Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 98

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH


VÀ GIÁO DỤC THỂ CHẤT


TẬP BÀI GIẢNG HỌC PHẦN 3

QUÂN SỰ CHUNG
(Lưu hành nội bộ cho SV ĐH Nguyễn Tất Thành)

THỰC HỌC – THỰC HÀNH - THỰC DANH – THỰC NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh năm 2021

1
HƯỚNG DẪN
NỘI DUNG ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG E-LEARNING
2.1. Hướng dẫn đăng nhập, vào lớp học và đổi mật khẩu
2.1.1. Đăng nhập
- Bước 1: Truy cậ p vào website: https://lms.ntt.edu.vn/
Bước 2: Tiế p tụ c click vào nút VÀO LỚP HỌC hoặ c nút BẮT ĐẦU để vào họ
c.

Tạ i màn hình đăng nhậ p, nhậ p thông tin tài khoả n hệ thố ng.
o Đố i vớ i sinh viên từ khóa 20 trở đi username và password là mã số sinh
viên
o Đố i vớ i sinh viên từ khóa 19 trở về trư ớ c
Username: Mã số sinh viên
Mật khẩu: ngày tháng năm sinh gồ m 8 chữ số . Đố i vớ i 1 số bạ n chỉ có
năm sinh thì mặ c đị nh 2 chữ số ngày là 00 và 2 chữ số tháng là 00.
Ví dụ : Ngày sinh 03/02/1999. Mậ t khẩ u : 03021999

2
Theo em biế t username và mậ t khẩ u mỗ i khoá đề u thay đổ i nên thầ y cô
phả i liên hệ cô Nhung, cô Hằ ng để nắ m đư ợ c thông tin chính xác để
hư ớ ng dẫ n sv

2.1.2. Vào lớp học


Để bắ t đầ u vào họ c, chọ n sub menu NIÊN KHÓA trong menu LỚP HỌC
hoặ c nhấ p vào tên Sinh Viên trên góc trái màn hình, sẽ thấ y các họ c kỳ và môn họ
c,
vào lớ p họ c bằ ng cách chọ n lớ p theo đư ờ ng dẫ n kế t nố i đế n từ ng lớ
p cụ thể :

Sau khi chọ n lớ p, giao diệ n sẽ xuấ t hiệ n như hình 2.1-6. Tạ i giao diệ n
này
này, tiế p tụ c nhậ p Username (tên đang nhậ p) và Password (mậ t khẩ u) đã
3
đư ợ c cung
cấ p ở trên để đăng nhậ p vào hệ thố ng LCMS tư ơ ng ứ ng và vào lớ p họ c.

2.1.3. Đổi mật khẩu


Sau khi đang nhậ p vào hệ thố ng lầ n đầ u tiên, cầ n phả i thự c hiệ n ngay
việ c đổ i
mậ t khẩ u nhằ m tránh tình trạ ng vào nhầ m tài khoả n hoặ c bị ngư ờ i khác vào nhầ
m
làm ả nh hư ở ng đế n việ c họ c tậ p, kiể m tra, … củ a mình và ngư ờ i
khác.
Để đổ i mậ t khẩ u cầ n thự c hiệ n các Bước sau:
- Bước 1: Click vào Tên Sinh viên ở góc trên bên phả i màn hình, chọ n vào mụ c

Preferences (chỉ có trên hệ thố ng LCMS)

4
Bước 2: Click chọ n vào mụ c CHANGE
PASSWORD

Bước 3: Tạ i màn hình đăng nhậ p, điề n tên đăng nhập và mật khẩu

5
Bước 4: Nhậ p mậ t khẩ u hiệ n tạ i, mậ t khẩ u mớ i 2 lầ n và lư u thông
tin bằ ng
cách click vào Lưu thay đổi

2.2.3. Hướng dẫn nộp bài tập tự luận (Lưu ý)

- Bước 1: Vào khóa họ c, sẽ thấ y danh mụ c các bài tậ p tự luậ n, nộ p bài


6
tậ p nào
thì click vào biể u tư ợ ng bài tậ p đó

Tạ i đây, sinh viên có thể xem các thông tin củ a bài tậ p cầ n nộ p

Bước 2: Chọ n nút Add submissions sẽ xuấ t hiệ n chi tiế t nộ p bài. Tùy theo
quy đị nh củ a giả ng viên, sinh viên có thể nộ p bằ ng văn bả n online
(Online
text), hoặ c nộ p bằ ng File (thông thư ờ ng là nộ p mộ t file, nế u nhiề u file
thì nén
lạ i), sinh viên tả i File bài nộ p lên hệ thố ng

Thầ y cô lư u ý: chỗ này khi hư ớ ng dẫ n nhắ c sv nộ p bài trự c tiế p lên hệ thố ng
bằ ng văn bả n không cầ n nén file, đổ i file dạ ng khác. Thầ y cô chấ m trự c tiế p
trên hệ thố ng không cầ n tả i về , giả i nén hay đổ i file mấ t công. Điể m này,
việ n e learning hay khả o thí không có quyề n truy cậ p.

7
Nế u chọ n vào mụ c Chọ n file từ máy tính, sẽ xuấ t hiệ n hộ p thoạ i

Nế u giả ng viên thiế t lậ p cho nộ p bài lạ i thì trong thờ i hạ n còn cho
phép nộ p,sinh viên có thể nộ p lạ i bài củ a mình bằ ng cách chọ n nút Edit
submission hoặ c có
thể xoá bài nộ p bằ ng cách chọ n nút Remove submission.

8
Sau khi giả ng viên chấ m điể m, sinh viên có thể trở lạ i để xem điể m
củ a mình
2.2.5. Hướng dẫn sử dụng Google Meet
- Bước 1: Chọ n môn họ c theo đúng thờ i gian quy đị nh họ c trự c tuyế n
(lị ch
thờ i khóa biể u), click vào biể u tư ợ ng Lớ p họ c trự c tuyế n trên màn hình.

Bước 2: Click vào nút Join để vào lớ p họ c

9
Bước 3: Đăng nhậ p bằ ng tài khoả n đã đư ợ c cung cấ p:
Mặc định:
Username: Mã số sinh viên@nttu.edu.vn
Mậ t khẩ u: Ntt@2020

Theo em biế t username và mậ t khẩ u mỗ i khoá đề u thay đổ i nên thầ y cô


phả i liên hệ cô Nhung, cô Hằ ng để nắ m đư ợ c thông tin chính xác để

hư ớ ng dẫ n sv

10
Các công cụ chinh củ a Google Meet (tư ơ ng ứ ng vớ i số trên hình 2.2-26)
(1) Micro: tính năng này sẽ sử dụ ng Micro trên thiế t bị để trò chuyệ n vớ i
giả ng viên hoặ c sinh viên khác (chỉ nên dùng khi cầ n thiế t để tránh làm
phiề n
giả ng viên hoặ c gây nhiễ u lớ p họ c).
(2) Camera: tính năng này sẽ sử dụ ng camera trên thiế t bị để chia sẽ hình
ả nh thông qua camera.
11
(3) “Giơ tay” tính năng này giúp sinh viên “giơ tay” phát biể u ý kiế n hay

trả lờ i câu hỏ i.
(4) “Trình bày ngay” Tính năng này giúp sinh viên chia sẻ màn hình, 1
cử a sổ đang đư ợ c mở ,… vớ i giả ng viên và các sinh viên khác.
(5) Dùng để quả n lí, chat vớ i tấ t cả mọ i ngư ờ i hiệ n đang có mặ t trong lớ p

MỞ ĐẦU
Nghị Quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã chỉ rõ :
«Kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – lênin , tư tưởng Hồi Chí minh ; kiên
định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ; kiên định đường lối đổi mới của Đảng ; kiên định các
nguyên tắc xây dựng Đảng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa » .
Ngày 19/6/2013 Quốc hội nước CHXHCNVN thông qua LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ
AN NINH có hiệu lực từ 01/01/2014.
« Chương II, điều 12 chỉ rõ nhiệm vụ cho Trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học :
1. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường cao đẳng nghề, cơ sở giáo dục đại học là môn
chính khóa.
2. Bảo đảm cho người học có kiến thức cơ bản về quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước về quốc phòng và an ninh ; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng thế
trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ; bổ
sung kiến thức về phòng thủ dân sự và kỹ năng quân sự ; sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ
quốc ».
Giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên được Hội đồng Quản trị, Hội đồng trường, Đảng ủy
và Ban Giám hiệu trường Đại học Nguyễn Tất Thành đặc biệt quan tâm tạo mọi điều kiện để nhiệm vụ
dạy và học đạt được kết quả cao nhất, tốt nhất góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện : như văn
kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định: ” Chú trọng hơn giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực
sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và
lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của người Việt Nam; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Tạo điều kiện cho thế hệ trẻ những ”hiền tài” tương lai của đất nước tu dưỡng phẩm chất đạo
đức và rèn luyện năng lực thực tế để sẵn sàng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh đã được xác định trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật của Nhà nước, Bộ Chính trị đã có Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 03-5-2007 về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng và an ninh trong tình hình mới. Chính phủ đã có Nghị
định số 116/2007/NĐ-CP ngày 10-7-2007 về Giáo dục quốc phòng và an ninh.

12
Tài liệu làm rõ: Đối tượng nghiên cứu; phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu; giới
thiệu chung về môn học giáo dục quốc phòng và an ninh.
Tài liệu được biên soạn dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, văn bản của
Chính phủ; Thông tư 05/2020/TT – BGDĐT về chương trình Giáo dục quốc phòng và an ninh của Bộ
GD&ĐT; Tập một Giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh do nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành
và được bổ sung, cập nhật những nội dung mới nhất theo Cương lĩnh, chủ trương đường lối và nghị quyết
của Đảng, Luật của Quốc Hội, văn bản của Chính phủ và các Bộ có liên quan.

BÀI 1 & BÀI 2:


CHẾ ĐỘ SINH HOẠT, HỌC TẬP, CÔNG TÁC TRONG
NGÀY, TRONG TUẦN.
--oOo--

MỞ ĐẦU
Điều lệnh quản lý bộ đội Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng trên cơ sở Hiến
pháp, pháp luật Việt Nam, chức năng nhiệm vụ của quân đội, những kinh nghiệm rút ra từ thực
tiễn xây dựng, hoạt động và phát triển của quân đội ta. Huấn luyện ĐLQLBĐ là một trong những
nội dung huấn luyện quân sự quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả trong quản lý, duy trì
kỷ luật trong quân đội bảo đảm sự tập trung thống nhất, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam
cách mạng chính quy, tinh nhuệ từng bước hiện đại luôn sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành tốt
nhiệm vụ.
Phạm vi bài giảng giới thiệu cho sinh viên nắm và thực hiện tốt các chế độ trong ngày,
trong tuần làm cơ sở cho học tập trong khóa học GDQP&AN cũng như tự rèn luyện bản thân. Bài
giảng biên soạn dựa theo tài liệu “Điều lệnh quản lý bộ đội QĐNDVN” do NXB QĐNDVN xuất
bản năm 2015; tài liệu tập huấn GDQP&AN của Bộ GD&ĐT trong những năm gần đây.

I. PHÂN PHỐI THỜI GIAN


Điều 45. Thời gian làm việc trong tuần, trong ngày
Trong điều kiện bình thường khi đóng quân trong doanh trại, thời gian làm việc và sinh hoạt,
nghỉ ngơi trong ngày, trong tuần được phân chia như sau:

13
1. Mỗi tuần làm việc 5 ngày, từ này thứ 2 đến thứ 6 và nghỉ 02 ngày vào thứ 7 và chủ nhật;
nếu nghỉ vào ngày khác trong tuần phải do Tư lệnh Quân khu, Quân chủng, Quân đoàn và tương
đương trở lên quy định thống nhất cho đơn vị thuộc quyền.
a) Ngày lễ tết được nghỉ theo quy định của Nhà nước.
b) Quân nhân làm việc vào ngày nghỉ thì được nghỉ bù, thời gian và quyền hạn nghỉ bù do
người chỉ huy đại đội và tương đương trở lên quy định.
c) Ngày nghỉ được tổ chức vui chơi, giải trí, hoạt động thể thao, văn hóa văn nghệ, vệ sinh
môi trường nhưng phải dành một thời gian nhất định cho quân nhân giải quyết việc riêng.
d) Mỗi ngày làm việc 08 giờ, còn lại là thời gian ngơi nghỉ, sinh hoạt và phải được phân
chia cụ thể theo thời gian biểu hàng ngày.
2. Trong điều kiện đặc biệt, thời gian làm việc và nghỉ sẽ có quy định riêng.
Điều 46. Sử dụng các buổi tối trong tuần
1. Tất các các buổi tối trong tuần (trừ buổi tối trước và trong ngày nghỉ) phải tổ chức học tập
hoặc sinh hoạt. Thời gian học tập, sinh hoạt mỗi buổi tối không quá 02 giờ.
2. Những đêm trước ngày nghỉ có thể ngủ muộn hơn, nhưng không quá 23 giờ và hôm sau
thức dậy không quá 07 giờ.
Điều 47. Thời gian làm việc của từng mùa
1. Thời gian làm việc theo 02 mùa quy định như sau:
a) Mùa nóng từ ngày 01 tháng 10 đến 31 tháng 4;
b) Mùa lạnh từ ngày 01 tháng 05 đến 31 tháng 09 năm sau.
2. Thời gian biểu làm việc hàng ngày theo từng mùa do Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn, Quân
chủng và tương đương trở lên quy định.

II. LÀM VIỆC VÀ SINH HOẠT TRONG NGÀY


Điều 48. Treo quốc kỳ
Các đơn vị cấp Trung đoàn và tương tương trở lên, khi đóng quân cùng trong một doanh trại
phải tổ chức treo Quốc kỳ hàng ngày, ở một vị trí trang trọng nhất. Các đại đội, Tiểu đoàn và
tương đương khi đóng quân độc lập thì tổ chức treo quốc kỳ trên sân chào cờ, duyệt đội ngũ của
đơn vị. Thời gian treo Quốc kỳ lúc 06 giờ, thời gian hạ Quốc kỳ lúc 18 giờ hàng ngày.
Điều 49. Thức dậy
1. Trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút để trực tiếp ra hiệu lệnh báo thức và
để kiểm tra đôn đốc mọi quân nhân trong đơn vị dậy đúng giờ.
2. Khi có hiệu lệnh báo thức mọi quân nhân phải dậy ngay, rời khỏi phòng ngủ để ra sân tập
thể dục hoặc chuẩn bị để sẳn sàng công tác.
Điều 50. Thể dục sáng
1. Đúng giờ, quy định mọi quân nhân trong đơn vị phải tập thể dục sáng, trừ người làm nhiệm
vụ, đau ốm được chỉ huy trực tiếp cho phép.
14
a) Thời gian tập thể dục là 20 phút.
b) Trang phục tập thể dục do người chỉ huy đơn vị quy định, thống nhất theo thời tiết và điều
kiện cụ thể.
2. Nội dung thể dục theo hướng dẫn của ngành thể dục, thể thao Quân đội quy định. Trung đội,
đại đội và tương đương là cấp đơn vị tổ chức tập thể dục.
3. Tập thể dục có súng phải khám súng trước và sau khi tập.
Điều 51. Kiểm tra sáng
1. Kiểm tra sáng được tiến hành hàng ngày (trừ ngày nghỉ và ngày chào cờ). Tổ chức kiểm tra
ở tiểu đội, trung đội và tương đương. Nội dung kiểm tra theo lịch thống nhất trong tuần của đại
đội và tương đương. Kiểm tra ở cấp nào do cán bộ chỉ huy cấp đó điều hành. Khi kiểm tra phát
hiện sai sót phải sửa ngay.
2. Thời gian kiểm tra 10 phút
Điều 52. Học tập
1. Học tập trong hội trường:
a) Chỉ huy hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, chỉ huy bộ đội vào vị
trí, hô “nghiêm” và báo cáo giáo viên.
Nếu đơn vị có mang theo vũ khí phải tổ chức khám súng trước và quy định nơi giá (đặt)
súng;
b) Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định tập trung tư tưởng, theo dõi
nội dung học tập;
Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm xin phép giáo viên. Được phép mới ra hoặc vào lớp;
c) Sau mỗi tiết học hoặc giờ học tập được nghỉ từ 5 đến 10 phút. Hết giờ nghỉ nhanh chóng
vào lớp, tiếp tục nghe giảng, giáo viên phải chấp hành đúng thời gian. Nếu giảng quá giờ quy
định, phải báo cho người phụ trách lớp và người học biết.
d) Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp học hô “đứng dậy” và hô “nghiêm”, báo
cáo giáo viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy bộ đội ra về.
2. Học tập ngoài thao trường:
a) Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian học tập. Nếu 01
lần đi (về) trên 01 giờ được tính một nửa vào thời gian học tập;
b) Trước khi học tập, người người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập hợp bộ đội kiểm
tra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau đó báo cáo với giáo viên.
c) Phải chấp hành nghiêm kỷ luật thao trường, tập luyện nơi gần địch phải có kế hoạch sẵn
sàng chiến đấu. Súng đạn, trang bị chưa dùng trong luyện tập phải có người canh gác. Hết giờ
luyện tập, người chỉ huy phải tập hợp bộ đội khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ và các
trang bị khác, báo cáo giáo viên cho bộ đội nghỉ tại thao trường.
3. Trường hợp có cấp trên của giáo viên ở đó thì giáo viên phải báo cáo cấp trên trước khi lên,
xuống lớp.
15
Điều 53. Ăn uống
1. Người chỉ huy đơn vị tổ chức bếp ăn phải quản lý nhà ăn, nhà bếp; bảo đảm tiêu chuẩn, định
lượng; ăn sạch, ăn nóng, ăn đúng giờ quy định.
a) Hàng ngày chỉ đạo trực ban, tổ kinh tế, quân y kiểm tra quân số người ăn, số lượng, chất
lượng lương thực, thực phẩm sử dụng theo tiêu chuẩn, định lượng được hưởng, vệ sinh nhà bếp
sạch sẽ;
b) Thực hiện kinh tế công khai hàng ngày, hàng tháng, giải quyết mọi thắc mắc đề nghị về
ăn uống của quân nhân.
2. Cán bộ, chiến sỹ phục vụ nhà ăn phải nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ, có kế hoạch tổ chức
tiếp phẩm, cải tiến kỷ thuật nấu ăn; giử gìn vệ sinh, chăm lo bữa ăn, bảo đảm sức khỏe bộ đội.
a) Bảo quản lương thực, thực phẩm, chất đốt; cân đong, đo, điếm chính xác; có sổ ghi chép
xuất, nhập đầy đủ, tránh để hao hụt, lãng phí, tham ô. Hàng ngày, tuần, tháng cùng với Hội đồng
kinh tế của đơn vị tiến hành kiểm kho, báo cáo kinh tế công khai trước quân nhân.
b) Khi làm việc phải mặc quân phục công tác người đang mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh
ngoài da không trực tiếp nấu ăn, chia cơm, thức ăn.
c) Đối với người ốm trại, nếu không đến nhà ăn trực nhật và quân y phải mang cơm về cho
người ốm. Những xuất cơm ăn nhân viên nhà ăn phải đậy lại cẩn thận.
3. Cấm sử dụng thức ăn nấu chưa chín, ôi thiu, thịt súc vật bị bệnh, đồ hợp bị hỏng, các loại
lượng thực, thực phẩm của địch bỏ lại chưa được quân y kiểm tra.
a) Cấm để chất độc, vật bẩn, hôi hám vào khu thực phẩm nhà bếp, nhà ăn. Nếu dùng thuốc
diệt muỗi, chuột, muỗi phải có biện pháp quản lý chặt chẽ;
b) Nước ăn, uống phải trong, sạch. Nước uống, nước nhúng bát, đũa phải được đun sôi;
c) Mỗi bữa ăn phải để lại một phần suất ăn làm lưu nghiệm do quân y quản lý, sau 24 giờ
không có gì xảy ra mới bỏ đi.
4. Khi đến nhà ăn
a) Phải đúng giờ, đi ăn trước và sau giờ quy định phải được chỉ huy, trực ban đơn vị đồng ý
và báo trước cho nhà bếp;
b) HSQ-BS học viên chưa phải sĩ quan, đến nhà ăn phải tập hợp đi thành đội ngũ;
c) Trước khi ăn phải nhúng bát, đũa qua nước sôi, ăn xong xếp gọn gàng bát đũa trên mặt
bàn, xếp ghế vào gầm bàn trước khi rời bàn ăn.
Điều 54. Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
1. Khi quân nhân được giao vũ khí, trang bị kỹ thuật phải chấp hành nghiêm chế độ bảo quản
hàng ngày, tuần.
a) Hàng ngày: Vũ khí bộ binh bảo quản 15 phút, VKTB-KT khác khí tài phức tạp, bảo quản
30 phút; thời gian bảo quản vào giờ thứ 8;
b) Hàng tuần: Vũ khí BB bảo quản 40 phút, VKTB-KT khác khí tài phức tạp, bảo quản từ 3
đến 5 giờ. Thời gian bảo quản vào ngày làm việc cuối tuần;
16
c) Sau khi bắn đạn thật phải bảo quản vũ khí theo đúng quy trình kỹ thuật.
2. Lau chùi bảo quản VKTB hàng ngày, hàng tuần do người chỉ huy trực tiếp tổ chức tiến
hành, có sự hướng dẫn của nhân viên chuyên môn kỹ thuật.
Vị trí lau chùi VKTB-KT phải sạch sẽ. Có đủ bàn, bạt, dụng cụ và các điều kiện để tháo, lắp,
bảo quản. Trước khi lau chùi phải khám súng.
3. Tuân thủ đúng quy tắc, quy trình tháo lắp, mức độ tháo lắp, lau chùi hàng, tuần theo quy
định, đối với từng loại vũ khí, khí tài lau xong phải khám súng, kiểm tra.
Người chỉ huy phải phân công quân nhân lau chùi, bảo quản VKTB-KT của người vắng mặt.
Điều 55. Thể thao, tăng gia sản xuất
1. Hàng ngày sau giờ lau VKTB, các đơn vị phải tổ chức tập thể thao và tăng gia sản xuất cải
thiện đời sống. Thời gian từ 40 đến 45 phút. Người chỉ huy cấp đại đội, trung đội và tương đương
căn cứ vào tình hình cụ thể để phân chia lực lượng cho hợp lý và bố trí luân phiên trong tuần để
bảo đảm mọi quân nhân đều được tập thể thao và tăng gia sản xuất.
2. Tổ chức tập thể thao buổi chiều phải căn cứ vào tình hình sân bãi và dụng cụ hiện có để sắp
xếp, bảo đảm mọi quân nhân đều được tập luyện. Nội dung luyện tập theo hướng của ngành thể
thao Quân đội.
Người chỉ huy phải trực tiếp tổ chức hướng dẫn tập luyện các môn tập luyện xảy ra tai nạn
phải tổ chức bảo đảm an toàn.
3. Tổ chức tăng gia sản xuất cải thiện đời sống phải chặt chẽ, có kế hoạch thống nhất trong
toàn đơn vị. Người chỉ huy phải căn cứ vào tình hình cụ thể của nơi đóng quân để xác định kế
hoạch, chỉ tiêu tăng gia sản xuất cho đơn vị phù hợp. Quân nhân được phân công tăng gia sản xuất
phải tích cực, tự giác thực hiện không được làm việc khác trong giờ tăng gia sản xuất.

Điều 56. Đọc báo, nghe tin


1. Hàng ngày trước giờ học tập, sinh hoạt tối 15 phút quân nhân đều được đọc báo, nghe tin. Việc đọc
báo, nghe tin tập trung chỉ tổ chức trong các ngày sinh hoạt tối, còn các ngày khác cá nhân tự nghiên cứu.
2. Đọc báo, nghe tin tập trung tổ chức ở cấp trung đội, đại đội và tương đương. Đến giờ quy
định mọi quân nhân phải có mặt ở vị trí quy định và giữ trật tự để nghe.
a) Người được phân công phụ trách đọc báo phải chuẩn bị trước để đọc lưu loát dễ nghe.
b) Người phụ trách hệ thống truyền tin trước giờ truyền tin phải kiểm tra máy móc, bảo đảm
nghe tốt.
Điều 57. Điểm danh, điểm quân số
1. Hàng ngày trước giờ nghỉ phải tiến hành điểm danh, điểm quân số nhằm quản lý chặt chẽ
quân số, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
a) Trung đội và tương đương một tuần điểm danh 02 lần, các tối khác điểm quân số;
b) Đại đội và tương đương một tuần điểm danh 01 lần;

17
c) Chỉ huy Tiểu đoàn và tương đương mỗi tuần dự điểm danh của một đại đội. Thời gian
điểm danh điểm quân số không quá 30 phút. Điểm danh, điểm quân số cấp nào do chỉ huy cấp đó
trực tiếp tiến hành.
2. Đến giờ điểm danh, điểm quân số mọi quân nhân phải có mặt tại đơn vị, phải tập hợp thành
đội ngũ, trang phục đúng quy định.
a) Chỉ huy đơn vị đọc danh sách quân nhân ở từng phân đội theo quân số đơn vị quản lý
(đọc cấp bậc, họ tên từng quân nhân). Quân nhân nghe đọc tên mình phải trả lời “Có”. Quân nhân
vắng mặt, người chỉ huy trực tiếp của quân nhân đó trả lời “Vắng mặt” kèm theo lý do;
b) Điểm danh xong, người chỉ huy nhận xét và phổ biến công tác ngày hôm sau;
c) Khi điểm quân số cũng tiến hành như điểm danh nhưng không phải gọi tên, người chỉ
huy trực tiếp kiểm tra quân số thuộc quyền. Sau đó báo cáo theo hệ thống tổ chức lên người chỉ
huy điểm quân số.
Nhận báo cáo xong, chỉ huy điểm quân số có thể kiểm tra lại toàn bộ hoặc một số phân đội.
Điều 58. Ngủ, nghỉ
1. Trước giờ ngủ nghỉ, trực ban, cán bộ chỉ huy trực tiếp các phân độ phải đôn đốc mọi người
chuẩn bị chăn, chiếu, mắc màng để ngủ được đúng giờ. Đến giờ ngủ, kiểm tra việc sử dụng ánh
sáng và quần áo, giày dép, trang bị để đúng nơi quy định.
2. Quân nhân khi lên giường ngủ phải để quần áo, giày dép đúng vị trí, thứ tự gọn gàng, phải
trật tự yên tĩnh. Những người có việc làm quá giờ đi ngủ phải báo cáo người chỉ huy hoặc trực ban
và phải làm việc ở nơi quy định. Những người đi làm không ảnh hưởng đến giấc ngủ người khác.

III. LÀM VIỆC VÀ SINH HOẠT TRONG TUẦN


Điều 59. Chào cờ, duyệt đội ngũ
1. Cấp đại đội, Tiểu đoàn và tương đương ở các học viện nhà trường đào tạo sĩ quan, HSQ,
nhân viên chuyên môn phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ vào sáng thứ hai hàng tuần.
Cơ quan trung, lữ đoàn và các đơn vị trực thuộc trung, lữ đoàn trong điều kiện đóng quân tập
trung phải tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ chung vào thứ 2 hàng tuần, do phó trung, lữ đoàn
trưởng quân sự chỉ huy. Nếu các đơn vị trực thuộc đóng quân xa cơ quan trung, lữ đoàn thỉ phải tổ
chức chào cờ theo quy định.
2. Cấp trung đoàn và tương đương, học viện, trường, cơ quan cấp sư đoàn, các cục của cơ
quan quân nhu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn và tương đương: Cơ quan quân sự biên phòng
tỉnh (thành) khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngnũ một lần vào
sáng thứ hai tuần đầu tháng.
a) Cơ quan quân khu, quân chủng, binh chủng, quân đoàn, bộ đội biên phòng và tương
đương khi đóng quân trong doanh trại tập trung tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ toàn cơ quan một
lần vào sáng thứ hai tuần đầu, tháng đầu quý, do một thủ trưởng bộ tư lệnh chỉ huy, các tháng
khác do từng cục tự tổ chức một lần vào sáng thứ hai tuần đầu tháng.
18
b) Học viện, trường có quân số nhiều hơn đơn vị cấp Trung đoàn trước khi tổ chức chào cờ,
duyệt đội ngũ, người chỉ huy phải nắm quân số, quy định vị trí tập hợp của từng cơ quan, đơn vị,
quy định thứ tự duyệt đội ngũ trong diểu hành; khi chỉnh đốn hàng ngũ người chỉ huy đứng tại vị
trí chỉ huy (chính giữa phía trước đội hình) chỉ huy đơn vị, không phải về bên phải đội hình chỉnh
đốn hàng ngũ.
3. Cơ quan quân sự huyện (quận) đồn biên phòng tổ chức chào cờ một lần vào sáng thứ hai
tuần đầu tháng.
4. Trong tuần nếu cấp trên tổ chức chào cờ toàn cơ quan, đơn vị thì cấp dưới không tổ chức
chào cờ.
5. Các đơn vị đóng quân gần địch do Tư lệnh Quân khu, Quân đoàn và tương đương được
quyền cho phép các đơn vị thuộc quyền không tổ chức chào cờ, duyệt đội ngũ. Nếu xét thấy
không bảo đảm an toàn sẵn sàng chiến đấu của đơn vị.
6. Tất cả quân nhân, công chức Quốc phòng, công nhân viên chức Quốc phòng có mặt trong
đơn vị phải tham gia chào cờ trừ người làm nhiệm vụ hoặc đau ốm được người chỉ huy trực tiếp
cho phép vắng mặt, quân nhân phải tham gia duyệt đội ngũ.
a) Chào cờ duyệt đội ngũ ở cấp nào do người chỉ huy cấp đó chủ trì và điều hành.
b) Chào cờ cơ quan từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên, do phó chỉ huy kiêm tham
mưu trưởng hoặc phó chỉ huy quân sự chỉ huy;
c) Đội hình chào cờ, duyệt đội ngũ thực hiện theo quy định của Điều lệnh đội ngũ.
7. Thời gian chào cờ, duyệt đội ngũ được lấy vào giờ hành chính; cấp đại đội, Tiểu đoàn và cơ
quan có quân số tương đương không quá , Nhà trường 30 phút; cấp Trung đoàn và cơ quan có
quân số tương đương không quá 40 phút. Đến 18 giờ trong ngày trực ban nội vụ hạ cờ xuống.
Điều 60: Thông báo chính trị
1. Đối với cấp Tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương, mỗi tuần quân nhân, công chức
Quốc phòng, công nhân viên chức Quốc phòng có 30 phút chính thức để nghe thông báo chính trị
vào sáng thứ hai ngay sau khi kết thúc chào cờ và nhận xét tuần trước khi duyệt đội ngũ.
2. Sĩ quan, QNCN, công chức Quốc phòng, công nhân viên Quốc phòng một tháng được nghe
thông báo chính trị một lần 02 giờ (không tính vào thời gian làm việc chính thức) do cấp Trung
đoàn và tương đương trở lên tổ chức.
3. Nội dung thông báo chính trị do cán bộ chính trị phụ trách.
Điều 61: Tổng vệ sinh doanh trại
Mỗi tuần các đơn vị phải tổ chức và bố trí thời gian thống nhất để làm tổng vệ sinh doanh trại
bảo đảm môi trường sạch đẹp.

KẾT LUẬN
Huấn luyện ĐLQLBĐ trong quân đội nói chung là một nội dung nhằm giúp cho mọi Quân
nhân có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong nghiêm túc, thể hiện sự thống nhất của Quân đội. Thông
19
qua bài học giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về chế độ ngày, tuần trong quân đội vận dụng
thực tế trong thời gian học môn GDQP&AN và quá trình học tập công tác sau này. Thông qua
luyện tập, rèn luyện thường xuyên sinh viên sẽ có tác phong nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm
trong thực hiện các quy tắc, quy định nơi học tập, công tác và trong thực hiện pháp luật nhà nước.
HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU
1. Anh/ chị nêu các chế độ trong ngày. Phân tích chế độ kiểm tra sáng ?
2.Anh/ chị nêu các chế độ trong tuần. Làm rõ chế độ tổng vệ sinh doanh trại ?

BÀI 3:
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN BINH CHỦNG TRONG QUÂN ĐỘI.
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC QUÂN, BINH CHỦNG TRONG
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM

I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU


-Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về chức năng nhiệm vụ của các quân, binh
chủng trong quân đội nhân dân Việt Nam.
- Trên có sở những kiến thức cơ bản đã được học để nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về chức
năng, nhiệm vụ của từng quân, binh chủng nhằm góp phần cùng các quân binh chủng hoàn thành
tốt chức năng nhiệm vụ được giao.
II. NỘI DUNG
Phần 1. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CÁC QUÂN, BINH CHỦNG
a. Khái quát chung về các quân binh chủng
Theo cơ cấu ngành dọc, quân đội nhân dân Việt Nam có các quân chủng chia theo môi trường
tác chiến và binh chủng là loại đơn vị kỹ thuật. Hiện nay, Việt Nam có 3 quân chủng là: Lục quân,
Hải quân, Phòng không - Không quân, trong đó quân chủng Lục quân không tổ chức thành bộ tư
lệnh riêng mà trực thuộc trực tiếp Bộ quốc phòng. Lực lượng Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển
tương đương quân chủng.
Các binh chủng trong Lục quân là: Công binh, Thông tin liên lạc, Đặc công, Hoá học, Tăng
thiết giáp, Pháo binh.
Các binh chủng trong Hải quân: Hải quân đánh bộ, Tên lửa - Pháo bờ biển, Không quân Hải
quân, Tàu ngầm, đặc công hải quân.
Các binh chủng trong Phòng không - Không quân: Radar, Không quân, Tên lửa, Pháo phòng
không...
Năm 1998, Cục Cảnh sát biển được thành lập, ban đầu trực thuộc Quân chủng Hải quân. Đến
năm 2008, Lực lượng Cảnh sát biển được tổ chức độc lập trực thuộc trực tiếp Bộ Quốc phòng.

20
Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được thành lập theo Quyết định số 1198/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở nâng cấp từ Cục Công nghệ
Thông tin thuộc Bộ Tổng Tham mưu. Lễ công bố Quyết định thành lập Bộ Quốc phòng được tổ
chức ngày 8 tháng 1 năm 2018, tại Hà Nội.
Ngày 30 tháng 3 năm 2018, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng được bàn giao nguyên
trạng từ Bộ Tổng Tham mưu về trực thuộc Bộ Quốc phòng.

b. Phù hiệu và trang phục của Các Quân binh chủng.


- Phù hiệu và trang phục của Quân, binh chủng Lục quân

Thông
Công Tăng-Thiết
tin Đặc công Hóa học Pháo binh
binh giáp
Liên lạc

Bộ binh
Kỹ thuật Quân y Hậu cần
cơ giới

Quân Quân
Vận tải Bộ binh Văn công Thể công
pháp Nhạc

- Phù hiệu và trang phục của Quân, binh chủng Phòng không – không quân

Tên lửa phòng Pháo phòng


Tiêm kích Nhảy dù Radar
không không

21
- Phù hiệu và trang phục của Quân binh chủng của Hải quân

Hải quân Không quân Tên lửa


Tàu chiến Tàu ngầm
Đánh bộ Hải quân Bờ biển

Phần 2
CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC QUÂN, BINH CHỦNG
I. QUÂN CHỦNG LỤC QUÂN
Ngày thành lập: 22/12/1944
Lục quân Quân đội nhân dân Việt Nam là quân chủng chính cấu thành nên quân đội
nhân dân Việt Nam. Lục quân có quân số khoảng từ 400-500 ngàn người và lực lượng dự bị
khoảng gần 5 triệu người chiếm đến trên 80% nhân lực của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Lục
quân chiếm vị thế hết sức quan trọng trong quân đội. Do vậy, Lục quân Việt Nam chưa bao giờ
được tổ chức thành 1 bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Quốc phòng và Bộ
Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam
- Tổ chức của lục quân có các binh chủng gồm có bộ binh, bộ binh cơ giới, pháo binh - tên
lửa, đặc công, công binh,... Lục quân được phân làm hai lực lượng cơ bản.
- Lục quân chủ lực bao gồm lực lượng lục quân trực thuộc bộ và lục quân các quân khu:
- Lục quân trực thuộc Bộ: gồm 4 quân đoàn bộ binh được đánh số thứ tự 1,2,3,4.
- Lục quân trực thuộc Bộ gồm 7 quân khu: Quân khu 1 (QK1). Quân khu 2 (QK 2). Quân
khu 3 (QK3). Quân khu 4 (QK 4). Quân khu 5 (QK 5). Quân khu 7 (QK7). Quân khu 9 (QK 9).
Mỗi quân khu có từ 2 - 4 sư đoàn bộ binh, một số trung đoàn bộ binh độc lập, các trung - lữ đoàn
binh chủng lục quân và được gọi tên theo các quân khu.
- Lục quân địa phương trực thuộc các Quân khu ở các địa phương, Lục quân địa phương
này gần như đơn thuần là bộ binh, lực lượng binh chủng nhỏ, chưa được trang bị các loại vũ khí
hiện đại. Lục quân địa phương cũng được chia làm hai bộ phận căn bản:

22
+ Lực lượng trực thuộc các tỉnh thành: Mỗi tỉnh có từ 1 - 2 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu
đoàn pháo và các đại đội binh chủng.
+ Lực lượng trực thuộc các quận huyện: gồm ban chỉ huy quân sự các quận huyện, có 1
- 2 tiểu đoàn dự bị động viên, 1 trung đội - 1 đại đội bộ binh thường trực.
Lục quân Việt Nam không tổ chức thành bộ tư lệnh riêng mà đặt dưới sự chỉ đạo, chỉ huy trực tiếp
của Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Chính trị; sự chỉ đạo chuyên ngành của các
Tổng cục và cơ quan chức năng khác. Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam chỉ có lục
quân với bộ binh là chính. Qua quá trình xây dựng, Lục quân đã từng bước phát triển cả về quy
mô tổ chức và lực lượng phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và phương thức tác
chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam.
A. Các binh chủng trong Quân chủng Lục quân:
Các binh chủng tham gia tác chiến hợp đồng quân binh chủng theo phân công đồng thời thực hiện
chức năng bảo đảm kỹ thuật và huấn luyện, đào tạo sĩ quan, nhân viên kỹ thuật theo các chuyên
ngành cho toàn quân. Các binh chủng có các đơn vị chiến đấu trực thuộc, các trường sĩ quan và
trường kỹ thuật theo chuyên ngành.
Binh chủng Pháo binh
Ngày thành lập: 29/06/1946
- Là binh chủng chiến đấu của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Trường Sĩ quan Pháo binh Trung tâm Huấn luyện - Đào tạo
Lữ đoàn 45 Kho 380
Lữ đoàn 204 Kho K86
Lữ đoàn 490 Tiểu đoàn 371
Lữ đoàn 675 Tiểu đoàn 97
Lữ đoàn 96 Tiểu đoàn 10 vận tải - Cục HC
Binh chủng Hóa học

Ngày thành lập: 19/04/1958

- Là binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm hóa học
cho tác chiến, làm nòng cốt trong việc phòng chống vũ khí hủy diệt lớn. Bộ đội Hóa học còn có
thể trực tiếp chiến đấu bằng việc thực hiện các nhiệm vụ xác định đánh giá khu vực bị nhiễm chất
độc, tiến hành các biện pháp tiêu, tẩy độc, phục vụ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

23
Trường Sĩ quan Phòng hóa Kho K63
Lữ đoàn Phòng hóa 86 Kho 64
Lữ đoàn Phòng hóa 87 Nhà máy X61
Tiểu đoàn 905 Các lữ đoàn phòng hóa
Kho K61 Bảo tàng Binh chủng Hóa học
Kho K62 Kho K63

Binh chủng Công binh


Ngày thành lập: 25/03/1946
Là một binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng bảo đảm
công trình trong tác chiến, xây dựng các công trình quốc phòng và đảm bảo cầu đường cho bộ đội
vận động tác chiến.
Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:

Trường Đại học Ngô Quyền Lữ đoàn CBVS 239


Viện Kỹ thuật Công binh Lữ đoàn CBVS 249
Ban quản lý các công trình DKI Lữ đoàn CBCT 279
(Nhà giàn trên biển)
Ban quản lý dự án 756 Lữ đoàn CBCT 72
Trung tâm tư vấn khảo sát thiết kế Lữ đoàn CBCT 293.
công trình Quốc phòng
Trung tâm Công nghệ Xử lý Bom Công ty 756
mìn (BOMICEN)
Trường Trung cấp kỹ thuật Công binh Công ty 49.
Lữ đoàn CBCT 229

Binh chủng Tăng - Thiết giáp


Ngày thành lập: 05/10/1965
- Là binh chủng chiến đấu, lực lượng đột kích quan trọng của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
- Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:
+ Trường Sĩ quan Tăng-Thiết giáp: Tam Đảo, Vĩnh Phúc
+ Trường Hạ sĩ quan xe tăng 1: Long Thành, Đồng Nai.
+ Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng thiết giáp: Bình Xuyên, Vĩnh Phúc.
+ Trường Trung cấp Kỹ thuật Tăng Thiết giáp (khu B): Nho Quan, Ninh Bình.
+ Lữ đoàn xe tăng 201- Thị trấn Xuân Mai.
+ Lữ đoàn xe tăng 215.
24
Binh chủng Thông tin Liên lạc
Ngày thành lập: 09/09/1945
- Là binh chủng chuyên môn của Quân đội Nhân dân Việt Nam, có chức năng tham mưu, đề xuất
với Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin quân sự,
ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quản lý Nhà nước đối với hệ thống thông tin quân sự;
huấn luyện, đào tạo, xây dựng lực lượng, trang bị kỹ thuật nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông
suốt trong thế bố trí chiến lược, phòng thủ và tác chiến của quân đội.
- Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:
Trường Sĩ quan Thông tin. Lữ đoàn 596
Lữ đoàn 132 Trường Trung cấp Kỹ thuật Thông tin
Lữ đoàn 134 Trung tâm Kỹ thuật Thông tin công nghệ cao
Lữ đoàn 139 Nhà máy Z755.
Lữ đoàn 205 Lữ đoàn 596

Binh chủng Đặc công


Ngày thành lập : 19/03/1967
Là binh chủng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam, được tổ chức,
trang bị và huấn luyện đặc biệt, có phương pháp tác chiến linh hoạt, táo bạo, bất ngờ, thường
dùng để đánh các mục tiêu hiểm yếu nằm sâu trong đội hình chiến đấu, bố trí chiến dịch và
hậu phương của địch.
- Đơn vị cơ sở trực thuộc gồm:
+Trường Sĩ quan Đặc công.
+ Đặc công biệt động: Lữ đoàn 1 (Đoàn M1) đóng ở Hà Nội
+ Đặc công nước: Lữ đoàn 5 đóng ở Ninh Thuận.
+ Đặc công bộ: Lữ đoàn 113 đóng ở Vĩnh Phúc.
+ Lữ đoàn 198 đóng ở Đắk Lắk.
+ Lữ đoàn 429 đóng ở Bình Dương.
B. Quân Đoàn

1. Quân đoàn 1 (Binh đoàn Quyết


thắng) Ngày thành lập: 24/10/1973
Là quân đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đơn vị trực thuộc Quân đoàn:
Sư đoàn Bộ binh cơ giới 308 (Đoàn B08) Lữ đoàn Xe tăng 202 (Đoàn H02) tại Phú
tại Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội Lộc, Nho Quan, Ninh Bình.
Sư đoàn Bộ binh 312 (Đoàn B12) tại Phổ Lữ đoàn Công binh 299 (Đoàn H99) tại

25
Yên, Thái Nguyên Yên Thủy, Hòa Bình
Sư đoàn Bộ binh 390 (Đoàn B90) tại Bỉm Trường Quân sự Quân đoàn 1 tại thành
Sơn - Thanh Hóa phố Tam Điệp, Ninh Bình
Lữ đoàn Pháo binh 368 (Đoàn B68) tại Trường Trung cấp Nghề số 14 tại thành
Bỉm Sơn, Thanh Hóa phố Tam Điệp, Ninh Bình
Lữ đoàn Phòng không 241 (Đoàn H41) tại
Quỳnh Lưu, Nho Quan, Ninh Bình
Đơn vị trực thuộc Cục

Tiểu đoàn Trinh sát 701, Bộ Tham mưu Bảo tàng Quân đoàn 1, Cục Chính trị
Tiểu đoàn Cảnh vệ 702, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn Vận tải 752, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát 703, Bộ Tham mưu Kho K54, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Hóa học 21, Bộ Tham mưu Bệnh xá cơ quan, Cục Hậu cần tại thành
phố Tam Điệp, Ninh Bình
Tiểu đoàn Thông tin 140, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn Kho K256, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn 879, Cục Kỹ thuật
2. Quân đoàn 2 (Binh đoàn Hương Giang)
Ngày thành lập 17/05/1974
Đơn vị trực thuộc Quân đoàn
Sư đoàn bộ binh 304 Lữ đoàn Pháo binh 164
Sư đoàn bộ binh 306 Lữ đoàn Công binh 219
Sư đoàn bộ binh 325 Trường quân sự Quân đoàn 2
Lữ đoàn Phòng không 673 Trường Trung cấp Nghề số 12
Lữ đoàn Tăng-Thiếp giáp 203
Đơn vị trực thuộc Cục

Tiểu đoàn Thông tin 463, Bộ Tham Xưởng in, Cục Chính trị
mưu
Tiểu đoàn Trinh sát 1, Bộ Tham mưu Viện Quân y 43, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Vệ binh 46, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn Vận tải, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Hóa học, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn Sửa chữa 51, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu Kho K291, Cục Kỹ thuật
Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị
3. Quân đoàn 3 (Binh đoàn Tây Nguyên)

Ngày thành lập: 26/03/1975


26
Đơn vị trực thuộc Quân đoàn
Sư đoàn BB cơ giới 320 (đoàn Đồng Bằng) Lữ đoàn Công binh 7 (đoàn Hùng Vương)
Sư đoàn bộ binh 10 (đoàn ĐắkTô) Trường Trung cấp nghề số 21
Sư đoàn bộ binh 31 (đoàn Lam Hồng) Trường Quân sự Quân đoàn 3
Lữ đoàn pháo binh 40 Công ty Lam Sơn
Lữ đoàn phòng không 234 (đoàn Tam Đảo) Trại giam Quân đoàn 3
Lữ đoàn xe tăng 273 (đoàn Sơn Lâm)
Đơn vị trực thuộc Cục

Tiểu đoàn Thông tin 29, Bộ Tham mưu Viện Kiểm sát Quân đoàn, Cục Chính trị
Tiểu đoàn Hóa học 21, Bộ Tham mưu Xưởng in, Cục Chính trị
Tiểu đoàn Vệ binh 27, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn vận tải 827, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 211, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn 30, Cục Kỹ thuật
Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị
4. Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long)

Ngày thành lập: 20/07/1974


Đơn vị trực thuộc Quân đoàn
Sư đoàn bộ binh 9 Lữ đoàn Công binh 550
Sư đoàn bộ binh 7 Lữ đoàn Tăng thiết giáp 22
Sư đoàn bộ binh 309 Trường Cao Đẳng nghề số 22
Lữ đoàn Pháo binh 434 Trường Quân sự quân đoàn 4
Lữ đoàn Phòng không 71
Đơn vị trực thuộc Cục

Tiểu đoàn Hóa học 38, Bộ Tham mưu Xưởng In, Cục Chính trị
Tiểu đoàn Đặc công, Bộ Tham mưu Viện Kiểm sát, Cục Chính trị
Tiểu đoàn Vệ binh, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn Vận tải 6, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Thông tin, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn Sửa chữa 79, Cục Kỹ thuật
Bảo tàng Quân đoàn, Cục Chính trị Kho K174, Cục Kỹ thuật

C. Quân khu
Quân khu là tổ chức quân sự có nhiệm vụ trấn giữ một địa bàn trên lãnh thổ Việt Nam. Mỗi
quân khu có một số đơn vị gồm các sư đoàn và trung đoàn chủ lực. Quân khu cũng tổ chức
27
và chỉ huy các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trên địa bàn quân khu. Hiện nay
Việt Nam có 7 Quân khu và Bộ Tư lệnh Thủ Đô.
1. Quân khu 1

Nằm ở vị trí địa - chính trị chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng -
an ninh và đối ngoại trong thế bố trí chung của cả nước, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng,
quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân; thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cao Bằng Lữ đoàn Pháo binh 382
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn Lữ đoàn Phòng không 210

Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lạng Sơn Lữ đoàn Công binh 575
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Giang Lữ đoàn Tăng thiết giáp 409
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên Lữ đoàn Thông tin 601
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ninh Trường Quân sự Quân khu
Sư đoàn 3 Trường Cao đẳng nghề số 1
Sư đoàn 346. Trường bắn Quốc gia Khu vực 1
Sư đoàn KTQP 338 Công ty Việt Bắc
Sư đoàn KTQP 799
lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; tích cực tham
gia công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Bảo vệ vùng sáu tỉnh phía Bắc Việt Nam là: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc
Ninh và Thái Nguyên. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên.
Đơn vị trực thuộc Quân khu
Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:
Bệnh viện Quân y 110, Cục Hậu cần Kho K15, Cục Kỹ thuật
Bệnh viện Quân y 91, Cục Hậu cần Kho K21, Cục Kỹ thuật
Trung đoàn Vận tải 651, Cục Hậu cần Kho K23, Cục Kỹ thuật
Phân đội (tiểu đoàn) Đặc công 20 (còn gọi: Kho K56, Cục Kỹ thuật
Đặc công Việt Bắc), Bộ Tham mưu
Tiểu đoàn Pháo binh 13, Bộ Tham mưu Kho K818, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Phòng hóa 23, Bộ Tham mưu Xưởng X79, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Trinh sát 31, Bộ Tham mưu

28
2. Quân khu 2
Nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu bảo
vệ chín tỉnh phía Tây miền Bắc là: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện
Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La.
Đơn vị trực thuộc Quân khu
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sơn La Sư đoàn bộ binh 316
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên Sư đoàn bộ binh 355
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu Lữ đoàn bộ binh 82
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lào Cai Lữ đoàn Tăng-Thiết giáp 406
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Yên Bái Lữ đoàn Thông tin 604
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang Lữ đoàn Phòng không 297
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tuyên Quang Lữ đoàn Công binh 543
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Thọ Lữ đoàn Pháo binh 168
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc Trường Quân sự Quân khu

Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:


Đoàn KTQP 313 - Bộ CHQS tỉnh Hà Giang Tiểu đoàn Trinh sát 20, Bộ Tham mưu
Đoàn KTQP 314 - Bộ CHQS tỉnh Hà Giang Tiểu đoàn Vệ binh 15, Bộ Tham mưu
Đoàn KTQP 326 - Bộ CHQS tỉnh Sơn La Bệnh viện Quân y 109, Cục Hậu cần
Đoàn KTQP 345 - Bộ CHQS tỉnh Lào Cai Trung đoàn Vận tải 652, Cục Hậu cần
Đoàn KTQP 356 - Bộ CHQS tỉnh Lai Châu Kho K5, Cục Kỹ thuật
Đoàn KTQP 379 - Bộ CHQS tỉnh Điện Biên Kho K28, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Phòng hóa 39, Bộ Tham mưu Kho K79, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Đặc công 19, Bộ Tham mưu Xưởng X78, Cục Kỹ thuật

3. Quân khu 3
Nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang ba thứ quân chiến đấu bảo
vệ khu vực các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,
Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình
Đơn vị trực thuộc Quân khu
Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng Lữ đoàn Pháo binh 454
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh Lữ đoàn Công binh 513
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hưng Yên Lữ đoàn Bộ binh phòng thủ 242
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hải Dương Lữ đoàn Tăng-Thiết giáp 405
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Bình Lữ đoàn Thông tin 603
2
9
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nam Định Lữ đoàn Vận tải đường thủy 273
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam Đoàn KTQP 327
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Bình Trung đoàn 952
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hòa Bình Trường quân sự Quân khu 3
Sư đoàn 350 Trường Cao đẳng Nghề số 3
Sư đoàn 395 Công ty 389
Lữ đoàn Phòng không 214 Công ty Duyên Hải
Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:

Tiểu đoàn Kho Công binh, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 5, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Đặc công 41, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 7, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu Cụm kho 76, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Phòng hóa 38, Bộ Tham mưu Kho K22, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Vệ binh 30, Bộ Tham mưu Kho K23, Cục Kỹ thuật
Xưởng 10, Bộ Tham mưu Xưởng X81, Cục Kỹ thuật
Trung đoàn Vận tải 653, Cục Hậu cần Xưởng X56, Cục Kỹ thuật
Kho Hậu cần tổng hợp, Cục Hậu cần
4. Quân khu 4
Quân khu 4 có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức xây dựng quân đội chiến đấu, bảo vệ
vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam. Quân khu 4 có địa bàn bao gồm 6 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế. Trụ sở Bộ tư lệnh: Đường Lê Duẩn,
thành phố Vinh.
Đơn vị trực thuộc Quân khu:
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thanh Hóa Lữ đoàn Công binh 414
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An Lữ đoàn Thông tin 80
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh Lữ đoàn Pháo binh 16
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình Lữ đoàn Tăng-Thiết giáp 206
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị Lữ đoàn Vận tải thuỷ 873
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế Tổng Công ty Hợp tác kinh tế
Sư đoàn 324 Xí nghiệp Xây lắp Quân khu 4
Sư đoàn 341 Trường Cao đẳng nghề số 4
Sư đoàn 968 Trường Quân sự quân khu 4
Lữ đoàn Phòng không 283
Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:

Đoàn KTQP 4 Bệnh viện Quân y 268, Cục Hậu cần


3
0
Đoàn KTQP 5 Lữ đoàn Vận tải thủy 873, Cục Hậu cần
Đoàn KTQP 92 Trung đoàn Vận tải 654, Cục Hậu cần
Đoàn KTQP 337 Kho KX3, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Đặc công 31, Bộ Tham mưu Kho K51, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát 12, Bộ Tham mưu Kho K55, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Hóa học 38, Bộ Tham mưu Kho K1, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn chỉ huy KT Pháo binh 52,Bộ TM Kho K2, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Vệ binh 3, Bộ Tham mưu Kho K3, Cục Kỹ thuật
Bảo tàng Quân khu 4, Cục Chính trị Kho KX5, Cục Kỹ thuật
Báo Quân khu 4, Cục Chính trị Kho K830, Cục Kỹ thuật
Xưởng in quân khu 4, Cục Chính trị Xưởng X41, Cục Kỹ thuật
Bệnh viện Quân y 4, Cục Hậu cần Xưởng X467, Cục Kỹ thuật

5. Quân khu 5
Nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, xây dựng, quản lý, chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc Quân khu
chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa
phương. Địa bàn Quân khu 5 bắt đầu từ đèo Hải Vân đến cực nam tỉnh Ninh Thuận, gồm 11
tỉnh thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh
Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông. Đơn vị trực thuộc Quân khu:

Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Đà Nẵng Sư đoàn 307


Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Nam Lữ đoàn pháo binh 572
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ngãi Lữ đoàn pháo binh 368
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Định Lữ đoàn Công binh 270
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Phú Yên Lữ đoàn công binh 280
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Khánh Hoà Lữ đoàn Thông tin 575
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum Lữ đoàn Tăng thiết giáp 574
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai Lữ đoàn Phòng không 573
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk Trường Quân sự quân khu 5
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Nông Trường Cao đẳng nghề số 5
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Ninh Thuận Đoàn KTQP 206
Sư đoàn 2 Đoàn KTQP 516
Sư đoàn 305 Công ty Cà phê 15
Sư đoàn 315 Công ty Đầu tư xây dựng Vạn Tường Đoàn
Kinh tế quốc phòng 737 (Ea Súp, Đắk Lắk).
31
Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:
Đoàn KTQP 207, BCHQS tỉnh Quảng Nam Xưởng in quân khu 5, Cục Chính trị
Tiểu đoàn Đặc công 409, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 13, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Phòng hóa 78, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 17, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát 32, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 87, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Vệ binh 8, Bộ Tham mưu Tiểu đoàn 6, Cục Hậu cần
Xưởng Công binh X340, Bộ Tham mưu Kho K52, Cục Kỹ thuật
Báo Quân khu 5, Cục Chính trị Kho K55, Cục Kỹ thuật
Bảo tàng Quân khu 5, Cục Chính trị Xưởng Ô tô X387, Cục Kỹ thuật

Quân khu 7
Nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ Thành phố Hồ
Chí Minh, các tỉnh miền Đông và Tây nam bộ bao gồm thành phố : Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây
Ninh.
Đơn vị trực thuộc Quân khu:
Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh Sư đoàn bộ binh 302
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu Sư đoàn bộ binh 317
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Dương Lữ đoàn Pháo binh 75
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước Lữ đoàn Phòng không 77
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bình Thuận Lữ đoàn Công binh 25
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai Lữ đoàn Tăng thiết giáp 26
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh Lữ đoàn Thông tin 23
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng Trường Quân sự quân khu 7
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Long An Trường Cao đẳng Nghề số 7
Sư đoàn bộ binh 5
Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:

Đoàn KTQP 778 Kho Xăng VK102, Cục Hậu cần


Tiểu đoàn Đặc công 60, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 7A. Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Phòng hóa 38, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 7B. Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát 47, Bộ Tham mưu Bệnh viện Quân y 7C. Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Vệ binh 180, Bộ Tham mưu Kho K6, Cục Kỹ thuật.
Tiểu đoàn Chỉ huy Pháo binh 10, Bộ Tham mưu Kho K9, Cục Kỹ thuật.
Xưởng in Bản đồ, Bộ Tham mưu Kho VK928, Cục Kỹ thuật.
Bảo tàng Quân khu 7, Cục Chính trị Xưởng Vũ khí OX1, Cục Kỹ thuật.
3
2
Báo Quân khu 7, Cục Chính trị Xưởng Ô tô Z735, Cục Kỹ thuật.
Xưởng in báo, Cục Chính trị Kho K75, Cục Kỹ thuật.
Trung đoàn Vận tải 657, Cục Hậu cần Viện kiểm sát quân sự.
Kho K60, Cục Hậu cần Toà án quân sự.

7. Quân khu 9
Nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đồng bằng sông
Cửu Long.
Gồm các địa phương: TP Cần thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà mau, Đồng Tháp, Hậu
Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà Vĩnh, Vĩnh Long Đơn vị trực thuộc Quân khu:

Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Cần Thơ Sư đoàn Bộ binh 8


Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh An Giang Sư đoàn Bộ binh 330
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bạc Liêu Lữ đoàn Thuyền 962
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bến Tre Lữ đoàn Pháo binh 6
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Cà Mau Lữ đoàn Thông tin 29
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp Lữ đoàn Công binh 25
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hậu Giang Lữ đoàn Phòng không 226
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kiên Giang Lữ đoàn Phòng không 950
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Sóc Trăng Lữ đoàn Tăng-Thiết giáp 416
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tiền Giang Trường Bắn Chi Lăng
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Trà Vinh Trường Quân sự quân khu 9
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Long Trường Cao đẳng Nghề số 9
Sư đoàn Bộ binh 4 Công ty 622
Đơn vị cơ sở trực thuộc Cục:

Đoàn KTQP 959, Bộ CHQS tỉnh Đồng Tháp Bệnh viện Quân y 121, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Đặc công 2012, Bộ Tham mưu Kho Xăng K34, Cục Hậu cần
Tiểu đoàn Trinh sát, Bộ Tham mưu Kho K301, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Phòng hóa, Bộ Tham mưu Kho K302, Cục Kỹ thuật
Tiểu đoàn Vệ binh, Bộ Tham mưu Kho K303, Cục Kỹ thuật
Bảo tàng Quân khu 9, Cục Chính trị Xưởng X201, Cục Kỹ thuật
Báo Quân khu 9, Cục Chính trị Xưởng X202, Cục Kỹ thuật
Xưởng in báo, Cục Chính trị Xưởng X203, Cục Kỹ thuật
Trung đoàn Vận tải 659, Cục Hậu cần Xí nghiệp 627, Cục Kỹ thuật
33
Bệnh viện Quân y 120, Cục Hậu cần

8. Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội


Chức năng tham mưu cho Ðảng bộ và chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quốc
phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Ủy
ban Nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý Nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng tại
địa phương; tổ chức thực hiện xây dựng, quản lý, chỉ huy các đơn vị lực lượng thường trực và
lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ thuộc quyền...
Đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh
+ Sư đoàn 301
+ Trung đoàn Pháo binh 452
+ Tiểu đoàn Tăng Thiết giáp 47
+ Tiểu đoàn Thông tin 610
+ Tiểu đoàn Kiểm soát quân sự 103
+ Tiểu đoàn Công binh 544
+ Tiểu đoàn Đặc công 18
+ Trường Quân sự BTL
+ Trường Trung cấp nghề số 10.
+ Ban chỉ huy quân sự các quận, huyện.

II. QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN


Là một trong ba quân chủng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc
phòng, có nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ không phận, mặt đất và biển đảo Việt Nam; cứu trợ, tìm
kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ khác. Quân chủng Phòng không - Không quân đảm nhiệm cả
nhiệm vụ của bộ đội phòng không quốc gia và của không quân. Quân chủng Phòng không -
Không quân là lực lượng nòng cốt quản lý, bảo vệ vùng trời, bảo vệ các mục tiêu trọng điểm quốc
gia, bảo vệ nhân dân đồng thời tham gia bảo vệ các vùng biển đảo của Tổ quốc. Lực lượng Phòng
không - Không quân có thể độc lập thực hiện nhiệm vụ hoặc tham gia tác chiến trong đội hình
quân binh chủng hợp thành. Quân chủng làm tham mưu cho Bộ Quốc phòng chỉ đạo xây dựng lực
lượng phòng không lục quân và không quân thuộc các quân chủng, binh chủng, ngành khác. Lực
lượng không quân vận tải ngoài nhiệm vụ vận chuyển phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu
còn tham gia các hoạt động cứu trợ thiên tai và phát triển kinh tế.

III. QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN


Là một quân chủng thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam. Quân chủng Hải quân là lực lượng
nòng cốt bảo vệ chủ quyền quốc gia của Việt Nam trên biển. Hải quân Nhân dân Việt Nam có
nhiệm vụ quản lý và kiểm soát chặt chẽ các vùng biển, hải đảo chủ quyền của Việt Nam trên Biển
34
Đông; giữ gìn an ninh, chống lại mọi hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài
phán và lợi ích quốc gia của Việt Nam trên biển; bảo vệ các hoạt động bình thường của Việt Nam
trên các vùng biển đảo, theo quy định của luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam; bảo đảm an
toàn hàng hải và tham gia tìm kiếm cứu nạn theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà
Việt Nam tham gia, sẵn sàng hiệp đồng chiến đấu với các lực lượng khác nhằm đánh bại mọi cuộc
tiến công xâm lược trên hướng biển.
Hải quân Nhân dân Việt Nam có các binh chủng: Tàu mặt nước, Hải quân đánh bộ, Tên
lửa-Pháo bờ biển, Không quân Hải quân, tàu ngầm, Đặc công Hải quân... nhưng không tổ chức bộ
tư lệnh riêng. Bao gồm các cấp đơn vị: hải đội, hải đoàn, binh đoàn Hải quân đánh bộ, binh đoàn
tàu mặt nước, binh đoàn tàu ngầm, binh đoàn không quân, tên lửa bờ và các binh đoàn bộ đội
chuyên môn, các đơn vị bảo đảm phục vụ ra đa, thông tin, kỹ thuật, hậu cần.

IV. BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG


Là một thành phần của Quân đội nhân dân Việt Nam, làm nòng cốt, chuyên trách quản lý,
bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, an ninh, trật tự biên giới quốc gia trên đất liền, các hải đảo,
vùng biển và tại các cửa khẩu theo phạm vi nhiệm vụ do pháp luật quy định và là một lực lượng
thành viên trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện biên giới của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam. Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành, lực lượng hữu quan
trên địa bàn và chính quyền địa phương trong quản lý, bảo vệ đường biên quốc gia, mốc giới; duy
trì thực hiện các hiệp định, quy chế biên giới và pháp luật về biên giới; phát hiện và đấu tranh với
các hoạt động vi phạm và chống phá của các loại tội phạm, giữ vững chủ quyền, an ninh, trật tự ở
khu vực biên giới; thực hiện nhiệm vụ đối ngoại biên phòng, quan hệ với các cơ quan hữu quan
các nước láng giềng để giải quyết các vấn đề về quan hệ biên giới nhằm xây dựng biên giới hoà
bình, hữu nghị, góp phần tạo môi trường ổn định, phát triển và phục vụ đắc lực cho chủ trương
mở rộng hợp tác quốc tế.

V. CẢNH SÁT BIỂN


Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Chính
phủ. Cảnh sát biển Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Lực lượng
Cảnh sát biển Việt Nam ngày 5 tháng 2 năm 2008 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Quốc
phòng trực tiếp quản lý và điều hành hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam (tiếng Anh: Vietnam Coast Guard hay viết tắt là VCG - được
quy định theo Điều 4, Nghị định 96/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 8 năm 2013), một số tài liệu còn
viết là Tuần duyên Việt Nam, là lực lượng quân sự chuyên trách thuộc Chính phủ CHXHCN
Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành

35
pháp luật của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà
Việt Nam là thành viên trên các vùng biển và thềm lục địa của nước này.

CÂU HỎI
1. Qua học tập, tìm hiểu về các Quân - Binh chủng trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Em
hãy cho biết nhận thức của mình về những nội dung đó; trách nhiệm sinh viên trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay?

Phần 2.
PHỤ LỤC

I. SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CỦA QUÂN CHỦNG PHÒNG


KHÔNG –KHÔNG QUÂN
Lịch sử hình thành Sự ra đời của đơn vị pháo phòng không đầu tiên
Cho đến tận năm 1950, dù phần nào có những lực lượng mạnh để thực hiện tiến công
chiến lược, các đơn vị của Quân đội Nhân dân Việt Nam vẫn gần như bất lực trước các hoạt động
trinh sát hoặc tấn công từ trên không của người Pháp. Ngày 9 tháng 3 năm 1949, Tổng Tư lệnh
Võ Nguyên Giáp ra quyết định thành lập Ban Nghiên cứu Không quân thuộc Bộ Tổng Tham
mưu để nghiên cứu các phương pháp chống trả.
Chỉ đến sau Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, Quân đội Nhân dân Việt Nam bắt đầu có
được những viện trợ quý giá từ chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó có những
khẩu đội súng phòng không 12,7mm. Lực lượng Không quân Pháp sau những bất ngờ đầu tiên,
vẫn duy trì được ưu thế. Tuy nhiên, không lâu sau, tháng 5 năm 1951, người Việt đã cho thành
lập Đại đội 612, đơn vị phòng không đầu tiên sử dụng 4 khẩu 37mm. Ban Nghiên cứu Không
quân được giải thể và hầu hết cán bộ của Ban được chuyển thuộc vào đơn vị phòng không đang
được thành lập. Đến đầu năm 1953, họ đã có 8 tiểu đoàn phòng không, với 500 súng máy phòng
không 12,7mm và 4 pháo cao xạ 37mm.
Ngày 1 tháng 4 năm 1953, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhân danh Tổng Tư lệnh Quân đội
nhân dân Việt Nam đã ký quyết định số 06/QĐ thành lập Trung đoàn Pháo cao xạ 367. Đây là
Trung đoàn pháo Cao xạ chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ban chỉ huy Trung
đoàn đầu tiên gồm Lê Văn Tri – Trung đoàn trưởng, Nguyễn Quang Bích - Trung đoàn phó,
Đoàn Phụng - Chính ủy, Ngô Từ Vân - Phó chính ủy. Ngày 1 tháng 4 cũng trở thành ngày truyền
thống của lực lượng phòng không Việt Nam.
Sau 8 tháng huấn luyện tại Trung Quốc, ngày 1 tháng 12 năm 1953, toàn bộ đội hình
Trung đoàn cùng khí tài đã về nước và tập kết ở tây bắc thị xã Tuyên Quang. Trong Chiến dịch

36
Điện Biên Phủ, Trung đoàn 367 trong đội hình Đại đoàn Công Pháo 351 đã góp phần không nhỏ
vào việc hạn chế sự tấn công từ trên không cũng như việc tiếp tế - chuyển quân của người Pháp.
Hình thành Bộ Tư lệnh phòng không và Cục Không quân
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại đoàn Công pháo 351 được giải thể. Bộ Tổng tư lệnh ra
Nghị định số 34/NĐA nâng cấp Trung đoàn Phòng không 367 lên thành Đại đoàn pháo cao xạ
hỗn hợp 367 trực thuộc Bộ chỉ huy Pháo binh vào ngày 21 tháng 9 năm 1954. Hoàng Kiện làm
Đại đoàn trưởng, Đoàn Phụng làm Chính ủy, Lê Văn Tri làm Phó tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng.
Đại đoàn được biên chế các cơ quan tham mưu, chính trị, cung cấp và ba trung đoàn 681, 685,
689, trang bị pháo 88mm và 40mm. Theo quyết định của Bộ Tổng tham mưu, để giữ bí mật lực
lượng, các trung đoàn 681, 685, 689 được gọi là các tiểu đoàn 12, 13, 14 Sau khi được tổ chức và
huấn luyện ở Vai Cầy, Thái Nguyên, đêm ngày 16 tháng 12 năm 1955, Đại đoàn 367 hành quân
về tiếp quản Hà Nội.
Bên cạnh đó, ngày 3 tháng 3 năm 1955, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 15/QĐA thành
lập Ban nghiên cứu Sân bay trực thuộc Tổng Tham mưu trưởng. Ngày này về sau được lấy làm
ngày thành lập Không quân Nhân dân Việt Nam. Một năm sau đó, liên tục các đoàn cán bộ, chiến
sĩ thuộc Ban nghiên cứu sân bay được cử đi nước ngoài học tập. Ngày 26 tháng 1 năm 1956, Việt
Nam tiếp nhận 5 máy bay đầu tiên do Trung Quốc viện trợ gồm 2 Li-2 và 3 Aero 45. Ngày 24
tháng 2 năm 1956, 2 đoàn học viên lái máy bay gồm Đoàn học máy bay tiêm kích MiG-17, gồm
50 học viên, do Phạm Dưng làm Đoàn trưởng và Đoàn học máy bay ném bom Tu-2, gồm 30 học
viên, do Đào Đình Luyện làm Đoàn trưởng, học tại Trường Không quân số 2 ở Trường Xuân,
Trung Quốc. Trong Đoàn học Tu-2 có sáu học viên dẫn đường trên không (chuyên dẫn đường trên
các loại máy bay và trực thăng) đầu tiên là: Đinh Huy Cận, Lê Thế Hưng, Nguyễn Văn Kính, Lê
Liên, Lương Nhật Nguyễn và Nguyễn Cảnh Phiên.
Ngày 21 tháng 3 năm 1958, Trung đoàn ra đa cảnh giới đầu tiên của Quân đội Nhân dân
Việt Nam được thành lập với tên gọi Trung đoàn đối không cần vụ 260. Cùng ngày hôm đó, Bộ
Quốc phòng cũng ra Nghị định 047/NĐ thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không trên cơ sở của Sư
đoàn Phòng không 367 và Trung đoàn đối không cần vụ. Trong những năm sau đó, các trung đoàn
pháo phòng không được thành lập, trang bị các loại pháo 57 mm và 100 mm. Bên cạnh đó, hàng
trăm cán bộ, chiến sĩ được đi học sử dụng vũ khí tên lửa phòng không tại các trung tâm huấn
luyện quân sự của Liên Xô ở Leningrad, Kiev, Odessa, Minsk... để chuẩn bị cho việc hình thành
các đơn vị tên lửa phòng không sau này.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Bộ Quốc phòng ra nghị định thành lập Cục Không quân trực
thuộc Bộ Tổng Tham mưu trên cơ sở hợp nhất các tổ chức và lực lượng của Ban Nghiên cứu sân
bay và Cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Đại tá Đặng Tính được bổ nhiệm làm Cục trưởng,
Thượng tá Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy, Trung tá Hoàng Ngọc Diêu làm Tham mưu trưởng.

37
Sau một năm huấn luyện, ngày 1 tháng 3 năm 1959, Trung đoàn đối không cần vụ 260 bắt
đầu phát sóng. Ngày này về sau được lấy làm ngày truyền thống của Bộ đội Ra-đa.
Ngày 22 tháng 4 năm 1959, Cục Không quân ra quyết định thành lập Đại đội bay gồm: Ban
chỉ huy đại đội, 3 Chủ nhiệm Dẫn đường, Thông tin và Máy (kỹ thuật hàng không); 1 trung đội
bay Il-14, 1 trung đội bay Li-2, 1 trung đội bay An-2 và 1 trung đội máy gồm tất cả nhân viên kỹ
thuật trên không (cơ giới) và mặt đất của các loại máy bay.
Ngày 1 tháng 5 năm 1959, Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên, Trung đoàn 919, được
thành lập. Đến ngày 20 tháng 8, Trung đoàn Huấn luyện không quân 910 cũng được thành lập
Ngày 1 tháng 5 năm 1960, 6 sĩ quan và một chiến sĩ Lê Thành Chơn được triệu tập về
Trường Văn hóa quân đội ở Lạng Sơn để ôn văn hóa và học tiếng Trung Quốc, chuẩn bị để đào
tạo sĩ quan dẫn đường (hoa tiêu) trong lực lượng không quân. Cuối năm 1961, toàn bộ các học
viên dẫn đường tốt nghiệp và về nước.
Ngày 30 tháng 5 năm 1963, Trung đoàn không quân tiêm kích 921, mật danh là Đoàn Sao
Đỏ, được thành lập tại Trung Quốc, do Trung tá Đào Đình Luyện làm Trung đoàn trưởng, Thiếu
tá Đỗ Long làm Chính ủy, Thiếu tá Trần Mạnh làm Trung đoàn phó, Thiếu tá Trần Văn Thọ làm
Tham mưu trưởng
Ngày 10 tháng 7 năm 1963, một đơn vị đặc biệt mang phiên hiệu Trung đoàn 228B (trùng
tên với trung đoàn cao xạ 228 để giữ bí mật) được thành lập. Về thực chất đây là đơn vị các cán
bộ nòng cốt để xây dựng Trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên.
Thành lập Quân chủng
Quân chủng Phòng không-Không quân Việt Nam được thành lập ngày 22 tháng 10 năm
1963 trên cơ sở sáp nhập Bộ Tư lệnh Phòng không và Cục Không quân.
Ngày 7 tháng 1 năm 1965, Bộ Quốc phòng ra quyết định số 03/QĐ-QP thành lập Trung
đoàn cao xạ 236 (Đoàn Sông Đà). Thực chất, đây là trung đoàn tên lửa phòng không đầu tiên
thuộc Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân. Các cán bộ của trung đoàn đều từ đoàn 228B
chuyển sang.
Ngày 6 tháng 8 năm 1964, trung đoàn tiêm kích 921 trở về nước. sau 1 năm huấn luyện,
ngày 3 tháng 4 năm 1965, trung đoàn xuất kích đánh thắng trận đầu, bắn rơi 2 máy bay F-8 của
Hải quân Mỹ. Ngày hôm sau, tiếp tục bắn hạ thêm 2 máy bay F-105 của Không quân Mỹ.
Ngày 22 tháng 4 năm 1965, lập Trung đoàn tên lửa 238 ("Đoàn Hạ Long") được thành lập.
Ngày 19 tháng 5 năm 1965, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội (từ tháng 3 năm 1967 đổi
là Sư đoàn phòng không 361) và Bộ Tư lệnh Phòng không Hải Phòng (từ tháng 3 năm 1967 đổi là
Sư đoàn phòng không 363).
Ngày 4 tháng 8 năm 1965, Trung đoàn không quân tiêm kích thứ 2 là Trung đoàn 923, mật
danh Đoàn Yên Thế, được thành lập, gồm 2 đại đội 17 phi công MiG-17, do Trung tá Nguyễn
38
Phúc Trạch làm Trung đoàn trưởng, Trung tá Nguyễn Ngọc Phiếu làm Chính ủy. Không quân
Việt Nam được trang bị thêm một số máy bay MiG-17F có bộ phận tăng lực.
Ngày 13 tháng 11 năm 1965, thành lập Trung đoàn tên lửa 257 (Đoàn Cờ Đỏ). Nay thuộc
Sư đoàn phòng không 361.
Ngày 20 tháng 4 năm 1966, thành lập Trung đoàn ra đa 293, thuộc sư đoàn phòng không
361.
Ngày 30 tháng 5 năm 1966, thành lập 3 trung đoàn tên lửa phòng không 261 (Đoàn Thành
Loa), 263, 267, thuộc Bộ Tư lệnh Quân chủng. Nay thuộc Sư đoàn phòng không 367.
Ngày 15 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Quân khu 4.
Ngày 21 tháng 6 năm 1966, thành lập Sư đoàn phòng không 367. Tiền thân là trung đoàn
pháo cao xạ 367, thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953, chuyển thành Đại đoàn pháo cao xạ 367
ngày 21 tháng 9 năm 1954, trước đây thuộc Bộ Tư lệnh Pháo binh, sau này tách ra đặt dưới sự chỉ
đạo của Bộ Tư lệnh Phòng không (1958).
Ngày 23 tháng 6 năm 1966, thành lập Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Bắc, đến 16 tháng 3
năm 1967 đổi tên thành Sư đoàn phòng không 365.
Ngày 23/3/1967, thành lập các Binh chủng Ra-đa, Tên lửa Phòng không và Không quân.
Ngày 24 tháng 3 năm 1967, Sư đoàn không quân Thăng Long (phiên hiệu là Sư đoàn 371)
tức Bộ tư lệnh không quân được thành lập, gồm các trung đoàn 921, 923, 919 và đoàn bay Z. Đây
là Sư đoàn Không quân đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 1 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 375 thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu 4.
Ngày 27 tháng 5 năm 1968, thành lập Sư đoàn phòng không 377.
Tháng 3/1972, thành lập Trung đoàn không quân thứ 3, Trung đoàn 927 ("Đoàn Lam
Sơn").
Ngày 29/3/1973, thành lập Sư đoàn phòng không 673 tại Bình - Trị - Thiên
Tách - nhập Quân chủng
Trong thời gian từ 16 tháng 5 năm 1977 đến 3 tháng 3 năm 1999, Quân chủng Phòng
không - Không quân tách ra thành hai Quân chủng Phòng không và Không quân riêng biệt. Việc
chia tách này phần nào áp đặt theo mô hình tổ chức của Liên Xô, vốn có lãnh thổ rộng lớn và tiềm
lực quân sự mạnh, không phù hợp với đặc thù Việt Nam, có lãnh thổ nhỏ hẹp và tiềm lực quân sự
yếu. Chính vì vậy, sau khi Liên Xô tan rã, mô hình 2 quân chủng cũng không còn phù hợp, cần
tinh giản và gọn nhẹ trong bộ máy quản lý. Từ tháng 3 năm 1999, lại sáp nhập lại thành Quân
chủng Phòng không - Không quân.

II. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA


39
QUÂN CHỦNG HẢI QUÂN
Những bước sơ khai
Ngay sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền Việt Minh tại nhiều tỉnh ven
biển đã tổ chức các đội dân quân bảo vệ bờ biển. Nhiều chi đội Vệ quốc quân được điều về chốt
giữ trên những địa bàn xung yếu. Các đơn vị sự này, tùy theo địa phương, mang tên gọi "Thủy
quân" hoặc "Hải quân", với biên chế không đồng đều, trang bị cũng không thống nhất, đều chịu sự
chỉ huy trực tiếp của các chỉ huy quân sự địa phương. Như tại Đà Nẵng, có tổ chức thủy quân
miền Nam Trung Bộ, lực lượng gồm khoảng 400 người. Tại Hải Phòng, Bộ Tư lệnh khu Duyên
Hải tổ chức Ủy ban Hải quân Việt Nam, với lực lượng chiến đấu được tổ chức thành Đại đội Ký
Con với quân số gần 200 người, phương tiện hoạt động gồm một tàu nhỏ mang tên Bạch Đằng và
3 ca nô có nhiệm vụ hoạt động ở cửa biển Hải Phòng và vùng ven biển Đông Bắc. Từ đầu tháng 9
năm 1945 đến giữa tháng 5 năm 1946, các đơn vị thủy quân địa phương này tổ chức đánh nhiều
trận gây thiệt hại cho quân Pháp trong quá trình tìm cách tái chiếm Đông Dương. Nhiều đơn vị đã
hoạt động cho đến Chiến tranh Đông Dương kết thúc.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, ngày 22 tháng 5 năm 1946,
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 71/SL về Quân đội Quốc gia Việt Nam, chính thức thống
nhất và chính quy hóa lực lượng quân sự quốc gia. Đến ngày 19 tháng 7 năm 1946, Quyền Chủ
tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng ra Quyết định số 125/QĐ thành lập
trong Quân đội Quốc gia Việt Nam ngành Hải quân Việt Nam, đặt dưới quyền Bộ Quốc phòng về
phương diện quản trị và Quân sự Ủy viên hội về phương diện điều khiển. Ngày 10 tháng 9 năm
1946, Chủ tịch Quân sự Ủy viên hội Võ Nguyên Giáp ra Nghị định số 103/NĐ thành lập "Cơ
quan Hải quân" (sau gọi là Hải đoàn bộ), do một Hải đoàn trưởng điều khiển trực thuộc Bộ Tổng
Tham mưu. Nhiệm vụ của Hải đoàn bộ là tổ chức thủy đội tuần liễu và phỏng thủ duyên hải, tập
trung các nhân viên, bộ đội thủy quân đã có trong Quân đội Quốc gia Việt Nam và tuyển lựa cựu
thủy binh để thành lập ngay một tổ chức Hải quân. Tuy nhiên, do tình hình chiến sự lúc đó, các
quyết định trên đều chưa có điều kiện thực hiện. Đến đầu năm 1947, xét thấy không thể duy trì lực
lượng hải quân, Bộ Tổng Chỉ huy Quân đội Quốc gia Việt Nam đã quyết định cho tháo gỡ máy
móc, vũ khí, thiết bị và đánh đắm tàu để không lọt vào tay quân Pháp.
Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội quốc gia và Dân quân Việt Nam ra
Nghị định số 604/QĐ, do Đại tướng Võ Nguyên Giáp ký, thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân
thuộc Bộ Tổng tham mưu. Ông Nguyễn Văn Khương được cử làm Trưởng ban, ông Nguyễn Việt
làm Chính trị viên và ông Trần Đình Vọng làm Phó ban. Cơ quan Ban Nghiên cứu Thủy quân
đóng tại phố Giàn, bên bờ sông Chảy thuộc huyện Đoan Hùng tỉnh Phú Thọ.
Ban Nghiên cứu Thủy quân có 3 ban chuyên môn là: Hàng hải, Thông tin hàng hải, Điện
cơ máy nổ và các bộ phận hành chính, quân sự, hậu cần. Nhiệm vụ của Ban Nghiên cứu Thủy
40
quân là nghiên cứu phương án xây dựng và chiến đấu của lực lượng thủy quân, phù hợp với thực
tiễn hiện tại (kháng chiến chống Pháp) và trong tương lai; tập hợp đội ngũ cán bộ, công nhân viên
hải quân cũ (từng phục vụ trong chính quyền thuộc địa), tạo điều kiện xây dựng cơ sở ban đầu;
tuyển mộ, huấn luyện đào tạo một đội ngũ thủy quân cách mạng, trẻ, có trình độ khoa học kỹ thuật
hàng hải. Trước đó, khi nghe báo cáo và đề nghị thành lập Ban Nghiên cứu Thủy quân và mở lớp
thủy quân của Bộ Tổng Tham mưu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị nhiệm vụ đầu tiên của Ban
Nghiên cứu Thủy quân là huấn luyện xây dựng một đội du kích có khả năng hoạt động trên sông,
rồi từ sông mới tiến ra biển khi có điều kiện.Tháng 2 năm 1950, khóa học thủy quân đầu tiên được
khai giảng, gồm 180 học viên được tuyển chọn từ các đơn vị bộ binh, dân quân du kích vùng ven
biển Đông Bắc, một số là học sinh các trường trung học ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh
Yên, tổ chức thành một tiểu đoàn huấn luyện, do ông Trần Lưu Thông làm Tiểu đoàn trưởng. Đội
ngũ giáo viên khoảng 10 người, đều là các nhân sự từng là thủy binh trong Hải quân Pháp hoặc
trong ngành hàng hải Pháp. Cả Ban Nghiên cứu Thủy quân và tiểu đoàn huấn luyện mang phiên
hiệu chung là Đội sản xuất 71.
Chương trình huấn luyện thủy quân bấy giờ gồm quân sự, chính trị, chuyên môn, trong
đó tập trung huấn luyện một số nội dung kỹ thuật, chiến thuật của bộ binh chiến đấu trong môi
trường sông biển như bắn súng trên tàu thuyền, trên ca nô, tập bơi, lặn, tập chèo thuyền, chèo
xuồng, tập động tác đổ bộ (từ bờ lên thuyền và từ thuyền nhảy xuống tiếp cận bờ triển khai đội
hình chiến đấu), tập sử dụng hải đồ, xác định vị trí tàu trên biển bằng phương pháp quan sát, đo
đạc các mục tiêu địa văn và theo kinh nghiệm của nhân dân (nhìn trăng, sao, xem thủy triều,
hướng gió…), học cách sử dụng các phương tiện thông tin đơn giản (cờ, đèn…). Trong điều kiện
chiến tranh, các học cụ đều rất thô sơ và ít có điều kiện thực hành.
Tháng 5 năm 1950, Bộ Tổng Tham mưu ra chỉ thị chọn khoảng 100 học viên của Ban
Nghiên cứu Thủy quân, đưa sang đảo Nào Cháu (Điều Thuận), một hòn đảo nằm ở phía đông bán
đảo Lôi Châu (Trung Quốc), bấy giờ dưới quyền quản lý chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, để học tập nâng cao trình độ. Bộ phận khung ở lại, chiêu sinh khoảng 100 học viên để đào
tạo thủy quân khóa 2. Ngày 10/8/1950, Đội Thủy binh 71 được thành lập dưới sự chỉ đạo của Ban
Nghiên cứu Thủy quân, đóng quân tại làng Cò, gần phố Giàn, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ).
Đến giữa tháng 4 năm 1951, khi khóa II vừa kết thúc được ít ngày, và các học viên học ở
Trung Quốc trở về, do yêu cầu góp phần duy trì chiến tranh du kích ở vùng Đông Bắc và châu thổ
duyên hải Bắc Bộ, Bộ Quốc phòng quyết định giải thể Ban Nghiên cứu Thủy quân và Đội Thủy
binh 71. Phần lớn học viên khóa I và một số học viên khóa II được chuyển ra các vùng Hòn Gai,
Hải Ninh, Quảng Yên, góp phần đẩy mạnh chiến tranh du kích ở các địa bàn ven biển. Một bộ
phận học viên chuyển về Đại đoàn Công pháo 351 và các đại đoàn bộ binh đang trong quá trình
xây dựng. Bộ phận lực lượng còn lại về nhận công tác ở các liên khu, Bộ Tổng tư lệnh, hoặc đi
học ở Trường Lục quân Trần Quốc Tuấn.

41
Hình thành lực lượng Hải quân
Sau thắng lợi quyết định tại trận Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève, 1954 được ký kết,
để chuẩn bị cho việc tiếp quản miền Bắc Việt Nam, đầu tháng 8 năm 1954, Bộ Quốc phòng đã
điều động 7 nhân sự trước đây từng ở Ban Nghiên cứu Thủy quân và Đội Thủy binh 71 về Cục tác
chiến để thành lập bộ phận nghiên cứu lực lượng bảo vệ vùng biển. Tháng 1 năm 1955, thêm 4
cán bộ được bổ sung. Ông Nguyễn Bá Phát, nguyên Tham mưu trưởng Liên khu 5, Phó sư đoàn
trưởng Sư đoàn 308 được giao nhiệm vụ trực tiếp phụ trách bộ phận này. Bộ phận được giao 3
nhiệm vụ chính: Thăm dò cơ sở để tổ chức lực lượng tự sản xuất phương tiện tàu, thuyền; Nghiên
cứu địa hình và tình hình trên vùng ven biển miền Bắc để xác định kế hoạch bố trí lực lượng bảo
vệ bờ biển; Xây dựng đề án tổ chức, xây dựng lực lượng phòng thủ bờ biển.
Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc Việt Nam, ngày 26 tháng 4 năm 1955, Bộ Quốc
phòng đã thành lập Trường Huấn luyện bờ biển để đào tạo nhân sự cho việc quản lý trên 800 km
dải bờ biển miền Bắc từ Móng Cái đến vĩ tuyến 17 (Quảng Trị). Chưa đầy 2 tuần sau, ngày 7
tháng 5 năm 1955, Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh ra Nghị định số 284/NĐ-A thành lập Cục
Phòng thủ bờ biển. Nhiệm vụ của Cục là giúp Bộ Tổng tư lệnh chỉ đạo bộ đội phòng thủ bờ biển;
đào tạo cán bộ, nhân viên, thủy thủ; sản xuất các dụng cụ, phương tiện về thủy quân; xây dựng các
thủy đội phòng thủ bờ biển rồi chuyển giao cho các liên khu (sau này là quân khu). Ông Nguyễn
Bá Phát được cử làm phụ trách Cục. Về sau, ngày 7 tháng 5 được chọn làm ngày thành lập của
Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Sau khi thành lập, Cục Phòng thủ bờ biển quyết định tự đóng 20 tàu gỗ 20 tấn lắp máy ô
tô làm phương tiện hoạt động, bên cạnh 36 thuyền buồm và lực lượng gồm 6 tiểu đoàn, xây dựng
thành lực lượng tuần duyên. Ngày 24 tháng 8 năm 1955, Bộ Quốc phòng đã thành lập hai thủy đội
Sông Lô và Bạch Đằng. Đây được xem là những đơn vị chiến đấu chính quy đầu tiên của Hải
quân Nhân dân Việt Nam.
Ngày 24 tháng 1 năm 1959, Cục Phòng thủ bờ biển chuyển đổi thành Cục Hải quân
trực thuộc Bộ Quốc phòng . Tổ chức biên chế của Cục Hải quân gồm 5 phòng (Tham mưu,
Chính trị, Hậu cần, công trình và Đo đạc biển); 5 đơn vị trực thuộc: Trường Huấn luyện bờ biển
(đổi thành Trường Huấn luyện hải quân), Đoàn 130, Đoàn 135, tiểu đoàn công binh 145 và
Xưởng 46. Ngày 20 tháng 4 năm 1959, thành lập Đảng bộ Cục Hải quân trực thuộc và đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Tổng Quân ủy.
Các đơn vị chiến đấu lần lượt cũng được thành lập như ngày 18 tháng 5 năm 1959, thành
lập Đoàn 135 (sau này đổi thành 140), đơn vị tàu tuần tiễu; ngày 3 tháng 8 năm 1961, thành lập
căn cứ Hải quân I và căn cứ Hải quân II.
Đoàn tàu không số
Ngày 23 tháng 10 năm 1961, thành lập Đoàn 759 (Đoàn Vận tải Quân sự đường biển
nay là Lữ đoàn 125). Nhiệm vụ chính của đơn vị này khi mới thành lập là bí mật vận tải vũ khí,
42
cán bộ bằng đường biển (Đường Hồ Chí Minh trên biển) từ miền Bắcvào miền Nam chi viện cho
Quân Giải phóng miền Nam chiến đấu trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, căn cứ của lữ
đoàn là bến Bính (số hiệu là K20) ở Hải Phòng. Đơn vị sử dụng các tàu vận tải cỡ nhỏ thâm nhập
miền Nam tại các căn cứ ở bến Sông Gianh (Quảng Bình), Sa Kỳ (Quảng Ngãi), Vũng Rô (Phú
Yên), Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu), Thạnh Phong (Bến Tre) và Vàm Lũng (Cà Mau).
Trong Chiến tranh Việt Nam, đơn vị đã sử dụng các tàu vận tải cỡ nhỏ để thâm nhập vào
miền Nam. Mặc dù có số hiệu đầy đủ, song để giữ bí mật, các tàu này không sơn số hiệu lên thân
tàu. Vì thế, những con tàu này được biết đến với tên gọi chung là Đoàn tàu Không số.
Từ sự kiện Quảng Khê đến sự kiện Vịnh Bắc Bộ
Đầu tháng 4 năm 1961, CIA phối hợp với Sở Khai thác địa hình thuộc Phủ Tổng thống
Việt Nam Cộng hòa tổ chức cho điệp viên Ares thâm nhập miền Bắc Việt Nam bằng đường biển.
Với lực lượng hải quân tuần tiễu còn non yếu của Hải quân Nhân dân Việt Nam, tàu Nautilus 1
của CIA dễ dàng thâm nhập bờ biển Quảng Ninh. Sau đó, tàu CIA có thêm vài lần đưa điệp viên
thâm nhập hoặc tiếp tế thành công. Trên cơ sở đó, CIA quyết định tổ chức tập kích vào căn cứ hải
quân Quảng Khê của Hải quân Nhân dân Việt Nam, nằm gần cửa sông Gianh, thuộc tỉnh Quảng
Bình. Mục tiêu là 3 chiếc tàu pháo thuộc lớp Swatow do Trung Quốc đóng. Trận tập kích diễn ra
rạng sáng ngày 30 tháng 6 năm 1962, được đánh giá là thành công khi tiêu diệt được 2 tàu, nhưng
cũng trả một giá rất đắt: toàn bộ thành viên tham gia tập kích đều bị giết hoặc bị bắt sống, tàu vận
tải Nautilus 2 bị tàu pháo T-161 của Hải quân Nhân dân Việt Nam tiêu diệt, chỉ duy nhất một
thành viên là Nguyễn Văn Ngọc thoát được.
Ngày 3 tháng 1 năm 1964, Cục Hải quân đổi tên thành Bộ Tư lệnh Hải quân
Đêm 31-7-1964, tàu khu trục SS Maddox của Hải quân Mỹ vượt qua vĩ tuyến 17 và
ngược lên phía Bắc, tiến vào vùng biển Quảng Bình, sau đó tiếp tục đi sâu vào vùng biển Nghệ
An để điều tra hệ thống bố phòng của Hải quân Việt Nam ở ven biển miền Trung. Tàu SS
Maddox có lúc đã vào gần bờ tới 5-6 hải lý khiến cho các đài quan sát có thể nhìn rõ số hiệu 731
qua ống nhòm.
Sáng 1-8, tàu SS Maddox bắn vào Hòn Mê, Đèo Ngang của Việt Nam.
Trước sự ngang ngược, khiêu khích trắng trợn, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, ngày
2/8/1964, 3 tàu phóng lôi của Hải quân Việt Nam xuất kích tấn công...
Đây là trận hải chiến đầu tiên của Hải quân non trẻ Việt Nam với Hạm đội 7 Hải quân Mỹ
trên Biển Đông.
Kết quả là, sau khi đối đầu với ý chí quật cường, hành động dũng cảm quyết liệt, quyết tử
cho tổ quốc quyết sinh, tàu khu trục SS Maddox đã phải rút chạy ra khỏi vùng biển thuộc chủ
quyền Việt Nam.

43
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, ngày đánh trả thành công chiến dịch Mũi Tên Xuyên - cuộc
tập kích đầu tiên bằng không quân của Mỹ vào miền Bắc Việt Nam
Ngày 13 tháng 4 năm 1966, thành lập Đoàn 126 (Đoàn Đặc công Hải quân nay là Lữ đoàn
126)
Cuộc chiến sau ngày thống nhất
Ngày 5 tháng 9 năm 1975, sát nhập Trung đoàn 126, Trung đoàn 46 thành Lữ đoàn 126
Hải quân đánh bộ [13]
Ngày 13 tháng 9 năm 1975, tổ chức các đơn vị phòng thủ đảo.
Ngày 26 tháng 10 năm 1975, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 141/QĐ-QP thành lập 5
vùng duyên hải thuộc Bộ Tư lệnh hải quân.
Năm 1978 giải thể vùng 2 và đổi tên vùng duyên hải thành vùng hải quân.Ngày 5 tháng 7
năm 1978, thành lập Trung đoàn 147 Hải quân đánh bộ nay là Lữ đoàn 147
Ngày 23 tháng 6 năm 1979, thành lập Tiểu đoàn Tên lửa 679 trực thuộc Bộ Tư lệnh Hải
quân (nay là Lữ đoàn 679)
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải quân Nhân dân Việt Nam đụng độ với Hải quân Trung
Quốc tại đảo Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao.
Hiện đại hóa trong thời kỳ mới
Ngày 31 tháng 8 năm 1998, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam làm lễ ra mắt. Tháng 11
năm 2008, lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam trở thành một lực lượng độc lập với Hải quân Nhân
dân Việt Nam.
Ngày 14 tháng 1 năm 2011, Bộ Quốc phòng ra Quyết định nâng cấp Bộ Chỉ huy Vùng Hải
quân lên thành Bộ Tư lệnh Vùng Hải quân
Ngày 3 tháng 7 năm 2013, thành lập Lữ đoàn Không quân hải quân 954, hình thành lực
lượng không lực hải quân đầu tiên.

III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT


TRIỂN CỦA BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG
Lịch sử hình thành
Ngày 19 tháng 11 năm 1958, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam đã quyết định thống nhất các đơn vị bộ đội quốc phòng đang làm công tác bảo vệ nội
địa, bảo vệ biên giới, bờ biển, giới tuyến và các lực lượng vũ trang khác chuyên trách công tác

44
bảo vệ nội địa và biên phòng, giao cho ngành công an trực tiếp chỉ đạo, lấy tên là Lực lượng Cảnh
vệ. Lực lượng Cảnh vệ gồm: Cảnh vệ Biên phòng và Cảnh vệ Nội địa.
Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 100 - TTg về việc thành
lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội địa, lấy tên là Công an
nhân dân Vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an. Ngày này được lấy làm ngày thành lập
Bộ đội Biên phòng.
Lễ thành lập Công an nhân dân vũ trang được tổ chức vào tối ngày 28 tháng 3 năm 1959,
lúc 19 giờ, tại Câu lạc bộ Quân nhân, Hà Nội.
Đến cuối năm 1979 Công an nhân dân vũ trang đổi tên là Bộ đội Biên phòng và chuyển về
trực thuộc Bộ Quốc phòng. Năm 1988, Bộ đội Biên phòng lại chuyển sang trực thuộc Bộ Nội vụ
cho đến cuối năm 1995 thì lại chuyển về Bộ Quốc phòng.
Ngày truyền thống: Ngày 3 tháng 3 năm 1959, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
100-TTg về việc thành lập một lực lượng vũ trang chuyên trách công tác biên phòng và bảo vệ nội
địa, lấy tên là Công an nhân dân Vũ trang, đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Công an. Ngày này được
lấy làm ngày truyền thống của Lực lượng Bộ đội Biên phòng và còn được gọi là Ngày Biên phòng
toàn dân.
Nhiệm vụ
Trấn áp kịp thời bọn gián điệp, biệt kích, thổ phỉ, cướp biển và các bọn phá hoại khác qua
lại hoạt động ở khu vực biên giới, giới tuyến, bờ biển.
Đánh mạnh vào bọn vũ trang xâm phạm biên giới của Tổ quốc, đối phó với mọi hành động
có tính cách gây chiến trong khi chờ đợi bộ đội quốc phòng đến tiếp viện.
Ngăn ngừa và trừng trị bọn chuyên buôn lậu qua khu vực biên giới.
Thực hiện quy chế qua lại biên giới do Chính phủ đã quy định, kiểm soát việc qua lại biên
giới (kể cả xe, người, hành lý, hàng hóa, các tác phẩm văn hóa và các vật dùng khác từ trong nước
mang ra và từ ngoài nước mang vào trong nước).
Bảo vệ đời sống an toàn và của cải của nhân dân, tài sản của Nhà nước, các kho tàng, hợp
tác xã, công trường, nông trường, ở khu vực biên giới, chống bọn thổ phỉ, hải phỉ, biệt kích tấn
công cướp bóc bất ngờ.

IV. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN


CỦA CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM
Lịch sử hình thành
45
Trước năm 1998Việt Nam chưa có cơ quan Cảnh sát biển riêng biệt mà chỉ có lực lượng
hải quân tuần tra ngoài khơi cùng các hoạt động quân sự khác. Ngoài ra là các đội tàu tuần tra
thuộc Bộ Tư lệnh Biên phòng, trong đó có các trạm kiểm soát ở cửa sông, cảng biển. Còn lại, tất
cả trách nhiệm tuần tra sông thuộc về Cảnh sát Giao thông đường thủy (Cục Cảnh sát giao thông
đường thủy - C68) dưới sự chỉ đạo của Công an các tỉnh và thành phố.
Ngày 28 tháng 8 năm 1998, Cục cảnh sát biển Việt Nam thuộc Bộ tư lệnh Hải quân được
thành lập, đánh dấu sự ra đời của Cảnh sát biển Việt Nam. Lúc mới thành lập thì Cục cảnh sát
biển chỉ là một Cục chức năng và không chỉ huy các Vùng cảnh sát biển được thành lập sau đó.
Năm 2008, Cục Cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Bộ Quốc phòng và đồng thời các
Vùng cảnh sát biển được chuyển về trực thuộc Cục.
Năm 2013, Cục cảnh sát biển đổi thành Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển theo Nghị định số
96/2013/NĐ-CP, ngày 27 tháng 08 năm 2013 của Chính phủ. Có con dấu hình quốc huy, là cơ
quan mang danh nghĩa trực thuộc Chính phủ Việt Nam. Cảnh sát biển Việt Nam có ngân sách
riêng của Nhà nước, có cảnh hiệu, cảnh phục riêng do Chính phủ quy định. Ngày 10 tháng 9 năm
2014, các Vùng cảnh sát biển được đổi tên thành Bộ tư lệnh Vùng cảnh sát biển theo quyết định
của Bộ trưởng Quốc phòng.
Nhiệm vụ
Hiện nay, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam được
quy định tại pháp lệnh số 03/2008/PL-UBTVQH12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gọi là Pháp
lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam [3].
Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển quốc tế, vùng nước nội thủy, lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, có nhiệm vụ chính
như kiểm tra, kiểm soát theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan
mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để bảo vệ chủ quyền; giữ gìn an ninh,
trật tự, an toàn; bảo vệ tài nguyên, phòng chống ô nhiễm môi trường; phát hiện, ngăn chặn, đấu
tranh chống các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép và mua bán người, vận chuyển, mua bán
trái phép hàng hoá, vũ khí, chất nổ, chất ma tuý, tiền chất và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Cùng với đó là nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế góp phần giữ gìn an ninh, trật tự, hoà bình và ổn
định trên các vùng biển.
Các vấn đề Cảnh sát biển có nhiệm vụ giải quyết bao gồm:
1. Tuần tra, kiểm soát tất cả người, phương tiện hoạt động trên các vùng biển Việt Nam
để bảo vệ chủ quyền, giữ gìn an ninh, trật tự trên biển;
2. Xử lý vi phạm hành chính trên vùng biển Việt Nam;

46
3. Bắt giữ, tiến hành một số hoạt động điều tra các hành vi phạm tội trên vùng biển Việt
Nam và toàn bộ vịnh Thái Lan: Buôn lậu, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới, tội phạm
về ma túy, môi trường, cướp biển...
4. Bảo vệ môi trường biển;
5. Bảo vệ tài nguyên sống của biển;
6. Bảo vệ vận tải biển;
7. Hỗ trợ hàng hải;
8. Tìm kiếm cứu nạn (SAR);
9. Hợp tác quốc tế với các quốc gia để bảo vệ an ninh vùng biển;

Quyền hạn|
Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, Cảnh sát biển Việt Nam có các quyền hạn theo quy
định của pháp luật và có các quyền hạn cơ bản sau:
Kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
Sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và thực hiện quyền
nổ súng.
Xử lý vi phạm hành chính và tiến hành hoạt động điều tra hình sự.
Thực hiện trưng dụng tài sản của tổ chức, công dân Việt Nam.
Truy đuổi người, phương tiện vi phạm pháp luật trên biển.
Huy động người, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật dân sự của cá nhân, tổ chức Việt
Nam.
Yêu cầu tổ chức, cá nhân và phương tiện nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam
hỗ trợ, giúp đỡ.
Bắt giữ tàu thuyền vi phạm pháp luật.
Sử dụng các biện pháp nghiệp vụ và thực hiện các quyền hạn khác được quy định tại Điều
24 Luật An ninh quốc gia năm 2004. Tư lệnh Cảnh sát biển quyết định việc sử dụng các quyền
hạn theo quy định tại Điều này theo thủ tục, thẩm quyền do Chính phủ quy định và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

Phạm vi hoạt động |


1. Cảnh sát biển Việt Nam hoạt động trong vùng biển Việt Nam và vùng biển Đông
Nam Á.

47
2.Trong trường hợp vì mục đích nhân đạo, hòa bình, phòng chống tội phạm, vi phạm
pháp luật trên biển, Cảnh sát biển Việt Nam được hoạt động ở địa bàn liên quan, trên vùng biển
nước ngoài, vùng biển quốc tế, nhưng phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, thỏa thuận song phương,
điều ước và pháp luật quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bài 4:

ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ TỪNG NGƯỜI CÓ SÚNG


1. Nghiêm nghỉ.
a. Nghiêm khi có súng trường CKC.
Nghe động lệnh “ Nghiêm”, làm các cử động như đứng nghiêm không có súng.
Chí khác: Tay phải cầm súng, ngón tay cái ở bên trái, bốn ngón con khép lại nằm bên phải
súng, nắm chắc ốp lót tay, cánh tay dưới thẳng tự nhiên; súng thẳng đứng, bụng súng hướng về
trước, đế báng súng để sát cạnh ngoài bàn chân phải, sát mặt đất, mũi đế báng súng ngang với đầu
bàn chân phải (ngang bằng với mũi giày).
b. Nghỉ khi có súng trường CKC.
Nghe động lệnh “Nghỉ”, làm các cử động như đứng nghỉ không có súng. Chỉ khác tay phải
vẫn cầm súng.
c. Nghiêm khi có súng tiêu liên AK
Nghe động lệnh “Nghiêm”, làm các cử động như đứng nghiêm không có súng. Chỉ khác:
Súng mang trên vai, tay phải nắm dây súng, ngón trỏ cao ngang mép trên nắp túi áo ngực, ngón
tay cái dọc theo dây súng ở bên trong, bốn ngón con khép lại ở bên ngoài, cánh tay phải khép lại
giữ cho súng nằm dọc theo thân người phía sau bên phải, nòng súng hướng xuống dưới, mặt súng
quay sang phải.
d. Nghỉ khi có súng tiểu liến AK.
Nghe động lệnh “Nghỉ” làm các động tác nghỉ như khi không có súng, chỉ khác vẫn mang
súng trên vai.

2. Quay tại chỗ khi có súng tiểu liên AK và súng trường CKC.
a. Quay tại chỗ khi có súng trường CKC.
Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh: “ Bên phải” (trái); “nửa bên phải”(trái); “đằng sau”;
“Quay”. “Bên phải” (trái); “nửa bên phải”(trái); “đằng sau” là dự lệnh, “Quay” là động lệnh.
Nghe dự lệnh “Bên phải (trái); nửa bên phải (trái; đằng sau…” tay phải xách súng lên dọc
theo thân người, cánh tay hơi khép lại, đế báng súng cách mặt đất 10cm.

48
Nghe động lệnh “Quay” làm các cử động như khi quay không có súng, chỉ khác: khi đã
quay về hướng mới, đưa chân về đồng thời đặt nhẹ súng xuống thành tư thế đứng nghiêm.
b. Quay tại chỗ khi có súng tiểu liên AK
Nghe động lệnh “Quay”các cử động như quay không có súng. Chỉ khác súng vẫn mang trên
vai.
2. Khám súng
Khẩu lệnh “KHÁM SÚNG” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh. Dứt khẩu lệnh “KHÁM
SÚNG” làm 3 cử động:
- Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay đồng thời chân trái
bước lên 1/2 bước đặt mũi bàn chân chếch sang phải 15 0, lấy mũi bàn chân phải làm trụ xoay gót
lên để cho thân người chếnh về bên phải 450 , tay phải đưa súng lên trước, cánh tay cong tự nhiên
đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm (nắm cả dây súng); nòng súng chếch
lên 450 , báng súng nằm sát hông bên phải.
- Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay nắm hộp tiếp đạn, lòng bàn tay quay về phía trước, hộ
khẩu tay nằm sau sống hộp tiếp đạn, bốn ngón con khép nằm bên phải hộp tiếp đạn, dùng ngón
tay cái (hoặc hộ khẩu tay phải) ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo hộp tiếp đạn, chuyển sang tay trái
giữ, ngón tay giữa và ngón thứ tư kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lót tay, miệng hộp tiếp đạn
hướng vào người, sống hộp tiếp đạn hướng xuống dưới; tay phải đưa về gạt cần điều khiển về vị
trí bắn rồi nắm lấy tay cầm.
- Cử động 3: Khi người kiếm tra đến bên phải phía sau kết hợp hai tay nâng súng lên tì đế
báng súng vào thắt lưng bên phải trước bụng, tay phải đưa lên cầm và kéo bệ khóa nòng về sau
hết cỡ, đồng thời hơi nghiêng mặt súng sang trái.
Khi người kiếm tra hô “ ĐƯỢC”, thả tay kéo bệ khóa nòng, bóp chết cò, gạt cần điều khiển
tốc độ bắn về vị trí an toàn, lấy hộp tiếp đạn lắp vào súng, đưa tay phải về nắm tay cầm; hai tay
đưa báng súng về sát hông bên phải.

4. Đặt súng, lấy súng ( súng tiểu liên AK47 , súng trường
CKC) a. Đặt súng
Khẩu lệnh: Đặt súng, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh
Động tác: Làm 3 cử động
- Cử động 1: Tay phải giữ súng, dùng mũi đế báng súng làm trụ xoay mặt súng sang phải.
- Cử động 2: Chân trái bước lên 1 bước thẳng hướng trước mặt cúi người xuống, chân phải
thẳng, chân trái chùng đặt nhẹ súng xuống đất, súng thẳng hướng về trước, tay kéo bệ khóa nòng
nằm phía dưới, mặt súng hướng sang phải đế báng súng ngang bằng với đầu bàn chân phải.
- Cử động 3: Đứng thẳng người lên chân trái đưa về thành tư thế đứng
nghiêm. b. Lấy súng

49
Khẩu lệnh: lấy súng , chỉ có động lệnh không có dự lệnh
Động tác: Làm 2 cử động
- Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước cúi người xuống, chân phải thẳng, chân trái chùng,
tay phải cầm súng ở ốp lót tay.
- Cử động 2: Đứng thẳng người lên, tay phải xoay mặt súng về phía sau, chân trái đưa về
thành tư thế đứng ngiêm.

5. Giá súng, lấy


súng. a. Giá súng
Đội hình giá súng của tiểu đội là 1 hàng ngang ( chỉ có súng tiểu liên AK47)
Khẩu lệnh: Giá súng chỉ có động lệnh, không có dự lệnh
Động tác:
- Các số 2, 5.8. đặt đế báng súng nằm thẳng giữa hai gót chân và cách 40cm, mặt súng
hướng vào trong, người hơi cúi, giữ súng cho thẳng; các số 1,4,7 chuyển súng sang tay trái,
chân trái bước lên 1 bước, dùng hai mũi bàn chân làm trụ xoay người sang phải 90 độ, cúi
xuống giá súng; các số 3,6,9 chân phải bước lên 1 bước, dùng hai mũi bàn chân làm trụ xoay
người sang trái 90 độ cúi xuống giá súng ( Lưu ý khi giá súng mặt súng quay xuống dưới)
b. Lấy súng
Khẩu lệnh: Lấy súng chỉ có động lệnh, không có dự lệnh
Động tác:
Các số 2,5,8 tay phải đưa ra giữ lấy súng cho các số khác lấy súng trước, các số lấy súng
làm động tác như khi giá súng, Lấy súng xong trở về vị trí dóng hàng ,đứng nghỉ chờ lệnh

BÀI 5:

ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ


I. ĐỘI NGŨ TAY KHÔNG
A. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:
Học tập đội ngũ có tác dụng rèn luyện cho mỗi người ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong
hoạt bát, khẩn trương, tinh thần sẵn sàng chấp hành nhiệm vụ được giao. Đồng thời thể hiện sự
thống nhất, nghiêm túc của lớp học.
Học tập đội ngũ là trách nhiệm chung của mỗi người, mỗi lớp trong quá trình học tập tại
trường đồng thời vận dụng khỉ ra trường về đơn vị cơ quan công tác.
B. NỘI DUNG:
1. Nghiêm, nghỉ: Khẩu lệnh: “ Nghiêm, Nghỉ”, chỉ có động lệnh, không có dự lệnh
50
a. Nghiêm:
Nghe động lệnh “Nghiêm”, hai gót chân đứng sát nhau nằm trên một đường ngang thẳng,
hai chân mở rộng 450 (tính từ mép trong của hai bàn chân), hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn
thân dồn vào hai bàn chân, ngực nở, bụng hơi thót lại; hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng,
năm ngón tay khép lại cong tự nhiên, đầu ngón tay cái đặt vào giữa đốt thứ nhất và đốt thứ hai
của ngón tay trỏ, đầu ngón tay giữa đặt theo đường chỉ quần, đầu ngay, miệng ngậm, mắt nhìn
thẳng
b. Nghỉ:
Nghe động lệnh “Nghỉ”, đầu gối chân trái hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải,
thân trên và hai tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. Khi mỏi thì đổi chân.
Động tác nghỉ hai chân mở rộng bằng vai: áp dụng đối với thủy thủ khi đứng trên tàu và đối
với tất cả các trường hợp tập thể dục, thể thao. Khi nghe động lệnh “Nghỉ”, chân trái đưa sang
bên trái một bước rộng bằng vai, gối thẳng tự nhiên, thân trên vẫn giữ thẳng như khi đứng
nghiêm, đồng thời hai tay đưa về sau lưng, tay trái nắm cổ tay phải.
2. Các động tác quay:
a. Quay tại chỗ. Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh: “Bên phải” (trái); “nửa bên phải”
(trái); “đằng sau”; “Quay”; “Bên phải” (trái); “nửa bên phải” (trái); “đằng sau” là dự lệnh, “Quay”
là động lệnh.
- Quay bên phải, bên trái
Khẩu lệnh:“bên phải” (trái)… “Quay”. Trong đó “bên phải (trái)” là dự lệnh, “quay” là
động lệnh. Khi nghe động lệnh “quay” làm hai cử động: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối
thẳng tự nhiên.
+ Cử động 1: lấy gót chân phải (trái) và mũi chân trái (phải) làm trụ, phối hợp với
đà xoay của người, quay toàn thân sang phải (trái) 900, lúc này sức nặng toàn thân dồn vào chân
phải (trái).
+ Cử động 2: đưa chân trái (phải) lên thành tư thế đứng nghiêm.
- Quay nửa bên phải, nửa bên trái: Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh:“ nửa bên
phải” (trái) là dự lệnh… “Quay”. Khi nghe động lệnh “quay”, cử động 1 và 2 như quay bên phải
(bên trái), chỉ khác quay sang phải(trái) 450.
- Quay đằng sau: Khẩu lệnh “đằng sau, quay” trong đó “đằng sau” là dự lệnh, “quay”
là động lệnh. Khi nghe động lệnh “Quay”, thân trên vẫn giữ ngay ngắn, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Lấy gót chân trái và mũi chân phải làm trụ phối hợp với sức toàn thân
xoay người sang trái về sau 1800; khi quay sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; quay xong đặt
bàn chân trái xuống đất.
+ Cử động 2: Chân phải đưa lên thành tư thế đứng nghiêm.
51
3. ĐI ĐỀU. ĐỨNG LẠI
Khẩu lệnh: “ Đi đều… bước”; “Đứng lại…đứng”. Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh: “Đi
đều, đứng lại” là dự lệnh, “Bước (đứng)” là động lệnh.
a. Đi đều:
Nghe động lệnh “Bước”, làm 2 cử động
+ Cử động 1: chân trái bước lên một bước, đặt gót chân rồi cả bàn chân xuống đất,
sức nặng toàn thân dồn vào chân trái; đồng thời tay phải đánh ra trước, khuỷu tay gấp và hơi nâng
lên, cánh tay dưới gần thành một đường thăng bằng, nắm tay hơi úp xuống mép dưới cao ngang
mép trên thắt lưng to (cúc áo thứ ba từ trên xuống), khớp xương thứ ba của ngón tay trỏ cách thân
người 20cm thẳng đường khuy áo; tay trái đánh thẳng về sau một cách tự nhiên, lòng bàn tay quay
vào trong, mắt nhìn thẳng.
+ Cử động 2: chân phải bước lên cách chân trái 75cm, tay trái đánh ra trước như tay
phải, tay phải đánh về sau như tay trái, cứ như vậy, chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ 106
bước/ một phút.
b. Đứng lại
Nghe động lệnh “Đứng” rơi vào chân phải, làm 2 cử động:
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước.
+ Cử động 2: Chân phải đưa lên ngang với bàn chân trái tạo góc 450, hai tay đưa về
thành tư thế đứng nghiêm.

4. GIẬM CHÂN
Khẩu lệnh có dự lênh và động lệnh “GIẬM CHÂN …GIẬM”, “ĐỨNG LẠI…
ĐỨNG”. Trong đó khẩu lệnh “Giậm chân” là dự lệnh, “Giậm” là động lệnh; “Đứng lại” là dự
lệnh, “đứng” là động lệnh.
a. Giậm chân:
Đang đứng tại chỗ nghe khẩu lệnh: Giậm chân …Giậm, động lệnh “Giậm” vừa dứt,
chân trái nhấc lên, đầu bàn chân cách mặt đất 20 cm; tay phải đánh ra trước, tray trái đánh về sau
như đi đều, cứ như thế chân nọ, tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm chân tại chỗ.
b. Đứng lại
Khi nghe khẩu lệnh Đứng lại … đứng. Động lệnh đứng rơi vào chân phải làm 2 cử
động:
+ Cử động 1: Chân trái giậm thêm một bước
+ Cử động 2: Chân phải đưa về với chân trái tạo góc 450, đồng thời 2 tay đưa về
thành tư thế đứng nghiêm.

5. Ngồi xuống, đứng dậy


Khẩu lệnh “NGỒI XUỐNG”; “ĐỨNG DẬY” chỉ có động lệnh, không có dự lệnh
52
a. Ngồi xuống
Nghe động lệnh “NGỒI XUỐNG”, làm 2 cử động
+ Cử động 1: Chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang ½ bàn
chân trái.
+ Cử động 2 ngồi xuống 2 chân chéo nhau (hoặc để rộng bằng vai), hai tay cong tự
nhiên, hai khuỷu tay đặt trên 2 đầu gối, bàn tay trái nắm cổ bàn tay phải, khi mỏi thì đổi tay
b. Đứng dậy

+ Cử động 1: Hai chân bắt chéo nhau ở tư thế đang ngồi, hai tay nắm lại chống
xuống đất, cổ tay thẳng, phối hợp 2 chân đẩy người đứng dậy.
+ Cử động 2: Chân phải đưa về thành tư thế đứng nghiêm.

6. Tiến, lùi, qua phải, qua trái


Ý nghĩa: Để di chuyển vị trí ở cự ly ngắn từ 5 bước trở lại và điều chỉnh đội hình cân đối,
thống nhất.
a. Động tác tiến (lùi) cá nhân:
Khẩu lệnh “TIẾN (LÙI) x bước “; “QUA PHẢI (TRÁI) x bước”. “Tiến (Lùi)”, “qua
Phải (Trái)” là dự lệnh và “Bước” là động lệnh.
Khi nghe động lệnh “BƯỚC”, thứ tự chân trái bước trước rồi đến chân phải bước tiếp
theo (độ bước như đi đều), bước đủ số bước thì dừng lại đưa chân phải (trái) về thành tư thế đứng
nghiêm, hai tay vẫn để như khi đứng nghiêm.
b. Động tác tiến (lùi) tập thể, đôn vị:
Động tác toàn tiểu đội (trung đội, đại đội…) đồng loạt tiến (lùi) X bước giống như phần
đội ngũ từng người, khi bước đủ số bước quy định thì dừng lại, dồn, gióng hàng và trở về tư thế
đứng nghiêm.
c. Động tác qua phải, qua trái:
Khẩu lệnh: “ Qua phải (Trái) X bước… Bước”.Trong đó”Qua phải (Trái) X bước…”

dự lệnh.
“Bước” là động lệnh. Khi nghe dứt động lệnh “Bước”,toàn tiểu đội đồng loạt qua phải
(qua trái) X bước như phần đội ngũ từng người, khi bước đủ số bước quy định thì dừng lại, dồn
gióng hàng và trở về tư thế đứng nghiêm.

II. ĐỘI NGŨ ĐƠN VỊ


(ĐỘI NGŨ TIỂU ĐỘI)

1. Đội hình tiểu đội hàng ngang

53
Đội hình tiểu đội hàng ngang gồm có: 1 hàng ngang và 2 hàng ngang. Các bước tập hợp
gồm: Tập hợp đội hình; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán.
Bước 1: Tập hợp đội hình
Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 (2) hàng ngang … Tập hợp”. Trong đó “Tiểu đội X thành 1
(2) hàng ngang” là dự lệnh. “Tập hợp” là động lệnh.
Hô khẩu lệnh xong, tiểu đội trưởng quay về hướng định tập hợp đứng nghiêm làm chuẩn.
Nghe khẩu lệnh “Tiểu đội X”, toàn tiểu đội quay mặt hướng về phía tiểu đội trưởng, đứng nghiêm
chờ lệnh. Nghe dứt động lệnh “ Tập hợp”, các chiến sĩ nhanh chóng im lặng, chạy vào vị trí tập
hợp đứng bên trái tiểu đội trưởng thành 1 (2) hàng ngang, đứng đúng giãn cách, cự ly quy định
(giãn cách giữa hai người đứng cạnh nhau là 70cm, tính từ giữa gót hai bàn chân của hai người
đứng cạnh nhau hoặc 20cm tính từ khoảng cách hai cánh tay của hai người đứng cạnh nhau), tự
động gióng hàng, xong đứng nghỉ; khi tập hợp 2 hàng ngang, số lẻ đứng hàng trên, số chẵn đứng
hàng dưới. Khi thấy 2-3 chiến sĩ đứng vào vị trí bên trái mình, tiểu đội trưởng đi đều chếnh 45 0 về
phía trước chính giữa đội hình, cách đội hình từ 3-5 bước và dừng lại, quay 135 0 hướng vuông góc
với đội hình đôn đốc tập hợp.
Bước 2: Điểm số .
Khẩu lệnh: “Điểm số”
Tiểu đội đang đứng nghỉ, nghe khẩu lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ thứ tự từ phải sang trái
trở về tư thế đứng nghiêm, hô rõ số của mình, đồng thời quay mặt sang bên trái 45 0 , khi điểm số
xong quay mặt trở lại. Lần lượt điểm số từ 1 cho đến hết tiểu đội, người đứng cuối cùng của hàng
khi điểm số không phải quay mặt, sau khi điểm số xong hô “Hết”.
Đội hình tiểu đội 2 hàng ngang không điểm số.
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ.
Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái)… Thẳng”. “Nhìn bên phải (trái) là dự lệnh
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, trừ chiến sĩ (số 1) làm chuẩn vẫn nhìn thẳng, các chiến
còn lại phải quay mặt hết cỡ sang bên phải (trái), xê dịch lên, xuống để gióng hàng cho thẳng và
điều chỉnh giãn cách. Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại nhìn thẳng về phía
trước, đứng nghiêm không xê dịch vị trí đứng.
Khi tập hợp đội hình 2 hàng ngang, các chiến sĩ hàng 2 điều chỉnh gióng cả hàng ngang và
hàng dọc.
0
Tiểu đội trưởng đi đều chếnh 45 về phía người làm chuẩn và cách người làm chuẩn từ 2-3
0
bước dừng lại, quay 135 vào đội hình để kiểm tra hàng. Khi kiểm tra thấy gót chân và ngực của các
54
chiến sĩ cùng nằm trên một đường thẳng là được. Nếu chiến sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội
dùng khẩu lệnh, “Đồng chí (hoặc số)……Lên (hoặc Xuống)”. Cũng có thể cùng một lúc, tiểu đội
trưởng sửa cho 3- 4 chiến sĩ. Chiến sĩ khi nghe tiểu đội trưởng gọi tên mình phải quay mặt về phía
tiểu đội trưởng và làm theo lệnh của tiểu đội trưởng, tiến lên (hoặc lùi xuống). Khi tiến lên hoặc
lùi xuống phải gióng hàng cho thẳng. Khi thấy các chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, tiểu đội trưởng hô
“Được”. Nghe dứt động lệnh “Được”,chiến sĩ quay mặt trở lại, nhìn thẳng. Sau đó tiểu đội
trưởng quay 450 đi đều về vị trí chỉ huy.
Đội hình 2 hàng ngang phải kiểm tra cả cự ly giữa hàng trên và hàng dưới.
Bước 4: Giải tán
Khẩu lệnh: “Giải tán”.
Nghe dứt động lệnh, các chiến sĩ trong hàng nhanh chóng tản ra. Nếu đang đứng ở tư thế
nghỉ phải trở về tư thế đứng nghiêm rồi mới tản ra.
2. Đội hình tiểu đội hàng dọc
Đội hình tiểu đội hàng dọc gồm: Tiểu đội 1 hàng dọc và 2 hàng dọc, có các bước: Tập hợp
đội hình; Điểm số; Chỉnh đốn hàng ngũ và giải tán.
Bước 1: Tập hợp đội hình;
Khẩu lệnh: “Tiểu đội X thành 1 (2) hàng dọc … Tập hợp”. Trong đó “Tiểu đội X thành 1
(2) hàng dọc” là dự lệnh. “Tập hợp” là động lệnh.
Tiểu đội trưởng khi hô khẩu lệnh xong, tới đứng nghiêm ở vị trí định tập hợp để làm chuẩn.
Chiến sĩ khi nghe dứt động lệnh“Tập hợp” nhanh chóng chạy vào vị trí tập hợp đứng đằng sau
tiểu đội trưởng thành 1 hàng dọc, đứng đúng cự ly quy định (cự ly giữa người đứng trước và
người đứng sau là 1 mét, tính từ hai gót chân người trước đến hai gót chân người sau, nếu tính từ
gáy người trước đến ngực người sau là 75cm), tự động gióng hàng. Gióng hàng xong đứng nghỉ.
Khi tập hợp đội hình 2 hàng dọc, số lẻ đứng hàng bên phải, số chẵn đứng hàng bên trái. Khi thấy
có từ 2- 3 chiến sĩ đứng vào vị trí tập hợp, tiểu đội trưởng đi đều ra phía trước chếch 45 0 về bên
trái đội hình, cách đội hình từ 3 -5 bước dừng lại, quay 1350 vào đội hình để đôn đốc tập hợp .
Bước 2: Điểm số
Khẩu lệnh: “Điểm số”.
Nghe dứt động lệnh “Điểm số”, các chiến sĩ theo thứ tự từ trên xuống dưới trở về tư thế
đứng nghiêm, hô rõ số của mình đồng thời quay mặt hết cỡ sang bên trái, khi điểm số xong quay
mặt trở lại. Người đứng cuối cùng của hàng, khi điểm số không phải đánh mặt và khi điểm số
xong thì hô “Hết”.
55
Đội hình tiểu đội 2 hàng dọc không điểm số.
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
Khẩu lệnh: “Nhìn trước –Thẳng”.
Nghe dứt động lệnh “Thẳng”, trừ chiến sĩ số 1 làm chuẩn, các chiến sĩ còn lại phải gióng
hàng dọc, nhìn thẳng giữa gáy người đứng trước mình, đồng thời không nhìn thấy gáy người đứng
trên tiếp theo. Xê dịch qua phải qua trái để gióng hàng dọc cho thẳng, xê dịch lên, xuống để điều
chỉnh cự ly. Nghe dứt đông lệnh “Thôi”, các chiến sĩ đứng nghiêm không xê dịch vị trí đứng.
Khi tập hợp đội hình 2 hàng dọc, các chiến sĩ đứng hàng bên trái điểu chỉnh gióng cả hàng
ngang và hàng dọc.
0
Tiểu đội trưởng đi đều chếnh 45 về bên trái đội hình cách người đứng đầu đội hình 2 – 3 bước
0
thì dừng lại, quay 135 song song với đội hình để kiểm tra hàng dọc. Khi kiểm tra thấy đầu, cạnh vai
của các chiến sĩ cùng nằm trên một đường thẳng là được.Tiểu đội trưởng hô “Được”. Nếu chiến sĩ nào
đứng chưa thẳng hàng, tiểu đội trưởng dùng khẩu lệnh để điều chỉnh hàng cho thẳng.
3. Ra khỏi hàng, về vị trí
Khẩu lệnh: “Đồng chí (số)…Ra khỏi hàng”; “Về vị trí”.
Chiến sĩ được gọi tên (số) của mình đứng nghiêm trả lời “Có”. Khi nghe lệnh “Ra khỏi
hàng”, chiến sĩ hô “Rõ”rồi đi đều hoặc chạy đều đến trước tiểu đội trưởng, cách tiểu đội trưởng 2
– 3 bước thì dừng lại, chào và báo cáo “Tôi có mặt”. Nhận lệnh xong, hô “Rõ”.Khi đứng trong
đội hình hàng dọc, chiến sĩ bước qua phải (trái) một bước rồi mới đi đều hoặc chạy đều đến gặp
tiểu đội trưởng. Nếu đứng hàng thứ hai trong đội hình hàng ngang, chiến sĩ phải quay đằng sau rồi
vòng bên phải (trái), đi đều hoặc chạy đều đến gặp tiểu đội trưởng. Khi nhận lệnh “Về vị trí”, thực
hiện động tác chào trước khi rời khỏi tiểu đội trưởng sau đó đi đều hoặc chạy đều về vị trí cũ.
4. Giãn đội hình, thu đội hình
Trước khi giãn đội hình phải điểm số. Nếu giãn sang bên trái thì điểm số từ phải sang trái,
khẩu lệnh hô “Từ phải sang trái … Điểm số”. Nếu giãn đội hình sang bên phải thì điểm số từ trái
sang phải, khẩu lệnh hô “Từ trái sang phải … Điểm số”.
a. Giãn đội hình hàng ngang
Khẩu lệnh: “Giãn cách X bước nhìn bên phải (trái) … Thẳng”.
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”,chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy số
đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước quy định của tiểu đội trưởng để tính số bước mình
phải di chuyển, đồng loạt quay bên trái (phải), đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ cuối
cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “Xong”,các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay
56
mặt hết cỡ về bên phải (trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên trái (phải) đi đều về
vị trí mới, tiểu đội trưởng quay bên phải (trái), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội
hình đôn đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình tiểu đội
trưởng hô “Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm.
b. Thu đội hình hàng ngang
Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn bên phải (trái) – Thẳng”
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại
đồng loạt quay bên phải (trái), đi đều về vị trí cũ. Khi chiến sĩ cuối cùng về đến vị trí thì hô
“Xong”.Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, quay mặt hết cỡ về
bên phải (trái) để gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay bên phải (trái) đi đều về vị trí cũ,
tiểu đội trưởng quay bên phải (trái), đi đều về vị trí chỉ huy ở chính giữa phía trước đội hình đôn
đốc gióng hàng. Khi các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, đã ổn định đội hình tiểu đội trưởng
hô“Thôi”. Nghe dứt động lệnh “Thôi”, các chiến sĩ quay mặt trở lại, đứng ở tư thế nghiêm.
c. Giãn đội hình hàng dọc
Khẩu lệnh: “Cự ly X bước nhìn trước– Thẳng”
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại lấy
số đã điểm của mình trừ đi 1 rồi nhân với số bước quy định của tiểu đội trưởng để tính số bước
mình phải di chuyển, đồng loạt quay đằng sau, đi đều về vị trí mới. Khi về đến vị trí mới, chiến sĩ
cuối cùng hô “Xong”. Nghe dứt động lệnh “Xong”, các chiến sĩ đồng loạt quay về hướng cũ, nhìn
thẳng về phía trước để gióng hàng.
d. Thu đội hình hàng dọc
Khẩu lệnh: “Về vị trí nhìn trước –Thẳng”
Khi nghe dứt động lệnh “Thẳng”, chiến sĩ làm chuẩn đứng nghiêm, các chiến sĩ còn lại đi
đều về vị trí cũ, nhìn thẳng về phía trước gióng hàng. Khi thấy các chiến sĩ đã đi đều về vị trí cũ,
gióng hàng thẳng xong thì tiểu đội trưởng hô “Thôi”.

BÀI 6

HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ QUÂN SỰ


57
I. Mục đích, yêu cầu
1. Mục đích:
Giới thiệu cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, cách sử dụng bản đồ địa hình
và một số kí hiệu thường sử dụng trên bản đồ quân sự làm cơ sở cho việc nghiên cứu, học tập và
sử dụng bản đồ khi cần thiết.
2. Yêu cầu:
Nắm được khái niệm, cấu tạo và các nội dung được thể hiện trên bản đồ địa hình.
Nắm được cách sử dụng bản đồ và các kí hiệu thường sử dụng trên bản đồ quân sự.
Nắm được khái niệm, tính chất, cách chắp ghép bản đồ và khả năng ứng dụng của bản đồ số
trong lĩnh vực quân sự, ứng dụng trong thực tiễn sinh hoạt.
Xác định tốt trách nhiệm, tích cực học tập, kiểm tra đạt loại khá trở lên.
II. Nội dung
1. Bản đồ
* Khái niệm, ý nghĩa
a/ Khái niệm
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ, khái quát hóa một phần bề mặt trái đất lên mặt phẳng theo
những quy luật toán học nhất định. Trên bản đồ có các yếu tố về tự nhiên, kinh tế , văn hóa – xã
hội được thể hiện bằng hệ thống các ký hiệu. Những yếu tố này được phân loại, tổng hợp tương
ứng với bản đồ và theo từng tỷ lệ.
b/ Ý nghĩa
- Bản đồ địa hình trong đời sống xã hội có ý nghĩa rất to lớn trong việc giải quyết các
vấn đề khoa học và thực tiễn, những vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu địa hình, lợi dụng
địa hình, tiến hành thiết kế, xây dựng các công trình trên thực địa.
- Nghiên cứu địa hình trên bản đồ quân sự giúp cho người chỉ huy nắm chắc các yếu tố
về địa hình để chỉ đạo tác chiến trên đất liền, trên biển, trên không và thực địa.
2. Cơ sở toán học bản đồ địa hình
* Khái niệm:
a/ Tỉ lệ bản đồ.
- Tỉ lệ bản đồ là mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngang của các đường trên thực địa khi
biểu thị chúng trên bản đồ.

58
- Tỉ lệ bản đồ được biểu diễn dưới dạng phân số: 1/M
+ Tử số chỉ độ dài đo được trên bản đồ
+ Mẫu số chỉ M lần đơn vị độ dài tương ứng trên thực địa
* Tỉ lệ bản đồ được biểu diễn dưới 3 dạng sau:
- Tỉ lệ số: Là tỉ lệ ở dạng phân số, biểu hiện mức độ thu nhỏ các yếu tố địa hình, địa vật
trên thực địa vẽ trên bản đồ. Để tiện tính toán, mẫu số tỉ lệ bản đồ thường được xác định bằng
những số chẵn như 10.000, 25.000, 50.000, 100.000…tỷ lệ số thường được ghi dưới khung Nam
mỗi mảnh bản đồ, có cách viết như sau:
Ví dụ: Bản đồ tỉ lệ một phần hai mươi lăm ngàn có thể viết: 1: 25.000; 1/25.000
- Tỉ lệ chữ: Tỉ lệ chữ nói rõ một đơn vị đồ dài centimet(cm) trên bản đồ ứng với đơn vị độ
dài bằng mét trên thực địa
Ví dụ: Bản đồ tỉ lệ 1:25.000 có ghi 1cm bằng 250m trên thực địa.
- Tỉ lệ thước: Trên mỗi tờ bản đồ có một thước tỉ lệ thẳng. Thước tỉ lệ thẳng giúp cho
đo đạc và tính toán thuận tiện. Vì độ dài trên thước đã được tính ra cự ly trên thực địa.
Ví dụ: khi đo đạc trên bản đồ 1:25.000 từ điểm A đến điểm B có độ dài trên bản đồ là 5
cm. Thì trên thước tỉ lệ thẳng cho ta con số tương ứng ở ngoài thực địa là: 1250m.
Công thức: d/D = 1/M.
Trong đó: d là cự ly đo trên bản đồ; D là cự ly theo thực địa; M là mẫu sô tỉ lệ.
Để chỉ tỉ lệ bản đồ có thể dùng một trong ba cách viết trên. Khi biểu thị trên bản đồ thường dùng
cách viết thứ nhất.
b/ Phép chiếu bản đồ: Tự nghiên cứu

3. Phân loại, đặc điểm, công dụng bản đồ địa


hình a/ Phân loại, đặc điểm, công dụng
* Bản đồ cấp chiến thuật.
Bản đồ cấp chiến thuật là bản đồ địa hình có các tỉ lệ như: 1:25.000; 1:50.000 (dùng cho
tác chiến ở vùng đồng bằng và trung du); 1: 100.000 đối với vùng núi. là loại bản đồ địa hình có tỉ
lệ lớn dùng cho các cấp chỉ huy tham mưu từ đại đội đến cấp sư đoàn.
* Đặc điểm công dụng:

59
- Bản đồ tỉ lệ 1:25.000, mặt đất được thể hiện chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ, chính xác; dùng để
nghiên cứu những vấn đề trong tác chiến tiến công và phòng ngự như: các tuyến phòng thủ của ta
và địch, những khu vực nhảy dù, đổ bộ, hệ thống đường sá, cầu cống, các chướng ngại vật trên
đường hành quân, tình hình các điểm dân cư, chuẩn bị phần tử bắn cho pháo binh, thiết kế các
công trình quân sự.
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1:50.000 đến bản đồ tỉ lệ 1:100.000 mức độ chi tiết, cụ thể, tỉ mỉ
kém so với bản đồ tỉ lệ 1:25.000. Tuy nhiên được xác định là loại bản đồ chiến thuật cơ bản của
Quân đội ta; dùng để nghiên cứu địa hình ở phạm vi rộng lớn hơn; đánh giá phân tích ý nghĩa
chiến thuật của yếu tố địa hình, tác dụng để lập kế hoạch tác chiến, chỉ huy chiến đấu trong tất cả
các hình thức chiến thuật.
* Bản đồ cấp chiến dịch:
- Bản đồ cấp chiến dịch là bản đồ địa hình có tỉ lệ từ: 1:100.000 đến 1:250.000
(1:100.000 đối với địa hình đồng bằng, trung du; 1:250.000 đối với địa hình rừng núi).
- Đây là loại bản đồ có tỉ lệ trung bình chủ yếu dùng cho cấp chỉ huy (chỉ huy tham
mưu cấp Quân đoàn, Quân khu).
- Đặc điểm, công dụng: Trên bản đồ địa hình, địa vật thể hiện có chọn lọc, tính tỉ mỉ
kém, nhưng tính khái quát hóa rất cao, tiện cho việc nghiên cứu thực địa khái quát, tổng thể, giúp
cho việc lập kế hoạch tác chiến và chỉ huy tác chiến ở cấp chiến dịch.
* Bản đồ cấp chiến lược:
- Bản đồ cấp chiến lược có tỉ lệ từ 1: 500.000 đến 1: 1000.000 là loại bản đồ dùng cho
Bộ tổng tư lệnh và các cơ quan cấp chiến lược.
- Đặc điểm, công dụng: Là loại bản đồ biểu diễn một khu vực rộng lớn, ở mức khái quát
hóa cao. Dùng để chuẩn bị và triển khai các chiến dịch và chỉ huy hoạt động quân sự phối hợp
trên một hướng hay một khu vực tác chiến chiến lược hoặc củng cố, xây dựng kế hoạch chiến
lược quốc phòng – an ninh của đất nước.
b/ Đặc điểm khung bản đồ và ghi chú xung quanh
*Khung bản đồ:
Khung để trang trí bản đồ là những đường giới hạn diện tích của một mảnh bản đồ. Khung
bản đồ có những đường:
- Đường trong cùng là giới hạn trực tiếp của khu vực có nội dung bản đồ vẽ nét mảnh
- Đường có hai nét kẻ song song, trên đó có chia các đoạn nhỏ theo kinh vĩ độ chẵn tới
phút.
60
- Ngoài cùng là khung trang trí vẽ nét đen đậm.
- Nếu gọi tên gồm khung Bắc,Nam, Đông, Tây
* Ghi chú xung quanh:
Phần ghi chú xung quanh nhằm giải thích, thuyết minh cho người sử dụng bản đồ. Vì vậy sử dụng
bản đồ cần nắm vững ý nghĩa và nội dung cách ghi đó.
- Nguyễn tắc ghi chú xung quanh của bản đồ Gauss và UTM cơ bản giống nhau, chỉ
khác cách sắp xếp vị trí, cách ghi và cách trình bày.
* Khung Bắc:
- Ghi tên bản đồ: Tên bản đồ thường là địa danh vùng dân cư hành chính cấp cao nhất
của mảnh bản đồ đó hoặc địa điểm quan trọng nổi tiếng trong vùng dân cư
- Dưới tên bản đồ ghi số hiệu mảnh bản đồ, xác định vị trí địa lí của mảnh bản đồ nằm ở
khu vực nào trên Trái đất (theo cách chia mảnh, đánh số, ghi số hiệu).
- Bên trái ngoài khung bản đồ ghi tên, vị trí địa dư: là tên chỉ một khu địa dư tổng quát
một nước, một tỉnh, một huyện…bao gồm một phần đất đai của khu vực đó.
- Đường ranh giới hành chính vẽ nháp: Chỉ cho ta biết hiện ranh giới hành chính chưa
được vẽ chính thức, theo phân chia hành chính các khu vực.
- Thước điều chỉnh góc lệch bản đồ: Xác định góc lệch từ so với Bắc ô vuông của mỗi
mảnh bản đồ theo vị trí địa lí khu vực đó.
- Độ mật: Xác định độ mật của bản đồ, ghi ở góc Đông Bắc ngoài khung bản đồ.
* Khung Nam: Ghi tỉ lệ số; tỉ lệ chữ; tỉ lệ thước
- Phía dưới tỉ lệ chữ: Ghi chú khoảng cao đều của đường bình độ cơ bản. Tùy theo tỉ lệ
mà ghi chú này có thay đổi.
- Phía dưới dòng tiếp theo xác định thể Elipxoit chiếu hình và gốc tọa độ của bản đồ
UTM trên bản đồ Gauss.
- Phần ghi chú góc lệch từ, gồm sơ đồ góc lệch và bảng giá trị tính góc để xác định góc
lệch từng năm bản đồ đó.
- Thước đo độ dốc, phía dưới thước đo độ dốc có phần hướng dẫn sử dụng. Sơ đồ phân
chia địa giới hành chính của từng khu vực phần đất trên bản đồ.
- Phần chú dẫn giải thích kí hiệu bản đồ, nội dung này giúp ta nắm được các kí hiệu tra
cứu khi đọc bản đồ.
61
- Xung quanh khung bản đồ phía trong (phần giới hạn nội dung bản đồ với nét khung
đen đậm đều có các ghi chú).
- Bốn góc khung bản đồ ghi giới hạn kinh, vĩ tuyến. Căn cứ vào các số tính được độ
kinh sai, vĩ sai của mảnh bản đồ đó.
- Trên các đường khung bản đồ lưới ô vuông cắt qua khung, tạo thành mốc của lưới ô
vuông. Trên các mốc có ghi trị số các đường ô vuông được tính bằng kilômét.
- Ghi chú đường xuất: Mạng lưới giao thông trên bản đồ như đường sắt, đường ô tô đến
dấu mút bốn xung quanh mép khung đều được ghi chú địa danh dân cư hoặc một địa điểm cách đó
với độ dài là bao nhiêu giúp cho việc tiện xác định trên bản đồ.
4. Cách chia mảnh, ghi số hiệu bản đồ
a) Theo phương pháp chiếu Gauss
b) Theo phương pháp chiếu UTM
(Hai nội dung này tự nghiên cứu)
5. Nội dung chi tiết bản đồ:
a) Kí hiệu dáng đất
* Đường bình độ: là đường cong khép kín, nối liền các điểm có cùng độ cao trên mặt
đất được chiếu lên mặt phẳng bản đồ.
- Đường bình độ con là đường cơ bản vẽ nét mảnh màu nâu.
- Đường bình độ cái, cứ 4 đến 5 đường bình độ con thì người ta vẽ một đường bình
độ cái vẽ nét đậm hơn và có ghi chú độ cao.
- Đường bình độ ½ khoảng cao đều để bổ sung nơi mà đường bình độ con, đường
bình độ cái không biểu thị rõ được như nơi dốc thoải (vẽ nét đứt dài).
- Đường bình độ phụ để diễn tả những nơi mà các đường bình độ trên không biểu thị
hết (vẽ nét đứt ngắn, mảnh hơn).
* Khoảng cao đều: Khoảng cao đều của đường bình độ được xác định bằng cự li thẳng
đứng giữa hai mặt cắt của hai đường kinh độ kề nhau (tùy theo tỉ lệ bản đồ sẽ có khoảng cao đều
khác nhau)

Tỉ lệ bản đồ Bình độ con Bình độ cái Bình độ ½ KCĐ Bình độ phụ

6
2
1: 10.000 2m 10m 1m Tùy ý có ghi chú

1: 25.000 5m 25m 2,5m

1: 50.000 10m 50m 5m

1: 100.000 20m 100m 10m

b) Kí hiệu địa vật


Kí hiệu ve ̃theo tỉ lệ: là kí hiệu biểu thị đúng tương quan tỉ lệ của địa vật trên thực địa
với bản đồ, vẫn giữ được hình dáng và phương hướng thực của địa vật.
- Loại kí hiệu này thường biểu thị những địa vật có diện tích lớn: Sau khi thu nhỏ
theo tỉ lệ bản đồ vẫn còn phân biệt được hình dáng và có thể đo, tính được diện tích của chúng
theo bản đồ.
- Kí hiệu vẽ theo ½ tỉ lệ là kí hiệu biểu thị đúng tương quan tỉ lệ về chiều dài của địa
vật và giữ được phương hướng thực của nó ở thực địa, nhưng về chiều ngang không vẽ theo tỉ lệ.
- Loại kí hiệu này dễ thể hiện địa vật có hình dài như: Đường, mương máng, sông
ngòi, suối nhỏ, khu phố hẹp.
- Kí hiệu không theo tỉ lệ (vẽ tượng trưng, tượng hình): là kí hiệu thể hiện những địa
vật có kích thước nhỏ bé, không thể rút theo tỉ lệ bản đồ được. Loại kí hiệu này vẽ tượng trưng
tượng hình
- Hướng của kí hiệu có 2 loại:
+ Loại vẽ theo hướng Bắc bản đồ gồm: Cây độc lập, đình chùa, nhà thờ, hang
động, lò nung, bảng chỉ đường.
+ Loại vẽ theo hướng thực của nó ngoài thực địa: Cầu, cống, nhà cửa
-Bên cạnh những kí hiệu vẽ theo tỉ lệ, không theo tỉ lệ người ta còn dùng chữ và số
để giải thích làm rõ phạm vị, quy mô, tính chất của địa vật đó gọi là kí hiệu giải thích.
- Các loại kí hiệu:
+ Kí hiệu dân cư + Kí hiệu một số vật thể độc lập
+ Kí hiệu địa giới + Kí hiệu dáng đất
+ Kí hiệu thủy văn + Kí hiệu rừng cây và thực vật
+ Kí hiệu đường xá.
- Xác định vị trí chính xác của kí hiệu
63
Kí hiệu có hình học hoàn chỉnh như hình tròn, vuông, tam giác đều…tâm kí hiệu là tâm
của hình vẽ. NHững kí hiệu có đường đáy như: Ống khói, đình chùa, bia tưởng niệm…là những
điểm chính giữa đường đáy. Những kí hiệu không có đường đáy như hang động, lò gạch…là điểm
chính giữa đường đáy tưởng tượng. Những kí hiệu có đáy vuông góc như bảng chỉ đường, cây độc
lập…là tại đỉnh góc vuông. Cầu, cống, đập… là chính giữa kí hiệu. Đường 1 nét, 2 nét vị trí chính
xác ở giữa đường. Ngoài ra một số địa vật được quy định riêng như: xóm nhỏ là chính giữa hình
đen đậm, hàng cây là chính giữa hình tròn kí hiệu.
a. Màu sắc:
Màu sắc trên bản đồ thường có liên quan đến địa vật. Trên thế giới nhiều nước đều quy
định màu sắc như nhau
Màu nâu: Dùng để vẽ và ghi chú trên đường bình độ, biểu thị các khu dân cư khó cháy, tô
màu nền đường…
Màu Xanh lá cây (màu ve): Dùng biểu thị sông, suối, ao, hồ, biển, đầm lầy, ruông nước.
Màu đen: Dùng để vẽ tất cả các kí hiệu còn lại và ghi chú, trang trí bản đồ.
Màu xanh lam: Dùng để vẽ các kí hiệu về thủy văn.
Ngoài 4 màu cơ bản trên người ta còn dùng các màu phụ nhằm làm rõ thêm tính chất cũng
như thông tin của từng loại kí hiệu.
6. Chắp ghép, dán gấp, bảo quản bản đồ.
a) Chắp ghép bản đồ:
- Căn cứ chọn mảnh chắp:
Dựa vào bảng chắp; số hiệu ghi ở chính giữa 4 khung và hệ thống quy tắc, chia mảnh,
ghi số hiệu. Nếu phải chắp nhiều mảnh trong khu vực ta dựa vào bảng chắp từng vùng, khoanh
phạm vị khu vực rồi tìm số hiệu mảnh.
- Nguyên tắc chắp
+ Bản đồ phải cùng tỉ lệ, cùng phép chiếu hình, cùng khu vực địa hình, tốt nhất là
cùng năm và cùng xưởng sản xuất.
+ Khi chăp ghép theo quy tắc mảnh trên đè mảnh dưới, mảnh trái đè mảnh phải
+ Các kí hiệu và lưới ô vuông nơi tiếp biên giữa các mảnh bản đồ phải tiếp hợp nhau
chính xác.
- Cắt khung bản đồ
64
Về nguyên tắc cắt khung phải căn cứ vào mảnh chắp, nguyên tắc chắp ghép điểm cắt,
cách tiến hành như sau:
+ Vẽ một sơ đồ giản đơn để làm cơ sở cắt
+ Các mảnh hàng ngang cắt khung đông
+ Các mảnh hàng dọc cắt khung nam
+ Tất cả các mảnh ngoài cùng không cắt khung
+ Phải cắt theo đường trong cùng sát với nội dung bản đồ
b) Dán, gấp bản đồ
- Dán bản đồ
Khi dán bản đồ thực hiện chiều nào ít mảnh dán trước, nhiều mảnh dán sau; đặt cho hai
mảnh bản đồ có nội dung úp vào nhau, mép của bản đồ trùng lên đường sát phần nội dung của
mảnh phải dán, sau đó quyét hồ lên phần chưa cắt của tờ bản đồ phía dưới hoặc tờ bản đồ bên
phải; lật ngược tờ bản đồ lại cho mép của tờ trên trùng khít đường sát với nội dung bản đồ, điều
chỉnh không để sai lệch ở những điểm tiếp giáp. Dùng con lăn, lăn cho nơi dán thật phẳng để khô
rồi sử dụng (Tuyệt đối không dùng băng keo trong để dán)
- Gấp bản đồ:
Khi gấp bản đồ phải thuận tiện trong sử dụng, kích thước phù hợp với túi đựng hoặc bàn,
không gấp theo nếp hồ dán, không gấp đôi, gấp tùy tiện
+ Gấp dùng cho hành quân: Trải bàn đồ xác định hướng hành quân. Gấp cho đường
hành quân ra ngoài, các phần còn lại gập vào bên trong, khoảng gập vừa túi đựng; gấp dích dắc
nhiều lần, điểm xuất phát để ra ngoài.
+ Gấp để trên bàn: Trải bản đồ, xác định khu vực cần tác nghiệp hoặc xem trước;
gấp cho khu vực cần tác nghiệp lên trên, khu vực còn lại gấp dích dắc, phần thừa hai đầu bàn gập
xuống dưới
-Giữ gìn bảo quản bản đồ
+ Phải giữ nghiêm quy định bảo mật. Đặc biệt đối với bản đồ công tác của người chỉ
huy.
+ Không để thất lạc, mất mát hoặc làm nhàu nát; nếu sử dụng lâu dài thì dùng túi
polientilen bọc bản đồ.
+ Không để bản đồ ở những nơi ẩm ướt hoặc quá nóng
65
+ Không dùng dao để cạo hoặc xấp nước để tẩy xóa làm rách nát bản đồ. Khi gấp
không miết mạnh làm bản đồ bị rách theo nếp gấp.
+ Không viết, vẽ bậy lên bản đồ.
7. Sử dụng bản đồ
a) Đo cự li trên bản đồ
- Đo cự li đoạn thẳng: Dùng thước milimét, băng giấy, com pa. Số đo trên thước được
bao nhiêu nhân với tỉ lệ bản đồ được kết quả đo.Ví dụ: từ điểm A đến điểm B cự li đo được trên
bản đồ tỉ lệ 1:25.000 là 3 cm. Cự li thực địa đoạn cần đo là : 3cm x 25.000 = 750m.
- Đo cự li đoạn gấp khúc, đoạn cong. Dùng nhiều cách đo sau đó cộng lại, song chú ý
động tác đo phải hết sức thận trọng, thật tỉ mỉ, chính xác
b) Xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu
- Tọa độ sơ lược
+ Trường hợp sử dụng: Trong ô vuông tọa độ chỉ có một mục tiêu, hoặc nhiều mục
tiêu có tính chất khác nhau:
+ Xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu; Xác định mục tiêu bằng tọa độ sơ lược phải tìm
hai số cuối cùng của của đường hoành độ (ghi ở khung tây) và hai số cuối của đường tung độ (ghi
ở khung nam) bản đồ. Tìm giao điểm của đường hoành độ với đường tung độ trong ô vuông tọa
độ có chứa mục tiêu cần tìm (M), M nằm ở phía trên của đường kẻ ngang và bên phải của đường
kẻ dọc.
Ví dụ tọa độ sơ lược điểm M ( 25 36)
Chỉ thị mục tiêu: viết tên mục tiêu tọa độ X, Y viết liền không có dấu chấm, phẩy,
gạch ngang; đọc tên mục tiêu, tọa độ (X), (Y) đọc rõ ràng từng số.
Ví dụ: Cây độc lập (2536)
c) Tọa độ ô 4, ô 9
Trường hợp sử dụng: Trong ô vuông tọa độ có nhiều mục tiêu tính chất giống nhau,
dùng tọa đố sơ lược sẽ nhầm lẫn.
Cách xác định tọa độ:
+ Tọa độ ô 4 : Chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 4 phần bằng nhau đánh dấu bằng
chữ cái in hoa A, B, C, D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới.

66
Chỉ thị mục tiêu: Viết tên mục tiêu kết hợp với tọa độ sơ lược của điểm đó và kí hiệu
của từng ô.
Ví dụ: Hầm ngầm (25 36 B)
+ Tọa độ ô 9: chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 9 phần bằng nhau, đánh dấu các ô
bằng chữ số ẢRập từ 1 đến 9 theo quy tắc: số 1 ở góc Tây Bắc thuận theo chiều kim đồng hồ số 9
ở ô giữa.
Chỉ thị mục tiêu: Viết tên mục tiêu kết hợp tọa độ sơ lược của điiểm đó và kí hiệu của
từng ô:
Ví dụ Xe tăng (25369)
d) Tọa độ chính xác:
Tọa độ chính xác (TĐCX) là xác định tọa độ của một điểm nằm trong một ô vuông tọa độ,
tìm ra độ chênh về mét so với hệ trục góc hoặc tọa độ sơ lược (TĐSL) của điểm đó. Độ chênh về
X gọi là ∆x, độ chênh về Y gọi là ∆y
Cách đo tọa độ chính xác một điểm trên bản đồ. lấy tọa độ sơ lược (X, Y) cộng thêm phần
cự li vuông góc từ vị trí điểm đo đến đường kẻ hoành độ phía dưới ∆x và từ vị trí điểm đo đến
đường tung độ bên trái ∆y, lấy đơn vị tính bằng m. Công thức tính tọa độ chính xác như sau:
TĐCX: M X = TĐSL + ∆x
Y=TDSL+∆Y
Chú ý khi viết và đọc tọa độ chính xác:
+ Khi viết: Viết tên M, tọa độ X, tọa độ Y. Có thể viết theo 2 cách sau:
Cách thứ nhất X(M) = 25375
Y(M) = 36400

Cách thứ hai M (25375 36400)


+ Khi đọc: đọc tên mục tiêu, tọa độ ( đọc rõ từng số), địa điểm. Ví dụ trên ta đọc
như sau: Mục tiêu xe tăng hai, năm, ba, bẩy, năm, ba, sáu, bốn, không, không.
Một số điểm chú ý khi đo tọa độ chính xác:
+ Khi đo bằng thước hoặc bằng băng giấy thì cạnh thước, cạnh băng giấy phải song
song với đường kẻ dọc, ngang lưới ô vuông

67
+ Khi đo tọa độ những ô vuông thiếu: Nếu thiếu ở khung bắc, đông thì đo bình
thường như các ô vuông đủ. Thiếu ở khung tây và nam với từng giá trị đo ngược lại cách đo cơ
bản, sau đó lấy độ dài của một cạnh ô vuông trừ đi kết quả vừ đo được giá trị đen ta X, đen ta y
của mục tiêu.
+ Đo ở bản đồ tỉ lệ 1: 100.000 khi giá trị ∆X , ∆Y > 1000m phải công thêm 1Km
vào ngay sau tọa độ sơ lược.
đ) Sử dụng bản đồ ngoài thực địa
- Định hướng bản đồ: Định hướng bản đồ làm cho hướng Bắc bản đồ trùng với hướng
Bắc của thực địa. Định hướng bản đồ có 3 phương pháp cơ bản sau:
+ Định hướng bằng địa bàn: Trải bàn đồ lên vị trí bằng phẳng, đặt cạnh địa bàn
trùng với trục dọc lưới ô vuông hay khung Đông, Tây bản đồ sao cho số 0 quay lên phía Bắc bản
đồ. từ từ xoay bản đồ, khi đầu bắc kim nam châm chỉ vào chuẩn số 0 dừng lại. Như vậy bản đồ đã
được định hướng
+ Định hướng bản đồ bằng địa vật dài thẳng: Khi đang đứng trên một địa vật dài
thẳng như con đường, bờ sông, mương máng, đường dây điện, đường ống nước, ống dầu…Địa vật
này có kí hiệu trên bản đồ. Lợi dụng địa vật để định hướng bản đồ cách làm như sau: Trải bàn đồ
lên vị trí bằng phẳng, đặt cho cạnh thước trùng lên kí hiệu địa vật dài thẳng trên bản đồ, xoay bản
đồ cho hướng của thước trùng hoặc song song với hướng của địa vật tương ứng, như vậy bản đồ
đã được định hướng.
Chú ý: Sau khi định hướng phải đối chiếu so sánh với 2 phía đầu địa vật dài, nếu các
kí hiệu trên bản đồ thống nhất với thực địa là đúng, nếu chưa thống nhất là sai phải làm lại
+ Định hướng bằng đường phương hướng giữa hai địa vật: Khi đang đứng trên
một địa vật ở ngoài thực địa, địa vật có vẽ kí hiệu trên bản đồ, như vậy đã biết được điểm đứng.
Quan sát ở thực địa chọn một địa vật thứ hai có vẽ kí hiệu trên bản đồ. Đặt thước lên bản đồ sao
cho hai kí hiệu trên bản đồ nằm 1 cạnh của thước, xoay bản đồ cho hướng của thước tới địa vật
thứ hai ngoài thực địa. Như vậy bản đồ đã được định hướng.
Ngoài các phương pháp trên để xác định hướng Bắc trong trường hợp đêm tối
không có bản đồ địa bàn:
+ Thứ nhất tìm chùm sao Bắc đẩu để xác định hướng Bắc
+ Thứ hai tìm độ ẩm mốc, rêu phong của thân cây để xác định, phía nào ẩm mốc
nhiều hơn thì nơi đó là hướng Bắc

68
+ Thứ ba tìm ụ mối hoặc tổ kiến để xác định hướng nào cao hơn là hướng bắc, lối đi
của tổ kiến và ụ mối thường là đi từ phía nam.
- Xác định điểm đứng, Đối chiếu bản đồ với thực địa
Sau khi định hướng bản đồ phải xác định điểm đứng lên bản đồ để đối chiếu bản đồ với
thực địa. có 2 phương pháp:
+ Phương pháp ước lượng cự li. Thứ tự động tác, quan sát thực địa chọn một đối
tượng gần và rõ có vẽ kí hiệu lên bản đồ. Đặt cạnh thước qua vị trí chính xác của kí hiệu, xoay
thước ngắm tới đối tượng ngoài thực địa, kẻ đường chì mờ theo cạnh thước về phía sau. Dùng
phương tiện đo hoặc ước lượng cự li từ vị trí đứng đến đối tượng ngoài thực địa. Đổi cự li ngoài
thực địa ứng với tỉ lệ trên bản đồ, lấy đoạn cự li theo tỉ lệ đo từ vị trí kí hiệu theo đường kẻ chì về
phía sau, chấm trên đường kẻ để định hướng điểm đứng.
+ Phương pháp giao hội:
Phương pháp thứ nhất: Theo vật dài thẳng có vẽ kí hiệu trên bản đồ. Đặt cạnh thước
trùng vào điểm chính xác của kí hiệu, xoay thước ngắm tới địa vật ngoài thực địa. Kẻ đường chì
mờ về phía sau. Giao điểm của đường chì vừa kẻ với kí hiệu của địa vật dài thẳng trên bản đồ là vị
trí điểm đứng.
Phương pháp thứ hai: Quan sát ở thực địa chọn 2 đối tượng có vẽ kí hiệu trên bản
đồ. Lần lượt đặt thước vào vị trí chính xác của kí hiệu rồi xoay thước ngắm ra đối tượng ngoài
thực địa. Lần lượt kẻ đường chì mờ theo mép thước trên từng hướng về phía sau. Giao điểm của
hai đường kẻ trên bản đồ là vị trí đứng được xác định trên bản đồ. Chú ý: Góc giao hội không
được nhỏ hơn 30 độ và không được lớn hơn 150 độ.

CÂU HỎI ÔN TẬP


1. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại, đặc điểm, công dụng, cơ sơt toán học của bản đồ quân sự ?
2. Cách chắp ghép, dán, gấp bản đồ ?
3. Phương pháp đo diện tích, cự li và xác định, chỉ thị mục tiêu trên bản đồ ?
4. Cách xác định tọa độ, chỉ thị mục tiêu, xác định điểm đứng trên bản đồ và đối chiếu bản
đồ với thực địa ?

BÀI 7:
PHÒNG TRÁNH ĐỊCH TIẾN CÔNG HỎA LỰC
BẰNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO

69
MỞ ĐẦU

Bạo lực và xung đột là yếu tố xuyên suốt lịch sử loài người. Bắt đầu từ những vũ khí thô sơ
mà con người tạo ra để tự vệ và chiến đấu để sinh tồn, ngày nay công nghệ đã được ứng dụng triệt
để trong lĩnh vực sản xuất vũ khí để chúng trở nên tinh vi hơn, khó chống đỡ hơn và có thể tấn
công trên diện rộng. Và kể từ những năm 90 cho tới nay, khoảng gần 190 triệu người đã thiệt
mạng trong 25 cuộc xung đột lớn nhất của thế kỷ 20. Hiện nay vũ khí công nghệ cao được trang bị
phổ biến cho quân đội nhiều nước trên thế giới, vừa để tăng cường sức mạnh quân sự cho mình
vừa nhằm răn đe và tiến công khi cần thiết.
Thực tiễn cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới thời gian gần đây tỉ lệ sử dụng vũ khí công
nghệ cao được các bên tham chiến sử dụng ngày một nhiều và đạt được những hiệu quả thiết thực.
Dự báo nếu chiến tranh tương lai xảy ra với đất nước ta thì phương thức tiến công chủ yếu nhằm
nhanh chóng làm chủ chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng tham chiến đạt được
mục đích đề ra. Vì vậy học tập nghiên cứu vũ khí công nghệ cao, vừa để có công tác chuẩn bị,
phòng chống đánh trả có hiệu quả vừa để bảo toàn lực lượng và đẩy lùi quân xâm lược bảo vệ
vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên cấp bách, lâu dài của
toàn Đảng, toàn dân và toàn dân ta.
Phạm vi bài giảng giới thiệu về khái niệm, đặc điểm, thủ đoạn đánh phá và các biện pháp
phòng chống địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao.
Biên soạn bài giảng dựa vào giáo trình giáo dục quốc phòng an ninh tập 1, tập 2 của Bộ
giáo dục và đào tạo biên soạn năm 2014, từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam do nhà xuất bản
QĐND biên soạn năm 2011 và một số tài liệu khác có liên quan.
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, THỦ ĐOẠN ĐÁNH PHÁ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VŨ
KHÍ CÔNG NGHỆ CAO CỦA ĐỊCH TRONG CHIẾN TRANH.
Trên thực tế, các nghiên cứu khoa học chủ yếu để phục vụ mục đích quân sự. Trong suốt
thời kỳ chiến tranh lạnh, hơn 40% công tác nghiên cứu chỉ để dành cho phát triển công nghệ vũ
khí. Các công nghệ này đã làm thay đổi bản chất của vũ khí, từ dạng súng ngắn đơn sơ có từ năm
1893 trở thành những công nghệ tối tân như sóng âm chặn tên lửa (dùng cho máy bay chiến đấu),
hoặc điện từ trường (dùng cho xe tăng) để chặn máy bay. Vậy vũ khí công nghệ cao là gì?

A. KHÁI NIỆM.

70
Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành
tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính
năng kỹ, chiến thuật.
Khái niệm trên thể hiện một số nội dung sau:
+ Vũ khí công nghệ cao được nghiên cứu thiết kế chế tạo dựa trên những thành tựu của
cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.
Lịch sử phát triển của vũ khí đã trải qua các thế hệ:
* Vũ khí lạnh: gươm, giáo, dao …(sử dụng cơ bắp của con người)
* Hỏa khí: súng tiểu liên, pháo các loại, lựu đạn …
* Vũ khí hạt nhân: Bom nguyên tử, bom nhiệt hạch, …
* Vũ khí công nghệ cao: vũ khí laze, chùm tia, pháo điện từ…
Những thành tựu kĩ thuật tiên tiến, hiện đại được ứng dụng vào chế tạo ra các loại vũ khí
công nghệ cao như: kỹ thuật hồng ngoại, vệ tinh, laze …
* Ví dụ: Trong những năm 1990 và sau này với sự ứng dụng rộng rãi công nghệ hệ
thống định vị toàn cầu (GPS) tên lửa hành trình đã trang bị công nghệ này cho việc dẫn đường đạt
độ chính xác gần như tuyệt đối (Toạ độ mục tiêu được đưa vào chương trình dẫn đường của hệ
thống dẫn hướng theo quán tính, trong quá trình bay lên lửa liên tục kết nối với hệ thống định vị
toàn cầu để xác định toạ độ của mình, so sánh với toạ độ mục tiêu và đưa ra các hiệu chỉnh tham
số bay). Với sự áp dụng dẫn đường bằng GPS bí mật công nghệ TERCOM của Hoa Kỳ mất vai
trò độc tôn, giờ đây các nước công nghệ hạng hai cũng có thể chế tạo tên lửa hành trình có độ
chính xác cao, việc này tạo thách thức phổ biến vũ khí công nghệ cao ra khắp thế giới. Hiện nay
đã có ít nhất là 12 nước xuất khẩu tên lửa hành trình và hàng chục nước khác có loại vũ khí này ở
các mức độ hiện đại khác nhau.
Công nghệ chế tạo quân sự là nền tảng để nâng cao trình độ công nghệ, khoa học kỹ thuật
quân sự, nâng cao khả năng răn đe và tiềm lực quân sự của quốc gia. Đây là tiêu chí quan trọng để
đánh giá trình độ phát triển khoa học kỹ thuật và thực lực của mỗi nước.
+ Có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kĩ thuật, chiến thuật.
* Nhảy vọt: Tức là có sự phát triển một cách đột biến, vượt bậc. Trái với sự phát
triển bình thường. Đó là biểu hiện của sự rút ngắn về thời gian sản xuất nhưng lại nâng lên về tính
năng kỹ chiến thuật.
* Ví dụ: BM-13, 16 nòng (Cachiusa) bắn xa 8,5km.

71
BM-21, 40 nòng bắn xa 24,8km.
Pháo 155mm sản xuất năm 1954 bắn xa được 14 km.
Pháo 155mm sản xuất năm 1956 bắn xa được 24 km.
Sở dĩ có sự cải thiện đáng kể như vậy là do có sự cạnh tranh của các hãng sản xuất.
Tập đoàn Lockeed Matin Corp (Mĩ) đang mong muốn giành được hợp đồng của BQP Mỹ
để phát triển loại tên lửa tầm xa không đối hạm, loại tên lửa được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến
đối phương thông qua các cảm biến và máy tính trong tên lửa.
Những tên lửa này sẽ giảm sự phụ thuộc vào các hệ thống do thám, giám sát và tình báo
cũng như các đường truyền dữ liệu và hệ thống định vị toàn cầu (GPS) trên vũ trụ. Các khả năng
tự vận hành như vậy của tên lửa là rất quan trọng trong chiến tranh nếu các hệ thống giám sát trên
không của Mĩ bị vô hiệu hóa. Trước đó Lockeed Matin Corp (Mĩ) đã giành được hợp đồng phát
triển tên lửa hạm đối hạm trị giá 157,7 triệu USD.
* Nhảy vọt về chất lượng: Đó là chất lượng không ngừng được nâng lên, có tính
năng kỹ chiến thuật hiện đại, việc bảo đảm an toàn cho người lính được đặt lên hàng đầu và hoạt
động tốt trên các môi trường khắc nghiệt …
* Ví dụ: Các loại súng BB như AK, RPD, PRPK, … không thể bắn thủng buồng lái
máy bay AH-64 hiện nay, hoặc súng chống tăng B40 khó có thể bắn cháy xe tăng hiện đại ngày
nay hơn, hay máy bay chiến đấu có tốc độ gấp 2 - 3 lần tốc độ âm thanh.
Qua nghiên cứu khái niệm trên chúng ta đã hiểu và phân biệt được thế nào là vũ khí công
nghệ cao và như thế nào là không phải vũ khí công nghệ cao.
Đàm thoại: Sinh viên nào cho tôi biết các loại súng như tiểu liên AK, súng ngắn K54, lựu
đạn, súng phòng không 12,7mm … có phải là những loại vũ khí công nghệ cao hay không?
Kết luận: Không. Bởi vì chúng được sản xuất từ những thập kỷ 40, 50 của thế kỷ trước,
hơn nữa tính năng kỹ chiến thuật đến nay vẫn không thay đổi và kết quả tiêu diệt mục tiêu vẫn
phụ thuộc vào yếu lĩnh tâm lí của người bắn (con người)
B. ĐẶC ĐIỂM CỦA VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO.
1. Khả năng tự động hóa cao.
Với tính năng tự động hóa cao vũ khí công nghệ cao còn được gọi là vũ khí “thông minh”,
“tinh khôn”. Đây là là những tính từ dùng để chỉ trạng thái con người, nhưng nó lại được gán cho
VKCNC, điều đó chứng tỏ mức độ phát triển và tính hiện đại của VKCNC. Người máy quân dụng
có thể làm một số nhiệm vụ thay thế con người ở những khu vực nguy hiểm, tên lửa thông minh
có thể tự phân tích, phán đoán và ra quyết định tấn công tiêu diệt mục tiêu, súng thông minh do
72
máy tính điều khiển có thể nhận biết chủ nhân, có khả năng tác chiến và bắn các loại đạn khác
nhau, máy bay trinh sát không người lái có thể tự trinh sát, tìm, phân tích và tiêu diệt mục tiêu.
* Ví dụ: Tháng 10/2006 Anh đã tiến hành thử nghiệm một phần mềm mới. Khi được
cài đặt hệ thống phần mềm này, dưới sự điều khiển của nhân viên thao tác, máy bay không người
lái có thể đảm nhận được nhiều nhiệm vụ phức tạp.
Công ty EADS của Châu Âu đang nghiên cứu chế tạo đường truyền số liệu cho máy bay
không người lái KZO của lục quân Đức. Đường truyền này có thể phát tín hiệu chỉ huy điều khiển
máy bay không người lái trong phạm vị 120km trong điều kiện nhiễu điện tử mạnh.
Thực chất của vấn đề này là máy móc, VKTB thực hiện một số nhiệm vụ thay thế con
người.
- Khả năng tự động hóa cao còn thể hiện ở việc cơ động lực lượng, phương tiện khi
tham chiến (điều này còn phụ thuộc vào kinh tế của mỗi nước).
* Thực tiễn 1fBBCG biên chế 11.000 – 18.000 quân. Trang bị 5.535 xe các loại, 118
máy bay trực thăng, bảo đảm cơ động 110% bằng cơ giới, chiến tranh Irắc có ngày cơ động được
150km.
2. Tầm bắn (phóng) xa.
Tên lửa tầm ngắn < 1000km.
Tên lửa tầm trung: 1.000 – 2.500 km.
Tên lửa tầm xa: khoảng 10.000 km.
Tên lửa vượt đại châu (còn gọi là tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể bắn đến mọi điểm trên
Trái Đất): khoảng 20.000km.
Ngày 26/5/2010, Lầu Năm góc tiến hành thử nghiệm tên lửa siêu thanh X-51 Waverider.
trong lần bay thử đầu tiên, X-51 Waverider đạt tới tốc độ gấp 5 lần tốc độ âm thanh. Trước đó 1
tháng, không quân Mĩ đã thử nghiệm một loại tên lửa siêu thanh khác, kí hiệu FHTV - 2 (falcon
hypersonic technology vehicle) có tốc độ gấp 20 lần tốc độ âm thanh. Và gần đây là Triều Tiên.
3. Độ chính xác cao.
- Tên lửa Tomhawk của Mỹ tuy có tầm bắn xa hàng ngàn km song xác suất trung mục tiêu
có thể tính bằng m.
- Bom điều khiển mới dẫn đường bằng Laze GBU – 54 LJDAM thử nghiệm trong chiến
tranh Irắc đã tiến công và phá hủy được mục tiêu đang di chuyển với tốc độ 110km/h ở cự ly 64
km.
73
* Thực tiễn: Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Mỹ phóng 45 quả tên lửa
Tomhawk tỉ lệ trúng mục tiêu đạt 67%. Với ưu thế về hải quân, gấp 6 lần về không quân, tiên tiến
hơn về vũ khí trang bị chỉ sau 10 phút của cuộc chiến đã làm mù, điếc các mục tiêu, xuất kích hơn
2 vạn lần chiếc máy bay trong 38 ngày kết thúc bằng chiến dịch tiến công trên bộ trong 100 giờ.
Tuy chỉ có khoảng 8% vũ khí công nghệ cao được huy động song đã phá hủy 80% các mục tiêu
quan trọng, 25 lần xuất kích trong đêm đầu tiên của máy bay tàng hình F117A đã thực hiện được
40% nhiệm vụ của không quân, phá hủy 87 mục tiêu quan trọng của Irắc.
* Thực tiễn: Chiến tranh Apsganixtan năm 2001 chỉ sau 5 ngày không kích đầu tiên
85% mục tiêu dự định đã bị phá hủy hoàn toàn.
4. Uy lực sát thương lớn.
Các loại bom chùm có bán kính sát thương vài trăm mét. Bom xuyên có thể phá hủy những
mục tiêu kiên cố, xuyên thủng lớp bê tông dày 4,5m, độ sâu 7,5m. Một loạt bắn của BM - 21 phá
hủy và sát thương khu vực có diện tích khoảng 4km².

C. THỦ ĐOẠN ĐÁNH PHÁ VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG VŨ KHÍ CÔNG NGHỆ CAO
CỦA ĐỊCH TRONG CHIẾN TRANH.
Từ thực tiễn các cuộc chiến tranh trên thế giới xảy ra trong thời gian gần đây tỉ lệ VKCNC
được các bên tham chiến sử dụng ngày càng nhiều (chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 VKCNC =
8%; chiến dịch con cáo sa mạc năm 1998 VKCNC = 50%; chiến tranh Nam Tư năm 1999
VKCNC = 90%). Vì thế tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao là phương thức tiến hành
chiến tranh kiểu mới, là biện pháp tác chiến chiến lược của địch với nòng cốt là hỏa lực của pháo
binh không quân và tên lửa hành trình … nếu tương lai xảy ra chiến tranh trên đất nước ta thì kẻ
thù có thể sử dụng những thủ đoạn, khả năng đánh phá bằng VKCNC như sau:
1. Thủ đoạn đánh phá.
- Bất ngờ thực hiện các đòn đánh chính xác từ xa: (cự ly tiến công từ 600 – 2000 km, cá
biệt có loại máy bay B2 có thể xuất phát từ lãnh thổ nước Mỹ).
+ Tiến công từ nhiều hướng bằng nhiều loại hỏa lực: trên bộ, trên không, trên biển
với hỏa lực nòng cốt là không quân, pháo binh và tên lửa hành trình)
+ Phạm vi đánh phá: chính diện, chiều sâu và phạm vi cả nước.
+ Mức độ đánh phá: Cường độ lớn, nhịp đô cao, ngay từ đầu và suốt quá trình chiến
tranh.
+ Mục tiêu đánh phá: Các khu quân sự, các trung tâm chính trị, kinh tế quan trọng.
74
+ Thời gian đánh phá: Một vài giờ, một ngày hoặc nhiều ngày.
2. Khả năng.
Nghiên cứu khảo sát một số cuộc chiến tranh cục bộ gần đây, địch sử dụng vũ khí công
nghệ cao ngày càng nhiều (vùng Vịnh lần thứ nhất vũ khí công nghệ cao chiếm 10%, chiến dịch
“con cáo sa mạc” 50%, Nam Tư 90%).
Trong cuộc chiến tranh vùng vịnh, ngày 17/01/1991 Mĩ phóng 45 quả tên lửa hành trình
Tomahawk có 07 quả bị hỏng, 01 quả bị lực lượng phòng không bắn rơi còn 37 quả trúng mục
tiêu, tỉ lệ 67%. Trong chiến dịch “con cáo sa mạc” từ ngày 16 đến 19/12/1998 Mĩ sử dụng 650
lần/chiếc máy bay phóng 415 quả tên lửa hành trình trong đó có 325 quả tên lửa Tomahawk
phóng từ tàu biển, 90 quả AGM-86 phóng từ máy bay, dự kiến khả năng 100/147 mục tiêu của
Irắc bị phá hủy. Tuy nhiên tên lửa hành trình của Mĩ và liên quân chỉ đánh trúng khoảng 20%, vì
Irắc đã có kinh nghiệm phòng tránh.
Chiến tranh Irắc lần hai (2003) chỉ sau 27 ngày đêm tiến công, Mĩ, Anh đã thực hiện
34.000 phi vụ, phóng hơn 1000 quả tên lửa hành trình các loại, trong đó có hơn 800 quả tên lửa
Tomahawk, hơn 14.000 bom đạn có điều khiển chính xác.
Các bên đang tham chiến chống IS.
3. Mục đích.
Giành quyền làm chủ trên không, làm chủ chiến trường, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, đánh quỵ khả năng chống trả của đối phương, tạo điều kiện thuân lợi cho các lực lượng
tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không và các hoạt động bạo loạn lật đổ của lực lượng
phản động nội địa trong nước, gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong nhân dân. Qua đó gây sức ép
về chính trị để đạt mục tiêu chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính trị do
địch đặt ra.
Từ những khảo sát thực tế trên, rút một số điểm mạnh và điểm yếu của vũ khí công nghệ
cao như sau:
4. Điểm mạnh, yếu của VKCNC.
- Điểm mạnh:
+ Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa
+ Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày đêm, đạt hiệu
quả cao hơn hàng chục, hàng trăm lần so với vũ khí thông thường.
+ Một số loại vũ khí công nghệ cao được gọi là vũ khí “thông minh” có khả năng
nhận biết địa hình và đặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt …
75
- Điểm yếu:
+ Thời gian trinh sát, xử lí số liệu để lập trình phương án đánh phá phức tạp, nếu
mục tiêu “thay đổi” dễ mất thời cơ đánh phá.
+ Dựa hoàn toàn vào các phương tiện kỹ thuật, dễ bị đối phương đánh lừa.
+ Một số loại tên lửa hành trình có tầm bay thấp, tốc độ bay chậm, hướng bay theo
quy luật … dễ bị bắn hạ bằng vũ khí thông thường.
+ Tác chiến công nghệ cao không thể kéo dài vì quá tốn kém. Dễ bị đối phương tập
kích vào các vị trí triển khai của vũ khí công nghệ cao.
+ Dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực tế khác với lí
thuyết.
Thực tế cuộc chiến chống IS.
* Do đó, nên hiểu đúng về vũ khí công nghệ cao, không quá đề cao, tuyệt đối hóa vũ khí
công nghệ cao dẫn đến tâm lí hoang mang khi đối mặt. Ngược lại, cũng không nên coi thường dẫn
đến chủ quan mất cảnh giác. Vì vậy chúng ta phải tích cực, tự giác học tập, nghiên cứu, thực hiện
nghiêm túc các quan điểm của Đảng về xây dựng nền quốc phòng toàn dân cũng như thực hiện tốt
các biện pháp phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao để hạn chế và vô
hiệu hóa phần nào tác hại do chúng gây ra.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG ĐỊCH TIẾN CÔNG HỎA LỰC BẰNG VŨ
KHÍ CÔNG NGHỆ CAO.
A. BIỆN PHÁP THỤ ĐỘNG.
1. Phòng chống trinh sát của địch.
Hệ thống trinh sát phát hiện và giám sát mục tiêu là một là một trong những hệ thống bảo
đảm quan trọng nhất của vũ khí công nghệ cao. Muốn làm tốt công tác phòng chống trinh sát của
địch trước tiên cần xác định rõ ý thức phòng chống trinh sát của địch sau đó mới áp dụng các biện
pháp, phương pháp đối phó cho phù hợp, cụ thể:
- Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu.
Hệ thống trinh sát hiện đại khi thực hành trinh sát đều thông qua việc tìm kiếm các đặc trưng
vật lí do mục tiêu bộc lộ để phát hiện. Vì vậy, sử dung các thủ đoạn chiến thuật, kĩ thuật giảm thiểu đặc
trưng vật lí của mục tiêu, xóa bỏ sự khác biệt giữa mục tiêu với môi trường xung quanh là sự vận dụng và
sự phát triển của kĩ thuật ngụy trang truyền thống. Sử dụng các biện pháp kĩ thuật giảm bớt các đặc trưng
ánh sáng, âm thanh, điện từ, bức xạ hồng ngoại … của mục tiêu là có thể giấu kín được mục tiêu.
76
- Che giấu mục tiêu.
Lợi dụng môi trường tự nhiên như địa hình, địa vật, rừng cây, bụi cỏ … để che giấu
mục tiêu, có thể làm suy giảm thậm chí ngăn chặn được trinh sát của địch. Trinh sát bằng quang
học, hồng ngoại và laze là ba kĩ thuật trinh sát chủ chủ yếu của vệ tinh và máy bay trinh sát, các
mục tiêu được che đậy, ở hang động, gầm cầu là những nơi che giấu có hiệu quả, đồng thời lợi
dụng đêm tối, sương mù, màn mưa để che giấu âm thanh, ánh sáng, điện từ nhiệt, kiểm soát chặt
chẽ việc mở máy hoặc phát xạ sóng điện từ của ra đa và thiết bị thông tin liên lạc. (Bếp Hoàng
Cầm là biểu hiện đặc trưng của che dấu mục tiêu, “đi không dấu, nấu khói, nói không tiếng” …)
- Ngụy trang mục tiêu.
Ngày nay, khi mà kĩ thuật trinh sát không ngừng phát triển thì việc sử dụng một cách
khoa học các khí tài ngụy trang như màn khói, lưới ngụy trang, nghi binh, nghi trang … là một
biện pháp chống trinh sát hữu hiệu và kinh tế. Ngụy trang hiện đại là trên cơ sở ngụy trang truyền
thống sử dụng kĩ thuật thay đổi hình dạng … thông qua việc làm thay đổi tần phổ quang học hoặc
phản xạ điện từ và đặc tính bức xạ nhiệt của mục tiêu khiến chúng gần như hòa nhập vào môi
trường xung quanh. Thông qua làm thay đổi hình thể của mục tiêu khiến mục tiêu không bị địch
chú ý hoặc thông qua việc thả màn khói đặc biệt là sợi bạc … đều có thể ngăn chặn có hiệu quả
trinh sát ra đa và trinh sát hồng ngoại của đối phương.
Câu hỏi: Anh, chị cho biết tại sao màu áo của quân đội lại thiết kế loang lổ bằng màu xanh,
đen hoặc các loại xe quân sự lại sơn màu tối mà không sơn màu trắng?
Kết luận: Mục đích chủ động làm như thế là cho phù hợp với môi trường tác chiến xung
quanh (ngụy trang) để giảm thương vong và thiệt hại cho các bên tham chiến.
Hiện nay một số nước trên thế giới đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sơn cảm biến –
thay đổi màu sắc theo môi trường cho lĩnh vực quân sự.
Xe tăng chiến đấu của Nga có thể ngụy trang bằng cách xả khói mù, tự đào hào ẩn nấp.
- Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch.
+ Nghi binh là hành động tạo hiện tượng giả một cách có kế hoạch, có mục đích để
phân tán, làm suy yếu khả năng phân tán của địch, có thể làm cho địch nhận định sai, dẫn đến sai
lầm từ đó ta có thể kiềm chế, điều động được địch.
+ Theo phạm vi không gian, có thể chia nghi binh thành các loại sau: Nghi binh
chính diện, nghi binh bên sườn, nghi binh tung thâm, nghi binh trên bộ, nghi binh trên không,
nghi binh trên biển … theo mục đích, có thể chia nghi binh để thể hiện sức mạnh, nghi binh để tỏ
ra yếu kém, nghi binh để hiện thế, nghi binh tiến công, nghi binh rút lui.

77
+ Kĩ thuật quân sự hiện đại đã tạo ra nhiều thủ đoạn ngi binh mới, ngoài nghi binh
về binh lực, còn có nghi binh về hỏa lực, nghi binh điện tử, và các nghi binh kĩ thuật khác.
* Ví dụ: nghi binh vô tuyến điện bằng các phương pháp xây dựng mạng lưới vô
tuyến điện giả, tổ chức các đối tượng liên lạc giả, thực hiện các cuộc thông tin liên lạc vô tuyến
điện giả, phát các cuộc điện báo (điện thoại) với nội dung giả … ngoài ra, tổ chức tốt việc bày giả,
nhằm đúng vào đặc điểm và nhược điểm của hệ thống trinh sát địch, kết hợp với điều kiện tự
nhiên như địa hình, địa vật, đặt các loại mục tiêu giả để làm thay đổi cục bộ nền môi trường, chiến
trường, từ đó đánh lừa mê hoặc đối phương.
* Ví dụ: cần phải có mục tiêu giả, mục tiêu thật; khi cần di chuyển các mục tiêu
cần phải tiến hành di chuyển cùng lúc cả cái thực và cái giả, và quy mô đối với cái thực và cái giả
cũng phải ngang nhau.
*Thực tiễn: Chiến tranh Nam Tư – quân đội Nam Tư đã dùng các biện pháp nghi
binh, lừa địch bằng các khí tài mô phỏng, được sản xuất công nghiệp. bố trí phù hợp “giấu thật,
bày giả” kết quả đứng vững được 78 ngày đêm trước sự tiến công của Mỹ và Nato mà chỉ tổn thất
20% thực lực quân sự.
Hay chiến tranh vùng vịnh Mỹ và liên quân nghi binh tiến công từ vịnh Péch-xích (hướng
Đông Nam) song thực tế lại tấn công từ Thổ Nhĩ Kỳ (hướng Tây Bắc)
2. Dụ địch đánh vào các mục tiêu có giá trị thấp làm chúng tiêu hao lớn.
Lợi dụng đặc điểm của vũ khí công nghệ cao là giá thành cao, lượng sử dung có hạn, chúng
ta có thể sử dụng mục tiêu giá trị thấp để làm phân tán lực lượng địch và gây hiệu quả tiêu hao lớn
cho chúng.
* Ví dụ: một chiếc máy bay tàng hình F-117A lên tới vài chục triệu đôla Mĩ, giá một
quả tên lửa hành trình cũng tới hàng triệu đôla … Nếu ta sử dụng vũ khí trang bị cũ hoặc mục tiêu
giả để dụ địch tiến công sẽ gây tiêu hao lớn cho chúng, làm giảm lượng vũ khí công nghệ cao của
địch, đồng thời làm giảm sút lòng tin khiến chúng không giám mạo hiểm tiếp tục sử dụng vũ khí
công nghệ cao trên qui mô lớn.
* Trong cuộc chiến tranh Côxôvô, địa hình, địa vật, phức tạp của Nam Tư kết hợp
với thời tiết mùa xuân ẩm ướt, âm u, rừng cây rậm rạp đã khiến cho hệ thông vũ khí công nghệ
cao của NaTo bộc lộ một số nhược điểm như khả năng nhận biết mục tiêu, khả năng định vị, dẫn
đến đánh nhầm, đánh không chính xác, đánh vào mục tiêu giả ngày càng tăng, khiến chúng bị tiêu
hao ngày càng lớn.
3. Tổ chức, bố trí lực lượng phân tán, có khả năng tác chiến độc lập.

78
Tổ chức bố trí lực lượng là thu nhỏ qui mô các lực lượng lớn, bố trí theo nhu cầu, mỗi đơn vị
có thể thực hiện đồng thời nhiều nhiệm vụ phòng thủ, tiến công, cơ động chi viện, … bố trí phân tán
lực lượng không theo qui tắc, xây dựng khu vực tác chiến du kích xen kẽ nhỏ lẻ, đa năng, nhưng sẵn
sàng tập trung khi cần thiết. Bố trí như vậy sẽ giảm thiểu tổn thất khi địch sử dụng vũ khí công nghệ
cao. Khả năng chiến đấu độc lập và tập trung cao sẽ giảm bớt sự chi viện của các lực lượng dự bị. Bố
trí phân tán sẽ tăng thêm khó khăn cho đối phương trong việc trinh sát phát hiện mục tiêu, phán đoán
tình hình và xác định phạm vi đánh, làm giảm hiệu quả tác chiến của địch.

* Ví dụ: Trong chiến tranh thông thường chính đối với loại tên lửa Tomahawk vừa
đắt lại có sức công phá có hạn (giới hạn bởi khối lượng đầu đạn) nên chỉ thích hợp để tấn công các
mục tiêu có giá trị cao như trạm chỉ huy, nhà máy, cầu lớn, trạm phát sóng, phát điện hoặc các
chiến hạm của đối phương...Do đó một cách hạn chế hiệu quả của tên lửa hành trình là phân tán
giảm giá trị của từng mục tiêu.
Muốn làm được như vậy cần phải xây dựng cho bộ đội có ý chí quyết tâm chiến đấu cao,
không sợ hi sinh gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tổ chức biên chế
khoa học, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ trong chiến đấu. Đồng thời vận dụng linh hoạt cách
đánh trong từng hình thức chiến thuật, thường xuyên luyện tập các phương án chiến đấu …
4. Kết hợp xây dựng cơ sở hạ tầng, đô thị với xây dựng hầm ngầm để tăng khả năng
phòng thủ.
Trong quá trình xây dựng đất nước những năm gần đây, hầu hết các địa phương trong cả nước
đã có sự đã có sự phát triển vượt bậc về kinh tế, đời sống xã hội có nhiều thay đổi, các thành phố ngày
càng mở rộng, cơ sở hạ tầng phát triển, các khu trung tâm kinh tế - công nghiệp phát triển, nhiều khu
đô thị mới ra đời với tốc độ nhanh, mật độ dân cư ngày càng cao. Cùng với sự phát triển chung đó
chúng ta cần quan tâm đúng mức đến phát triển cơ sở hạ tầng như điện, đường, kho, trạm,
… đồng thời, chúng ta cũng không nên xây dựng các thành phố quá đông dân cư, các khu công
nghiệp tập trung mà xây dựng nhiều thành phố vệ tinh và tập trung phát triển mạng giao thông.
Xây dựng đường cao tốc phải kết hợp tạo ra những đoạn đường máy bay có thể cất hạ cánh. Xây
dựng cầu phải kết hợp với cả việc sử dụng các bến phà, bến vượt, trong tương lai chúng ta sẽ xây
dựng đường xe điện ngầm ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh … xây dựng
các nhà cao tầng phải tính đến số lượng tầng cao để giảm bớt tổn thất trong chiến tranh, các công
trình lớn của quốc gia như nhà Quốc hội, nhà Trung tâm Hội nghị quốc gia, văn phòng của các
Bộ, Ngành…. Phải có tầng hầm, thời bình làm kho, nhà xe, thời chiến làm hầm ẩn nấp. Xây dựng
các nhà máy thủy điện phải tính đến phòng chống máy bay phá đập gây lũ lụt.
B. BIỆN PHÁP CHỦ ĐỘNG.
1.Gây nhiễu các phương tiện trinh sát của địch, làm giảm hiệu quả trinh sát.

79
Gây nhiễu là một biện pháp cơ bản trong đối kháng trinh sát, nhằm làm giảm hoặc suy yếu
hiệu quả các thiết bị trinh sát của địch, khiến chúng không thể phát huy tác dụng. Thời nào cũng
vậy, trong một cuộc chiến, đảm bảo liên lạc là điều kiện tiên quyết mà bên tham chiến phải làm
chủ. Mất liên lạc đồng nghĩa với việc mất chỉ huy và hỗ trợ lẫn nhau, cập nhật tình hình và triển
khai tác chiến, đồng nghĩa với việc thất bại. có thể lấy ví dụ trong cuộc chiến Iraq, Afghanistan.
Trước khi tấn công, Mỹ đã triển khai một loạt bom từ trường phá hủy hệ thống thông tin liên lạc
của Iraq, làm tê liệt toàn bộ hệ thống cảnh báo và phòng không của Iraq rồi sau đó triển khai tấn
công “như vào chỗ không người”.
- Một số biện pháp gây nhiễu có thể vận dụng:
+ Tích cực phá hoại hệ thống trinh sát của địch. Có thể sử dụng đòn tiến công của tên
lửa đất đối không, đòn phản kích binh lực mặt đất hoặc tiến hành gây nhiễu điện tử, hạn chế và
phá hoại trinh sát kĩ thuật của địch. Tổ chức bắn rơi máy bay trinh sát của địch sẽ hạn chế rất
nhiều việc sử dụng vũ khí điều khiển chính xác của chúng.
+ Sử dụng tổng hợp nhiều thủ đoạn thực hiện gây nhiễu chế áp lại địch, nhưng phải
chuẩn bị chu đáo, nhất là thời cơ và đối tượng gây nhiễu, bởi vì khi gây nhiễu cũng chính là lúc ta
lại bị bộc lộ, địch sẽ trinh sát định vị lại ta, ta cần bố trí các đài gây nhiễu ở nơi hiểm yếu và di
chuyển liên tục. Lập các mạng, các trung tâm thông tin giả hoạt động đồng thời với thông tin thật
để thu hút hoạt động trinh sát và chế áp điện tử của địch, che giấu công tác thực của ta.
+ Hạn chế năng lượng bức xạ từ hướng ăng ten thu trinh sát của địch bằng cách sử dụng
công suất phát hợp lí, chọn vị trí đặt ăng ten sao cho có địa hình che chắn về phía địch trinh sát,
phân bố mật độ liên lạc hợp lí, không tạo ra dấu hiệu bất thường,thay đổi thường xuyên qui ước
liên lạc, mã hóa các nội dung điện, chọn tần số gần với tần số làm việc của địch; tăng công suất
máy phát, sử dung ăng ten có hệ số khuếch đại cao, rút ngắn cự ly thông tin.
+ Dùng hỏa lực hoặc xung lực đánh vào những chỗ hiểm yếu, nhằm phá hoại các đài
phát, tiêu diệt nguồn gây nhiễu của địch.
Thực tiễn: Chiến tranh Nam Tư năm 1999; Nam Tư đã tung vào hệ thống mạng của
Nato rất nhiều loại virút máy tính, tiến hành oanh tạc bằng thư điện tử (có nagyf lên đến 2000 E-
mail) làm hệ thống thông tin Nato bị tê liệt, tập kích vào hệ thống máy tính của Lầu năm góc. Làm
tê liệt hệ thống máy tính trên tàu sân bay Nimits của Hải quân Mỹ hơn 3 giờ.
2. Nắm chắc thời cơ, chủ động đánh địch từ xa, phá thế tiến công của địch.
Cần phải trinh sát nắm địch chặt chẽ, chính xác và có quyết tâm sử dụng lực lượng hợp lí,
nhất là phát huy khả năng của lực lượng vũ trang địa phương, lực lượng đặc công, pháo binh
chuyên trách tiến công địch. Sử dụng tổng hợp các loại vũ có trong biên chế của lực lượng phòng
không ba thứ quân. Kết hợp sử dụng vũ khí thô sơ, vũ khí tương đối hiện đại để đánh địch, rèn
80
luyện ý chí chiến đấu quyết đánh và biết thắng vũ khí công nghệ cao của địch. Huấn luyện nâng
cao trình độ cho các lực lượng phòng không ba thứ quân. Làm cho mỗi người lính, mỗi người dân
biết sử dụng thành thạo các vũ khí có trong tay để bắn máy bay và tên lửa của địch trong tầm bắn
hiệu quả khi nó bay qua khu vực đóng quân của đơn vị mình, địa phương mình.
Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên, dù kẻ địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao đến
mức nào chúng ta cũng đánh trả có hiệu quả làm vô hiệu hóa công nghệ cao của địch, đập tan ý
chí xâm lược của kẻ thù.
3. Lợi dụng đặc điểm đồng bộ của hệ thống vũ khí công nghệ cao, đánh vào mắt xích
then chốt.
Tập trung lực lượng đánh vào những hệ thống có tác dụng bảo đảm và điều hành, gây ra sự
hỗn loạn và làm mất khả năng sử dung vũ khí công nghệ cao hoặc sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ
thống vũ khí công nghệ cao với các hệ thống vũ khí thông thường khác.
- Với chiến tranh công nghệ cao, việc sử dụng tên lửa tầm bắn xa, robot và thiết bị
không người lái đều đòi hỏi tương tác mật thiết với trung tâm điều khiển. Nếu mất liên lạc, vũ khí
này coi như bỏ đi và thậm chí, có thể quay trở lại và tấn công vào “quân nhà”. Trong cuộc chạy
đua vũ khí, với một nước kém hơn về tiềm lực quân sự thì việc chiến đấu một đối một mang đến
99% thất bại. Vậy nên chăng VN nên phát triển vào loại vũ khí phá hủy hệ thống thông tin liên lạc
của đối phương, thay vì đầu tư vào nâng cấp vũ khí. Khi làm chủ được cuộc chiến về thông tin,
chúng ta sẽ dễ dàng dành phần thắng mà không phải dùng đến vũ khí của mình, trái lại sử dụng
chính vũ khí đối phương làm phương tiện tiến công. Địch càng huy động nhiều vũ khí, thì càng bị
thiệt hại nhiều. Đây là chiêu gậy ông đập lưng ông. Khi một tên lửa được phóng lên, nếu có thể
tiếp cận và chiếm quyền điều khiển của nó thì có thể dùng chính nó để tiêu diệt lại đối phương.
Đặc biệt khi tên lửa cất cánh từ khu vực trung tâm địch thì hiệu quả phá hủy càng cao và nhanh vì
không phải tiến vào từ bên ngoài. Nắm nắm được hệ thống thông tin liên lạc đồng nghĩa với việc
nắm được tình hình tác chiến của địch, qua đó dễ dàng bố trí phòng ngự và đánh trả hiệu quả. Có
thể nói, trong tương lai, bên nào nắm được chiến tranh thông tin thì bên đó giành thắng lợi. Việc
đầu tư nghiên cứu lại dễ, so với mua bán vũ khí thì rẻ hơn nhiều. tại sao nước ta không chú trọng
đầu tư nghiên cứu theo hướng này.
Mặt khác, vũ khí công nghệ cao có thể đồng thời sử dụng cả trên bộ trên biển và trên
không, do vậy phải tổ chức đánh địch từ xa. Sử dụng các thủ đoạn tập kích, đặc biệt có thể vận
dụng đặc công, pháo binh chuyên trách, dân quân tự vệ tập kích, phá hoại vùng địch hậu, tập kích
tung thâm … phá hủy các hệ thống phóng, hệ thống bảo đảm hoặc các căn cứ trọng yếu của
chúng, khiến chúng bị tê liệt khi tác chiến. Có thể lợi dụng thời tiết khắc nghiệt như mưa,mù, bão
gió … để tập kích vào các hệ thống vũ khí công nghệ cao.

81
4. Cơ động phòng tránh nhanh, đánh trả kịp thời chính xác.
* Cơ động phòng tránh nhanh.
- Ý nghĩa.
Tránh đòn sát thương hỏa lực của địch, bảo toàn được lực lượng sẵn sàng đánh trả.
- Căn cứ.
+ Âm mưu thủ đoạn của kẻ thù, tình hình biên chế vũ khí, trang bị của ta.
+ Tình hình địa hình và vị trí địa lí của đất nước ta.
+ Đặc điểm vũ khí công nghệ cao của địch.
- Nội dung.
+ Thực hiện tốt công tác chuẩn bị, có kế hoạch cơ động, di chuyển chặt chẽ.
+ Khi cơ động phòng tránh phải thực hiện tốt các yêu cầu bí mật, cơ động nhanh,
đến đúng địa điểm, thời gian, sẵn sàng chiến đấu cao.
+ Khi cơ động phải tận dụng địa hình, rừng cây, khe suối … hạn chế khả năng
trinh sát, phát hiện bằng các phương tiện trinh sát hiện đại của địch. Xác định nhiều đường cơ
động, có đường chính, đường dự bị, đường nghi binh và tổ chức ngụy trang.
+ Phải triệt để tận dụng ưu thế địa hình tự nhiên để cải tạo và xây dựng công
trình phòng tránh theo một ý định chiến lược chung trên phạm vi toàn quốc, trên từng hướng
chiến dịch, chiến lược, trên từng địa bàn cụ thể, từng khu vực phòng thủ địa phương. Bố trí lực
lượng, phương tiện phân tán, nhưng hỏa lực phải tập trung, công trình phải luôn kết hợp chặt chẽ
giữa ngụy trang che giấu với hoạt động nghi binh, xây dựng phải dựa vào khu vực phòng thủ tỉnh
(thành phố) và tăng cường cơ động trong chiến đấu.
+ Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống phòng thủ dân sự gồm: hầm hố ẩn
nấp,các công trình bảo đảm cho sản xuất, sinh hoạt thiết yếu, bảo đảm lương thực thực phẩm,
xăng dầu, … hệ thống thông báo, báo động, ban sơ tán, đội khắc phục hậu quả, đội vệ sinh môi
trường, đội cấp cứu, cứu sập, cứu hộ, chống cháy nổ, lực lượng bảo vệ các cơ sở sản xuất, kho
tàng giao thông.
Thực tiễn: trong chiến dịch tập kích chiến lược bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và
một số tỉnh miền Bắc tháng 12 năm 1972 chúng ta đẵ tổ chức sơ tán 50/60 vạn dân của nội thành
Hà Nội, 20/27 vạn dân của nội thành Hải Phòng, tịa nội thị các tỉnh Thái Nguyên, Hải Dương,
Nam Định, ta đã tổ chức sơ tán trên 90% dân số nên đã giảm được tổn thất, đồng thời duy trì tốt
hoạt động sản xuất và đời sống sinh hoạt xã hội, giữ vững được ANCT, TTATXH.
82
* Đánh trả kịp thời, chính xác.
- Ý nghĩa.
Nhằm tiêu diệt, phá thế tiến công của địch bảo vệ các mục tiêu quan trọng của đất
nước,bảo vệ nhân dân, bảo vệ sản xuất … đánh trả có hiệu quả là vấn đề cốt lõi nhất của phòng
tránh, là biện pháp tích cực nhất, chủ động nhất để bảo vệ chủ quyền của đất nước, bảo vệ mục
tiêu, bảo toàn lực lượng chiến đấu.
- Nội dung – biện pháp.
+ Đánh trả phải có trọng điểm, đúng đối tượng đúng thời cơ. Đánh trả bằng mọi lực
lượng, mọi vũ khí trang bị, đánh rộng khắp, từ xa đến gần, ở các độ cao, ở các hướng khác nhau.
Đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp, bằng lực, thế, thời, mưu
+ Phải xác định khu vực, mục tiêu bảo vệ trọng điểm. Đối tượng, khu vực, hướng
đánh trả chủ yếu.
+ Phải kết hợp chặt chẽ giữa đánh địch với cơ động ngụy trang, nghi binh, phòng
tránh bảo tồn lực lượng.
Thực tiễn: Trong chiến dịch phòng không Hà Nội, Hải Phòng tháng 12/1972 chúng
ta đã đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 của Mĩ. Trong 12 ngày đêm đã bắn rơi
81 máy bay cảu Mĩ (trong đó có 34 máy bay B52), bắt sống nhiều phi công, đánh bại cuộc tập
kích đường không của Mĩ, buộc Mĩ ngừng ném Bom và ký Hiệp định Pari rút quân về nước.
* Mối quan hệ giữa phòng tránh, đánh trả.
Phòng tránh, đánh trả tiến công bằng vũ khí công nghệ cao của địch là hai mặt của một vấn
đề, có quan hệ, tác động lẫn nhau một cách biện chứng, đan xen nhau. Phòng tránh tốt là điều kiện
để đánh trả có hiệu quả. Đánh trả có hiệu quả tạo điều kiện để phòng tránh an toàn và chúng ta cần
hiểu rằng trong phòng tránh có đánh trả, trong đánh trả có phòng tránh.
Tóm lại: Tiến công hỏa lực bằng VKCNC là phương thức tiến hành chiến tranh mới, là
biện pháp tác chiến chiến lược của địch. Vì vậy phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng
VKCNC là một vấn đề lớn của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Qua nghiên cứu VKCNC
không phải để chúng ta mất tự tin, hoang mang. Với các biện pháp phòng chống được đúc kết và
nghiên cứu khoa học đã nêu trên kết hợp với truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc của ông, cha
ta, với sự lãnh đạo tài tình cảu Đảng, cùng với sức mạnh của toàn dân tộc Việt Nam, chúng ta
hoàn toàn tin tưởng sẽ đánh bại các cuộc tiến công hỏa lực bằng VKCNC của địch.
KẾT LUẬN

83
Phương thức phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ khí công nghệ cao là một vấn đề
lớn của cả đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Để phòng chống địch tiến công bằng hỏa lực vũ khí công nghệ cao trong chiến tranh tương
lai có hiệu quả, đòi hỏi phải có sự tham gia của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị trên tất cả các lĩnh vực từ nhận thức đến hành động. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác
cách mạng, sẵn sàng phòng chống địch tiến công hỏa lực có hiệu quả trong mọi tình huống. Mọi
công tác chuẩn bị của các cấp, các ngành và của người dân phải được chuẩn bị ngay từ thời bình,
chống chủ quan, coi nhẹ, luôn luôn theo dõi chặt chẽ, đánh giá đúng, chính xác âm mưu thủ đoạn
của kẻ thù, khả năng sử dụng vũ khí công nghệ cao và những phát triển mới về vũ khí trang bị,
phương pháp tác chiến trong chiến tranh tương lai của địch. Công tác chuẩn bị phải chu đáo từ thế
trận phòng tránh, đánh trả, đến công tác huấn luyện, diễn tập cách phòng chống tiến công hỏa lực
của địch bằng vũ khí công nghệ cao.
Với kinh nghiệm và truyền thống, với sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, trong điều
kiện mới chúng ta tin tưởng ta có đầy đủ khả năng để đối phó với tiến công bằng vũ khí công nghệ
cao của địch.

CÂU HỎI ÔN TẬP


Nêu khái niệm, đặc điểm vũ khí công nghệ cao? Phân tích mối quan hệ giữa phòng tránh
và đánh trả khi địch tiến công bằng vũ khí công nghệ cao?

BÀI 8:
BA MÔN QUÂN SỰ
MỞ ĐẦU
Thi đấu ba môn QSPH là một trong những nội dung trong chương trình GDQP-AN với mục
đích giáo dục cho học sinh, sinh viên rèn luyện kỹ năng, kỷ xảo khả năng thực hiện các nội dung đòi
hỏi có sức chịu đựng cao về cường độ thể lực và rèn luyện tâm lý trong quá trình thi đấu. Đây là một
trong những nội dung giáo dục thể chất cho học sinh, sinh viên rèn luyện sức khỏe về mọi mặt.
Bài giảng giới thiệu giúp sinh viên nắm chắc quy tắc, điều lệ, thi đấu ba môn QSPH để tự rèn
luyện tăng cường sức khỏe hoàn thiện các tố chất thể lực như: nhanh, mạnh, bền, khéo làm cơ sở
thuận lợi cho sinh viên khi tham gia vào lực lượng vũ trang hoặc tham gia hội thao Quốc phòng.

84
Bài giảng biên soạn dựa trên giáo trình “GDQP-AN tập 2” của Bộ GD&ĐT ban
hành năm 2013; điềulệ quy tắc thi đấu 3 môn QSPH do BTTM ban hành năm 2000 và một
số tài liệu, quy tắc thi đấu trong các kỳ ĐH TDTT toàn quân.
Phần I
ĐIỀU LỆ
I. ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐIỀU KIỆN THI ĐẤU
A. ĐẶC ĐIỂM
- Thi đấu ba môn quân sự phối hợp (Thể thao quốc phòng) được tiến hành theo các bài tập nằm trong
Chương trình Giáo dục quốc phòng – an ninh. Mục đích của thi đấu ba môn quân sự phối hợp là giáo dục cho
học sinh, sinh viên ý trí quyết tâm giành tháng lợi, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, khả năng thực hiện các bài tập đa
dạng , sức chịu đựng cường độ thể lực và sự căng thẳng về tâm lý quá trình thi đấu thể thao.

- Thi đấu ba môn quân sự phối hợp là một trong những hình thức đển xác định chất lượng
huấn luyện thể lực và tình hình hoạt động thể thao của nhà trường. Để thi đấu đạt kết quả tốt , học
sinh, sinh viên phải luyện tập và hoàn thành những yêu cầu về chỉ tiêu rèn luyện đã quy định cho
các lứa tuổi và từng đối tượng.
- Thi đấu ba môn quân sự phối hợp có thể tiến hành thi đấu cá nhân, đồng đội, Trong thi đấu cá
nhân, phải xác định kết quả, vị trí cho tất cả các người dự thi, Trong thi đấu đồng đội, lấy kết quả của các
cá nhân tổng hợp thành kết quả của đồng đội và dựa vào đó để xếp hạng cho từng đội. thi đấu cá nhân,
đồng đội là đồng thời xác định kết quả của cá nhân và của đồng đội để xếp hạng cho cá nhân và đồng đội.

B. ĐIỀU KIỆN THI ĐẤU


- Thi đấu ba môn quân sự phối hợp, đấu thủ tham dự cuộc thi phải bảo đảm đủ các điều
kiện.
- Hiểu, nắm chắc quy tắc và được luyện tập thường xuyên.

- Có chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe của bác sĩ.

II. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DỰ THI


A. TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI DỰ THI
- Người dự thi phải hiểu điều lệ, quy tắc cuộc thi và nghiêm túc thực hiện điều lệ, quy tắc thi đấu.

- Có mặt đúng thời gian tại cuộc thi, đủ trang bị, trang phục qui định, có thẻ hoặc giấy chứng nhận thi
đấu và tuân thủ đúng quy chế thi đấu.
85
- Thực hiện đúng hướng dẫn của trọng tài.
- Tuân thủ nghiêm quy tắc quản lý, sử dụng súng đạn.
B. QUYỀN HẠN CỦA NGƯỜI DỰ THI
- Được bắn thử để kiểm tra súng, luyện tập và thực hiện các bài tập ở những địa điểm đã
quy định của Hội đồng trọng tài.
- Chỉ khi thật cần thiết mới được phép báo cáo trực tiếp với trọng tài những vấn đề có liên
quan đến việc tiến hành cuộc thi. Trong các trường hợp khác nếu có yêu cầu gì với trọng tài thì
dùng lời nói hoặc làm văn bản báo cáo với đoàn trưởng chuyển lên Hội đồng trọng tài.

III. XÁC ĐỊNH THÀNH TÍCH XẾP HẠNG


Thi vô địch cá nhân và đồng đội được xác định theo điều lệ cuộc thi:
- Khi xếp hạng cá nhân, vận động viên nào có thành tích (tổng số điểm) cao hơn được xếp
trên. Trường hợp thành tích bằng nhau của một số vận động viên thì vận động viên nào có kết quả
cao hơn trong các môn thi sẽ được xếp trên.
- Khi xếp hạng đồng đội, căn cứ vào tổng số điểm của các vận động viên trong từng đội để
xếp hạng cao thấp cho các đội. Trường hợp thành tích bằng nhau của một số đội thì đội nào có vận
động viên xếp thứ hạng cao (nhất, nhì, ba)sẽ được xếp vị trì cao hơn.

Phần II

QUY TẮC THI ĐẤU


I. QUY TẮC CHUNG
Điều 1: Mỗi vận động viên phải thi đấu 3 nội dung trong hai ngày theo trình tự sau đây
- Ngày thứ nhất: Sáng thi bắn súng quân dụng; chiếu thi ném lựu đạn.
- Ngày thứ hai: Sáng thi chạy vũ trang Nam(3000m); Nữ( 1500m).
Điều 2: Trang phục và trang bị thi đấu.
- Mặc quần áo lao động hoặc thể thao; đi giày hoặc chân đất.
- Súng Tiểu liên AK hoặc CKC.
- Đeo số thi đấu ở ngực và đeo kết quả bốc thăm ở lưng, không được thay đổi số áo trong suốt cuộc thi.

86
II. QUY TẮC THI ĐẤU CÁC MÔN

A. BẮN SÚNG QUÂN DỤNG

Điều 3: Điều kiện bắn


- Dùng sùng trường CKC hoạc tiểu liên AK.
- Mục tiêu cố định, bia số 4 b.
- Cự li bắn: 100m.
- Tư thế bắn: Nằm bắn có bệ tì.
- Số đạn: 3 viên.
- Phương pháp bắn : phát một.
Điều 4: Thứ tự bắn
Theo trình tự bắt thăm, vận động viên phải có mặt ở vị trí điểm danh trước giờ thi đấu của
minh 30 phút để làm công tác chuẩn bị, điểm danh, kiểm tra súng, đạn và trang bị.
Điều 5: Quy tắc bắn
- Khi vào tuyến bắn, sau khi khám súng và có lệnh “Nằm chuẩn bị bắn” của trọng tài
trưởng, vận động viên mới được làm công tác chuẩn bị. Khi chuẩn bị xong vận động viên phải báo
cáo “số… chuẩn bị xong” và chỉ được bắn sau khi có lệnh của trong tài.
- Vận động viên được phép dùng vải, bạt, nilong để nằm bắn.
- Khi có lệnh bắn, mọi trường hợp cướp cò, nổ súng coi như đã bắn.
- Đạn chạm vạch được tính điểm vòng trong, đạn không nổ được bù thêm.
- Trong thi đấu, súng bị hỏng hóc, phải báo cáo với trong tài nếu được phép mới được ra
ngoài sửa hoặc đổi súng.
Điều 6: Vi phạm quy tắc bắn
- Nổ súng trước khi có lệnh bắn của trong tài sẽ bị tước quyền thi đấu môn bắn súng.
- Nổ súng sau khi có lệnh thôi bắn của trọng tài sẽ bị cảnh cáo, viên đạn đó không được
tính thành tích và bị trừ thêm 2 điểm trên bia.
- Trong thi đấu nếu bắn nhầm bia mà trọng tài xác định được thì viên đạn đó vẫn được
tính điểm cho người bắn nhầm, nhưng bị trừ 2 điểm.

87
- Nếu bia có 2 điểm chạm, không phân biệt rõ điểm chạm của từng người thì cả 2 đều có quyền
nhận viên đạn có điểm chạm cao nhất hoặc cả hai đều bắn lại. Thành tích bắn lại sẽ được xử trí như sau:

+ Dù đạt được bao nhiêu nhưng so với nhau nếu ai có điểm bắn lại cao hơn sẽ lấy
điểm cao của bia đang xét, điểm thấp dành cho người có điểm bắn thấp hơn.
+ Nếu điểm bắn lại cả hai cùng bằng nhau, ai có điểm chạm gần trung tâm hơn sẽ
lấy điểm cao của bia đang xét. Ngoài ra phải trừ 2 điểm trên bia đối với người bắn nhầm.
+ Mọi hành động gian lận như đổi súng ( dùng súng chưa được kiểm tra) đổi người
dự thi không có trong danh sách báo cáo hoặc vi phạm các điểm a và d của Điều 5 hoặc vi phạm
quy tắc an toàn thì dù là vô tình hay cố ý, tùy theo lỗi nặng nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo
hoặc tước quyền thi đấu môn bắn súng.
Nếu bắn súng thể thao: Cự li 50m, bia số 7b, nằm bắn có bệ tì, bắn 3 viên( tính điểm nhu
bắn súng quân dụng)

B. NÉM LỰU ĐẠN XA ĐÚNG HƯỚNG


Điều 7: Điều kiện ném
- Lựu đạn gang, hình trụ, cán gỗ dài 12cm, khối lượng 600gam (nam) và 500-520gam (nữ) .
- Bãi ném: Ném trong đường hành lang rộng 10m đường chạy rộng 4m, dài từ 15m trở lên.
- Tư thế ném: Cầm súng ( Khộng giương lê) có thể đứng hoặc chạy lấy đà .
- Số quả ném: Ném thử một quả, ném tính điểm ba quả.
- Thời gian ném: 5 phút ( kể cả ném thử).
Điều 8: Thứ tự ném
- Theo kết quả bắt thăm, phân chia bãi ném vào đôt ném, vận động viên khởi động ở ngoài,
đến lượt ném mới được vào vị trí chuẩn bị.
Điều 9: Quy tắc ném.
- Vận động viên chỉ được ném sau khi có lệnh của trọng tài, có thể ném thử hoặc không.
Muốn ném thử hoặc ném tính điểm, vận động viên phải báo cáo “ số… xin ném thử”. Khi có lệnh
“số… chú ý” , một quả ném thử hoặc ba quả tính điểm, bắt đầu, vận động viên mới được ném.
Mỗi quả ném đều có hiệu lệnh bằng cờ của trọng tài.

88
- Khi ném, một tay cầm súng ( không dương lê) có thể đứng ném hoạc chạy lấy đà. Khi đang chạy
lấy đà, nếu cảm thấy chưa tốt, vận động viên có thể chạy lại với điều kiện không được để một bộ phận nào
của thân thể chạm hoặc vượt ra ngoài vạch giới hạn, kể cả lựu đạn tuột tay rơi ra ngoài vạch giới hạn.

- Lựu đạn phải rơi trong phạm vi hành lang rộng 10m, rơi trúng vạch vẫn được tính thành tích.

- Ném xong cả ba quả tính điểm rồi mới đo thành tích của cả 3 lần ném và lấy thành tích
của lần ném xa nhất. Mỗi lần lựu đạn rơi trong hành lang, trọng tài đều cắm cờ đánh dấu điểm rơi,
thành tích lấy chẵn tới cm.
Điều 10: Vi phạm quy tắc ném.
- Khi được lệnh ném của trọng tài, nếu do sơ ý lựu đạn rơi bên ngoài vạch giới hạn thì coi
như đã ném quả đó.
- Lựu đạn rơi ngoài phạm vi hành lang không được tính thành tích.
-Tự động ném trước khi có lệnh của trọng tài sẽ bị tước quyền thi đấu môn ném lựu đạn.
- Mọi hành động gian lận, như đổi người,đổi trang bị hoặc vi phạm điểm a,b,d của điều 9
tùy theo lỗi nặng nhẹ mà trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo hoặc tước quyền thi đấu.
C. CHẠY VŨ TRANG
Điều 11: Điều kiện chạy
- Đường chạy tư nhiên.
- Cự ly chạy: 3000m (nam) 1500m (nữ).
Điều 12: Thứ tự chạy
- Vận động viên phải có mặt ở vị trí tập kết trước giờ thi đấu của mình 20 phút để điểm
danh, kiểm tra trang bị và khởi động.
- Trọng tài điểm danh và sắp xếp vị trí cho các vận động viên theo thứ tự đã bắt thăm.
Điều 13: Quy tắc chạy
- Xuất phát: Mỗi đợt xuất phát không quá 20 người. Khi có lệnh “ vào chỗ” của trọng tài, các vận
động viên về vị trí của mình và chuẩn bị chờ lệnh. Tay và chân không được chạm vào vạch xuất phát.
- Khi có lệnh chạy (Bắng súng phát lệnh hoặc phất cờ” vận động viên mới bắt đầu chạy.

- Khi chạy trên đường, vận động viên không được gây trở ngại cho các dối thủ khác. Khi muốn vượt
phải vượt về phía bên phải. Nếu đối thủ chạy trước không chạy vào sát mép đường chạy vận động viên chạy
sau được phép vượt lên bên trái đối thủ đó. Dù vượt bên nào cũng không được gây trở ngại như xô đẩy,

89
chen lấn đối thủ chạy trước . Vận động viên chạy trước cũng không được cản trở, chèn ép đối thủ
chạy sau khi đối thủ này muốn vượt lên trước.
- Khi về đích, vận động viên dùng một bộ phận thân người chạm vào mặt phẳng cắt ngang vạch
đích (trừ đầu, cổ, tay chân) và khi toàn bộ cơ thể đã vượt qua mặt phẳng đó mới được coi là chạy hết cự li.

Điều 14: Vi phạm quy tắc chạy


- Vi phạm các điểm sau đây sẽ bị xóa bỏ thành tích.
+ Chạy không hết đường quy định.
+ Nhờ người mang vũ khí, trang bị hoặc dìu đỡ trước khi về đích.
+ Về đích thiếu súng.
+ Chen lấn thô bạo, cố tình cản trở làm ảnh hưởng tới thành tích Hoặc gây thương tích cho đối
thủ.
- Về đích thiếu trang bị sẽ bị phạt bằng cách cộng thêm vào thành tích chạy thời gian như sau:
+ Thiếu số áo, cộng thêm 10s.
+ Thiếu thắt lưng cộng thêm 10s.
- Vi phạm điểm a điều 12, điểm a.b.c.d của điều 13 hoặc có hành động gian lận tùy theo lỗi
nặng nhẹ trọng tài nhắc nhở, cảnh cáo, tước quyền thi đấu môn chạy vũ trang.

III. CÁCH TÍNH THÀNH TÍCH


A. CÁCH TÍNH ĐIỂM VÀ XẾP HẠNG
Điều 15: Tính điểm bắn súng quân dụng
- Căn cứ vào kết quả điểm chạm, cộng điểm của ba viên bắn tính điểm.
- Đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm, vận động viên có số điểm cao hơn xếp trên, thấp hơn xếp
dưới.
- Nếu bằng điểm nhau sẽ so sánh ai có vòng 10, 9, 8 nhiều hơn sẽ xếp trên, nếu vẫn bằng
nhau thì xếp bằng nhau.
Điều 16: Tính điểm ném lựu đạn

90
- Căn cứ vào thành tích ném xa nhất đối chiếu với bảng điểm để quy ra điểm, vận động
viên nào có số điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau , xét trực tiếp các quả ném xa hơn xếp trên,
nếu vẫn bằng nhau thì xét quả thứ 2, thứ 3.
Điều 17: Tính điểm chạy vũ trang
Căn cứ vào thời gian chạy, (sau khi đã xử lý các trường hợp phạm quy) để quy ra điểm vận
động viên nào có điểm cao hơn xếp trên. Nếu bằng nhau, sẽ xét vận động viên nào có thời gian
chạy ít hơn xếp trên, nếu vẫn bằng nhau xếp bằng nhau.
Điều 18: Tính điểm cá nhân toàn năng
Căn cứ điểm của ba môn, vận động viên nào có tổng số điểm nhiều hơn xếp trên. Nếu bằng
điểm nhau sẽ so sánh thứ tự( các môn chạy, bắn súng, ném lựu đạn) vận động viên nào có thứ
hạng cao xếp trên. Nếu vẫn bằng nhau thì xếp bằng nhau.
Điều 19: Tính điểm đồng đội từng môn
Cộng điểm từng môn của các vận động viên trong đội. Đội nào có tổng số điểm nhiều hơn xếp trên.
Nếu bằng nhau xét đội nào có vận động viên xếp thứ hạng cao xếp trên.
Điều 20: Tính điểm đồng đội toàn năng
Cộng điểm toàn năng của các vận động viên trong đội, đội nào có tổng số điểm nhiều hơn xếp trên.
Nếu bằng nhau xét đội nào có vận động viên xếp thứ hạng toàn năng cao hơn xếp trên.
Điều 21: Xếp hạng toàn đoàn
Cộng điểm của đồng đội nam và đồng đội nữ, đoàn nào có tổng số điểm nhiều hơn xếp
trên. Nếu bằng nhau đoàn nào có đội nữ xếp hạng cao hơn xếp trên.

B. BẢNG TÍNH ĐIỂM TỪNG MÔN, MỘT SỐ MẪU BIỂU VÀ VĂN BẢN
1. Bắn súng quân dụng (áp dụng cho cả Nam, Nữ)
Điểm Điểm xếp Điểm Điểm xếp Điểm Điểm xếp
trên bia hạng trên bia hạng trên bia hạng

30 1000 20 300 10 90
29 900 19 250 9 80
28 800 18 220 8 70
27 710 17 190 7 60

9
1
26 630 16 170 6 50
25 560 15 150 5 40
24 500 14 130 4 30
23 450 13 120 3 20
22 400 12 110 2 10
21 350 11 100 1 0

2. Ném lựu đạn


a) Nam: 60m được tính 1000 điểm.

b) Nữ: 40m được tính 1000 điểm


Xa hơn 40m, 4cm được tính 1 điểm.
Kém hơn 40m, 5m trừ 1 điểm.
(Theo nguyên tắc tính điểm tròn số: từ 3cm trở lên được tính tròn 1 điểm, dưới 3cm thì
không điểm)
3. Chạy vũ trang (Nam 3000m; Nữ 1500m)
a) Nam: 3000m: nữ: 1500m.
b) Nam 10 phút được tính 1000 điểm

c) Nữ: 5 phút 30 giây được tính 1000 điểm

4. Một số mẫu, biểu văn bản (Theo giáo trình GDQP-AN tập 2): chỉ sử dụng cho Ban tổ
chức và Hội đồng trọng tài.

92
Phần III
ĐỘNG TÁC THỰC HÀNH BẮN SÚNG,
NÉM LỰU ĐẠN, CHẠY VŨ TRANG

I. ĐỘNG TÁC NẰM CHUẨN BỊ BẮN, BẮN VÀ THÔI BẮN CỦA SÚNG TIỂU LIÊN AK:
Bài này chỉ học nằm bắn có tì là tư thế bắn vững chắc nhất trong các tư thế bắn.
A. ĐỘNG TÁC CHUẨN BỊ BẮN
- Khẩu lệnh:
Khi bắn mục tiêu cố định, khẩu lệnh: “Mục tiêu bia số 4 nằm chuẩn bị bắn”
- Động tác: Người bắn đang ở tư thế mang súng khi nghe khẩu lệnh tay phải vuốt nhẹ theo
dây súng về nắm ốp lóp tay đưa dây súng ra khổi vai về ở tư thế xách súng nòng súng chếch lên
trên về trước hợp với thân người một góc 45 độ.
Cử động 1: Chân phải bước lên một bước dài theo hướng bàn chân phải, chân trái dùng mũi
bàn chân làm trụ xoay gót sang trái để hướng theo bàn chân phải.
Cử động 2: Chống bàn tay trái xuống đất trước mũi bàn chân phải khoảng 20 cm, mũi bàn
tay hướng chếch về bên phải phía sau, thứ tự đặt cánh tay, khuỹu tay trái, đùi trái xuống đất.
Cử động 3: Tay phải lao súng về phía trước, đồng thời bàn tay trái ngửa đón lấy thân súng khoảng
dưới thước ngắm đồng thời duỗi chân phải về sau, người nằm úp xuống đất, hai bàn chân mở rộng bàng
vai, hai mũi bàn chân hướng sang hai bên. Người nằm chếch so với hướng bắn một góc khoảng 30 độ.

Động tác lắp đạn: Tay phải nắm hộp tiếp đạn, tháo ra khỏi súng đưa sang tay trái. Ngón
giữa và ngón đeo nhẫn của tay trái kẹp giữa hộp tiếp đạn vào bên phải ốp lốp tay cửa hộp tiếp đạn
quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất. Tay phải mở túi đựng hộp tiếp đạn, lấy hộp
tiếp đạn có đạn lắp vào súng, cất hộp tiếp đạn không có đạn vào túi.
Dùng ngón cái tay phải đẩy cần định bắn về vị trí bắn phát một, đồng thời bàn tay phải, bốn
ngón con khép lại ngón cái cong lại móc vào tay khéo bệ khóa nòng khéo về sau hết cỡ rồi thả đột
nhiên lao về trước đóng khóa an toàn. Tay phải về nắm tay cầm súng, ngón trỏ duỗi thẳng đặt bên
ngoài vành cò, mặt súng hướng lên trên. Mắt luôn quan sát mục tiêu,chờ lệnh.
B. ĐỘNG TÁC BẮN
Đang tư thế nằm chuẩn bị bắn: Để thực hành bắn trúng mục tiêu, người bắn phải thực hiện các động
tác: Giương súng, ngắm bắn, bóp cò.
93
- Động tác giương súng
+ Trước khi giương súng phải lấy thước ngắm, động tác như sau:
+ Tay phải dùng ngón cái và ngón trỏ bóp then hảm cử thước ngắm xê dịch cho vào khớp vạch
cần lấy.
- Động tác ngắm
+ Khi lấy đường ngắm, má phải áp sát báng súng, đế báng súng tì vào hổm vai, mặt súng phải
thăng bằng.
+ Mắt trái nheo tự nhiên, dùng mắt phải để ngắm (hoặc làm ngược lại) nhìn qua khe thước ngắm
đến đỉnh đầu ngắm, lấy đường ngắm cơ bản rồi đưa đường ngắm cơ bản vào điểm ngắm trên mục tiêu.
- Động tác bóp cò
+ Trước khi bóp cò phải làm động tác ngưng thở để cho người và súng bớt rung động.
+ Bóp cò: Ngón trỏ đặt vào sao cho cò nằm chính giữa của cuối đốt thứ nhất đầu đốt thứ
hai của ngón tay trỏ. Đồng thời dùng lực độc lập của ngón tay trỏ bóp cò tư từ êm điều về sau theo
trục nòng súng cho đến khi đạn nổ.

C. ĐỘNG TÁC THÔI BẮN


- Thôi bắn gồm có thôi bắn tạm thời và thôi bắn hoàn toàn.
- Thôi bắn tạm thời (ngừng bắn).
+ Khẩu lệnh: “Ngừng bắn” người bắn hạ súng xuống, khóa an toàn hai tay giữ súng như
khi chuẩn bị, mắt quan sát mục tiêu.
- Thôi bắn hoàn toàn
+ Khẩu lệnh: “Thôi bắn tháo đạn khám súng ……..đứng dậy”
Người bắn làm động tác như sau: Kết hợp hai tay hạ súng xuống, tay phải tháo hộp tiếp
đạn ra khỏi súng trao cho tay trái, ngón giữa và ngóng đeo nhẩn kẹp hộp tiếp đạn vào bên phải ốp
lóp tay, cửa hộp tiếp đạn quay vào người, sống hộp tiếp đạn quay xuống đất.
Tay trái vẫn giữ súng mặt súng hướng lên trên, tay phải kéo bệ khóa nòng từ từ về sau
ngón trỏ lướt trên cửa thoát vỏ đạn, các ngón con khép lại chắn cửa lắp hộp tiếp đạn để đỡ viên
đạn từ trong buồn đạn văng ra.

94
Lắp viên đạn vừa tháo ở súng ra vào hộp tiếp đạn ,bóp chết cò đóng khóa an toàn, lắp
hộp tiếp đạn không có đạn trong túi đựng vào súng, cất hộp tiếp đạn có đạn vào trong túi.
- Động tác đứng dậy: (chia làm 3 cử động )
Cử động 1: Tay phải nắm ốp lóp tay, hơi nghiêng người sang bêp trái, co chân trái lên,
đầu gối ngang thắt lưng, đồng thời tay phải đưa súng về đặt trên đùi trái, hộp tiếp đạn quay sang
phải, bàn tay trái thu về úp dưới ngực.
Cử động 2: Phối hợp sức của tay trái và hai chân nâng người đứng dậy, xoay mũi bàn tay trái về
trước, chân phải bước lên một bước, bàn chân ngang với mũi bàn tay trái, đồng thời nâng người đứng dậy.

Cử động 3: Dùng gót chân phải làm trụ, xoay mũi bàn chân phải sao cho bàn chân hợp
với hướng bắn một góc 22,30 độ; chân trái kéo lên ngang bàn chân phải về tư thế đứng nghiêm,
làm động tác xách súng
* Những điểm chú ý
- Nếu điểm tì cao, tay trái có thể nắm hộp tiếp đạn.
- Quá trình bóp cò phải êm đều về sau đến khi đạn nổ.
- Muốn bắn được trúng, chụm khi giương súng phải đạt được các yếu tố; bằng, chắc, điều, bền:
+ Bằng: Mặt súng phải thăng bằng.
+ Chắc: Là hai tay giữ súng chắc,g hì súng vào vai.
+ Lực nắm súng và ghì súng phải điều nhau.
+ Bền: Lực nắm và lực giữ súng phải bền trong suốt quá trình loạt bắn.
- Quá trình bóp cò phải êm đều về sau đến khi đạn nổ.

II. ĐỘNG TÁC ĐỨNG NÉM LỰU ĐẠN


Khi địa hình và tình hình địch không hạn chế có thể đứng tại chỗ ném hoặc ném trong khi đang vận
động.
Động tác: Tay phải đưa súng kẹp vào giữa hai chân. Hai tay lấy lựu đạn ra chuẩn bị, tay
phải cầm thân lựu đạn, tay trái mở nắp lựu đạnhoặc bẻ thẳng chốt an toàn, sau đó tay phải cầm lựu
đạn, tay trái cầm súng, xách súng ngang thắt lưng, mũi súng chếch lên trên (nếu địa vật cho phép
có thể dựa súng vào khối chân, mặt súng quay sang phải, hộp tiếp đạn quay sang trái).

95
Chân trái bước lên ( hay lùi về phía sau) một bước dài, bàn chân trái thẳng theo trục hướng
ném, thân người xoay sang nửa bên phải. Người hơi cúi về phía trước, gối trái khuỵu, chân phải
thẳng , mũi bàn chân trái và gót chân phải làm trụ, xoay người sang phải (gót chân trái kiễng),
người ngả về phía sau, gối phải hơi chùng, chân trái thẳng, ngón út tay trái móc dây nụ xòe hay
vòng an toàn rút ra, tay phải đưa lựu đạn xuống dưới về phía sau để lấy đà.
Dùng sức vung của cánh tay phải, phối hợp sức rướn của thân người, sức bật của chân phải
để ném lựu đạn vào mục tiêu. Khi cánh tay phải vung lựu đạn về phía trước tới một góc khoảng 45
độ ( hợp với mặt phẳng ngang) thì buông lựu đạn đồng thời xoay người đối diện với mục tiêu, tay
trái đưa súng về phiá sau để giữ thế cân bằng. chân phải theo đà kéo lên ngang gót chân trái hoặc
bước lên một bước. Tay phải xách súng tiếp tục tiến, bắn hay ném lựu đạn.
Chú ý:
Muốn ném lựu đạn được xa phải phối hợp sức mạnh của chân, sức rướn của người, sức
vung mạnh, đột nhiên của cánh tay.
Khi vung lựu đạn đi phải giữ cánh tay ở độ cong, độ chùng tự nhiên ( không thẳng hẳn và
không cong quá) mới có sức mạnh, buông lựu đạn đi phải đúng thời cơ, đúng góc ném, đúng hướng.
Ngoài những điểm cần chú ý như khi đứng tại chỗ ném còn phải biết lợi dụng đà vận động
để ném lựu đạn được xa , mỗi cử động phải làm trong thế vận động dừng lại sẽ mất đà.
Phải phối hợp đúng bước chân, biết ghìm đà khi bước chân phải lên, chân trái vừa chạm đất
là kết hợp sức toàn thân ném đúng thời cơ.

III. ĐỘNG TÁC CHẠY VŨ TRANG


A. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY TRUNG BÌNH
Chạy cự ly trung bình và dài bắt đầu bằng động tác xuất phát cao; Có khẩu lệnh “ Vào chỗ”
người tập đi đến vạch xuất phát đặt chân thuận sát mép vạch chân sau cách chân trước ½ đến 2 bàn
chân trọng lượng dồn đều vào 2 chân; có lệnh “ sẵn sàng” hai đầu gối hơi khuỵu xuống trọng lượng
thân người dồn nhiền vào chân trước tập trung chú ý hít thở sâu; khi nghe tín hiệu chạy người chạy
nhanh chóng đạp mạnh 2 chân lao người về phía trước tay đánh mạnh ngược chiều để chân thân người
ngã về trước với tốc độ chạy được nhanh trong 20-30m đầu, nếu chạy ở sân vận động thì bám ngay
vào mép trong của đường chạy, sau đó thân người thẳng dần khoảng 80-85 ; chạy cự ly trung bình
bước chân ngắn hơn, đầu gối thấp hơn, khi chạy phải biết giữ sức tranh lắc lư sang hai bên, động tác
đánh tay không mạnh bằng chạy cư ly ngắn; khi về đích tuyệt đối không dừng lại đột ngột mà phải
chạy chậm dần rồi chuyển thành đi bộ, nhịp thở trong khi chạy thường hai nhịp hít vào hai nhịp thở ra

96
B. KỸ THUẬT CHẠY VŨ TRANG
- Chạy VT là môn vận động nặng tiêu hao nhiều năng lượng, động tác chạy gò bó vì vướng VKTB nên
tốc độ chậm; chạy trong điều kiện địa hình phức tạp như lên dốc, xuống dốc, trong rừng, đường mấp mô lầy
lội... vì vậy phải vận dụng linh hoạt các kỹ thuật chạy cho phù hợp; chạy VT có mang vật nặng nên bước chạy
ngắn hơn, thân người thẳng đứng, đánh tay góc độ rộng hơn và hít thở sâu theo nhịp 2/2 hoặc 3/3.

- Cách mang trang bị: Khi tập chạy phải chuẩn bị trang bị chu đáo, quần áo, mũ nịch gọn
gàng, bao xe AK và các thứ mang theo phải buộc chắc chắn để khỏi va đập vào người hoặc rơi
dọc đường nhưng không nên thắt quá chặt làm máu khó lưu thông hạn chế cử động khi chạy.
- Cách mang súng: có thể vác súng trên vai thì tay nắm nòng súng đặt bụng súng nằm trên vai; Đeo
súng dưới nách thì khoát dây súng lên vai súng nằm cân bằng dưới nách mũi súng hướng về phía trước.

- Kỹ thuật chạy trên địa hình tự nhiên: Chạy lên dốc khi đến cách dốc 10-15m tăng tốc độ
lấy đà thâm người ngã về phía trước, đạp đất bằng ½ chân trước, chạy bước ngắn đầu gối cao hơn
bình thường; Chạy xuống dốc người ngã về sau đặt cả bàn chân xuống đất, bước chân dài; Chạy
trên cát bước chân ngắn thân ngã về trước chân đạp ½ bàn chân trước; Chạy trong rừng chú ý
quan sát mặt đường đề phòng hầm hố, cây cối che phủ gây chấn thương; Chạy qua các đoạn trơn
chạy bước ngắn đặt cả bàn chân xuống đất giảm tốc độ tay đánh rộng để giữ thăng bằng.
C. ĐỘNG TÁC THỰC HÀNH CỤ THỂ: Hướng dẫn động tác chạy, kỹ thuật mang đeo
trang bị, súng, động tác chạy qua các loại địa hình.

KẾT LUẬN
Ba môn Quân sự phối hợp là nội dung huấn luyện để rèn luyện sức khỏe nâng cao thể chất
tâm lý thi đấu, yêu cầu sinh viên quá trình học tập và ôn luyện cần nắm chắc các nội dung của Ba
môn Quân sự phối hợp, từ đó làm cơ sở học tập và hướng dẫn cho mọi người thực hiện một cách
thống nhất đảm bảo an toàn và đạt thành tích cao trong quá trình thực hiện kiểm tra và thi đấu.
Phạm vi bài giảng giới thiệu một số nét cơ bản trong huấn luyện, luyện tập và thi đấu hội thao
TDTTQP hiện nay ,vì vậy mỗi người học phải cố gắng luyện tập và học hỏi thêm ở các tài liệu và
những người đã từng thi đấu để nắm chắc hơn và trở thành kỹ năng kỹ xảo, đặc biệt biết vận dụng
vào từng nhiệm vụ khi học tập và tham gia thi đấu khi có điều kiện.

HƯỚNG DẪN NGHIÊN CỨU


1. Anh/ chị thực hiện động tác bắn súng tiểu liên AK. Kỹ thuật ném lựu đạn xa đúng
hướng. kỹ thuật chạy VT 3000m?

97
2. Anh/ chị nêu điều kiện và quy tắc thi đấu từng môn?
3. Anh/ chị nêu nội dung luyện tập thi đấu cụ thể của từng môn?

HẾT NỘI DUNG HỌC PHẦN III

98

You might also like