Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

BIÊN BẢN THẢO LUẬN CỦA NHÓM PHẢN BIỆN

NHÓM: 02
MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2121HCMI0111
TÊN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Thời gian: tiết 9, 10 ngày 29/04/2021


2. Địa điểm: lớp V501
3. Danh sách nhóm:
MÃ SINH
STT HỌ VÀ TÊN VIÊN GHI CHÚ ĐIỂM DANH

11 Nguyễn Thị Kim Cúc 19D130215 Nhóm trưởng Có mặt

12 Trần Thị Cúc 19D130006 Thành viên Có mặt

13 Nguyễn Thế Cường 19D130076 Thành viên Có mặt

14 Vũ Trung Đức 18D220130 Thành viên Có mặt

15 Nguyễn Thị Thùy Dung 19D130077 Thành viên Có mặt

16 Hoàng Trung Dũng 19D130147 Thành viên Có mặt

17 Nguyễn Thị Ánh Dương 19D130007 Thành viên Có mặt

18 Nguyễn Thùy Dương 19D130078 Thành viên Có mặt

19 Nguyễn Thị Giang 19D130008 Thư ký Có mặt

20 Nguyễn Thị Giang 19D130218 Thành viên Có mặt

4. NỘI DUNG
 Phản biện nhóm 1: Nội dung nhận xét:
o Hình thức: + Slide đẹp, dễ nhìn
+ Slide đảm bảo độ dài
1
o Nội dung: Đảm bảo đầy đủ nội dung, rõ ràng
o Bạn thuyết trình to, rõ ràng không phụ thuộc vào tài liệu
 Phản biện nhóm 7: Nội dung nhận xét
o Hình thức: Slide đẹp, dễ nhìn, tuy nhiên chữ hơi nhỏ khó nhìn
o Nội dung: Rõ ràng, đầy đủ nội dung
o Bạn thuyết trình nói to, rõ ràng, dễ hiểu

 Câu hỏi cho 2 nhóm thuyết trình:


Câu 1. Tại sao Nguyễn Ái Quốc lại lại chọn Trung Quốc để hoạt động cách
mạng?
Trả lời:
Có ba lý do khiến Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn năm 1924 sang Trung Quốc hoạt động
cách mạng.
- Thứ nhất, tháng 6/1911, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, gia
nhập Đảng Cộng sản Pháp vào năm 1920, năm 1923 đến Matxcova. Đây là khoảng
thời gian Người đã nhận thức về Chủ nghĩa Mac.
Sau khi đến Liên Xô, Người đã tham dự Đại hội Nông dân Quốc tế và Đại hội
đại biểu Quốc tế Cộng sản lần thứ 5. Đặc biệt là Đại hội đại biểu quốc tế cộng sản diễn
ra vào tháng 6/1924, xác định hình thức mới đối với đường hướng và nhiệm vụ cách
mạng của người cộng sản trên toàn thế giới. Điều này là sự cổ vũ hết sức lớn lao đối
với Hồ Chí Minh, khiến Người nhận ra rằng chỉ có thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, triển khai cách mạng giai cấp vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, mới
có thể giải phóng nhân dân Việt Nam ra khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
Người cho rằng lúc này cần phải nhanh chóng tìm đến Quảng Châu, một địa
điểm gần với Việt Nam, có điều kiện tương đối thuận lợi để triển khai những công việc
cần thiết, sớm thực hiện mục tiêu về nước phát triển phong trào cách mạng. Đó là việc
mở lớp huấn luyện cho những thanh niên yêu nước Việt Nam có mặt tại Quảng Châu
về con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
lôi cuốn thanh niên từ trong nước sang, huấn luyện xong lại cử họ về nước hoạt động,
tuyên truyền cách mạng. Từ kết quả huấn luyện đào tạo, sẽ lập ra một số tổ chức cách
mạng của thanh niên, chọn lọc trong đó những phần tử trung kiên, chuẩn bị hạt nhân
để tiến tới thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
- Thứ hai, trước và sau năm 1924, hình thức cách mạng Trung Quốc có nhiều
thay đổi lớn, phong trào cách mạng với Quảng Châu làm trung tâm thu được nhiều
thắng lợi.
Tại Quảng Châu, Tôn Trung Sơn đã thành lập Chính phủ cách mạng, mời được
đoàn cố vấn do Liên Xô và Quốc tế Cộng sản cử tới. Tháng 1/1924, Quốc dân Đảng tổ
2
chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất dưới sự lãnh đạo của Tôn Trung Sơn, đã
xác định chính sách “liên Nga, liên Cộng, phù trợ công nông”. Những người cộng sản
Trung Quốc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quen biết như Chu Ân Lai, Lí Phú Xuân,
Trương Thái Lôi cũng đều tập trung tại Quảng Châu, tạo ra cục diện Quốc – Cộng hợp
tác cùng thúc đẩy cách mạng Trung Quốc.
Thời điểm này Quảng Châu được mệnh danh là “Matxcova phương Đông”, thu
hút rất nhiều những nhà cách mạng đến từ những quốc gia bị áp bức. Chủ tịch Hồ Chí
Minh tin rằng, Người ở Quảng Châu lúc này, kết hợp tham gia thực tiễn cách mạng
Trung Quốc với thực hiện mục tiêu vận động cách mạng Việt Nam, nhất định sẽ có
hiệu quả và vì thế Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Quảng Châu vào thời điểm này.
- Thứ ba, Quảng Châu khi đó là nơi tập trung một số nhà hoạt động cách mạng
đến từ Việt Nam. Họ là những người đến Trung Quốc theo lời kêu gọi của bậc tiền bối
– nhà cách mạng dân chủ Phan Bội Châu, tham gia tổ chức “Quang Phục Hội” ở
Quảng Châu. Nhưng do khuynh hướng bảo thủ của nhà cách mạng tiền bối khiến họ
thất vọng, và thế là những người thanh niên Việt Nam này liền thành lập tổ chức “Tâm
tâm xã”.
Tháng 6/1924, một thành viên thuộc tổ chức “Tâm tâm xã” là Phạm Hồng Thái
đã tuẫn tiết tại sông Châu Giang sau khi mưu sát Tổng đốc Đông Dương bất thành. Sự
kiện này đã gây ra tiếng vang lớn ở Việt Nam cũng như toàn thế giới. Chủ tịch Hồ Chí
Minh ý thức được rằng, Người phải nhanh chóng đến Quảng Châu thay đổi tổ chức
này, dẫn dắt thanh niên Việt Nam theo con đường cách mạng đúng đắn là học theo chủ
nghĩa Mac.
Như vậy, Quảng Châu đã được Nguyễn Ái Quốc chọn là một điểm dừng chân,
một địa bàn hoạt động, một “căn cứ địa quốc tế” của cách mạng Việt Nam.

Câu 2. Trong thời gian hoạt động cách mạng tại các nước Pháp, Liên Xô, Trung
Quốc, Hồ Chí Minh đã gặp những khó khăn gì?
Trả lời
Trong thời gian sống, làm việc và hoạt động cách mạng tại các nước Pháp, Liên
Xô, Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã gặp không ít những khó khăn và phải đổi tên vô số
lần.
 Tại Pháp:
Trong toàn bộ thời gian sống trên đất Pháp, Bác trang trải cuộc sống bằng cách
làm việc nửa ngày. Để mưu sinh, ban ngày Nguyễn Ái Quốc làm thợ chụp ảnh, chấp
nhận sống kham khổ trong căn phòng nhỏ ở ngõ Compoint và dùng hầu hết số tiền
kiếm được để mua các tờ báo cánh tả cấp tiến, đặc biệt là báo “Nhân đạo”, ban đêm
hoạt động cách mạng. Ngoài ra, do có sự bất đồng ngôn ngữ, Bác phải học ngoại ngữ
3
trong lúc vừa lao động kiếm sống vừa tìm hiểu cuộc sống các nước và vừa tìm hiểu
đường lối cách mạng.
Giữa năm 1919, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi
"Bản yêu sách tám điểm "của nhân dân An Nam tới Hội nghị các nước đế quốc họp tại
Vécxây. Mặc dù Yêu sách chỉ nêu những yêu cầu tối thiểu trong khuôn khổ cải cách,
nhưng các tác giả của bản Yêu sách ấy đã không nhận được một lời phúc đáp. Từ thực
tế ấy, Người kết luận: "Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình".
Sau khi gửi bản yêu sách, Nguyễn Ái Quốc luôn luôn bị đeo bám, giám sát, lục
soát nơi ở, bị đe đọa và các mật thám chuyên trách còn đều đặn gửi báo cáo về Bộ
Thuộc địa, trong đó ghi chép mọi di biến động trong đời sống hàng ngày của Người.
Ngày 19-1-1922, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp thuộc địa đã họp quyết định lập
ra Hội Hợp tác người cùng khổ và ra tờ báo cùng tên. Nguyễn Ái Quốc nêu rõ, Hội
Hợp tác là hội kinh doanh sản xuất, mỗi cổ phần đóng 100 phơ-răng, hùn vốn 15.000
phơ-răng để ra tờ báo “Người cùng khổ”. Tuy nhiên, về sau, số người đóng cổ phần
không đủ nên Hội Hợp tác người cùng khổ không thành lập được nhưng báo Người
cùng khổ vẫn được ra.
Ngày 1-2-1922, Nguyễn Ái Quốc cùng các đồng chí trong Hội Liên hiệp thuộc
địa ra lời kêu gọi nhân dân các nước thuộc địa đoàn kết trong cuộc đấu tranh chống kẻ
thù chung, ủng hộ Hội Liên hiệp thuộc địa, đoàn kết với nhân dân “chính quốc”. Việc
tìm ra đường lối cách mạng đúng đắn đã khó thì việc tuyên truyền, kêu goị, lấy được
lòng người càng khó hơn.
Tháng 4-1922, Báo “Người cùng khổ” ra đời. Nguyễn Ái Quốc là người phụ
trách chính trong việc xuất bản báo “Người cùng khổ”, từ việc tổ chức ban biên tập,
tòa soạn, viết bài, sửa chữa, đi in, đem báo về tòa soạn, cho đến việc gửi báo đi các
thuộc địa. Bác đã phải làm rất nhiều việc và hầu như không có thời gian nghỉ ngơi.
Việc xuất bản báo “Người cùng khổ” là một vố đánh vào bọn thực dân ở các
nước thuộc địa, nhất là ở Đông Dương, ai đọc báo “Người cùng khổ” đều bị bắt. Điều
này đã gây cản trở lớn đối với việc tiêu thụ báo cũng như tuyên truyền tư tưởng cách
mạng của Nguyễn Ái Quốc. Và để duy trì, Bác đã ủng hộ rất đều mỗi tháng 25 phơ-
răng.
Năm 1923, với tư cách đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, ông ra tranh cử vào Hạ
viện Pháp, nhưng thất bại.
 Tại Liên Xô:
Từ nửa cuối năm 1923 Nguyễn Ái Quốc chính thức hoạt động trong Quốc tế
cộng sản. Một mặt, Người tập trung nghiên cứu về chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng
sản cả về lý luận và thực tiễn từ đất nước Liên Xô, mặt khác, chú trọng nghiên cứu về
4
vấn đề dân tộc và thuộc địa, về cách mạng giải phóng dân tộc. Nguyễn Ái Quốc quan
tâm đến tư tưởng của Lênin và quan điểm, đường lối của Quốc tế cộng sản về cách
mạng thuộc địa.
Cuối năm 1923, Nguyễn Ái Quốc vào học tại Trường Đại học Phương Đông tại
Mátxcơva. Cùng thời điểm này, Lênin ốm nặng, nên Nguyễn Ái Quốc không có cơ hội
được gặp Lênin.
Sau khi Lênin qua đời (21.1.1924) trong Quốc tế cộng sản có những quan điểm
khác nhau cả về xây dựng chủ nghĩa xã hội và về cách mạng ở các thuộc địa. Chính
sách kinh tế mới của Lênin lùi dần. Vấn đề dân tộc và thuộc địa cũng không được các
Đảng thật sự quan tâm như ở Đại hội II của Quốc tế cộng sản 1920. Điều đó đòi hỏi
Nguyễn Ái Quốc thể hiện bản lĩnh chính trị và có cách nhìn nhận riêng.
 Tại Trung Quốc
Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho lớp
thanh niên ưu tú của Việt Nam đang có mặt tại Quảng Châu với tổng số 75 người.
Giảng viên chính của các lớp là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Ngoài ra, còn có một
số giảng viên của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Liên Xô. Để tổ chức được ba lớp học
đó, Nguyễn Ái Quốc đã phải vượt qua biết bao khó khăn, thử thách, trước hết là về trụ
sở, tài chính và các mối liên lạc.
Ngày 10/10/1929, tòa án Vinh - Nghệ An mở phiên tòa số 115 xét xử 45 chiến sĩ
cách mạng, trong đó có 7 án tử hình. Biên bản phiên tòa có ghi: "Nguyễn Ái Quốc tức
Nguyễn Tất Thành, 30 tuổi (nghĩa là sinh năm 1899), lưu vong. Án do tòa án tỉnh đề
nghị là tử hình, án do Viện cơ mật đề nghị là khổ sai chung thân". Kèm theo đó là lời
phê của Khâm sứ Trung Kỳ: "Sẽ xét xử ngay sau khi bị bắt".
Sau khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tổ chức hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam tháng 2/1930 ở Hương Cảng, chính quyền Pháp ra thông báo số 1116 với nội
dung truy nã Nguyễn Ái Quốc. Từ đó mà Bác Hồ cũng gặp nhiều khó khăn để tiếp tục
hoạt động cách mạng.

5. Kết thúc buổi thảo luận: Vào 17 giờ 30 ngày 29/04/2021

Trưởng nhóm Thư ký


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Cúc Giang
Nguyễn Thị Kim Cúc Nguyễn Thị Giang

You might also like