Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ

THANH NIÊN DÂN TỘC - MIỀN NÚI QUẢNG NAM


KS. Phạm Xuân Cát

GIÁO TRÌNH NỘI BỘ


MÔ ĐUN: GHÉP VÁN
Nghề : Gia công và thiết kế sản phẩm mộc
Trình độ:Trung cấp nghề

Quảng Nam – 2011


LỜI GIỚI THIỆU

Gia công mặt cong và ghép ván là một công việc quan trọng trong quá trình
sản xuất sản phẩm mộc, là mô đun giúp cho học sinh có khả năng tạo được các
chi tiết cong, các bề mặt cong và có khả năng nối ghép các thanh, chi tiết nhỏ
thành sản phẩm có kích thước lơn hơn, có khả năng xử lý các tình huống xẩy
ra trong quá trình sản xuất. Môn đun GIA CÔNG MẶT CONG & GHÉP VÁN
có mã số MĐ15 là mô đun thứ 4 trong số các mô đun đào tạo nghề bắt buộc
của nghề GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC, nguyên liệu đầu vào
của mô đun này là sản phẩm đầu ra của mô đun MĐ12- PHA PHÔI, MDD13 –
BÀO MẶT PHẲNG và sản phẩm đầu ra của mô đun này lại là nguyên liệu đầu
vào của môđun MĐ16- LẮP RÁP SẢN PHẨM. ” Sách dùng cho học sinh”
của mô đun GIA CÔNG MẶT CONG & GHÉP VÁN được viết theo dạng ”
Bài dạy tích hợp” đã bám theo mục tiêu của mô đun có trong chương trình
khung trình độ trung cấp nghề GIA CÔNG VÀ THIẾT KẾ SẢN PHẨM MỘC
đã được Bộ Lao động- Thương binh và xã hội ban hành (theo quyết định số
33/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao
động-Thương binh và xã hội) .
Nội dung của tài liệu này bao gồm các kiến thức cần thiết để thực hiện công
việc và hướng dẫn các bước thực hành công việc GIA CÔNG MẶT CONG,
GHÉP VÁN bằng dụng cụ thủ công và thiết bị cơ giới nhằm đạt được tiêu
chuẩn thực hiện theo quy định. Sau khi học xong mô đun này người học được
tiếp tục học các mô đun tiếp theo của nghề để được cấp bằng trung cấp nghề.
Trong quá trình biên soạn chúng tôi dựa vào các hướng dẫn về các chương
trình đào tạo theo mô đun và có nhiều cố gắng để cho ra một bộ sản phẩm có
chất lượng. Tuy nhiên do chưa có nhiều kinh nghiệm biên soạn loại tài lệu này,
trình độ lại có hạn, thời gian tập trung để biên soạn bị hạn chế nên không thể
tránh khỏi các thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp của các đồng
nghiệp và các bên liên quan khác để bộ tài liệu được hoàn thiện hơn.
Biên Soạn: KS – Phạm Xuân Cát
MỞ ĐẦU
Trong sản xuất sản phẩm mộc, để tạo ra các cụm chi tiết lớn, thường dùng
phương pháp gắn keo nối ghép. Bằng cách ghép nối các thanh cơ sở thành các
chi tiết lớn.
Ghép ván vừa có tác dụng tạo được chi tiết lớn từ các thanh cơ sở nhỏ vừa có
tác dụng tiết kiệm, tận dụng được nguyên liệu. Ngoài ra còn có tác dụng khử các
ứng lực của gỗ làm giảm khả năng biến dạng của tấm ván gây ra cong vênh, nứt
nẻ...
Ván ghép được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ mộc cũng như trong công
nghiệp ghép nối dầm xà, trong sản xuất ván ghép thanh, ván sàn…
BÀI 1
GHÉP VÁN TRƠN THEO CHIỀU RỘNG

Mục tiêu bài


Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:
Trình bày được phương pháp và những yêu cầu của ghép ván trơn theo chiều
rộng;
Ghép được ván theo chiều rộng bằng phương pháp ghép trơn;
An toàn trong quá trình gia công và ghép ván.
Nội dung bài học
1. Đặc điểm của ván ghép trơn, những yêu cầu khi ghép ván trơn theo chiều
rộng.
Phương pháp ghép ván trơn là một dạng của ghép ván bằng cách sử dụng keo
dán và các thanh cơ sở đã được bào nhẵn các cạnh bên để liên kết với nhau.
(hình15.52).
Phương pháp ghép trơn đơn giản, dễ gia công, tiết kiệm được nguyên liệu
nhưng cường độ chịu lực của mối ghép thấp.

Hình15.52: Ghép ván trơn

2. Kỹ thuật gia công ván ghép trơn


Ghép ván trơn là phương pháp ghép đơn giản, dễ gia công, tiết kiệm được
nguyên liệu nhưng cường độ chịu lực của mối ghép thấp.
Trình tự gia công ghép ván trơn theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Để mối ghép được khít và có độ bền cao trước hết ta phải chuẩn bị các thanh
cơ sở đã được bào cạnh ván ghép cho thật thẳng và vuông góc với mặt ván.
Trước khi ghép ván phải được sơ chế và đưa về kích thước chuẩn theo quy định.
Nếu cần phải bào lau bề mặt thì nên bào lau trước.
Trước khi ghép ta cần chuẩn bị keo dán phù hợp với yêu cầu của sản phẩm,
thông thường người ta sử dụng keo UF, PF, MUF, PVAC, Keo sữa ATM
(polyviny acetate Adhesive latex), keo 2 thành phần A – B...
Ngoài ra chúng ta cần phải chuẩn bị các thiết bị phục vụ ghép ván gồm búa,
vam kẹp, khu vực ghép ván.

Hình 1: Các loại keo sữa thường dùng trong ghép ván

Hình 2: Bào thanh cơ sở

Bước 2: Tráng keo.


Keo tráng mối ghép thường dùng như: keo nước (có màu sữa), keo con
voi,.... Thường dùng nhất là keo sữa
Chú ý: Tráng lượng keo vừa đủ. Nếu lượng keo quá nhiều keo sẽ bị tràn ra
ngoài làm ảnh hưởng đến công đoạn sau, nếu lượng keo quá ít thì chất lượng mối
ghép không được đảm bảo.

Bước 3: Ghép ván.


Dùng vam ép chặt các tấm ván ghép lại với nhau (sau khi đã tráng keo), đợi
cho đến khi keo khô (thường từ 6 đến 8 h) mới được tháo vam.

Hình 4: Ghép ván


Bước 4: Xử lý mối ghép.
Dùng bào cóc và nạo làm phẳng chỗ mối ghép và nạo hết keo đã đông cứng
bám trên bề mặt ván. Tiếp tục bôi keo ở những chỗ chưa có keo, đợi khi keo khô
rồi dùng nạo nạo tiếp. Khi bào hoặc nạo phải hết sức nhẹ nhàng, cẩn thận tránh
phá hỏng mối ghép; tốt nhất nên thực hiện trước khi tháo vam.

Hình 5: Xử lý mối ghép

1.2. Ghép ván theo kiểu âm dương.


Là ghép các tấm ván lại với nhau bằng cách bào thật thẳng các cạnh ván. sau
đó xoi bậc rồi ghép lại với nhau, cách này cũng thường dùng keo để dán mối
ghép (hình 15.53).

Hình 6: Ghép ván theo kiểu âm,


dương

Phương pháp ghép này dễ gia công, nhưng cường độ chịu lực của mối ghép
thấp.
1.3. Ghép mộng.
Ghép mộng là ghép các tấm ván lại với nhau bằng liên kết mộng. Ghép mộng
thường có các hình thức sau: ghép mộng ngang, ghép mộng dọc và ghép mộng
liền.
+ Ghép mộng ngang (ghép chốt).
Đây là hình thức sử dụng các chốt ngang bằng gỗ để nối các tấm ván lại với
nhau. Trong trường hợp ván có bề dày nhỏ, ta có thể thay chốt gỗ bằng chốt đinh
(đinh đã cắt bỏ mũ).

(a) (b) (c)


Hình 7: Các loại mối ghép mộng ngang.

a.Mộng thẳng; b.Mộng đuôi én; c.Mộng quả bàng

Phương pháp này dễ gia công bằng các dụng cụ thủ công, mối ghép chắc
chắn nhưng độ kín khít kém.
+ Ghép bằng mộng dọc.
Đây là hình thức dùng một thanh gỗ mỏng làm mộng để ghép 2 tấm ván lại
với nhau (hình 15.55).

Hình 8: Ghép ván bằng mộng dọc

Khi ghép, cả hai tấm ván cần ghép phải được bào thẳng cạnh và đều được
xoi rãnh ở hai cạnh cần ghép.
Thanh gỗ để làm mộng có tiết diện hình chữ nhật, có chiều dài bằng chiều
dài mối ghép, chiều rộng bằng 2 lần chiều sâu của rãnh và chiều dày bằng chiều
rộng của rãnh.
+ Ghép bằng mộng liền.
Hai tấm ván được ghép vào nhau thì một tấm
được xoi rãnh và một tấm được phay mộng tương
ứng với rãnh sau đó ghép lại với nhau.
Ưu điểm của phương pháp này là ghép mộng
Hình 9: Ghép ván bằng mộng liền

khít, cường độ chịu lực của mối ghép cao.


Nhược điểm của phương pháp này là khó gia công, đòi hỏi độ chính xác cao,
chi phí lao động cao, dễ gãy vỡ mộng do chiều thớ gỗ không thẳng.
7.3. Ghép ván kiểu âm dương.
Phương pháp ghép này dễ gia công, nhưng cường độ chịu lực của mối ghép
thấp.
Ghép ván kiểu tà áo tuy có phức tạp hơn phương pháp ghép trơn nhưng vãn
là phương pháp ghép đơn giản, dễ gia công nhưng cường độ chịu lực của mối
ghép thấp và tốn nguyên liệu. Phương pháp này thường sử dụng để ghép các tấm
ván mỏng.
Trình tự gia công ghép ván kiểu âm, dương được thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Bào mặt ghép.
Tương tự như ghép ván trơn.
Bước 2: Tạo bậc.
Có thể sử dụng một trong các loại máy sau để tạo bậc: máy cưa đĩa chuyên
dùng, máy bào thẩm (tháo lưỡi bào dài và thay vào đó là lưỡi bào ngắn), máy
bào cuốn, máy xoi chỉ cầm tay (máy phay cầm tay), máy phay tupi 1 trục...
Các loại dụng cụ thủ công để tạo bậc: bào bậc, bào lá.
Cách sử dụng các loại dụng cụ máy móc trên đã được trình bày trong các bài
học trước.
Bước 3: Tráng keo.
Tương tự như ghép ván trơn.
Bước 4: Ghép ván.
Với ván dày ghép tương tự như ghép ván trơn.
Với ván mỏng có thể dùng thanh gỗ làm thang rồi dùng đinh nhỏ ghép các
tấm ván lại với nhau (có thể dùng keo hoặc không dùng keo).
Bước 5: Xử lý mối ghép.
Tương tự như ghép ván trơn.
7.4. Ghép bằng mộng ghép.
7.4.1. Ghép mộng ngang.
Ghép mộng ngang cũng thường được sử dụng trong nối ghép ván đặc biệt
khi không có máy móc gia công. Phương pháp này tuy không kín khít như ghép
nối theo kiểu mộng dọc nhưng đơn giản, dễ làm và chắc chắn.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng ngang được thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Bào mặt ghép.
Tương tự như ghép ván trơn.
Bước 2: Lấy dấu mộng.
Nếu là mộng đuôi én thì nên gia công thân mộng trước sâu đó dùng thân
mộng làm cữ để vạch mực.
Nếu là mộng thẳng nên thực hiện theo trình tự sau:
Đo và đánh dấu vị trí các lỗ mộng trên miếng ván ghép  ướm hai tấm ván
ghép đúng vị trí  sang mực cho miếng ván còn lại  dùng cữ kéo vạch mực
các lỗ mộng (nếu dùng mộng vuông) hoặc đánh dấu tâm lỗ mộng (nếu dùng
mộng tròn hoặc mộng đinh.
Bước 3: Đục mộng.
Với mộng vuông có thể dùng đục thủ công hoặc máy khoan lỗ trục ngang,
với mộng tròn dùng máy khoan cầm tay hoặc máy khoan lỗ trục ngang, với
mộng đuôi én chỉ có thể sử dụng đục thủ công.

Bước 4: Làm thân mộng.


Nếu mộng lớn hoặc mộng đuôi én, nên làm bằng gỗ tốt, thẳng thớ. Nếu
mộng nhỏ có tiết diện hình tròn, nên làm bằng tre. Nếu quá nhỏ thì dùng đinh đã
cắt bỏ mũ.
Dùng cưa cắt và đục bạt để tạo thân mộng.
Bước 5: Lắp thân mộng.
Bước 6: Tráng keo.
Bước 7: Ghép ván.
Bước 8: Xử lý mối ghép.
Các bước 6,7,8 tương tự như ghép ván trơn.

Hình 10: Gia công mối ghép mộng ngang đuôi én


7.4. 2. Ghép mộng dọc.
Phương pháp ghép mộng dọc thường được sử dụng khi có đủ các loại máy
chuyên dùng như máy cưa đĩa chuyên dùng, máy phay cầm tay hoặc máy phay
tupi 1 trục.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng dọc được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Bào mặt ghép.
Bước 2: Bào xoi rãnh hoặc phay rãnh.
Bước 3: Gia công thân mộng.
Thanh gỗ để làm thân mộng có tiết diện hình chữ nhật, có chiều dài bằng
chiều dài mối ghép, chiều rộng bằng 2 lần chiều sâu của rãnh và chiều dày bằng
chiều rộng của rãnh.

Gia công mối ghép mộng dọc bằng


máy cưa đĩa

Gia công mối ghép mộng dọc bằng


máy rowter cầm tay

Hình 11: Gia công mối ghép mộng dọc


Bước 4: Lắp mộng.
Ướm thử mộng vào rãnh, nếu chưa vừa thì bào sửa lại Tráng kéo vào rãnh
tấm ván 1  Dùng vồ gỗ gõ nhẹ để thân mộng chui vào rãnh  Dùng bào thẩm
bào đỉnh thân mộng để chỉnh độ nhô của thân mộng.
Bước 4: Tráng keo vào ránh tấm ván 2.
Bước 5: Ghép ván.
Bước 6: Sử lý mối ghép.
Các bước 1,2,4,5,6 tương tự như ghép ván trơn.
7.4.3. Ghép mộng liền.
Phương pháp ghép mộng liền chỉ nên sử dụng khi có đủ loại máy chuyên
dùng như máy phay tupi 1 trục.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng liền được thực hiện theo 6 bước sau:
Bước 1: Bào mặt ghép.
Bước 2: Phay rãnh trên tấm ván 1.
Bước 3: Phay thân mộngtrên tấm ván 2.
Bước 4: Tráng keo.
Bước 5: Ghép ván.
Bước 6: Sử lý mối ghép.
Các bước 1,4,5,6 tương tự như ghép ván trơn.
Qui trình và cách thức thực hiện công việc
1. Ghép ván trơn.

T Nội Chỉ dẫn thực Yêu cầu kỹ Dụng cụ,


hiện
T dung trang bị
thuật
CV
1 Chuẩn bị - Kiểm tra, chỉnh sửa - Các loại dụng cụ đúng - Các loại
dụng cụ, các loại dụng cụ thủ chủng loại và đang ở tình dụng cụ
máy móc công. trạng hoạt động tốt. thủ công.
và phôi - Kiểm tra, điều chỉnh - Máy bào thẩm đang ở - Máy bào
liệu. máy bào thẩm. tình trạng hoạt động tốt, thẩm.
- Chuẩn bị phôi liệu có đầy đủ các bộ phận an
gỗ. toàn.
- Phôi liệu gỗ đã sơ chế
theo kích thước quy định,
được chuẩn bị đủ và
được xếp ở vị trí thuận
lợi trước khi ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Bào mặt Bào trên máy bào Cạnh ván ghép thẳng và - Máy bào
ghép thẩm sau đó thẩm lại vuông góc với mặt ván. thẩm.
bằng bào thẩm. - Bào
thẩm.
3 Tráng - Thường dùng keo Keo được phủ đều và đủ - Chổi
keo. sữa. dày quét keo.
- Dùng chổi nhỏ quét
đều keo lên bề mặt
mối ghép sau khi đã
ướm thử mối ghép.
- Quét 2 lần lên 2 mặt
ghép.

4 Ghép Dùng vam ép chặt Mối ghép kín khít và - Vam


ván. các tấm ván ghép lại chắc.
với nhau (sau khi đã
tráng keo), đợi cho
đến khi keo khô mới
được tháo vam.
5 Sử lý Dùng bào cóc và nạo - Mối ghép được phủ đều - Bào
mối làm phẳng chỗ mối keo. cóc.
ghép. ghép và nạo hết keo - Không làm hỏng mối - Nạo.
đã đông cứng bám ghép.
trên bề mặt ván. Bôi
keo ở những chỗ
chưa có keo, đợi khi
keo khô rồi dùng nạo
nạo tiếp.
2. Ghép ván theo kiểu tà áo (âm dương).

T Nội Chỉ dẫn thực Yêu cầu kỹ Dụng cụ,


hiện
T dung trang bị
thuật
các CV
1 Chuẩn bị - Kiểm tra, chỉnh sửa - Các loại dụng cụ đúng - Các loại
dụng cụ, các loại dụng cụ thủ chủng loại và đang ở dụng cụ thủ
máy móc công. tình trạng hoạt động tốt. công.
và phôi - Kiểm tra, điều chỉnh - Máy tạo bậc đang ở - Một trong
liệu. máy cưa đĩa chuyên tình trạng hoạt động tốt, các loại
dùng hoặc máy bào có đầy đủ các bộ phận máy tạo
thẩm hoặc máy bào an toàn. bậc.
cuốn hoặc máy phay - Phôi liệu gỗ đã sơ chế
cầm tay hoặc máy theo kích thước quy
phay tupi 1 trục. định, được chuẩn bị đủ
- Chuẩn bị phôi liệu và được xếp ở vị trí
gỗ. thuận lợi trước khi
ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.

2 Bào mặt Tương tự như ghép


ghép trơn
3 Tạo bậc. - Đánh dấu bề mặt - Tạo bậc đúng mặt đã - Một
cần tạo bậc. đánh dấu. trong các
- Sử dụng một trong - Bậc thẳng, đều và có loại máy
các loại máy tạo bậc chiều sâu bằng 1/2 tạo bậc.
để tạo bậc trên các chiều dày ván. - Bào
miếng ván ghép. bậc.
- Sửa lại bằng bào - Bào
bậc và bào lá (nếu lá.
cần).
4 Tráng Tương tự như ghép
keo. trơn
5 Ghép - Với ván dày ghép Mối ghép kín khít - Vam
ván. tương tự như ghép và chắc.
ván trơn.
- Với ván mỏng có
thể dùng thanh gỗ
làm thang rồi dùng
đinh nhỏ ghép các
tấm ván lại với nhau
(có thể dùng keo hoặc
không dùng keo).
6 Sử lý Tương tự như ghép
mối trơn
ghép.

3. Ghép ván theo kiểu mộng ngang thẳng.

T Nội Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,


T dung thuật trang bị
các CV
1 Chuẩn bị Tương tự như ghép trơn
dụng cụ,
máy móc
và phôi
liệu.
2 Bào mặt Tương tự như ghép trơn
ghép
3 Lấy dấu Đo và đánh dấu vị trí các - Dấu mộng đúng - Thước
mộng. lỗ mộng trên miếng ván kích thước và đúng mét.
ghép  ướm hai tấm ván vị trí. - Bút chì.
ghép đúng vị trí  sang - Dấu mộng rõ ràng. - Cữ kéo.
mực cho miếng ván còn lại
 dùng cữ kéo vạch mực - Đột đinh.
các lỗ mộng (nếu dùng
mộng vuông) hoặc đánh
dấu tâm lỗ mộng (nếu
dùng mộng tròn hoặc
mộng đinh).
4 Đục lỗ - Đục lỗ đúng vị trí - Máy
mộng và kích thước quy khoan
định. ngang hoặc
- Mép lỗ không bị các dụng cụ
toét, nứt. đục thủ
công.
5 Gia công Nếu mộng lớn hoặc mộng Thân mộng đúng - Cưa cắt.
thân đuôi én, nên làm bằng gỗ kích thước, cạnh - Đục bạt.
mộng tốt, thẳng thớ. Nếu mộng thẳng sắc.
nhỏ có tiết diện hình tròn,
nên làm bằng tre. Nếu quá
nhỏ thì dùng đinh đã cắt
bỏ mũ.
6 Lắp thân - Vừa vặn, chắc - Búa.
mộng chắn. - Cưa
- Độ nhô của thân cắt.
mộng nhỏ hơn chiều - Đục
sâu lỗ mộng từ 0,2 bạt.
đến 0,5mm
7 Trán Tương tự như ghép
g keo. trơn
8 Ghép Tương tự như ghép
ván. trơn
9 Sử lý Tương tự như ghép
mối trơn
ghép.
4. Ghép ván theo kiểu mộng dọc.

T Nội Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,


T dung trang bị
thuật
các CV
1 Chuẩ - Kiểm tra, chỉnh sửa - Các loại dụng cụ - Các loại
n bị dụng các loại dụng cụ thủ đúng chủng loại và dụng cụ thủ
cụ, máy công. đang ở tình trạng hoạt công.
móc và - Kiểm tra, điều chỉnh động tốt. - Một trong
phôi liệu. máy cưa đĩa chuyên - Máy phay rãnh đang các loại
dùng hoặc máy phay ở tình trạng hoạt động máy phay
cầm tay hoặc máy tốt, có đầy đủ các bộ rãnh.
phay tupi 1 trục. phận an toàn.
- Chuẩn bị phôi liệu - Phôi liệu gỗ đã sơ
gỗ. chế theo kích thước
quy định, được chuẩn
bị đủ và được xếp ở vị
trí thuận lợi trước khi
ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Bào mặt Tương tự như ghép
ghép trơn
3 Bào - Chọn lưỡi cưa hoặc - Rãnh đều và đúng - Một trong
xoi rãnh dao phay hoặc lưỡi kích thước quy định. các loại
hoặc bào xoi phù hợp với máy xoi
phay chiều rộng của rãnh. - Không bị vỡ, sứt mép rãnh hoặc
rãnh. - Điêù chỉnh máy để ván. bào xoi.
xoi rãnh đúng vị trí
và độ sâu quy định.
4 Gia Dùng máy cưa Thanh gỗ để làm - Máy cưa
công đĩa xẻ dọc để gia thân mộng có tiết diện đĩa xẻ dọc.
thân công thân mộng sau hình chữ nhật, có chiều - Bào lau.
mộng. đó sửa lại bằng bào dài bằng chiều dài mối
lau. ghép, chiều rộng bằng
2 lần chiều sâu của
rãnh và chiều dày bằng
chiều rộng của rãnh.
5 Lắp ướm thử mộng - Vừa vặn, chắc chắn. - Búa.
mộng vào rãnh, nếu chưa - Độ nhô của thân - Bào thẩm.
vừa thì bào sửa lại mộng nhỏ hơn chiều - Đục bạt.
Tráng kéo vào rãnh sâu lỗ mộng từ 0,1 đến
tấm ván 1  Dùng 0,2 mm.
vồ gỗ gõ nhẹ để thân
mộng chui vào rãnh
 Dùng bào thẩm
bào đỉnh thân mộng
để chỉnh độ nhô của
thân mộng.
6 Tráng Tương tự như ghép
keo. trơn
7 Ghép Tương tự như ghép
ván. trơn
8 Sử lý Tương tự như ghép
mối trơn
ghép.

5: ghép ván theo kiểu mộng liền.


T Nội Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
T dung thuật trang bị
các CV
1 Chuẩn bị - Kiểm tra, điều chỉnh - Máy phay tupi 1 trục - Máy phay
dụng cụ, máy phay tupi 1 trục. đang ở tình trạng hoạt tupi 1 trục.
máy móc - Chuẩn bị phôi liệu động tốt, có đầy đủ các
và phôi gỗ. bộ phận an toàn.
liệu. - Phôi liệu gỗ đã sơ
chế theo kích thước
quy định, được chuẩn
bị đủ và được xếp ở vị
trí thuận lợi trước khi
ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Bào mặt Tương tự như ghép
ghép trơn
(nếu cần
thiết)
3 Phay - Chọn dao phay phù - Rãnh đều và đúng - Máy phay
rãnh. hợp với chiều rộng kích thước quy định. tupi 1 trục.
của rãnh. - Không bị vỡ, sứt mép
- Điêù chỉnh máy để ván.
phay rãnh đúng vị trí
và độ sâu quy định.
4 Phay tạo - Chọn dao phay phù - Thân mộng đều và - Máy phay
thân hợp với độ dày của đúng kích thước quy tupi 1 trục.
mộng. của mộng (gần bằng định.
bề rộng của rãnh). - Không bị vỡ, sứt mép
- Điêù chỉnh máy để ván.
phay tạo thân mộng
đúng vị trí và độ nhô
quy định.
5 Tráng Tương tự như ghép
keo. trơn
6 Ghép Tương tự như ghép
ván. trơn
7 Sử lý Tương tự như ghép
mối trơn
ghép.
Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên
Bài tập1: Thực hiện ghép ván theo chiều rộng bằng phương pháp ghép trơn và
ghép mộng
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu
Tiêu chí và cách thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Thao tác sử dụng các dụng cụ để gia công - Quan sát thao tác của học
mối ghép ván theo chiều rộng viên
- Mức độ chính xác khi sử dụng các dụng cụ - Quan sát các thao tác của
để gia công mối ghép vàn theo chiều rộng học viên và so sánh với tiêu
- Mức độ chính xác của ván ghép chuẩn thực hiện công việc

- Thời gian thao tác

Hướng dẫn tự học


Địa chỉ tham khảo các tài liệu ( Sách, địa chỉ web)
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, phiếu phân tích công việc của chương trình khung
đào tạo nghề trình độ trung cấp – Nghề Gia công & Thiết kế sản phẩm mộc
- Giáo trình công nghệ xẻ. mộc Trần Ngọc Thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình
Bôi (1992), Công nghệ xẻ mộc, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội
- goviet.org.vn
- woodworking.com
- finewoodworking.com

BÀI 15
GHÉP VÁN THEO CHIỀU DÀI
Mục tiêu bài
Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:
Trình bày được nội dung, đặc điểm các phương pháp ghép ván theo chiều dài
Ghép được ván theo chiều dài với các phương pháp khác nhau, đảm bảo yêu cầu thuật
và an toàn lao động.
Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
8.1. Các phương pháp ghép ván theo chiều dài
8.1.1. Nối ghép kiểu xẻ vát.
Ghép ván theo chiều dài kiểu xẻ vát là nối ván mà cả hai tấm ván khi nối lại sẽ
chồng khít lên nhau (hình 15.63).
Để đảm bảo chất lượng mối ghép, xẻ vát phải đảm bảo theo yêu cầu:

L = (2  3)S
Trong đó: L - chiều dài mối vát.
S - Độ dày tấm ván.
Loại mối ghép này được dùng để nối ghép thanh, trong mộc xây dựng thường dùng
để nối xà gồ.

L
Hình 15.63: Các dạng nối ván kiểu xẻ vát

Mối ghép kiểu xẻ vát đơn giản, dễ thực hiện, chất lượng mối ghép tốt. Thường
dùng cho các chi tiết chịu uốn.
8.1.2. Nối ghép kiểu mộng đuôi én.
Đây là hình thức nối ghép ván theo chiều dài mà giữ mối ghép được làm bằng
mộng đuôi én (hình 15.64; 15.65). Mộng đuôi én có thể được gia công bằng mộng liền
hoặc mộng rời.

(a) (b)

Hình 15.64: Nối ghép kiểu mộng đuôi én rời

a.Mộng én đơn; b.Mộng én kép

(a) (b)
Hình 15.65: Nối ghép kiểu mộng đuôi én liền

a.Mộng én đơn; b.Mộng én kép


Hình 15.66: Nối ghép kiểu mộng đuôi én kết hợp xẻ bậc

Cách ghép này gia công khó, cường độ chịu lực của mối ghép kém nhưng mối
ghép đẹp.
Nối ghép kiểu này được dùng cho các chi tiết chịu lực dọc thanh gỗ.
8.2. Nối ván theo kiểu xẻ vát.
8.2.1. Xẻ vát thẳng.
Nối ván theo kiểu xẻ vát thẳng là phương pháp ghép đơn giản, dễ gia công, thường
dùng cho các chi tiết chịu uốn.
Loại mối ghép này được dùng để nối ghép thanh, trong mộc xây dựng thường dùng
để nối xà gồ.
Trình tự gia công nối ván kiểu xẻ vát thẳng theo các bước sau:
Bước 1: Vạch mực trên hai chi tiết ghép.
Để cho mối ghép chắc chắn thì độ vát của đường mực phải đảm bảo yêu cầu:

L = (2  3)S (hình 15.67)

L Các đinh nối


Hình 15.67: Các thông số của mối nối kiểu xẻ vát thẳng

Bước 2: Xẻ vát.
Được thực hiện bằng cưa dọc hoặc máy cưa đĩa xách tay.
Bước 3: Ghép nối.
Dùng đinh hoặc bu lông để nối các thanh lại với nhau tuỳ theo kích thước của các
chi tiết nối (hình 15.67).
8.2.2. Xẻ vát hình chữ Z.
Nối ván theo kiểu xẻ vát hình chữ Z tuy có phức tạp hơn kiểu xẻ vát thẳng nhưng
ngoài khả năng chịu uốn nó còn có khả năng chịu nén.
Loại mối ghép này cũng được dùng để nối ghép thanh, trong mộc xây dựng thường
dùng để nối xà gồ.
Trình tự gia công nối ván kiểu xẻ vát hình chữ Z được thực hiện tương tự như xẻ
vát thẳng. Trên cơ sở đảm bảo các thông số như hình 15.68.
S/4

S/4
L
Hình 15.68: Các dạng nối ván kiểu xẻ vát.

8.3. Nối ghép kiểu mộng én.


Nối ghép kiểu mộng én gia công khó, cường độ chịu lực của mối ghép kém nhưng
mối ghép đẹp. Nối ghép kiểu này được dùng cho các chi tiết chịu lực dọc thanh gỗ.
8.3.1. Nối ghép kiểu mộng én đơn.
a. Nối ghép kiểu mộng én đơn rời.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng én đơn rời được thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Cắt ngang tạo mặt ghép.
Dùng cưa cắt cắt ngang đầu chi tiết ghép để tạo mặt ghép. Yêu cầu mặt ghép phải
phẳng và vuông góc với trục thanh.
Bước 2: Làm thân mộng én.
Thân mộng én được làm từ tấm ván mỏng (có chiều dày khoảng 1/3 chiều dày chi
tiết ghép), có thông số theo hình vẽ 15.69. Mỗi mối ghép có hai thân mộng én để lắp ở
hai mặt của mối ghép.

L= S L= S

S S/2 S/2

S/3

Hình 15.69: Các thông số kỹ thuật của mộng én rời


Dùng các dụng cụ để gia công thân mộng én: cưa cắt, đục bạt.
Bước 3: Vạch mực thân mộng én trên 2 mặt của 2 chi tiết ghép.
Dùng ngay thân mộng én đã gia công xong lãm cữ để vạch mực trên 2 mặt của 2
chi tiết ghép.
Bước 4: Đục mộng.
Dùng bạt và đục để gia công lỗ mộng trên hai mặt của 2 chi tiết ghép.
Bước 5: Tráng keo.
Bước 6: Ghép mộng.
Bước 7: Xử lý mối ghép.
Các bước 4,5,6 tương tự như ghép ván theo chiều rộng kiểu mộng ngang.
b. Nối ghép kiểu mộng én đơn liền.
Thường áp dụng đối với các chi tiết ghép có bề dày mỏng.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng én đơn liền được thực hiện theo các bước
sau:
Bước 1: Cắt ngang đầu các chi tiết ghép.
Dùng cưa cắt cắt ngang đầu chi tiết ghép. Yêu cầu mặt ghép phải phẳng và vuông
góc với trục thanh.
Bước 2: Vạch mực thân mộng và lỗ mộng én trên 2 chi tiết ghép.
Vị trí và thông số kỹ thuật của thân mộng và lỗ mộng én tương tự như mộng én rời
nhưng chiều dày của thân mộng bằng chiều dày của chi tiết ghép (lỗ mộng thông suốt).
Bước 3: Làm thân mộng én trên chi tiết ghép 1.
Dùng các dụng cụ để gia công thân mộng én: cưa cắt, đục bạt. Yêu cầu vai mộng
phải vuông góc với trục thanh, mộng phải đúng kích thước và vị trí.
Bước 4: Đục mộng én trên chi tiết ghép 2.
Dùng bạt và đục để gia công lỗ mộng.
Bước 5: Tráng keo.
Bước 6: Ghép mộng.
Bước 7: Xử lý mối ghép.
Các bước 4,5,6 tương tự như ghép ván theo chiều rộng kiểu mộng ngang.
8.3.2. Nối ghép kiểu mộng én kép.
Phương pháp này áp dụng trên các chi tiết ghép có bề rộng lớn.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng én kép rời và mộng én kép liền được thực
hiện tương tự như mộng én đơn.

Qui trình và cách thức thực hiện công việc


1. Ghép dọc thanh theo kiểu xẻ vát thẳng.
TT Nội Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
dung thuật trang bị
các CV
1 Chuẩn bị - Kiểm tra, chỉnh sửa - Các loại dụng cụ đúng - Các loại
dụng cụ, các loại dụng cụ thủ chủng loại và đang ở dụng cụ
máy móc công: cưa dọc, dụng cụ tình trạng hoạt động tốt. thủ công.
và phôi đo, cầu bào, búa... - Máy cưa đang ở tình - Máy cưa
liệu. Hoặc kiểm tra, điều trạng hoạt động tốt, có đĩa xách
chỉnh máy cưa đĩa đầy đủ các bộ phận an tay hoặc
xách tay hoặc máy cưa toàn. máy cưa
đĩa xẻ dọc. - Phôi liệu gỗ đã sơ chế đĩa xẻ
- Chuẩn bị phôi liệu gỗ. theo kích thước quy dọc.
định, được chuẩn bị đủ
và được xếp ở vị trí
thuận lợi trước khi ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Vạch Vạch chéo đầu hai chi Dấu mực rõ ràng, đúng - Bút chì.
mực trên tiết với độ vát: L = (2  vị trí. - Thước
hai chi 3)S đo.
tiết ghép.
- Thước
thẳng
3 Xẻ vát Được thực hiện bằng Đường cắt thẳng và - Cưa dọc
cưa dọc hoặc máy cưa đúng mực. hoặc máy
đĩa xách tay. cưa đĩa
xách tay.
4 Ghép nối Dùng đinh hoặc bu Mối ghép khít và chắc. - Búa đinh
thanh. lông để nối ghép thanh hoặc cà lê.
theo hình vẽ.

2. Ghép ván dọc thanh theo kiểu xẻ hình chữ Z.


Các bước được thực hiện tương tự như xẻ vát thẳng.
3. Ghép ván dọc thanh theo kiểu mộng én đơn rời.

TT Nội dung Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
các CV thuật trang bị

1 Chuẩn bị - Kiểm tra, chỉnh sửa các - Các loại dụng cụ đúng - Các loại
dụng cụ loại dụng cụ thủ công: chủng loại và đang ở dụng cụ thủ
và phôi cưa cắt, đục, bạt, dụng cụ tình trạng hoạt động tốt. công.
liệu. đo.... - Phôi liệu gỗ đã sơ chế
- Chuẩn bị phôi liệu gỗ. theo kích thước quy
định, được chuẩn bị đủ
và được xếp ở vị trí
thuận lợi trước khi ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Cắt Dùng cưa cắt cắt ngang Mặt ghép phải phẳng và - Cưa cắt
ngang tạo đầu chi tiết ghép để tạo vuông góc với trục
mặt ghép. mặt ghép. thanh.
3 Làm thân Dùng cưa cắt, đục bạt. để Đúng kích thước quy - Cưa cắt
mộng én gia công thân mộng én định - Đục bạt.
4 Vạch Dùng ngay thân mộng én Đúng vị trí, đúng kích - Bút chì
mực thân đã gia công xong lãm cữ thước, vạch mực rõ ràng.
mộng én để vạch mực trên 2 mặt
trên 2 mặt của 2 chi tiết ghép.
của 2 chi
tiết ghép.
5 Đục Dùng bạt và đục để gia Đúng vị trí, đúng kích - Đục, bạt
mộng. công lỗ mộng trên hai thước, cạnh không bị
mặt của 2 chi tiết ghép. trầy toét.
6 Tráng Dùng chổi quét đều keo Keo được phủ đều - Chổi quét
keo. lên thân mộng và lỗ
mộng
7 Ghép nối Mối ghép khít và chắc. - Búa đinh
thanh.
4. Ghép dọc thanh theo kiểu mộng én đơn liền.

TT Nội dung Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
các CV thuật trang bị

1 Chuẩn bị Tương tự như nối ghép


dụng cụ và thanh kiểu mộng én
phôi liệu. đơn rời
2 Cắt ngang Tương tự như nối ghép
tạo mặt thanh kiểu mộng én
ghép. đơn rời
3 Vạch mực Vạch mực theo các Đúng vị trí, đúng kích Các dụng cụ
thân mộng thông số quy định. thước đo vạch
và lỗ mộng
én trên 2
chi tiết
ghép.
4 Làm thân Dùng các dụng cụ để Vai mộng vuông góc với - Cưa cắt.
mộng én gia công thân mộng én: trục thanh, thân mộng - Đục bạt.
trên chi tiết cưa cắt, đục bạt. đúng kích thước và vị
ghép 1. trí.

5 Đục mộng Dùng bạt và đục để gia Lỗ mộng đúng kích - Cưa cắt.
én trên chi công lỗ mộng. thước và vị trí. - Đục bạt.
tiết ghép 2.

6 Tráng keo. Dùng chổi quét đều Keo được phủ đều - Chổi quét
keo lên thành bên thân
mộng và thành lỗ mộng
7 Ghép nối Mối ghép khít và chắc. - Búa đinh
thanh.

Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên


Bài tập1: Thực hiện ghép ván theo chiều dài bằng phương pháp xẻ vát, xẻ hình chữ Z
và theo kiểu mộng én đơn
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu
Tiêu chí và cách thức đánh giá

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá


- Thao tác sử dụng các dụng cụ để gia công mối - Quan sát thao tác của học
ghép ván theo chiều dài viên
- Mức độ chính xác khi sử dụng các dụng cụ để - Quan sát các thao tác của học
gia công mối ghép vàn theo chiều dài viên và so sánh với tiêu chuẩn
- Mức độ chính xác của ván ghép thực hiện công việc

- Thời gian thao tác

Hướng dẫn tự học


Địa chỉ tham khảo các tài liệu ( Sách, địa chỉ web)
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, phiếu phân tích công việc của chương trình khung đào tạo
nghề trình độ trung cấp – Nghề Gia công & Thiết kế sản phẩm mộc
- Giáo trình công nghệ xẻ. mộc Trần Ngọc Thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình Bôi
(1992), Công nghệ xẻ mộc, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội
- goviet.org.vn
- woodworking.com
- finewoodworking.com
BÀI 7
GHÉP VÁN HỖN HỢP

Mục tiêu bài


Học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng:
Trình bày được nội dung, đặc điểm các phương pháp ghép ván hỗn hợp
Ghép được ván hỗn hợp với các phương pháp khác nhau, đảm bảo yêu cầu thuật
và an toàn lao động.
Kiến thức cần thiết để thực hiện công việc
7.1. Đặc điểm, yêu cầu của ván ghép hỗn hợp
Nối ghép hỗn hợp là hình thức nối ghép đồng thời vừa ghép theo chiều rộng
và nối ghép theo chiều dài (hình 7.1).
Phương pháp nối ghép ván hỗn hợp nhằm đồng thời tăng độ lớn và độ dài
của ván.
Phương pháp nối ghép ván hỗn hợp gia công khó, đòi hỏi độ chính xác cao,
thường được gia công nhờ thiết bị cơ giới.
Cách nối ghép hỗn hợp được sử dụng nối ghép ván làm vách ngăn, ván sàn
hoặc sản xuất các đồ mộc gia dụng.

Hình 7.1: Các dạng nối ghép hỗn hợp


9.2. Nối ván theo kiểu xẻ vát.
8.2.1. Xẻ vát thẳng.
Nối ván theo kiểu xẻ vát thẳng là phương pháp ghép đơn giản, dễ gia công,
thường dùng cho các chi tiết chịu uốn.
Loại mối ghép này được dùng để nối ghép thanh, trong mộc xây dựng
thường dùng để nối xà gồ.
Trình tự gia công nối ván kiểu xẻ vát thẳng theo các bước sau:
Bước 1: Vạch mực trên hai chi tiết ghép.
Để cho mối ghép chắc chắn thì độ vát của đường mực phải đảm bảo yêu cầu:
L = (2  3)S (hình 8.5)
S

L Các đinh nối


Hình 15.71: Các thông số của mối nối kiểu xẻ vát thẳng

Bước 2: Xẻ vát.
Được thực hiện bằng cưa dọc hoặc máy cưa đĩa xách tay.
Bước 3: Ghép nối.
Dùng đinh hoặc bu lông để nối các thanh lại với nhau tuỳ theo kích thước
của các chi tiết nối (hình 15.71).
8.2.2. Xẻ vát hình chữ Z.
Nối ván theo kiểu xẻ vát hình chữ Z tuy có phức tạp hơn kiểu xẻ vát thẳng
nhưng ngoài khả
S/4năng chịu uốn nó còn có khả năng chịu nén.

Loại mối ghép này cũng được dùng để nối ghép


S thanh, trong mộc xây dựng
thường dùng để nối xà gồ.
S/4
Trình tự gia công nối ván kiểuL xẻ vát hình chữ Z được thực hiện tương tự
như xẻ vát thẳng. Trên cơ sởCác
Hình 15.72: đảm bảo
dạng nốicác
ván thông số như hình 15.72.
kiểu xẻ vát.
8.3. Nối ghép kiểu mộng én.
Nối ghép kiểu mộng én gia công khó, cường độ chịu lực của mối ghép kém
nhưng mối ghép đẹp. Nối ghép kiểu này được dùng cho các chi tiết chịu lực dọc
thanh gỗ.
8.3.1. Nối ghép kiểu mộng én đơn.
a. Nối ghép kiểu mộng én đơn rời.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng én đơn rời được thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: Cắt ngang tạo mặt ghép.
Dùng cưa cắt cắt ngang đầu chi tiết ghép để tạo mặt ghép. Yêu cầu mặt ghép
phải phẳng và vuông góc với trục thanh.
Bước 2: Làm thân mộng én.
Thân mộng én được làm từ tấm ván mỏng (có chiều dày khoảng 1/3 chiều
dày chi tiết ghép), có thông số theo hình vẽ 15.73. Mỗi mối ghép có hai thân
mộng én để lắp ở hai mặt của mối ghép.
L= S L= S

S S/2 S/2

S/3

Hình 15.73: Các thông số kỹ thuật của mộng én rời

Dùng các dụng cụ để gia công thân mộng én: cưa cắt, đục bạt.
Bước 3: Vạch mực thân mộng én trên 2 mặt của 2 chi tiết ghép.
Dùng ngay thân mộng én đã gia công xong lãm cữ để vạch mực trên 2 mặt
của 2 chi tiết ghép.
Bước 4: Đục mộng.
Dùng bạt và đục để gia công lỗ mộng trên hai mặt của 2 chi tiết ghép.
Bước 4: Tráng keo.
Bước 5: Ghép mộng.
Bước 6: Sử lý mối ghép.
Các bước 4,5,6 tương tự như ghép ván theo chiều rộng kiểu mộng ngang.
b. Nối ghép kiểu mộng én đơn liền.
Thường áp dụng đối với các chi tiết ghép có bề dày mỏng.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng én đơn liền được thực hiện theo các
bước sau:
Bước 1: Cắt ngang đầu các chi tiết ghép.
Dùng cưa cắt cắt ngang đầu chi tiết ghép. Yêu cầu mặt ghép phải phẳng và
vuông góc với trục thanh.
Bước 2: Vạch mực thân mộng và lỗ mộng én trên 2 chi tiết ghép.
Vị trí và thông số kỹ thuật của thân mộng và lỗ mộng én tương tự như mộng
én rời nhưng chiều dày của thân mộng bằng chiều dày của chi tiết ghép (lỗ mộng
thông suốt).
Bước : Làm thân mộng én trên chi tiết ghép 1.
Dùng các dụng cụ để gia công thân mộng én: cưa cắt, đục bạt. Yêu cầu vai
mộng phải vuông góc với trục thanh, mộng phải đúng kích thước và vị trí.
Bước 4: Đục mộng én trên chi tiết ghép 2.
Dùng bạt và đục để gia công lỗ mộng.
Bước 4: Tráng keo.
Bước 5: Ghép mộng.
Bước 6: Sử lý mối ghép.
Các bước 4,5,6 tương tự như ghép ván theo chiều rộng kiểu mộng ngang.
8.3.2. Nối ghép kiểu mộng én kép.
Phương pháp này áp dụng trên các chi tiết ghép có bề rộng lớn.
Trình tự gia công ghép ván kiểu mộng én kép rời và mộng én kép liền được
thực hiện tương tự như mộng én đơn.
Qui trình và cách thức thực hiện công việc
1. Ghép dọc thanh theo kiểu xẻ vát thẳng.
T Nội Chỉ dẫn thực Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
T dung hiện thuật trang bị
các CV
1 Chuẩn bị - Kiểm tra, chỉnh sửa - Các loại dụng cụ - Các loại
dụng cụ, các loại dụng cụ thủ đúng chủng loại và dụng cụ thủ
máy móc công: cưa dọc, dụng đang ở tình trạng hoạt công.
và phôi cụ đo, cầu bào, búa... động tốt. - Máy cưa
liệu. Hoặc kiểm tra, điều - Máy cưa đang ở tình đĩa xách tay
chỉnh máy cưa đĩa trạng hoạt động tốt, có hoặc máy
xách tay hoặc máy đầy đủ các bộ phận an cưa đĩa xẻ
cưa đĩa xẻ dọc. toàn. dọc.
- Chuẩn bị phôi liệu - Phôi liệu gỗ đã sơ
gỗ. chế theo kích thước
quy định, được chuẩn
bị đủ và được xếp ở vị
trí thuận lợi trước khi
ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Vạch Vạch chéo đầu hai Dấu mực rõ ràng, đúng - Bút chì.
mực trên chi tiết với độ vát: L vị trí. - Thước đo.
hai chi = (2  3)S
tiết ghép. - Thước
thẳng
3 Xẻ vát Được thực hiện bằng Đường cắt thẳng và - Cưa dọc
cưa dọc hoặc máy đúng mực. hoặc máy
cưa đĩa xách tay. cưa đĩa
xách tay.
4 Ghép nối Dùng đinh hoặc bu Mối ghép khít và chắc. - Búa đinh
thanh. lông để nối ghép hoặc cà lê.
thanh theo hình vẽ.

2. Ghép ván dọc thanh theo kiểu xẻ hình chữ Z.


Các bước được thực hiện tương tự như xẻ vát thẳng.
3. Ghép ván dọc thanh theo kiểu mộng én đơn rời.
T Nội Chỉ dẫn thực hiện Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
T dung thuật trang bị
các CV
1 Chuẩn bị - Kiểm tra, chỉnh sửa - Các loại dụng cụ - Các loại
dụng cụ các loại dụng cụ thủ đúng chủng loại và dụng cụ thủ
và phôi công: cưa cắt, đục, bạt, đang ở tình trạng hoạt công.
liệu. dụng cụ đo.... động tốt.
- Chuẩn bị phôi liệu gỗ. - Phôi liệu gỗ đã sơ
chế theo kích thước
quy định, được chuẩn
bị đủ và được xếp ở vị
trí thuận lợi trước khi
ghép.
- Đủ rộng để thực hiện
các công việc.
2 Cắt Dùng cưa cắt cắt ngang Mặt ghép phải phẳng - Cưa cắt
ngang đầu chi tiết ghép để tạo và vuông góc với trục
tạo mặt mặt ghép. thanh.
ghép.
3 Làm Dùng cưa cắt, đục bạt. Đúng kích thước quy - Cưa cắt
thân để gia công thân mộng định - Đục bạt.
mộng én én
4 Vạch Dùng ngay thân mộng Đúng vị trí, đúng kích - Bút chì
mực thân én đã gia công xong thước, vạch mực rõ
mộng én lãm cữ để vạch mực ràng.
trên 2 trên 2 mặt của 2 chi tiết
mặt của ghép.
2 chi tiết
ghép.
5 Đục Dùng bạt và đục để gia Đúng vị trí, đúng kích - Đục, bạt
mộng. công lỗ mộng trên hai thước, cạnh không bị
mặt của 2 chi tiết ghép. trầy toét.
6 Tráng Dùng chổi quét đều keo Keo được phủ đều - Chổi quét
keo. lên thân mộng và lỗ
mộng
7 Ghép nối Mối ghép khít và chắc. - Búa đinh
thanh.
4. Ghép dọc thanh theo kiểu mộng én đơn liền.
T Nội dung Chỉ dẫn thực Yêu cầu kỹ Dụng cụ,
T các CV hiện thuật trang bị

1 Chuẩn bị Tương tự như nối


dụng cụ ghép thanh kiểu
và phôi mộng én đơn rời
liệu.
2 Cắt ngang Tương tự như nối
tạo mặt ghép thanh kiểu
ghép. mộng én đơn rời
3 Vạch mực Vạch mực theo các Đúng vị trí, đúng kích Các dụng
thân mộng thông số quy định. thước cụ đo vạch
và lỗ
mộng én
trên 2 chi
tiết ghép.
4 Làm thân Dùng các dụng cụ để Vai mộng vuông góc - Cưa cắt.
mộng én gia công thân mộng với trục thanh, thân - Đục bạt.
trên chi én: cưa cắt, đục bạt. mộng đúng kích thước
tiết ghép và vị trí.
1.
5 Đục mộng Dùng bạt và đục để Lỗ mộng đúng kích - Cưa cắt.
én trên chi gia công lỗ mộng. thước và vị trí. - Đục bạt.
tiết ghép
2.
6 Tráng Dùng chổi quét đều Keo được phủ đều - Chổi quét
keo. keo lên thành bên
thân mộng và thành
lỗ mộng
7 Ghép nối Mối ghép khít và chắc. - Búa đinh
thanh.

Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên


Bài tập1: Thực hiện ghép ván theo chiều dài bằng phương pháp xẻ vát, xẻ hình
chữ Z và theo kiểu mộng én đơn
Đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu
Tiêu chí và cách thức đánh giá
Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá
- Thao tác sử dụng các dụng cụ để gia công - Quan sát thao tác của học
mối ghép ván theo chiều dài viên
- Mức độ chính xác khi sử dụng các dụng cụ - Quan sát các thao tác của
để gia công mối ghép vàn theo chiều dài học viên và so sánh với tiêu
- Mức độ chính xác của ván ghép chuẩn thực hiện công việc

- Thời gian thao tác

Hướng dẫn tự học


Địa chỉ tham khảo các tài liệu ( Sách, địa chỉ web)
- Tiêu chuẩn kỹ năng nghề, phiếu phân tích công việc của chương trình khung
đào tạo nghề trình độ trung cấp – Nghề Gia công & Thiết kế sản phẩm mộc
- Giáo trình công nghệ xẻ. mộc Trần Ngọc Thiệp, Võ Thành Minh, Đặng Đình
Bôi (1992), Công nghệ xẻ mộc, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội
- goviet.org.vn
- woodworking.com
- finewoodworking.com

You might also like