Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC


______________________________

BÀI THẢO LUẬN


MÔN: KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN

ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ


TOÀN DIỆN ASEAN ( ACIA) VÀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ
TRONG NỘI KHỐI ASEAN

Nhóm thực hiện : Nhóm 02


Lớp học phần : 2169FECO2031
Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Diệp
Hà Nội

DANH SÁCH THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

1
STT HỌ VÀ TÊN MÃ SINH VIÊN
Bùi Thị Chúc (nhóm trưởng) 20D260071
Phạm Thị Kim Chi 20D210166
Vũ Thị Kim Chi 20D210246
Trần Đình Đăng 20D210090
Đàm Thị Phương Diễm 20D210087
Nguyễn Ngọc Diệp 20D210247
Nguyễn Thanh Dung 20D210088

2
MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................5

B. NỘI DUNG.......................................................................................................7

CHƯƠNG Ⅰ: NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN
(ACIA).......................................................................................................................7

Ⅰ. Giới thiệu chung về hiệp định ACIA.............................................................7

1. Hoàn cảnh và lịch sử ra đời........................................................................7

2. Mục tiêu của Hiệp định..............................................................................8

3. Nguyên tắc chung.......................................................................................8

Ⅱ. Phạm vi điều chỉnh của hiệp đinh ACIA.......................................................9

1. Về nghĩa vụ liên quan đến đầu tư............................................................9

2. Về tự do hóa đầu tư...............................................................................10

Ⅲ. Nội dung của hiệp định ACIA.....................................................................10

1. Tự do hóa đầu tư...................................................................................10

2. Bảo hộ đầu tư........................................................................................13

3. Xúc tiến đầu tư......................................................................................15

4. Thuận lợi hóa đầu tư.............................................................................16

Ⅳ. Các nghĩa vụ chính về đầu tư......................................................................16

1. Các nghĩa vụ về không phân biệt đối xử..................................................16

1.1. Đối xử quốc gia (NT)............................................................................16

1.2. Đối xử Tối Huệ Quốc (MNF)...............................................................17

1.3. Các yêu cầu về thực hiện ( performance requirement).........................17

3
1.4. Các yêu cầu về quản lý cấp cao và ban giám đốc.................................17

2. Các nghĩa vụ về bảo hộ đầu tư.................................................................18

Ⅴ. Lợi ích của hiệp định ACIA........................................................................19

CHƯƠNG Ⅱ. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG NỘI KHỐI ASEAN...........20

1. Thực trạng chung.........................................................................................20

2. Thuận lợi và cơ hội......................................................................................23

3. Khó khăn và thách thức...............................................................................24

4. Đề xuất một số phương hướng giải pháp....................................................24

C. KẾT LUẬN.....................................................................................................26

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................27

LỜI CẢM ƠN.........................................................................................................28

4
A.LỜI MỞ ĐẦU

Qua quá trình phát triển, ASEAN từ lúc thành lập chỉ có 5 quốc gia Đông Nam
Á đến nay đã mở rộng bao gồm 10 quốc gia ở Đông Nam Á với mong muốn hình
thành một tổ chức khu vực vì mục tiêu hòa bình, hợp tác và phát triển. Hiện nay,
ASEAN đã lớn mạnh trở thành một thực thể chính trị – kinh tế gắn kết, có vai trò
quan trọng đóng góp cho hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực và là đối tác
không thể thiếu của các nước và các tổ chức lớn trên thế giới.

ASEAN nhận ra rằng muốn có những bước phát triển vượt bậc về chính trị,
kinh tế xã hội rất cần sự đoàn kết, hợp tác hữu nghị cùng phát triển giữa các nước
thành viên. Mục tiêu của ASEAN là các quốc gia trong khối đồng lòng tiến tới xây
dựng một cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), để hội nhập và phát triển thì thương
mại, tự do hóa đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng cơ bản để đạt mục tiêu
chung.

Do đó, trong quá trình hoạt động của ASEAN, các nước thành viên đã ban hành
nhiều hiệp định với các nội dung và mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Kế thừa và
điều chỉnh nội dung từ hai hiệp định trước đó là Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ
đầu tư; Hiệp định Khu vực đầu tư, ASEAN đã cho ra đời Hiệp định đầu tư toàn
diện ASEAN (ACIA). Hiệp định được tiến hành soạn thảo tại hội nghị Bộ trưởng
Kinh tế ASEAN lần thứ 39 diến ra tại Malina, Philippines vào tháng 08/2007 nhằm
hướng tới mục tiêu cao nhất về hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.

Mở rộng đầu tư không phải là vấn đề mới được đề cập đến trong ACIA mà vấn
đề này đã được hình thành từ khi có sự ra đời của ý tưởng thành lập khu vực đầu tư
ASEAN. Các quốc gia trong khối luôn hiểu được tầm quan trọng của hoạt động đầu
tư trong việc phát triển đất nước thịnh vượng, phồn vinh; nhất là trong thời kỳ khó
khăn do dịch bệnh. Đây là lý do các nước thành viên đã thúc đẩy việc đầu tư một
cách sôi nổi và đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng. Để cụ thể hơn nữa về Hiệp

5
định đầu tư toàn diện (ACIA) và thực trạng đầu tư nội khối ASEAN, nhóm 2 chúng
em đã đi vào tìm hiểu vấn đề này.

Kết cấu của bài tiểu luận ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo gồm 2
chương:

Chương I: Nội dung của Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA)

I. Giới thiệu chung về Hiệp định ACIA


II. Phạm vi điều chỉnh của Hiệp định ACIA
III.Nội dung của Hiệp định ACIA

Ⅳ. Các nghĩa vụ chính về đầu tư

Ⅴ.Lợi ích của Hiệp định ACIA

Chương II: Thực trạng đầu tư trong nội khối ASEAN

1. Thực trạng chung


2. Thận lợi và cơ hội
3. Khó khăn và thách thức
4. Đề xuất phương hướng giải pháp

6
B.NỘI DUNG

CHƯƠNG Ⅰ.NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐẦU TƯ TOÀN DIỆN ASEAN
(ACIA)

Ⅰ.Giới thiệu chung về hiệp định ACIA

1.Hoàn cảnh và lịch sử ra đời

Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) được kí kết vào ngày 26/02/2009,
bắt đầu có hiệu lực từ ngày 29/03/2012 với mục đích thúc đẩy tiến trình xây dựng
một khu vực đầu tư tự do, mở cửa, minh bạch và hội nhập trong ASEAN nhằm đạt
được mục tiêu thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015.

Hiệp định lần đầu tiên được soạn thảo tại Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN
lần thứ 39 được tổ chức ở Malina, Philippines vào ngày 23 tháng 08 năm 20007.
Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) thay thế cho Hiệp định Khuyến khích
và Bảo hộ Đầu tư ASEAN (IGA) 1987 và Hiệp định Khu vực đầu tư ASEAN
(AIA) 1998. ACIA được đánh giá là có những điểm và điều khoản được hoàn thiện
phù hợp với các thông lệ quốc tế trong việc thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác
phát triển kinh tế giữa các quốc gia, tăng các hoạt động đầu tư trong khu vực
ASEAN và tăng cường khả năng cạnh tranh trong việc thu hút đầu tư nước ngoài
vào nội khối.

Các nội dung pháp lý của ACIA mang tính toàn diện hơn và theo đó hoạt động
đầu tư của ASEAN bao gồm 4 nội dung chính: Tự do hóa đầu tư, Bảo hộ đầu tư,
Thuận lợi hóa đầu tư và Xúc tiến đầu tư.

Cụ thể, ACIA bao gồm:

7
 49 điều;
 02 phụ lục:
 Phụ lục 1 quy định về các yêu cầu bắt buộc về thủ tục mà Cơ quan có
thẩm quyền nước thành viên phải tuân đối với các trường hợp mà pháp
luật nội địa của từng nước quy định phải có chấp thuận bằng văn bản
đối với khoản đầu tư;
 Phụ lục 2 về trường hợp tịch biên và bồi thường;
 01 Danh mục bảo lưu: Danh mục này của Việt Nam bao gồm các trường hợp
ngoại lệ không áp dụng nghĩa vụ đối xử quốc gia và nghĩa vụ đối với quản lý
cấp cao và ban giám đốc.

2.Mục tiêu của hiệp định

Mục tiêu của hiệp định này là tạo ra một cơ chế đầu tư tự do, thông thoáng và
mở cửa trong khu vực ASEAN nhằm đạt được mục tiêu cuối cùng của sự hội nhập

kinh tế của AEC theo Kế hoạch AEC.

Để đạt mục tiêu này, thông qua:


 Tự do hóa từng bước chế độ đầu tư của các nước thành viên;
 Quy định việc tăng cường bảo hộ nhà đầu tư và các hoạt động đầu tư của họ;
 Hoàn thiện, minh bạch hóa và nâng cao tính dự đoán của các quy tắc, quy
định và thủ tục đầu tư để tạo sự thuận lợi cho các hoạt động đầu tư được mở rộng
trong nội khối;
 Các biện pháp xúc tiến, thúc đẩy khu vực thành một khu vực hội nhập đầu
tư;

8
 Hợp tác giữa các nước thành viên để tạo điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho đầu
tư trên lãnh thổ các quốc gia thành viên.

3.Nguyên tắc chung

Việc đạt mục tiêu của ACIA về tạo môi trường đầu tư tự do, thông thoáng,
thuận lợi, minh bạch và mang tính cạnh tranh trong khu vực ASEAN sẽ gắn chặt
với các nguyên tắc sau:
 Quy định việc tự do hóa, bảo bộ, xúc tiến và thuận lợi hóa đầu tư (bốn Trụ
cột của ACIA);
 Thúc đẩy tự do hóa từng bước đầu tư hướng tới một môi trường đầu tư thông
thoáng và cởi mở trong khu vực;
 Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và hoạt động đầu tư của họ tại
ASEAN;
 Duy trì và nhất trí về đối xử ưu đãi giữa các nước thành viên ASEAN;
 Bảo lưu các cam kết của Hiệp định khung về Khu vực đầu tư ASEAN (Hiệp
định AIA) và Hiệp định Bảo lãnh Đầu tư ASEAN (ASEAN IGA);
 Đối xử đặc biệt và ưu đãi và linh hoạt đối với các nước thành viên ASEAN,
tùy theo trình độ phát triển và mức độ nhạy cảm ngành;
 Đối xử nhượng bộ lẫn nhau giữa các nước thành viên ASEAN khi phù hợp;
 Xem xét mức độ mở rộng phạm vi của ACIA điều chỉnh các lĩnh vực khác
trong tương lai.
Ⅱ.PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH CỦA HIỆP ĐỊNH ACIA
1.Về nghĩa vụ liên quan đến đầu tư

Hiệp định này sẽ áp dụng cho các biện pháp được thông qua hoặc được duy trì bởi
một Quốc gia Thành viên liên quan đến:

- Các nhà đầu tư của bất kỳ Quốc gia Thành viên nào khác

9
- Các khoản đầu tư, trong lãnh thổ của nó, của các nhà đầu tư của bất kỳ Quốc gia
Thành viên nào khác.

Hiệp định này sẽ áp dụng cho các khoản đầu tư hiện có vào ngày Hiệp định này có
hiệu lực cũng như các khoản đầu tư được thực hiện sau khi Hiệp định này có hiệu
lực.

Hiệp định ACIA không áp dụng đối với các trường hợp sau:

- Các biện pháp liên quan đến thuế, ngoại trừ Điều 13 ( Chuyển nhượng ) và Điều
14 ( Chiếm đoạt và Đền bù).

- Các khoản tài trợ hay trợ cấp của một nước Thành viên

- Mua sắm công

- Các dịch vụ được cung cấp để thực hiện các thẩm quyền của cơ quan có liên quan
hoặc cơ quan của một Quốc gia Thành viên. Mục đích của việc Thỏa thuận này có
nghĩa là bất kỳ dịch vụ được cung cấp để thực hiện cơ quan chính phủ không được
cung cấp trên cơ sở thương mại, cũng như trong cạnh tranh với một hoặcnhiềunhà
cung cấp dịch vụ.

-Các biện pháp tác động tới thương mại dịch vụ theo Hiệp định Khung về Dịch vụ
ASEAN (AFAS) được ký kết tại Băng Cốc, Thái Lan vào ngày 15/12/1995.

2.Về tự do hóa đầu tư

Hiệp định ACIA chỉ có cam kết tự do hóa đầu tư trong các lĩnh vực sau:

-Chế tạo (manufacturing)

-Nông nghiệp ( Agriculture)

-Nghề cá ( fishery)

10
-Lâm nghiệp ( forestry)

-Khai mỏ (mining and quarrying)

-Các ngành dịch vụ liên quan đến chế tạo, nông nghiệp, nghề cá, lâm nghiệp và
khai mỏ

-Và bất kỳ lĩnh vực nào khác nếu tất cả các Thành viên đồng ý

Ⅲ.NỘI DUNG CỦA HIỆP ĐỊNH

1.Tự do hóa đầu tư của các nước trong khu vực Asean

Tự do hóa đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thị trường và cơ sở sản xuất
thống nhất trong cộng đồng kinh tế ASEAN.Hiệp định ACIA chỉ có cam kết về tự
do hóa đầu tư trong các lĩnh vực cụ thể:

- Chế tạo của các nước trong khu vực Đông Nam Á
- Nông nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Nghề cá của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Lâm nghiệp của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Khai thác mỏ của các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Các ngành dịch vụ liên quan tới ngành sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai khoáng và khái thác đá của các
nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Các dịch vụ phụ trợ cho các ngành trên của các nước trong khu vực Đông
Nam Á.

Bên cạnh đó để tiến hành tự do hóa một số lĩnh vực, dịch vụ sẽ phát sinh trong
tương lai hiệp định ACIA đã có những định về hoạt động tự do hóa cũng được mở
rộng đối với bất kì lĩnh vực nào được tất cả các quốc gia thành viên tán thành.

11
Tự do hóa đầu tư không phải là vấn đề mới được đề cập đến trong ACIA mà vấn đề
này đã được hình thành từ khi có sự ra đời của ý tưởng thành lập khu vực đầu từ
ASEAN, và trên cơ sở đó nó đã được ghi nhận trực tiếp trong văn kiện AIA (hiệp
định khung về khu vực đầu tư ASEAN).Đến năm 2009 ACIA ra đời đánh dấu một
bước tiến lớn của khu vực đầu tư ASEAN. ACIA ra đời được những điểm mới hơn
so với AIA về vấn đề tự do hóa đầu tư. Có thể thấy những điểm mới đó trên các
khía cạnh sau:

a.Mở cửa đầu tư

Hiệp định ACIA là một thỏa thuận đầu tư duy nhất cung cấp sự tương tác rõ ràng
hơn về các quy định có liên quan, cung cấp lợi ích trước mắt cho cả nhà đầu tư
ASEAN và ASEAN dựa trên các nhà đầu tư nước ngoài. Ngắn hơn thời hạn để đạt
được môi trường đầu tư tự do và cởi mở (2015).

Hiệp định ACIA đã cụ thể hóa phạm vi mở cửa đầu tư bằng cách liệt kê những lĩnh
vực mở cửa cụ thể như: sản xuất, công nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, khai
khoáng và khai thác đá, các dịch vụ liên quan đi kèm theo của các lĩnh vực trên.
ACIA được soạn thảo trên cơ sở các nguyên tắc chỉ đạo nêu trên, trong đó có kế
thừa quy định của hai Hiệp định AIA và IGA, đồng thời đưa vào một số quy định
mới phù hợp hơn với cơ chế tự do hóa đầu tư, trong đó đặc biệt quan tâm đến lợi
ích của các nhà đầu tư và khoản đầu tư của họ.

b.Xóa bỏ biện pháp hạn chế đầu tư

Nếu việc xóa bỏ các hạn chế đầu tư quy định tại điểm 4 khoản a Điều 3 AIA chỉ
được đề cập đến một cách “hời hợt” không dứt khoát rằng : các quốc gia nỗ lực “
giảm dần hoặc loại bỏ những quy định và điều kiện đầu tư có thể cản trở các dòng
đầu tư và sự hoạt động của các dự án đầu tư trong ASEAN” đây là quy định mang
tính chất kêu gọi chưa mang tính quyết liệt cao, không đem lại được hiệu quả triệt

12
để. Việc vẫn thừa nhận các hạn chế đầu tư là một rào cản rất lớn đến việc thu hút
đầu tư đến khu vực này, bởi lẽ nhà đầu tư nào khi chọn địa điểm đầu tư đều muốn
toàn tâm toàn ý của mình bằng tiền bạc của mình tự mình quyết định ý chí và lý
cho trong việc đầu tư có hiệu quả chứ không ai muốn đầu tư lại bị giới hạn bởi các
hạn chế đầu tư do chính đất nước mà mình đầu tư vạch ra nhằm bảo hộ sản xuất
trong nước trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của nhà đầu tư, tư đó làm giảm sức
hút từ phía các nhà đầu từ đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Thấy được rõ điều đó, tại ACIA các quy phạm về tự do hóa đầu tư cụ thể là các hạn
chế đầu tư không chỉ dừng lại ở mức kêu gọi “hời hợt” mà đã nâng lên một sự
quyết liệt cao. ACIA đã “cấm” các hạn chế đầu tư mà AIA mới chỉ kêu gọi giảm
dần “Cấm yêu cầu thực hiện Các quy định của Hiệp định về các biện pháp đầu tư
liên quan tới thương mại trong Phụ lục 1A của Hiệp định WTO (TRIMs), không đề
cập cụ thể hoặc sửa đổi của Hiệp định này, sẽ được áp dụng, với những sửa đổi
thích hợp, Hiệp định này [khoản 1 Điều 7 ACIA]”

Hay như các biện pháp liên quan đến quản trị doanh nghiệp mà nội dung của nó là
việc yêu cầu pháp nhân nước ngoài của nước đó phải bổ nhiệm người có quốc tịch
nước đầu tư vào vị trí quản lý cấp cao thì ACIA cũng đã cấm không áp dụng biện
pháp này.

c.Áp dụng nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại đầu tư
nói riêng và thương mại quốc tế nói chung

Nhóm nguyên tắc chống phân biệt đối xử trong thương mại nói chung và thương
mại đầu tư nói riêng đã được AIA ghi nhân tại điểm b Điều 4 và các Điều 7, 8 AIA.
Đây là nhóm nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế được áp dụng cho việc
dành những ưu đãi ngang bằng cho các nhà đầu tư nước ngoài với nhau khi đầu tư
vào thị trường nội địa một quốc gia bất kỳ trong khu vực và ngang bằng với nhà
đầu tư trong nước trong cùng lĩnh vực đầu tư tại thị trường quốc gia có sự tham gia

13
đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. Trên cơ sở đó, ACIA đã kế thừa và ghi nhận lại
2 nguyên tắc cơ bản và quan trọng này nhằm đem lại sự công bằng trong thương
mại đầu tư cho các nhà đầu tư tranh trường hợp các nhà đầu tư cảm thấy bị phân
biệt đối xử khi đầu tư vào khu vực so với các nhà đầu tư nước ngoài khác hoặc các
nhà đầu tư trong nước cùng một lĩnh vực đầu tư. [Điều 5, 6 ACIA]

Từ những phân tích, bình luận trên có thể thấy sự ưu việt và tiến bộ vượt bậc của
ACIA so với AIA trong vấn đề tự do hóa đầu tư. Và phải khẳng định lại rằng, sự ra
đời của ACIA là một bước ngoặt lớn tron quá trình xây dựng thành công khu vực
đầu tư ASEAN – tiến tới một khu vực tự do hóa đầu tư lành mạnh, cạnh tranh cao
và đầu tư có hiêu quả.cùng một lĩnh vực đầu tư [Điều 5, 6 ACIA]

2.Bảo hộ đầu tư của các nước trong khu vực Asean

Kế thừa quy định của hai hiệp đinh trước đó, hiệp định ACIA bảo hộ cho tất cả các
lĩnh vực, hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ
các biện pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của
Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên trong khối ASEAN
áp dụng.

Vì mục đích bảo hộ đầu tư liên quan đến việc cung cấp dịch vụ theo phương thức
hiện diện thương mại các quy định về đối xử đầu tư và bồi thường trong trường hợp
mất ổn định; chuyển tiền; tịch biên và bồi thường; thế quyền và các quy định về
giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nước thành viên sẽ được áp dụng.

Và cần lưu ý rằng tùy từng trường hợp cụ thể việc áp dụng các quy định này có thể
sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình và theo thỏa thuận của các bên nhưng
không được vượt quá nghĩa vụ cam kết trong hiệp định ACIA.

Bảo hộ đầu tư nhằm đảm bảo cho lợi ích của nhà đầu cũng như các khoản đầu tư
của họ, ACIA quy định các nước thành viên phải “đối xử bình đẳng và công bằng”

14
với các nhà đầu tư, “bảo hộ đầy đủ” đối với các khoản đầu tư và các lợi ích khác
của nhà đầu tư. Kế thừa quy định của IGA, ACIA bảo hộ cho tất cả các lĩnh vực,
hình thức đầu tư và chỉ bảo hộ cho các khoản đầu tư sau khi thành lập, trừ các biện
pháp gây ảnh hưởng đến thương mại dịch vụ trong phạm vi quy định của Hiệp định
khung ASEAN về dịch vụ mà các nước thành viên áp dụng.

Về chuyển tiền: Khác với quy định về chuyển quyền trong ACIA thì khoản 1 điều
15 AIA lại có quy định về hạn chế việc chuyển tiền, theo quy định này thì trong
trường hợp cán cân thanh toán lâm vào tình trạng nghiêm trọng hoặc gặp các khó
khăn về tài chính đối ngoại hoặc có sự đe dọa xảy ra các tình trạng trên, quốc gia
thành viên có thể đưa ra hoặc duy trì các hạn chế đối với đầu tư mà quốc gia đó đã
có các cam kết cụ thể, kể cả việc thanh toán hoặc chuyển tiền để thực hiện các giao
dịch liên quan đến các cam kết đó

Vấn đề chuyển tiền cũng được ghi nhận tại điều 13 của ACIA, theo đó các quốc
gia thành viên có nghĩa vụ cho phép thực hiện các hoạt động chuyển tiền liên quan
đến đầu tư được tiến hành tự do trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia mình. Các
khoản tiền này bao gồm: đóng góp tài chính bao gồm cả đóng góp ban đầu; lợi
nhuận và các thu nhập khác phát sinh từ khoản đầu tư; thu nhập từ việc bán hoặc
thanh lý toàn bộ hoặc một phần các khoản đầu tư; các khoản tiền thường trong
trường hợp có xung đột; tiền được trả phát sinh từ việc giải quyết tranh chấp; tiền
công và các thù lao khác của nhân viên được tuyển dụng và làm việc về đầu tư
trong lãnh thổ nước đó.

Quy định này của ACIA mở rộng việc tự do chuyển tiền của các nhà đầu tư trong
và ngoài lãnh thổ của quốc gia thành viên do vậy sẽ đảm bảo quyền lợi tối đa của
các nhà đầu tư, từ đó khuyến khích hơn nữa đầu tư của các nhà đầu tư. Tuy
nhiên, theo nhóm thì quy định này cũng có phần nào hạn chế bởi việc quy định nhà
đầu tư có thể tự do chuyển tiền trong và ngoài lãnh thổ của quốc gia thành viên sẽ

15
có thể tiềm ẩn những nguy cơ về tội phạm xuyên quốc gia, mà đặc biệt là tội phạm
rửa tiền; tội phạm kinh tế trong khi cách thức và phương tiện rửa tiền ngày càng
tinh vi, đa dạng, quy mô hơn và các quốc gia trong ASEAN nói riêng đang phải đối
mặt với tội phạm xuyên quốc gia

3.Xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư được tiến hành thông qua các hình thức như phát triển doanh
nghiệp vừa và nhỏ và các công ty xuyên quốc gia; bổ sung công nghiệp và mạng
lưới sản xuất; tổ chức đoàn khảo sát đầu tư tập trung phát triển tổ hợp khu vực và
mạng lưới sản xuất; tổ chức và hỗ trợ tổ chức hội thảo về cơ hội đầu tư, quy định,
chính sách đầu tư và trao đổi những vấn đề có liên quan khác.  Các biện pháp xúc
tiến đầu tư của ACIA đã cụ thể các vấn đề chiến lược, cơ bản, cốt lõi mà ASEAN
hướng tới.

Một số hoạt động: ngày 9/10/2012, Hội nghị Xúc tiến Đầu tư của các Bộ trưởng
Tài chính ASEAN họp về xúc tiến đầu tư (AFMIS) lần thứ 9 đã chính khai mạc tại
Khu Hành chính Đặc biệt Hồng Công thuộc Trung Quốc với sự tham dự của nhiều
quan chức hàng đầu của ngành tài chính, ngân hàng ASEAN cũng như trên thế
giới. Nhiều chương trình hợp tác thiết thực về xúc tiến đầu tư: với sự phối hợp của
Trung tâm các cơ quan đầu mối các nước ASEAN tổ chức 31 Hội thảo về xúc tiến
đầu tư tại Tokyo và các tỉnh, thành phố trên khắp Nhật Bản, đồng thời, tổ chức 4
đoàn tìm hiểu đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN. Chín chương trình làm quen
với ngành công nghiệp (IFP) cũng được tổ chức thành công… Các sự kiện này
không chỉ thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tiềm năng của Nhật Bàn mà còn
phổ biến rộng rãi những thông tin về Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Nhật
Bản (FTA) cũng như Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) tới doanh nghiệp Nhật Bản
và các nước ASEAN.

16
Các hội thảo xúc tiến đầu tư, phái đoàn đầu tư và chương trình làm quen với công
nghiệp tiếp tục được triển khai và mở rộng, bao gồm cả việc phổ biến Hiệp định
Đối tác kinh tế (EPA) và kết nối ASEAN như Hành lang kinh tế sông Mêkông.

4.Thuận lợi hóa đầu tư

Nhằm tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, ASEAN đã thông qua các biện pháp chủ yếu
như tạo môi trường cần thiết cho tất cả các hình thức đầu tư; đơn giản hóa thủ tục
đăng ký và cấp phép đầu tư; phổ biến thông tin liên quan đến đầu tư (bao gồm quy
định, quy tắc, chính sách); thành lập cơ quan một cửa về đầu tư; củng cố cơ sở dữ
liệu trong tất cả hình thức đầu tư nhằm hoạch định chính sách cải thiện môi trường
đầu tư nội khối; tham vấn với cộng đồng doanh nghiệp về các vấn đề đầu tư; cung
cấp dịch vụ tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp. Hiệp định… ACIA đã đề ra các
hướng cụ thể để xây dựng và phát triển một khu vực đầu tư nhiều thuận lợi hơn.
Những định hướng phù hợp với tình hình thực tế khu vực, thích hợp với bối cảnh
hiện tại sẽ giúp các nước ASEAN xóa bỏ dần các yếu tố cản trở, dần hình thành
những môi trường thuận lợi thu hút các nhà đầu tư vào khu vực.

Ⅳ.CÁC NGHĨA VỤ CHÍNH VỀ ĐẦU TƯ

1.Các nghĩa vụ về không phân biệt đối xử

1.1. Đối xử quốc gia (NT)

- Mỗi quốc gia Thành viên sẽ dành cho các nhà đầu tư của bất kỳ các Quốc gia
Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn những gì đã dành cho nhà đầu
tư của nước mình liên quan đến các hoạt động bao gồm: kết nạp, thành lập, mua lại,
mở rộng, quản lý, tiến hành, vận hành, bán hoặc định đoạt các khoản đầu tư khác
trên lãnh thổ của mình.

17
1.2.Đối xử Tối huệ quốc (MNF)

Mỗi Thành viên cam kết dành cho các nhà đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ
nước Thành viên khác sự đối xử không kém thuận lợi hơn sự đối xử với các nhà
đầu tư/khoản đầu tư của nhà đầu tư từ bất kỳ nước Thành viên hay ngoài Thành
viên ASEAN nào, trừ các trường hợp sau:

 Các thỏa thuận tiểu khu vực (sub-regional) giữa hai hoặc nhiều Thành viên
 Các thỏa thuận đã có của các nước Thành viên với các nước khác nhưng phải
thông báo với Hội đồng Đầu tư ASEAN.

Như vậy, sau khi ACIA có hiệu lực, bất kỳ nước Thành viên ASEAN nào có bất kỳ
thỏa thuận nào với các nước khác ngoài ASEAN, trong đó có các cam kết dành sự
đối xử ưu đãi hơn đối với các nhà đầu tư/khoản đầu tư của các nhà đầu tư nước đó
so với các cam kết trong ACIA, thì mặc định những đối xử ưu đãi hơn đó cũng sẽ
được áp dụng với các nước Thành viên ASEAN. Tuy nhiên, theo quy định của
Hiệp định, nguyên tắc này sẽ không áp dụng đối với các quy định liên quan đến Cơ
chế giải quyết tranh chấp Nhà nước-nhà đầu tư nước ngoài (ISDS)

1.3 Các yêu cầu về thực hiện (performance requirement): ACIA khẳng định lại
các quy định trong Hiệp định về các Biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
của WTO (Hiệp định TRIMS) trong đó có các nội dung liên quan đến việc cấm các
nước đưa ra các yêu cầu về thực hiện như: yêu cầu doanh nghiệp phải mua một tỷ
lệ nhất định hàng hóa nội địa, xuất khẩu một tỷ lệ nhất định hàng hóa….

Các nước cam kết sau 2 năm kể từ ngày ACIA có hiệu lực sẽ tiến hành đánh giá
chung về các yêu cầu thực hiện để bổ sung thêm cam kết vào Hiệp định này. Tuy
nhiên cho đến nay nội dung này vẫn chưa có bổ sung, sửa đổi nào.

18
1.4.Các yêu cầu về Quản lý cấp cao và Ban giám đốc (Senior Management and
Board of Directors): các Thành viên không được đặt ra yêu cầu về quốc tịch của
nhân sự quản lý cấp cao trong doanh nghiệp, trừ khi có bảo lưu rõ ràng trong Hiệp
định. Tuy nhiên, các Thành viên có thể yêu cầu đa số nhân sự trong ban giám đốc
phải thuộc một quốc tịch nào đó.

2. Các nghĩa vụ về bảo hộ đầu tư

ACIA bao gồm rất nhiều các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi cho cho các nhà
đầu tư nước ngoài và các khoản đầu tư của họ khi đầu tư vào một nước ASEAN,
trong đó có các quy định về đối xử công bằng và thỏa đáng, tự do chuyển tiền (vốn,
lợi nhuận..) ra nước ngoài, đảm bảo an ninh, an toàn, không bị trưng thu trưng dụng
tài sản bất hợp lý…

Đặc biệt, ACIA đưa vào một Cơ chế Giải quyết tranh chấp Nhà nước-nhà đầu tư
nước ngoài (ISDS) trong đó cho phép nhà đầu tư khi có tranh chấp với nước nhận
đầu tư có quyền kiện nước đó ra một cơ chế trọng tài độc lập. Quy trình và thủ tục
giải quyết tranh chấp theo cơ chế ISDS được quy định khá cụ thể và rõ ràng trong
Hiệp định. Phạm vi giải quyết tranh chấp là các tranh chấp liên quan đến các nghĩa
vụ về Đối xử Quốc gia (Điều 5), Đối xử Tối Huệ quốc (Điều 6), Quản lý cấp cao và
Ban giám đốc (Điều 8), Đối xử đầu tư (Điều 11), Bồi thường trong trường hợp
xung đột (Điều 12), Chuyển tiền (Điều 13), Trưng dụng và Bồi thường (Điều 14)

Chú ý:

Không phải toàn bộ các biện pháp liên quan đến đầu tư của các nước Thành viên
đều phải tuân thủ theo các nghĩa vụ trên mà vẫn có các ngoại lệ/bảo lưu cho phép
các nước Thành viên không phải tuân thủ toàn bộ hoặc một số nghĩa vụ trong
ACIA. Cụ thể, Hiệp định đưa ra các ngoại lệ/bảo lưu sau: 

19
+ Ngoại lệ chung (Điều 17): bao gồm các ngoại lệ liên quan đến bảo vệ đạo đức
công cộng, bảo vệ tính mạng và sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ các bảo
vật quốc gia về văn hóa, lịch sử hoặc khảo cổ…

+ Ngoại lệ về an ninh quốc phòng

+ Bảo lưu theo Danh mục bảo lưu của từng nước: Mỗi nước có một Danh mục các
biện pháp bảo lưu hai nghĩa vụ Đối xử Quốc gia (NT) và nghĩa vụ về Nhân sự quản
lý cấp cao và Ban giám đốc. Đối với Danh mục Bảo lưu của Việt Nam, tất cả các
lĩnh vực đều có một số biện pháp bảo lưu hai nghĩa vụ này.

Tuy nhiên, theo quy định của ACIA, các Thành viên sẽ phải cắt giảm hoặc xóa bỏ
các bảo lưu trong Danh mục bảo lưu của nước mình phù hợp với 3 giai đoạn của
Lộ trình chiến lược trong Kế hoạch tổng thể thực hiện AEC.

Ⅴ. LỢI ÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH ACIA

Hiệp định ACIA có những lợi ích cụ thể sau đây đối với môi trường đầu tư
ASEAN, khu vực kinh doanh và ngành Công tác.

Thứ nhất, đối với môi trường đầu tư ASEAN

Thông qua hiệp định ACIA sẽ góp phần giúp môi trường đầu tư ASEAN đạt được
chế độ đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2015 khi các nước thành viên đã sẵn sàng
để giảm hoặc loại bỏ những trở ngại đầu tư.

Các quy định toàn diện của hiệp định ACIA sẽ làm tăng cường việc bảo vệ đầu tư
từ đó góp phần nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư đầu tư trong khối ASEAN.

20
Hiệp định ACIA khuyến khích phát triển hơn nữa trong nội bộ ASEAN đầu tư, đặc
biệt là các công ty đa quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua việc mở rộng, bổ trợ
công nghiệp và chuyên môn.

Giúp các nước trong khối ASEAN tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Như vậy, Sẽ đạt được chế độ đầu tư tự do và cởi mở vào năm 2015 khi các nước
thành viên đã sẵn sàng để giảm hoặc loại bỏ những trở ngại đầu tư (danh sách đặt)
theo 3 Lịch chiến lược của AEC. Quy định toàn diện của ACIA sẽ tăng cường bảo
vệ đầu tư và nâng cao lòng tin của các nhà đầu tư đầu tư trong ASEAN. Khuyến
khích phát triển hơn nữa trong nội bộ ASEAN đầu tư, đặc biệt là các công ty đa
quốc gia có trụ sở tại ASEAN thông qua việc mở rộng, bổ trợ công nghiệp và
chuyên môn. Tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, lợi ích của hiệp định ACIA đến khu vực kinh doanh:

Trong khối ASEAN, nhà đầu tư có thể tận hưởng những lợi ích của nguyên tắc
không phân biệt đối xử khi họ đầu tư vào các nước ASEAN khác.

Các quốc gia ASEAN sẽ được cấp quyền tương tự như hoạt động đầu tư ở trong
nước (nước chủ nhà) các nhà đầu tư.

Trong trường hợp có tranh chấp với chính quyền sở tại, các nhà đầu tư có một sự
lựa chọn để mang lại một yêu cầu bồi thường tại tòa án trong nước (nếu có), hoặc
trọng tài quốc tế.

Nhà đầu tư và các khoản đầu tư của họ sẽ được đối xử công bằng và được bảo vệ
đầy đủ về an ninh.

21
Như vậy, ASEAN nhà đầu tư có thể tận hưởng những lợi ích của việc điều trị
không phân biệt đối xử khi họ đầu tư vào các nước ASEAN khác. Họ sẽ được cấp
điều trị tương tự như trong nước (nước chủ nhà) các nhà đầu tư, và cũng tương tự
như điều trị vis-à-vis các nhà đầu tư ASEAN-khác. Trong trường hợp tranh chấp
với chính quyền sở tại, các nhà đầu tư có một sự lựa chọn để mang lại một yêu cầu
bồi thường tại tòa án trong nước (nếu có), hoặc trọng tài quốc tế. Nhà đầu tư và các
khoản đầu tư của họ sẽ được đối xử công bằng và công bằng và bảo vệ đầy đủ và
an ninh.

Thứ ba, lợi ích của hiệp định ACIA đến ngành Công tác:

Hiệp định ACIA miễn phí chuyển tiền, bao gồm cả vốn, lợi nhuận, cổ tức,…Hoạt
động đầu tư sẽ không được chiếm đoạt, ngoại trừ cho mục đích công cộng. Rõ ràng
quy định về bồi thường dựa trên giá trị thị trường. Hiệp định ACIA quy định về bồi
thường dựa trên giá trị thị trường và không phân biệt đối xử để bồi thường cho các
tổn thất phát sinh từ xung đột dân sự, bạo loạn. Thông qua hiệp định ACIA các
nước ASEAN sẽ hợp tác và thúc đẩy, tạo thuận lợi cho đầu tư.

CHƯƠNG Ⅱ.THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRONG NỘI KHỐI ASEAN

1.Thực trạng chung

ASEAN đang là một trong những khu vực năng động nhất trên thế giới, là nền kinh
tế lớn thứ 5 thế giới với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2018 đạt khoảng 3.000
tỷ USD. Tăng trưởng kinh tế của ASEAN đạt mức 5,4%, cao hơn trung bình toàn
cầu khoảng 4%.

Trong thương mại, ASEAN cũng đang là nền kinh tế thương mại lớn thứ 4 trên thế
giới về thương mại hàng hóa với tổng giá trị hơn 700 tỷ USD.

22
Về đầu tư nước ngoài (FDI), tăng trưởng FDI tại ASEAN khoảng 4,4%, cao hơn
nhiều so với các nền kinh tế đang phát triển khác, đưa ASEAN trở thành nền kinh
tế tiếp nhận FDI lớn thứ 3 trên thế giới.

Ông Aladdin D. Rillo, Phó Tổng Thư ký ASEAN nhấn mạnh thương mại- đầu tư
nội khối hiện nay trong ASEAN chỉ chiếm khoảng 23%, còn tương đối thấp so với
các khu vực khác.

Singapore là quốc gia nhận được nhiều FDI nhất trong khối ASEAN.Tiếp đến là
Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam. FDI vào các quốc gia còn lại chiếm tỷ
lệ không đáng kể.

Nhìn chung, công nghiệp chế biến chế tạo và tài chính là những lĩnh vực hấp dẫn
nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài tại ASEAN. Tuy nhiên, việc phân bổ FDI theo
lĩnh vực rất khác nhau giữa các quốc gia thành viên. Ví dụ, Malaysia, Thái Lan và
Việt Nam FDI thường tập trung vào công nghiệp chế biến, chế tạo trong khi luồng
vốn FDI vào Singapore, Indonesia, Philippines chủ yếu là lĩnh vực dịch vụ

Đầu tư nội khối có cả những thuận lợi, khó khăn thách thức, nếu các nước thành
viên đặt quyết tâm cao và nỗ lực vượt qua những khó khăn hiện hữu thì chắc chắn
sẽ đạt mục tiêu thúc đẩy thương mại- đầu tư nội khối.

2.Thuận lợi và cơ hội

Tiềm năng hợp tác nội khối ASEAN là rất lớn. Khu vực đã có những sáng kiến
cũng như các cam kết quan trọng để thúc đẩy lĩnh vực này, ví dụ như Khu vực Mậu
dịch tự do ASEAN năm 1992 với những cam kết thúc đẩy hàng rào về thuế quan và
thể chế.

Hiện nay, hầu hết thuế quan giữa các nước ASEAN đều bằng không, lĩnh vực đầu
tư và dịch vụ được đặc biệt chú trọng. Hiện nay, ASEAN cũng đang hướng tới các

23
hiệp định thương mại đa phương như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) hay các hiệp định kinh tế với các đối tác ASEAN +1.

Sự tham gia của ASEAN vào chuỗi giá trị toàn cầu và khu vực đang ở khoảng 60-
61% và có thể cải thiện hơn nữa trong thời gian tới.

Từ khi các nước quyết định thiết lập khu vực thương mại ASEAN, ASEAN đã có
những bước tiến lớn để đạt được hội nhập, cụ thể với việc thương mại nội khối tăng
từ 89 tỷ USD lên 200 tỷ USD năm 2019. Với Việt Nam, thương mại với ASEAN
cũng đã tăng từ 4 tỷ USD lên 18 tỷ USD. Năm 2017, các nước ASEAN đã đặt mục
tiêu tăng gấp đôi đầu tư nội khối ASEAN cho tới năm 2025, chuẩn bị tốt hơn cho
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tăng cường kinh tế nội khối và đầu tư sẽ
góp phần hiện thực hóa các ưu tiên của ASEAN thời gian tới.

Suốt hơn 5 thập kỷ hình thành và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu
về kinh tế nhưng rõ ràng tiềm năng để thúc đẩy kinh tế nội khối và đầu tư vẫn còn
rất lớn. Ngày nay, với dân số 600 triệu người, ASEAN đã trở thành nền kinh tế lớn
thứ 6 thế giới và là ví dụ điển hình của hội nhập kinh tế thương mại với tốc độ tăng
trưởng hiện nay cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới và sẽ được duy trì trong
những năm tới.

Việc tự do hóa, thuận lợi hóa đầu tư trong ASEAN, đối xử bình đẳng giữa nhà đầu
tư ASEAN và nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp các nước thành viên ASEAN nói
chung và Việt Nam nói riêng có cơ hội thu hút được nhiều FDI hơn nữa từ cả các
nước thành viên và các đối tác bên ngoài khối. ASEAN là khu vực mang lại lợi
nhuận cao và do đó rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Việc tự do hóa, thuận lợi
hóa đầu tư trong ASEAN khiến cho chi phí giảm, lợi nhuận tăng và do đó thúc đẩy
nhà đầu tư đầu tư nhiều hơn.Số liệu FDI vào ASEAN qua các năm cũng cho thấy
ASEAN có xu hướng ngày càng thu hút được nhiều FDI từ cả nội khối và ngoại
khối.

24
3. Khó khăn và thách thức trong đầu tư nội khối ASEAN

- Hiện nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ
thuật số, các xu hướng bảo hộ và chống lại chủ nghĩa đa phương gia tăng, các
chuyên gia đã chỉ ra các rào cản, yếu tố chính có thể trực tiếp ảnh hưởng đến
thương mại – đầu tư nội khối ASEAN là rào cản phi thuế quan.

- Có sự chênh lêch về trình độ phát triển của của các nước thành viên ban đầu
ASEAN 6 và các nước CLMV. Đồng thời quy mô kinh tế của một số quốc gia
trong khu vực còn hạn hẹp, chưa mở rộng.

- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và Nhà nước

4. Đề xuất một số phương hướng giải pháp

- Trước mắt, ASEAN phải tập trung vào dịch vụ, logistics bởi nó liên quan trực tiếp
đến chuỗi giá trị; tập trung vào nền kinh tế số, tạo hệ sinh thái cho các startup
ASEAN. Cùng với đó, các nước ASEAN cũng cần phải tạo nền tảng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện để họ có khả năng tiếp cận tài chính, vốn, nguồn
nhân lực; giúp họ có thể tự bảo vệ mình trước các biến động; thu hút vốn đầu tư
nước ngoài đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước.

- Các nước thành viên ASEAN cũng cần cân nhắc đến các thách thức thương mại
quy mô khu vực và toàn cầu, để thúc đẩy hợp tác nhằm tăng cường thương mại –
đầu tư nội khối ASEAN.

- Tính bổ trợ và cạnh tranh giữa các quốc gia thành viên ASEAN cần được xem
xét, các nước ASEAN có nhiều điểm tương đồng - đây sẽ là nền tảng hợp tác trong
tương lai. Do đó, ASEAN cần tiếp tục tận dụng tính bổ trợ giữa nền kinh tế của các
quốc gia thành viên, tìm ra các lĩnh vực tiềm năng để đẩy mạnh thương mại – đầu
tư nội khối.

25
- Tập trung nghiên cứu thêm các nhóm sản phẩm có giá trị thương mại cao; tăng
cường hội nhập tài chính để hỗ trợ thương mại; tiếp tục thúc đẩy thương mại
ASEAN dựa trên luật lệ... Từ đó thu hút nguồn vốn từ các nước thành viên đầu tư
vào

- Để xử lý hiệu quả hơn các rào cản, khó khăn các nước ASEAN cần đẩy mạnh cải
cách thể chế và môi trường kinh doanh.Trong quá trình nâng cấp các hiệp định
thương mại và đầu tư hiện có, ASEAN nên lấy các tiêu chuẩn trong các hiệp định
thương mại tự do thế hệ mới để làm chuẩn tham khảo, hướng tới các hiệp định chất
lượng cao và toàn diện.

- Tăng cường ổn định chính trị, ổn định kinh tế vĩ mô của các quốc gia trong khu
vực. Một quốc gia sở tại có mức độ bất ổn chính trị có thể làm nản lòng các công ty
đa quốc gia nước ngoài đầu tư đầu tư vào thị trường chủ nhà vì bất ổn chính trị có
thể làm gián đoạn quá trình kinh tế có trật tự, do đó sẽ tạo ra lợi nhuận nhỏ hơn. Do
đó, các quốc gia trong khu vực có sự ổn định chính trị cao có xu hướng có đầu tư
nội khối cao hơn.

- Tăng cường mở cửa thương mại. Sự gia tăng độ mở thương mại giữa các quốc gia
Thành viên ASEAN là công cụ tạo ra môi trường đầu tư thân thiện, có thể ảnh
hưởng tích cực đến dòng chảy FDI nội vùng. Hơn nữa, mức độ mở cửa thương mại
cao hơn có thể cung cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu ASEAN tiếp xúc nhiều
hơn về mặt thu thập kiến thức về thị trường khu vực và có khả năng thiết lập hoạt
động trong khu vực.

C.KẾT LUẬN

Ngày nay, vệc tăng tốc số và sự chuyển đổi của Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0
cho thấy sự ra đời của Hiệp định Đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) mở ra cơ hội
cũng như thách thức về mở rộng đầu tư cho các nước thành viên trong thời kỳ công

26
nghiệp mới. Điều này tạo động lực thúc đẩy khối kinh tế ASEAN ngày một vươn
cao, vươn xa ra trường quốc tế. Đồng thời, khẳng định việc các quốc gia gia nhập
vào ASEAN là điều hết sức đúng đắn và cần thiết.

Hiệp định ra đời nhằm phù hợp hơn với tầm nhìn của một cộng đồng kinh tế
ASEAN thống nhất, năng động và hiệu quả hơn so với hai hiệp đinh trước kia.

ACIA như là luồng sinh khí mới cho Khu vực đầu tư ASEAN còn non trẻ tạo một
môi trường đầu tư lành mạnh, có tính cạnh tranh cao, thúc đẩy hoạt động đầu tư mở

rộng không chỉ trong nội khối mà cả đối với các nước và khu vực ngoại khối

Sau nhiều nỗ lực thực thi Khu vực đầu tư ASEAN và Hiệp định Đầu tư toàn diện
ASEAN, trong năm 2018 các nước ASEAN đã hoàn tất việc kí kết Nghị định thư
thứ ba sửa đổi ACIA và tiến tới hoàn thành kí kết Nghị định thư thứ tư sửa đổi
Hiệp định này để tăng cường luồng đầu tư trong khu vực Đông Nam Á.

Các thành viên ASEAN đã dần loại bỏ dần các biện pháp bảo lưu trong Hiệp định
Đầu tư toàn diện ASEAN, hướng tới mục tiêu xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn
với các biện pháp, sáng kiến xúc tiến, thúc đẩy, bảo hộ và thuận lợi hóa đầu tư. Tất
cả các nước thành viên ASEAN đều đã chấp thuận ký kết hiệp định bao gồm:
Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore,
Thái Lan, Việt Nam.

Nhờ việc tích cực tư duy và có đổi mới phù hợp với xu thế thời đại mà các quốc gia
thành viên ASEAN đã tạo ra thị trường thân thiện, góp phần đáng kể vào sự hội
nhập cho khu vực. Báo cáo hàng năm của ASEAN chỉ ra dấu hiệu tích cực về sự
tăng trưởng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-
19 có nhiều tác động tiêu cực đến nền kinh tế của rất nhiều quốc gia, việc duy trì ổn
định đầu tư trong khối ASEAN càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Có thể song
hành giữa việc thu hút đầu tư và hoạt động phòng chống dịch bệnh là mục tiêu

27
hướng đến của các thành viên ASEAN. Đây là thách thức mới nhưng tin tưởng
rằng ASEAN không lùi bước mà coi đó là cơ hội để tìm ra cánh cửa khác cho hoạt
động phát triển đầu tư nội khối thông qua cuộc cách mạng kỹ thuật số.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


https://aecvcci.vn/tin-tuc-n1638/van-kien-hiep-dinh-dau-tu-toan-dien-asean-acia-
va-tom-tat.htm
https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/Doc%2005%20-
%20ACIA.pdf
http://dl.ueb.vnu.edu.vn/bitstream/1247/8894/1/Nguyen%20Thi%20Minh
%20Phuong.pdf
file:///C:/Users/hp/Downloads/beewahetal.2018.pdf
https://cand.com.vn/Binh-luan-quoc-te/ASEAN-nam-2020-Bai-toan-va-loi-giai-
cho-kinh-te-noi-khoi-i553543/
https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong-cua-bo-truong/bai-viet-cua-bo-truong-bo-
cong-thuong-nguyen-hong-dien-nhan-ky-niem-26-nam-viet-nam-gia-nhap-asean-
va-54-nam-thanh-lap-a.html

LỜI CẢM ƠN

Chúng em – nhóm2 - lớp học phần 2169FECO2031 xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành đến tập thể thầy cô giáo và thư viện trường Đại học Thương Mại đã tạo
điều kiện học tập, ủng hộ tinh thần và cung cấp tài liệu, sách báo đề chúng em thảo
luận đề tài này.

28
Xin được bày tỏ lòng biế ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Ngọc Diệp đã tận tình hướng
dẫn và chỉ bảo, giúp đỡ và góp những ý kiến quý báu để chúng em hoàn thành tốt
bài thảoluận này.
Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng do kiến thức, kinh nghiệm còn hạn chế vì đây
lần đầu tiên cả nhóm biết đến kinh tế khu vực và ASEAN và do thiếu nguồn nhân
lực nên bài thảoluận không tránh khỏi thiếu sót, rất mong được sự chỉ dẫn, đóng
góp ý kiến của cô và bạn bè để bài thảo luận của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin cảm ơn!

29
30

You might also like