Kiến Thức Tổng Quan Về Người Lái Đò Sông Đà (Nguyễn Tuân) - Cô Trần Thùy Dương - Ôn Văn Và Luyện Viết

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 18

♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥

——————————————————————————————————————————————

Khóa học “2K3 – KHÓA HỌC KIẾN THỨC MIỄN PHÍ”


Livestream lúc 5:00 thứ 4 và thứ 7 hàng tuần
Tài liệu miễn phí
____________________

Tùy bút “Người lái đò sông Đà” - Nguyễn Tuân


Cô Trần Thùy Dương

A. Nhà văn Nguyễn Tuân (1910 – 1987)


1. Cuộc đời
 Tiểu sử
- Nguyễn Tuân (1910 – 1987), quê ở làng Nhân Mục (nay là làng Mọc, thuộc phường Nhân
Chính), quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Ông sinh ra trong một gia đình nhà Nho yêu nước nhưng lại vào giai đoạn Hán học suy
tàn. Cha ông là Cụ Nguyễn An Lan (hay còn gọi là Tú Hải Văn) - là người nổi tiếng với những
thú vui tao nhã của những bậc Nho sĩ “khinh quan, bạc lợi”. Có lẽ cũng chính vì vậy, mà
trong nhưng trang văn của Nguyễn Tuân luôn có dấu ấn của một thời vang bóng, có nét cổ
kính của một thời vàng son và hiển hiện lên phong vị của mảnh đất nghìn năm văn hiến.
- Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp và bước vào làng văn khá muộn so với các nhà thơ cùng
thời. Tuy nhiên ông vẫn để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ và trở thành một trong 5 tác
gia có tầm ảnh hưởng lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại.
 Cuộc đời
- Nguyễn Tuân là một người phóng túng, thích đi ngao du. Chính nhờ đi nhiều, nên
Nguyễn Tuân đã “tích” cho mình vốn kiến thức sâu rộng không chỉ và tài về câu chữ, mà
ở đó còn là sự trải nghiệm thực từ chính những bước chân đặt lê mỗi vùng đất mới của
ông. Điều này cũng lý giải tại sao trong mỗi trong văn của mình, Nguyễn Tuân luôn “phô”
những liên tưởng mà nếu ngồi “thụ động” đọc, sẽ không hiểu ông đang viết gì.
- Nguyễn Tuân chỉ học hết bậc thành trung (tương đương cấp THCS). Ông bị đuổi học, vì
tham gia vào việc bãi khóa để phản đối giáo viên người Pháp nói xấu người Việt.
- Cuộc đời Nguyễn Tuân trải qua 2 lần lao tù. Lần 1: Do vượt biên giới Đông Dương sang
Thái Lan không có giấy phép. Lần 2. Do giao du với những người hoạt động cách mạng.
- Nhưng sau đó, ông lại là người gắn bó sâu sắc với Cách mạng. Ông đi theo Cách mạng,
ngợi ca sự đổi đời của dân tộc, ngợi ca những con người trong xã hội đổi mới. Trong đó, có
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 1 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
những người cầm súng và người lao động, mà “Người lái đò sông Đà: là một trong những
tác phẩm thể hiện sự gắn bó với Cách mạng, với cuộc sống mới một cách rõ nét nhất.
- Suốt cuộc đời mình, Nguyễn Tuân phong lưu nay đây mai đó, xê dịch khắp chốn, lãng
du giang hồ. Thế những, mấy ai nghĩ rằng, một người có tính cách “ngông” như ông lại
dính với nghiệp cầm bút – một trong những nghề đời hỏi sự cần mẫn, chuyên tâm, sáng
tạo. Vậy mà, Nguyễn Tuân lại hoạt động nghệ thuật, ham mê sáng tạo một cách say sưa.
Ông là một tấm gương sáng về lao động nghệ thuật, là một trong những nhà văn được đánh
giá là hàng đầu của nền văn học Việt Nam hiện đại.
2. Con người: Nguyễn Tuân là một định nghĩa chuẩn về người nghệ sĩ.
- Ở Nguyễn Tuân là tình yêu quê hương đất nước tha thiết: Mặc dù ông rất “ngông”, rất
cá tính, phóng túng, thậm chí có phần ngang ngược. Nhưng đó lại là một người có tấm lòng
tha thiết với quê hương, đất nước và luôn ý thức về tinh thần dân tộc.
- Nguyễn Tuân có vốn hiểu biết sâu sắc: Mặc dù luôn tỏ ra bất mãn với chế độ xã hội
thực dân nửa phong kiến, đi nhiều để thỏa lấp cảm giác “thiếu quê hương”, hướng về vẻ
đẹp “Vang bóng một thời” để xa rời thực tại. Nhưng tình yêu trong Nguyễn Tuân được thể
hiện ở một cách rất riêng, nó gắn bó với những giá trị văn hóa cổ truyền.
+ Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những làn điệu dân ca, những phong cảnh đẹp, hay
thú chơi tao nhã, những món ăn truyền thống của người Việt....
+ Ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật, am hiểu một cách sâu sắc, am hiểu tường
tận về hội họa, âm nhạc, đặc biệt rất yêu thích điện ảnh.
- Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển một cách mạnh mẽ: Ông viết văn trước hết là
để khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ông ham mê du lịch, thích đi đây đi đó, tự gán
cho mình chứng bệnh gọi là “chủ nghĩa xê dịch”. Và trước cách mạng, ông có nguyên một
mảng đề tài cho sở thích này. Sau cách mạng, ông ý thức hơn về trách nhiệm của mình và
gắn bố sâu sắc với cách mạng, nhưng trong những áng văn của ông, vẫn thấp thoáng dấu
ấn của sự “xê dịch” để tìm kiếm vẻ đẹp của thiên nhiên và con người.
- Nguyễn Tuân lao động nghệ thuật nghiêm túc: Ngay từ những bước đi đầu tiên trên văn
đàn dân tộc, Nguyễn Tuân đã ý thức điều này rất rõ. Nguyễn Tuân sợ mình của ngày hôm
nay, giống với mình của ngày hôm qua, sợ sự lặp lại, nhạt nhẽo, hời hợt tầm thường. Ông
quan niệm nghê văn là một cái gì đó đối lập với tính vụ lợi kiểu con buôn, và ở đau có đồng
tiền phàm tục thì ở đấy không thể có cái đẹp. Đối với ông, nghệ thuật là một hình thái lao
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 2 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
động nghiệm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ông đã lấy chính cuộc đời cầm bút hơn nửa thế
kỉ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.
3. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân chia làm hai giai đoạn: Trước và sau Cách
mạng. Qua hai thời kì, ngòi bút của Nguyễn Tuân có nhiều chuyển biến về cả đề tài, tư
tưởng chính trị, thẩm mĩ. Tuy nhiên không có sự đứt đoạn giữa hai thời kì, nhiều nét phong
cách cơ bản vẫn được phát huy tạo nên nét thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất này là tinh
thần yêu nước, ý thức dân tộc thể hiện trước cách mạng ở thái độ bất hòa, bất mãn với chế
độ thực dân, ở sự gắn bó thiết tha và đầy lòng tự hào đối với những giá trị văn hóa nghệ
thuật, đối với truyền thống mĩ học của dân tộc.
a. Trước Cách mạng: Chủ yếu hướng đến 3 đề tài chính
- “Chủ nghĩa xê dịch” (Đây là một lí thuyết vay mượn phương Tây): Xê dịch nghĩa là đi
không có mục đích, chỉ cốt tìm cảm giác mới lạ, thoát ki mọi trách nhiệm với gia đình, xã
hội. Nguyễn Tuân đã tìm đến chủ nghĩa này trong tâm trạng bất mãn và bất lực trước thời
cuộc. Nhưng không phải vì thế, mà Nguyễn Tuân mải mê đi, mà ông đi để bày tỏ tấm lòng
gắn bó tha thiết của ông đối với cảnh sắc và hương vị của đất nước mà ông đã ghi lại được
bằng một ngòi bút đầy trìu mến và tài hoa.
- “Vang bóng một thời”: Không tin tưởng ở hiện tại và tương lai, Nguyễn Tuân quay về
quá khứ, những dư âm một thời còn vang vọng lại, như những thú vui tiêu dao hưởng lạc
lành manh và tao nhã, cách ứng xử giữa người với người hay những phong tục đẹp… Tất cả
được thể hiện thông qua những con người thuộc lớp nahf nho tài hoa bất đắc chí, tuy đã
thất thế, thua cuộc nhưng không chịu làm lành với xã hội thực dân.
- “Đời sống trụy lạc”: Ở những tác phẩm này. Người ta thường thấy có một nhân vật “tôi”
hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện. Trong tình
trạng khủng hoảng tinh thần ấy, người ta thấy đôi khi vút lên từ cuộc đời nhem nhuốc,
phàm tục, niềm khát khao một thế giới tinh khiết, thanh cao được nâng đỡ trên đôi cánh
của nghệ thuật.
b. Sau Cách mạng: Nguyễn Tuân sớm bắt kịp với cuộc sống mới của dân tộc và đề tại văn
học cũng có sự chuyển biến mạnh mẽ.
- Đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của
đất nước. Dù hăng say viết về cuộc sống mới, về cách mạng nhưng Nguyễn Tuân vẫn luôn
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 3 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
ý thức phục vụ trên cương vị là một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và
phong cách độc đáo của mình.
- Đề tài chủ yếu hướng về người chiến sĩ và người lao động – những con người đang ngày
đêm bảo vệ tổ quốc và hăng say làm giàu cho quê hương đất nước. Ông coi họ là vất vàng
mười của đất nước. Dưới ngòi bút của ông, những nhân vật ấy không phải chỉ là những
công dân dũng cảm mà còn là những con người tài hoa nghệ sĩ được mô tả trong khung
cảnh cũng phù hợp với tính cách tài hoa nghệ sĩ. Nó mang đên cho người đọc niềm tự hào
của một dân tộc không chỉ có chính nghĩa và khí phách anh hùng, mà còn có tư thế sang
trọng và đẹp của những con người sinh ra trên một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến.
4. Phong cách nghệ thuật
Nguyễn Tuân có một phong cách nghệ thuật rất độc đáo và sâu sắc, tất thảy đều được
gói gọn trong một chữ “ngông”, chữ “ngông” ấy đã in hằn lên con người ông như một dấu
ấn khó phai mờ. Thái độ “ngông” của Nguyễn Tuân không phải là ngông nghênh, ngạo
nghễ mà là “ngông” của Nguyễn Tuân là ý thức rất rõ về tài năng, quan điểm, phẩm chất
cũng như cốt cách của mình. Điều đó ông được kế thừa từ các nhà nho tài tử và nền tảng
gia đình cũng đóng góp một phần lớn trong đó.
- Sự tài hoa, uyên bác: Nguyễn Tuân viết về bất kì lĩnh vực nào cũng luôn có sự tìm tòi,
nghiên cứu đến tường tận, và luôn nhìn ở góc độ văn hóa thẩm mĩ, tức là khai thác ở
phương diện cái đẹp. Nhưng cái đẹp trong văn Nguyễn Tuân không phải là cái đẹp hời hợt
mà thấy, cái đẹp ấy là cái đẹp phi thường được tìm thấy ở những điều bình thường.
- Văn Nguyễn Tuân vừa có nét cổ kính, vừa có nét hiện đại: Nét hiện đại phảng phát trong
hình tượng, ngôn từ, trí liên tưởng để làm rõ đối tượng miêu tả, nhưng lời câu, câu chữ
cũng vẫn có yếu tố cổ kính, trang nghiên. Nếu trước Cách mạng, ông tìm về vẻ đẹp “vang
bóng” để tô đậm hình ảnh con người với vẻ đẹp một thời, còn sau cách mạng, dù đã bắt
nhịp với cuộc sống mới nhưng văn ông không hề đối lập xưa và nay, cổ với kin mà tìm thấy
sự gắn bó giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Nguyễn Tuân là nhà văn của những cái phi thường, của cái đẹp kì vĩ: Nguyễn Tuân từ
chối những cái nhợt nhạt, tầm thường, bằng phẳng, quen thuộc… Ông phát hiện ra chất
tài hoa nghệ sĩ không chỉ có ở những nhân vật phi thường, mà ở cả những người dân bình
thường nhất cũng làm nên điều phi thường. Nguyễn Tuân thích khám phá những điều
chưa ai khơi, khợi gợi những điều chưa ai làm. Chính vì vậy, ông hết vượt núi băng sông
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 4 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
để viết về đèo cao, vực thẳm, khám phá thác ghềnh, suối lũ… Và ông trở thành nhà văn
“đóng đinh” cho thể tùy bút cũng như một điều hiển nhiên.
Tóm lại, chính cái tên Nguyễn Tuân đã đưa thể tùy bút lên một tầm cao mới, và văn
đàn dân tộc khẳng định được tiếng vang khi có sự góp mặt của cái tên Nguyễn Tuân. Bên
cạnh đó, qua những trang văn bậc thầy về ngôn ngữ, Nguyễn Tuân đã có đóng góp không
hề nhỏ cho sự phát triển của ngôn ngữ văn học Việt Nam.
B. Tác phẩm
1. Thể loại
Tùy bút là một dạng có tính chất trung gian giữa tự sự với trữ tình, giữa thơ với văn
xuôi, giữa yếu tố chủ quan và khách quan,… vừa có tính chất ghi chép (kí), vừa có chất thơ
(trữ tình) vừa mang màu sắc triết học trong tư duy. Trong tuỳ bút cũng có kể chuyện,
thuật sự. Nhưng cái mạch chính, ưu trội lên, luôn là trữ tình. Đó là thể văn tự do, tương
đối phóng túng, nhưng vẫn có nguyên tắc của nó. Một trong những nguyên tắc mà người
ta hay nói đến là nguyên tắc kết cấu: vừa tán, vừa tụ. Bề mặt có vẻ tản mạn, nhưng bề sâu
lại nhất quán về ý nghĩa, tư tưởng, chủ đề, tạo trục xuyên suốt như khối vuông ru bích.
Tùy bút Nguyễn Tuân là đỉnh cao tùy bút Việt Nam mà qua đó, ta thấy một cái tôi tài
hoa, uyên bác. Nếu như trước cách mạng tháng Tám, ông viết về những con người đặc
chủng, đặc tuyển thì giờ đây, những con người bé nhỏ, bình thường mà vĩ đại lại là nhân
vật chính trong sáng tác Nguyễn Tuân.
2. Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
Tùy bút “Người lái đò Sông Đà” rút từ tập “Sông Đà” gồm 15 tùy bút và một bài thơ
phác thảo, ra đời năm 1960 trong khí thế phấn khởi hào hùng của những năm tháng miền
Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Khắp đất nước dậy vang Tiếng hát con tàu, sục sôi tiếng gọi
vọng về từ Đoàn thuyền đánh cá. Chính những âm thanh ấy đã thổi bùng lên nhiệt tình cách
mạng, giục giã bước chân phiêu lãng của Nguyễn Tuân tìm về với mảnh đất miền Tây của
Tổ Quốc, khám phá chất vàng mười đã qua thử lửa của thiên nhiên và tâm hồn dân tộc để
đúc lại trong những trang thiên tùy bút của mình… Viết về dòng sông địa đầu tổ quốc, dồn
nét trong tâm khảm Nguyễn Tuân là cảm hứng ngợi ca, khẳng định sự thay đổi của thiên
nhiên đất nước trong thời kì đổi mới.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 5 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
TÌM HIỂU TÁC PHẨM
Mảnh đất Tây Bắc vốn là mảnh đất biên viễn của tổ quốc và cũng là mảnh đất mang
đến vô vàn hấp dẫn, thú vị đến lôi cuốn đối với nhiều văn nghệ sĩ. Và với một người mang
cá tính độc đáo, luôn đi tìm hạt ngọc giữa đất trời như Nguyễn Tuân cũng phải lòng mảnh
đất này. Ông đến đây để cảm nhận thứ thiên nhiên hùng vĩ nơi đầu non của Tổ quốc, và
cũng là thể hiện tình yêu tha thiết của mình. Bởi ông có thể đi dọc từ Bắc chí Nam, từ Đông
sang Tây, nên cũng không có lý do gì để bỏ sót miền đất mà người ta đang nô nức trên
“chuyến tàu tốc hành” đi về đó cả! Qua những trang tùy bút viết về Tây Bắc, chúng ta thấy
được vẻ đẹp thiên nhiên vô tận – một vẻ đẹp kì vĩ đến lạ lùng của mảnh đất Tây Bắc. Nhưng
trên tất cả, Nguyễn Tuân đã thể hiện niềm tự hào sâu sắc đối với con người Việt Nam –
những con người đã làm nên vẻ đẹp thuộc về bề sâu của mảnh đất linh thiêng này.
Như vậy, tùy bút Người lái đò sông ĐÀ viết về thiên nhiên Tây Bắc – một vẻ đẹp hết sức
kì vĩ, dữ dội lại vừa thơ mộng, trữ tình. Qua đó làm nổi bật hình ảnh con người lao động Tây
Bắc. Một trong những nét đặc trưng trong chuyển hướng đề tài sau Cách mạng của nhà
văn tài hoa họ Nguyễn.
I. HÌNH TƯỢNG CON SÔNG ĐÀ
1. Giới thiệu về dòng sông Đà
- Hình tượng trung tâm của bài tùy bút là người lái đò, nhưng những trang văn hay
nhất, đặc sắc nhất Nguyễn Tuân lại dành cho con sông mà ở đó, hình như cái “ngông” của
ngòi bút Nguyễn Tuân đã gặp gỡ với cá tính đặc biệt của dòng sông như một cuộc hẹn hò
từ lâu với đứa con bướng bỉnh của bà mẹ Tây Bắc. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân
đã trân trọng viết hoa ca hai chữ “Sông Đà”. Sông nước xư mình đã chảy lên biết bao trang
văn của Nguyễn Tuân, nhưng chưa ở đâu, hình ảnh dòng sông lại hiện lên sống động như
một sinh thể sống, có tâm trạng, có tính cách, có tên trong khai sinh, có lai lịch và có tính
cách phức tạp, phong phú như sông Đà.
- Nguồn gốc của sông Đà: bắt đầu từ Vân Nam (Trung Quốc), đi qua một vùng núi ác,
đến nga ba Trung Hà. Sông Đà dài 500 km, lượn rồng rắn qua nhiều núi non hiểm trở, qua
miền Tây Bắc, Việt Nam. Sông Đà xưa có tên là Ly Tiên.
- Tính cách của sông Đà được tập trung thể hiện qua hai nét: Hung bao, dữ dằn và thơ
mộng, trữ tình. Qua đó, làm nổi bật hình ảnh người lái đò.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 6 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
SÔNG ĐÀ HUNG BẠO, DỮ DẰN
Ý chính 1: Hung bạo ở ngay Lời đề từ: “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”,
nghĩa là “Mọi dòng sông điều chảy về hướng đông, riêng sông Đà chảy ngược lên hướng
bắc”. Điều đó cho thấy sông Đà là một dòng sông “ngông”, cá tính, độc đáo như tính cách
của Nguyễn Tuân vậy.
+ Nó chảy một mình một hướng, không giống ai, không lặp lại ai, không phụ thuộc
vào ai, nó nhất nhất thể hiện cá tính riêng của mình.
+ Nguyễn Tuân say mê sông Đà, kì công nghiên cứu về sông Đà cũng bởi lẽ, khi đến
với dòng sông này, ông như tìm được một người bạn tri kỉ, họ gặp gỡ nhau ở cái chất ngông
của mình. Và Nguyễn Tuân viết về sông Đà, đến với sông Đà cũng là cái cớ để thể hiện cái
chất riêng của mình.
Ý chính 2: Hung bạo ở những khối đá dựng vách thành hiểm trở
- Những khối đá ở đây lớn, cao, dựng đứng áp sát nhau. Khoảng cách giữa các khối đá rất
hẹp, tạo nên sự hùng vĩ, hiểm trở.
- Sự hiểm trở ấy được Nguyễn Tuân đặc tả bằng hàng loạt các hình ảnh so sánh, liên
tưởng cụ thể, mà rất độc đáo.
+ “Đá bờ sông dựng vách thành, mặt sông chỗ ấy chỉ đúng ngọ mới thấy mặt trời”.
+ “Vách đá chẹt lòng sông như một cái yết hầu”
+ Vách đá hẹp đến nỗi “đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”
+ “Có quãng con nai con hổ vọt nhẹ từ bờ này sang bờ kia”.
+ “Ngồi trong khoang đò qua quãng ấy, đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh”.
+ “Cảm thấy như mình đứng ở hè một cái ngõ mà ngóng vọng lên một khung cửa sổ
nào trên cái tầng nhà thứ mấy nào vừa tắt phụt đèn điện”.
- Nhận xét về hình ảnh so sánh:
+ Chỉ tả về những khối đá hẹp đứng sát nhau, mà Nguyễn Tuân đã đưa ra hẳn 6 hình
ảnh so sánh để tả liên tưởng, so sánh. Điều đó cho thấy, sự phong phú trong trí tưởng tượng,
trong khối quan sát của nhà văn Nguyễn Tuân.
+ Mặt khác, những hình ảnh so sánh mà Nguyễn Tuân đưa ra có sự tăng dần về độ liên
tưởng, có sự chuyển dịch từ hình ảnh đến cảm giác: “đúng ngọ mới thấy mặt trời”, “cái yết
hầu”, “đứng bên này nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách”, “con nai con hổ vụt nhẹ từ bờ

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 7 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
này sang bờ kia” là so sánh về hình ảnh; “đang mùa hè cũng cảm thấy ớn lạnh”, “cảm thấy
như đứng ở một cái ngõ mà ngóng vọng lên” là liên tưởng về cảm giác.
=> Chỉ với một đoạn văn ngắn viết về những khối đá hiểm trở sông Đà, đã cho chúng ta
thấy sự độc đáo trong phong cách hành văn, vốn tri thức liên tưởng, cũng như cá tính của
nhà văn Nguyễn Tuân, ông luôn hướng tới những vẻ đpẹ kì vĩ, và một khi đã cầm bút viết
là viết cho ra, viết cho nổi nét đặc biệt của đối tượng.
Ý chính 3: Hung bạo ở mặt ghềnh Hát Lóong dữ dội
+ Mặt ghềnh “dài hàng mấy cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng
gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt”.
+ Thủ pháp nghệ thuật: tăng tiến như mô phỏng hình ảnh những con sóng dữ dội,
cuồn cuộn đè lên nhau. Câu văn được ngăn cách bằng “dấu phẩy” giữa các hình ảnh, điệp
động từ “xô” tạo sự dồn dập, nhanh, gấp như sự chuyển động mạnh của gió, xô thành từng
đợt sóng lớn.
+ Tiếng nước “gùn ghè”, gầm gừ, cứ cuồn cuộn sôi lên như muốn nuốt trọn con thuyền,
tạo nên một mối đe dọa luôn rình rập nếu “khinh suất” (không thận trọng) sẽ bị lật ngửa
bụng thuyền ra.
Ý chính 4: Hung bạo ở những cái hút nước nguy hiểm
Tả về những cái hút nước, Nguyễn Tuân đã huy động kiến thức của nhiều lĩnh vực, cùng
với đó là những hình ảnh so sánh cụ thể, nhưng không kém phần hấp dẫn, tạo cảm giác hồi
hộp, sống động:
- Kiến thức về giao thông cầu đường, công trình thủy lợi.
+ Như “cái giếng bê tông thả xuống sông để chuẩn bị làm móng cầu”: kiến thức về công
trình cầu đường.
+ “Nước ở đây thở và kêu như cửa cống cái bị sặc nước”, “những cái giếng sâu nước ặc
ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”: tiếng của một con quỷ quái ghê tợn, kiến thức về thủy lợi.
+ “Thuyền nào qua cũng chèo nhanh để lướt quãng sông, y như là ô tô snag số ấn ga
cho nhanh để vút qua một quãng đường mượn cạp ra ngoài bờ vực”: giao thông.
- Kiến thức điện ảnh, loại hình nghệ thuật mà Nguyễn Tuân vô cùng yêu cũng và am
hiểu chúng một cách tường tận.
+ “Trên mặt cái hút xoay tít đáy, cũng đang quay lừ lừ những cánh quạ đàn”: hình ảnh
so sánh mang tính biểu tượng gợi sự nguy hiểm đe dọa đến tính mạng người chèo đò.
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 8 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
+ Góc quay trực tiếp: “Nhiều bè gỗ từng đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút
ấy nó lôi tuột xuống. Có những thuyền đã bị cái hút nó hút xuống, thuyền trồng ngay cây
chuối ngược rồi vụt biến đi, bị dìm và đi ngầm dưới lòng sông đến mươi phút sau mới thấy
tan xác ở khuỷnh sông dưới”: tạo cảm giác dữ dội, ghê rợn không nề hà, không thương xót,
rất nguy hiểm đến tính mạng của người chèo đò.
+ Góc quay tưởng tượng: “Tôi sợ hãi mà nghĩ đến một anh bạn quay phim táo tợn nào
muốn truyền cảm giác lạ cho khán giả, đã dũng cảm dám ngồi vào một cái thuyền thúng
tròn vành rồi cho cả thuyền cả mình cả máy quay xuống đáy cái hút Sông Đà – từ đáy cái
hú nhìn ngược kên cách thành hút mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải…”
=> Để miêu tả những cái hút nước sao cho chân thật nhất, Nguyễn Tuân đã sử dụng biện
pháp nghệ thuật so sánh chồng so sánh, hình ảnh chồng hình ảnh, âm thanh chồng âm
thanh, để chúng ta tưởng tượng một cách trọn vẹn nhất cái hùng vĩ, dữ dội của sông Đà.
Khám phá đến tường tận sự bí ẩn của những cái hút nước.
Ý mở rộng để lí luận: Đọc văn Nguyễn Tuân nếu chúng ta thụ động, đứng yên, chỉ cảm
mặt chữ trên trang văn thì không thể hiểu được những điều ông truyền tải. Nguyễn Tuân
khi viết văn, luôn kết hợp vốn tri thức từ nhiều lĩnh vực, đưa ra những hình ảnh so sánh
liên tưởng thú vị, mặc dù rất chân thật. Bởi vậy, đọc văn Nguyễn Tuân chúng ta phải bắt
theo để tưởng tượng, mở rộng tầm nhìn, cuốn theo những cung bậc cảm xúc ông đưa ra.
Ý chính 5: Hung bạo ở thác nước cuồng nộ
+ Từ xa đã nghe thấy tiếng nước “còn xa lắm mới đến cái thác dưới. Nhưng đã thấy
tiếng nước réo gần mãi lại réo to mãi lên”: gợi ra dòng thác rất mãnh liệt, dữ dội, đổ từ trên
cao đổ xuống, đập mạnh vào những khối đá lớn dưới chân thác.
+ “Tiếng nước nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu
khích, giọng gằn mà chế nhạo”: nước thác thay đổi nhiều giọng, gợi ra tâm địa hiểm độc,
khó lường, khó nắm bắt.
+ “Thế rồi nó rống lên như tiếng một ngàn con trâu mộng đang lồng lộn giữa rừng vầu
rừng tre nứa nổ lửa, đang phá tuông rừng lửa, rừng lửa cùng gần thét với đàn trâu da cháy
bùng bùng”: để miêu tả sức nước, miêu tả sức công phá hoang tàn của nước, miêu tả sự hỗn
loạn của thác nước, Nguyễn Tuân đã so sánh với tiếng của “hàng ngàn con trâu mộng đang
lồng lộn giữa rừng”. Đây là một sự tưởng tượng thực sự bất ngờ.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 9 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
+ Ông miêu tả nước bằng sức lửa (lấy lửa tả nước), miêu tả sông bằng sức rừng (lấy
rừng tả sông), những hình ảnh vốn dĩ đối ngược nhau, tương khắc nhau giờ lại tương sinh
trong một phép so sánh để làm nổi bật thác nước sông Đà. “Nhất thủy nhì hòa” là hai đối
tượng có sức hủy diệt lớn mạnh nhất đã được Nguyễn Tuân đưa vào câu văn miêu tả của
mình, như để nhấn mạnh sức công phá mãnh liệt của sông Đà.
=> Qua đó, chúng ta một lần nữa thấy được nghệ thuật chơi chữ, dùng ngôn từ đến bậc
thượng thặng của nhà văn Nguyễn Tuân. Văn Nguyễn Tuân đã phá toang giới hạn về suy
nghĩ, phá toang giới hạn của sự liên tưởng.
Ý chính 6: Hung bạo ở trùng vi thạch trận nham hiểm
+ Đá mai phục hết trong lòng sông “mặt hòn nào trông cũng ngỗ ngược”, nhăn nhúm”,
“méo mó”.
+ Hòn nào cũng được giao một nhiệm vụ riêng: “đứng, nằm, ngồi tùy thích”
Thạch trận trên sông Đà gồm 3 trùng vây:
- Trùng vây thứ nhất: đá chia thành 3 tuyến, gồm năm cửa trận, bốn cửa tử và một cửa sinh
lập lờ ở tả ngạn (trái).
+ Tuyến 1: đá “chia làm ba hàng” như đòi ăn chết con thuyền không cho lùi.
+ Tuyến 2: hàng tiền vệ canh cửa dụ cái thuyền vào sâu “nước sóng luồng mới đánh
khuýt quật vu hồi”.
+ Tuyến 3: “pháo đài đá”, với nhiệm vụ “phải tiêu diệt tất cả thuyền trưởng thủy thủ
ngay ở chân thác”.
- Trùng vây thứ 2: tăng nhiều cửa tử, cửa sinh bố trí lệch ở phía bờ hữu ngạn (bên phải)
+ “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc mạnh (lao) trên sông đá”.
+ Bọn tướng đứng khiêu khích ngay giữa cửa vào, dựng đứng thành cửa ải.
- Trùng vây thứ 3: ít cửa hơn, bên trái, bên phải đều là cửa chết, cửa sinh ở giữa.
+ Cửa sinh đá hậu vệ bao quanh: “cửa ngoài, trong, lại cửa trong cùng”.
+ Đá đứng xếp thành cổng, cánh mở cánh khép.
SÔNG ĐÀ THƠ MỘNG, TRỮ TÌNH
Sông Đà đối với Nguyễn Tuân:
+ Trước tiên là sự hấp dẫn, quyến rũ như người thiếu nữ đương thời xuân sắc “con
sông đà gợi cảm. Đối với mỗi người, Sông Đà lại gợi một cách”.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 10 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
+ Sông Đà đã gợi cảm xúc trong Nguyễn Tuân bằng thứ cảm xúc của một người cố
nhân. “Cố nhân” là bạn cũ, bạn lâu rồi chưa gặp, người bạn tưởng chừng như đã thấu hiểu
hết tính cách, con người của nhau. Nhưng mỗi lần gặp lại vẫn gợi thứ cảm xúc mới lạ, cần
được phán phá hơn nữa. Và sông Đà đối với Nguyễn Tuân là vậy! Nó chưa bao giờ cũ, chưa
bao giờ thôi ngừng cảm xúc mới về nó!
+ Xa thì nhớ, gặp lại thì vui mừng khôn xiết: “Chao ôi! Trông con sông, vui như thấy
nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng”: thể hiện sự hân hoan,
vui mừng, hạnh phúc đến vô cùng khi gặp lại người cố nhân ấy. Nhưng hình ảnh liên tưởng
Nguyễn Tuân đưa ra để nói về niềm hạnh phúc khi gặp lại dòng sông là những liên tưởng
cám giác kì diệu, hấp dẫn và thật lôi cuốn.
+ Như thế mới thấy, sông Đà đối với Nguyễn Tuân đặc biệt thế nào! Sông Đà đối với
Nguyễn Tuân gợi cảm và quý giá biết bao! Mặc dù biết rằng người cố nhân ấy “lắm chứng
lắm bệnh, chốc chốc dịu dàng đấy, rồi chốc lại bẳn tính và gắt gỏng thác lũ ngay đấy”, nhưng
một khi đã yêu, đã là tri kỉ thì sự gắt gỏng, lắm chứng lắm bệnh cũng trở nên quyến rũ.
Ý chính 1: Thơ mộng ở dòng chảy từ trên cao nhìn xuống
- Sông Đà được so sánh với ba hình ảnh thú vị:
+ Sông Đà giống như “sợi dây thừng ngoằn ngoèo”: gợi vẻ đẹp hoang sơ quấn
quanh núi rừng.
+ Sông Đà của câu đồng dao thần thoại Sơn Tinh Thủy Tinh: “Núi cao sông hãy
còn dài – Năm năm báo oán đời đời đánh ghen”: gợi vẻ đẹp cổ tích sử thi huyền thoại.
+ “Con sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn
hiện tring mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói mèo
đốt nương xuân”: gợi sự mềm mại, trẻ trung, yêu kiều của sông Đà.
- Đặc sắc nghệ thuật:
+ Tạo ra những hình ảnh so sánh đối lập để làm nổi bật vẻ đẹp đa dạng của dòng
sông, dù hoang sơ hay kiều diễm sông Đà cũng vẫn gợi cảm, vẫn hấp dẫn.
+ Điệp từ “tuôn dài tuôn dài” tạo sự uyển chuyển, thướt tha của dòng chảy; phép
so sánh với “áng tóc trữ tình” được tô điểm thêm bởi sắc hoa ban, hoa gạo như mang cả
hương thơm quyến rũ của núi rừng, gợi ra trường liên tưởng tinh tế.
+ Cách tạo hình độc đáo của Nguyễn Tuân ở sự đối lập giữa các gam màu nóng
lạnh, màu trắng của hoa ban và màu đỏ của hoa gạo, màu xanh của núi rừng hòa quyện
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 11 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
cùng sắc trắng của khói mèo đốt nương: tạo nên sự huyền ảo như lạc vào chốn thiên bồng
Tây Bắc. Từ đó cho thấy, Nguyễn Tuân khi miêu tả sự vật bao giờ cũng tìm cách đẩy sự vật
sự việc lên đến độ tột cùng tột đỉnh.
Ý chính 2: Thơ mộng ở màu nước sông
Nước sông Đà thay đổi theo mùa:
- Mùa xuân dòng xanh ngọc bích: “xanh ngọc bích” gợi sự trẻ trung, đài các, màu của sư
huyển diều, thanh toát. Lý giải thêm bằng cách so sánh với màu nước của sông Gâm, sông
Lô: “chứ nước sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô”, điều đó
cho thấy Nguyễn Tuân đã rất kì công quan sát, nghiên cứu màu nước sông chứ không vội
vàng đánh giá theo cảm tính.
- Mùa thu “nước Sông Đà lừ lừ chín dỏ”: sự chuyển màu một cách từ từ, màu “lừ lừ chín
đỏ” là màu của phù sa được hình thành từ quá trình xâm thực bào mòn, bị nước lũ rửa trôi
vào mùa mưa. Nguyễn Tuân so sánh rõ hơn “lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì
rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”.
=> Những câu văn miêu tả, so sánh ngậm đầy chất nhạc, chất họa, chất thơ của Nguyễn
Tuân cho thấy khả năng quan sát tinh tế, ngôn ngữ cá thể hóa cao độ của nhà văn “bậc thầy
về ngôn ngữ”.
- Nước sông Đà chưa bao giờ màu đen như thực dân Pháp đã đè ngửa con sông ta ra mà
đổ mực Tây vào mà gọi bằng một cái tên Tây láo lếu, rồi cứ thế mà phiết vào bản đồ lai chữ.
(Thực dân Pháp gợi sôn Đà là Rivière Noire: nghĩa là sông đen)
Ý chính 3: Thơ mộng ở cảnh đẹp đôi bờ sông
- Nắng chiếu trên mặt sông ở sông Đà là “nắng tháng ba Đường thi” và để nói về cái nắng
Đường thi ấy, Nguyễn Tuân đã mượn câu thơ của nhà thơ Lý Bạch trong bài tuyệt cú nổi
tiếng “Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng: “Yên hoa tam nguyệt há
Dương Châu” (nghĩa là Xuôi về Dương Châu giữa tháng ba mùa hoa nở rộ).
+ Đây là câu thơ nói về mùa xuân đương đọ viên mãn nhất, tròn nhất, đẹp nhất – một
tháng ba hòa vào tiết trời tạo nên cảnh vừa thực vừa mơ.
+ Nguyễn Tuân đã so sánh như vậy, nghĩa là muốn nói cái nắng ở sông Đà cũng vừa
viên mãn, vừa rực rỡ, vừa trong trẻo, vừa đằm đằm, vừa âm ấm, tha thiết và đẹp như là thơ.

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 12 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
- Cảnh bờ sông Đà: “Bờ sông Đà, bãi sông Đà, chuồn chuồn bươm bướm bay trên sông
Đà", vẫn là những hình ảnh rất đỗi bình thường, rất đỗi quen thuộc nhung trong cách miêu
tả của Nguyễn Tuân nó nghe nên thơ, xúc động đến lạ!
- Cảnh ven sông Đà khi thuyền thả trôi trên sông:
+ “Cảnh ven sông lặng tờ. Hình như từ đời Lý đời Trần đời Lê, quang sông này cũng lặng
tờ đến thế mà thôi”: cảm giác êm đềm, nhẹ nhàng. Câu văn tẳ về vẻ đẹp lặng tờ ven sông Đà
được cất lên bởi toàn thanh bằng tạo cảm giác như ru người đọc vào giấc mơ cổ tích.
+ “Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngôn non đầu mùa. Mà tịnh
không một bóng người”: cảnh ở nương ngô tịnh không một bóng người, nhưng vẫn gợi lên
dấu ấn sinh hoạt trong cuộc sống thường nhật của con người.
+ “Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh
đẫm sương đêm”, “con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương”: Các cảnh sắc
tươi trẻ như “nõn búp”, “búp cỏ gianh đẫm sương đêm”, “con hươu núi đầu ngốn búp cỏ
gianh” gợi vẻ nguyên sơ, thanh khiết, đẹp đến mức không tì vết. Đẹp đến độ trong trẻo,
hồn nhiên của một thế giới cổ tích.
=> Nguyễn Tuân là nhà văn của những cái dữ dội phi thường, của đèo cao, thác dữ, nhưng
khi ông viết về vẻ đẹp bình lặng cũng đạt đến trình độ uyên bác không kém gì những trang
văn sở trường của mình.
Liên hệ với truyện ngắn “Chữ người tử tù”: Ngoài viết về Huấn ao với vẻ đẹp phi thường,
một vẻ đẹp của người tài hoa thì những áng văn viết về viên quản ngục – một thanh âm
trong trẻo giữa bản nhạc xô bồ cũng đặc sắc không kém.
+ Và chính vẻ đẹp lặng tờ đó khiến nhà văn như đi giữa giấc mơ cổ tích, ông thèm được
đánh thức: “Chao ôi! Thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp lê của một chuyến xe lửa
đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu” thì vô tình Nguyễn Tuân lại rơi vào một
cuộc đối thoại cổ tích hơn giữa người và chú hươu thơ ngộ: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải
ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Cuộc trò chuyện giữa người và chú hươu
thơ ngộ gợi cho ta nhớ đến những cuộc trò chuyện cổ tích trong những câu chuyện cổ tích
ở “Nàng công chúa ngủ trong rừng”.
=> Nguyễn Tuân là thế. Ông chư bao giờ chịu bằng lòng với những cái lưng chừng, bỏ dở,
chưa bao giờ viết văn mà để người đọc lửng lơ, trơ trọi giữa những gì ông viết ra, Ông phải

____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 13 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
làm cho người đọc như bị cuốn vào thế giới văn chương của mình, để người đọc mơ hồ cảm
giác giữa những áng văn đầy chất thơ ấy.
+ Đang say sưa trong thế giới cố tích thì đàn hươu vụt biến mất bởi tiếng “đàn cá dầm
xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất
đàn hươu vụt biến”: Để thoát ra khỏi miền cổ tích này, Nguyễn Tuân đã thay thế một miền
cố tích khác. Đó là vẻ đẹp miên man, đầy say đắm khi theo đuôi những chú cá dầm xanh.
Từ những cảm giác cổ tích mà ven sông Đà mang lại, nhà văn của cái đẹp – Nguyễn Tuân
đã mang đến cho chúng ta một cảm giác tuyệt diệu khi đến với sông Đà rằng: Đến với sông
Đà là đến với sự hấp dẫn, lôi cuốn đến bất tận.
+ Ở giữa cảnh đẹp nên thơ, đa dạng và phong phú của sông Đà, Nguyễn Tuân nhớ
đến người bạn tri kỉ Tản Đà với hai câu thơ: “Dải Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh
bấy nhiêu tình”, điều đó như là một minh chứng cho đặc trưng của thơ “có những điều chỉ
nói ra được bằng thơ”. Và cũng chỉ bằng một ý thơ, Nguyễn Tuân đã cho thấy được tình tri
kỉ với người bạn cố tri của mình.
+ Và không chỉ con người mới có tình tri kỉ, mà trong văn Nguyễn Tuân vật với vật
cũng có tình tri kỉ. Khi ông két lại đoạn văn miêu tả vẻ đẹp sông Đà thơ mộng trữ tình bằng
cách cho quãng sông này nhớ thương những hòn đá xa xôi của nó trên vùng thượng nguồn.
“Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hồn đá thác xa xôi để lại trên thượng
nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi,
và con sông đnag trôi những con đồ mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò
đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”.
=> Nguyễn Tuân là một nhà văn “ngông”, đối tượng được thể hiện trong những trang văn
của ông là những hình ảnh phi thường, dữ dội; ông là nhà văn của núi cao, của ghềnh thiêng,
thác dữ - Đó là sở trường của Nguyễn Tuân, tuy nhiên, khi viết về những thứ bình lặng nên
thơ, văn ông cũng hấp dẫn, lôi cuốn, mê đắm người đọc đến lạ kì. Thế mới biết rằng, con
người tài hoa luôn biết làm mới mình, con người lai hoa không bao giờ lặp lại chính mình
và luôn sẵn sàng đối mặt với những điều chưa từng là sở trường.
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÁI ĐÒ SÔNG ĐÀ
Người lái đò sông Đà là hình tượng trung tâm của bài tùy bút, đó cũng là lý do tại sao
Nguyễn Tuân lại đặt tên bài tùy bút là “Người lái đò sông Đà”. Và đó cũng là nguyên do tại
sao lời đề từ viết về sự độc đáo của dòng sông “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 14 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
bắc lưu” lại là lời đề từ thứ 2, còn lời đề từ thứ nhất “Đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
được đặt lên trên. Trong lời đề từ cũng nói rất rõ “đẹp vậy thay tiếng hát trên dòng sông”
chứ không phải đẹp vậy thay dòng sông. Như vậy, linh hồn của dòng sông chính là ở tiếng
hát trên dòng sông ấy. Có nghĩa là vẻ đẹp tự nhiên của con sông đã đáng ca ngợi, đáng tự
hào lắm rồi nhưng tiếng hát trên dòng sông ấy mới chính là linh hòn của dòng chảy sông
Đà. Nói như nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm từng rất tự hào về dáng chèo ấy trong Đất Nước:
Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi…
Vậy tiếng hát này là tiếng hát của con người lao động cất lên thể hiện sự lạc quan, yêu
đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, yêu công việc vất vả mà hăng say của mình.
VÀ đó cũng chính là tiếng hát mà Nguyễn Tuân dành một bản phối riêng để ca ngợi sự cống
hiến thầm lặng của những con người tuy nhỏ bé nhưng lại rất phi thường.
1. Ngoại hình người lái đò
- Nguyễn Tuân đã khắc họa người lái đò bằng nét vẽ mang đậm dấu ấn của vùng sông
nước: Ông lái đò Mai Châu ấy đã ngoài 70 tuổi nhưng có một ngoại hình đầy ấn tượng.
+ Tay lêu nghêu như cái sào, chân lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một
cái cuống lái, cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi.
+ Đầu tóc bạc trắng nhưng thân hình đặc quánh như chất sừng chất mun, “vẫn đẹp
như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch”, “nếu lấy cái khăn bịt đi cái đầu hói, và nhìn từ
đằng sau lại không ai nghĩ đấy là ông lão mà là một chàng trai cắm sào ngồi ở bến sông”;
trên ngực nổi lên một số “củ nâu” thương tích mà Nguyễn Tuân gọi đó là “thứ huân chương
lao động siêu hạng”.
+ Hơn mười năm chèo đò xuôi ngược trên sông Đà với hằng trăm chuyến đò, ông đã
có “tay lái ra hoa”, phá từng trùng vi thạch trận, giao phong sinh tử với “lũ đá nơi ải nước”
để nắm vững từng con thác, cái ghềnh, nắm chắc binh pháp thần Sông, thần Đá.
2. Tính cách
- Vẻ tài trí, dũng cảm, thông minh (kì vĩ) và phong thái giản dị, khiêm nhường.
a. Vẻ kì vĩ
- Sông Đà là một dòng sông cá tính, “ngông” và để trị được nó cũng phải là một người
rất “ngông”, và người lái đò là một kiểu mẫu người như thế! Chất “ngông” của ông lái đò
được thể hiện ở chỗ ông quen chèo và thích chèo đò ở những quãng lắm thác nhiều ghềnh,
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 15 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
cho nên “nếu phải chèo ở những khúc sông êm ái thì ông cảm thấy dại chân dại tay và rất
buồn ngủ”.
- Ông “nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả nhưng con
thác hiểm trở”. Ông thuộc sông Đà như thuộc một bản sử thi, thuộc đến mức “thuộc đến
cả những cái chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng; thuộc từng quy luật phục
kích của lũ đá”.
=> Như vậy, từ ngoài hình đến tính cách đã cho thấy người lái đò ấy thuộc về sông Đà.
Người lái đò đã với sông Đà và sông Đà với tính cách đặc biệt ấy cũng hợp với người lái đò
như một cái duyên tiền định, cái duyên mà người ta vẫn thường gọi “hữu năng thiên lý
năng tương ngộ”. Có lẽ, nếu dòng sông Đà không thác lũ, không gắt gỏng, không làm mình
làm mẩy, không là con sông quỷ quái, không là kẻ thù số một của con người thì có lẽ không
có được “chất vàng mười” rạng ngời như thế cho Tây Bắc xa xôi. Nhưng may thay, dòng
sông ấy lại là dòng sông của “Chúng thủy giai đông tẩu – Đà giang độc bắc lưu”, nên chính
dòng sông cá tính ấy đã tạo nên chân dung của người lái đò như một người anh hùng ở giữa
đời thường, một con người phi thương nhưng lại rất đỗi bình thường.
- Vẻ kì vĩ của người lái đò được làm rõ khi ông vượt trùng vi thạch trận:
Sông Đà Người lái đò
1. Trùng vi 1.
- Dòng sông Đà hung hẵn bày thạch trận - Trái hăn với thạch trận đưuọc bày binh bố
với tư thế chắc thắng, chuẩn bị một sơ đồ trận, bình hùng tượng mạnh của sông Đà,
chiến thuật cụ thể, rõ ràng, thận trọng. người lái đò rất lặng lẽ bước vào trận chiến.
+ Sông Đà giao cho mỗi hòn một nhiệm Một mình một con thuyền, một mái chèo
vụ. Đám tảng đám hòn chia làm ba hàng xông vào trận địa, “thạch trận vừa bày xong
chặn ngang trên sông đòi ăn chết con thì con thuyền vụt tới”.
thuyền. Hàng tiền vệ, có hai hòn đứng => Điều này làm nên sự tương phản giữa
canh cửa, dụ cái thuyền vào sâu, chuẩn bị con người và thiên nhiên. Con người bé nhỏ
sẵn luồng sóng đánh khuýp quật vu hồi; cả trước thiên nhiên trong khi sông Đà bày hết
một pháo đài đá… Tất cả dồn lại để vồ sống nào đá, nước, sóng, gió, thác lũ, sơ đồ thạch
con thuyền ngay ở dưới chân thác. trận 3 tuyến rất thận trọng. Sông Đà càng
thận trọng, càng tỉ mẩn thì càng chứng tỏ
con người bé nhỏ nhưng không tầm thường.
- “Phối hợp với đá, nước thác reo hò làm - Người lái đò vẫn rất điềm tĩnh, “hai tay
thanh viện cho đá, những hòn đá bệ vệ oai giữ chặt lấy mái chèo khỏi bị hất lên khỏi
phong lẫm liệt. Một hòn trông nghiên thì sóng trận địa”.
y như là đang hất hàm hỏi cái thuyền phải => Sự điềm tĩnh của người lái đò cho thấy
xưng tên tuổi trước khi giao chiến. Một sự dũng cảm, bình tĩnh đến lạ kì khi đối diện
hòn khác lùi lại và thách thức cái thuyền với sự hung hẵn của dòng sông.
có giỏi thì tiến gần vào”.
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 16 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
- Sông Đà không từ một thủ đoạn nào, (Để trị những người hung hẵn, làm mình
không từ một món đòn nào để vồ con làm mẩy thì con người cần giữ cho mình một
thuyền. Nó đánh hồi lùng, đánh đòn tỉa, cái đầu tỉnh táo).
đánh đòn âm, “như thể quân liều mạng vào - Ông lái méo bệch đi. “Méo bệch” là sự đặc
sát nách thuyền mà đá trái mà thúc gối vào tả của Nguyễn Tuân, chỉ sự biến dạng, biến
bụng và hông thuyền. Có lúc đội cả thuyền sắc trước cú đánh của luồng nước sông Đà).
lên. Nước bám lấy thuyền như đô vật túm Dù rất đau đớn nhưng ông vẫn cố nén vết
thắt lưng ông đò đòi lật ngửa mình ra”. thương, hai chân kẹp vẫn kẹp chặt cuống lái
- Ngay cả khi bị đánh miếng đòn độc và không rời bỏ trận địa.
hiểm nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chí => Như vậy, người lái đò đã vượt qua trùng vi
ấy bóp lấy hạ bộ người lái đò. thạch trận thứ nhất bằng sự điễm tĩnh, lặng
lẽ, kiên định với các hành động “giuwx chặt”,
“kẹp chặt”… Chính sự điềm tĩnh này đã giúp
người lái đò vượt qua sự hung hẵn của dòng
sông hung bạo. Làm sự hung hăng của con
sông như có phần kệch cỡm, nực cười, trở
thành trò rất đỗi trẻ con.
Trùng vi thứ hai. Với sự nham hiểm của sông ĐÀ, ông lái đã
+ Sông Đà sử dụng mưu kế, binh pháp dùng trí tuệ của mình để vượt qua mưu đồ
của thần Sông, thần Đá nơi ải nước. của nó.
+ Nó thay đổi chiến thuật, tăng thêm + Ông đã hiểu tường tận sông Đà cho nên
nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền, và ông không lơ là cái chiến thắng hết sức
cửa sinh lệch qua phía bờ hữu ngạn. Làm ngoạn mục vừa rồi mà “không một phút nghỉ
cho đối phương mất phương hướng, rối tay nghỉ mắt” ông “phá luôn vòng vây thứ hai
loạn. và đổi luôn chiến thuật”.
Cũng chính vì hiểu ông Đà đến tường tận mà
ông khắc ghi trong lòng rằng: “Cưỡi lên thác
sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ” –
một so sánh hết sức chân thật, thể hiện sự
quyết tâm chinh phục thiên nhiên của người
lái đò.
+ Khi dòng nước hùm beo tế mạnh trên + Ông “nắm chặt cái bờm sóng, ghì cương,
sông đá. Bọn thủy quân cửa ái nước bên bờ bám chắc mà phóng”, “đứa ông tránh, đứa
trái xô ra định níu con thuyền lôi vào tập ông đè, đứa ông sấn lên mà chặt đôi ra để mở
đoàn cửa tử” đường”: thể hiện hành động quyết liệt, quả
+ “thằng tướng đá đứng chiến ở cửa vào cảm, mạnh mẽ của người lái đò.
đã tiu nghỉu cái mặt xnah lè thất vọng” => Từ sự dũng cảm đối ngược của người lái
đò ở vòng 1 đến vòng 2 chiến thắng bằng trí
tuệ đã cho thấy sự thông minh, linh hoạt, tài
trí của người lái đò.
Trùng vi thứ 3. Trùng vi thứ ba là nơi thể hiện vẻ đẹp tài hoa
+ Sông Đà đã rơi vào thế yếu, nó bất lực đến độ xuất sắc của người lái đò.
mà giăng ít cửa tử hơn, nhưng vẫn mang + Sẵn đà thắng xông lên, người lái đò vẽ ra
tâm địa độc ác. những cung đường lái “ra hoa của mình” cứ
thế “phóng thẳng con thuyền, chọc thủng
cửa giữa. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 17 -
♥ Tài liệu khóa học nhóm “2K3 – ÔN THI HỌC SINH GIỎI” (cô Trần Thùy Dương) ♥
——————————————————————————————————————————————
+ Nó bố trí bên trái bên phải toàn là cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, rồi
luồng chết. Cái luồng sống lại ở ngay giữa cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre
bọn đá hậu vệ của con thác. xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự
động lái được lượn được”.
+ Sự nhanh chóng, linh hoạt của người lái
đò cho thấy đây như một cuộc du ngoại, một
cuộc dạo chơi ngắm thác giữa sông nước bao
la. Không thấy sự vất vả, gian khổ hay hiểm
nguy gì từ việc chèo đò cả, Phải chứng, chính
sự tài hoa của ông lái đò đã làm chi người
nghệ sĩ ấy tỏa sáng trên sông, làm cho tai lái
của ông đúng kaf một tay lái ra hoa, là một
người nghệ sĩ thực sự trên sông nước.
b. Vẻ giản dị, khiêm nhường của người lái đò sau khi vượt thác.
+ Sau khi vượt qua 3 trùng vi “cũng chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến
thắng vừa qua nơi của ải nước đủ tướng dữ quân tợn vừa rồi” mà “chỉ bàn về cá anh vũ cá
dầm xanh, về những cái hang cá mùa khô nổ những tiếng to như mìn bộc phá rồi cá túa ra
đầy tràn ruộng”: điều đó cho thấy vẻ đẹp trong của con người lao động nơi đây đẹp không
chỉ ở sự kì vĩ, mà đẹp ở sự bình lặng. Đó chính là vẻ đẹp của một tiểu anh hùng khi coi sự
phi thường là một điều rất đỗi bình thường.
+ Họ thầm lặng, giản dị bởi họ hiểu: “cuộc sống của họ là ngày nào chũng chiến đấu
với Sông ĐÀ dữ dội, ngày nào cũng giành lấy cái sống từ tay những cái thác, nên nó cũng
không có gì là hồi hộp đáng nhớ… Họ nghĩ thế, lúc ngưng chèo”.
=> NHà văn Nguyễn Tuân đã ca ngợi những con người lao động bình lặng ở mảnh đất Tây
Bắc nói riêng và trên muôn nẻo của đất nước Việt Nam nhỏ xinh hình chữ S nói chung. Cái
đất nước nhỏ bé này, có thể làm nên được huyền thoại có lẽ cũng đã bởi những con người
lao động anh hùng, thầm lặng, lặng lẽ dâng hiến như thế! Giản dị, vô danh nhuneg không
hề vô nghĩa! Ý văn này, ta cũng bắt gặp trong thơ của Nguyễn Khoa Điềm trong đất nước
khi ca ngợi những con người thầm lặng:
Có biết bao người con gái con trai
Trong bốn người lớp người giống ta lứa tuổi
Họ đã sống và chết
Giản dị và bình tâm
Không ai nhớ mặt đặt tên
Nhưng họ đã làm ra Đất Nước
____________________________________________________________________________________________
- Tài liệu lưu hành nội bộ | Trang 18 -

You might also like