Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN TẤT THÀNH Năm học 2019 -2020
------------------------- Lớp 10
Môn: Sinh học
-----------------------
NỘI DUNG ÔN TẬP
NHÓM 2: Các thành viên:
Tống Đức Thái
Nguyễn Hoài Phương
Nguyễn Bình Minh
Chu An Khánh
Triệu Huệ Anh
Câu 1.
a. Phân biệt các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
– Môi trường tự nhiên : chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành
phần như cao thịt bò, pepton, cao nấm men…

– Môi trường tổng hợp : môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học
và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng hữu cơ có thể sinh trưởng trong môi trường
chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ.

– Môi trường bán tổng hợp : môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác
định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá
học đã biến thành phần và số lượng…

b. Nêu các căn cứ để phân chia các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vâ ̣t. Dựa vào các căn cứ đó
vi sinh vâ ̣t có những kiểu dinh dưỡng nào? Trình bày các kiểu dinh dưỡng đó của vi
sinh vật.
- Các căn cứ đó là nhu cầu của vi sinh vật về nguồn năng lượng và nguồn cácbon.
Kiểu dinh Nguồn năng Nguồn cacbon chủ yếu Các đại diện
dưỡng lượng

Quang tự Ánh sáng Khí cacbônic Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu
dưỡng huỳnh màu lục và màu tía...

Hóa tự Chất vô cơ Khí cacbônic Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa hiđrô,
dưỡng ôxi hóa lưu huỳnh...

Quang dị Ánh sáng Chất hữu cơ Vi khuẩn không chứa lưu


dưỡng huỳnh màu lục và màu tía...

Hóa dị Chất hữu cơ Chất hữu cơ Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi

1
dưỡng khuẩn không quang hợp...

c. Làm bài tâ ̣p 3 trang 91 sgk sinh học 10.


a) Môi trường trên là môi trường tổng hợp, chỉ thích hợp cho một số vi sinh vật quang hợp.
b) ) Vi sinh vật này có kiểu dinh dưỡng: quang tự dưỡng.

  c) Nguồn cacbon là CO2, nguồn năng lượng của vi sinh vật này là ánh sáng, còn nguồn nitơ của
nó là phôtphat amôn.

d. Phân biệt hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men.

Câu 2:
a. Viết phương trình lên men lactic đồng hình và phương trình lên men rượu từ nguyên liê ̣u
là đường glucôzơ.
b. Trình bày quy trình làm sữa chua, quy trình muối chua rau quả.
c. Giải thích tại sao:
 Trong quá trình làm sữa chua thì sữa đang từ trạng thái lỏng trở thành sệt?
 Sữa chua là thực phẩm rất bổ dưỡng?
 Rượu vang là một đồ uống bổ dưỡng ?
 Rượu vang hoặc sâm panh đựng trong các chai khi đã mở nút chai thì nên uống hết mà
không nên để lại để cất giữ?
 Khi muối chua rau quả, chúng ta thường bổ sung thêm đường, thêm mô ̣t ít nước dưa
cũ, khi rau quả quá chua thường xuất hiện váng trắng, rau quả sẽ giảm dần độ chua
sau đó dưa khú (thối)?
 Có người cho là “không có tay muối dưa” nên dưa dễ bị khú, ý kiến của em thế nào?
 Sau khi ăn đồ ngọt không đánh răng thì rất dễ bị sâu răng?
 Khi để quả vải chín qua 3 – 4 ngày thì có mùi chua?
d. Làm bài tâ ̣p 2 trang 94 sgk sinh học 10.
a) Phương trình lên men lactic đồng hình : Glucose Vi khuẩn lactic -----> Axit
lactic + năng lượng (ít)
Phương trình lên men rượu từ nguyên liệu đường glucose :
Đường (nấm men)  CO2 + Axit etylic + Năng lượng (ít).

2
b)
Làm sữa chua:
- Đun nước sôi, pha sữa ngọt vừa uống, để nguội 40°C ( áp tay còn ấm nóng ).
Cho một thìa sữa chua Vinamilk vào, rổi trộn đều, đổ ra cốc, để vào nơi có nhiệt
độ 40°C (có thể để vào các hộp xốp), đậy kín, sau 3 - 5 giờ sẽ thành sữa chua,
muốn bảo quản để vào tủ lạnh. Vi khuẩn lactic biển dịch sữa trên thành dịch
chứa nhiều axit lactic. Cazein ( prôtêin của sữa ) trong điều kiện độ pH thấp sẽ
kết tủa.
Muối chua rau quả:
- Rửa sạch dưa chuột, rau cải (cải sen, bắp cải...). Cắt rau thành các đoạn đài
khoảng 3cm. Dưa chuột đế cả quả hoặc cắt dọc (có thể phơi ở chỗ râm mát cho
héo). Cho rau quả vào vại, đổ ngập nước muối NaCl ( 5 – 6 % ), nén chặt, đậy
kín, rối để ở nơi ấm 28 – 30°C. Lúc đầu, vi khuẩn lactic và các loại vi khuẩn
khác có trên bề mặt rau quả cùng phát triển nhờ chất dinh dưỡng từ rau quả
khuếch tán ra môi trường do quá trình có nguyên sinh, sau đó khi pH giảm, ức
chế các loại vi khuẩn khác, vi khuẩn lactic chiếm ưu thế, dưa quả chua ngon.
c)
- Sữa chua chuyển dạng sệt là do protein trong sữa bị kết tủa ở pH thấp do hoạt động
của vi sinh vật.
- Sữa chua là thực phẩm bổ dưỡng vì có chữa nhiều vitamin do vi khuẩn có lợi sinh ra
khi chúng hoạt động. Mặt khác ở điều kiện pH thấp, trong sữa chua sẽ không có vi
khuẩn có hại.
- Rượu vang là đồ uống bổ dưỡng vì nó là rượu nhẹ có tác dụng kích thích tiêu hoá
(nếu không uống nhiều quá) đồng thời cung cấp nhiều loại vitamin có sẵn trong dịch
quả và được nấm men hình thành trong quá trình lên men.
- Khi mở nút chai ra, rượu vang đã được tiếp xúc với không khí , vi khuẩn bắt đầu xâm
nhập dẫn đến tình trạng oxy hóa và làm giảm mùi vị cũng như đặc tính của rượu.
- Khi muối dưa người ta thường cho thêm một ít nước dưa cũ để cung cấp các vi
khuẩn lactic và làm giảm độ pH của môi trường tạo điều kiện cho vi khuẩn lactic phát
triển. Thêm 1 – 2 thìa đường để cung cấp thức ăn ban đầu cho vi khuẩn lactic, nhất là
với loại rau, quả dùng để muối dưa có hàm lượng đường thấp dưới 5%. Khi muối dưa
người ta thường đổ ngập nước và nén chặt rau, quả để tạo điều kiện yếm khí cho vi
khuẩn lactic phát triển đồng thời hạn chế sự phát triển của vi khuẩn lên men thối.
- Ý kiến không có “tay” muối dưa nên dưa sẽ dễ bị khú là không đúng vì dưa khú là
do nồng độ muối chưa đạt, nén chưa chặt.
- Đường dính ở răng, trong miệng, đây là môi trường thuận lợi cho vi sinh vật phát
triển, chúng sẽ lên men, phá hủy men răng.
- Để quả vải chín 3-4 ngày sẽ có vị chua vì dịch quả vải chứa rất nhiều đường. Ở vỏ
quả nấm men xâm nhập vào trong quả và xảy ra quá trình lên men, chúng chuyển
hóa đường thành rượu và từ rượu thành axit (có mùi chua).

d)
Đặc điểm Lên men lactic Lên men rượu
Loại vi sinh vật Vi khuẩn lactic đồng Nấm men rượu, ngoài ra
hình hoặc dị hình. có thể có một số nấm
mốc và vi khuẩn.
3
Sản phẩm - Lên men đồng hình: - Nấm men: rượi êtilic
hầu như chỉ có axit lactic. CO2
- Lên men dị hình: axit - Vi khuẩn, nấm mốc:
lactic CO2, êtilic và axit rượu, CO2, các chất hữu
hữu cơ khác. cơ khác.
Nhận biết Có mùi chua Có mùi rượu

e. Câu 3:
a. Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?
b. Đường cong tăng trưởng của quần thể vi khẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục
gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha?
c. Tại sao tại pha tiềm phát số lượng TB vi khuẩn chưa tăng?
d. Tại sao tại pha lũy thừa vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất?
e. Tại sao vi khuẩn đang sinh trưởng ở pha lũy thừa lại chuyển sang pha cân bằng rồi suy
vong?
f. Nếu nuôi cấy vi khuẩn để thu sinh khối thì nên dừng ở pha nào? Tại sao?
a. Thế nào là môi trường nuôi cấy không liên tục?
-Môi trường nuôi cấy không liên tục là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất
dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
b. Đường cong tăng trưởng của quần thể vi khẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục
gồm những pha nào? Đặc điểm của mỗi pha?
- Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục: 4 pha.
1) Pha tiềm phát (pha Lag)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường.
- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
- Enzim cảm ứng được hình thành.
2) Pha lũy thừa (pha Log)
- Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa.
- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với một số chủng và điều kiện
nuôi cấy.
3) Pha cân bằng
- Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:
+ Một số tế bào bị phân hủy.
+ Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.
4) Pha suy vong
- Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
+ Số tế bào bị phân hủy nhiều.
+ Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.
+ Chất độc hại tích lũy nhiều.

c. Tại sao tại pha tiềm phát số lượng TB vi khuẩn chưa tăng?
-Do vi khuẩn mới thích nghi với môi trường mới nên ở pha tiềm phát số lượng vi khuẩn chưa
tang.
d. Tại sao tại pha lũy thừa vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất?

4
-Vì vi khuẩn đã làm quen được môi trường, nguồn dinh dưỡng trong môi trường còn
nhiều.
e. Tại sao vi khuẩn đang sinh trưởng ở pha lũy thừa lại chuyển sang pha cân bằng rồi suy
vong?
* Trong nuôi cấy không liên tục nguyên nhân dẫn đến pha suy vong:
- Dinh dưỡng dần cạn kiệt
- Độc tố tích lũy nhiều
- Quá trình sinh trưởng giảm dần → tb tự phân hủy

f. Nếu nuôi cấy vi khuẩn để thu sinh khối thì nên dừng ở pha nào? Tại sao?
- Ta nên dừng ở cuối pha lũy thừa, đầu pha cân bằng vì số lượng vi sinh vật đạt cực
đại và không đổi theo thời gian vì tỷ lệ tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
Câu 4:
a. Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục?
b. Trong môi trường nuôi cấy liên tục, tốc độ sinh sản của vi khuẩn đạt ở mức độ nào? Tại
sao?
c. Tại sao trong môi trường nuôi cấy liên tục dịch nuôi cấy có mật độ vi khuẩn tương đối ổn
định?
d. Tại sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong?
e. Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục nhằm mục đích gì?
a. Thế nào là môi trường nuôi cấy liên tục?
- Môi trường nuôi cấy liên tục là môi trường luôn được bổ sung các chất dinh dưỡng
cần thiết vào và đồng thời lấy ra một lượng dịch nuôi cấy tương đương.
b. Trong môi trường nuôi cấy liên tục, tốc độ sinh sản của vi khuẩn đạt ở mức độ nào? Tại
sao?
 -Số lượng tế bào trong quần thể đạt cực đại và không đổi theo thời gian, vì số lượng tế
bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi.
c. Tại sao trong môi trường nuôi cấy liên tục dịch nuôi cấy có mật độ vi khuẩn tương đối ổn
định?
-Do thường xuyên được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy ra 1 lượng chất thải tương
đương, quá trình chuyển hóa luôn trong trạng thái tương đối ổn định
d. Tại sao trong nuôi cấy liên tục không xảy ra pha suy vong?
- Trong nuôi cấy không liên tục, không được bổ sung dinh dưỡng nên nguồn thức ăn
cạn kiệt, sản phẩm bài tiết tăng dẫn tới thay đổi tính thẩm thấu của màng và vi
khuẩn bị phân hủy. Để tồn tại, vi khuẩn tiết ra các chất ức chế nhau dẫn tới vi kuẩn tự
phân hủy ở pha suy vong. Còn Trong nuôi cấy liên tục do thường xuyên bổ sung chất
dinh dưỡng và lấy ra 1 lượng chất thải tương đương, quá trình chuyển hóa luôn trong
trạng thái tương đối ổn định vì vậy không có pha suy vong.
e. Người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục nhằm mục đích gì?
- Nuôi cấy vi sinh vật được ứng dụng để sản xuất các protein đơn bào, aa, enzim,
hoocmon, kháng sinh,…

5
Câu 5:
Kể các hình thức sinh sản ở vi sinh vật? Lấy ví dụ vi sinh vật đại diện cho mỗi hình thức.
Sinh sản bằng bào tử vô tính: nấm sợi ( bào tử áo ) ...
Sinh sản bằng bào tử hữu tính: nấm rơm ( bào tử đảm ) ...
Sinh sản bằng nảy chồi: nấm men rượu...
Sinh sản bằng phân đôi: trùng giày, tảo lục, tảo mắt...

Câu 6: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
a. Kể tên các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật?
1. Chất hoá học

   a. Chất dinh dưỡng

 - Đối với vi sinh vật, các chất hữu cơ cơ bản cấu thành nên sự sống như cacbohiđrat, prôtêin, lipit,
… được xem là các chất dinh dưỡng

.
   - Một số chất vô cơ (Zn, Mo,…) và một số chất hữu cơ (vitamin, axit amin,…) cần cho sự sinh
trưởng của vi sinh vật nhưng với hàm lượng rất ít được gọi là các nhân tố sinh trưởng.

   - Dựa vào khả năng tự tổng hợp các nhân tố sinh trưởng, người ta phân chia vi sinh vật thành 2
nhóm chính, đó là vi sinh vật nguyên dưỡng và vi sinh vật khuyết dưỡng.

b. Chất ức chế sinh trưởng

   - Một số chất hoá học mà khi có mặt trong môi trường có tác dụng kìm hãm hoạt động cũng như
sự sinh trưởng của vi sinh vật. Chúng được gọi chung là chất ức chế sinh trưởng.

   - Hiện nay, những chất hoá học phổ biến dùng để ức chế sinh trưởng của vi sinh vật được xếp vào
một trong các nhóm sau :

   + Các hợp chất phênol

   + Các loại cồn (êtanol, izôprôpanol 70 – 80%)

   + Iôt, rượu iôt (2%)

   + Clo (natri hipôclorit), cloramin

   + Các hợp chất kim loại nặng (thuỷ ngân, bạc,…)

   + Các anđêhit (phoocmanđêhit 2%)

   + Các loại khí êtilen ôxit (10 – 20%)

   + Các chất kháng sinh

6
b. Các yếu tố lí học:

Nhiệt độ, độ ẩm, pH, ánh sáng, áp suất thẩm thấu.

b, Thế nào là nhân tố sinh trưởng? Vi sinh vật nguyên dưỡng? Vi sinh vật khuyết
dưỡng? Vì sao, có thể dùng vi khuẩn E,coli triptophan để kiểm tra thực phẩm có
tryptophan hay không?
- Nhân tố sinh trưởng là các chất như axit amin, Vitamin, các Bazơ purin, pirimiđin
rất cần cho sinh trưởng nhưng một số vi sinh vật lại không có khả năng tổng hợp, nên
phải thu nhận từ bên ngoài.
- Vi sinh vật nguyên dưỡng là vi sinh vật tự tổng hợp được chất dinh dưỡng cho qúa trình
phát triển của mình.
- Sinh vật khuyết dưỡng là sinh vật ko thể tự tổng hợp được một phần của chất dinh
dưỡng, phải cộng sinh với sinh vật khác để tỗng hợp được chất dinh dưỡng.
- Khi nuôi vi khuẩn E.coli triptophan âm trên thực phẩm, nếu không có triptophan vi
khuẩn sẽ không sống được nên người ta có thể dùng để kiểm tra thực phẩm đó có
triptophan hay không.

c. Kể tên những chất diệt khuẩn thường dung trong bệnh viện, trường học và gia đình.
- Những chất diệt khuẩn thường được sử dụng trong trong bệnh viện, trường học
và gia đình: Cồn iốt, êtanol, formadehyt 2%, thuốc kháng sinh…
-
d. Em hãy giải thích vì sao:
 Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh?
- Trong tủ lạnh có nhiệt độ thấp làm ức chế hoạt động của vi sinh vật nên ta có
thể giữ được thức ăn trong tủ lạnh.

 Thức ăn chứa nhiều nước dễ bị nhiễm khuẩn?


- Bởi vì vi khuẩn đòi hỏi có độ ẩm cao, thức ăn chứa nhiều nước là môi trường tốt
cho sự phát triển của vi khuẩn.
 Khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha loãng từ 5 – 10 phút?
- Ngâm rau sống với nước muối (tức môi trường ưu trương) thì các vi sinh vật sẽ
bị mất nước gây co nguyên sinh do đó vi sinh vật không phân chia được. Còn
trong thuốc tím thì sẽ tạo ra ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh → Ức chế
sự sinh trưởng của vi sinh vật.
-
 Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh?
 Trong sữa chua có pH thấp (axit) các vi sinh vật có hại trong sữa không sống
được trong môi trường pH thấp nên trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật
gây bệnh.

Câu 7:
a. Mô tả cấu tạo của virut.

7
b. Vì sao virut chưa được xem là cơ thể sống? Có thể nuôi virut trên môi trường nhân tạo
như nuôi vi khuẩn được không? Vì sao?
c. Hoàn thành bảng trang 117sgk sinh học 10.
Trình bày thí nghiê ̣m của Franken và Conrat (Hình 29.3). Từ đó rút ra kết luâ ̣n gì và giải
thích?
a. Cấu tạo:

+ Lõi axit nucleic (hệ gen), có thể là AND kép hoặc ARN (đơn hoặc kép)

+ Vỏ protein (caspit) bao ngoài bảo vệ axit nucleic

+ Một số VR có thêm vỏ ngoài (là lớp lipit kép và protein)

b.

- VR chưa được coi là một cơ thể mà chỉ là một dạng sống, vì có cấu tạo rất đơn giản:
không có cấu trúc tế bào, không có đặc điểm cơ bản của một cơ thể sống … thường kí
sinh bắt buộc, chỉ sinh sản và phát triển trong tế bào chủ.
- VR cũng thuộc vào nhóm VSV như VK tuy nhiên nó thuộc vào laọi VSV chưa có cấu tạo
TB.Vì thế nó không có hệ enzim để tự tổng hợp chất cần thiét cho mình,do đó nó có đời sống
ký sinh bắt buộc trong TB vật chủ, dựa vào bộ máy di truyền của TB vật chủ để tổng hợp
các chất cần thiết cho nó như ADN, vỏ capsit...Khi ở ngoài TB vật chủ VR ở dạng tinh
thể(vô sinh) vì vậy nó không thể sinh trưởng ở ngoài môi trường tự nhiên hay nhân tạo ngoài
cơ thể.Do đó chỉ có thể nuôi cấy VR trên các cơ thể sống.
d. c.
Tính chất Virut Vi khuẩn

Có cấu tạo tế bào không có

Chỉ chứa ADN hoặc ARN có không

Chứa cả ADN và ARN không có

Chứa ribôxôm không có

Sinh sản độc lập không có

d. - Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein
của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng
khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của
chủng B:
- Kết luận: Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai, cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá thì
thấy cây bị bệnh, kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.

Câu 8:
a. Trình bày 5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào chủ.
b. Vì sao mỗi loại virut chỉ có thể xâm nhâ ̣p vào mô ̣t số loại tế bào nhất định?
5 giai đoạn nhân lên của virut trong tế bào gồm:

  + Giai đoạn hấp phụ:


8
    - Gai glycôprôtêin hoặc prôtêin đặc hiệu của virut bám lên thụ thể bề mặt của
tế bào.

  + Giai đoạn xâm nhập:

    - Phagơ: enzim lizôzim phá hủy thành tế bào để bơm axit nuclêic vào tế bào
chất, vỏ nằm bên ngoài.

    - Virut động vật: nuclêôcapsit vào tế bào chất sau đó "cởi vỏ" để giải phóng
axit nuclêic.

  + Giai đoạn sinh tổng hợp: Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào để
tổng hợp axit nuclêic và prôtêin vỏ cho riêng mình.

  + Giai đoạn lắp ráp: lắp axit nuclêic vào prôtêin vỏ để tạo virut hoàn chỉnh.

  + Giai đoạn phóng thích:

    - Virut phá vỡ tế bào ồ ạt chui ra ngoài.

    - Khi virut nhân lên làm tan tế bào thì gọi là chu trình tan.

 Bởi vì gai glycoprotein hoặc protein bề mặt virus phải đặc hiệu với thụ thể của
tế bào thì virus mới có thể bám vào được. vậy nên mỗi loại virus chỉ có thể xâm
nhập vào 1 số loại tế bào nhất định.

-----------------------------------------

You might also like