Tiểu Luận Môn Áp Dụng Pháp Luật Nước Ngoài Giải Quyết Các Vụ Việc Dân Sự Có Yếu Tố Nước Ngoài Tại Việt Nam

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

I.

Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam và thực tiễn
1. Thế nào là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
2. Xác định thầm quyền giải quyết tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài?
3. Xác định pháp luật áp dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam
4. Áp dụng pháp luật nước ngoài - Cơ sở lý thuyết và nguyên tắc thực hiện
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và tự do hóa các hoạt động giao thương là
xu hướng không thể đảo ngược trên thế giới hiện nay. Các đặc điểm này là cơ sở hình
thành sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ khiến cho
việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong các quan hệ dân sự, kinh doanh thương mại là
một nhu cầu tất yếu của tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Với 16 Hiệp định
FTA đang thực thi và đàm phán, Việt Nam trở thành tâm điểm của mạng lưới khu vực
thương mại tự do rộng lớn, chiếm 59% dân số thế giới và 68% thương mại toàn cầu,
góp phần gia tăng đan xen lợi ích của nước ta với hầu hết các đối tác hàng đầu khu vực
và thế giới. Hơn nữa, với chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, những năm gần
đây số lượng người nước ngoài đến Việt Nam đầu tư, kinh doanh, du lịch…ngày càng
nhiều. Các quan hệ dân sự trong và ngoài nước ngày càng phát triển, điều đó kéo theo
những tranh chấp, mâu thuẫn có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng cao.
Tuy nhiên, trong lịch sử nền tư pháp Việt Nam, không có nhiều tiền lệ viê ̣c Tòa
án Việt Nam áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ việc bởi nhiều lí do
khác nhau. Xu hướng hội nhập sâu đòi hỏi hệ thống tư pháp phải thích nghi, cả trong
những hoàn cảnh yêu cầu phải áp dụng hệ thống pháp luật của một quốc gia khác, điều
đó dẫn đến nhiều khó khăn trong việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam trên thực tiễn. Để đi sâu vào nghiên cứu vấn
đề này, em xin lựa chọn đề tài: “Các khó khăn khi áp dụng pháp luật nước ngoài trong
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam”
NỘI DUNG
I. Việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài tại Việt Nam và thực tiễn
1. Thế nào là vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 163 Bộ Luật Dân sự 2015 (BLDS) thì tranh chấp dân
sự có yếu tố nước ngoài là tranh chấp dân sự phát sinh giữa các bên trong quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài, trong đó:
• Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
• Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài
• Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng đối
tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài là những tranh chấp dân sự phát sinh từ
các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Thường những tranh chấp này liên quan đến
một bên các chủ thể là người nước ngoài, hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài,
hoặc tài sản ở nước ngoài.
Đối với những tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ có những nét đặc thù về trình
tự, thủ tục giải quyết cũng như việc xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết, áp
dụng pháp luật để giải quyết.
2. Xác định thầm quyền giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Một tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài sẽ được giải quyết tại Tòa án nhưng
vấn đề đặt ra ở đây, là tòa án nước nào sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của cơ quan tài phán của một quốc gia phụ thuộc
vào điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên và pháp luật tố tụng dân sự của
quốc gia đó. Nhìn chung có hai dạng thẩm quyền xét xử: thẩm quyền xét xử chung và
thẩm quyền xét xử riêng biệt.
 Thẩm quyền xét xử chung là thẩm quyền mà tòa án nước này có thẩm quyền xét xử,
nhưng tòa án nước khác cũng có thể có thẩm quyền xét xử tùy thuộc vào tư pháp quốc
tế của quốc gia đó. Trường hợp này, các bên trong quan hệ dân sự hoàn toàn có quyền
lựa chọn tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp là tòa án của một trong hai
quốc gia, hoặc tòa án của một quốc gia thứ ba.
Theo khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015 thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung
giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong các trường hợp sau:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
Bị đơn người nước ngoài có nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam:
Khoản 2 Điều 9 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân
và gia đình có yếu tố nước ngoài quy định: “Người nước ngoài thường trú tại Việt
Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài ở Việt Nam”. Như vậy, người nước ngoài có nơi cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài
tại Việt Nam được xem là người nước ngoài thường trú tại Việt Nam. Và theo quy
định trên, khi bị đơn nước ngoài chỉ có nơi tạm trú tại Việt Nam mà không có tài sản
trên lãnh thỗ Việt Nam, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết.
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức
có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt
động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;
Ở đây, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết quan hệ dân sự có cơ quan, tổ
chức nước ngoài tham gia khi cơ quan, tổ chức nước ngoài là bị đơn và phải có trụ sở
chính hoặc cơ quan quản lý tại Việt Nam.
Quy định trên cũng cho thấy, Tòa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết trong
trường hợp này khi phía khởi kiện là bên Việt Nam; còn nếu cơ quan, tổ chức nước
ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài
khởi kiện, Tòa án Việt Nam không có thẩm quyền giải quyết. Tòa án Việt Nam cũng
có quyền giải quyết vụ việc khi bị đơn là cơ quan, tổ chức nước ngoài có chi nhánh,
văn phòng đại diện ở Việt Nam.
Tuy nhiên, luật không nói rõ là Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết đối
với tất cả các vụ việc phát sinh có liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt
Nam của cơ quan, tổ chức nước ngoài hay chỉ trong một số trường hợp cụ thể. Cách
quy định của điều luật cho ta hiểu rằng, Tòa án Việt Nam có quyền giải quyết tất cả
các vụ việc mà bị đơn là tổ chức nước ngoài có chi nhánh, văn phòng đại diện ở Việt
Nam.
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;
Trong trường hợp này, khi người nước ngoài là bị đơn trong vụ tranh chấp mà
có tài sản tại Việt Nam, vụ việc sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam.
Nếu người nước ngoài là bị đơn mà tài sản không nằm trên lãnh thổ Việt Nam và cũng
không có nơi thường trú ở Việt Nam, Tòa án Việt Nam không có cơ sở và cũng không
thể thực hiện được quyền tài phán của mình. Tài sản của người nước ngoài trên lãnh
thổ Việt Nam ở đây không phân biệt là động sản hay bất động sản.
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các
đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc
công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;
Trong trường hợp này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết khi bên nước
ngoài không có trụ sở chính, cơ quan quản lý, chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt
Nam (đối với cơ quan, tổ chức) hoặc không có nơi thường trú ở Việt Nam (đối với cá
nhân) nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật Việt
Nam. Trước khi xác định thẩm quyền xét xử, Tòa án Việt Nam cần phải xác định luật
áp dụng cho quan hệ này có là pháp luật Việt Nam hay không, bởi nếu căn cứ xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ không theo pháp luật Việt Nam, Tòa án Việt Nam không
có thẩm quyền giải quyết. Nếu luật nội dung áp dụng là luật Việt Nam, Tòa án Việt
Nam mới có thẩm quyền xét xử.
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở
ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ
chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

 Thẩm quyền xét xử riêng biệt là trường hợp chỉ có tòa án của một quốc gia mới có
thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định.
Theo quy định tại điều 470 Bộ luật TTDS 2015, những việc dân sự có yếu tố nước
ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
• Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự quy định
tại khoản 1 Điều này;
• Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
• Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất
tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ
trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
• Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, mất năng lực hành vi dân sự nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập
quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam;
 Theo quy định tại Khoản 1 Điều 472 Bộ luật TTDS 2015, các trường hợp sau
không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án Việt Nam:
Tòa án Việt Nam phải trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải
quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nếu vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung
của Tòa án Việt Nam nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
theo quy định của pháp luật áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài và đã
lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải quyết vụ việc đó.
Trường hợp các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài
bằng thỏa thuận lựa chọn Tòa án Việt Nam hoặc thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc
Tòa án nước ngoài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, hoặc Trọng tài hoặc Tòa
án nước ngoài từ chối thụ lý đơn thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm quyền giải quyết;
b) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại
Điều 470 của Bộ luật này và vụ việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước
ngoài có liên quan;
c) Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam quy định tại
Điều 470 của Bộ luật này và đã được Trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải
quyết;
d) Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
hoặc phán quyết của Trọng tài.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước
ngoài không được Tòa án Việt Nam công nhận thì Tòa án Việt Nam vẫn có thẩm
quyền giải quyết vụ việc đó;
đ) Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết của Tòa án là một nội dung quan trọng của
quá trình giải quyết xung đột pháp luật trong Tư pháp quốc tế. Chính vì vậy, việc tiếp
tục nghiên cứu, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về thẩm quyền giải
quyết của Tòa án đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài là yêu cầu cần thiết
trong quá trình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về tư pháp quốc tế nói riêng và toàn bộ
hệ thống pháp luật nói chung.
3. Xác định pháp luật áp dụng trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu
tố nước ngoài tại Việt Nam

You might also like