Chính Sách C A Pháp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 1

Chính sách của Pháp[sửa 

| sửa mã nguồn]
Sau vụ khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 1930, Pháp quay lại với chính sách bảo hộ mậu dịch và
độc quyền khai thác Đông Dương theo đường lối thực dân. Toàn thể dân Đông Dương phải ra sức
nâng cao giá trị kinh tế của khu vực, nhưng chỉ có người Pháp, một thiểu số rất ít người Việt và
người Hoa gần gũi với Pháp hay một số dân chúng thành thị được hưởng lợi. Hậu quả là trước Đại
chiến thế giới lần thứ hai, Việt Nam vẫn chỉ là một xứ lạc hậu và nghèo đói so với nhiều quốc
gia châu Á khác. Hệ thống thuế nửa thực dân nửa phong kiến khiến cho các hộ nông dân phải bán
gần hết lương thực có được để nộp thuế khiến đa số nông dân không còn lương thực dự trữ.
Theo ông Hoàng Trọng Miên, trong sách Đệ Nhất Phu Nhân Tập I viết:
Giữa thời kỳ ấy, để phòng ngừa dân miền Bắc nổi dậy, Pháp tung đám tay sai đi khắp nơi vơ vét hết
thóc gạo tải về tập trung ở các kho dự trữ riêng, lấy cớ là để tiếp tế cho quân đội Nhật. Hết ép buộc
mua rẻ của dân quê, Pháp lại vãi tiền ra mua thóc, ngô (bắp) bằng một giá cao để thu cho kỳ sạch
ngũ cốc hiếm hoi của miền Bắc. Gạo Nam Kỳ thì không được đưa ra, lấy cớ là phi cơ Đồng Minh
ngày đêm không ngừng bắn phá tàu bè, ghe thuyền, còn đường xe lửa xuyên Đông Dương thì Pháp
dành cho Nhật chuyên chở quân sự. Lúa thừa ở miền Nam chất chứa đầy kho, Pháp đem đốt thay
than củi ở các nhà máy điện.

Dân quê ở Bắc khởi sự chết đói từ cuối năm 1944. Mùa lúa tháng Mười lại thất bát. Người có tiền ở
thôn quê cũng đành nhịn ăn, vì thóc gạo đã bị lấy sạch. Tại thành phố, mỗi khẩu phần người Việt
đều phải ăn gạo "bông" (phiếu mua gạo) ở trong tay chính quyền Pháp phân phát. [3]
Theo sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4:
Bọn Pháp Decoux – Morlant, từ mùa gặt cuối năm 1943 đến hai mùa gặt năm 1944, cũng trưng thâu
gạo bỏ vào các kho quân đội Pháp để phòng hờ một cuộc đổ bộ Đồng Minh vào Đông Dương. [4]

You might also like