Bài tập xác suất thống kê

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài 1: Một túi chứa 10 thẻ đỏ và 6 thẻ xanh. Chọn ngẫu nhiên ra 3 tấm thẻ (không hoàn lại).

a. Gọi X là
số thẻ đỏ. Tìm phân bố xác suất của X, EX.
b. Gs rút mỗi thẻ đỏ được 5 điểm và rút mỗi thẻ xanh được 8 điểm. Gọi Y là số điểm tổng cộng trên 3
thẻ rút ra. Tìm phân bố xác suất của Y .
Bài 2: Một người đi thi lấy bằng lái xe, anh ta thi nhiều lần cho đến khi đạt thì thôi. Gọi X là số lần anh

ta dự thi. Tìm bảng phân bố xác suất của X, biết rằng xác suất anh ta thi đỗ là . Hãy dự đoán xem

trong 243 người (mỗi người đều có xác suất thi đỗ là ) có bao nhiêu người thi đạt ngay lần thi đầu
tiên, có bao nhiêu người phải thi ít nhất 4 lần.
Bài 3: Có hai cầu thủ bóng rổ, mỗi người được ném bóng 3 lần. Xác suất trúng rổ của người thứ nhất
trong mỗi lần ném là 0.8, của người thứ 2 là 0.6. Tính xác suất để: a. Số lần trúng rổ của họ là như
nhau.
b. Số lần trúng rổ của người thứ nhất lớn hơn người thứ 2.
Bài 4: Có 2 hộp, hộp A đựng 2 quả bóng xanh và 3 quả bóng đỏ. Hộp B đựng 1 quả bóng vàng và 2 quả
bóng đỏ. Lấy ngẫu nhiên từng quả bóng trong 2 hộp, nếu lấy được quả màu vàng sẽ được 2$, nếu lấy
được quả màu xanh sẽ được 1$, lấy quả màu đỏ thì không được và cũng không mất gì.
a. Lấy ngẫu nhiên 2 quả bóng trong hộp A và 2 quả trong hộp B. Tính trung bình số tiền
nhậnđược.
b. Lấy lần lượt từng quả trong hộp A cho đến khi thu được 3 quả bóng đỏ. Gọi X là số quả
bóngcần lấy ra. Tìm bảng phân bố xác suất của X, tính EX, DX.
Bài 5: Trong kỳ thi hết môn học A, thầy giáo cho đề cương ôn tập gồm 10 câu lý thuyết và 15 câu bài
tập. Đề thi thật sẽ có 1 câu lý thuyết và 2 câu bài tập, được lấy ngẫu nhiên từ trong đề cương. Sinh
viên B chỉ học và trả lời được 7 câu lý thuyết và 10 câu bài tập trong đề cương. Nếu trả lời đúng câu lý
thuyết thì được 4 điểm, trả lời đúng mỗi câu bài tập được 3 điểm (không có điểm thành phần trong
từng câu). Gọi X là số điểm của môn học A mà sinh viên B đạt được sau kỳ thi. Lập bảng phân bố xác
suất của X và tính trung bình số điểm mà sinh viên B này đạt được. Bài 6: Cho các ĐLNN X,Y có bảng
phân bố xác suất đồng thời như sau (cột 1 là các giá trị của
X, hàng 1 là các giá trị của Y)
1 2 3
1 0.1 0.1 0.0
2 5 3
2 0.2 0.3 0.0
8 5 7
a. Chứng minh rằng X,Y độc lập.
b. Tìm quy luật phân bố của ĐLNN Z = XY .
Bài 7: Số hoa trong 1 chậu hoa là đại lượng ngẫu nhiên có phân bố Poisson với trung bình là 2 hoa/ 1
chậu. Người ta chỉ mang bán chậu nào có 2, 3 hoặc 4 hoa. a. Tính tỷ lệ chậu hoa được mang đi bán.
b. Tính tỷ lệ chậu có nhiều hơn 4 hoa trong các chậu không được đem đi bán.
Bài 8: Một xạ thủ đem theo 7 viên đạn đến trường bắn để chỉnh sửa súng trước ngày thi đấu. Anh ta
bắn từng viên vào bia với xác suất trúng tâm là 0.8. Anh ta thử súng theo quy tắc sau: nếu có 5 viên
trúng tâm thì thôi không bắn nữa. Gọi X là số đạn mà anh ta dùng để thử súng. a. Tìm phân bố xác
suất của X.
b. Tính kỳ vọng, phương sai và mod X.
Bài 9: Gieo một con xúc sắc cho đến khi thu được số nốt lớn hơn hoặc bằng 5 thì dừng lại. Gọi X là số
lần gieo cần thiết.

a. Lập bảng phân bố xác suất của X.


b. Về mặt trung bình, phải tung bao nhiêu lần thì thu được mặt có số nốt lớn hơn hoặc bằng 5.Bài
10:Số trẻ em sinh ra trong 1 tuần ở một làng A nào đó là một ĐLNN X có bảng phân bố xác suất như
sau:
X 0 1 2 3
P 0.4 0. 0.2 0.1
3
Số người chết trong 1 tuần ở làng A đó là một ĐLNN Y có bảng phân bố xác suất như sau:
Y 0 1 2 3 4
P 0. 0. 0. 0.1 0.0
1 3 4 5 5
Giả sử rằng X, Y là độc lập.
a. Tìm bảng phân bố đồng thời của X và Y .
b. Tính P(X > Y ).
Bài 11: Cho X,Y là 2 ĐLNN có phân bố xác suất đồng thời như sau (cột 1 là các giá trị của X, hàng 1 là
các giá trị của Y ):
-1 0 1
-1 4/15 1/15 4/15
0 1/15 2/15 1/15
1 0 2/15 0
a. Tìm EX, EY , cov(X,Y ), ρ(X,Y ).
b. X,Y có độc lập hay không?
Bài 12: G/s xác suất làm ra một chiếc đinh ốc phế phẩm là p = 0.015. Người ta xếp đinh ốc vào hộp,
mỗi hộp có chứa 100 chiếc. Hỏi có bao nhiêu phần trăm hộp không có một chiếc đinh ốc phế phẩm
nào trong đó?
Bài 13: Một trạm cho thuê xe taxi có 3 chiếc xe. Hàng ngày trạm phải nộp thuế 8§ cho 1 chiếc xe (dù
xe đó có được thuê hay không). Mỗi chiếc xe được cho thuê với giá là 20$. Giả sử số yêu cầu cho thuê
của trạm xe trong 1 ngày là ĐLNN có phân bố Poisson với tham số λ = 2,8.
a. Gọi Y là số tiền thu được trong một ngày của trạm (nếu không có ai thuê thì số tiền thu được
sẽ là −24$). Tìm phân bố xác suất của Y . Từ đó tính số tiền trung bình trạm thu được trong 1 ngày.
b. Giải bài toán trên trong trường hợp trạm có 4 chiếc xe. Từ đó kết luận trạm nên có 3 hay
4chiếc xe?
Bài tập Xác suất - Chương 3
Bài 1: Một nhà kinh doanh thu được lợi nhuận X (đơn vị 100 triệu đồng) từ mỗi chiếc xe ô tô mới. Gs
X có hàm mật độ:

nếu 0 ≤ x ≤ 1 ngược lại.

a. Tìm lợi nhuận trung bình mà nhà kinh doanh thu được từ mỗi chiếc xe ô tô mới.
b. Tìm DX.
c. Tìm xác suất để lợi nhuận vượt quá 10 triệu đồng.
Bài 2: Diện tích của một chiếc lá là một ĐLNN X liên tục có hàm mật độ:

nếu 0 ≤
x≤2

a. Tìm c và EX.
b. Lấy ngẫu nhiên 5 chiếc lá. Tính xác suất để trong 5 chiếc lá đó có 3 chiếc lá có diện tích lớnhơn 1
cm2.
Bài 3: Cho biến ngẫu nhiên X có hàm mật độ:

khi 0 ≤ x ≤ 4

a. Tính P(1 < X < 2).


b. Quan sát X 10 lần, gọi Y là số lần X rơi vào khoảng (1,2). Tìm phân bố xác suất của Y , tính EY , DY .
Bài 4: Cho ĐLNN X có hàm mật độ

với x ≥ 1

a. Tìm k và hàm phân bố F(x).

b. Tìm hàm mật độ của .


c. Tính P(0,1 < Y < 0,2).
Bài 5: Cho ĐLNN liên tục X có phân bố chuẩn với tham số µ = 2, σ2 = 9. a. Tìm a
sao cho P(X > a) = 0,6.
b. Tiến hành 5 quan sát độc lập về X. Tìm xác suất để trong 5 lần quan sát đó, có 3 lần X nhận giá trị
trong đoạn [0,3].
Bài 6: Khối lượng của một sản phẩm do nhà máy sản xuất là biến ngẫu nhiên có phân bố chuẩn với
khối lượng trung bình là 500g và độ lệch tiêu chuẩn 2g. Sản phẩm được gọi là đạt tiêu chuẩn nếu khối
lượng của nó sai lệch so với khối lượng trung bình không quá 4g.
a. Lấy ngẫu nhiên 4 sản phẩm của nhà máy. Hãy tìm xác suất để trong 4 sản phẩm được lấy racó
ít nhất 3 sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
b. Với 4 sản phẩm được lấy ngẫu nhiên ở trên, hãy tìm xác suất để khối lượng trung bình của
4sản phẩm này lớn hơn 502g.
Bài 7: Một người hàng ngày đi bộ từ nhà tới nơi làm việc với quãng đường 600 m, và đi với vận tốc
đều V (m/s). Biết rằng V là một ĐLNN và thời gian đi bộ của người đó là một ĐLNN có phân bố đều
trong khoảng từ 6 đến 10 phút.

a. Tìm kỳ vọng và độ lệch chuẩn của V .


b. Tìm median của V .
Bài 8: Chiều dài của một loại cây là ĐLNN có phân bố chuẩn. Trong một mẫu gồm 640 cây, có 25 cây
thấp hơn 18 m, 110 cây có chiều cao hơn 24 m.
a. Tính chiều cao trung bình của cây và độ lệch chuẩn.
b. Ưowcs lượng số cây có chiều cao trong khoảng từ 16 m đến 20 m trong 640 cây nói trên. Bài 9:
Thời gian đi từ nhà tới trường của sinh viên A là một ĐLNN T (đơn vị là phút) có phân bố chuẩn.
Biết rằng 65% số ngày A đến trường mất hơn 20 phút, và 8% số ngày mất hơn 30 phút. a. Tính
thời gian đến trường trung bình của A và độ lệch tiêu chuẩn.
b. Gs A xuất phát từ nhà trước giờ vào học 25 phút. Tính xác suất để A bị muộn học.
c. A cần phải xuất phát trước giờ học bao nhiêu phút để xác suất bị muộn học của A sẽ bé hơn
0,02?
Bài 10: Một nhà máy bán một loại sản phẩm nào đó với giá 1$ một sản phẩm. Trọng lượng của sản
phẩm là một ĐLNN có phân bố chuẩn với kỳ vọng µ kg và độ lệch tiêu chuẩn 1kg. Giá thành làm ra một
sản phẩm là c = 0,05µ + 0,3. Nếu sản phẩm có trọng lượng bé hơn 8kg thì phải loại bỏ vì không bán
được. Xác định µ để lợi nhuận của nhà máy là lớn nhất.

You might also like