Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.

HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ VIỆT HÀN


TIỂU LUẬN NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN 5

Chủ đề: CÁCH DÙNG CÁC DIỄN ĐẠT TRÍCH DẪN


GIÁN TIẾP TRONG NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN 5.

Giảng viên hướng dẫn: Trần Lê Thùy Vân


Sinh viên thực hiện: Trần Thị Kiều Trinh
Lớp: 18DDPHA3
MSSV: 1811290493

TP.HCM, ngày 26 tháng 07 năm 2021


MỤC LỤC
1. Dẫn nhập.............................................................................................................3
2. Cơ sở lý thuyết về diễn đạt trích dẫn gián tiếp.................................................3
2.1. Định nghĩa của trích dẫn gián tiếp.................................................................3
2.2. Tình huống sử dụng câu trích dẫn gián tiếp..................................................4
2.3. Chức năng của câu dẫn gián tiếp...................................................................4
3. Các diễn đạt trích dẫn gián tiếp trong Ngữ pháp tiếng Hàn 5........................4
3.1. Ngữ pháp ~는/ㄴ다고 해서.........................................................................4
3.1.1. Khái niệm..................................................................................................4
3.1.2. Cách dùng ngữ pháp.................................................................................5
3.1.3. Điểm cần lưu ý:.........................................................................................6
3.2. Ngữ pháp ~는/ㄴ다 ~는/ㄴ다 하는 게..........................................................6
3.2.1. Khái niệm..................................................................................................6
3.2.2. Cách dùng ngữ pháp.................................................................................6
3.2.3. Điểm cần lưu ý..........................................................................................7
3.3. Ngữ pháp 는/ㄴ다기에....................................................................................7
3.3.1. Khái niệm..................................................................................................7
3.3.2. Cách dùng ngữ pháp.................................................................................7
3.3.3. Điểm cần lưu ý..........................................................................................8
3.4. Ngữ pháp 는다고 해도....................................................................................8
3.4.1. Khái niệm..................................................................................................8
3.4.2. Cách dùng ngữ pháp.................................................................................9
3.4.3. Điểm cần lưu ý........................................................................................10
3.5. Ngữ pháp 는/ㄴ다던데..................................................................................10
3.5.1. Khái niệm................................................................................................10
3.5.2. Cách dùng ngữ pháp...............................................................................10
3.5.3. Điểm cần lưu ý........................................................................................11
3.5.4. Mở rộng...................................................................................................12
3.6. Ngữ pháp 는다고들 하다..............................................................................12
3.6.1. Khái niệm................................................................................................12
3.6.2. Cách sử dụng ngữ pháp..........................................................................13
3.7. Ngữ pháp 는다고...........................................................................................14
3.7.1. Khái niệm................................................................................................14
3.7.2. Cách sử dụng ngữ pháp..........................................................................14
3.7.3. Một số điểm cần lưu ý.............................................................................15
3.7.4. Mở rộng...................................................................................................16
3.8. Ngữ pháp 는다더라.......................................................................................16
3.8.1. Định nghĩa...............................................................................................17
3.8.2. Cách sử dụng ngữ pháp..........................................................................17
3.8.3. Một số trường hợp kết hợp khác...........................................................17
3.9. Ngữ pháp 다면야...........................................................................................18
3.9.1. Định nghĩa...............................................................................................18
3.9.2. Cách sử dụng ngữ pháp..........................................................................18
3.9.3. Một số trường hợp kết hợp khác...........................................................19
3.10. Ngữ pháp 자면............................................................................................20
3.10.1. Định nghĩa............................................................................................20
3.10.2. Cách sử dụng ngữ pháp......................................................................20
3.10.3. Một số điểm cần lưu ý.........................................................................21
3.10.4. Mở rộng................................................................................................21
3.11. Ngữ pháp 으라고........................................................................................21
3.11.1. Định nghĩa............................................................................................21
3.11.2. Cách sử dụng ngữ pháp......................................................................22
3.12. Ngữ pháp 는다든가....................................................................................22
3.12.1. Định nghĩa............................................................................................22
3.12.2. Cách sử dụng ngữ pháp......................................................................22
3.12.3. Mở rộng................................................................................................23
3.13. Ngữ pháp 그렇다고 ~ㄹ/을 수는 없지요.................................................23
3.13.1. Định nghĩa............................................................................................23
3.13.2. Cách sử dụng ngữ pháp......................................................................23
4. Các khó khăn khi sử dụng cách diễn đạt trích dẫn........................................24
5. Kết luận.............................................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................28
1. Dẫn nhập
Trong quá trình học ngôn ngữ Hàn Quốc và đang nghiên cứu hai quyển ngữ pháp 연세
한국어 4-1 và 연세 한국어 4-2 của Trung tâm Văn hóa và Xuất bản Đại học Yonsei
(연세대학교 대학출판문화원), người viết đã trích xuất được một số dạng ngữ pháp để
thể hiện cách diễn đạt trích dẫn gián tiếp trong ngữ pháp tiếng Hàn 5 như:
- 는/ㄴ다고 해서/ 다고 해서
- ~는/ㄴ다 ~는/ㄴ다 하는 게
- 는/ㄴ다기에/ 다기에
- 는/ㄴ다고 해도/ 다고 해도
- 는/ㄴ다던데/ 다던데
- 는/ㄴ다고들 하다/ 다고들 하다
- 는/ㄴ다고/ 다고
- 는/ㄴ 다더라/ 다더라
- 는/ㄴ다면야/ 다면야
- 자면
- 으라고
- 는다든가
- 그렇다고 ~을 수는 없지요.
So với từ vựng thì việc học ngữ pháp cũng đóng vai trò quan trọng khi học một ngôn
ngữ. Tiếng Hàn cũng vậy, ngữ pháp là cầu nối kết nối từ vựng làm nó trở nên có ý nghĩa.
Đặc biệt trong ngữ pháp tiếng Hàn khi được phân ra thành nhiều dạng với từng trình độ
khác nhau thì với mỗi cấp bậc chúng ta điều bắt gặp những ngữ pháp trích dẫn và cụ thể
là trích dẫn gián tiếp. Trong ngữ pháp 5 này, có khá nhiều ngữ pháp trích dẫn gián tiếp,
nó thể hiện ở nhiều hình thái khác nhau để thuật lại ý kiến hay nội dung nào đó một cách
tự nhiên dễ hiểu hơn những ngữ pháp được học ở trước.
Tuy nhiên vì cùng là ngữ pháp để thể hiện sự diễn đạt trích dẫn gián tiếp nên không
thoát khỏi việc dễ nhầm lẫn hay sử dụng chúng vào hợp không đúng gây hiểu lầm trong
trường hợp nói. Có thể nguyên nhân xuất phát từ cách diễn đạt câu từ khác biệt nhau giữa
ngữ pháp tiếng Việt và ngữ pháp tiếng Hàn. Cũng có thể là vì người học chưa tìm hiểu kỹ
từng cách áp dụng, chưa hiểu rõ ngữ pháp của mình dùng hay điều tồi tệ hơn là người
dùng không có hứng thú học, không quan tâm hay không chịu học từ đó dẫn nên việc
nhầm lẫn như vậy.

2. Cơ sở lý thuyết về diễn đạt trích dẫn gián tiếp


2.1. Định nghĩa của trích dẫn gián tiếp
Trích dẫn gián tiếp là phương pháp trích dẫn được sử dụng thông qua sửa đổi yếu tố
của câu văn rồi dẫn lại điều mà người nói ban đầu nói theo lập trình của mình. Lúc này
không sử dụng dấu ngoặc kép, nhưng tốt hơn hết là sử dụng các từ ngữ đã đề cập để làm
rõ sự thật rằng tác giả khác đang biểu đạt nội dung nói. Trong trường hợp trích dẫn gián
tiếp nhất định phải tiết lộ nguồn gốc thông tin (tác giả) câu nói. Trong giao tiếp, khi kể
chuyện bằng lời nói cách dẫn gián tiếp được sử dụng thường xuyên hơn.
2.2. Tình huống sử dụng câu trích dẫn gián tiếp
Về mặt thời gian, khi giao tiếp, kể chuyện hoặc viết người ta thường sử dụng trích dẫn
trực tiếp để làm cho ngôn ngữ giao tiếp thêm đậm đà, cụ thể.
Về mặt không gian, trong một văn bản hoặc đời sống hằng ngày.
Trong các cách trích dẫn nói chung và trích dẫn gián tiếp nói riêng thì giữa người nói
và người nghe có mối quan hệ khá đa dạng như tác giả- người đọc, người diễn thuyết-
thính giả hay chỉ đơn giản là mối quan hệ thông thường như bạn bè, đồng nghiệp,...
Thái độ quan điểm của người sử dụng câu trích dẫn gián tiếp cũng khá đa dạng. Có thể
là khuyên nhủ hay động viên hoặc đơn giản chỉ thuật lại một câu nói để đối phương hiểu
rõ hơn...
2.3. Chức năng của câu dẫn gián tiếp
Câu dẫn gián tiếp được chia thành 5 dạng câu (평서문, 의문문, 명령문, 청유문,
감탄문) với từng chức năng khác nhau như trần thuật, nghi vấn, mệnh lệnh, đề nghị hay
cảm thán. Tuy nhiên, tất cả đều có một công dụng, chức năng chung là gián tiếp kể lại
một sự việc đã nghe, đã trải qua mang sắc thái nhẹ nhàng hay nặng nề; cách diễn đạt tích
cực hay tiêu cực, tất cả đều phụ thuộc vào mục đích hay lập trường của người truyền đạt.
Người nói hoặc người viết có thể cắt bỏ hoặc thêm bớt để thích hợp với hoàn cảnh giao
tiếp để thuận lợi hơn trong việc diễn đạt dùng để nói quá hay thể hiện sự khiêm tốn, quan
tâm.
Một số chức năng cụ thể như:
- Tường thuật trích dẫn lời nói trong cuộc sống hằng ngày.
- Tường thuật trích dẫn gián tiếp câu ca dao tục ngữ.
- Trường thuật để diễn đạt suy nghĩ hay ý kiến người nói, đưa ra ý kiến hay phản
bác một điều gì đó.
và một số chức năng khác sẽ được tìm hiểu thông qua giáo trình Ngữ pháp tiếng Hàn 5.

3. Các diễn đạt trích dẫn gián tiếp trong Ngữ pháp tiếng Hàn 5
3.1. Ngữ pháp ~는/ㄴ다고 해서
3.1.1. Khái niệm
‘다른 사람의 이유나 근거에 대한 이야기를 듣고 그에 대해 반박을 하거나
반대의 의 견을 나타낼 때 쓴다’.

Là một dạng ngữ pháp câu 간접인용 (trích dẫn gián tiếp) sử dụng để đưa ra ý kiến
phản đối hay phản bác về một điều gì đó mình nghe được về ý kiến căn cứ hay lý do
của người khác.
Tạm dịch: ‘không phải cứ nói là...’
Là vĩ tố liên kết câu.
3.1.2. Cách dùng ngữ pháp
Cấu tạo: ngữ pháp dùng được với động từ, tính từ và danh từ.

+ 동사 (động từ) chia thành hai trường hợp: nếu có 빋침 (phụ âm cuối) thì dùng
는다고 해서, trường hợp không có thì dùng ㄴ다고 해서.

동사:
받침 0 + 는다고 해서
예: 운동을 많이 받침 X + ㄴ다고 해서 한다고 해서
건강해지는 건 아니에요.
(Không phải cứ nói là tập thể dục nhiều thì sẽ khỏe mạnh.)
웃는다고 해서 다 좋은 일이 생기는 것은 아니에요.
(Không phải chỉ cười thôi thì sẽ có chuyện tốt xảy ra.)
+ 형용사 (tính từ) kết hợp với 다고 해서.

형용사 + 다고 해서

예: 머리가 좋다고 해서 공부를 잘 하는 것이 아니에요.


(Không phải cứ nói là thông tôi thì sẽ học giỏi.)

+ 명사 (danh từ) chia thành hai trường hợp: nếu có 받침 thì kết hợp với 이라고
해서, không có 받침 kết hợp với 라고 해서.
명사:
받침 0 + 이라고 해서
받침 X + 라고 해서

예: 남자라고 해서 눈물이 없는 것이거든.


(Không phải cứ nói là con trai thì không có nước mắt.)
Dùng trong văn nói và văn viết.
3.1.3. Điểm cần lưu ý:
Đuôi kết thúc câu thường đi với “는 건 아니다” và “은/는 아닌 것 같다”. Trước
ngữ pháp có thể chia với thì quá khứ. (예: ‘대학에 떨어졌다고 해서 인생이 실패한
건 아니에요.’- Không phải cứ nói là rớt đại học là cuộc đời thất bại.)

3.2. Ngữ pháp ~는/ㄴ다 ~는/ㄴ다 하는 게


3.2.1. Khái niệm
‘몇 번이나 계획하고 시도한 일이 계획대로 이루어지지 않았을 때 쓴다.’
Tạm dịch: ‘Cứ nói là... nhưng...’/ ‘Định... bao nhiêu lần rồi...’
Là hình thức câu trích dẫn gián tiếp sử dụng khi một việc nào đó được lên kế hoạch
biết bao lần nhưng cuối cùng cũng không thực hiện theo đúng kế hoạch.
Là vĩ tố liên kết câu.
3.2.2. Cách dùng ngữ pháp
Có thể thay ‘게’ thành ‘것이’.
- Cấu tạo: ngữ pháp chỉ kết hợp với động từ.
동사 không 받침 kết hợp với ㄴ다, có 받침 kết hợp với 는다.

동사+는/ㄴ다 동사+는/ㄴ다 하는 게
예: 극장에 가서
영화를 본다 본다 하는 게 시간이 없어서 아직 못 봤어요.
(Định đi rạp chiếu phim xem phim bao nhiêu lần rồi nhưng vì không có thời
gian nên vẫn chưa xem được.)
그 친구에게 미안하다고 말을 한다 한다 하는 게 용기가 없어서 하지
못했어요.
(Tôi cứ nói là nói lời xin lỗi với người bạn đó bao nhiêu lần rồi nhưng vì không
có dũng khí nên không làm được.)
Dùng trong văn nói và văn viết.
3.2.3. Điểm cần lưu ý
Ngữ pháp này chỉ kết hợp với động từ và không kết hợp chia thì. Cuối câu thường
xuất hiện 못 했어요.
3.3. Ngữ pháp 는/ㄴ다기에
3.3.1. Khái niệm
‘는다고 하기에’의 준말로, 앞 문장과 뒤 문장을 다른 사람의 말을
인용하면서 이유로 연결할 때 쓰다.’
Là dạng viết tắt của ‘는다고 하기에’.
Là một dạng câu trích dẫn gián tiếp sử dụng khi muốn thể hiện rằng một sự việc
nghe được từ một người khác là căn cứ của sự phán đoán hay nguyên nhân của hành vi
của câu sau.
Tạm dịch: ‘Vì nghe nói là... nên...’
Là vĩ tố liên kết câu.
3.3.2. Cách dùng ngữ pháp
Cấu tạo: ngữ pháp sử dụng được cho động từ, tính từ và danh từ.
- 동사 chia thành hai trường hợp: nếu có 받침 thì kết hợp với 는다기에, trường
hợp không có 받침 kết hợp với ㄴ다기에.

동사:
받침 0 + 는다기에
받침 X + ㄴ다기에

예: 오늘 비가 온다기에 우산을 가지고 왔어요.


(Vì nghe nói trời sẽ mưa nên tôi mang theo ô đến.)
- 형용사 kết hợp với 다기에

형용사 + 다기에

예: 네가 바쁘다기에 도와주러 왔다.


(Vì nghe nói bạn đang bận nên tôi đã đến để giúp bạn.)
- 명사 chia thành hai trường hợp: nếu có 받침 thì kết hợp với 이라기에, còn
không có 받침 kết hợp với 라기에.

명사:
받침 0 + 이라기에
받침 X + 라기에

예: 부장님이 내일까지 이 일을 끝내라기에 밤을 꼬박 새웠어요.


(Trưởng phòng bảo tôi đến ngày mai phải hoàn thành công việc này nên tôi đã
thức cả đêm.)
Dùng trong văn nói và văn viết.
3.3.3. Điểm cần lưu ý
- Chủ ngữ của hai vế luôn khác nhau.
- Tùy và lời nói ở phía trước, nếu là dạng câu đề nghị thì dùng với 자기에.
예: 친구가 영화를 보러 가자기에 영화관에 갔다 왔어요.
- (Bạn tôi rủ tôi đi xem phim nên tôi đã đi đến rạp chiếu phim.)
- Ngữ pháp có thể kết hợp chia thì quá khứ, tương lai (chỉ kết hợp chia thì với
động từ và tính từ).

과거 미래
~았/었/였다기에 ~겄다기에 ~(으)ㄹ 거라기에

예: 친구가 한국으로 돌아왔다기에 그 친구를 보러 갔다 왔어요.


(Vì nghe nói người bạn tôi đã trở về Hàn Quốc nên tôi đã đến gặp người bạn
đó.)
- Dùng ‘다기에’ cho 있다 và 없다.
예: ㄱ: 이 영화 어때요? 재미있어요?
(ㄱ: Bộ phim đó như thế nào? Hay chứ?)
ㄴ: 글세요. 재미있다기에 봤는데 저는 별로였어요.
(ㄴ: không biết nữa. Vì nghe nói hay nên tôi đã xem nhưng tôi thấy bình
thường.)
3.4. Ngữ pháp 는다고 해도
3.4.1. Khái niệm
‘앞 문장의 내용에 구애를 받지 않고 둿 내용을 주장할 때 쓴다.’
Là dạng câu trích dẫn gián tiếp sử dụng khi yêu cầu hay ý kiến của câu sau bị ràng
buộc bởi nội dung của câu trước.
Tạm dịch: ‘Dù có nói là... thì...’
Là vĩ tố kết nối câu.
3.4.2. Cách dùng ngữ pháp
Cấu tạo: ngữ pháp kết hợp với động từ, danh từ và tính từ.
- 동사 chia thành hai trường hợp:
+ Có 받침 kết hợp với 는다고 해도.
+ Không 받침 kết hợp với ㄴ다고 해도.

동사:
받침 0 + 는다고 해도
받침 X + ㄴ다고 해도
예: 가: 요즘은 너무 피곤하고 졸려서 하루에 커피를 대여섯 잔씩 마시게
돼요.
(Dạo này vì quá mệt mỏi và buồn ngủ nên mỗi ngày tôi uống khoảng 5 6 ly cà
phê.)
나: 아무리 피곤하고 졸린다고 해도 그렇게 커피를 마시면 몸에
해로워요.
(Cho dù bạn có mệt mỏi hay buồn ngủ như thế nào, uống cà phê như vậy có hại
cho sức khỏe đó.)
- 형용사 kết hợp với 다고 해도.

형동사 + 다고 해도

예: 아무리 바쁘다고 해도 부모님께는 가끔 전화 연락을 드려야지요.


(Dù có nói bận thế nào đi chăng nữa thì thỉnh thoảng cũng phải gọi cho bố mẹ
chứ.)
- 명사 chia thành hai trường hợp:
+ Có 받침 thì kết hợp với 이라고 해도.
+ Không có 받침 kết hợp với 라고 해도.
명사:
받침 0 + 이라고 해도
받침 X + 라고 해도

Có thể sử dụng cho cả văn viết và văn nói.


3.4.3. Điểm cần lưu ý
Ngữ pháp còn có thể kết hợp với thì quá khứ và tương lai.
- Quá khứ:
+ Động từ và tính từ kết hợp với 었/았/였다고 해도.
+ Danh từ chia thành hai trường hợp: nếu có 받침 thì kết hợp với 이었다고
해도, không 받침 thì kết hợp với 였다고 해도.
- Tương lai:
+ Động từ và tính từ nếu có 받침 thì sử dụng ‘을 거라고 해도.’, không 받침
kết hợp với 였다고 해도.
+ Danh từ kết hợp với 일 거라고 해도.

다고 해도 동사/ 형용사 명사
이었다고 해도
과거 았/었/였다고 해도
였다고 해도
미래 (으)ㄹ 거라고 해도 일 거라고 해도

예: 물건을 잘 만들었다고 해도 사람이 사지 않으면 소용이 없어.


(Dù bạn có làm ra đồ vật tốt đến đâu nhưng không ai mua thì cũng vô ích.)
3.5. Ngữ pháp 는/ㄴ다던데
3.5.1. Khái niệm
‘‘~다고 하던데’의 준말로 과거에 간접적으로 들은 사실을 화상하여 말할 때
쓴다.’
Viết tắt của ‘다고 하던데’.
Là một dạng câu trích dẫn gián tiếp được sử dụng để nhớ lại một sự kiện đã được
nghe gián tiếp trong quá khứ để lấy nó làm căn cứ, vế sau là một ý kiến hoặc một câu
hỏi xác minh hoặc một phương án.
Tạm dịch: ‘Thấy bảo là...’, ‘Nghe nói là...nên...’
Là vĩ tố liên kết câu.
3.5.2. Cách dùng ngữ pháp
Cấu tạo: kết hợp với động từ, tính từ và danh từ.
- 동사: chia thành hai trường hợp
+ Có 받침 kết hợp với 는다던데.
+ Không có 받침 kết hợp với ㄴ다던데.

동사:
받침 0 + 는다던데
받침 X + ㄴ다던데

예: 오늘은 하루 종일 비가 온다던데 어딜 가려고 하니?


(Nghe nói hôm nay mưa cả ngày, anh định đi đâu?)
- 형용사 kết hợp với 다던데.

형용사 + 다던데

예: 사과가 조금씩 썩다던데 빨리 먹어야 겠어요.


(Nghe nói táo đang dần bị hư rồi nên mau ăn nhanh đi.)

- 명사 chia thành hai trường hợp:


+ Có 받침 thì kết hợp với 이라던데.
+ Không có thì kết hợp với 라던데.
명사:
받침 0 + 이라던데
받침 X + 라던데
예: 이번 주말이 찬열씨 생일이라던데 선문로 뭘 살까?
(Nghe nói cuối tuần này là sinh nhật Chanyeol, mua gì làm quà đây?)
Dùng trong văn nói.
3.5.3. Điểm cần lưu ý
Cả động từ và tính từ:
- Khi nói về tình huống ở quá khứ đều kết hợp với 았/었다던데.
- Nói về tương lai dùng 겠다던데.
- Phỏng đoán dùng 을 거라던데 khi có 받침 và dùng ㄹ 거라던데 cho trường
hợp không có 받침.
- 있다/없다 kết hợp với 다던데.
동사/ 과거 미래
을 거라던데
형용사 았/었다던데 겠다던데
ㄹ 거라던데
예:
- ㄱ: 학교 앞에서 교통사고가 났다던데 학생들이 다치지 않았는지
건정이네요.
ㄴ: 다행이 다친 사람은 별로 없다고 해요.
(ㄱ: Nghe nói đã xảy ra tai nạn giao thông ở trước trường học nhưng chắc chắn
là các học sinh không bị thương.
ㄴ: thật may mắn là không có nhiều người bị thương.)
- 가: 다음 달부터 월급이 오를 거라던데 정말인가요?
나: 네, 그렇대요.
(ㄱ: Nghe nói tháng sau sẽ tăng lương, có thật không?
ㄴ: Vâng, đúng vậy.
3.5.4. Mở rộng
‘ㄴ/는 다던데’là trường hợp sử dụng câu tường thuật. Với các trường hợp trích dẫn
câu mệnh lệnh, câu nghi vấn, câu đề nghị sẽ được sử dụng như sau:
동사 형용사
의문문 냐던데
느냐던데
(câu nghi vấn) 으냐던데
예: 세훈 씨가 아까 수호 씨가 결혼했느냐던데 수호 씨한테 관심이 있는
것 같아요.
(Lúc nãy nghe nói Sehun đã hỏi Suho kết hôn chưa, cậu ấy có vẻ quan tâm đến
Suho.)
청유문
자던데
(câu đề nghị)
예: 백현 씨가 일요일에 등산가자던데 사실 난 일요일에는 좀 쉬고 싶어.
(Nghe nói Baekhyun rủ đi leo núi vào chủ nhật, thật ra tôi muốn nghỉ ngơi vào
chủ nhật.)
영령문 으라던데
(câu mệnh lệnh) 라던데
예: 첸 씨가 내일 두 시까지 회사 앞으로 오라던데 무슨 일인지
모르겠다.
(Nghe nói Chen bảo ngày mai đến trước công ty trước 2 giờ nhưng tôi không
biết có chuyện gì.)

3.6. Ngữ pháp 는다고들 하다


3.6.1. Khái niệm
‘인용의 “~는다고”에 “들”이 붙은 것으로 일반적으로 많은 사람들이 말하는
것을 인용할 때 쓴다.’
Gắn thêm ‘들’ vào ‘는다고’ để chỉ số nhiều. Là ngữ pháp trích dẫn gián tiếp sử
dụng khi trích dẫn người gì nhiều người đang nói.
Là vĩ tố kết thúc câu.
3.6.2. Cách sử dụng ngữ pháp
Cấu tạo: kết hợp với động từ và tính từ.
- 동사 chia thành hai trường hợp:
+ Có 받침 kết hợp với 는다고들 하다.
+ Không có 받침 kết hợp với ㄴ다고들 하다.

동사:
받침 0 + 는다고들 하다
받침 X + ㄴ다고들 하다

예: 요즘은 조기 유학을 떠나는 아이들이 많아졌다고들 합니다.


(Nghe nhiều người nói dạo này có nhiều trẻ em đi du học sớm.)
방학을 이용해 외국으로 배낭여행을 떠나는 대학생들이 많다고들 해요.
(Nghe nhiều người nói có rất nhiều sinh viên đại học sử dụng kỳ nghỉ để đi du
lịch bụi nước ngoài.)
- 형용사 kết hợp với 다고들 하다.

형용사 + 다고들 하다

예: 신혼 여행지로는 제주도가 제일 좋다고들 합니다.


(Nhiều người nói là Jeju là điểm du lịch tuần trăng mật tốt nhất.)
- Kết hợp được với thì quá khứ.
동사/ 형용사 + 었/았/였다고들 하다

예: 올해 대학교 입학 시험은 아주 어려웠다고들 해요.


(Người ta nói rằng kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay rất khó.)
Sử dụng trong văn nói, có thể cũng được sử dụng trong văn viết. Ngữ pháp đứng ở
cuối câu.
3.7. Ngữ pháp 는다고
3.7.1. Khái niệm
‘다른 사람의 말이나 속담, 사자성어 등을 인용해서 말할 때 쓴다.’
Là một dạng câu trích dẫn gián tiếp sử dụng để trích dẫn lời người khác, tục ngữ,
thành ngữ.
Tạm dịch với ý nghĩa như ‘cũng như câu nói...’, ‘có câu rằng...’, ‘có người nói
rằng...’.
3.7.2. Cách sử dụng ngữ pháp.
Cấu tạo: Là hình thái câu dẫn gián tiếp kết hợp ‘고’ diễn tả lời dẫn với vĩ tố kết thúc
câu dạng trần thuật ‘는/ㄴ다’. Kết hợp với động từ, tính từ và danh từ.
- 동사 chia thành hai trường hợp
+ Nếu có 받침 thì kết hợp với 는다고.
+ Nếu không có 받침 thì kết hợp với ㄴ다고.

동사:
받침 0 + 는다고
받침 X + ㄴ다고

예: 선생님 말씀대로 지각은 습관이 된다고 점점 지각이 많이져요.


(Như thầy đã nói, việc đi trễ trở thành thói quen và dần dẫn đi trễ nhiều hơn.)
낮말은 새가 듣고 밤말은 쥐가 듣는다고 말조심해야 해요.
(Có người nói rằng ‘tai vách mạch vừng’ nên phải cẩn thận.)
- 형용사 kết hợp với 다고, 있다/없다 kết hợp với 다고.

형용사 + 다고
있다/없다 + 다고

예: 지우개가 없다고 좀 빌려 달래요.


(Nó nói không cso gôm, bảo mượn một tí.)
- 명사 chia thành hai trường hợp
+ Có 받침 thì kết hợp với 이라고.
+ Không có 받짐 thì kết hợp với 라고.

명사:
받침 0 + 이라고
받침 X + 라고

예: 금강산도 식후경이라고 밥부터 먹을까요?


(Có câu ‘có thực mới vực được đạo’, từ bây giờ chúng ta ăn cơm nhé?)
소문만복래라고 웃으면서 살면 좋지요.
(Có câu ‘cười sẽ mang lại hàng vạn phúc lộc’ nên vừa cười vừa sống thì tốt
chứ sao.)
Sử dụng trong văn nói và văn viết.
3.7.3. Một số điểm cần lưu ý
- Nếu lời nói ban đầu là câu nghi vấn thì dùng (느/으)냐고.
- Nếu lời nói ban đầu là câu đề nghị thì dùng 자고.
- Nếu lời nói ban đầu là câu mệnh lệnh thì dùng (ㅇ)라고.
동사 형용사 명사
냐고 냐고 냐고
의문문
느냐고 으냐고 이냐고
예: 아내는 용돈을 벌써 다 썼느냐고 잔소리를 했다.
(Vợ cằn nhằn hỏi đã hết tiền tiêu vặt rồi sao.)
청유문 자고
예: 퇴근 길에 한잔 하자고 포장마차에서 만나재요.
(Anh ấy rủ đi nhậu, hẹn gặp nhau ở quán nhậu bình dân.)
라고
명령문
(으)라고
예: 영원히 자기를 잊지 말라고 하더니 반지를 주었어요.
(Anh ấy nói mãi mãi đừng quên mình rồi trao nhẫn.)

- Xét cả động từ và tính từ


+ Khi nói về tình huống quá khứ đều dùng dạng 았/었다고
+ Khi nói về tình huống tương lai và phỏng đoán thì dùng dạng 겠다고, (으)ㄹ
것이라고.
과거 미래
동사 겠다고 ㄹ 것이라고
형용사 았/었다고 을 것이라고
예: 카이 씨는 멀리 이사
갔다고 사람들과 통 예: 다음 주에 배낭여행을 갈
연락을 못 하고 사네. 것이라고 동생은 들떠 있다.
(Nghe nói KAI đã chuyển (Vì nghe nói sẽ đi du lịch ba lô
nhà đi xa nên đã sống mà vào tuần tới nên em tôi đã rất
hoàn toàn không thể liên phấn khích.)
lạc với mọi người.)
3.7.4. Mở rộng
Ngoài nghĩa trích dẫn, nó còn có thêm ý nghĩa sau:
- Vĩ tố liên kết câu thể hiện mục đích, ý đồ của hành vi nào đó (làm vế sau để thực
hiện vế trước). Tạm dịch là ‘Để...’, ‘Để... nên...’.
예: 할아버지께서 신문을 읽으신다고 안경을 쓰셨다.
(Ông tôi đã sử dụng kính để đọc báo.)
- Vĩ tố liên kết thể hiện nguyên nhân, lý do của tình huống nào đó (thực hiện vế
sau là vì vế trước). Có thể tạm dịch là ‘Vì... nên...’.
예: 디오 씨가 화가 난다고 물건을 집어 던졌다.
(Vì nổi giận nên D.O đã cầm món quà ném đi.)
- Trường hợp dùng với nghĩa ‘(는/ㄴ)다고 새각하고’ (nghĩa là) khi chủ ngữ là
ngôi thứ nhất.
+ Vế trước dẫn lời của chính người nói, ở vế sau có nhiều trường hợp xuất hiện
lời diễn tả sự khác biệt với điều mong đợi ở vế trước. Lúc này cũng có thể tỉnh
lược vế sau.
+ Chỉ dùng hình thức câu dẫn ‘(는/ㄴ)다고’, ‘(이)라고’ mà không dùng hình
thức khác.
예: 나는 급한 일이라고 뛰어 왔지요. (와보니 급한 일이 아니다)
(Nghĩ là có việc gấp nên tôi đã chạy đến.)
이 시장이 싸다고 택시까지 타고 왔다. (하나도 안 싼 걸)
(Nghĩ chợ này rẻ nên tôi đã đi taxi đến.)
난 그 남자가 부자라고... (알고 보니 부자도 아니다)
(Tôi cứ nghĩ người đàn ông đó giàu có...)
3.8. Ngữ pháp 는다더라
3.8.1. Định nghĩa
‘반말로, 들은 말이나 사실을 상대방에게 전할 때 쓴다.’
Là dạng câu trích dẫn gián tiếp nói không kính ngữ, dùng để truyền đạt sự thật hoặc
lời nói cho đối phương.
Là dạng viết tắt của ‘는/ㄴ다고 하더라’.
Là vĩ tố kết thúc câu.
3.8.2. Cách sử dụng ngữ pháp
- Cấu tạo
+ 동사 chia thành hai trường hợp
o Có 받침 kết hợp với 는다더라.
o Không có 받침 kết hợp với ㄴ다더라.

동사:
받침 0 + 는다더라
받침 X + ㄴ다더라

예: 뉴스에서 봤는데 내년에 대학 입시 정책이 또 바꿘다더라.


(Tớ đã nghe tin tức, nghe nói là vào năm sau chính sách thi tuyển sinh đại học
lại thay đổi.)
+ 형용사 kết hợp với 다더라.

형용사 + 다더라

예: 찬열아, 유학갈 때 따뜻한 옷을 많이 준비해. 그 나라는 겨울이 무척


춥다더라.
(Anh Chanyeol, khi đi du học hãy chuẩn bị nhiều áo ấm. Em nghe nói là đất
nước đó mùa đông rất lạnh đó.)
- Dùng trong văn nói hoặc trong văn viết.
- Ngữ pháp thuộc dạng đuôi kết thúc câu.
3.8.3. Một số trường hợp kết hợp khác
- Cả động từ và tính từ, khi nói về tình huống quá khứ đều kết hợp với 았/었/
였다더라, khi nói về tình huống tương lai phỏng đoán thì dùng 겠다더라, (으)ㄹ
거라더라.
과거 미래
동사 ㄹ 거라더라
았/었다더라 겠다더라
형용사 을 거라더라
예: ㄱ: 시우민 씨 동생은 예: ㄱ: 다음 주부테 장마가
요즘 뭐 한데? 시작될 거라더라.
ㄴ: 대학 졸업하고 ㄴ: 그래? 이번 여름에는 장마가
회사에 취직했다더라. 일찍 시작되네.
(ㄱ: dạo này em trai của (가: Nghe nói từ tuần sau là bắt đầu
Xiumin đang làm gì vậy? mùa mưa.
나: tốt nghiệp đại học và 나: Vậy sao? Vào mùa hè này mùa
đã xin việc ở công ty.) mưa bắt đầu sớm nhỉ.)

- Trường hợp kết hợp với danh từ thì chia thành hai trường hợp
+ Có 받침 thì kết hợp với 이라더라.
+ Không có 받침 thì kết hợp với 라더라.

명사:
받침 0 + 이라더라
받침 X + 라더라

예: ㄱ: 와이보 씨 아이가 벌써 초등학생이라더라.


ㄴ: 그래요? 시간 참 빠르네요.
(ㄱ: Nghe nói đứa bé nhà Vương Nhất Bác đã là học sinh tiểu học rồi.
ㄴ: Vậy sao? Thời gian thật là nhanh quá nhỉ.)
3.9. Ngữ pháp 다면야
3.9.1. Định nghĩa
‘어떠한 상황을 가정하여 그 조건이 이루어진다고 가정했을 때만 이후의
행동을 하거나 어떤한 상황이 될 것임을 나타낼 때 쓴다.’
Là một dạng câu trích dẫn gián tiếp nhấn mạnh rằng vế trước là điều kiện hoặc giả
định cần thiết trong việc thực hiện hay đạt được vế sau. Nó thể hiện rằng vế sau có
khả năng thực thi khi thực hiện vế trước hoặc khi tình huống ở vế trước được tạo
thành.
Tạm dịch: ‘Nếu mà...’, ‘Miễn là...’, ‘Chỉ cần...’
Là vĩ tố liên kết câu.
3.9.2. Cách sử dụng ngữ pháp
- Cấu tạo: Là hình thức kết hợp của hình thái trích dẫn gián tiếp chỉ điều kiện tiền
đề 는다면 với ‘야’ để nhấn mạnh thêm.
+ 동사 chia thành hai trường hợp
o Có 받침 kết hợp với 는다면야.
o Không có 받침 kết hợp với ㄴ다면야.

동사:
받침 0 + 는다면야
받침 X + ㄴ다면야

예: ㄱ: 저는 돈이 없는데 대학에 갈 수 있을까요?


ㄴ: 그럼요. 열심히 공부한다면야 누구든지 대학에 갈 수 있지요.
(가: Tôi không có tiền, có thể vào đại học được chứ?
나: Tất nhiên rồi. Chỉ cần học hành chăm chỉ thì bất cứ ai cũng có thể vào đại
học.)
+ 형용사 kết hợp với 다면야.
형용사 + 다면야

예: 젊고 건강하다면야 무슨 일이든 못 하겠어요?


(Miễn là mạnh khỏe và còn trẻ thì việc gì là sẽ không thể làm chứ?)
Dùng trong văn nói và văn viết.
3.9.3. Một số trường hợp kết hợp khác
- Xét cả động từ và tính từ
+ Nếu nói về tình huống quá khứ thì đều dùng dạng 았/었다면야.
+ Nếu nói về tình huống tương lai, phỏng đoán thì dùng dạng 겠다면야, (으)
거라면야.
과거 미래
동사 ㄹ거라면야
았/었다면야 겠다면야
형용사 을거라면야
예: 발표 준비를 했다면야
걱정이 없겠지만, 준비를 예: 대민 씨가 저 대신 회의에
잘 못해서 걱정이 된다. 가겠다면야 고마운 일이지요.
(Nếu mà đã chuẩn bị phát (Nếu mà Taemin sẽ thay tôi đi đến
biểu rồi thì sẽ không lo lắng, cuộc họp thì dĩ nhiên là một việc
nhưng vì chưa chuẩn bị tốt rất đáng biết ơn.)
nên tở nên lo lắng.)

- Nếu đi với danh từ thì kết hợp với dạng ‘(이)라면야’.


명사:
받침 0 + 이라면야
받침 X + 라면야

예: 저 사람이 한국 사람이라면야 당연히 한국말을 잘 하겠지요.


(Nếu mà là người đó là người Hàn Quốc thì đương nhiên sẽ nói tiếng Hàn giỏi
rồi.)
3.10. Ngữ pháp 자면
3.10.1. Định nghĩa
‘어떤 의도나 목적을 가정하여 그 조건에 따라 어떤 행위를 하려고 할 때 뒷
문장에 그러한 조건을 기술할 때 쓴다.’
Là một dạng câu trích dẫn gián tiếp sử dụng khi cố gắng thực hiện hành động theo
điều kiện nào đó, giả định ý định hay mục đích để mô tả điều kiện hay kết quả ở câu
sau.
Tương đương với nghĩa tiếng Việt là ‘Nếu định... thì...’, ‘Nếu muốn... thì...’.
Là vĩ tố liên kết câu.
3.10.2. Cách sử dụng ngữ pháp
Là dạng rút gọn của lời dẫn gián tiếp 자고 하면 dùng gắn vào động từ để nối vế
trước và vế sau theo quan hệ chính phụ.
Ngữ pháp 자면 chỉ kết hợp với động từ.

동사 + 자면

예: 유학을 하자면 돈이 많이 필요해요.


(Nếu định đi du học thì cần rất nhiều tiền.)
한국에서 살자면 한국말부터 배워야 합니다.
(Nếu định sống ở Hàn Quốc thì phải học tiếng Hàn trước.)
Dùng trong văn nói và văn viết.
Phạm trù: vĩ tố liên kết.
3.10.3. Một số điểm cần lưu ý
- Ngữ pháp chỉ kết hợp với động từ.
- Không kết hợp chia thì với ngữ pháp.
- Mẫu câu 자면 không thể kết hợp với các câu phủ định như 못 hay 지 못하다,
지 말다. Nhưng có thể đi với cấu trúc phủ định 안 hay 지 않다.
예: 후회하지 말자면 열심히 공부해 두어야 합니다. (X)
후회하지 않자면 열심히 공부해 두어야 합니다.(0)
3.10.4. Mở rộng
Phạm trù: dạng kết hợp
Vĩ tố kết thúc câu của câu dẫn gián tiếp đề nghị rủ rê ‘자고 하다’ và câu điều kiện
(으)면 nhằm thể hiện giả định điều mà ai đó đề nghị hoặc khuyên nhủ.
Tương đương với nghĩa tiếng Việt là ‘Nếu rủ... thì...’, ‘Nếu đề nghị... thì...’.
예: 친구가 한잔 하자면 저는 거절을 못 해요.
(Nếu bạn bè rủ nhậu thì tôi không từ chối được.)
네가 그러지 말자면 나도 안 할게.
(Nếu cậu đề nghị đừng làm như vậy thì mình cũng sẽ không làm vậy.)
 Lưu ý:
 Khác với 자면 ở phạm trù là vĩ tố liên kết, 자면 ở phạm trù dạng kết hợp có
thể kết hợp với tất cả các cấu trúc câu phủ định.
예: 네가 그런지 말자면 나도 안 할게.
(Nếu cậu đề nghị đừng làm như vậy thì tôi sẽ không làm thế.)
 Đối với 자면 ở phạm trù dạng kết hợp thì chủ ngữ ở hai vế câu thường khác
nhau.
3.11. Ngữ pháp 으라고
3.11.1. Định nghĩa
‘종결어미 ‘으라’에 인용을 나타내는 연결어미 ‘고’가 붙은 것으로, 뒤 문장
행위의 목적이나 의도를 나타낸다.’
Nối ‘고’ vào trích dẫn gián tiếp ‘으라’ thể hiện mục đích hay ý đồ của hành động
phía sau.
Tạm dịch ‘Để...’
Là vĩ tố liên kết câu.
3.11.2. Cách sử dụng ngữ pháp
Cấu trúc: cả động từ và tính từ
- Nếu có 받침 thì kết hợp với 으라고.
- Nếu không có 받침 thì kết hợp với 라고.
예: 열심히 공부하라고 동생에게 전자사전을
사 줬어요.
동사
(Tôi đã mua từ điển điện tử cho em trai để nó
라고 chăm chỉ học hành hơn.)
으라고 예: 피곤이 풀리라고 뜨거운 물에 목욕을
했어요.
형용사
(Để giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi tôi đã tắm
nước nóng.)

Sử dụng cho văn nói và văn viết.


3.12. Ngữ pháp 는다든가
3.12.1. Định nghĩa
‘간접인용을 나타내는 ‘는다’에 연결어미 ‘든가’가 연결된 형태로, 여러 개
예를 들어 말하고 그것들 중에 어느 것이나 가리지 않고 선택함을 나타낸다.’
Là một dạng ngữ pháp biểu thị câu trích dẫn gián tiếp, vĩ tố liên kết ‘는다’ được kết
nối với ‘든가’, dưới dạng đưa ra một số ví dụ và chỉ ra sự lựa chọn của bất kỳ một
trong số đó.
Tương đương với nghĩa ‘Hoặc’, ‘Hay’.
Là vĩ tố liên kết câu.
3.12.2. Cách sử dụng ngữ pháp
Chỉ kết hợp với động từ và tính từ.
- 동사 chia thành hai trường hợp
+ Nếu có 받침 thì kết hợp với 는다든가.
+ Nếu không có 받침 thì kết hợp với ㄴ다든가.
동사:
받침 0 + 는다든가
받침 X + ㄴ다든가

예: 가족들과 등산을 한다든가 놀이공원에 간다든가 해요.


(Hoặc là leo núi cùng gia đình, hoặc là đi công viên giải trí.)
시간이 있을 때는 책을 읽는다든가 비디오를 본다든가 해요.
(Hoặc là đọc sách, hoặc là xem video khi có thời gian.)
- 형용사 kết hợp với 다든가

형용사 + 다든가
예: 살이 찌다든가 날씬하다든가는 것은 체중 감량 여부를 결정하는 데 달려
있어.
(Bạn béo hay gầy phụ thuộc vào việc bạn quyết định giảm cân hay không.)
Dùng trong văn nói và văn viết.
3.12.3. Mở rộng
Ngoài ra cấu trúc còn thể hiện dù chọn cái nào trong các sự việc hoặc tương ứng với
cái nào cũng không sao.
예: 난 한국 음식을 먹는다든가 중국 음식을 먹는다든가 다 좋아.
(Món ăn Hàn Quốc hay là món ăn Trung Quốc mình đều thích tất cả.)
Có thể sử dụng kết hợp với thì quá khứ và tương lai (nhưng cần cân nhắc lưu ý).
예: 먹었다든가 버렸다든가 관심없어.
(Bạn đã ăn nó hay là đã bỏ nó thì tôi cũng không quan tâm.)
Có biểu hiện dạng tương tự là ‘는다든지’.
3.13. Ngữ pháp 그렇다고 ~ㄹ/을 수는 없지요.
3.13.1. Định nghĩa
‘상대방의 말 내용을 이유로 해서 화자가 생각할 때 옳지 않은 행동을 할 수
없다고 할 때 쓴다.’
Là một dạng câu trích dẫn gián tiếp dùng khi người nói không thể làm những hành
động đó chỉ vì lý do trong nội dung lời nói của đối phương.
Tạm dịch ‘Dù có... thì cũng không được.’
Là vĩ tố liên kết kết thúc câu.
3.13.2. Cách sử dụng ngữ pháp
Cấu trúc:
- Từ kết thúc có 받침 thì kết hợp với 그렇다고 ~을 수는 없지요.
- Từ kết thúc không có 받침 thì kết hợp với 그렇다고 ~ㄹ 수는 없지요.

그렇다고 ~ㄹ/을 수는 없지요.


예:
 ㄱ: 피곤한데 우리 먼저 퇴근합시다.
(Mệt quá rồi, chúng ta tan ca trước thôi.)
ㄴ: 그렇다고 일이 저렇게 쌓였는데 안 도와줄 수는 없지요.
(Dù mệt như thế nhưng công việc chất đống thế kia thì cũng không thể không
giúp đỡ được.)
 ㄱ: 한 시간이나 기다렸는데도 안 오네요. 그냥 갑시다.
(Dã đợi đến tận 1 giờ đồng hồ rồi mà anh ta cũng không chịu đến nhỉ. Đi thôi.)
ㄴ: 그렇다고 우리는 먼저 갈 수는 없지요.
(Dù có thế nào cũng không thể đi trước được.)
Dùng trong văn nói hoặc văn viết.
4. Các khó khăn khi sử dụng cách diễn đạt trích dẫn
Đi cùng với từ vựng, ngữ pháp cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chỉ khi nào hiểu
rõ về các cấu trúc ngữ pháp thì chúng ta mới có thể học tốt tiếng Hàn nói chung và tất cả
các ngôn ngữ khác nói riêng. Có thể thấy, vai trò của ngữ pháp tiếng Hàn với các kỹ năng
nói, đọc và viết quá rõ ràng. Ngữ pháp được xem như một phương tiện giúp người học có
thể chủ động nói và viết tiếng Hàn thông qua việc áp dụng các quy tắc ngữ pháp và tình
huống giao tiếp, thông tin truyền tải. Tuy nhiên, người học cũng có rất nhiều khó khăn
trong cách sử dụng, trong bài biết này chúng ta sẽ nói về các khó khăn của người học khi
sử dụng ngữ pháp trích dẫn gián tiếp, cụ thể như:
- Ngữ pháp trích dẫn gián tiếp có khá nhiều dạng và đa nghĩa, đa cách dùng
và nhiều trường hợp khác nhau. Tuy nhiên có vài nghĩa pháp trích dẫn cũng mang
tầm nghĩa ngang nhau, điều đó làm người học khó phân biệt, khó nhớ và thậm chí là
sử dụng nhầm gây nên những hiểu lầm đáng tiếc của người nói hay người viết cho
người nghe và người đọc, gây hiểu lầm ý nghĩa của người khác khi chúng ta đọc
một văn bản hay bản thông báo nào đó.
- Nói đến các khó khăn khi sử dụng thì không thể không nói đến sự khác biệt
giữa cách diễn đạt tiếng Hàn với cách diễn đạt tiếng Việt. Sự khác nhau về chữ viết,
về cấu trúc câu, về mặt ngữ điệu và đặc biệt là về mặt ngữ pháp. Đây được xem là
một trong những khó khăn trong việc học tiếng Hàn của người Việt.
Tuy nhiên, đó chỉ là những yếu tố khách quan, về mặt chủ quan có lẽ là phần lớn là do
người học. Có thể là do người học không hứng thú với ngôn ngữ này, hoặc người học
chán nản không chịu học hoặc do chủ quan. Nhưng phần lớn thì có thể thấy do người học
học sai cách, áp dụng những phương pháp học nhàm chán như: chỉ học thuộc từ vựng và
ngữ pháp mà không áp dụng và thực tế; học vẹt; chỉ tự tin khi viết còn lúc nói thì không
thể diễn đạt, không chịu giao tiếp.
Để học tốt hơn, chúng ta cần phân biệt được từng ngữ pháp với nhau. Dưới đây là ví
dụ phân biệt so sánh ngữ pháp:

- 는다기에 và 는다던데

는다기에 는다던데
- Đều là ngữ pháp trích dẫn gián tiếp.
- Đều dùng để truyền đạt một sự thật và lời nói cho đối phương.
Điểm
- Đều là vĩ tố liên kết câu.
giống
- Cách kết hợp với động từ, danh từ, tính từ và chia thì quá khứ
tương lai hay phỏng đoán đều giống nhau.

- Từ việc trực tiếp nghe sự


- Nhớ lại một sự kiện đã được
việc từ một người khác.
nghe gián tiếp trong quá khứ.
- Là căn cứ của sự phán
Điểm - Lấy nó làm căn cứ, vế sau là
đoán hay nguyên nhân ở
khác một ý kiến hoặc một câu hỏi
vế sau.
xác minh hoặc một phương án.
- Tạm dịch: vì nghe nói là...
- Tạm dịch: Thấy bảo là... nên...
nên...

부모님이 집에 오신다기에 임삼이 몸에 좋다던데 한번 드셔


나는 집 청소를 했어. 보세요.
Ví dụ
(Vì nghe nói bố mẹ sẽ ghé thăm (Nghe bảo là nhân sâm tốt cho sức
nên tôi đã dọn dẹp nhà cửa.) khỏe nên hãy dùng thử xem sao.)

- 는다고 해서 và 는다고 해도

는다고 해서 는다고 해도
- Điều là dạng câu trích dẫn gián tiếp.
Điểm - Là vĩ tố liên kết câu.
giống - Cách kết hợp với động từ, danh từ, tính từ và chia thì quá khứ,
tương lai, phỏng đoán giống nhau.
- Sử dụng đưa ra ý kiến phản
đối hay phản bác về điều
nghe được về ý kiến, lý do
của người khác. - Sử dụng khi đưa ra yêu cầu của
Điểm - Tạm dịch: không phải cứ câu sau không bị ràng buộc bởi
khác nói là... nội dung của câu trước.
- Tạm dịch: dù có nói là... thì...
- Đuôi câu thường đi với 는
건 아니다, 은/는 아닌 것
같다.

아무리 돈을 많이 번다고 해도
낭비하는 습관을 바꾸지 않으면
운동을 많이 한다고 해서
안 될걸.
건강해지는 건 아니에요.
Ví dụ (Dù có kiếm được nhiều tiền thế
(Không phải cứ nói là tập thể
nào đi nữa thì nếu không thay đổi
dục nhiều thì sẽ khỏe mạnh.)
thói quen lãng phí thì sẽ không
giàu được đâu.)

5. Kết luận
Như vậy, để có thể học tốt ngữ pháp tiếng Hàn, cụ thể là các cấu trúc ngữ pháp trích
dẫn gián tiếp, người học cần phải nắm rõ các cấu trúc ngữ pháp đó, phải khắc phục các
điểm yếu của chính bản thân, đưa ra những khác nhau cơ bản của ngữ pháp tiếng Việt và
tiếng Hàn, những khác nhau của các trường ngữ pháp sử dụng để nói chung một vấn đề
hay chung một mục đích từ đó nắm bắt và cải thiện chúng.
Người viết phát hiện ra một số mẹo vặt có thể giúp ích cho việc cải thiện việc học cụ
thể như:
- Làm quen với sự khác biệt về ngữ pháp giữa tiếng Hàn và Việt, rèn luyện thói
quen suy nghĩ theo kiểu của người Hàn Quốc và làm quen dần với kiểu cấu trúc
này;
- Học ngữ pháp Hàn qua từng ví dụ cụ thể để tránh tình trạng học vẹt và nhanh
quên;
- Thường xuyên tổng hợp ngữ pháp giúp bạn ôn lại những ngữ pháp bạn đã học và
bổ sung những cái mới bạn phát hiện, tránh trường hợp học xong quên, vừa là
một cách để kiểm tra khả năng ghi nhớ của bạn.
- Học những ngữ pháp có liên quan nhau. Bạn hãy ghi nhớ những ngữ pháp tương
đồng, đối lập nhau hay có cấu trúc gần giống nhau để tiện cho việc ghi nhớ.
- Trau dồi qua việc luyện bài tập cũng là một cách học hiệu quả

Trên đây là phần tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn 5 trong hai quyển 연세 한국어 4-1 và
연세 한국어 4-2 của 연세대학교 대학출판문화원 và một số phương pháp học tiếng
Hàn hiệu quả. Hi vọng phần tổng hợp ngữ pháp này sẽ đem đến chia sẻ hữu ích, giúp ích
trong việc học một ngôn ngữ mới nhanh và hiệu quả.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách 연세 한국어 4-1 của 연세대학교 대학출관문화원
2. Sách 연세 한국어 4-2 của 연세대학교 대학출관문화원
3. Quyển ‘Từ điển ngữ pháp tiếng Hàn’ do Lý Kính Hiền dịch, của NXB. Thông
tin và Truyền thông.

You might also like