Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

I.

Cơ sở lý thuyết

I.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp

 Người đứng đầu/ Chủ doanh nghiệp

Đây là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp. Người đứng đầu doanh
nghiệp không chỉ là người quyết định cơ cấu tổ chức và công nghệ được áp dụng trong doanh
nghiệp, mà còn là người sáng tạo ra các biểu tượng, các ý thức hệ, các hệ thống giá trị áp dụng
trong doanh nghiệp, sáng tạo ra niềm tin, các giai thoại, nghi lễ, các nguyên tắc, mục tiêu, chiến
lược… của doanh nghiệp.

Trong quá trình xây dựng và quản lý doanh nghiệp, các hệ tư tưởng, tính cách của người đứng
đầu doanh nghiệp sẽ được phản chiếu trong hoạt động kinh doanh, góp phần quan trọng trong
quá trình hình thành văn hoá doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào có những con người có khát vọng
cháy bỏng, dám biến những khát vọng thành hiện thực sinh động thì doanh nghiệp ấy sẽ chiến
thắng trên thương trường.

 Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đều có lịch sử phát triển của mình, qua mỗi thời kỳ tồn tại, mỗi doanh nghiệp
đều có những đặc điểm mang tính đặc thù cả về cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt động và đặc trưng
văn hóa. Tất cả những yếu tố đó đều có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng, điều chỉnh và
phát triển văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn mới.

Lịch sử phát triển và truyền thống văn hóa của một doanh nghiệp cho chúng ta hiểu được đầy đủ
quá trình vận động, thay đổi của doanh nghiệp, cũng như thấy được những nguyên nhân và sự
tác động của những nguyên nhân đó đối với sự thay đổi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy,
những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời và bề dày truyền thống thường khó thay đổi về
tổ chức hơn những doanh nghiệp non trẻ chưa định hình rõ phong cách hay đặc trưng văn hóa.
Những truyền thống, tập quán, nhân tố văn hóa đã xuất hiện và định hình trong lịch sử vừa là chỗ
dựa nhưng cũng có thể là rào cản tâm lý không dễ vượt qua trong việc xây dựng và phát triển
những đặc trưng văn hóa mới cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp mới thành lập thường có các
phong cách kinh doanh hiện đại và hướng tới thị trường nhiều hơn. Thành viên của doanh nghiệp
này cũng trẻ hơn và năng động hơn. Ngược lại những doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu dài
thường khó đổi mới hơn và có các giá trị văn hóa truyền thống, có kinh nghiệm chuyên môn hơn

 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Giữa các công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có văn hóa khác nhau.Văn hóa ngành
nghề cũng là một yếu tố tác động quan trọng đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp. Các
công ty thương mại có văn hóa khác với công ty sản xuất và chế biến. Mặt khác, văn hóa ngành
nghề cũng thể hiện rõ trong việc xác định mối quan hệ giữa các phòng ban và bộ phận khác nhau
trong công ty. Những người làm hành chính sẽ có các cách ứng xử và những giá trị văn hóa khác
với các công nhân trực tiếp sản xuất và khác với các nhân viên kế toán…

 Loại hình sở hữu của doanh nghiệp

Loại hình sở hữu hay các loại hình công ty khác nhau cũng tạo ra sự khác biệt trong văn hóa kinh
doanh của doanh nghiệp. Các công ty cổ phần sẽ có những giá trị văn hóa khác với giá trị văn
hóa của các công ty trách nhiệm hữu hạn và càng khác với giá trị văn hóa của các công ty của
nhà nước. Sở dĩ như vậy vì bản chất hoạt động và điều hành cũng như ra quyết định của các công
ty này là khác nhau. Trong các công ty nhà nước, khi giám đốc điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh dựa trên nguồn vốn 100% của nhà nước, lại hoạt động chủ yếu trong các môi trường
độc quyền và điều hành hoạt động theo các chỉ tiêu kế hoạch mà nhà nước thông qua thì tính chủ
động và tự giác sẽ thấp hơn các công ty tư nhân. Theo các nhà nghiên cứu thì các công ty nhà
nước thường có giá trị văn hóa thích sự tuân thủ, ít chú ý đến hoạt động chăm sóc khách hàng
trong khi các công ty tư nhân lại có giá trị văn hóa hướng tới khách hàng và ưa thích sự linh hoạt
hơn.

 Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp sẽ là yếu tố ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến
văn hóa doanh nghiệp cũng như sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có
những giá trị phù hợp để mọi thành viên cùng chia sẻ, quan tâm; có một hệ thống định chế bao
gồm những vấn đề liên quan đến tính chuyên nghiệp như sự hoàn hảo của công việc, sự hài hòa
giữa quyền hạn và trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động; có quy trình kiểm
soát, đánh giá chính xác hiệu quả làm việc của người lao động… thì sẽ tạo thành được một thể
thống nhất, tạo được sự gắn bó, đoàn kết giữa các thành viên.

 Văn hóa quốc gia hay văn hóa vùng miền

Trong doanh nghiệp có các nhân viên đến từ các địa phương, các vùng khác nhau thì các giá trị
văn hóa vùng miền thể hiện rất rõ nét. Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi làm việc không
dễ dàng thay đổi bởi các qui định của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hóa của công ty
không dễ dàng làm giảm đi hoặc loại trừ văn hóa vùng miền trong mỗi nhân viên của công ty.
Do đó, đây cũng là yếu tố tác động đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

II. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel

II.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Viettel

 Người đứng đầu/ Chủ doanh nghiệp

Một trong số những nhà lãnh đạo điển hình, góp phần rất lớn vào vị trí của Viettel trên thị trường
hiện nay là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, ông đã đảm nhiệm chức vụ phó tổng giám đốc tập
đoàn trong nhiều năm và sau đó chính thức trở thành giám đốc của tập đoàn Viễn thông quân dội
Viettel. Ông Nguyễn Mạnh Hùng được coi là người đã thổi lửa giúp Viettel vươn lên từ hai bàn
tay trắng trở thành hang viễn thông lớn nhất hiện nay với doanh thu tăng mạnh hàng năm đồng
thời cũng được giới truyền thông nhận định là “Linh hồn Viettel- người đưa di động, Internet trở
thành dịch vụ bình dân”.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng là điển hình về lối quản lý mang tính tôn trọng, bình đằng. Ông luôn cố
gắng lắng nghe tiếp thu mọi ý kiến của đại diện nhân viên dưới quyền. Các cuộc thảo luận về các
vấn đề thường trực luôn được diễn ra một cách dân chủ, ai cũng có thể đưa ra ý kiến của mình.
Là một nhà lãnh đạo giỏi chuyên môn, được đào tạo và có nhiểu năm kinh nghiệm hoạt động
quản lý nên ông Nguyễn Mạnh Hùng có sự nhạy bén trong nắm bắt xu hướng, cơ hội, cũng như
nhìn nhận ra thách thức để điều chỉnh chiến lược của tập đoàn sao cho phù hợp nhất. Ông cũng
táo bạo thực hiện những điều tưởng như “không thể” và biến chúng thành những điều có thể.
Phải kể đến khoảng thời gian trước khoảng năm 2006 Viettel tìm được một câu “Nông thôn bao
vây thành thị” từ sách của Mao Trạch Đông và quyết định áp dụng chiến lược “Nông thôn bao
vây thành thị” từ đó công ty bỏ thành phố về đâu tư lại nông thôn. Đây là một quyết định vô
cùng mạo hiểm nhưng lại rất thành công của Viettel, vì tại thời điểm đó mạng viễn thông chưa
phổ biến tại nông thôn, các thuê bao cũng chưa có nhiều.

Lãnh đạo muốn tạo lòng tin đối với nhân viên trong doanh nghiệp phải có được “tâm” và “tầm”,
doanh nghiệp muốn có được lòng tin của khách hàng phải đảm bảo thực hiện “lời hứa thương
hiệu” mà mình đặt ra tại mọi thời điểm. Với quan niệm nền tảng trong quản lý lãnh đạo là ở lòng
tin, ông Ngyễn Mạnh Hùng luôn đặt chất lượng và sự phục vụ tận tình đặt lên hàng đầu. Mọi
thắc mắc đều được giải đáp cũng như kịp thời giải quyết. Tổng đài chăm sóc khách hàng luôn
được hoạt đọng vừa hiệu quả vừa năng động. Tích cực lắng nghe ý kiến góp ý của khách hàng để
nắm bắt nhu cầu cũng như nguyện vọng.

 Lịch sử, truyền thống của doanh nghiệp

Viettel đã có hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành. Từ ngày đầu thành lập chỉ có hơn vài chục
người, đến nay công ty đã có hơn 20.000 nhân viên và hơn 20.000 cộng tác viên, từ chỗ chỉ có
mặt ở Hà Nội rồi đến thành phố Hồ Chí Minh đến nay Viettel đã vươn ra cả thế giới.

Viettel vẫn quyết tâm áp dụng truyển thống và cách làm người lính vào hoạt động của mình:

- Tính kỷ luật: Ở Viettel, tính kỷ luật đã giúp công ty nhanh chóng xây dựng được một tổ chức
có quy mô lớn nhưng vẫn là một thể thống nhất, giúp điều hành công việc một cách trôi chảy, đạt
hiệu quả cao.

- Tính đoàn kết: Phần lớn mỗi thành viên trong công ty đều coi Viettel là ngôi nhà thứ 2 của
mình để huy sinh vì nó, yêu thương nó và cùng xây dựng nó.

- Dám chấp nhận gian khổ và quyết tâm vượt khó khăn: Viettel nghĩ rằng gian khổ, khó khăn là
môi trường để rèn luyện và có nghị lực hơn. Viettel cũng thường chọn cách khó khăn, hướng có
nhiều thử thách hơn để rèn luyện đội ngũ, bởi thương trường sẽ ngày càng cạnh tranh khốc liệt
và nếu không có những cán bộ tinh nhuệ, thiện chiến thì sẽ khó mà trụ vững được. Thị trường
viễn thông Việt Nam rồi cũng bão hòa. Dừng lại nghĩa là chết, bới vậy Viettel đã tìm sang thị
trường quốc tế nghĩa là Viettel không chấp nhận suy thoái.

- Triệt để: Viettel không làm nửa vời, đã quyết định là sẽ làm đến cùng, nếu không làm đến cũng
sẽ phí phạm tài nguyên và công sức.
 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Từ ngành nghề chính ban đầu là xây lắp công trình viễn thông, trong 30 năm hoạt động, Viettel
đã phát triển thêm 5 ngành nghề mới là ngành dịch vụ viễn thông & CNTT; nghiên cứu sản xuất
thiết bị điện tử viễn thông, công nghiệp quốc phòng, công nghiệp an ninh mạng và ngành cung
cấp dịch vụ số. Viettel là doanh nghiệp đề cao những con người tài năng, có đam mê và phù hợp
với văn hóa công ty. Các cá nhân sẽ được công ty tạo điều kiện để phát huy hết khả năng vốn có
của mình bằng sự đam mê và nhiệt huyết. Viettel lấy con người làm yếu tố cốt lõi cho sự phát
triển vững mạnh.

 Loại hình sở hữu của doanh nghiệp

Viettel là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, chịu trách nhiệm kế thừa các
quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Tổng Công ty Viễn thông Quân đội. Viettel là
doanh nghiệp viễn thông duy nhất nằm trong 10 thương hiệu có trải nghiệm khách hàng tốt nhất.
KPMG (một trong bốn công ty kiểm toán lớn nhất thế giới) đánh giá, Viettel là nhà mạng lớn
nhất Việt Nam, với triết lý kinh doanh “mỗi khách hàng là một cá thể riêng biệt”,  luôn đặt chiến
lược tập trung vào khách hàng làm trọng tâm cho mọi kế hoạch chiến lược và đầu tư để trở thành
viễn thông số một. Một trong những thành công để khiến Viettel trở thành nhà mạng duy nhất có
trong danh sách này nhờ năm 2019, Viettel triển khai chương trình Chăm sóc khách hàng Viettel
++, phục vụ 100% - gần 70 triệu khách hàng của mình. Khách hàng của Viettel được hưởng
chương trình chăm sóc khách hàng với lợi ích từ hệ sinh thái mở rộng, quà tặng, ưu đãi nhờ hệ
thống được vận hành với khả năng tự động ghi lại tất cả các tương tác của khách hàng và tích lũy
điểm khách hàng thân thiết, cập nhật theo thời gian thực cho khách hàng. Điều này mang đến trải
nghiệm liền mạch cho khách hàng, khiến họ luôn có cảm giác được chăm sóc mà không cần phải
tự tay làm bất cứ việc gì.

 Mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp

Đối với Viettel, thành công của công ty phải luôn gắn liền với thành công của từng cán bộ nhân
viên chính vì thế Viettel luôn quan tâm đến việc quản lý, hỗ trợ, chú trọng đến công tác đào tạo
con người bởi chỉ với những con người tốt, Viettel mới có thể đem đến cho khách hàng những
dịch vụ hoàn hảo. Không chỉ vậy, Viettel đã và đang tạo được sự khác biệt trong việc mang lại
một môi trường năng động, chuyên nghiệp, thực hiện đổi mới quản lý để xây dựng, duy trì và
phát triển lực lượng cán bộ công nhân viên năng động, nhiệt tình, có chuyên môn cao. Chính vì
vậy mà hiệu quả của công việc, động lực và tinh thần làm việc của nhân viên được cải thiện một
cách đáng kể, tạo được sự gắn kết giữa những thành viên, hướng tới một mục tiêu chung đó là sự
phát triển bền vững và không ngừng của công ty.

 Văn hóa quốc gia hay văn hóa vùng miền

Sự phản chiếu của văn hóa dân tộc lên nền văn hóa tổ chức là một điều tất yếu. Mỗi cá nhân
cũng thuộc về một nền văn hóa dân tộc nhất định và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì
mục tiêu lợi nhận, những cá nhân này sẽ mang theo những nét văn hóa được nuôi dưỡng, giáo
dục trong một môi trường văn hóa trước đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một
phần nhân cách của Viettel, đó là những giá trị truyền thống yêu nước, đoàn kết, lá lanh đùm lá
rách. Tiếp nối truyền thống đó, Viettel luôn hướng đến xây dựng hình ảnh doanh nghiệp thân
thiện trong mắt khách hàng. Viettel thường xuyên xây dựng các chương trình từ thiện từ đó tạo
cho nhân viên tinh thần đoàn kết, thương người, phát huy những tinh thần tốt đẹp của dân tộc.

You might also like