Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

PHƯƠNG PHÁP LUẬN SÁNG TẠO

Creativity and Innovation Methodologies

Chương trình môn học phương pháp luận sáng tạo và đổi mới, được xây dựng dựa trên các kiến thức
tổng hợp của nhiều bộ môn khoa học - kỹ thuật, dùng đề giải quyết vấn đề và ra quyết định hay còn gội
là phương pháp luận sáng tạo
Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới là gì?
Lời nói đầu
Ngườ i viết: Phan Dũ ng
Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới (viết tắt là PPLSTVĐM, tiếng Anh là Creativity and Innovation
Methodologies) là phần ứng dụng của Khoa học về sáng tạo (Sáng tạo học, tên cổ điển – Heuristics, tên
hiện đại – Creatology), gồm hệ thống các phương pháp và các kỹ năng cụ thể giúp nâng cao năng suất
và hiệu quả, về lâu dài tiến tới điều khiển tư duy sáng tạo (quá trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra
quyết định) của người sử dụng.
Suốt cuộc đời, mỗi người chúng ta dùng suy nghĩ rất nhiều, nếu không nói là hàng ngày. Từ việc trả lời
những câu hỏi bình thường như "Hôm nay ăn gì? mặc gì? làm gì? mua gì? xem gì? đi đâu?..." đến làm các
bài tập thầy, cô cho khi đi học; chọn ngành nghề đào tạo; lo sức khỏe, việc làm, thu nhập, hôn nhân, nhà
ở; giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc, trong quan hệ xã hội, gia đình, nuôi dạy con cái..., tất
tần tật đều đòi hỏi phải suy nghĩ và chắc rằng ai cũng muốn mình suy nghĩ tốt, ra những quyết định
đúng để "đời là bể khổ" trở thành "bể sướng".
Chúng ta tuy được đào tạo và làm những nghề khác nhau nhưng có lẽ có một nghề chung, giữ nguyên
suốt cuộc đời, cần cho tất cả mọi người. Đó là "nghề" suy nghĩ và hành động giải quyết các vấn đề gặp
phải trong suốt cuộc đời nhằm thỏa mãn các nhu cầu chính đáng của cá nhân mình, đồng thời thỏa mãn
các nhu cầu để xã hội tồn tại và phát triển. Nhìn dưới góc độ này, PPLSTVĐM giúp trang bị loại nghề
chung nói trên, bổ sung cho giáo dục, đào tạo hiện nay, chủ yếu, chỉ đào tạo các nhà chuyên môn. Nhà
chuyên môn có thể giải quyết tốt các vấn đề chuyên môn nhưng nhiều khi không giải quyết tốt các vấn
đề ngoài chuyên môn, do vậy, không thực sự hạnh phúc như ý.
Các nghiên cứu cho thấy, phần lớn mọi người thường suy nghĩ một cách tự nhiên như đi lại, ăn uống, hít
thở mà ít khi suy nghĩ về chính suy nghĩ của mình, xem nó hoạt động ra sao để cải tiến, làm suy nghĩ của
mình trở nên tốt hơn, như người ta thường chú ý cải tiến các dụng cụ, máy móc dùng trong sinh hoạt và
công việc. Cách suy nghĩ tự nhiên nói trên có năng suất, hiệu quả rất thấp và nhiều khi trả giá đắt cho các
quyết định sai. Nói một cách nôm na, cách suy nghĩ tự nhiên ứng với việc lao động bằng xẻng thì
PPLSTVĐM là máy xúc với năng suất và hiệu quả cao hơn nhiều. Nếu xem bộ não của mỗi người là máy
tính tinh xảo – đỉnh cao tiến hóa và phát triển của tự nhiên thì phần mềm (cách suy nghĩ) tự nhiên đi kèm
với nó chỉ khai thác một phần rất nhỏ tiềm năng của bộ não. PPLSTVĐM là phần mềm tiên tiến giúp máy
tính – bộ não hoạt động tốt hơn nhiều. Nếu như cần "học ăn, học nói, học gói, học mở" thì "học suy
nghĩ" cũng cần thiết cho tất cả mọi người.
PPLSTVĐM dạy và học được như các môn học truyền thống: Toán, lý, hóa, sinh, tin học, quản trị kinh
doanh,... Trên thế giới, nhiều trường và công ty đã bắt đầu từ lâu và đang làm điều đó một cách bình
thường. Dưới đây là vài thông tin về PPLSTVĐM trên thế giới và ở nước ta.
Từ những năm 1950, ở Mỹ và Liên Xô đã có những lớp học dạy thử nghiệm PPLSTVĐM. Dưới ảnh hưởng
của A.F. Osborn, phó chủ tịch công ty quảng cáo BBD & O và là tác giả của phương pháp não công
(Brainstorming) nổi tiếng, Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) được thành lập
năm 1967 tại Đại học Buffalo, bang New York. Năm 1974, Trung tâm nói trên bắt đầu đào tạo cử nhân
khoa học và năm 1975 – thạc sỹ khoa học về sáng tạo và đổi mới (BS, MS in Creativity and Innovation).
Ở Liên Xô, G.S. Altshuller, nhà sáng chế, nhà văn viết truyện khoa học viễn tưởng và là tác giả của Lý
thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt theo tiếng Nga và chuyển sang ký tự Latinh – TRIZ) cộng tác với
"Hiệp hội toàn liên bang các nhà sáng chế và hợp lý hóa" (VOIR) thành lập Phòng thí nghiệm các phương
pháp sáng chế năm 1968 và Học viện công cộng về sáng tạo sáng chế (Public Institute of Inventive
Creativity) năm 1971. Người viết, lúc đó đang học ngành vật lý bán dẫn thực nghiệm tại Liên Xô, có may
mắn học thêm được khóa đầu tiên của Học viện sáng tạo nói trên, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy
G.S. Altshuller.
Chịu ấn tượng rất sâu sắc do những ích lợi PPLSTVĐM đem lại cho cá nhân mình, bản thân lại mong
muốn chia sẻ những gì học được với mọi người, cùng với sự khuyến khích của thầy G.S. Altshuller, năm
1977 người viết đã tổ chức dạy dưới dạng ngoại khóa cho sinh viên các khoa tự nhiên thuộc Đại học tổng
hợp TpHCM (nay là Trường đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TpHCM). Những khóa
PPLSTVĐM tiếp theo là kết quả của sự cộng tác giữa người viết và Câu lạc bộ thanh niên (nay là Nhà văn
hóa thanh niên TpHCM), Ủy ban khoa học và kỹ thuật TpHCM (nay là Sở khoa học và công nghệ TpHCM).
Năm 1991, được sự chấp thuận của lãnh đạo Đại học tổng hợp TpHCM, Trung tâm Sáng tạo Khoa học –
kỹ thuật (TSK) hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải ra đời và trở thành cơ sở chính thức đầu tiên ở
nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu PPLSTVĐM.
Đến nay đã có vài chục ngàn người với nghề nghiệp khác nhau thuộc mọi thành phần kinh tế, xã hội, từ
Hà Nội đến Cà Mau tham dự các khóa học từng phần hoặc đầy đủ chương trình 120 tiết của TSK dành
đào tạo những người sử dụng PPLSTVĐM.
TSK cũng tích cực tham gia các hoạt động quốc tế như công bố các công trình nghiên cứu khoa học dưới
dạng các báo cáo, báo cáo chính (keynotes) tại các hội nghị, các bài báo đăng trong các tạp chí chuyên
ngành và giảng dạy PPLSTVĐM cho các cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ở nước ngoài theo lời mời.
Năm 2000, tại Mỹ, nhà xuất bản Kendall/Hunt Publishing Company xuất bản quyển sách "Facilitative
Leadership: Making a Difference with Creative Problem Solving" (Tạm dịch là "Lãnh đạo hỗ trợ: Tạo sự khác
biệt nhờ giải quyết vấn đề một cách sáng tạo") do tiến sỹ Scott G. Isaksen làm chủ biên. Ở các trang 219,
220, dưới tiêu đề Các tổ chức sáng tạo (Creativity Organizations) có đăng danh sách đại biểu các tổ chức
hoạt động trong lĩnh vực sáng tạo và đổi mới trên thế giới. Trong 17 tổ chức được nêu tên, TSK là tổ chức
duy nhất ở châu Á.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, xã hội loài người trong quá trình phát triển trải qua bốn thời đại hay nền
văn minh (làn sóng phát triển): Nông nghiệp, công nghiệp, thông tin và tri thức. Nền văn minh nông
nghiệp chấm dứt thời kỳ săn bắn, hái lượm, du cư bằng việc định cư, trồng trọt và chăn nuôi, sử dụng các
công cụ lao động còn thủ công. Nền văn minh công nghiệp cho thấy, mọi người lao động bằng các máy
móc hoạt động bằng năng lượng ngoài cơ bắp, giúp tăng sức mạnh và nối dài đôi tay của con người. Ở
thời đại thông tin, máy tính, các mạng lưới thông tin giúp tăng sức mạnh, nối dài các bộ phận thu, phát
thông tin trên cơ thể người như các giác quan, tiếng nói, chữ viết và một số hoạt động lôgích của bộ não.
Nhờ công nghệ thông tin, thông tin trở nên truyền, biến đổi nhanh, nhiều, lưu trữ gọn, truy cập dễ dàng.
Tuy nhiên, trừ loại thông tin có ích lợi thấy ngay đối với người nhận tin, các loại thông tin khác vẫn phải
cần bộ não của người nhận tin xử lý, biến đổi để trở thành thông tin có ý nghĩa và ích lợi (tri thức) cho
người có thông tin. Nếu người có thông tin không làm được điều này trong thời đại bùng nổ thông tin
thì có thể trở thành bội thực thông tin nhưng đói tri thức, thậm chí ngộ độc vì nhiễu thông tin và chết
đuối trong đại dương thông tin mà không khai thác được gì từ đại dương giàu có đó. Thời đại tri thức mà
thực chất là thời đại sáng tạo và đổi mới, ở đó đông đảo quần chúng sử dụng PPLSTVĐM được dạy và
học đại trà để biến thông tin thành tri thức với các ích lợi toàn diện, không chỉ riêng về mặt kinh tế. Nói
cách khác, PPLSTVĐM là hệ thống các công cụ dùng để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết
thành tri thức mới.
Rất tiếc, ở nước ta hiện nay chưa chính thức đào tạo các cán bộ giảng dạy, nghiên cứu Sáng tạo học và
PPLSTVĐM với các bằng cấp tương ứng: Cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ như một số nước tiên tiến trên thế
giới. Người viết tin rằng sớm hay muộn, những người có trách nhiệm quyết định sẽ phải để tâm đến vấn
đề này và "sớm" chắc chắn tốt hơn "muộn". Hy vọng rằng, PPLSTVĐM nói riêng, Sáng tạo học nói chung
sẽ có chỗ đứng xứng đáng, trước hết, trong chương trình giáo dục và đào tạo của nước ta trong tương lai
không xa.

 
 
Phương pháp luận sáng tạo là gì?
Ngườ i viết: Phan Dũ ng
LTS: Ở thành phố ta, từ năm 1977 đã có những khóa học dạy về "phương pháp luận sáng tạo". Để giúp
hiểu rõ hơn đối tượng và mục đích của môn học mới mẻ này, chúng tôi giới thiệu cùng bạn đọc bài viết
sau đây của GS, tiến sĩ khoa học PHAN DŨNG, Giám đốc Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (TSK)
thuộc Đại học Tổng hợp TP.HCM.
Nói một cách ngắn gọn, "Phương pháp luận sáng tạo" là bộ môn khoa học có mục đích trang bị cho
người học hệ thống các phương pháp, các kỹ năng thực hành về suy nghĩ để giải quyết các vấn đề và ra
quyết định một cách sáng tạo, về lâu dài, tiến tới điều khiển được tư duy.
Có người đưa ra định nghĩa về đời người như sau: Cuộc đời là chuỗi các vấn đề cần phải giải quyết và
chuỗi các quyết định cần phải ra. Quả thật, mỗi người chúng ta trong cuộc đời của mình gặp biết bao vấn
đề, từ chuyện mua sắm, học hành, quan hệ giao tiếp đến chọn ngành nghề, nơi ở, thu nhập, xã hội… phải
suy nghĩ để giải quyết và ra quyết định xem phải làm gì và làm như thế nào. Nói như vậy để thấy tuy cái
tên "Phương pháp luận sáng tạo" còn "dội" đối với nhiều người nhưng đối tượng và mục đích của bộ
môn khoa học này lại hết sức gần gũi với mỗi người.
Nếu như trước đây, ngay cả đối với các nhà nghiên cứu, sáng tạo được coi là huyền bí, mang tính thiên
phú, may mắn, ngẫu hứng… thì ngày nay với những phát hiện mới, người ta cho rằng có thể khoa học
hóa được lĩnh vực sáng tạo và sáng tạo có thể dạy và học được. Không những thế, còn cần phải quản lý
sự sáng tạo như là lâu nay người ta vẫn quản lý một cách có kết quả nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, hiện nay,
một tạp chí khoa học quốc tế, trụ sở đặt tại Manchester, nước Anh, có tên gọi rất rõ ràng về mục đích
ấy "Quản lý sự sáng tạo và đổi mới" (Creativity and Innovation Management) mà số đầu tiên của nó mới
ra đời năm 1992.
Trên thế giới, các trung tâm, trường học, công ty chuyên về sáng tạo được thành lập cách đây chưa lâu. Ở
Mỹ, lâu đời nhất là Trung tâm nghiên cứu sáng tạo (Center for Studies in Creativity) thuộc đại học Buffalo,
New York ra đời năm 1967. Đại học sáng tạo sáng chế đầu tiên của Liên Xô cũ hoạt động từ năm 1971. Ở
Anh, khi người ta bắt đầu chương trình dạy sáng tạo tại Trường kinh doanh Manchester năm 1972 thì
chưa một trường đại học Tây Âu nào làm việc này. Ngày nay, ít nhất đã có 12 nước Tây Âu triển khai các
chương trình tương tự. Các hiệp hội, mạng lưới về sáng tạo được thành lập ở nhiều nước và nhiều khu
vực trên thế giới. Chỉ riêng Mạng lưới sáng tạo quốc tế (International Creativity Network), trụ sở liên lạc ở
Mỹ, tuy mới thành lập ba năm nay, đã có hơn 300 hội viên ở hơn 25 nước. Các hội nghị khoa học về sáng
tạo cũng được tổ chức thường xuyên. Riêng năm 1990 đã có 7 hội nghị như vậy. Năm 1994 từ ngày 10
đến 13 tháng 8 đã có một hội nghị quốc tế tại Québec, Canađa, sắp tới đây có một hội nghị về sáng tạo
tại London (Anh Quốc).
Ở nước ta, lớp học đầu tiên về tư duy sáng tạo được tổ chức vào năm 1977. Hiện nay, Trung tâm Sáng
tạo KHKT (TSK) thuộc Đại học Tổng hợp TPHCM thường xuyên mở các lớp, chiêu sinh theo cách ghi danh
tự do cho những người nào quan tâm đến việc nâng cao chất lượng suy nghĩ. Gần 60 khóa học đã mở với
hơn 2.300 người tham dự. Qua các ý kiến của các học viên có thể thấy được những ích lợi cụ thể do môn
học mang lại. Một số học viên đã có những thành công đáng kể trong công việc và trong cuộc sống của
chính mình mà báo chí thành phố ta đã có dịp nói tới.
Thế kỷ 21, theo các dự báo là thế kỷ trí tuệ. Sự cạnh tranh trên thế giới, càng ngày càng sẽ là cạnh tranh
chất xám sáng tạo chứ không phải theo lối chụp giựt, trả lương rẻ hay do có được nhiều tài nguyên thiên
nhiên, có được vị trí địa lý thuận tiện… Dưới cách nhìn hiện đại, sáng tạo là nguồn tài nguyên cơ bản của
con người (a fundamental human resource), nguồn tài nguyên đặc biệt mà theo như nhà khoa học Mỹ
George Koznetsky: bạn càng sử dụng nó nhiều thì bạn càng có nó nhiều hơn. Từ đây, chúng ta thấy, giáo
dục và rèn luyện tính sáng tạo sẽ càng ngày càng đóng vai trò quan trọng như John Dewey nhận
xét: "Mục đích giáo dục trẻ em không phải là thông tin về những giá trị của quá khứ, mà là sáng tạo những
giá trị mới của tương lai" (chắc là, không chỉ đối với trẻ em).
Người viết tin rằng, trên con đường phát triển, đất nước chúng ta sẽ không tránh khỏi bộ môn khoa học
mới mẻ này. Do vậy, chúng ta cần có những nỗ lực cần thiết để đưa nó vào cuộc sống xã hội, giúp nâng
cao khả năng sáng tạo của mỗi người, của toàn dân tộc.
(Báo "Sài Gòn Giải Phóng", ra ngày 28/1/1995)

 Tư duy sáng tạo - Tiềm năng sáng tạo của mỗi người
Ngườ i viết: Phan Dũ ng

Mỗi người làm việc, không thể không suy nghĩ và đòi hỏi cải tiến công việc phải là cơ sở cho mọi suy
nghĩ của chúng ta. Nói cách khác, mỗi người chúng ta đều cần suy nghĩ để sáng tạo. Tư duy sáng tạo là
tài nguyên cơ bản nhất của mỗi con người. Chúng ta cần sáng tạo vì chúng ta cảm thấy rằng, mọi việc
cần được thực hiện theo cách đơn giản hơn và tốt hơn. Dù chúng ta tài giỏi như thế nào, chúng ta vẫn
luôn mong muốn tốt hơn nữa.

Sáng tạo gắn liền với sự thay đổi, đưa ra cái mới (đổi mới), sáng chế, các ý tưởng mới, các phương án lựa
chọn mới. Sự sáng tạo thuộc về năng lực ra quyết định, thuộc về sự kết hợp độc đáo hoặc liên tưởng,
phát ra các ý tưởng đạt được kết quả mới và ích lợi. Mọi người có thể dùng tính sáng tạo của mình để
đặt vấn đề một cách bao quát, phát triển các phương án lựa chọn, làm phong phú các khả năng và tưởng
tượng các hậu quả có thể nảy sinh. Tóm lại, bạn làm được gì mới, khác và có ích lợi, đấy là sáng tạo. Sự
sáng tạo nảy sinh ở mọi tầng lớp và mọi giai đoạn trong cuộc sống của chúng ta.

Ðối với một công ty hay tổ chức, tài nguyên quan trọng nhất chính là nguồn nhân lực, tức là những người
làm việc cho công ty, tổ chức. Họ gồm các thợ bảo trì, những người bán hàng, các công nhân trong dây
chuyền sản xuất, những người đánh máy… và các cán bộ quản lý mọi cấp bậc. Nguồn nhân lực của công
ty làm cho các tài nguyên khác hoạt động, mang lại hiệu quả cao. Thiếu nhân sự tốt, một công ty, tổ
chức, dù được trang bị máy móc hoàn hảo nhất, được tài trợ tốt nhất, sẽ hoạt động kém hiệu quả.

Vì vậy, mỗi người trong mỗi cơ cấu tổ chức cần học phương pháp luận (các thủ thuật cơ bản, các phương
pháp, lý thuyết) về tư duy sáng tạo. Ðiều này làm cho cơ cấu tổ chức của bạn mạnh lên rất nhiều. Trong
mỗi cơ cấu tổ chức, càng nhiều người học phương pháp luận về tư duy sáng tạo, tổ chức hoạt động càng
có hiệu quả

Các kỹ năng của tương lai


Ngườ i viết: Phan Dũ ng
Các kỹ năng cơ bản thường được coi là các kỹ năng đọc, viết và làm các phép tính số học. Những người
tìm việc trong tương lai sẽ cần những kỹ năng làm việc mới để đáp ứng các công việc của ngày mai. Hiệp
hội Mỹ về huấn luyện và phát triển, một tổ chức nghề nghiệp của những người chuyên làm công tác
huấn luyện cho các công ty, gần đây đã nghiên cứu “những kỹ năng cơ bản” mới cho Bộ Lao động Mỹ.
Dưới đây là danh sách những kỹ năng ấy :
1. Tư duy sáng tạo: do công việc ngày càng trở nên linh động, các giải pháp của những người làm
việc cần phải trở nên sáng tạo hơn.
2. Ðặt mục đích / Ðộng cơ: những người làm việc cần có khả năng đặt mục đích và kiên trì theo
đuổi để đạt chúng.
3. Các kỹ năng quan hệ giữa người với người: có khả năng làm việc tương hợp với những người
cung cấp, các đồng nghiệp và các khách hàng sẽ là điều cần thiết trong công việc tương lai.
4. Lãnh đạo: những người làm việc sẽ được yêu cầu nhận càng ngày càng nhiều trách nhiệm và
hướng dẫn các đồng nghiệp của họ khi cần thiết.
5. Học cách học tập: những người làm việc sẽ cần biết cách học để thu nhận những thông tin, các
kỹ năng mới và có khả năng vận dụng chúng vào công việc.
6. Lắng nghe: các kỹ năng biết lắng nghe sẽ giúp những người làm việc hiểu những nỗi bận tâm của
các đồng nghiệp, các người cung cấp và các khách hàng.
7. Thương lượng – đàm phán: những người làm việc cần có khả năng xây dựng được sự thỏa thuận
thông qua việc cho và nhận.
8. Giao tiếp bằng lời nói: những người làm việc phải có khả năng đáp lại một cách rõ ràng đối với
những nỗi bận tâm của các đổng nghiệp, các người cung cấp và các khách hàng.
9. Tính hiệu quả của tổ chức: những người làm việc phải hiểu làm thế nào để đáp ứng được các
mục đích công việc của công ty và làm sao cho công việc của họ đóng góp vào việc thực hiện các
mục đích này.
10. Các kỹ năng phát triển cá nhân / nghề nghiệp: những người làm việc được đánh giá cao nhất là
những người hiểu rằng họ cần phải phát triển liên tục trong công việc.
11. Giải quyết vấn đề: những tổ chức làm việc theo lối mới có nghĩa là sẽ đòi hỏi những người làm
việc giải quyết các vấn đề và tìm ra các giải pháp.
12. Tự trọng: những người giám sát nói rằng họ muốn những người làm việc là những người có lòng
tự hào về bản thân và về những khả năng của mình.
13. Làm việc tập thể: làm việc tập thể có nghĩa là những người làm việc cần phải biết cách phân công
công việc một cách công bằng, có hiệu quả và làm việc cùng nhau để đạt được mục đích của tập
thể.

 
Có một khoa học như thế
Ngườ i viết: Phan Dũ ng
LTS: Khoa học tư duy sáng tạo trên thế giới đã hình thành từ lâu. Sau một thời gian dài bị lãng quên, gần
đây, do yêu cầu của thực tiễn nó được nhìn nhận lại, phát triển và đem lại hiệu quả đáng kể.
Ở nước ta lĩnh vực khoa học này mới trong giai đoạn gây dựng. Để phát triển nó, cần có sự quan tâm của
Nhà nước mà trước hết là Bộ giáo dục và đào tạo và Ủy ban khoa học Nhà nước.
Ba lĩnh vực loài người cần nhận thức và tiến tới làm chủ là tự nhiên, xã hội và tư duy. Tư duy – sản phẩm
bộ não, chỉ riêng con người mới có. Con người không ngừng sáng tạo ra những giá trị vật chất, tinh thần
nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng theo nguyên tắc: Đạt hiệu quả cao nhất với những chi phí ít
nhất. Có thể nói, những thành tựu vĩ đại đạt được trong hai lĩnh vực tự nhiên và xã hội là kết quả "vật
chất hóa" quá trình tư duy sáng tạo. Từ đây dễ dàng nhận thấy: Tư duy sáng tạo là công nghệ của mọi
công nghệ và nếu nâng cao được hiệu quả tư duy sáng tạo thì những thành tựu của hai lĩnh vực kia chắc
chắn sẽ nhân lên gấp bội.
Ý định "khoa học hóa tư duy sáng tạo" có từ lâu. Nhà toán học Hy Lạp Papp ở Alexanđri, sống vào thế kỷ
thứ ba, gọi khoa học này là Ơrixtic (Heuristics) có gốc là từ Ơrica (Eureka). Theo quan niệm lúc bấy giờ,
Ơrixtic là khoa học về các phương pháp và quy tắc làm sáng chế, phát minh trong mọi lĩnh vực khoa học,
kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, chính trị, triết học, toán học, quân sự... Do cách tiếp cận quá chung và chủ
yếu do không có nhu cầu xã hội, Ơrixtic bị quên lãng cho đến thời gian gần đây. Cùng với cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật, số lượng bài toán phức tạp mà loài người cần giải quyết tăng nhanh, đồng
thời yêu cầu thời gian giải chúng phải rút ngắn lại. Trong khi đó không thể tăng mãi phương tiện và số
lượng người làm công tác khoa học và kỹ thuật. Thêm nữa, cho đến nay và tương lai khá xa sẽ không có
công cụ nào thay thế được bộ óc tư duy sáng tạo. Người ta đã nhớ lại Ơrixtic và đặt vào nó nhiều hy
vọng tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo – công nghệ làm sáng chế,
phát minh.
Các nhà tâm lý, qua các nghiên cứu của mình cho thấy: Người ta thường giải bài toán (hiểu theo nghĩa
rộng) bằng cách lựa chọn phương án – phương pháp thử và sai. Mỗi một phương án giúp người giải hiểu
bài toán đúng hơn để cuối cùng đưa ra phương án may mắn là lời giải chính xác bài toán. Các nhà tâm lý
cũng phát hiện ra vai trò quan trọng của liên tưởng, hình tượng, linh tính, ngữ nghĩa, ngữ cảnh, các gợi ý
trong các tình huống có vấn đề... Quá trình giải bài toán phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm có trước
đó của người giải. Cho nên tính ì tâm lý cản trở sự sáng tạo trong phần lớn các trường hợp. Phương pháp
thử và sai có nhược điểm chính là tốn thời gian, sức lực và phương tiện vật chất do phải làm rất nhiều
phép thử.
Để cải tiến phương pháp thử và sai, người ta đưa ra các thủ thuật, gần 30 phương pháp tích cực hóa tư
duy như: Não công (brainstorming), phương pháp đối tượng tiêu điểm (method of focal objects), phương
pháp các câu hỏi kiểm tra, phương pháp phân tích hình thái (morphological method), Synectics... Các
phương pháp này có tác dụng nhất định khi giải các bài toán sáng tạo. Tuy nhiên, chúng bộc lộ nhiều
hạn chế, đặc biệt đối với những bài toán có số các phép thử lớn.
Một hướng khác trong Ơrixtic nghiên cứu các quy luật phát triển, tiến hóa của các hệ thống kỹ thuật
nhằm đưa ra phương pháp luận mới, thay thế phương pháp thử và sai. Đó là lý thuyết giải các bài toán
sáng chế (viết tắt và đọc theo tiếng Nga là TRIZ) với hạt nhân của nó là Algôrit giải các bài toán sáng chế
(ARIZ). Tác giả của TRIZ là Genrikh Saulovich Altshuller (có thể đọc tiểu sử của ông trong tạp chí Liên Xô
"Nhà sáng chế và hợp lý hóa", trang 9, số 2/1990). Ông bắt đầu nghiên cứu, xây dựng lý thuyết này từ
năm 1946. Tiền đề cơ bản của TRIZ là: Các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật khách quan, nhận
thức được. Chúng cần được phát hiện và sử dụng để giải một cách có ý thức những bài toán sáng chế.
TRIZ được xây dựng như một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, ngôn ngữ riêng, các công
cụ riêng. Ý nghĩa của TRIZ là ở chỗ xây dựng tư duy định hướng nhằm đi đến lời giải bằng con đường
ngắn nhất dựa trên các quy luật phát triển các hệ kỹ thuật và sử dụng chương trình tuần tự các bước, có
kết hợp một cách hợp lý bốn yếu tố: Tâm lý, lôgích, kiến thức và trí tưởng tượng. Ở Liên Xô có khoảng
300 trường dạy TRIZ. Mới đây Hội TRIZ được thành lập và dự định sẽ ra tờ tạp chí riêng về hướng khoa
học này. Theo thống kê chưa đầy đủ, trong vòng mười năm (1972-1981) đã có 7000 người tốt nghiệp các
trường sáng tạo sáng chế. Họ đã gửi được 11000 đơn xin công nhận sáng chế và đã nhận được hơn 4000
bằng tác giả. Thành phần tham dự các trường, lớp này gồm từ sinh viên đến tiến sĩ khoa học, đôi khi cả
học sinh trung học. Người ta cũng bắt đầu dạy thử cho các cháu mẫu giáo dưới hình thức các trò chơi,
các bài toán đố. Thực tế cho thấy một rúp đầu tư vào các lớp học thu được 16,1 rúp tiền lãi do các sáng
chế được áp dụng mang lại. Ở Ba Lan, Bungari... cũng mở các lớp tương tự. Tài liệu về TRIZ được dịch ở
các nước tư bản như: Nhật, Mỹ, Phần Lan, Tây Đức... Ngoài ra TRIZ còn được dùng kết hợp với các
phương pháp kinh tế – tổ chức (như phương pháp phân tích giá thành – chức năng, gọi tắt là FSA) tạo
nên công cụ tổng hợp và có hiệu quả mạnh mẽ, tác động tốt đến sự phát triển công nghệ.
Ở nước ta, những hoạt động liên quan đến khoa học về tư duy sáng tạo mới thực sự bắt đầu vào cuối
những năm 70 và thể hiện trên ba hình thức:
1. Giới thiệu bằng các bài báo ngắn trên các báo Trung ương như "Nhân Dân", "Khoa học và đời
sống", trên các báo của thành phố Hồ Chí Minh, bằng các buổi nói chuyện tại cơ quan, xí nghiệp,
trường học, trên "màn ảnh nhỏ". Hình thức này mới mang tính chất "đánh động" đông đảo quần
chúng về môn khoa học còn ít người biết đến nhưng khá gần gũi, thiết thực với mọi người.
2. Xuất bản những tài liệu chi tiết hơn về môn khoa học tư duy sáng tạo.Ví dụ cuốn sách "Algôrit
sáng chế" (Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1983) hoặc đăng thường kỳ trong tạp chí
"Sáng tạo" của Ủy ban khoa học và kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Hình thức này đã có bề sâu
hơn và được những người quan tâm hưởng ứng.
3. Dạy và học những phương pháp tư duy sáng tạo. Cho đến nay đã mở được một số lớp tại thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Qua kinh nghiệm của các nước tiên tiến và kinh nghiệm thực tế ở
nước ta thì hình thức này là hình thức tốt nhất để lĩnh hội và áp dụng vào cuộc sống, công tác.

Khoa học về tư duy sáng tạo mới du nhập vào nước ta, mới làm được một số việc như vừa nêu, còn trong
giai đoạn gây dựng. Để khoa học này thực sự phát huy tác dụng (mà tác dụng chắc chắn là to lớn) cần
phát triển nó thành hệ thống với ba chức năng: Đào tạo, áp dụng và nghiên cứu. Ở đây, Nhà nước, trước
hết là Bộ giáo dục và đào tạo, Ủy ban khoa học Nhà nước cần có sự đầu tư cần thiết, nhất là giai đoạn
đầu. Về lâu dài, ngành này có thể tiến tới chỗ tự trang trải và tự phát triển nhờ hiệu quả kinh tế do các ý
tưởng mới, các sáng kiến cải tiến, các sáng chế, các hàng hóa mới mang lại. Khoa học về tư duy sáng tạo
sẽ giúp ích thiết thực việc phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi người, do đó, của toàn dân tộc.
(Tạp chí "Hoạt động khoa học" số 10/1990, Ủy ban khoa học Nhà nước)

 
Một ngành khoa học mới mẻ
Ngườ i viết: Tấ n Phong
Làm việc cho một cơ sở sản xuất của tư nhân ở quận 5, kỹ sư Lê Văn K. là người có nhiều sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, làm lợi cho cơ sở hàng triệu đồng. Có lần, anh được giao đúc một chi tiết cao su rỗng, bên
trong có áp suất và mặt ngoài phải bóng láng. Anh hiểu trong kỹ thuật đúc cao su, muốn chi tiết đúc sao
chép chính xác bề mặt khuôn, người ta phải khoan thủng nhiều lỗ nhỏ xuyên qua vỏ khuôn để "đuổi" lớp
không khí giữa chi tiết đúc và bề mặt khuôn ra ngoài. Những lỗ thủng này chắc chắn sẽ để lại trên bề
mặt chi tiết những sợi "râu" cao su. Làm thế nào để khuôn đúc của anh vừa có lỗ cho không khí thoát ra,
vừa không có lỗ để chi tiết khỏi "mọc râu" khi định hình? Suy nghĩ kỹ, anh thấy cách tốt nhất là phải tạo
ra vô số những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt khuôn. Điều này có thể thực hiện dễ dàng bằng cách dùng vật liệu
xốp làm vỏ khuôn, nhưng ở xưởng không có loại vật liệu này. Cái khó ló cái khôn, anh đã nghĩ ra cách
quét một lớp mỏng bột lưu huỳnh lên bề mặt khuôn đúc bằng thép. Quả thật, không khí dễ dàng thoát
ra ngoài qua lớp bột này. Và, khi chi tiết sắp định hình, bột lưu huỳnh tác dụng với cao su, biến bề mặt
chi tiết thành một lớp bóng láng.
Đó chỉ là một việc nhỏ trong rất nhiều việc kỹ sư Lê Văn K. đã làm được trong quá trình sản xuất. Anh tiết
lộ: "Nhờ nắm vững Algôrit giải các bài toán sáng chế (ARIZ) nên khi gặp bài toán kỹ thuật, tôi đã nhanh
chóng xác định được mâu thuẫn kỹ thuật, mâu thuẫn lý học, cương quyết đẩy các mâu thuẫn đó đến tột
cùng để có được lời giải gần với kết quả lý tưởng cuối cùng (KLC)".
ARIZ là một nội dung quan trọng của môn phương pháp luận sáng tạo KHKT mà mấy năm trước, anh Lê
Văn K. được học tại Trung tâm Sáng tạo KHKT (Trường đại học Tổng hợp). Ghé Trung tâm vào một buổi
sáng đầu Xuân, chúng tôi gặp anh Hà Văn Luân, giáo viên của một trường cấp 2 ở Thủ Đức, đến ghi danh
theo học lớp đêm. Anh thành thật kể: "Khi tôi giảng bài, học sinh thường kêu khó hiểu. Nghe đồn ở trung
tâm này có lớp dạy cách suy nghĩ để đạt hiệu quả cao trong công việc nên tôi theo học. Chưa biết hiệu quả
ra sao nhưng cái tên môn học nghe dội quá". Khoa học về tư duy sáng tạo đúng là ngành khoa học còn
quá mới mẻ ở nước ta. Tiến sĩ Phan Dũng, giám đốc Trung tâm, là một trong số rất ít nhà khoa học Việt
Nam được tiếp cận với khoa học này ở một trường đại học của Liên Xô (cũ). Trung tâm Sáng tạo KHKT chỉ
mới có tên gọi chính thức từ cuối tháng 4/1991, nhưng môn khoa học về tư duy sáng tạo được tiến sĩ
Phan Dũng tổ chức giảng dạy ở thành phố suốt từ năm 1977 đến nay. Gần 900 học viên của 22 khóa học
bước đầu được trang bị hệ thống những thủ thuật và phương pháp tích cực hóa tư duy. Nghề nghiệp và
trình độ khác nhau, nhưng mỗi người học đều tìm thấy từ môn học này những cách thức tốt nhất để khắc
phục tính ì tâm lý, đánh thức tiềm năng sáng tạo của mình trong từng công việc cụ thể. Phương pháp
phân tích hình thái đã giúp anh Đặng Quốc Trí, huấn luyện viên võ thuật, thành lập được nhiều đòn thế
tấn công có thể có trong môn Việt Võ Đạo; chị thợ may Nguyễn Thị Mai Diễm thiết kế được nhiều kiểu
áo mới lạ, ưng ý. Phương pháp đối tượng tiêu điểm được anh Phạm Văn Thu, cán bộ giảng dạy Đại học
Y-Dược, vận dụng vào việc liên kết những kiến thức rời rạc, hình thành nên một hệ thống kiến thức hoàn
chỉnh trong bài giảng, giúp sinh viên dễ hiểu bài hơn. Anh Hồng Tuấn Minh, sinh viên Đại học Tổng hợp,
thấy rõ việc học tập môn tiếng Anh của mình có kết quả hơn khi học theo phương pháp các câu hỏi kiểm
tra. Tư duy sáng tạo, nếu được hiểu như là những suy tưởng khoa học nhằm đạt tới cái mới, cái có ích
cho cuộc sống thì không chỉ nhờ những tư chất trời phú, mà mọi người đều có khả năng sáng tạo.
Nhưng việc biến những khả năng ấy thành hiện thực lại phụ thuộc nhiều vào phương pháp tư duy của
mỗi người. Kiên trì "thử và sai" đến một lúc nào đó, có thể đạt được kết quả gần với KLC, song phải tốn
rất nhiều thời gian, công sức, vật tư… Khoa học về tư duy sáng tạo chỉ ra cho người học con đường ngắn
nhất đi đến kết quả công việc.
Cuối năm 1990, một nhóm học viên dưới sự hướng dẫn của tiến sĩ Phan Dũng, đã nghiên cứu thành công
giải pháp "Cơ cấu kẹp các tờ giấy rời", được Cục sáng chế cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích số HI-
0049. Anh Phùng Hữu Hạt, người đại diện nhóm đứng tên chủ bằng, cho biết toàn bộ chi phí cho việc
nghiên cứu thành công giải pháp này chưa đến 2 triệu đồng. Không thể đòi hỏi kết quả nhiều hơn ở một
lớp sơ cấp với 60 tiết học. Thu hoạch lớn nhất, phổ biến nhất của những người theo học lớp này là thái
độ tự tin, chủ động và cách giải quyết khá hợp lý những bài toán trong cuộc sống. Tiến sĩ Phan Dũng cho
biết: "Từ những kết quả ban đầu, tôi dự định sẽ phổ biến môn học này cho nhiều người hơn, ở trình độ
cao hơn, để từng bước đưa môn học này vào nhà trường". Thiết nghĩ, Nhà nước cần tạo điều kiện cho ý
tưởng khoa học và tâm huyết này sớm biến thành hiện thực.
(Báo "Sài Gòn Giải Phóng", ra ngày 21/02/1992)

 
Một khoa học dành cho sự cất cánh
Ngườ i viết: Lê Vinh Quố c
"Thật là một điều kỳ diệu!" – anh Quách Thụy Môn, cử nhân hóa học 42 tuổi thốt lên – "Chỉ sáu chục giờ
học mà tôi thấy quý vô cùng, vì từ nay cách nhìn của tôi, suy nghĩ của tôi, tư duy của tôi mới thật sự trả về
đúng tên gọi của nó… Tôi có thể chắc chắn nói rằng: Tôi sẽ sáng tạo được!". Đó là cảm tưởng của anh sau
khi học hết chương trình sơ cấp của bộ môn "Phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật".
Ở Việt Nam, môn khoa học mới mẻ này lần đầu tiên xuất hiện tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ 2 năm sau
đại thắng mùa xuân 1975. Nhờ miền Nam được giải phóng, nhà vật lý trẻ tuổi Phan Dũng tốt nghiệp ở
Liên Xô được điều động vào công tác tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong khi còn theo học ngành vật lý,
chàng sinh viên Phan Dũng đã không bỏ lỡ cơ hội theo học khóa đầu tiên của trường đại học đầu tiên ở
Liên Xô giảng dạy bộ môn "Phương pháp luận sáng tạo" vào năm 1971, do chính người đề xướng khoa
học đó ở Liên Xô là Genrikh Saulovich Altshuller hướng dẫn. Hiểu rõ tầm quan trọng của khoa học này
đối với tương lai phát triển của đất nước, anh luôn mơ ước đến ngày đem các hạt giống của nó gieo
trồng trên đất nước quê hương. Chính tiềm năng, phong cách và điều kiện của thành phố mang tên Bác
đã giúp anh biến ước mơ thành hiện thực.
Kể từ khi lớp học đầu tiên về "Phương pháp luận sáng tạo" được mở vào năm 1977 cho đến nay, 26 khóa
với gần 1.000 học viên đã được học khoa học này (đến năm 1987, ở Hà Nội mới khai giảng khóa đầu tiên
của khoa học về sáng tạo). Nhưng mãi đến tháng 4/1991, Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật do giáo
sư tiến sĩ Phan Dũng làm giám đốc mới chính thức được thành lập tại Trường đại học tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến sâu rộng khoa học này.
Khoa học về tư duy sáng tạo đã được đề cập đến từ đầu Công nguyên, và người Hy Lạp cổ gọi nó là Ơ-ri-
xtic (Heuristics) có gốc là từ Ơ-ri-ca (Eureka). Nhưng do cách tiếp cận quá chung và chủ yếu do không có
nhu cầu xã hội nên Ơ-ri-xtic bị nhân loại lãng quên. Mãi đến gần đây, nhất là từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai, do nhu cầu bức bách của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đặt ra, người ta phải nhớ lại Ơ-ri-
xtic và đặt vào nó những hy vọng tìm ra cách tổ chức hợp lý, nâng cao hiệu quả quá trình tư duy sáng tạo
– công nghệ làm sáng chế, phát minh. Nhằm mục đích đó, khoa học về tư duy sáng tạo được nghiên cứu
ở cả Liên Xô (trước đây) và phương Tây theo những phương hướng không hoàn toàn giống nhau. Ở Liên
Xô (trước đây), khoa học này được coi là "Lý thuyết giải các bài toán sáng chế" (viết tắt theo tiếng Nga là
TRIZ) với hạt nhân của nó là "Algorit giải các bài toán sáng chế" (ARIZ).
Phần lớn học viên các lớp Phương pháp luận sáng tạo ở thành phố Hồ Chí Minh đã chọn môn học này
chỉ vì tò mò trước tên gọi của một khoa học mới lạ. Họ đã không thất vọng khi bước vào học tập, vì bị
cuốn hút mạnh mẽ bởi những tri thức hết sức mới mẻ có tính thực tiễn rất cao, và bởi năng lực cũng như
phương pháp truyền thụ của người thầy. Bởi thế, đã có những học viên sống và công tác ở Thủ Đức vẫn
đều đặn đạp xe về thành phố theo học lớp này trong những buổi tối khuya. Đã có những trường hợp hai
cha con học cùng khóa, hoặc kẻ trước người sau. Nhiều học viên từ các tỉnh Sông Bé, Hậu Giang, Đắc
Lắc… về thành phố học nghiệp vụ, đã tranh thủ học thêm môn khoa học sáng tạo. Trong lớp học, có thể
thấy các thanh niên nam nữ vừa tốt nghiệp lớp 12 ngồi bên các bậc cha chú họ. Có những người thợ
may, thợ cơ khí cùng các kỹ sư, bác sĩ, dược sĩ, nhà giáo các cấp; các nhà khoa học và giảng viên đại học;
có cán bộ tuyên huấn, đoàn thể, có sĩ quan quân đội… cùng học với nhau. Đã có người trước ngày lên
máy bay xuất cảnh còn ráng theo học buổi cuối cùng, và khi đến nước Mỹ đã viết thư về xin tài liệu để
tiếp tục học thêm.
Ở nước ngoài cũng có dạy môn này nhưng học phí quá cao ít ai theo nổi. Ở Mỹ, khoa học này gọi là
Synectics. Mỗi nhóm theo học môn này tại Cambridge (Massachusetts) phải trả hàng trăm ngàn đô-la. Tại
một trung tâm giảng dạy Phương pháp luận sáng tạo ở Singapore do người Mỹ tổ chức, học viên phải trả
2.000 đô-la Mỹ cho 3 ngày học. Tại Trung tâm Sáng tạo ở thành phố Hồ Chí Minh, học phí cho 1 khóa 60
tiết kéo dài trong 2 tháng là một số tiền Việt Nam nhỉnh hơn… 5 đô-la một chút!
Kết thúc mỗi khóa học, hầu hết học viên đều thu hoạch được nhiều điều như một nhà hóa học đã phát
biểu ở đầu bài viết này. Học viên Ngô Thị Thu Tâm, 23 tuổi với trình độ văn hóa lớp 12, đã bộc
bạch: "Trước kia tôi thiếu tự tin, lười suy nghĩ. Giờ đây tôi lạc quan hơn và thích quan sát, ham tìm tòi, suy
nghĩ, đầu óc trở nên sắc sảo, nhạy bén hơn, giải quyết vấn đề nhanh hơn, hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn".
Các học viên thường lấy làm tiếc rằng họ được học môn này quá muộn; nếu sớm hơn thì sự nghiệp mà
họ đang phục vụ sẽ có thể thành đạt sớm hơn và to lớn hơn nhiều. Dĩ nhiên ý kiến của các học viên vẫn
chỉ là cảm tưởng. Nhưng cảm tưởng của những người trong cuộc ấy chứa đựng hạt nhân chân lý.
Ngày nay ai cũng biết rằng, mặc dù tài nguyên và nguồn vốn đầu tư là rất quan trọng, yếu tố quyết định
sự phát triển của đất nước vẫn là khả năng sáng tạo của con người. Lịch sử đã khẳng định rằng tầm cao
của tiến bộ và thành đạt của một dân tộc bao giờ cũng quan hệ mật thiết với sức sáng tạo và sức sản
xuất của dân tộc đó. Chính vì vậy mà khoa học về sáng tạo ngày càng trở nên đắt giá trên thế giới. Cũng
như đa số các dân tộc châu Á, người Việt Nam không thua sút ai về sự cần cù, thông minh, nhưng lại yếu
kém về hơn về khả năng sáng tạo. Bởi thế, phương pháp luận sáng tạo lại càng quan trọng đối với nước
ta trên con đường cất cánh. Lẽ dĩ nhiên, như tiến sĩ Phan Dũng thường nói, chỉ một ngành khoa học
không thôi, không làm gì được. Vấn đề là ở sự đồng bộ và tính hệ thống của mọi lĩnh vực. Tuy vậy, vai trò
thúc đẩy và tác dụng thiết thực của phương pháp luận sáng tạo là hết sức rõ ràng. Giúp con người khắc
phục "sức ì tâm lý", gạt bỏ những nhầm lẫn quanh co của "phương pháp thử và sai", nó góp phần làm
cho tốc độ phát triển trong sự nghiệp của mỗi người và của toàn dân tộc tăng lên.
Trong chuyến đến thăm Trung tâm Sáng tạo Khoa học – kỹ thuật của Trường đại học Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh ngày 19/12/1992, các chuyên viên giám định sáng chế thuộc Cục sáng chế Nhật Bản là
các ông Mitsuharu Oda và Yoshiaki Kawasaki đã phát biểu: "Chúng tôi tin tưởng rằng sự phát triển sau
này của Việt Nam rất nhanh, nhờ vào Trung tâm đáng chú ý như thế này".
Nảy mầm và phát triển tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm "đáng chú ý" này đã được Ủy ban khoa học
kỹ thuật thành phố, Trường đại học Tổng hợp, Nhà văn hóa thanh niên, các cơ quan truyền thông báo chí
cùng một số cơ quan khác giúp đỡ và ủng hộ.
Tuy vậy, phương thức hoạt động chủ yếu của trung tâm vẫn là tự trang trải kinh phí theo cơ chế thị
trường. Với phương thức này, trung tâm đã và sẽ có khả năng phát triển. Nhưng nếu không được Nhà
nước đầu tư một cách thích đáng, thì dù là một Trung tâm sáng tạo khoa học-kỹ thuật đi nữa, cũng khó
làm nên những điều kỳ diệu.
(Báo "Sài Gòn Giải Phóng", ra ngày 06/05/1992)
 
Có gì thú vị như phương pháp luận sáng tạo?
Ngườ i viết: Hữ u Thiện
Tiếng sét ái tình với anh giáo viên trẻ
Từ Tân Phú (An Giang), anh giáo viên trẻ Trịnh Xuân Khanh quyết định kết thúc chặng đường tám năm
làm thầy giáo của mình để về Sài Gòn học đại học và luyện thi lấy bằng C Anh ngữ. Một trong những địa
chỉ đầu tiên anh tìm tới để ghi danh: Trung tâm Sáng tạo Khoa học-kỹ thuật (viết tắt là TSK) thuộc Đại
học tổng hợp TPHCM. Môn học: Phương pháp luận sáng tạo (PPLST).
Buổi học đầu tiên, Khanh gặp một cú sét ái tình! Qua phần giới thiệu và phân tích của tiến sĩ Phan Dũng –
giám đốc kiêm giảng viên... duy nhất của TSK, anh chợt phát hiện được sự tồn tại của tính ì tâm lý trong
con người và ngay trong chính mình, lực cản trong mọi hoạt động sáng tạo. Sự cuốn hút của môn PPLST
từ đó cứ tăng dần lên. Khanh về nhà nhất định kéo chị, em và các cháu phải đi học môn này bằng được.
Hiện, nhà anh đã có tới sáu người gồm ba sinh viên, hai bác sĩ và một kỹ sư địa chất đang học các lớp về
tư duy sáng tạo. Học về các thủ thuật (nguyên tắc sáng tạo), về các phương pháp tích cực hóa tư duy...
Không chỉ theo học, họ còn tham dự thường xuyên vào nhóm Chủ nhật, một loại Câu lạc bộ tự nguyện
gồm hơn 30 cựu học viên về PPLST. Nhóm tự thành lập từ tháng 10/1992, sinh hoạt thường kỳ vào mỗi
chiều chủ nhật để giúp nhau tìm hiểu thêm về lịch sử môn học. Để làm giàu quỹ bài tập của nhóm bằng
cách hàng tuần, mỗi người nộp một bài tập chọn từ cuộc sống, từ những tình huống có vấn đề trong học
tập, trong lao động sản xuất, kinh doanh... và cả trong... chuyện tình yêu của mình (!) để cùng nhau phân
tích, rèn luyện các thao tác sáng tạo. Hướng xa hơn: Nhóm sẽ tìm nhận hợp đồng sáng tạo các mẫu mã
mới, đưa ra các giải pháp mới, ý tưởng mới... theo đơn đặt hàng của các công ty, xí nghiệp. Tất cả đều
mong ước tự hình thành nên một nhóm Synectics chuyên nghiệp, đầu tiên của thành phố – bao gồm
những nhà sáng tạo thuộc những ngành nghề khác nhau, tập hợp lại để cố gắng giải một cách sáng tạo
các bài toán thiết kế kỹ thuật và quản lý hành chính, xã hội...
Ở đâu lại chẳng cần sáng tạo
Trong 1.294 học viên của 31 khóa PPLST tại TSK, Dương Ngọc Thạch là một học viên khá... đặc biệt: Anh
đã vận dụng thành công môn học này từ trước khi là học viên của TSK.
Năm 1987, tình cờ Thạch mua được cuốn sách Algôrit sáng chế. Lúc đó, anh vẫn còn là một thanh niên
đang vất vả kiếm sống bằng đủ thứ việc linh tinh: Sửa ống nước, sửa điện nhà, vẽ chân dung, vẽ trang trí
bảng hiệu... Quan sát cuộc sống của trẻ trong các trường mẫu giáo, anh phát hiện một điều: Các cháu
quá thiếu đồ chơi, trong khi những mẫu mã do Bộ giáo dục-đào tạo hướng dẫn thực hiện lại quá đơn
điệu và thô sơ. Thiên hướng yêu trẻ kết hợp với việc ngẫm nghĩ và vận dụng triệt để các thủ thuật sáng
tạo cơ bản từ cuốn sách gối đầu giường vừa nêu đã đưa anh vào một bước ngoặt mới trong cuộc đời:
Trở thành nhà thiết kế mẫu đồ chơi trẻ em.
Vận dụng nguyên tắc đổi chiều, Thạch đã sáng tạo từ chiếc xích đu bình thường theo kiểu ngang thành
xích đu chiều dọc, từ đó cải tiến thành xích đu xe buýt với nhiều chỗ ngồi hơn, thú vị hơn với trẻ. Cuộc
sáng tạo vẫn chưa chịu ngừng lại: Vận dụng thêm nguyên tắc cầu hóa (làm tròn), Thạch làm tiếp kiểu xích
đu tự xoay theo đủ mọi chiều. Rồi lại cải tiến loại đu quay bình thường thành đu quay xe đạp (lắp bánh
xe) nhờ áp dụng nguyên tắc chuyển sang chiều khác và nguyên tắc kết hợp...
Từ năm 1987 tới năm 1992, Thạch đã có hơn 40 mẫu đồ chơi sáng tạo như thế, giúp các cô mẫu giáo-nhà
trẻ thực hiện được rất nhiều yêu cầu giáo dục, rèn luyện trẻ em theo yêu cầu của Bộ. Từ một thanh niên
nghèo và nặng nợ vợ con, nay Thạch đã là ông chủ trẻ mới 30 tuổi của một cơ sở sản xuất đồ chơi nổi
tiếng khắp từ Bắc vào Nam.
Nhớ lại những buổi đầu theo học TSK, Thạch cảm thấy như tìm được một kho báu quý giá hơn mọi của
cải vật chất, cảm thấy từ nay mình có thể bay bổng với nhiều suy nghĩ mới lạ trên một hướng đi mới mà
biết chắc sẽ thành công lớn hơn. Được thầy giúp đỡ, Thạch phát hiện được ngay tính ì tâm lý của chính
mình ngay trong những hoạt động sáng tạo đúng bài bản sách vở! Từ nay, anh đã biết nhìn nhiều chiều
hơn, nhìn rộng hơn và rộng lượng hơn, biết biến hại thành lợi ngay cả trong hoạt động quản lý sản xuất,
kinh doanh...
Phương pháp luận sáng tạo cho trẻ em – sao lại không?
Trong 1.294 học viên của TSK, hơn 40% là học sinh, sinh viên đã đến với PPLST ở các lớp đêm. Số học
viên còn lại thì đa dạng hơn: Giáo viên, giáo sư đại học, bác sĩ, dược sĩ, tiến sĩ, kỹ sư... bên cạnh những cán
bộ Đảng, công nhân, thợ may, huấn luyện viên thể thao, tiểu thương... Có dịp đọc gần 1.000 bài thu
hoạch cuối khóa của 32 khóa PPLST, phóng viên ghi nhận: Tất cả học viên đều khẳng định họ đã biết
lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác để chắt lọc những yếu tố có giá trị, biết nhìn một vấn đề theo
nhiều chiều và lại quen tìm ra cái mới trong mỗi chiều nhìn, biết tự tin hơn... để vươn tới một nhân cách
sáng tạo! Đúng như cô bạn Diễm Linh – giáo viên Trường thực nghiệm quận 1, học viên khóa 28 PPLST
nói: "Khát vọng sáng tạo là nhân bản!". Trong khi đó, cô thợ may Mai Diễm – một cựu học viên đã biết
vận dụng các thủ thuật sáng tạo để thiết kế nhiều kiểu áo mới, lạ thì tâm sự: "Giá như tôi biết tới môn
PPLST từ khi mới thôi học phổ thông thì có lẽ nghề nghiệp của mình đã khác nhiều! Vì vậy, tôi quyết định
khi con mình đủ tuổi sẽ cho tới học môn PPLST..."
Tại sao lại không? Tại sao lại không nghĩ tới chuyện dạy trẻ em VN về tư duy sáng tạo, theo những hình
thức phù hợp với tâm sinh lý của các em? Liệu có thể đưa môn PPLST vào các trường phổ thông, xem
như một môn học chính khóa? Tại sao trong lĩnh vực mới mẻ và rất quan trọng này, dường như chỉ mới
có bàn tay của tiến sĩ Phan Dũng?
(Báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 3/12/1992)

40 NGUYÊN TẮC - THỦ THUẬT SÁNG TẠO


http://sangtaohoc.blogspot.com/2011/08/40-nguyen-tac-thu-thuat-sang-tao.html

Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kì cái gì mới và cái mới đó đem lại ích lợi.
Ví dụ:
 Người học tự tìm ra cách giải mới có thể giải được bài tập một cách nhanh chóng và hiệu
quả.
 Người bán hàng sử dụng cách tiếp thị mới thu hút khách hàng, bán được nhiều sản phẩm
hơn.
 Nhà toán học phát hiện và chứng minh các định lý, khái niệm mới
 Acsimet tìm ra lực đẩy của nước (lực đẩy Acsimet) xác định người thợ kim hoàn gian lận vàng
của vua.
 Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy tìm ra cách dời những ngôi nhà với kích thước rất lớn từ nơi này
đến nơi khác.
Thủ thuật là thao tác tư duy đơn lẻ kiểu: hãy đặc biệt hoá bài toán, hãy phân nhỏ đối tượng, hãy làm ngược
lại... 
1. Nguyên tắc phân nhỏ
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập.
- Để di chuyển 100 cái ghế ra khỏi phòng, đòi hỏi phải khiêng từng cái. 
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
- Máy vi tính gồm có các thành phần như thùng máy, màn hình, ram, ổ cứng, ổ dvd ...có thể tháo lắp được.
 Khi máy tính bị sự cố, chỉ cần xác định bộ phận nào bị hư, và thay thế bộ phận đó, không cần
phải thay toàn bộ máy tính.
 Hoặc nâng cấp máy tính, chỉ cần thay thế 1 số bộ phận.
 Đối với việc vận chuyển các máy tính lớn cũng dễ dàng hơn, bằng cách vận chuyển từng bộ
phận của máy tính, sau đó lắp ráp lại với nhau.
- Chia một công việc lớn thành các công việc nhỏ hơn, mỗi công việc này tương ứng với 1 chương trình con,
sau đó lắp ghép các chương trình con này lại thành chương trình lớn giải quyết công việc ban đầu. (Lập
trình).
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng 
- Miếng thịt bò được băm nhỏ ra, sẽ mềm hơn, ít dai hơn, thời gian chế biến ngắn hơn. 

2. Nguyên tắc “tách khỏi”


Tách phần gây “phiền phức” (tính chất “phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất
“cần thiết”) ra khỏi đối tượng. 
- Trên bàn có giáo khoa và truyện tranh. Để tập trung cho việc học, người học tách truyện tranh (phiền
phức) đi chỗ khác, hoặc tách sách giáo khoa (cần thiết) ra một nơi khác để học.
- Để tránh tiếng ồn bên ngoài, người học có thể tách tiếng ồn đi (phiền phức) bằng cách đeo tai nghe
headphone.
- Khi học bài, người học phải biết tách các ý chính (cần thiết), có như vậy việc học bài mới nhớ lâu, dễ hiểu.
- Vào mùa hè, thời tiết nóng bức sẽ cản trở công việc, do đó người ta tách nhiệt độ nóng (phiền phức) ra
khỏi phòng bằng cách sử dụng quạt, máy điều hòa nhiệt độ, hoặc cách tốt nhất là trồng nhiều cây xanh. 

3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ


Thay đổi các phần của đối tượng, để đối tượng có thể hoạt động tốt hơn.- Bìa sách cần được làm dày
hơn các trang sách để bảo vệ các trang sách.
- Thân nhiệt người bình thường ở 37 độ, nếu thấp hoặc cao hơn nhiệt độ này là có vấn đề. Do đó trên các
cặp nhiệt độ, 37 độ được ghi bằng màu đỏ. 

4. Nguyên tắc phản đối xứng 


Chuyển đối tượng có hình dạng (phẩm chất) đối xứng thành không đối xứng (nói chung làm giảm bậc
đối xứng). 
- Các xe ô tô du lịch loại nhỏ có cửa mở ở cả hai phía nhưng các xe lớn (ô tô buýt chẳng hạn), chỉ mở phía
tay phải, sát với lề đường.
- Chỗ ngồi của lái xe trong ôtô không ở chính giữa mà ở bên trái hay bên phải tùy theo luật giao thông cho
phép lưu thông bên trái hay bên phải. 

5. Nguyên tắc kết hợp 


Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận. 
- Loại búa có một đầu để đóng đinh, đầu kia dùng để nhổ đinh. (đóng đinh và nhổ đinh là 2 hoạt động kế cận)
- Nhiều chìa khóa kết hợp lại thành chùm chìa khóa tránh thất lạc. (các đối tượng đồng nhất)
- Trong thư viện những quyển sách cùng loại (đối tượng đồng nhất) được xếp cùng với nhau để người đọc
dễ tìm kiếm, tra cứu.
- Để học từ vựng hiệu quả, khi học một từ nào đó, người học cần học thêm các từ đồng nghĩa. 

6. Nguyên tắc vạn năng 


Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng
khác. 
- Bút thử điện đồng thời là tuốc nơ vít
- Xe lội nước vừa đi được trên bộ, vừa đi được dưới nước
- Đào tạo người học theo hướng phát triển toàn diện, vừa giỏi về kiến thức lẫn kĩ năng, phương pháp, có sức
khỏe tốt, thông thạo nhiều ngoại ngữ, biết cách tự học... 

7. Nguyên tắc “chứa trong” 


a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tượng khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba ... 
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác. 
- Loại ăngten, dùng cho các máy thu thanh, thu hình, khi cần có thể kéo dài hoặc thu ngắn lại nhờ những ống
kim loại đặt bên trong nhau.
- Vận chuyển vật liệu trong các đường ống 

8. Nguyên tắc phản trọng lượng 


Nếu đối tượng có nhược điểm, cần liên kết đối tượng với một đối tượng khác có ưu điểm nhằm bù trừ nhược
điểm của nó.
- Nhảy dù, hãm máy bay bằng dù.
- Loại hàng hóa có bao bì, hình thức đẹp, nhằm bù trừ cho chất lượng hàng không cao.
- Mỏ neo giữ tàu khỏi trôi. 

9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ


Nếu theo điều kiện bài toán cần thực hiện tác động nào đó, yêu cầu thực hiện phản tác động trước.
- Loại đồ chơi phải lên dây cót trước.
- Trước khi phẫu thuật phải gây tê, gây mê bệnh nhân.
- Học và đào tạo trước khi làm việc. 

10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ 


Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng.
- Tem, biên lai đã tạo lỗ trước, khi cần xé ra dễ dàng, nhanh chóng.
- Tem, nhãn bôi keo trước, khi dùng chỉ việc dán.
- Thực phẩm làm sẵn, mua về có thể nấu ngay được. 

11) Nguyên tắc dự phòng


Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an
toàn.
- Các phương tiện báo cháy, phòng cháy, chữa cháy
- Các loại chuông, đèn báo sự nguy hiểm
- Các biện pháp phòng bệnh 

12) Nguyên tắc đẳng thế


Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
- Tại các nhà ga, người ta làm sân ga bằng với chiều cao của sàn tàu, hành khách dễ dàng ra vào các toa
tàu.
- Các bảng điện, bảng đồng hồ điều khiển, bảng thông báo...đặt đúng với tầm nhìn.

13) Nguyên tắc đảo ngược


Thay vì hành động như bình thường, hãy hành động ngược lại 
- Chứng minh phản chứng trong toán học.
- Trong kiểm tra trắc nghiệm, thay vì lựa chọn các đáp án đúng, hãy làm ngược lại bằng cách loại trừ các đáp
án sai.
- Trong việc tiếp thu kiến thức, người học sẽ thay cho câu hỏi Tại sao? bằng Tại sao không?. Ví dụ, quan
sát giáo viên giải bài tập, người học sẽ đặt câu hỏi Tại sao thầy lại không giải bằng cách khác?
- Thay vì mua hàng người ta phải ra chợ hoặc cửa hàng, có cách phục vụ ngược lại là mang hàng đến bán
tận nhà.

14) Nguyên tắc cầu (tròn) hoá


a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành
kết cấu hình cầu.
b) Chuyển từ cách tiếp cận thông thường (thẳng) sang cách tiếp cận khác (vòng).- Khi thông báo những tin
buồn, người nói thường không nói ngay (thẳng) vào vấn đề, mà có thể nói theo cách khác (vòng) nhằm giảm
nhẹ đi.
- Có nhiều cách để giải 1 bài toán, 1 vấn đề.
- Bàn hình chữ nhật, hình vuông chuyển thành hình ôvan, hình tròn.
- Dây nối ống nghe với máy điện thoại bàn có dạng lò xo xoắn.
- Để thành công trên con đường học vấn có nhiều cách: Tự nghiên cứu, Du học, Tham gia các hội thi...
- Nhà văn thường ít khi viết trực tiếp (thẳng) mà thường viết theo cách gián tiếp (vòng) để tăng tính bất ngờ
và hấp dẫn độc giả.

15) Nguyên tắc linh động


Chuyển đối tượng từ trạng thái không thay đổi trong suốt quá trình hoạt động sang thay đổi để phù hợp tốt
nhất với từng giai đoạn khác nhau của quá trình đó.
- Ô, dù có thể bung ra lúc trời mưa, và có thể xếp gọn dễ dàng khi trời không mưa.
- Sau khi ăn kẹo (giai đoạn 1), còn lại giấy bọc kẹo có thể gây ô nhiễm môi trường (giai đoạn 2).Người ta
tạo ra kẹo có giấy bọc ăn được, từ đó hạn chế việc gây ô nhiễm môi trường.
- Các loại bàn ghế có thể mở ra dễ dàng khi cần, và có thể thu gọn lại.
- Khai báo biến tĩnh (bộ nhớ cố định) gặp nhiều hạn chế, do đó người ta nghĩ ra việc khai báo biến động (bộ
nhớ thay đổi). //Lập trình

16) Nguyên tắc giải “thiếu” hoặc “thừa”


Nếu như khó nhận được 100% hiệu quả cần thiết, nên nhận ít hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài
toán có thể trở nên đơn giản và dễ giải hơn.
- Phép tính làm tròn số, tính gần đúng trong toán học.
- Phương pháp heuristic trong Tin học.
- Trong ôn thi kiểm tra, thường người học không biết chính xác phần kiểm tra rơi vào những nội dung nào, do
đó tốt nhất là ôn tập toàn bộ (tránh học tủ).
- Khi làm kiểm tra, câu nào không làm được thì không nên bỏ trống, mà nên chọn 1 đáp án của câu đó.
- Phương pháp vét cạn (nếu không biết chính xác cách giải thì duyệt toàn bộ, bài toán sẽ đơn giản hơn
nhiều), phương pháp heuristic (kết quả "tối ưu chính xác" tốn nhiều thời gian, nên nhận kết quả "gần tối ưu"
chấp nhận được, khi đó thời gian sẽ nhanh hơn rất nhiều).

17) Nguyên tắc chuyển sang chiều khác


Thay vì nhìn (sử dụng) đối tượng theo cách thông thường, hãy nhìn (sử dụng) đối tượng từ những góc độ,
"chiều" khác nhau có trong đối tượng và môi trường.
- Các loại quần áo có thể mặc được cả 2 mặt, do đó không mất nhiều thời gian chọn lựa.
- Nhà ở một tầng, 2 tầng, ..., nhiều tầng.
- Chứng minh phản chứng là cách xem xét theo chiều ngược lại.
- Hệ quy chiếu trong vật lý là một cách xem xét chiều dựa vào các đối tượng tham gia trong bài toán (bằng
cách giả sử một đối tượng, một tính chất nào đó đứng yên).

18) Nguyên tắc sử dụng các dao động cơ học


a) Làm đối tượng dao động.
b) Nếu đã có dao động, tăng tầng số dao động ( đến tầng số siêu âm).
c) Sử dụng tầng số cộng hưởng.
d) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
e) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
Dao động hiểu theo nghĩa: Đối tượng có thể dễ dàng thay đổi xung quanh trạng thái cân bằng của
mình. Những đối tượng có khả năng đó thường có sức sống cao, dễ thích nghi với môi trường.
- Xích đu dành cho trẻ em.
- Con lật đật có khả năng dao động.
- Con lắc đồng hồ.

19) Nguyên tắc tác động theo chu kỳ


a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiện tác động khác.
Khi tác động liên tục gặp vấn đề khó khăn, người ta sẽ giải quyết chúng bằng cách chuyển sang tác
động theo chu kỳ (ngắt quãng, rời rạc)
- Đèn xi-nhan quẹo phải (trái), đèn trên các xe cứu thương có dạng nhấp nháy để báo hiệu cho các xe khác.
- Thay vì học bài liên tục từ sáng đến tối sẽ gây mệt mỏi, hiệu quả không cao, nên chia thành các khoảng thời
gian (45 phút đến 1 tiếng), kết hợp với thời gian nghỉ ngơi hợp lý (10 phút).
- Khi thuyết trình, đọc liên tục sẽ gây mệt mỏi cho người đọc lẫn người nghe. Do đó cần phải biết lên giọng,
xuống giọng một cách hợp lý, có thời gian dừng khi chuyển từ ý này sang ý khác.

20) Nguyên tắc liên tục tác động có ích


a) Thực hiện công việc một cách liên tục.
b) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
Nguyên tắc này đòi hỏi các tác động có ích phải xảy ra liên tục (không có thời gian chết) và tính có
ích của các tác động phải càng ngày, càng tăng.
- Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi giữa các giờ học, học sinh nên đi bộ hoặc tập thể dục, vận động nhẹ
nhàng nhằm thư giãn đầu óc, tăng cường sức khỏe...
- Tàu đánh cá kết hợp với chế biến, đóng hộp trên đường về.
- Khi giải quyết một vấn đề, không nên chỉ ngồi yên suy nghĩ, mà nên vẽ hình ra.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh” 
a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
- Trong khi làm bài thi, câu nào cảm thấy làm chưa ra thì nên chuyển sang câu khác. Khi nào có thời gian thì
quay lại giải các câu này.
- Trong những tình huống nguy cấp đòi hỏi phải xử lý nhanh.
- Ghế ngồi phi công bật ra khỏi buồng lái rất nhanh khi máy bay bị cháy, có nguy cơ nổ.

22. Nguyên tắc biến hại thành lợi 


a) Sử dụng những tác nhân có hại (thí dụ tác động có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
- Học sinh nghèo hiếu học đã biến hoàn cảnh không thuận lợi thành động lực học tập.
- Sau mỗi lần thất bại, nếu biết rút kinh nghiệm, thành công sẽ rực rỡ.
- Tiêm vắc xin (vi trùng yếu) vào cơ thể để tạo miễn dịch.
- Thất bại là mẹ thành công.

23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi 


a) Thiết lập quan hệ phản hồi
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi (hoàn thiện) nó.
Phản hồi hiểu theo nghĩa: đối tượng (chức năng) A tác động lên đối tượng (chức năng) B, sau đó đối
tượng (chức năng) B cũng có tác động ngược trở lại đối tượng (chức năng) A.
- Học sinh chơi game nhằm mục đích thư giãn đầu óc (quan hệ thuận), tuy nhiên sau đó học sinh lại cảm thấy
căng thẳng đầu óc hơn, suy nghĩ chậm chạp hơn, điều này đã tác động ngược trở lại (quan hệ nghịch) việc
chơi game, yêu cầu học sinh phải giảm thời gian chơi game lại.
- Học sinh nỗ lực học tập để đạt được thành tích cao (quan hệ thuận), sau một thời gian kết quả học kì của
học sinh đó đạt loại GIỎI, kết quả này đã tác động ngược trở lại (quan hệ nghịch) sự nỗ lực học tập của học
sinh, giúp học sinh tự tin hơn và không ngừng phấn đấu trong học tập.
- Định luật 3 Newton.

24. Nguyên tắc sử dụng trung gian Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.

25. Nguyên tắc tự phục vụ 


a) đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiện các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.

26. Nguyên tắc sao chép (copy)


a) Thay vì sử dụng những cái không được phép, phức tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản
sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt
thường), chuyển sang sử dụng bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.

27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”


Thay thế đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (thí dụ như về tuổi thọ).

28. Thay thế sơ đồ cơ học 


a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng .
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các
trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định .
d) Sử dụng các trường kết hợp với các hạt sắt từ.

29. Sử dụng các kết cấu khí và lỏng 


Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng, đệm không
khí, thủy tĩnh, thủy phản lực.

30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng 


a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bằng các vỏ dẻo và màng mỏng.
31. Sử dụng các vật liệu nhiều lỗ
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết có nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ..)
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ, sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.

32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc 


a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài
b) Thay đổi độ trong suốt của của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, hùynh
quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sử dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.

33. Nguyên tắc đồng nhất


Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu
gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng cho trước.

34 Nguyên tắc phân hủy hoặc tái sinh các phần 


a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không càn thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi..)
hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực tiếp trong quá trình làm việc.

35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng 


a) Thay đổi trạng thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo
d) Thay đổi nhiệt độ, thể tích.

36. Sử dụng chuyển pha 


Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong quá trình chuyển pha như : thay đổi thể tích, toả hay hấp thu nhiệt
lượng...

37. Sử dụng sự nở nhiệt 


a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng vài vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác nhau.

38. Sử dụng các chất oxy hoá mạnh 


a) Thay không khí thường bằng không khí giàu oxy.
b) Thay không khí giàu oxy bằng chính oxy.
c) Dùng các bức xạ ion hoá tác động lên không khí hoặc oxy.
d) Thay oxy giàu ozon (hoặc oxy bị ion hoá) bằng chính ozon.

39. Thay đổi độ trơ 


a) Thay môi trường thông thường bằng môi trường trung hoà.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần , các chất , phụ gia trung hoà.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.

40. Sử dụng các vật liệu hợp thành (composite) 


Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thành (composite). Hay nói chung, sử
dụng các loại vật liệu mới.

Được đăng bởi Nguyễn Ngọc Vinh vào lúc 07:42 

KĨ NĂNG TƯ DUY SÁNG TẠO


Huỳnh Toàn
Trưởng khoa Kỹ năng Trường Đoàn Lý Tự Trọng
Tổng trưởng-Tổng đoàn Sao Bắc Đẩu
1. Khái niệm về kỹ năng tư duy sáng tạo.
1.1. Tư duy sáng tạo (TDST) là gì?
1.1.1. Tư duy là gì?
Hiểu theo nghĩa cuộc sống: Tư duy là hoạt động suy nghĩ, động não,… của con người.
Ở góc độ khoa học: Tư duy được hiểu là là một quá trình nhận thức phản ánh những
thuộc tính bản chất, mối liên hệ và quan hệ có tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong
hiện thực khách quan mà trước đó ta chưa biết.
1.1.2. Sáng tạo là gì?
Theo nghĩa cuộc sống: Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kì cái gì có đồng thời tính mới và
tính ích lợi.
Hiểu theo nghĩa khoa học: Sáng tạo là một tổ hợp các năng lực cho phép con người trên
cơ sở kinh nghiệm của mình có được sản phẩm tư duy mới mẻ, độc lập trên bình diện cá nhân
hay xã hội.
- Sáng tạo được xem là dạng hoạt động cao nhất của con người.
- Sáng tạo là một tổ hợp các năng lực bao gồm: tư duy độc lập, xúc cảm, ý chí, động cơ,
trí nhớ,…
- Sáng tạo bao gồm ba thuộc tính cơ bản hay nó bộc lộ ở ba tính chất cơ bản: tính mới
mẻ, tính độc lập (tự lập) và tính có lợi.
- Các cấp độ của sáng tạo (căn cứ vào tính chất của sản phẩm sáng tạo): sáng tạo biểu
hiện (hứng khởi và tự do), sáng tạo chế tạo, sáng tạo phát kiến, sáng tạo cải biến (tiếp biến, cải
biên, đổi mới, cải cách) và sáng tạo trí tuệ đặc biệt (thiên tài).
1.1.3. Tư duy sáng tạo là gì?
Tư duy sáng tạo là một kiểu tư duy đặc biệt, đặc trưng bởi sự sản sinh ra sản phẩm mới
và xác lập các thành phần mới của hoạt động nhận thức nhằm tạo ra nó. Các thành phần này có
liên quan đến động cơ, mục đích, đánh giá, các ý tưởng của chủ thể sáng tạo.
- Tư duy sáng tạo là loại tư duy mà con người vận dụng kiến thức, kinh nghiệm nhằm
tạo ra cái mới thỏa mãn nhu cầu thực tế.
- Tư duy sáng tạo là việc giải quyết vấn đề hiệu quả bằng cách tìm điểm tựa để đưa ra
nhiều giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Tư duy sáng tạo là hoạt động suy nghĩ của cá nhân trong khi giải quyết vấn đề, bằng
cách tìm ra nhiều cách thức khác nhau và lựa chọn cách giải quyết tối ưu, hiệu quả nhất.

1.2. Kỹ năng tư duy sáng tạo là gì?


Kỹ năng tư duy sáng tạo là khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả dựa trên sự phân tích,
lựa chọn giải pháp tối ưu.
- Khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả này là mang tính mới mẻ, độc lập và hữu ích và
hướng đến xu thế tối ưu.
- Trí tuệ và tư duy sáng tạo có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo sẽ làm cho cá nhân phát triển và xã hội sẽ vận động theo
hướng tích cực.
2. Các điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo.
2.1. Các điều kiện chung:
Não và các giác quan: sáng tạo là một quá trình, ở mỗi giai đoạn khác nhau của quá trình
đó có sự tham gia của hai bán cầu não. Sự phối hợp hoạt động của hai bán cầu não có tác động
rất lớn đến sự ra đời sản phẩm sáng tạo và hình thành năng lực sáng tạo.
Môi trường và sáng tạo: môi trường được đề cập ở đây bao gồm môi trường tự nhiên và
môi trường xã hội.
- Môi trường tự nhiên: có ảnh hưởng nhất định đến ý chí, động cơ, tính cách,... của chủ
thể sáng tạo.
- Môi trường xã hội: quyết định đến sự hình thành và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo.
Sự an toàn tâm lí, sự tự do tâm lí, sự cạnh tranh có liên quan đến tư duy sáng tạo.
- Giáo dục, học tập: chủ đạo, định hướng hình thành và nuôi dưỡng tư duy sáng tạo.
- Hoạt động thực tiễn: quyết định trực tiếp đến tư duy sáng tạo của con người. Tư duy
sáng tạo phải dựa vào bản thân hoạt động tích cực của chính con người, đó là tính chất hoạt
động của công việc, thái độ làm việc,... Sự khác nhau của hoạt động thực tiễn thì kết quả tư duy
sáng tạo của con người cũng khác nhau.

2.2. Các điều kiện cụ thể:


Có nhu cầu khám phá và đặt vấn đề cho mình: chính lòng mong muốn, ham thích khám
phá và tự đặt câu hỏi sẽ làm cho sự tư duy sáng tạo nảy sinh và phát triển.
Có sự tự tin nội tại: sự thành công của tư duy sáng tạo phải được bắt nguồn từ niềm tin
kiên định. Con người sẽ tin vào trí tuệ và năng lực của mình, tin vào cái cái mới khám phá và
tự tin khi xác lập kết quả tư duy sáng tạo.
Có ý chí và sự nỗ lực vượt khó: sáng tạo được nuôi dưỡng và phát triển thông qua sự tự
rèn luyện và ý chí.
Biết hoài nghi và không vâng lời: thể hiện rõ nhất qua các câu hỏi: "Có phải là cái (giải
pháp) tốt nhất chưa? Còn giải pháp nào tốt hơn không? Làm sao để cải thiện thêm?..."
Biết loại bỏ những suy nghĩ theo “thói quen”, tính ỳ tâm lí: tính ỳ tâm lí là một thuộc
tính, đặc điểm tâm lí của cá nhân, làm cho hoạt động, tư duy của cá nhân thiếu tính linh hoạt,
sáng tạo. Người nào cũng có tính ỳ tâm lí, thường là cản trở quá trình tư duy sáng tạo và đổi
mới.
Biết vận dụng các phương pháp và thủ thuật tư duy sáng tạo: có thể thấy hiện có khá
nhiều phương pháp: công não, 6 chiếc nón tư duy,… và thủ thuật tư duy sáng tạo khác nhau:
thủ thuật giải quyết vấn đề tư duy sáng tạo theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.
Cảm xúc - linh cảm trực giác: là những giây phút “bật ra” từ sự tích lũy, tích tụ rất lâu
dài trong suy nghĩ của con người.

2.3. Tính ỳ, tính ỳ tâm lí:


2.3.1. Tính ỳ là gì?
Là một thuộc tính nhất định của một hệ thống, một sự vật. Tính ỳ là yếu tố trì nặng làm
giảm sức hoạt động hoặc chuyển động của một sự vật, hệ thống hay con người.
2.3.2. Tính ỳ tâm lí là gì?
Là một thuộc tính trong cá nhân, nó làm cho hoạt động của cá nhân thiếu tính linh hoạt,
sáng tạo. Yếu tố tâm lí trong tính ỳ này rất đa dạng, nó thuộc về phương diện khả năng tinh
thần của con người.
2.3.3. Phân loại tính ỳ tâm lí:
- Tính ỳ thừa: Là sự vận dụng các quy tắc một cách quá cứng nhắc hay vượt quá phạm vi
cho phép.
- Tính ỳ thiếu: Là loại tính ỳ xảy ra do con người không bao quát được vấn đề, không
hình dung được hết khả năng có thể xảy ra, không suy luận rộng và đủ chi tiết để giải quyết
vấn đề một cách hiệu quả. Phân tích về tính ỳ thiếu, có thể nhận thấy có khá nhiều loại tính ỳ
thiếu khác nhau:
+ Ỳ thiếu ngôn ngữ: Loại tính ỳ thiếu làm khả năng suy luận ngôn ngữ của con người bị
hạn chế.
+ Ỳ thiếu chức năng đồ vật: Khi tiếp cận đồ vật, những yếu tố trục quan của đồ vật và
những kinh nghiệm tiếp xúc mà thông thường là những đặc điểm nổi bật làm cho chủ thể dễ
dàng sai lầm khi bị "cuốn" vào những gì được khắc sâu trong kí ức và dễ dàng bỏ qua những
đặc điểm cũ.
+ Tính ỳ thiếu hình khối không gian, thiếu các chi tiết khác khi suy luận,...: Những biểu
hiện cụ thể của tính ỳ thiếu làm cho quá trình sáng tạo bị rập khuôn, máy móc và chất lượng
hay hiệu quả của hoạt động bị "đứng chựng" một cách tất nhiên.

3. Các phương pháp và thủ thuật tư duy sáng tạo.


3.1. Các phương pháp cơ bản:
Hiện nay, tư duy sáng tạo có khá nhiều phương pháp khác nhau, có thể điểm qua những
phương pháp cơ bản như: phương pháp công não; quy nạp và diễn dịch; phương pháp 6 chiếc
nón tư duy; phương pháp nới rộng khái niệm; phương pháp sáng tạo theo quy trình; phương
pháp giản đồ ý, lập bản đồ tư duy; phương pháp sáng tạo tổng hợp; phương pháp sáng tạo tổng
hợp;...
3.1.1. Phương pháp công não (Alex Osborn - 1980)
Phương pháp công não (Branstorming) được hiểu là cách thức, thủ thuật tác động vào
não bộ để não hoạt động một cách tối đa nhằm tìm ra nhiều ý tưởng nhất.
* Các bước tiến hành:
- Phân công nhiệm vụ (nhóm trưởng hay chủ trò, thư kí);
- Tung vấn đề hay xác định vấn đề và làm cho các thành viên hiểu một cách tương đối rõ
ràng, thấu đáo, trọng tâm;
- Thiết lập luật chơi, luật tập kích não;
- Lấy ý kiến, ý tưởng (bắt đầu tập kích não);
- Xây dựng mạng theo nhóm chủ đề;
- Phân tích và đánh giá.
Việc sử dụng phương pháp công não phù hợp với yêu cầu sáng tạo để giải quyết các vấn
đề đòi hỏi phải có sự huy động trí tuệ nhóm - tập thể. Sử dụng phương pháp công não có hiệu
quả hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào sự nỗ lực, cố gắng của từng thành viên nhưng chắc chắn
rằng không khí của nhóm trong buổi công não tích cực thì sự tham gia của các thành viên cũng
sẽ rất năng động và hiệu quả.
3.1.2. Phương pháp 6 chiếc nón tư duy (Edward De Bono, 1980 -1985)
Phương pháp 6 chiếc nón tư duy là cách thức nhằm giúp chủ thể sáng tạo có được nhiều
cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác nhiều so với một người thông thường
nhìn nhận và đánh giá.

Sơ đồ “Sáu chiếc nón tư duy”

* Các bước tiến hành:


Mỗi thành viên trong nhóm sẽ cùng tham gia góp ý, tùy theo tính chất của nó mà người
đó (hay người trưởng nhóm) sẽ đề nghị đội nón màu gì. Người trưởng nhóm sẽ lần lượt chia
thời gian tập trung ý cho mỗi nón màu,... Tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt nếu cần bất kì
thành viên nào cũng có thể đề nghị góp thêm ý vào cho một nón màu nào đó (nhưng phải giữ
đủ thời lượng cho mỗi nón màu).
- Bước 1: Nón trắng: Tất cả các ý kiến nào chỉ chứa sự thật, bằng chứng, hay dữ kiện,
thông tin. Đội nón này có nghĩa là tuân thủ quan điểm "Hãy cởi bỏ mọi thành kiến, mọi tranh
cãi, cởi bỏ mọi dự định và hãy nhìn vào cơ sở dữ liệu thực tế".
- Bước 2: Nón xanh lá cây: Tạo ra các ý kiến làm sao để giải quyết. Các sáng tạo, các
cách thức khác nhau, các kế hoạch, các sự thay đổi.
- Bước 3: Đánh giá các giá trị của các ý kiến trong nón xanh lá cây; viết ra danh mục các
lợi ích dùng nón vàng.
Nón vàng: Tại sao vài ý kiến này sẽ tốt và tại sao nó mang lại lợi ích. Ở đây cũng có thể
dùng về các kết quả của các hành động được đề xuất hay các đề án. Nó còn dùng để tìm ra
những vật hay hiệu quả có giá trị của những gì đã xảy ra.
Viết các đánh giá và các lưu ý trong nón đen.
Đây là nón có giá trị đặc biệt nhất. Dùng để chỉ ra tại sao các đề nghị hay ý kiến không
thích hợp (hay không hoạt động được) cùng với các dữ kiện, với kinh nghiệm sẵn có, với hệ
thống đang hoạt động, hoặc với chế độ đang được theo. Nón đen lúc nào cũng phải tính đến sự
hợp lí.
- Bước 4: Viết các phản ứng, trực giác tự nhiên và các cảm giác xuống. Nón đỏ cho phép
người suy nghĩ đặt xuống các trực cảm mà không cần bào chữa.
- Bước 5: Tổng kết và kết thúc buổi làm việc. Nón xanh da trời là sự nhìn lại các bước
trên hoặc là quá trình điều khiển.Nó sẽ không nhìn đến đối tượng mà là nghĩ về đối tượng (cụ
thể như ý kiến "đội cho tôi cái nón xanh lá cây, tôi cảm giác rằng có thể làm được nhiều hơn về
cái nón xanh này").
Lưu ý: Các bước trên không hoàn toàn nhất thiết phải theo đúng thứ tự như nêu trên mà
ở nhiều trường hợp nên chỉnh lại theo thứ tự như sau: Trắng -> Đỏ -> Đen -> Vàng -> Xanh lá
cây -> Xanh da trời.
3.1.3. Phương pháp nới rộng khái niệm (Edward de Bono - 1992)
Phương pháp nới rộng khái niệm là cách thức tìm ra hướng giải quyết bằng cách nhìn
nhận thêm những chiều kích mới của vấn đề theo hướng mở rộng, định nghĩa lại.
* Các bước tiến hành:
- Xác định vấn đề cần giải quyết, nêu vấn đề trong một chiếc khung trên giấy, vạch ra
các phương án giải quyết hiện hữu theo suy nghĩ của mình. Các phương án để nằm trên một
nhánh của đường thẳng theo hướng rẽ quạt từ khung đã có.
- Lùi lại một bước từ vấn đề đã nêu theo hướng tìm cái nhìn tổng quát hơn. Từ khung kín
ban đầu, lùi lại một bước nữa bằng cách vẽ thêm một khung kín mới nằm phía trái của khung
đã nêu, viết vào đó một khái niệm rộng hơn, một vấn đề rộng hơn. Liên kết hai khung bằng
một mũi tên xuất phát từ khung đầu tiên.
- Phát triển ý tưởng mới (dựa trên định nghĩa mới hay vấn đề mới nêu) từ vấn đề mới
nêu, có thể nêu ra hàng loạt các giải pháp mới để giải quyết yêu cầu thực tế. Điều này sẽ tạo ra
nhiều ý tưởng hay nhiều giải pháp khả dĩ. Phương pháp này giúp chủ thể sáng tạo nhìn vấn đề
bao quát hơn và tìm ra những biện pháp giải quyết vấn đề một cách sâu sắc cũng như chi tiết.
Ngoài ra, vấn đề còn được nhìn nhận đến tận "gốc" để khi giải quyết sẽ tránh khỏi hiện tượng
không lường trước, hay bỏ sót thậm chí là chủ quan.
3.1.4. Phương pháp sáng tạo theo quy trình (Define, Open, Identify, Transform) DOIT
(Robert W.Obon - 1980)
Phương pháp "DOIT" là phương pháp sáng tạo bằng cách hoạt động nhận thức tối đa
vấn đề theo hướng cởi mở các ý tưởng hiện tại trong não để hướng đến giải pháp hữu hiệu nhất
được dựa trên việc so sánh và đánh giá các giải pháp.
* Các bước tiến hành:
- Xác định vấn đề (D - Define Problem): bước này đòi hỏi vấn đề được đưa ra phải cụ
thể và được chắc chắn là đúng đắn, chính xác.
- Cởi mở ý tưởng và áp dụng các kỹ thuật sáng tạo (O - Open Mind and Apply Creative
techniques).
- Xác định lời giải hay nhất (I - Identify the best solution).
- Chuyển bước (T - Transform): chuyển bước là bước cuối cùng của việc giải quyết vấn
đề, nói khác hơn đó là thao tác thực hiện lời giải dựa trên việc xác định và đưa ra lời giải cho
vấn đề.
3.1.5. Phương pháp giản đồ ý, lập bản đồ tư duy - Mind Mapping (Tony Buzan - 1960)
Phương pháp giản đồ ý là cách dùng hình ảnh của sơ đồ, lược đồ để xâu chuỗi các thông
tin theo một kết cấu nhất định nhằm nhìn nhận vấn đề hoặc giải quyết vấn đề theo hướng sáng
tạo một cách rõ ràng, khoa học.

* Các bước tiến hành:


- Xác định gốc của vấn đề và biểu diễn bằng một từ khóa hay một biểu tượng "gốc";
- Chọn lựa hình thức mạng;
- Phân nhánh ý tưởng từ "gốc" vấn đề;
- Tiếp tục phân nhánh theo những tầng bậc nhỏ hơn, cụ thể hơn và cứ thực hiện cho đến
khi đạt được giản đồ chi tiết nhất;
- Kiểm tra lại giản đồ một lần nữa và làm gọn giản đồ hoặc "ghi chú" những điểm cần
thiết.
3.1.6. Phương pháp sáng tạo tổng hợp - Synectics (E. Paul Torrance, 1915 - 2007)
Phương pháp sáng tạo tổng hợp là cách thức sáng tạo dựa trên việc phát hiện ra các mối
liên hệ làm thống nhất các bộ phận tưởng chừng như là tách biệt.
* Các bước tiến hành:
- Xác định vấn đề và biểu đạt chúng;
- Thu thập các dữ kiện có liên quan;
- Thực hiện hệ thống câu hỏi kích hoạt não bộ làm việc nhằm giải phóng tư tưởng;
- Chốt lại sản phẩm của ý tưởng.
Một trong những bước quan trọng nhất và chủ chốt nhất ở phương pháp này là thực hiện
hệ thống câu hỏi kích hoạt não bộ. Một hệ thống câu hỏi kích hoạt tốt là một hệ thống câu hỏi
giúp cá nhân linh hoạt, mềm dẻo hướng đến việc phát kiến những ý tưởng. Thông thường, một
hệ thống câu hỏi kích hoạt tốt là hệ thống câu hỏi đặt ra những giả định như: nếu, cái gì, như
thế nào,... Các vấn đề được xem như "điểm tựa" khi thiết kế hệ thống câu hỏi kích hoạt.

3.2. Thủ thuật phát triển tư duy sáng tạo:


Xuất phát từ các quan điểm khác nhau sẽ có thể chỉ ra những thủ thuật sáng tạo khác
nhau. Trong quá trình nghiên cứu về sáng tạo và các vấn đề có liên quan, nhiều nhà nghiên cứu
đã đưa ra khá nhiều thủ thuật khác nhau. Mỗi thủ thuật có thể vận dụng để giải quyết một lĩnh
vực nào đó hay một nhiệm vụ nào đó trong cuộc sống.
- Chúng ta có thể đề cập đến hàng loạt những thủ thuật sáng tạo như công trình TRIZ
(Viết tắt từ tiếng Nga Teoriya Resheniya Izobreatatelskikh Zadatch (Теория решения
изобретательских задач), tiếng Anh: the Theory of Inventive Problem Solving) tức là Lý
thuyết giải quyết sáng tạo cho vấn đề. Đây là lý thuyết sáng tạo được thống kê và tổng hợp
thành 40 gợi ý khác nhau và được ghi ra cụ thể cho người áp dụng tùy theo tình huống của vấn
đề (40 principles oftechnical innovation). Tác giả của TRIZ, Genrich Saulovich Altshuller
(1926 - 1998) cùng các cộng sự đúc kết qua việc nghiên cứu hàng trăm ngàn người có bằng
sáng chế (patent), bắt đầu nghiên cứu, xây dựng lý thuyết từ 1946. Tiền đề cơ bản của TRIZ là:
các hệ kỹ thuật phát triển tuân theo các quy luật khách quan, nhận thức được. Chúng được phát
hiện và sử dụng để giải một cách có ý thức những bài toán sáng chế. TRIZ được xây dựng như
là một khoa học chính xác, có lĩnh vực nghiên cứu riêng, các phương pháp riêng, ngôn ngữ
riêng, các công cụ riêng. Hạt nhân của TRIZ là thuật toán giải các bài toán sáng chế.
- Ngoài ra cũng có thể nhận thấy trên dưới 10 thủ thuật đột phá sức sáng tạo mà Michal
Michelko đã rút ra được từ việc nghiên cứu bí mật của những thiên tài sáng tạo,...
Xét trên bình diện khái quát, có thể phân chia các thủ thuật sáng tạo thành hai nhóm cơ
bản: nhóm các thủ thuật giải quyết vấn đề sáng tạo theo nghĩa hẹp và nhóm các thủ thuật giải
quyết vấn đề sáng tạo theo nghĩa rộng.
3.2.1. Giải quyết vấn đề theo nghĩa hẹp
- Bắt đầu từ những sự kiện, vấn đề đơn giản nhất trong hoạt động của cá nhân: có những
sự kiện giản đơn nhưng lại là khởi điểm đi đến phát minh, phát hiện. Chính những sự kiện đơn
giản lại có thể là giải pháp nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ và xem xét.
- Sử dụng các thủ thuật sáng tạo trong tưởng tượng: thay đổi kích thước, số lượng; chắp
ghép, kết dính; liên hợp; nhấn mạnh; điển hình hóa; loại suy (tương tự hóa);…
- Hãy quan sát khoa học mà đừng nhìn xem: chỉ ngồi nghe hoặc nhìn qua rồi giải quyết
vấn đề thì chắc chắn sẽ không thể đạt được hiệu quả của sự sáng tạo.
- Hãy can đảm hoài nghi và thử hoài nghi: tất cả những gì mà con người đã tạo ra và đạt
được không có gì là hoàn mỹ, ý tưởng mới xuất phát của con người hay một câu nói vừa thốt ra
luôn có thể được thay thế bằng một cái tốt hơn và con người phải tư duy sáng tạo để tìm ra cái
ấy. Bản thân tư duy sáng tạo cũng luôn là nhu cầu của con người nên hãy can đảm hoài nghi và
thử hoài nghi để tìm ra cái chân lý, cái tốt nhất có thể có.
- Mạnh dạn đặt giả thuyết và tìm chứng cứ: tất cả các vấn đề mà con người đặt ra sẽ là
vô dụng nếu như không được giải quyết. Cái phương thức cũ, cái tri thức đã có thật sự không
thể hiệu quả cho đến bây giờ nên nhất thiết con người phải đặt giả thuyết và tìm chứng cứ.
- Đảo ngược vấn đề (reversal): vấn đề đôi khi sẽ không thể giải quyết một cách dễ dàng
và thoải mái nếu như cứ đi theo một trình tự nhất định hay hệ thống nhất định của nó. Lúc ấy,
tư duy sáng tạo đang bị đẩy vào thế “phá sản” nên hãy làm phá cách, hãy làm ngược lại để có
thể đẩy vấn đề đi đến chỗ lộ diện. Phương pháp này giúp con người tư duy sáng tạo rất nhiều,
đặc biệt là trong trường hợp con người muốn xử lý hay truy tìm bằng chứng, phán quyết kết
luận hay giải quyết tình huống.
3.2.2. Giải quyết vấn đề theo nghĩa rộng
- Phá vỡ kinh nghiệm của cá nhân: Để sáng tạo, thủ thuật phá vỡ kinh nghiệm sẽ đưa
chúng ta vào hoàn cảnh không bị ràng buộc, tự do suy nghĩ và những ý tưởng dù chỉ mới nảy
sinh cũng trở thành một biện pháp sáng tạo ra những sản phẩm độc đáo và giá trị.
- Liên tưởng và gộp lại trong tư duy sáng tạo: Tư duy theo kiểu “phân tán” sẽ giúp cho
chúng ta phân tích vấn đề và đặt ra nhiều giải pháp nhưng phải có sự kết hợp của quá trình
“gộp lại” trong mối quan hệ liên tưởng với mục đích để giải quyết vấn đề. Nếu cho rằng tư duy
sáng tạo có ba điểm cơ bản: là mục tiêu cuối cùng, điểm xuất phát và hướng đi ở trục giữa thì
ba điểm ngắm này phải được đặt trên cùng một đường thẳng.
- Nhìn theo mạch lôgic: Mỗi một vấn đề đều được kết cấu theo một mạch lôgic nhất
định. Mạch kết cấu có thể ngầm ẩn chứa bên trong nhưng cũng có thể hiển hiện rõ ràng. Để
khám phá mạch logic, chủ thể sáng tạo phải "thẩm thấu", phải hòa nhập vào tình huống, hoàn
cảnh, vấn đề và suy luận hay tưởng tượng hợp lí để "đẩy" vào tình huống sao cho có sự ăn
khớp.
- Đột phá bằng cái riêng của cá nhân: Bản chất của sáng tạo là nhấn mạnh đến cái riêng
cái không lặp lại nên những ý tưởng độc đáo, riêng biệt đặc ở mỗi cá nhân. Hãy vận dụng thủ
thuật sáng tạo này tối đa và chọn lựa cách lí giải riêng cho mình và nhìn dưới góc nhìn riêng
cho mình bằng kiểu tư duy rất riêng biệt.
- Hãy siêu tưởng khi cần thiết: Tư duy sáng tạo không diễn ra một cách dễ dàng và hiệu
quả trong thực tế mà có những tình huống đòi hỏi con người phải có ý tưởng mang tính đột
biến cao độ.
___________

Câu hỏi ôn tập


1. Trình bày các điều kiện để nuôi dưỡng và phát triển kỹ năng tư duy sáng tạo.
2. Trình bày và phân tích tính ỳ tâm lí.
3. Theo bạn, phương pháp tư duy sáng tạo nào quan trọng nhất? Phân tích và cho ví dụ
minh hoạ.
Phương pháp tư duy sáng tạo của OMIZUMI KAG
http://nghethuatsong.com.vn/v800/Phuong-phap-tu-duy-sang-tao-cua-OMIZUMI-KAG.html
NGHỆ THUẬT TƯ DUY SÁNG TẠO
Tư duy sáng tạo là gì?

Gạt bỏ những hiều biết về kiến thức thông thường: Lúc bé, chúng ta học nhiều về thường thức
trong cuộc sống. Tất nhiên, những hiểu biết đó đã giúp ích cho ta trong đời sống hàng ngày. Tuy vậy,
cũng có những lúc nó không những vô dụng mà còn làm hạn chế tư duy của chúng ta khi giải quyết một
số vấn đề.

Thực tế cho thấy, nhiều vấn đề đơn giản đến nỗi trẻ con cũng làm được mà người lớn lại cảm thấy vô
cùng khó khăn trong việc sáng tạo.

Nhà ảo thuật muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo ra, thường phải làm ngược lại cách nghĩ thông
thường của khán giả. Thông thường, ai cúng nghĩ rằng, muốn lấy một vật gì đó từ trong túi áo thì phải
thò tay vào túi áo. Giả sử nhà ảo thuật thò tay vào túi áo, lợi dụng khi lấy khăn tay luôn tiện lấy cả tờ giấy
bạc ra thì rất dễ bị khán giả phát hiện
 

Tư duy sáng tạo tốt xuất phát từ sự nhanh trí, suy nghĩ nhanh nhẹn (Ảnh KyNangEdu)

Cũng một động tác nhưng nếu ta làm ngược lại, thay vì lấy tờ giấy bạc ra lúc thò tay vào túi lấy khăn tay,
nay nhà ảo thuật thò tay vào lấy chiếc khăn nhưng chỉ lấy chiếc khăn thôi, không có tờ giấy bạc nào cả.
Khán giả cũng trố mắt để theo dõi chiếc khăn lấy từ túi ra có kèm theo vật gì không ? Không có.

Khán giả có thể yên trí được rồi ! Thế nhưng lúc bấy giờ cũng chính là lúc nhà ảo thuật trổ tài của mình,
anh ta đường hoàng thò tay vào túi để bỏ chiếc khăn vào và….thật nhanh, tờ giấy bạc được lấy ra trong
lúc bỏ chiếc khăn vào, chứ không phải lúc lấy chiếc khăn ra. Từ đó ta thấy lường gạt hay ảo thuật đều
làm ngược lại với những suy nghị thông thường của con nguời. Đó cũng là chỗ yếu tâm lý của chúng ta.

Đầu óc của con người vì sao lại bị ràng buộc bởi những ‘hiểu biết về kiến thức thông thường’ hoặc “kinh
nghiệm của qúa khứ” ?. Tôi cho rằng chẳng qua là bộ não của chúng ta cấu tạo quá hoàn chỉnh mà thôi.

Suy nghĩ cũng làm cho con người mệt mỏi, nên cần có thời gian thích đáng để nghỉ ngơi. Nhất là gặp
những trường hợp nhiều lần được giải quyết một cách thuận lợi bởi những kinh nghiệm sẵn có, lúc đó
đầu óc của chúng ta sẽ chọn các ‘tiết kiệm tư duy” để ứng phó với những vấn đề đó.

Điều đó làm cho đầu óc của chúng ta trở nên mất linh hoạt. Đó chính là nguyên nhân làm hạn chế
tính sáng tạo trong tư duy của con người.

Để tránh sự xơ cứng của bộ não, ta nên tập thành thói quen suy xét một vật hoặc một vấn đề từ nhiều
khía cạnh. Chịu khó tư duy, chịu khó động não, chắc chắn các bạn sữ có những cách giải quyết vấn đề
hoặc những phát hiện bất ngờ.

Tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo


Giữ gìn truyền thống là điều không ai chối cãi. Những trong thời đại tên lửa hiên nay, bất cứ ai cũng cần
có những sáng tạo trong tư duy.

Nhưng thực tế thì hầu hết những người thông thường không có sự cố gắng trong việc rèn luyện tính
sáng tạo tư duy của mình. Bởi lẽ họ cho rằng khả năng sáng tạo là bẩm sinh. Không thể rèn luyện hoặc
nhờ sự cố gắng mà có.

Thực tế dù ở gia đình, nhà trường hoặc nơi làm việc, đều có rất nhiều nguyên nhân làm hạn chế tính
sáng tạo. Nhất là tại các cơ quan làm việc. Đối với những suy nghĩ táo bạo của tuổi trẻ thường bị phê
bình là: “Quá non nớt! Quá ấu trĩ!”

Ở một xí nghiệp nào đó khi có mặt giám đốc, các nhân viên vẫn cười nói bình thường, đấy là bầu không
khí làm việc lý tưởng. Nhưng ngược lại tại một số nơi khi trưởng phòng xuất hiện các tổ trưởng lập tức
câm miệng như hến, nhân viên bỗng nhiên trở nên hiền như con mèo con mới mang về. Ở những công
ty đó, các nhân viên trẻ làm sao có khả năng phát huy tính sáng tạo trong công tác của họ. Khả năng
phát triển của công ty sẽ bị hàn chế.

Giới hạn con người trong khuôn khổ lấy những hiểu biết về kiến thức thông thường, những tậ tục, những
truyền thống, những ký ức để ràng buộc con người sẽ không thể có sáng tạo trong tư duy và công tác.

Nâng cao khả năng sáng tạo:

Để nâng cao khả năng sáng tạo, cần có phương pháp rèn luyện. Đó là:

Phương pháp đặt vấn đề: Trước tiên, các bạn liệt kê toàn bộ những chi tiết có vấn đề thành một bảng
kê. Sau đó lần lượt suy nghĩ từng vấn đề. Làm như vậy chúng ta sẽ tránh được kiểu xem xét sự vật
phiến diện hoặc bỏ sót cá chi tiết quan trọng. Tuy vậy, cũng không nên quá lệ thuộc vào phương pháp
nạy vì quá lệ thuộc vào nó sẽ làm hạn chế tính sáng tạo.

Phương pháp liên tưởng đôi: Mục đích rèn luyện của phương pháp này cũng giống như phương pháp
đặt vấn đề, giúp ta vượt qua các liên tưởng thông thường
 

Phương pháp đặt ra vấn đề sau đó suy nghĩ các bước từng bước tìm kiếm thiếu sót và giải quyết
cặn kẽ (Ảnh KenhTuyenSinh)

Ví dụ: Cần sáng chế một sản phẩm mới về âm thanh nổi. Trước tiên, người ta liên tưởng tới một sản
phẩm hoàn toàn không liên quan dến nó – máy bay. Sau đó ta xem xét đặc tính, công dụng, trang bị của
máy bay.
Căn cứ vào những yếu tố đó ta lại lần lượt xét các yếu tố đó với sản phẩm về âm thanh nổi.

Phương pháp này không những giúp ta nghiên cứu sáng chế sản phẩm mới mà còn rèn luyện tính sáng
tạo trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

Phương pháp phân tích hình thái: Ví dụ: Muón làm một cái ly để đông dung dịch chúng ta cần xem xét
hình dáng, kích thước, nguyên liệu của ly. Người ta lập một biểu đồ khối lập phương để lựa chọn điều
kiện tối ưu. Có 48 trường hợp để lựa chọn, giúp chúng ta có những dữ liệu để sáng chế một sản phẩm
mới đạt tiêu chuẩn cao.

Ba phương pháp trên nhằm hạn chế sự lão hoá của bộ não nhưng đối với việc rèn luyện tư duy lại
không có hiệu quả bao nhiêu.

Theo kinh nghiệm những người có sức sáng tạo phong phú thường là những người rất thích thú với các
trò chơi về bộ não như: câu đố, tiểu thuyết suy luận, ảo thuật, truyện vui, tạp kỹ…. Trong đó câu đố là
một hình thức không thể thiếu được để rèn luyện trí óc của chúng ta. Nó bao gồm những tài liệu rèn
luyện khả năng trực giác, khả năng quan sát, khả năng phân tích, khả năng suy luận, khả năng bền
bỉ, khả năng sáng tạo của con người.
 
Theo KyNangEdu

20 điều người sáng tạo nào cũng có (P1)


http://nghethuatsong.com.vn/v1271/20-dieu-nguoi-sang-tao-nao-cung-co-p1.html
NGHỆ THUẬT TƯ DUY SÁNG TẠO
Để hiểu được những người sáng tạo, bạn phải học cách nhìn mọi việc qua lăng kính của họ và
hãy ghi nhớ 20 điều sau đây:

1.Tâm trí họ hoạt động liên tục


Tâm trí của những người có tính sáng tạo cao là một cỗ máy không bao giờ biết ngừng lại, liên tục
được thúc đẩy bởi sự tò mò mãnh liệt. Cỗ máy này dường như không có nút "tạm dừng", cũng như nút
"tắt". Đôi khi chính điều này khiến họ cảm thấy mệt mỏi, nhưng đó lại chính là nguồn gốc của sự sáng
tạo vô bờ bến cùng với những hành động "điên rồ, hài hước" và những câu chuyện đáng nhớ.
2. Họ luôn đặt ra câu hỏi
Hai câu hỏi luôn thường trực trong đầu của những người sáng tạo là: "Điều gì sẽ xảy ra nếu...?" và "Tại
sao lại không thể...?". Họ luôn đặt câu hỏi về những điều mà người ngồi đối diện khẳng định. Điều này
có thể gây khó chịu cho những người xung quanh nhưng nó giúp họ xác định lại những gì mà họ có thể
làm được.
3. Họ luôn tự tin vào sự sáng tạo khác biệt của mình, ngay cả khi người khác không nghĩ vậy
Những người sáng tạo chẳng thà sống thật với chính bản thân mình còn hơn hòa nhập với mọi người
xung quanh. Sống thật với chính mình, không bị dao động là cách giúp họ thành công, nhưng nó lại có
thể gây ra hiểu lầm hoặc khó chịu đối với người khác.
4. Họ thường gặp khó khăn trong công việc
Những người có tính sáng tạo cao luôn bị thu hút bởi những điều mới mẻ. Các kế hoạch họ đang thực
hiện có thể trở nên vô cùng nhàm chán khi có một dự án thú vị hơn thu hút sự quan tâm chú ý của họ.
5. Sự sáng tạo của họ có chu kỳ
Đối với những người có tính sáng tạo cao thì sự sáng tạo của họ như một dòng chảy có nhịp điệu giữa
các chu kỳ. Đôi khi thì hưng phấn năng động sáng tạo cực độ, nhưng cũng có lúc bình thường và cực
thấp, thậm chí gần như không có gì. Mỗi chu kỳ đều rất cần thiết và không thể bỏ qua, bởi nó giống như
các mùa trong năm vậy.
6. Họ cần thời gian để nuôi dưỡng tâm hồn
Không ai có thể lái xe đi xuyên quốc gia chỉ với một lần đổ xăng duy nhất cả. Vì vậy, người sáng tạo
cũng cần thời gian để tìm kiếm nguồn cảm hứng và động lực. Thông thường, họ cần sự tĩnh lặng trong
một khoảng thời gian để tạo nên những chu kỳ sáng tạo.
7. Họ cần không gian để sáng tạo
Môi trường phù hợp là điều kiện cần thiết để phát huy sự sáng tạo tột đỉnh. Nó có thể là một studio, quán
cà phê hay một góc yên tĩnh nào đó trong nhà. Dù là ở bất cứ nơi nào, hãy dành cho họ một không gian
riêng và tôn trọng điều đó.
8. Sự tập trung cao độ
Khi những người sáng tạo tập trung làm một việc gì đó, họ có thể bỏ ngoài tai mọi thứ xung quanh. Họ
không thể làm nhiều việc cùng một lúc được và họ có thể phải mất 20 phút mới có thể tập trung lại sau
khi bị gián đoạn, thậm chí thời gian gián đoạn chỉ có 20 giây.
9. Họ có cảm nhận sâu sắc
Sáng tạo là sự trình bày cảm xúc con người một cách sâu sắc. Bạn không thể cho đi những gì mà bạn
không có và khiến mọi người cảm nhận những gì mà bạn chưa từng trải qua. Một nhà văn từng nói:
"Một người nghệ sĩ phải hét vào trang giấy nếu muốn mọi người nghe được lời thì thầm của anh ta".
Tương tự như vậy, một người sáng tạo cần phải cảm nhận sâu sắc về cuộc sống nếu họ muốn mang sự
sáng tạo đó đến với người khác.
10. Buồn vui thất thường
Chính bởi có những cảm nhận sâu sắc đối với cuộc sống, những người sáng tạo có thể nhanh chóng
chuyển đổi từ niềm vui nỗi buồn, thậm chí là trầm cảm. Trong khi đó, trái tim nhạy cảm của họ cũng
chính là nguồn tài sản vô giá cho những đau khổ mà họ phải trải qua.

>> 20 điều người sáng tạo nào cũng có P2


>> Những phương pháp đơn giản để trở nên thông minh và sáng tạo hơn

Nguồn: quantrimang
20 điều người sáng tạo nào cũng có (P2)
NGHỆ THUẬT TƯ DUY SÁNG TẠO
Để hiểu được người sáng tạo, bạn phải học cách nhìn mọi việc qua lăng kính của họ và hãy ghi
nhớ 20 điều sau đây:

11. Họ luôn suy nghĩ và biến chúng thành những câu chuyện
Những thông tin khô khan không bao giờ có thể chạm đến trái tim của mọi người như một câu chuyện
cả. Những người sáng tạo, đặc biệt là nghệ sĩ, họ hiểu rõ điều này và họ thường biến tất cả những điều
họ làm thành một câu chuyện hơn là chỉ miêu tả một cách trần trụi và đơn giản. Họ cần nhiều thời gian
để giải thích một điều gì đó, nhưng điều quan trọng không phải là họ chỉ muốn giải thích, họ muốn kể
một câu chuyện về những gì họ đã trải qua bằng kinh nghiệm và hiểu biết của mình để mọi người dễ
dàng cảm nhận hơn.
12. Họ luôn phải tự đấu tranh với bản thân mỗi ngày
Hầu hết, mỗi người trong chúng ta đều có hai cuộc sống. Một là sống như chúng ta đang sống và một là
sống cuộc sống chúng ta chưa từng sống. Đó là một cuộc chiến đấu không ngừng nghỉ".

Mỗi sáng, những người có tính sáng tạo cao thức dậy, họ luôn biết rõ những gì họ cần làm để thúc đẩy
sự phát triển của bản thân. Tuy nhiên, họ luôn mang trong mình nỗi sợ hãi, "Chiến đấu" như Pressfield
đã gọi, họ sợ bản thân không có được những gì họ cần. Dù có thành công đến mức nào thì nỗi sợ hãi đó
cũng không bao giờ biến mất, chỉ đơn giản là học cách sống sống với nó, hoặc là không thôi.
13. Công việc là con người họ
Những gì mà họ sáng tạo ra thường phản ánh chính con người họ. Thường thì những người sáng tạo
khó có thể tách con người thật của họ ra khỏi công việc, vì vậy mỗi lời nhận xét phê bình hay khen ngợi
đối với tác phẩm của họ đều rất giá trị.
14. Đôi lúc họ thiếu tự tin về bản thân mình
Điều này nghe có vẻ nghịch lý. Trên thực tế, có những lúc họ rất tin tưởng vào những gì mà họ sáng tạo
ra, nhưng có những lúc họ nghi ngờ chính bản thân mình. Họ luôn tự hỏi: "Liệu họ đã làm tốt chưa?". Họ
thường tự so sánh tác phẩm của mình với tác phẩm của người khác, rất ít khi thấy được sự xuất sắc của
bản thân.
15. Họ có sự trực quan cảm tính rất tốt
Khoa học vẫn chưa giải thích được sự sáng tạo là như thế nào và tại sao. Tuy nhiên, những người sáng
tạo biết theo bản năng phải làm thế nào để có được sự sáng tạo. Đó là một thứ gì đó rất khó giải thích,
chỉ có thể trải nghiệm mới có thể hiểu được nó.
16. Họ thường sử dụng sự chậm trễ như một công cụ
Những người sáng tạo là những người rất hay chần chừ, vì nhiều người thường làm tốt công việc của
họ nhất là khi trong tình trạng căng thẳng và áp lực. Họ hiểu rõ điều này, đôi khi còn cố tình trễ hạn đến
phút cuối cùng để tạo động lực hoàn thành công việc tốt nhất.
17. Họ luôn đắm chìm trong dòng chảy sáng tạo
Khám phá mới đây của khoa nghiên cứu hệ thần kinh chỉ ra rằng "trạng thái dòng chảy" có thể là trải
nghiệm dễ nghiện nhất trên đời. Cảm xúc thăng trầm trong dòng chảy sẽ cuốn hút họ. Trong thực tế,
những người sáng tạo "nghiện" cái cảm giác hồi hộp của sự sáng tạo - nói cách khác là hồi hộp với
những gì mà họ tạo ra.
18. Họ thường gặp khó khăn khi kết thúc quá trình sáng tạo
Giai đoạn đầu của quá trình sáng tạo là sự chuyển động nhanh cùng với sự phấn khích. Nhưng dần dần
quá trình sáng tạo khiến mọi thứ chậm dân và trở nên quen thuộc với cảm giác hưng phấn ban đầu, họ
có thể sẽ bỏ dở điều mình đang làm.
19. Họ kết nối các điểm chấm tốt hơn so với người khác
Như Steve Jobs từng nói: "Sự sáng tạo thực sự là một chút gì đó bên trên sự kết nối các điểm chấm với
nhau". Những người sáng tạo có thể nhìn thấy mô hình trước khi chúng trở nên rõ ràng với người khác.
20. Họ sẽ mãi chẳng bao giờ lớn
Sáng tạo là khi người ta có thể nhìn mọi vật dưới con mắt của một đứa trẻ và không bao giờ đánh mất
sự tò mò. Đối với họ, cuộc sống là một điều bí mật, một cuộc thám hiểm và luôn tươi trẻ. Mọi thứ khác
chỉ đơn giản là tồn tại, chứ không thật sự đang sống.
 
>> 20 điều người sáng tạo nào cũng có P1
>> Những phương pháp đơn giản để trở nên thông minh và sáng tạo hơn
 
Nguồn: quantrimang

Ba chìa khóa cho những ai muốn khai mở óc sáng tạo tư duy


NGHỆ THUẬT TƯ DUY SÁNG TẠO

Ba chìa khóa khai mở óc sáng tạo và tư duy


Trong bài "Người trẻ chuẩn bị gì cho tư duy khi công nghệ sắp làm được tất cả mọi thứ?" - chúng tôi đã
giới thiệu nội dung chia sẻ của giáo sư Trương Nguyện Thành về việc phải khai phóng trí tưởng tượng
và óc sáng tạo của con người để có thể “sống sót” trong cách mạng công nghệ 4.0, khi mà bất cứ robot
nào cũng có ưu thế vượt trội so với con người trong những công việc gắn liền với thao tác lắp ráp đơn
giản. Trong bài này, xin tiếp tục giới thiệu ba chiếc chìa khóa để khai phóng óc sáng tạo.
 
CHÌA KHÓA THỨ NHẤT
BẤT CỨ ĐIỀU GÌ KHÔNG BÌNH THƯỜNG Ở MÔI TRƯỜNG NÀY ĐỀU
CÓ THỂ LÀ BÌNH THƯỜNG Ở MÔI TRƯỜNG KHÁC VÀ NGƯỢC LẠI
Có nhiều người nghĩ rằng tôi chỉ thông minh cỡ đó, trí óc tôi chỉ đến đó mà thôi, cha mẹ tôi sinh ra tôi
như vậy rồi, thôi cho nó học cao làm gì mất công, ép nó cố gắng làm gì tội nghiệp, vậy cũng được rồi…
Đó là một suy nghĩ rất quen thuộc trong xã hội Việt Nam chúng ta.

Nhưng đó là những nhận định sai lầm.

Chúng ta bị giới hạn tư duy. Đó là chúng ta không biết cái gì chúng ta không biết.

Câu này rất đơn giản, nhưng nếu chúng ta ý thức được cái đầu - tức là bộ óc của chúng ta - đang bị giới
hạn bởi chính nó, thì sẽ cởi mở hơn khi nghe những thông tin rất ngược đời: Những gì chúng ta chưa hề
trải nghiệm và có thể đi ngược lại sự tin tưởng của chúng ta.

Nhưng, ít ra nếu nghe được câu này thì chúng ta có thể nghĩ rằng: À biết đâu mình chưa biết cái gì mình
chưa biết, vậy hãy thu thập thông tin về nó chứ đừng vội chối bỏ nó một cách thẳng thừng. Đừng vội
ngăn cản, đừng vội đánh giá nó, đừng vội làm gì cả. Đừng vội đem kinh nghiệm của mình ra phán xét cái
mới, hãy cứ nghe nó, cứ chấp nhận nó, cứ tìm hiểu nó vì nó có thể là điểm mù của mình.

Điều đó rất quan trọng. Các bạn có thể thấy những người có tư duy khép kín sẽ dễ dàng chối bỏ những
gì mới mẻ. Họ thường chối bỏ ngay và rất quyết liệt: “Chuyện đó không bao giờ xảy ra. Chuyện đó tôi
không thể nào tin được”.

Còn nếu các bạn nghĩ rằng mình mới chỉ biết tới đó thôi, thì tôi có thể chứng minh rằng bất cứ điều gì
được chấp nhận ở một xã hội thì sẽ bị cấm ở một xã hội khác. Trên trái đất này, bất kỳ một điều gì bị
cấm ở xã hội này thì đều được coi là bình thường và được cho phép ở một xã hội khác. Tôi đã đi nhiều
và tôi nhìn thấy điều đó.

Một ví dụ điển hình nhé: Bạn qua Pháp Đức... ở những bãi biển tắm nude bạn sẽ thấy bất cứ ai đều tự
tin ra bãi biển dù thân hình không có mảnh vải che thân. Nhưng ở Trung Đông thì đi tắm biển cũng chỉ
chừa con mắt ra mà thôi. Đó là một minh chứng cho việc một điều gì là không bình thường ở xã hội này
thì lại là bình thường ở một xã hội khác.

Đó là chìa khóa thứ nhất để mở tư duy ra và chấp nhận những thay đổi, vì những thay đổi này sắp tới
sẽ rất nhanh.

Vừa rồi có câu chuyện một người đàn ông Đức có mấy con robot tình dục. Con robot hiện tại vô tri lắm,
nhưng ông ấy chọn robot chứ không chọn vợ. Đó là cú sốc văn hóa đáng kể. Nhưng năm năm tới, con
robot tình dục có khả năng nhận thức cảm xúc của con người và phản ứng đúng theo chiều hướng mà
con người đó muốn. Lúc đó mới là mệt!

Cho nên, bạn đã sẵn sàng cho những thay đổi tâm lý đó chưa?

Đó là những điểm mù. Bạn nghe những gì bạn muốn nghe, bạn thấy những gì bạn muốn thấy và bạn
chấp nhận những gì bạn muốn minh chứng.

Bây giờ thông tin tràng giang đại hải nhưng bạn chỉ chọn lọc một vài thông tin bạn muốn. Ví dụ, mấy anh
có vợ về nhà đang coi đá bóng mà vợ cằn nhằn thì các anh có nghe được vợ mình nói gì không? Đảm
bảo không! Mình chỉ nghe tiếng vỗ tay thôi còn bà vợ nói nãy giờ cái gì không biết nữa, tự nhiên thông
tin nó bị lọc ra như vậy.
 
Đó là minh chứng cho việc ta chỉ nghe cái gì ta muốn nghe, thấy cái gì ta muốn thấy và những cái không
liên quan ta tự loại ra ngoài vì có quá nhiều thông tin.
 
CHÌA KHÓA THỨ HAI

“TÔI KHÔNG BIẾT NHỮNG GÌ TÔI KHÔNG BIẾT”

Ba chìa khóa khai mở óc sáng tạo và tư duy (tiếp theo)

Thêm nữa, ta muốn chứng minh cái điều ta muốn chứng minh. Tôi tin anh này vô tội thì tôi chỉ tìm những
gì chứng minh anh ấy vô tội, còn những cái chứng minh anh ấy có tội thì ta bỏ qua một bên không để ý
tới.

Nhưng sự tự lọc đó chính là giới hạn trong tư duy sáng tạo và nó tạo ra điểm mù. Những điểm mù đó
tạo ra sự khác biệt giữa một người hạnh phúc, thành công với một người không thành công, không hạnh
phúc.

Chìa khóa chỉ có vậy thôi. Nhưng nếu nhận thức được chìa khóa đó thì sẽ chấp nhận những thay đổi
biến đổi trong cuộc sống, công việc… rất dễ dàng: “ À, thất bại thì có gì đâu, thất bại thì mình đứng lên
lại. Không có cái gì gọi là thất bại hay thành công cả, thất bại hay thành công đều là những thí nghiệm
trong cuộc sống”.

Vì khi quyết định làm một điều gì là tùy thuộc vào kiến thức và tư duy của bạn ở thời điểm đó. Nếu lúc đó
trong đầu bạn nói thí nghiệm đó sai thì bạn chắc chắn không dại gì mà làm. Bạn cho nó là đúng thì mới
làm, nhưng kết quả của nó không như mong muốn thì bạn gọi nó là thất bại.

Không phải thế!

Bạn hãy gọi đó là kết quả của một cuộc thí nghiệm mà thôi. Mọi thứ lệ thuộc vào nhận thức của bạn
trước khi bạn thực hiện thí nghiệm đó. Bây giờ, bạn có kiến thức tốt hơn thì bạn sẵn sàng thay đổi, bạn
sẽ học lại và làm thí nghiệm lại, xác suất có được kết quả như mong muốn sẽ cao hơn.

Vậy thì cứ làm thôi, làm tới khi nào làm được thì thôi, chứ có gì phải xoắn!
 
Bạn có thể phản bác rằng: “Nhưng nếu tôi thành công ngay khi đó, thì tức là tôi đã thành công rồi”.
Nhưng nếu bạn nghĩ bạn thành công rồi, bạn sẽ cứ làm đi làm lại theo cách đó. Trong khi ấy, cuộc sống
xung quanh vẫn thay đổi thì một ngày thành công cũ của bạn sẽ trở thành thất bại.

Nhất là các bạn làm doanh nghiệp, bạn sản xuất ly nước này nghĩ nó ngon rồi, thành công rồi, tôi không
cần thay đổi nữa. Như vậy là tai hại! Một ngày bạn sẽ thấy tại sao sản phẩm này không ai mua nữa, sao
kỳ vậy, mấy năm trước nó thành công mà tại sao giờ nó thất bại. Vậy nên hai chữ “thành công" và “thất
bại" này chỉ là tương đối.

Tôi có người bạn bán đồ trang trí nội thất. Khoảng 5 năm trước về Việt Nam mua đồ trang trí nội thất của
Việt Nam về trang trí ở nhà. Thế rồi cô ấy quyết định không mua đồ Việt Nam nữa. Tôi hỏi tại sao vậy?
Cô nói rằng: Việt Nam không thay đổi mẫu mã, có bao nhiêu đó làm đi làm lại hoài thôi à, tới nỗi phát
chán. Vậy nên, tôi nói thẳng, nếu bạn cho là bạn hay những gì mình làm đã thành công rồi, không cần
thay đổi nữa thì bạn sẽ thất bại.

Một khi bạn chấp nhận được sự thay đổi là tất yếu thì đầu óc bạn sẽ mở ra và hấp thụ được rất nhiều
kiến thức mới, rất nhiều những tư tưởng lạ, rất nhiều những nhận định trái chiều. Từ đó trí tuệ, óc tưởng
tượng, sự sáng tạo càng ngày càng tốt hơn.

Trí sáng tạo cũng bị giới hạn bởi kiến thức hiện tại. Nếu ai đó chẳng có kiến thức nào cả thì họ cũng
chẳng tưởng tượng ra được cái gì cả. Vậy bạn phải làm giàu kiến thức của bạn và đừng phụ thuộc vào
cái gì có sẵn.

Bạn biết chiếc xe hơi có bốn bánh và bạn nghĩ xe hơi nó phải chạy vì nó có 4 bánh, nhưng chiếc xe hơi
bay có thể không có bánh nào cả vì nó sẽ bay, nó không cần đường băng nên cũng chẳng cần bánh.
Nhưng nếu bạn không biết chiếc xe hơi, chưa từng thấy chiếc xe hơi hay chiếc máy bay thì làm sao bạn
kết nối hai hình ảnh đó với nhau và tưởng tượng ra chiếc xe hơi bay?

Cho nên, nếu bạn giới hạn khả năng hấp thụ kiến thức thì bạn cũng giới hạn trí tưởng tượng của mình.
Mà các kiến thức càng khó chấp nhận thì lại càng có tính sáng tạo bởi sự mới mẻ của nó, mà những gì
quá mới lạ thì thường không ai thích.

CHÌA KHÓA THỨ BA

HÃY QUÊN ĐI NHỮNG GÌ ĐÃ HỌC


Bạn phải update hệ điều hành. Phải có kỹ năng unlearn ( tạm dịch: “học lại"). Chúng ta đi học là học
những nguyên tắc, nhưng những nguyên tắc ngày hôm nay có thể không phù hợp với ngày mai nữa, vậy
nên kỹ năng unlearn trong tương lai sẽ càng quan trọng vì kiến thức thay đổi quá nhanh. Những cái mới
bao giờ cũng đả phá những nguyên tắc cũ, cái cơ chế chúng ta cho là ổn trong năm nay có thể sẽ không
ổn trong vài năm nữa và chúng ta phải chấp nhận điều đó.
 
Nguồn và Ảnh: TTVN

6 bước tư duy giải quyết vấn đề của tỷ phú Elon Musk


http://nghethuatsong.com.vn/v1188/6-buoc-tu-duy-giai-quyet-van-de-cua-ty-phu-elon-musk.html
NGHỆ THUẬT TƯ DUY SÁNG TẠO
Đây là quy trình tư duy được chuẩn hóa có thể giúp người lãnh đạo xác minh tính thực tế của sự việc,
theo chia sẻ của tỷ phú Elon Musk.

Elon Musk nhìn nhận có rất ít lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng tư duy khoa học vào quá trình điều hành
của mình. Các doanh nhân thường tư duy dựa trên những điều đối thủ đang làm hoặc những điều họ
mơ ước tạo ra.

Song, có một quy trình tư duy được chuẩn hóa có thể giúp người lãnh đạo xác minh tính thực tế của sự
việc.

Theo Entrepreneur, các bước tư duy này của Musk không phải là điều quá mới mẻ. Phần đông trẻ em
Mỹ đều đã được học về phương pháp này từ lúc tiểu học, song không nhiều người nhớ để áp dụng khi
lớn lên.

Đặt câu hỏi

Khi đối diện với vấn đề, bạn đừng vội trả lời ngay. Thay vào đó, hãy bắt đầu đặt câu hỏi thiên về những
hướng chưa từng nghĩ đến trước đây.

Ví dụ, khi sản xuất Tesla Truck, thay vì quan sát những chiếc xe tải hiện có trên thị trường, Musk chỉ tập
trung vào những khía cạnh quan trọng tạo nên một chiếc xe tải tốt. Tư duy của Musk lúc đó không phải
là tạo ra chiếc xe tải tốt hơn các đối thủ mà là hình dung về chiếc xe tải tốt nhất mà Tesla có thể sản xuất
được.
 

(Ảnh dẫn từ trang Money.cnn)

Lối tư duy này biểu hiện rõ hơn bằng sự khác biệt giữa hai cách đặt câu hỏi sau:

– Tôi có thể cải thiện chiếc xe tải hiện nay như thế nào?

– Đâu là những yếu tố cần thiết tạo nên một chiếc xe tải tốt?

Musk chọn lối suy nghĩ thứ hai, điều cho phép ông có thể bắt tay vào công việc với cái đầu trống rỗng
và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn.
Thu thập nhiều bằng chứng nhất có thể

Trước khi đưa ra bất kỳ giả thuyết nào, bạn cần trải qua giai đoạn thử nghiệm.

Trong bài viết về Elon Musk, tờ Rolling Stone đã tiết lộ Musk đã từng yêu cầu các nhân viên của mình
đào một đường hầm thực sự trong chính bãi đỗ xe của công ty. Đường hầm này nhằm thử nghiệm ý
tưởng xây dựng đường ống cải thiện giao thông Los Angeles (Mỹ). Musk đã lập ra công ty The Boring
Company để thực hiện ý tưởng này.

Bằng cách đào đường hầm thử nghiệm, Musk có thể nắm được chính xác công ty của mình có thể đào
được bao nhiêu mét đường hầm trong một khoảng thời gian nhất định, cũng như ước lượng quy mô của
dự án này trên thực tế.

Phát triển lý thuyết dựa trên các bằng chứng đã có

Với những thử nghiệm đã thực hiện, ở bước này, bạn có thế bắt đầu phác thảo ra giả thuyết có thế cho
vấn đề đang cần giải quyết. Đồng thời, hãy thử tính khả thi của mọi giả thuyết bạn đưa ra.

Nhiều người thường ước lượng tính khả thi vào khoảng 50-50 hoặc tỷ lệ thấp vào khoảng một phần triệu
cơ hội. Ngược lại, bạn cần cẩn trọng xem xét từng giả thuyết đưa ra có đi cùng những bằng chứng cụ
thể, rõ ràng không? Nếu không cẩn trọng ở giai đoạn này, bạn có thể rơi vào thói quen suy diễn.

Phác thảo kết luận

Theo Musk, khi đưa ra các kết luận, bạn nên tư duy theo hướng: Các bằng chứng tìm thấy có chính xác
chưa; chúng có liên quan với nhau như thế nào; mức độ thực tế của mỗi bằng chứng ra sao. Và quan
trọng hơn, liệu các bằng chứng này có nhất thiết dẫn đến kết luận như bạn đang nghĩ không?

Nói cách khác thì hãy xem bạn tự tin đến mức nào về các bằng chứng bạn đưa ra cho kết luận này?

Cố gắng bác bỏ kết luận

Tốt nhất hãy nhờ một ai đó thử bác bỏ kết luận của bạn.

Ngay cả khi bạn có đủ các bằng chứng để đưa ra kết luận, bạn vẫn nên tìm kiếm lời khuyên từ người
khác. Nếu không, bạn có thể rơi vào chiếc bẫy của “niềm tin mù quáng”. Chiếc bẫy này sẽ che mờ lý trí,
khiến bạn chỉ nhìn thấy những điều phù hợp với quan điểm của bạn, thay vì mặt trái của vấn đề.

Là người đưa ra quan điểm, bạn rất có thể sẽ chỉ thường nhìn thấy một khía cạnh của vấn đề. Việc có
thêm góc nhìn mới sẽ giúp bạn tìm ra những lỗ hổng trong giả định của mình.
 
Các doanh nhân đang tìm kiếm thành công hãy tham khảo cách tư duy giúp ông chủ hãng Tesla - Elon
Musk giải quyết mọi vấn đề. (Ảnh nguồn: DKN)

Nếu không ai có thể bác bỏ kết luận, khi đó, bạn có thể đúng

Dù không ai có thể bác bỏ được kết luận của bạn thời điểm đó thì bạn cũng không hẳn sẽ đúng hoàn
toàn.

Đây là một điều quan trọng bạn cần nhớ. Các thông tin mới sẽ luôn nảy sinh và có khả năng bác bỏ lý
thuyết của bạn trong tương lai. Vì vậy, đừng bám chặt vào một lối suy nghĩ nhất định khi hoàn cảnh sẽ
luôn thay đổi qua thời gian.

Vì vậy, theo Elon Musk, lãnh đạo doanh nghiệp khi ra quyết định cần bám sát thực tế của vấn đề, thay
vì chỉ phản ứng dựa vào các suy diễn chủ quan.
 
Nguồn: DNSG

Bình luận trên mạng về PPLST


- senphuongnamIl y a 7 ans

"Viện Tiên tiến về công nghệ (The Advanced Institute of Technology) của Tập đoàn Samsung có mời
chuyên gia nước ngoài sang dạy PPLST. Sau khi học và áp dụng môn này, họ tiết kiệm 120 tỉ won
(tương đương 91,200 triệu USD). Từ thành công này, Tập đoàn Samsung đã lập một giải thưởng đặc
biệt cho người dạy. Trên biểu tượng giải thưởng có ghi: “Giải thưởng này được tặng cho Tiến sĩ Nikolay
Shpakovsky về những đóng góp xuất sắc của ông đối với việc giảm chi phí… Sự đóng góp của ông đã
giúp tiết kiệm 120 tỉ won nhờ ứng dụng TRIZ”.

Tuy nhiên, PPLST không chỉ dùng để giải quyết các vấn đề kinh tế mà còn các vấn đề khác trong cuộc
đời của mỗi người, giúp mỗi người hạnh phúc hơn, xã hội tốt đẹp hơn."

PGS-TSKH PHAN DŨNG

- senphuongnamIl y a 7 ans
"Tôi đã dùng PPLST để giúp rút ngắn thời gian làm luận án tiến sĩ khoa học. Ở Đại học Tổng hợp
Leningrad, nơi tôi làm việc trong lĩnh vực vật lý thực nghiệm, thời gian trung bình để đi từ tiến sĩ đến tiến
sĩ khoa học là khoảng 20 năm. Nhờ PPLST, tôi đã thực hiện công việc này trong vòng hai năm." PGS-
TSKH PHAN DŨNG

- senphuongnamIl y a 7 ans

"Bình đựng gas chưa trong suốt, hãy làm cho nó trong suốt để biết người ta bán gas có đầy bình không.
Còn nếu có bê tông trong suốt thì người ta không dám rút ruột công trình… Những gì liên quan đến trong
suốt vừa trình bày chỉ là một ý rất, rất nhỏ của PPLST." PGS-TSKH PHAN DŨNG

You might also like