CHƯƠNG 2. BT HÓA HỌC ACID BASE

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ 1

CHƯƠNG 2: HÓA HỌC ACID BASE

Câu 1: Phân tích các ưu điểm, hạn chế của các thuyết acid, base: Arrenius, Bronsted, Lewis ?

Câu 2: Các tiểu phân sau, tiểu phân nào là acid, base theo các thuyết:
a. Bronsted
b. Lewis
F-, S2-, BF3, Ag+, Fe2+, H2O, (C2H5)NH, NH3, SCN-, NH4+.

Câu 3: So sánh tác dụng phân cực hóa (PCH) của các cation sau
a. H+, Li+, K+, Cs+, Na+
b. Na+, Mg2+, Si4+, Al3+
c. Zn2+, Al3+, Ca2+, Cu2+
d. Hg2+, Ca2+, Mg2+
Áp dụng, trả lời các câu hỏi sau:
3.1 Cho biết: χF = 3,98, χH = 2,20. Tại sao liên kết hóa học trong phân tử H-F không
phải là liên kết ion? Mặc dù hiệu độ âm điện của chúng ∆ χ = 3,98-2,20 = 1,78.
3.2 Cho dãy các muối: NaCl, MgCl2, AlCl3, SiCl4. Xếp thứ tự giảm dần tính ion trong
liên kết X-Cl và nhiệt độ nóng chảy của chúng. Giải thích.
3.3 Dự đoán sự biến đổi tính ion trong liên kết Mn-O trong các hợp chất: MnO,
Mn2O3 và Mn2O7.

Câu 4: Xác định các cặp acid/base liên hợp của các tiểu phân sau và tính hằng số acid/base
liên hợp của chúng?
a. HCN, có pKa = 9,21.
b. HNO2 có pKa = 3,40.
c. CH3NH2 có Kb = 4,47.10-4.

Câu 5: Sắp xếp theo chiều giảm dần lực acid/base (theo qui tắc Pauling)
- Lực acid
a. HCl, HBr, HI, HF
b. NH3, CH4, H2O, HF

1
BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ 1

c. H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3


d. HF, HCl, H2O, CH4
e. HClO, HClO3, HClO4, HClO2
f. HClO3, HBrO3, HIO3
g. H3MnO4, H2MnO4, HMnO4.
h. H2CrO4, HNO3, HClO4.
i. V2O5, VO2, V2O3, VO.
- Lực base
a. NaOH, Mg(OH)2, Si(OH)4, Al(OH)3
b. Ni(OH)2, Co(OH)3, Fe(OH)3
c. NaOH, CsOH, KOH, LiOH

Câu 6: Chọn và giải thích:


a. Acid Bronsted mạnh nhất: SnH4, SbH3, TeH2.
b. Base mạnh nhất: NH3, PH3, SbH3.
c. Thứ tự giảm dần tính acid: HCl, HF, H2O, CH4, HI.
d. Thứ tự tính acid giảm dần: H2SeO4, H3SbO4, HClO4.
e. Ái lực proton lớn nhất (pha khí): NH3, CH3NH2, (CH3)2NH.

Câu 7: Dung môi proton hóa là gì ? Hãy viết phương trình tự ion hóa của chúng và nêu rõ
ion nào đóng vai trò acid/base trong mỗi trường hợp
a. H2O b. NH3 c. HF d. CH3COOH
Áp dụng: dự đoán tính lực acid của HNO3 trong dung môi NH3 và trong acid acetic băng.

Câu 8: Cho các phản ứng sau, xác định các chất là acid-base theo Lewis?
a. CuCl + NaCl → Na[CuCl2]
b. Al(OH)3 + OH- →[Al(OH)4]-
c. Fe3+ + SCN- →[Fe(SCN)6]3-
d. AlF3 + NaF → Na[AlF4]
e. NiCl2 + 6H2O →[Ni(H2O)6]Cl2
f. 2HF + SbF5→H2[SbF6]

2
BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ 1

Câu 9: Dựa theo thuyết HSAB, dự đoán


a. Khả năng hòa tan trong nước của các hydroxie: LiOH, Fe(OH)2, NaOH, Cd(OH)2.
b. Thứ tự giảm dần: PbCl2, PbBr2, PbI2, PbS.

Câu 10: Anion thiocyanate (SCN-) là một phối tử thuận cả 2 đầu, có thể liên kết với chất tạo
phức qua nguyên tử S hoặc N. Trả lời các câu hỏi sau:
a. Viết công thức cộng hưởng của SCN-, dự đoán các công thức cộng hưởng bền.
b. Khi tạo phức với ion Hg2+ và với ion Au+, nó có khuynh hướng tạo đầu nối thông
qua nguyên tử N hay S? Giải thích.

Câu 11: Ái lực proton của pyridin (Py) và anilin (An) lần lượt là 953 và 899 KJ/mol. Trong
khi đó hằng số pKa của các acid liên hợp [Py-H]+ và [An-H]+ tương ứng là 5,2 và 4,6. Trả lời
các câu sau:
a. Xác định các cặp acid base liên hợp của Py, An và tính hằng số Kb của Py và An.
b. Phản ứng (*) có xảy ra trong dung dịch được hay không. Giải thích.

(*) [An-H]+ + Py An + [Py-H]+

Câu 12: Giải thích tại sao có sự tồn tại các chất: HF.BF3, HF.SbF5 nhưng không tồn tại các
hợp chất: H-H.BF3, H-H.SbF5.

Câu 13: Sử dụng thuyết HSAB dự đoán các tiểu phân cho dưới đây, tiểu phân nào bền hơn?
a. [Fe(H2O)6]3+ và [Fe(PH3)6]3+
b. [PtF4]2- và [PtCl4]2-

Câu 14: Trong dung dịch nước, CH3COOH là một acid yếu theo Bronsted. Tính acid của
CH3COOH thay đổi như thế nào trong dung môi có hòa tan: (a) NH3 lỏng, (b) HF lỏng. Viết
phản ứng xảy ra khi hòa tan CH3COOH ở mỗi trường hợp.

Câu 16: Khi hòa tan muối FeCl3 vào nước xảy ra sự thủy phân
FeCl3 → Fe3+ + 3Cl-


 Fe(OH)3↓+ 3H+ (*)
Fe3+ + 3OH- 

Trả lời các câu hỏi sau:
a. Trong phản ứng thủy phân, xác định vai trò acid/base theo Lewis.
3
BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ 1

b. So sánh khả năng thủy phân của dung dịch FeCl3 khi cho thêm vào dung dịch: vài
giọt H2SO4 loãng, KOH loãng, CH3COONa.
c. Từ kết quả trên, giải thích tại sao khi pha các dung dịch muối như: FeCl3, SnCl2,
AlCl3,… người ta thường pha thêm vào dung dịch một ít dung dịch HCl loãng chứ không pha
trực tiếp bằng nước nguyên chất.

You might also like