Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Bài Thu Hoạch Kỹ Năng Đạt Mục Tiêu Và

Lập Kế Hoạch
Họ & tên: Lê Hoài Phong
MSSV: 2001181259
Lớp: 09DHTH7
Câu 1: Trình bày nội dung nguyên tắc SMARTER trong viết mục tiêu
Câu 2: Những lưu ý khi thực hiện xây dựng một bản kế hoạch là gì?
(Trình bày tối thiểu 5 ý)
Câu 3: Liên hệ thức tế : Mục tiêu sau khi tốt nghiệp của em là gì? Hãy
liệt kê những hành động em thực hiện để chinh phục mục tiêu đó.

Trình bày
Câu 1: Nội dung nguyên tắc SMAERTER:
Specific - cụ thể, dễ hiểu
- Ý tưởng kinh doanh phải cụ thể vì nó định hướng cho các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp bạn trong tương lai.
- Đừng nói mục tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn là dẫn đầu thị
trường trong khi đối thủ đang chiếm 40 % thị phần. Thay vào đó hãy đặt
mục tiêu chiếm tối thiểu 41% thị phần, từ đó bạn sẽ biết mình còn phải
cố đạt bao nhiêu % nữa.
Measurable – đo lường được
- Các chỉ tiêu trong ý tưởng kinh doanh của bạn mà không đo lường
được thì không biết có đạt được hay không?
- Đừng ghi: "phải trả lời thư của khách hàng ngay khi có thể". Hãy yêu
cầu nhân viên trả lời thư ngay trong ngày nhận được.
Achievable – vừa sức
- Các chỉ tiêu đặt ra trong ý tưởng phải có tính thách thức để cố gắng,
nhưng cũng đừng đặt chỉ tiêu loại không thể đạt nổi.
- Nếu bạn không có giọng ca trời phú thì đừng đặt chỉ tiêu trở thành siêu
sao.
Realistics – thực tế
- Đây là tiêu chí đo lường sự cân bằng giữa khả năng thực hiện ý tưởng
so vối nguồn lực của bạn (thời gian, nhân sự, tiền bạc..).
- Đừng đặt chỉ tiêu giảm 20 kg trong một tháng để đạt trọng
lượng lí tưởng 45 kg trong vòng một tháng, như vậy là không thực tế.
Timebound – có thời hạn
- Mọi công việc phải có thời hạn hoàn thành, nếu không nó sẽ bị trì
hoãn.
-Thời gian hợp lí giúp bạn vừa đạt được mục tiêu lại vừa dưỡng sức cho
các mục tiêu khác.
Engagement – liên kết
- Ý tưởng kinh doanh của bạn phải làm sao để liên kết được lợi ích của
công ty và lợi ích của các chủ thể khác.
- Khi các bộ phận, nhân viên tham gia thực hiện mục tiêu, họ sẽ được
kích thích như thế nào. Nếu doanh nghiệp bạn thành lập để triển khai ý
tưởng kinh doanh của bạn không có chế độ này, việc thực hiện mục tiêu
sẽ không có hiệu quả.
Ralevant - là thích đáng
- Chỉ tiêu có hữu ích đối với một bộ phận nhưng bộ phận khác lại thờ ơ
cũng là điều bạn cần quan tâm nếu muốn tạo ra sức mạnh tổng thể để
thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.
Câu 2: Những lưu ý khi thực hiện xây dựng một bản kế hoạch

1. Tổng kết những thành tích đã đạt được


Việc liệt kê những thành tích bạn đã đạt được trong thời gian vừa qua rất
quan trọng, vì nó sẽ tạo động lực cho bạn đạt được những mục tiêu cao
hơn trong năm mới. Chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào vì những điều
chúng ta đã thành công.

2. Tổng kết những thất bại không thể vượt qua


Ngoài những thành tích đáng tự hào, bạn cũng không nên quên đi những
bài học thất bại, chúng cho chúng ta một thái độ khiêm tốn trước những
thành công đã đạt được. Thành công luôn đi kèm với những thất bại và
chỉ những người biết nỗ lực mới có được sự tự tin thỏa đáng.

3. Phân tích nội lực và hoàn cảnh hiện tại


Chúng ta hiển nhiên mong muốn được thực hiện và đạt được những điều
tuyệt vời nhất. Việc hiểu được mong muốn bản thân không quan trọng
bằng việc hiểu được vị trí hiện tại chúng ta đang ở đâu, có những kinh
nghiệm, kiến thức và nguồn lực nào, tại sao chúng ta đã có những chiến
thắng vẻ vang trong quá khứ, mà cũng vấp phải một số thất bại không
đáng có?, là do chúng ta đã thiếu những gì và cần phải bổ sung những
gì? Tất cả đều phải được phân tích thật kĩ lưỡng trước khi phác thảo ra
một bản kế hoạch mới cho tương lai.

4. Liệt kê những mong muốn chính đáng


Mong muốn thì rất nhiều, nhưng rất cần thiết nếu chúng ta có thể liệt kê
những mong muốn thật chính đáng, phù hợp với khả năng của bản thân,
khả năng biến những mong muốn ấy thành hiện thực, những mong muốn
chính đáng sẽ không làm tổn hại cuộc sống của bất kì ai, liệu điều đó có
quá khó khăn?

5. Không ảo tưởng vào những mục tiêu to lớn


Bạn không nên viết ra những ảo tưởng mà bản thân biết chắc là không
thể nào thực hiện được: làm tổng thống Mỹ, hay trở thành phu nhân của
hoàng tử Anh, hoặc xây một thành phố trên cao trong năm tới. Không ai
đánh thuế giấc mơ, nên bạn hãy cứ mơ đi nhưng đừng quá ảo tưởng bởi
khi tỉnh giấc, bạn phải quay trở về hiện thực để thực hiện những giấc mơ
trong tầm tay hơn, như một căn hộ trả góp chẳng hạn.
6. Kế hoạch phải rất rõ ràng, cụ thể
Kế hoạch càng rõ ràng, càng cụ thể, khả năng thực hiện càng cao. Thay
vì nói năm tới tôi sẽ giảm cân, hãy nói tôi sẽ giảm 5kg trong vòng 5
tháng tới, mỗi tuần tập thể dục 3 lần tại phòng tập gym và mỗi lần tập
khoảng 30 phút. Thay vì nói tôi sẽ đi du lịch nước ngoài trong năm tới,
hãy nói, tôi sẽ đi Nhật Bản 1 tuần vào tháng 6 và Hàn Quốc 1 tuần vào
tháng 11. Thay vì nói tôi sẽ để dành tiền để mua nhà trả góp, hãy nói,
mỗi tháng tôi sẽ chỉ được phép tiêu 5 triệu và để dành 15 triệu để mua
nhà.

7. Nên lập kế hoạch theo từng giai đoạn


Nếu việc lập kế hoạch cho 1 năm là quá nhiều, hãy lập kế hoạch cho
từng quý một, hoặc từng tháng một. Chia nhỏ thời gian lập kế hoạch sẽ
giúp bạn nâng cao khả năng thực hiện chúng nhiều hơn. Hoặc bạn cứ lập
kế hoạch trước từng tháng cho một năm, nhưng sau mỗi tháng, hãy ngồi
lại đánh giá khả năng thực thi của những tháng tới để có những điều
chỉnh thích hợp và kịp thời.

8. Định nghĩa các mức độ của thành công


Bạn không nên quá khắt khe với bản thân về việc đánh giá mức độ thành
công của chính mình. Người ta chỉ cần thu nhập 20 triệu một tháng đã
vui rồi, nhưng bạn phải được 50 triệu thu nhập hàng tháng mới gọi là
thành công ư? Biết bao nhiêu là đủ? Liệu sau khi đạt ngưỡng 50 triệu,
bạn có tiếp tục nhìn lên? Có rất nhiều người thành công hơn chúng ta,
mà cũng có rất nhiều người kém thành công hơn chúng ta.

9. Rèn luyện ý chí để đạt được mục tiêu


Thành công nào cũng đòi hỏi phải có nỗ lực và ý chí thép. Rất nhiều tình
huống người ta không đạt được mục tiêu vì đi được đến giữa đường chợt
thấy nản và muốn bỏ cuộc. Thành công không bao giờ xuất hiện với
những người sớm bỏ cuộc, chỉ biết ngồi chờ may mắn tới.
Câu 3:
Liên hệ thức tế : Mục tiêu sau khi tốt nghiệp của em là gì?
- Kiếm được một công việc làm ổn định để tự nuôi sống bản thân
mình
Hãy liệt kê những hành động em thực hiện để chinh phục mục tiêu đó.
- Đi xin việc
- Bổ sung thêm kiến thức cần thiết cho công việc
- Thiết lập các mối quan hệ với động nghiệp trong công ty
- Thích nghi và làm tốt các yêu cầu công ty giao
- Trong vòng 3-5 năm vươn lên vị trí quản lý

You might also like