Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 53

CHƯƠNG 8

THIẾT BỊ VẮT, TRÍCH LY, TINH CHẾ


CÁC SẢN PHẨM THU NHẬN TỪ
PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP VI SINH

Danang University of Science & Technology


8.1. MỞ ĐẦU

1. Nhiệm vụ của SX thuộc lĩnh vực CNSH là dùng


VSV để sản xuất ra 3 loại sản phẩm như sau:
• Các tế bào VSV ở trạng thái sống như: VK cố định
đạm Rhizobium Azotobacter, VK điều trị tiêu chảy
Bacillus Subtilis, VK làm phân vi sinh
B.megatherium, nấm men bánh mì
Saccharomyces Cerevisiae, v.v. hoặc trạng thái
chết để làm nguồn protein như Candida Utilis, các
loại vi tảo, v.v.
• Các sản phẩm trao đổi chất sơ cấp và thứ cấp.
• Các loại enzyme
2. Để thực hiện được nhiệm vụ đó cần phải giải
quyết 2 vấn đề sau:
• Kỹ thuật lên men.
• Kỹ thuật thu hồi sản phẩm sau lên men và chế
biến thành các dạng thương phẩm, nghiên cứu
các điều kiện trích ly, tinh chế nhằm thu được các
chất có hoạt tính sinh học dạng tinh khiết.

Cần lưu ý là các chất có hoạt tính sinh học thường


không bền với các điều kiện nhiệt độ, pH và các
yếu tố vật lý khác.
3. Điều kiện và phương pháp nuôi cấy VSV: Các chế
độ sinh tổng hợp cần được thiết lập sao cho các
sản phẩm cần thu nhận có nồng độ cực đại, còn
nồng độ của các tạp chất là tối thiểu.
4. Khi sản xuất các chế phẩm có hàm lượng các cấu
tử không cao thì quá trình cô đặc được thực hiện
là chủ yếu, không cần tách sinh khối bằng con
đường hấp và sấy các môi trường lên men.
5. Khi thu nhận các chất chuyển hóa dạng tinh thể có
mức tinh thể cao thì sự tách sinh khối và tạp chất
rắn khỏi dung dịch là giai đoạn đầu tiên để gia
công chất lỏng canh trường.
8.2. THIẾT BỊ ÉP

• Mục đích sử dụng: Để tách phần chiết ra khỏi bã,


người ta sử dụng máy ép kiểu vắt. Khi vắt, chất lỏng
tự do dễ dàng tách khỏi phần khô.
• Yêu cầu của thiết bị: Hiệu suất chiết cao, trong nước
chiết chứa càng ít phần rắn thì càng tốt.
• Nhược điểm: Dùng phương pháp ép không thể tách
hoàn toàn phần chiết, trong bã luôn luôn còn lại một
lượng chất chiết.
• Máy ép để vắt được chia thành 2 nhóm: Máy ép cơ
học tác động tuần hoàn và máy ép tác động liên tục.
1. Máy ép cơ học tác động tuần hoàn có các loại như
tác động thủ công, loại truyền động cơ học và sức
ép bằng thủy lực, loại khí động học. Nhược điểm
của loại máy ép này là năng suất không cao, kích
thước lớn nên ít được dùng trong công nghiệp.
2. Máy ép tác động liên tục có các loại như vít tải,
băng tải, máy ly tâm và trục quay. Loại máy ép này
có tiến bộ và hoàn thiện hơn vì có thể cơ khí hóa
và tự động hóa quá trình hoạt động.
• Khi sản xuất enzim ở quy mô công nghiệp, người
ta hay sử dụng máy ép 2 vít để vắt bã củ cải, bã
dầu sinh học, malt, v.v. Hình 8.2
Hình 8.2. Máy ép hai vít
1-Điều chỉnh bằng thủy lực; 2-Giá đỡ; 3-Côn điều chỉnh; 4-Nắp; 5-Xilanh; 6,8-Vít;
7-Trục; 9-Phễu chứa; 10-Vỏ thiết bị; 11-Truyền động; 12-Động cơ; 13-Bệ máy; 14,
15, 17, 20-Các đoạn ống; 16-Bộ phận thu góp; 18-Đai; 19-Tang quay
• Hai vít quay ngược chiều và nằm bên trong xilanh
đột lỗ. Hai vít vừa làm nhiệm vụ vận chuyển bên
trong xilanh, vừa làm nhiệm vụ ép.
• Vít ép được gắn chặt trên trục. Đường kính trục tăng
lên theo mức độ đến gần khoang áp suất.
• Côn điều chỉnh sẽ dịch chuyển theo tang quay được
gắn trên trục. Mức độ vắt bã phụ thuộc vào kích
thước khe hở giữa côn và xilanh.
• Vít tải chuyển bã từ phễu chứa vào vít ép rồi vào
khoang áp suất. Bã sau khi ép được thải ra qua khe
hở giữa côn và xilanh, chất lọc qua lỗ lọc trong
xilanh theo các đoạn ống vào thùng chứa.
Máy ép 1 vít
Ứng dụng:
Hạt đậu Thịt gia súc, gia cầm
Ngô sau khi tách loại
Cà rốt xương
Lá cải xanh Dưa leo
Trái cây Hành
Các loại rau Spinach
Các loại quả có múi Phân bón
Khoai tây
Ưu điểm:
• Giảm khối lượng và thể tích của môi
trường rắn.
• Dễ tháo sản phẩm và vệ sinh thiết bị
• Tiết kiệm diện tích nhà xưởng
• Độ ẩm của nguyên liệu có thể giảm được
50%.
• Thiết kế và vận hành đơn giản, dễ thay thế
thiết bị và chi phí vận hành rẻ.
8.3. MÁY TRÍCH LY
• Khái niệm: Quá trình tách các chất có thành phần phức tạp
chứa 1 hay nhiều cấu tử bằng dung môi gọi là trích ly.
• Mục đích sử dụng: Để tách enzim ra khỏi canh trường nấm
mốc được nuôi cấy bằng phương pháp bề mặt, tách
monosaccarit từ pha rắn sau khi thủy phân polysaccarit,
tách lipit từ sinh khối nấm men, v.v.
• Để trích ly các chất hoạt hóa sinh học, người ta sử dụng
các bộ trích ly tác động tuần hoàn hay liên tục.
1. Bộ trích ly tác động tuần hoàn có hiệu suất không cao nên
chỉ ứng dụng trong những phân xưởng SX có quy mô nhỏ.
2. Bộ trích ly tác động liên tục gồm các ống khuếch tán, các
bộ khuếch tán, máy tách dạng cột kiểu nằm ngang hay
đứng, các máy tách dạng roto, v.v.
8.3.1. Các bộ khuếch tán.

• Mục đích sử dụng: Các bộ khuếch tán ứng dụng


để chiết enzim từ canh trường nuôi cấy nấm mốc.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bộ khuếch
tán: Hình 8.3
Hình 8.3. Bộ khuếch tán
1-Ống khuếch tán; 2-Dòng chảy của nước chiết; 3-Vít để tải canh trường của nấm
mốc; 4-Ống cung cấp nước để khuếch tán; 5-Ống thu nhận nước chiết; 6-Khớp
tháo; 7-Thùng chứa nước chiết; 8-Vít tải; 9-Dẫn động vít tải; 10-Dòng thải
• Bộ khuếch tán gồm từ 8 - 10 ống khuếch tán được
lắp trên một mặt phẳng chung. Tất cả các bộ khuếch
tán được thống nhất hóa.
• Phần dưới nón của ống khuếch tán có ống nối để
nạp nước vào khuếch tán, nạp hơi để tiệt trùng thiết
bị, để tháo nước rửa và bã sinh học.
• Phần xilanh của ống khuếch tán có khớp nối để lấy
nước chiết. Các khớp nối ở dưới đều có van 3 cửa
để tháo phần chiết vào ống khuếch tán tiếp theo
hoặc vào ống dẫn để xả.
• Các van được phân bổ sao cho bất kỳ ống khuếch
tán nào cũng có thể ngừng hoạt động mà không ảnh
hưởng đến bộ khuếch tán.
• Các ống khuếch tán được kết hợp một cách liên
tục, dịch được trích ly từ phần trên của ống khuếch
tán trước đó cho vào phần dưới của ống tiếp theo.
• Nguyên tắc hoạt động:
• Thời gian chiết trong mỗi ống khuếch tán là 30-45
phút, thời gian chung của cả quá trình là 4-6h.
• Động lực của quá trình khuếch tán là gradient
nồng độ các chất trong dung môi. Nên để tăng
cường quá trình, cần giữ hiệu nồng độ cực đại
bằng cách tăng thể tích tương đối của dung môi,
hạn chế sự chảy rối và tăng trao đổi khối.
• Để thu nhận các phần chiết có nồng độ cao cần sử
dụng phương pháp ngâm chiết hợp lý. Phần trích ly
được tuyển ban đầu cho vào rửa phần canh trường
mới, còn ngâm chiết canh trường được sử dụng bởi
các phần chiết có nồng độ thấp và sau đó bằng H2O.
• Trong quá trình trích ly các chất trương nở, khối
lượng và thể tích chiếm chỗ tăng, do đó xảy ra hiện
tượng vắt dần sản phẩm nằm giữa các lưới.
• Ưu điểm của phương pháp: Có khả năng thu nhận
nước chiết enzim có nồng độ cao.
• Nhược điểm của quá trình: Trong nước chiết không
những có chất cần tách mà còn có các chất hòa tan
khác, chủ yếu là đường, muối, axit amin và các chất
không hoạt hóa khác.
8.3.2. Máy trích ly dạng vít đứng tác động liên tục

• Mục đích sử dụng: Trong các xí nghiệp thuộc


lĩnh vực CNSH, thiết bị này được dùng để trích ly
enzim, axit amin và các chất khác từ vật liệu rắn
trong quá trình sản xuất lớn.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.5
Hình 8.5. Thiết bị trích ly
kiểu vít tải
1-Dẫn động; 2-Khớp nối;
3-Cấu trúc kim loại; 4-
Cơ cấu nạp liệu; 5-Vít
nạp liệu; 6-Vỏ; 7-Điểm
nút tựa ổ bi; 8-Khớp nối;
9-Dẫn động vít tải; 10-
Khung đỡ; 11,15-Nắp;
12-Vít trung gian; 13-Vít
nâng 14-Cơ cấu tháo
liệu; 16-Gối tựa vít đứng;
17-Ngõng trục
• Thiết bị gồm 3 cột: Nạp liệu, dỡ liệu kiểu nâng và
nằm ngang. Bên trong mỗi cột có vít đột lỗ.
• Bộ nạp liệu kiểu vít tải chuyển pha rắn của canh
trường nấm mốc vào phần trên của cột nạp liệu. Vít
đột lỗ chuyển tiếp xuống phía dưới và qua phần
nằm ngang của cột để vào cột nâng. Canh trường
nấm mốc từ cột nạp liệu qua cột chuyển nằm ngang
vào cột nâng và sau khi vắt thì thải ra ngoài.
• Nước dâng lên trong cột nạp liệu được bão hòa liên
tục và sau khi qua bộ lọc ở phần trên của cột nâng
thì đưa ra ngoài.
• Hệ số chứa đầy pha rắn của cột có tính đến sự
trương nở của sản phẩm bằng 0,8. Thời gian trích
ly 40÷60 phút ở nhiệt độ 250C.
8.3.3. Máy trích ly hai vít nằm ngang tác động liên tục

Hình 8.6. Thiết bị trích ly tác động liên tục của hãng Niro Atomaizer
1-Máng nghiền; 2-Bơm định lượng; 3-Bộ trao đổi nhiệt; 4-Vít tải; 5-Bộ định lượng; 6-Dẫn động;
7-Bơm; 8-Bộ trao đổi nhiệt; 9-Áo trao đổi nhiệt
• Thiết bị trích ly là máng nghiêng, bên trong có 2 vít
với những cơ cấu trao đổi nhiệt và hệ bơm.
• Nguyên tắc hoạt động: Bộ định lượng được đặt
trên thiết bị trích ly để nạp sản phẩm vào phần
dưới của máng. Từ đầu khác của thiết bị bơm định
lượng đẩy dung môi qua bộ trao đổi nhiệt vào đầu
trên của máng. Phần chiết qua bộ tự lọc tinh ở
phần cuối của máng được tải ra ngoài.
• Ưu điểm: Quá trình trích ly được tiến hành hai
mức và ngược dòng, phương pháp tiếp xúc pha
rắn với pha lỏng như thế sẽ bảo đảm hiệu suất
chiết cao hơn.
8.3.4. Thiết bị trích ly dạng roto
• Mục đích sử dụng: Để trích ly enzim một cách liên
tục từ canh trường nấm mốc hoặc vi khuẩn.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.7

Hình 8.7. Máy trích ly hoạt


động liên tục dạng roto
1-Bộ nạp liệu; 2-Khoang
hình quạt; 3-Máy sấy bã
sinh học; 4-Các thùng
chứa; 5-Bơm; 6-Đường
ống dẫn dung dịch cô; 7-
Khớp nối để nạp chất tải
nhiệt; 8-Băng tải để chuyển
bã sinh học; 9-Thùng chứa;
10-Đường ống dẫn nước
để khuếch tán; 11-Bơm
chân không; 12-Vòi phun
• Thiết bị là một khối kín bất động, bên trong có roto
được chia thành 16 khoang hình quạt làm quay trục
đứng.
• Mỗi khoang có đáy lưới sâu 0,23-0,36m. Canh
trường nấm mốc được nghiền nhỏ, định lượng và
cho vào đáy lưới để ngâm rồi trích ly.
• Tất cả 16 khoang này chia thành 4 vùng. Ở khu vực
đầu canh trường được gia công bằng nước, sau khi
ngâm 1 thời gian, sau đó nhờ bơm chân không phần
chiết được lọc và chảy vào thùng chứa để bơm vào
khu vực 2. Tại đây canh trường nấm mốc được trích
ly, lọc và cho chảy vào thùng chứa thứ 2. Các công
đoạn này được lặp lại ở khu vực 3 và 4.
• Sau khi trích ly, phần chiết giàu enzim được cho vào
gia công tiếp, còn bã sinh học được thải ra và cho
vào sấy.
• Khi hoạt động liên tục, trong mỗi khoang hình quạt
của roto cho phép tiến hành gia công canh trường
bằng nước một cách liên tục và gia công canh
trường bằng nước chiết cho đến khi tách hoàn toàn
enzim.
• Dẫn động của roto được thực hiện qua bộ truyền
động, đồng thời các bánh đai làm thay đổi số vòng
quay của roto.
Thiết kế & Tăng quy mô…
Trích ly lỏng-rắn bằng áp lực
• Là quá trình phân tách dựa vào sự di chuyển
của các chất hòa tan trong canh trường sang
dung môi.
• Dung môi: An toàn khi sử dụng, ít độc hại, dễ
loại bỏ hoặc thu hồi.
• 3 phương pháp: supercritical fluid extraction
(SFE); pressurized solvent extraction (PSE,
and pressurized low polarity water (PLPW)
extraction.
• Khác nhau: Sử dụng các dung môi khác nhau.
Ví dụ: SFE-dung dịch CO2 bão hòa; PSE-
hexane, methanol hoặc ethanol; PLPW-nước.
• Giống nhau: Cấu tạo chung gồm Nguồn cung
cấp dung môi, bơm vận chuyển dung môi,
thiết bị gia nhiệt dung môi, nồi áp suất thực
hiện trích lý, và nồi thu nhận sau trích ly.
• Các thiết bị trích ly này hoạt động gián đoạn
(batch). Phù hợp cho quá trình sản xuất các
sản phẩm có giá trị cao, nhưng thể tích làm
việc không quá lớn e.g. dược phẩm hoặc các
sản phẩm dinh dưỡng.
Sơ đồ cơ chế hoạt động của SFE
Sơ đồ cơ chế hoạt động của PLPW/PSE
Thiết bị trích ly liên tục

Được sử dụng rộng rãi trong công


nghiệp, kinh tế hơn, và sử dụng thiết
bị triệt để hơn so với thiết bị trích ly
gián đoạn.
Hệ trích ly lỏng-lỏng ngược dòng
• Động học của quá trình trích ly này là lớn
nhất do sự khác biệt nồng độ giữa chất
hòa tan và dung môi là lớn nhất.
• Tiết kiệm dung môi, tăng hiệu quả trích ly,
thu được nồng độ chất tan cao trong dung
môi, và nồng độ chất tan còn lại trong
dung dịch thấp.
Hệ trích ly rắn-lỏng liên tục ngược dòng

Vận hành nhờ vào sự vận chuyển môi


trường nuôi cấy bằng vít tải ngược dòng
với dòng dung môi. Vít tải đóng vai trò vận
chuyển, đồng thời tạo áp lực trong toàn bộ
hệ thống.
Hệ trích ly ngược dòng liên tục PLPW
để phân tách sinh khối VSV

® WIPO Patent, Christensen 2007


• Nguyên tắc hoạt động:
Quá trình trích ly gồm 3 giai đoạn.
- GĐ 1: Ngâm sinh khối, T < 1000C, t < 30min
- GĐ 2: Sinh khối sau khi ngâm được chuyển
vào phễu nạp liệu của vít tải, tạo áp suất ép,
T < 2000C. Loại phần lớn hemicellulose.
- GĐ 3: Sinh khối từ GĐ2 được chuyển vào
GĐ3 nhờ bơm, vít tải đóng vai trò trích ly, t <
3min, T < 1950C.
8.4. MÁY LỌC
• Khái niệm: Thiết bị dùng để phân chia hệ không đồng nhất
bằng phương pháp lọc qua lớp ngăn được gọi là máy lọc.
• Nguyên tắc hoạt động: Huyền phù được nạp vào màng xốp,
pha lỏng sẽ qua màng xốp, pha rắn được giữ lại ở dạng lớp
kết tủa đặc.
• Phân loại theo nguyên tắc tác động: Tác động tuần hoàn và
tác động liên tục.
• Phân loại theo áp suất: Máy lọc theo phương pháp trong lực,
máy lọc hoạt động dưới áp suất của cột chất lỏng, máy lọc
chân không, máy lọc ép.
• Theo mục đích sử dụng: Máy lọc được dùng trong các quá
trình tách sinh khối chất lỏng canh trường để làm trong dung
dịch chứa các chất HHSH, để lọc tiệt trùng, để tách các chất
HHSH dạng kết tủa khỏi dung dịch, v.v.
8.4.1. Máy lọc tác động tuần hoàn

Hình 8.10. Máy lọc ép kiểu phòng


1-Bản; 2-Bề mặt gợn sóng của bản; 3-Phòng; 4,5-Các lớp vải lọc; 6-Rãnh để chuyển
huyền phù; 7-Rãnh để thải phần lọc
• Máy lọc ép có thể lọc được những huyền phù
khó tách vì thể tích của các phòng nhỏ và áp
suất làm việc lớn.
• Nạp huyền phù cùng lúc vào tất cả các phòng
theo rãnh phía trên, còn phần lọc khi cho qua tất
cả các màng lọc sẽ chảy xuống dưới theo các
máng của bề mặt các tấm gợn sóng và được
dẫn ra theo rãnh chung của phần dưới.
• Chất kết tủa trong các phòng phải rửa và khử
nước bằng phương pháp nạp dung dịch rửa hay
không khí nén theo rãnh ở trên và tháo qua rãnh
dưới.
8.4.2. Máy lọc tác động liên tục
• Máy lọc chân không thùng quay
- Loại máy lọc này được dùng để tách sinh
khối VSV khỏi dung dịch canh trường và để lọc
huyền phù có cấu trúc khác nhau của các thể
vẩn rắn.
- Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.13
Hình 8.13. Máy lọc chân
không dạng thùng quay
1-Thùng quay; 2-Ổ bi; 3-
Thùng chứa huyền phù; 4-
Máy khuấy lắc; 5-Xilanh
đặc bên trong; 6-Xilanh
ngoài đột lỗ; 7-Vải lọc; 8-
Màng chắn lọc; 9-Khoang
lọc; 10-Đĩa phần mặt mút
của ngõng trục; 11-Các
ống; 12-Phần bất động
của đầu được phân bổ
dạng vòng cung các cửa;
13-Vòi phun; 14-Dao cạo
cặn; I-Lọc qua vải; II-Sấy
cặn; III-Rửa cặn; IV-Thổi
và làm tơi cặn
- Thùng quay được chia thành một số khoang mà
trong một vòng các khoang này trực tiếp đi qua 4
vùng.
- Các khoang của thùng quay được bao phủ bởi
tấm đột lỗ và bị kéo căng bởi vật liệu lọc. Số vòng
quay của thùng thay đổi nhịp nhàng trong giới hạn
từ 0,13-3 vòng/phút.
- Thùng quay được lắp trong các ổ đặc biệt, tấm
đáy dưới thùng có máng chảy và máy khuấy lắc
hoạt động nhờ bộ dẫn động riêng biệt có số vòng
quay đến 0,3 vòng/phút.
- Máy lọc chân không thùng quay được thiết kế theo
chế độ nạp liệu từ 1/3 - 2/3 đường kính, phụ thuộc
vào tính lắng đọng của huyền phù.
8.5. THIẾT BỊ TUYỂN NỔI
• Khái niệm: Quá trình tách vật lý các tiểu phần rắn,
nhỏ của huyền phù dựa vào khả năng dính vào bọt
không khí của chúng, và nổi lên trên, tập trung lại
thành váng được gọi là tuyển nổi.

• Ưu điểm: Phương pháp này sẽ làm giảm lượng


máy phân ly, giảm tiêu hao năng lượng và đảm bảo
tính liên tục của quá trình công nghệ.
• Phân loại các bộ tuyển nổi:
1. Theo phương pháp bão hòa canh trường ban đầu
bằng không khí, bộ tuyển nổi được chia ra 3 nhóm:
- Nhóm 1: Các thiết bị mà chất lỏng canh trường
trước khi tuyển được bão hòa không khí sơ bộ
dưới áp suất dư và được gia công tiếp ở áp suất
khí quyển hay chân không không lớn lắm.
- Nhóm 2: Các loại thiết bị mà sự tuyển nổi được
thực hiện bằng không khí phân tán.
- Nhóm 3: Máy tuyển nổi chạy điện.
2. Theo kết cấu gồm có bộ tuyển nổi hình nón nằm
ngang, xilanh đứng, 1 mức với cốc trong, 2 mức.
• Ứng dụng: Tuyển nổi thường được dùng để
tách thành phần sulfide ra khỏi khoáng sản,
tách KCl ra khỏi NaCl, tách than khỏi hợp chất
tro, tách các hợp chất silic khỏi quặng sắt, v.v.
=> Dùng để tách sinh khối trong sản xuất nấm
men, làm sạch nước, xử lý nước thải.
• Hệ số tuyển nổi: Là tỷ số giữa nồng độ sinh
khối trong huyền phù lấy ra từ máy tuyển nổi
và nồng độ sinh khối trong môi trường ban
đầu.
• Việc xây dựng mô hình dự đoán cho quá trình
tuyển nổi tương đối khó khăn, vì…..
Cơ chế hoạt động chung của
thiết bị tuyển nổi
8.5.1. Thiết bị tuyển nổi một mức bằng khí nén

• Mục đích sử dụng: Trong sản xuất thuộc lĩnh


vực CNSH, thiết bị này được dùng để cô nấm
men thu được trên môi trường hydrat cacbon.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.15
Hình 8.15. Máy
tuyển nổi một mức
bằng khí nén
1-Cốc trong; 2-Vỏ
thiết bị; 3-Bộ dập
bọt cơ học; 4-Dẫn
động; 5-Thùng chứa
chất dập bọt
• Chất lỏng canh trường ban đầu được bão hòa sơ
bộ không khí được cho vào lô I (chiếm 2/3 thể tích
thiết bị) từ thiết bị nghiền mịn nấm men. Trong lô
này thu được 80% nấm men so với ban đầu.
• Sau đó chất lỏng được chuyển vào lô II-V. Bộ thông
gió đẩy không khí bổ sung vào các lô này cho phép
thu được 10,5% và 2% lượng nấm men tương ứng
với các lô trên.
• Bọt được tạo ra từ tất cả các lô tràn vào cốc thu góp
bọt, tại đây bộ dập bọt sẽ dập tắt.
• Nấm men cô được tạo thành và lắng xuống đáy của
cốc trong, được bơm đẩy qua bộ tách khí đến các
máy phân ly để tiếp tục cô.
8.5.2. Thiết bị tuyển nổi dùng cơ-khí nén

• Mục đích sử dụng: Thiết bị này được dùng để làm


sạch các dòng nước và các dung dịch chứa một
lượng lớn các tạp chất và các chất bẩn của quá
trình sản xuất.
• Ưu điểm: Có kết cấu đơn giản, không khí được
phân tán đều trong thiết bị, ít tiêu hao năng
lượng, thể tích của không khí được dẫn vào dung
dịch luôn biến đổi trong một giới hạn lớn.
• Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động: Hình 8.17, 8.18
Hình 8.17. Thiết bị tuyển nổi Hình 8.18. Thiết bị tuyển nổi
dùng khí nén hai phòng bằng cơ học

You might also like