Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 125

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG


PHÁP CÂN CHỈNH G7 CHO QUẢN TRỊ
MÀU TRONG NGÀNH IN

SVTH: TRỊNH MAI QUỲNH


MSSV: 15148113
Khóa: 2015 – 2019
Ngành: Công nghệ in
GVHD: TS NGUYỄN LONG GIANG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………………

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: TRỊNH MAI QUỲNH MSSV:
15148113 Ngành: Công nghệ in Lớp: 151480B
Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN LONG GIANG
Họ và tên người đồng hướng dẫn: Kỹ sư NGUYỄN VIỆT HÙNG
Ngày nhận đề tài: 22/03/2019 Ngày nộp đề tài:30/07/2019
1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP CÂN CHỈNH
G7 CHO QUẢN TRỊ MÀU TRONG NGÀNH IN
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Các định nghĩa cơ bản về quản lý màu
- Tiêu chuẩn ISO 12647, ISO 10128
- Định nghĩa G7, Gray balance và các thuật ngữ liên quan
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Tìm hiểu về các cách cân chỉnh máy in theo phương pháp cân bằng xám
- Tìm hiểu về IDEAlliance G7
- Thực hiện cân chỉnh G7 trên máy in phun kỹ thuật số bằng phương pháp sử
dụng phần mềm Curve4
- Tìm hiểu về cách cân chỉnh máy in theo gia tăng tầng thứ TVI
- So sánh và đánh giá hai phương pháp cân chỉnh TVI và G7

4. Sản phẩm sau khi thực hiện đề tài


- Quy trình cân chỉnh G7 cho máy in kỹ thuật số.
- Kết quả đánh giá ứng dụng của phương pháp cân chỉnh G7 trong việc quản
trị màu
- Kết quả đánh giá và so sánh giữa hai phương pháp cân chỉnh TVI và G7
TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG
DẪN

i
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………………

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên: TRỊNH MAI QUỲNH MSSV: 15148113
Ngành: Công nghệ in Lớp: 151480B
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cân chỉnh G7 cho quản trị màu
trong ngành in
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN LONG GIANG
Họ và tên người đồng hướng dẫn: Kỹ sư NGUYỄN VIỆT HÙNG
NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
2. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
3. Khuyết điểm:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?
………………………………………………………………………………………..
5. Đánh giá loại:
………………………………………………………………………………………..
6. Điểm:…………………………(Bằng chữ………………………………………)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


2019 Giáo viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………………

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐỒNG HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên: TRỊNH MAI QUỲNH MSSV: 15148113
Ngành: Công nghệ in Lớp: 151480B
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cân chỉnh G7 cho quản trị màu
trong ngành in
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN LONG GIANG
Họ và tên người đồng hướng dẫn: Kỹ sư NGUYỄN VIỆT HÙNG
NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:
Về mặt lý thuyết, Quỳnh đã thực hiện tốt các mục tiêu của đề tài, tìm đầy đủ các
khái niệm cũng như quy trình trong thực hiện quản lý màu với phương pháp cân
chỉnh G7. Đồng thời cũng tìm hiểu kỹ về phương pháp cân chỉnh TVI. Tuy nhiên,
một vài thuật ngữ chưa được sử dụng đúng tình huống nên cần chú ý điều chỉnh.
Về mặt nghiên cứu thực tiển, Quỳnh đã áp dụng được kiến thức từ lý thuyết để thực
hiện được việc cân chỉnh cân bằng xám theo G7 và cân chỉnh TVI trên hệ thống in
thử của xưởng in. Từ đó đưa ra những so sánh giữa 2 phương để hiểu rõ hơn về
chúng. Dựa trên bài in Offset_GRACoL2013, tờ in thử theo GRACoL2013 ở nhà IN
số 7 để so sánh với tờ in thử mà Quỳnh đã thực hiện ở xưởng in SPKT, và đưa ra
kết quả đánh giá delatE, cảm nhận bằng mắt rất tốt.
Nhìn chung, bạn Quỳnh đã đạt 90% yêu cầu về lý thuyết và 85% yêu cầu về nghiên
cứu thực tế.
2. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
3. Khuyết điểm:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..

4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?


………………………………………………………………………………………..
5. Đánh giá loại:
………………………………………………………………………………………..
6. Điểm:…………………………(Bằng chữ………………………………………)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


2019 Người đồng hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)

NGUYỄN VIỆT HÙNG


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……………………………

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Họ và tên sinh viên: TRỊNH MAI QUỲNH MSSV: 15148113
Ngành: Công nghệ in Lớp: 151480B
Tên đề tài: Nghiên cứu ứng dụng phương pháp cân chỉnh G7 cho quản trị màu
trong ngành in
Họ và tên giáo viên phản biện: TH.S LÊ CÔNG DANH
NHẬN XÉT
1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
2. Ưu điểm:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
3. Khuyết điểm:
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………..
4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?
………………………………………………………………………………………..
5. Đánh giá loại:
………………………………………………………………………………………..
6. Điểm:…………………………(Bằng chữ………………………………………)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm


2019 Giáo viên phản biện
(Ký & ghi rõ họ tên)
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân,
em cũng đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ cũng như sự chỉ bảo hết sức tận tình của
Quý Thầy/Cô, Anh/Chị đã giúp em hoàn thành đề tài này. Với lòng biết ơn sâu sắc
nhất, chúng em châm thành gửi lời cảm ơn đến:
Thầy Nguyễn Long Giang – Giảng viên hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo
cũng như động viên em rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện.
Thầy Lê Công Danh – Giảng viên phản biện đã tận tình đóng góp ý kiến giúp cho
đề tài của em trở nên chặt chẽ và hoàn thiện hơn.
Anh Nguyễn Việt Hùng – Cựu sinh viên khoa in và truyền thông, là người đồng
hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài, cho em những lời khuyên
cố vấn và hỗ trợ để hoàn thành bài một cách tốt nhất.
Các anh chị tại công ty TNHH Canpac Việt Nam, công ty TNHH Vina Tâm đã
hỗ trợ cho em về thiết bị dụng cụ đo, cũng như những kiến thức mà em còn thiếu sót
khi thực hiện đề tài.
Quý thầy cô trong khoa In và Truyền thông – không chỉ ở đồ án này mà trong cả
4 năm học tại trường, với tri thức và tâm huyết đã tận tình giảng dạy và tạo điều
kiện cho em được học tập và rèn luyện tốt nhất.
Tập thể sinh viên khóa K15 khoa In và Truyền thông đã luôn bên cạnh, động viên
và giúp đỡ nhau trong suốt quãng thời gian vừa qua.
Trong quá trình thực hiện đồ án khó tránh khỏi những vụng về, sai sót, em kính
mong được Thầy/Cô thông cảm và bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như
kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ Quý Thầy/Cô để qua đó em
sẽ học thêm được nhiều điều bổ ích và hoàn thiện một cách tốt hơn bài luận của
mình.
Em xin chân thành cám ơn!
Trịnh Mai Quỳnh
Sinh viên khóa 2015 - 2019
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
Cân chỉnh máy in là một quá trình hiệu chỉnh mực, giấy và máy in để đạt được điều
kiện in tham chiếu được chọn. Nó mô tả không gian màu cho dữ liệu hình ảnh sẽ bị
biến đổi qua nhiều thiết bị xuất. Sẽ có hai lần chạy máy khi cân chỉnh. Lần chạy
máy đầu tiên sẽ điều chỉnh gam màu của máy về không gian màu đích. Lần chạy
máy thứ hai sẽ điều chỉnh tông màu bằng phương pháp sử dụng đường cong gia
tăng tầng thứ TVI hoặc phương pháp sử dụng cân bằng xám (hay được biết đến là
phương pháp cân chỉnh G7 được phát triển bởi IDEAlliance). Không gian màu,
đường cong TVI và việc tái tạo và cân bằng xám là ba yếu tố được kiểm soát trong
điều kiện in tham chiếu. Do đó, câu hỏi được đặt ra là: “Nếu điều chỉnh sử dụng
phương pháp cân chỉnh theo TVI hay cân chỉnh theo IDEAlliance G7 thì sẽ đạt
được ba mục tiêu yêu cầu này theo tiêu chuẩn kỹ thuật?”
IDEAlliance G7 là một phương pháp cân chỉnh máy giúp cho màu sắc từ in thử đến
in sản lượng thật một cách giống nhất, nhờ vào cân bằng xám và cùng hướng về
một tiêu chuẩn kỹ thuật. Như vậy câu hỏi tiếp theo được đặt ra là: “Nếu chỉ cần thực
hiện cân chỉnh G7 mà không áp dụng thêm các công đoạn quản lý màu truyền thống
thì có đạt được sự giống nhàu sắc hay không?”.
Qua việc nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực nghiệm đề tài sẽ giúp trả lời những
vấn đề đặt ra phía trên.
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH
Press calibration is the process to adjust ink, paper and the press to achieve a
specified reference printing condition. It defines a common color space for color
image data exchange between various output devices. There are usually two press
runs in press calibration. The first press run is to align the corner points of the target
color gamut. The second press run is to adjust press tonality either by TVI (tone
value increase) or gray balance method (known as IDEAlliance G7 method). Corner
points of the color gamut, TVI curves, and grey reproduction are three significant
elements in a reference printing condition, which make them essential in press
calibration. Thus, the question is that “Will the adjustment either using TVI or
IDEAlliance G7 method be achieved all three requirements to conform to
specifications?”
IDEAlliance G7 is a press calibration method that helps color from the proof print
to the production print in the most similar way, thanks to the gray balance and
toward theonly specification. So the next question is raised: "If you just need to
calibrate G7 without applying more traditional color management methods, will you
get the same color?".
Through theoretical research and experimental practice, the topic will help answer
the issues raised above.
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP..........................................................................i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..........................................ii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA NGƯỜI ĐỒNG HƯỚNG DẪN....................................iv
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN............................................vi
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................viii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT.............................................................................ix
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH...............................................................................x
MỤC LỤC................................................................................................................ xi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................xv
DANH MỤC BẢNG BIỂU....................................................................................xvi
DANH MỤC HÌNH ẢNH....................................................................................xviii
Chương 1: DẪN NHẬP.............................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................2
1.3. Giới hạn đề tài và đối tượng nghiên cứu......................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT..............................................................................3
2.1. Lý thuyết về quản trị màu............................................................................3
2.1.1. Các không gian màu..............................................................................4
2.1.2. ICC Profile............................................................................................4
2.1.3. Delta E...................................................................................................5
2.2. Hệ thống quản trị màu..................................................................................7
2.2.1. Tiêu chuẩn hóa quá trình (Standardization)...........................................8
2.2.2. Ổn định hệ thống (Stabilization)............................................................9
2.2.3. Cân chỉnh máy in (Calibration)...........................................................10
2.2.4. Tạo ICC Profile...................................................................................12
2.2.5. Kiểm chứng (Validation).....................................................................13
Chương 3: CÂN CHỈNH TVI (TVI CALIBRATION)............................................14
3.1. Định nghĩa Tone Value, Tone Value Increase............................................14
3.1.1. Giá trị tầng thứ (Tone Value)..............................................................14
3.1.2. Giá trị gia tăng tầng thứ (Tone value increase)....................................15
3.2. Cân chỉnh theo phương pháp TVI..............................................................16
3.2.1. Mục tiêu..............................................................................................16
3.2.2. Quy trình cân chỉnh TVI......................................................................17
3.2.3. Đánh giá kết quả cân chỉnh..................................................................18
Chương 4: CÂN CHỈNH THEO CÂN BẰNG XÁM (GREY REPRODUCTION
CALIBRATION).....................................................................................................19
4.1. Định nghĩa..................................................................................................19
4.1.1. Gray balance và Gray reproduction.....................................................19
4.1.2. NPD (Neutral Print Density)...............................................................19
4.2. Grey reproduction method..........................................................................21
4.2.1. Mục tiêu..............................................................................................22
4.2.2. Quy trình cân chỉnh.............................................................................22
4.2.3. Đánh giá kết quả cân chỉnh..................................................................23
4.3. G7..............................................................................................................23
4.3.1. Định nghĩa...........................................................................................23
4.3.2. Mối liên hệ giữa G7 với tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật
in 25
4.3.3. Cân bằng xám (trung tính) của G7.......................................................26
4.3.4. G7 định nghĩa về tông màu..................................................................30
4.3.5. HC, HR, SC.........................................................................................34
4.3.6. Test Chart: P2P51, TC1617.................................................................38
4.3.7. Kiểm tra độ chính xác của hệ thống in và in thử..................................42
4.3.8. Các mức độ tuân thủ G7......................................................................45
4.3.9. CGATS/ ISO PAS 15339 và GRACoL 2013......................................47
4.3.10. Quy trình cân chỉnh và tạo profie cho máy in digital theo G7.............50
Chương 5: THỰC NGHIỆM 1................................................................................55
5.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................55
5.2. Phương pháp..............................................................................................55
5.2.1. Thiết bị và vật liệu:..............................................................................55
5.2.2. Các bước thực hiện..............................................................................57
5.3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................60
Chương 6: THỰC NGHIỆM 2................................................................................62
6.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................62
6.2. Phương pháp..............................................................................................62
6.2.1. Thiết bị và vật liệu...............................................................................62
6.2.2. Các bước thực hiện..............................................................................63
6.3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................64
6.3.1. So sánh qua ΔE....................................................................................64
6.3.2. So sánh bằng mắt.................................................................................65
Chương 7: THỰC NGHIỆM 3................................................................................66
7.1. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................66
7.2. Phương pháp..............................................................................................66
7.2.1. Các bước thực hiện..............................................................................66
7.2.2. Thiết bị và vật liệu...............................................................................68
7.3. Kết quả thực nghiệm..................................................................................68
7.3.1. Run 1...................................................................................................68
7.3.2. Run 2 cân chỉnh TVI...........................................................................72
7.3.3. Run 3 cân chỉnh G7.............................................................................76
7.4. Đánh giá.....................................................................................................81
7.4.1. Nhận xét kết quả thực nghiệm.............................................................81
7.4.2. Đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất....................................................83
Chương 8: KẾT LUẬN...........................................................................................86
8.1. Kết quả đạt được........................................................................................86
8.2. Vấn đề còn tồn đọng và hướng mở vấn đề.................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................87
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN CÂN CHỈNH G7 TRÊN MÁY IN EPSON STYLUS
PRO 4900 VỚI RIP FIERY EFI XF 6.5..................................................................89
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ANSI American National Standard Institute


CMM Color Managemnet Module
CMS Color Management System
CRPC Characterized Reference Print Conditions
FTA Flexographic Technical Asociation
GRACOL General Requirements for Appliaction in Commercial Offset
Lithography
HC Hightlight Constrast
HR Hightlight Range
ICC International Color Consortium
NPDC Neutral Print Density Curve
OBA Optical Brightening Additive
PCS Profile Connection System
PSO Process Offset Printing
RIP Raster Image Processor
SC Shadow Contrast
SCCA Substrate Corrected Color Aim
TAC Total Area Coverage
TVI Tone Value Increase
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3. 1 Dung sai cho độ sai lệch của đường cong gia tăng tầng thứ TVI.............18
Bảng 4. 1 Giá trị thang xám trung tính tham chiếu (Reference near-neutral scale) .21
Bảng 4. 2 Dung sai cho giá trị ΔL* và ΔCh của bộ ba trung tính HC_cmy, HR_cmy,
SC_cmy...................................................................................................................... 23
Bảng 4. 3 Tính toán giá trị a* và b* cho các ô xám trên giấy không đạt chuẩn.......28
Bảng 4. 4 Biểu đồ của bộ ba Cân bằng xám G7 CMY được làm tròn đến tỷ lệ phần
trăm tương đương 8 bit gần nhất..............................................................................28
Bảng 4. 5 Tính giá trị mục tiêu a* và b* theo giá trị giấy tại ba vùng HC, HR, SC 37
Bảng 4. 6 Minh họa về tính giá trị mục tiêu của ba vùng HC, HR, SC với giá trị màu
giấy a*=0, b*= -2.....................................................................................................37
Bảng 4. 7 Giá trị L* đích cho ô xám với giấy có L*=95..........................................37
Bảng 4. 8 Dung sai tuân thủ cho mức độ G7 Grayscale..........................................45
Bảng 4. 9 Dung sai tuân thủ cho mức độ G7 Targeted............................................46
Bảng 4. 10 Dung sai tuân thủ cho mức độ G7 Colorspace.......................................47
Bảng 4. 11 Bảy điều kiện in tham chiếu ISO 15339 mới.........................................48
Bảng 4. 12 Giá trị màu của GRACoL 2006 và GRACoL 2013 (giá trị thay đổi được
đánh dấu bằng chữ đỏ).............................................................................................49
Bảng 5. 1 Thông số kỹ thuật máy in EPSON Stylus Pro 4900................................56
Bảng 5. 2 Thông số kỹ thuật máy đo cầm tay X-rite i1 Pro 2..................................57
Bảng 5. 3 Mô tả các bước thực hiện cân chỉnh G7 cho máy in thử kỹ thuật số sử
dụng RIP EFI...........................................................................................................60
Bảng 6. 1 So sánh ΔE00 giữa CW1 với Gracol, CW2 với Gracol, CW3 với Gracol 64
Bảng 6. 2 So sánh ΔE00 giữa CW1 với CW2, CW1 với CW3................................65
Bảng 6. 3 Biểu đồ so sánh ΔE00 giữa CW1 với CW2, CW1 với CW3.....................65
Bảng 7. 1 Kết quả về gam màu của lần Run 1.........................................................69
Bảng 7. 2 Độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI của
lần Run 1 và GRACol2013_CRPC6........................................................................70
Bảng 7. 3 Giá trị Midtone spread của lần Run 1......................................................70
Bảng 7. 4 Đánh giá việc tái tạo màu xám của lần Run 1..........................................71
Bảng 7. 5 Giá trị tầng thứ để cân chỉnh TVI cho Run 2...........................................73
Bảng 7. 6 Kết quả về gam màu của lần Run 2 cân chỉnh TVI.................................73
Bảng 7. 7 Độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI của
lần Run 2 cân chỉnh TVI và GRACol2013_CRPC6.................................................74
Bảng 7. 8 Giá trị Midtone spread của lần Run 2 cân chỉnh TVI..............................75
Bảng 7. 9 Đánh giá việc tái tạo màu xám của lần Run 2 cân chỉnh TVI..................76
Bảng 7. 10 Giá trị tầng thứ để cân chỉnh G7 cho Run 3..........................................77
Bảng 7. 11 Kết quả về gam màu của lần Run 3 cân chỉnh G7.................................78
Bảng 7. 12 Độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI của
lần Run 3 cân chỉnh G7 và GRACol2013_CRPC6..................................................79
Bảng 7. 13 Giá trị Midtone spread của lần Run 2 cân chỉnh TVI............................79
Bảng 7. 14 Đánh giá việc tái tạo màu xám của lần Run 3 cân chỉnh G7..................80
Bảng 7. 15 So sánh giá trị Gamut màu qua ba lần chạy máy...................................81
Bảng 7. 16 So sánh giá trị Midtone spread qua ba lần chạy máy.............................82
Bảng 7. 17 So sánh giá trị ΔL* và ΔCh qua ba lần chạy máy tại các ô HC_cmy,
HR_cmy, SC_cmy...................................................................................................82
Bảng 7. 18 So sánh giá trị wΔL* và wΔCh qua ba lần chạy máy.............................83
Bảng 7. 19 So sánh các giá trị kiểm soát của tiêu chuẩn kỹ thuật FORGA và
GRACoL.................................................................................................................83
Bảng 7. 20 So sánh ưu nhược điểm hai phương pháp cân chỉnh TVI và G7...........85
Bảng 7. 21 Thứ tự kiểm soát máy in trong quá trình sản xuất.................................85
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2. 1 Ví dụ so sánh ΔE76 và ΔE00........................................................................ 7
Hình 2. 2 Tháp quy trình quản trị màu.......................................................................8
Hình 2. 3 Gamut màu Lab của sRGB 61966-2.1.....................................................10
Hình 2. 4 Các loại profile........................................................................................12
Hình 2. 5 Hệ thống quản lý màu bằng profile..........................................................12
Hình 2. 6 Quy trình tạo profile................................................................................13
Hình 2. 7 Các phần mềm tạo profile........................................................................13
Hình 3. 1 Ví dụ về gia tăng tầng thứ TVI................................................................16
Hình 3. 2 Quy trình cân chỉnh theo TVI..................................................................17
Hình 3. 3 Cân chỉnh TVI bằng Adobe Photoshop...................................................18
Hình 4. 1 Hiển thị xám tương đồng theo G7............................................................23
Hình 4. 2 Đồ thị giá trị đích Ch cân bằng xám trên giấy không chuẩn với a*=2 và
b*=-5.......................................................................................................................27
Hình 4. 3 Ba công thức cân bằng xám khác nhau trên giấy ngả xanh......................29
Hình 4. 4 Ba công thức cân bằng xám khác nhau trên giấy ngả vàng......................30
Hình 4. 5 Đường cong mật độ trung tính NPDC.....................................................31
Hình 4. 6 Biểu đồ G7 NPDC cho màu CMY grayscale. Đường đồ thị màu đen đậm
cho thấy giá trị đường NPDC thông thường theo chuẩn in công nghiệp ISO với mật
độ trung tính là 1.37.................................................................................................31
Hình 4. 7 Biểu đồ G7 NPDC cho màu đen K grayscale. Đường đồ thị màu đen đậm
cho thấy giá trị đường NPDC thông thường theo chuẩn in công nghiệp ISO với mật
độ trung tính là 1.69.................................................................................................32
Hình 4. 8 Biểu đồ ‘Xám TVI được tạo bởi công thức Sin / Cos, từ đó các đường
cong NPDC chính được tạo ra.................................................................................33
Hình 4. 9 Biểu đồ thể hiện giá trị mục tiêu của HR, SC, HC với những khoảng phục
chế sáng khác nhau..................................................................................................35
Hình 4. 10 Vùng tương phản sáng HC.....................................................................35
Hình 4. 11 Vùng trung gian HR...............................................................................36
Hình 4. 12 Vùng tương phản tối SC........................................................................36
Hình 4. 13 P2P25Xa (trái) và P2P51x (phải)...........................................................38
Hình 4. 14 Bảng P2P51x, P2P51 DTP70 và P2P51H..............................................39
Hình 4. 15 TC1617..................................................................................................40
Hình 4. 16 IT8/7.4 visual.........................................................................................40
Hình 4. 17 Bảng TC1617x_V, TC1617x_H và TC1617x (i1iO).............................41
Hình 4. 18 Minh họa giá trị ΔCh trong không gian màu là một đường vecto...........42
Hình 4. 19 Trọng số wΔCh.......................................................................................43
Hình 4. 20 Kiểm tra trọng số wΔCh thông qua cột 5 trong bảng P2P51..................43
Hình 4. 21 Trọng số wΔL*......................................................................................44
Hình 4. 22 Kiểm tra trọng số wΔL* thông qua cột 4 và 5 trong bảng P2P51..........45
Hình 4. 23 Minh họa bảy điều kiện in tham chiếu theo ISO 15339 mới..................48
Hình 4. 24 So sánh GRACoL 2006 (bên trái) và GRACoL 2013 (bên phải)...........49
Hình 4. 25 Bảng kiểm tra IDEAlliance ISO 12647-7 2013 Color Control Wedge. .50
Hình 4. 26 Quy trình cân chỉnh chng cho máy in phun kỹ thuật số.........................51
Hình 5. 1 Máy in EPSON Stylus Pro 4900..............................................................55
Hình 5. 2 Máy đo cầm tay X-rite i1 Pro 2................................................................56
Hình 5. 3 Quy trình cân chỉnh G7 cho máy in thử kỹ thuật số sử dụng RIP EFI.....58
Hình 5. 4 Kết quả đạt tất cả các cấp độ của G7 trên Curve 4...................................60
Hình 5. 5 Kết quả đạt được các giá trị về mực và giấy trong dung sai trên
Curve 461 Hình 5. 6 Kết quả đạt được giá trị wΔL* và wΔCh trên Curve 4..........61
Hình 6. 1 Quy trình thực nghiệm 2..........................................................................63
Hình 6. 2 Biểu đồ so sánh ΔE00 giữa CW1 với Gracol, CW2 với Gracol, CW3 với
Gracol...................................................................................................................... 64
Hình 7. 1 Quy trình thực nghiệm cân chỉnh theo TVI.............................................67
Hình 7. 2 Nhập Dotgain curve trong Adobe Photoshop...........................................67
Hình 7. 3 Quy trình thực nghiệm cân chỉnh theo G7...............................................68
Hình 7. 4 Biểu đồ đường cong TVI của lần Run 1..................................................69
Hình 7. 5 Biểu đồ kết quả cân bằng xám của lần Run 1..........................................71
Hình 7. 6 Kết quả về tông màu và cân bằng xám của lần Run 1 từ Curve4.............72
Hình 7. 7 Biểu đồ đường cong TVI của lần Run 2 cân chỉnh TVI...........................74
Hình 7. 8 Biểu đồ kết quả cân bằng xám của lần Run 2 cân chỉnh TVI...................75
Hình 7. 9 Kết quả về tông màu và cân bằng xám của lần Run 2 cân chỉnh TVI từ
Curve4..................................................................................................................... 76
Hình 7. 10 Biểu đồ đường cong TVI của lần Run 3 cân chỉnh G7..........................78
Hình 7. 11 Biểu đồ kết quả cân bằng xám của lần Run 3 cân chỉnh G7..................80
Hình 7. 12 Kết quả về tông màu và cân bằng xám của lần Run 1 từ Curve4...........81
Chương 1: DẪN NHẬP
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong xu thế ngành in hiện tại và tương lai, việc áp dụng hệ thống quản trị màu
không còn gì xa lạ. Bởi vì điều mong muốn đạt được của các nhà in đó là làm sao
màu sắc được tái tạo giống nhau từ in thử đến in thật và có thể duy trì trong suốt qui
trình in. Để thực hiện điều đó thì không hề đơn giản bởi vì tính chất các nhau của
các thiết bị như màn hình, máy in thử, máy in thật…. Bên cạnh đó là sự khác nhau
về vật liệu in bao gồm giấy in, mực in.
Để có thể giải quyết được vấn đề đó nhà in cần phải kết hợp tiêu chuẩn hóa quá
trình (Standardization) và quản trị màu (Color Management). Tiêu chuẩn hóa quá
trình tức là quy chuẩn tất các các giá trị thành số liệu hay quy trình với mục tiêu duy
nhất là ổn định thiết bị và có thể duy trì, lặp lại được. Đây là giai đoạn quan trọng
nhất trước khi thực hiện quản trị màu. Trong ngành in hiện tại có hai tiêu chuẩn
công nghiệp chính thức đó là ISO12647 và CGATS. Bên cạnh đó còn có nhiều tiêu
chuẩn kỹ thuật như GRACoL, SWOP, SNAP, GMI…Tất cả đều cùng mục đích đưa
qui trình in về một quy chuẩn chung. Sau khi đã thực hiện tiêu chuẩn hóa thì phải
thực hiện quản trị màu. Quản lý màu là một công nghệ nhanh và an toàn cho phép
tái tạo màu sắc chính xác và có thể dự đoán phục chế màu cho các quy trình xuất
khác nhau (màn hình, in thử kỹ thuật số) phải giống màu sắc bản gốc cũng cũng như
bản in thật càng nhiều càng tốt, giảm thiểu lỗi phục chế màu. Hệ thống quản trị màu
sẽ dựa vào hai yếu tố chính đó là không gian màu không phụ thuộc thiết bị CIE Lab
và tạo ICC Profile cho thiết bị.
Trong nền công nghiệp in hiện nay, có hai phương pháp cân chỉnh được sử dụng
phổ biến nhất đó là phương pháp cân chỉnh theo gia tăng tầng thứ TVI (Tone value
increase) và theo phương pháp tái tạo màu xám (Grey reproduction). Cả hai phương
pháp cân chỉnh này đều được sử dụng cân chỉnh cho máy in sao cho phù hợp mới
điều kiện in tham chiếu theo ISO 12647-2, tuy nhiên các giá trị đích theo tiêu chuẩn
ISO này có một số giới hạn về tái tạo màu xám, bởi vì thế các nhà in trước đây có
xu hướng cân chỉnh theo TVI nhiều hơn. Mãi cho đến những năm gần đây, xu thế
sử dụng cân chỉnh theo phương pháp tái tạo màu xám được phổ biến hơn nhờ vào
IDEAlliance – một tổ chức phi lợi nhuận hoạt động hầu hết các lĩnh vực của hệ sinh
thái in, bao bì, xuất bản và phân phối, đã phát triển phương pháp cân chỉnh G7 dựa
vào cân bằng xám (Gray balance) và tông màu (Tonality), hai yếu tố có thể kiểm
soát hoàn bằng đường curve 1-D đơn giản. G7 tiêu chuẩn hóa các đường cong này
nhằm mang lại kết quả hiển thị xám tương đồng cho mọi phương pháp in. G là viết
tắt của

1
Gray – màu xám, 7 là đại diện cho bảy màu cơ bản Cyan, Magenta, Yellow, Black,
Red, Green, Blue.
Hiện nay chưa có nhà nghiên cứu nào tìm hiểu kỹ về sự giống và khác nhau giữa
hai phương pháp cân chỉnh này. Với lý do đó em đã chọn đề tài “Nghiên cứu ứng
dụng cho phương pháp cân chỉnh G7 cho quản trị màu trong ngành in” với
mong muốn sau khi thực hiện có thể hiểu và đánh giá được các phương pháp cân
chỉnh, đặc biệt là phương pháp cân chỉnh G7, là một xu thế mới cho quản trị màu
trong ngành in của hiện tại và tương lai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về phương pháp cân chỉnh máy in dựa trên TVI.
- Tìm hiểu về phương pháp và quy trình cân chỉnh máy in theo G7
- Đánh giá về ứng dụng của phương pháp cân chỉnh G7.
- Thực nghiệm, so sánh, đánh giá hai phương pháp cân chỉnh TVI và G7.
1.3. Giới hạn đề tài và đối tượng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu:
- Phương pháp cân chỉnh G7, phương pháp cân chỉnh TVI.
- Máy in phun kỹ thuật số.
- Phần mềm cân chỉnh Curve 4.
 Phạm vi nghiên cứu:
- Chỉ thực hiện thực nghiệm trên máy in phun kỹ thuật số.
- Chỉ thực hiện cân chỉnh G7 theo phương pháp sử dụng phần mềm Curve4.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Thực hành in, đo bảng màu và cân chỉnh trên máy in.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Lý thuyết về quản trị màu
Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng
nhiều loại vật liệu khác nhau. Một quá trình sản xuất in thông thường sẽ gồm những
công đoạn phục chế sau:
- Hình ảnh được chụp bằng máy kỹ thuật số hoặc quét lại bằng một máy quét.
- Hình ảnh được đưa vào một chương trình máy tính để xử lý và kết quả được
hiển thị trên màn hình máy tính.
- Hình ảnh được in thử để khách hàng duyệt trước khi in sản lượng.
- In sản lượng.
Thông qua các quá trình này có thể thấy chất lượng phục chế màu sắc của hình ảnh
phụ thuộc vào các yếu tố chính, đó là:
- Thiết bị phục chế: mỗi thiết bị phục chế khác nhau cho kết quả hiển thị màu sắc
khác nhau.
- Các loại vật liệu, vật tư: các loại vật liệu và vật tư khác nhau sẽ cho ra kết quả
phục chế màu sắc khác nhau.
Có thể thấy nếu không có biện pháp quản lý màu thì màu hiển thị trên màn hình
(Soft Proof) khác nhiều so với tờ in thử (Hard Proof), màu trên tờ in thử cũng sẽ
khác nhiều so với tờ in sản lượng. Đây là các yếu tố khiến cho nhà in, nhà thiết kế
lẫn khách hàng không thể dự báo được màu sẽ được in ra như thế nào cho đến khi in
thực tế.
Từ những lý do đó, hệ thống quản lý màu (CMS – Color Management System) đã
ra đời như một giải pháp kịp thời nhằm quản lý và duy trì sự ổn định của màu sắc
khi chúng được phục chế trên các thiết bị khác nhau, với những không gian màu
khác nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị màu thực chất là gán một màu cụ thể với
một giá trị RGB hoặc CMYK tương ứng và duy trì sự ổn định của màu sắc qua các
thiết bị phục chế.
Tóm lại, quản trị màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau
trong cùng một hệ thống phục chế theo các điều kiện in thực tế để màu in khi in ra
sẽ giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng.
2.1.1. Các không gian màu
Để hiểu rõ về không gian màu, trước tiên ta phải hiểu sự khác biệt giữa hai không
gian màu là phụ thuộc thiết bị và độc lập thiết bị.
Không gian màu phụ thuộc thiết bị:
Các không gian màu phụ thuộc thiết bị bao gồm RGB và CMYK. Các không gian
màu này phụ thuộc trên các thiết bị thu nhận hình ảnh (như máy quét, máy chụp ảnh
kỹ thuật số,…) thiết bị hiển thị hoặc thiết bị in
Không gian màu không phụ thuộc thiết bị:
Các không gian màu tham chiếu (còn được gọi là không gian kết nối, hoặc PCS –
Profile Connection System) là một không gian màu dựa trên sự cảm nhận của mắt
người và độc lập với thiết bị. Hầu hết các CMS hiện tại sử dụng một không gian
màu CIE được xác định, ví dụ như CIE Lab hoặc CIE XYZ. Chúng ta không bao
giờ phải làm việc trực tiếp với không gian màu tham chiếu, đó là lý thuyết để các
phần mềm dựa trên đó làm việc. Ta có thể xem nó như một không gian màu chung
cho tất cả các thiết bị phục chế màu, nó là không gian màu thể hiện được tất cả các
màu.
Trong ngành in, không gian màu độc lập thiết bị thường được sử dụng là không gian
màu CIE Lab, đây là không gian màu trung gian để chuyển đổi giữ không gian màu
RGB sang CMYK và ngược lại.
2.1.2. ICC Profile
International Color Consortium (ICC) – Hiệp hội màu quốc tế, là một tổ chức được
thành lập vào năm 1993 với mục tiêu để tạo ra, thúc đẩy, khuyến khích tiêu chuẩn
hóa và phát triển hệ thống quản lý màu đa nền tảng và trung lập.Với nỗ lực này,
hiệp hội đã phát triển và đưa ra một định nghĩa về ICC Profile để duy trì tính nhất
quán về điều kiện quan sát, hiển thị hay in của nhiều thiết bị như máy quét scanner,
mà hình, máy in. ICC Profile miêu tả các thuộc tính màu sắc của thiết bị đó. File
này sẽ bao gồm những mô tả về đặc tính và các dữ liệu số mô tả cách chuyển đổi
các giá trị màu của thiết bị. Dữ liệu số bao gồm ma trận và các bảng, sử dụng để
chuyển đổi kếu quả màu của thiết bị thành một không gian màu chung, hoặc không
gian màu kết nối profile – Profile connection space (PCS) sử dụng chu trình quản trị
màu – Color Management module (CMM). PCS là một không gian màu không phụ
thuộc thiết bị, nó được định nghĩa bởi không gian màu CIE LAB hoặc CIE XYZ.
Nếu các chuyển đổi màu trên thiết bị đầu vào (input) và đầu ra (output) đều dựa trên
cùng PCS, chúng có thể được ghép với nhau và mang lại kết quả phù hợp, có thể dự
đoán được khi áp các giá trị màu. Do đó, ICC profile có thể tối ưu hóa việc mô
phỏng in.
2.1.3. Delta E
Delta E hay còn gọi là khoảng sai biệt màu được kí hiệu là ΔE hay dE, với chức
năng là để mô tả khoảng cách giữa hai màu. Thông thường với giá trị ΔE nhỏ hơn 1
sẽ được chấp nhận vì mắt người không thể phân biệt được. Tuy nhiên, do sự thông
minh của mắt người, nhận thức trực quan về màu sắc là khác nhau. Nói chung, mắt
chúng ta nhạy cảm hơn với những thay đổi trong Chroma hơn là ánh sáng. Điều này
có nghĩa là, cùng một ΔE giữa hai màu vàng và hai màu xanh lá sẽ rất có thể trông
khác nhau trong mắt chúng ta. Với ý nghĩ đó, các phương trình tính ΔE đã được
phát triển qua 4 công thức sau:
 Delta Eab (hay ΔE76)
CIE L*a*b* và ΔEab được CIE giới thiệu vào năm 1976. Công thức được tính được
dựa vào giá trị Lab như sau

 Delta Ecmc
Bên cạnh CIE, Ủy ban đo màu của hiệp hội về nhuộm và màu sắc (Colour
Measurement Committee of the Society of Dyers and Colourists – CMC) cũng đã
xác định một phương pháp xác định khoảng sai biệt màu khác vào năm 1984, và
được đặt tên là ΔEcmc

Phương trình này xem xét độ phức tạp của đọ nhạy hay nhận thức màu sắc của mắt
người dựa trên CIE L*C*h*. Có một vài biến thể trong công thức vì nó cho phép
người dùng gán các trọng số khác nhau cho các yếu tố độ sáng (l) và sắc độ (c) của
nó. CMC l: c được phát triển dựa trên đánh giá trực quan của các mẫu dệt (vải) và
mức độ nhạy cảm thị giác của con người về độ sáng (l) và chrome (c), tỷ lệ mặc
định của l: c là 2: 1, tăng gấp đôi dung sai của biến đổi cho sự nhẹ sau đó cho sắc
độ. Tỷ lệ phổ biến khác của l: c là 1: 1. Các tỷ lệ khác nhau sẽ dẫn đến kích thước
khác nhau của các hình elip dung sai, nói cách khác, khả năng chấp nhận màu sắc
phù hợp.
 Delta E94
Năm 1995, CIE đã sửa đổi công thức bằng cách giói thiệu ΔE94 để giải quyết tính
chất phi tuyến tính màu theo abEab. Giống như phương pháp l: c CMC, ΔE94 cũng
sử dụng CIE L*C*h* để tính toán sự khác biệt màu sắc.

Công thức ΔE94 cung cấp hai hệ số, k và S, chủ yếu dựa trên dữ liệu dung sai từ RIT /
Dupont từ nghiên cứu sơn ô tô. Hầu hết thời gian, hai loại hệ số này được nhà phát
triển phần mềm chọn trước dựa trên người dùng ngành dệt hoặc đồ họa. Trong khi,
do giới hạn của ΔE94 mà thiếu độ chính xác trong vùng màu xanh tím của không
gian màu, cuối cùng dẫn đến việc phát hành ΔE00.
 Delta E00
ΔE2000 lần đầu tiên được đề xuất bởi CIE TC1-47 trong CIE Publ.142 vào năm
2001 và được chuẩn hóa vào năm 2013. Các tiêu chuẩn ISO cũ hoặc thông số kỹ
thuật IDEAlliance G7 vẫn sử dụng ΔEab làm công thức khác biệt màu chủ đạo. Kể
từ năm 2013, cả ISO và IDEAlliance đã áp dụng ΔE 00 làm tiêu chuẩn công nghiệp
mới để tính toán sự khác biệt về màu sắc.

Rõ ràng là ΔE00 phức tạp hơn nhiều so với ΔEab. Công thức này đã giới thiệu các
hàm trọng lượng: SL, SC, SH, RT và a’ (Trung tính), khi điều chỉnh theo vị trí đối
với sự thiếu đồng nhất của CIELAB, cũng là các yếu tố tham số: KL, KC và KH là
hiệu chỉnh cho ảnh hưởng của điều kiện xem thử nghiệm (D65, 1000 lx, nền xám
với L * = 50, v.v.). Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng ΔE 00 vượt trội hơn so với
các công thức phân biệt màu khác. CIE TC 1-55, 2016, từ các thí nghiệm được thực
hiện trong những năm khác nhau, rõ ràng ΔE00 tương ứng tốt hơn với cách các nhà
quan sát con người nhận thấy sự khác biệt màu nhỏ. Ví dụ sau đây cho thấy khi đo
hai bảng màu với ΔE00 và ΔEab thì ΔE00 có giá trị nhỏ hơn và đạt hơn.
Tham chiếu Đo được

Hình 2. 1 Ví dụ so sánh ΔE76 và ΔE00

Công thức ΔE00 có thể không phải là từ cuối cùng liên quan đến công thức khác biệt
màu sắc cho sự khác biệt màu nhỏ cho ngành công nghiệp. Các dữ liệu thử nghiệm
mà công thức dựa trên là không hoàn hảo. Tuy nhiên, tại thời điểm hiện tại, công
thức đại diện cho điều tốt nhất có thể đạt được. ΔE 00 là kịp thời vì có hai công thức
khác nhau (CMC và CIE94) đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Điều này rõ ràng
là không thỏa đáng. Công thức mới mang đến những cải tiến đáng kể so với cả hai.
(R.
R. Luo, G. Cui và B. Rigg, 2002).
2.2. Hệ thống quản trị màu
Khi in một bài in, vấn đề lớn nhất đó chính là màu sắc. Có rất nhiều các vấn đề
thường xuyên xảy ra liên quan đến màu sắc trong in ấn như là:
- Màu sắc phải được đảm bảo từ in thử đến in thật, từ phương pháp in này đến
phương pháp in khác như kỹ thuật số giống offset, offset giống in ống đồng hay
flexo
- Màu sắc giống nhau từ lượt in đầu đến lượt in cuối
- Màu sắc giống nhau trên mọi vị trí của tờ in
- Màu sắc giống nhau giữa các máy in (cùng phương pháp in)
- Màu pha được giả lập đảm bảo từ in thử đến in thật
Vậy điều gì gây nên sự khác biệt cho màu sắc trong in ấn? Bởi lẽ ngay cả bản thân
thiết bị in kỹ thuật số hay in truyền thống đều không bao giờ có hai máy in giống
hệt nhau. Mặt khác các phương pháp in khác nhau dẫn đến nguyên lý in, vật liệu in
khác nhau cũng sẽ làm nên sự khác biệt về khả năng tái tạo màu.

Hình 2. 2 Tháp quy trình quản trị màu

2.2.1. Tiêu chuẩn hóa quá trình (Standardization)


Không thể có một hệ thống quản trị màu hệ quả nếu thiếu một nền tảng tiêu chuẩn
trong quá trình sản xuất in. Một bài in thử được in từ máy in phun có thể giống bài
in thật trên máy in offset ngày hôm nay nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ giống bài
in của ngày mai. Hay một công ty lớn như Heineken, họ muốn màu xanh Heineiken
được in giống nhau trên toàn thế giới không phụ thuộc vào việc in ở đâu. Điều đó
cho thấy việc hướng các bài in về một tiêu chuẩn in hay tiêu chuẩn kỹ thuật chung
đặc biệt quan trọng, vì khi đó tất cả các bài in sẽ giống nhau.
Trên thế giới hiện nay có một tiêu chuẩn in công nghiệp duy nhất đó là ISO 12647.
Nó sẽ quy định tất cả về màu sắc cho các phương pháp in khác nhau, và quy chuẩn
hóa các giá trị cần kiểm soát để quản lý quy trình in đạt chuẩn. Trong đó bao gồm 7
phần:
- ISO 12647-1 dành cho các phương pháp đo và thiết bị đo
- ISO 12647-2 dành cho Offset tờ rời
- ISO 12647-3 dành cho Offset cuộn Coldset và in báo
- ISO 12647-4 dành cho in ống đồng
- ISO 12647-5 dành cho in lụa
- ISO 12647-6 dành cho in Flexo
- ISO 12647-7 dành cho in thử kỹ thuật số
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác liên quan như ISO 2846-1 dành cho mực in,
ISO 3664 định nghĩa về điều kiện chiếu sáng, điều kiện nhìn, ISO 15930-X dành
cho chuẩn về PDF/X, ISO 15076 quy định về ICC Profile…
ISO là một tiêu chuẩn chung do Hiệp hội tiêu chuẩn hóa quốc tế (International
Organization for Standardization) quy định ra. Tuy nhiên mỗi khu vực, mỗi quốc
gia hay mỗi tổ chức họ sẽ dựa vào chuẩn chung ISO để đặt ra những giá trị quy định
riêng, và tài liệu đó được gọi là Tiêu chuẩn kỹ thuật (Specification). Ví dụ như PSO
(Process Offset Printing) được phát triển bởi FORGA/ bvdm/ ECI,
GRACoL/SWOP được xuất bản bởi IDEAlliance…
Nếu như nhà in không đảm bảo được những quy định mà tiêu chuẩn đã quy định thì
tiến hành tiêu chuẩn hóa quá trình bằng cách số hóa tất cả các giá trị, nếu nhưng yếu
tố không lượng hóa được thì quy định bằng quy trình. Với mục tiêu là đảm bảo luôn
có khả năng lặp lại kết quả in:
- Xác định được tiêu chuẩn in hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật mà mình muốn hướng đến
- Xác định tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm in
- Tiêu chuẩn hóa các công đoạn sản xuất từ chế bản tới in, thành phẩm
- Đảm bảo tất cả các thiết bị liên quan đến màu sắc (phần mềm, phần cứng, thiết
bị đo)
- Thiết lập hệ thống kiểm tra QC và kiểm tra QA chất lượng đối với tất cả các nhà
cung cấp, khách hàng

2.2.2. Ổn định hệ thống (Stabilization)


Việc ổn định hệ thống thông qua việc bảo trì bảo dưỡng máy in nhằm duy trì máy in
khả năng in tối ưu của thiết bị. Khi tiến hành tạo ICC Profile cho một máy in là
đang mô tả không gian màu lớn nhất mà thiết bị có thể tái tạo được. Chính vì thế
đối với
máy in Offset việc cân chỉnh lô mực, khóa mực, vị trí áp lực lô chà bản phải được
tiến hành một cách định kỳ và đúng đắn. Còn đối với các máy in kỹ thuật số, việc
kiểm tra sự ổn định máy in thông qua quá trình tuyến tính hóa, kiểm tra các đầu
phun mực, thời gian khô mực và khoảng cách đầu phun theo từng loại giấy.
2.2.3. Cân chỉnh máy in (Calibration)
Cân chỉnh máy in là một giai đoạn cơ bản và quan trọng trong việc chuẩn hóa quá
trình in. Mục tiêu của việc cân chỉnh máy in là điều chỉnh máy in theo các điều kiện
in tham chiếu theo các giá trị và dung sai đã quy định, được mô tả bởi ba yếu tố là
gam màu (Color gamut), tông màu (Tonality) và tính trung tính (Neutrality).
 Gam màu (Color gamut)
Gam màu là không gian màu mà nó có thể tái tạo được trên thiết bị. Trong hệ
thống in bốn màu, không gian màu được xác định giới hạn bởi 7 điểm màu gồm
có 4 màu process là Cyan, Magenta, Yellow, Black và 3 màu chồng Red, Green,
Blue. Kích thước của gamut màu của thiết bị được giới hạn bởi độ bảo hòa
(Saturation) và các chất màu (Colorants). Màu trắng của giấy cũng có thể được
coi là màu thứ năm vì nó cũng ảnh hưởng đến hai yếu tố này. Trên một thực
nghiệm người ta đã chứng minh rằng màu Cyan và Magenta trở nên xanh hơn
trên giấy có OBA (Optical Brightness Agency) – chất làm trắng quang học.

Hình 2. 3 Gamut màu Lab của sRGB 61966-2.1

 Tông màu (Tonality)


 Tính trung tính (Neutrality)
Tính trung tính của máy in có thể được định nghĩa bằng giá trị tối đa của mid-
tone spread và grey reproduction (tái tạo màu xám).
Giá trị Mid-tone spread được sử dụng để cân chỉnh cân bằng xám cho máy in
khi sử dụng phương pháp cân chỉnh theo TVI. Nó là sự cân bằng lượng mực
giữa màu Cyan, Magenta và Yellow tại vùng nửa tông (50%), với công thức như
sau:

S = Max {(Ac – Ac0),(Am – Am0),(Ay – Ay0)}


1
– Min {(Ac – Ac0),(Am – Am0),(Ay – Ay0)}
Trong đó:
Ac : Giá trị tầng thứ đo được của màu Cyan
Ac0 : Giá trị tầng thứ tham chiếu của màu Cyan
Am : Giá trị tầng thứ đo được của màu Magenta
Am0 : Giá trị tầng thứ tham chiếu của màu Magenta
Ay : Giá trị tầng thứ đo được của màu Yellow
Ay0 : Giá trị tầng thứ tham chiếu của màu Yellow
Tái tạo màu xám (Grey reproduction) được sử dụng để điều chỉnh sự kết hợp
grayscale CMY. Phương pháp cân chỉnh theo tái tạo màu xám sẽ điều chỉnh máy
in sao cho đạt được grayscale trung tính với mắt người.
Có hai lần chạy máy để cân chỉnh máy in theo ba yếu tố trên. Lần chạy hiệu chuẩn
đầu tiên (Run 1) cân chỉnh tông màu của các ô tông nguyên, còn lần hiệu chuẩn thứ
hai (Run 2) cân chỉnh đường cong TVI hoặc tái tạo màu xám dựa trên kết quả của
Run 1.
Theo ISO Technical Committee 130, Graphic technology, đã xác định có ba phương
pháp thông thường để cân chỉnh máy in. Ba phương pháp đó là (1) Tone value
increase (TVI), (2) Near-neutral scales (Grey balance) và (3) CMYK-to-CMYK
transform (device link), được mô tả trong ISO/TS 10128:2009, Graphic technology
– Các phương pháp điều chỉnh sự tái tại màu sắc của hệ thống in để đạt được các giá
trị tham chiếu. Ba phương pháp này đều được sử dụng trong ngành in trên toàn thế
giới. Kết quả khảo sát trong Printing Standard: A 2010 Survey Report (Chung. R &
Jensen.S, 2011, January), có 47% máy in sử dụng cân chỉnh theo cân bằng xám,
32% sử dụng phương pháp TVI và 11% đang sử dụng phương pháp CMYK-to-
CMYK transform trong tổng số 90 nhà máy in, chiếm 79% các xưởng in trên toàn
nước Mỹ.

1
Jing Sheng (2012), Determination of Chromaticness diference tolerance of Offset printing by means of
simulation, trang 8.
2.2.4. Tạo ICC
Profile
 Quy trình, lưu đồ
ICC Profile mô tả không gian màu của thiết bị có thể tái tạo được mô tả dưới dạng
một bảng màu đối chiếu các giá trị màu từ RGB sang Lab, hoặc Lab sang CMYK…
tùy vào loại Profile. Có 3 loại Profile đó là Profile đầu vào, Profile đầu ra và Profile
hiển thị.

Hình 2. 4 Các loại profile

Tất cả các hệ thống quản trị màu ngày nay đều dựa trên ICC profile chính vì thế
việc tạo Profile đóng vai trò quan trọng. Độ chính xác và ý nghĩa sử dụng của một
ICC Profile phụ thuộc vào việc có thực hiện đúng và đủ các bước trên hay không.
Một ICC Profile phải mô tả chính xác không gian màu của một thiết bị trong điều
kiện in cụ thể. ICC Profile này sẽ được sử dụng trong quá trình chuyển dổi không
gian màu giữa các thiết bị (Color mapping) hay tái tạo màu sắc (Color Emulation,
Color Match).

Hình 2. 5 Hệ thống quản lý màu bằng profile


 Quy trình tạo profile

Hình 2. 6 Quy trình tạo profile

 Phần mềm

Hình 2. 7 Các phần mềm tạo profile

 Thiết bị: máy đo màu, máy đo mật độ


2.2.5. Kiểm chứng (Validation)
Kiểm tra lại các giá trị so với tiêu chuẩn kỹ thuật đã chọn. Tuy nhiên điều kiện in
thực tế luôn biến động, chính vì thế cần phải có thêm bước tinh chỉnh khi có sự thay
đổi nhỏ như điều chỉnh bù trừ gia tăng tầng thứ trong chế bản hay dộ trắng của giấy
trong ICC Profile. Nếu các thay đổi quá lớn vượt ra ngoài sai số cho phép thì bắt
buộc phải quay lại kiểm tra và đưa vào quy trình ngay từ đầu. Khi đã hoàn thành các
bước thì đã có thể đưa vào quy trình sản xuất in.
Chương 3: CÂN CHỈNH TVI (TVI CALIBRATION)
3.1. Định nghĩa Tone Value, Tone Value Increase
3.1.1. Giá trị tầng thứ (Tone Value)
Tone value – giá trị tầng thứ, hay thường được gọi là diện tích điểm tram, là một
công cụ để theo dõi sự thay đổi tương đối trong tái tạo tông màu của hình ảnh qua
các giai đoạn từ phim (âm bản hoặc dương bản), đến bản in và cuối cùng là đến hình
ảnh trên tờ in. Ứng với mỗi diện tích (độ lớn) của điểm tram ta sẽ có một giá trị tầng
thứ, người ta thường gọi là tông tram F (%). Nó cho biết tỉ lệ phần trăm về diện tích
của các điểm tram và phần giấy trắng. Trong trường hợp giấy trắng F=0%, khi in
phủ nền F=100%. Nếu 40% thì có nghĩa là các điểm tram che 40% diện tích và 60%
diện tích còn lại là phần trắng của giấy. Các tông màu càng sáng thì giá trị tông tram
càng nhỏ. Ước tính diện tích bao phủ sẽ có độ hấp thụ ánh sáng giống như mẫu
được đo.
Máy đo mật độ là thiết bị để xác định một cách gián tiếp lượng ánh sáng được hấp
thụ bởi bề mặt bằng cách so sánh với cường độ ánh sáng chiếu tới một bề mặt với
lượng ánh sáng phản xạ (hoặc đi qua bề mặt) rồi tính toán mật độ theo mối quan hệ
logarit chấp nhận. Như vậy, density hay mật độ quamg học là tỉ số giữa ánh sáng
hấp thụ bởi một điểm trắng tham chiếu với lượng ánh sáng hấp thụ của lượng mực
đo. Với công thức tính mật độ quang học density như sau:
𝟏 2
𝑫 = 𝐥𝐨𝐠( )
𝖰

Trong đó
𝑙𝑒𝑝
𝛽=
𝑙𝑒𝑤
lep : là lượng ánh sáng phản xạ từ mực in
lew: là lượng ánh sáng phản xạ từ nền giấy tham chiếu
β : là tỷ số giữa ánh sáng phản xạ từ mẫu đo (mực in) và
từ một điểm trắng (giá trị tham chiếu)
Theo công thức trên có thể thấy mật độ quang học Density được định nghĩa từ mật
độ ánh sáng phản xạ. Tuy nhiên công thức tính giá trị tầng thứ thì có thể có hoặc
không dựa vào mật độ ánh sáng phản xạ.

2
Heidelberg Druckmaschinen AG (2008), Color & Quality, Expert Guide, trang 33.
(𝑨𝒕− 𝑨𝒑) (𝑹𝒑− 𝑹𝒕)
3
Giá trị tầng thứ = 𝟏𝟎𝟎 × = 𝟏𝟎𝟎 ×
(𝑨𝒔− 𝑨𝒑) (𝑹𝒑− 𝑹𝒔)

(Apparent Tone Value)


Trong đó:
At : Độ hấp thụ của vùng tầng thứ tram (tint area)
Ap: Độ hấp thụ của giấy (paper)
As: Độ hấp thụ của vùng tông nguyên (solid area)
R: Độ phản xạ ở vùng các vùng tương tự (tint, paper, solid)
Trong mỗi trường hợp, độ hấp thụ hoặc độ phản xạ còn phụ thuộc vào các giá trị
Density, Narrow band hoặc Colorimetric.
Để tính giá trị tầng thứ dựa vào density, ta có công thức dựa vào giá trị mật độ
Density của ô tông nguyên so với ô tầng thứ (ví dụ 50%) như sau:
−(𝑫𝒕−𝑫𝒑)
𝟏−𝟏𝟎 4
Giá trị tầng thứ = 1𝟎𝟎 × −(𝑫𝒔 −𝑫𝒑)
𝟏−𝟏𝟎
(Apparent Tone Value)
Trong đó:
D: Mật độ density ở vùng tương tự (tint, paper, solid)

3.1.2. Giá trị gia tăng tầng thứ (Tone value increase)
Khi một hạt tram được truyền từ phim sang bản rồi từ bản in qua tấm cao su, và
cuối cùng là truyền lên giấy, hàng loạt các yếu tố có thể làm thay đổi kích thước
hình học của nó, đây là sự gia tăng về mặt vật lý. Ngoài ra còn có sự gia tăng về mặt
quang học, gây ra bởi sự tán xạ ánh sáng từ bề mặt vật liệu. Sự tăng kích thước hạt
tram giữa các giá trị tông tram trên phim và trên tờ in như vậy được gọi là gia tăng
tầng thứ - Tone value increase (TVI).

3
ISO TS 10128: 2009, Graphic technology – Methods of adjustment of the colour reproduction of a printing
system to match a set of characterization data, Annex A, trang 1.
4
ISO TS 10128: 2009, Graphic technology – Methods of adjustment of the colour reproduction of a printing
system to match a set of characterization data, Annex A, trang 2.
Hình 3. 1 Ví dụ về gia tăng tầng thứ TVI

Cũng giống như giá trị tông tram F, giá trị gia tăng tầng thứ Z thường được tính bằng
phần trăm theo công thức như sau
5
Z% = FD% - FF%
Trong đó:
Z% : là giá trị gia tăng tầng thứ
FD : là giá trị tầng thứ trên tờ in
FF : là giá trị tầng thứ trên file
Sự thay đổi các giá trị tầng thứ gây ra bởi các quá trình có thể được bù trừ từ công
đoạn chế bản. Một đường cong mô tả các đặc tính truyền tầng thứ có thể được vẽ
bằng cách đo các thang kiểm tra in và so sánh chúng với bài mẫu. Nếu trong toàn bộ
quá trình in (từ khi quét hình cho tới khi hoàn chỉnh), nếu đạt được các thông số so
với tiêu chuẩn thì có thể mong đợi sản phẩm in giống bài mẫu.
3.2. Cân chỉnh theo phương pháp TVI
3.2.1. Mục tiêu
Giá trị TVI có thể được tính từ giá trị theo điều kiện in tham chiếu từ công thức sau:6
5
Heidelberg Druckmaschinen AG (2008), Color & Quality, Expert Guide, trang 32.
6
ISO TS 10128:2009, Graphic technology – Methods of adjustment of the colour reproduction of a printing
system to match a set of characterization data.
Đối với màu Magenta và Black:
(𝒀𝒑− 𝒀𝒕)
TVI = 𝟏𝟎𝟎 × − 𝑻𝑽
(𝒀𝒑− 𝒀𝒔) 𝑰𝒏𝒑𝒖𝒕

Đối với màu Yellow:


(𝒁𝒑− 𝒁𝒕)
TVI = 𝟏𝟎𝟎 × − 𝑻𝑽
(𝒁𝒑− 𝒁𝒔) 𝑰𝒏𝒑𝒖𝒕

Đối với màu Cyan:

(𝑿𝒑−𝑪× 𝒁𝒑)−(𝑿𝒕−𝑪× 𝒁𝒕)


TVI = 𝟏𝟎𝟎 × (𝑿𝒑−𝑪× 𝒁𝒑)−(𝑿𝒔−𝑪× 𝒁𝒔) − 𝑻𝑽 𝑰𝒏𝒑𝒖𝒕
Trong đó:
Xp: Giá trị X của giấy
Yp: Giá trị Y của giấy
Zp: Giá trị Z của giấy
Xt: Giá trị X của ô tầng thứ
Yt: Giá trị Y của ô tầng thứ
Zt: Giá trị Z của ô tầng thứ
Xs: Giá trị X của ô tông nguyên
Ys: Giá trị Y của ô tông nguyên
Zs: Giá trị Z của ô tông nguyên
C: Hằng số là 0.55 khi tính giá trị tầng thứ của màu Cyan
3.2.2. Quy trình cân chỉnh TVI

Hình 3. 2 Quy trình cân chỉnh theo TVI

Đầu tiên, đường TVI curves được tính từ dữ liệu đặc tính (characterization data) của
lần in đầu tiên. Sau đó các đường cong TVI sẽ được tính toán và điều chỉnh từ mối
liên hệ giữa đường cong tầng thứ của lần in đầu tiên và của điều kiện in tham chiếu.
Hình dưới đây là một ví dụ về việc tạo ra các đường cong TVI bằng Microsoft
Excel và Adobe Photoshop, và đây cũng là cách được sử dụng ở phần thực nghiệm.

Hình 3. 3 Cân chỉnh TVI bằng Adobe Photoshop

Trong ví dụ này, 50% màu Cyan của điện kiện in tham chiếu sẽ được xuất với cùng
giá trị tầng thứ của vùng 48% Cyan. Giá trị đầu vào 50% và giá trị đầu ra 48% sau
đó sẽ được nhập vào tùy chỉnh Curve trong Photoshop. Làm tương tự để điều chỉnh
từ 0% đến 100% cho tông màu Cyan, Magenta, Yellow và Black.
3.2.3. Đánh giá kết quả cân chỉnh
Dung sai của giá trị TVI giữa tờ in và tham chiếu được đánh giá qua vùng nửa tông
(40% hoặc 50%) và vùng tối (75% hoặc 80%), cả hai đều là những yêu cầu thiết yếu
khi đánh giá về TVI. Các giá trị dung sai được liệt kê theo bảng theo ISO 12647-
2:2004
Ô tầng thứ Dung sai cho độ lệch
40 hoặc 50 4%
75 hoặc 80 3%
Bảng 3. 1 Dung sai cho độ sai lệch của đường cong gia tăng tầng thứ TVI 7

Yêu cầu thứ hai đó là dung sai dải truyền tông (mid-tone spread). Như đã nói ở
phần trước, đây là một giá trị để cân bằng tỷ lệ mực màu Cyan, Magenta và Yellow
tại vùng nửa tông. Dung sai của mid-tone spread được quy định trong ISO 12647-
2:2004 là 5%.

7
ISO 12647-2: 2004, Graphic technology – Process control for the production of halftone colour separation,
proof and production prints – Part 2: Offset processes
Chương 4: CÂN CHỈNH THEO CÂN BẰNG XÁM (GREY
REPRODUCTION CALIBRATION)
4.1. Định nghĩa
4.1.1. Gray balance và Gray reproduction
Việc tái tạo chính xác các giá trị xám là một trong những điều cốt yếu để quản trị
chất lượng trong quy trình sản xuất in. Mắt người sẽ thấy khó chịu khi các giá trị
màu xám bị lệch so với về mặt vật liệu in được coi là màu trung tính, đặc biệt lả ở
những vùng in lớn.
Khi người thợ in cài đặt quy trình in cho mực và giấy, bên cạnh việc đảm bảo ở
những vùng tông nguyên và gia tăng tầng thứ chính xác thì cũng cần phải đảm bảo
màu xám được tái tạo chính xác. Thông thường để làm điều này phải điều chỉnh độ
dày lớp mực tại máy in. Nhưng đôi khi thay đổi độ dày lớp mực quá nhiều sẽ dẫn
đến sự sai lệch về màu so với các giá trị tham chiếu. Mọi giá trị xám thường không
chỉ phụ thuộc vào độ dày lớp mực, do đó cần có thêm các phương pháp mới.
Sự phụ thuộc của cân bằng xám vào quá trình in
Khi ta thay đổi lượng mực theo dung sai của tiêu chuẩn ISO sẽ dẫn đến những thay
đổi về cân bằng xám. Tương tự, khi thay đổi giá trị tầng thứ trong dung sai cho phép
của tiêu chuẩn ISO cũng sẽ dẫn đến những thay đổi về màu có thể nhìn thấy được.
Ngoài ra thứ tự in cũng sẽ ảnh hưởng đến việc cân bằng xám.
- Gray balance: Là một tập hợp các giá trị tầng thứ (Cyan, Magenta, Yellow) để
kiểm soát quy trình in mà có vùng in xác định, trong điều kiện quan sát xác định
và điều kiện in được xác định mà không có bất kỳ nhận thức màu nào có thể
nhìn thấy
- Gray reproduction: Tái tạo màu xám là một tập hợp các giá trị màu (CIE
L*a*b*) để kiểm soát quy trình in mà có vùng in xác định, trong điều kiện quan
sát xác định và điều kiện in được xác định mà không có bất kỳ nhận thức màu
nào có thể nhìn thấy.
4.1.2. NPD (Neutral Print Density)
Với một dữ liệu tham chiếu, có thể sử dụng nhiều công cụ phân tích để xác định giá
trị màu CIE Lab từ giá trị tầng thứ các màu C, M, Y của thang xám trung tính.
Ngoài ra, IDEAlliance khuyến nghị rằng các giá trị màu được tính từ thang xám
trung tính, được đưa vào như là một phần của các dữ liệu tham chiếu. Điều này
được thể hiện trong ba báo cáo mới của CGATS cũng như hai dữ liệu đặc tính mới
của GRACoL.
Các công cụ phân tích màu tương tự cũng có thể được sử dụng với dữ liệu đặc tính
cho hệ thống in được hiệu chuẩn để xác định các giá trị tông C, M và Y cần thiết để
khớp với màu của thang đo gần trung tính hoặc điều kiện in tham chiếu đích.
Sự khác biệt giữa các giá trị tầng thứ này được yêu cầu bởi hệ thống in để khớp với
màu của các bước của thang đo gần trung tính và các giá trị đầu vào C, M, Y của
thang đo gần trung tính tạo đường cong hiệu chỉnh cần thiết để thực hiện hiệu chuẩn
cần thiết.
Magenta tone
Ô tầng thứ Cyan tone value Yellow tone value
value
0 0.00 0.00 0.00
2 1.96 1.18 1.18
4 3.92 2.75 2.75
6 5.88 4.31 4.31
8 7.84 5.49 5.49
10 10.20 7.45 7.45
15 14.90 10.98 10.98
20 20.00 14.90 14.90
25 25.10 18.82 18.82
30 30.20 23.14 23.14
35 34.90 27.06 27.06
40 40.00 31.37 31.37
45 45.10 35.69 35.69
50 49.80 40.00 40.00
55 54.90 45.10 45.10
60 60.00 50.20 50.20
65 65.10 55.29 55.29
70 69.80 60.39 60.39
75 74.90 65.88 65.88
80 80.00 71.76 71.76
85 85.10 78.04 78.04
90 89.80 84.31 84.31
95 94.90 92.16 92.16
98 98.04 96.86 96.86
100 100.00 100.00 100.00
Bảng 4. 1 Giá trị thang xám trung tính tham chiếu (Reference near-neutral scale)8

Theo cách tương tự, nhưng đơn giản hơn, đường cong hiệu chỉnh có thể được tính
cho màu Black với cùng giá trị tầng thứ.
Như đã đề cập ở trên, nơi dữ liệu đặc tính tham chiếu đã được chuẩn bị để tạo ra cân
bằng xám tốt cho thang đo gần trung tính tham chiếu, quy trình in có thể được giám
sát bằng cách sử dụng cân bằng xám ngoài, hoặc thay vào đó, sử dụng các đường
cong gia tăng tầng thứ.
Khi sử dụng phương pháp điều khiển quá trình này, sẽ rất hữu ích khi in thang đo
gần trung tính dưới dạng thanh điều khiển cùng với thang màu đen duy nhất phù
hợp với các giá trị tông màu hiển thị cho màu Cyan ở thang đo gần trung tính.
Trường hợp điều này đang được thực hiện, khái niệm mật độ in trung tính (NPD) là
một công cụ hữu ích để theo dõi mối quan hệ độ sáng của đường cong trung tính.
NPD được xác định bằng phương trình:
9
NPD = 𝐥𝐨𝐠𝟏𝟎(𝒀𝑺) − 𝐥𝐨𝐠𝟏𝟎(𝒀𝑷)
Trong đó:
YS là giá trị CIE Y của ô đo
YS là giá trị CIE Y của giấy
4.2. Grey reproduction method
Theo ISO/WD 12647-1:2011, tái tạo màu xám (Grey reproduction) là bộ tập hợp
các giá trị màu của bài in xuất hiện dưới dạng màu vô sắc dưới điều kiện quan sát
xác

8
McDowell, D.Q (2007), Methods for calibration of a printing system with digital data using near-neutral
scales, TAGA Proceedings, trang 5.
9
McDowell, D.Q (2007), Methods for calibration of a printing system with digital data using near-neutral
scales, TAGA Proceedings, trang 7.
định. Các giá trị CIE Lab của bộ ba trung tính (near-neutral triplets) phải khớp với
giá trị màu CIE Lab tham chiếu trong dung sai của ∆L* và ∆C h. ∆L* được sử dụng
để điều chỉnh tái tạo tầng thứ, còn ∆Ch được sử dụng để điều chỉnh cân bằng xám.
Phương pháp cân chỉnh G7 của IDEAlliance là một phương pháp hiệu chỉnh cân
bằng xám của máy in. Với sự hỗ trợ của phần mềm Curve 4, nó sẽ tạo ra các đường
curve dựa trên giá trị đo được từ bảng P2P51.
4.2.1. Mục tiêu
IDEAlink Curve4 là phần mềm sử dụng trong đề tài này để cân chỉnh G7. Nó sẽ tự
động tính toán giá trị đích dựa vào bảng P2P51 Target.
4.2.2. Quy trình cân chỉnh
Mục đích in được hiệu chỉnh cơ giấy được áp dụng để đánh giá sự phù hợp tái tạo
màu xám. Công thức sau được sử dụng để tính toán các giá trị đích cho các bộ ba
gần trung tính từ bộ dữ liệu tham chiếu dựa trên màu giấy (SCCA).
10
𝑿𝟐 = 𝑿𝟏 (𝟏 + 𝑪) − 𝑿𝒎𝒊𝒏𝑪
𝑿𝒘𝟐 − 𝑿𝒘𝟏
𝑪 = 𝑿𝒘𝟏 − 𝑿𝒎𝒊𝒏

Trong đó
X1: Một trong ba giá trị CIE XYZ của giấy ban đầu
X2: Một trong ba giá trị CIE XYZ của giấy sau khi điều chỉnh
C: Hằng số
Xw1: Một trong ba giá trị CIE XYZ của giấy ban đầu
Xw2: Một trong ba giá trị CIE XYZ của giấy đích
Xmin: Giá trị CIE tối thiểu tại vị trí có TAC tối đa của giấy ban đầu (thường được
xác định tại ô tông nguyên chồng 4 màu)
SCCA (Subtrate Corected Colorimetric Aims) là công thức toán học tiêu chuẩn dựa
trên sự thích ứng màu sắc của mắt người, mô phỏng giá trị màu CIE Lab đích sẽ
như thế nào. Hình ảnh có thể được in trên nhiều loại giấy khác nhau. Tuy nhiên với
giá trị của SCCA trong G7 Master process cho bài in (in thử hoặc in thật) trên giấy
không chuẩn được đánh giá qua dộ chính xác tương đối của nó.

10
Jing Sheng (2012), Determination of Chromaticness Difference tolerance of Offset printing by means of
simulation, trang 16.
4.2.3. Đánh giá kết quả cân chỉnh
Các dung sai cho đánh giá sự phù hợp của màu xám được liệt kê trong bản sau:
Bộ ba trung tính ΔL* ΔCh
HC_cmy (25C, 19M, 19Y) 2.5 2.0
HR_cmy (50C, 40M, 40Y) 2.5 3.0
SC_cmy (75C, 66M, 66Y) 2.5 4.0
Bảng 4. 2 Dung sai cho giá trị ΔL* và ΔCh của bộ ba trung tính HC_cmy, HR_cmy,
SC_cmy 11

4.3. G7
4.3.1. Định nghĩa
G7 là một phương pháp cân chỉnh mới do IDEAlliance – một tổ chức phi lợi nhuận
hoạt động hầu hết các lĩnh vực của hệ sinh thái in, bao bì, xuất bản và phân phối. G7
kiểm soát dựa trên hai thông số đó là tông màu (Tonality) và cân bằng xám (Gray
balance), hai yếu tố có thể kiểm soát hoàn bằng đường curve 1-D đơn giản. G7 tiêu
chuẩn hóa các đường cong này nhằm mang lại kết quả hiển thị xám tương đồng (G7
Shared Neutral Appearance) cho mọi phương pháp in.

Hình 4. 1 Hiển thị xám tương đồng theo G7

G7 là một đặc điểm kỹ thuật định nghĩa các yếu tố được sử dụng để cung cấp khả
năng tái tạo thang xám grayscale trên nhiều thiết bị, quy trình và vật liệu in. Sự đổi
mới chính của G7 đó là phép đo trực tiếp của giá trị thang màu xám trung tính CMY

11
Chung, R & Wang, Y (2011), Statistical Analyes of the IDEAlliance G7 Master Printer Database.
kết hợp, thay vì gia tăng tầng thứ tách biệt của các màu CMY. Điều này cho phép
hệ thống in đạt cân bằng xám, đảm bảo sự phù hợp trực quan giữa các hình ảnh
được in bất kể chúng được sản xuất ở đâu và như thế nào.
Ban đầu, G7 được phát triển cho hệ thống in thử kỹ thuật số, tuy nhiên G7 đã được
áp dụng thành công cho một loạt các phương pháp in khác như Offset, ống đồng,
Flexo, in phun, in tĩnh điện, in lụa…. Sử dụng đường curve 1-D (1- dimensional)
đơn giản, G7 đã mang lại kết quả giống nhau nhất có thể giữa các hệ thống hình ảnh
khác nhau. Bằng cách kiểm soát trực tiếp mật độ density, độ tương phản và cân
bằng xám trung tính, G7 mang đến mục tiêu đó là “printing to the numbers – in đến
dữ liệu số”, thêm một bước để gần hơn đến thực tế.
G7 đã được áp dụng chính trong hai lĩnh vực riêng biệt. Đầu tiên, cân bằng xám và
thang tầng thứ trung tính được định nghĩa trong tiêu chuẩn kỹ thuật G7, được sử
dụng làm cơ sở để phát triển các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật khác gồm TR003 và TR005
(SWOP), TR006 (GRACoL) và TR007 (FIRST/ Flexo). Những tiêu chuẩn kỹ thuật
này và bất kỳ tiêu chuẩn kỹ thuật nào khác đều dựa trên “shared appearance – hiển
thị xám tương đồng”, giúp việc quản lý màu trong quy trình in trở nên dễ dàng và
dễ dự đoán hơn. Thứ hai, các nguyên tắc của G7 cũng đang được sử dụng để hiệu
chỉnh máy in sản lượng và máy in thử trên toàn thế giới.
- Một phương pháp cân chỉnh theo ISO 10128 cho hiển thị xám trung tính “Near-
Neutral”.
- Là tiêu chuẩn kỹ thuật cho hiển thị grayscale một cách nhất quán, có thể áp
dụng cho tất cả các quy trình in màu.
- Một kỹ thuật cân chỉnh nhằm điều chỉnh hình ảnh trong hệ thống để đáp ứng
được thông số G7.
- Là cơ sở để kiểm soát quá trình.
- Là cơ sở cho hiển thị xám tương đồng cho mọi phương pháp in.
 Sự bảo toàn ở vùng sáng (Highlight Preservation)
Một đặc điểm độc đáo của G7 đó là mật độ density và độ tương phản ở vùng
sáng (mà mắt người rất nhạy) được bảo toàn, bất kể khoảng phục chế sáng,
trong khi ở vùng tối được thu hẹp hoặc mở rộng để đáp ứng các khả năng hoặc
giới hạn của từng quy trình. Điều này có nghĩa là một hình ảnh in bốn màu
CMYK trên nhiều thiết bị đã được cân chỉnh G7 sẽ có khả năng phục chế tầng
thứ khác nhau để thể hiện độ sáng và độ tương phản phù hợp một cách tương
đối.
 Bề mặt vật liệu tương đối (Substrate Relativity)
Như phần trên đã đề cập, cân bằng xám của G7 một phần là dựa trên tính tương
đối của bề mặt vật liệu. Điều này nghĩa là hình ảnh grayscale luôn xuất hiện
trung tính trên thiết bị cân chỉnh G7, khi so sánh với bề mặt vật liệu thực tế mà
nó được in.
 Tính tương phản tương đối (Contrast Relativity)
Công thức tông màu xám của G7 (NPDC – Neutral Print Density Curve) là
“tính tương phản tương đối – contrast relative”, nó sẽ tự động thích ứng với độ
sáng của bề mặt vật liệu và mật độ density trung tính tối đa của thiết bị. Điều
này có nghĩa là hình ảnh grayscale luôn tận dụng độ tương phản trung tính tối
đa trên thiếu bị đã cân chỉnh G7.
Mọi người thường hiểu lầm rằng G7 có thể thay thế cho hệ thống quản lý màu với
ICC profile. Nhưng đây là điều không đúng, không có một quy trình nào có thể
kiểm soát chỉ bằng cân chỉnh bằng đường curve 1-D, còn rất nhiều yếu tố cần phải
được quản lý bằng ICC profile. Tuy nhiên khi tạo ICC profile sau khi cân chỉnh G7
có khả năng chính xác hơn và có giá trị lâu dài hơn. Lưu ý cuối cùng là G7 không
phải là một tiêu chuẩn ISO chính thức, tuy nhiên G7 là trung tâm của bốn không
gian màu tiêu chuẩn ANSI mới (TR006, TR003, TR005 và TR007) và các cải tiến
quan trọng được sử dụng bởi G7 – đặc biệt là cân chỉnh xám trung tính, đã ảnh
hưởng rất nhiều đến các chuẩn công nghiệp in hiện nay.
4.3.2. Mối liên hệ giữa G7 với tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn kỹ thuật in
G7 là một tiêu chuẩn kỹ thuật, không phải là chuẩn công nghiệp. IDEAlliance
không tạo ra các chuẩn nhưng làm việc với các tổ chức khác thông qua tiểu ban ISO
TC130 để giúp phát triển các tiêu chuẩn. Bất cứ khi nào có thể, các thông số kỹ
thuật của IDEAlliance như G7, GRACol và SWOP đều dựa trên các tiêu chuẩn ISO
phù hợp. Giống như các tổ chức ở các quốc gia khác, IDEAlliance có thể phát minh
ra các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp như G7 để phát triển các tiểu chuẩn cho các kỹ
thuật mới trong tương lai.
 Tiêu chuẩn ISO 12647-2
Tiêu chuẩn ISO 12647-2 định nghĩa đường cong gia tăng tầng thứ TVI dựa vào bản
in dương hoặc âm bản và định nghĩa các giá trị màu CIE Lab cho màu tông nguyên,
trong khi các tiêu chuẩn kỹ thuật in hiện nay như Forga ở Đức và GRACoL ở Mỹ
dựa trên bộ đặc tính dữ liệu (Characterization Data Sets). Nhưng ISO 12647 đã
không
xem trọng việc cân bằng xám, một trong những số liệu quan trọng nhất trong quy
trình kiểm soát in. ISO TC 130 xác định một tập hợp các bộ dữ liệu đặc tính quốc tế
cho các loại in Offset khác nhau. Trong khi đó, một số tổ chức độc lập bao gồm
FORGA (Đức), IFRA (quốc tế), JIS (Nhật bản), GRACoL và SWOP (Mỹ) và các tổ
chức khác đã đưa ra các thông số kỹ thuật của riêng họ để diễn giải riêng về ISO
12647.
 Tiêu chuẩn kỹ thuật in dựa trên ISO
Tiêu chuẩn kỹ thuật in dựa trên ISO là một cách giải thích tiêu chuẩn ISO 12647
cho một quy trình hoặc nhóm người dùng cụ thể. Các thông số kỹ thuật in truyền
thống (ví dụ như SWOP 1977 – 2003) định nghĩa loại giấy, mật độ density ô tông
nguyên và TVI cho mỗi màu mực. Những tham số này đã giúp dự đoán về sự khớp
màu giữa các thiết bị.
4.3.3. Cân bằng xám (trung tính) của G7
Một trong những yêu cầu cơ bản cho sự xuất hiện trực quan liên tục là cân bằng
màu xám, hoặc tính trung lập. “Màu xám” có nghĩa là sự vắng mặt của tất cả các
màu, nhưng trong lịch sử ngành công nghiệp in chưa bao giờ đồng ý về một định
nghĩa rõ ràng về chính xác những gì là màu Xám. CIE đã định nghĩa màu xám trung
tính là màu có giá trị a* = b* = 0. Nhưng đôi khi vì giấy không chuẩn, nên giá trị a*
= b* =0 không phải lúc nào cũng cho cảm nhận màu xám đối với mắt người.
 Cân bằng xám truyền thống
Cân bằng xám truền thống được định nghĩa đơn giản như sau:
- Tỷ lệ phần trăm CYM kết hợp để khớp với màu đen K với cùng mật độ density
- Sản phẩm in có giá trị TVI bằng nhau
- Khớp màu giấy (giá trị a* và b*)
Tuy nhiên, không có khái niệm nào trong số này đảm bảo về tính trung tính
“Neutrality” bởi vì:
- Màu mực đen K thường sẽ không trung tính
- Giá trị TVI của CMY không tạo ra màu xám trung tính
- Kết hợp tất cả các tông màu của thang xám grayscale từ trắng sang đen với cùng
giá trị a* và b* trên bề mặt giấy không trung tính thì sẽ không tạo ra tháng xám
trung tính với mắt người được.
 Cân bằng xám G7
Phát hiện quan trọng nhất của G7 là nó xác định được cách mà thang màu xám
(grayscale) hiển thị đến mắt người thay vì phải xác định giá trị tầng thứ qua kích
thước điểm tram (TVI). Grayscale chính là “xương sống” của không gian màu, nó
cho phép việc cân bằng xám và tông màu trung tính của hình ảnh được kiểm soát
bởi đường 1-D curve đơn giản như bảng hiệu chuẩn trong hầu hết các RIP
G7 định nghĩa cân bằng xám thành hai phần:
- Phần trăm màu CMY trong cân bằng xám: Tỷ lệ phần trăm màu CMY grayscale
được lấy dựa trên tỷ lệ cân bằng xám 50C, 40M và 40Y
- Cân bằng xám trong CIE Lab: Nguyên lý cân bằng xám G7 dựa trên “khả năng
thích ứng màu sắc của mắt người”. Mọi hiển thị xám đều là tương đối đối với
màu của vật liệu. Do đó giá trị a* và b* cho các bước grayscale tùy theo màu
của giấy và được thể hiện qua công thức sau:
a*G7 = a*paper x (1 - C/100)
12
b*G7 = b*paper x (1 – C/100)
Công thức này có thể được biểu thị bằng đồ thị phía dưới, giá trị a* (đường đồ thị
màu hồng) và giá trị b* (đường đồ thị màu xanh) so với % Cyan. Khi C = 0%, cả
hai đường đồ thị đều xuất phát ở giá trị a* và b* của giấy. Khi C = 100%, cả hai
đường đồ thị kết thúc ở 0a* và 0b*

Hình 4. 2 Đồ thị giá trị đích Ch cân bằng xám trên giấy không chuẩn với a*=2
và b*=-5

Ví dụ, đối với giấy có a* = -2 và b* = -6, tính toán các giá trị a* và b* đích cho các
ô xám 25%, 50% và 75% như bảng sau:
12
IDEAlliance (2008), The G7 Specification 2008, Final Working Draft, trang 8.
Grayscale C % (1 – C/100) Wanted a* Wanted b*
25% 0.75 1.5 a* -4.5 b*
50% 0.5 1.0 a* -3.0 b*
75% 0.25 0.5 a* -1.5 b*
Bảng 4. 3 Tính toán giá trị a* và b* cho các ô xám trên giấy không đạt chuẩn 13

 Bộ ba giá trị G7 CMY


Để xác định cân bằng xám cho thang xám CMY, cũng cần xác định thành phần của
thang xám theo tỷ lệ phần trăm của bộ ba CMY Triplet cho mỗi bước tầng thứ. Tỷ
lệ này dựa trên tỷ lệ trung điểm truyền thống là 50C, 40M, 40Y được sửa đổi phi
tuyến tính theo từng đầu của thang tầng thứ. Biểu đồ sau đây cho thấy giá trị của bộ
ba CMY cho từng bước tầng thứ của bảng G7 P2P Target.
C% M% Y% C% M% Y%
1.96 1.38 1.38 49.8 39.82 39.89
3.92 2.77 2.77 54.9 44.71 44.71
5.88 4.15 4.15 60.0 49.8 49.8
7.84 5.61 5.61 65.1 54.9 54.9
10.2 7.41 7.41 69.8 60.16 60.16
14.9 11.0 11.0 74.9 66.07 66.07
20.0 14.9 14.9 80.0 71.77 71.77
25.1 18.8 18.8 85.1 78.06 78.06
30.2 22.91 22.91 89.8 84.61 84.61
34.9 26.78 26.78 94.9 92.2 92.2
40.0 30.98 30.98 98.04 96.86 96.86
45.1 35.48 35.48 100 100 100
Bảng 4. 4 Biểu đồ của bộ ba Cân bằng xám G7 CMY được làm tròn đến tỷ lệ
phần trăm tương đương 8 bit gần nhất 14

Cân bằng xám G7 tại 300% CMY


Để thuận tiện, bộ ba cân bằng xám tại vùng trên 75% đến 100% với màu theo lý
thuyết là 0a* và 0b*.
- Trong thực tế, tại cùng 300% của ô CMY (100C, 100M, 100Y) có thể gần bất
kỳ màu nào, do đó 0a* và 0b* là màu trung bình hợp lý nhất.

13
IDEAlliance (2008), The G7 Specification 2008, Final Working Draft, trang 9.
14
IDEAlliance (2008), The G7 Specification 2008, Final Working Draft, trang 9.
- Giá trị CMY trên 75% thường không trung tính.
- Màu CMY tại vùng tối sẽ không đủ độ đen nên thường sẽ được bổ sung màu K.
 Ưu điểm và hạn chế của cân bằng xám G7
Cân bằng xám G7 được nghiên cứu để đảm bảo khi hình ảnh in lên các loại giấy
không trung tính như giấy có tông màu ấm hay lạnh, thì vẫn hiển thị xám trung tính
với mắt người. Tuy nhiên màu xám G7 trên các loại giấy khác màu nhau thì có thể
cho kết quả giá trị a* và b* khác nhau.
Ví dụ về cân bằng xám trên giấy ngả xanh

Hình 4. 3 Ba công thức cân bằng xám khác nhau trên giấy ngả xanh

Ở hình bên trái, toàn bộ thang xám được tái tạo theo giá trị a* và b* của giấy, bất kể
là vùng tối, dẫn đến kết quả là các màu xám tối hơn xuất hiện quá xanh so với giấy.
Ở ví dụ bên phải, các màu xám đã bị buộc phải trung tính tuyệt đối (0a*, 0b*) với
kết quả là các màu xám đậm hơn xuất hiện quá vàng so với giấy. Trong ví dụ ở
giữa, công thức G7 tạo ra sự cân bằng xám trung tính nhất so với màu giấy xung
quanh và tái tạo chỉ màu đen (ở giữa).
Ví dụ về cân bằng xám trên giấy ngả vàng
Hình 4. 4 Ba công thức cân bằng xám khác nhau trên giấy ngả vàng

Trong ví dụ bên trái, toàn bộ thang xám được tái tạo theo giá trị a* và b* của giấy,
bất kể là vùng tối, dẫn đến kết quả là các màu xám tối hơn xuất hiện quá vàng so
với giấy. Trong ví dụ bên phải, các màu xám đã bị buộc phải trung tính tuyệt đối (0
a *, 0 b *), với kết quả là các màu xám đậm hơn xuất hiện quá xanh so với giấy.
Trong ví dụ ở giữa, công thức G7 tạo ra sự cân bằng màu xám trông trung tính nhất
so với màu giấy xung quanh và tái tạo chỉ màu đen (ở giữa).
Qua các ví dụ trên ta có thể thấy một số ưu điểm của cân bằng xám G7 như sau:
- Màu xám sẽ trông tự nhiên so với giấy
- Cùng quy tắc cho bất kì thiết bị, mực, chất liệu in
- Không cần quan tâm đến thiết bị đầu ra khi chuẩn bị file
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của câm bằng xám G7 đó là màu xám có thể trông
khác nhau trên các chất liệu in khác nhau khi nhìn cạnh nhau.
4.3.4. G7 định nghĩa về tông màu
Một yếu tố quan trọng ngoài cân bằng xám và là yêu cầu quan trọng đối với sự khớp
màu giữa hình ảnh màu và hình ảnh đơn sắc đó là tông màu – Tonality. Tông màu là
một thuật ngữ được sử dụng trong hình ảnh để mô tả độ tối, độ sáng và độ tương
phản.
 NPDC (Neutral Print Density Curve – đường cong mật độ trung tính)
G7 định nghĩa về tông màu thông qua đường cong mật độ trung tính NPDC. Đường
cong G7 NPDC là mối liên hệ giữa giá trị mật độ density trung tính đo được và giá
trị trên thang tầng thứ. G7 định nghĩa hai tiêu chuẩn cho đường NPDC, một cho
màu grayscale CMY kết hợp và một là cho màu đen K.
Hình 4. 5 Đường cong mật độ trung tính NPDC

Hình 4. 6 Biểu đồ G7 NPDC cho màu CMY grayscale. Đường đồ thị màu đen đậm
cho thấy giá trị đường NPDC thông thường theo chuẩn in công nghiệp ISO với
mật độ trung tính là 1.37
Hình 4. 7 Biểu đồ G7 NPDC cho màu đen K grayscale. Đường đồ thị màu đen
đậm cho thấy giá trị đường NPDC thông thường theo chuẩn in công nghiệp ISO
với mật độ trung tính là 1.69

 Mô phỏng khoảng phục chế sáng (Dyamic Range Adaptation)


Như các biểu đồ trên cho thấy, NPDC G7 không phải là một đường cong đơn lẻ mà
là vô số các đường cong có thể được xác định bởi một hàm phi tuyến tính thích nghi
với khoảng phục chế sáng (phạm vi mật độ) của bất kỳ quá trình nào. Các đường
cong màu đen đậm thể hiện các đường cong mục tiêu NPDC cho in thương mại theo
tiêu chuẩn ISO. Các đường cong màu hiển thị các đường cong NPDC cho các quy
trình có dải mật độ trung tính cao hơn hoặc thấp hơn. Hai biểu đồ trên có thể được
áp dụng cho bất kỳ phương pháp in hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật nào chỉ bằng cách chọn
đường cong màu (hoặc trung bình của một cặp đường cong) gần nhất với phạm vi
mật độ của thiết bị được hiệu chỉnh. Chức năng điều chỉnh NPDC G7 được thiết kế
để nén chi tiết ở vùng tối trước khi hy sinh chi tiết ở vùng sáng theo cách dễ chấp
nhận nhất trên hầu hết các hình ảnh. Hiệu ứng nén di chuyển dần dần đến gần điểm
sáng khi phạm vi mật độ giảm, do đó các chi tiết vùng tối rất không bao giờ bị mất
hoàn toàn.
Bản chất thích ứng của các đường cong NPDC G7 đảm bảo rằng các quy trình hình
ảnh với các dải mật độ khác nhau, ví dụ như in báo và in thương mại, giữ cùng một
lượng chi tiết hình ảnh trong các tông màu nổi bật quan trọng và duy trì cùng một
'trọng lượng' gần đúng (độ sáng / độ tối) và 'độ tương phản' trong hầu hết các hình
ảnh. Nguyên tắc NPDC đảm bảo các thông số kỹ thuật in dựa trên G7hiển thị xám
tương đồng, thậm chí có sự khác biệt đáng kể giữa các bề mặt giấy, mực hoặc đặc
tính tông màu tự nhiên.
 Đường cong NPDC nguyên bản
Để xác định các đường cong NPDC 'tự nhiên', nghiên cứu G7 đã phân tích nhiều lần
chạy được thực hiện bằng mực và giấy theo tiêu chuẩn ISO, và nhiều loại bản in
được chụp trên các hệ thống CtP không được hiệu chỉnh (không áp dụng đường
cong RIP, thậm chí không để tuyến tính hóa). Để xác định các đường cong một cách
toán học, dữ liệu đo được lấy trung bình và làm mịn để loại bỏ các dị thường đo, sau
đó khớp với thử nghiệm và lỗi với nhiều công thức thử nghiệm khác nhau cho đến
khi tìm thấy dữ liệu phù hợp với dữ liệu một cách trơn tru và chính xác. Các
phương trình sau đây cho thấy công thức phù hợp cuối cùng được thông qua. Nó bắt
đầu bằng cách tính toán đường cong giả từ thang màu xám CMY bằng cách sử dụng
kết hợp các hàm Sin và Cosine - do đó, tên là SiCoTVI.

Hình 4. 8 Biểu đồ ‘Xám TVI được tạo bởi công thức Sin / Cos, từ đó các
đường cong NPDC chính được tạo ra 15

15
IDEAlliance (2008), The G7 Specification 2008, Final Working Draft, trang 14.
Sau khi tính toán lý thuyết TVI Xám của thang màu xám CMY, mật độ trung tính
tuyệt đối được tái tạo bằng công thức nghịch đảo của công thức TVI, để tạo ra
đường cong NPDC chính:
NPDC ND = IF (SiCo > 0, Log (100/SiCoY,100)
 Mối liên hệ giữa NPDC với TVI (dựa trên Density)
Thử nghiệm thực tế mở rộng kể từ khi các đường cong NPDC được công bố lần đầu
tiên xác nhận rằng công thức NPDC G7 đại diện cho những gì một máy in trung
bình chạy theo thông số kỹ thuật ISO 12647-2 sẽ tạo ra với các tấm CtP không được
hiệu chuẩn điển hình, trên giấy in thương mại chất lượng cao.
Lưu ý rằng đường cong SiCoTVIk được hiển thị ở trên có thể được so sánh trực tiếp
với các đường cong TVI mực đen truyền thống, tuy nhiên, việc cố gắng tương quan
đường cong SiCoTVIc với các đường cong CMY TVI riêng lẻ là một quá trình
không chính xác, vì không có mối quan hệ cố định giữa mật độ mực và mật độ mực
riêng lẻ. Các đường cong CMY TVI gần đúng có thể được trích xuất từ bất kỳ tập
dữ liệu Đặc trưng G7 nào như TR006 bằng CIEXYZ thay cho các giá trị phản xạ có
nguồn gốc mật độ CMY truyền thống.
Để phù hợp hơn với G7 với các cách hiểu khác về ISO 12647-2, chẳng hạn như
FOGRA và ECI ở Châu Âu và SWOP ở Hoa Kỳ, đường cong NPDC G7 K nhẹ hơn
50% so với đường cong NPDC G7 là 50C, 40M, 40Y. Lưu ý rằng đường cong
NPDC G7 KHÔNG phải là tiêu chuẩn ISO chính thức. Các cách hiểu hợp lệ khác
của ISO 12647-2 có thể tạo ra các đường cong NPDC hơi khác nhau.
4.3.5. HC, HR, SC
G7 giới thiệu một công cụ mới để cân chỉnh đó là đường cong mật độ trung tính
NPDC - Neutral Print Density Curve thay cho các đường cong TVI. NPDC là sự kết
hợp giữa việc đo mật độ density trung tính và phần trăm hạt tram trên bài in
grayscale. Có hai đường cong NPDC target, một là đường cong kết hợp cho ba màu
CMY grayscale và một đường cho mực màu Black grayscale. Phương pháp G7 sẽ
tính toán các giá trị hiệu chỉnh RIP buộc thiết bị theo đường cong NPDC mong
muốn. Khi các đường cong NPDC của hai hay nhiều thiết bị khớp nhau, thì hiển thị
màu bên ngoài (visual appearance) của các thiết bị này sẽ rất gần nhau, ít nhất là
trên màu xám và các tông màu trung tính
HR, SC và HC là ba biến mới cho phép NPDC của quy trình hiệu chuẩn G7 được
theo dõi nhanh chóng mà không cần phải đo độ xám hoàn chỉnh. Tóm lại, HR
(Highlight Range) theo dõi mật độ trung tính của vùng trung gian, SC (Shadow
Contrast) theo dõi mật độ trung tính của vùng tối và HC (Highlight Range) theo dõi
mật độ trung tính của vùng sáng. Để thuận tiện, HR, SC và HC được biểu thị bằng
mật độ trung tính (ND), được tính từ CIEXYZ_Y bằng công thức G7 chính thức
sau: Neutral Density (ND) = Log10(100/Y) (Trong đó Y > 0 < 100) 16
HC (Highlight Contrast) – Tương phản sáng
25K hoặc 25C, 19M, 19Y
HR (Highlight Range) – Vùng trung gian
50K hoặc 50C, 40M, 40M
SC (Shadow Contrast) – Tương phản tối
75K hoặc 75C, 66M, 66Y

Hình 4. 9 Biểu đồ thể hiện giá trị mục tiêu của HR, SC, HC với những khoảng
phục chế sáng khác nhau
 HC (Highlight Contrast) – Tương phản sáng
Kiểm tra vùng tương phản sáng HC là một cách nhanh chóng để kiểm tra vùng
tông sáng trung tính của NPDC. HC được tính bởi hai phần, một là cho màu
CMY kết hợp (HC_cmy) và màu K (HC_k).

Hình 4. 10 Vùng tương phản sáng HC

16
IDEAlliance (2008), The G7 Specification 2008, Final Working Draft, trang 16.
HC_cmy được tính bằng cách đo mật độ trung tính ND của ô CMY kết hợp
(25C, 19M, 19Y) và trừ đi mật độ trung tính của giấy. HC_k được tính bằng
cách đo mật độ trung tính ND của ô 25% Black và trừ đi mật độ trung tính của
giấy. Các giá trị này được tính tự động bởi IDEAlink Curve.

 HR (Highlight Range) – Vùng trung gian


Vùng trung gian HR là một công cụ dùng để đo và kiểm tra nhanh mật độ
density ở vùng nửa tông mid-tone. HR được tính bởi hai phần, một là cho màu
CMY kết hợp (HR_cmy) và màu K (HR_k).

Hình 4. 11 Vùng trung gian HR

HR_cmy được tính bằng cách đo mật độ trung tính ND của ô CMY kết hợp
(50C, 40M, 40Y) và trừ đi mật độ trung tính của giấy. HR_k được tính bằng
cách đo mật độ trung tính ND của ô 50% Black và trừ đi mật độ trung tính của
giấy.

 SC (Shadow Contrast) – Tương phản tối


Vùng tương phản tối SC là một công cụ dùng để đo và kiểm tra nhanh mật độ
density ở vùng tối 75%. SC được tính bởi hai phần, một là cho màu CMY kết
hợp (SC_cmy) và màu K (SC_k).

Hình 4. 12 Vùng tương phản tối SC


SC_cmy được tính bằng cách đo mật độ trung tính ND của ô CMY kết hợp
(75C, 66M, 66Y) và trừ đi mật độ trung tính của giấy. SC_k được tính bằng
cách đo mật độ trung tính ND của ô 75% Black và trừ đi mật độ trung tính của
giấy.
Các giá trị mục tiêu của HR và SC sẽ dao động theo phạm vi mật độ. Nhưng đối với
giá trị mục tiêu HC vẫn sẽ không thay đổi. Để tính các giá trị mục tiêu của 3 vùng
này, thực hiện theo công thức ở bảng sau:
25% a*/b* (25C, 19M, 19Y) = 75% a*/b* giấy
50% a*/b* (50C, 40M, 40Y) = 50% a*/b* giấy
75% a*/b* (75C, 66M, 66Y) = 25% a*/b* giấy
Bảng 4. 5 Tính giá trị mục tiêu a* và b* theo giá trị giấy tại ba vùng HC, HR, SC 17
Ví dụ, với giá trị màu giấy a*=0, b*= -2, ta có thể tính được giá trị mục tiêu của ba
vùng HC, HR, SC như sau:
C% M% Y% a* b*
0 0 0 0 -2
13 9 9 0 -1.7
25 19 19 0 -1.5
38 29 29 0 -1.2
50 40 40 0 -1
63 53 53 0 -0.7
75 66 66 0 -0.5
88 81 81 0 -0.2
100 100 100 0 0
Bảng 4. 6 Minh họa về tính giá trị mục tiêu của ba vùng HC, HR, SC với giá trị màu
giấy a*=0, b*= -2
 Thể hiện HR, SC và HC bằng L*
Thay vì biểu thị HR, SC và HC ở mật độ trung tính (ND), về mặt lý thuyết, chúng
có thể được biểu thị dưới dạng giá trị CIELab L*. Điều này thuận tiện nếu cân bằng
xám và âm lượng được đo đồng thời với một lần đọc CIELab. Biểu đồ sau đây cho
thấy các giá trị L* danh nghĩa cho HR, SC và HC cho một tờ giấy có L* chính xác
là L*
= 95.
Ô xám L* (bao gồm giá trị giấy)
CMY K
25% (HC) 75.7 77.7
50% (HR) 57.5 59.9
75% (SC) 39.5 39.7
Bảng 4. 7 Giá trị L* đích cho ô xám với giấy có L*=95

17
IDEAlliance (2007), G7 proof to print process, Guidelines & Specifications, trang 4.
Tuy nhiên, không dễ để tính lại các giá trị L * cho HR, SC hoặc HC cho giấy có độ
sáng không đạt tiêu chuẩn mà không có một số phần mềm chuyên dụng như
IDEAlink Curve (tự động tính toán các giá trị L * đã sửa đổi trong cửa sổ ‘Tạo
đường cong Curves). Muốn tự tính giá trị L * cho các giá trị HR, SC và HC trên các
giấy tờ khác với L * 95 trước tiên phải chuyển đổi CIELab_L thành CIEXYZ_Y,
sau đó chia tỷ lệ giá trị CIEXYZ_Y theo sự khác biệt trong giấy CIEXYZ_Y, sau
đó chuyển đổi giá trị CIEXYZ_Y mới CIELab_L

4.3.6. Test Chart: P2P51, TC1617


 P2P51

Hình 4. 13 P2P25Xa (trái) và P2P51x (phải)

P2P51 được công bố vào năm 2016 với một số phát triển mới so với P2P25 nhưng
vẫn đảm bảo chức năng cơ bản:
- Cột 6 – 12 cung cấp các giá trị cân chỉnh chính xác hơn cho hệ thống in không
trung tính.
- Phần trăm cân bằng xám của màu M và Y được điều chỉnh một chút để phù hợp
với tiêu chuẩn CGATS TR015.
- Khi có thể, thay giá trị phần trăm bằng phần trăm 8-bit fractional gần nhất. Ví
dụ, phần trăm 1.98% của màu Cyan hoặc Black trong bảng P2P25 thhay bằng
2% trong bảng P2P51.
- Cột DTP70 được loại bỏ ở size nhỏ và để tương thích hơn với thiết
bị. Các hình thức P2P51:
- P2P51x giống hệt với P2P51 ngoại trừ hình thức bên ngoài
- P2P51 DTP70 (mới xuất bản năm 2017) sử dụng cho X-Rite DTP70
- Bảng Horizontal P2P51H ngang đo với iSis nhanh hơn 30% so với P2P51x

Hình 4. 14 Bảng P2P51x, P2P51 DTP70 và P2P51H

Thiết bị tương thích:


- P2P51, P2P51x và P2P51H có thể đo với:
+ Konica Minolta FD9
+ X-Rite i1Sis và iSis XL (1&2)
+ X-Rite i1Pro (1&2, hand-held hoặc với iO table)
- P2P51 DTP70 có thể đo với:
+ X-Rite DTP70
+ X-Rite i1Pro (1&2, hand-held hoặc với iO table)
 TC1617x
Bảng TC1617x là một bảng dữ liệu đo kết hợp giữa bảng target tiêu chuẩn IT8/7.4
và thêm giá ô thuộc cột 4 và 5 của bảng P2P51 và vẫn duy trì số lượng là 1617 ô
màu (chỉ thay thế 29 ô trùng lặp). Chữ “x” sau cùng dùng để phân biệt đây là phiên
bản mới nhất so với các phiên bản mẫu thử cũ.

Hình 4. 15 TC1617 Hình 4. 16 IT8/7.4 visual

Lợi ích cho qui trình cân chỉnh G7


Mục đích chính của TC1617x là giảm thời gian và chi phí cho việc cân chỉnh G7 ở
mức độ Colorspace, bằng cách kết hợp bảng IT8/7.4 và P2P51.
Lợi ích cho tạo ICC profile
Một lợi ích quan trọng của TC1617x so với IT8/7.4 là nó cải thiện độ chính xác của
dữ liệu in, nhờ vào 29 ô màu xám mới. Trong một số trường hợp nhất định, điều
này có thể tạo ICC profile chính xác và khả năng xuất hiện những màu không mong
muốn trong cùng hỉnh ảnh xám trung tính sẽ thấp hơn, nhưng sự khác biệt có thể
khó phát hiện ngoại trừ trên các hệ thống in cực kỳ ổn định.
Thiết kế
Không giống như bảng IT8/7.4, TC1617x chỉ có sẵn layout ngẫu nhiên (random),
tuy nhiên các ô màu CMY và K thì không sắp xếp ngẫu nhiên mà được bố trí thành
hai
đường liền kề nhau. Điều này giúp giảm tông màu hoặc biến đổi màu sắc trên các
đường do hiện tượng thiếu mực hặc mực không đều, điều này sẽ hiển thị rất rõ nếu
các ô màu xám được đặt ngẫu nhiên trong bảng.
File TC1617x tiêu chuẩn
Có ba phiên bản của TC1617x có sẵn tại website của IDEAlliance, hai phiên bản sử
dụng chi máy i1iSis và một bản chi i1iO, bảng target cho i1iSis được thiết kế thành
hai dạng nằm đứng và nằm ngang được phân biệt bằng chữ V và H được ghi kèm
theo tên.
Đối với bảng target cho máy i1iO sẽ gồm hai trang, với thang xám trên mỗi trang.
Trước khi đo cần phải cắt hai bảng ra để phù hợp với bàn đo của máy.

Hình 4. 17 Bảng TC1617x_V, TC1617x_H và TC1617x

(i1iO) Tương thích thiết bị đo


Bảng TC1617x có thể đo bởi các máy đo như Konica Minolta FD9, X-Rite i1iSis
hoặc i1iSis XL (1 hoặc 2), X-Rite i1iO (1 hoặc 2).
Tương thích phần mềm
Bảng TC1617x có thể được đo bởi bất kì phần mềm nào tương thích với các thiết bị
kể trên và chấp nhận các định dạng file của X-Rite là .pwxf hoặc .rwxf, hoặc định
dạng file theo chuẩn CGASTS là .txt. Trước khi đo, sao chép các file .pwxf, .rwxf
hoặc .txt vào thư mục mà phần mềm có thể dễ dàng tìm thấy chúng. Bảng TC1617x
có thể được tự tạo và đo trên các phần mềm khác, tuy nhiên nó sẽ không chính xác.
Tác động đến các điều kiện in tham chiếu CRPC hiện tại và tương lai
Các điều kiện in tham chiếu CRPC hiện tại đã được CGATS và ISO phát hành ở
định dạng IT8/7.4 và TC1617 (dễ sử dụng để cân chỉnh G7). Điều này được thực
hiện vì những lợi thế sau:
- TC1617x chứa 25 ô xám CMY thay vì chỉ có 3 ô ở bảng IT8/7.4 và chứ 25 ô
xám K thay vì chỉ có 17 ô ở bảng IT8/7.4
- Do thiếu 29 ô xám G7 nên bảng IT8/7.4 có thể sẽ không chính xác khi cân chỉnh
G7.
- Các bài in dựa trên TC1617x profile có thể đạt được các dung sai wΔCh và
wΔL* tốt hơn.
- Các bài in dựa trên TC1617x profile có thể đạt được chính xác và ổn định ở
vùng hình ảnh xám.
4.3.7. Kiểm tra độ chính xác của hệ thống in và in thử
4.3.7.1. Delta Ch và wΔCh
Delta-Ch (ΔCh) là sự khác biệt về màu sắc giữa hai mẫu được đo, bỏ qua mọi khác
biệt về độ sáng. Điều này làm cho ΔC h là số liệu hoàn hảo để biểu thị các lỗi trong
cân bằng xám, bởi vì số ΔCh càng nhỏ, màu càng ít không mong muốn có trong
mẫu. Về mặt đồ họa, ΔCh là dòng ngắn nhất hoặc vectơ, giữa hai điểm trên biểu đồ
a*/b*, như được hiển thị bên dưới.

Hình 4. 18 Minh họa giá trị ΔCh trong không gian màu là một đường vecto

Về mặt toán học, ΔCh là biểu thức tuyệt đối (luôn dương) của các giá trị delta a * và
delta b * kết hợp, trong đó:
∆𝑪𝒉 = √∆𝒂𝟐 + ∆𝒃𝟐
 Trọng số Delta Ch (wΔCh)
Trọng số delta-Ch (wΔCh) là giá trị delta Ch sau khi được truyền qua một đường
cong trọng số làm giảm tầm quan trọng của lỗi Ch trong các vùng tối hơn. Công
thức w∆Ch làm giảm tầm quan trọng của phép đo ∆Ch trên giá trị phần trăm màu
Cyan (C%) là 50% trên thang đo tuyến tính bắt đầu ở mức ý nghĩa 100% khi C% =
0 đến 50 và chấm dứt ở mức ý nghĩa 25% khi C% = 100. Mục tiêu của hàm trọng số
là giảm thiểu tầm quan trọng của các lỗi cân bằng xám khó kiểm soát trong vùng
CMY rất tối thường được bao phủ bởi mực đen. Hàm trọng số được xác định trong
thông số G7 (TR015) và tài liệu Pass / Fail G7 Master như sau:
wΔCh = ΔCh × (1 – max(0, (% - 50) + 50 × 0.75))

Hình 4. 19 Trọng số wΔCh

Trọng số delta-Ch (wΔCh) sử dụng để kiểm tra thử độ chính xác cân bằng xám, bằng
cách chỉ đo cột 5 (CMY) trong bảng P2P51

Hình 4. 20 Kiểm tra trọng số wΔCh thông qua cột 5 trong bảng P2P51
4.3.7.2. Delta L* và wΔL*
Delta-L * (L *) là sự khác biệt về độ sáng giữa hai mẫu được đo, bỏ qua mọi khác
biệt về màu sắc. Điều này làm cho ΔL* là số liệu hoàn hảo để đo lỗi sai số (NPDC)
trong G7. Về mặt toán học, ΔL * là kết quả của việc trừ giá trị mẫu L* mẫu đo được
(LS – sample) từ mục tiêu L* (LT – target), như sau:
ΔL* = LT - LS
 Trọng số Delta L (wΔL*)
Trọng số delta-L* (wΔL*) là giá trị delta L* sau khi được truyền qua một đường
cong trọng số làm giảm tầm quan trọng của lỗi L* ở các vùng tối hơn. Nói cách
khác, công thức w∆L* làm giảm tầm quan trọng của phép đo ∆L* trên giá trị phần
trăm thang xám Grayscale (%), 50% trên thang đo tuyến tính bắt đầu ở mức ý
nghĩa 100% khi
% = 0 đến 50 và kết thúc ở mức 25% khi % = 100. Mục tiêu của chức năng đo trọng
số là giảm thiểu tầm quan trọng của các lỗi độ sáng khó kiểm soát trong các màu
xám ở vùng tối, thường ít gây chú ý cho mắt hơn các lỗi L* ở tông màu sáng hơn.
Về công thức, hàm trọng số giống với hàm wCh, như sau:
wΔL* = ΔL* × (1 – max(0, (% - 50) + 50 × 0.75))

Hình 4. 21 Trọng số wΔL*

Trọng số delta-L* (wΔL*) sử dụng để kiểm tra thử độ chính xác NPDC, bằng cách
chỉ đo cột 4 và 5 trong bảng P2P51
Hình 4. 22 Kiểm tra trọng số wΔL* thông qua cột 4 và 5 trong bảng P2P51

4.3.8. Các mức độ tuân thủ G7


Khi hiệu chỉnh máy in offset bằng mực không chuẩn hoặc các phương pháp in khác
(ví dụ như in flexo hoặc in lưới) Việc chuẩn hóa thang màu xám của G7 có thể
không đủ để tạo ra một kết hợp tốt với không gian màu tiêu chuẩn và có thể phải
tăng cường bởi một số hình thức quản lý màu, ví dụ như ICC profile. Vì lý do này,
thông số kỹ thuật này đề xuất bốn mức độ tuân thủ G7: G7 Grayscale, G7 Targeted,
G7 Đặc trưng và G7 Extreme, được giải thích trong phần này.
4.3.8.1. G7 Grayscale
Một thiết bị hoặc quy trình đạt mức độ G7 Grayscale khi nó được hiệu chỉnh theo
G7 về hiển thị xám trung tính không đổi. Tiêu chuẩn kỹ thuật G7 định nghĩa màu
xám trung tính không bao gồm màu giấy và không bao gồm mật độ trung tính tối đa
(độ sáng trung tính tối thiểu) của quá trình in được định nghĩa trong ANSI/CGATS
TR015. G7 Grayscale xác định hiển thị xám tương đồng, hình ảnh grayscale, bất kể
mức độ no màu (hue) và độ bảo hòa màu (saturation), nhưng vì lý do đó không chỉ
định sự xuất hiện của các thành phần không trung tính.
- NPDC (CMY và K) và cân bằng xám (chỉ có CMY)
Target Dung sai
Weighted ΔL* (wΔL*) Average wΔL* ≤ 1.5
Tháng xám CMY và K Maximum wΔL* ≤ 3.0
Weighted ΔCh (wΔCh) Average wΔCh ≤ 1.5
Thang xám CMY Maximum wΔCh ≤ 3.0
Bảng 4. 8 Dung sai tuân thủ cho mức độ G7 Grayscale.18

18 IDEAlliance (2019), G7 Master Pass/Fail Requirements for the G7 Master program, trang

45
- Sử dụng mực in không theo chuẩn.
- Kết quả mong muốn: phục chế tông xám CMY tốt và không yêu cầu về tiêu
chuẩn màu sắc.
4.3.8.2. G7 Target
Một thiết bị hay quy trình đạt mức độ G7 Targeted khi đã đạt được mức độ G7
Grayscale và các phép đo màu tiêu chuẩn cho giấy về màu như ISO 12647-2. G7
Targeted không những xác định hiển thị xám trung tính mà còn định nghĩa về màu
tông nguyên (100% Cyan, Magenta, Yellow và màu chồng 2 màu Red, Green, Blue)
và giấy theo điều kiện in tham chiếu (CRPC) đã chọn với dung sai cho phép. Ví dụ,
một máy in Offset tờ rời đạt được G7 GRACoL Targeted khi đã đạt được G7
Grayscale và bảy màu tông nguyên và giấy đạt được các giá trị đích trong
GRACoL. Tuy nhiên G7 Targeted sẽ không xác định chính xác hình ảnh in ra sẽ
hiển thị như thế nào. Nhũng giá trị khác như trapping, Opacity, độ dày lớp mực, loại
tram… có thể sẽ gây ra những màu khác nhau tồn tại giữa màu trung tính và màu
tông nguyên, ngay cả khi thông số kỹ thuật G7 Targeted được tuân thủ chính xác.
- Phải đạt được G7 Grayscale
- Phải theo các quy định trong điều kiện in tham chiếu đã chọn hoặc tự tạo
- Tông nguyên, Overprint và giấy
Target Dung sai
Giấy ΔE00 ≤ 3.0
CMY tông nguyên ΔE00 ≤ 3.5
K tông nguyên ΔE00 ≤ 5.0
RGB tông nguyên ΔE00 ≤ 4.2
Bảng 4. 9 Dung sai tuân thủ cho mức độ G7 Targeted 19

- Kết quả mong muốn: Phục chế màu xám tốt, phục chế màu sắc tông nguyên tốt,
màu sắc hình ảnh tùy thuộc vào các yếu tố dao động khác.
4.3.8.3. G7 Colorspace
Một thiết bị hay quy trình đạt mức độ G7 Colorspace khi đã đạt mức độ G7
Grayscale và G7 Targeted và nó được kiểm soát với ICC Profile để tuân thủ theo
tiêu chuẩn kỹ
19
IDEAlliance (2019), G7 Master Pass/Fail Requirements for the G7 Master program, trang 9.

46
thuật dựa trên G7. Các tiêu chuẩn kỹ thuật dựa trên G7 thường là GRACoL hoặc
SWOP, được chứng nhận phù hợp với các giá trị CIE Lab của bẳng IT8/7.4 trong
phạm vi dung sai theo điều kiện in tham chiếu được xác định bởi ISO và
IDEAlliance.
- Dung sai cho in thử và in thương mại
Target Dung sai in thử Dung sai in thương mại
Giấy ΔE00 ≤ 1.5 ΔE00 ≤ 3.0
CMY tông nguyên ΔE00 ≤ 3.5 ΔE00 ≤ 3.5
K tông nguyên ΔE00 ≤ 5.0 ΔE00 ≤ 5.0
RGB tông nguyên ΔE00 ≤ 4.2 ΔE00 ≤ 4.2
Tất cả các ô trong IT8/7.4 Trung bình ΔE00 ≤ 1.5 Trung bình ΔE00 ≤ 3.5
Tại ô 95% ΔE00 ≤ 3.0 Tại ô 95% ΔE00 ≤ 5.0
Maximum ΔE00 ≤ 5.5
Bảng 4. 10 Dung sai tuân thủ cho mức độ G7 Colorspace 20

Kết quả mong muốn: Phục chế tốt tông xám, phục chế tốt màu sắc tông nguyên,
phục chế màu sắc hình ảnh tốt.
4.3.9. CGATS/ ISO PAS 15339 và GRACoL 2013
4.3.9.1. CGATS/ ISO PAS 15339
CGATS 21-2 là một tiêu chuẩn mới của ANSI (American National Standard
Institute), được phát hành vào năm 2013. Tiêu chuẩn này bao gồm bảy điều kiện
tham chiếu (CRPCs – Characterized Reference Print Conditions) mới. Tất cả các
điều kiện in tham chiếu này sẽ có độ giống màu tương đối (Shared Relative
Appearance) nhờ vào G7 và có cùng góc độ tông màu (Inks Hue Angles). Tất cả các
điều kiện tham chiếu này đều phải được đo trên M1.

20
IDEAlliance (2019), G7 Master Pass/Fail Requirements for the G7 Master program, trang 9

47
CRPC 1 In báo cold-set
CRPC 2 In báo heatset
CRPC 3 In giấy không tráng phủ
CRPC 4 In giấy tạp chí cán nến siêu láng
CRPC 5 In tạp chí có tráng phủ (SWOP 2013)
CRPC 6 In thương mại có tráng phủ (GRACoL 2013)
CRPC 7 In gam màu rộng
Bảng 4. 11 Bảy điều kiện in tham chiếu ISO 15339 mới

Hình 4. 23 Minh họa bảy điều kiện in tham chiếu theo ISO 15339 mới

4.3.9.2. GRACoL 2013


GRACoL (General Requirements for Applications in Commercial Offset
Lithography) là tiêu chuẩn kỹ thuật tham chiếu cho in thương mại. Từ năm 2006, bộ
dữ liệu GRACoL là điều kiện in tham chiếu cho in thương mại và in thử ở Bắc Mỹ
và các khu vực khác trên thế giới. Để theo kịp xu hướng công nghiệp, ủy ban
GRACoL đã cập nhật thêm một phiên bản mới là GRACoL 2013, gần giống với
CRACoL 2006 mặc dù có một vài thay đổi nhỏ.
Hình 4. 24 So sánh GRACoL 2006 (bên trái) và GRACoL 2013 (bên phải)

Giấy C M Y K
L* a* b* L* a* b* L* a* b* L* a* b* L* a* b*
2006 95 0 -2 55 -37 -50 48 74 -3 89 -5 93 15 0 0
2013 95 1 -4 56 -37 -50 48 75 -4 89 -4 93 16 0 0
Giấy C M
L* a* b* L* a* b* L* a* b*
2006 47 68 48 50 -68 25 24 17 -46
2013 47 68 48 50 -66 26 25 20 -46

Bảng 4. 12 Giá trị màu của GRACoL 2006 và GRACoL 2013 (giá trị thay đổi
được đánh dấu bằng chữ đỏ) 21

Điểm khác biệt chính giữa GRACoL 2006 và GRACoL2013 là điểm trắng của giấy.
Điểm trắng giấy đích của GRACoL 2006 là (95L*, 0a*, -2b*) dựa trên tiêu chuẩn
ISO 12647-2:2004, sử dụng giấy loại 1 và không có OBAs (chất làm trắng quang
học). Còn đối với GRACoL 2013 điểm trắng giấy là (95L*, 1a*, -5b*), giấy sẽ xanh
hơn phù hợp với các loại giấy in thương mại hiện nay. GRACol 2013 ICC Profile
được tạo ra bằng cách sử dụng điều kiện in tham chiếu CRPC6 của CGATS 21-2,
dữ liệu này sẽ dựa trên điều kiện cân chỉnh G7 và màu tông nguyên dựa trên ISO
12647-
2. Năm 2010 FTA (Flexographic Technical Asociation) khuyến nghị GRACoL
2013 sử dụng cho in flexo cuộn khổ nhỏ chất lượng cao (narrow web).

21
IDEAlliance (2018), “Guide to Print production v13”, trang 18.
Trong CGATS 21-2, GRACoL 2013 được biết là CGATS 21-2 CRPC-6, trong khi
dữ liệu SWOP 3 và SWOP 5 2006 được kết hợp lại thành SWOP 2013 hay CGATS
21-2 CRPC-5. GRACoL 2013 có giá trị màu tông nguyên và TVI theo ISO 12647-2
điều điện in PC1. Tuy nhiên, ISO12647-2 không được hoàn thiện cho đến sau khi
CGATS 21-2 được phê duyệt và do đó, có một số khác biệt nhỏ như sau:
- Mọi dữ liệu đo ở GRACoL 2013 đều ở điều kiện M1.
- Các màu tông nguyên Cyan, Red, Green sáng hơn một chút, nhưng sự khác biệt
(ΔE ~ 1) rất khó phát hiện.
- Trong ISO12647-2, TVI màu đen đã được hạ xuống vì lý do đơn giản để bằng
với giá trị CMY TVI là 16%. Sự thay đổi này không được đưa vào CGATS.21,
một phần vì nó đi lệch khỏi điều kiện tự nhiên của in Offset và một phần để duy
trì sự tuân thủ với các đường cong tông màu G7 trong CGATS TR015. Do đó,
TVI đen trong GRACoL 2013 vẫn ở mức 19%, như trong GRACoL 2006. Điều
này sẽ làm cho một số vùng hình ảnh chứa các giá trị tông màu đen tối hơn một
chút so với ISO 12647-2.
Dữ liệu đặc tính GRACoL cung cấp thông tin đầy đủ về điều kiện in tham chiếu cần
thiết cho một bài in thử. Một RIP in thử có thể sử dụng được sử dụng để hiển thị
chính xác không gian màu dựa trên thông tin này. Mỗi bài in thử GRACoL phải
chứa thanh kiểm tra IDEAlliance ISO 12647-7 2013 Color Control Wedge. Kết quả
đo bảng này sẽ được so sánh với dữ liệu tham chiếu để đánh giá bài in thử.

Hình 4. 25 Bảng kiểm tra IDEAlliance ISO 12647-7 2013 Color Control Wedge

4.3.10.Quy trình cân chỉnh và tạo profie cho máy in digital theo G7
 Khả năng tương thích của máy in phun kỹ thuật số và phương pháp
cân chỉnh G7
G7 có thể được áp dụng trực tiếp cho hệ thống in thử bằng máy in phun kỹ thuật số
bằng cách điều chỉnh đường curve CMY hoặc CMYK. Các hệ thống in thử không
có đường cong hiệu chuẩn thì có thể không thể cân chỉnh G7 trực tiếp mà phải
thông qua ICC Profile hoặc hệ thống quản trị màu tương ứng. Bất kể hệ thống in
thử được hiệu chỉnh hoặc quản lý màu như thế nào vẫn có thể cân chỉnh G7 bằng
cách in và đo bảng P2P và so sánh với đường cong G7 NPDC.
Một số đặc điểm của G7 trên máy in phun cần lưu ý đó là:
- Máy in phun có độ ổn định thiết bị cao
- Không thể điều chỉnh được độ dày lớp mực
- Tác động của màu giấy cao
- Có thể áp dụng curve cho RIP
- Khuyến nghị nên tạo thêm ICC Profile

 Xây dụng quy trình cân chỉnh chung

Hình 4. 26 Quy trình cân chỉnh chng cho máy in phun kỹ thuật số.
- Cân chỉnh G7:
+ Đảm bảo điều kiện cho in thử
+ Tối ưu hóa các thông số kỹ thuật của máy in theo nhà sản xuất
+ In bảng Target P2P (và bảng Gray Finder nếu sử dụng cân chỉnh thủ công bằng
FanGraph)
+ Đo bảng P2P Target
+ Vẽ các đường cong theo cách thủ công trên FanGraph hoặc tải dữ liệu vào
phần mềm IDEAllink Curve
+ Xác định hiệu chỉnh cân bằng xám bằng cách sử dụng bảng GrayFinder hoặc
bằng phần mềm IDEAllink Curve
+ Áp dụng các đường cong hiệu chỉnh C, M, Y riêng biệt vào RIP
- Kiểm tra lại độ chính xác hiệu chỉnh G7:
+ In và đo lại bảng P2P Target
+ Vẽ đường đồ thị trên G7 FanGraph, hoặc tải vào IDEAllink Curve
+ Kiểm tra đường NPDC Curve và cân bằng xám đặt được G7 Target
- Áp dụng ICC Profile để quản trị màu:
+ In bảng màu để tạo Profile bằng RIP đã hiệu chuẩn
+ Tạo ICC Profile
+ Áp ICC Profile vào RIP của in thử để khớp với không gian màu tham chiếu
- Kiểm tra màu: bằng cách in bảng màu IT8/7.4 qua toàn bộ hệ thống và so sánh
các giá trị ô màu với giá trị CIE Lab tham chiếu
 Đảm bảo thiết bị:
- Ổn định và có thể lặp lại được
- In đồng đều trên toàn tờ in
- Không bị thay đổi màu sắc trong thời gian ngắn hoặc mờ dần
- Sử dụng giấy có sai số cho phép trong tiêu chuẩn hướng đến
 Tối ưu hóa thiết bị:

Tối ưu hóa hệ máy theo hướng dẫn của nhà sản xuất, trừ những trường hợp sau:
- Nếu được yêu cầu hiệu chỉnh các đường cong CMYK hoặc LUTs riêng lẻ, hãy
bỏ qua giai đoạn này ngoại trừ trường hợp nếu hiệu chuẩn của nhà sản xuất
được sử dụng để tạo ra các bảng giới hạn mực.
- Nếu hướng dẫn của nhà sản xuất liên quan đến bất kì loại ICC Profile hay quy
trình quản lý màu nào, hãy tắt chức năng này cho đến khi hoàn thành hiệu chỉnh
G7.
- Nên tắt chức năng quản lý màu (Color Management – OFF), và bật chức năng
giới hạn mực (Ink Retriction – ON). Các chức năng này sẽ được bật lại sau khi
quá trình hiệu chỉnh hoàn thành.
 In Test Form
 Tính toán giá trị RIP Curve
 Nhập giá trị đích mới (New Aim Value) vào RIP
 Đánh giá độ chính xác hiệu chỉnh G7
 Đánh giá sự chính xác về màu
Nếu bài in thử vượt qua bài kiểm tra chính xác hiệu chuẩn G7 nhưng giá trị CIE
Lab của nó khác đang kể so cới các điều kiện in tham chiếu (Ví dụ GRACoL) sẽ
cần quản lý màu bổ sung. Tiến hành áp dụng trực tiếp quản lý màu (Nếu cần).
Nếu bài in thử đã đạt G7 thì các giá trị màu tông nguyên CIE Lab sẽ tương tự
như không gian màu tham chiếu, thì khả năng khớp không gian màu tham chiếu dựa
trên G7 sẽ phụ thuộc vào mức độ mô phỏng màu của nó so với tham chiếu. Ví dụ
như khi màu tông nguyên giống với giá trị CIE Lab tham chiếu, thì hai hoặc ba ô
chồng màu có thể khác nhau do sự khác biệt về trapping hoặc opacity.
 Áp dụng quản trị màu (Color Management) nếu cần
Hầu hết các hệ thống in thử đều yêu cầu quản lý màu trong cân chỉnh G7. Các
tiếp cận phổ biến nhất là tạo ICC Profile cho in thử. Một số hệ thống in thử sử dụng
hệ thống quản trị màu tự tạo trong khi các hệ thống khác sử dụng chu trình quản lý
màu theo ICC.
 Hệ thống quản lý màu tự thiết lập
Nếu hệ thống in thử sử dụng chu trình quản lý màu tự tạo (không theo ICC), thì
cần làm theo hướng dẫn của các nhà sản xuất. Để phù hợp với các đặc tính của G7
nên chọn các tiêu chuẩn kỹ thuật như GRACoL hoặc SWOP.
 ICC – chu trình quản lý màu cơ bản

Nếu hệ thống in thử sử dụng chu trình quản lý màu theo ICC, làm theo những
hướng dẫn sau đây. Để phù hợp với các đặc tính của G7 nên chọn các tiêu chuẩn kỹ
thuật như GRACoL hoặc SWOP.
 Tạo ICC Profile
+ Đo bảng tham chiếu IT8/7.4 được in sau khi đã cân chỉnh G7
+ Tải dữ liệu đo vào phần mềm tại ICC profile
+ Cài đặt TAC (Total Area Coverage) đến 400%. Vì Profile này thường sử dụng
để in thử nên thường không cần giới hạn về TAC dưới 400%.
+ Thiết lập giá trị mực màu Black tối đa đến 100%
+ Thiết lập GCR từ tối đa đến tối thiểu cho không gian màu ở vùng tối
+ Tạo ra Profile có không gian màu càng lớn nhất có thể
 Thiết lập RIP in thử tự động
+ Profile nguồn (Source Profile): còn có thể được đặt tên là “Input Profile” hay
“Target Profile” và đây là Profile hay không gian màu mà bạn muốn mô phỏng,
ví dụ như GRACoL.
+ Profile Policies: RIP sẽ cung cấp các tùy chọn cho việc khi tìm thấy một
Profile được nhúng trong một hình ảnh hay một trang tài liệu được gửi đến RIP
in thử. Thông thường, RIP sẽ bỏ qua Profile nhúng (Ignore Embedded Profile)
hoặc ghi đè lên Profile (Override Embedded Profile).
+ Profile Output: Profile in thử sẽ là Profile mà dùng cho thiết bị in thử.
+ Rendering Intent: phương thức chuyển đổi không gian màu Absolute
Colorimetric (tính luôn màu giấy) hay Relative Colorimetric (loại trừ màu giấy).
Chương 5: THỰC NGHIỆM 1
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thông thường khi cho máy in thử kỹ thuật số chỉ cần tuyến tính hóa máy in, sau đó
tạo profile cho máy in thử theo máy in sản lượng. Vậy câu hỏi là “Làm sao để cân
chỉnh G7 cho máy thử in kỹ thuật số và quy trình thực hiện như thế nào?”
5.2. Phương pháp
5.2.1. Thiết bị và vật liệu:
 Máy in: EPSON STYLUS PRO 4900

Hình 5. 1 Máy in EPSON Stylus Pro 4900

Công nghệ in In phun Utrachrome HDR với đầu in Epson


Micro Piezo TM TFP
Màu sắc Green, Orange, Vivid light Magenta, Vivid
Magenta, Yellow, Light Cyan, Cyan, Matte
Black, Light Light Black, Light Black.
Thể tích mỗi khay mực 200 ml
Kích thước giọt mực tối thiểu 3.5 pl
Cấu hình đầu phun - 360 đầu phun màu Black
- 360 đầu phun cho mỗi màu còn lại
Kích thước giấy được hỗ trợ A2, A2+, A3, A3+, A4, Letter, 17’’ (43.2 cm –
khổ cuộn), khổ tùy chọn
Canh lề mỗi tờ in 3mm (trên), 3mm (trái), 14 mm (dưới), 3mm
(phải)
Bộ phận cung cấp giấy đầu - Dạng cuộn: cuộn đơn (rộng 8’’ – 17’’)
vào - Dạng tờ rời: giấy (dày 0.8-0.15mm) đặt trực
tiếp ở rãnh bên trên hoặc ở khay cung cấp
giấy tự động (giấy dày 0.08-0.79mm)
Sức chứa khay cung cấp giấy - Độ dày giấy; 0.08-0.27mm
tự động (tờ rời) - Sức chứa 20-250 tờ giấy tùy độ dày
Sức chứa khay giấy đầu ra 50 tờ
Năng lượng - Trung bình 52W
- Tiết kiệm 8.5W
- Hao tốn thời gian chờ 0.5W
Độ phân giải in 2880 x 1440 dpi; 1440 x 1440 dpi; 1440 x 720
dpi; 720 x720 dpi; 720 x 360 dpi, Draft 360 dpi;
Draft 180 dpi
Bảng 5. 1 Thông số kỹ thuật máy in EPSON Stylus Pro 4900

 RIP FIERY EFI 6.5


Phần mềm Chromix Curve 4
 Máy đo Xrite i1 Pro 2, điều kiện đo: D50, 20, M1

Hình 5. 2 Máy đo cầm tay X-rite i1 Pro 2


Bộ phân tích quang phổ Nhiễu xạ sóng Holographic với mảng
diot 128 pixel
Bước sóng 380 – 730 nm
Khoảng cách từ mắt đến mẫu đo 3.5 nm
Độ phân giải quang học 10 nm
Khoảng cách báo cáo quang phổ Trong khoảng cách bước sóng từ 380
đến 730 nm, cứ 10 nm sẽ báo cáo kết
quả đo quang phổ một lần
Khẩu độ đo Đường kính 4.5 nm
Tần số đo lường trong khi quét 200 lượt đo mỗi giây
Kiểu đo 45o/0o vòng chiếu sáng quang học theo
tiêu chuẩn ISO 13655:2009
Kích thước mỗi điểm sáng 3.5 nm
Giao diện kết nối USB 1.1
Nguồn Năng lượng được cung cấp từ cổng
USB, không có pin sạc bổ dung
Kích thước cửa thiết bị 155 x 66 x 66 mm
Trọng lượng 245g
Bảng 5. 2 Thông số kỹ thuật máy đo cầm tay X-rite i1 Pro 2

 Giấy: EPSOP Paper White Sematte.


5.2.2. Các bước thực hiện
Hình 5. 3 Quy trình cân chỉnh G7 cho máy in thử kỹ thuật số sử dụng RIP EFI
STT Đầu vào Công việc Đầu ra Mô tả
1 Máy in Tuyến tính File .epl cho  Chuẩn bị máy in.
Mực in hóa mực và giấy  Thiết lập thông số in
Giấy ban đầu.
 Xác định lượng mực
giới hạn cho từng kênh.
 Tuyến tính hóa cho
từng kênh màu.
 Xác định tổng lượng
mực phủ.
 Kiểm tra chất lượng
2 File .epl In bảng Bảng P2P51 Color management:
P2P51 (Run1) (Run1) OFF
3 Bảng P2P51 Tạo curve cân  File đo bảng Gray feather off 98%
(Run1) chỉnh G7 P2P51 (Run1)
Grayscale  File .vcc
4  File .epl In bảng Bảng P2P51 Color management:
 File .vcc P2P51 (Run2) (Run2) OFF

5 Bảng P2P51 Đánh giá G7  File đo bảng  Target: Gracol 2013 –


(Run2) Grayscale P2P51 (Run2) CRPC 6
 Kết quả Pass/  SCCA: ON
Fail Grayscale
6  File .epl Tạo ICC Profile cho máy  In bảng IT8/7.4
 File .vcc Profile in (File .icc)  Sau khi tạo phải
(pass G7 connect profile với file
Grayscale) .epl
7 File .epl đã In bảng Bảng TC1617 Color Management:
gán profile TC1617 đã in ON
máy in  Source Profile:
Gracol2013_CRPC6.icc
(Perceptual)
 Simulation profile:
Gracol2013_CRPC6.icc
(Absolute paper)
8 Bảng TC1617 Đánh giá G7  File đo bảng  Target: Gracol 2013 –
đã in Targeted và TC1617 đã in CRPC 6
Colorspace  Kết quả Pass/  SCCA: ON
Fail Grayscale
 Profile máy in đã cân chỉnh G7 theo
Gracol 2013 – CRPC 6
Kết quả mong muốn cuối cùng
 Workflow đã cân chỉnh G7 theo Gracol
2013 – CRPC 6
Bảng 5. 3 Mô tả các bước thực hiện cân chỉnh G7 cho máy in thử kỹ thuật số sử
dụng RIP EFI

5.3. Kết quả thực nghiệm


Kết quả đạt được là đã cân chỉnh được theo G7 trên máy in EPSON Stylus 4900 đạt
cấp độ cao nhất Colorspace theo Gracol 2013 – CRPC6.

Hình 5. 4 Kết quả đạt tất cả các cấp độ của G7 trên Curve 4
Hình 5. 5 Kết quả đạt được các giá trị về mực và giấy trong dung sai trên Curve 4

Hình 5. 6 Kết quả đạt được giá trị wΔL* và wΔCh trên Curve 4
Chương 6: THỰC NGHIỆM 2
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
G7 là một phương pháp cân chỉnh với mục tiêu là hiển thị xám tương đồng với mọi
loại giấy và mọi phương pháp in, nhờ đó khi áp dụng cân chỉnh G7 cho máy in thử
và in sản lượng thật thì sẽ giúp màu sắc giống nhau nhất. Tuy nhiên thực tế cho thấy
giữa tờ in thử và tờ in sản lượng đều đạt được Gracol 2013 – CRPC6 thì đều giống
màu nhau ở các màu cơ bản, tuy nhiên ở những vùng màu xám vẫn có sự khác biệt.
Nguyên nhân là do ΔE của cả hai đều nằm trong dung sai, nhưng tờ in sản lượng
vẫn sẽ có ΔE lớn hơn tờ in thử. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Nếu khi cân chỉnh máy in
thử mô phỏng theo profile của máy in sản lượng đã đạt G7 (Gracol 2013 –
CRPC6 Colorspace) thì màu sắc tờ in thử và in thật có giống hơn là khi cân
chỉnh mô phỏng theo Gracol 2013 – CRPC6 hay không?”.
 Giả thiết thực nghiệm:
- Tờ in Testform của máy in Offset đạt G7 theo Gracol 2013 – CRPC6 (1)
- Tờ in Testform của máy in thử đạt G7 theo Gracol 2013 – CRPC6 (2)
- Profile của máy in thử (lấy từ thực nghiệm 1)
 Kết quả thực nghiệm:
- Bảng IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 trên bài in Testform của
máy in thử (3).
- Bảng so sánh màu sắc giữa các độ sai biệt màu giữa tờ in (1) Offset – Gracol, tờ
in (2) Proof – Gracol và tờ in (3) Proof – Offset.
- Bảng so sánh màu sắc giữa:
+ Tờ in (1) Offset – Gracol và tờ in (2) Proof – Gracol.
+ Tờ in (1) Offset – Gracol và tờ in (2) Proof – Offset.
→ Tiêu chí so sánh: Nhìn bằng mắt (Nguồn sáng D50), so sánh qua ΔE 00 (Giấy, C,
M, Y, K, R, G, B, HC, HR, SC).
6.2. Phương pháp
6.2.1. Thiết bị và vật liệu
 Máy in: EPSON STYLUS PRO 4900
 RIP: FIERY EFI 6.5
 Giấy EPSON White Sematte
 Máy đo Xrite i1 Pro 2, điều kiện đo: D50, 20, M1
 Phần mềm tạo profile và so sánh: I1profiler, Microsoft Excel.
6.2.2. Các bước thực hiện
Quy ước:
- Bảng IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 tờ in Offset (Gracol):
CW1 Bảng IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 tờ in Proof
(Gracol): CW2 Bảng IDEAlliance ISO 12647-7 Control Wedge 2013 tờ in
Proof (Offset): CW3
- Khoảng sai biệt màu giữa tờ in Offset (Gracol) với Gracol 2013_CRPC6: ΔE1
Khoảng sai biệt màu giữa tờ in Proof (Gracol) với Gracol 2013_CRPC6: ΔE2
Khoảng sai biệt màu giữa tờ in Proof (Offset) với Gracol 2013_CRPC6: ΔE3

Hình 6. 1 Quy trình thực nghiệm 2


6.3. Kết quả thực nghiệm
6.3.1. So sánh qua ΔE
DeltaE 2000
CW1 và Gracol CW2 và Gracol CW3 và Gracol
S 1.48 1.31 2.58
C 0.44 1.92 1.34
M 0.84 1.71 1.11
Y 1.31 0.80 0.79
K 1.85 1.32 3.00
R 1.53 0.95 2.55
G 2.61 1.66 1.39
B 0.94 2.41 0.69
HC 0.31 0.51 0.77
HR 1.71 1.19 1.27
SC 1.46 1.52 2.92
Average 1.32 1.39 1.67
Bảng 6. 1 So sánh ΔE00 giữa CW1 với Gracol, CW2 với Gracol, CW3 với Gracol

3.5

2.5

1.5

0.5
S C M Y K R G B HC HR SC

0 CW1 vs GracolCW2 vs GracolCW3 vs Gracol

Hình 6. 2 Biểu đồ so sánh ΔE00 giữa CW1 với Gracol, CW2 với Gracol, CW3 với
Gracol

Qua biểu đồ so sánh trên ta có thể thấy khoảng sai biệt ΔE3 cao hơn một chút so với
ΔE1 và ΔE2 tuy nhiên vẫn nằm trong khoảng dung sai so với GRACol 2013.
DeltaE 2000
CW1 vs CW2 CW1 vs CW3
S 0.8 2.84
C 2.14 1.64
M 2.04 1.08
Y 1.33 1.04
K 2.91 2.38
R 1.12 1.2
G 3.45 1.52
B 3.29 1.6
HC 0.65 0.73
HR 2.58 1.38
SC 1.49 2.63
Average 1.98 1.64
Bảng 6. 2 So sánh ΔE00 giữa CW1 với CW2, CW1 với CW3

4
3.5
3
2.5
2
1.5
1
0.5
0

S C M Y K R G B HC HR SC

CW1 vs CW2CW1 vs CW3

Bảng 6. 3 Biểu đồ so sánh ΔE00 giữa CW1 với CW2, CW1 với CW3
Qua biểu đồ so sánh trên có thể thấy được ΔE 13 có giá trị nhỏ hơn ΔE12, điều này
chứng tỏ tờ in Proof (giả lập theo profile của máy in Offset) sẽ giống với tờ in
Offset (theo Gracol 2013) hơn. Từ đó ta có thể vừa áp dụng phương pháp cân chỉnh
G7 và phương pháp quản trị màu truyền thống để đạt được sự khớp màu tốt nhất.
6.3.2. So sánh bằng mắt
Dưới nguồn sáng D50, cả ba hình được in đều có màu sắc tương đối giống nhau, kể
cả những vùng màu xám.
Chương 7: THỰC NGHIỆM 3
7.1. Câu hỏi nghiên cứu
Gam màu, tông màu và tính trung tính là ba yêu cầu khi cân chỉnh máy in. Sẽ có hai
lần chạy máy khi hiệu chỉnh. Lần chạy máy đầu tiên Run 1 sẽ điều chỉnh màu in
tông nguyên nằm trong khoảng dung sai cho phép (ΔE 00 = 5). Lần chạy máy thứ hai
Run 2 sẽ điều chỉnh tông màu sử dụng phương pháp cân chỉnh theo TVI hoặc điều
chỉnh tính trung tính sử dụng phương pháp cân chỉnh theo cân bằng xám.
Câu hỏi là “Theo hai cách cân chỉnh máy in có thể đạt được ba yêu cầu về gam
màu (Color gamut), tông màu (Tonality), và tính trung tính (Neutrality) được
hay không?”. Nói cách khác, (1) nếu sử dụng cách cân chỉnh TVI thì có thể đạt cân
bằng xám được không? Và (2) nếu sử dụng cách cân chỉnh G7 thì có đạt được TVI
hay không?
7.2. Phương pháp
7.2.1. Các bước thực hiện
Biểu đồ sau đây mô tả các bước thực hiện trong thực nghiệm này. Có ba bước
chính: Bước 1 mô tả điều kiện in. Bước 2 cân chỉnh theo TVI. Bước 3 cân chỉnh
theo G7.
 Bước 1: Run 1 mô tả điều kiện in
Ba khía cạnh được đánh giá trong điều kiện in Run 1: (1) gam màu, (2) đường cong
TVI và midtone spread và (3) tái tạo màu xám. Các tham chiếu nhằm mục đích tái
tạo màu xám được tính toán dựa trên màu của giấy (Tính theo SCCA).
 Bước 2: Cân chỉnh theo TVI
Bước 2 sử dụng phương pháp cân chỉnh theo TVI. Có ba bước nhỏ trong phần này
bao gồm, (1) Cân chỉnh TVI, (2) So sánh các giá trị để đánh giá TVI, (3) đánh giá
về cân bằng xám.
Hình 7. 1 Quy trình thực nghiệm cân chỉnh theo TVI.

Cân chỉnh TVI: Đầu tiên cần tuyến tính hóa và tạo profile cho máy in. Sau đó in lần
đầu tiên (Run 1) bảng TC1617. Tính toán giá trị TVI và nhập lại vào Photoshop:
Edit
→ Convert to Profile Advanced → Custom CMYK → Dot Gain Curve. Sau khi áp
đường curve và profile của lần Run 1 vào, in lần thứ hai (Run 2).

Hình 7. 2 Nhập Dotgain curve trong Adobe Photoshop

So sánh các giá trị để đánh giá TVI: Đo bảng màu Run 2 và đánh giá. Hai yêu cầu
để đánh giá kết quả cân chỉnh theo TVI đó là độ lệch của giá trị tầng thứ tại vùng
40%, 50%, 75%, 80% của giá trị đo được và giá trị tham chiếu. Thứ hai đó là về
midtone spread phải nằm trong dung sai. Sử dụng bảng tính bằng Excel để tính và
so sánh. Nếu hai yêu cầu trên chưa đạt thì cần cân chỉnh TVI lại.
Đánh giá cân bằng xám: Hai giá trị để đánh giá đạt cân bằng xám cần quan tâm đó
là ΔL* và ΔCh của bộ ba trung tính (25C19M19Y, 50C40M40Y, 75C66M66Y). Sử
dụng bảng tính trong Excel hoặc chức năng Verify trong phần mềm Curve4 để kiểm
tra nhanh và chính xác.
 Bước 3: Cân chỉnh theo G7
Bước 3 sử dụng cân chỉnh theo G7 cũng bao gồm ba bước nhỏ gồm: (1) Cân chỉnh
G7, (2) đánh giá về cân bằng xám, (3) So sánh các giá trị để đánh giá TVI

Hình 7. 3 Quy trình thực nghiệm cân chỉnh theo G7

Cân chỉnh G7: Lấy kết quả đo bảng TC1617 của lần Run 1 đưa vào phần mềm
Curve4 để chỉnh Curve NPDC. Sau đó xuất thành file .vcc để nhập vào RIP hoặc
file.acv để nhập vào Photoshop curve. In lại bảng màu sau khi đã chỉnh curve (Run
2). Ở phần thực nghiệm này sử dụng lại kết quả đã cân chỉnh G7 tại phần thực
nghiệm 1
Đánh giá cân bằng xám: Giống như trên, hai giá trị để đánh giá đạt cân bằng xám
cần quan tâm đó là ΔL* và ΔCh của bộ ba trung tính (25C19M19Y, 50C40M40Y,
75C66M66Y). Nếu như không nằm trong dung sai cho phép thì cần cân chỉnh G7
lại.
Đánh giá TVI: Đánh giá về độ lệch của giá trị tầng thứ tại vùng 40%, 50%, 75%,
80% của giá trị đo được và giá trị tham chiếu, midtone spread.
7.2.2. Thiết bị và vật liệu
 Máy in: EPSON STYLUS PRO 4900
 RIP: FIERY EFI 6.5
 Giấy EPSON White Sematte
 Máy đo Xrite i1 Pro 2, điều kiện đo: D50, 20, M1
7.3. Kết quả thực nghiệm
Ba giá trị về gam màu, tông màu và tính trung tính sẽ được so sánh với dữ liệu tham
chiếu là GRACoL 2013_CRPC6.
7.3.1. Run 1
 Về gam màu (Color gamut)
Sau khi tuyến tính hóa máy in, cho máy chạy lượt đầu tiên (Run 1) có thể thấy các
giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy và 4 màu CMY có giá trị ΔE00 nhỏ hơn
5 so với giá trị tham chiếu. Còn màu đen (K) lại không đạt về tông màu với ΔE 00 lên
tới 8.1. Tuy nhiên vì điều kiện thực nghiệm cho phép, ta chấp nhận giá trị màu
Black không đạt.
GRACOL 2013_CRPC6 Run 1
ΔE00
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 96.7 0.5 0.1 4.0
Cyan 56.0 -37.0 -50.0 56.4 -36.9 -55.6 1.8
Magenta 48.0 75.0 -4.0 50.1 81.0 2.6 3.6
Yellow 89.0 -4.0 93.0 91.4 -6.1 108.1 3.2
Black 16.0 0.0 0.0 3.1 -0.4 0.4 8.1
Bảng 7. 1 Kết quả về gam màu của lần Run 1
 Về TVI

28.0 Cyan
24.0

20.0

16.0

12.0

GRACOL 2013_CRPC6
8.0
Run 1
0.0
4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

28.0 Magenta
24.0

20.0

16.0

12.0

GRACOL 2013_CRPC6
8.0
Run 1
0.0
4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

28.0 Yellow 28.0 Black


24.0 24.0

20.0 20.0

16.0 16.0

12.0 12.0

GRACOL 2013_CRPC6
0.0
4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0.0

Hình 7. 4 Biểu đồ đường cong TVI của lần Run 1


Qua biểu đồ cho thấy kết quả đường cong gia tăng tầng thứ TVI của lần Run 1 khá
cao so với dữ liệu tham chiếu GRACol2013_CRPC6. Vì vậy khi xét về độ lệch so
tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% gữa giá trị TVI đo được và giá trị TVI tham
chiếu không nằm trong dung sai cho phép. Tuy nhiên về giá trị Midtone spread nằm
trong dung sai cho phép là 5 (tham khảo tại ISO 12647-2:2013).
Đạt/
Run 1_C Run 1_M Run 1_Y Run 1_K Dung sai
Không đạt
40 7.5 3.3 4.6 8.3 3.0 Không đạt
50 8.2 5.2 7.5 10.4 4.0 Không đạt
75 4.0 0.1 2.1 6.2 3.0 Không đạt
80 2.6 0.2 1.4 4.5 3.0 Không đạt
Bảng 7. 2 Độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI của
lần Run 1 và GRACol2013_CRPC6

C M Y
Giá trị đích 13.4 16.0 16.0
Giá trị đo được 21.63 21.22 23.47
Độ lệch 8.23 5.22 7.47
Midtone spread 3.02 (Đạt)
Dung sai 5
Bảng 7. 3 Giá trị Midtone spread của lần Run 1

 Về cân bằng xám


Vì cân bằng xám ảnh hưởng đến màu trắng của giấy, nên công thức tính SCCA
được sử dụng cho bộ ba trung tính (25C,19M,19Y), (50C,40M,40Y) và
(75C,66M,66Y). Nhìn vào biểu đồ ta có thể giấy giá trị b* cao hơn a* tại vùng trung
gian (40 -55%) nên sẽ ngả xanh lá, còn đối với vùng tối (từ 80 – 100%) có giá trị a*
khá cao và cao hơn b* nên sẽ có xu hướng ngả đỏ. Nhìn chung chưa đạt được cân
bằng xám.
12

0
0 2 4 6 8 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 98 100

-4

-8

-12

Run a* Run b* SCCA a* SCCA b*

Hình 7. 5 Biểu đồ kết quả cân bằng xám của lần Run 1

Bảng dưới đây thể hiện sự đánh giá việc tái tạo màu xám của lần in đầu tiên Run 1.
Từ kết quả ta thấy, mọi giá trị L* đều nằm trong khoảng sai số cho phép. Giá trị ΔCh
của hai ô (50C,40M,40Y) và (75C,66M,66Y) nằm trong dung sai, tuy nhiên ΔCh của
ô (25C,19M,19Y) lại không đạt.

SCCA Run 1 Tol. Tol.


ΔL* ΔCh
ΔL* ΔCh
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 96.7 0.5 0.1 1.7 - 4.1 -
25C19M19Y 76.2 -1.9 -4.0 77.6 -2.4 -0.6 1.4 2.5 3.4 2.0
50C40M40Y 54.5 -4.1 2.6 55.6 -4.5 5.1 1.1 2.5 2.5 3.0
75C66M66Y 29.7 3.3 1.7 30.4 3.1 3.2 0.7 2.5 1.5 4.0
Bảng 7. 4 Đánh giá việc tái tạo màu xám của lần Run 1
Hình 7. 6 Kết quả về tông màu và cân bằng xám của lần Run 1 từ Curve4

 Tóm tắt kết quả lần in đầu tiên Run 1


Trong lần in đầu tiên, màu trắng giấy và các màu tông nguyên nằm trong khoảng sai
số cho phép (ΔE00 ≤ 5).
Đường cong gia tăng tầng thứ của lần Run 1 không đạt so với điều kiện tham chiếu
GRACoL 2013 – CRPC6 tuy nhiên đạt về giá trị Midtone spread.
Chưa đạt được cân bằng xám và giá trị ΔCh của ô HC_cmy (25C,19M,19Y) không đạt.
7.3.2. Run 2 cân chỉnh TVI
Lượt in thứ hai (Run 2) được cân chỉnh theo TVI. Có bốn phần trong kết quả cân
chỉnh sau đây. Đầu tiên là giá trị gia tăng tầng thứ được xuất ra để cân chỉnh. Tiếp
theo là đánh giá các giá trị về gam màu, tông màu (thông qua TVI và Midtone
spread), tính trung tính (thông qua cân bằng xám) tương tự như lần Run 1.
 Giá trị gia tăng tầng thứ đề cân chỉnh TVI
Giá trị gia tăng tầng thứ được tính toán từ bộ tham chiếu GRACoL2013_CRPC6 và
sau đó nhập vào Photoshop để mô phỏng (vì phương pháp thực nghiệm của đề tài
đang mô phỏng trên máy in thử kỹ thuật số).
% C M Y K
0 0.0 0.0 0.0 0.0
5 3.2 3.5 3.5 4.0
10 15.2 16.3 16.2 18.5
20 28.7 30.4 30.4 33.7
30 41.3 43.5 43.5 47.3
40 52.9 55.3 55.3 59.0
50 63.4 66.0 66.0 69.0
60 73.2 75.7 75.7 78.0
70 82.1 84.1 84.0 85.7
80 89.8 91.0 91.1 92.1
90 95.8 96.5 96.5 97.0
100 100 100 100 100
Bảng 7. 5 Giá trị tầng thứ để cân chỉnh TVI cho Run 2

 Về gam màu
Giống với Run 1, giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy và 4 màu CMY có giá
trị ΔE00 nhỏ hơn 5 so với giá trị tham chiếu. Còn màu đen (K) với ΔE 00 = 7.9 vẫn
không đạt. Tuy nhiên vẫn chấp nhận.

GRACOL 2013_CRPC6 Run 2 TVI


ΔE00
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 96.5 0.5 0.1 3.9
Cyan 56.0 -37.0 -50.0 55.8 -36.3 -55.9 1.9
Magenta 48.0 75.0 -4.0 49.9 80.8 3.0 3.6
Yellow 89.0 -4.0 93.0 91.1 -6.0 108.3 3.1
Black 16.0 0.0 0.0 3.3 -0.3 0.0 7.9
Bảng 7. 6 Kết quả về gam màu của lần Run 2 cân chỉnh TVI
 Về TVI

28.0 Cyan GRACOL 2013_CRPC6 28.0 Magenta GRACOL 2013_CRPC6


Run 2 TVI Run 2 TVI
24.0 24.0

20.0 20.0

16.0 16.0

12.0 12.0

8.0 8.0

4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0.0 0.0

28.0 Yellow GRACOL 2013_CRPC6 28.0 Black GRACOL 2013_CRPC6


Run 2 TVI Run 2 TVI
24.0 24.0

20.0 20.0

16.0 16.0

12.0 12.0

8.0 8.0

4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0.0 0.0

Hình 7. 7 Biểu đồ đường cong TVI của lần Run 2 cân chỉnh TVI
Qua biểu đồ trên cho thấy kết quả đường cong gia tăng tầng thứ TVI của lần Run 2
gần bằng so với dữ liệu tham chiếu GRACol2013_CRPC6. Các giá trị về độ lệch so
tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI đo được và giá trị TVI
tham chiếu đều đạt và nằm trong dung sai cho phép. Giá trị Midtone spread cũng
nằm trong dung sai cho phép là 5.
Đạt/
Run 2_C Run 2_M Run 2_Y Run 2_K Dung sai
Không đạt
40 2.6 1.6 0.4 2.1 3.0 Đạt
50 0.7 0.4 0.1 1.2 4.0 Đạt
75 1.0 1.5 1.0 2.7 3.0 Đạt
80 0.1 2.0 0.1 3.0 3.0 Đạt
Bảng 7. 7 Độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI
của lần Run 2 cân chỉnh TVI và GRACol2013_CRPC6
C M Y
Giá trị đích 13.4 16.0 16.0
Giá trị đo được 12.73 15.64 16.13
Độ lệch 0.67 0.36 0.13
Midtone spread 0.67 (Đạt)
Dung sai 5
Bảng 7. 8 Giá trị Midtone spread của lần Run 2 cân chỉnh TVI

 Về cân bằng xám

12

0
0 2 4 6 8 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 98 100

-4

-8

-12

Run a* Run b* SCCA a* SCCA b*

Hình 7. 8 Biểu đồ kết quả cân bằng xám của lần Run 2 cân chỉnh TVI

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy về cân bằng xám khá giống với lần Run 1, tại vùng
trung gian (40 -55%) ngả xanh lá vì giá trị b* cao hơn a*, còn đối với vùng tối (từ
80
– 100%) có giá trị a* khá cao và cao hơn b* nên sẽ có xu hướng ngả đỏ. Nhìn chung
chưa đạt được cân bằng xám.
Bảng dưới đây thể hiện sự đánh giá việc tái tạo màu xám của lần in Run 2 cân chỉnh
TVI. Tương tự với lần Run 1, mọi giá trị L* đều nằm trong khoảng sai số cho phép.
Và giá trị ΔCh của ô (25C,19M,19Y) lại không đạt.
SCCA Run 1 Tol. Tol.
ΔL* ΔCh
ΔL* ΔCh
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 96.5 0.5 0.1 1.5 - 4.1 -
25C19M19Y 79.4 0.4 -3.9 80.6 -0.1 -0.4 1.3 2.5 3.5 2.0
50C40M40Y 60.5 -2.6 2.5 61.5 -3.0 5.3 1.0 2.5 2.8 3.0
75C66M66Y 32.9 2.6 2.8 33.6 2.4 4.4 0.6 2.5 1.7 4.0
Bảng 7. 9 Đánh giá việc tái tạo màu xám của lần Run 2 cân chỉnh TVI

Hình 7. 9 Kết quả về tông màu và cân bằng xám của lần Run 2 cân chỉnh TVI
từ Curve4

 Tóm tắt kết quả của lần in Run 2 cân chỉnh TVI
Trong lần in thứ hai Run 2 cân chỉnh TVI, màu trắng giấy và các màu tông nguyên
nằm trong khoảng sai số cho phép (ΔE00 = 5).
Đường cong gia tăng tầng thứ và giá trị Midtone spread của lần Run 1 đạt so với điều
kiện tham chiếu GRACoL 2013 – CRPC6.
Chưa đạt được cân bằng xám và giá trị ΔCh của ô SC_cmy (25C,19M,19Y) không
đạt, các giá trị wΔL* và wΔCh đều không đạt vì vậy chưa cân bằng xám.
7.3.3. Run 3 cân chỉnh G7
Lượt in thứ ba (Run 3) được cân chỉnh G7 theo cân bằng xám. Có bốn phần trong
kết quả cân chỉnh sau đây. Đầu tiên là giá trị đường curve được tính toán từ phần
mềm
Curve4 để cân chỉnh G7. Tiếp theo là vẫn đánh giá các giá trị về gam màu, tông
màu (thông qua TVI và Midtone spread), tính trung tính (thông qua cân bằng xám)
tương tự như lần Run 1 và Run 2.
 Đường Curve cân chỉnh G7
Đường curve cân chỉnh G7 được tạo ra bằng phần mềm IDEAlink Curve 4 và được
mô tả ở bảng sau:
C M Y K
0 0 0 0 0
2 2.73 2.7 2.87 2.13
4 5.22 5.15 5.73 3.94
6 7.2 7.42 8.02 5.97
8 9.13 9.64 10.18 8
10 10.91 11.71 12.12 9.87
15 14.85 17.19 16.87 14.13
20 20.07 22.91 20.5 18.3
25 24.71 27.98 24.03 22.38
30 28.79 32.71 27.76 26.15
35 33.16 37.06 31.12 29.48
40 37.71 40.85 34.33 33.61
45 42.1 44.05 37.47 37.58
50 46.47 47.49 41.25 41.31
55 51.01 50.7 45.15 44.89
60 55.28 54.58 49.32 48.81
65 59.43 58.03 54.21 53.11
70 63.93 61.93 59.81 57.54
75 69.41 66.63 65.46 62.16
80 76.43 71.79 72.1 67.26
85 82.54 78.79 80.19 73.5
90 88.1 87.08 87.32 80.97
95 94.18 94.44 94.53 89.79
98 97.94 97.99 98.02 95.18
100 100 100 100 100
Bảng 7. 10 Giá trị tầng thứ để cân chỉnh G7 cho Run 3
 Về gam màu
Giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy và 4 màu CMY có giá trị ΔE00 nhỏ hơn
5 so với giá trị tham chiếu. Hoàn toàn đạt được về gam màu.
GRACOL 2013_CRPC6 Run 3 G7
ΔE00
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 97.1 0.6 0.2 4.1
Cyan 56.0 -37.0 -50.0 57.2 -37.6 -46.9 1.6
Magenta 48.0 75.0 -4.0 49.3 76.4 -2.7 1.4
Yellow 89.0 -4.0 93.0 90.5 -5.6 95.2 1.3
Black 16.0 0.0 0.0 16.5 0.4 2.0 2.0
Bảng 7. 11 Kết quả về gam màu của lần Run 3 cân chỉnh G7

 Về TVI

28.0 Cyan GRACOL 2013_CRPC6 28.0 Magenta GRACOL 2013_CRPC6


Run 1 Run 1
24.0 24.0

20.0 20.0

16.0 16.0

12.0 12.0

8.0 8.0

4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0.0 0.0

28.0 Yellow GRACOL 2013_CRPC6 28.0 Black GRACOL 2013_CRPC6


Run 1 Run 1
24.0 24.0

20.0 20.0

16.0 16.0

12.0 12.0

8.0 8.0

4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100 4.0 010 20 30 40 50 60 70 80 90 100

0.0 0.0

Hình 7. 10 Biểu đồ đường cong TVI của lần Run 3 cân chỉnh G7
Qua biểu đồ cho thấy kết quả đường cong gia tăng tầng thứ TVI của lần Run 3 cân
chỉnh G7 gần như giống giữa các màu so với GRACol2013_CRPC6. Đặc biệt màu
Black gần như chính xác.
Vì vậy khi xét về độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% gữa giá trị TVI
đo được và giá trị TVI tham chiếu đều hoàn toàn nằm trong dung sai cho phép. Và
giá trị Midtone spread cũng đạt (giá trị đạt được là 0.37). Như vậy xét về TVI, lần
cân chỉnh Run 3 theo G7 đạt yêu cầu.
Đạt/
Run 3_C Run 3_M Run 3_Y Run 3_K Dung sai
Không đạt
40 0.3 0.8 2.2 1.1 3.0 Đạt
50 0.8 0.8 0.4 0.7 4.0 Đạt
75 1.1 1.2 1.5 0.7 3.0 Đạt
80 0.6 1.4 1.8 0.7 3.0 Đạt
Bảng 7. 12 Độ lệch so tại các ô tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80% giữa giá trị TVI của
lần Run 3 cân chỉnh G7 và GRACol2013_CRPC6

C M Y
Giá trị đích 13.4 16.0 16.0

Giá trị đo được 14.20 16.76 16.43

Độ lệch 0.80 0.76 0.43

Midtone spread 0.37 (Đạt)

Dung sai 5

Bảng 7. 13 Giá trị Midtone spread của lần Run 2 cân chỉnh TVI
 Về cân bằng xám

0
0 2 4 6 8 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 85 90 95 98 100

-4

-8

-12

Run a* Run b* SCCA a* SCCA b*

Hình 7. 11 Biểu đồ kết quả cân bằng xám của lần Run 3 cân chỉnh G7

Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy ở vùng 90 -100% sẽ bị ngả đỏ một chút vì giá trị a*
dương và cao hơn so với b*. Tuy nhiên nhìn chung bài in đã đạt được cân bằng xám
Bảng dưới đây thể hiện sự đánh giá việc tái tạo màu xám của lần in Run 3 cân chỉnh
G7. Tương tự với lần Run 1 và Run 2, mọi giá trị L* đều nằm trong khoảng sai số
cho phép. Và giá trị ΔCh của ô (25C,19M,19Y) lại không đạt.
SCCA Run 3 G7 Tol. Tol.
ΔL* ΔCh
ΔL* ΔCh
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 97.1 0.6 0.2 2.1 - 4.3 -

25C19M19Y 74.7 1.2 -3.8 76.4 0.8 -0.4 1.7 2.5 3.5 2.0

50C40M40Y 57.4 1.1 -2.7 58.7 0.8 0.0 1.3 2.5 2.7 3.0

75C66M66Y 38.3 1.2 -0.4 39.3 1.0 1.5 0.9 2.5 1.9 4.0

Bảng 7. 14 Đánh giá việc tái tạo màu xám của lần Run 3 cân chỉnh G7
Hình 7. 12 Kết quả về tông màu và cân bằng xám của lần Run 1 từ Curve4
 Tóm tắt kết quả lần in Run 3 cân chỉnh G7
Trong lần in thứ hai Run 3 cân chỉnh G7, màu trắng giấy và các màu tông nguyên
nằm trong khoảng sai số cho phép (ΔE00 ≤ 5).
Đường cong gia tăng tầng thứ TVI và giá trị Midtone spread của lần Run 3 đều đạt
so với điều kiện tham chiếu GRACoL 2013 – CRPC6.
Đạt được cân bằng xám (G7 Colorspace) với giá trị wΔL* và wΔCh đều nằm trong
phạm vi sai số cho phép.
7.4. Đánh giá
7.4.1. Nhận xét kết quả thực nghiệm
Qua ba lần chạy máy, giá trị về gam màu có thay đổi tuy nhiên không nhiêu và vẫn
nằm trong sai số cho phép là ΔE 00 = 5. Nên ta có thể thấy giá trị này phụ thuộc vào
lần chạy đầu tiên (Run 1) có đạt hay không.
Run 1 Run 2 TVI Run 3 G7
L* a* b* L* a* b* L* a* b*
Giấy 96.7 0.5 0.1 96.5 0.5 0.1 97.1 0.6 0.2
Cyan 56.4 -36.9 -55.6 55.8 -36.3 -55.9 57.2 -37.6 -46.9
Magenta 50.1 81.0 2.6 49.9 80.8 3.0 49.3 76.4 -2.7
Yellow 91.4 -6.1 108.1 91.1 -6.0 108.3 90.5 -5.6 95.2
Black 3.1 -0.4 0.4 3.3 -0.3 0.0 16.5 0.4 2.0

Bảng 7. 15 So sánh giá trị Gamut màu qua ba lần chạy máy
Về giá trị Midtone spread để đánh giá về TVI ta có thể thấy giá trị các màu CMY tại
vùng 50% có giá trị gia tăng tầng thứ khá đúng với giá trị đích, và đạt giá trị nằm
trong khoảng dung sai cho phép qua ba lần chạy máy. Đặc biệt là màu Magenta có
giá trị đúng và không thay đổi quá nhiều qua cả cách cân chỉnh bằng TVI hay G7.
Run 1 Run 2 TVI Run 3 G7
C M Y C M Y C M Y
Giá trị 13.4 16.0 16.0 13.4 16.0 16.0 13.4 16.0 16.0
đích
Giá trị đo 21.63 21.22 23.47 12.73 15.64 16.13 14.20 16.76 16.43
được
Độ lệch 8.23 5.22 7.47 0.67 0.36 0.13 0.80 0.76 0.43

Midtone
3.02 (Đạt) 0.67 (Đạt) 4.38 (Đạt)
spread
Dung sai 5
Bảng 7. 16 So sánh giá trị Midtone spread qua ba lần chạy máy

Qua bảng so sánh giá trị ΔL* và ΔCh dưới đây, cả ba lần chạy máy đều đạt được
trong dung sai cho phép, trừ giá trị ΔCh tại ô HC_cmy. Tuy nhiên nếu xét về tông
màu thông qua wΔL* và wΔCh thì chỉ có cách cân chỉnh G7 đạt được dung sai cho
phép.

Run 1 Run 2_TVI Run 3_G7 Dung sai


ΔL* ΔCh ΔL* ΔCh ΔL* ΔCh ΔL* ΔCh
25C19M19Y 1.4 3.4 1.3 3.5 1.7 3.5 2.5 2.0
50C40M40Y 1.1 2.5 1.0 2.8 1.3 2.7 2.5 3.0
75C66M66Y 0.7 1.5 0.6 1.7 0.9 1.9 2.5 4.0
Bảng 7. 17 So sánh giá trị ΔL* và ΔCh qua ba lần chạy máy tại các ô
HC_cmy, HR_cmy, SC_cmy
Run 1 Run 2_TVI Run 3_G7 Dung sai
Avg 1.64 2.17 0.49 1.5
CMY
Max 4.67 4.47 1.01 3.0
wΔL*
Avg 4.76 2.16 0.34 1.5
K
Max 10.61 4.54 0.83 3.0
Avg 3.15 2.64 0.57 1.5
wΔCh CMY
Max 7.02 6.18 1.08 3.0
Bảng 7. 18 So sánh giá trị wΔL* và wΔCh qua ba lần chạy máy

7.4.2. Đánh giá ưu nhược điểm và đề xuất


Hai phương pháp cân chỉnh theo TVI và theo G7 (cân bằng xám) là hai phương
pháp với hai mục đích khác nhau. Cân chỉnh theo cân bằng xám có thể làm cho giá
trị TVI không tốt và ngược lại. Tuy nhiên qua thực nghiệm trên máy in phun kỹ
thuật số, việc cân chỉnh G7 vẫn giúp đạt được TVI trong sai số cho phép.
Tùy theo tiêu chuẩn kỹ thuật lựa chọn sẽ có cách cân chỉnh phù hợp với các giá trị
được quy định. Ví dụ dưới đây cho thấy sự khác nhau giữa FORGA (cân chỉnh theo
TVI) và GRACoL (cân chỉnh theo cân bằng xám).

FORGA GRACoL
Target Dung sai Target Dung sai
ISO 12647-2 ISO 12647-2
Solid ΔE ≤ 5 ΔE ≤ 5
CIE Lab CIE Lab
TVI ISO12647-2 ± 4% - -
NPDC - - NPDC ± 0.02

Cân bằng Midtone TVI wΔL* Avg ≤ 1.5


5%
xám spread wΔCh Max ≤ 3
Bảng 7. 19 So sánh các giá trị kiểm soát của tiêu chuẩn kỹ thuật FORGA và
GRACoL
So sánh đánh giá ưu nhược điểm của hai phương pháp

TVI G7

Gam
màu
Đều phải điều chỉnh gam màu trước khi cân chỉnh

Curve

Sử dụng giá trị độ gia tăng diện Sử dụng đường NPDC để cân chỉnh
tích hạt tram và đánh giá qua và đánh giá qia cân bằng xám
đường cong gia tăng tầng thứ

Kiểm
soát

Sử dụng giá trị TVI tại ba ô 40%, Sử dụng giá trị density tại ba ô HC,
50%, 60% để kiểm soát khi sản HR, SC để kiểm soát → Khó điều
xuất → Dễ điều chỉnh trên RIP, chỉnh trên máy in Offset, nên chỉ
phù hợp cho in Offset vốn dĩ có phù hợp cho máy in kỹ thuật số.
gia tăng tầng thứ cao.
Ưu - Dễ kiểm soát và điều chỉnh - G7 thay thế các đường cong TVI
điểm trong quá trình sản xuất đối chỉ bằng một đường cong
với các phương pháp in có NPDC.
sự ổn
định thấp
- G7 có thể kiểm soát được cân
bằng xám.
- G7 có thể kiểm soát được tông
màu và độ tương phản.
Nhược - TVI chỉ dựa trên mật độ - Khó kiểm soát trong quá trình
điểm density, không kiểm soát về sản xuất đối với các phương
giá pháp in có sự ổn định thấp.
trị tông màu.
Bảng 7. 20 So sánh ưu nhược điểm hai phương pháp cân chỉnh TVI và G7

Như vậy, không có phương pháp cân chỉnh nào tốt hơn phương pháp còn lại. Đối
với TVI sẽ kiểm soát nhiều về độ dày lớp mực thông qua mật độ Density, còn về G7
sẽ quản lý về tông màu (CIE Lab). Mặc dù giá trị Lab xác định màu tốt hơn giá trị
mật độ, nhưng ngược lại mật độ có thể giúp kiểm soát lượng mực và cân bằng xám
trực tiếp và dễ dàng hơn. Vì vậy cần kết hợp hai phương pháp để kiểm soát chất
lượng tốt hơn.
Đề xuất thứ tự kiểm soát máy in trong quá trình sản xuất

Điều chỉnh lượng mực Xác định mật độ màu tông nguyên CMYK và ô
tông nguyên (Ink màu chồng RGB
solid)
Kiểm soát mật độ xám Kiểm tra ND và cân bằng xám tại ô 50% (HR_k
(Neutral Density) và cân bằng và HR_cmy), 25% (HC_k và HC_cmy), 75%
xám (SC_k và SC_cmy)
(Gray balance)
Kiểm soát gia tăng tầng
Kiểm tra TVI tại ba vùng 40%, 50%, 80%
thứ (TVI)
Bảng 7. 21 Thứ tự kiểm soát máy in trong quá trình sản xuất
Chương 8: KẾT LUẬN
8.1. Kết quả đạt được
Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết và tiến hành thực hiện cùng với các
mục tiêu đề ra ban đầu, đề tài đã triển khai và đạt được một số kết quả như sau:
- Đã tìm hiểu được về phương pháp cân chỉnh G7, thực hiện cân chỉnh G7 với sử
dụng phần mềm Curve 4 đạt cấp độ Colorspace trên máy in phun kỹ thuật số.
- Tìm hiểu được về ứng dụng “Proof to Print process” của phương pháp cân chỉnh
G7 và đề xuất cần kết hợp G7 với phương pháp quản trị màu truyền thống để
đạt được sự khớp màu gần nhất.
- So sánh và đánh giá được hai phương pháp cân chỉnh theo TVI và G7 từ đó đề
xuất được thứ tự kiểm soát máy in trong quá trình sản xuất tốt nhất.
Do thời gian nghiên cứu có giới hạn và điều kiện hạn chế nên chỉ có thể thực
nghiệm trên máy in phun kỹ thuật số nên kết quả đạt được còn bị giới hạn.
8.2. Vấn đề còn tồn đọng và hướng mở vấn đề
Vì phương án thực nghiệm được thực hiện trên máy in thử kỹ thuật số, nên việc mô
phỏng về TVI chưa thật sự chính xác. Do đó tính kế thừa của đề tài sẽ là sử dụng
toàn bộ cách thức thực nghiệm như trên nhưng mô phỏng và so sánh trên máy in
Offset, khi đó các giá trị sẽ được so sánh và đánh giá một cách chính xác hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Ngô Anh Tuấn (2013), “Màu sắc lý thuyết và ứng dụng”, Đại học Quốc gia
Tp.HCM.
[2] Ngô Anh Tuấn (2010), “Màu sắc và chất lượng in”, Công ty TNHH Huynh Đệ
Anh Khoa.
Tiếng Anh
[3] ANSI/CGATS/ IDEAlliance (2013), TR015 Graphic technology –
Methodology forEstablishing Printing Aims Based on a Shared Near-neutral
Grayscale, pp. 9-14, Accedded from
http://www.npes.org/programs/standardsworkroom/toolsbestpractices/technicalr
eports.aspx
[4] David Q. McDowell (2007), “Method for calibration of a printing system with
digital data using near-neutral scales”, TAGA Proceedings, Item no 70192, pp.
192-200, Retrieved from
http://www.color.org/TAGA_2007_Neutral_Scales_Press_Calibration.pdf
[5] Heildelbergv Dreckmaschinen AG (2008), Color & quality, Expert Guide, pp.
32-56, Download from
https://www.heidelberg.com/global/en/products/press/sheetfed_offset/prinect_p
ress/color_and_quality_measurement/prinect_measurement_systems_1/overvie
w/prinect_measurement_systems.jsp
[6] HutchColor CHROMIX, Curve4 User guide, Download
from http://www.hutchcolor.com/PDF/Curve4Guide.pdf
[7] IDEAlliance (2007), “G7 proof to print process”, Guidelines & Specification,
pp 3-10.
[8] IDEAlliance (2008), “Press Operator’s Guide to G7”, Working Draft, Accedded
from
http://files.idealliance.org/G7/PressOpGuide/Sheetfed_Offset/G7_Press_Guide.
pdf
[9] IDEAlliance (2009), “G7 How to”, pp 4-61, Available for purchase from
https://services.idealliance.org/ItemDetail?iProductCode=G7_D-
HOW&Category=DOWNLOAD&WebsiteKey=da18dc52-54ea-4f5c-9e16-
c24969f7c24c
[10] IDEAlliance (2018), “Guide to Print production v13”, pp 10-32, Available for
purchase from https://services.idealliance.org/ItemDetail?
iProductCode=PRTGUIDE_13.0D
&Category=DOWNLOAD&WebsiteKey=da18dc52-54ea-4f5c-9e16-
c24969f7c24c
[11] IDEAlliance (2019), G7 Master Pass/Fail Requirements for the G7 Master
program, Download from
https://connect.idealliance.org/HigherLogic/System/DownloadDocumentFile.a
shx?DocumentFileKey=b3639e2e-420c-4d41-b9b1-71d3cb97ed47
[12] Li-wen Chen (2008), “Multiple comparisons on near neutral calibration
process among different printing processes, pp. 41-84, Accedded from
https://pdfs.semanticscholar.org/fa84/ca301dd1914b0714d8ee5ee72fa0d0232c9
a.pdf
[13] Yi Wang (2012), “Evaluation of the press calibration methods by simulation”,
Thesis, Rochester Institute of Technology, pp. 1-74, Accedded from
https://scholarworks.rit.edu/theses/3785/
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN CÂN CHỈNH G7 TRÊN MÁY IN EPSON
STYLUS PRO 4900 VỚI RIP FIERY EFI XF 6.5
1. Tuyến tính hóa
Chuẩn bị máy in: Vệ sinh máy in, đặc biệt là các bộ phận dẫn truyền của máy
Kiểm tra chất lượng đầu phun: Đưa một tờ giấy cần in vào máy. Từ bảng điều khiển
của máy, vào lệnh Test Print → Nozzle Check → Print. In ra dải màu như sau:

Hình P. 1 Dải kiểm tra đầu phun máy in

Nếu các nét in ra liên tục, không bị đứt, chứng tỏ đầu phun của máy in hoạt động
tốt. Nếu các nét in bị đứt quãng, chứng tỏ đầu phun đang bị tắc mực. Phải tiến hành
lau đầu phun
Lau đầu phun bằng cách. Từ bảng điều khiển của máy in, vào mục Maintenance →
PWR Cleaning → Exec. Sau khi lau đầu phun xong, in lại bảng kiểm tra (Nozzle
Check). Cứ như thế đến khi nào đầu phun đã hoạt động tốt trở lại.
Xác định độ dày giấy: Dùng thước Panme để đo chính xác độ dày giấy. Vào bảng
điều khiển của máy in, vào Menu → Head Alignment → Paper Thickness và nhập
chính xác độ dày giấy (mil).
Xác định khoảng cách từ đầu phun đến giấy in: Từ bảng điều khiển của máy, vào
Menu → Paper Setup → Customer Paper → Chọn loại giấy số 1 → Thickness
Pattern
→ Print để in ra bảng kiểm tra khoảng cách phù hợp.

Hình P. 2 Dải kiểm tra khoảng cách đầu phun đến giấy in

Chọn nét nào thẳng nhất trong các nét in ra, nhập mã số tương ứng vào mực
Thickness Pat để xác định khoảng cách đầu phun đến máy in.
Xác định thời gian in: Thời gian in cần phù hợp với từng loại giấy để giấy vừa kịp
khô và không bị lem mực. Xác định thời gian in bằng cách. Từ bảng điều khiển của
máy in, vào Menu → Paper Setup → Chọn loại giấy số 1 → Dry time và sau đó
chọn thời gian phù hợp
Thiết lập thông số in ban đầu
Khỏi động phần mềm EFI XF 6.5, chọn mục EFI Linearization. Các mục như
Server, Workflow, Input, Layout, Color, Finishing, Output, Verify đều thiết lập mặc
định theo phần mềm. Không chọn Color Management lúc này.

Hình P. 3 Giao diện thiết lập Workflow

Chọn mục Linearization Device. Thẻ Server để như mặc định.


Trong thẻ Device, ở mục Information: Manufacture chọn máy EPSON, Device
Type chọn EPSON Stylus Pro 4900 (PX-H6000) HT. Ở mục Connection chọn cổng
kết nối với máy in là USB. Nếu máy in kết nối bằng cổng khác, hãy chọn mục

tương ứng.

Hình P. 4 Giao diện thiết lập Output Device kết nối máy in
Trong thẻ Device/ Media, chọn loại mực Ink Type theo máy là EPSON UltraChrome
HDR (xem trên hộp mực)

Hình P. 5 Giao diện thiết lập Output Device thiết lập mực in

Chọn kích thước giấy in Media Size là giấy cuộn (Roll) hay tờ rời (Sheet) và chọn
khổ giấy tương ứng.

Hình P. 6 Giao diện thiết lập Output Device thiết lập khổ giấy

Trong thẻ Device/ Special, cần lưu ý về thời gian khô và điều kiện đo. Ở đây ta sử
dụng D50, góc quan sát 2o và M1.

Hình P. 7 Giao diện thiết lập Output Device thiết lập điều kiện đo
Gắn máy đo X-rite i1 Pro 2 vào máy. Khởi động chương trình Color Toolbox để bắt
đầu tuyến tính.

Hình P. 8 Trình khởi động Color Toolbox

Hình P. 9 Giao diện thiết lập tuyến tính hóa máy in


Chọn máy đo Measuring Device là X-Rite i1 Pro2. Kiểm tra điều kiện đo bằng cách
nhấn vào Setting.
Hình P. 10 Thiết lập điều kiện đo

Chọn kiểu tyến tính (linearization Intent) là Proof. Kiểu mực (Ink type) là Epson
Ultra Chrome HDR. Đặt tên giấy là…Chọn độ phân giải máy in (Resolution) là 720
x 1440, hệ màu (Color mode) là CMYKcmkk. Sau khi thiết lập xong, nhấn Next để
sang mục tiếp theo.
Xác định giới hạn mực cho từng kênh màu (Ink Limit Per Channel)
Xác định giới hạn lượng mực trên từng kênh có nghĩa là xác định độ mở của đầu
phun trên giấy tương ứng được chọn sao cho các đường chuyển tông mượt nhất có

thể.

Hình P. 11 Giao diện xác định mới hạn mực cho từng kênh màu
In và đo bảng màu. Sau khi đo xong, nhấn nút Advanced để kiểm tra lượng mực giới
hạn cho mỗi kênh màu.

Hình P. 12 Tuyến tính hóa từng kênh màu (Linearization)

Thực hiện in và đo bảng màu như bước trên:

Hình P. 13 Xác định tổng lượng mực phủ (Total Ink Limit)
Công đoạn này nhằm xác định TAC khi chồng màu. Giá trị tổng lượng mực trong
mục Initial TIL được tính ra sau khi đo xác định lượng mực giới hạn trong từng
kênh (bấm vào nút Advanced). Tuy nhiên, giá trị này không quan trọng, chúng ta sẽ
xác định lại giá trị tổng lượng mực sau khi hoàn thành đo màu của bước này. In và
đo bảng màu.

Hình P. 14 Xác định tổng lượng mực phủ

Từ kết quả đo, phần mềm sẽ tính ra tổng lượng mực và chọn giá trị tương ứng hiển
thị trong ô Initial TIL. Tuy nhiên cần phải quan sát bảng màu bên dưới để tìm ra cột
có tổng lượng mực tối đa. Chờ 5 phút sau khi in, xem ô nào chưa khô mực thì lấy ô
trước đó để xác định TAC. Trong trường hợp thực nghiệm này, cột 21 mực chưa
khô nên chọn cột 20 là cột có lượng mực tối đa.

.
Hình P. 15 Bảng xác định tổng lượng mực phủ
Quản lý chất lượng (Quality Control)
Công đoạn này nhằm kiểm tra chất lượng quá trình tuyến tính hóa máy in. In và đo
bảng màu. Sau khi đo xong nhấn nút Next để xem kết quả.

Hình P. 16 Giao diện tính Quality Control

Nhấn nút Save & Finish để kết thúc quá trình tuyến tính hóa máy in. Các thông tin
tuyến tính hóa máy in sẽ được lưu trong một định dạng file “.epl”

Hình P. 17 Lưu file tuyến tính máy in


2. Tạo Curve và cân chỉnh G7
Sau khi tạo file tuyến tính cho vật liệu, mực, máy in, đặt tên file tuyến tính là “My
G7 Calibration.epl”. Lưu ý không tạo Media ICC Profile tại thời điểm này.
Tạo Output Device cho máy in hiện tại, chọn file .epl mới tạo và tạo Workflow kết
nối với Output Device này.

Hình P. 18 Tạo Worklow và Output Device để cân chỉnh G7

Kiểm tra các thông số Output Device/ Media Setting với các giá trị như sau:

Hình P. 19 Kiểm tra thông số Print Configuration


In bảng P2P51 bằng cách nhập bảng vào Worklow mới vừa tạo, in với Color
Management tắt.

Hình P. 20 In bảng P2P51


Đo bảng P2P51 bằng Curve4. Khởi động phần mềm Curve4, chọn vào thẻ
Calibrate. Tạo workflow cho lần in đàu tiên Run 1 – Calibration. Nhấn vào nút
Measure để bắt đầu đo trực tiếp từ phần mềm.

Hình P. 21 Giao diện đo trong Calibration (Curve 4)

Ở bảng Measure, chọn thiết bị đo và bảng tham chiếu đo và bắt đầu đo từng line. Ở
điều kiện thực nghiệm ở đây là đo bảng P2P51x bằng máy X-Rite i1 Pro 2.

Hình P. 22 Giao diện đo P2P51 bằng máy đo i1Pro2

Phân tích kết quả đo: Sau khi đo xong, chọn vào thẻ Analyze → G7 để đánh giá kết
quả trong cửa sổ Gray Balance.
Hình P. 23 Phân tích kết quả đo G7

Đánh giá tại điểm 100% của đường cong a* và b*. Nếu đạt cân bằng xám, thì giá trị
a* và b* có giá trị gần bằng 0 tại điểm 100%.

Hình P. 24 Phân tích giá trị cân bằng xám CMY

Tạo Curve: Chuyển qua thẻ Create Curve. Tập trung vào phần dưới của bảng, chọn
vào thẻ Gray Balance. Điều chỉnh điểm Gray correction feather-off "Start" point
trên cơ sở phân tích giá trị 100% a* và b* values trước đó.
+ Nếu a* và b* values tại 100% mark đều gần zero ta có thể kéo tới max (98%)
hoặc nhập số vào "start" window.
+ Nếu giá trị a* hay b* values tại 100% mark cách xa giá trị trung tính (far from
neutral), thì an toàn là 75 hay thậm chí 50.
Trong trường hợp mất cân bằng xám nặng (extremely non –neutral), nên chuyển
qua "Black Aimpoint" tại "White/Black tab thành "Native CMY", khi đó ta có thể
đặt gray balance slider tới 98.
Hình P. 25 Tạo Curve cân chỉnh G7

Xuất đường Curve: Xuất đường curve thành file EFI.vcc và nhấn Export. Lưu vào
thư mục mặc định của file .vcc
+ Đối với hệ điều hành Windows: C:/Program Data/ EFI/ EFI XF/ Server/ Profile/
Balance
+ Đối với hệ điều hành Mac: C:/ Library/ Application Support/ EFI/ EFI XF/ Server/
Profile/ Balance

Hình P. 26 Chọn định dạng file xuất cho đường curve


In lại file P2P51 với đường Curve vừa tạo bằng cách chọn file .vcc trong Visual
correction và kiểm tra lại bằng Curve4.

Hình P. 27 Gán file .vcc vào workflow

3. Tạo ICC Profile


Khởi động Color tool và chọn Create Media Profile để bắt đầu tạo profile.

Hình P. 28 Giao diện Create Media Profile


Chọn thiết bị đo (X-Rite i1 Pro2), bảng màu CGATS IT8.7/4 và khổ giấy.

Hình P. 29 Giao diện tạo profile máy in

Chọn in bảng màu, lưu ý sử dụng file .epl tạo ở trên và gán file .vcc đã cân chỉnh
G7 Grayscale.

Hình P. 30 Phân tích file đo


Ở trường hợp này kết quả đo cho thấy Average dE 0.5, maximum dE 2.5. Đây là kết
quả khả quan, cho thấy độ đồng đều của giấy là chấp nhận được.
- Nhấn vào nút Create để tiến hành tạo profile.
- Nhấn nút Finish để lưu profile lại thành file .icc.
Sau khi tạo thành công, profile máy in sẽ được kết nối tự động với file .epl. Lưu lại
workflow và không gán file .vcc.

Hình P. 31 Giao diện in TC1617


In bảng TC1617 với workflow. Bật chức năng Color Management và chọn target
hướng tới là Gracol2013_CRPC6.icc

Hình P. 32 Chức năng Color managemnet


Đo bảng TC1617 trong chức năng Verify của Curve 4 để kiểm tra kết quả. Lưu lại
workflow cho những lần in tiếp theo.

Hình P. 33 Giao diện kiểm tra G7 trong Curve 4

You might also like