Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 31

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


---------***--------

TIỂU LUẬN
Môn Học: Quản lý kinh tế
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CẠNH TRANH TẬP TRUNG
TRONG NGÀNH SẢN XUẤT ĐỒ UỐNG

: Đặng Khánh Linh


Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên : 820427
Lớp : MBA K27B
Khoá : 27

Hà Nội, 01 tháng 07 năm 2021


NỘI DUNG
1. Lời mở đầu .................................................................................................................... 1
2. Tổng quan về ngành sản xuất đồ uống ............................................................................ 1
2.1. Định nghĩa ngành ...................................................................................................... 1
2.1.1. Về mặt pháp lý .................................................................................................... 1
2.1.2. Về mặt lý luận ..................................................................................................... 3
2.2. Tình hình ngành sản xuất đồ uống giải khát tại Việt Nam ....................................... 4
2.2.1. Sức hấp dẫn ngành .............................................................................................. 5
2.2.2. Doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam .................................................................. 7
2.2.3. Sản phẩm trên thị trường .................................................................................... 7
2.2.4. Sự tăng trưởng .................................................................................................... 8
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu .............................................................................. 11
3.1. Thị phần .................................................................................................................. 11
3.2. Chỉ số CR4 .............................................................................................................. 13
3.3. Chỉ số HHI .............................................................................................................. 15
4. Kết quả tính toán và phân tích các chỉ số ...................................................................... 18
4.1. Thị phần .................................................................................................................. 18
4.2. Loại hình doanh nghiệp ........................................................................................... 21
4.3. HHI - Mức độ tập trung thị trường trung bình ........................................................ 23
4.4. CR4 - Chỉ số tập trung trong nhóm 4 công ty lớn nhất ........................................... 24
5. Kết luận.......................................................................................................................... 26
6. Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 27

2
BẢNG

Bảng 1- Số lượng doanh nghiệp trong ngành .................................................................... 18


Bảng 2 - Mã của các loại hình doanh nghiệp .................................................................... 21
Bảng 3 - Phần trăm phân bổ công ty theo loại hình doanh nghiệp.................................... 22
Bảng 4 - Phần trăm chỉ số HHI trung bình ........................................................................ 23
Bảng 5 - Phần trăm chỉ số CR4 trung bình ........................................................................ 24

HÌNH

Hình 1- Quy trình sản xuất nước khoáng ............................................................................ 4


Hình 2 - Tổng số dân và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động Việt Nam giai đoạn 2013-
2018 ..................................................................................................................................... 5
Hình 3 - Tình hình sản xuất và tiêu thụ Đồ uống trong nước, 2010 - 6T/2019................... 9
Hình 4 - Tình hình xuất nhập khẩu đồ uống trong nước, 2010-6T/2019 .......................... 10
Hình 5- Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang
chiếm lĩnh .......................................................................................................................... 12
Hình 6 - Cơ cấu tiêu thụ ngành nước giải khát (theo sản lượng) 6T/2019........................ 19
Hình 7 - Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm
2020, tháng 09/2020 .......................................................................................................... 20
Hình 8 - Nguồn: The water man, Top 10 thương hiệu nước uống uy tín năm 2020, tháng
05/2020 .............................................................................................................................. 20
Hình 9 - Thị phần các doanh nghiệp và các mặt hàng nước giải khát tại Việt Nam năm 2017
........................................................................................................................................... 23

3
1. Lời mở đầu

Ngành sản xuất nước giải khát (bao gồm nước ngọt, nước khoáng và nước uống không
cồn) là phân ngành kinh tế cấp 3 trong phân ngành cấp 2 sản xuất đồ uống - 110, thuộc
ngành cấp 1 là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Ngành sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng và nước tinh khiết ở Việt Nam được
đánh giá là một ngành kinh tế quan trọng (Giang Hoàng Nhơn, 2017). Không chỉ sản xuất
sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Với số liệu trong Sách Trắng của Tổng cục thống kê ban hành năm 2018 của 2 nhóm ngành
11041 – sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết và ngành 11042 – sản xuất đồ uống không
cồn trong hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, nghiên cứu được thực hiện về mức độ tập
trung thị trường, qua đó, tác động đến môi trường cạnh tranh bởi một hay một nhóm công
ty lớn chi phối thị trường. Vấn đề đặt ra là làm rõ mức độ cạnh tranh trong cấu trúc thị
trường sản xuất đồ uống.

2. Tổng quan về ngành sản xuất đồ uống

2.1. Định nghĩa ngành

2.1.1. Về mặt pháp lý

Nhóm ngành sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng gồm những hoạt động được quy
định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành
kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo đó:

1104: Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng

11041: Sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai

Nhóm này gồm: Sản xuất nước khoáng thiên nhiên và nước đóng chai khác.

1
11042: Sản xuất đồ uống không cồn

Nhóm này gồm:

- Sản xuất đồ uống không cồn trừ bia và rượu không cồn;

- Sản xuất nước có mùi vị hoặc nước ngọt không cồn, có ga hoặc không có ga: nước chanh,
nước cam, côla, nước hoa quả, nước bổ dưỡng...

Loại trừ:

- Sản xuất nước chiết từ rau quả được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau
quả);

- Sản xuất đồ uống từ sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ
sữa);

- Sản xuất cà phê được phân vào nhóm 10770 (Sản xuất cà phê);

- Sản xuất chè được phân vào nhóm 10760 (Sản xuất chè).

- Sản xuất rượu không cồn được phân vào nhóm 11020 (Sản xuất rượu vang);

- Sản xuất bia không cồn được phân vào nhóm 11030 (Sản xuất bia và mạch nha ủ men
bia);

- Đóng chai và dán nhãn được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ
uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào), nếu công việc này là một phần của việc bán buôn,
và nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói), nếu được tiến hành trên cơ sở thuê hoặc hợp đồng.

Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam (TCVN) hiện nay đối với sản phẩm đồ uống
không cồn đã có các TCVN về:

+ Nước uống đóng chai [TCVN 6096:2010 (CODEX STAN 227-2001)];

+ Nước khoáng thiên nhiên [TCVN 6213:2010 (CODEX STAN 108-1981, Rev.2-2008)];
2
+ Nước rau quả [TCVN 7946:2008 (CODEX STAN 247-2005)];

+ Sữa đậu nành (TCVN 12443:2018);

+ Nước giải khát (TCVN 12828:2019)

TCVN 12828:2019 Nước giải khát thay thế cho TCVN 7041:2009 Đồ uống không cồn –
Quy định kỹ thuật.

2.1.2. Về mặt lý luận

*Nước khoáng/nước tinh khiết


Từ điển định nghĩa nước là "hợp chất của oxy và hydro". Công thức phân tử của nước là
H2O. Nước tinh khiết không có màu, mùi hoặc vị và ở nhiệt độ phòng trong trạng thái lỏng,
sôi ở 99.974 ° C.
Nước tinh khiết là nước không có tạp chất, các loại vi khuẩn và virus. Để tạo ra nước tinh
khiết, các hệ thống lọc chuyên dụng được sử dụng nhằm mục đích loại bỏ tạp chất, nguy
cơ gây bệnh cho nguồn nước tinh khiết đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Về bản chất, nước
tinh khiết có thể được lấy nguồn từ nước máy, mạch nước ngầm, nước giếng, nước mặt...
Nguồn nước này sẽ được xử lý qua hệ thống xử lý phức tạp, nhiều công đoạn để loại bỏ
hết các tạp chất gây hại cho sức khỏe để cho ra nguồn nước uống tinh khiết.
Trong khi đó, nước khoáng lại có nguồn gốc phức tạp hơn khá nhiều. Hiểu một cách đơn
giản nhất, nước khoáng là nguồn nước tự nhiên, trải qua quá trình thẩm thấu qua nhiều tầng
địa chất trong lòng đất và tích tụ được nhiều loại khoáng chất có lợi từ trong lòng đất. Tuy
nhiên, trước thực trạng ô nhiễm môi trường như hiện nay các nguồn nước ngầm tự nhiên
ngày càng có nguy cơ cao bị ô nhiễm do thiên tai: bão lũ, xả rác và nước thải chưa qua xử
lý trực tiếp ra các sông suối, đây chính là nguyên nhân khiến cho nguồn nước ngầm có thể
là tác nhân gây hại cho sức khỏe. Có 2 loại là nước khoáng không có ga như Lavie,
Aquafina,… và nước khoáng có ga như: Perrier, Vĩnh Hảo,…
Nước khoáng/ nước tinh khiết cũng được coi như một loại nước giải khát.

3
Hình 1- Quy trình sản xuất nước khoáng

* Đồ uống không cồn


Đồ uống không cồn được hiểu là đồ uống khiến người dùng không bị say, không có rượu
nhẹ theo thể tích hoặc qua quá trình lên men. Đồ uống không cồn có thể là các loại nước
giải khát đóng chai hoặc chất lỏng đóng hộp như: nước uống có ga, nước khoáng, nước trái
cây, syrup, nước giải khát không có cồn… tất cả đều được phổ biến rộng rãi trên thị trường.
Ngoài ra, còn bao gồm: sinh tố, nước ép, cà phê, soda, smoothie, mojito….
Có thể phân loại thành 3 nhóm: (1) Thức uống giải khát – Refreshing, (2) Thức uống bổ
dưỡng (Nourishing) như sữa, (3) Thức uống có chất kích thích (Stimulating) như Cà phê.
Tuy nhiên, theo quy định được Nhà nước ban hành của nhóm ngành 11042 nêu ở phần
2.1.1, thì nước uống không cồn là một loại thuộc nước giải khát.

2.2. Tình hình ngành sản xuất đồ uống giải khát tại Việt Nam

Theo nghiên cứu gần đây cho biết, Việt Nam hiện đang được đánh giá là một trong những
quốc gia có sức tiêu thụ sản phẩm và đồ uống khá tiềm năng. Việt Nam với tỷ lệ dân số trẻ
và sự dồi dào các sản phẩm nông nghiệp, nguyên liệu thô cho chế biến thực phẩm, nên đồ
uống không cồn, nước khoáng được coi là những lợi thế để giúp doanh nghiệp đa dạng hóa
chủng loại, nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục của người tiêu dùng. Đặc biệt, giới trẻ
Việt là những bạn yêu thích sự trải nghiệm, yêu thích sự năng động và luôn muốn thưởng
thức đồ uống ngon và lạ. Cùng với đó sự phát triển của công nghệ nên họ dễ dàng biết được
xu thế ẩm thực mới nhất, đặt hàng thông qua các ứng dụng khiến thị trường đồ uống ngày
càng trở nên sôi động.

Sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng tại Việt Nam đến nay đều tuân theo và phù hợp
với quy hoạch phát triển ngành, chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam. Tính đến
thời điểm hiện tại, về cơ bản sản phẩm của ngành sản xuất đồ uống, nước khoáng luôn bảo

4
đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng. Các loại đồ uống không cồn được
đóng trong bao bì kín và chuyên dùng cho thực phẩm đảm bảo không ảnh hưởng đến chất
lượng của sản phẩm.

2.2.1. Sức hấp dẫn ngành

Các yếu tố tác động chính:

- Cơ cấu dân số trẻ: Việt Nam với tỷ lệ dân số trẻ ngày càng tăng - độ tuổi từ 15 đến
50 tuổi chiếm 63% nhu cầu về việc uống nước (Virac, 2019). Rõ ràng nhu cầu lớn
về nước giải khát đóng chai tiện lợi, nhanh gọn trong khi nhóm người lớn thiên về
sử dụng các loại trà và cà phê nóng tự pha chế. Người trẻ có thiên hướng sử dụng
các dịch vụ ăn uống ngoài cửa hàng, hay tham gia vào các hoạt động vui chơi giải
trí - nơi mà tiêu thụ nước giải khát rất nhiều.

Hình 2 - Tổng số dân và cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động Việt Nam giai đoạn 2013-2018

- Khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam: Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Nhiệt
độ trung bình mùa hè lên tới trên 30 độ và mùa đông dao động quanh 20 độ. Đặc
biệt các tỉnh phía Nam, nhiệt độ luôn trên 25 độ. Khí hậu nóng ẩm khiến cơ thể sinh
nhiệt. Nước giải khát đóng chai vì thế trở thành một phương thức để điều hòa cơ

5
thể. Với việc tan băng khiến khí hậu trái đất dự đoán càng ngày càng tăng, ngành
nước khoáng giải khát, nước tinh khiết dự báo sẽ còn tăng trưởng doanh thu trong
tương lai.
- Sự gia tăng xu hướng thức ăn nhanh tại Việt Nam: Tốc độ tăng trưởng của ngành
nước giải khát, nước khoáng được hỗ trợ bởi xu hướng ăn nhanh đang gia tăng tại
Việt Nam. Ngoài ra còn được tiêu thụ bởi dịch vụ ăn uống ngoài hàng và các quán
đồ uống và trung tâm giải trí.
- Nhận thức về chăm sóc sức khỏe tăng khiến số lượng lớn chuyển sang tiêu dùng mặt
hàng nước dinh dưỡng và không có gas: Nhận thức về thực phẩm dinh dưỡng để
chăm sóc sức khỏe hàng ngày càng tăng lên. Vì vậy, người tiêu dùng Việt Nam ý
thức rõ rệt mặt hàng nào nên được sử dụng.
- Về mặt pháp lý:
+Luật, nghị định và các quy định trong ngành: Các quy định về an toàn thực phẩm
và các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được ban hành hòa hợp với Hiệp định về biện
pháp vệ sinh và an toàn thực phẩm (SPS) khi Việt Nam gia nhập WTO đã nâng cao
chất lượng sản phẩm trong ngành, đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về vệ
sinh an toàn thực phẩm của các thị trường lớn trên thế giới như Châu Âu, Mỹ, …
góp phần gia tăng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Ngoài ra, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó có quy định
về việc không sử dụng đồ uống có cồn khi tham gia giao thông. Theo đó việc tiêu
thụ nước giải khát, các mặt hàng không cồn tăng vọt.
+ Ảnh hưởng từ Hiệp định thương mại quốc tế: Việc tham gia ký Hiệp định WTO,
CPTPP, FTAs, ... tạo cho ngành đồ uống tại Việt Nam có nhiều cơ hội mới như: gia
tăng xuất khẩu do được xóa bỏ thuế quan theo cam kết, được áp dụng cơ chế tự
chứng nhận xuất xứ, cơ hội thu hút đầu tư từ nước ngoài vào ngành đồ uống Việt
Nam. Doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên,
nó cũng mang đến sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp nước ngoài. Tâm lý ưa dùng

6
hàng ngoại của một bộ phận người tiêu dùng Việt sẽ làm giảm thị phần của các
doanh nghiệp thuần nội địa.

2.2.2. Doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam

Trên đà phát triển nền kinh tế của Việt Nam hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất
được hình thành và phát triển rất thành công.

Theo nghiên cứu của Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Việt Nam
là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm - đồ uống rất tiềm năng. Trong
đó, đồ uống không cồn là một trong 3 nhóm (gồm cả bia và thực phẩm) tăng trưởng nhanh
nhất trong ngành hàng tiêu dùng nhanh. Với sức tiêu thụ tốt nên tăng trưởng giá trị của
nhóm đồ uống không cồn vào ngành tiêu dùng nhanh, năm 2018 là 19,7%.

Ba công ty đang nắm giữ đa số thị phần trên thị trường nước giải khát không cồn. Nếu như
Pepsi và Cola làm chủ thị trường nước có ga, thì Tân Hiệp Phát thành công với dòng nước
không ga. Bên cạnh đó, các công ty khác vẫn tìm được thị trường riêng mình tại khu vực
nông thôn. Tuy nhiên, thị phần của các công ty lớn này đang co dần lại do có sự tham gia
của nhiều công ty mới với các loại sản phẩm khác nhau, mang đến sự đa dạng và cạnh
tranh cho thị trường này.

2.2.3. Sản phẩm trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại nước giải khát khác nhau. Nhằm đáp ứng nhu cầu
của người tiêu dùng mà nhà sản xuất đưa ra nhiều loại. Nhóm sản phẩm được người tiêu
dùng ưa chuộng và tiêu thụ nhiều nhất trên thị trường có 5 nhóm được mình chia ra như
sau:

+ Nước ngọt có ga: khiến cho người uống cảm giác sảng khoái khi khát nước hay kể cả ,
khi ăn làm cho người ăn dễ dàng kích thích vị giác, giúp giảm đầy hơi, trướng bụng.

7
+ Trà: Trà là nước uống phổ biến đứng thứ 2 thế giới. Với vị thanh đắng nhẹ thích hợp
cho những người sợ bị béo, tăng cân. Trà được phổ biến thêm nhiều vị như đào,dâu… gồm
nhiều thành phần và công dụng khác nhau. Trà không chỉ dùng để giải khát mà còn để
thanh lọc cơ thể, chống oxy hóa. Thành phần axit-amin trong trà giúp cho tinh thần của
người sử dụng được sản khoái hơn nhiều

+ Nước khoáng: Bổ sung nước khi bị mệt, nước khoáng không gây tăng cân cho người tiêu
dùng, bổ sung các chất cần thiết. Các nhà khoa học nghiên cứu khuyên nên sử dụng 2 lít
nước 1 ngày để tăng dưỡng chất cho cơ thể, giúp cơ thể không bị mất nước, ngoài ra uống
nước nhiều có thể giúp cho da được tốt hơn, cải thiện tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho cơ
thể.

+ Nước trái cây: bổ sung các chất vitamin và các hàm lượng thiết yếu như Vitamin C,
vitamin A, vitamin E và các chất cần thiết trong trái cây. Giúp cho người tiêu dùng tiêu thụ
được nhiều trái cây hơn, nước trái cây còn giúp cho cơ thể được thải độc.

+ Nước tăng lực: Tốt cho người lao động mệt mỏi, giúp cho họ lấy lại được tinh thần, nước
tăng lực có thành phần giúp làm xua đi cơn buồn ngủ và mệt mỏi, còn có tác dụng làm cho
tinh thần người sử dụng thoải mái, hưng phấn hơn rất nhiều.

2.2.4. Sự tăng trưởng

Ở thị trường nhờ lượng tiêu thụ cao, giá trị của nhóm đồ uống không cồn tăng trưởng mạnh
vào năm 2018 so với năm trước 7%. Hàng tỉ đồng cho việc tiền thuế nhà nước, ngành nước
giải khát đã góp phần vào mỗi năm nhằm tăng thêm sự phát triển cho kinh tế cả quốc gia.
Theo thống kê số liệu của Cục thống kê, vào năm 2012 trở đi, ngành nước giải khát nội địa
có cồn và không cồn chiếm tận 4,5% về lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sản xuất, ý nói
tương đương đóng góp gần 20 tỷ đồng vào vào ngân sách nhà nước, một con số khá lớn.
Cho đến năm 2017, con số 20 đã tăng lên đến 50 nghìn tỷ đồng. Bên phía đại diện của hiệp
hội ngành nước giải khát bia- rượu cho hay.

8
Tính đến 6 tháng đầu năm 2019, sản xuất nước giải khát ở Việt Nam đạt 6.27 tỷ lít (tăng
40% so với 6T/2018), tiêu thụ đạt 6.23 tỷ lít (tăng 39.5% so với 6T/2018) trị giá 25.9 tỷ
đồng (tăng 39.2% so với cùng kỳ năm ngoái). Về chủng loại, tiêu thụ các loại nước tinh
khiết chiếm 58.3% tổng lượng nước giải khát tiêu thụ; tiếp đến là các loại nước ngọt (chiêm
12.1%); nước có vị hoa quả nước yến và nước khoáng không có ga (đều chiếm 10%); nước
yến bổ dưỡng (8.8%). Còn lại nước khoáng có ga chỉ chiếm khoảng 0.7%.

Euromonitor dự báo, năm 2020 doanh thu ngành nước giải khát đạt tới 5,8 tỷ USD và tăng
trưởng bình quân giai đoạn 2020-2023 là 6,3%. Hãng nghiên cứu thị trường này đánh giá,
Việt Nam là thị trường đứng thứ 3 về hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm đồ uống tại
khu vực ASEAN. Với hơn một nửa dân số dưới 30 tuổi, Việt Nam trở thành một trong
những thị trường tiêu thụ đồ uống tiềm năng nhất khu vực. Tuy nhiên thị trường này vẫn
còn nhiều chỗ trống chưa được lấp đầy, là chiếc bánh hấp dẫn được các doanh nghiệp chú
tâm để giành lấy thị phần.

Hình 3 - Tình hình sản xuất và tiêu thụ Đồ uống trong nước, 2010 - 6T/2019

9
Về thương mại, tổng xuất khẩu nước giải khát đạt 69.9 triệu lít (giảm 8.97% so với cùng
kỳ), nhập khẩu đạt 292.7% triệu lít (tăng 7.67% so với cùng kỳ). Trong đó, xuất khẩu nước
hoa quả Việt Nam ước đạt 23.1 triệu lít và trị giá 45.6 triệu USD, sản lượng xuất khẩu nước
ngọt Việt Nam đạt 46.45 triệu tấn trị giá 51.09 USD; tăng khoảng 9% so với cùng kỳ. Về
nhập khẩu, nhập khẩu nước hoa quả Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 6.35 triệu lít
và trị giá 10.14 triệu USD (tăng 10% so với cùng kỳ). Nhập khẩu nước ngọt Việt Nam 6
tháng đầu năm 2019 đạt 226.32 triệu lít và trị giá 286.14 triệu USD.

Hình 4 - Tình hình xuất nhập khẩu đồ uống trong nước, 2010-6T/2019

Hiện tại thì ngành nước giải khát ở Việt Nam đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tư.
Lý do là sự tăng trưởng nội địa cao luôn duy trì lên tới con số ấn tượng với 7%/năm so với
2% của Pháp và Nhật.

10
3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Như đã đề cập trong phần giới thiệu, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ tập trung
thị trường của hai ngành 11041 và ngành 11042. Kết quả của mức độ tập trung sẽ dẫn đến
làm thay đổi cấu trúc thị trường qua đó, tác động đến mức độ cạnh tranh trong thị trường
sản xuất đồ uống. Mức độ tập trung được đo lường thông qua các chỉ số tập trung, các chỉ
số tập trung đo lường được trong từng giai đoạn sẽ giải thích rõ mức độ cạnh tranh trong
cấu trúc thị trường đồ uống. Với cách tiếp cận đó, nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp phổ
biến nhất trong đo lường mức độ tập trung dựa vào tỷ trọng và cấu trúc được phát triển bởi
Marfels (1971a) và Dickson (1981) (Nguyễn Thế Bính, 2015). Phương pháp này đo lường
mức độ tập trung thị trường của các công ty thông qua chỉ số CR4 và HerfndahlHirschman
(HHI).

3.1. Thị phần

*Định nghĩa:
Thị phần hay con gọi là market share là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà
doanh nghiệp đó đang chiếm lĩnh (Lương Hạnh, 2020). Công thức tính thị phần doanh
nghiệp:
Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường.
Hoặc:

Thị phần = Tổng số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị
trường.

Ngoài ra thị phần tương đối còn được xoay quanh 2 công thức:

Thị phần tương đối = Tổng doanh số thu được của doanh nghiệp / Tổng doanh số của đối
thủ cạnh tranh thu được trong thị trường.
Hoặc

11
Thị phần tương đối = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm bán ra
của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Hình 5- Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh

Nếu như ví dụ về thị phần tương đối lớn hơn 1, có nghĩa là doanh nghiệp đang có lợi thế
cạnh tranh dẫn đầu thị phần tốt hơn đối thủ. Thị phần tương đối nhỏ hơn 1, thì đối thủ cạnh
tranh đang có lợi thế cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp của bạn. Còn khi thị phần tương
đối bằng 1, điều này được hiểu lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp bằng lợi thế cạnh tranh
của đối thủ trên thị trường.

Thị phần thể hiện rõ các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so với tổng sản phẩm
tiêu thụ trên toàn thị trường. Để có thể chiếm lĩnh thị phần cao trước các đối thủ của mình,
doanh nghiệp, công ty thường thực hiện các chiến lược marketing, kinh doanh cho riêng
mình như: chính sách giá phù hợp, tung ra những chương trình khuyến mại, event…. Ngoài
ra sau khi chiếm lĩnh thị phần lớn các doanh nghiệp cũng cần có cũng chiến lược bảo vệ
thị phần.
12
*Vai trò:

Thị phần là một trong những yếu tố quan trọng, tác động đến việc tăng quy mô cho hoạt
động của doanh nghiệp và cải thiện lợi nhuận. Dù doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm, dịch
vụ nào cũng cần phải biết được vị trí của mình đang ở đâu, có những điểm yếu gì, điểm
mạnh gì so với các đối thủ, thị trường mang đến những cơ hội và thách thức gì… Để từ đó
doanh nghiệp đưa ra được những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Bởi vậy thị phần có vai
trò rất quan trọng trong hoạt động doanh nghiệp:

• Thị phần là một dấu hiệu của khả năng cạnh tranh tương đối của các sản phẩm
hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Khi tổng thị trường cho một sản phẩm hoặc
dịch vụ tăng lên, một doanh nghiệp duy trì được thị phần của mình sẽ tăng
doanh thu ở mức độ và tốc độ tương tự như tổng thị trường. Một doanh nghiệp
đang phát triển thị phần sẽ tăng doanh thu nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh.

• Việc xác định thị phần giúp các chủ doanh nghiệp có thể nhìn ra tốc độ phát
triển của doanh nghiệp trong từng phân khúc của thị trường. Từ đó đưa ra
những chiến lược kinh doanh đúng đắn.

• Thị phần là cơ sở dữ liệu giúp doanh nghiệp có thể bổ sung nguồn lực và tăng
động lực phát triển lên nhiều lần.

• Thị phần tăng có thể cho phép một công ty đạt được quy mô hoạt động lớn
hơn và cải thiện khả năng sinh lời.

3.2. Chỉ số CR4

Mức độ tập trung của hoạt động kinh doanh mua bán (đo bằng CR4): Mức độ tập trung
của người bán và người mua là một chỉ số cho khả năng cạnh tranh và phụ thuộc vào số
lượng người mua và người bán trên thị trường. Tỷ lệ tập trung CR4 là chỉ số quan trọng
để đánh giá thực trạng cạnh tranh ở một ngành cụ thể. CR4 càng thấp biểu thị cho thị trường
càng ít tập trung hay mức độ cạnh tranh trên thị trường càng cao (Nguyễn Hoàng Phong,
2017).

13
Trong đó: xi là quy mô tuyệt đối của các công ty i và T là tổng quy mô thị trường

Si: Thị phần của doanh nghiệp thứ i trên thị trường (%)
CR4: là tỷ lệ tập trung bốn công ty hàng đầu trên thị trường
Chỉ số tập trung có giá trị từ 0% đến 100%. Theo Khols và Uhl (1985) cho thấy có một
quy luật về tỷ lệ tập trung của bốn doanh nghiệp, tỷ lệ 50 phần trăm hoặc hơn là dấu hiệu
của một ngành công nghiệp độc quyền nhóm mạnh mẽ, tỷ lệ từ 33- 50 phần trăm có nghĩa
là một độc quyền nhóm yếu, và ít hơn là ngành không tập trung.
- Mức độ khác biệt của sản phẩm – phân loại chất lượng (độ không đồng nhất): Các
yếu tố như chất lượng sản phẩm, hậu mãi hay việc thúc đẩy chiến lược tiếp thị của
người bán thường thể hiện các thuộc tính khác biệt của sản phẩm.
- Các rào cản, giới hạn khi gia nhập thị trường: Các rào cản nhập xuất phản ánh mối
quan hệ cạnh tranh giữa các công ty và các đại diện tiềm năng. Nếu các rào cản nhập
xuất được tối thiểu, các công ty mới có thể dễ dàng gia nhập vào và thoát ra khỏi
các thị trường và cạnh tranh với các công ty mía đường đã thành lập trước. Tuy
nhiên, với sự hiện diện của rất nhiều rào cản nhập xuất đã trở thành một công cụ
bảo vệ tốt cho các công ty kỳ cựu khỏi các đối thủ tiềm năng.
- Kiến thức về thị trường – khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường: Sự phân phối
của thông tin thị trường đề cập đến sự tồn tại của các thông tin thị trường có liên
quan. Điều này có thể được trình bày bởi việc đánh giá nhận thức của nhà sản xuất
ở thị trường mía đường, cách mà thông tin về giá được phổ biến giữa các nhà sản
xuất. Sự phân phối của thông tin thị trường cho thấy cách mà thông tin thị trường
được phổ biến tới các nhà sản xuất và phân phối.

14
3.3. Chỉ số HHI

Chỉ số Herfindahl-Hirschman trong tiếng Anh là Herfindahl-Hirschman Index, viết tắt là


HHI. HHI là thước đo phổ biến về sự tập trung của thị trường và được sử dụng để xác định
khả năng cạnh tranh thị trường (thường là trước và sau các giao dịch M&A).

*Đặc trưng:
- Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) là thước đo phổ biến dùng để đo lường mức độ tập
trung thị trường.
- HHI được tính bằng tổng các bình phương thị phần của mỗi công ty cạnh tranh trong một
thị trường. HHI có thể dao động từ gần đến 0 đến 10.000.
Lưu ý: Các nhà quản lý sử dụng Chỉ số HHI của 50 công ty lớn nhất trong một ngành cụ
thể để xác định xem ngành đó nên được coi là cạnh tranh hay độc quyền.
Công thức:

+ Si: Thị phần doanh nghiệp thứ i

+ n: Số lương doanh nghiệp trong hệ thống Chỉ số HHI có giá trị từ 1/n đến 1, chỉ số có
giá trị thấp nhất (1/m) khi tất cả các doanh nghiệp trong thị trường đều có quy mô như
nhau, và có giá trị bằng 1 trong trường hợp độc quyền.

Chỉ số HHI có thể xác định bằng cách khác:

15
Trong đó:

+ n: Số lượng doanh nghiệp trong hệ thống

+ V: Phương sai thống kê thị phần của các doanh nghiệp

Nếu tất cả các doanh nghiệp có thị phần bằng nhau (có nghĩa là nếu cấu trúc thị trường là
hoàn toàn cân xứng, tức si = 1/n đối với mọi i) thì V = 0 và H = 1/n. Nếu số lượng doanh
nghiệp là không đổi, thì phương sai lớn hơn do mức độ bất đối xứng về thị phần giữa các
doanh nghiệp sẽ tạo ra giá trị chỉ số cao hơn.

Ngoài 2 công thức trên, trong những trường hợp mà số lượng chính xác các doanh nghiệp
cũng như quy mô của nó không thể xác định được, chỉ số số HHI được xác định thông qua
vào lý thuyết phân phối, Hart (1975) chỉ số HHI được xác định bằng công thức:

Trong đó η2 là hệ số biến đổi (những thay đổi có thể xảy ra của cấu trúc quy mô) của phân
phối ban đầu. Thông qua chỉ số HHI, thị trường sẽ được phân loại mức độ cạnh tranh dựa
trên cơ sở sau:

+ HHI < 0.01: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

+ 0.01 ≤ HHI ≤ 0.1: Mức độ cạnh tranh cao

+ 0.1 ≤ HHI ≤ 0.18: Thị trường cạnh tranh trung bình

+ 0.18 ≤ HHI: Mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền

Đây là chỉ số cơ bản khi cơ quan quản lý cạnh tranh xem xét đến sự thay đổi về cấu trúc
thị trường xảy ra sau các hoạt động sáp nhập, hợp nhất (M&A). Pháp luật về cạnh tranh
của nhiều nước quy định cụ thể mức độ tập trung kinh tế thông qua chỉ số HHI trong việc
rà soát các diễn biến về tập trung kinh tế.

16
Trong nghiên cứu này, do số lượng các công ty và các chỉ số về quy mô trong toàn hệ thống
được xác định nên chỉ số này được tác giả tính toán theo công thức (1). Mức độ tập trung
của các doanh nghiệp thuộc ngành 11041 và 11042 được tính toán thông qua các số liệu
thu thập từ cơ sở dữ liệu của Cục thống kê năm 2018, với 22 quan sát đối với ngành 11041
và 12 công ty ngành 11042.

*Ý nghĩa

Bản chất của các hành vi TTKT là nhằm tạo lập nên sức mạnh thị trường lớn hơn cho doanh
nghiệp sau TTKT. Cùng với việc TTKT, cấu trúc thị trường cũng sẽ thay đổi theo hướng
số lượng doanh nghiệp giảm đi và tương quan về quy mô và sức mạnh của các doanh
nghiệp trên thị trường cũng khác đi.

Một thị trường có hệ số tập trung cao cũng đồng nghĩa với việc thị trường tồn tại một số
lượng ít các doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ rằng trên thị trường tồn tại doanh nghiệp có
sức mạnh thị trường. Do đó, nếu không có những biện pháp quản lý của cơ quan cạnh tranh
trên thị trường có thể phát sinh các hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường. Ở một khía cạnh
khác, thị trường có mức độ tập trung cao cũng là một cấu trúc lý tưởng để các doanh nghiệp
tham gia vào các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Như trên đã đề cập, bản thân hành vi
TTKT chưa gây ra thiệt hại cho cạnh tranh nhưng chính hành vi này có khả năng tạo ra
nguy cơ xảy ra hành vi lạm dụng sức mạnh thị trường hay các thỏa thuận hạn chế cạnh
tranh.

Thông thường, pháp luật cạnh tranh các nước thường quy định một ngưỡng an toàn dựa
trên các yếu tố định lượng như thị phần và mức độ tâp trung trên thị trường để sơ bộ đánh
giá khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh của việc tập trung kinh tế. Tại Việt Nam,
ngưỡng an toàn đối với việc tập trung kinh tế được quy định tại Điều 14 Nghị định
35/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh như sau:

a) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế ít hơn 20%
trên thị trường liên quan;

17
b) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp dự định tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở
lên trên thị trường liên quan và tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau
tập trung kinh tế trên thị trường liên quan thấp hơn 1.800;

c) Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% trở lên trên
thị trường liên quan, tổng bình phương mức thị phần của các doanh nghiệp sau tập trung
kinh tế trên thị trường liên quan trên 1.800 và biên độ tăng tổng bình phương mức thị phần
của các doanh nghiệp trên thị trường liên quan trước và sau tập trung kinh tế thấp hơn 100;

d) Các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế có quan hệ với nhau trong chuỗi sản
xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định hoặc ngành, nghề
kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế là đầu vào của nhau hoặc bổ
trợ cho nhau có thị phần thấp hơn 20% trên từng thị trường liên quan.

*Ưu và nhược điểm của HHI

- Ưu điểm chính của Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) là tính toán đơn giản.

- Nhược điểm chính của HHI bắt nguồn từ thực tế chỉ số HHI là một biện pháp đơn giản
đến nỗi không tính đến sự phức tạp của các thị trường khác nhau.

4. Kết quả tính toán và phân tích các chỉ số

4.1. Thị phần

Ngành kinh doanh Freq. Percent Cum.


11041 22 64.71 64.71
11042 12 35.29 100
Total 34 100
Bảng 1- Số lượng doanh nghiệp trong ngành

18
Tính đến năm 2018, có 22 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành cấp 3 11041 – sản xuất nước
khoáng, nước tinh khiết đóng chai, chiếm 64.71% nhóm ngành cấp 2 – 110 sản xuất đồ
uống. Doanh nghiệp sản xuất đồ uống không cồn có 12 công ty, chiếm tỷ trọng 35.29%.

Hình 6 - Cơ cấu tiêu thụ ngành nước giải khát (theo sản lượng) 6T/2019

Đầu năm 2019, tiêu thụ các loại nước tinh khiết chiếm 58.3% tổng lượng nước giải khát
tiêu thụ; tiếp đến là các loại nước ngọt (chiếm 12.1%); nước có vị hoa quả nước yến và
nước khoáng không có ga (đều chiếm 10%); nước yến bổ dưỡng (8.8%). Còn lại nước
khoáng có ga chỉ chiếm khoảng 0.7%.
Với số lượng công ty sản xuất nước khoáng, nước tinh khiết (22 công ty so với 12 công ty
sản xuất nước không cồn) chiếm ưu thế, tỷ lệ thuận với cơ cấu tiêu thụ trong ngành nước
giải khát (Số liệu năm 2019 của VIRAC).

19
Hình 7 - Nguồn: Vietnam Report, Top 10 Công ty uy tín ngành Thực phẩm - Đồ uống năm 2020, tháng 09/2020

Hình 8 - Nguồn: The water man, Top 10 thương hiệu nước uống uy tín năm 2020, tháng 05/2020

20
4.2. Loại hình doanh nghiệp

Mã Loại hình doanh nghiệp


01 Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NNTW
02 Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NNĐF
03 Công ty CP, Công ty TNHH có vốn Nhà nước > 50%
04 Công ty nhà nước Trung ương
Địa phương
05 Hợp tác xã/Liên hiệp HTX Hợp tác xã
Liên hiệp HTX
Quỹ tín dụng nhân dân
06 Doanh nghiệp tư nhân
07 Công ty hợp danh
08 Cty TNHH tư nhân, Cty TNHH có vốn N.nước ≤ 50%
09 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước
10 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước ≤ 50%
11 DN 100% vốn nước ngoài
12 DN nhà nước liên doanh với nước ngoài
13 DN khác liên doanh với nước ngoài
Bảng 2 - Mã của các loại hình doanh nghiệp

Loại hình doanh nghiệp Freq. Percent Cum. Ngành kinh doanh
11041 11042
6 1 2.94 2.94 1 0
8 16 47.06 50 10 6
9 9 26.47 76.47 8 1
10 1 2.94 79.41 1 0
11 6 17.65 97.06 1 5
13 1 2.94 100 1 0

21
Total 34 100 22 12
Bảng 3 - Phần trăm phân bổ công ty theo loại hình doanh nghiệp

Công ty TNHH tư nhân, Công ty TNHH có vốn Nhà nước ≤ 50% chiếm tỷ trọng lớn nhất,
16 công ty tương đương 47.06% trong toàn ngành. Trong đó, 10 doanh nghiệp sản xuất
nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai.
Đứng thứ 2 là loại hình Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước. Chỉ có 1 công ty sản
xuất đồ uống không cồn thuộc loại hình doanh nghiệp này, trong khi có 8 công ty mã
11401.
Theo số liệu phân tích từ bảng trên, có thể thấy số lượng công ty Việt sản xuất nước khoáng,
nước tinh khiết là nhiều. Từ sau năm 1993, nước khoáng và nước tinh khiết nội địa đã đánh
lui hàng ngoại, chiếm khoảng 90% thị trường trong nước (Ngọc Thảo, 2010). Nguyên nhân
là do chất lượng và giá cả sản phẩm nội địa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước. Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm ngoại nhập chủ yếu chỉ phục vụ cho khách sạn
sang trọng, khách nước ngoài đã có thói quen sử dụng sản phẩm, và một số ít người Việt
Nam có thu nhập cao.
Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài xếp thứ 3 với 6 doanh nghiệp, trong đó số doanh
nghiệp sản xuất đồ uống không cồn là chủ yếu với 5 doanh nghiệp. Nói về lý do thị phần
đồ uống không cồn rơi vào tay doanh nghiệp ngoại, Chủ tịch Hiệp hội Bia - Rượu - Nước
giải khát Việt Nam Nguyễn Văn Việt (2018) cho biết, phần lớn doanh nghiệp Việt có quy
mô nhỏ lẻ, không đủ tiềm lực tài chính nên công nghệ, thiết bị máy móc dùng trong ngành
nước giải khát có tới 52% là lạc hậu, 38% trung bình, 10% hiện đại và chỉ có 2% là công
nghệ cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp Việt thiếu liên kết, chậm thích ứng với tập quán kinh
doanh quốc tế và các hiệp định thương mại tự do... Đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh
nghiệp ngoại lấn sân vào thị trường nước giải khát Việt Nam cạnh tranh thị phần. Minh
chứng rõ nhất là nhiều thương hiệu Việt đã trở thành vang bóng một thời trước khối ngoại.
Trường hợp công ty cổ phần Nước giải khát Chương Dương, đang ở trong giai đoạn hoàng
kim nhưng khi xuất hiện các đối thủ ngoại, đối diện cạnh tranh gay gắt. Đến giờ, người
dùng không biết đến các sản phẩm của Chương Dương ngoài xá xị. Ông Nguyễn Đặng

22
Hiến (2017), Tổng Giám đốc công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tân Quang Minh,
lo ngại, sắp tới, chiếc bánh thị phần chắc chắn sẽ do các nhà đầu tư ngoại nắm khi các cuộc
mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực nước giải khát liên tiếp xảy ra.
Những loại hình còn lại chiếm tỷ trọng nhỏ lần lượt là: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty cổ
phần có vốn Nhà nước ≤ 50% và Doanh nghiệp khác liên doanh với nước ngoài.

4.3. HHI - Mức độ tập trung thị trường trung bình

Variable Obs Mean Min Max


HHI_11041 22 0.8499 0.8499 0.8499
HHI_11042 12 0.2196 0.2196 0.2196
Bảng 4 - Phần trăm chỉ số HHI trung bình

Chỉ số HHI của ngành 11041 và 11042 vào năm 2018 lần lượt là 0.8499 và 0.2196 > 0.18,
mức độ tập trung thị trường cao và có xu hướng độc quyền. Như vậy không có sự cạnh
tranh cao giữa các doanh nghiệp.

Hình 9 - Thị phần các doanh nghiệp và các mặt hàng nước giải khát tại Việt Nam năm 2017

Điều này có thể thấy rõ qua số liệu năm 2017 của VIRAC, Suntory Pepsico Việt Nam vẫn
dẫn đầu thị trường (chiếm 32%), do sở hữu hàng loạt các thương hiệu được ưa chuộng
trong nước như: Pepsi, 7-up, Twister, Mirinda… Một trong những lý do giúp doanh số bán

23
hàng của Pepsico luôn cao là do doanh nghiệp đã kết hợp với các chuỗi ăn nhanh được ưa
thích hàng đầu như KFC, Lotteria, McDonald’s và Pizza Hut.
Xếp thứ hai trong các doanh nghiệp Nước Giải Khát là Tân Hiệp Phát (14%) với sản phẩm
chủ đạo Trà xanh không độ. Sau vụ con ruồi được phát hiện trong chai nước Number one,
các hoạt động của tập đoàn Tân Hiệp Phát chững lại, doanh thu, hình ảnh bị ảnh hưởng
nghiêm trọng, tuy nhiên 6 tháng cuối năm 2016, Tân Hiệp Phát tích cực trong các hoạt
động xã hội và từ thiện nhằm khôi phục hình ảnh tại thị trường Việt Nam, do vậy doanh
nghiệp vẫn giữ được thị phần của mình tại thị trường nội địa.
Coca-cola tăng trưởng khá tốt trong năm 2017, giữ vị trí thứ 3 với 11% thị phần. Tụt xuống
vị trí thứ 4 là URC Việt Nam, sau khi dòng sản phẩm C2 và Rồng đỏ của công ty bị phát
hiện chứa lượng chì cao vượt ngưỡng cho phép. Kết thúc năm URC Việt Nam chỉ chiếm
8% thị phần, xếp vị trí thứ 4.

4.4. CR4 - Chỉ số tập trung trong nhóm 4 công ty lớn nhất
Variable Quan sát Mean Min Max
cr4_11041 16 97.00% 97.00% 97.00%
cr4_11042 26 83.50% 83.50% 83.50%
Bảng 5 - Phần trăm chỉ số CR4 trung bình

Xét về chỉ số tập trung trong nhóm 4 công ty lớn nhất (CR4) của cả 2 nhóm ngành 11041
và 11041 đều lớn hơn 50% cho thấy mức độ tập trung cao, có xu hướng độc quyền nhóm.
Đặc biệt, đối với nhóm ngành 11041 tỉ lệ độc quyền CR4 xấp xỉ 100%. Ở hình 9, công ty
dẫn đầu thị trường lần lượt là Suntory Pepsico, Tân Hiệp Phát, Coca cola và URC chiếm
tổng 65% thị phần của toàn ngành. Những công ty này đều sản xuất cả đồ uống không cồn
và nước khoáng, nước tinh khiết, do vậy gộp để xét chung. Điển hình như công ty TNHH
Nước Giải Khát Suntory PepsiCo Việt Nam (SPVB). Năm 1994 PepsiCo tiến vào Việt
Nam với 2 sản phẩm đầu tiên là Pepsi và 7Up. Đến năm 2018, SPVB đã có 11 nhãn hiệu
tại đây, tăng thêm sự lựa chọn cho người dùng với các nhãn hiệu quen thuộc khác như
Aquafina, Sting, Lipton Ice-Tea, Ô Long Tea+ Plus…

24
Với sự cạnh tranh của những doanh nghiệp ngoại, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc
liệt. Để giải thích về việc tỷ lệ độc quyền của 2 nhóm ngành lớn dù là miếng bánh ngon,
cuộc chạy đua giành thị phần đòi hỏi nhiều yếu tố mà nếu sảy chân doanh nghiệp dễ bị
đuối sức.
(1) Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề được dư luận rất quan tâm, chính vì
vậy, để xây dựng thương hiệu của mình, doanh nghiệp bắt buộc phải đưa việc “cam
kết chất lượng” lên ưu tiên hàng đầu.
(2) Bên cạnh đó là yếu tố thương hiệu với nhiều ông lớn máu mặt. Ngay với dòng nước
uống tinh khiết thông thường, thị trường đã sừng sững những cái bóng lớn như
Lavie, Aquafina, Vital, Vĩnh Hảo…,
(3) Người tiêu dùng ngày một khó tính hơn. Thị hiếu của họ giờ đã thay đổi. Hãng
nghiên cứu thị trường Mintel công bố 12 xu hướng mới cho ngành thực phẩm và đồ
uống. Theo đó, trào lưu sử dụng thức uống tốt cho sức khỏe, thành phần rõ ràng, tự
nhiên cũng như các yêu cầu về chứng minh nguồn gốc trở nên khắt khe hơn. Người
mua hiện tại ngày càng chú ý đến nhãn rành mạch, nguyên liệu đúng chuẩn. Điều
này đòi hỏi doanh nghiệp phải minh bạch thông tin, đưa ra nhiều cam kết chất lượng
và cẩn trọng hơn trong giao tiếp với người dùng.
Do đó, rào cản gia nhập ngành là khá lớn, nhất là đối với những công ty nhỏ lẻ ở Việt Nam
với tiềm lực tài chính hạn chế, quy trình kiểm soát chất lượng ở nhiều công ty chưa tốt.
Mức độ tập trung CR4 của các nhóm ngành khác ở Việt Nam cũng khá cao (Bùi Nguyễn
Anh Tuấn, 2018). Giải thích cho việc gia tăng CR4 có 3 khả năng:
(i) Số lượng các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường hoặc tái cấu trúc do những biến động
bất lợi của thị trường lớn hơn số lượng doanh nghiệp mới gia nhập.
(ii) Một số lượng nhỏ các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả cao chiếm lĩnh phần lớn thị
trường. Ví dụ điển hình là ngành dệt may. Năm 2004, nhóm 3 doanh nghiệp có thị phần
lớn nhất là Tainan Knit Fabrics Ltd (Vietnam), Dệt May Phong Phú và Dệt Hà Nội (có thị
phần lần lượt là 6%, 5% và 4%). Nhưng đến năm 2006, vị trí các doanh nghiệp lớn thứ hai
và thứ ba đã bị thay thế bởi các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tại thời điểm đó, 3 doanh
nghiệp dẫn đầu là Hualon Corporation Ltd., Hưng Nghiệp Formosa và Tainan Knit Fabrics

25
(Vietnam) chiếm tới 40% thị phần. Thị phần 60% còn lại được chia cho hơn 1.000 doanh
nghiệp còn lại trong ngành.
(iii) Ngành đó là ngành độc quyền nhà nước. Chính phủ đã kết hợp một số doanh nghiệp
nhà nước độc lập cùng hoạt động trong một ngành để lập ra một doanh nghiệp nhà nước
lớn (chẳng hạn trong ngành chế biến thuốc lá) do đó đã làm tăng đáng kể mức độ tập trung.
Danh sách 19 ngành độc quyền nhà nước này bao gồm từ các ngành sản xuất trang thiết bị
quốc phòng tới ngành xuất bản, thuốc lá, dịch vụ bưu chính,...

5. Kết luận

Có thể thấy với một thị trường tiềm năng sản xuất nước giải khát với mức tăng trưởng ấn
tượng qua từng năm, các thương hiệu đang có rất nhiều cơ hội để phát triển, đặc biệt khi
xu hướng hiện nay không tập trung quá vào thương hiệu, đây là mấu chốt để rất nhiều cái
tên mới nổi lên, đôi khi là vượt mặt các tên tuổi có thâm niên khác. Nhưng các doanh
nghiệp cũng phải đối mặt với những thách thức, chỉ cần một cú sảy chân nho nhỏ là có thể
đánh sập uy tín thương hiệu đã mất nhiều năm gây dựng. Hãy thử nhìn vào trường hợp của
Tân Hiệp Phát với sự kiện có ruồi trong sản phẩm, bắt nguồn từ một bài đăng trên
Facebook, nó đã làm cho thương hiệu này lao đao trong một thời gian dài. Đến tận 2018,
hãng mới có thể lấy lại danh tiếng như trước và giải quyết khủng hoảng một cách ổn thỏa.

Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những lo ngại về sự tập trung quy mô của 2 nhóm ngành
sẽ gia tăng mức độ độc quyền hay độc quyền nhóm, qua đó, ảnh hưởng xấu đến môi trường
cạnh tranh. Để tránh tình trạng độc quyền mạnh như hiện nay, các doanh nghiệp muốn gia
nhập ngành phải nghiên cứu kỹ từng công đoạn, từ việc hình thành chuỗi sản xuất, mẫu
mã, bao bì cho tới tiếp thị; Kết nối hệ thống sản xuất và phân phối, bớt khâu trung gian.
Đồng thời, Nhà nước phải hỗ trợ chính sách cho sản xuất, gắn kết sản xuất và phân phối.
Để chiến thắng trong cuộc chạy đua này, doanh nghiệp cần tìm sự khác biệt và thị trường
ngách cùng với sản phẩm riêng.

26
6. Tài liệu tham khảo

1. Tổng cục thống kê (2018), Sách trắng


2. Phòng Kiểm soát tập trung kinh tế, Cục CT&BVNTD (2020), Ý nghĩa và phương
pháp xác định mức độ tập trung kinh tế trên thị trường,
http://www.vcca.gov.vn/default.aspx?page=news&do=detail&id=845535f0-8215-
425b-a44e-29ee656c324d, VCCA
3. Minh Lan (2019), Chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI) là gì? Công thức xác định,
https://vietnambiz.vn/chi-so-herfindahl-hirschman-hhi-la-gi-cong-thuc-xac-dinh-
20191026125723992.htm, Vietnambiz
4. Thanh Hiền (2019), Đồ uống Việt Nam giành thị phần trên “sân nhà”,
https://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Kinh-te/931078/-do-uong-viet-nam-gianh-thi-
phan-tren-san-nha, Hà Nội mới
5. Công ty cổ phần nghiên cứu ngành và tư vấn Việt Nam – VIRAC (2019), Báo cáo
nghiên cứu ngành đồ uống Việt Nam Q3/2019,
https://viracresearch.com/industry/bao-cao-chuyen-sau-nganh-do-uong-viet-nam-
q2-2019, VIRAC
6. Phạm Thị Ngọc Thảo (2010), Thị trường nước khoáng tinh khiết đóng chai tại
TP.Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, tr.10, Trường Đại học kinh tế TP.HCM
7. Giang Hoàng Nhơn (2017), Thị trường nước giải khát: Miếng bánh ngon nhưng khó
nuốt, https://zingnews.vn/interactive/thi-truong-nuoc-giai-khat-mieng-banh-ngon-
nhung-kho-nuot, Zing news
8. Trường Thịnh (2020), Cuộc đua nước giải khát, thị trường thêm nhiều “đại gia”
tân binh, https://dantri.com.vn/kinh-doanh/cuoc-dua-nuoc-giai-khat-thi-truong-
them-nhieu-dai-gia-tan-binh-20201107103946692.htm, Dân Trí
9. Nguyễn Thế Bính (2015), Tập trung thị trường trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt
Nam, Tạp chí phát triển và hội nhập, tr.34, số 26 (26)
27
10. Lê Thủy (2017), Đồ uống Việt lo mất người nhà, https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-
kinh-doanh/tai-chinh-doanh-nghiep/do-uong-viet-lo-mat-nguoi-nha-132222.html,
Tạp chí tài chính
11. Bùi Nguyễn Anh Tuấn (2018), Chính sách cạnh tranh từ góc độ quốc gia đang phát
triển, Bài Nghiên cứu NC-18, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách –
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (VEPR)

28

You might also like