Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHƯƠNG 4: CHỨNG MINH VÀ CHỨNG CỨ

Phần 1. Nhận định


1. Đương sự đưa ra yêu cầu có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ.
- Nhận định này là sai. Không phải mọi trường hợp đương sự đưa ra yêu cầu đều phải có
nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp
pháp.
- Theo khoản 1, Điều 91, BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chứng minh, nếu rơi vào các
trường hợp được quy định tại khoản 1, Điều 91, BLTTDS thì đương sự có yêu cầu không
cần phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu chứng cứ để chứng minh cho
yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Lúc này người có nghĩa vụ chứng minh là tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa dịch vụ bị kiện trong trường hợp bị người tiêu dùng
kiện; là người sử dụng lao động trong vụ án lao động khi người lao động không nộp tài
liệu, chứng cứ được vì tài liệu, chứng cứ ấy do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 91 BLTTDS 2015.
2. Đương sự có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm.
- Nhận định này là sai. Không phải trường hợp nào đương sự cũng có quyền giao nộp
chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm.
- Vì theo quy định tại Khoản 4, Điều 96, BLTTDS 2015 về Giao nộp tài liệu, chứng cứ
thì đương sự phải nộp chứng cứ không vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử phiên toà sơ
thẩm. Đương sự chỉ được quyền nộp chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm khi thuộc một trong
các trường hợp:
+ Giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao
nộp được vì có lý do chính đáng và đương sự chứng minh được lý do của việc chậm giao
nộp tài liệu, chứng cứ đó.
+ Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự giao nộp.
+ Tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc
theo thủ tục sơ thẩm.
Do đó, nếu không thuộc vào một trong 3 trường hợp trên thì đương sự không có quyền
giao nộp chứng cứ tại phiên toà sơ thẩm.
- Còn trong thủ tục phúc thẩm, theo khoản 1 Điều 287 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015,
“1. Đương sự được quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ sau đây trong giai đoạn chuẩn bị xét
xử phúc thẩm:
a) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không
cung cấp, giao nộp được vì có lý do chính đáng;
b) Tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc
đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ việc theo thủ tục sơ thẩm.”
- Do đó, đương sự chỉ có quyền giao nộp chứng cứ tại phiên tòa sơ thẩm và phúc phẩm
trong các trường hợp trên.
- Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015: Điều 287 BLTTDS 2015.
3. Chỉ có Tòa án mới có quyền trưng cầu giám định.
- Nhận định này là sai. Vì căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015 thì
ngoài Tòa án, đương sự cũng có quyền tự mình yêu cầu giám định, trong trường hợp khi
họ đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định, nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của họ.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 102 BLTTDS 2015.
4. Đối chất là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
- Nhận định này là sai. Vì căn cứ vào quy định tại khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015 thì
chỉ khi đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy có mâu thuẫn trong lời khai của các đương
sự, người làm chứng, Thẩm phán mới tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau,
giữa đương sự với người làm chứng hoặc giữa các người làm chứng với nhau. Nói cách
khác, nếu không có yêu cầu của đương sự hoặc không thấy có mâu thuẫn trong lời khai
của các đương sự, người làm chứng thì Thẩm phán không tiến hành đối chất. Do đó, Đối
chất không là thủ tục bắt buộc trong tố tụng dân sự.
- Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 100 BLTTDS 2015
5. Khi đương sự có yêu cầu chính đáng, Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay
đương sự.
- Nhận định này là sai. Vì theo Điều 6 và  khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015 thì đương sự
có quyền và nghĩa vụ thu thập tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là
có căn cứ hợp lý, đối với tài liệu chứng cứ không thể thu thập được, có quyền đề nghị
Tòa án thu thập những tài liệu, chứng cứ đó. Đương sự không có quyền yêu cầu
Viện kiểm sát phải thu thập chứng cứ thay cho đương sự. Ngoài ra, theo quy định tại
Điều 21 về Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thì không quy định về
nghĩa vụ thu thập chứng cứ thay cho đương sự khi đương sự có yêu cầu.
- Cơ sở pháp lý: Điều 6, Điều 21 và  khoản 7 Điều 70 BLTTDS 2015.
Phần 2. Bài tập
Nhà chị Mai và nhà anh Tuấn liền kề nhau. Anh Tuấn sửa nhà. Sau đó, nhà chị Mai
bị nứt. Theo chị Mai, nhà của chị bị nứt là do việc sửa nhà của anh Tuấn gây ra. Chị
yêu cầu anh bồi thường 50 triệu đồng nhưng anh không đồng ý (vì cho rằng nhà chị
Mai bị nứt do nhà chị được xây dựng trên nền móng yếu). Chị Mai đã khởi kiện anh
Tuấn đến Tòa án có thẩm quyền, yêu cầu Tòa án buộc anh Tuấn phải bồi thường
thiệt hại là 50 triệu đồng. Tòa án thụ lý vụ án, trưng cầu giám định theo yêu cầu của
chị Mai (anh Tuấn không đồng ý việc giám định này), chi phí giám định là 5 triệu
đồng. Kết quả giám định xác định: nhà chị Mai có 2 vết nứt, do tác động của việc
sửa nhà của anh Tuấn. Hỏi:
1. Chị Mai phải chứng minh những vấn đề gì? Bằng các chứng cứ nào?
* Chị Mai phải chứng minh:
- Việc anh Tuấn sửa nhà là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến những vết nứt trên nhà của chị,
việc sửa nhà này không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định theo quy định pháp luật,
không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn cho các nhà lân cận.
- Nhà chị Mai được xây dựng trên nền móng chắc chứ không phải nền móng yếu như anh
Tuấn đã giải thích.
- Giá trị thiệt hại nhà chị Mai do hành vi đó gây ra vào khoảng 50 triệu đồng.
* Các chứng cứ ( Điều 95 BLTTDS):
- Vết nứt trên nhà chị Mai mà đã được qua giám định rõ ràng.
- Chi phí mà chị Mai đã bỏ ra để sửa chữa nhà của mình.
- Lời khai của chị Mai và anh Tuấn tại phiên toà.
- Nội dung việc giám định về độ chắc của móng nhà chị Mai.

2. Bản án sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của chị Mai, buộc anh Tuấn bồi
thường cho chị Mai số tiền 50 triệu đồng. Chi phí giám định đương sự nào chịu?
- Căn cứ Khoản 2 Điều 161 BLTTDS 2015 về Nghĩa vụ chịu chi phí giám định:
“Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án
phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu
cầu trưng cầu giám định là có căn cứ.”
Trong trường hợp này, chị Mai đã yêu cầu giám định vì anh Tuấn là người không chấp
nhận yêu cầu trưng cầu giám định của chị Mai, thêm vào đó kết quả giám định cho thấy
yêu cầu của chị Mai là đúng và có căn cứ. Do vậy theo quy định trên, anh Tuấn phải chịu
chi phí giám định là 5 triệu đồng.

You might also like