Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1:

- Phong cách ngôn ngữ: Chính luận


- Phương thức biểu đạt: tự sự và nghị luận
Câu 2:
- Nội dung: Văn bản trên đã đề cập tới câu chuyện con thuyền vượt biển
nhiều ngày đã gặp một sự cố trong chuyến đi, dù gặp nhiều trở ngại
nhưng họ đã kịp xoay sở tình thế. Thông qua đó, văn bản đã gửi gắm tới
chúng ta một thông điệp rất giá trị trong cuộc sống, dù bản thân chúng ta
có thể gặp rất nhiều khó khăn nhưng chỉ cần có sự khôn ngoan, can đảm
và biết nhẫn nại thì mọi thử thách tự khắc bị phá vỡ
- Nhan đề: Chiến thắng nghịch cảnh
Câu 3:
“Trong cuộc sống, sẽ có lúc những nghịch cảnh, khó khăn hay giông tố
bất ngờ đến với chúng ta”, để vượt qua nó, bản thân em cần phải có sự can đảm,
dám tiến lên phía trước mà không sợ hãi bất cứ điều gì, tận dụng mọi cơ hội,
suy nghĩ của mình để giải quyết vấn đề khó khăn
II. Làm văn
Câu 1
“Sau bão giông, gió sẽ xuôi chiều” là một câu nói rất hay về những thách
thức trong cuộc sống. Những giông bão tự nhiên hình thành, dù có sức mạnh
khó khăn to lớn cũng mau chóng tan đi thành những cơn gió xuôi chiều. Những
thử thách trong cuộc sống của chúng ta cũng vậy, dù ít nhiều nhưng nhờ tinh
thần của chúng ta nó có thể biết mất một cách dễ dàng hoặc dai dẳng. Cuộc
sống chẳng mấy khi dễ dàng như thường nghĩ, mỗi ngày là một bài học kinh
nghiệm đáng quý. Thách thức của cuộc sống là điều khó tránh khỏi, chúng ta
phải có tinh thần can đảm mạnh mẽ để đương đầu với nó. Điều này được thấy
rất rõ trong cuộc sống, những học sinh đương đầu với kì thi đại học, đứng trước
một thách thức lớn trong đời mình, bản thân phải cố gắng vượt qua vì sau tất cả,
dù mọi thứ thành công hay thất bại thì chúng ra vẫn vậy, vẫn là những con
người đã và đang nỗ lực vượt qua thức thách. Mọi thứ vẫn bình thường sau mỗi
khó khăn nhọc nhằn, chỉ là khác đi về góc nhìn về mọi thứ. Những người lạc
quan, bình tĩnh sẽ nhìn mọi thứ sau khó khăn bằng kinh nghiệm và ngược lại,
người tiêu cực, e dè sẽ dễ chán nản nhụt chí. Vì vậy, đứng trước thách thức khó
khăn, không cần biết điều gì sẽ đợi ở phía trước, ta mạnh mẽ tiến lên, sau tất cả,
mọi thứ đều là bài học để cho chúng ta học hỏi. Dù biết được điều đó nhưng vẫn
có nhiều người có tinh thần bi quan, nhụt chí trước mỗi nghịch cảnh, những con
người cần được thức tỉnh và phải nhận ra được những bài học quý giá mà cuộc
sống ban tặng. Đối với bản thân tôi, tôi phải nỗ lực và can đảm, tích cực khám
phá bản thân trong mọi khía cạnh của cuộc sống

Câu 2:
Nguyễn Tuân là nhà văn lớn của nền văn học hiện đại, được biết đến với
nhân vật Huấn Cao trong “Chữ người tử từ”. Ông đã tạo lập một phong cách
nghệ thuật độc đáo, văn chương tài hoa, uyên bác. Ông là một nhà văn suốt đời
đi tìm cái đẹp, luôn khám phá thế giới ở bình diện văn hóa thẩm mỹ, luôn miêu
tả con người trong vẻ đẹp tài hoa, nghệ sỹ. Một lần nữa ta được thấy vẻ đẹp ấy
qua hình ảnh “người lái đó” của tác phẩm “Người lái đó sông Đà” – một hình
ảnh rất đẹp của người lao động hiện đại, chất vàng mười đã qua thử lửa
Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông Đà ra đời vào
năm 1960. Đó là một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong
chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ Quốc. Mục
đích của chuyến đi này làm tìm cảm hứng chủ đạo cho cả tập bút kí, đi tìm chất
vàng mười của thiên nhiên và cả chất vàng mười của người lao động, chiến đấu
trên núi sống hùng vĩ và thơ mộng. Ở ngay nhan đề, như khẳng định chất
vafnng mười đáng quý của người lao động, tác giả Nguyễn Tuân đã đặt nhan đề
là “Người lái đò sông Đà” như để khẳng định trước mặt chúng ta là chất vàng
mười đáng quý, là hình ảnh người lao động đẹp nhất mà ta có thể cảm nhận
được. Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là tùy bút xuất sắc. Là khúc tráng ca về
thiên nhiên và con người ở một vẻ đẹp phi thường, điều này được thể hiện rõ
qua hình tượng con sông Đà và người lái đò sông Đà
         Trong tác phẩm, thứ vàng mười mà Nguyễn Tuân đã tìm ra ở người lái đó
sông Đà chính là vẻ đẹp của người lao động, một con người lao động có tâm
hồn, tính cách đáng quý, trong mắt tác giả, người lái đò sông Đà được nổi bật
lên với tinh thần cương quyết, dũng cảm, kiên cường. Những vẻ đẹp đáng quý ở
người lái đò sông Đà được thể hiện qua nhyuwnxg trận thủy chiến với con sông
Đà hùng vĩ, những ba lần phá vòng vây vượt thác. Đó là một cuộc đấu không
cân sức giữa người lái đò sông Đà và sức mạnh đầy uy hiếp của dòng sông. Dù
ông đã 70 tuổi, người nhỏ bé mảnh khảnh giữa thiên nhiên to lớn nhưng ông đã
lèo lái con đò vượt qua sự gầm thét đầy uy dũng của dòng sông
Để cảm nhận được chất vàng mười của người anh hùng vượt thác, nhà
văn đã đặc tả ông qua những lần phá vòng vây vượt thác. Người lái đó ấy chỉ
đơn thuần là một ông lão tuổi 70, người Lai Châu và có kinh nghiệm chở dò đọc
suốt mười năm liền. Mười năm cần mẫn với nghề, tưởng chừng công việc nhỏ
bé nhưng đã nhiều lần cống hiến trong thầm lặng. Tuy là kế sinh nhai cho gia
đình nhưng ông với cảnh, với dòng sông Đà đã tạo nên một bức tranh thiên
nhiên đầy hùng vĩ. Bức tranh ấy đã lột tả được vẻ đẹp tài hoa, đầy chất nghệ sĩ
của người lái đò nhỏ bé. Người lái đò mang dáng vẻ rất riêng, “tay ông lêu
nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp một
cái cuống lái tưởng tượng”, “nhỡn giới ông vòi vọi như trông vào một cái bến
xa nào đó trong sương mù”, “giọng nói ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh
sông”. Chỉ với vài chi tiết đó, ta cảm nhận được ông lái đò như một người con
của thiên nhiên, mang dáng vẻ của sông nước, núi rừng, không to lớn nhưng
điềm đạm, đầy cương quyết.
Chất vàng mười của ông được khai phá qua tính cách đáng quý, ông có
một tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên, say mê sông nước, thích đương đầu với
sóng to gió cả nhưng ông không thích những đoạn sông bình thường vì “chạy
thuyền trên khúc sông không có thác nó dễ dại tay dại chân và buồn ngủ”. Ông
hiện lên như một con người trẻ trung, thích khám phá và vẫy vùng với thiên
nhiên, ít mấy ai có thể nghĩ được đó là một ông lão tuổi 70 với đam mê lái đò
vượt thác. Ông là người thấu hiểu dòng sông như thể tâm hồn ông đã hòa với
sông làm một, ông hiểu sông Đà bằng kinh nghiệm, bằng những trí nhớ đã được
rèn luyện cao độ “sông Đà với ông như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã
thuộc từng dấu chấm câu chấm than và những đoạn xuống dòng”. Qua đó, ta có
thể thấy được chất vàng mười ấy là hình ảnh con người lao động gắn bó với
nghề, gắn bó với thiên nhiên bằng một trái tim đam mê đầy nhiệt huyết
Chất vàng mười càng được thể hiện rõ nét qua trận thủy chiến với sông
Đà, ba lần vượt ba trùng vây thạch trận. Sông Đà dưới ngòi bút của Nguyễn
Tuân được miêu tả không kém phần sinh động, nhưng ngay chính lúc này đây,
nó là một sức mạnh thiên nhiên đầy mưu mô, xảo quyệt, hiểm ác. Với những
dòng xoáy đáng sợ, ông lão đơn độc trên một chiếc thuyền không biết lùi đi đâu
nhưng với ông, nắm vững binh pháp của thần sông, thần Đá, thuộc dòng sông
như đóng đinh vào lòng thì mọi chuyện dường như thành một trận đấu đầy kịch
tính không cân sức. Ở trùng vây thứ nhất, “có bốn cửa tử, một cửa sinh, cửa
sinh năm lập lờ phía tả ngạn sông”, ngay từ trùng vây thứ nhất, sinh tử trở nên
mong manh, mạng người trở nên nhỏ bé vô cùng với thiên nhiên. “Một chân
trời đá, sông nước gầm réo, ông lái đò bình tĩnh, tỉnh táo chỉ huy”, “trong tiếng
hỗn chiến của thác đá, trên cái thuyền sáu tay chèo vẫn nghe tiếng chỉ huy ngắn
gọn tỉnh táo của người cầm lái”. Hai hình ấy đã toát lên vẻ bình tĩnh, sự gan dạ
của người lái đó khi đối mặt với dòng sông đang xoáy mình cuồn cuộn chực chờ
mạng sống con người, ông đã rất dũng cảm nén nỗi đau để chiến thắng kẻ thù.
Khi vừa chiến thắng trùng vây thứ nhất thì nhiều cửa tử chia ra từ trùng vây thứ
hai, đáng sợ lại càng đáng sợ hơn khi có quá nhiều cửa tử nhưng lại có duy nhất
có một cửa sinh, “ông đò cương lái, bám chắc…phóng nhanh…lái miết”. Tác
giả đã miêu tả hành động của ông lái đó khi vượt qua trùng vây thứ hai với một
loạt động từ để lột tả sự nhanh nhẹn, nhanh gọn của người lái đò đã dễ dàng
vượt qua trong phút chốc. Sau hai trùng vây, trùng vây thứ ba đối với ông dễ
như trở bàn tay, “bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống…ở giữa
bọn hậu vệ…”. Ông lái đò đưa con thuyền vút vút như mũi tên tre lao qua cửa
đá. Người lái đó đã chiến thắng như một anh hùng. Ông lái đò trở thành một
người nghệ sỹ tài hoa, mưu trí dũng cảm.
Chất vàng mười không chỉ nằm ở tính cách gan dạ, dũng cảm, kiên quyết
mà nó còn thể hiện qua phong thái sau khi vượt thác xong. Sau một hành trình
vượt thác đầy gian nan, ông lái đò trở về một con người bình thường, giản dị,
thản nhiên đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, bàn tán về những loài cá
đẹp, đêm trong hang tràn ngập chất trữ tình bên lửa cháy và có những câu
chuyện đời thưởng ở quá khứ, ở phía trước những tuyệt nhiên không có hồi ức
về hiểm nguy mà tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. Thật kì lạ thay, với những
hành động ấy thì chẳng mấy ai biết được ông trở về từ hành trình “tử thần” đầy
đáng sợ kia. Chính vì vậy, cái vàng mười của ông càng đắt giá hơn khi nó là
một phong thái ung dung, khí chất thứ thiệt sau những chuyến lài đò hiểm hách.
Vẻ đẹp dũng mãnh của ông lái đò được tác giả khắc họa bằng những chi tiết
chọn lọc kết hợp với giọng văn say mê, hào hứng, ngôn ngữ phong phú, điêu
luyện đã khắc họa vẻ đẹp của chất vàng mười trong ông một cách tinh tế, đầy
cuốn hút. Đó là một con người lao động dũng càm, lặng lẽ chinh phục thiên
nhiên, yêu thiên nhiên bằng tâm hồn, bằng trái tim của một nghệ sỹ. Nguyễn
Tuân quả là một nhà khám phá tài ba, không thể phủ nhận điều đó khi ông đã
khắc họa nên nhân vật Huấn Cao và người lái đó đều là những nghệ sỹ tài hoa
đầy bản lĩnh, nếu Huấn Cao là vẻ đẹp tài năng, thiên lương, vẻ đẹp của một thời
vang bóng thì người lái đó là vẻ đẹp của sự dũng cảm, toàn trí, vẻ đẹp của người
lao động trong thời đại mới. Điều này cho thấy tác giả rất trân trọng phẩm mỹ
của con người mới tạo nên được hai con người vô cùng đáng quý của mọi thời
đại, từ thời xa xưa tới thời hiện đại.
Đối với con người, chất vàng mười không tự nhiên mà có, nó phải được
tìm kiếm rất kỹ tận trong sâu thẳm tâm hồn của bao người. Và Nguyễn Tuân đã
tìm được những viên ngọc ẩn giấu trong ông lái đò, một tâm hồn rất đẹp, có tình
yêu vô cùng sâu sắc với thiên nhiên. Vì lẽ đó, Nguyễn Tuân đã dành cho người
lái đò những lời ca ngợi đẹp đẽ. Với ông, những người lao động tài hoa ấy chính
là một thứ vàng mười của tâm hồn Tây Bắc. Ông đã vận dụng ngòi bút của
mình để vẽ nên một con người vô cùng vĩ đại đã chế ngự được thiên nhiên to
lớn kia, đó là hình ảnh con người lao động đáng ngưỡng mộ, chăm chỉ, nhiệt
huyết và dũng cảm.
Người là đò sông Đà là áng văn được tạo nên từ tình yêu con người, quê
hương đất nước, với cách miêu tả đầy cuốn hút ông đã để lại trong lòng người
đọc một hình ảnh vô cùng hùng vĩ. Không chỉ là thiên nhiên mà còn là con
người có ý chí, hướng tới tương lai phía trước, sẵn sàng xông pha thử thách.
Ông đã khắc họa thành công người lái đò – một đại diện cho lớp người lao động
của thời đại mới

You might also like