Chiến Tranh Không Có Một Khuôn Mặt Phụ Nữ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

CHIẾN TRANH KHÔNG CÓ MỘT KHUÔN

MẶT PHỤ NỮ
-Svetlana Alexievich-
I. Con người mạnh hơn chiến tranh
-Công thức: chúng tôi là những đứa con của Chiến thắng.
Con cái của những người thắng trận.
-Ngay cả sau chiến tranh, chiến tranh vẫn là nơi cư trú của
tâm hồn chúng tôi. Thế giới chiến tranh là thế giới duy
nhất chúng tôi biết và những con người của chiến tranh là
những con người quen biết duy nhất của chúng tôi.
-Chúng ta là tù binh của những hình ảnh “đàn ông” và
những cảm xúc “đàn ông” về chiến tranh. Những từ “đàn
ông”. Phụ nữ vẫn mãi náu mình trong im lặng, và nếu
thảng hoặc họ có quyết định nói, thì họ cũng không kể về
cuộc chiến tranh của họ, mà về chiến tranh của những
người khác. Họ sử dụng một ngôn ngữ không phải ngôn
ngữ của chính họ. Tuân theo mẫu hình nam giới bất biến.
Và chỉ ở trong trốn riêng tư nhà họ, hay giữa những nữ
đồng đội cũ của nhau, sau khi chùi mấy giọt nước mắt họ
mới gợi lên trước mặt ta một cuộc chiến tranh, những câu
chuyện khiến tim ta lịm đi… Tâm hồn ta bỗng lặng im và
chăm chú: không còn là những sự kiện xa lạ và đã qua,
mà là một môn khoa học và một sự thấu hiểu con người
mà ta mãi còn cần.
“Tôi không có đủ sức mạnh để quay trở về quá khứ. Phải
sống lại với tất cả những cái đó một lần nữa…”
-Trong những bản ghi, con người lớn hơn chiến tranh. Ấy
là khi họ được điều khiển bởi một điều gì đó mạnh hơn
Lịch sử: Viết lên sự thật về sự sống và cái chết nói chung,
chứ không chỉ sự thật về chiến tranh.
-Những người kể chuyện không chỉ là những chứng nhân
– họ không hề chút nào là những chứng nhân – mà là
những diễn viên và những người sáng tạo. Không thể tiếp
cận sự thật một cách trực tiếp, mặt đối mặt. Các cảm xúc
của chúng ta chen vào giữa sự thật và chúng ta. Tôi không
viết một lịch sử chiến tranh mà là một lịch sử của các xúc
cảm. Một mặt, tôi nghiên cứu những con người cụ thể đã
sống một thời cụ thể và đã tham gia vào những biến cố cụ
thể, nhưng ở mặt khác, ở mỗi người con người đó, tôi cần
nhận ra con người ở vĩnh hằng. Cái phần người luôn hiện
diện trong con người. Trong những câu chuyện của phụ
nữ, ta không thấy anh hùng cũng chẳng thấy chiến công
không tưởng tượng nổi, mà chỉ đơn giản có những cá
nhân bị cuốn vào một công việc phi nhân của nhân loại:
“dẫu sao đay cũng là một con người, một kẻ thù, đồng ý
rồi, nhưng là một con người”, “Nhưng sau đó tôi càng run
dữ hơn, tôi như khiếp đảm: tôi, tôi vừa giết một con người
sao?...”
-Trong chiến tranh, tôi lớn hơn mười xăng ti mét. Dầu
chúng tôi có sống sót trở về, nhưng vẫn là với tâm hồn
đau ốm.
-Sau chiến tranh, đối với mọi thứ, đều phải học sống trở
lại một cách bình thường. Học lại từ đầu. Nhớ lại thế nào
là cuộc sống trong hòa bình.

You might also like