Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Chữa đoạn TPH phân tích lời hiểu dụ quân sĩ của Quang Trung

Bài làm

Trong “Hoàng Lê Nhấ Thống Chí” của nhóm tác gủa “Ngô gia văn phái”, lời
nói hiểu dụ của vua Quang Trung rất đáng nhớ. Đầu tiên, ông thông báo cho các
quân sĩ biết về tình hình phía Bắc vì khi ấy, các tướng Tây Sơn đã rút khỏi Thăng
Long, việc Đàng Ngoài không hề thấu đến Đàng Trong. “Quân Thanh sang xâm
lấn nước ta, hiện ở Thăng Long”, điều đó giúp cho quân lính biết lí do phải ra trận.
Tiếp đó, Quang Trung đã khẳng định chủ quyền đất nước “đất nào sao ấy” “đã
phân biệt rõ ràng”. Hình ảnh tự nhiên mang ý nghĩa tâm linh “đất”, “sao” cho thấy
sự phần chia lãnh thổ đã rõ ràng, rất thiêng liêng, không được phép thay đổi. Qua
đó, quân sĩ hiểu được việc giặc xâm chiếm nước ta là phi nghĩa nên phải đánh
đuổi, chống lại giặc, đó mới là chính nghĩa. Lời nói ấy như một bản tuyên ngôn
độc lập, tạo niềm tin chiến đấu cho quân lính. Bằng cách tố cáo tội ác của các triều
đại phương Bắc với nước ta, ông đã cho quân sĩ biết sự thật lịch sử. Chúng “vơ vét
của cải”, “cướp bóc nước ta”, “giết hại nhân dân”, áp bức đến đường cùng khiến
dân ta không thể chịu nổi. Thông qua những việc làm tàn nhẫn của giặc, Quang
Trung đã khơi dậy nên lòng căm thù của các quân sĩ. Ông cũng ca ngợi vẻ đẹp
truyền thống đánh giặc đất nước. Qua các thời đại, đối đầu với mỗi kẻ thù là một vị
anh hùng. “Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại
Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ.” Ông liệt kê các
anh hùng thời đại, đặt họ cạnh những tên cướp nước để so sanh, làm nổi bật lên sự
đối lập. Ông tố cáo sự xấu xa của kẻ thù và ca ngợi sự vĩ đại của anh hùng dân tộc
ta. Những trang lịch sử ngắn gọn nhưng lớn lao, đã vực dậy ý chí quyết tâm chiến
đâu của quân ta. Sau khi củng cố tinh thần cho các quân sĩ, Quang Trung đã nói rõ
hơn về tình hình lúc bấy giờ. Ông chỉ rõ âm mưu xâm lược của nhà Thanh “Nay
nhà Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước ta làm thành quận huyện.” Sau khi nghe,
quân sĩ đã hiểu rất rõ tình hình và khát vọng chiến thắng được khơi dậy mãnh liệt.
Hơn nữa, Quang Trung đã ca ngợi để giúp quân sĩ thêm tự tin về mình và tự hào về
dận tộc hơn. Ông khích lệ để họ biết được phần tốt đẹp trong mình mà tiếp tục phát
huy “có lương tri, lương năng”. Đó là thứ mà người Việt nào cũng có, biết phân
biệt phải trái và có năng lực. Lời kêu gọi của Quang Trung chứa đầy niềm tin và
quyết tâm “Cùng ta đồng tâm hiệp lực, dựng công lớn.” Cuối cùng, trước khi kết
thúc, ông đã răn đe, doạ giết chết không tha những kẻ ăn ở hai lòng. Lời hiểu dụ
quân sĩ của Quang Trung rất có lý, có tình, lập luận sắc bén và dẫn chứng cụ thể.
Nó đã lay động quân sĩ, khơi dậy phần tốt đẹp, khiến hị sẵn sàng chiến đấu, hi sinh
vì tổ quốc. Qua lời nói này, lòng yêu nước, khát vọng chiến thắng nhiệt huyết của
Quang Trung được bộc lộ rõ kèm theo trí thông minh và khả năng thu phục lòng
người của ông.

Chữa đoạn TPH phân tích lời Quang Trung bàn kế sách ngoại giao với Ngô Thì
Nhậm.

Bài làm

Trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của nhóm tác gủa “Ngô gia văn phái”, lời
của vua Quang Trung bàn kế sách ngoại giao với Ngô Thì Nhậm rất đáng nhớ. Ông
khẳng định quân ta sẽ đánh thắng quân Thanh rất nhanh chóng. “Chẳng qua mười
ngày có thể đuổi được người Thanh.” Việc đánh quân Thanh là không khó. Nhưng
Quang Trung không chỉ nhìn vấn đề trước mắt mà còn nghĩ xa hơn, đoán thái độ
nhà Thanh sau khi thua. “Ắt sẽ lấy làm thẹn mà lo báo thù.” Ông rất hiểu tâm lí kẻ
địch, biết trước chiến tranh sẽ tiếp tục xảy ra, không tốt cho dân. “Như thế việc
binh đao sẽ không bao giờ dứt, không phải phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy.”
Quang Trung là một vị vua rất thương dân, yêu nước, luôn lo cho dân, đặt lợi ích
nhân dân lên hàng đầu. Vì vậy, ông đã giao cho Ngô Thì Nhậm phụ trách việc
ngoại giao, tránh ý định trả thù của nhà Thanh. “Chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp
nổi việc binh đao, không Ngô Thì Nhâmnj thì không ai làm được.” Quang Trung
rất tinh tường chọn tướng khi đã hiểu trình độ bề tôi. Ông phải rất quan tâm các
tướng mới biết được điều đó. Tuy muốn ngăn chặn chiến tranh, Nguyễn Huệ
không phải một người nhát gan, mà là suy nghĩ sâu xa. Ông muốn người dân
không phải chịu khổ cực và đất nước trở nên sẵn sàng hơn trước khi chiến đấu.
“Chờ mười năm nữa”, “nuôi dưỡng lực lượng”, “nước giàu quân mạnh”. Là một
nhà vua vĩ đại, ông hiểu rằng có thời gian làm nước giàu, quân mạnh sẽ bớt khổ
cực cho dân. Kế sách ngoại giao không phải đầu hàng mà là Quang Trung muốn
tốt cho dân. Chứ Quang Trung vẫn là vị vua dũng mạnh, kiên cường, không thế lực
nào có thể đánh bại.
Chữa đoạn TPH lời luận tội các tướng của Quang Trung

Bài làm

Trong “Hoàng Lê Nhất Thống Chí” của nhóm tác gủa “Ngô gia văn phái”, lời
luận tội các tướng của vua Quang Trung rất đáng nhớ. Đầu tiên, ông đã chỉ rõ và
phân tích cho các tướng sĩ hiểu ra lỗi sai của mình. Thân là bề tôi, làm cho vua
Quang Trung mà gặp giặc lại chạy. Họ đã được “giao cho hạt cả 11 thừa tuyên”,
“tuỳ tiện làm việc”, mà lại “giặc đến không đánh nổi một trận mới nghe đã chạy
trước.” Ông luận tội các tướng đáng chết “Quân thua chém tướng”, “tội các ngươi
đáng chết một vạn lần”. Điều đó bộc lộ rõ tính coi trọng quân pháp của Quang
Trung. Sự nghiêm túc đó của ông là cơ sở để quân đội có kỉ luật, khuôn phép để
làm nên chiến thắng. Ông sẽ không bao giờ dung thứ cho những người làm trái kỉ
cương, đạo đức. Nhưng, tiếp theo đó, vị vua đã nêu suy nghĩ, đánh giá về hoàn
cảnh của bề tôi và thông cảm cho họ. “Song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng,
chỉ biết gặp giặc là đánh, đến việc tuỳ cơ ứng biến thì không có tài.” Quang Trung
hiểu rõ điểm yếu của họ nên đã để Ngô Thì Nhậm ở đó, làm việc với các võ tướng,
bàn luận kế sách. Hơn nữa, ông còn hiểu “lòng người chưa phục”, “không có sông
núi nương tựa”. Hoàn cảnh của họ cũng được cảm thông, lòng người chưa phục,
địa lợi thì không có, lúc đó rất khó cho các tướng. Vua Quang Trung có thể nhìn,
hiểu điều này vì ông đã trải qua, lấy kinh nghiệm phong phú của mình mà nhìn
nhận, đánh gía. Mặc dù đã luận tội các tướng đáng chết, nhưng Quang Trung lại
chưa vội vàng kết tội mà phân tích kĩ càng rồi đồng cảm cho họ. Ông rất nghiêm
về quân pháp nhưng không hề máy móc mà rất lính hoạt, biết cảm thông và có suy
nghĩ thấu đáo. Không chỉ hiểu mà hơn thế nữa, đến cuối, Quang Trung đã công
nhận, khẳng định mưu kế của họ là đúng. Họ đã biết “nín nhịn để tránh mũi nhọn”,
“chia ra chặn giữ các nơi hiểm yếu” “bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài
thì làm giặc kiêu căng.” Chỉ qua hành động của các tướng, ông đã biết đó là mưu
kế của Ngô Thì Nhậm. Quả đúng như vậy, vị vua này thật hiểu bề tôi của mình.
Ông hiện lên như một viên tướng, vị vua rất nghiêm khắc, luôn giữ gìn kỉ cương
nhưng vẫn biết đồng cảm với bề tôi. Vì vậy, các viên tướng luôn tuân lệnh, cầm
quân , đánh giặc, chạy khắp giang hồ, bảo vệ đát nước. Sự vĩ đại của vua Quang
Trung đã khiến các tướng sĩ phải khâm phục, luôn trung thành.

You might also like