Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ÔN LUYỆN LÝ THUYẾT VÀ DẠNG ĐỀ ĐỌC HIỂU

I. HƯỚNG DẪN HỌC SINH ÔN LUYỆN LÝ THUYẾT PHẦN ĐỌC HIỂU


1. Các phương thức biểu đạt
Phương thức Đặc điểm nhận diện Thể loại

Tự sự Trình bày các sự việc (sự kiện) có- Bản tin báo chí
quan hệ nhân quả dẫn đến kết quả.
  - Bản tường thuật, tường trình
(diễn biến sự việc)
- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu
 
thuyết)

Miêu tả Tái hiện các tính chất, thuộc tính sự- Văn tả cảnh, tả người, vật...
vật, hiện tượng, giúp con người
- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.
cảm nhận và hiểu được chúng.

Biểu cảm Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình - Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn
cảm, cảm xúc của con người trước
  - Tác phẩm văn học: thơ trữ tình, tùy bút.
những vấn đề tự nhiên, xã hội, sự
vật...

Thuyết minh Trình bày thuộc tính, cấu tạo,- Thuyết minh sản phẩm
nguyên nhân, kết quả có ích hoặc
- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật
có hại của sự vật hiện tượng, để
người đọc có tri thức và có thái độ- Trình bày tri thức và phương pháp trong
đúng đắn với chúng. khoa học.

Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá, bàn- Cáo, hịch, chiếu, biểu.
luận, trình bày tư tưởng, chủ
- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.
trương quan điểm của con người
đối với tự nhiên, xã hội, qua các- Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã
luận điểm, luận cứ và lập luậnhội, văn hóa.
thuyết phục.

Hành chính- Trình bày theo mẫu chung và chịu- Đơn từ


công vụ trách nhiệm về pháp lí các ý kiến,
- Báo cáo
nguyện vọng của cá nhân, tập thể
đối với cơ quan quản lí. - Đề nghị

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 1


2. Các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ Hiệu quả nghệ thuật (Tác dụng nghệ thuật)

So sánh Giúp sự vật, sự việc được miêu tả sinh động, cụ thể tác động đến trí
tưởng tượng, gợi hình dung và cảm xúc

Ẩn dụ Cách diễn đạt mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao, gợi
những liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

Nhân hóa Làm cho đối tượng hiện ra sinh động, gần gũi, có tâm trạng và có hồn
gần với con người

Hoán dụ Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị,
sâu sắc

Điệp từ/ngữ/cấu trúc Nhấn mạnh, tô đậm ấn tượng tăng giá trị biểu cảm, tạo âm hưởng nhịp
điệu cho câu văn, câu thơ.

Nói giảm Làm giảm nhẹ đi ý muốn nói (đau thương, mất mát) nhằm thể hiện sự
trân trọng

Thậm xưng Tô đậm, phóng đại về đối tượng

Câu hỏi tu từ Bộc lộ, xoáy sâu cảm xúc (có thể là những băn khoăn, ý khẳng
định…)

Đảo ngữ Nhấn mạnh, gây ấn tượng sâu đậm về phần được đảo lên

Đối Tạo sự cân đối, hài hòa

Im lặng Tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc

Liệt kê Diễn tả cụ thể, toàn diện nhiều mặt

3. Các thao tác lập luận

Thao tác Thao tác


lập luận

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 2


Đặc điểm nhận diện

1 Giải thích Giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ
ràng và giúp người khác hiểu đúng ý của mình.

2 Phân tích Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ
phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ
bên trong của đối tượng.

3 Chứng Chứng minh là đưa ra những cứ liệu – dẫn chứng xác đáng để làm
minh sáng tỏ một lí lẽ một ý kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin
tưởng vào vấn đề. ( Đưa lí lẽ trước - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn
chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh
thuyết phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.)

4 Bác bỏ Bác bỏ là chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề trên cơ sở đó đưa ra nhận
định đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập trường đúng đắn của mình.

5 Bình luận Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay
sai, hay / dở; tốt / xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng
xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.

6 So sánh So sánh là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật,
đối tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống
nhau hay khác nhau, từ đó thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một
sự vật mà mình quan tâm.
Hai sự vật cùng loại có nhiều điểm giống nhau thì gọi là so sánh
tương đồng, có nhiều điểm đối chọi nhau thì gọi là so sánh tương
phản.

4. Nhận diện các phong cách ngôn ngữ

  Phong cách ngôn ngữ Đặc điểm nhận diện

1 Phong cách ngôn ngữ sinh - Sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hàng ngày, mang tính tự nhiên,
hoạt thoải mái và sinh động, ít trau chuốt…trao đổi thông tin, tư tưởng,

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 3


tình cảm trong giao tiếp với tư cách cá nhân

2 Phong cách ngôn ngữ nghệ - Dùng chủ yếu trong tác phẩm văn chương, không chỉ có chức
thuật năng thông tin mà còn thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người; từ
ngữ trau chuốt, tinh luyện…

3 Phongcách ngôn ngữ báo - Kiểu diễn đạt dùng trong các loại văn bản thuộc lĩnh vực truyền
chí thông của xã hội về tất cả các vấn đề thời sự

4 Phong cách ngôn ngữ - Dùng trong lĩnh vực chính trị - xã hội, người giao tiếp thường bày
chính luận tỏ chính kiến, bộc lộ công khai quan điểm tư tưởng, tình cảm của
mình với những vấn đề thời sự nóng hổi của xã hội

5 Phong cách ngôn ngữ khoa - Dùng trong những văn bản thuộc lĩnh vực nghiên cứu, học tập và
học phổ biến khoa học, đặc trưng cho các mục đích diễn đạt chuyên
môn sâu.

6 Phong cách ngôn ngữ hành - Dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và
chính quản lí xã hội

5. Các phép liên kết (liên kết các câu trong văn bản)
Các phép liên kết Đặc điểm nhận diện

Phép lặp từ ngữ Lặp lại ở câu đứng sau những từ ngữ đã có ở câu trước

Phép liên tưởng (đồng nghĩa / Sử dụng ở câu đứng sau những từ ngữ đồng nghĩa/ trái nghĩa hoặc
trái nghĩa) cùng trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước

Phép thế Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ ngữ
đã có ở câu trước

Phép nối Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ (nối kết)với câu
trước

6. Phân biệt các thể thơ


Để phân biệt được các thể thơ,  xác định được đúng thể loại khi làm bài kiểm
tra, chúng ta cần giúp học sinh hiểu luật thơ: những quy tắc về số câu, số tiếng, cách
hiệp vần, phép hài thanh, ngắt nhịp … Căn cứ vào luật thơ, người ta phân chia các thể

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 4


thơ Việt Nam ra thành 3 nhóm chính: Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát,
hát nói; các thể thơ Đường luật:  ngũ ngôn, thất ngôn; các thể thơ hiện đại: năm tiếng,
bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ - văn xuôi,…  
7. Xác định nội dung, chi tiết chính có liên quan đến văn bản
Đặt nhan đề, xác định câu chủ đề
Văn bản thường là một chỉnh thể thống nhất về nội dung, hài hòa về hình thức.
Khi hiểu rõ được văn bản, học sinh dễ dàng tìm được nhan đề cũng như nội dung
chính của văn bản. Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc văn bản để hiểu
ý nghĩa của văn bản sau đó mới xác định nhan đề.
Xác định nội dung chính của văn bản      
Muốn xác định được nội dung của văn bản giáo viên cần hướng dẫn học sinh
căn cứ vào tiêu đề của văn bản.Căn cứ vào những hình ảnh đặc sắc, câu văn, câu thơ
được nhắc đến nhiều lần. Đây có thể là những từ khóa chứa đựng nội dung chính của
văn bản.
Yêu cầu xác định từ ngữ, hình ảnh biểu đạt nội dung cụ thể trong văn bản
Phần này trong đề thi thường hỏi anh/ chị hãy chỉ ra một từ ngữ, một hình ảnh,
một câu nào đó có sẵn trong văn bản. Sau khi chỉ ra được có thể lý giải phân tích vì
sao lại như vậy.Vì thế giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh đọc kĩ đề, khi lý giải
phải bám sát vào văn bản.
8. Dựa vào văn bản cho sẵn viết một đoạn văn khoảng 5-7 dòng
Trong đề đọc hiểu phần câu hỏi này thường là câu cuối cùng. Sau khi các em
học sinh nghiên cứu, tìm hiểu và trả lời các câu trên, đến câu này là câu có tính chất
liên hệ mở rộng. Nó thuộc câu hỏi vận dụng. Học sinh dựa vào văn bản đã cho, bằng
sự trải nghiệm của bản thân để viết một đoạn văn theo chủ đề.
II. DẠNG ĐỀ RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU
Đề 1: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
"Bản lĩnh là khi bạn dám nghĩ, dám làm và có thái độ sống tốt. Muốn có bản lĩnh
bạn cũng phải kiên trì luyện tập. Chúng ta thường yêu thích những người có bản lĩnh
sống. Bản lĩnh đúng nghĩa chỉ có được khi bạn biết đặt ra mục tiêu và phương pháp
để đạt được mục tiêu đó. Nếu không có phương pháp thì cũng giống như bạn đang
nhắm mắt chạy trên con đường có nhiều ổ gà.Cách thức ở đây cũng rất đơn giản. Đầu
tiên, bạn phải xác định được hoàn cảnh và môi trường để bản lĩnh được thể hiện đúng
lúc, đúng nơi, không tùy tiện. Thứ hai bạn phải chuẩn bị cho mình những tài sản bổ
trợ như sự tự tin, ý chí, nghị lực, quyết tâm... Điều thứ ba vô cùng quan trọng chính là
khả năng của bạn. Đó là những kỹ năng đã được trau dồi cùng với vốn tri thức, trải
nghiệm. Một người mạnh hay yếu quan trọng là tùy thuộc vào yếu tố này.
Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá nhân vừa có được sự hài lòng từ những
người xung quanh. Khi xây dựng được bản lĩnh, bạn không chỉ thể hiện được bản
thân mình mà còn được nhiều người thừa nhận và yêu mến hơn."

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 5


(Tuoitre.vn - Xây dựng bản lĩnh cá nhân)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. Theo tác giả, thế nào là người bản lĩnh.
Câu 3. Tại sao tác giả cho rằng "Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá
nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh".
Câu 4. Theo anh/chị, một người có bản lĩnh sống phải là người như thế nào?
Đáp án
Câu 1.  Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Theo tác giả, người có bản lĩnh là người dám nghĩ, dám làm và có thái độ
sống tốt.
Câu 3.  Sở dĩ tác giả cho rằng “ Bản lĩnh tốt là vừa phục vụ được mục đích cá
nhân vừa có được sự hài lòng từ những người xung quanh”, bởi vì khi một cá nhân
có bản lĩnh, dám nghĩ, dám làm nhưng chỉ nhằm mục đích phục vụ cá nhân mình,
không quan tâm đến những người xung quanh, thậm chí làm hại đến xã hội thì không
ai thừa nhận anh ta là người có bản lĩnh.
Câu 4. Để rèn luyện bản lĩnh sống
- Phải trau dồi tri thức, kinh nghiệm, kĩ năng
- Phải dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
- Phải có ý chí, quyết tâm, nghị lực
- Phải có chính kiến riêng trong mọi vấn đề. Người bản lĩnh dám đương đầu với
mọi thử thách để đạt điều mong muốn.
Đề 2 : Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Mong ước đầu tiên và lớn nhất của tôi là các con sẽ trở thành người tử tế, sau đó
là cháu sẽ có một cuộc sống hạnh phúc.
Sau này con có trở thành bất cứ ai trên cuộc đời này, làm bất cứ công việc gì thì
cũng làm việc một cách tử tế, ứng xử với bản thân, với gia đình, bạn bè, những người
xung quanh, với cộng đồng và thậm chí là với cả trái đất này một cách tử tế! Việc
cháu tiếp tục học ở đâu, làm việc gì là tùy vào sở thích, niềm đam mê và năng lực của
cháu. Tôi và gia đình hoàn toàn tôn trọng vào sự lựa chọn và quyết định của con
mình.
(Thạc sĩ Đinh Thị Thu Hoài – Giám đốc Trung tâm Đào tạo Kĩ năng
sống Insight, mẹ của "cậu bé vàng" Đỗ Hải Nhật Minh trả lời phỏng vấn báo Giáo
dục và Thời đại số 24 ngày 28-1-2017, trang 7)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích trên.
Câu 2. Theo em, trình tự lập luận trong đoạn trích trên được trình bày theo phương
pháp nào ? (diễn dịch, quy nạp hay tổng-phân-hợp)

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 6


Câu 3. Xác định nội dung cơ bản của đoạn trích.
Câu 4. Là một người trẻ tuổi, anh/chị có tán đồng với mong ước về tương lai tuổi
trẻ của vị phụ huynh thể hiện trong đoạn trích trên không? Vì sao?
Đáp án
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở đoạn trích là nghị luận.
Câu 2. Trình tự lập luận trong đoạn trích được trình bày theo phương pháp tổng-
phân-hợp.
Câu 3. Nội dung cơ bản của đoạn trích: Những lời tâm sự (chia sẻ) của một phụ
huynh mong con trở thành người tử tế.
Câu 4. Học sinh nêu quan điểm cá nhân và có những lí giải thuyết phục, nhưng
không thể không tán đồng. Vì đó là ý kiến đúng đắn, sâu sắc và có trách nhiệm.
Đề 3 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
(Trích “Tây Tiến” – Quang Dũng)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo thể thơ gì ?
Câu 2: Nêu nội dung cơ bản của văn bản.
Câu 3: Văn bản có sử dụng rất nhiều từ Hán Việt, hãy liệt kê những từ ngữ đó và
nêu tác dụng của chúng.
Câu 4: Chỉ ra phép tu từ nói giảm được sử dụng trong văn bản và nêu tác dụng của
phép tu từ đó.
Đáp án
Câu 1.Văn bản trên được viết theo thể thơ thất ngôn.
Câu 2. Văn bản tập trung khắc họa chân dung người lính Tây Tiến (ngoại hình,
tâm hồn, lí tưởng, sự hi sinh)
Câu 3. Những từ Hán Việt được sử dụng là: đoàn binh, biên giới, chiến trường,
biên cương, viễn xứ, áo bào, độc hành. Việc sừ dụng những từ Hán Việt ở đây đã tạo

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 7


ra sắc thái trang trọng, mang ý nghĩa khái quát, làm tôn thêm vẻ đẹp của người lính
Tây Tiến, góp phần tạo ra vẻ đẹp hào hùng cho hình tượng.
Câu 4. Phép tu từ nói giảm dược thể hiện trong câu thơ: “Áo bào thay chiếu anh
về đất”. Cụm từ “về đất” được thay thế cho sự chết chóc, hi sinh. Phép tu từ này có
tác dụng làm giảm sắc thái bi thương cho cái chết của người lính Tây Tiến. Người
lính Tây Tiến ngã xuống thật thanh thản, nhẹ nhàng. Đó là cuộc trở về với đất mẹ và
đất mẹ đã dang rộng vòng tay đón những đứa con yêu vào lòng.
Đề 4 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
THỜI GIAN LÀ VÀNG
Ngạn ngữ có câu : Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì mua được mà thời gian
không mua được. Thế mới biết vàng có giá mà thời gian là vô giá.
Thật vậy, thời gian là sự sống. Bạn vào bệnh viện mà xem, người bệnh nặng,
nếu kịp thời chạy chữa thì sống, để chậm là chết.
Thời gian là thắng lợi. Bạn hỏi các anh bộ đội mà xem, trong chiến đấu, biết
nắm thời cơ, đánh địch đúng lúc là thắng lợi, để mất thời cơ là thất bại.
Thời gian là tiền. Trong kinh doanh, sản xuất hàng hóa đúng lúc là lãi, không
đúng lúc là lỗ.
Thời gian là tri thức. Phải thường xuyên học tập thì mới giỏi. Học ngoại ngữ mà
bữa đực, bữa cái, thiếu kiên trì, thì học mấy cũng không giỏi được.
Thế mới biết, nếu biết tận dụng thời gian thì làm được bao nhiêu điều cho bản
thân và cho xã hội. Bỏ phí thời gian thì có hại và về sau hối tiếc cũng không kịp.
(Phương Liên –Thời gian là vàng, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục.
Câu 1. Theo tác giả, thời gian có những giá trị nào?
Câu 2. Xác định và nêu hiệu quả nghệ thuật của một biện pháp tu từ cú pháp trong
văn bản.
Câu 3. Theo anh/chị, tại sao tác giả cho rằng: Thời gian là vàng. Nhưng vàng thì
mua được mà thời gian không mua được.
Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất với anh/chị ? Vì sao?
Đáp án
Câu 1. Những giá trị của thời gian: Thời gian là sự sống, thời gian là thắng lợi,
thời gian là tiền, thời gian là tri thức
Câu 2: - Biện pháp tu từ cú pháp : Điệp cú pháp (Thời gian là...)
- Hiệu quả nghệ thuật: Nhấn mạnh vào giá trị của thời gian đối với con
người và cuộc sống.
Câu 3: - Thời gian là vàng : thời gian quý giá như vàng.
- Vàng mua được: vàng là thứ vật chất hữu hình, dù đẹp đẽ và giá trị
nhưng có thể mua bán trao đổi.
- Thời gian không mua được : thời gian là thứ vô hình không thể nắm bắt,
đã đi là không trở lại.

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 8


Câu 4 : Học sinh có thể trình bày suy nghĩ cá nhân. Có lý giải hợp lý (Nhấn mạnh
vào giá trị và cách sử dụng quỹ thời gian của con người)
Đề 5: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Hỡi đồng bào cả nước,
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền
không ai có thể xâm phạm được ; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền
tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mĩ. Suy rộng
ra, câu ấy có ý nghĩa là : tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc
nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng
nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do
và bình đẳng về quyền lợi”.
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Trích Tuyên ngôn Độc lập – Hồ Chí Minh)
Câu 1.  Nêu nội dung chính của đoạn văn.
Câu 2. Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ?
Câu 3. Hồ Chí Minh trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập (1776) của Mĩ và Tuyên ngôn
Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791) có ý nghĩa gì ?
Câu 4. Hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật viết văn chính luận của Hồ Chí
Minh được thể hiện trong đoạn văn ?
Đáp án
Câu 1. Nội dung đoạn văn: Tác giả nêu cơ sở pháp lý và chính nghĩa của bản
tuyên ngôn.
Câu 2.Tác giả đã sử dụng trong đoạn văn các thao tác lập luận: bình luận, chứng
minh
Câu 3. Ý nghĩa của việc trích dẫn hai bản tuyên ngôn:
- Làm cơ sở tuyên bố độc lập dân tộc
- Dùng lí lẽ của chính đối thủ để bác bỏ luận điệu và hành động của chúng
- Thể hiện niềm tự hào dân tộc khi đặt Cách mạng tháng Tám ngang hàng với các
cuộc Cách mạng của Pháp và Mĩ
Câu 4. Chỉ ra những đặc sắc của nghệ thuật viết văn chính luận được thể hiện trong
đoạn văn:
- Lập luận chặt chẽ
- Lí lẽ sắc bén
- Ngôn ngữ xác đáng
- Giọng điệu hùng hồn.

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 9


Đề 6: Đọc văn đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
Ôi Tổ quốc ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc nếu cần ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông
(Chế Lan Viên)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong hai câu thơ đầu của
đoạn thơ trên? Phân tích hiệu quả của biện pháp đó?
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ.
Câu 4. Từ đoạn thơ trên anh,chị hãy viết môt đoạn văn khoảng 5- 7 dòng bàn về
trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với Tổ quốc ?
Đáp án
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ là biẻu cảm
Câu 2. Biện pháp so sánh : Yêu Tổ quốc như máu thịt, như mẹ cha, như vợ chồng.
Tình yêu Đất nước hiện ra cụ thể, rõ ràng -> Yêu Tổ quốc như chính cơ thể và những
người thân yêu ruột thịt của mình.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ: Đoạn thơ thể hiện tình yêu Tổ quốc sâu sắc
của thi nhân. Tình yêu ấy được so sánh với tình yêu những người thân, ruột thịt trong
gia đình (mẹ cha, vợ chồng, như chính cơ thể của mỗi con người). Chính vì thế mà
khi Tổ quốc lâm nguy, khi Đất Nước cần chúng ta phải biết hi sinh để bảo vệ Tổ
quốc, làm nên sự trường tồn của dân tộc.
Câu 4. Trách nhiệm của thanh niên ngày nay đối với Tổ quốc: Học tập, tu dưỡng,
rèn luyện đạo đức, hoàn thành tốt những nhiệm vụ mình đang đảm nhiệm để khẳng
định là một người công dân có ích cho Đất nước. Có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ
quốc, chống lại các thế lực thù địch, chống phá nhà nước một cách đúng pháp luật.
Đề 7: Đọc văn đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi :
            Con yêu quí  của cha, suốt mấy tháng qua con vùi đầu vào mớ bài học thật là
vất vả. Nhìn con nhiều lúc mệt ngủ gục trên bàn học, lòng cha cũng thấy xót xa vô
cùng. Nhưng cuộc đời là như thế con ạ, sống là phải đối diện với những thử thách mà
vượt qua nó. Rồi con lại bước vào kì thi quan trọng của cuộc đời mình với biết bao
nhiêu khó nhọc. Khi con vào trường thi, cha chỉ biết cầu chúc cho con được nhiều
may mắn để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Quan sát nét mặt những vị phụ huynh
đang ngồi la liệt trước cổng trường, cha thấy rõ được biết bao nhiêu là tâm trạng lo

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 10


âu, thổn thức, mong ngóng…của họ. Điều đó là tất yếu vì những đứa con luôn là
niềm tự hào to lớn, là cuộc sống của bậc sinh thành.
            Con đã tham dự tới mấy đợt dự thi để tìm kiếm cho mình tấm vé an toàn tại
giảng đường đại học. Cái sự học khó nhọc không phải của riêng con mà của biết bao
bạn bè cùng trang lứa trên khắp mọi miền đất nước. Ngưỡng cửa đại học đối với
nhiều bạn là niềm mơ ước, niềm khao khát hay cũng có thể là cơ hội đầu đời, là bước
ngoặt của cả đời người. Và con của cha cũng không ngoại lệ, con đã được sự trải
nghiệm, sự cạnh tranh quyết liệt đầu đời. Từ nay cha mẹ sẽ buông tay con ra để con
tự do khám phá và quyết định cuộc đời mình. Đã đến lúc cha mẹ lui về chỗ đứng của
mình để thế hệ con cái tiến lên. Nhưng con hãy yên tâm bên cạnh con cha mẹ luôn
hiện diện như những vị cố vấn, như một chỗ dựa tinh thần vững chắc bất cứ khi nào
con cần tới.
(Trích “Thư gửi con mùa thi đại học”, trên netchunetnguoi.com)
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản.
Câu 3. Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích trên.
Câu 4. Hãy tìm nhan đề phù hợp để đặt tên cho đoạn trích.
 Đáp án
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.
Câu 2. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: tự sự, miêu tả và biểu
cảm.
Câu 3. Khái quát nội dung của đoạn văn bản trích:
- Đoạn trích là sự thấu hiểu và tình yêu thương, sẵn sàng sẻ chia của người cha trước
những vất vả của con trước ngưỡng cửa thi đại học.
- Đồng thời, đó cũng là lời động viên, khích lệ, tin tưởng của cha dành cho những nỗ
lực của con.
Câu 4. Nhan đề phù hợp là nhan đề ngắn gọn, hàm súc, khái quát được nội dung của
đoạn trích và có tính hấp dẫn. Ví dụ: Mùa thi bên con,…

GV: Lê Thị Hê Len - Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai 11

You might also like