Laos

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Nội dung 1: Lào

Quốc kỳ Quốc Huy

Thủ đô: Viêng- chăn; Diện tích: 236800km2; Tỉnh/thành: 16 tỉnh & 1 thành phố

TÊN:

- Nước Lào có tên gọi chính thức là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào
- Laos trong tiếng Anh bắt nguồn từ Laos trong tiếng Pháp
- Trong tiếng Lào, nước này được gọi là Muang Lao hoặc Pathet Lao

CHÍNH TRỊ: Lào là một nhà nước xã hội chủ nghĩa công khai tán thành chủ nghĩa cộng sản. Chính
đảng hợp pháp duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.

- Nguyên thủ quốc gia là chủ tịch nước, người này đồng thời là tổng bí thư của Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào.
- Thủ tướng là một thành viên trong Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
- Các chính sách của chính phủ được Đảng xác định thông qua Bộ Chính trị gồm 11 thành viên và
Ủy ban Trung ương Đảng gồm 61 thành viên. Các quyết định quan trọng của chính phủ do Hội
đồng Bộ trưởng xem xét.
- Hiến pháp chế độ quân chủ đầu tiên của Lào do Pháp viết được ban hành vào ngày 11 tháng 5
năm 1947 trong đó tuyên bố Lào là một nhà nước độc lập trong Liên hiệp Pháp. Hiến pháp sửa
đổi ngày 11 tháng 5 năm 1957, bỏ qua tham chiếu đến Liên hiệp Pháp dù còn quan hệ chặt chẽ về
giáo dục, y tế và kỹ thuật với sức mạnh thực dân cũ vẫn còn. Văn kiện năm 1957 được bãi bỏ vào
ngày 3 tháng 12 năm 1975 khi nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thành lập.
- Tổng bí thư, Chủ tịch nước hiện nay Thongloun Sisoulith.
- Thủ tướng Chính phủ Phankham Viphavanh

NGÔN NGỮ:

- Tiếng Lào là ngôn ngữ chính thức của nước Lào và cũng là ngôn ngữ truyền thống của hoàng gia
Lào, truyền đạt tư tưởng Ấn Độ giáo và Phật giáo
- Tiếng Lào có ảnh hưởng ít nhiều đến những ngôn ngữ khác trong vùng đối với các lân bang như
tiếng Thái, tiếng Khmer, tiếng Việt. Lào ngữ được coi là một ngôn ngữ hỗn hợp ở bán đảo Đông
Nam Á.
- Tiếng Lào có những thanh điệu và phát âm giống tiếng Thái, phần tương đồng lên đến hơn 80%.
Vì vậy trong đối thoại giữa người Lào và người Thái Lan có thể hiểu nhau được.
Văn hóa đời sống
TRANG PHỤC:

- Trang phục truyền thống của Lào rất đặc biệt, phản ánh phong tục của người Lào, có tên gọi là
Sinh (dành cho nữ giới) và Salong (dành cho nam giới).
- Sinh là một chiếc váy ống được làm bằng lụa, bông dệt họa tiết tinh tế và thêu ren tinh xảo. Một
chiếc váy Sinh thường được dệt công phu ở chân.
- Sinh gồm ba phần chính là Hua sinh - phần thắt lưng thường che kín khi mặc, Phuen sinh-phần
chính chiếc váy thường có một hoặc hai màu, và Thiếc sinh-đường viền dưới chân được dệt công
phu có khi được trang trí bằng vàng.
- Khi người phụ nữ mặc Sinh người ta sẽ quấn chiếc khăn cùng màu ngang qua phần trên cơ thể họ
tăng thêm phần duyên dáng.
- Salong - chiếc áo sơ mi cổ tròn, khuy vải, cài về phía tay trái. Bên ngoài chiếc quần đùi giản dị,
các chàng trai Lào quấn chiếc khăn dài rộng
- Trang phục truyền thống của Lào thường mặc trong dịp lễ quan trọng như tết, đám cưới, lễ hội.
Sinh và Salong sẽ có nhiều màu khác nhau phụ thuộc vào dịp họ mặc trang phục.
- Trong lễ cưới, cô dâu chú rể sẽ mặc màu vàng tươi sáng, chi tiết bằng vàng. Trong các lễ hội mọi
người sẽ mặc trang phục nhiều màu sắc tươi sáng.
- Ở nhiều vùng nông thôn, trẻ em gái thương mặc Sinh đến trường nhưng sẽ được cách tân để
thuận tiện hơn cho công việc hàng ngày.

ẨM THỰC:
- Ẩm thực Lào mang phong cách tương tự các quốc gia láng giềng là Campuchia và Thái Lan: cay,
chua và ngọt. Tuy nhiên, ẩm thực lại mang những phong cách đặc trưng rất riêng, nhưng đặc
trưng chung là sự phổ biến của món xôi.

- Khi thưởng thức các món ăn của Lào, hầu hết du khách đều cảm nhận được hương vị quen thuộc
và vô cùng gần gũi. Hương vị này được đến từ một nền lịch sử văn hóa ẩm thực lâu đời của người
Lào.
- Người Lào thường ăn uống ngay dưới nền nhà chứ khồng bày biện trên bàn ghế cao như các nước
phương Tây. Họ thường dọn tất cả các món ăn một lúc. Trong các bữa ăn, người lớn tuổi nhất sẽ
ăn trước rồi đến những người thấp tuổi hơn trong gia đình. Cách ăn uống này được hình thành
dựa trên quan niệm Piep – nghĩa là cha mẹ, bề trên.
- Ngoài cá nước ngọt thì thịt heo, gà, trâu và vịt là những thành phần quan trọng để nấu nướng
nhiều thứ món ăn thông thường. Người Lào cũng ăn những thứ thịt thú săn như nai, gà rừng,
chim cút nếu có dịp kiếm được. Người Lào ăn gạo là chính; các món ăn có đặc điểm là dùng
những gia vị như gừng, me, lá chanh, và nhiều loại ớt khô rất cay.
- Vị chính trong các món ăn hầu hết các món ăn đều có rất nhiều ớt. Chỉ riêng ớt có hàng chục
món: từ ớt chiên giòn, ớt muối chua, ớt sa tế, ớt hầm, ớt luộc … Chính vị cay này cũng là một nét
văn hóa vì phần đông người Lào sử dụng nguồn lao động chân tay, vị cay gây kích kích, tạo món
ăn ngon, giúp người lao động ăn được nhiều, tăng sức lao động.
- Người Lào thường xây dựng bên cạnh nhà mình một vườn rau, trên đó người ta trồng các loại rau
như hành,khoai từ, dưa chuột, đậu ván, củ cải,cần tây,xà lách,..v..v.. Nó là những thứ bổ sung cho
bữa ăn hàng ngày của người Lào.
- Tập quán ăn uống của người Lào: Khách đến nhà sẽ tuân theo những quy tắc bắt buộc được xem
là nét văn hóa rất riêng của mình; khách không được ngồi ăn trong khi những người khác đã đứng
dậy. Tập quán của người Lào là luôn chừa lại thức ăn trong đĩa khi đã ăn xong; nếu khách không
chừa lại thức ăn; người ta sẽ cho là khách ăn không đủ no chủ nhà sẽ bị mất thể diện. Người Lào
rất sạch sẽ đến mức kỹ tính; họ có thói quen rửa tay không chỉ trước mà cả sau bữa ăn.
- Ẩm thực Lào có khá nhiều món ngon, có thể kể ra như: gà nướng, lạp, lạp xưởng, thịt heo hấp
măng (hoặc cá hấp lá chuối), gà (cá) nấu me, rau luộc, cơm (xôi). Ngoài ra còn có các món khác
như như: ếch, mực chiên tỏi, sườn nướng, nem chua cá thịt…
- Ẩm thực Lào, ngoài các món này, còn có những món được xem là đặc sản như: Món Tam Maak
Hung còn gọi là nộm đu đủ gồm dưa muối, đu đủ, đậu đũa, cà dĩa giã rồi trộn chung với cùng
hàng chục gia vị ăn rất lạ.
- Thức uống: Thức uống của Lào có Lau Lao; Fanthong (gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha
nhạt), cà phê… Đặc biệt là món dừa nướng. Dừa để nguyên trái nướng vừa phải, lột vỏ rồi ướp
lạnh. Nước dừa có vị ngọt và thơm rất lạ, cơm dừa dẻo ăn rất ngon. Nước dừa giúp kích thích vị
giác, tăng thêm hương vị cho món ăn.
- Nước dừa được tìm thấy hầu hết trong các lọai thức uống; người Lào có thói quen hay pha trộn
nước dừa với các lọai thức uống khác. Lau Lao – một lọai rượu nhẹ làm từ cơm nếp lên men uống
với chút chanh và Pepsi.
ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH:
1. Thủ đô Viên Chăn (Vientiane): Thủ đô vương quốc Lào với những di tích lịch sử độc đáo có sức lôi cuốn kỳ lạ
với du khách thập phương. Nếu đã đến Viên Chăn, bạn không thể bỏ lỡ cơ hội được tham quan những địa danh độc
đáo ở đây
• Khải Hoàn Môn Patuxay: Nổi bật trên đại lộ Lane Xang là Khải Hoàn Môn Patuxay, trước kia gọi là Anou Savary
(đài chiến sĩ vô danh). Khải Hoàn Môn nằm giữa bùng binh giới ranh phố Vientiane và khu vực That Luang. Đài
Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, nhưng phần
trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể
thấy toàn diện cảnh quan Viên Chăn.

• Pha That Luang


Cuối đường Lane Xang là That Luang – di sản văn hóa thế giới, biểu tượng của quốc gia Phật giáo tiểu thừa Lào,
được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Thạt Luông hay (Pha) That Luang (Thạt
Lớn trong tiếng Lào) là một thạt (stupa) Phật giáo được xây từ năm 1566 trên phế tích của ngôi đền Ấn Độ thế kỷ
13, mặt ngoài được dát vàng. That Luang chính là tháp xá lị lớn nhất và đẹp nhất ở Lào. Hàng năm ở đây vào trung
tuần tháng 11 đều diễn ra lễ hội lớn mang tính chất quốc gia là lễ hội That Luang. Vé vào tham quan: 3.000
Kip/người.

Pha That Luang là niềm tự hào lớn đối với người dân “đất nước Triệu voi”.

• Vườn tượng Phật


Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách Viên Chăn 25km về phía Đông Nam. Tại đây có hơn 200
bức tượng Phật giáo và các nhân vật trong Hindu giáo làm bằng bê tông, nổi bật với bức tượng Phật khổng lồ đang
chống tay dài 40m. Ngoài ra còn các bức tượng mang hình ảnh con người, thần linh, động vật và ác quỷ. Bạn có thể
đi vào bên trong công trình mang hình dáng quả bí ngô khổng lồ thông qua một chiếc mồm quỷ cao gần 3m và trèo
cầu thang lên tham quan từng tầng tượng trưng cho Địa ngục, Trần gian và Thiên đường. Để đến đây bạn nên đi
bằng tuk tuk nếu đông người, giá khoảng 70.000 Kip hoặc bắt xe buýt số 45 ở gần chợ Talat Sao với giá 5.000
Kip/người, 20-40 phút có một chuyến. Vé tham quan Buddha Park: 5.000 Kip.
Buddha Park (Vườn tượng Phật) ở Xieng Khuan nằm cách Viên Chăn 25km về phía Đông Nam. 

• Talat Sao – chợ buổi sáng sớm


Tọa lạc tại góc đường phía Đông giao giữa đường Lane Xang và Khu Vieng, khu vực chính ở thủ đô Viên Chăn,
ngôi chợ ngày mở cửa từ 7h00 sáng đến 16h00 chiều. Đây là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan và mua
sắm tại thủ đô nước Lào. Trong chợ có rất nhiều cửa hiệu nhỏ, nhà hàng, các quầy trái cây và rau, quầy trang sức,
lụa, đồ thủ công mỹ nghệ, dụng cụ âm nhạc, đồ điện tử, đồ gia dụng… Talat Sao là nơi quy tụ hàng hóa mang bản
sắc Lào do đó bản sẽ dễ dàng tìm mua được vài món đồ ưng ý về để làm quà cho người thân.

Talat Sao là điểm thu hút rất đông du khách đến tham quan và mua sắm tại thủ đô nước Lào. 

• Chùa (Wat) Phra Keo


Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật” bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và
hiện vật quý hiếm đều dát bằng vàng, bạc, ngọc thạch lung linh sắc màu. Chùa Phra Keo không chỉ thờ tượng Phật
mà đây còn là một bảo tàng trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật đạo giáo Lào. Ở Viên Chăn, Wat Phra Keo là ngôi
chùa quan trọng và nổi tiếng chỉ sau That Luang.
Vào thăm chùa Phra Keo, chúng ta như lạc vào “thế giới nghệ thuật” bởi những tác phẩm điêu khắc, chạm trổ và
hiện vật quý hiếm.

• Wat Sisaket
Toạ lạc trên đường Sethathirath, gần đại lộ Lane Xang, Wat Sisaket là ngôi chùa được giữ nguyên bản từ khi xây
dựng năm 1818 bởi vua Chao Anou theo kiến trúc Phật giáo Xiêm. Wat Sisaket gây ấn tượng bởi những hành lang
với các bức tường được trang trí bằng hơn 2000 hình ảnh đức Phật bằng đồng, gỗ quý, gốm sứ, mạ vàng và bạc.
Tổng số tượng Phật ở chùa lên đến 6.840 bức lớn nhỏ rất quý hiếm.

Tổng số tượng Phật ở chùa lên đến 6.840 bức lớn nhỏ rất quý hiếm. 

• Wat Ong Teu


Cũng nằm trên đường Setthathilath, chùa Wat Ong Teu thu hút bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viên Chăn.
Cái tên Vat Ong Teu có nghĩa là ngôi Chùa Tượng Lớn. Trong khuôn viên chùa có trường Phật giáo Sangha nơi các
nhà sư từ khắp Lào thường xuyên về đây để học tập về đạo Phật.

Chùa Wat Ong Teu thu hút bởi bức tượng Phật bằng đồng lớn nhất Viên Chăn. 

Wat Si Muang
Wat Si Muang nằm ở giữa đường Setthathilath và Samsenthai, là ngôi chùa thể hiện rõ nhất sự kết hợp của đức tin
Phật giáo và tín ngưỡng nguyên thủy của Lào. Nếu đến Viên Chăn bạn có thể đến đây để làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu
may, theo phong tục truyền thống của Lào.

Du khách đến đây có thể làm lễ buộc chỉ cổ tay cầu may, theo phong tục truyền thống của Lào

2. Xieng Khuang
Xieng Khuang và bí ẩn của cánh đồng chum là lí do mà du khách khắp nơi trên thế giới muốn một lần được đến đây
để khám phá. Xieng Khuang còn hấp dẫn khách du lịch bốn phương bởi những cảnh quang hoang sơ, thiên nhiên
trong lành, nguyên thủy.

Không gian bình yên ở Xieng Khuang

• Cánh đồng Chum


Cánh đồng Chum là khu vực văn hóa lịch sử nổi tiếng mà bất kỳ một ai khi đến Lào cũng đều muốn ghé thăm. Nằm
ở gần thành phố Khăm Muộn, trên cao nguyên Xieng Khuang, nơi đây có hàng ngàn chum bằng đá nằm rãi rác dọc
theo cả cánh đồng. Các nhà khảo cổ tin rằng các chum này có niên đại 1500 đến 2000 năm, và xung quanh nó không
ít những câu chuyện huyền thoại bí ẩn mà chưa một lời giải thích nào làm thỏa mãn những người tò mò. Một lý do
nữa khiến cánh đồng chum trở nên nổi tiếng là nơi đây từng là chiến trường khốc liệt nhất trong thời kỳ chiến tranh
chống Mỹ của ba nước Đông Dương mà vết tích sót lại đến bây giờ cũng khiến không ít người ngỡ ngàng.

Cánh đồng chum ở Xieng Khuang của Lào là một địa điểm đầy bí ẩn, rất thu hút khách du lịch của Lào. 

• That Foun
Đến Xieng Khuang du khách không nên bỏ lỡ cơ hội đến thăm tháp That Foun. Nằm ở huyện Muang Khoun, nơi có
phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, That Foun cao 30m và được xây dựng từ năm 1576, là nơi chôn cất hài
cốt của các Đức Phật được mang đến từ Ấn Độ. Nơi đây chứa đựng những huyền thoại ly kì về Đức Phật, tương
truyền có một tên cướp từ Trung Quốc đã khoét một cái lỗ ở thân tháp để đoạt bức tượng Phật bằng vàng bên trong.
Vết tích đó đã tạo nên đặc trưng riêng của tháp, thu hút nhiều khách và Phật tử đến tham quan và hành hương.

That Foun. Ảnh: Xiengkhuang.wordpress.com

3. Savanakhet
Được ví như là Sài Gòn của Việt Nam, vì sự phát triển và tầm ảnh hưởng của nền kinh tế, Savanakhet cũng là một
điểm đến du lịch hấp dẫn với những địa danh lịch sử nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua.

• That Ing Hang Stupa


Nằm cách trung tâm Savanakhet 15km theo hướng Đông Bắc, được xem là điểm hành hương thứ 2 sau Wat Phu –
Champasak tại miền Nam nước Lào. That Ing Hang được trùng tu, mở rộng thành một quần thể bề thế vào năm
1548, cùng thời điểm với That Luang. Mỗi năm đều có một lễ hội được tổ chức rầm rộ suốt 3 ngày trăng tròn tháng
Giêng lịch Lào. That Ing Hang là một thắng cảnh, một địa điểm du lich nổi tiếng, hằng ngày có rất nhiều du khách
hành hương về đây. Tại đây du khách có thể xem xăm, được nhà sư tụng kinh và cột chỉ cầu phúc may mắn, chúc
phúc cho hành trình của mình.

That Ing Hang là một thắng cảnh rất nổi tiếng.

• Đền Wat Xayaphoum


Ở Savanakhet không có nhiều thắng tích lừng danh như ở thủ đô Viên Chăn hay cố đô Luang Prabang nhưng Wat
Xayaphoum là một ngoại lệ. Ngôi chùa cổ nguy nga này nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet, ven dòng sông nổi
tiếng Mekong. Được sung tạo từ năm 1542, với một tăng đoàn hơn 200 vị, Wat Xayaphoum nổi danh khắp xứ là
trường Phật học Phạn ngữ đào tạo tăng sĩ đệ nhị cấp. Ngày nay nơi đây trở thành một cảnh quan du lịch nổi tiếng mà
bất kỳ du khách nào khi đến Savanakhet cũng đều muốn ghé thăm.

Ngôi chùa cổ nguy nga này nằm trong lòng thủ phủ Savanakhet.

• Nhà đá Heuan Hinh


Một di tích cổ vật có giá trị và hiếm hoi nhất của đất nước Lào, cách Savanakhet 65km xuôi theo hướng Nam.
Heuan Hinh là một ngôi nhà hoàn toàn được dựng bằng đá nguyên khối sắp chồng lên nhau chẳng khác gì kiến trúc
của một ngôi chùa. Nhà đá Heuan Hinh được tạo dựng từ năm 553 trước công nguyên, theo kiến trúc Chàm hay tiền
Angkor. Mặc dù nằm ở một vùng đất xa xôi hẻo lánh, nhưng không phải vì thế mà nơi đây không thu hút du khách
viếng thăm. Heuan Hinh hấp dẫn khách du khách bốn phương, những người thích khám phá, tìm hiểu thiên nhiên.
Nhà đá Heuan Hinh được tạo dựng từ năm 553 trước công nguyên, theo kiến trúc Chàm hay tiền Angkor.

• Bảo tàng Dinosaur


Vốn là ngôi biệt thự thời Pháp thuộc, bảo tàng Dinosaur là nơi trưng bày vũ khí và những hình ảnh vang bóng một
thời oanh liệt chống Mỹ cứu nước của Pathet Lào. Vào năm 1936, nhà địa dư học người Pháp, Jousé Heilman Hoffet
đã phát hiện ra bộ xương của một giống khủng long (Dinosaur), dài 15 thước và có tới 90 triệu năm tuổi trong địa
phận bản Tang Vay, mương PhaLan thuộc Savanakhet. Là nơi còn lưu giữ trọn bộ xương khủng long này, bảo tàng
Dinosaur nổi tiếng thu hút nhiều du khách khắp nơi trên thế giới viếng thăm.

Bảo tàng Dinosaur nhìn từ bên ngoài.

4. Luang Prabang
Được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cố đô Luang Prabang thanh bình, gần gũi và thân thiện mà đối
với mỗi người dân Lào.

Thành phố Luang Prabang yên bình nhìn từ trên cao. Ảnh: trover.com

• Đền Wat Xieng Thong


Tọa lạc gần ngã ba sông Mekong và dòng Nậm Khan, Wat Xieng Thong là ngôi chùa đẹp nhất, cổ nhất và quan
trọng nhất trong số 65 ngôi chùa lớn ở Luang Prabang. Lối kiến trúc đặc thù Lào với mái cong vút kéo dài xuống
gần mặt đất, nội thất là những phù điêu, điêu khắc tinh xảo dựa theo Phật tích. Nơi đây có rất nhiều bức tượng Phật
lớn, là nơi hành lễ của hoàng gia và các chức sắc Phật giáo. Trưa nắng yên bình, gió từ sông Mekong thổi về mát
rượi từng cơn. Từ trên chùa, du khách tha hồ phóng tầm mắt bao quát cả cố đô thơ mộng, chìm trong màu xanh của
cây lá.

Hoàng hôn buông xuống tại chùa Xieng Thong .

• Thác Kuang Si
Kuang Si là một quần thể gồm ba thác, trong đó thác chính cao chừng 60m với dòng nước đổ xuống từ trên cao làm
nổi bọt trắng xóa, tung bụi nước mịt mù tạo nên một khung cảnh thật ấn tượng. Là một trong những địa điểm du lịch
hấp dẫn du khách nhất của đất nước Triệu Voi, do vậy tới đây du khách không chỉ được thăm thú núi rừng, mà còn
được thỏa sức leo trèo và tắm thác, tắm hồ. Giữa không khí trong lành của Kuang Si, du khách còn nghe được tiếng
chim hót hòa cùng tiếng thác đổ hòa quyện vào nhau, như một bản hòa thanh tuyệt diệu làm cho tinh thần cũng thêm
phần phấn chấn.

Vẻ đẹp kỳ ảo của Thác Kuang Si.

• Bảo tàng Royal Palace


Viện bảo tàng quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa.
Mang dấu ấn kiến trúc Pháp hiện đại và tinh tế, bảo tàng Royal Palace là nơi lưu giữ bức tượng Phật Prabang, được
coi như báu vật trấn quốc. Cảnh quan tươi đẹp với hai hàng cây thốt nốt cao vút tuyệt đẹp dẫn lối vào, khu vườn
Thượng uyển xinh xắn với những cây lạ, hoa quý, hồ nước long lanh, chim lượn vòng, bướm dập dờn… Phía bên
phải là tượng vua Sisavang Vong bằng đồng uy nghi trầm mặc, bên trái là mái chùa lộng lẫy, thềm lót đá cẩm thạch
trắng, mát lạnh giữa nắng trưa.

Viện bảo tàng quốc gia Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, vốn chính là Hoàng cung Vương quốc Lào thuở xa xưa.

• Đền Wat Wisunarat


Một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Luang Prabang, nằm trong danh sách di sản văn hóa thế giới. Wat Wisunarat
được xây dựng vào năm 1513, được trùng tu và xây dựng lại vào khoảng những năm 1896 – 1898. Nằm trên con
đường mang tên chính ngôi chùa trong trung tâm thành phố, Wat Wisunarat có một khuôn viên rộng lớn, xanh cỏ,
hai mặt giáp phố chính. Trước chùa là một mộ tháp uy nghi cao tới 34,5m, Tha Pathum được xây dựng từ 1503.
Chùa có kiến trúc đơn giản, không qua cầu kỳ ngoại trừ mái tôn có nhiều chi tiết trang trí tạo cho Wat Wisunarat
một vẻ đẹp giản dị và bình thản.

Wat Wisunarat là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Luang Prabang, nằm trong danh sách di sản văn hóa thế
giới.

 • Núi Phou Si
Là điểm cao nhất ở Luang Prabang, núi Phou Si là nơi lý tưởng để du khách phóng tầm mắt ngắm toàn cảnh cố đô
yên bình thơ mộng bên dòng sông Mekong. Để chinh phục được đỉnh Phou Si, du khách phải vượt qua 329 bậc
thang xây bằng gạch đỏ. Mỗi bậc thang có độ rộng và thấp vừa phải, giữa đoạn đường lên núi lại có chỗ dừng chân
nghỉ ngơi, thế nên du khách có thể đi đến ngọn núi mà không gặp quá nhiều khó khăn.

Đường lên núi Phou Si.

5. Champasak
Nằm ở vị trí chiến lược kinh tế, có một lịch sử hùng mạnh, Champasak không có lí do gì để không trở thành một địa
chỉ du lịch hấp dẫn. Và thực tế là ở đây vừa có những kỳ quan được tạo nên từ lịch sử, vừa có những danh lam thắng
cảnh được tạo hóa ban tặng.

• Pakse
Là cố đô của Vương quốc Champasak, thị xã Pakse ngày nay là thủ phủ của tỉnh Champasak đồng thời là trung tâm
kinh tế, thương mại, văn hóa của cả 4 tỉnh Nam Lào. Với vị trí thuận lợi, Pakse là đầu mối giao thông từ Thái Lan,
Campuchia, từ Trung Lào xuống và đi sang phía Đông. Đến Pakse, du khách có thể bách bộ dọc các con đường
trong thành phố để khám phá nhiều thứ. Các ngôi chùa có kiến trúc mái uốn lượn, một màu thếp vàng rực rỡ dưới
ánh nắng. Mỗi buổi sáng, các tăng sĩ xếp hàng dài đi khất thực dọc các con đường chính.
Đường phố ở Pakse.

• Wat Phu
Công trình văn hóa tiêu biểu nhất của Champasak là ngôi đền thiêng kỳ vĩ Wat Phu – Di sản văn hóa thế giới. Cách
Pakse khoảng 40km về phía Nam, dọc theo bờ sông Mekong, Wat Phu là một quần thể đài bằng đá và là một kỳ
công kiến trúc, được xây dựng qua nhiều thế kỷ và từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 13 đây được xem là một trong những đền
thiêng nhất của các vương triều xưa trên vùng đất này. Wat Phu mang phong cách kiến trúc Hindu giáo, thờ thần
Shiva và lối kiến trúc này được xem là gần gũi với Di sản văn hóa thế giới Angkor Wat của nước láng giềng
Campuchia.

Wat Phu là một quần thể đài bằng đá và là một kỳ công kiến trúc, được xây dựng qua nhiều thế kỷ. 

• Thác Khone Phapheng


Được mệnh danh là Niagara của châu Á, thác Khone Phapheng lớn nhất vùng Đông Nam Á, có chiều dài 12km và
luôn luôn có một lượng nước khổng lồ chứa đầy phù sa chảy qua trên một bề mặt rộng lớn nhiều mỏm đá lởm chởm
khi chảy xuống. Khone Phapheng còn thu hút du khách bởi đây là nơi duy nhất ở Đông Nam Á mà người ta có thể
chiêm ngưỡng những con cá heo mỏ. Đến đây, du khách có thể ngồi nhìn người dân địa phương bắt cá, hoặc thuê
xuồng đi đánh cá heo nước ngọt giỡn sóng hay thả mình tự do trên những phiến đá ven bờ lắng nghe tiếng thác đổ
rầm rầm vang ngân.

You might also like