Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Đặc điểm Nho Giáo Việt Nam

Tóm tắt các ý

- Quan niệm trung quân ở Việt Nam luôn gắn liền với ái quốc, và trong nhiều
trường hợp, nước được đề cao hơn vua.
- Các khái niệm cơ bản của Nho giáo như: nhân, nghĩa cũng đã bị khúc xạ qua
lăng kính của người Việt.
- Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt Nam cũng bị làm
cho nhẹ bớt đi bởi truyền thống trọng phụ nữ vốn có trong văn hóa bản địa.
Nho giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối đến mọi mặt của đời sống xã
hội Việt Nam, được biểu hiện chủ yếu trên các lĩnh vực như:
- Cách tổ chức thể chế nhà nước phong kiến dựa trên các mối quan hệ cộng
đồng xã hội và gia đình theo quan niệm Tam cương, Ngũ thường.
- Cách tổ chức hệ thống giáo dục, thi cử.
- Xây dựng mô hình nhân cách của con người theo chuẩn mực đạo đức Nho
giáo.

1. Quan niệm trung quân ái quốc ở Việt Nam gắn liền với ái
quốc, tuy nhiên một số trường hợp nước được đề cao hơn
nhà vua.
 Tư tưởng "trung quân" đã xuyên suốt các triều đại phong
kiến Việt Nam. Vua "tự cho mình" là Thiên tử, là con của
Trời ban xuống để bình thiên hạ. Đã là dân thì phải trung
với vua. "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung".
 Khi trung thành với vua đồng nghĩa với việc là yêu nước
thương dân. Trương Định, bất chấp lệnh bãi binh của vua,
vẫn chiến đấu tới phút cuối cùng, cho dù thất bại .Đi
ngược với đạo lý “ Trung quân ái quốc ”, nhưng đã chứng
tỏ một tình cảm cao đẹp và thiêng liêng hơn cả đó là lòng
ái quốc. Lòng ái quốc còn vượt lên tất cả mọi thứ tình cảm
khác, trở thành truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam.

2. Các khái niệm của Nho giáo như :Nhân, Nghĩa bị khúc xạ
qua lăng kính của người Việt
 Nhân : Nhân là chuẩn mực đạo đức đầu tiên, cơ bản
nhất trong đạo đức Nho giáo. Tất cả các chuẩn mực
đạo đức khác đều xoay quanh .Từ đức Nhân mà sinh
ra các đức khác, các đức khác lại quy tụ về với đức
Nhân, là biểu hiện của đức Nhân. Nhân được nhìn
nhận từ hai mặt: đối với mình và đối với người .Đối
với mình phải trong sạch, không nghĩ và không làm
điều xấu.Đối với người, phải thương yêu, không phân
biệt giai cấp, địa vị xã hội.Có thể nói, Nhân là chuẩn
mực đạo đức chi phối mọi hoạt động, tính cách của
con người. Do đó, con người cần rèn luyện để có
được đức Nhân trong mối quan hệ với chính mình và
với người khác.
 Nghĩa : Người Việt lấy chữ nghĩa làm đức mực được
đề cao. “Nghĩa” là việc nên làm hay việc phải làm
theo đúng lẽ phải, lương tâm và bổn phận, là Nghĩa
với nước, là tình nghĩa ở đời. Hành động phải dựa vào
Nghĩa, phải vì Nghĩa, điều gì nên làm thì làm, điều
không nên làm thì không làm. Hành động theo Nghĩa
thực chất là hành động theo Nhân. Nghĩa là một biểu
hiện của đức Nhân. Nghĩa là tiêu chuẩn của hành vi và
là kỷ cương khi thực hiện mọi việc. Nếu đức Nhân thể
hiện trọng mối quan hệ với người khác thì đức Nghĩa
thể hiện trong sự tự vấn lương tâm.Người Việt lấy
chữ nghĩa làm đức mực được đề cao
 Liên hệ ngoài : Nếu người Việt lấy chữ “Nghĩa” làm
chuẩn mực đạo đức thì người Nhật lấy chữ “Trung” là
đức mực đè cao nhất. Trong đạo đức của người
samurai bao giờ lòng trung thành với chủ cũng được
đề lên hàng đầu và bao giờ lòng trung thành với chủ
cũng được đề lên hàng đầu

3. Tư tưởng trọng nam khinh nữ của Nho giáo khi vào Việt
Nam cũng bị làm cho nhẹ bớt đi bởi truyền thống trọng
phụ nữ vốn có trong văn hóa bản địa.
 Tư tưởng trọng nam khinh nữ là một tư tưởng lạc
hậu cần được thay đổi.
 Việt Nam là một nước bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tư
tưởng phong kiến và nho giáo.Nó ăn sâu và bén rễ
vào đời sống nhiều thế hệ. “ Nhất nam viết hữu,
thập nữ viết vô” ( một người con trai thì là có còn
mười người con gái thì như không )
 Ngày nay xã hội ngày càng đi lên nhiều người đã có
tư tưởng về vấn đề nam nữ ‘ Bình đẳng giới’ . Tuy
nhiên, đâu đó trong xã hội này chị em, con gái vẫn
luôn phải chịu thiệt thòi từ những gia đình, những
người vẫn mang tư tưởng cố hủ, nho giáo của ngày
xưa. Chính vì nặng tư tưởng đó nên nhiều gia đình
vẫn cố đẻ bằng được con trai, coi con trai hơn con
gái.

Nho giáo đã trở thành nền tảng tư tưởng chi phối đến mọi
mặt của đời sống xã hội Việt Nam, được biểu hiện chủ yếu
trên các lĩnh vực như:
4. Cách tổ chức thể chế nhà nước phong kiến dựa trên các
mối quan hệ cộng đồng xã hội và gia đình theo quan niệm
Tam cương, Ngũ thường.
 “Tam cương ngũ thường” - Tam cương là Quân thần
cương ( Vua – tôi) / Phụ tử cương ( Cha – tôi) /Phu
phụ cương (Chồng – vợ ) còn ngũ thường là Nhân / Lễ
/ Nghĩa /Trí / Tín. Khi nhà nước chưa có pháp luật,
tam cương ngũ thường là các chuẩn mực đạo đức
làm cơ sở để đánh giá hành vi xử sự của con người
theo đúng vị thế xã hội của mình, và đó cũng là nền
tảng để xây dựng xã hội thái bình, trật tự và ổn định
5. Cách tổ chức hệ thống giáo dục, thi cử.
 Sử dụng chữ nôm chữ nho sqau này cải tiến để thành
chữ quốc ngữ.
 Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà không
xét đến mặt "thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát
triển toàn diện con người. Những kiến thức về giới tự
nhiên và về sản xuất vật chất không được Nho giáo đề
cập (bởi ở thời của Khổng Tử, khoa học kỹ thuật và
nền sản xuất chưa phát triển). Do vậy, người học tuy
thấm nhuần tư tưởng Nho học về đạo đức, tinh thông
cổ văn, nhưng kiến thức về khoa học tự nhiên, sản
xuất thực tiễn thì lại không phát triển.Việt Nam bị ảnh
hưởng sâu sắc bởi điều đó. Chú trọng, nặng về lý
thuyết hơn là thực hành. Các môn thể chất thì không
được chú trọng.
 Nho giáo Việt Nam vận động trong sự đơn điệu và
một chiều, chứ không được phong phú và đa dạng
nên thiếu sự vận động bên trong, thiếu sự phản tỉnh
nên trì trệ, coi mục đích học là để đi thi, thi đỗ thì ra
làm quan để được giàu sang, sung sướng. Đạt được
mục đích đó thì xem như việc học tập đã kết thúc.
6. Xây dựng mô hình nhân cách của con người theo chuẩn
mực đạo đức Nho giáo.
 Nhân cách chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng nho
giáo : các chuẩn mực đạo đức cơ bản mà người quân
tử cần phải có bao gồm: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín (ngũ
thường).

You might also like