnh ký kết.............................................................................................5
b. Nội dung của hiệp ước................................................................................ 5
III. BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH VỀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU THEO HIỆP ƯỚC ROME NĂM 1957,
HIỆP ƯỚC BRUSSEL NĂM 1967, HIỆP ƯỚC MASSTRICHT NĂM 1992,
HIỆP ƯỚC LISBON NĂM 2007.......................................................................... 6
1. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo
hiệp ước Roma năm 1957................................................................................ 6
2. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo
hiệp ước Brussel năm 1967.............................................................................7
3. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo
hiệp ước Maastricht năm 1992.................................................................... 10
4. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo
hiệp ước Lisbon năm 2007............................................................................11
KẾT LUẬN...........................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...........................................................................................14
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

EC Cộng đồng Châu Âu

EEC Cộng đồng kinh tế Châu Âu

EU Liên minh Châu Âu

Euratom Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu

NATO Tổ chức quân sự Bắc Đại Tây Dương

QMV Phương thức bỏ phiếu theo đa số

TEC Hiệp ước về thành lập Cộng đồng Châu Âu

TEU Hiệp ước về Liên minh Châu Âu

TFEU Hiệp ước về vận hành của Liên minh Châu Âu


Đề bài: Bình luận những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức của Liên minh
Châu Âu theo Hiệp ước Rome năm 1957, Hiệp ước Brussel năm 1967, Hiệp ước
Maastrich năm 1992 và Hiệp ước Lisbon năm 2007

MỞ ĐẦU
Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, quan hệ quốc tế nhanh chóng chuyển từ cục
diện đối đầu, chạy đua vũ trang sang xu hướng “hòa bình, hợp tác, cùng phát triển” xu
hướng này đang trở thành chủ đạo trong các mối quan hệ quốc tế. Để phù hợp với xu
thế ấy, nhiều nước và khu vực trên thế giới đã đẩy nhanh quá trình khu vực hóa và
toàn cầu hóa, tích cực mở cửa hội nhập, tạo không gian quan hệ trên mọi lĩnh vực,
khai thác những xu thế có lợi nhất cho sự phát triển của quốc gia. Trên cơ sở những
điểm tương đồng và mục tiêu chung, các tổ chức liên minh khu vực ra đời ngày càng
nhiều. Có thể nói, Liên minh Châu Âu (EU) được biết đến như là một trong những
liên kết khu vực thành công nhất thế giới. Sự hình thành và phát triển của Liên minh
Châu Âu qua nhiều thập kỉ gắn liền với các bản hiệp ước được coi là những dấu mốc
quan trọng trên con đường trở thành một trong các liên minh kinh tế khu vực hàng đầu
thế giới. Và để đạt được sự thành công như vậy thì những quy định về cơ cấu tổ chức
của liên minh đã phải thay đổi theo từng thời kì thông qua các bản hiệp ước để có thể
thích nghi với quá trình phát triển đó. Để làm rõ vấn đề trên nhóm em xin lựa chọn
nghiên cứu đề tài: “Bình luận những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức của
Liên minh Châu Âu theo Hiệp ước Rome năm 1957, Hiệp ước Brussel năm 1967, Hiệp
ước Maastrich năm 1992 và Hiệp ước Lisbon năm 2007”

NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ LIÊN MINH CHÂU ÂU
Liên minh Châu Âu (EU) là một liên minh kinh tế chính trị hiện nay bao gồm
27 quốc gia thành viên. Liên minh được thành lập bởi Hiệp ước Maastrich vào ngày
1/1/1993. Hệ thống chính trị của EU dựa trên hai hiệp ước: Hiệp ước về Liên minh
Châu Âu ( TEU) và Hiệp ước về vận hành của Liên minh Châu Âu (TFEU). EU được
quản lý chủ yếu bởi năm tổ chức: Hội đồng Châu Âu, Hội đồng Bộ Trưởng, Nghị viện
Châu Âu, Ủy ban Châu Âu và Tòa Công lý Châu Âu.
Mục tiêu và các giá trị
Các mục tiêu của EU gồm thúc đẩy hòa bình và phúc lợi của công dân, cũng
như tự do, an ninh và nhà nước pháp quyền không có biên giới nội bộ. Hòa nhập,
khoan dung, nhà nước pháp quyền, đoàn kết và không phân biệt đối xử là những giá
trị kết nối các quốc gia thành viên EU. Kể từ khi thành lập, không còn có chiến tranh
ở các nước thành viên của EU.
Bình đẳng là một giá trị nữa của EU. Mọi công dân đều có quyền như nhau
trước pháp luật. Sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới là một phần của tất cả các biện

1
pháp chính trị của EU và là cơ sở của hội nhập Châu Âu. Nó áp dụng cho tất cả các
lĩnh vực. Nguyên tắc cơ bản về việc trả một mức lương như nhau cho cùng một công
việc được quy định bằng văn bản từ năm 1957, tuy nhiên chưa được thực hiện một
cách đầy đủ
II. BỐI CẢNH VÀ NỘI DUNG CỦA VIỆC KÝ KẾT CÁC HIỆP ƯỚC
ROMA NĂM 1957, HIỆP ƯỚC BRUSSEL NĂM 1967, HIỆP ƯỚC
MAASTRICH NĂM 1992 VÀ HIỆP ƯỚC LISBON NĂM 2007
1. Hiệp ước Roma năm 1957
a. Bối cảnh ký kết
Từ hiệp ước Paris, với những mục đích và nội dung hợp tác hợp lý, đã được các nước
Tây Âu thực hiện một cách thành công. Nó đã mang lại một thành tựu kép về kinh tế
lẫn chính trị: hòa giải được mối quan hệ thù địch lâu đời giữa hai nước Pháp và Đức,
biến hai nước này trở thành trụ cột cho các mối liên kết của Tây Âu sau này. Đặc biệt,
trên cơ sở thành công to lớn của ECSC, nó mang lại tâm lý cho người Châu Âu, lần
đầu tiên thấy rằng không cần chiến tranh mà vẫn có thể thống nhất được Châu Âu theo
chiều hướng siêu quốc gia, trong đó lợi ích của các quốc gia xen lẫn và ràng buộc với
nhau, cùng tồn tại và phát triển một cách hòa bình. Điều đó thúc đẩy Tây Âu mở rộng
hợp tác sang các lĩnh vực khác.
Hiệp ước này nổi lên từ Cộng đồng Than – Thép Châu Âu (ECSC) do sáu nước
ký kết tại Paris năm 1951 khi tro tàn từ cuộc Thế chiến II vẫn còn âm ỉ. Theo lời của
Robert Schuman, Bộ trưởng Ngoại giao Pháp, bằng cách hợp nhất sản xuất công
nghiệp dưới một cơ quan quyền lực tập trung, ECSC đã được thiết kế để khiến chiến
tranh là điều “không chỉ không thể nghĩ đến mà còn là bất khả thi”. Mặt khác, vào lúc
đó, trước “nguy cơ” NATO yêu cầu tái vũ trang cho Đức, nhằm ràng buộc và kiềm tỏa
sức mạnh quân sự lẫn nhau, các nước ECSC đã ký Hiệp ước thành lập Cộng đồng
phòng thủ Châu Âu 1952, quy định các nước thành viên phải chuyển phần lớn chính
sách quốc phòng cho Cộng đồng này. Nhưng sau đó, năm 1954, kế hoạch này tan vỡ
do Quốc hội Pháp không phê chuẩn Hiệp ước, kéo theo sự thất bại một lần nữa ý
tưởng xây dựng một Cộng đồng chính trị ở Châu Âu lúc bấy giờ. Nó khẳng định thêm
việc các nước này buộc phải tập trung vào các liên kết kinh tế.
Hiệp ước này cũng dự định mở đường cho những hình thức hội nhập sâu hơn giữa
sáu quốc gia. Có những trở ngại trên con đường đó: sự phản đối của các nghị sĩ Pháp
vào năm 1954 đã giết chết Cộng đồng Quốc phòng Châu Âu được đề xuất vào thời
điểm đó, sau đó các chính phủ tập trung nỗ lực vào kinh tế và thương mại. Tại một hội
nghị ở Messina, Sicily, vào năm 1955, sáu chính phủ đã thống nhất thiết lập một liên
minh thuế quan và thị trường chung Châu Âu. Một báo cáo tiếp theo của Paul-Henri
Spaak, một nhà chính trị Bỉ, đã đưa ra lộ trình. Điều này tạo ra nền tảng cho Hiệp ước
Rome.

2
b. Nội dung của hiệp ước
Đứng trước tình hình đó, cùng với việc một phong trào quốc hữu hóa các nguồn khai
thác và vận chuyển dầu lửa ở Trung Đông vào những năm 1950, đã đe dọa trực tiếp
đến nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho các nước này, Bộ trưởng 6 nước ECSC
đã ký Hiệp ước Roma ngày 25/3/1957 (có hiệu lực từ 1/1/1958) thành lập:
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (EURATOM): Chịu trách nhiệm phát
triển việc nghiên cứu, đầu tư sản xuất, sử dụng, bảo vệ môi trường và lập một thị
trường chung về năng lượng nguyên tử.
- Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC): Mục tiêu bao quát của EEC là nhằm thiết lập
một liên minh thuế quan, thi hành một chính sách chung về kinh tế giữa các nước
thành viên để hướng tới thành lập một thị trường chung Châu Âu. Để đạt được điều
này, nhiều chính sách của Cộng đồng như chính sách nông nghiệp chung, chính sách
giao thông chung hay chính sách thương mại chung... đã được hình thành. Một hệ
thống các thiết chế nhằm thực hiện các chính sách chung đã được xây dựng, bao gồm:
Uỷ ban Châu Âu chịu trách nhiệm đưa ra các sáng kiến lập pháp và kiểm tra việc tuân
thủ Hiệp ước cũng như các nguồn luật phái sinh của các quốc gia và các thiết chế khác;
Quốc hội Châu Âu (tiền thân của Nghị viện Châu Âu sau này) chịu trách nhiệm kiểm
tra các hoạt động tài chính của Uỷ ban và được tham vấn trong hoạt động lập pháp;
Hội đồng (gồm đại diện chính phủ các nước thành viên) là cơ quan đưa ra quyết định
cuối cùng đối với các hoạt động của Cộng đồng và Toà công lý Châu Âu chịu trách
nhiệm giám sát việc tuân thủ các quy định của Hiệp ước.
=>Như vậy, sự hợp tác giữa các nước Tây Âu đã tiến thêm một bước mới. Xuất phát
từ một lĩnh vực ban đầu là than và thép, đến đây, việc hợp tác đã được mở rộng thêm
những lĩnh vực mới là năng lượng nguyên tử và các lĩnh vực hợp tác kinh tế rộng rãi
khác. Đặc biệt, sự ra đời của một hệ thống các thiết chế đánh dấu một sự phát triển
tiếp nối trong quá trình hội nhập về mặt chính trị từ hiệp ước Paris 1951 tới hiệp ước
Rome 1957.
2. Hiệp ước Brussel năm 1967
a. Bối cảnh ký kết
Trên cơ sở Hiệp ước Paris và Hiệp ước Rome, đến thời điểm 1957, 3 tổ chức
liên kết kinh tế ở Tây Âu với những chức năng riêng gồm Cộng đồng than thép
(ECSC), Cộng đồng năng lượng nguyên tử (Euratom) và Cộng đồng kinh tế. 3 tổ chức
này đã tồn tại và hoạt động trong một thời gian dài với tư cách là các thực thể độc lập
với nhau. Để đảm bảo tính chặt chẽ, tránh chồng chéo và phát huy có hiệu quả các
mối liên kết, tại Brussels vào ngày 8 tháng 4 năm 1965 các nước thành viên đã ký
kết Hiệp ước Brussels có hiệu lực từ ngày 1/7/1967, ba tổ chức này được hợp nhất
thành một tổ chức có tên là Cộng đồng châu Âu (EC-European Community).

3
a. Nội dung của hiệp ước
Hiệp ước quy định rằng Ủy ban của EEC và Hội đồng của EEC nên thay thế Ủy ban
và Hội đồng của Euratom và Cơ quan cấp cao và Hội đồng của ECSC. Mặc dù mỗi
Cộng đồng vẫn độc lập về mặt pháp lý, nhưng họ chia sẻ các thể chế chung (trước
hiệp ước này, họ đã chia sẻ Hội đồng Nghị viện và Tòa án Công lý ) và cùng được gọi
là Cộng đồng Châu Âu. Theo đó kể từ ngày 1/7/1967, chỉ có một Uỷ ban Châu Âu,
một Hội đồng Châu Âu cũng như một Quốc hội Châu Âu thay vì mỗi cộng
đồng có một thiết chế riêng như trước đó. Hiệp ước này được một số người coi là sự
khởi đầu thực sự của Liên minh Châu Âu.
3. Hiệp ước Maastrich năm 1992
a. Bối cảnh ký kết
Trong nữa sau của thập kỷ 80 của thế kỷ XX, một loạt các yếu tố tác động làm cho
các nhà lãnh đạo của các nước thành viên nhận thấy cần thiết phải có những bước tiến
tiếp theo của quá trình hội nhập. Điều đó xuất phát từ các nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
- Thứ nhất, Liên Xô và các nước XHCN tan rã, chấm dứt sự đối đầu 2 cực trong
thời kỳ chiến tranh lạnh. Đối thủ chung của cả Mỹ và Tây Âu không còn, nên nền tảng
chung trong hợp tác chiến lược Mỹ – Tây Âu cũng không còn chặt chẽ nữa, tạo cơ hội
cho Tây Âu thoát khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ và bắt đầu đi theo con đường độc lập của
mình nhằm vươn lên tìm lại vị thế trước đây.
- Thứ hai, nước Đức thống nhất trở thành một nhân tố quan trọng và tạo nên một
trật tự mới ở Châu Âu và thế giới, dẫn đến một sự thay đổi về so sánh lực lượng trong
nội bộ Tây Âu (đặc biệt là trong quan hệ tế nhị giữa Pháp và Đức, là hai nước trụ cột
của Cộng đồng) và đây có thể là nguồn gốc cả sự mất đoàn kết nội bộ của Tây Âu.
- Thứ ba, Sự xuất hiện của những trung tâm kinh tế mới và xu hướng quốc tế hóa,
khu vực hóa ngày càng phát triển, đòi hỏi Cộng đồng Châu Âu phải đẩy nhanh các
tiến trình liên kết của mình.
Trước những cơ hội và thách thức mới xuất hiện có phần bất ngờ như vậy, cùng với
động lực tự bản thân trong tiến trình nhất thể hóa cộng đồng sau gần 40 năm liên kết,
các nước trong cộng đồng buộc phải gấp gáp chuẩn bị cho mình một phương hướng
phát triển mới. Ngày 7/2/ 1992 Hiệp ước thành lập EU (Hiệp ước Maastricht 1992) đã
được ký kết trong hoàn cảnh như vậy.
b. Nội dung của hiệp ước
Về mặt cơ cấu, Hiệp ước Maastricht 1992 bao gồm 2 nhóm quy định:
- Nhóm các quy định mới so với các quy định trong các Hiệp ước thành lập
Cộng đồng Châu Âu (liên quan đến Liên minh chính trị).
4
- Nhóm sửa đổi các quy định của Hiệp ước Pari và Hiệp ước Roma (liên quan
đến Liên minh kinh tế tiền tệ).
Hiệp ước Maastricht 1992 đưa ra một hình thức hợp tác hoàn toàn mới, chưa có
tiền lệ trong lịch sử, nó xác lập:
- Một liên minh chính trị giữa các nước giữa các nước thành viên: thiết lập quy
chế công dân EU, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chính sách hợp tác trong các
lĩnh vực tư pháp và nội vụ…
- Một liên minh kinh tế – tiền tệ được nhất thể hóa ở cấp độ cao, với một đồng
tiền chung của cả Cộng đồng.
Việc hai trụ cột mới được tạo dựng thêm bởi các quốc gia thành viên theo con đường
liên Chính phủ dưới hệ thống Cộng đồng đã được thiết lập trước đó với sự điều hành,
quản lý của hệ thống các thiết chế là Ủy ban Châu Âu, Hội đồng Châu Âu và Nghị
viện Châu Âu, Hiệp ước Maastricht đã tạo ra một khối liên kết là Liên minh Châu Âu
như ngày nay.
4. Hiệp ước Lisbon năm 2007
a. Bối cảnh ký kết
Song song với quá trình hoạt động và mở rộng của EU, quy chế hoạt động được
quy định trong Hiệp ước Maastricht đã ngày càng lỗi thời, nhất là trong trụ cột ngoại
giao và an ninh chung cùng đối nội và tư pháp. Để đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa
Châu Âu, EU đã bổ sung Hiệp ước Maastricht bằng nhiều hiệp ước khác như Hiệp
ước Amsterdam (1999), Hiệp ước Nice (2003) và đặc biệt là Hiệp ước về thành lập
một hiến pháp cho Châu Âu (Treaty establishing a Constitution for Europe, 2004).
Tuy nhiên, Hiệp ước về thành lập một hiến pháp cho Châu Âu đã không được người
dân Pháp và Hà Lan chấp nhận. Trong trưng cầu ý dân năm 2005, 54,8% người dân
Pháp và 61,6% người dân Hà Lan đã bỏ phiếu phản đối. Vì vậy, đến năm 2005, quá
trình nhất thể hóa Châu Âu vẫn gặp nhiều khó khăn.
Để thay thế cho Hiệp ước về thành lập một hiến pháp cho Châu Âu bị thất bại,
các lãnh đạo EU đã rất cố gắng để đạt được một văn bản pháp lý cho toàn EU. Tại Hội
nghị thượng đỉnh Lisbon năm 2007, chiến lược đạt được tại Hội nghị Lisbon năm
2005 đã được bổ sung và lấy tên là Hiệp ước Lisbon (Lisbon Treaty). Đến tháng
10.2007, các lãnh đạo EU về cơ bản đã thống nhất về hiệp ước này.
Tháng 12.2007, lãnh đạo 27 nước thành viên đã ký vào Hiệp ước Lisbon. Hiệp ước
sau đó phải điều chỉnh lại một số nội dung, vượt qua cuộc trưng cầu ý dân tại Ireland
năm 2008 và chính thức có hiệu lực từ ngày 1.12.2009.
b. Nội dung của hiệp ước

5
Hiệp ước Lisbon đã bổ sung những thiếu sót của các hiệp ước trước và hiện đại
hóa các cơ cấu của EU cho phù hợp với quy mô hoạt động của tổ chức đã có 27 nước
thành viên này (Croatia đến năm 2014 mới gia nhập EU). Vì vậy, Hiệp ước Lisbon
được đánh giá là "một hiệp ước cải cách".
Những thay đổi chính được ghi nhận trong Lisbon bao gồm:
- Tư cách chủ thể: Từ ngày 1/12/2009, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thay thế
Cộng đồng Châu Âu (EC) và kế thừa tất cả những quyền và nghĩa vụ của EC.
Hiệp ước đã lần đầu trao cho EU tư cách pháp nhân “thừa kế và thay thế tư cách pháp
nhân của Cộng đồng Châu Âu”.
- Cải tổ nguyên tắc đa số phiếu kép tại Hội đồng : mọi nghị quyết của EU phải
có 55% nước thành viên với tổng số 65% dân số ủng hộ mới được thông qua.
- Xác định số lượng nghị sĩ tại Nghị viện Châu Âu : Kể từ năm 2009, Nghị viện
Châu Âu chỉ còn 750 nghị sĩ
- Tăng cường thẩm quyền cho nghị viện các nước thành viên
- Quy định chức danh mới, Đại diện cấp cao của Liên minh về chính sách an
ninh và đối ngoại. Lập ra chức chủ tịch Hội đồng Châu Âu (European Council) và đại
diện cao cấp của EU về ngoại giao và an ninh (là phó chủ tịch Hội đồng Châu Âu).
- Thay đổi trong thủ tục ban hành luật của EU
- Cải tổ cơ chế vận hành theo hướng dân chủ, minh bạch và hiệu quả hơn, xóa bỏ
các cơ cấu riêng của 3 trụ cột, phân định rõ ràng và cụ thể thẩm quyền của EU trên các
lĩnh vực chính sách.
III. BÌNH LUẬN VỀ NHỮNG THAY ĐỔI TRONG QUY ĐỊNH VỀ CƠ CẤU
TỔ CHỨC CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU THEO HIỆP ƯỚC ROME
NĂM 1957, HIỆP ƯỚC BRUSSEL NĂM 1967, HIỆP ƯỚC
MASSTRICHT NĂM 1992, HIỆP ƯỚC LISBON NĂM 2007
1. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo hiệp ước
Roma năm 1957
Ngày 25-3-1957, tại thủ đô Rome của Italy, sáu nước sáng lập viên ECSC gồm
Pháp, Ðức, Italy, Bỉ, Hà Lan, Luxembourg đã ký hai hiệp ước lịch sử, gọi là Bộ Hiệp
ước Rome, về thành lập Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC) và Cộng đồng Năng
lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM). Cùng với cấc vấn đề chính sách, vấn đề cơ
cấu tỏ chức cũng được đề cập trong hai hiệp ước. Mặc dù mô hình các thiết chế tồn tại
từ Hiệp ước Cộng đồng than thép châu âu (ECSC) không thay đổi nhưng có một số
điều chỉnh mới làm cho các cơ cấu tổ chức bớt đi tính siêu quốc gia và mang tính chất

6
liên quốc gia nhiều hơn. Cả hiệp ước EEC và EURATOM đều có bốn thiết chế tương
tự thiết chế của hiệp ước ECSC:
- Ủy ban châu âu: Hiệp ước đã đổi tên Ủy ban cao cấp thành Ủy ban châu âu. ủy
ban là cơ quan hoạch định chính sách cơ bản; có quyền chủ động trong việc ra quyết
định và các trách nhiệm nhất định trong việc thực hiện chính sách. Tuy nhiên, Ủy ban
châu âu có ít quyền lực hơn so với Ủy ban cao cấp trước đó trong việc đưa ra các
quyết định áp đặt đối với các quốc gia thành viên
- Hội đòng Bộ trưởng: thẩm quyền của Hội đồng bộ trưởng nhiều hơn so với cơ
quan tương ứng theo hiệp ước ECSC và trở thành một thiết chế ra quyết định quan
trọng. Hội đồng có thể đưa ra các quyết định theo nguyên tắc đồng thuận hoặc theo
“ đa số thẩm quyền” (QMV) hoặc đa só đơn giản tùy theo lĩnh vực;
- Quốc hội: bên cạnh vai trò tư vấn, cơ quan này đã có một số quyền lực giám sát
nhất định. Ban đầu , thành viên của nó được dự định do Nghị viện của các nước thành
viên ủy quyền nhưng sau một loạt thỏa thuận, các bên đã nhất trí rằng các nghị sỹ
Quốc hội sẽ được bầu “ bằng chế độ đầu phiếu phổ thông với một số thủ tục bầu cử
thống nhất trong mọi quốc gia thành viên”
- Tòa án châu âu: Thẩm quyền của Tòa án Châu Âu đã được thay đổi với nhiệm
vụ đảm bảo “ trong việc giải thích và áp dụng các điều khoản của hiệp ước , ccas quy
định luật pháp phải được giám sát”
2. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo hiệp ước
Brussel năm 1967
Hiệp ước Brussels (hay còn gọi là Hiệp ước Sáp nhập), là một hiệp ước của châu
Âu nhằm thống nhất điều hành các tổ chức của châu Âu: Cộng đồng Than và Thép
châu Âu (ECSC), Cộng đồng Năng lượng nguyên tử (Euratom) và Cộng đồng Kinh tế
châu Âu (EEC) thành Cộng đồng châu Âu (EC). Hiệp ước này được ký kết tại
Brussels vào ngày 8 tháng 4 năm 1965 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 1967.
Về cơ cấu tổ chức, Hiệp ước này quy định rằng Ủy ban Cộng đồng châu Âu phải
thay thế Cơ quan quyền lực cao của ECSC, Ủy ban của EEC và Ủy ban của Euratom,
và rằng Hội đồng Cộng đồng châu Âu nên thay thế Hội đồng Bộ trưởng đặc biệt của
ECSC, Hội đồng của EEC và Hội đồng Euratom. Từ đó hướng tới thành lập một Hội
đồng duy nhất và một Ủy ban duy nhất của các Cộng đồng châu Âu, cụ thể:
Các cơ quan hành pháp được hợp nhất như sau:
- Hội đồng Cộng đồng Châu Âu - ngày nay là Hội đồng Liên minh châu Âu -
được thay thế thành một cơ quan duy nhất của Hội đồng Bộ trưởng Đặc biệt của
ECSC, Hội đồng EEC và Hội đồng Euratom;

7
- Ủy ban các Cộng đồng Châu Âu - ngày nay là Ủy ban châu Âu - được thay thế
thành một cơ quan duy nhất của Cơ quan quyền lực cao của ECSC, Ủy ban của EEC
và Ủy ban của Euratom.
Tuy nhiên, các cơ quan hành pháp mới sẽ tiếp tục hành động phù hợp với các hiệp ước
điều chỉnh từng cộng đồng, cũng như phù hợp với các điều khoản mới của hiệp ước
này. Các quy tắc điều chỉnh thành phần và chức năng của chúng được tập hợp trong
một nội dung văn bản duy nhất và đương nhiên, giữa chúng có sự khác biệt như:
Thứ nhất, sự khác biệt giữa 3 hiệp ước về Hội đồng :
- Thời gian của nhiệm kỳ tổng thống phù hợp với thời gian dài hơn do các Hiệp
ước EEC và Euratom quy định;
- Các quy tắc về ra quyết định chỉ được hài hòa cho đến nay, khi yêu cầu đối với
các hành vi được thông qua trên cơ sở ba hiệp ước (tức là liên quan đến thể chế chung,
ngân sách và hành chính);
- Các khái niệm về đa số đơn giản, đa số đủ điều kiện và sự nhất trí đã được hài
hòa theo đường lối của các Hiệp ước EEC và Euratom;
- Ủy ban đại diện thường trực (Coreper) được chính thức hóa như một cơ quan
chuẩn bị của Hội đồng và được mở rộng sang Hiệp ước ECSC.
Thứ hai, sự khác biệt giữa 3 hiệp ước liên quan đến Ủy ban :
- Số lượng thành viên được thiết lập là 9;
- Các quy tắc về việc chỉ định các thành viên và địa vị của họ cũng như về hoạt
động của Ủy ban nói chung, phù hợp với các quy định của Hiệp ước EEC;
- Ngày mà Ủy ban được yêu cầu công bố báo cáo chung của mình về các hoạt
động của Cộng đồng Châu Âu đã được hài hòa, cũng là ngày mà Hội đồng Nghị viện
sẽ họp để kiểm tra báo cáo này;
- Các quy tắc về cách Ủy ban sẽ chịu trách nhiệm về chính trị trước Nghị viện
phải phù hợp với các quy định của Hiệp ước EEC và Euratom, với khả năng kiểm
duyệt việc quản lý của Ủy ban bất kỳ lúc nào (và không chỉ khi kiểm tra báo cáo
chung hàng năm).
Một ngân sách hành chính duy nhất cho EC
Ngân sách bao gồm chi tiêu của tất cả các cơ quan EC, bao gồm cả các cơ quan
của Hội đồng Nghị viện và của Tòa án Tư pháp. Tuy nhiên, chi phí cho các hoạt động
can thiệp theo Hiệp ước ECSC và chi phí cho Nghiên cứu và Phát triển theo Hiệp ước
Euratom được giữ trong các ngân sách riêng biệt.
Ghế của các tổ chức EC

8
Để đáp lại những phản đối pháp lý do Luxembourg đưa ra, chính phủ của các
nước EC được trao quyền quyết định theo thỏa thuận chung về giải pháp liên quan đến
việc thành lập các ghế của các cơ quan hành pháp của EC tại Brussels. Quyết định
được đưa ra cùng ngày với việc ký kết Hiệp ước và bao gồm việc chỉ định Brussels
làm thủ phủ tạm thời .
Mặc dù mỗi Cộng đồng vẫn độc lập về mặt pháp lý, nhưng họ chia sẻ các thể
chế chung (trước hiệp ước này, họ đã chia sẻ một số thể chế chung theo Công ước
1957 về một số thể chế chung cho các Cộng đồng châu Âu: Hội đồng Nghị viện – sau
này trở thành Nghị viện châu Âu và Tòa án Công lý; Ủy ban Kinh tế và xã hội) và
cùng được gọi là Cộng đồng châu Âu.
Trước đấy, ba cộng đồng châu Âu được thành lập như ba tổ chức quốc tế riêng
biệt, mỗi tổ chức có các thể chế và lĩnh vực riêng biệt như: than thép; kinh tế; năng
lượng nguyên tử song nếu cả ba đều hoạt động chung về kinh tế thì sẽ không tránh
khỏi sự trùng lặp nên vẫn từ cơ sở chung là kinh tế thì họ sáp nhập lại thành thành
viên của nhau. Như vậy, nhờ hoàn cảnh cũng như bản chất tiến hóa và cởi mở, các tổ
chức có xu hướng phát triển sâu rộng trong một số lĩnh vực hoạt động (ngoài kinh tế)
và mở rộng dần dần để có nhiều thành viên về sau hơn.
Tóm lại, sở dĩ có sự thay đổi như vậy xuất phát từ nhu cầu tiết kiệp tài nguyên
và muốn tránh sự cố trùng lặp cũng như mong muốn kết nạp thành viên nên cả ba tổ
chức đã thống nhất sáp nhập. Hiệp ước Brussels đã tạo ra một ngân sách và quản lý
duy nhất cho các cộng đồng.
Cộng đồng Châu Âu là những tổ chức đầu tiên dựa trên sự hội nhập siêu quốc
gia, với các quốc gia đã thành lập họ tổng hợp một loạt các quyền lực quốc gia. Các
Quốc gia Thành viên của Cộng đồng đã không tự giới hạn mình trong việc điều phối
các chính sách của mình, vì họ có thể đã làm trong một tổ chức quốc tế truyền thống
dựa trên sự hợp tác liên chính phủ, họ cùng nhau tạo ra các thể chế chung chịu trách
nhiệm cho việc ra quyết định của Cộng đồng. Tuy nhiên, để phù hợp với nguyên tắc
phân bổ quyền lực, các Cộng đồng và các tổ chức của họ phải hành động trong giới
hạn của quyền hạn được trao và các mục tiêu mà các hiệp ước thành lập giao cho họ.
Do đó, vấn đề là các quốc gia thành viên phải quyết định xem có nên mở rộng quyền
lực của cộng đồng sang các lĩnh vực hoạt động mới bằng cách cải tổ các hiệp ước này
hay cứ đứng nguyên một chỗ ? Đáp lại câu hỏi này chính là sự ra đời của các Hiệp
ước Amsterdam năm 1997.
Có thể nói, Hiệp ước Brussels là một bước đệm chính để tiến tới EU hiện đại. Hiệp
ước này bị bãi bỏ - ngoại trừ Nghị định thư ngày 8 tháng 4 năm 1965 về quyền ưu đãi
và miễn trừ của các Cộng đồng Châu Âu - bởi Hiệp ước Amsterdam ký ngày 2 tháng
10 năm 1997, có hiệu lực vào ngày 1 tháng 5 năm 1999.

9
3. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo hiệp ước
Maastricht năm 1992

Sau Hiệp ước Maastricht Liên minh châu Âu đã có nhiều thay đổi trong mô hình
liên kết nhằm thích ứng với tình hình thay đổi của thế giới và tạo nền tảng hợp tác tốt
hơn. Nội dung liên kết của Liên minh châu Âu đã có nhiều thay đổi. Với hiệp ước
Maastricht, phương thức liên kết “cộng đồng” chỉ tồn tại trong lĩnh vực kinh tế như
đúng nguồn gốc hình thành là liên kết nhằm hợp tác về kinh tế.

Thứ nhất, Hiệp ước Masstricht đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể
hoá châu Âu. Từ sau Hiệp ước Maastricht, Liên minh châu Âu đã mở rộng lãnh thổ
của mình bằng việc cho gia nhập rất nhiều thành viên đủ điều kiện tham gia. Hiệp
ước Maastricht 1992 đưa ra một hình thức hợp tác hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ
trong lịch sử, nó xác lập:

- Một liên minh chính trị giữa các nước giữa các nước thành viên: thiết lập quy
chế công dân EU, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chính sách hợp tác trong các
lĩnh vực tư pháp và nội vụ…

- Một liên minh kinh tế – tiền tệ được nhất thể hóa ở cấp độ cao, với một đồng
tiền chung của cả Cộng đồng.

Thứ hai, Hiệp ước Masstricht đưa tới việc thiết lập đồng Euro. Kể từ ngày 1
tháng 1 năm 2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12 quốc gia thành
viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, Áo, Bỉ, Phần Lan, Ireland, Ý,
Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha; các nước đứng ngoài là Anh,
Đan Mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có tỉ giá hối đoái cao hơn đồng
đô la Mỹ.

Thứ ba, Hiệp ước Masstricht cũng đưa ra các tiêu chí mà các quốc gia phải đáp
ứng để tham gia vào liên minh đồng euro nhằm đảm bảo rằng các quốc gia tham gia
đồng euro có lạm phát, mức nợ công, lãi suất và tỷ giá hối đoái ổn định. Sự ra đời của
đồng Euro đem lại cho các nước thành viên cũng như toàn thế giới những lợi ích dưới
đây :

- Đồng Euro làm cho mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn đối với các công ty khi
làm ăn kinh doanh với khách hàng trong khu vực.

- Các công ty có thể giao dịch kinh doanh với hầu hết các nước trong Liên Minh
Châu Âu bằng một loại tiền tệ. Do vậy, các giao dịch tài chính được đơn giản hóa, giá

10
cả trở nên rõ ràng hơn và dao động hối đoái giữa các nước thành viên đã biến mất.
Hơn nữa, nó còn mở ra một thị trường tiền tệ mới giúp cho các nước thành viên đa
dạng hóa nhu cầu vay vốn của mình.

- Khi di chuyển trong khu vực đồng Euro người ta chỉ cần đổi tiền một lần. Điều
này giúp tiết kiệm rất nhiều về thời gian và tiền bạc do không phải đổi tiền nhiều lần
khi di chuyển từ nước này sang nước khác trong phạm vi khu vực Euro.

- Khi mua sắm trong khu vực Euro giá cả được niêm yết bằng một loại tiền duy
nhất giúp người mua có thể so sánh một cách dễ dàng để có quyết định lựa chọn hàng
hóa đúng đắn.

- Đồng Euro còn có tác động tích cực lên thị trường thế giới, thông qua việc
cung cấp một đồng tiền chắc chắn để lựa chọn bên cạnh đồng dollar Mỹ và yên Nhật
trong danh mục đầu tư và làm đồng tiền dự trữ

Thứ tư, mở rộng việc áp dụng các chính sách về quyền công dân nhằm nâng
cao đời sống người dân ở các nước thành viên. Khi Hiệp ước Maastricht được thông
qua và Liên minh châu Âu (EU) được thành lập, Liên minh châu Âu đã cấp quyền
công dân EU cho mọi người có quốc tịch của các quốc gia thành viên. Điều khoản này
cho phép mọi người dân là công dân nước thành viên có thể tự do chạy đua vào văn
phòng hành chính địa phương hay tự do tham gia bầu cử Nghị viện châu Âu bất kể
quốc tịch. Đây được xem là một trong những quy định quan trọng với mục đích kinh
tế và xã hội rộng lớn. Điều này có nghĩa là công dân các nước thành viên có thể ra
ngoài làm việc tự do, không chỉ vì lợi ích của một thị trường duy nhất cho một quốc
gia thành viên, mà còn cho người lao động để cải thiện chất lượng cuộc sống của họ.

4. Bình luận về những thay đổi trong quy định về cơ cấu tổ chức theo hiệp ước
Lisbon năm 2007
Hiệp ước Li-xbon được biết đến như hiệp định cải cách (chứ không phải là bản
Hiến pháp), có thể phù hợp với quy mô mới rộng lớn của Liên minh châu Âu với 28
quốc gia thành viên. Hiệp ước Li-xbon đã sửa đổi và bổ sung những thiếu sót của
Hiệp ước Masstrict (Hiệp ước về Liên minh châu Âu ký kết năm 1992 tại Masstrict –
Hà Lan) và Hiệp ước Rome (Hiệp ước thành lập Cộng đồng châu Âu ký kết năm
1957), Hiệp ước Amsterdam (1996) và Hiệp ước Nice (2000) nhằm mục tiêu nâng cao
hiệu quả và tính chính thống dân chủ, hoàn thiện sự gắn kết trong hoạt động của Liên
minh bằng cách hiện đại hóa các cơ cấu của EU.
Về cơ cấu tổ chức theo hiệp ước Lisbon

11
Thứ nhất, Hiệp ước Lisbon đã hủy kết cấu ba trụ cột để hợp lại thành một pháp
nhân duy nhất là Liên minh châu Âu. Điều này có nghĩa là mọi thiết chế của EU gắn
với danh từ “cộng đồng” đều phải bỏ đi. Chẳng hạn “Ủy ban các Cộng đồng Châu
Âu”- gọi tắt là Ủy ban châu Âu- nay chính thức mang tên Ủy ban châu Âu.
Trong ba trụ cột của EU theo khuôn khổ Hiệp ước Masstricst, trụ cột Cộng đồng
kinh tế đạt tới mức độ liên kết cao nhất. Sự khác biệt căn bản trong việc hoạch định
chính sách giữa trụ cột này với hai trụ cột còn lại là cơ chế "đa số đủ thẩm quyền"
(QMV) hay thiểu số phục tùng đa số, không nước nào có quyền phủ quyết những
chính sách mang lại lợi ích chung cho Liên minh. Vì thế, Hiệp ước Li-xbon đã chuyển
một số nội dung của trụ cột tư pháp và nội vụ sang cơ chế "đa số đủ thẩm quyền".
Không những vậy, thủ tục "đa số đủ thẩm quyền" sẽ được đơn giản hóa thành thủ tục
"đa số kép", có hiệu lực năm 2014. Theo nguyên tắc này, văn bản pháp luật của EU
được thông qua khi đạt được hai tiêu chí: đa số nước thành viên với 55% số nước và
đa số dân chúng đại diện cho 65% dân số toàn khu vực ủng hộ. Cơ chế bỏ phiếu này
sẽ góp phần làm cho quá trình hoạch định chính sách của EU minh bạch và hiệu quả
hơn, đòi hỏi các nước thành viên phải nỗ lực hơn, tránh được sự bế tắc khi lợi ích của
đa số có những mâu thuẫn với thiểu số.
Thứ hai, về thể chế và chức vụ lãnh đạo: Một chủ tịch Hội đồng Châu Âu sẽ được
bầu ra với nhiệm kỳ 2 năm rưỡi, thay cho nước chủ tịch luân phiên chỉ định 6 tháng
một lần. Nhiệm vụ của Chủ tịch Thường trực EU là chủ trì các cuộc họp thượng đỉnh
của các nguyên thủ các quốc gia thành viên và thay mặt EU trên trường quốc tế. Với
chế độ chủ tịch thường trực nhiệm kỳ dài hơn, các định hướng chính sách của EU sẽ
được thống nhất hơn và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cơ cấu của Ủy ban Châu Âu - cơ
quan thực thi chính sách của EU - sẽ được rút gọn số lượng thành viên đến năm 2014
sẽ từ 27 thành viên (theo cơ chế mỗi nước có một đại diện) giảm xuống còn 17 thành
viên sẽ tạo nên một uỷ ban không mang tính đại diện cho tất cả các nước thành viên
và thực sự là một thể chế siêu quốc gia hoạt động vì lợi ích chung, nâng cao hơn nữa
hiệu quả hoạt động của toàn Liên minh.
Thứ ba, Hiệp ước Lisbon tăng cường dân chủ và minh bạch trong quá trình hoạch
định chính sách của EU.
Hiệp ước Lisbon tăng cường vai trò của Quốc hội Châu Âu cũng như Quốc hội các
nước thành viên trong quá trình hoạch định chính sách như: tăng cường quyền lập
pháp của Quốc hội EU, mở rộng thủ tục phê chuẩn ngân sách của EU đối với các
khoản ngân sách bắt buộc và không bắt buộc, mở rộng thẩm quyền phê chuẩn các hiệp
định quốc tế mà EU ký với các đối tác bên ngoài. Hiệp ước Lisbon giải quyết vấn đề
"thiếu dân chủ" về lập pháp giữa Quốc hội các nước thành viên với Quốc hội châu Âu
bằng cách tăng thẩm quyền cho Quốc hội các nước thành viên trong việc giám sát Uỷ
ban Châu Âu.

12
Không những thế, Hiệp ước Lisbon còn chú trọng hơn tới các quyền cơ bản của
người dân như nhân phẩm, tự do, dân chủ, bình đẳng và các khía cạnh liên quan đến
quyền con người, hướng tới khái niệm công dân châu Âu. Quyền công dân EU sẽ
được bảo đảm bình đẳng giữa các nước thành viên, đồng thời được thiết lập ở mức độ
pháp lý cao nhất. Điều này có nghĩa là Hiệp ước Li-xbon sẽ bảo đảm tốt hơn các
quyền như tự do tôn giáo, ngôn luận và tự do tiếp cận tài liệu, cũng như bình đẳng
giới, bảo vệ các quyền của trẻ em trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt nhấn mạnh bảo vệ
các quyền công dân đầy đủ trên các khía cạnh kinh tế, lao động, dân sự và chính trị.
Thứ tư, Hiệp ước Li-xbon hướng tới việc thống nhất chính sách an ninh và đối
ngoại chung, cải thiện hình ảnh của EU trên trường quốc tế.
Song song với việc bầu một vị Chủ tịch Thường trực, Hiệp ước Li-xbon cũng bầu
ra người đứng đầu cơ quan đối ngoại và an ninh - một Bộ trưởng Ngoại giao của EU
kiêm Phó chủ tịch Uỷ ban châu Âu. Với thay đổi này, Hiệp ước Li-xbon đã đánh dấu
sự thay đổi quan trọng của EU trong quan hệ quốc tế. EU sẽ xuất hiện trên vũ đài thế
giới với “hình ảnh chung” và “tiếng nói chung”. Một vị Chủ tịch Thường trực, một vị
Bộ trưởng Ngoại giao châu Âu cùng sự tham gia phê chuẩn của Quốc hội châu Âu sẽ
giúp EU có được một tiếng nói thống nhất với các đối tác và các tổ chức quốc tế. Điều
này sẽ góp phần cải thiện vị thế của Liên minh trong việc đối phó với những thách
thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, an ninh truyền thống và phi
truyền thống

KẾT LUẬN
Liên minh có một cơ cấu thể chế độc đáo. Các ưu tiên chính, khái quát của EU
được đề ra bởi Hội đồng Châu Âu, Hội đồng này tập hợp các nhà lãnh đạo cấp quốc
gia và cấp Liên minh . Các Nghị sĩ được bầu trực tiếp đại diện cho các công dân Châu
Âu trong Nghị viện Châu Âu. Lợi ích của EU được thúc đẩy bởi Ủy ban Châu Âu và
các Ủy viên - do quốc gia thành viên đề cử với sự tham vấn ý kiến của Chủ tịch Ủy
ban Châu Âu, sau khi được Nghị viện Châu Âu thông qua. Cùng với sự tiếp tục lớn
mạnh của Liên minh, EU vẫn tập trung minh bạch hóa và dân chủ hóa các thể chế
quản trị của mình. Nghị viện Châu Âu được bầu trực tiếp đang được trao thêm nhiều
quyền hơn, các nghị viện quốc gia được giao một vai trò to lớn hơn, hoạt động bên
cạnh các thể chế của Châu Âu.

13
Tài liệu tham khảo
1. Tập bài giảng Pháp luật Liên minh Châu âu, Trường Đại học Luật Hà
Nội
2. Phan Đăng Đức Thọ, Luận văn Các thể chế chính trị Liên minh Châu
Âu, Đại học quốc gia Hà Nội, 2010.
3. Hoàn cảnh ra đời Hiệp ước Lisbon, Cẩm Bình,
https://1thegioi.vn/bai-1-hoan-canh-ra-doi-hiep-uoc-lisbon-
35522.html
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87p_%C6%B0%E1%BB%9
Bc_Lisbon
5. https://eur-lex.europa.eu/legal-
content/EN/TXT/HTML/?uri=LEGISSUM:4301863
6. https://eur-lex.europa.eu/summary/glossary/coreper.html
7. https://eur-lex.europa.eu/legal-
content/EN/AUTO/?uri=celex:11965F/TXT
8. https://www.cvce.eu/obj/treaty_establishing_a_single_council_and_a
_single_commission_of_the_european_communities_8_april_1965-en-
be427f35-bec6-4872-9afa-e9602d628aea.html
9. https://www.cvce.eu/en/collections/unit-content/-/unit/d5906df5-
4f83-4603-85f7-0cabc24b9fe1/7550d654-18b4-4e04-86d1-
9bd3a8dddf5a

14

You might also like