Cấu trúc thị trường tài chính

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Cấu trúc thị trường tài chính:

- Căn cứ vào thời gian sử dụng nguồn tài chính huy động được:
1) Thị trường tiền tệ:
Thị trường tiền tệ là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua
bán các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán (đáo hạn) từ 12
tháng trở xuống. Theo thông lệ quốc tế, các công cụ trên thị trường
tiền tệ có thời hạn thanh toán dưới 12 tháng.
Thị trường tiền tệ bao gồm 4 thị trường bộ phận chủ yếu: thị trường
tín dụng ngắn hạn; thị
trường hối đoái (vàng và ngoại tệ); thị trường liên ngân hàng; thị
trường mở. Trong đó thị trường tín dụng ngắn hạn và thị trường hối
đoái có quan hệ trực tiếp đến hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Chủ thể của thị trường tín dụng ngắn hạn là các
trung gian tài chính, những người cho trung gian tài chính vay là
những người đi vay vốn của trung gian tài chính. Các trung gian tài
chính là nơi cung cấp cho doanh nghiệp những khoản tín dụng ngắn
hạn dưới các hình thức cho vay, chiết khấu, cầm cố. Và các trung
gian tài chính là nơi để doanh nghiệp gửi vốn tạm thời nhàn rỗi, cung
cấp các dịch vụ thanh toán, ngân quĩ cho doanh nghiệp. Chủ thể của
thị trường hối đoái là người được phép kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc
(trong đó chủ yếu là ngân hàng thương mại), các doanh nghiệp tham
gia giao dịch hối đoái, ngân hàng trung ương tham gia thị trường để
thực hiện chính sách tiền tệ và các cá nhân được phép giao dịch hối
đoái có nhu cầu. Các doanh nghiệp có thể mở tài khoản tiền gửi ngoại
tệ tại ngân hàng thương mại để thực hiện giao dịch thanh toán, mua
bán ngoại tệ phục vụ mục đích kinh doanh.
2) Thị trường vốn:
Thị trường vốn là thị trường trong đó bao gồm các giao dịch mua bán
các công cụ tài chính có thời hạn thanh toán trên 1 năm. Thị trường
vốn hoạt động với các công cụ thuộc về vốn chủ và vốn vay dài hạn
có thời gian đáo hạn trên 1 năm: trái phiếu, cổ phiếu.
Thị trường vốn có 4 thị trường bộ phận là: thị trường chứng khoán, thị
trường tín dụng trung và dài hạn, thị trường cho thuê tài chính và thị
trường cầm cố bất động sản.
+Thị trường cầm cố bất động sản là 1 cơ chế chuyên cung cấp những
khoản tài trợ dài hạn được đảm bảo bằng việc cầm cố, thế chấp, các loại
giấy chứng nhận quyền sở hữu hay các loại bất động sản.
+Thị trường chứng khoán là 1 cơ chế chuyên giao dịch các loại chứng
khoán, đó là thị trường sử dụng các loại thông tin, dữ liệu có liên quan
đến mức sinh lời tiềm năng và coi đó như 1 chuẩn mực đầu tư. Các loại
công cụ vốn, trái khoán, được sử dụng giao dịch trên thị trường chứng
khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu công ty, công trái quốc gia và nhiều
loại giấy tờ có giá khác.
+Thị trường tín dụng trung và dài hạn: là thị trường diễn ra các giao dịch
tín dụng nhằm tài trợ cho các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh khác
thuê dài hạn hay thuê mua trả góp các loại máy móc thiết bị hay các loại
bất động sản.
+Thị trường cho thuê tài chính: là thị trường diễn ra các hoạt động
tín dụng trung gian và dài hạn thông qua việc cho thuê các máy
móc, thiết bị, phương tiên vận chuyển và các bất động sản khác
trên cơ sở hợp đồng cho thuê giữa bên thuê và bên cho thuê.
-Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính:
Thị trường sơ cấp
Thị trường sơ cấp là thị trường mới phát hành, trong đó những công cụ
tài chính chỉ mới bán ra lần đầu. Ở đây, nguồn vốn thông qua việc bán
các chứng khoán mới, dịch chuyển từ người tiết kiệm đến những người
đầu tư.
Thị trường sơ cấp là thị trường không có địa điểm cố định, người bán
công cụ tài chính cho người đầu tư hoặc trực tiếp tại phòng của tổ chức
huy động vốn, hoặc thông qua tổ chức đại lý. Đối với nhà đầu tư, thị
trường sơ cấp là nơi để thực hiện đầu tư vốn vào các công cụ tài chính.
Do các công cụ tài chính được bán trên thị trường sơ cấp thường không
thông qua đấu giá nên việc định giá công cụ tài chính lúc bán ra hết sức
quan trọng. Riêng đối với việc bán cổ phiếu ra lần đầu, việc định giá để
bán có 2 phương thức chính, đó là:
+Phương thức định giá cố định: người bảo lãnh phát hành và người
phát hành thỏa thuận ấn định giá sao cho đảm bảo quyền lợi của
người phát hành, lợi ích của người bảo lãnh phát hành.
+Phương thức lập sổ (book building): Người bảo lãnh phát hành đề
ra 1 phương án sơ bộ và tổ chức thăm dò các nhà đầu tư tiềm tàng về
số lượng, giá cả cổ phiếu mà họ có thể đặt mua, sau đó thống kê lại
số lượng phát hành với những mức giá khác nhau để cùng người phát
hành chọn ra những phương án tối ưu.
Thị trường thứ cấp
Thị trường thứ cấp là thị trường tài chính mà các công cụ tài chính đã
mua bán lần đầu tiên trên thị trường sơ cấp được mua đi bán lại. Trên thị
trường thứ cấp, các chứng khoán này được mua và bán. Các giao dịch
của các chứng khoán trên thị trường thứ cấp không làm tăng thêm vốn
để tài trợ cho hoạt động đầu tư.
Thị trường thứ cấp có 2 chức năng chủ yếu:
+Tạo tính “lỏng” cho các công cụ tài chính sơ cấp, vì vậy làm cho
các công cụ tài chính trên thị trường sơ cấp có sức hấp dẫn hơn.
Không có thị trường thứ cấp thì hoạt động của thị trường sơ cấp sẽ
khó khăn, hạn chế.
+Xác định giá các công cụ tài chính đã được bán trên thị trường sơ
cấp. Gía ở thị trường thứ cấp được hình thành chủ yếu dựa trên quan
hệ cung – cầu và thông qua đấu giá hoặc thương lượng giá trên thị
trường 1 các công khai hóa.
Ngoài ra, trong thị trường tài chính phải kể đến các tổ chức tham gia
giao dịch cũng như các trung gian tài chính, các tổ chức tiền gửi, công ty
bảo hiểm, các trung gian tài chính khác.
-Căn cứ theo phương thức huy động nguồn tài chính
 Thị trường nợ.
Thị trường nợ là thị trường tài chính giữa người đi vay và người cho
vay. Đối với doanh nghiệp khi họ huy động vốn trên thị trường nợ sẽ
hình thành khoản nợ phải trả thể hiện trên bảng tổng kết tài sản.
Thị trường nợ hoạt động thông qua các công cụ tài chính như: hợp đồng
cho vay, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu ngân hàng, thương
phiếu và một số công cụ khác, thời hạn thanh toán của các công cụ tài
chính trên thị trường nợ, có thể ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Khi nghiên cứu đến thị trường chứng khoán thì thị trường nợ còn được
gọi là thị trường trái phiếu. Trái phiếu là công vụ vay nợ chủ yếu của
doanh nghiệp ở các nước đã có thị trường chứng khoán phát triển, nó
hấp dẫn nhà đầu tư bởi tính thanh khoản cao.
. Thị trường vốn cổ phần.
Thị trường vốn cổ phần là thị trường giữa người bán quyền sở hữu công
ty và người mua quyền sở hữu công ty. Công cụ tài chính duy nhất trên
thị trường vốn cổ phần là cổ phiếu và các công cụ phát sinh từ việc sở
hữu cổ phiếu.
Đối với doanh nghiệp, điểm khác cơ bản của việc huy động vốn trên thị
trường nợ và trên thị trường vốn cổ phần là doanh nghiệp hình thành vốn
nợ phải trả nếu huy động trên thị trường nợ và hình thành vốn chủ sở
hữu nếu huy động vốn trên thị trường vốn cổ phần. Đối với người đầu
tư, khi bán vốn trên thị trường nợ được hưởng mức lợi tức khá ổn định,
nói chung là biết trước và không lấy trực tiếp từ thu nhập ròng của
doanh nghiệp; còn bán vốn trên thị trường vốn cổ phần có lợi tức không
ổn định, khó có thể biết trước và hưởng trực tiếp từ thu nhập ròng của
doanh nghiệp hoặc do giá trị tài sản doanh nghiệp tăng lên.
Thị trường vốn cổ phần phát triển gắn liền với quá trình phát triển của
công ty cổ phần và công ty cổ phần hóa. So với thị trường trái phiếu, thị
trường cổ phiếu thường hoạt động sôi động hơn, tuy quy mô có thể
không lớn hơn. So với đầu tư vào thị trường trái phiếu, thì đầu tư vào thị
trường cổ phiếu thường có mức lợi tức cao hơn nhưng không ổn định và
phải chấp nhận rủi ro cao hơn. Vì vậy, người ta nói những người đầu tư
vào trái phiếu là những nhà đầu tư bảo thủ, còn những người đầu tư vào
cổ phiếu là những nhà đầu tư mạo hiểm.
-Căn cứ vào tính chất pháp lý
Thị trường tài chính gián tiếp.
Gián tiếp ở đây được hiểu là người có vốn dư thừa cần cho vay không
chuyển vốn trực tiếp đến người cần vốn phải đi vay mà chuyển qua một
người thứ ba. Người thứ ba này có chức năng làm trung gian môi giới
giữa người muốn cho vay vốn và người cần vay vốn. Trên thị trường tài
chính, các trung gian môi giới đó được gọi chung là các trung gian tài
chính. Việc làm môi giới trung gian giữa người đi vay với người cho vay
của trung gian tài chính hoàn toàn không phải là môi giới bằng "nước
bọt" để hưởng hoa hồng, mà họ đi vay vốn của người cần cho vay và tìm
người cần vay để cho vay lại. Giá cho vay - bán vốn của trung gian tài
chính bao giờ cũng cao hơn giá đi vay - mua vốn của họ, bởi lẽ họ cần
phần chênh lệch giữa chi phí cho vay và đi vay để trang trải chi phí làm
trung gian và có lợi tức.
Như vậy, trong thị trường tài chính gián tiếp, người có vốn cho trung
gian tài chính vay và người cần vốn đi vay của trung gian tài chính, giữa
họ không hề quan tâm lẫn nhau. Người có vốn cho trung gian tài chính
vay chỉ quan tâm đến mức lãi thu được, uy tín, khả năng hoàn trả của
trung gian tài chính và tình hình ổn định giá trị đồng tiền mà họ đã cho
vay. Trong khi đó, người cần vốn phải đi vay của trung gian tài chính thì
quan tâm tới mức lãi phải trả, số tiền được vay, thời hạn vay, thủ tục
Các trung gian tài chính trên thị trường tài chính gián tiếp bao gồm:
ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, công ty tài chính và các tổ chức
tài chính phi ngân hàng khác; trong đó ngân hàng thương mại đóng vai
trò chủ yếu.
Như sơ đồ (1) nói trên, người cho trung gian tài chính vay vốn và người
vay vốn của trung gian tài chính cũng có thể bao gồm: hộ gia đình và cá
nhân, doanh nghiệp, chính phủ.
Thực tiễn đã rút ra rằng, những người chuyển vốn cho các trung gian tài
chính vay trên thị trường tài chính gián tiếp thường là những người sợ
mạo hiểm, muốn sinh lợi đồng vốn của mình nhưng muốn ăn chắc nên
phải chấp nhận lợi tức thấp. Họ chủ yếu là những người không có cơ hội
hoặc không muốn tự đầu tư, như: những người hưu trí, công nhân viên
chức, hộ gia đình nhỏ, ở các nước phát triển, phần lớn dân chúng nếu
không mua cổ phiếu thì có một tài khoản tiền gửi tại ngân hàng.
.Thị trường tài chính trực tiếp.
Khác với thị trường tài chính gián tiếp, trên thị trường tài chính trực tiếp,
vốn của người có vốn dư thừa được chuyển trực tiếp đến người thiếu
vốn đầu tư. ở đây không có sự xuất hiện các trung gian tài chính, nhưng
để vốn chuyển được từ người có vốn sang người cần vốn thì bản thân thị
trường phải đóng vai trò môi giới, quản lý và hưởng phí hoa hồng.
Trên thị trường tài chính trực tiếp, người có vốn bỏ tiền ra mua các loại
chứng khoán của người phát hành - người huy động vốn, có thể là doanh
nghiệp nhà nước, công ty cổ phần và chính phủ. Doanh nghiệp nhà nước
phát hành trái phiếu công ty để huy động vốn, người mua trái phiếu công
ty đó là người đầu tư trên thị trường tài chính trực tiếp. Công ty cổ phần
phát hành cổ phần, người mua cổ phiếu của công ty là đầu tư trên thị
trường tài chính trực tiếp. Tương tự như vậy, chính phủ phát hành trái
phiếu chính phủ, việc mua trái phiếu chính phủ là đầu tư trên thị trường
tài chính trực tiếp. Cũng cần phân tích rõ rằng, việc mua trái phiếu công
ty, trái phiếu chính phủ như nói ở trên của một người nào đó, thực chất
là đầu tư gián tiếp, nhưng về phương diện vận động của luồng tài chính
thì vốn lại được chuyển trực tiếp từ người có vốn sang người cần vốn. Vì
vậy, nó là hoạt động trên thị trường tài chính trực tiếp.
Thị trường tài chính trực tiếp là nơi để doanh nghiệp và chính phủ phát
hành trái phiếu để huy động vốn. Tuy vậy, thị phần lớn của thị trường tài
chính trực tiếp chính là nơi để các công ty cổ phần phát hành cổ phiếu
huy động vốn chủ sở hữu. Những người muốn có thu nhập ổn định và ít
rủi ro thường bỏ vốn dư thừa để mua trái phiếu chính phủ và trái phiếu
công ty. Ngược lại, những người chấp nhận rủi ro và mong chờ mức lợi
tức lớn thường bỏ vốn mua cổ phiếu.

You might also like