Chủ Đề 1 Chuyển Động Cơ - Chuyển Động Thẳng Đều

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ 1:

CHUYỂN ĐỘNG CƠ - CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

A. Tóm tắt lý thuyết


I. Chuyển động cơ
1. Chuyển động cơ học

- Chuyển động cơ học của một vật gọi tắt là chuyển động là sự thay đổi vị trí của vật
đó so với các vật khác theo thời gian

2. Chất điểm
- Một vật chuyển động được coi là chất điểm Nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ
dài đường đi
- Chất điểm được coi như điểm hình học và có khối lượng bằng khối lượng của vật

3. Quỹ đạo
- Là đường mà chất điểm vạch ra khi nó chuyển động ( ảnh hai tập hợp tất cả các vị trí
của chất điểm chuyển động ảnh tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là quỹ đạo
chuyển động)

4. Mốc thời gian


- Mốc thời gian hoặc gốc thời gian là thời điểm ta bắt đầu đo thời gian. trong chuyển
động cơ người ta thường chọn thời điểm bắt đầu chuyển động là gốc thời gian
- Thời gian( khoảng thời gian)

5. Hệ tọa độ
a. Xác định vị trí của một chất điểm:
- Để xác định vị trí của một chất điểm, người ta chọn một vật mốc O, gắn vào đó một
hệ tọa độ, vị trí của chất điểm được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này.

i. Khi chất điểm chuyển động trên đường thẳng:


- Chọn 1 điểm O trên đường thẳng này làm mốc O, và trục Ox trùng với đường
thẳng này.
- Vị trí chất điểm tại thời điểm t được xác định bằng tọa độ x  OM

ii. Khi chất điểm chuyển động trên đường cong nằm trong một mặt phẳng:
- Chọn 1 điểm O trên đường cong làm gốc tọa độ.
- Hệ trục Ox, Oy vuông góc nhau tại O và nằm trong mặt phẳng quỹ đạo
- Vị trí vật tại M được xác định bằng tọa độ x=OH ; y=OK
b. Xác định thời gian trong chuyển động.
Để xác định thời gian trong chuyển động, cần một gốc thời gian và dùng đồng hồ
để đo thời gian.
– Thời điểm xảy ra hiện tượng tính bằng thời gian từ gốc thời gian đến lúc đang xét.

– Khoảng thời gian là hiệu số giũa hai thời điểm.


Δt=t 2 −t 1 (t 2 >t 1 )

6. Hệ quy chiếu
Hệ quy chiếu = Vật làm mốc, hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc
thời gian
II. Chuyển động thẳng. chuyển động thẳng đều
1. Độ dời
a. Khái niệm độ dời
Giả sử có một chất điểm (vật) chuyển động trên trục Ox, chọn chiều dương là
chiều chuyển động

Tại thời điểm t1, vật đi qua điểm M1 có tọa độ x1.


Tại thời điểm t2, vật đi qua điểm M2 có tọa độ x2.

Trong thời gian chuyển động


Δt=t −t
2 1 , độ dời của vật: x = x2 – x1
Nếu chất điểm không đổi chiều chuyển động trong khoảng thời gian và chọn chiều
dương là chiều chuyển động thì độ dời bằng quãng đường Δx=s

b. Độ dời trong chuyển động thẳng


- Trong chuyển động thẳng ảnh vectơ độ dời nằm trên đường thẳng quỹ đạo. Nếu chọn
trục Ox trùng với đường thẳng quỹ đạo thì Vectơ độ dời có phương trùng với trục ấy.
Giá trị đại số của Vectơ độ dời ⃗ MN bằng: x = x2 – x1
trong đó x1 và x2 lần lượt là tọa độ của các điểm M và N trên trục Ox

Chú ý:
- Khi chất điểm chuyển động quãng đường nó đi được có thể không trùng với độ dời
của nó
- Nếu chất điểm chuyển động theo một chiều và lấy chiều đó làm chiều dương thì độ
dời trùng với quãng đường đi được

2. Vận tốc trung bình. Tốc độ trung bình trong chuyển động thẳng không đều
a.Vận tốc trung bình
- Vectơ vận tốc trung bình ⃗v tb bình của chất điểm trong khoảng thời gian từ t đến t
1 2

MN và khoảng thời gian t = t1 – t2;


bằng thương số của Vectơ độ dời ⃗
Δx x 2 −x 1
=
⃗v tb = Δt t 2 −t 1

Chú ý:
- Vận tốc trung bình có giá trị đại số có thể âm dương hoặc bằng không. Có đơn vị
m/s hoặc km/h
- Vectơ vận tốc có phương và chiều trùng với vectơ độ dời

b.Tốc độ trung bình


- Tốc độ trung bình đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động trong
khoảng thời gian
Δs
- Biểu thức: v = Δt (quãng đường đi được : thời gian chuyển động)

3. Chuyển động thẳng đều


- Chuyển động thẳng đều có quỹ đạo là một đường thẳng và vận tốc có phương, chiều
và độ lớn không đổi.
- Công thức tính quãng đường: s = v.t
- Vectơ vận tốc có đặc điểm:
+ Gốc: đặt ở vật chuyển động
+ Hướng: theo hướng chuyển động( không đổi)
Δs
+ độ lớn: v = Δt
( Độ lớn của vận tốc gọi là tốc độ, do đó tốc độ luôn dương)

- Phương trình của chuyển động thẳng đều: x = x0 + v.(t-t0)


Trong đó:
x0 : là là tọa độ ban đầu, u cho biết lúc đầu chất điểm cách gốc tọa độ bao xa
t0: là thời điểm ban đầu ở tọa độ x0, t là thời điểm vật có tọa độ x
v là vận tốc ( v > 0 khi vật đi theo chiều dương, v< 0 khi vật đi ngược chiều dương)

4. Đồ thị của chuyển động thẳng đều


a. Đồ thị tọa độ – thời gian
Đồ thị toạ độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là đường thẳng xiên góc
xuất phát từ điểm (x0, t0).

Độ
dốc
của

x−x 0
tan α = =v
đường thẳng (hệ số góc) : t−t 0

b. Đồ thị vận tốc – thời gian


- Trong chuyển động thẳng đều, vận tốc không thay đổi
nên đồ thị biểu diễn vận tốc theo thời gian là một đường
thẳng song song với trục thời gian.
- Quãng đường đi được có độ lớn bằng diện tích của
hình chữ nhật t0M0Mt
BÀI TẬP
1. CHUYỂN ĐỘNG CƠ
1.1 . Trên một đường thẳng, cho các điểm A,B,C,D như hình vẽ :
2 km 4 km

A B C D

a. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến D. Tìm tọa độ của các điểm
A,B,C,D.
b. Chọn gốc tọa độ tại B, chiều dương từ A đến D. Tìm tọa độ của các điểm
A,B,C,D.
c. Chọn gốc tọa độ tại C, chiều dương từ D đến A. Tìm tọa độ của các điểm
A,B,C,D.
Đs: a. xA= 0; xB= 2km; xC= 6km; xD= 11km
b. xA= -2 km; xB= 0; xC= 4km; xD= 9km
c.xA= 6 km; xB= 4km; xC= 0; xD= -5km
1.2. Chuyến bay của hãng Hàng không Việt nam từ Hanoi đi Pari khởi hành vào lúc
19g30 giờ Hanoi ngày hôm trước, đến Pari lúc 6g30 sáng hôm sau theo giờ Pari. Biết
giờ Pari chậm hơn giờ Hanoi 6 tiếng. Hỏi thời gian bay là bao nhiêu?
Đs: 17 giờ

2. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU

2.1. Một ôtô chạy trên một đoạn đường thẳng từ địa điểm A đến địa điểm B phải mất
một khoảng thời gian t. Tốc độ của ôtô trong nửa đầu của khoảng thời gian này là
60km/h và trong nửa cuối là 40km/h. Tính tốc độ trung bình của ôtô trên cả đoạn
đường AB.
Đs : vtb = 50km/h
2.2. Một người đi xe đạp chuyển động trên một đoạn đường thẳng AB có độ dài là s.
Tốc độ của xe đạp trong nửa đầu của đoạn đường này là 12km/h là trong nửa cuối là
18km/h. Tính tốc độ trung bình của xe đạp trên cả đoạn đường AB.
Đs : vtb = 14,4km/h
2.3. Cùng một lúc tại hai điểm A và B cách nhau 10km có hai ôtô chạy cùng chiều
trên đoạn đường thẳng từ A đến B. Vận tốc của ôtô chạy từ A là 54km/h và của ôtô
chạy từ B là 48km/h. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm xuất phát của hai xe làm mốc
thời gian và chọn chiều chuyển động của hai ôtô làm chiều dương.
a. Viết phương trình chuyển động của hai ôtô trên.
b. Xác định thời điểm và vị trí của hai xe khi gặp nhau.
Đs : a. xA = 54t, xB = 48t + 10 b. sau giờ , cách A 90km về phía B.
2.4. Lúc 8 giờ một ôtô khởi hành đi từ A về B với vận tốc 12m/s. Năm phút sau một
ôtô khởi hành từ B về A với vận tốc 10m/s. Biết AB = 10,2km.
Xác định thời điểm và vị trí hai xe khi chúng cách nhau 4,4km.
Đs : TH1 : x1 = 4800m và x2 = 9200m TH2 : x1 = 9600m và x2 = 5200m
2.5. Hai vật chuyển động ngược chiều qua A và B cùng lúc, ngược chiều để gặp nhau.
Vật qua A có vận tốc v1 = 10m/s, qua B có vận tốc v2 = 15m/s. AB = 100m.
a. Lấy trục tọa độ là đường thẳng AB , gốc tọa độ ở B, có chiều dương từ A sang B ,
gốc thời gian là lúc chúng cùng qua A và B .Hãy lập phương trình chuyển động của
mỗi vật.
b. Xác định vị trí và thời điểm chúng gặp nhau.
c. Xác định vị trí và thời điểm chúng cách nhau 25m
Đs : a. x1 = -100+ 10t, x2 = -15t b. t = 4s và x = -60m
2.6. Cùng một lúc, tại hai điểm A và B trên một đường thẳng, người đi xe đạp qua
điểm A và người đi bộ qua điểm B. Hai người chuyển động cùng hướng . Vận tốc
người đi xe đạp là v1 = 12km/h, người đi bộ là v2 = 5km/h.Biết AB = 14km.
a. Họ sẽ gặp nhau sau khi khởi hành bao lâu và cách B bao nhiêu km?
b. Tìm lại kết quả bằng đồ thị.
Đs : gặp nhau sau khi khởi hành 2h tại điểm cách B 10km.
2.7. Một xe máy xuất phát từ A vào lúc 6 giờ và chạy với vận tốc 40km/h để đi đến B.
Một ôtô xuất phát từ B lúc 8 giờ và chạy với vận tốc 80km/h theo cùng chiều với xe
máy. Coi chuyển động của xe máy và ôtô là thẳng đều. Khoảng cách giữa A và B là
20km. Chọn A làm mốc, chọn thời điểm 6 giờ làm mốc thời gian và chọn chiều từ A
đến B làm chiều dương.
a. Viết phương trình chuyển động của xe máy và ôtô.
b. Vẽ đồ thị tọa độ - thời gian của xe máy và ôtô trên cùng hệ trục x và t.
c. Căn cứ vào đồ thị vẽ được , hãy xác định vị trí và thời điểm ôtô đuổi kịp xe máy.
d. Kiểm tra lại kết quả tìm được bằng cách giải phương trình chuyển động của xe máy
và ôtô.
Đs : a. x1 = 40t (km) ; x2 = 80(t - 2) (km)
c. Vị trị ô tô và xe máy gặp nhau là tọa độ điểm M trên đồ thị: xM = 140km, tM = 3,5h

You might also like