Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ

BÀI TIỂU LUẬN


KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020-2021

MÔN THI: MỸ HỌC


CHỦ ĐỀ: Nhà mỹ học cách mạng dân chủ Nga Tsécnưsépxki đã định nghĩa: “Cái
đẹp là cuộc sống”. Điều này cho ta thấy cái đẹp luôn hiện hữu xung quanh ta. Bằng
sự hiểu biết của mình, anh/chị hãy phân tích những biểu hiện của cái đẹp trong
cuộc chiến chống COVID-19 tại Việt Nam.

THỰC HIỆN: Trần Thị Phương Thảo

MSSV: 18DH700681

Lớp: PR1805

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2021


BÀI TIỂU LUẬN MÔN MỸ HỌC
THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 18DH700681 Lớp: PR1805

MỤC LỤC
A. Mở đầu:

1. Lý do chọn đề tài 03

2. Đối tượng nghiên cứu 03

B. Nội dung

1. “Cái đẹp là cuộc sống” - Tsécnưsépxki 03

2. Các lĩnh vực biểu hiện cái đẹp 04

3. Phân tích một số cái đẹp trong cuộc chiến chống Covid–19 05

C. Kết luận 07

D. Tài liệu tham khảo


07

2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN MỸ HỌC
THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 18DH700681 Lớp: PR1805

A. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

Cái đẹp gắn với bản chất sáng tạo, quá trình hoàn thiện, hoàn mỹ của con người.
Cho nên khi đứng trước những tác phẩm nghệ thuật, với tư cách là chủ thể thẩm
mỹ, con người luôn đi tìm cái đẹp, khám phá cái đẹp và cao hơn là sáng tạo ra cái
đẹp. Cứ thế, nhu cầu cái đẹp của con người là vô tận, khát khao vươn tới cái đẹp
của con người là không cùng, dù nhu cầu đó là chủ yếu hay thứ yếu, nhưng hầu
như không thể thiếu, luôn luôn phải có. Từ đó, mà em chọn chủ đề này để phân
tích cái đẹp được thể hiện thông qua cuộc chiến chống Covid – 19 tại Việt Nam.

2. Đối tượng nghiên cứu

Phạm vi của tiểu luận được xác định trong khái niệm cái đẹp và các lĩnh vực biểu
hiện của cái đẹp. Bên cạnh đó, đưa ra phân tích một số cảnh đẹp trong cuộc chiến
chống Covid – 19 tại Việt Nam. Mục đích nhằm nâng cao vốn hiểu biết và cảm
thụ cái đẹp thông qua cuộc chiến chống Covid–19 tại Việt Nam.

B. Nội dung
1. “Cái đẹp là cuộc sống” - nhà mỹ học cách mạng dân chủ Nga Tsécnưsépxki

Khi định nghĩa “Cái đẹp là cuộc sống” thì Tsécnưsépxki ý muốn khẳng định
nguồn gốc và đặc trưng của cái đẹp trong tác phẩm văn học. Cái đẹp ấy được bắt

nguồn từ đời sống, phải gắn bó mật thiết và phục vụ cho đời sống . Ngoài ra, theo
ông cái đẹp không phải đơn thuần là một hiện tượng có tính chất sinh học mà
trong cái đẹp có mối quan hệ biện chứng giữa cái có tính sinh vật và cái có tính xã
hội, giữa cái khách quan và cái chủ quan, giữa cái thuộc hiện thực và cái thuộc lý
tưởng. Cái đẹp đến từ cuộc sống là cái đẹp vô cùng phong phú và đa dạng, dù là
cái đẹp giản dị mỏng manh cho đến cái đẹp hùng vĩ cao cả, và cả những cái đẹp
độc đáo, khác thường.

3
BÀI TIỂU LUẬN MÔN MỸ HỌC
THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 18DH700681 Lớp: PR1805

2. Các lĩnh vực cơ bản biểu hiện cái đẹp

Được thể hiện qua 03 lĩnh vực cơ bản trong tự nhiên, xã hội và nghệ thuật.
Cái đẹp trong tự nhiên là cái đẹp do tạo hóa sinh ra, tồn tại 1 cách khách
quan và không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Ví dụ như sông,
núi, các khu rừng nguyên sinh, tuyết, mây, gió, trăng…
Cái đẹp trong xã hội lại là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người và
cũng khá đa dạng dưới muôn nghìn vẻ khác nhau, là những sản phẩm do bàn tay
và khối óc của con người làm ra theo thước đo của sự hoàn thiện và tính lý tưởng.
Thể hiện ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội: lao động sản xuất; đấu tranh
xã hội; vui chơi; giải trí; thể thao; hội hè phối hợp được cả vẻ đẹp màu sắc; hình
dáng; cả vẻ đẹp bên ngoài lẫn vẻ đẹp bên trong bắt nguồn từ quan niệm chính trị –
đạo đức – truyền thống – phong tục.
Nghệ thuật tạo ra cái đẹp, trực tiếp tạo ra cái đẹp. Nên cái đẹp trong nghệ
thuật mang vai trò và ý nghĩa khác so với cái đẹp trong tự nhiên và cái đẹp trong
xã hội. Có thể nói rằng nghệ thuật làm biến đổi hoàn toàn giá trị của sự vật, khiến
cho những cái bình thường bình dị khi đi vào nghệ thuật cũng trở nên mới lạ, khác
thường, cái không đẹp cũng trở nên đẹp, cái vốn đã đẹp lại càng nổi bật và hấp dẫn
hơn, tác động vào con người tôn lên vẻ đẹp đó.
Khi cảm thụ, chiêm ngưỡng những hiện tượng đẹp của tự nhiên – xã hội và
nghệ thuật đều tác động nơi tâm hồn con người những phản ứng cảm xúc - cảm
nghĩ tích cực. Trước hết làm cho con người hân hoan, vui sướng và đồng thời
mang khơi dậy nguồn thích thú, đam mê, khát vọng, tìm tòi khám phá, phát huy
năng lực sáng tạo của con người.

3. Phân tích một số cái đẹp trong cuộc chiến chống Covid–19

Cái đẹp được thể hiện trong văn hóa ứng xử mang tính nhân văn của người
Việt trong dịch bệnh COVID-19

4
BÀI TIỂU LUẬN MÔN MỸ HỌC
THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 18DH700681 Lớp: PR1805

Khi đợt dịch Covid-19 lần đầu xuất hiện ở đất nước Việt Nam từ tháng 1
năm 2021, nước ta đã có phản ứng mãnh liệt đặc biệt là sự đóng góp của các lực
lượng y tế, quân đội, công an, truyền thông và ý thức của mỗi người dân. Nhờ biết
trước được tình hình nếu để dịch bệnh tiếp tục, trong vòng 100 ngày đầu tiên cật
lực, cả nước mới tạm thời khống chế được sự bùng phát và lây lan của dịch bệnh.

Cũng giống như Tsécnưsépxki, trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh
Covid-19, biết bao nhiêu các y chiến sĩ buộc phải ngừng các hoạt động cá nhân dù
là quang trọng để cùng góp sức vào tuyến đầu để chống dịch. Hình ảnh các bác sĩ
làm việc liên tục không ngừng nghĩ đến thấm mệt như 232 chuyên gia, y bác sĩ tại
bệnh viện phổi Bắc Giang điều trị cho 124 bệnh nhân mắc Covid-19. Ngoài ra, vẻ
đẹp đó còn được thể hiện trong hình ảnh các tình nguyện viên ưu tú, sẵn sàng lăn
xả vào cuộc chiến chống Covid-19 bằng những công việc đơn giản nhưng lại có
ảnh hưởng không hề nhỏ như thu gom, xử lý và vần chuyển các nhu yếu phẩm cho
các trại cách ly tập trung.

Cái đẹp của cuộc chiến này, bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệm của các
“chiến sĩ áo trắng” và “chiến sĩ áo xanh” tại các tuyến phòng chống dịch, nó được
xuất phát và kết thúc trong sự tích cực, khác với tính cao cả trong phạm trù thẩm
mỹ - thường kết thúc mang điều tiêu cực như hy sinh về mặt thể xác. Cái đẹp của
bác sĩ, y tá và các quân nhân không chỉ vì họ hy sinh cái riêng vì cái chung của xã
hội, mà còn là những hình ảnh đó dẫn đến hành động đẹp của con người Việt
Nam, vì một mục đích chung là giảm khó khăn cho đồng bào Việt Nam.

Tính mạng con người trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên toàn
thế giới được ví như “ngàn cân treo sợi tóc” khi đã gần hai trăm triệu ca người ra
đi vì mắc phải căn bệnh này. Cùng lúc đấy, sức khoẻ và tính mạng được đặt lên
hàng đầu. Hiểu được mức độ cấp thiết của vaccine và trình trạng căng thẳng của
nước mình, chính phủ và người dân đã đồng lòng quyên góp vào Quỹ Vaccine
COVID-19. Cái đẹp mang tính nhân dân, được thể hiện rõ rệt tình đồng bào khi

5
BÀI TIỂU LUẬN MÔN MỸ HỌC
THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 18DH700681 Lớp: PR1805

con số lên đến hàng ngàn tỷ đồng, dù mọi người ai cũng đang khó khăn . Đó là
văn hoá ứng xử của cuộc sống. Bản chất là chữ tâm. Cái đẹp hết sức bình dị bởi nó
luôn tồn tại trong cuộc sống của của chúng ta. Như vậy, cái đẹp của cái chung đã
làm nên nền tảng cho từng cá nhân người Việt Nam.

Cái đẹp trong nghệ thuật trong cuộc chiến chống COVID-19

Đợt dịch COVID-19 là khoảng thời gian thể hiện được sự đồng lòng của
người Việt hơn bao giờ hết, tình đồng bào của con người Việt Nam cùng chung
tay bảo vệ đất nước được nhìn thấy rõ rệt. Thực tế cho thấy rằng, hầu hết lĩnh vực
nào cũng gặp khó khăn về mặt kinh tế nhưng người Việt vẫn cất tiếng cổ vũ theo
nhiều cách khác nhau. Rất nhiều bài hát, bài thơ, phim ngắn và các tác phẩm văn
hóa nghệ thuật khác về COVID-19 đã trở thành một trào lưu sáng tác mới, giúp
người dân cả nước có tâm trạng vui vẻ, tích cực hơn trong lúc chống chọi với dịch
bệnh.

Ví dụ điển hình là một trong những ca khúc đi đầu trong phong trào dùng
âm nhạc để tuyên truyền về dịch bệnh phải kể tới “Vũ điệu rửa tay - Ghen Cô Vy”.
Bài hát đã giúp cho việc rửa tay - một động tác quan trọng để phòng, chống dịch
trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc với mọi người hơn.

Thực tế đã cho thấy, trong cuộc chiến chống dịch bệnh, tinh thần đoàn kết
thực sự rất quan trọng, mỗi người đều có một nhiệm vụ của riêng mình để bảo
đảm cuộc chiến này thành công. Và ngay lúc này những văn nghệ sĩ cũng chính là
những “chiến sĩ” trên mặt trận chống dịch Covid-19.

Tác phẩm nghệ thuật trong thời gian này đẹp, vì nó đã phản ánh chân thật
cuộc sống của con người xã hội mang tính toàn vẹn, đa diện và sinh động. Đặc
biệt là sự chân thực của ý thức xã hội được những người nghệ sĩ gửi gắm vào tác
phẩm. Đó là góp một phần sức lực của mình vào các hoạt động phòng chống dịch
và nâng cao nhận thức của người dân. Đặc biệt là nhấn mạnh tinh thần đoàn kết,

6
BÀI TIỂU LUẬN MÔN MỸ HỌC
THỰC HIỆN: TRẦN THỊ PHƯƠNG THẢO
MSSV: 18DH700681 Lớp: PR1805

sự quyết tâm từ trên xuống dưới của cả dân tộc - những tính chất mang tính quyết
định trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh này.

C. KẾT LUẬN

Cho dù qua từng thời đại, chuẩn mực cái đẹp có khác nhau, thì đó vẫn là
một cái đích hướng đến của nhân loại, và cái đẹp có giá trị tự thân của nó. Cái đẹp
trong xã hội là kết quả của hoạt động thực tiễn của con người.

Cái đẹp trong cuộc chiến chống COVID-19 được bộc lộ trong những cái
bình thường nhất, từ những vật nhỏ nhất đến những công trình đồ sộ. Đó là sản
phẩm do bàn tay và khối óc con người làm ra theo thước đo của sự hoàn thiện và
tính lý tưởng. Không chỉ chuyển tải thông tin và giải trí, văn hóa nghệ thuật còn có
vai trò quan trọng trong việc truyền cảm hứng tích cực đến với xã hội. Thực tế đã
chứng minh cái đẹp đến từ cuộc sống là cái đẹp vô cùng phong phú và đa dạng, dù
là cái đẹp giản dị mỏng manh cho đến cái đẹp hùng vĩ cao cả, và cả những cái đẹp
độc đáo, khác thường.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hoài Lam ( 1979), Tìm hiểu mĩ học Marx – Lenin, Nxb Văn hóa, Hà Nội
2. Nguyễn Quân (2005), Con mắt nhìn cái đẹp, Nxb Mỹ Thuật, Hà Nội.
3. Nguyễn Ngọc Thu (2003), Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực sáng
tạo của con người, Nxb Đại học quốc gia Tp. HCM.

-HẾT-

You might also like