T3-4. H Xuân Hương

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

 

       

TỰ TÌNH II
Hồ Xuân Hương
I. TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả
- HXH là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh.
- Thơ HXH là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian
từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.
- Bà được gọi là Bà chúa thơ Nôm.
2.Tác phẩm
- Tự tình thuộc loại thơ trữ tình nằm trong chùm thơ 3 bài tự tình của Hồ Xuân Hương.
- Thất ngôn bát cú Đường luật (thơ ra đời từ thời nhà Đường TQ)
- Chủ đề: Tự tình II thể hiện tâm trạng buồn tủi, xót xa, phẫn uất trước duyên phận;
đồng thời thể hiện khát khao sống, khát khao hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.
Cách phân tích thơ Đường luật
- Cắt ngang: + 2đề/ 2thực/ 2luận/2kết
- Bổ dọc- lấy ý chính trong bài thơ: VD: +Thiên nhiên
+ Con người
II. ĐỌC HIỂU
1. Nhan đề: Tự Tình là tự bộc lộ tâm tình.
Thể loại: TN BC Đường luật.
Có nhiều cách PT: Cắt ngang (chia theo câu/ đoạn/ khổ)
Bổ dọc (chia theo ý chính)
2. Phân tích
a. Hai câu đề:
Đêm khuua văng vẳng trống canh dồn
Trơ/ cái hồng nhan với nước non
- Đêm khuya – từ gợi thời gian, thời gian khuya, thích hợp con người giãi bày tình cảm
- Âm thanh tiếng trống canh dồn dập vọng lại, lòng người nôn nao,
- Nhà thơ cảm thấy mình trơ trọi, vắng vẻ, cô đơn, tủi hổ.... trước hoàn cảnh đó:
+ Đảo ngữ đưa từ trơ lên đầu câu; đối lập giữa (cái hồng nhan><nước non); cách dùng
từ cái hồng nhan
 Con người cô đơn, buồn bã trước không gian, thời gian.
b. Hai câu thực
Chén rượu hương đưa/ say lại tỉnh
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
Trong hoàn cảnh này, tác giả đã:
+ Mượn rượu giải buồn nhưng.... hết say – tỉnh –quy luật có lặp lại đến buồn bã
+ Ngoài kia: vầng trăng khuyết- tròn –quy luật tự nhiên
Từ những quy luật trên, tác giả đã bà tỏ được tâm trạng, số phận, cuộc đời của chính
mình.
c. Hai câu luận
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
Mượn 2 sinh vật bé nhỏ trong tự nhiên (rêu, đá) để nói lên sức sống.
BP: + Đảo ngữ cả 2 câu: động từ xiên, đâm lên đầu câu
+ Động từ mạnh
+ Điểm nhìn: thấp – cao, gần - xa
+ Đối hai câu
Từ đó, bày tỏ tâm trạng phẫn uất trái ngang, sức sống mãnh liệt của con người trước
XHPK.
D. Hai câu kết
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con!
- Câu 7. Điệp từ xuân 2 lần:
+ lần 1- mùa xuân của tự nhiên (nghĩa gốc)
+ lần 2- chỉ tuổi thanh xuân (nghĩa chuyển)
Sự trôi chay của thời gian, đời người – tuổi xuân qua nhanh gợi lên sự tiếc nuối.
- Câu cuối. Tu từ tăng tiến – theo cấp độ tăng dần từ: nhỏ (Mảnh tình) - nhỏ hơn (san sẻ)
– rất nhỏ (con con).

 Khao khát tình yêu, hạnh phúc.


Phù hợp với nội dung chung của VHTĐ VN giai đoạn: từ TK XVIII đến ½ đầu TK XIX
(đề cao giá trị nhân đạo, binh vực quyền sống của con người, nhất là người PN trong XHPK)

II. TỔNG KẾT


1. Nội dung
Bài thơ nói lên bi kịch, khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc cua Hồ Xuân Hương. Trong
buồn tủi, ngưòi phụ nữ vẫn gắng gượng vươn lên nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.
2. Nghệ thuật
Sử dụng từ ngữ giản dị, đặc sắc, hình ảnh giàu sức gợi cảm để diễn tả tâm trạng.
Bài Tự tình I và Tự tình II giống nhau ở chỗ:
- Cùng sử dụng thơ Nôm Đường luật để thể hiện cảm xúc của nhà thơ.
- Đều mượn cảm thức về thời gian để thể hiện tâm trạng. Điều đó được thể hiện qua kết
cấu vòng tròn của hai bài thơ: mở đầu bằng thời gian và kết thúc cũng là thời gian.
- Đều sử dụng các từ ngữ biểu cảm: văng vẳng, cái hồng nhan, ngân, tí con con, oán
hận, rền rĩ, mõm mòn, già tom...
Khác nhau:
- Cảm xúc trong Tự tình I là nỗi niềm của nhà thơ trước sự duyên phận hẩm hiu, nhiều
mất mát, trước lẽ đời đầy nghịch cảnh đồng thời là sự vươn lên của chính bản thân, thách đố
lại duyên phận. Còn ở Tự tình II, cũng là sự thể hiện của bi kịch duyên phận muộn màng, cố
gắng vươn lên nhưng cuối cùng cũng không thoát được bi kịch. Đền Tự tình II, bi kịch được
nhân lên, phẫn uất hơn. Sự khác nhau đó chính là do cảm xúc chủ đạo trong từng bài thơ
quyết định.

Kiểm tra bài cũ

Vẻ đẹp của bài thơ Tự tình II (Hồ Xuân Hương)

You might also like