Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGÀNH DỆT, MAY

 Thực trạng ngành dệt may Việt Nam:

Ngành dệt, may là 1 trong số các ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19.
Chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào bị gián đoạn, các thị trường nhập khẩu phải đóng
cửa do thực hiện phong tỏa xã hội để phòng chống dịch bệnh, nhu cầu tiêu thụ sản
phẩm giảm là những khó khăn mà Ngành phải đối mặt khi dịch bệnh covid-19 xuất
hiện.

 Ngành dệt, may Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi COVID-19:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) của ngành dệt
11 tháng năm 2020 giảm 0,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó IIP tháng 9 giảm
6,3%; tháng 10 giảm 5% và đến tháng 11 đã tăng trở lại 1,3%. Tương tự đối với ngành
sản xuất trang phục, mức giảm IIP so với cùng kỳ năm trước được thu hẹp dần, tháng
8 giảm 7,2%; tháng 9 giảm 4,1%; tháng 10 giảm 3,1%, riêng tháng 11 phục hồi mạnh
mẽ với tốc độ tăng 3,6%.

Kết quả này có được do các doanh nghiệp Dệt, may đã tìm cách nắm bắt cơ hội trong
thách thức, chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả
năng thích ứng với tình hình mới như sản phẩm bảo hộ lao động, sản phẩm phục vụ
ngành y tế để phòng chống dịch bệnh. Trong đó, sản lượng vải dệt tự nhiên tháng
11/2020 tăng mạnh 24,2% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng vải dệt từ sợi nhân tạo
tăng 3,3%, phục hồi rõ rệt so với mức giảm 9,6% của tháng 10 và 5,2% của tháng 9;
quần áo mặc thường tăng 3,4%.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc 11 tháng năm 2020 đạt 26,73 tỷ USD,
chiếm 10,5% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm
trước. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt, may giảm nhưng mức giảm này vẫn
thấp hơn nhiều quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm
25% do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 thì đây là một nỗ lực rất lớn của Ngành
Dệt, may[1].

You might also like