Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

1.

1 SỰ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Với sự phát triển của Internet, 3G và các thiết bị di động, đặc biệt là smartphone cùng
hàng ngàn thẻ ngân hàng phát hành mỗi ngày, Việt Nam hiện được đánh giá là một
trong những thị trường thương mại điện tử phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, chỉ
xếp sau Indonesia.

Năm 2018 thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục phát triển toàn diện với tốc độ tăng
trưởng trên 30%. Tuy chỉ có xuất phát điểm là ~4 tỷ USD vào năm 2015 nhưng nhờ
tốc độ tăng trưởng trung bình trong ba năm liên tiếp cao nên quy mô thị trường
thương mại điện tử năm 2018 lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Thị trường này bao gồm bán
lẻ trực tuyến, du lịch trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, giải trí trực tuyến và mua bán trực
tuyến các dịch vụ và sản phẩm số hoá khác. Theo báo cáo eConomy SEA 2019 do
Google và Temasek công bố, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam đầu
năm 2020 đạt 5 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng lên tới 81%. Đáng chú ý hơn, Sách trắng
thương mại điện tử Việt Nam 2019 được Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ
Công thương) phát hành, chỉ ra mức tăng trưởng của thị trường TMĐT Việt Nam
đang cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Đặc biệt, vai trò của thương mại điện tử cũng dần trở nên quan trọng hơn khi tỷ trọng
doanh thu từ thương mại điện tử trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt
4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018. Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên
các nền tảng TMĐT cũng tăng vọt. Năm 2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia
mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm 2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm.
Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người đạt 202 USD, tăng 8,6%.

Chính vì vậy nhiều ý kiến cho rằng năm 2020 này quy mô thị trường thương mại điện
tử của Việt Nam có khả năng lên tới 13 tỷ USD. Theo số liệu được tổng hợp dựa vào
báo cáo thường niên của We Are Social và Hootsuite đầu năm 2020 thì điều này là
hoàn toàn có thể khi dân số Việt Nam đạt xấp xỉ 97 triệu dân, với tỷ lệ dân thành thị là
36%. Trong đó, có 64 triệu người sử dụng internet và có tới 58 triệu người dùng MXH
trên thiết bị di động tính đến đầu năm 2019, con số này tăng đến 8 triệu người dùng so
với năm 2018. Theo số liệu thống kê, năm 2019, Việt Nam là một trong những nước
có số lượng người dùng các mạng xã hội cao nhất thế giới. Trung bình mỗi ngày,
người dùng Việt tốn khoảng 7 giờ đồng hồ trên Internet, trong đó có 3 giờ đồng hồ
được dành riêng cho việc sử dụng các mạng xã hội như Facebook, YouTube, Zalo…
Với những con số biết nói như vậy, Việt Nam được đánh giá là thị trường rất tiềm
năng cho các ngành quảng cáo số, đặc biệt là cho các thương hiệu có đối tượng khách
hàng mục tiêu là giới trẻ.

1.2 TÌNH HÌNH KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC


INFLUENCER MARKETING VÀ HOÀN CẢNH HÌNH
THÀNH Ý TƯỞNG

Năm 2019 là một năm bùng nổ và thành công của ngành giải trí trong nước nói riêng
với nhiều chương trình, sự kiện cũng như nhân vật nổi tiếng. Vì thế sức hút và tầm
ảnh hưởng của những người nổi tiếng góp phần cho những hoạt động nghệ thuật trở
lên sôi động hơn bao giờ hết. Influencer Marketing với sự tham gia của những nhân
vật nổi tiếng này cũng trở thành hình thức phổ biến và hữu dụng cho việc cải thiện
doanh số bán hàng của doanh nghiệp, đặc biệt là các thương hiệu nổi tiếng. Như một
lẽ tự nhiên, Khi lựa chọn một sản phẩm trong vô vàn các sản phẩm khác nhau, phần
lớn người tiêu dùng ưa thích những sản phẩm gắn liền với những gương mặt quen
thuộc.Sự sùng bái của người nổi tiếng là một hiện tượng văn hóa có niên đại hàng
ngàn năm. Người tiêu dùng có xu hướng mua sản phẩm khi họ nhìn thấy khuôn mặt
quen thuộc trong quảng cáo, hầu hết họ nghĩ rằng nó phải là sản phẩm chất lượng cao
vì họ thấy một số thông tin xác thực.

Hầu hết người hâm mộ sẽ tin rằng nếu các ngôi sao yêu thích của họ chắc chắn sẽ sử
dụng những sản phẩm uy tín, chất lượng cao. Xu hướng của các khách hàng là sẽ sử
dụng sản phẩm giống thần tượng của họ, hơn hết người tiêu dùng sẽ nhớ hơn những
quảng cáo, chương trình có sự tham gia của Celeb. Mỗi Celeb có rất nhiều người hâm
mộ, họ có khả năng gây ảnh hưởng lớn đến nhiều fan hâm mộ và cả giới truyền thông,
các trang mạng xã hội trên Facebook, Instagram, Twitter,… của họ cũng chính là một
kênh truyền thông mạnh mẽ. Vậy nên Celeb chính là chìa khóa giúp các thương hiệu
thành công hơn trong các chiến dịch Marketing và quảng cáo.

Một thành công tiêu biểu có thể nhắc đến là thương hiệu giày Việt – Biti’s đã quay trở
lại đầy bất ngờ trong chiến dịch “Đi để trở về” vào dịp Tết Nguyên Đán 2017. Biti’s
đã kết hợp cùng với Sơn Tùng M-TP, Soobin Hoàng Sơn – hai chàng ca sĩ gây mưa
gió trong cộng đồng giới trẻ tại thời điểm này. Mặc dù Biti’s là thương hiệu giày Việt
lão làng nhưng sự cạnh tranh khốc liệt từ các thương hiệu nước ngoài, Biti’s đã dần bị
quên lãng. Sự trở lại đầy bất ngờ và hoành tráng, Biti’s đã bán cháy hàng trong dịp Tết
Nguyên Đán, đạt 300% doanh thu đề ra. Sự thành công của Biti’s cũng không thể kể
đến sự góp mặt của dàn influencers đình đám như: Phở Đặc Biệt, JVevermind,
Nguyễn Ngọc Thạch, Phan Ý Yên,… đã khuấy động cộng đồng bằng các cuộc tranh
cãi #teamđi hay #teamtrởvề. Theo báo cáo mới nhất của We are social, tính riêng năm
2018, lượng người dùng social media toàn cầu tăng 13% so với năm trước và đạt con
số 3.397 tỷ. Với sự liên tục “gây bão” của social media trên toàn thế giới,
thì Influencer Marketing cũng đã chứng kiến sự bùng nổ lan rộng và hiện là một trong
những loại hình phát triển nhanh nhất trong quảng cáo và dự kiến sẽ trở thành thị
trường 5-10 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, sự bùng nổ trong các hình thức influencer marketing đi kèm những chiêu
trò quảng cáo quá lộ liễu từ một số nhãn hàng đã khiến người dùng ngày càng trở nên
“ngán ngẩm” với những cái mác “được tài trợ”, điều này đẩy thị trường influencer
marketing dần rơi vào tình trạng bão hòa.

Một kỉ niệm đáng nhớ cho những ai đã mua gói like ảo – followers ảo là ngày
13/12/2019, Facebook đã đăng xuất rất nhiều tài khoản mà họ nghi ngờ là giả mạo tại
Việt Nam. Theo đó, các bên cung cấp dịch vụ like ảo – followers ảo trên facebook
không thể điều khiển những tài khoản này để “cày cuốc” cho những bài viết của khách
hàng hay đi “comment dạo” nhằm tăng tương tác nữa. 

Khi Facebook sử dụng thuật toán trên, 99% fanpage có trên 10.000 lượt thích sẽ bị
giảm khoảng 3% lượt like. Đó cũng là số like hay tài khoản ảo mà người dùng mạng
xã hội facebook đã mua từ đơn vị cung cấp dịch vụ bán like, followers. Hàng loạt
Fanpage sử dụng Like ảo đã vĩnh viễn biến mất khỏi Facebook, một số Fanpage lớn
với lượng người theo dõi đông đảo cũng dần heo hút do số Like ảo đã bị Facebook
xóa sạch. 

Cùng với những tiến bộ rõ rệt trong vấn đề bảo mật của Facebook và nền tảng lọc –
đánh giá hồ sơ influencer của Socialift – nền tảng dữ liệu Influencer lớn nhất tại Việt
Nam, những tài khoản nổi tiếng bằng “follower ảo” sẽ sớm “bay màu”, những hiện
tượng nổi lên bằng chiêu trò scandal sẽ không còn được các thương hiệu “thiết tha”
nữa.

Sự bão hòa của hình thức influencer marketing tác động không nhỏ tới kết quả kinh
doanh và chiến lược quảng cảo trong tương lai. Chính vì thế, vấn đề đặt ra là cần một
bên trung gian giúp thu thập thông tin, chọn lọc những người nổi tiếng phù hợp với
điều kiện quảng cáo. Hiện nay, mô hình kinh doanh cung cấp nhu cầu trên thì vẫn
chưa phổ biến nhưng khi xét về tiềm năng của thị trường mà nói rõ ràng influencer là
một thị trường lớn, đang tăng trưởng và hiện đang phân mảng, chưa có người dẫn đầu
rõ ràng cả ở Việt Nam lẫn Đông Nam Á, bởi đây là một ngành khá mới. Tại thời điểm
này, trong lĩnh vực Social Influencer ở Việt Nam chỉ có một số công ty tham gia tiêu
biểu như:

Công ty Hiip
 Thành lập vào năm 2015
 Đối tượng khách hàng: tập trung vào phân khúc vừa và nhỏ - những
người muốn làm việc trực tiếp với công ty chúng tôi hơn là các công ty
quảng cáo lớn. Còn đối với các khách hàng lớn và rất lớn, thường họ sẽ
làm việc với các agency. Tuy nhiên những agency sau đó cũng sẽ làm
việc với bên công ty chúng tôi để kết nối và quản lí influencer hiệu quả
nhất.
 Phương thức hoạt động: không có dịch vụ về planning hay creative.
Hiip là một platform kết nối với khoảng 2,000 influencer thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau.
Viral Works
 Thành lập từ tháng 03/2018
 Đối tượng: những doanh nghiệp đang có nhu cầu sử dụng hình ảnh của
cá nhân có sức ảnh hưởng, phục vụ cho chiến dịch marketing của họ
 Phương thức hoạt động: xây dựng và phát triển dựa trên mạng lưới công
nghệ kết nối người dùng nhất là người nổi tiếng. Là platform kết nối
Brand và Influencer - cho phép khách hàng (doanh nghiệp) tìm kiếm
được người ảnh hưởng đến cộng đồng (Influencer) một cách nhanh
chóng và tiện lợi nhất.

Dựa vào những cơ sở ở trên cùng với sự phát triển của thương mại điện tử dự án mô
hình kinh doanh cung cấp thông tin đã ra đời để đáp ứng nhu cầu thị trường của các
Influencer Marketing Việt Nam (phương thức tiếp thị qua những người có sức ản
hưởng trong xã hội đến khách hàng mục tiêu). 

You might also like