Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 21

BỘ CÂU HỎI CHINH PHỤC NHÀ TUYỂN DỤNG

TRONG VÒNG PHỎNG VẤN


Nội dung

I. Chuẩn bị bản thân trước khi đi phỏng vấn


II. Công thức chung cho các buổi phỏng vấn
III. Các câu hỏi mở đầu
IV. Các câu hỏi về ngành, công ty (industry & company questions)
V. Các câu hỏi cá nhân (personal interview questions)
VI. Câu hỏi tình huống (Situational & Behavioral questions)
VII. Thương lượng lương
VIII. Câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Cụ thể

I.Chuẩn bị bản thân như thế nào trước mỗi buổi phỏng vấn?

• Ước lượng chính xác khoảng thời gian để bạn đến nơi phỏng vấn, tính cả thời gian tắc đường, tìm nơi gửi xe, đi
bộ lên văn phòng.
• Tìm hiểu quy tắc ăn mặc (dress code) của nơi phỏng vấn để chuẩn bị trang phục phù hợp.
• Nghiên cứu tỉ mỉ, cẩn thận công ty và vị trí ứng tuyển, tìm hiểu người sắp phỏng vấn (chức vụ, kinh nghiệm, tính
cách, phong cách làm việc v.v.).
• Xem lại CV bạn đã sử dụng để ứng tuyển vào vị trí đó.
• Lập danh sách các câu hỏi bạn dự đoán sẽ được người phỏng vấn hỏi và chuẩn bị câu trả lời. Cố gắng nhớ câu
trả lời và thực hành cách trả lời để có phong cách chuyên nghiệp, tự tin và tự nhiên. Tránh học thuộc lòng và đọc
vanh vách.
• Tập thể thao nếu có thể để đầu óc thư giãn và sảng khoái. Tạo tâm lý thư giãn cho buổi phỏng vấn.

II. Chiến lược trả lời chung

• Sắp xếp các ý logic, cụ thể, rõ ràng, tránh trả lời dài dòng. Trung bình mỗi câu trả lời nên khoảng 1 – 2 phút.
• Tận dụng tối đa phương pháp STAR (Situation – Task – Action – Result) và kỹ thuật story telling (kể chuyện) để
khiến các câu trả lời cụ thể và chi tiết. Phương pháp STAR là một phương pháp phổ biến trong ngành Tuyển dụng
nhân sự. STAR là viết tắt của 4 từ sau:
S: Situation: Mô tả ngắn gọn tình huống / vấn đề trong công việc bạn gặp phải. (2 – 3 câu) T: Task:
Nhiệm vụ của bạn và nhóm / phòng / công ty. (2 – 3 câu) A: Action: Mô tả chi tiết bạn đã làm gì để xử lý
tình huống / vấn đề đó. (4 – 5 câu) R: Result: Kết quả cuối cùng như thế nào, tình huống / vấn đề đã
được bạn xử lý thành công ra sao. (3 – 4 câu)
• Sử dụng các con số để lượng hóa các thông tin trong câu trả lời.
• Thể hiện phong cách chuyên nghiệp, chín chắn, tự tin và hứng thú với công việc / công ty trong suốt buổi phỏng
vấn.
• Chú ý lắng nghe người phỏng vấn để đoán tâm lý.
• Thể hiện bạn là người ham học hỏi và một cá nhân có tính cách và thái độ tuyệt vời.
• Be DIPLOMATICALLY HONEST, tức là hãy thành thật một cách khéo léo. Tránh nói dối, đặt chuyện mà hãy
thêm gia vị vào sự thật để khiến sự thật nghe thật thuyết phục, hấp dẫn.

III.Các câu hỏi mở đầu

Hãy giới thiệu về bản thân bạn

Cách trả lời:


• Trả lời theo dòng thời gian từ hiện tại ngược về quá khứ.
• Câu trả lời nên dài khoảng 1 phút.
• Sắp xếp câu trả lời thật rõ ràng, logic.
• Sử dụng cấu trúc ngữ pháp và từ vựng ngắn gọn súc tích nhưng không được quá đơn giản.
• Nói theo trình tự sau: Vị trí và công ty hiện tại - Kinh nghiệm đã tích lũy trong sự nghiệp - Bằng cấp chứng chỉ -
Vì sao bạn ứng tuyển vào vị trí này

IV.Các câu hỏi về ngành, công ty (industry & company questions)

Đây là các câu hỏi về ngành, về công ty được đưa ra để kiểm tra hiểu biết của bạn. Thông tin thường sẽ có trên
website, báo chí, các báo cáo và tại các sự kiện liên quan tới công ty. Hãy để ý và nắm bắt kịp thời để có thể chuẩn
bị cho buổi phỏng vấn tự tin nhất.

Tại sao bạn lại chọn ngành ngân hàng đầu tư, ngành bán hàng hay ngành thương mại?

• Với công việc như investment banking bạn đã phải chứng tỏ trong CV năng lực và sự hiểu biết của mình, việc
còn lại là thái độ, động lực và khả năng vượt qua khó khăn

• Nên nhấn mạnh mong muốn học hỏi của bạn, thông qua việc chứng tỏ bạn đã tham gia học thêm các chứng chỉ,
khóa học liên quan nào, tại cấp làm việc thấp hơn, bạn đã có kinh nghiệm gì và sẵn sàng muốn phát triển ra sao.

• Chứng tỏ bạn có thể làm việc trong hoàn cảnh áp lực, nhiều biến chuyển, tố chất của một trader, và việc bạn sẵn
sàng làm nhiều giờ hơn khi công việc thú vị hơn tại môi trường trước. Cũng đừng quên nhắc tới việc bạn kì vọng
có thể ứng dụng các kĩ năng của mình vào môi trường như thế nào.

Những nhân viên ở ngân hàng đầu tư, nhân viên làm digital marketing hay nhân viên mua bán thì
thường làm những công việc gì?

• Đây là các kiến thức cơ bản về công việc mà bất kì ứng viên nào trước khi nộp hồ sơ và tới phỏng vấn đều phải
tìm hiểu. Hãy tự tìm hiểu phần mô tả công việc trên các trang tuyển dụng để trình bày cụ thể với nhà tuyển dụng.

• Đối với các công ty nhỏ, tập trung vào một lĩnh vực nhất định, yêu cầu bạn có thể làm việc đa năng sẽ nhiều hơn
so với các công ty lớn, khi công việc đã được chuyên môn hóa. Hãy nắm chắc lý do vì sao bạn muốn chọn công ty
này.

Bạn nghĩ công việc mỗi ngày của một nhà phân tích số liệu hay một người môi giới là gì?
• Nhà tuyển dụng muốn biết chắc bạn có sự am hiểu với công việc, ví dụ như với vị trí phân tích - “analyst” - bạn
phải trình bày được công việc hàng ngày bao gồm phân tích số liệu, chuẩn bị báo cáo tài chính và các bản trình
bày tới khách hàng, đối tác.

• Nếu bạn đủ năng lực và may mắn bạn sẽ còn được trao thêm các “trọng trách” khác

Tại sao bạn chọn công ty này?

• Bạn sẽ gặp câu hỏi này thường xuyên, và câu trả lời bạn có thể sẵn sàng chuẩn bị được trước.

• Đừng nói là bạn sẽ trả lời “Vì công ty là ngân hàng hàng đầu thế giới" nhé. Hãy làm rõ ra giá trị của bạn phù hợp
với người mà công ty đang tìm kiếm như thế nào, bạn có hiểu biết gì về văn hóa công ty.

• Chia sẻ về một điểm đặc biệt nào đó mà công ty gây ấn tượng cho bạn, hoặc kể về việc bạn biết một người nào
đó làm ở công ty này và họ ảnh hưởng thế nào tới bạn. Bạn cũng có thể hỏi ngược lại nhà tuyển dụng về lý do họ
làm ở đây và lấy đó làm câu trả lời.

Bạn biết những gì về công ty của chúng tôi?

• Đây cũng là dạng câu hỏi “kiểm tra bài cũ" mà nhà tuyển dụng thường đưa ra.

• Hãy nói một chút về lịch sử của công ty, nên là thông tin có kiểm chứng về các thương vụ họ đã có, về chi nhánh
hay các văn phòng đại diện quốc tế, có thể thấy ngay trên website của họ.

Bạn đã từng nói chuyện với những ai ở công ty của chúng tôi?

• Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ mình đã tìm hiểu rất kĩ về công ty. Đưa ra được tên của các cựu nhân viên hoặc
người bạn đã từng trò chuyện và nhanh nhạy đưa ra được những điểm tích cực (và chân thành) mà họ đã chia sẻ
với bạn khi làm việc tại đây, hoặc điểm bạn thấy ấn tượng. Nhà tuyển dụng cũng có thể tạt qua người quen của
bạn để hỏi về bạn nên hãy chắc chắn là hình ảnh của bạn tốt trong mắt họ.

• Nếu bạn không có người quen nào, có thể đưa ra thông tin mà bạn đã tìm kiếm để chắc chắn rằng công ty này rất
phù hợp với bạn. Và cũng có thể chuẩn bị lý do cho câu hỏi “Tại sao bạn không quen ai ở đây?”

Tại sao bạn không chọn công ty đối thủ của chúng tôi?

• Lý tưởng mà nói, bạn có thể biết một chút về công ty X, nên có thể đưa ra so sánh liên quan. Còn nếu không, hãy
đơn giản chỉ ra rằng bởi vì bạn quan tâm tới công ty này nhiều hơn, nên chưa dành thời gian để tìm hiểu về công
ty X

Tại sao chúng tôi nên chọn bạn - người không có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính/marketing/phân tích số liệu

• Đây là câu hỏi tương tự với câu hỏi về điểm mạnh, hãy nói về các kĩ năng và tính cách của bạn, chuẩn bị sẵn một
câu chuyện theo cấu trúc S.T.A.R), để làm rõ hơn việc bạn sẽ là nhân viên có năng lực như thế nào?

Điều gì khiến bạn quan tâm đến ngành tài chính/marketing/phân tích số liệu?

• Đây là câu hỏi khá thẳng, hãy nói về người đã truyền cảm hứng cho bạn, hoặc một sự kiện đặc biệt nào đó
• Đừng nói rằng bạn thích ngành này vì toàn bộ những người giàu bạn biết đều làm ngành đó (dù nó đúng là như
vậy)

Chí nhánh nào của công ty chúng tôi mà bạn quan tâm?

• Đây là dạng câu hỏi để xem sự nghiêm túc của bạn khi tiến hành nghiên cứu về đơn vị tuyển dụng. Nếu họ có
nhiều tập đoàn khác nhau, hãy ghi nhớ các tập đoàn mà bạn muốn ứng tuyển, cùng với lý do cho sự yêu thích ấy.
Các nhóm sẽ khác nhau khi ở các công ty khác nhau, vì thế hãy tìm hiểu thêm.

• Hãy chắc chắn rằng bạn sẵn sàng làm việc tại bất kì tập đoàn nào, điều quan trọng nhất là bạn muốn được làm
tại hãng này.

Phòng ban nào trong công ty của chúng tôi mà bạn quan tâm?

• Đây lại là một cơ hội để người phỏng vấn bạn thấy được bạn hiểu thế nào về ngành nghề đó, và bộ phận nào sẽ
thu hút bạn.

• Bạn sẽ muốn tập trung vào một bộ phận, và không nên cùng lúc chia sẻ rằng bạn muốn vào cả Sales & Trading,
Leveraged Finance và Research bởi vì đây là 3 công việc hoàn toàn khác nhau

• Bạn có thể sẽ muốn vào mảng Trading nếu bạn yêu thích việc tìm hiểu thị trường, Sales nếu bạn có khả năng
giao tiếp và làm việc với con người tốt, v.v

Bạn có thể xử lí được những tình khó khăn không?


• Tuyệt! Hãy cho họ thấy công việc trước của bạn có hàng tá khó khăn. Sử dụng công thức S.T.A.R để câu chuyện
của bạn thêm thuyết phục và bạn hiểu được khối lượng công việc nhưng luôn sẵn sàng học hỏi và cố gắng.

• Lúc này quan trọng nhất là thái độ tích cực, bạn có thể chia sẻ rằng dù công việc lúc trước có nhiều trở ngại,
buồn chán nhưng bạn đã có động lực, quyết tâm như thế nào để hoàn thành tốt.

Bạn nghĩ phẩm chất nào là quan trong nhất đối với công việc này?

Ví dụ: Điều gì làm nên thành công của một chuyên viên phân tích
• Ví dụ như với câu hỏi về vị trí chuyên viên phân tích, bạn có thể đưa ra những nét tính cách sau: thái độ tích cực,
quyết tâm và động lực lớn, sẵn sàng học hỏi, quản lý thời gian tốt, có xu hướng quan tâm tới các chi tiết, khả năng
chịu được công việc khối lượng lớn

• Lựa chọn một tính cách bạn thấy quan trọng nhất và nói kĩ hơn về tính cách đó. Tương tự câu trước, hãy luôn thể
hiện một thái độ tích cực nhất có thể để nhà tuyển dụng tin rằng bạn sẵn sàng với công việc này.

CEO của chúng tôi tên là gì?

• Đây là một câu hỏi để xem hiểu biết của bạn về sếp và mối quan hệ của bạn với sếp của mình, không phải là
những câu chuyện đời tư hay tâng bốc sếp, mà trong công việc có điểm gì đáng nhớ và khiến bạn thay đổi hay
không.

Hãy kể về một lần bạn không đồng tình với sếp của bạn?

• Hãy mô tả một tình huống cụ thể và đưa ra kết quả của nó, sử dụng công thức S.T.A.R để trả lời cô đọng, phân
tích xem lý do dẫn đến bất bình là gì, và nếu thay đổi được những điểm tiêu cực thì bạn sẽ làm gì.

• Đừng tận dụng thời điểm này để trút giận hay nói xấu sếp, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp về thái độ và kĩ năng
xử lý của bạn.

Những công ty nào là đối thủ của chúng tôi?

• Khi nghiên cứu về công ty bạn cần tìm hiểu các đối thủ trực tiếp và gián tiếp của họ, nhất là khi bạn làm việc tại
các mảng marketing, sales, v.v

• Việc này đánh giá không chỉ khả năng nghiên cứu và chuẩn bị mà cả kiến thức về thị trường của bạn nữa. Bạn
hãy nêu ra các con số nổi bật về đối thủ, cách thức hoạt động của họ, thị phần, các thương vụ gần đây có cạnh
tranh với công ty bạn đang ứng tuyển.

Bạn nghĩ gì về những đối thủ của chúng tôi

• Hãy đưa ra các nhận xét có tư duy phản biện trong đó, biết nhận ra những khác biệt mà đối thủ của công ty có và
hiểu được thế mạnh của từng công ty.

• Làm rõ chiến lược và các thủ thuật marketing, sales, v.v khiến cho các công ty đó có lợi thế trên thị trường

• Đừng chỉ đưa ra các “fact", hãy cho họ biết bạn nghĩ gì, và bạn có thể đóng góp như thế nào để giúp cho công ty
bạn đang ứng tuyển có vị thế cạnh tranh tốt hơn

• Tránh nói những điều tiêu cực, thông tin chưa được kiểm chứng hay chứng tỏ đối thủ chiếm ưu thế hơn công ty
hiện tại

Bạn đang ứng tuyển vào những công ty nào khác?

• Có thể đưa ra số lượng một hai công ty bạn đang ứng tuyển, cũng không cần thiết phải kể tên, tránh đưa ra quá
nhiều cái tên hoặc vị trí để họ thấy bạn dễ lung lay.

• Còn nếu mới đi làm, hãy thành thật chia sẻ rằng bạn cũng ứng tuyển vài công ty rồi, nhưng vị trí hiện tại nhất phù
hợp với bạn như thế nào

Bạn đã từng ứng tuyển vào công ty nào?

• Tương tự với câu hỏi trên, hãy chứng tỏ bạn là người cởi mở với các cơ hội, nhưng muốn tập trung vào cơ hội
phù hợp nhất, và giải thích được bạn sẵn sàng như thế nào cho vị trí này.

Nếu bạn là người điều hành công ty, bạn sẽ chọn hướng đi nào cho công ty?

Ví dụ: Nếu bạn là CEO của ngân hàng chúng tôi, bạn sẽ làm gì khác biêt?

• Hãy bao quát thời gian gần đây công ty đang thể hiện như thế nào, và hoạt động nào đang được triển khai để
thay đổi

• Tập trung vào những điểm mà công ty làm để cải thiện kinh doanh, đừng chỉ nhìn vào những điểm xấu, và cẩn
thận khi đưa ra các đánh giá với nội dung công ty có thể đang đi “sai hướng"
Có nên đặt ra yêu cầu về đạo đức trong một công ty quá cao?

• Hãy tỏ ra thận trọng với câu hỏi này, hãy tỏ ra khiêm tốn và thận trọng. Các yêu cầu về đạo đức đối với từng
ngành, từng công ty là cần thiết để đảm bảo vận hành và tránh các rủi ro pháp lý.

• Tuy nhiên luật lệ và quy tắc cũng sẽ làm cản trở sáng tạo hoặc đe dọa tới năng suất, khả năng khám phá mô hình
kinh doanh và l linh hoạt trong quan hệ với khách hàng

Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp rất nhiều các câu hỏi về ngành và chuyên môn, ví dụ cho một vài ngành nghề:

Marketing:

• Chiến dịch nào thành công nhất mà bạn từng triển khai?
• Chiến lược marketing nào mà bạn yêu thích sử dụng?
• Bạn được giao nhiệm vụ thiết kế lại chiến lược cho thương hiệu của công ty. Hãy vẽ hành trình để có được một
chiến lược tốt
• Bạn được giao nhiệm vụ lập kế hoạch cho hội nghị toàn quốc của công ty. Bạn sẽ bắt đầu từ đâu?
• Một trong những nhân viên của bạn vừa vô tình đăng một tweet cá nhân lên tài khoản của công ty. Làm thế nào
bạn sẽ xử lý cô ấy?
• Bạn sẽ làm gì để luôn cập nhật những chiến lược marketing mới?
• Chiến lược marketing nào được phát triển gần đây làm bạn quan tâm nhất?

Phát triển kinh doanh

• Mô tả lại quá trình bạn làm để phát triển kinh doanh


• Có những cách nào để xác định thị trường tiềm năng cho công ty?
• Ba yếu tố quan trọng nhất để đánh giá một thỏa thuận là gì?
• Bạn có chiến lược nào để tìm kiếm đối tác cho công ty?
• Bạn sẽ làm gì để giữ kết nối với khách hàng hiện tại?
• Bạn đã từng sử dụng những chiến lược chăm sóc khách hàng sau mua gì?
• Bạn nghĩ gì về sự phát triển hiện tại trong ngành công nghiệp của chúng tôi? Sự phát triển ấy có thể ảnh hưởng
đến nỗ lực phát triển kinh doanh của chúng tôi như thế nào?
• Bạn ưu tiên những cuộc gặp gỡ với khách hàng như thế nào?
• Bạn có quen thuộc với phần mềm CRM?
• Bạn đã sử dụng công nghệ như thế nào trong công việc của bạn?

IT:

• Bạn đã từng làm việc với nhà cung cấp phần mềm nào chưa? Bạn có còn giữ liên lạc với nhà cung cấp
phần mềm ấy?
• Làm việc trực tiếp với người dùng doanh nghiệp của bạn quan trọng như thế nào?
• Làm thế nào bạn đánh giá được năng lực thực sự của bạn?
• Nếu được thuê, bạn có điều gì muốn thay đổi về đội ngũ công nghệ thông tin của chúng tôi?
• Những thách thức nào bạn nghĩ bạn có thể mong đợi trong công việc này nếu bạn được tuyển dụng?
• Những công ty nào bạn xem là đối thủ lớn nhất của công ty này?
• Mô tả các yếu tố của một kiến trúc trong lớp và cách sử dụng phù hợp của chúng.
• Bạn dành bao nhiêu (bao nhiêu phần trăm) thời gian của bạn để kiểm tra hàng tuần

V.Các câu hỏi cá nhân (personal interview questions)

Những câu hỏi liên quan đến cá nhân bạn để kiểm tra tính cách và phong cách làm việc của bạn, từ đó quyết định
bạn có phù hợp với văn hóa công ty và hòa nhập tốt với đội, nhóm, phòng ban của công ty hay không.

Điểm mạnh của bạn là gì?

Cách trả lời:


• Nêu ra 3 điểm mạnh của bản thân. 3 điểm mạnh này phải đáp ứng được các tiêu chí:
o Liên quan đến yêu cầu công việc đang ứng tuyển và môi trường công ty đang
ứng tuyển (kỹ năng, kinh nghiệm, tính cách, đào tạo). o Cụ thể (tránh dùng các từ chung chung như “chăm chỉ,
thông minh, đoàn kết”). o Thành thật, đúng thực tế, không bịa đặt điểm mạnh mà mình không có.
• Chuẩn bị sẵn 1 ví dụ cho mỗi điểm mạnh. Lưu ý kể mỗi ví dụ thành 1 câu chuyện theo phương pháp STAR.

Điểm yếu của bạn là gì?

Cách trả lời:


• Nên thành thật, không né tránh câu hỏi bằng cách tự nhận mình không có khuyết điểm nào, hay lấy điểm mạnh
thành điểm yếu như tôi quá chăm chỉ, quá cầu toàn.
• Chọn một điểm yếu nhỏ, không thực sự ảnh hưởng đến hiệu quả công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: Bạn ứng
tuyển vào vị trí sales thì có thể nói điểm yếu của mình về công nghệ
• Đưa ra kế hoạch khắc phục điểm yếu của bạn.

Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Cách trả lời:


• Chọn ra 3 điểm mạnh của bản thân liên quan đến yêu cầu công việc và công ty đang ứng tuyển. Một cách tốt để
chọn ra 3 điểm mạnh là dùng 3 yêu cầu đầu tiên về ứng viên trong bản mô tả công việc.
• Lấy ví dụ cụ thể cho mỗi điểm mạnh. Lưu ý luôn cố gắng dùng kỹ thuật kể chuyện / STAR.
• Kể 1 – 2 thành tựu bạn đã đạt được để minh chứng cho các điểm mạnh, lưu ý lượng hóa chúng.

Thành tựu lớn nhất bạn từng đạt được là gì?

Cách trả lời:


• Chuẩn bị trước 1 – 2 câu chuyện chứng minh cho năng lực của bạn, lưu ý kể một cách tích cực và lượng hóa khi
có thể.
• Sự phù hợp của bạn với công việc: Cách xử lý các vấn đề quan trọng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao,
đưa ra các quyết định thông minh, tăng doanh thu / giảm chi phí, tìm kiếm khách hàng mới, làm vừa lòng khách
hàng, hoặc các kỹ năng liên quan (transferrable skills) có được từ nhiều công việc khác nhau.
• Trí tuệ của bạn: Bạn đã cải thiện quy trình, sản phẩm hay một tình huống khó khăn như thế nào.
• Khả năng hiểu việc: Bạn có thể đánh giá công việc và vấn đề cả tổng thể và chi tiết.
• Khả năng làm việc nhóm / lãnh đạo nhóm.

Thất bại lớn nhất của bạn là gì?

Cách trả lời:


• Giống câu hỏi “What is your weakness?”nhưng tập trung vào kết quả hơn là mô tả kỹ về kỹ năng.
• Chọn thất bại không quá liên quan đến công việc đang ứng tuyển.
• Kế hoạch của bạn để việc này không lặp lại.
• An toàn nhất là nói về thất bại trong học tập.

Sếp cũ của bạn nói về bạn như thế nào?

Cách trả lời:


• Sử dụng bản đánh giá của cấp trên trong bảng đánh giá công việc hàng năm (performance review).
• Tốt nhất, bạn nên chọn thời điểm phù hợp và hỏi ngay cấp trên hiện tại, nhớ hỏi cả lý do và các dẫn chứng từ
cấp trên. Như vậy câu trả lời của bạn nghe rất thật và thuyết phục.
• Chọn 3 điểm tốt về bạn có liên quan đến mối quan hệ giữa cấp trên – cấp dưới, ví dụ: always take the initiative,
great team player, problem solving
• Với mỗi điểm tốt, chuẩn bị một câu chuyện ngắn làm ví dụ.

Những đồng nghiệp cũ nói về bạn như thế nào?

Cách trả lời:

• Câu này gần giống câu 6, vì vậy chiến lược trả lời tương tự câu 6, tuy nhiên khác nhau về tính chất mối quan
hệ: câu 6 là giữa cấp trên và cấp dưới, câu này là mối quan hệ bằng vai phải lứa, bạn cần tỏ ra mình là người vui
vẻ, hòa đồng, giúp tập thể tiến lên.
• 3 điểm tốt bạn có thể sử dụng: great team player and solid team leader, optimistic and fun, organization skill
• Đừng quên chuẩn bị ví dụ làm dẫn chứng cho 3 điểm trên nhé.

Tại sao bạn lại rời công việc cũ?

Cách trả lời:


• Đầu tiên, bạn cần tuyệt đối tránh nói xấu công ty, sếp, đồng nghiệp và công việc hiện tại, kể cả khi những điểm
xấu đó là sự thật. Không ai muốn nghe việc bạn xin làm ở công ty họ chỉ vì muốn chạy trốn khỏi công ty hiện nay.
• Thay vào đó, hãy nói đến những điều tốt đẹp theo cấu trúc như sau:
o Bạn rất thích công việc và công ty hiện tại, tuy nhiên bạn đã học được rất nhiều điều từ công ty và công
việc này, tuy nhiên tạm thời bạn không nhìn thấy cơ hội phát triển nghề nghiệp tại đây. o Công việc và công
ty bạn đang ứng tuyển là sự lựa chọn hoàn hảo, để bạn có thể kết hợp giữa những kinh nghiệm và kỹ năng
bạn đang có vào một cơ hội mới, nơi có rất nhiều đất để bạn học hỏi và phát triển sự nghiệp.

Bạn sẽ ở đâu trong 5 năm tới?


Có thể nói đây là câu hỏi “bị ghét” nhất đối với các ứng viên, và người phỏng vấn của biết vậy. Tuy nhiên họ vẫn
hỏi để xem bạn đã chuẩn bị kỹ chưa, và bạn có biết “nói thật mà không phô” hay không.

Cách trả lời: Hãy thể hiện rằng bạn có kế hoạch phát triển theo hướng lâu dài, ví dụ như bạn muốnđóng góp hết
khả năng của mình cho vị trí hiện tại, qua đó thể hiện năng lực để đạt tới những vị trí cao hơn.

Bạn đã từng làm những công việc gì ở vị trí cũ của bạn?

Cách trả lời:


• Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết các kỹ năng của bạn có phù hợp với yêu cầu của công việc hiện tại
không.
• Hãy tập trung vào những điểm liên quan nhất tới vị trí bạn đang ứng tuyển. Lưu ý đừng chỉ đọc lại những gì bạn
đã viết trong CV.
• Nêu bật những thành tựu bạn đã đạt được trong công việc trước, nhớ tận dụng các con số và chuẩn bị sẵn một
vài câu chuyện hay để kể nhé.

Hãy miêu tả phong cách làm việc của bạn?

Cách trả lời: Trước khi bước vào phỏng vấn, hãy tìm hiểu các giá trị cốt lõi của công ty và tập trung mô tả phong cách
làm việc phù hợp với các giá trị cốt lõi đó. Một số điểm bạn có thể sử dụng để trả lời tốt câu hỏi này:
• Nói về cách bạn giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc.
• Nói về cách bạn lên kế hoạch cho một ngày làm việc đạt hiệu quả.
• Mô tả một số điểm mạnh như làm việc chăm chỉ (hardworking), đúng giờ (punctual), định hướng mục tiêu rõ ràng
(goal-oriented).

Những lỗi cần tránh khi trả lời câu hỏi:


• Nói về những điểm không liên quan đến giá trị cốt lõi của công ty & yêu cầu công việc.
• Nói dài dòng, không có điểm nhấn.

Bạn thích làm việc một mình hay làm việc nhóm?

Cách trả lời: Câu trả lời phù hợp nhất cho câu hỏi này là nói về thế mạnh của bạn (bạn mạnh hơn về làm nhóm hay
làm việc độc lập), đồng thời giải thích bạn hoàn toàn có thể làm việc hiệu quả trong cả 2 trường hợp.

Môi trường làm việc lí tưởng của bạn là gì?

Cách trả lời:


• Trước tiên, bạn luôn phải tìm hiểu công ty bạn ứng tuyển có cấu trúc và văn hóa như thế nào, là công ty lớn hay
nhỏ, công ty start-up hay tập đoàn đa quốc gia để mô tả nơi làm việc lý tưởng gần giống với công ty đang ứng
tuyển.
• Tập trung vào việc bạn mong muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, có nhiều điều kiện để
phát triển và hoàn thiện các kỹ năng.
• Mọi nhân viên đều thích một nơi làm việc cho phép thời gian linh hoạt và được đi du lịch nhiều, nhưng hãy tránh
nói đến nhữngđiểm này, vì nhìn chung các nhà tuyển dụng đều mong muốn gặp được những ứng viên kỷ luật tốt,
đúng giờ và tập trung vào công việc.
Bạn đam mê điều gì? Điều gì thúc đẩy bạn trong cuộc sống?

Câu hỏi này nhằm mục đích tìm hiểu thêm về cá nhân bạn xem các sở thích của bạn có liên hệ như thế nào đến công việc.

Cách trả lời:

• Bạn không nhất thiết phải nói đam mê hay động lực của bạn là công việc. Bạn hoàn toàn có thể nói về các đam mê
khác, nhưng hãy trả lời sao cho nhà tuyển dụng thấy bạn đặt mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho chúng. Ví dụ bạn có
đam mê chạy bộ, hãy nói về việc bạn chạy như thế nào, mục tiêu là gì và kết quả ra sao, qua đó nhà tuyển dụng có
thể thấy bạn là người có kế hoạch và có tầm nhìn.
• Lưu ý tránh nhắc đến những đam mê có thể gâyảnh hưởng đến thời gian làm việc. Nhà tuyển dụng sẽ không vui
khi biết bạn có kế hoạch đi du lịch dài hạn, khiến công việc có thể bị đình trệ.

Phong cách làm việc của bạn là gì?

Cách trả lời:


• Nghiên cứu về công ty và đặc trưng của công việc để xem với họ, làm việc nhóm có quan trọng không, cách
công ty trao đổi với nhau như thế nào, gọi điện, email hay gặp trực tiếp.
• Nói về cách bạn trao đổi thông tin ở văn phòng hiệu quả như thế nào.
• Mô tả cách bạn lập kế hoạch cho mỗi ngày / tuần / tháng làm việc để hiệu suất cao.
• Đặc biệt nhấn mạnh đến cách bạn làm việc với sếp. Bạn thích được thường xuyên nhận lệnh từ sếp, hay muốn
được giao cả một nhiệm vụ và tự mình lên kế hoạch và hoàn thành? Hãy đưa ra ví dụ về mối quan hệ tốt nhất với
sếp để nhà tuyển dụng hiểu được cách làm việc của bạn.

Bạn có sẵn sàng làm việc thêm giờ không?

Đây không đơn thuần là một câu hỏi để kiểm tra, mà có thể là một yêu cầu bạn sẽ phải làm việc thêm giờ nếu
được nhận. Hãy thành thật với nhà tuyển dụng dù bạn có sẵn sàng làm thêm giờ hay không. Nhưng dù thế nào,
hãy trả lời với thái độ tích cực. Ví dụ:
• Nếu công ty yêu cầu, bạn có thể sắp xếp thời gian để làm thêm giờ / làm cuối tuần. Tuy nhiên, bạn sẽ cố gắng
hết sức để hoàn thành công việc trong giờ hành chính để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, và bạn hi vọng việc làm thêm
giờ không xảy ra quá thường xuyên vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến hiệu suất làm việc.

Tại sao bạn lại thay đổi công việc thường xuyên?

Câu hỏi này đặc biệt tế nhị với những bạn có “CV nát”, nhảy việc thường xuyên theo mức độ cứ vài tháng / lần.
Những bạn này cần lên phương án chuẩn bị cho câu hỏi này rất cẩn thận và thông minh. Một số câu trả lời phù
hợp:

• Nếu bạn thường xuyên thay đổi công việc vì lý do bất khả kháng, ví dụ như công ty phá sản, cắt giảm nhân sự,
công việc theo dự án, ... hãy thành thật với nhà tuyển dụng.
• Tập trung vào những kỹ năng và thành quả bạn đạt đượcđể nhà tuyển dụng thấy bạn luôn cố gắng đóng góp cho
mọi công việc.
• Bạn chưa tìm được vị trí thật sự phù hợp, và vị trí đang ứng tuyển thật sự là một cơ hội lớn dành cho bạn, vì tại
đây tạo cho bạn môi trường cùng những cơ hội mà những vị trí trước bạn chưa thể có.

Bạn không thích điểm gì ở công việc cũ/sếp cũ của bạn


Cách trả lời:
• Đừng tỏ ra quá tiêu cực hay nói xấu công việc trước đây, nếu không nhà tuyển dụng sẽ thấy bạn hoàn toàn có
thể nói xấu công việc tiếp theo khi bạn nghỉ việc.
• Hãy nói về những gì bạn mong muốn đạt được trong công việc mới mà vị trí cũ chưa thể tạo điều kiện cho bạn,
ví dụ như:
o Các kỹ năng không được tận dụng tối đa. o Công việc chưa đủ thử thách để phát triển bản thân tốt hơn,
bạn muốn tìm đến những thử thách mới và khó hơn.

Bạn là người hướng nội hay hướng ngoại?

Cách trả lời:


• Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là không bao giờ được nói dối khi trả lời câu hỏi này, vì nhà tuyển dụng hoàn toàn
có thể nhìn vào ngôn ngữ cơ thể để biết bạn có đang nói thật hay không.
• Dù bạn là người hướng nội hay hướng ngoại, hãy thành thật với nhà tuyển dụng, và nhấn mạnh vào các kỹ năng
bạn có để đảm bảo bạn hoàn toàn phù hợp với công việc đang ứng tuyển, cũng như thể hiện cho họ thấy bạn là
người có thể thích nghi với các yêu cầu của công việc.
• Người hướng ngoại thường được yêu thích hơn, nhưng nếu bạn là người hướng nội, hãy biến nó thành thế
mạnh của mình và kể các câu chuyện thật hay chứng tỏ bạn đã sử dụng những lợi thế của người hướng nội vào
các kỹ năng cần người hướng ngoại như thế nào.

Hãy nói điều gì đó về bản thân bạn mà không nằm trong CV

Cách trả lời: Một số điểm bạn có thể chia sẻ để trả lời câu hỏi này:
• Động lực làm việc của bạn (vì sao bạn chọn theo đuổi ngành nghề hiện tại).
• Một thành tựu mà bạn không đề cập trong CV, cần trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào trọng tâm.

• Một khó khăn mà bạn đã vượt qua để đạt được kết quả tốt.

Những kiểu người nào bạn thường cảm thấy khó khăn khi làm việc cùng?

Những điều cần nhớ khi trả lời câu hỏi này:
• Luôn luôn có thái độ tích cực.
• Không nói về những tính cách cá nhân, mà chỉ nói đến những thói quen xấu liên quan đến công việc hay sự
không chuyên nghiệp (ví dụ như không đúng giờ, thiếu tập trung khi làm việc).

Bạn mong đợi gì từ văn hóa công ty?

Cách trả lời:


• Tìm hiểu trước về văn hóa công ty, chọn ra những điểm phù hợp với bản thân bạn và nói về những điểm đó.
• Nêu ra những kỹ năng của bản thân cho thấy bạn thích hợp để phát triển trong môi trường của công ty.
• Thể hiện với nhà tuyển dụng rằng bạn có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc để đạt được hiệu
quả tốt nhất.
• Cần tránh thể hiện thái độ tiêu cực với một kiểu môi trường nào đó (ví dụ: dù bạn không thích môi trường làm
việc kỷ luật quá cao cũng không nên thể hiện là mình ghét và không muốn làm việc tại một môi trường như vậy).
Hãy nhớ có thái độ tích cực khi trả lời mọi câu hỏi liên quan đến sự lựa chọn.
Bạn giỏi hơn trong việc lập kế hoạch hay thực thi kế hoạch?

Cách trả lời:


• Bạn có nhiều kinh nghiệm hơn về mặt nào thì hãy trả lời thành thật với nhà tuyển dụng, lưu ý không trả lời sai sự
thật.
• Với các kỹ năng bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy thể hiện với nhà tuyển dụng bạn có khả năng học hỏi
nhanh để có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Miêu tả tinh thần làm việc của bản

Cách trả lời: Bạn có thể chọn ra một số điểm sau để mô tả tinh thần làm việc của bản thân và lưu ý đưa ra các ví
dụ cụ thể.
• Là người lạc quan và có cái nhìn tích cực trong mọi tình huống, đặc biệt là trong những lúc khó khăn.

• Tôn trọng đồng nghiệp: Thể hiện ở việc biết lắng nghe cũng như tôn trọng ý kiến& quyết định của người khác.
• Là người biết quan tâm và thông cảm: Điều này khá quan trọng với các vị trí trưởng nhóm / lãnh đạo, vì nó thể
hiện bạn là người hiểu hoàn cảnh của nhân viên để đưa ra công việc cũng như thời hạn hợp lý, tránh gây ra
những căng thẳng không đáng có.
• Trung thực trong mọi tình huống, là người đáng tin cậy.

Yêu tố nào quan trọng nhất khi bạn lựa chọn nghề nghiệp

Cách trả lời:


• Tập trung vào sự chuyên nghiệp, tránh lạc đề vào các sở thích cá nhân.
• Chuẩn bị trước các lý do & ví dụ cụ thể để giải thích cho câu trả lời, không trả lời chung chung mơ hồ.
• Câu trả lời cần đi liền với cơ hội nghề nghiệp - bạn cần tìm hiểu và phân tích kỹ mô tả công việc để lựa chọn
những yếu tố phù hợp.
• Một số yếu tố bạn có thể dùng để trả lời cho câu hỏi này:
o Cơ hội phát triển tối đa năng lực của bản thân. o Được học hỏi từ
những người giỏi hơn. o Được giao những nhiệm vụ khó để thúc đẩy
khả năng.

Bạn có thể đem lại điều gì cho một team?

Cách trả lời:


• Nghiên cứu kỹ về sản phẩm / dịch vụ của công ty để đưa ra các điểm cần cải thiện. Nêu ra các điểm mạnh của
bản thân phù hợp với điều này (ví dụ: Sản phẩm công ty cần cải thiện về thiết kế; bạn là người có thẩm mỹ tốt, có
kiến thức về thiết kế, có thể giúp sản phẩm đẹp hơn, sang trọng và bắt mắt hơn, đồng thời bạn có khả năng
nghiên cứu và lên kế hoạch để phát triển những sản phẩm tốt hơn trong tương lai).
• Nói về các kỹ năng mềm có thể tạo ra hiệu ứng tốt. Ví dụ: Bạn ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh, bạn có
kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm dẫn dắt khách hàng tốt, bạn tự tin mình hoàn toàn có thể đem về cho công ty
nhiều khách hàng mới.

Bạn đã ở lại khá lâu trong công ty cũ của bạn. Tại sao?
Cách trả lời:
• Bạn cần lưu ý để nhà tuyển dụng thấy được bạn làm ở vị trí cũ lâu vì lý do tích cực, vì thế không nên đưa ra
những lý do tạo ấn tượng bạn lười thay đổi, bạn dễ dàng hài lòng với công việc cũ hay vì công việc đó nhàn hạ.
• Tập trung vào các điểm tốt của công việc cũ như:
o Bạn cảm thấy hứng thú với công việc được giao, vì mỗi nhiệm vụ lại tạo ra cho bạn một thách thức mới, bạn
luôn cảm thấy mình có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của công ty và được nhìn nhận. o Bạn phát
triển được một mạng lưới quan hệ rộng rãi.
o Bạn tôn trọng nơi làm việc cũ và muốn đóng góp nhiều hơn - hãy kể ra những thành tựu lớn mà bạn đạt được.
Tất nhiên cuối cùng bạn vẫn quyết định nghỉ vì bạn muốn tìm cơ hội mới và thách thức mới. Hãy chuẩn bị sẵn
tinh thần để giải thích điều này.

Tại sao bạn lại bị sa thải

Cách trả lời:


• Bạn có thể trả lời rằng bạn muốn dành thời gian tìm hiểu kỹ về các công việc, qua đó chọn vị trí thích hợp nhất.
• Nếu trong thời gian chưa có việc, bạn đi học hoặc làm tình nguyện, hãy trả lời ngắn gọn về công việc / môn học
mà bạn theo đuổi, lý do bạn chọn làm như vậy và bạn đã học được những kỹ năng gì có thể giúp bạn làm tốt công
việc sắp tới.

Sai lầm lớn nhất của bạn từng mắc phải trong công việc là gì?

Cách trả lời:


• Không bao giờ nói rằng bạn chưa từng mắc sai lầm gì, với câu hỏi này bạn buộc phải trả lời
• Hãy nhớ: Không đổ lỗi cho người khác khi nói về sai lầm của bạn. Nếu lỗi là của người khác, hãy chọn một sai
lầm gây ra do lỗi của bạn, và tốt nhất là tìm một sai lầm mà bạn đã giải quyết thành công.
• Tập trung nói về cách giải quyết sai lầm đó, nhờ đó bạn đã hạn chế được những hậu quả, đồng thời rút ra được
bài học lớn, và bạn đã làm thế nào để sau này không mắc phải sai lầm tương tự.

Sự nghiệp của bạn đã thăng tiến như bạn mong muốn chưa?

Cách trả lời: Nếu sự nghiệp của bạn chưa đi theo đúng hướng bạn muốn, hãy đưa ra một lý do ngắn gọn và thuyết
phục, đồng thời thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy bạn luôn cố gắng tìm kiếm những cơ hội phù hợp để đi theo đam
mê của bản thân, và vị trí bạn đang ứng tuyển sẽ là bước tiếp theo giúp bạn đi theo con đường đúng đắn mình đã
chọn.

VI.Câu hỏi tình huống (Situational & Behavioral questions)

Miêu tả một khoảng thời gian bạn là với team của bạn

Cách trả lời:


• Đối với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng chủ yếu tìm hiểu về khả năng teamwork của bạn. Bên cạnh đó câu hỏi này
cũng giúp nhà tuyển dụng biết được tính cách của bạn thông qua sự đa dạng và số lượng các hoạt động công việc
hay ngoại khoá mà bạn tham gia,
• Bạn có thể nói về những lần thảo luận đưa ra dự án nhóm tại trường Đại học, một dự án mà bạn tham gia ở công
việc trước đấy hay một hoạt động xã hội.
• Hãy đảm bảo là bạn nhắc tới đầy đủ các nội dung: vị trí của bạn trong nhóm (leader hay thành viên) và cách
nhóm vận hành để tiếp cận và đạt được mục tiêu thế nào. Lưu ý là hãy luôn đưa ra các ví dụ, bối cảnh cụ thể để
nói về những phần mà cả nhóm đã cùng thành công trong việc đạt được mục tiêu đề ra.

Mô tả một thời gian khi bạn đảm nhận vai trò lãnh đạo trong tình huống nhóm.

Cách trả lời:


• Nói về trường hợp mà bạn làm việc trong một nhóm và sau đó đưa ra quyết định là bạn sẽ là trưởng nhóm và
dẫn dắt cả nhóm tới mục tiêu cùng đề ra.
• Lý giải tại sao bạn lại quyết định làm trường nhóm, dự án/công việc đấy đem lại kết quả thế nào? Bạn học được
gì từ lần đó.
• Hãy đảm bảo là bạn chỉ ra được các trường hợp/tình huống thể hiện được các tính cách, kỹ năng của bạn như:
trách nhiệm, khả năng giao tiếp/truyền đạt trong nhóm rõ ràng, ra quyết định và phân chia nhiệm vụ trong nhóm
một cách hiệu quả.

Mô tả cách bạn đã xử lý xung đột trong tình huống nhóm

Cách trả lời:


• Hãy chọn một tình huống xung đột trong nhóm mà bạn là người đứng ra hoà giải hoặc góp phần xoa dịu nó.
• Hãy đưa ra bối cảnh: chuyện gì đã xảy ra, xung đột ở đây là gì? giải pháp hoà giải của bạn trong thời điểm đấy là
gì và tại sao bạn lại chọn giải pháp đấy. Kết quả.
• Hãy nhớ luôn đề cập đến bài học rút ra sau tình huống.
• Tình huống xung đột mà bạn chọn không nhất thiết phải là trong bối cảnh kinh doanh, công việc. Trên thực tế,
bạn có thể đề cập đến các tình huống khác ngoài các nội dung chủ yếu trên. Lý do là vì câu hỏi này chủ yếu tập
trung vào khả năng đưa ra quyết định, đánh giá tình huống và giải quyết vấn đề của bạn như thế nào.
• Dù lấy bất cứ tình huống nào, bạn phải luôn nhớ các bước sau khi trả lời câu này: Dừng lại đánh giá tình huống
(evaluate conflict situation), đưa ra giải pháp (taking action). Hãy trả lời theo hướng thể hiện là bạn không sợ hãi
việc phải đối mặt với các tình huống này và bạn có khả năng giải quyết nó với cách tiếp cận và suy nghĩ chín chắn
của mình.

Mô tả những gì bạn đã làm khi bạn hoặc nhóm của bạn có nguy cơ bỏ lỡ thời hạn?

Cách trả lời:


• Trước tiên, hãy đưa ra một lý do hợp lý cho việc bạn phải đến gần deadline mới thực hiện công việc. ĐỪNG đưa
ra lý do theo kiểu “chúng tôi quên mất là có 1 cái deadline vào thứ 2 và phải cho đến tận thứ 7 mới phát hiện ra”.
• Bạn chỉ cần trả lời theo công thức STAR. Situation (bối cảnh lần sắp trễ deadline đấy của bạn như thế nào),
ACTION (bạn đã hành động, làm việc nỗ lực để kịp deadline ra sao) và RESULT (kết quả đạt được như thế nào –
nên là 1 kết quả tốt).
Hãy cho tôi biết về một thời gian khi bạn phải làm việc nhiều giờ để hoàn thành một nhiệm vụ hoặc dự án?

Cách trả lời:


• Đây là câu trả lời mà bạn dễ dàng gặp phải tại MNCs vì phỏng vấn viên muốn kiểm tra xem liệu bạn có khả năng
làm việc trong môi trường áp lực và làm việc với mức thời gian khổng lồ trong 1 tuần – khi công ty có dự án – hay
không.
• Hãy đảm bảo là bạn chuẩn bị một ví dụ tốt. Đó có thể là ví dụ tại trường Đại học hay khi bạn đi làm, bạn phải
dành ra đến 60 70 hoặc thậm chí 80 tiếng 1 tuần để hoàn thành một công việc, nhiệm vụ hay một bài tập lớn nào
đó. Nhấn mạnh vào khả năng tập trung, quyết tâm hoàn thành và mức độ cam kết của bản thân với công việc trong
suốt quá trình thực hiện.

Mô tả những gì bạn đã làm trong một nhóm mà ai đó đã không đóng góp.

Cách trả lời:


• Đề cập đến bối cảnh tình huống, có thể là ở trường hoặc môi trường công sở. Hãy miêu tả kỹ là bạn nhận ra tình
huống này như thế nào và cách giải quyết.
• Đừng nói cách giải quyết bằng việc bạn đi đến gặp sếp hoặc thầy/cô hướng dẫn và phàn nàn với họ. Hãy thể
hiện ra là bạn muốn tất cả mọi người trong team cùng tiến lên, do đó bạn gặp người đấy và nói chuyện với họ. Bạn
nghiêm túc đề cập vấn đề này với họ, thể hiện mối bận tâm của mình (một cách chín chắn) và cuối cùng là đưa ra
hướng giải quyết (thường sẽ là giúp người đấy quay trở lại với nhiệm vụ) và sau đó cả nhóm tiếp tục hoàn thành
công việc.

Nói về một thời gian khi bạn phải đối phó với một đồng đội hoặc đồng nghiệp rất khó chịu.

Cách trả lời:


• Đối với câu này bạn cần thể hiện ra là mình có tố chất lãnh đạo.
• Thể hiện là bạn là người có thể cảm thông với họ nhưng cũng không quên đánh giá tính hợp lý trong vấn đế
khiến họ cảm thấy không hài long với môi trường, công việc.
• Câu trả lời tốt sẽ là: Bạn làm dịu tình hình/cảm xúc của người đó xuống, lắng nghe phàn nàn của họ và cùng
nhau thảo luận ra hướng phù hợp nhất để giải quyết tình huống.
• Câu chuyện của bạn nên kết thúc với một kết quả tích cực cho cả hai bên trong đó bạn là người đóng vai trò chủ
đạo để giải quyết vấn đề.

Bạn sẽ làm gì nếu bạn thấy công ty của mình làm điều gì đó bất hợp pháp?

Cách trả lời:


• Đối với các công ty có yếu tố nước ngoài, tính minh bạch là rất cao và đây là câu hỏi dễ gặp phải tại các tổ chức
tài chính, tín dụng nước ngoài.
• Họ sẽ luôn có suy nghĩ “Nếu bạn nhìn thấy ai đó làm gì phạm pháp mà bạn không báo cáo nó lại thì bạn cũng là
người phạm pháp”. Vì vậy đối với tình huống này bạn cần phải báo cáo.
• Bằng cách trả lời này bạn sẽ thể hiện được sự trung thực, minh bạch của mình. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý
đây là một câu hỏi nhạy cảm nên bạn hãy trả lời theo hướng là “bạn có đầy đủ bằng chứng, báo cáo hay các ghi
chép thể hiện việc này – khi đó bạn mới tố cáo” đừng nói theo kiểu bạn chỉ nghe đồn và đã báo cáo lại vấn đề này
cho người có thẩm quyền xử lý.
• Đây là một câu hỏi mình đã được hỏi tại Prudential và UN.

Làm thế nào để bạn có thể đối phó thành công với một ông chủ, đồng nghiệp hoặc đồng đội khó tính?
Cách trả lời:
• Khi hỏi câu này, phỏng vấn viên muốn kiểm tra khả năng của bạn khi bị bắt buộc phải làm với một người khó tính
hoặc làm theo hướng mà mình không muốn. Do đó đối với câu hỏi thể loại này thì khả năng giao tiếp, ứng xử và
cách tiếp cận, xử lý mối quan hệ là điểm mấu chốt.
• Khi trả lời câu hỏi này bạn phải nhớ là luôn đặt lợi ích của nhóm lên hàng đầu. Hãy trả lời theo hướng là bạn vừa
có thể giải quyết các xung đột và vừa giúp cả nhóm làm việc hiệu quả.
• Một câu trả lời tốt sẽ là: bạn xây dựng được một cơ chế thoả thuận với người mà không hợp làm việc với bạn, họ
vẫn sẽ cung cấp cho bạn các điều kiện cần để hoàn thành công việc và bạn cũng sẵn sàng làm ngược lại – miễn là
công việc được hoàn thành.
• Câu hỏi này mình đã gặp tại Unilever, Pepsico.

Hãy kể cho tôi nghe về một thời gian khi bạn thúc đẩy người khác.

Cách trả lời:


• Câu hỏi này tập trung vào khả năng lãnh đạo của bạn.
• Hãy kể lại một câu chuyện/kinh nghiệm mà khi đó bạn là trưởng nhóm và gặp phải một tình huống mà khiến tinh
thần của cả nhóm đi xuống. Bạn đã có những hành động như nào và đã thành công trong việc tạo động lực cho
nhóm ra sao.

Cho một ví dụ về một dự án bạn thích làm việc trên


Cách trả lời:
• Đây là câu hỏi dung để kiểm tra khả năng tổng thể của bạn, điểm mạnh, điểm yếu và vị trí thích hợp khi bạn làm
trong một đội nhóm có tổ chức.
• Hãy kể về một nhiệm vụ/công việc mà bạn đã từng hoàn thành trong quá khứ mà trong đó bạn: đóng vai trò quan
trọng (miêu tả rõ vai trò, nhiệm vụ của bạn là gì), bạn là một trong những người đưa ra giải pháp, quyết định và
giúp nhóm đạt được mục tiêu đề ra.

Cho một ví dụ về mục tiêu bạn đặt ra và cách bạn đạt được nó

Cách trả lời:


• Câu trả lời về mục tiêu mà bạn đưa ra có thể là 1 mục tiêu bạn thiết lập co việc học tập, thể thao hay sự nghiệp.
• Mục tiêu được đưa ra nên ấn tượng và thể hiện tính thách thức. Ngoài ra đây cũng nên là 1 mục tiêu dài hạn với
nhiều mục tiêu nhỏ bên trong. Việc này sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng với phỏng vấn viên là mình có 1 mục tiêu
rõ ràng và biết phân chia thành các giai đoạn, cột mốc để từ đó hoàn thành nó.

Cho một ví dụ về trải nghiệm của bạn với vị trí đa nhiệm

Cách trả lời:

• Bạn hãy kể một câu chuyện mà trong đó bạn là người nắm giữ nhiều nhiệm vụ hay chức vụ cùng một lúc.
• Hãy tập trung vào việc bạn sắp xếp các nhiệm vụ như thế nào để có thể đảm bảo được việc hoàn thành cùng lúc
nhiều nhiệm vụ nhưng không bị chậm trễ và đạt được hiệu quả đầu ra.
Cho một ví dụ về một thời gian khi bạn thuyết phục người khác làm điều gì đó hoặc thuyết phục ai đó thấy
quan điểm của bạn

Cách trả lời:


• Ở những vị trí quản lý cấp trung, bạn sẽ phải tham gia nhiều vào việc thuyết phục các bên thứ ba như nhà cung
cấp, khách hàng,... rằng công ty của bạn phù hợp nhất với nhiệm vụ được giao vì vậy câu hỏi này hướng tới việc
kiểm tra kỹ năng thuyết phục của bạn.
• Bạn nên trả lời theo hướng: thiết lập bối cảnh mà bạn cần phải thuyết phục, yếu tố then chốt của tình huống mà
bạn nhận ra có thể sử dụng nó để thuyết phục, và cuối cùng là hãy thể hiện lại phần thuyết phục đó của bạn kèm
theo kết quả.
• Lưu ý là không nhất thiết phải kể một kinh nghiệm thuyết phục thành công, bạn có thể kể một kinh nghiệm thất
bại và bạn sẽ tập trung nói với phỏng vấn viên về bài học rút ra với kiểu trả lời này.
Cho một ví dụ về việc vượt lên trên và vượt ra ngoài những gì bạn mong đợi

Cách trả lời:


• Kể ra một tình huống mà bạn nỗ lực làm việc hơn so với những gì được yêu cầu. Nếu bạn có một tình huống mà
khi kết thúc công việc/dự án và bạn nhận được nhận xét tốt từ sếp hoặc trưởng nhóm thì càng tốt.
• Ví dụ bạn nêu ra nên là: bạn hoàn thành yêu cầu công việc, sau đó tiếp tục làm và đạt được kết quả tốt hơn so
với yêu cầu được đề ra ban đầu. Ví dụ mà mình thấy hay được lấy nhất đó là “để chuẩn bị một bài presentation
hoặc một chiến lược marketing cho nhóm trong kỳ thực tập hè, bạn đã phải thức đêm rất nhiều hôm và đến lúc
trình bày trước nhóm thì kết quả tốt ngoài sức tưởng tượng vì bản kế hoạch của bạn rất chi tiết, lường trước được
các khả năng có thể xảy ra,..

Cho một ví dụ về thời gian mà bạn được yêu cầu phải chú ý đến chi tiết

Cách trả lời: Bạn nên kể về khoảng thời gian mà bạn đang rất stress với deadline hoặc các áp lực khác nhưng vẫn
đảm bảo được việc chú ý tới từng chi tiết nhỏ của dự án và đưa ra được một kết quả tốt.

Sai lầm lớn nhất bạn từng mắc phải từ trước đến nay trong cuộc sống chuyên nghiệp là gì?

Cách trả lời:


• Bạn nên kể về khoảng thời gian mà bạn mắc sai lầm nhưng đừng kể theo dạng đó là một sai lầm đến mức tuyệt
vọng và bạn không thể khắc phục được.
• Cố gắng nhấn mạnh vào những điều mà bạn học được sau sai lầm đó và bạn đã làm như thế nào kể từ đó đến
nay để không mắc lại sai lầm này.
• Tuy nhiên, câu trả lời cho câu hỏi này cũng khá đa dạng. Hồi xưa khi vào vòng phỏng vấn cuối cùng của chương
trình Management Trainee của Unilever, mình có được hỏi câu này và đã cố kể ra 1 tình huống để trả lời. Sau đó
mình nhận được feedback là nếu chưa từng có “biggest mistake” thì có thể kể là chưa có. Việc cố gắng nghĩ ra
một câu trả lời gượng ép đôi khi sẽ làm phản tác dụng.

Hãy cho tôi biết về kinh nghiệm làm việc trước đây của bạn và hướng dẫn tôi qua một dự án từ công việc của bạn

Cách trả lời:


• Trước tiên bạn phải chú ý trả lời thật rõ ràng và ngắn gọn về nhiệm vụ, công việc của bạn tại công ty cũ. Các
nhiệm vụ hay dự án mà bạn kể ra nên thể hiện được rõ các kỹ năng, tố chất mà phù hợp với công việc bạn đang
ứng tuyển. Ví dụ để nói về vị trí liên quan tới mảng tài chính, bạn có thể kể về công việc trước yêu cầu bạn phải
làm việc nhiều giờ đồng hồ, chịu được áp lực tốt, tư duy phân tích tốt và đưa ra kết quả tốt dưới áp lực.
• Chú ý là khi trả lời phần này bạn không được phóng đại về bản thân, nếu bạn chưa có kỹ năng hoặc chưa sẵn
sàng làm việc đó thì đừng phóng đại rằng bạn đã từng làm nó trong công việc trước đấy. Hoặc bằng không bạn có
thể sẽ gặp phải tình huống trớ trêu khi bị phỏng vấn viên hỏi về chuyên môn của một công việc mà bạn chưa từng
làm.

Bạn làm gì khi công việc mâu thuẫn với cuộc sống cá nhân?

Cách trả lời:


• Câu hỏi này dùng để kiểm tra thái độ làm việc của bạn và mức độ cống hiến với công việc.
• Hãy trả lời theo hướng là bạn hiểu rằng đây là tình huống dễ dàng phát sinh với công việc mà bạn đang apply và
nếu bạn phải bị yêu cầu làm muộn thì bạn cũng sẽ chấp nhận. Hãy thể hiện rằng bạn có nhiệt tình và mức độ cống
hiến với công việc mà bạn đang được phỏng vấn.

Cho một ví dụ về thời điểm bạn phải đưa ra quyết định chia tay

Cách trả lời:


• Trong nhiều công việc, bạn sẽ có lúc phải đưa ra quyết định nhanh chóng với rất ít thông tin.
• Với câu hỏi này bạn cần phải chứng minh được mình có khả năng phân tích, tập hợp và xử lý thông tin một cách
nhanh chóng để đưa ra được quyết định vào thời điểm quan trọng. Hãy lấy ví dụ theo cấu trúc: Tình huống, cách
bạn tiếp cận, xử lý các thông tin mang tính chất quyết định, quyết định cuối cùng của bạn và kết quả.

Kể cho tôi nghe về một thời gian bạn học được điều gì đó mới trong một thời gian rất ngắn

Cách trả lời:


• Tại mọi tổ chức, việc học hỏi các kiến thức, kỹ năng công việc một cách nhanh chóng rất được chú trọng.
• Để trả lời câu hỏi này bạn nên đưa ra một ví dụ (có thể ở trường học hoặc môi trường công sở) về việc bạn phải
làm quen với kiến thức mới nhưng đã thành công trong việc học hỏi nó một cách nhanh chóng và ứng dụng nó
trong công việc.
• Đừng trả lời theo kiểu dễ đoán như kiểu 1 kỹ năng lien quan trực tiếp tới công việc mà bạn đang apply. Hãy trả lời
theo hướng gián tiếp, ví dụ khi phỏng vấn cho vị trí phân tích tài chính thì thay vì trả lời bạn từng học hỏi 1 kỹ năng
phân tích rất nhanh trong công việc tài chính trước (ai cũng sẽ trả lời vậy với câu hỏi kiểu này) thì hãy trả lời rằng
bạn từng được giao một bài luận hồi đại học, trong đó yêu cầu một kỹ năng phân tích khá mới và giảng viên thì
không chỉ cho bạn cách làm. Sau đó bạn dành thời gian để nghiên cứu nó từ thư viện cho tới Internet và cuối cùng
tự học được kỹ năng đó và ứng dụng vào bài luận.

Hãy kể cho tôi nghe về một thời gian khi bạn nghĩ khác đi so với thông thường

Cách trả lời:


• Câu hỏi này nhằm kiểm tra khả năng tư duy và giải quyết vấn đề của bạn. Phỏng vấn viên muốn kiểm tra xem
liệu bạn có phải là người thiên về tư duy lối mòn, không có sự đột phá khi phải giải quyết một vấn đề mà dường
như không thể tìm được giải pháp.
• Bạn hãy trả lời câu hỏi này áp dụng công thức STAR – Situation là gì, mức độ khó khăn trong việc tìm ra
phương án giải quyết như thế nào. Action của bạn ra sao? Đừng chỉ đề cập đến việc bạn đề ra phương án giải
quyết như thế nào mà hãy miêu tả kỹ hơn là bạn phát hiện vấn đề lõi của nó ra sao, vấn đề lõi ở đây phải là một
yếu tố mà không nhiều người để ý tới và từ đó dẫn đến các giải pháp đều đi vào ngõ cụt. Và từ đó bạn đưa ra
cách giải quyết dựa trên vấn đề được phát hiện ra.

Giả sử bạn đang ở một cuộc họp với khách hàng và MD của bạn đang thuyết trình. Bạn đột nhiên nhận thấy một lỗi
trong một số tính toán, mà bạn đã thực hiện trong bài thuyết trình. Bạn có nói với anh ấy không? Khi nào?

Cách trả lời: Đối với câu hỏi này bạn nên tiếp cận theo hướng: đánh giá xem lỗi mà bạn đang mắc phải trong bài
present có mức độ nghiêm trọng đến mức nào, nếu vì nó mà toàn bộ các tính toán/chiến lược đằng sau bị ảnh hưởng
thì bạn cần ngắt lời một cách khéo léo ví dụ như: giả bộ có một cuộc gọi khẩn cấp từ công ty và cần phải trao đổi riêng
với MD ngay lập tức. Khi đó bạn sẽ có thời gian trao đổi qua về lỗi này và tìm cách giải quyết tạm thời. Nếu đó là một
lỗi không có ảnh hưởng quá nghiêm trọng tới toàn bộ kế hoạch tổng thể thì bạn sẽ để sau bài present. Khi đó bạn sẽ về
sửa lại lỗi và nói chuyện riêng với MD, kèm theo các phương án giải quyết và thay thế.

Làm thế nào bạn cùng nhóm của bạn đặc trưng cho bạn? Làm thế nào bạn sẽ đặc trưng cho mình trong nhóm
năng động? Nếu tôi nói chuyện với bạn cùng nhóm, bạn sẽ nói bạn cần cải thiện điều gì?

Cách trả lời: Bạn nên đưa ra một vài điểm mạnh và điểm yếu của mình để trả lời cho câu hỏi này. Nên kể về một môi
trường cụ thể mà ở đó chức vụ của bạn là gì, nhiệm vụ ra sao và thời gian làm việc là bao lâu, sau đó sẽ đề cập đến
việc group-mates của bạn sẽ miêu tả về bạn với các điểm mạnh và điểm yếu sau. Tại sao họ lại đề cập các điểm mạnh
và yếu đấy? Sau đó chọn một kỹ năng mà bạn thấy vẫn còn đang yếu và cần phải cải thiện thêm. Hãy thể hiện tính
trung thực trong câu hỏi này nhưng chú ý đừng quá trung thực nếu điểm yếu mà bạn đề cập có thể ảnh hưởng tới cơ
hội của bạn với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Bạn là một / một xxx chính - làm thế nào để bạn biết bạn có thể xử lý các kỹ năng / nhiệm vụ cần thiết không liên
quan đến chuyên ngành của bạn?

Cách trả lời: Lấy một ví dụ cụ thể về việc trong quá khứ bạn đã rơi vào hoàn cảnh tương tự, bạn đã xử lý như thế nào?
kết quả ra sao? Từ đó đưa ra những tố chất, kỹ năng của mình hoàn toàn phù hợp để có khả năng hoàn thành các công
việc mặc dù không phải là chuyên môn của mình.

Tôi thấy bạn đã chuyển việc khoảng một năm một lần. Làm thế nào để tôi biết rằng bạn ở đây để ở lại lâu dài?

Cách trả lời: Đây là một câu hỏi khó. Bạn có 2 cách để trả lời câu hỏi này:

Một là, tìm ra lý do phù hợp như quãng thời gian đó bạn có vấn đề cá nhân nên bắt buộc phải chuyển việc như vậy.
Tuy nhiên cách này theo mình thì không tối ưu cho lắm. Bạn có thể dùng cách hai là, thật thà nói về việc trong thời
gian đấy bạn bị mất định hướng (hoặc một lý do nào khác) nên chưa biết được mình muốn gì do đó mới xảy ra việc
như vậy. Tuy nhiên sau đó bạn nên đề cập là mình đã có 1 turning point, như gặp gỡ, tiếp xúc với ai đó, điều này giúp
bạn tìm được định hướng của mình và bây giờ bạn đã có một định hướng rõ ràng nên mới apply vào công ty này.
Điều này thể hiện qua việc bạn hiểu công ty ABC ra sao, đã nói chuyện với ai ở ABC về môi trường làm việc,.. từ đó
khẳng định “Tương lai của em chính là ở ABC”

Bạn đã dành mùa hè này để làm việc tại bộ phận xxx yyy. Có vẻ như bạn điên cuồng không quay trở lại - tại sao
bạn muốn làm việc cho một công ty nhỏ hơn / vị trí thấp hơn như chúng tôi?
Cách trả lời: Trước tiên hãy đề cập là đối với bạn thì quy mô công ty không quan trọng, điều quan trọng là bạn có cơ hội
để chứng tỏ bản than hay không. Tiếp theo bạn nói đến vấn đề là ở công ty cũ có thể về quy mô to hơn nhưng trong
cách làm việc thì chưa được chuyên nghiệp, bạn phải làm những công việc không lien quan hay không cho phép bạn
chứng tỏ năng lực bản than. Do đó bạn quyết định chuyển sang công ty ABC, nơi dù quy mô nhỏ nhưng bạn biết chắc
là môi trường làm việc tốt hơn (do đã tìm hiểu qua anh A, chị B,..) và cho bạn nhiều cơ hội chứng tỏ bản thân hơn.

Tôi nhận ra rằng vẫn còn sớm trong sự nghiệp của bạn - bạn chưa từng tốt nghiệp - nhưng bạn đã có suy nghĩ
gì cho các kế hoạch dài hạn của mình chưa? Bạn có nghĩ rằng bạn sẽ gắn bó với ngành công nghiệp này?

Cách trả lời: Câu hỏi này bạn hãy dung chiến lược PPF – Past – Present – Future. Hãy kể về plan của bạn trước sau
đó dẫn dắt là để chuẩn bị cho plan này thì trong quá khứ bạn đã làm gì (tham gia tổ chức nào? hoạt động nào?) và
hiện tại ra sao và tương lai dự kiến như thế nào. Bạn phải thể hiện cho phỏng vấn viên thấy đây là một kế hoạch dài
hạn của bạn chứ không phải thứ bạn hứng lên và muốn theo đổi trong chốc lát. Cuối cùng là khẳng định đam mê cũng
như tương lai của mình với ngành mà bạn đang theo đuổi

VII.Thương lượng lương

Đây là một trong những phần quan trọng nhất và là phần nhạy cảm nhất của một buổi phỏng vấn. Các bước bạn cần
phải làm là:

1. Nghiên cứu mức lương thị trường cho vị trí đang ứng tuyển và khoảng lương của công
ty so với khoảng lương của ngành và thị trường nói chung. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bước này là
bước rất quan trọng, bạn tuyệt đối không nên bỏ qua. Kể cả khi bạn không tìm được trên Internet, bạn hãy cố
gắng tận dụng các mối quan hệ của mình để khai thác càng nhiều càng tốt thông tin về lương. Từ đó bạn mới có
chiến lược đàm phán lương phù hợp. 2. Tránh trả lời câu hỏi “Mức lương kỳ vọng của bạn là gì?” quá sớm. Bạn
nên cố gắng trì hoãn nói về mức lương kỳ vọng ở những vòng đầu. Hãy để cho nhà tuyển dụng bị thuyết phục bởi
bạn trước khi đàm phán lương. Cũng tránh tiết lộ mức lương hiện tại quá sớm. Nên nhớ bạn không có nghĩa vụ
phải tiết lộ mức lương hiện tại cho nhà tuyển dụng nhé. 3. Như mọi cuộc thương lượng khác, người đưa ra con số
đầu tiên là người yếu thế hơn. Bạn hãy nghĩ cách để nhà tuyển dụng đưa ra đề nghị về lương trước, so sánh với
thông tin lương bạn đã nghiên cứu ban đầu xem đề nghị đó có hợp lý hay không. 4. Nếu bạn được chọn, luôn nói
“Cho tôi một chút thời gian để suy nghĩ và cân nhắc” trước khi quyết định có đồng ý với mức lương hay không.

VIII.Câu hỏi dành cho nhà tuyển dụng

Cuối mỗi buổi phỏng vấn nhà tuyển dụng thường hỏi “Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?”. Đây không
đơn thuần chỉ là một câu hỏi “xã giao”, mà nhiều khi nó là một trong những điểm chốt để nhà tuyển dụng đánh giá
xem bạn đã thật sự tìm hiểu sâu về công ty cũng như vị trí đang ứng tuyển hay chưa. Đừng bao giờ trả lời “Không”,
vì nó sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá thấp bạn. Ngược lại, hãy chuẩn bị thật kỹ và liệt kê những câu hỏi dành
cho nhà tuyển dụng. Những câu hỏi đắt giá sẽ cho nhà tuyển dụng thấy bạn hoàn toàn nghiêm túc với công việc,
đồng thời đây cũng là một dịp để bạn tìm hiểu thêm những thông tin quý giá về vị trí ứng tuyển, cung cấp thêm dữ
liệu để bạn cân nhắc cơ hội.

Những lưu ý khi trả lời câu hỏi này:

• Tránh hỏi câu hỏi dạng Yes/No (Có/Không). Hãy dùng những câu hỏi mở để thu được nhiều thông tin hơn. Hoặc
nếu bạn hỏi những câu dạng Yes/No, hãy chuẩn bị những câu hỏi liên quan ngay ở sau.
• Tránh những câu hỏi liên quan tới thông tin cơ bản về công ty (như ngành nghề, thời gian thành lập, quy mô...).
Thông thường những thông tin này sẽ có sẵn trên website hoặc Google. Việc hỏi những câu hỏi như vậy sẽ thể
hiện bạn chưa tìm hiểu kỹ.
• Với các vòng phỏng vấn đầu tiên, bạn nên tập trung vào những câu hỏi về công việc/môi trường/văn hóa công
ty. Hãy để những câu hỏi về lương và phúc lợi cho các vòng sau.

Sau đây l{ những dạng câu hỏi bạn có thể chuẩn bị để hỏi nhà tuyển dụng:

Tại sao những người đi trước chọn công ty này?

Những người đi trước thích điều gì ở công ty này?


Với 2 câu hỏi này, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin từ người đi trước - người đã có kinh nghiệm làm việc tại công
ty, đặc biệt là về văn hóa. Hãy lưu ý những thông tin này để xem môi trường làm việc có phù hợp với tính cách/kỹ
năng của bạn hay không.

Ba phẩm chất chính nào mà công ty đang tìm kiếm?


Mỗi công việc đều có rất nhiều những yêu cầu đi kèm, bạn có thể không đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu đó,
nhưng bạn cần biết các yêu cầu quan trọng nhất để đánh giá xem kỹ năng của bản thân có thực sự phù hợp với
công việc hay không.

Anh/Chị nhìn thấy thách thức nào lớn nhất của của vị trí này?
Mỗi công việc sẽ có những thử thách nhất định, hãy hỏi về những thử thách cụ thể của vị trí ứng tuyển tại công ty
để bạn chuẩn bị sẵn tinh thần khi bắt đầu làm việc.

Anh/Chị mong muốn điều gì từ nhân viên vị trí này trong vòng một năm tới
Câu hỏi này sẽ giúp bạn hình dung được những chỉ tiêu cụ thể bạn cần đạt được trong năm đầu hoặc những tháng
đầu làm việc tại vị trí mới. Bạn có thể dựa vào đó để đánh giá xem năng lực của bản thân có thể để đạt được
những chỉ tiêu/thời hạn kỳ vọng hay không.

Bước tiếp theo sau vào phỏng vấn là gi?

Anh/Chị còn muốn hỏi thêm câu gì nữa không?


Nhà tuyển dụng có thể sẽ đặt ra thêm những câu hỏi mới để gợi mở thêm thông tin về bạn, cũng là cơ hội để bạn
thể hiện thêm nhiều kỹ năng/điểm mạnh nữa của bản thân.
Khung thời gian thông thường để đưa ra quyết định tuyển dụng là gì?

Thông thường mỗi công ty sẽ có một khoảng thời gian nhất định để tiến hành các bước trong quá trình tuyển dụng.
Nhiều công ty sẽ không liên lạc lại với ứng viên không đạt yêu cầu sau vòng phỏng vấn. Vì thế nếu bạn biết khoảng thời
gian công ty thường tiến hành các bước tuyển dụng để chuẩn bị cho các bước tiếp theo; đồng thời trong trường hợp
nhà tuyển dụng không liên lạc lại bạn cũng có thể chủ động làm các kế hoạch khác.

You might also like