Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI TẬP HÓA ĐẠI CƯƠNG

(Chương I + Chương II)

Họ tên sinh viên: ………………………………………………………………….............


Lớp: …………………………; Khóa: ………….; Khoa: ……………………….............

Bài 1:
Tính độ dài sóng của một hạt bụi khối lượng m=0,01mg chuyển động với vận tốc
1,0 mm/s.
Tính độ dài sóng của một electron khối lượng 9,1.10-31kg chuyển động với tốc đọ
106 m/s.
ĐS:  = 6,6.10-23 m
 = 7,3. 10-10m
Bài 2:
Căn cứ vào thuyết lượng tử Planck và hệ thức của Einstein , hãy xác định năng
lượng theo J (jun) và khối lượng theo kg của photon ứng với bước sóng phát xạ màu đỏ
 = 6563 Ao (anstrong).
ĐS: E=3,062. 10-19 J
m=3,36. 10-36 kg
Bài 3:
Tính bước sóng De Broglie của :
a) Một máy bay có khối lượng 100,0 tấn bay với tốc độ 1000,0 km/h.
b) Một nơtron khối lượng 1,675.10-27 kg, chuyển động với tốc độ 4,0. 103 cm.s-1
ĐS : a)  = 2,38.10-41 m
b)  = 9,9. 10-9 m
Bài 4:
Sự chuyển động của viên bi nặng 1,0g và của một electron khối lượng 9,1.10-28g
đều có độ bất định về vị trí 1Ao. Tính độ bất định của cực tiểu về tốc độ của chúng. Rút ra
kết luận từ kết quả thu được.
ĐS: viên bi: Vx = 6,6.10-21 m.s-1
Electron: Vx = 7,3.10-6 m.s-1
Bài 5:
Trong trường hợp đối với nguyên tử H, hãy xác định các đại lượng sau :
a) Năng lượng kích thích dùng để chuyển electron từ trạng thái cơ bản lên trạng
thái ứng với n=3.
b) Năng lượng ion hóa để tách electron ở n=3 khỏi trạng thái cơ bản.
c) Bước sóng  (nm) khi electron chuyển từ n=3 về n=2.
ĐS: a) E1->3 = 12,09 eV
b) E3-> = 1,51 eV
c)  = 657 nm

Bài 7: Đối với quang phổ phát xạ của nguyên tử H người ta thu được các dãy phổ quan
trọng như: dãy Lyman, Balmer, Baschen. Sử dụng phương trình Rydberg tính:
a) Độ dài bước sóng lớn nhất max (nm) nằm trong vùng nhìn thấy.
b) Bước sóng ngắn nhất min trong vùng UV.
ĐS: 1/ = RH(1/n21-1/n22), RH=109645 cm-1: a) max = 654,5 nm; b) min = 90,9 nm

Bài 9: Viết cấu hình electron của nguyên tố X ở chu kì 5 có 2 electron d. Hỏi M thuộc
nhóm nào và số thứ tự Z bằng bao nhiêu.
Đ/S: IVB, Z=40: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d10 4s2 4p6 4d2 5s2

Bài 10 :
Các nguyên tố F, Cl và O có thể có những hóa trị nào ? Giải thích.
Bài 11: Theo thuyết VB thì có thể tồn tại các phân tử sau không: SF6, BrF7, IF7, ClF3,
OF6 và I7F .Giải thích.
Bài 12:
Cho biết kiểu lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử và ion
sau đây:
SO2, SO3, OF2, CO2, BF4- và H3O+

Bài 13 :
Giải thích tại sao khi F2 mất 1e thành F2+ thì độ bền liên kết lại tăng lên, trong khi N2
chuyển thành N2+ thì độ bền liên kết lại giảm
Bài 14 :
Trong các phân tử sau: SO2, SO3, BeCl2, PH3, CCl4, CHCl3, O2 và HCl; phân tử nào là
phân cực, phân tử nào là không phân cực ? Giải thích.

Bài 15: Cho các phân tử và các ion phân tử sau:


Li2, Be2, He2, He2+, N2, N2+, N2-, Ne2, C2, C2+, C2-, F2, F2-, F2+, O2, O2+, O2-, O22-, NO, NO+,
NO-, CO, CO+, CO-, B2, B2+, CN, CN+, CN-, BN, BO, FO, FO+, FO2-
Bằng phương pháp LCAO-MO:
- Vẽ giản đồ năng lượng MO và cấu hình electron của các phân tử và ion phân tử
trên.
- Xác định số liên kết
- Xác định tính thuận từ, nghịch từ
- Những phân tử và ion phân từ nào tồn tại được? Những phân tử và ion phân tử nào
không tồn tại được?

Bài 16 : Đã biết năng lượng liên kết của các phân tử và ion phân tử sau:
Phân tử (ion) O2 O2+ F2 F2+
Elk (kJ/mol) -498 -664 -159 -310

Bằng thuyết MO, hãy so sánh và giải thích các dữ kiện đó.

You might also like