Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài làm

I. Đọc hiểu
1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2. Trong văn bản, tác giả đã kêu gọi mọi người cùng chung tay phòng ngừa dịch
bệnh bằng những hành động “điềm tĩnh, sáng suốt và hiểu biết để chống dịch.
Không tiếp tay cho những hành vi khuếch tán thông tin sai lệch gây sự hoang
mang cho xã hội, hạn chế các hành vi hùa theo số đông (như tích trữ khẩu trang,
thực phẩm...) tạo thêm sự lo lắng không đáng có cho mọi người. Hiểu biết để
không  vi phạm pháp luật  và đạo lý, tình người trong những thời điểm nguy
khó, như các hành vi đầu cơ, tích trữ, trục lợi. Chia sẻ lẫn nhau giữa mọi người,
là sự hợp tác với chủ trương chống dịch của cả nước. Phải có trách nhiệm 
phòng dịch bệnh cho bản thân , cho cộng đồng”
3. Tâm bệnh mà tác giả sử dụng ở đây để ngụ ý ý thức, thái độ của chúng ta
trong dịch bệnh, phải giữ bình tĩnh, không bấn loạn, sũy nghĩ lạc quan và nâng
cao ý thức. Chú trọng bảo vệ bản thân mình cũng như cộng đồng, vì dịch bệnh
này có khống chế được hay không phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết sáng suốt
của chúng ta. Nếu bản thân không chú tâm, quan trọng điều đó thì mọi nỗ lực do
toàn cộng đồng chung tay góp sức sẽ bị phá hủy, dịch bệnh sẽ hoành hành
4. Em đồng tình với quan niệm: Dù ở hoàn cảnh nào thì “tâm bệnh” cũng quan
trọng hơn “dịch bệnh” vì suy nghĩ thái độ của chúng ta sẽ quyết định sự nhanh
chậm của dịch bệnh. Khi đối mặt với nó, thay vì có suy nghĩ ích kỉ, sợ hãi thì
chúng ta cần có tinh thần lạc quan, nâng cao ý thức, cùng nhau chia sẻ, giúp đỡ
mọi người để cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Nếu không như vậy thì mọi chuyện
sẽ trở nên khó kiểm soát làm khó khăn trong việc chống dịch. Vậy nên, “tâm
bệnh” quan trọng hơn “dịch bệnh”

II. Làm văn


Câu 1:
Hiện tại, trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đang đối
mặt với đại dịch Covid-19, một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có sức lây lan
cực rộng nếu chúng ta không phòng chống. Khi dịch bệnh bùng nổ, Nhà Nước
đã lập tức có những chính sách để phòng chống dịch bệnh. Từ việc dự trữ lương
thực đến kế hoạch tự phòng chống tại nhà, giãn cách xã hội và tăng cường rà
soát mọi người khi có triệu chứng bệnh. Đó là những chính sách mà Nhà Nước
đã đưa ra, nhưng để thực hiện thành công thì đòi hỏi mỗi con người trong cộng
đồng phải có ý thức và tinh thần hợp tác. Dịch bệnh Covid-19 thực sự nguy
hiểm, chỉ cần tiếp xúc với người bệnh trong bán kính 5m là có thể bị lây nhiễm.
Điều cơ bản để phòng tránh dịch bệnh này là hạn chế tiếp xúc mọi người,
thường xuyên cập nhật trông tin trên những trang mạng chính thống về vấn đề
này. Bởi những thông tin đó sẽ giúp bạn nâng cao ý thức về phòng chống dịch
cũng như hạn chế được những hoạt động không cần thiết. Bản thân chúng ta, để
phòng chống dịch thì phải hành động đúng đắn nghiêm túc, đeo khẩu trang khi
ra ngoài đường, ra ngoài đường khi thực sự cần thiết và rửa tay kĩ càng khi về
nhà. Trong dịch bệnh, người người về nhà để phòng chống dịch tối đa nhưng có
những người không có điều kiện để ăn ở, thì ngày chính lúc này chúng ta phải
có tinh thần giúp đỡ, chia sẻ đến mức có thể. Dịch bệnh có dập tắt được hay
không là nhờ sự đồng lòng, đồng tâm của chúng ta. Tuy nhiên, giữa dịch bệnh
nguy hiểm này, vẫn còn rất nhiều người không ý thức được, có người vì ham
vui cá nhân mà ra ngoài đường ăn chơi, có người thì tung tin đồn thất thiệt trên
mạng xã hội gây hoang mang và đỉnh điểm là có nhiều người lợi dụng mùa dịch
bệnh để tăng giá những nhu yếu phẩm, chỉ vì mục đích kiếm lợi. Thật đáng
buồn biết bao, những người ấy cần được pháp luật trừng trị vì một xã hội an
toàn, lành mạnh. Là một công dân, để đối phó, phòng chống dịch bệnh nguy
hiểm này, tôi thường xuyên chăm soc tốt sức khỏe bản thân và nâng cao ý thức
vì một cộng đồng tốt đẹp.
Câu 2:
Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền Văn học
Việt Nam vào thế kỉ XX, được biết đến là nhà văn của làng quê, của những
người nông dân bình dị. Gia tài truyện ngắn của ông có thể nói là “quý hồ tinh
bất quý hồ đa” . Điều này được thể hiện rõ nét qua tác phẩm Vợ Nhặt, một áng
văn vô cùng sinh động đã tái hiện lại cuộc sống đời thưởng đầy bất hạnh cơ cực.
Anh Tràng và bà cụ Tứ đã tạo nên những góc nhìn vô cùng đa dạng về người
nông dân nghèo đói lúc bấy giờ. Và chúng ta không thể không nhắc đến thị, một
người phụ nữ không tên không tuổi cũng đã làm nên giá trị của tác phẩm này.
Tác phẩm “Vợ nhặt” được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Tiền
thân của truyện ngắn “Vợ nhặt” là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau
khi Cách mạng tháng Tám thành công dựa trên hiện thực nạn đói năm 1945 tuy
nhiên bị dang dở do mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông đã dựa
vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.
Ngay từ tiêu đề “Vợ nhặt” đã cho người đọc một sự tò mò rất hấp dẫn về
tình huống truyện không thể độc đáo hơn. Thay vì gọi là “Xóm ngụ cư” hay
“Nhặt vợ” thì tác giả đã chọn “Vợ nhặt”, bởi lẽ những người vợ, những thân
phận phụ nữ không phải là đám bèo bọt trôi sông nhặt lên, họ là những con
người được sống nhưng bị chà đạp, bị cuộc sống thách thức làm khổ. Chính vì
vậy tác giả chọn nhan đề “Vợ nhặt” để thể sự trân trọng, nâng niu cũng như cảm
thông thân phận người phụ nữ lúc bấy giờ. Vợ nhặt là câu chuyện về tình người
trên nền u ám của nạn đói năm 1945. Có thể nói tình huống truyện là điểm nhấn
thử thách để qua đó những phẩm chất của các nhân vật được bộc lộ, để tư tưởng
truyện bùng sáng. Truyện “Vợ nhặt” kể anh Tràng là dân ngụ cư, nghèo, xấu
trai, phải đi kéo xe bò. Đến một ngày nọ, người trong làng thấy lạ khi anh Tràng
dắt thị - một người đàn bà vô danh, không gia đình, không nương tựa theo chân
anh Tràng về. Họ thành vợ chồng trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, bà cụ Tứ
biết chuyện chỉ mong Tràng và thị hòa thuận và gặp được cuộc sống tươi sáng
hơn ở phía trước.
Người “vợ nhặt” là một người đàn bà đáng thương, chẳng quê nhà, chẳng
nhan sắc. Người vợ, ngay cả tên cũng không có phải chăng là sự cố ý của nhà
văn? Không phải ông không đặt nổi cho người đàn bà ấy một cái tên mà Kim
Lân muốn nói đến thân phận bèo bọt, vô danh của thị trong trăm nghìn kẻ đói
khát đang tha phương cầu thực nơi đất khách quê người. Từ đầu đến cuối tác
phẩm, nhân vật này chỉ được gọi là “thị”, “người đàn bà”, “nàng dâu mới”,
“nhà tôi”. Dù không có một cái tên để nhớ nhưng thị - người đàn bà vô danh đã
để lại một ấn tượng trong người đọc vô cùng sâu sắc
Mở ra là một hình ảnh thị vô cùng xấu xí, thô kệch “quần áo tả tơi như tổ
đĩa, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Lần đầu tiên
Tràng chông thấy thị, thị ngồi lẫn trong đám con gái chờ nhặt hạt rơi vãi trước
cổng chợ tỉnh. Nhưng khi nghe Tràng hò một câu, thị “ton ton lại đẩy xe cho
Tràng...cười tít mắt”. Cái đói thật tàn khốc làm sao, nó đã xóa bỏ đi lòng tự
trọng của bao người, điều đó có thể thấy ngay ở người đàn bà này, thị ấy đã nói
lời tình tứ, ngọt ngào với người đàn ông xa lạ là Tràng ngay từ lần đầu tiên.
Không phải tự nhiên thị ngẫu hứng làm thế mà vì cái đói đang sôi sục trong
lòng thị, nên có lẽ khi thấy Tràng, thị như vớ được cọc, mong một miếng ăn để
sống qua ngày. Chao ôi, nạn đói thật khắc nghiệt làm sao khi thị dường như tơi
tả khi gặp lại Tràng lần thứ hai, “áo quần tả tơi như tổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi
cày xám xịt”. Thị vì cái đó mà trở nên thảm thương tôi nghiệp, vì cái đói dai
dẳng bám lấy thị mà trở nên đanh đá chua ngoa, sưng sỉa khi nói chuyện với
Tràng. Trong phút chốc ta nhận ra, thị đã quên đi ý tứ của một người con gái,
vứt bỏ lòng tự trọng để sưng sỉa với Tràng, thậm chí là đòi ăn. Vì không muốn
chết đói, thị từ bỏ tất cả danh dự, phẩm chất của người phụ nữ theo không
người đàn ông xa lạ để có miếng ăn chốn ở dù chỉ với “bốn bát bánh đúc và
một câu nói nửa đùa, nửa thật” . Rồi gợi ý để được ăn “ăn gì thì ăn chứ chả ăn
giầu”, về nhà chồng “trong một buổi chiều nhá nhem với cái nón rách tàng
nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt”. Thị chấp nhận số phận rẻ rúng, vứt bỏ
tất cả để theo một người đàn ông xa lạ, cái đói làm phận người trở nên bạc bẽo,
làm người phụ nữ trở nên bất hạnh hơn khi mất đi những tích cách vốn có của
mình, chỉ mong một miếng ăn để qua ngày. Nhưng sâu thẳm trong lòng thị, ta
có thể thấy người đàn bà này không hề muốn buông xuôi cuộc đời mà cố nắm
lấy mạng sống. Điều đó cho ta thấy người đàn bà ấy dù bị cuộc sống đay
nghiến nhưng vẫn khát vọng sống và tiến lên về phía trước
Thị đánh đổi lòng tự trọng của mình để có miếng ăn, để có sự tồn tại,
trong chớp mắt, thị trở thành vợ của anh cu Tràng. Thật bất hạnh làm sao,
chuyện cưới hỏi, làm vợ làm chồng là chuyện trọng đại của đời người. Ấy vậy
mà, chẳng kịp cầu kì, phô trương, thị đã thành một người vợ trong tủi nhục. Dù
vậy thị là người có nhân cách, có ý tứ, cư xử chừng mực, hiền hậu, biết lo toan,
có niềm tin vào tương lai. Khi trở thành người vợ nhặt, thị vừa tủi thân vừa e
thẹn; trên đường về nhà, thị “ngượng ngùng, chân nọ bước díu vào chân kia”.
Khi nhìn ngôi nhà vắng teo, rúm ró, thị “nén một tiếng thở dài”. Đó là thái độ
chấp nhận đầy nhẫn nhục của bao người phụ nữ xưa và nay. Vào đến nhà, thị
vẫn e thẹn, khép nép, sượng sùng không dám ngồi xuống giường dù Tràng đã
mời. Đó là cái ngồi đầy ý tứ của một cô gái trước chỗ ngủ của người đàn ông
xa lạ. Qua đó ta có thể thấy, thị không chỉ có khát vọng được sống mà có mong
muốn xây dựng một mái ấm ấm êm với hạnh phúc giản đơn, một người vợ hiền
dịu biết lo toan đủ điều. Những khát vọng ấy tuy bình dị nhưng thật đáng quý
giữa dòng đời cơ cực lúc bấy giờ.
Kể từ khi về nhà anh Tràng thị dường như thay đổi, ý thức được phận
mình, khi thị gặp mặt với bà cụ Tứ, dù lời mời của bà chan chứa niềm cảm
thông lẫn xót thương nhưng thị chỉ “nhúc nhích, khép nép, đứng nguyên chỗ
cũ”. Dưới ngòi bút của Kim Lân, thị như hiện lên trong sự tủi nhục, e ngại
nhưng trong lòng vẫn muốn xây dựng một gia đình hạnh phúc. Vì lẽ đó mà
buổi sáng hôm sau về nhà chồng, vẻ chao chát, chỏng lỏn của thị không còn
nữa. Tràng “nom thị hôm nay khác hẳn, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng
mực”. Chị dậy sớm cùng với mẹ chồng thu dọn quét tước nhà cửa vườn tược
sạch sẽ, gọn gàng. Sự có mặt của thị trong ngôi nhà ấy đã đem đến một điều
khác lạ: “Tràng ngoan ngõan đáp lời mẹ...chưa bao giờ trong nhà này lại đầm
ấm, hòa hợp như thế”. Sự hiện diện của người vợ nhặt đã trở thành nhân tố
quan trọng, là nhịp cầu gắn bó để tạo thành một gia đình hạnh phúc. Một lần
nữa, ta lại thấy được vẻ đẹp phẩm chất của thị đang hiện dần rõ nét, lúc ăn bát
chè cám, dù mới nhìn hai mắt thị đã tối lại, nhưng “thị điềm nhiên và vào
miệng” thứ thức ăn không dành cho con người. Đó là cử chỉ vô cùng ý tứ, nể
nang, cách cư xử đáng quí của con dâu với bà mẹ chồng. Thị âm thầm chia sẻ
vì không nỡ làm mất niềm vui hớn hở của người mẹ tội nghiệp. Chính chi tiết
đắt giá này mà ta có thể thấy thị như đang sống lại những phẩm chất tốt đẹp,
như ý thức được bổn phận của một người vợ khao khát hạnh phúc, thì ra chỉ vì
nạn đói đày đọa mà thị vô tình đánh mất tính cách đáng quý, nhưng giờ đây, gia
đình chính là nơi làm sống lại những tính cách vôn có của thị.
Qua nhân vật thị được khắc họa vô cùng sâu sắc dưới ngòi bút của Kim
Lân, ta có thấy được cái tài miêu tả tâm lý, hành động ở nhân vật thị cho một
cái nhìn rất sâu về tâm hồn thị. Chúng không chỉ đơn thuần là lòng tham sống
mà một khát vọng được sống, khát vọng có một hạnh phúc cho riêng mình.
Đồng thời giúp tác giả bày tỏ sự nâng niu với những người bị cuộc sống đọa
đày nhưng vẫn biết vươn lên hướng về tương lai ở phía trước. Và ông gián tiếp
tố cáo xã hội đầy rẫy bất công khiến con người trở nên rẻ rúng, bước đường
cùng.
Tác phẩm Vợ nhặt là một áng văn sáng mãi thời gian. Kim Lân đã để lại
rất nhiều giá trị hiện thực, nhân đạo vô cùng sâu sắc. Ông đã vẽ lại một khung
cảnh nạn đói đầy nhức nhối của những năm 45 để chỉ ra những con người bị áp
bức, phải chịu khổ đủ điều. Qua đó, một tư tưởng được mở ra, con đường cách
mạng chính là con đường tiến tới tự do, hạnh phúc. Không những vậy tác phẩm
còn thể hiện sự trân trọng với phận người bèo bọt rẻ rúng nhưng biết hướng tới
cuộc sống tươi đẹp ở phía trước

You might also like