Ly Thuyet Ve Cau Truc So Huu

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

i

Mã số: …………….

MỐI QUAN HỆ GIỮA


CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO TRONG
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
i

TÓM TẮT CÔNG TRÌNH

 Lí do chọn đề tài
Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực trạng bất ổn trong hệ thống NHTM Việt
Nam hiện này là do cấu trúc sở hữu khác nhau. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi đã lựa
chọn đề tài cho công trình của mình là: “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi
ro của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”.

 Mục tiêu nghiên cứu


Lƣợc khảo nền tảng lý thuyết về cấu trúc sở hữu, rủi ro và mối quan hệ giữa hai nhân tố
này; phân tích hoạt động của ngành NH trong thời gian vừa qua; kiểm định mối quan hệ
giữa cấu trúc vốn và rủi ro; đề xuất một số kiến nghị cho hệ thống NHTM Việt Nam.

 Phƣơng pháp nghiên cứu

Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh; phƣơng pháp thống kê mô tả; phƣơng pháp kiểm tra định
lƣợng. Dữ liệu đƣợc lấy từ dữ liệu vĩ mô của nền kinh tế và dữ liệu nội tại của 11 NHTM
trong đó bao gồm 4 NHTMNN và 7 NHTMCP trong giai đoạn 2007 - 2012

 Nội dung nghiên cứu


- Chƣơng 1: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu.
- Chƣơng 2: Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thƣơng
mại.
- Chƣơng 3: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM Việt Nam
- Chƣơng 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân
hàng thƣơng mại.
 Đóng góp của đề tài
Đề xuất những kiến nghị nhằm đóng góp vào kế hoạch tái cấu trúc hệ thống ngân
hàng hiện này của chính phủ.

 Định hƣớng phát triển đề tài


Mở rộng số lƣợng NH và năm nghiên cứu, đƣa thêm biến, mở rộng mẫu nghiên cứu
sang quốc gia khác và mở rộng thêm các loại hình NH.
ii

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................................v

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. vi

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU........................... 1

1.1 Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................................... 2

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu ..................................................................................... 3

1.5 Nội dung nghiên cứu ..................................................................................................... 4

1.6 Đóng góp của đề tài ....................................................................................................... 5

1.7 Định hƣớng phát triển đề tài ......................................................................................... 5

2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN


HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................................. 7

2.1 Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu ............................................................................. 7

2.1.1 Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp phi tài chính................................................. 7

2.1.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng ............................................................................. 8

2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại .............................................................. 13

2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng .................................................................................... 13

2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng........................................................................ 14

2.2.3 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng ........................................................................... 16

2.2.4 Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng............................................ 17

2.3 Rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng........................................................ 18

2.3.1 Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán ........................................................ 19

2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro mất khả năng thanh toán ............................................ 19
iii

2.3.3 Ảnh hƣởng của rủi ro mất khả năng thanh toán................................................ 21

2.3.4 Các nghiên cứu về rủi ro mất khả năng thanh toán trƣớc đây ........................ 21

2.4 Tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
rủi ro của ngân hàng ............................................................................................................... 22

Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................................... 26

3. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM .................................................................................................. 27

3.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam................................... 27

3.1.1 Hoạt động huy động vốn...................................................................................... 28

3.1.2 Hoạt động cho vay ................................................................................................ 29

3.1.3 Diễn biến lãi suất .................................................................................................. 31

3.1.4 Năng lực tài chính................................................................................................. 31

3.2 Thực trạng cấu trúc sở hữu ngân hàng thƣơng mại Việt Nam ............................... 33

3.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam ............................................................................................................. 40

3.3.1 Rủi ro tín dụng ...................................................................................................... 40

3.3.2 Rủi ro mất khả năng thanh toán .......................................................................... 43

Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................................... 46

4. NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO


CỦA NG ÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM............................................................ 47

4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................................ 47

4.1.1 Mô hình tác động cố định (Fixed effects model).............................................. 48

4.1.2 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) .................................. 49

4.1.3 Kiểm định lựa chọn mô hình............................................................................... 50


iv

4.2 Dữ liệu nghiên cứu ...................................................................................................... 51

4.3 Mô hình thực nghiệm .................................................................................................. 55

4.4 Kết quả thực nghiệm ................................................................................................... 61

4.4.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tín dụng ....................................... 61

4.4.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro mất khả năng thanh toán ................ 64

Kết luận chƣơng 4 .................................................................................................................... 68

5. KẾT LUẬN, ĐẾ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG


LAI ............................................................................................................................................... 69

5.1 Các kết quả chính của đề tài ....................................................................................... 69

5.2 Các đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại ................. 69

5.2.1 Đề xuất đối với cơ quan quản lí ......................................................................... 69

5.2.2 Đề xuất đối với ngân hàng thƣơng mại ............................................................. 71

5.3 Hạn chế của đề tài ........................................................................................................ 72

5.4 Định hƣớng phát triển đề tài ....................................................................................... 72

Kết luận chƣơng 5 .................................................................................................................... 73

KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................................... 74

PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................................ vii

PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................................. ix

PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................................. xi

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. xii


v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Tên đầy đủ

MCLR Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến cổ điển

FEM Mô hình tác động cố định

REM Mô hình tác động ngẫu nhiên

LSDV Ƣớc lƣợng hồi quy biến giả tối thiểu

SDROA Độ lệch chuẩn ROA

NHTM Ngân hàng thƣơng mại

NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc

NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

TCTD Tổ chức tín dụng

BĐS Bất động sản


Ngân hàng nhà nƣớc
NHNN
Đồng bằng Sông Cửu Long
ĐBSCL

NH Ngân hàng

TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh


vi

DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ VÀ BẢNG

Hình 3.1 Tăng trƣởng các chỉ tiêu tiền tệ (2007 – 2011)

Hình 3.2 Tăng trƣởng tín dụng (2008-2012)

Hình 3.3 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng Nhà Nƣớc trong những năm 2010-2012

Hình 3.4 Ma trận sở hữu vốn giữa các ngân hàng

Hình 3.5 Chỉ số Z-score trung bình giữa nhóm 7 NHTMCP và 4 NHTMNN

Hình 3.6 Giá trị nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2004 – tháng 9/2012)

Hình 3.7 Tăng trƣởng tín dụng GDP, tín dụng và tỷ lệ tín dụng/GDP (200 1- 2011)

Bảng 3.1 Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM các quốc gia trong khu vực (2011)

Bảng 3.2 Loại hình các tổ chức tín dụng năm 2008 và 2013

Bảng 3.3 Mức vốn pháp định áp dụng cho các loại hình ngân hàng qua các năm

Bảng 3.4 Thƣơng vụ M&A có yếu tố nƣớc ngoài trong giai đoạn 2007-2012
1

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, ngành ngân hàng đóng một
vai trò rất quan trọng trong việc dẫn vốn cho nền kinh tế. Một hệ thống ngân hàng khỏe
mạnh sẽ góp phần giúp nền kinh tế phát triển, và ngƣợc lại hệ thống ngân hàng suy yếu
sẽ ảnh hƣởng đến toàn bộ nền kinh tế. Thực tế điều này đã đƣợc kiểm chứng ở cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007 - 2008 vừa qua, với sự sụp đổ tín dụng ở Mỹ
cùng với sự phá sản của những tập đoàn, công ty lớn trong ngành ngân hàng nhƣ Lehman
Brothers, Merrill Lynch. Hậu quả tất yếu của điều này đã đẩy toàn bộ nền kinh tế rơi vào
thảm cảnh ảm đạm. Do vậy việc đảm bảo tính an toàn và ổn định hệ thống ngân hàng
đóng vai trò hàng đầu trong chính sách của mỗi quốc gia đặc biệt trong giai đoạn hậu
khủng hoảng hiện nay.

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế mới nổi và chịu ảnh hƣởng nặng nề
của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đặc biệt là hoạt động ngân hàng. Thực trạng hiện
nay của hệ thống ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất nhiều bất ổn, đặc biệt là tỷ lệ nợ xấu
vẫn còn chiếm tỷ trọng tƣơng đối cao. Thật vậy, tháng 9/2012, trên tạp chí Wall Street,
Barclays - tập đoàn ngân hàng lớn của nƣớc Anh nhận định rằng tỷ lệ nợ xấu Việt Nam
đã ở mức 20%, tƣơng đƣơng con số 16 tỷ USD (nguồn: tapchitaichinh.vn, ngày
18/06/2012), ngoài ra trong hệ thống còn tồn tại rủi ro mất khả năng thanh toán của các
ngân hàng nhỏ đang hoạt động yếu kém. Một trong những nguyên nhân sâu xa của thực
trạng trên là vấn đề sở hữu chéo tràn lan ở giữa các ngân hàng với nhau và việc ảnh
hƣởng từ các cấu trúc vốn khác nhau. Vậy câu hỏi đƣợc đặt ra là làm thế nào để hệ thống
ngân hàng Việt Nam luôn đảm bảo đƣợc tính ổn định và hạn chế đƣợc các vấn đề rủi ro
một cách tốt nhất trong bối cảnh hội nhập kinh tế.

Xuất phát từ thực tế trên về hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, đề
tài nghiên cứu đƣợc lựa chọn là: “Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam”. Đề tài sử dụng mô hình cấu trúc sở hữu vốn để tiến
2

hành nghiên cứu cho các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam, từ đó đƣa ra các đề xuất về
cấu trúc sở hữu vốn hiệu quả cho hệ thống.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Để tìm hiểu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro của các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam, đề tài xác định các mục tiêu nghiên cứu sau:

- Lƣợc khảo nền tảng lý thuyết về cấu trúc vốn, rủi ro và mối quan hệ giữa hai nhân
tố này trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
- Phân tích hoạt động của ngành ngân hàng trong thời gian vừa qua, đặc biệt là thực
trạng về rủi ro mất khả năng thanh toán và rủi ro tín dụng trong hệ thống.
- Kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro tín dụng, rủi ro mất khả năng
thanh toán của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam bằng mô hình định lƣợng.
- Từ kết quả của mô hình nghiên cứu, đề tài đƣa ra những đề xuất về cấu trúc sở hữu
vốn nhằm hạn chế những rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam.

1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu

Với mục tiêu của đề tài nhằm nghiên cứu mối quan hệ giữa rủi ro của NHTM trong các
cấu trúc sở hữu khác nhau, đề tài áp dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:

- Phƣơng pháp tổng hợp, so sánh đƣợc áp dụng để thực hiện lƣợc khảo các kiến
thức lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu trƣớc đây liên quan đến nội dung của đề
tài
- Phƣơng pháp thống kê mô tả áp dụng để phân tích tình hình hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trong giai đoạn năm 2007-2012, đồng thời, áp
dụng phƣơng pháp phân tích so sánh để đánh giá rủi ro trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng.
- Phƣơng pháp kiểm tra định lƣợng đƣợc áp dụng thông qua ứng dụng các mô hình
hồi qui với chuỗi dữ liệu bảng thông qua sử dụng phần mềm Eview 8.0. Nội dung
3

đề tài đã áp dụng các mô hình kiểm định khác nhau nhƣ mô hình Fixed Effect và
mô hình Random Effect. Trong đề tài, mô hình định lƣợng cấu trúc sở hữu vốn
của ngân hàng thƣơng mại đƣợc chia thành 3 nhóm: cổ đông nƣớc ngoài, cổ đông
cá nhân và cổ đông là tổ chức trong nƣớc. Để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu
trúc sở hữu và hành vi chấp nhận rủi ro ở các ngân hàng, đề tài đo lƣờng tác động
của cấu trúc sở hữu đến hai biến rủi ro là rủi ro tín dụng thông qua tỷ lệ nợ xấu và
rủi ro mất khả năng thanh toán thông qua hệ số Z-score.

1.4 Phạm vi nghiên cứu và dữ liệu

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào NHTMNN và NHTMCP trong hệ thống các
tổ chức tín dụng ở Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Cụ thể, để tìm hiểu về thực trạng hoạt
động của các NHTM, đề tài sử dụng các dữ liệu phản ảnh hoạt động của hệ thống ngân
hàng. Trong khi đó, để nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của
NHTM, đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 11 ngân hàng thƣơng mại
trong đó bao gồm 4 NHTMNN và 7 NHTMCP. Hai rủi ro chính trong hoạt động của hệ
thống ngân hàng thƣơng mại đƣợc đề cập trong để tài là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả
năng thanh toán.

Về dữ liệu, có ba nguồn dữ liệu chính đƣợc thu thập trong đề tài. Cụ thể:

Các dữ liệu vĩ mô về hoạt động của hệ thống NHTM đƣợc tham khảo từ báo cáo thƣờng
niên của Ngân Hàng Nhà nƣớc, trong khi đó, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhƣ là tỉ lệ lạm
phát, lãi suất cơ bản đƣợc thu thập từ website của Tổng cục thống kê.

Các dữ liệu nội tại của ngân hàng nhƣ là cấu trúc sở hữu của NHTM, các chỉ tiêu phản
ảnh rủi ro cũng nhƣ tình hình họat động của ngân hàng đƣợc tham khảo từ các báo cáo
thƣờng niên của các ngân hàng thƣơng mại trong giai đoạn năm 2007-2012 và cơ sở dữ
liệu của Bankscope đƣợc cung cấp bởi công ty Bureau van Dijk.
4

1.5 Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện những nội dung nghiên cứu đề cập ở trên, đề tài nghiên cứu đƣợc chia thành
5 phần, bao gồm:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan về công trình nghiên cứu.

Nội dung chƣơng này trình bày một cách tổng quát nhất về đề tài bao gồm: lí do nghiên
cứu, mục tiêu nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, dữ liệu nghiên
cứu, kếu cấu của đề tài, đóng góp của đề tài và định hƣớng phát triển của đề tài.

Chương 2: Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng thương mại.

Nội dung chƣơng này sẽ trình bày các lý thuyết cơ sở liên quan đến cấu trúc sở hữu và rủi
ro của ngân hàng thƣơng mại. Về cấu trúc sở hữu, đề tài tìm hiểu cấu trúc sở hữu của các
doanh nghiệp phi tài chính và ngân hàng. Về khung lý thuyết rủi ro, đề tài trình bày
những nghiên cứu liên quan đến hai loại rủi ro chính đƣợc đề cập là rủi ro tín dụng và rủi
ro mất khả năng thanh toán.

Chương 3: Tổng quan về cấu trúc sở hữu và rủi ro của các NHTM Việt Nam

Nôi dung chƣơng này trình bày tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam dựa trên các khía cạnh hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng và năng
lực cạnh tranh. Các nội dung phân tích về cấu trúc sở hữu và thực trạng về rủi ro tín dụng
và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân hàng trong hệ thống cũng đƣợc đề cập để
đánh giá về hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam

Chương 4: Nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng
thương mại.

Nội dung chƣơng 4 trình bày nghiên cứu thực nghiệm về mô hình đo lƣờng mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng bao gồm: Phƣơng pháp nghiên cứu mô hình,
dữ liệu nghiên cứu và các kết quả thực nghiệm phản ảnh mối quan hệ giữa cấu trúc sở
hữu và rủi ro trong hoạt động của các NHTM.
5

Chương 5: Kết luận, đề xuất và một số định hướng nghiên cứu trong tương lai

Từ kết quả thực nghiệm, nội dung chƣơng này trình bày những kết quả chính của mô
hình, một số kiến nghị gắn liền với cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hoạt động của các
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam cùng với những hạn chế của mô hình và định hƣớng
phát triển trong tƣơng lai.

1.6 Đóng góp của đề tài

Công trình nghiên cứu đã khái quát đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng của hệ thống
ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay đồng thời cũng cung cấp thêm một số lý thuyết
vể cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro
mất khả năng thanh toán.

Thêm vào đó, bài nghiên cứu đã nêu đƣợc mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro
của ngân hàng. Từ đó chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị dành cho các ngân hàng
thƣơng mại và cơ quan quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng thông qua các
biện pháp thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ xây dựng môi trƣờng cạnh tranh trong ngân
hàng Việt Nam, tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng….

Chúng tôi mong bài nghiên cứu sẽ đóng góp phần nào đó vào việc giải quyết vấn đề đang
đặt ra cấp thiết hiện nay của nƣớc ta là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giúp hệ thống
ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, nhất là trong thời kỳ mở
cửa của nƣớc ta hiện nay, việc tăng cƣờng tính cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam và
ngân hàng nƣớc ngoài là một vấn đề vô cùng quan trọng.

1.7 Định hƣớng phát triển đề tài

Đề tài nghiên cứu vẫn có những hạn chế nhất định nên cần phải hoàn thiện thêm theo một
vài định hƣớng sau để nâng cao giá trị bài nghiên cứu:

Thứ nhất, số lƣợng ngân hàng cũng nhƣ số năm nghiên cứu cần đƣợc mở rộng hơn trong
điều kiện thông tin minh bạch và thống nhất.
6

Thứ hai: chúng ta cần đƣa thêm vào bài nghiên cứu biến về cấu trúc sở hữu nhƣ phần
trăm cổ phần của các nhà quản trị để phân tích.

Thứ ba: bài nghiên cứu sẽ tiếp tục phát huy điểm mạnh của hồi quy dữ liệu bảng bằng
cách mở rộng mẫu nghiên cứu sang các quốc gia trong khu vực để từ đó có thể xem xét
và so sánh.

Thứ tƣ, đề cập thêm nhiều loại ngân hàng vào bài nghiên cứu nhƣ các ngân hàng liên
doanh, ngân hàng 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, để chúng ta có đƣợc kết quả mang tính
toàn diện hơn.
7

2. KHUNG LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA NGÂN


HÀNG THƢƠNG MẠI
Trong hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, việc đa dạng hóa cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng
rất nhiều đến hoạt động của tổ chức, do vậy để tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu
và rủi ro của ngân hàng, nội dung chƣơng này cung cấp những cơ sở lý luận nền tảng về
cấu trúc sở hữu cũng nhƣ rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại. Cụ thể, về cấu trúc sở
hữu, bài nghiên cứu sẽ phân tích cụ thể về sở hữu trong các doanh nghiệp phi tài chính và
trong ngân hàng. Trong khi đó, rủi ro đƣợc xét đến ở hai loại cụ thể là rủi ro tín dụng và
rủi ro mất khả năng thanh toán.

2.1 Khung lý thuyết về cấu trúc sở hữu

Rất nhiều bài nghiên cứu đã đƣợc thực hiện cho đến thời điểm này về đề tài cấu trúc sở
hữu và các ảnh hƣởng của nó. Phạm vi nghiên cứu không chỉ chung cho các loại công ty
mà còn đặc biệt đƣợc chú ý đi sâu vào mảng ngân hàng và các công ty trong lĩnh vực tài
chính. Nhìn chung, cấu trúc sở hữu có thể tác động đến hiệu quả hoạt động, hiệu quả
quản trị của doanh nghiệp, các mối quan hệ của công ty với khu vực nhà nƣớc và các
công ty khác, thậm chí nó còn có thể ảnh hƣởng đến nhiệm kì điều hành của các công ty.
Và hầu hết các đề tài nghiên cứu này đều kết luận rằng cấu trúc sở hữu là một yếu tố thật
sự có ý nghĩa tác động đến các công ty. Sau đây, các nghiên cứu trƣớc về cấu trúc sở hữu
sẽ đƣợc chia ra phân tích theo hai hƣớng: các nghiên cứu cho công ty phi tài chính và
các nghiên cứu cho ngân hàng thƣơng mại, công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính.

2.1.1 Cấu trúc sở hữu của doanh nghiệp phi tài chính

Trong nghiên cứu của Gerald R. Salancik và Jeffrey Pfeffer (1980) về ảnh hƣởng của sở
hữu và hiệu suất hoạt động công ty lên nhiệm kì điều hành của các tổng công ty ở Mỹ đã
khẳng định rằng: Rõ ràng là quyền sở hữu trung gian mối quan hệ giữa điều hành hoạt
động doanh nghiệp. Kết luận này đƣợc đƣa ra thông qua việc điểm định ba giả thuyết
sau:
8

Giả thuyết thứ nhất: quyền sở hữu và hiệu quả hoạt động tƣơng tác với nhau ảnh hƣởng
đến nhiệm kì điều hành của công ty. Nhiệm kì sẽ có tƣơng quan lớn nhất trong trƣờng
hợp công ty đƣợc điều hành từ phía ngoài, và ít tƣơng quan hơn với những doanh nghiệp
có chủ sở hữu quản lý doanh nghiệp.

Giả thuyết thứ hai: tỉ lệ ban giám đốc bên trong công ty càng cao thì nhiệm kì của giám
đốc điều hành càng dài.

Giả thuyết thứ ba: tỉ lệ ban giám đốc bên trong công ty càng cao, nhiệm kì càng ít bị ảnh
hƣởng bởi biểu hiện yếu kém của công ty

Bài nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và giá trị của những công ty niêm yết tại Việt Nam
trên tạp chí Tài Chính của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) cũng đề cập đến vấn đề này .
Ông cho rằng tỷ lệ sở hữu tƣ nhân của doanh nghiệp càng cao thì giá trị của doanh nghiệp
đó càng cao. Do đó, để nâng cao giá trị doanh nghiệp, việc cần thiết là giảm tỉ trọng sở
hữu nhà nƣớc và nâng cao tỉ trọng sở hữu tƣ nhân. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam muốn
bảo vệ các công ty trong nƣớc trƣớc quá trình hội nhập sau và rộng nên đã hạn chế vai trò
của các chủ sở hữu nƣớc ngoài thông qua việc giới hạn số vốn tối đa họ đƣợc sở hữu
trong một công ty. Điều này đã làm giảm hiệu quả của cấu trúc vốn nƣớc ngoài trong việc
góp phần tạo nên giá trị lớn hơn cho công ty.

2.1.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng

Theo điều 6 luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì ngân hàng thƣơng mại Việt Nam có
thể đƣợc tổ chức dƣới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công
ty cổ phần. Cũng tại khoản 6 điều 52 luật này đã quy định, các tổ chức tín dụng hoạt động
dƣới hình thức công ty cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông. Có thể thấy cổ đông chính
là những chủ sở hữu của ngân hàng thƣơng mại. với số lƣợng cổ đông lớn nhƣ vậy, các tổ
chức tín dụng, và đặc biệt là ngân hàng sẽ có cấu trúc chủ sở hữu cực kì đa dạng. Vậy cấu
trúc sở hữu ảnh hƣởng đến những mặt nào của ngân hàng thƣơng mại?
9

Hoạt động trong lĩnh vực tài chính với nghiệp vụ chính là mua bán các nguồn vốn, cấu
trúc vốn chủ sở hữu có những ảnh hƣởng rất quan trọng đối với ngành công nghiệp ngân
hàng.

Thứ nhất, cấu trúc sở hữu có thể ảnh hƣởng đến nợ xấu và an toàn vốn của các ngân
hàng. Shehzad, Haan và Scholtens (2010) trong nghiên cứu của mình trên Journal of
Banking & Finance đã nhận định sự tập trung trong sở hữu có ảnh hƣởng cực kì lớn đến
chất lƣợng nợ và nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Các tác giả chỉ ra rằng đối với tỉ
lệ an toàn vốn, thì tác động của việc tập trung sở hữu là rất tích cực, nó lại có tác động
cản trợ nợ xấu. Bên cạnh đó, nếu có hai hoặc ba cổ đông chiếm giữ những khối cổ phần
lớn thì kết quả dẫn đến là chất lƣợng của danh mục đầu tƣ ngân hàng có thể xấu đi một
cách trầm trọng.

Có một hƣớng tiếp cận khác đối với việc quản lý nợ và nguồn vốn của ngân hàng thƣơng
mại là hành vi chấp nhận rủi ro của họ. Một trong những nghiên cứu về vấn đề này có thể
kể đến đóng góp của Srairi (2013) khi phân tích mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và
hành vi chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại ở khu vực Trung Đông và Bắc
Phi, nơi các ngân hàng hồi giáo phát triển một cách mạnh mẽ. Bằng chỉ số Z-score và tỉ
lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ, các tác giả đã cho thấy việc thay đổi trong cấu trúc sở hữu sẽ là
nguồn gốc dẫn đến những khác biệt trong rủi ro của các ngân hàng. Có thể thấy rằng rủi
ro thanh khoản và cả rủi ro tài sản sẽ thấp hơn đối với những ngân hàng có cấu trúc sở
hữu tập trung. Nhƣ vậy nghiên cứu có thể cho thấy rằng các ngân hàng hồi giáo sẽ có rủi
ro tín dụng thấp hơn các ngân hàng bình thƣờng, mặc dù họ phải đối mặt với một số rủi
ro về hoạt động và đầu tƣ xuất phát từ mô hình tôn giáo phức tạp của họ.

Sở hữu của chính phủ rất đƣợc quan tâm trong khía cạnh chấp nhận rủi ro của ngân hàng
đặc biệt trong hoạt động cho vay của ngân hàng. Loại hình sở hữu này chiếm phần lớn
trong các ngân hàng trong những năm trƣớc đây, cụ thể có thể thấy năm 1995, tỉ trọng sở
hữu của khu vực nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp ngân hàng trên toàn thế giới xấp xỉ
41.6% (khoảng 38.5% nếu không bao gồm ngành ngân hàng của các nƣớc xã hội chủ
10

nghĩa). Có thể thấy sự ảnh hƣởng to lớn của sở hữu nhà nƣớc đến hoạt động cho vay của
các ngân hàng qua bài nghiên cứu của Paola Sapienza (2002). Trong cùng một điều kiện
huy động vốn nhất định giữa ngân hàng sở hữu nhà nƣớc và ngân hàng tƣ nhân thì điều
khác biệt là ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc có xu hƣớng cho vay với lãi suất thấp hơn khu
vực sở hữu tƣ nhân với cùng những đối tƣợng khách hàng nhƣ nhau. Mặc khác, hoạt
động tín dụng của các ngân hàng có sở hữu nhà nƣớc còn bị tác động bởi các hoạt động
bầu cử ở địa phƣơng, các khu vực có hoạt động của các đảng phái liên quan đến ngân
hàng càng mạnh thì lãi suất cho vay ở khu vực đó càng thấp.

Nghiên cứu của Nicolò và Loukoianova (2007) tìm hiểu về ảnh hƣởng của sở hữu đến
cấu trúc thị trƣờng và rủi ro. Các tác giả đã tập trung nghiên cứu ngành ngân hàng ở các
quốc gia đang phát triển_nơi mà hoạt động của ngành ngân hàng đang trên quá trình đổi
mới cả về hình thức hoạt động cũng nhƣ cấu trúc sở hữu. Với 10.000 quan sát cho 133
quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1993-2004, mô hình hồi quy đã đƣa ra 4 kết quả
đáng chú ý.

Thứ nhất, có một mối quan hệ cùng chiều giữa sự tập trung quyền lực trong ngân hàng và
rủi ro phá sản của nó. Tƣơng quan này sẽ lớn nhất khi các ngân hàng nhà nƣớc sở hữu
một thị phần đáng kể thị trƣờng tài chính trong nƣớc.

Thứ hai, tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của các quốc gia và doanh nghiệp mà rủi ro
của các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc sẽ cao hơn rất nhiều so với rủi ro của các ngân hàng
sở hữu tƣ nhân trong nƣớc.

Thứ ba, khi tiến hành mở rộng thị phần, các ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng sở hữu
nhà nƣớc sẽ gặp phải rủi ro cao hơn các ngân hàng tƣ nhân.

Thứ tƣ, các ngân hàng nhà nƣớc và nƣớc ngoài sẽ có tầm ảnh hƣởng lớn hơn và chi phi
phá sản thấp hơn đối với các ngân hàng thƣơng mại sở hữu tƣ nhân.

Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy tác động của từng loại sở hữu khác nhau đến thị
phần hoạt động của các ngân hàng. Giai đoạn từ sau năm 1994 đã đánh dấu sự gia tăng
11

mạnh mẽ trong thị phần của các ngân hàng sở hữu nƣớc ngoài, điều này có thể cho thấy
lợi thế về quy mô vốn, chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ trình độ công nghệ của các nƣớc phát
triển đang ngày càng đƣợc mở rộng ở thị trƣờng của các nƣớc đang phát triển ngoại trừ
nhóm có thu nhập trung bình thấp. Bên cạnh đó, các ngân hàng sở hữu nhà nƣớc cũng
giảm thị phần liên tục trong khu vực thu nhập thấp và đẩy mạnh thị phần ở khu vực thu
nhập cao hơn.

Nếu sở hữu nhà nƣớc đƣợc nhắc nhiều trong ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến việc
chấp nhận rủi ro của ngân hàng thì sở hữu tƣ nhân, sở hữu nƣớc ngoài sẽ đƣợc chú trọng
nghiên cứu nhiều hơn trong việc phân tích ảnh hƣởng của nó đến hiệu quả hoạt động của
ngân hàng.

Gần đây, làn sóng tƣ nhân hóa các ngân hàng đã xảy ra mạnh mẽ, ngày càng nâng cao vai
trò của các chủ sở hữu nội địa và chủ sở hữu nƣớc ngoài. Trong nghiên cứu của Alvaro
Taboada (2008) về tác động của việc thay đổi trong cấu trúc sở hữu đến hiệu quả phân bổ
nguồn vốn thì việc tƣ nhân hóa sở hữu ngân hàng đã đƣợc thực hiện trên toàn thế giới, xu
hƣớng sở hữu nƣớc ngoài cũng đƣợc mở ra và phát triển mạnh mẽ. Không những nghiên
cứu cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến hiệu quả phân phối nguồn vốn của ngân
hàng, Alvaro Taboada còn nhận định về ảnh hƣởng của yếu tố sở hữu này tác động nhƣ
thế nào đến GDP của nền kinh tế. Thông qua việc phân phối nguồn vốn một cách hiệu
quả, cấu trúc sở hữu gián tiếp cung cấp thêm tín dụng cho các ngành công nghiệp, từ đó
họ có thể mở rộng sản xuất và tạo ra GDP lớn hơn. Ở đây, hiệu quả phân phối nguồn vốn
đƣợc hiểu nhƣ là sự gia tăng nguồn tài trợ đối với những ngành kinh tế đang phát triển
giảm nguồn tài trợ này với các ngành kinh tế kém phát triển (Wurgler (2000))

Micco và các đồng sự (2004) sau khi phân tích số liệu gồm 50,000 quan sát từ 119 quốc
gia trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến năm 2002, sử dụng mô hình định lƣợng riêng
cho nhóm quốc gia đang phát triển và nhóm phát triển đã thấy đƣợc sự khác nhau trong
mức độ liên quan giữa sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Ông tìm ra rằng ở
các nƣớc đang phát triển, mối tƣơng quan giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của
12

ngân hàng sẽ lớn hơn rất nhiều đối với các nƣớc công nghiệp phát triển. Một vấn đề nữa
đƣợc đề cập trong bài nghiên cứu đó là đối với các quốc gia đang phát triển, nên đẩy
mạnh tỉ lệ sở hữu tƣ nhân và sở hữu nƣớc ngoài trong ngân hàng. Bởi sở hữu nhà nƣớc
tồn tại bấy lâu nay đã đƣa các ngân hàng hoạt động theo hƣớng lợi nhuận thấp trong khi
chi phí quá cao. Khu vực tƣ nhân và nƣớc ngoài sẽ đón vai trò quan trọng trong việc nâng
cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tạo ra một nền công nghiệp ngân hàng năng động
hơn với tỉ suất sinh lợi cao và chi phí hoạt động giảm đáng kể.

Tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng cũng là vấn đề rất đƣợc quan tâm. Burcu Aydın
đã cho thấy ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến sự phát triển trong hoạt động tín dụng của
các ngân hàng ở các quốc gia CEE, nơi có nền tài chính và kinh tế cực kì phát triển. Tác
giả đã chú trọng phân tích tác động của sở hữu nhà nƣớc và sở hữu nƣớc ngoài trong bài
nghiên cứu này.

Tác giả cũng đã chỉ ra các xu hƣớng tích cực của các ngân hàng sở hữu nƣớc ngoài trong
khâu tín dụng. Thứ nhất, tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng nƣớc ngoài khá
cao so với khối sở hữu nhà nƣớc. Thêm vào đó, hoạt động cho vay của các ngân hàng
nƣớc ngoài khá linh hoạt, họ không gặp phải hạn chế về vốn của thị trƣờng trong nƣớc.
Tác động tích cực thứ ba là các ngân hàng nƣớc ngoài cạnh tranh khá tốt với nhau cùng
nhau giảm chi phí huy động vốn. Loại hình ngân hàng nƣớc ngoài thật sự phát triển mạnh
ở CEE là bởi sự phát triển tốt của nền kinh tế cũng nhƣ mức lãi suất khá hấp dẫn. Mỗi
nhà nghiên cứu khi thực hiện các phân tích của mình đều phân chia cấu trúc sở hữu thành
các thành phần khác nhau, phù hợp với mục đích và mô hình mà họ hƣớng đến.

Mayers và các cộng sự (1990) khi nghiên cứu về nhu cầu bảo hiểm của các doanh nghiệp
đã đƣa ra các biến giả trong mô hình để thể hiện cho các loại cấu trúc sở hữu mà họ
nghiên cứu bao gồm: sở hữu Lloyd’s, công ty cổ phần, sở hữu lẫn nhau và sở hữu đối
ứng. Hơn nữa, loại hình công ty cổ phần còn đƣợc xem xét dƣới góc độ chủ sở hữu của
công ty là hiệp hội, hộ gia đình, tổ chức đóng (từ 100 cổ đông trở xuống) hay tổ chức mở
13

rộng (trên 100 cổ đông). Ông còn phân tích dƣới góc độ công ty cổ phần này là công ty
con cho các doanh nghiệp hay là một bộ phận của một tập đoàn kinh tế lớn.

Tóm lại, đã có rất nhiều nghiên cứu viết về cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thƣơng
mại đƣợc thực hiện ở các nƣớc trên thế giới trong những khoản thời gian, bằng những
phƣơng pháp khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, chƣa có nhiều bài viết về vấn đề này.
Trong khi đó hình thức sở hữu ở Việt Nam khá đa dạng và có nhiều thay đổi mạnh mẽ
trong những năm gần đây nên việc tìm hiểu về cấu trúc sở hữu của ngân hàng thƣơng mại
theo các nhóm: sở hữu cá nhân, sở hữu nhà nƣớc, sở hữu tổ chức và sở hữu nƣớc ngoài là
rất cần thiết.

2.2 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thƣơng mại

2.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Cụm từ tín dụng có nguồn gốc từ tiếng Latinh, “credittum”, với ý nghĩa là sự tin tƣởng,
tín nhiệm. Một cách đơn giản, tín dụng chính là sự vay mƣợn dƣới hình thức tiền tệ dựa
trên uy tín của ngƣời đi vay, bên đi vay có nghĩa vụ hoàn trả khoản nợ đã vay theo thời
hạn thỏa thuận và kèm với lãi suất. Vậy thực chất, tín dụng thể hiện mối quan hệ kinh tế
gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tín dụng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu
vốn tạm thời cho quá trình tái sản xuất và đời sống theo nguyên tắc hoàn trả.

Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng là một trong những nghiệp vụ rất quan trọng, thể hiện
một mối quan hệ hình thành giữa các ngân hàng với nhau, giữa ngân hàng với các tổ chức
tín dụng khác hoặc với các đối tác kinh tế-tài chính của toàn xã hội bao gồm doanh
nghiệp, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nƣớc. Trong mối quan hệ này ngân hàng sẽ
chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng sang khách hàng hoặc ngƣợc lại, trong
một thời gian nhất định và đồng thời bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc lẫn
lãi khi đến hạn thanh toán. Trong bài nghiên cứu này chúng tôi tập trung phân tích nghiệp
vụ tín dụng dƣới góc cạnh là hoạt động cho vay của ngân hàng.
14

Nghiên cứu về nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng thƣơng mại, rủi ro tín dụng (credit risk)
là một khía cạnh luôn đƣợc các nhà phân tích kinh tế quan tâm. Có rất nhiều định nghĩa
về rủi ro tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. Theo thông tƣ số 02/2013/TT-NHNN tại
khoản 1 điều 3, rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là “tổn thất có khả năng xảy ra
đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài do khách hàng không
thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình
theo cam kết.” Theo Thomas P.Fitch (2000) trong “Từ điển thuật ngữ chuyên ngành
Ngân Hàng Barron” rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi bên đi vay không thể thanh toán
các khoản nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng dẫn đến việc không thực hiện nghĩa vụ trả
nợ đúng hạn. Trong cuốn “Phân tích và quản trị rủi ro Ngân Hàng”, Greuning và
Bratanovic (2003) cho rằng rủi ro tín dụng là nguy cơ mà ngƣời đi vay không có khả
năng chi trả tiền lãi hoặc hoàn trả vốn gốc đã đƣợc qui định trong hợp đồng tín dụng.
Việc hoàn trả đó có thể sẽ bị trì hoãn hoặc thậm chí không đƣợc thực hiện và điều này sẽ
dẫn đến những vấn đề liên quan đến dòng tiền và gây ảnh hƣởng cho thanh khoản của
ngân hàng. Vậy nói một cách tổng quát, rủi ro tín dụng là việc ngƣời đi vay không trả
đƣợc nợ khi đến hạn phải thanh toán theo hợp đồng.

2.2.2 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

Dựa vào tiêu chí đối tƣợng gây ra rủi ro, nguyên nhân hình thành rủi ro tín dụng ngân
hàng có thể chia thành nguyên nhân từ phía khách hàng hay cụ thể là các doanh nghiệp
và nguyên nhân từ phía bản thân ngân hàng.

 Từ phía khách hàng

Nguyên nhân hình thành rủi ro tín dụng thƣờng bắt nguồn từ việc các doanh nghiệp vay
tiền ngân hàng cho các hoạt động đầu tƣ, kinh doanh nhƣng sau đó bị thua lỗ dẫn đến mất
khả năng thanh toán khoảng tiền đã vay.

Kinh tế vĩ mô là một trong những yếu tố dẫn đến rủi ro tín dụng tại các ngân hàng.
Những yếu tố vĩ mô của nền kinh tế trong nƣớc nhƣ GDP, lạm phát, FPI, FDI… có sự
15

ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ khi các
dòng vốn nƣớc ngoài đổ vào Việt Nam giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu hoặc lạm
phát đang nằm ở mức khá cao sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bị
đình trệ, thua lỗ, từ đó dẫn đến khó khăn trong việc hoàn trả các khoản đã vay cho ngân
hàng khi đến hạn thanh toán. Trong giai đoạn gần đây cũng đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu nói về vấn đề này nhƣ Pesola (2011), PGS TS. Trƣơng Đông Lộc, Ths.
Nguyễn Thị Tuyết (2011), Castro (2013). Bên cạnh đó, hầu hết các doanh nghiệp ở Việt
Nam chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp nên hoạt động kinh doanh có hiệu quả
hay không vẫn còn phụ thuộc rất lớn vào thời tiết, khí hậu. Chính sự phụ thuộc này đã
dẫn đến không ít những doanh nghiệp ở Việt Nam đã bị tổn thất nặng nề thậm chí dẫn
đến phá sản khi thời tiết thay đổi bất thƣờng hoặc bất ngờ có thiên tai (lũ lụt, hạn hán…)
xảy ra. Không chỉ bị tác động bởi những yếu tố trong nƣớc, hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp Việt Nam còn bị ảnh hƣởng rất lớn từ thế giới. Các sản phẩm ở nƣớc ta chủ
yếu là các mặt hàng gia công, nguyên vật liệu phần lớn đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài.
Một sự thay đổi trong giá cả đầu vào có thể gây khó khăn cho tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp. Hơn nữa, quá trình hội nhập ở Việt Nam ngày càng đƣợc đẩy mạnh đã
khiến các doanh nghiệp nƣớc ngoài dễ dàng tiếp cận với thị trƣờng trong nƣớc, dẫn đến
sự cạnh tranh trong thị trƣờng ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp hoạt động không
hiệu quả sẽ nhanh chóng bị loại ra khỏi cuộc chơi, thua lỗ, phá sản trong khi vẫn còn một
khoản nợ chƣa thanh toán cho ngân hàng.

Ngoài các nguyên nhân của kinh tế vĩ mô, môi trƣờng pháp lý cũng là một trong những
nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tại Việt Nam, khung
pháp lí quy định các luật lệ, chính sách quản lý kinh tế còn khá nhiều những bất cập và
hay thay đổi đột ngột đã gây không ít khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp. Một
số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đã đƣa ra những nhận định của mình về môi trƣờng
đặc thù này nhƣ González (2004) nói về mối quan hệ giữa những qui định hạn chế và
hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng hay Haq, Faff, Seth, Mohanty (2013) bàn về
những công cụ quản lý và rủi ro của ngân hàng các nƣớc châu Á Thái Bình Dƣơng.
16

Ngoài ra những rủi ro bất ngờ khác nhƣ cháy nổ, dịch bệnh cũng là một trong những
nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Những nguyên nhân từ chủ quan từ phía doanh nghiệp nhƣ quản lí kém, nguồn lực không
đủ để có thể ứng phó trƣớc những biến động bất ngờ của thị trƣờng hoặc sử dụng vốn sai
mục đích cũng là những yếu tố quan trong gây ra rủi ro tín dụng của ngân hàng hay nói
cách khác là nguyên nhân dẫn đến việc thua lỗ và không thanh toán đƣợc nợ của doanh
nghiệp cho ngân hàng.

 Từ phía ngân hàng

Rủi ro tín dụng không chỉ bắt nguồn từ phía các doanh nghiệp, tổ chức vay vốn mà còn
bắt nguồn từ chính bản thân ngân hàng. Nhiều ngân hàng do muốn tranh giành thị trƣờng
với các ngân hàng khác hoặc gấp gáp trong việc giải ngân đã nới lỏng chính sách cho vay
quá mức khiến cho các quy trình thẩm định tín dụng trở nên lỏng lẻo dẫn đến việc tỉ lệ nợ
quá hạn trên tổng dƣ nợ ngày càng lớn. Hơn nữa, chất lƣợng đội ngũ cán bộ tín dụng ở
nƣớc ta vẫn chƣa cao, một số do thiếu trình độ chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong
nghiệp vụ thẩm định nên không đánh giá chính xác đƣợc hồ sơ vay vốn của doanh
nghiệp, một số khác do vi phạm đạo đức nghề nghiệp, thông đồng với doanh nghiệp đi
vay để chiếm đoạt tài sản ngân hàng và kèm theo đó là công tác quản lý, kiểm soát còn
hời hợt nên hệ quả cuối cùng là nợ xấu trong hệ thống ngày càng tăng cao. Thông tin bất
cân xứng cũng là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định của ngân
hàng. Các ngân hàng Việt Nam hầu hết vẫn chƣa có một hệ thống dữ liệu đầy đủ về
khách hàng, những thông tin đƣợc ngân hàng phân tích trƣớc khi đƣa ra quyết định cho
vay hầu hết đều dựa trên thông tin đƣợc cung cấp từ khách hàng và thƣờng không đƣợc
thông qua bất kì kênh kiểm tra chéo nào.

2.2.3 Ảnh hƣởng của rủi ro tín dụng

Là một trong những loại rủi ro chủ yếu của ngân hàng nên rủi ro tín dụng có thể dẫn đến
rất nhiều hậu quả cho hoạt động của ngân hàng. Đầu tiên, rủi ro tín dụng có thể làm giảm
17

lợi nhuận của ngân hàng thông qua việc ngân hàng phải trích lập các khoản dự phòng tùy
theo mực độ nợ xấu và tài sản đảm bảo. Thứ hai, uy tín của ngân hàng có thể bị ảnh
hƣởng khi tồn tại một tỉ lệ nợ xấu cao trong hệ thống. Mỗi năm, các ngân hàng đều phải
thống kê và thể hiện các chỉ số tài chính lên báo cáo thƣờng niên và công bố cho mọi cá
nhân, tổ chức trong nền kinh tế nói chung cũng nhƣ cổ đông nói riêng biết. Việc có một tỉ
lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ lớn sẽ tác động không nhỏ đến tâm lý của ngƣời dân cũng nhƣ
các cổ đông, mọi ngƣời sẽ không còn tin tƣởng ngân hàng dẫn đến chữ tín của ngân hàng
bị ảnh hƣởng nghiêm trọng. Uy tín bị ảnh hƣởng, ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn
trong việc huy động vốn do lúc này các cá nhân, tổ chức cảm thấy bất an và không muốn
gửi tiền vào ngân hàng khiến thanh khoản của ngân hàng trở nên xấu đi, thậm chí một số
trƣờng hợp nghiêm trọng hơn, các cá nhân do tâm lý theo số đông lo sợ bị mất tiền vì
ngân hàng đang hoạt động không tốt sẽ rút tiền ào ạt và dẫn đến sự phá sản của ngân
hàng.

2.2.4 Các nghiên cứu về rủi ro tín dụng của ngân hàng

Trƣớc đây đã có rất nhiều giáo sƣ, nhà phân tích kinh tế thực hiện các nghiên cứu về rủi
ro tín dụng của hoạt động ngân hàng. Bàn về sự ảnh hƣởng của các yếu tố vĩ mô đến rủi
ro tín dụng, Castro (2013) đã áp dụng mô hình bảng động với dữ liệu là các quốc gia
GIPSI từ quí 1 năm 1997 đến quí 3 năm 2011 và nhận thấy rằng rủi ro tín dụng tăng khi
sự tăng trƣởng GDP, chỉ số giá cổ phiếu và giá nhà ở có xu hƣớng giảm và tỉ lệ thất
nghiệp, lãi suất thị trƣờng và tăng trƣởng tín dụng có xu hƣớng tăng. Bên cạnh đó, rủi ro
tín dụng cũng có mối quan hệ cùng chiều với sự tăng giá của tỉ giá hối đoái thực. Không
những thế, rủi ro tín dụng còn gia tăng đáng kể trong giai đoạn nền kinh tế đang lâm vào
khủng hoảng.

Theo Yurdakul (2013), khi ông nghiên cứu mối quan hệ của rủi ro tín dụng với một số
biến vĩ mô khác tại quốc gia Thổ Nhĩ Kì từ tháng 1 năm 1998 đến tháng 7 năm 2012, tốc
độ tăng trƣởng và chỉ số ISE-100 tăng sẽ làm giảm rủi ro tín dụng trong dài hạn trong khi
cung tiền, tỉ giá hối đoái, tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát và lãi suất tăng sẽ làm tăng rủi ro
18

này khi. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy rủi ro tín dụng của kì trƣớc sẽ có ảnh hƣởng
đến rủi ro kì sau.

Nói về mối quan hệ giữa môi trƣờng pháp lý và rủi ro tín dụng, Chen (2007) đã nghiên
cứu ảnh hƣởng của sắc lệnh Ngân hàng năm 1993 ở châu Âu đối với rủi ro của các ngân
hàng thuộc liên minh châu Âu từ năm 1990 đến 1999. Nghiên cứu này cho thấy việc bãi
bỏ một số những kiểm soát về qui định của nhà nƣớc đối với ngành ngân hàng, tạo điều
kiện cho các ngân hàng nƣớc ngoài dễ dàng tham gia vào thị trƣờng trong nƣớc sẽ khiến
các ngân hàng nội địa thận trọng hơn trong việc cho vay, các cá nhân, tổ chức đi vay lúc
này sẽ bị sàn lọc kĩ lƣỡng hơn (cho dù lãi suất cho vay lúc này có thể thấp hơn do sự cạnh
tranh ngày càng gay gắt) khiến rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm.

Không chỉ chịu sự chi phối của các yếu tố bên ngoài, rủi ro tín dụng còn chịu ảnh hƣởng
không nhỏ từ các yếu tố bên trong của ngân hàng. Haq và Heaney (2012) đã nghiên cứu
sự ảnh hƣởng của nguồn vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, hoạt động ngoại bảng, tỉ lệ chi trả
cổ tức và quy mô của ngân hàng đối với rủi ro ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói
riêng. Bài nghiên cứu dựa trên dữ liệu số liệu của 117 tổ chức tín dụng tại 15 quốc gia
châu Âu từ năm 1996 đến năm 2010 và đã đƣa ra một số nhận định. Nguồn vốn chủ sở
hữu cũng nhƣ vốn điều lệ của ngân hàng có mối quan hệ phi tuyến tính với rủi ro tín
dụng, đồng thời trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, tác động ngƣợc chiều
của hai yếu tố này đối với rủi ro tín dụng càng đƣợc thể hiện rõ nét hơn . Việc gia tăng
các hoạt động ngoại bảng có thể làm tăng rủi ro tín dụng và ngân hàng với qui mô càng
lớn sẽ có xu hƣớng chịu rủi ro tín dụng càng thấp.

2.3 Rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng
Bên cạnh rủi ro tín dụng, tuy không thƣờng xuyên xảy ra nhƣng rủi ro mất khả năng
thanh toán lại giữ một vị trí rất quan trọng trong các loại rủi ro do nó liên quan đến sự
sống còn của một ngân hàng và đôi khi là cả hệ thống tài chính của một quốc gia.
19

2.3.1 Khái niệm rủi ro mất khả năng thanh toán

Rủi ro mất khả năng thanh toán (insolvency risk) là một trong những rủi ro đƣợc đề cập
trong giai đoạn gần đây đặc biệt khi các cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu nói
chung và từng khu vực nói riêng liên tiếp xảy ra. Tuy nhiên khái niệm về rủi ro mất khả
năng thanh toán vẫn chƣa đƣợc đề cập phổ biến trong các nghiên cứu.

Theo Lastra và Schiffman (1999), tình trạng mất khả năng thanh toán có thể đƣợc định
nghĩa bằng hai cách. Thứ nhất, đó là sự thất bại trong việc hoàn trả những nghĩa vụ tài
chính khi đến hạn. Thứ hai, đó là tình trạng khoản mục nợ phải trả vƣợt quá tài sản trên
bảng cân đối kế toán. Nhƣ vậy có thể hiểu rằng rủi ro mất khả năng thanh toán là một
biến cố bất ngờ xảy ra khi một cá nhân hoặc một tổ chức không thể thực hiện nghĩa vụ tài
chính của mình đối với bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Rủi ro này thƣờng có thể dẫn
đến việc phá sản của tổ chức.

Đối với ngành ngân hàng, rủi ro mất khả năng thanh toán xuất hiện khi ngân hàng mất
khả năng chi trả các khoản nợ khi đến ngày đáo hạn. Các ngân hàng lúc này sẽ rơi vào
tình trạng kiệt quệ về tài chính và đi đến việc phá sản hoặc hợp nhất, sáp nhập với ngân
hàng khác nhằm tạo ra một ngân hàng mới vững mạnh hơn và bảo vệ quyền lợi của ngƣời
cho vay.

2.3.2 Nguyên nhân của rủi ro mất khả năng thanh toán

Do tính đặc thù về kinh tế, việc mất khả năng thanh toán của ngân hàng không phải lúc
nào cũng có thể xảy ra trừ trƣờng hợp các yếu tố gây rủi ro tác động liên tục trong một
thời gian dài hoặc xảy ra bất ngờ khiến các ngân hàng chƣa kịp có kế hoạch hành động.
Nguyên nhân thƣờng đƣợc đề cập chính là trƣờng hợp ngân hàng mắc phải những tin đồn
thất thiệt, gây tâm lý hoang mang cho ngƣời gửi tiền dẫn đến hành động rút tiền ào ạt,
ảnh hƣởng đến thanh khoản của ngân hàng. Điển hình nhƣ trƣờng hợp của ngân hàng
thƣơng mại cổ phần Á Châu năm 2003, khi rộ lên tin đồn tổng giám đốc bỏ trốn, ngƣời
dân đã kéo nhau đến các trụ sở của ngân hàng này để rút tiền khiến ngân hàng rơi vào
tình trạng thanh khoản kém. Nhƣ vậy nếu tình trạng này xảy trong một thời gian dài và
20

ngân hàng lúc này không có sẵn một lƣợng tiền mặt đủ lớn hoặc không tuân thủ các qui
định về dự trữ bắt buộc chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của khách
hàng, dẫn đến sự tê liệt trong hoạt động, cuối cùng phải đi đến việc sáp nhập, hợp nhất.
Hơn nữa, các ngân hàng nói chung và ở Việt Nam nói riêng có mối quan hệ sở hữu chéo
rất phức tạp, việc một ngân hàng mất khả năng thanh toán đôi khi có thể ảnh hƣởng đến
hoạt động thanh toán của các ngân hàng liên quan đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, tiềm
lực tài chính còn yếu. Bên cạnh đó, qua những phân tích trên , chúng ta có thể thấy rằng ,
ở một khía cạnh nào đó, rủi ro thanh khoản và rủi ro mất khả năng thanh toán có thể có
mối quan hệ với nhau.

Một nguyên nhân khác gây ra rủi ro mất khả năng thanh toán cho các ngân hàng thƣờng
bắt nguồn từ việc các cá nhân, tổ chức vay vốn của ngân hàng không hoàn trả vốn gốc và
lãi đúng hạn hoặc bị phá sản, không còn khả năng chi trả khiến tài sản của ngân hàng lúc
này thấp hơn so với những khoản nợ phải trả. Việc không thu hồi đƣợc các khoản nợ có
thể từ các yếu tố khách quan nhƣ rủi ro thiên tai, hỏa hoạn khiến các doanh nghiệp lâm
vào tình trạng phá sản hoặc yếu tố chủ quan từ phía ngân hàng khi thực hiện các nghiệp
vụ thẩm định lỏng lẻo nhƣ theo Campell (2007) rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng có mối liên hệ với tỉ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ. Cuối cùng về lâu dài nếu không có
biện pháp khắc phục sẽ dẫn đến việc ngân hàng không đủ nguồn lực tài chính để hoàn trả
các khoản nợ đã vay.

Năng lực quản lý kém tuy ít khi dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán ở các ngân hàng
nhƣng trong một số trƣờng hợp, đặc biệt với các ngân hàng nhỏ, sức cạnh tranh trong thị
trƣờng còn yếu, rủi ro này vẫn có thể xảy ra. Ngân hàng là một ngành rất nhạy cảm với
yếu tố tâm lý. Khi một ngân hàng bị cho là có năng lực điều hành kém và qui mô vốn nhỏ
sẽ rất khó để thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay. Chính vì thế xét trong
thời gian dài, hoạt động kinh doanh của ngân hàng này sẽ gặp nhiều khó khăn dẫn đến
thua lỗ, cuối cùng sẽ không còn đủ khả năng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình.
21

2.3.3 Ảnh hƣởng của rủi ro mất khả năng thanh toán

Rủi ro mất khả năng thanh toán là một trong những rủi ro khá hiếm khi xảy ra nhƣng lại
có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của các ngân hàng. Rủi ro này xuất hiện đồng nghĩa
với việc ngân hàng đang rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính và nếu không có biện pháp
kịp thời, khả năng dẫn đến sự phá sản của ngân hàng là rất cao. Tuy nhiên, hiện tại ở Việt
Nam vẫn chƣa có qui định cụ thể về việc phá sản ngân hàng nên hầu hết các ngân hàng
khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong thời gian dài thƣờng sẽ đi đến việc
hợp nhất, sáp nhập với các ngân hàng khác.

Ngân hàng là một ngành khá nhạy cảm, do đó sự sụp đổ của một ngân hàng, đặc biệt là
các ngân hàng lớn có thể ảnh hƣởng đến niềm tin của ngƣời dân vào hệ thống tài chính
của quốc gia. Chính vì thế, rủi ro mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hƣởng đến hoạt
động của bản thân ngân hàng, mà còn có thể ảnh hƣởng đến cả hệ thống tài chính của
một quốc gia. Thông thƣờng, các ngân hàng lớn sẽ đƣợc giúp đỡ bởi ngân hàng trung
ƣơng, điển hình nhƣ các trƣờng hợp ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản do tin đồn.
Tuy nhiên, cũng chính hành động này có thể sẽ khiến ngân hàng trung ƣơng phải đối mặt
với vấn đề thay đổi chính sách tiền tệ hiện tại, sao cho vừa có thể điều tiết nền kinh tế vĩ
mô, vừa có thể đƣa ngân hàng thoát khỏi tình trạng mất khả năng thanh khoản.

2.3.4 Các nghiên cứu về rủi ro mất khả năng thanh toán trƣớc đây

Nghiên cứu tác động của qui định về an toàn vốn, Shu Ling Lin, Jack H.W.Penm, Shang-
Chi Gong và Chinh-Shan Chang (2005) sau khi lấy mẫu là 40 ngân hàng ở Trung Quốc
đã nhận thấy rằng trƣớc khi ban hành những qui định mới về an toàn vốn (trƣớc năm
1998) tỉ lệ an toàn vốn và rủi ro mất khả năng thanh toán ở các ngân hàng có mối quan hệ
ngƣợc chiều, trong khi đó, mối quan hệ này thay đổi khi các qui định mới ban hành. Kết
quả thực nghiệm đã cho thấy rằng yêu cầu an toàn vốn càng cao thì rủi ro mất khả năng
thanh khoản cũng càng cao. Hay nói cách khác khi những qui định quản lý an toàn vốn
càng khắt khe thì ngân hàng sẽ có xu hƣớng chấp nhận rủi ro nhiều hơn và cũng đồng
nghĩa với việc dễ dàng bị tổn thƣơng hơn. Điều này cũng đã đƣợc chứng minh bởi nhiều
22

nghiên cứu trƣớc nhƣ Kahane (1997), Koehn và Santomero (1980), Kim và
Santomero(1988), Chen (1993). Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy qui mô tài sản và
chỉ số rủi ro mất khả năng thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều sau khi qui định mới
đƣợc thực hiện và ngƣợc lại trong khoảng thời gian trƣớc đó.

Theo Rivard và Thomas (1997), khi rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng càng
cao thì lợi nhuận của nó sẽ càng thấp. Chính vì thế, nếu các ngân hàng muốn giảm thiểu
rủi ro này sẽ cần phải mở rộng phạm vi hoạt động, cố gắng đa dạng hóa các sản phẩm
làm doanh thu tăng trƣởng và hạn chế sự biến động của lợi nhuận.

Thông qua việc sử dụng mô hình hồi qui logistic trên 400 ngân hàng từ năm 1987 đến
năm 1993, Laitinen (2000) đã cho thấy tỉ lệ tiền mặt trên tổng tài sản, dòng tiền trên tổng
tài sản, vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đều có ảnh hƣởng đến rủi ro mất khả năng thanh
toán của ngân hàng.

2.4 Tổng quan các bài nghiên cứu trƣớc đây về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu
và rủi ro của ngân hàng

Các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu ngân hàng đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ vào những
năm 90 của thế kỷ trƣớc, chứng tỏ ảnh hƣởng quan trọng của nó đến hoạt động của hệ
thống ngân hàng nói riêng và cả nền kinh tế nói chung.
Một số bài nghiên cứu không những đo lƣờng mối quan hệ của cấu trúc ngân hàng và các
yếu tổ ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của chúng mà còn đặt vào một số giai đoạn
nhất định, chứng tỏ sự ảnh hƣởng của các sự kiện kinh tế toàn cấu đến mối quan hệ đó.
Đầu tiên là nghiên cứu của Suanders, A., Strock, E. và Travlos , N. (1990), nhóm tác giả
đã nghiên cứu sự ảnh hƣởng của cấu trúc sở hữu đến việc chấp nhận rủi ro trong thời kỳ
các khung pháp lý đang đƣợc dở bỏ (1979-1982). Bài nghiên cứu tập trung vào hai đối
tƣợng chính là ngân hàng mà những nhà quản trị chỉ nắm số ít cổ phần, hoạt động với
phƣơng thức là tối đa hóa lợi nhuận của họ và ngân hàng mà những nhà quản trị nắm giữ
số lƣợng lớn cổ phần và phƣơng thức hoạt động là tối đa hóa lợi nhuận cổ đông. Tác giả
đã đƣa ra kết luận rằng loại hình ngân hàng thứ nhất chấp nhận rủi ro cao hơn loại hình
23

thứ hai và nó càng thể hiện rõ hơn trong giai đoạn các đạo luật đang đƣợc bãi bỏ vào giai
đoạn 1979-1982. Tiếp theo cũng nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc và rủi ro của
ngân hàng nhƣng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính châu Á và thay đổi đối tƣợng
nghiên cứu sang ngân hàng quốc doanh và ngân hàng tƣ nhân, nhóm tác giả M.M., Guo,
L., Khaksari, S ., và Tehranian , H.(2010) đã tìm ra đƣợc rằng trƣớc năm 2001, mô hình
ngân hàng quốc doanh có khả năng sinh lợi kém hơn, nguồn vốn ít hơn và rủi ro tín dụng
cao hơn so với ngân hàng tƣ nhân. Điều này còn thể hiện rõ hơn vì sự can thiệp của chính
phủ và các chính sách chính trị nhiều hơn. Hơn nữa, từ năm 1997 đến năm 2000, bốn
năm sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu sự suy giảm trong lợi nhuận từ dòng tiền, nguồn
vốn và chất lƣợng tín dụng của ngân hàng quốc doanh lớn hơn rất nhiều so với ngân hàng
tƣ nhân đặc biệt là các quốc gia bị ảnh hƣởng nặng của cuộc khủng hoảng. Tuy vậy đến
giai đoạn năm 2001-2007 sự khác biệt trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng quốc
doanh và ngân hàng tƣ nhân đã đƣợc giảm đi đáng kể, cụ thể là trong thu nhập từ dòng
tiền, nguồn vốn và nợ xấu. Nhƣ vậy chúng ta thấy đƣợc rằng ảnh hƣởng của cấu trúc sở
hữu lên rủi ro cũng nhƣ hiệu quả kinh doanh của hệ thống ngân hàng bị ảnh hƣởng khá
lớn của các giai đoạn kinh tế gắn liền với sự thay đổi trong chính sách của các nƣớc.
Bàn về sự ảnh hƣởng của mức độ tập trung sở hữu lên rủi ro của ngân hàng, trên tạp chí
“Banking and Finance”, Shehzad, C.T., De Haan, J., và Scholtens, B. (2010) đã nghiên
cứu sự ảnh hƣởng của mức độ tập trung sở hữu lên chất lƣợng của những khoản cho vay
và an toàn vốn. Bài nghiên cứu đã dùng hai chỉ số để chỉ mức độ rủi ro của ngân hàng đó
là tỉ lệ nợ xấu và an toàn vốn. Với số mẫu khá lớn, 300 ngân hàng thƣơng mại trên hơn
50 quốc gia nhóm tác giả đã tìm ra đƣợc mối quan hệ giữa mức độ tập trung sở hữu ( đại
diện bởi mức độ cổ phần ) có ảnh hƣởng đến tỉ lệ nợ xấu trong ngân hàng. Cụ thể, trong
điều kiện giám sát từ xa và quyền lợi của cổ đông đƣợc bảo về, việc tập trung sỡ hữu sẽ
làm giảm đáng kể tỉ lệ nợ xấu. Hơn nữa, trong điều kiện có sự bảo vệ cổ đông thì sự tập
trung sở hữu sẽ ảnh hƣởng tích cực đến tỉ lệ an toàn vốn. Nhƣng nếu trong diểu kiện
quyền lợi bảo vệ của cổ đông và sự giám sát thấp thì sự tập trung sở hữu sẽ làm giảm rủi
ro trong ngân hàng. Cùng một mối quan tâm là mức độ tập trung sở hữu Iannotta, G.,
Nocera, G., và Sironi, A.(2007) đã công bố báo cáo nghiên cứu ảnh hƣởng của cấu trúc
24

sở hữu đến rủi ro và hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng châu Âu. Nghiên cứu
này dùng biến đo lƣờng độ tập trung sở hữu để đại diện cho cấu trúc sở hữu khác nhau và
đo lƣờng sự ảnh hƣởng của nó lên khả năng sinh lợi, hiệu quả chi phí và rủi ro của ngân
hàng. Tác giả đã nghiên cứu 181 ngân hàng lớn ở 15 nƣớc châu Âu và chia chúng làm 4
loại hình sở hữu: Ngân hàng sở hữu nhà nƣớc, ngân hàng sở hữu bởi cá nhân, ngân hàng
đại chúng và ngân hàng tiết kiệm. Qua bài nghiên cứu, nhóm tác giả đã rút đƣợc ba kết
quả chính. Thứ nhất, sau khi đã loại bỏ tính chất đặc thù của từng ngân hàng và ảnh
hƣởng của quốc gia cũng nhƣ thời gian, ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng nhà nƣớc có
khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn ngân hàng sở hữu cá nhân. Thứ hai, ngân
hàng đại chúng có chất lƣợng các khoản cho vay thấp hơn và nguy cơ phá sản cao hơn so
với tất cả các loại ngân hàng khác và ngân hàng là ngân hàng có chất lƣợng cho vay tốt
nhất và rủi ro tài sản thấp nhất . Tuy nhiên, kết luận cuối cùng khá khác biệt so với các
nghiên cứu trƣớc vì cho rằng mức độ tập trung sở hữu không ảnh hƣởng đến khả năng
sinh lợi. Bên cạnh đó, họ vẫn khẳng định mức độ này có ảnh hƣởng đến chất lƣợng các
khoản cho vay, rủi ro tài sản và rủi ro phát sản. Cụ thể, khi ngân hàng có mức độ tập
trung sở hữu cao hơn thì chất lƣợng các khoản cho vay sẽ tốt hơn, rủi ro về tài sản và rủi
ro phá sản cũng sẽ giảm đi. Chính vì những khác biệt này cộng thêm sự khác biệt về cấu
trúc tài sản và cấu trúc vốn mà mỗi hình thức sở hữu ngân hàng sẽ tạo ra những mô hình
tài chính khác nhau.
Bên cạnh việc nghiên cứu mối quan hệ của mức độ tập trung sở hữu và rủi ro của ngân
hàng, nhiều công trình nghiên cứu còn phân tích sự khác nhau trong hành vi chấp nhận
rủi ro của các loại hình ngân hàng. Nhóm tác giả Garcia-Marco, T. và Roles-Fernandez,
M.D (2008) đã thực hiện một nghiên cứu ở Tây Ban Nha để tìm hiểu về sự khác nhau này
với đối tƣợng nghiên cứu chính là ngân hàng tiết kiệm và ngân hàng thƣơng mại. So với
các bài nghiên cứu trƣớc đây, nhóm tác giả đã đƣa vào thêm yếu tố quy mô của ngân
hàng và nhận thấy rằng khi có cùng quy mô thì ngân hàng tiết kiệm có rủi ro đồng nhất
hơn so với ngân hàng thƣơng mại. Ngân hàng thƣơng mại hƣớng tới lợi nhuận nhiều hơn
nên sẽ có xu hƣớng chấp nhận dữ án có rủi ro cao hơn ngân hàng tiết kiệm. Đồng thời,
các ngân hàng thƣơng mại vừa và nhỏ có mức độ tập trung sở hữu càng cao thì hành vi
25

chấp nhận rủi ro càng cao, nhƣng đối với ngân hàng thƣơng mại vừa và lớn thì hoàn toàn
ngƣợc lại, nghĩa là khi mức độ tập trung sở hữu càng cao thì hành vi chấp nhận rủi ro
càng thấp. Đây là kết luận khá mới mẻ so với các nghiên cứu trƣớc vì biến quy mô đƣợc
đƣa vào và phân tích cụ thể trên từng loại cấu trúc sở hữu. Cùng một mục tiêu nghiên cứu
các loại hình ngân hàng khác nhau, nhóm tác giả Barry, T.A., Lepetie, L., và Tarazi, A.
(2011) đã tìm hiểu hai loại hình ngân hàng ở châu Âu là ngân hàng đại chúng và ngân
hàng sở hữu bởi cá nhân và đã cho ra một số kết luận rằng cấu trúc sở hữu ảnh hƣởng
mạnh mẽ lên rủi ro của ngân hàng sở hữu bởi cá nhân hơn ngân hàng đại chúng. Tỉ lệ tài
sản góp vốn của cá nhân, gia đình hoặc tổ chức tín dụng vào ngân hàng càng lớn thì càng
làm giảm mức độ rủi ro trong tài sản và rủi ro trong việc mất khả năng thanh toán. Thêm
vào đó khi các tổ chức đầu tƣ và các công ty phi tài chính có phần góp vốn lớn thì mang
lại rủi ro lớn nhất cho ngân hàng. Đối với ngân hàng đại chúng, nhƣ đã nói, việc thay đổi
trong cấu trúc sở hữu không ảnh hƣởng đến việc chấp nhận rủi ro vì chính áp lực thị
trƣờng mới có ảnh hƣởng quan trọng tới hành vi chấp nhận rủi ro của nó, và nhóm tác giả
đã nêu lên kết luận khá khác biệt so với những nghiên cứu trƣớc rằng cấu trúc sở hữu
không còn là yếu tố quan trọng giải thích sự khác nhau trong rủi ro ở ngân hàng đại
chúng. Mặc dù vậy, việc nắm giữ phần góp vốn của các tổ chức ngân hàng lớn sẽ dẫn đến
rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng chi trả giảm.
Đi sâu hơn vào các loại hình sở hữu, nhóm tác giả Berger, A. N., Clarke, G. R., Cull, R.,
Klapper, L., và Udell, G. (2005) đã nghiên cứu ba loại sở hữu là sở hữu trong nƣớc, sở
hữu nƣớc ngoài và sở hữu nhà nƣớc. Nhóm tác giả đã rất coi trọng các chỉ tiêu của các
hoạt động quản trị có liên quan và hầu nhƣ đƣa hết chúng vào mô hình. Số liệu đƣợc họ
sử dụng là ở Argentina vào những năm 1990. Họ đã đƣa ra đƣợc những kết luận rằng
ngân hàng thuộc sở hữu nhà nƣớc có hiệu quả kinh doanh rất thấp trong thời gian dài và
tạo nên gánh nặng khi nó tƣ nhân hóa. Nhƣng sau khi tƣ nhân hóa, các ngân hàng này đã
có bƣớc phát triển khá vƣợt bậc.
Không chỉ nghiên cứu về các loại hình của ngân hàng, nghiên cứu của nhóm tác giả
Anderson, R.C., và Fraser, D.R. (2000) đã bổ sung thêm yếu tố quản trị vào nghiên cứu
của mình, góp phần đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về những nhân tố ảnh hƣởng
26

đến hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng cũng nhƣ tình trạng sức khỏe hệ thống ngân
hàng của mỗi nƣớc nói chung và từng ngân hàng nói riêng. Nhóm tác giả cung cấp bằng
chứng về việc cổ phần của những nhà quản trị là yếu tố quan trong trong việc chấp nhận
rủi ro của ngân hàng. Cổ phần của những nhà quản trị có mối quan hệ cùng chiều với
không chỉ từng rủi ro cụ thể mà còn là toàn bộ rủi ro trong những năm 1980s khi các điều
luật về ngân hàng không đƣợc thắt chặt và hệ thống ngân hàng đang chịu ảnh hƣởng của
áp lực tài chính. Mặc dù vậy, những quy định năm 1989 và 1991 đƣợc ban hành để làm
giảm rủi ro và cũng phản ánh sự cải thiện đáng kể trong giá trị của ngân hàng. Việc các
nhà quản trị nắm cổ phần có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đến toàn bộ rủi ro trong những năm
1990. Ngƣợc lại, rủi ro hệ thống không có mối quan hệ với việc nắm giữ cổ phần của các
nhà quản trị trong cả hai khoảng thời gian.

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 đã cung cấp khung lí thuyết và một số những nghiên cứu trƣớc đây về cấu trúc
sở hữu cũng nhƣ rủi ro của ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro
mất khả năng thanh toán. Qua đó, chúng tôi thấy rằng rủi ro của ngân hàng thƣơng mại bị
ảnh hƣởng từ rất nhiều yếu tố và cấu trúc sở hữu là một trong những yếu tố quan trọng.
Cấu trúc này có thể làm giảm hoặc tăng rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Tùy vào điều
kiện ở các không gian, thời gian khác nhau, mối quan hệ giữa rủi ro và cấu trúc sở hữu
của ngân hàng thƣơng mại sẽ có sự khác nhau. Vì vậy, khi kiểm tra sự ảnh hƣởng của cấu
trúc sở hửu lên hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng, chúng tôi vô cùng thận trọng
xem xét các điều kiện để đảm bảo mô hình mang tính thực nghiệm cao nhất. Những phân
tích sâu hơn về mối quan hệ này sẽ đƣợc chúng tôi trình bày ở những phần tiếp theo.
27

3. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Dựa vào nội dung chƣơng 2 đề cập đến những nền tảng lý thuyết cơ sở về cấu trúc sở hữu
và rủi ro của của ngân hàng từ các nghiên cứu khác nhau trên thế giới, nội dung chƣơng 3
sẽ trình bày tình hình hoạt động của các NHTM Việt Nam, cấu trúc sở hữu vốn hiện nay
của các ngân hàng và thực trạng rủi ro trong hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

3.1 Thực trạng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trên thế giới đem lại một sự gắn kết cho nền kinh
tế giữa các quốc gia. Cùng với xu hƣớng đó, năm 2007 Việt Nam chính thức gia nhập
WTO, mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên mặt trái của toàn cầu hóa cũng khiến
cho nền kinh tế Việt Nam đƣơng đầu với nhiều thách thức. Do đó sự phát triển của ngành
ngân hàng Việt Nam cũng không thể đi ngƣợc lại với xu hƣớng chung, đặc biệt trong giai
đoạn 2007-2012 tình hình thế giới có nhiều biến động lớn. Khủng hoảng kinh tế năm
2008 đƣợc khởi đầu bằng sự sụp đổ của hàng loạt các ngân hàng lớn ở Mỹ trực tiếp ảnh
hƣởng đến hoạt động ngân hàng trong nƣớc. Tiếp đó, 2010 bùng nổ nợ công xảy ra ở các
nƣớc châu Âu bắt đầu từ Hy Lạp, tài chính thế giới rơi vào bất ổn khiến hoạt động của
các ngân hàng Việt Nam khó khăn.

Trong nƣớc, dƣới áp lực mở cửa thị trƣờng, các ngân hàng TMNN đã tiến hành cổ phần
hóa. Ngoài ra, đề án tái cấu trúc hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2011-2015 bắt đầu
đƣợc thực thi. Theo đó quan điểm của đề án là, thứ nhất cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là
một quá trình thƣờng xuyên và liên tục, dựa vào đó, các ngân hàng sẽ phát triển theo
hƣớng an toàn hiệu quả, vững chắc, khắc phục những yếu kém khó khăn mà ngành ngân
hàng đang phải đối mặt. Thứ hai đa dạng hóa các hình thức sở hữu và quy mô của ngành,
trong đó các NHTMNN đóng vai trò chủ lực của hệ thống. Thứ ba khuyến khích hoạt
động hợp nhất, sáp nhập giữa các TCTD nhằm giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả hoạt
động. Thứ tƣ hoạt động tái cơ cấu đƣợc áp dụng phù hợp với từng TCTD cụ thể. Và quan
điểm cuối cùng là không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn trong hoạt động của ngành.
28

Thông qua đề án trên có thể thấy đƣợc nổ lực lành mạnh hóa thị trƣờng tài chính ngân
hàng và củng cố năng lực hoạt động của các TCTD.

Dƣới tác động của các nhân tố vĩ mô trong và ngoài nƣớc, ngành ngân hàng Việt Nam đã
đạt đƣợc những thành tựu nhất định nhƣng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Dƣới đây chúng
tôi sẽ phản ánh một số khía cạnh chính của bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng Việt
Nam thể hiện qua tình hình huy động vốn, hoạt động tín dụng và năng lực tài chính.

3.1.1 Hoạt động huy động vốn

Năm 2007, huy động vốn của toàn hệ thống tăng trƣởng mạnh với tỷ lệ 47,64%, đây có
thể đƣợc xem nhƣ giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của huy động và tín dụng ngân hàng
thƣơng mại. Trong đó khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các
TCTD khác đạt tốc độ nhanh nhất 101,85% cao gấp 5 lần so với khối NHTMNN (24,5%)
mặc dù các NHTMNN có mức độ nhận biết thƣơng hiệu mạnh, mạng lƣới hoạt động
rộng khắp.

Diễn biến hoạt động huy động vốn trong toàn hệ thống cũng chịu ảnh hƣởng mạnh mẽ từ
tình hình kinh tế vĩ mô. Suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 và tình trạng vỡ nợ của các
nƣớc châu Âu đã kiềm hãm tốc độ tăng trƣởng huy động và xuống thấp nhất vào năm
2008 và 2011 với mức 22.87% và 14.6%.

Giai đoạn 2008-2012, do điều kiện kinh tế Việt Nam cũng nhƣ thế giới gặp nhiều khó
khăn, hàng loạt các doanh nghiệp trong nƣớc ngừng hoạt động, nhu cầu đầu tƣ sụt giảm.
Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thu hẹp quy mô huy động vốn của các ngân hàng.
29

Hình 3.1: Tăng trƣởng huy động (2007-2012)

60

50

40

30

20

10

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Báo cáo thường niên NHNN

3.1.2 Hoạt động cho vay

Hoạt động cho vay là một trong những nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của các NHTM.
Tại Việt Nam, hoạt động cho vay của ngân hàng có nhiều chuyển biến quan trọng trong
giai đoạn 2007 - 2012. Cụ thể từ khi gia nhập WTO, hoạt động đầu tƣ trong nƣớc phát
triển, tăng trƣởng dƣ nợ cao (53,89%). Hoạt động cho vay có sự tăng trƣởng nóng với đột
phá của khối ngân hàng cổ phần, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và các tổ chức tín dụng
(TCTD) 105,27% trong khi khối NHTMNN chiếm hơn 50% tổng tài sản của các ngân
hàng thuơng mại chỉ đạt tăng trƣởng ở mức 31,09%. Nhƣng xét về cơ cấu cho vay, khối
ngân hàng sở hữu nhà nƣớc vẫn chiếm ƣu thế với hơn 50%. Khi cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới bùng nổ, tăng trƣởng có phần chậm lại trong năm 2008. Không chỉ riêng ngân
hàng, ngành bất động sản (BĐS) cũng rơi vào trạng thái đóng băng mà nguyên nhân sâu
xa xuất phát từ ngân hàng thƣơng mại. Thị trƣờng BĐS phụ thuộc rất lớn vào cung cầu
tín dụng, khi thị trƣờng BĐS hƣng thịnh thì vai trò của ngân hàng thƣơng mại rất lớn, khi
thị trƣờng BĐS đóng băng tác động ngƣợc trở lại làm thị trƣờng tài chính bất ổn.

Sau đó, bằng các chính sách kích thích kinh tế và kích cầu, hỗ trợ lãi suất của nhà nƣớc,
thị trƣờng tín dụng có phần khởi sắc hơn vào giai đoạn 2009-2010. Có thể nhận thấy
30

chuyển biến tích cực trong tốc độ tăng trƣởng tín dụng với mức trên 30%. Đồng thời, giai
đoạn này, thị phần tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP) và chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài cũng đƣợc mở rộng.

Hình 3.2: Tăng trƣởng tín dụng (2007-2012)

60

50

40

30

20

10

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Ngân hàng nhà nước

Năm 2011-2012 tình hình trong nƣớc theo tinh thần Nghị quyết 11/NQ-CP, Chính Phủ
thực hiện chính sách tiền chặt chẽ nhằm kiềm chế lạm phát. Dƣới áp lực của chính sách
này, tăng trƣởng đầu tƣ cho nền kinh tế giảm mạnh nhất trong 10 năm trở lại đây làm
hoạt động đầu tƣ cho nền kinh tế giảm, do đó tăng trƣởng tín dụng ở cả hai khối ngân
hàng cũng giảm sút đáng kể. Sau giai đoạn suy thoái, ngành ngân hàng có dấu hiệu phục
hồi, tiếp tục chức năng huyết mạch trong việc làm cầu nối giữa sản xuất tiêu dùng và tiết
kiệm. Các chỉ tiêu tiền tệ nhƣ tổng phƣơng tiện thanh toán, huy động vốn và tín dụng có
sự tăng trƣởng trở lại mặc dù kết quả đạt đƣợc vẫn chƣa bằng mức năm 2007. Các
NHTMNN vẫn tiếp tục đóng góp quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về vốn, đặc biệt
trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế. Đây chính là kênh chuyển tải nhanh nhất các cơ
chế chính sách hỗ trợ của Chính phủ cho các thành phần kinh tế, góp phần thúc đẩy nền
kinh tế phục hồi và phát triển. Vì vậy, GDP của sáu tháng đầu năm 2010 đã đạt khoảng
6,4%, mức tăng cao nhất kể từ quí 4 năm 2008 đến nay.
31

3.1.3 Diễn biến lãi suất

Nhìn chung lãi suất chỉ ổn định trong giai đoạn đầu sau đó diễn biến khá phức tạp. Đặc
biệt trong năm 2008 lãi suất tăng đột biến với mức 3,36%, lãi suất huy động đã đạt đỉnh
điểm ở 19%/năm . Các ngân hàng thƣơng mại chạy đua lãi suất huy động nhằm thu hút
nguồn vốn, vô hình chung đã tạo nên gánh nặng chi phí trả lãi của các doanh nghiệp khi
mức lãi suất tín dụng chạm ngƣỡng 25%/năm ở một số thời điểm. Trƣớc tình trạng trên
Ngân hàng Nhà nhƣớc (NHNN) đã can thiệp bằng công điện số 02 yêu cầu các ngân hàng
thƣơng mại không đƣợc tăng lãi suất quá mức 12%.

Tình hình lãi suất có phần hạ nhiệt từ năm 2009-2010 duy trì ở mức khoảng 10% đối với
lãi suất huy động và 12% với lãi suất cho vay. Tuy nhiên tính ổn định không thể duy trì
đến năm 2011bằng chứng là lãi suất tăng cao trong 6 tháng đầu năm do các tổ chức tín
dụng gặp khó khăn trong thanh khoản. Thời gian sau đó từ các tín hiệu tốt của nền kinh tế
nhƣ tỷ lệ lạm phát giảm, tỷ giá và thị trƣờng hối đoái ổn định góp phần hạ nhiệt lãi suất
và đến năm 2012 lãi suất đã quay về xấp xỉ năm 2007, cũng trong thời gian này NHNN
đã tiến hành giảm lãi suất cơ bản 6 lần nhằm chia sẽ gánh nặng cho các doanh nghiệp và
tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.1.4 Năng lực tài chính

Xét về quy mô vốn điều lệ các NHTM Việt Nam tƣơng đối thấp so với các nƣớc trong
khu vực nhƣ Thái Lan, Malaysia...mặc dù các ngân hàng không ngừng nâng cao sức
mạnh tài chính của mình.
32

Bảng 3.1: Quy mô vốn điều lệ của một số NHTM các quốc gia trong khu vực (2011)

Quốc gia Vốn Quốc gia Vốn


INDONESIA MALAYSIA
Bank Mandiri 2122 Maybank 4102
Bank BNI 1499 Public bank (PBB) 2382
Commerce Asset –
Bank Central Asia 1304 1695
Holding
Bank Rakyat
1070 AMMB Holding 1476
Indonesia
Bank Danamon
807 RHB Bank Berhad 1179
Indonesia
Panin Bank 363 Hong Leong Bank 1128
VIETNAM THAILAN
Viettinbank 577 Bangkok Bank 3178
Siam Commercial
BIDV 724 2189
Bank
Vietcombank 621 Kasikombank 1996
Agribank 1062 Krung Thai Bank 1837
Sacombank 344 Siam City Bank 853
ACB 401 Thai Military Bank 802
Techcombank 355 Bank of Ayudhya 771
PHILIPPINES SINGAPORE
Bank of Philippine
975 DBS Bank 9623
Islands
Metropolian Bank Et United overseas
704 6279
Trust company Bank
Oversea- Chinese
Equitable PCI Bank 464 Banking 5589
Corporation
Nguồn: www.thebanker.com/top100

Xét về tỷ số vốn an toàn tối thiểu đƣợc đo bằng hệ số CAR. Theo quy định của NHNN
Việt Nam các TCTD trừ các chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, phải duy trì tỷ lệ này tối
thiểu ở mức 9% theo khoản 1, điều 4 thông tƣ 13/2010/TT-NHNN. Qua thống kê thực tế
nhận thấy đa số các ngân hàng Việt Nam có hệ số CAR đều cao hơn mức qui định. Cụ
thể, đến thời điểm 31/12/2010 : ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam
(VCB) xấp xỉ 10%; ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu (ACB): 10,6%; ngân hàng
thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank): 17,8% ; ngân hàng phát triển
33

nhà Hà Nội (Hahubank): 12,29%; ngân hàng thƣơng mại cổ phần kĩ thƣơng Việt Nam
(Techcombank): 13,1%.... Tuy nhiên xét theo tiêu chuẩn Basel II đã ở mức 12% (có tính
đến vốn dành cho rủi ro thị trƣờng) thì số lƣợng các ngân hàng Việt Nam đạt chuẩn là
khá thấp.

Bên cạnh đó nguồn thu của các ngân hàng Việt Nam vẫn chủ yếu dựa vào các nghiệp vụ
truyền thống nhƣ huy động và tín dụng, chƣa chú trọng đến việc đa dạng loại hình và
nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Trong khi các ngân hàng nƣớc ngoài đi sâu nghiên cứu,
phát triển nhiều sản phẩm tiện ích ở nhiều lĩnh vực khác nhau.

3.2 Thực trạng cấu trúc sở hữu ngân hàng thƣơng mại Việt Nam

Việc ký kết Hiệp định thƣơng mại song phƣơng Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) năm 2001 và
sau đó là gia nhập WTO vào năm 2007 đã đƣa quá trình hội nhập của Việt Nam lên một
tầm cao mới. Theo các thỏa thuận này, Việt Nam cam kết mở cửa thị trƣờng cho các ngân
hàng con 100% vốn nƣớc ngoài và loại bỏ dần các hạn chế đối với hoạt động của chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài. Dẫn đến số lƣợng các ngân hàng nƣớc ngoài tăng lên
nhanh chóng . Để nâng cao sức cạnh tranh của các ngân hàng trong nƣớc trƣớc sức ép hội
nhập, Việt Nam đã thực hiên cải cách đối với lĩnh vực ngân hàng. Bắt đầu từ giữa năm
2005 Việt Nam đã đƣa ra quyết định tái cơ cấu và cổ phần hóa các ngân hàng thƣơng mại
Nhà nƣớc. Sau đây là bảng thống kê các loại hình Ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam
trong giai đoạn 2008-2013.

Bảng 3.2: Loại hình các tổ chức tín dụng năm 2008 và 2013

STT Loại hình các TCTD 31/12/2008 31/12/2013

1 Ngân hàng TM Nhà nƣớc 05 06

2 Ngân hàng TM cổ phần 40 35


34

Ngân hàng 100% vốn nƣớc 05(chƣa khai


3 05
ngoài trƣơng hoạt động)

4 Ngân hàng liên doanh 05 04

Chi nhánh ngân hàng nƣớc


5 45 50
ngoài

Nhằm lành mạnh hóa tình hình hoạt động của các NHTM NN, 4 trong 6 ngân hàng thuộc
sỡ hữu Nhà nƣớc đã tiến hành cổ phần hóa đó là VCB cổ phần hóa năm 2007, ngân hàng
thƣơng mại cổ phần công thƣơng Việt Nam (VietinBank) năm 2008; ngân hàng thƣơng
mại cổ phần phát triển nhà ĐBSCL (MHB) năm 2010, ngân hàng đầu tƣ phát triển Việt
Nam (BIDV).

So với các NHTM NN thì các NHTMCP khác có quy mô vốn khá khiêm tốn và năng lực
tài chính nhiều ngân hàng còn yếu kém. Do đó năm 2011 ngày 22/11/2006 chính phủ ban
hành nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định lại mức vốn điều lệ vốn của ngân hàng và các
TCTD khác ở Việt Nam áp dụng vào năm 2010 theo đó các TCTD phải đảm bảo mức
vốn pháp định nhƣ sau:

Bảng 3.3: Mức vốn pháp định áp dụng cho các loại hình ngân hàng qua các năm

Đơn vị tính: tỷ đồng

Mức vốn pháp định áp dụng cho đến năm

STT Loại hình TCTD 2008 2010 2011

1 Ngân hàng thƣơng mại Nhà Nƣớc 3000 3000 3000

2 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần 1000 3000 3000


35

3 Ngân hàng liên doanh 1000 3000 3000

4 Ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài 1000 3000 3000

5 Chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài 15 triệu USD 15 triệu USD 15 triệu USD

Nguồn: Nghị định ban hành danh mục vốn pháp định của CTCTD

Nghị định này buộc các ngân hàng thƣơng mại cổ phần phải nâng cao vốn pháp định của
mình từ 1000 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng trong thời gian ngắn. Điều này đã tạo nên một làn
sóng sáp nhập mạnh mẽ giữa các ngân hàng, riêng một số khác mở rộng quy mô bằng
cách thu hút nguồn vốn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc.

Trong hai năm 2008-2009 do ảnh hƣởng khủng hoảng kinh tế số vụ mua bán sáp nhập
thành công không nhiều. Bƣớc sang năm 2010 suy thoái kinh tế qua khỏi thời kì khó
khăn nhất, số thƣơng vụ tăng đột biến, mở màn cho làn sóng sáp nhập là thƣơng vụ của
ba ngân hàng tại khu vực phía Nam : Ngân hàng Đệ nhất, Việt nam Tín nghĩa ngân hàng
và ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài gòn – SCB. Trong số đó có đến 9 thƣơng vụ có liên
quan đến 20% các ngân hàng vốn nhà nƣớc và các ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Ngoại
trừ Agribank, cả bốn NHTMNN còn lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của
Nhà nƣớc lần lƣợt là 77,1% ở VCB, 80,3% ở Vietinbank và 95,8% ở BIDV. Riêng ngân
hàng MHB vẫn chƣa hoàn thành thủ tục đăng kí phát hành đại chúng (IPO) nên vẫn chƣa
thực sự trở thành NHTMCP.
36

Hình 3.3: Cấu trúc sỡ hữu của ngân hàng thƣơng mại Nhà Nƣớc trong những năm
2010-2012

Nhà nƣớc

IFC Mizuho

6.7%
80.3% 95.8% 100% 100% 77.1% 15%

NH CÔNG
NH Đầu tư NH NN&PTNN NH PT Nhà NH
THƢƠNG VN
Phát Triển VN VN ĐBSCL Ngoại thương
(Vietinbank) VN
(BIDV) (Agribank) (MHB)
(Vietcombank)
k)
11%
50% 5.3%

8.2% 11% 5.1%


50% 51% 50% 34% 15%

NH Hàng Hải NH Sài Gòn- NH NH


Công NH Quân Phương
NH NH NH LD NH NH (Maritime Thương Eximbank Đội Đông
VID Publich Việt-Nga Việt-Lào Vinaslam Bank)
Indovi

Nguồn: Mậu và Thành (năm 2013)

Một thực tế có thể thấy hầu hết đứng sau các ngân hàng là các tập đoàn và tổng công ty
nhà nƣớc lớn. Điển hình: NH Quân Đội đƣợc sở hữu bởi các cổ đông nhà nƣớc là Tập
đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) (10%), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (5,7%) và
Tổng công ty Trực thăng VN (7,2%). Tập đoàn Bƣu chính viễn thông VNPT đồng thời
sở hữu 12,5% ngân hàng Hàng Hải, 6% Ngân hàng Bƣu Điện Liên Việt. Và Tập đoàn
Dầu khí (PetroVietnam) hiện đang nắm giữ 20% cổ phần của NH Đại Dƣơng, 3,2% cổ
phần của NH Dầu khí Toàn cầu thông qua Công ty Cổ phần Đầu tƣ Tài chính Công đoàn
37

Dầu khí Việt Nam (PVFI) và 1,5% của NH Đông Nam Á thông qua Tổng công ty khí
Việt Nam (PV Gas). Hơn 25% cổ phần của Ngân hàng An Bình thuộc về tập đoàn Điện
Lực Việt Nam.

Ngoài ra các cơ quan Đảng và chính quyền địa phƣơng cũng sở hữu ngân hàng thông qua
hình thức trực tiếp hay gián tiếp. Có 4 ngân hàng hiện đang thuộc sỡ hữu của thành ủy TP
HCM là Việt Á, Phƣơng Đông, Đông Á và Sài Gòn Công Thƣơng.

Tuy nhiên hình thức sở hữu phổ biến nhất hiện nay là các ngân hàng sở hữu ngân hàng.
Nổi bật trong năm 2012 là hoạt động thâu tóm của Eximbank qua công ty cổ phần đầu tƣ
Sài Gòn Exim ngân hàng này đã sở hữu 5,6% cổ phần của Sacombank. Tƣơng tự Ngân
hàng Phƣơng Nam bằng hình thức gián tiếp qua các công ty liên quan là Công ty Chứng
khoán Phƣơng Nam và Công ty Vàng bạc Đá quý Phƣơng Nam cũng đang nắm giữ cổ
phần của Sacombank. Và 5% cổ phần khác của Sacombank đang thuộc về Công ty cổ
phần Đầu tƣ Tài chính Sài Gòn Á Châu, một cổ đông lớn của ACB. Riêng ACB hiện
đang là cổ đông của Eximbank(20%) và nhiều NHTMCP khác là Việt Nam Thƣơng tín
(10%), Đại Á (10,8%), Kiên Long (6,1%). Tình trạng trên đã tạo ra một ma trận sỡ hữu
chéo phức tạp giữa các ngân hàng trong nƣớc mà ngoài ra còn có sự tham gia của các
ngân hàng nƣớc ngoài. Một số với vai trò cổ đông chiến lƣợc nắm giữ 15% vốn điều lệ
của các ngân hàng Việt Nam theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP, sau này tỷ lệ đã chính thức
đƣợc nâng lên thành 20% trong Nghị định 01/2014/NĐ-CP. Điển hình cổ đông chiến
lƣợc ở Ngân hàng An Bình là MayBank với tỷ lệ nắm giữ 15% vốn điều lệ và hiện nay là
20%. Thƣơng vụ M&A có yếu tố nƣớc ngoài mới nhất là Viettinbank với 20% cổ phần
thuộc về ngân hàng Bank of Tokyo-Mishubishi UFJ tháng 12/2012.
38

Hình 3.4: Ma trận sở hữu vốn giữa các ngân hàng

NH Ngoại thương NH
VN (Vietcombank) NN&PTNN

NH quâ n NH hàng hải NH bưu điện


đội liên việt

NH phát triển
Mekong
NH An
Bình

Nguồn: Mậu và Thành (năm 2013)


39

Bảng 3.4: Thƣơng vụ M&A có yếu tố nƣớc ngoài trong giai đoạn 2007-2012

STT Thời gian Thƣơng vụ

01 1/2007 Citigroup mua 10% cổ phần Ngân hang Đông Á

02 6/2006 HSBC mua 12% cổ phần Techcombank và tăng lên 20% vào 2008
Sumitomo Mitsui Bank mua 15%cổ phần EximBank trị giá 225 triệu
03 7/2007
USD
Deutsche Bank trở thành đối tác chiến luợc của Habubank 10% vào
04 10/2007
2007,nay là 20%
BNP Parisbass mua 15% cổ phần Oceanbank và tăng lên 20% vào
05 2007
2009
Maybank mua 15% cổ phần AnBinhBank trị giá 200 triệu USD,giờ
06 3/2008
tăng lên 20% vào 2009
07 8/2008 France’s Societe Generale mua 15% cổ phần Seabank

08 7/2008 Standard Chartered Bankmua 15% cổ phần ACB


United Overseas Bank mua 15% cổ phần Ngân Hàng Phƣơng Nam
09 10/2008
trị giá 15.6 triệu USD
10 2008 OCBC của Singapore mua lại 15% cổ phần của VP Bank

11 4/2010 VIB bán 15% cổ phần cho Ngân hang Commonwealth of Australia

12 3/2011 IFC mua 10% cổ phần VietinBank trị giá 182 triệu USD

13 12/2011 Hợp nhất 3 ngân hàng SCB, TinNghiaBank và FicomBank

14 2011 Mizuho mua 15% cổ phần VietcomBank trị giá 567.3 triệu USD
Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank trị
15 12/2012
giá 743 triệu USD
Nguồn:www.tapchitaichinh.vn

Thực tiễn hoạt động sáp nhập và tái cơ cấu hệ thống các TCTD đã xuất hiện 6 nhóm sở
hữu chéo khác nhau: nhóm 1 là sở hữu của các ngân hàng trong nƣớc và nƣớc ngoài tại
các ngân hàng liên doanh, nhóm 2 là cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài tại các NHTM trong
nƣớc, nhóm 3 là các công ty quản lí quản lí quỹ đóng vai trò cổ đông tại các ngân hàng,
40

nhóm 4 là sỡ hữu của các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc tại các NHTMCP, nhóm 5 là
sỡ hữu lẫn nhau giữa các ngân hàng thƣơng mại cổ phần, nhóm 6 là sỡ hữu các NHCP
bởi các tập đoàn tổng công ty nhà nƣớc và tƣ nhân.

Ba nhóm sở hữu chéo đầu tiên có tính tích cực vì nó thúc đẩy hoạt động thƣơng mại giữa
Việt Nam và các nƣớc, bên cạnh đó các TCTD Việt Nam có thể học hỏi các kinh nghiệm
quản lí hiệu quả từ các đối tác nƣớc ngoài. Trong khi đó ba nhóm còn lại ẩn chứa khá
nhiều rủi ro. Thứ nhất nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng không
đƣợc đánh giá đúng mức, thông qua sỡ hữu chéo các ngân hàng quy mô nhỏ sẽ vay vốn
từ các ngân hàng lớn để tăng vốn điều lệ lách đƣợc nghị định 141. Thứ hai việc kiểm
định chất lƣợng tín dụng của các dự án không đƣợc đảm bảo, các dự án không đủ tiêu
chuẩn của các doanh nghiệp là cổ đông của ngân hàng vẫn đƣợc thông qua gây áp lực nợ
xấu nghiêm trọng. Thứ ba, các ngân hàng thực hiện cho vay đảo nợ, bỏ qua các quy định
về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng. Từ những phân tích trên có thể
thấy hoạt động sở hữu chéo gây khó khăn cho công tác quản lí và ảnh hƣởng đến sự minh
bạch của thị trƣờng tín dụng Việt Nam.

3.3 Thực trạng về rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng thƣơng mại Việt Nam

Trong suốt quá trình hoạt động, hệ thống ngân hàng luôn phải gánh chịu các rủi ro hệ
thống và rủi ro phi hệ thống. Có thể kể đến một số rủi ro trong hoạt động kinh doanh bao
gồm: rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất,rủi ro tín dụng... trong bài nghiên cứu
này, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích về hai loại rủi ro đƣợc quan tâm nhất là rủi ro tín dụng
và rủi ro mất khả năng thanh toán, đây cũng chính là hai biến phụ thuộc chúng tôi đo
lƣờng trong mô hình định lƣợng nhằm đánh giá rủi ro của các ngân hàng thƣơng mại
trong nƣớc.

3.3.1 Rủi ro tín dụng

Trong bức tranh toàn cảnh ngành ngân hàng Việt Nam tỷ lệ nợ xấu cao hiện lên nhƣ một
vấn đề cấp bách của rủi ro tín dụng cần xử lí. Mặc dù trong những năm gần đây tăng
41

trƣởng tín dụng không cao nhƣng chất lƣợng tín dụng kém do các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam chƣa có kĩ năng tốt trong thẩm định dự án đầu tƣ tín dụng. Bên cạnh đó thì khả
năng quản trị rủi ro của ngân hàng vẫn còn hạn chế dẫn tới tình trạng nợ xấu vƣợt tầm
kiểm soát.

Hình 3.6: Giá trị nợ xấu và tỉ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2004 – tháng 9/2012)

Đơn vị: Nghìn tỷ đồng

300 10.00%
9.00%
250
8.00%
7.00%
200
6.00%
150 5.00% giá trị nợ xấu

4.00% tỉ lệ nợ xấu
100
3.00%
2.00%
50
1.00%
0 0.00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012

Nguồn: Thiện (năm2013)

Nợ xấu luôn tồn tại trong hệ thống ngân hàng tuy nhiên từ năm 2007 đến nay xu hƣớng
tăng tỷ lệ nợ xấu thể hiện khá rõ rệt. Đáng chú ý năm 2012 tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ở mức
8,86% (cao gần gấp 3 lần so với năm 2011). Mặt khác nhƣ đánh giá của TCTD uy tín
nƣớc ngoài thì con số này cao hơn nhiều. Tháng 9/2012 Wall Street journal nhận định tỷ
lệ nợ xấu Việt Nam ở mức 20% đẩy bậc tín nhiệm các Trái Phiếu Việt Nam từ mức B1
xuống B2.

Giai đoạn từ năm 2007 tăng trƣởng tín dụng Việt Nam luôn cao hơn GDP trong khi nền
kinh tế Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều bất ổn, khiến nợ xấu tồn đọng qua các năm.
Thêm vào đó tăng trƣởng GDP cũng không thể bắt kịp với tín dụng trong nƣớc, chi phí
42

trả lãi vay của các doanh nghiệp quá lớn trong khi tăng trƣởng toàn nền kinh tế không cao
càng đẩy tình trạng rủi ro tín dụng gia tăng. Theo tiêu chuẩn quốc tế thì mức cảnh báo
cần phải xem xét nợ xấu ở ngƣỡng 3% (nợ xấu/GDP). Trong khi đó 9 tháng đầu năm
2012 nợ xấu đã chiếm 12,8% GDP tăng 211% so với năm 2011.

Hình 3.7: Tăng trƣởng tín dụng GDP, tín dụng và tỷ lệ tín dụng/GDP (2001 – 2011)

35% 70%

30% 60%

25% 50%

20% 40%
tốc độ tăng trưởng GDP

15% 30% tín dụng nội địa/GDP

10% 20%

5% 10%

0% 0%
2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn ADB, Tổng Cục Thống Kê

Phân theo nhóm ngành, tỷ lệ nợ xấu chiếm cao nhất ở 6 nhóm sau: Công nghiệp chế biến,
chế tạo chiếm 22,5% nợ xấu toàn hệ thống, Hoạt động kinh doanh bất động sản và dịch
vụ lần lƣợt là 7,83% và 19,25%, Buôn bán sửa chữa ô tô xe máy 18,52%, Vận tải kho bãi
chiếm 11% và Xây dựng 9,5%. Tuy nhiên những số liệu trên chƣa phản ánh đƣợc hết
thực trạng nợ xấu Việt Nam hiện nay. Nợ xấu của các doanh nghiệp Nhà Nƣớc chƣa
đƣợc phản ánh trung thực, các khoản nợ này thƣờng trông chờ vào sự hỗ trợ của ngân
sách thông qua xóa nợ, khoanh nợ, chuyển nợ, bổ sung vốn.

Những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nợ xấu tăng cao có thể thấy theo hai
hƣớng chủ quan và khách quan. Xét về mặt khách quan yếu tố đầu tiên từ chính sách tiền
tệ nới lỏng trong thời gian dài. Các ngân hàng đã tập trung nguồn tín dụng này vào các
lĩnh vực phi sản xuất nhƣ bất động sản làm suy giảm chất lƣợng tín dụng. Tiếp đó tình
43

hình kinh tế thế giới khó khăn, ảnh hƣởng trong nƣớc làm đóng băng thị trƣờng bất động
sản đã đƣa các doanh nghiệp vào tình trạng mất một phần hoặc toàn bộ khả năng chi trả
cho các khoản nợ. Yếu tố thứ hai công tác thanh tra quản lí, giám sát còn yếu kém không
kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vi phạm quy định về cấp tín dụng và đầu tƣ vào các
ngành rủi ro cao. Một yếu tố khác rất quan trọng tạo nên thực trạng nợ xấu xuất phát từ
sự can thiệp của Nhà Nƣớc vào hoạt động của NHTM, tiêu biểu là khoản nợ của
Vinashin và Vinalines. Với sự cho phép của Chính Phủ, ngân hàng BIDV đã cho
Vinashin vay tới 6600 tỷ đồng trong điều kiện doanh nghiệp này hoạt động không hiệu
quả, đến hiện nay tổng dƣ nợ Vinashin còn tồn đọng là 5000 tỷ(sau khi đã chuyển qua
cho Vinalines). Tình hình tƣơng tự cũng diễn ra ở Habubank khi khoản nợ của Vinashin
đã làm tăng tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng này lên mức 16,06%(theo tiêu chuẩn quốc tế
32,08%).

Về nguyên nhân chủ quan xuất phát từ trong hệ thống ngân hàng. Thời kì tăng trƣởng
nóng năm 2007 các ngân hàng cho vay ồ ạt mà không thẩm định chất lƣợng dự án, các
doanh nghiệp yếu kém vẫn có thể tiếp cận nguồn vốn. Thực trạng sở hữu chéo, các ngân
hàng sãn sàng cấp tín dụng cho các cổ đông mà bất chấp những rủi ro có thể phát sinh.
Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức nghề nghiệp đã thẩm định
không chính xác móc ngoặc với doanh nghiệp trục lợi cho bản thân.

3.3.2 Rủi ro mất khả năng thanh toán

Thông thƣờng chỉ số Z-score đƣợc sử dụng để đo lƣờng rủi ro mất khả năng thanh toán
của các ngân hàng nhƣ trong nghiên cứu của Laetitia và Frank (2013), Srairi(2013). Sau
đây là bảng chỉ số Z-score trung bình của nhóm NHTMCP đại diện là 7 ngân hàng An
Bình, Ngân hàng Vietcapital, ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB), ngân hàng Việt Nam
Thịnh Vƣợng , ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Quân đội, ngân hàng Sacombank và
4 ngân hàng NHTMNN là BIDV, Vietcombank, Eximbank, Viettinbank.

Qua các năm chỉ số Z-score có xu hƣớng giảm thể hiện rõ rệt nhất bắt đầu từ năm 2008,
đặc biệt ở khối ngân hàng thƣơng mại cổ phần, điều này cho thấy các ngân hàng thƣơng
44

mại cổ phần có nguy cơ rủi ro mất khả năng thanh toán cao hơn. Nguyên nhân có thể dẫn
đến chênh lệch xu hƣớng trên là do đa phần các NHTMCP có nguồn vốn nhỏ và hoạt
động còn yếu kém trong khi khối NHTMNN có nguồn vốn lớn mạnh nên chỉ số Z-score
gần nhƣ ổn định.

Hình 3.5: chỉ số Z-score trung bình giữa nhóm 7 NHTMCP và 4 NHTMNN

40

35

30

25

20 NHTMCP
NHTMNN
15

10

0
2007 2008 2009 2010 2011 2012

Trong giai đoạn 6 năm mà bài nghiên cứu của chúng tôi hƣớng đến (từ 2007-2012), thanh
khoản của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trải qua nhiều biến cố lớn cũng là
một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến rủi ro mất khả năng thanh toán của hệ thống.

Với ảnh hƣởng từ chính sách tiền tệ nới lỏng trong giai đoạn 2003-2007, lạm phát trong
nƣớc đƣợc đẩy lên cao với mức 12% vào cuối năm 2007 trong khi lãi suất cho vay danh
nghĩa không có sự điều chỉnh lớn. Lúc này các doanh nghiệp trong nƣớc ồ ạt sử dụng
nguồn vốn rẻ từ các tổ chức tín dụng cho hoạt động đầu tƣ, đặc biệt là đầu tƣ vào bất
động sản. Các ngân hàng thƣơng mại trong nƣớc tận dụng cơn lốc đầu tƣ cho vay mạnh
mẽ trên toàn hệ thống, tăng trƣởng tín dụng đạt mức cao. Rủi ro bây giờ đƣợc đẩy về phía
những ngƣời gửi tiền khi thanh khoản của ngân hàng xuống khá thấp.
45

Trƣớc tình hình đó, NHNN tiến hành thắt chặt tiền tệ, 16/1/2008 tỉ lệ dự trữ bắt buộc
đƣợc tăng lên 1% (tƣơng đƣơng 10 nghìn tỷ đồng), bên cạnh đó NHNN rút một lƣợng
lớn tiền khỏi lƣu thông khi tiến hành bán 20 nghìn tỉ đồng tín phiếu bắt buộc với 41 ngân
hàng. Những điều chỉnh này càng đẩy các ngân hàng vào tình trạng rủi ro mất khả năng
thanh khoản trầm trọng. Bản thân các ngân hàng không thể gom nhanh một lƣợng tiền
lớn trong khoản thời gian ngắn để mua tín phiếu của NHNN nên đã vay với lãi suất cao
trên thị trƣờng liên ngân hàng. Lãi suất tăng liên tục vào cuối tháng 2/2008. Kế hoạch
kiểm soát lạm phát trong trung hạn lại dẫn đến lạm phát trầm trọng hơn trong ngắn hạn
khi NHNN buộc phải cứu thanh khoản cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại bằng gói tín
dụng 33 nghìn tỷ đồng.

Các điều chỉnh bất hợp lý trên thị trƣờng ngân hàng đã dẫn đến tâm lý lo lắng cho ngƣời
dân, nguy cơ vỡ nợ kỹ thuật tăng cao. Có thể nói chính sách thắt chặt tiền tệ nhanh và gấp
của NHNN là một trong những nguyên nhân đƣa đến tình trạng khủng hoảng và mất khả
năng thanh khoản nêu trên.

Sau khi NHNN chủ động kiểm soát tăng trƣởng tín dụng ở mức 25% tình hình thanh
khoản trong hệ thống ngân hàng dần đƣợc ổn định. Nhƣng đến năm 2011 huy động vốn
từ dân cƣ và các tổ chức kinh tế gặp khó khăn dẫn đến giảm tốc độ luân chuyển tiền tệ
của toàn nền kinh tế. Thêm vào đó lãi suất trần huy động 14% đã khuyến khích ngƣời dân
duy trì tài sản ở dạng vàng, bất động sản..càng làm cho tình trạng thanh khoản trở nên tồi
tệ. Hơn thế sự căng thẳng về thanh khoản thể hiện rõ qua việc niêm yết lãi suất gần nhƣ
bằng nhau (bằng đúng lãi suất trần 14%) cho các kì hạn 1-12 tháng. Chi phí trả lãi của
ngân hàng quá cao trong khi thời hạn thanh toán ngắn làm rủi ro mất khả năng thanh toán
càng tăng cao.

Khi gặp khó khăn trong khâu huy động ở thị trƣờng I thì thị trƣờng II trở thành cứu cánh
cho các ngân hàng nhỏ. Thực trạng vay nợ chằng chịt giữa các ngân hàng khiến cho dòng
vốn không thể cho vay ra nền kinh tế mà luân chuyển qua lại trong hệ thống. Đồng thời
46

rủi ro của toàn ngành trở nên lớn hơn. Lãi suất liên ngân hàng trong tháng 10/2011 đã lên
đến 30-40% /năm đã bộc lộ rõ việc thiếu hụt thanh khoản của các ngân hàng thƣơng mại.

Năm 2012 vấn đề thanh khoản dần lắng dịu do tốc độ tăng trƣởng huy động luôn cao hơn
nhiều so với tín dụng. Tuy nhiên nguồn thanh khoản luôn dồi dào dẫn đến thực trạng thừa
vốn trong điều kiện kinh tế vĩ mô khó khăn, nhu cầu đầu tƣ của các doanh nghiệp giảm.
Hoạt động chạy đua lãi suất giữa các ngân hàng đã đƣợc kiểm soát, không còn tình trạng
rút vốn từ tổ chức tín dụng này sang TCTD khác để hƣởng chênh lệch lãi suất, giúp các
ngân hàng chủ động hạn chế rủi ro thanh khoản đồng thời hạn chế rủi ro mất khả năng
thanh toán của mình.

Kết luận chƣơng 3

Nội dung chƣơng này đã trình bày một cách khái quát nhất bức tranh toàn cảnh hoạt động
của hệ thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam giai đoạn 2007-2012. Có thể thấy cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả của ngành thể hiện ở
các chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng và huy động thấp trong khi rủi ro mất khả năng thanh
khoản và tín dụng lại tăng cao. Qua đó chúng tôi thấy đƣợc có sự khác biệt trong hoạt
động và rủi ro giữa các khối ngân hàng có cấu trúc sở hữu vốn khác nhau. Mối quan hệ
này đã đƣợc nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu đến.

Do đó trong chƣơng 4 chúng tôi sẽ thực hiện mô hình định lƣợng để kiểm chứng mối
quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam mà tiêu
biểu là rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán
47

4. NGHIÊN CỨU VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ RỦI RO


CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM
Chƣơng 3 đã trình bày thực trạng khá đa dạng về hình thức sở hữu và rủi ro trong hoạt
động của các NHTM tại Việt Nam. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn mối quan hệ giữa các nhân
tố này, nội dung chƣơng 4 nghiên cứu về mối quan hệ thông qua việc áp dụng các mô
hình kiểm tra định lƣợng. Kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi
ro của các NHTM VN đƣợc trình bày chi tiết ở phần 4.3 của chƣơng này.

4.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Để xác định mối tƣơng quan giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam, đề tài sử dụng hồi quy dữ liệu bảng (Data Panel). Đây là phƣơng
pháp nghiên cứu đã đƣợc áp dụng trong rất nhiều nghiên cứu trƣớc đây. Chẳng hạn nhƣ
Srairi (2013) đã sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng phƣơng pháp tác động cố định
(Fixed-effects) để kiểm tra mức độ rủi ro tại các ngân hàng quốc gia Hồi giáo. Caroline
Van Rijckeghem (2003) đã sử dụng hồi quy dự liệu bảng để phân tích dòng tiền của các
ngân hàng. Hay là bài nghiên cứu về mối liên hệ giữa sự cạnh tranh của các tổ chức tín
dụng ảnh hƣởng đến mức độ hiệu quả của tác giả Barbara Casu (2009). Và còn các bài
nghiên cứu trên rất nhiều vấn đề về nền kinh tế đã sử dụng mô hình hồi quy bảng.

Theo phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng, hai mô hình hồi quy phổ biến là mô hình hồi
quy tác động cố định (Fixed-effects) và hồi quy tác động ngẫu nhiên (Random-effects)
đƣợc sử dụng trong phân tích dữ liệu bảng (đôi khi còn đƣợc gọi là dữ liệu dài:
longitudinal data). Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chéo (cross-section) và dữ liệu
thời gian (time series). Để thu thập dữ liệu bảng, cần phải thu thập nhiều đối tƣợng (units)
giống nhau trong cùng một hoặc nhiều thời điểm.

Sử dụng dữ liệu bảng có hai ƣu điểm lớn nhƣ: i) Dữ liệu bảng cho các kết quả ƣớc lƣợng
của các tham số trong mô hình đáng tin cậy hơn; ii) Dữ liệu bảng cho phép chúng ta xác
định và đo lƣờng tác động mà những tác động này không thể đƣợc xác định và đo lƣờng
khi sử dụng sử dụng chéo hoặc dữ liệu thời gian.
48

4.1.1 Mô hình tác động cố định (Fixed effects model)

Xét một mối quan hệ kinh tế, với biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan sát đƣợc,
X1 và X2, và một hoặc nhiều biến không quan sát đƣợc. Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y,
X1, và X2. Dữ liệu bảng bao gồm N-đối tƣợng và T-thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT
quan sát. Mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển không có hệ số cắt đƣợc xác định bởi:

Yit = β1Xit1 + β2 Xit2 + μit với i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T

trong đó Yit là giá trị của Y cho đối tƣợng i ở thời điểm t; Xit1 là giá trị của X1 cho đối
tƣợng i ở thời điểm t, Xit2 là giá trị của X2 cho đối tƣợng i ở thời điểm t, và μit là sai số
của đối tƣợng i ở thời điểm t.

Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính
cổ điển, đƣợc cho bởi:

Yit = β1Xit1 + β2 Xit2 + νi + εit

trong đó μit = νi + εit . Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển đƣợc tách làm hai
thành phần. Thành phần νi đại diện cho các yếu tố không quan sát đƣợc khác nhau giữa
các đối tƣợng nhƣng không thay đổi theo thời gian. Thành phần εit đại diện cho những
yếu tố không quan sát đƣợc khác nhau giữa các đối tƣợng và thay đổi theo thời gian.

Phương pháp ước lượng

Có hai phƣơng pháp ƣớc lƣợng đƣợc sử dụng để ƣớc lƣợng các tham số của mô hình tác
động cố định. i) Ƣớc lƣợng hồi quy biến giả tối thiểu LSDV với mỗi biến giả là đại diện
cho mỗi đối tƣợng quan sát của mẫu. ii) Ƣớc lƣợng tác động cố định (Fixed effects
estimator).

Khi N lớn, việc sử dụng ƣớc lƣợng LSDV sẽ rất cồng kềnh hoặc không khả thi. Chẳng
hạn, giả sử chúng ta muốn ƣớc lƣợng mô hình xác định lƣơng. Chúng ta có mẫu N =
1000 ngƣời lao động. Để sử dụng ƣớc lƣợng LSDV, chúng ta sẽ cần tạo ra 1000 biến giả
49

và chạy hồi quy OLS cho hơn 1000 biến. Trong trƣờng hợp nhƣ vậy, ƣớc lƣợng tác động
cố định sẽ thích hợp hơn.

Nguyên tắc của ƣớc lƣợng tác động cố định đƣợc hiểu nhƣ sau. Để đánh giá tác động
nhân quả của các biến độc lập X1 và X2 lên biến phụ thuộc Y, ƣớc lƣợng tác động cố định
sử dụng sự thay đổi trong X1, X2, và Y theo thời gian. Gọi Zi kí hiệu cho một biến không
quan sát đƣợc khác nhau giữa các đối tƣợng nhƣng không đổi theo thời gian và vì vậy
bao gồm cả phần sai số trong đó. Bởi vì Zi không thay đổi theo thời gian nên nó không
thể gây ra bất kì sự thay đổi nào trong Yit ; Sở dĩ nhƣ vậy là vì không thay đổi theo thời
gian, Zi không thể giải thích bất kì sự thay đổi nào trong Yit theo thời gian. Vì vậy, loại
trừ tác động cố định của Zi lên Yit bằng cách sử dụng dữ liệu sự thay đổi trong Yit theo
thời gian.

4.1.2 Mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model)

Xét một mối quan hệ kinh tế bao gồm một biến phụ thuộc, Y, và hai biến giải thích quan
sát đƣợc, X1 và X2. Chúng ta có dữ liệu bảng cho Y, X1, và X2. Dữ liệu bảng gồm có N
đối tƣợng và T thời điểm, và vì vậy chúng ta có NxT quan sát.

Mô hình tác động ngẫu nhiên đƣợc viết dƣới dạng:

Yit = β1Xit1 + β2Xit2 + νi + εit với i = 1, 2, …, N và t = 1, 2, …, T

Trong đó, sai số cổ điển đƣợc chia làm 2 thành phần. Thành phần νi đại diện cho tất các
các yếu tố không quan sát đƣợc mà thay đổi giữa các đối tƣợng nhƣng không thay đổi
theo thời gian. Thành phần εit đại diện cho tất cả các yếu tố không quan sát đƣợc mà thay
đổi giữa các đối tƣợng và thời gian. Giả sử rằng vi đƣợc cho bởi:

vi = α0 + ωi, với i = 1, 2, …, N

Trong đó, vi lại đƣợc phân chia làm hai thành phần: i) thành phần bất định a0 , ii) thành
phần ngẫu nhiên ωi.
50

Giả định rằng, ωi cho mỗi đối tƣợng đƣợc rút ra từ một phân phối xác suất độc lập với giá
trị trung bình bằng 0 và phƣơng sai không đổi, đó là, E(ωi) = 0 Var(ωi) = sω 2 Cov(ωi,ωs)
=0.

N biến ngẫu nhiên ωi đƣợc gọi tác động ngẫu nhiên (random effects).

Mô hình tác động ngẫu nhiên có thể đƣợc viết lại:

Yit = α0 + β1 Xit1 + β2Xit2 + μit

Trong đó μit = ωi + εit . Một giả định quan trọng trong mô hình tác động ngẫu nhiên là
thành phần sai số μit không tƣơng quan với bất kì biến giải thích nào trong mô hình.

Phương pháp ước lượng

Ƣớc lƣợng OLS cho mô hình tác động ngẫu nhiên sẽ cho các tham số ƣớc lƣợng không
chệch nhƣng lại không hiệu quả. Hơn nữa, các ƣớc lƣợng của sai số chuẩn và do đó thống
kê t sẽ không còn chính xác. Sở dĩ nhƣ vậy là vì ƣớc lƣợng OLS bỏ qua sự tự tƣơng quan
trong thành phần sai số μit . Để kết quả ƣớc lƣợng không chệch và hiệu quả, chúng ta có
thể sử dụng ƣớc lƣợng GLS khả thi (FGLS) để khắc phục hiện tƣợng sai số nhiễu tự
tƣơng quan. Ƣớc lƣợng FGLS còn đƣợc gọi là ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên (Random
effects estimator).

Ngoài hai phƣơng pháp tác động cố định và tác động ngẫu nhiên, trong một số trƣờng
hợp nhà nghiên cứu vẫn sử dụng ƣớc lƣợng OLS thô (Pooled OLS) cho dạng dữ liệu thu
thập này. Ƣớc lƣợng thô là ƣớc lƣợng OLS trên tập dữ liệu thu đƣợc của các đối tƣợng
theo thời gian, do vậy nó xem tất cả các hệ số đều không thay đổi giữa các đối tƣợng
khác nhau và không thay đổi theo thời gian (Gujarati, 2004 trang 641).

4.1.3 Kiểm định lựa chọn mô hình

Câu hỏi đặt ra là mô hình nào sẽ là mô hình phù hợp: FEM hay REM. Sự phù hợp của
ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên và tác động cố định đƣợc kiểm chứng trên cơ sở so sánh
với ƣớc lƣợng thô.
51

Cụ thể, ƣớc lƣợng tác động cố định đƣợc kiểm chứng bằng kiểm định F với giả thuyết H0
cho rằng tất cả các hệ số vi đều bằng 0 (nghĩa là không có sự khác biệt giữa các đối tƣợng
hoặc các thời điểm khác nhau). Bác bỏ giả thuyết H0 với mức ý nghĩa cho trƣớc (mức ý
nghĩa 5% chẳng hạn) sẽ cho thấy ƣớc lƣợng tác động cố định là phù hợp. Đối với ƣớc
lƣợng tác động ngẫu nhiên, phƣơng pháp nhân tử Lagrange (LM) với kiểm định Breusch-
Pagan đƣợc sử dụng để kiểm chứng tính phù hợp của ƣớc lƣợng (Baltagi, 2008 trang
319). Theo đó, giả thuyết H0 cho rằng sai số của ƣớc lƣợng thô không bao gồm các sai
lệch giữa các đối tƣợng var(vi) = 0 (hay phƣơng sai giữa các đối tƣợng hoặc các thời
điểm là không đổi). Bác bỏ giả thuyết H0, cho thấy sai số trong ƣớc lƣợng có bao gồm cả
sự sai lệch giữa các nhóm, và phù hợp với ƣớc lƣợng tác động ngẫu nhiên.

Kiểm định Hausman sẽ đƣợc sử dụng để lựa chọn phƣơng pháp ƣớc lƣợng phù hợp giữa
hai phƣơng pháp ƣớc lƣợng tác động cố định và tác động ngẫu nhiên (Baltagi, 2008 trang
320; Gujarati, 2004 trang 652). Giả thuyết H0 cho rằng không có sự tƣơng quan giữa sai
số đặc trƣng giữa các đối tƣợng (vi) với các biến giải thích Xit trong mô hình. Bác bỏ giả
thuyết H0 dẫn đến kết luận ƣớc lƣợng tác động cố định là phù hợp hơn so với ƣớc lƣợng
tác động ngẫu nhiên. Ngƣợc lại, chƣa có đủ bằng chứng để bác bỏ Ho nghĩa là không bác
bỏ đƣợc sự tƣơng quan giữa sai số và các biến giải thích thì ƣớc lƣợng tác động cố định
không còn phù hợp và ƣớc lƣợng ngẫu nhiên sẽ ƣu tiên đƣợc sử dụng.

4.2 Dữ liệu nghiên cứu

Đề tài sử dụng dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ 11 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012. Cụ thể

Bảng 4.1 Thống kê các Ngân hàng đƣợc nghiên cứu

Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phát triển
Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long ( MHB)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ và
Phát triển Việt Nam (BIDV)
52

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công


Thƣơng Việt Nam ( Vietinbank)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại
Thƣơng Việt Nam (Vietcombank)
Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn
Thƣơng Tín (Sacombank)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Xuất Nhập
Khẩu (Eximbank)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu
(ACB)
Ngân hàng cổ phần Việt Nam Thịnh
Vƣợng (VPbank)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội
(MB)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bản Việt
(Vietcapital bank)
Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Hà
Nội ( SHB)

Để xây dựng mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro của ngân hàng, đề tài sử dụng
hai biến phụ thuộc là tỷ lệ nợ xấu và Z-score:

Tỷ lệ nợ xấu

Bên cạnh sử dụng chỉ số Z-score chúng tôi còn đƣa thêm một chỉ số vào để kiểm định rủi
ro tín dụng của ngân hàng đó là chỉ lệ nợ xấu (non-performing loan). Tỷ lệ nợ xấu sẽ
đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:

Tỷ lệ nợ xấu =
53

Trên thế giới, khi đánh giá về ngân hàng đã có rất nhiều bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ nợ
xấu chẳng hạn nhƣ tác giả Barry, Lepetit, Tarazi (2011) nghiên cứu vấn đề sở hữu ngân
hàng đƣợc nắm giữ bởi nhà nƣớc hay tƣ nhân thì loại nào sẽ rủi ro hơn, hay Srairi (2013)
xem xét các ngân hàng đƣợc sở hữu bởi nhà nƣớc, cá nhân hay các công ty tài chính, phi
tài chính loại nào sẽ chấp nhận rủi ro ở mức cao hơn.

Chỉ số Z-score

Trƣớc tiên, chúng ta cần phần biệt chỉ số Z-score của hai tác giả nghiên cứu Boyd và
Graham (1986) (chỉ số bài nghiên cứu sử dụng) với chỉ số Z-score của E.I.Altman (1968)

Chúng ta thƣờng nghe đến phƣơng pháp Z-score dùng để đánh giá rủi ro phá sản của các
doanh nghiệp. Cha đẻ của phƣơng pháp nghiên cứu này chính là E. I. Altman (1968).
Nghiên cứu dùng mô hình hồi quy xác suất (logit) với 5 biến để dự báo việc phá sản. Chỉ
số Z nằm trong khoảng cụ thể sẽ kết luận doanh nghiệp đó phá sản. Đối với công tác
quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng, chỉ số này đƣợc xem là điểm số đánh giá sức khỏe
doanh nghiệp đi vay. Từ những năm 1970 các nghiên cứu dựa trên thành quả của Altman
bắt đầu chuyên sâu vào từng phân ngành cụ thể nhƣ: doanh nghiệp sản xuất, du lịch, công
nghệ thông tin, casino...

Tuy nhiên, trong bài nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đó là chỉ số Z-score đƣợc tạo
ra bởi hai nhà nghiên cứu Boyd và Graham (1986), chỉ số này chuyên sử dụng cho việc
đánh giá nguy cơ xảy ra mất khả năng thanh toán tại các hệ thống tín dụng nói chung và
hệ thống ngân hàng nói riêng. Và trong bài nghiên cứu này, khi sử dụng chỉ số Z-score
chúng ta mặc định đây là chỉ số Z-score của Boyd và Graham (1986).

Vào năm 1986 chỉ số Z-score đƣợc xuất hiện với công thức ban đầu nguyên thủy nhƣ

sau: Z-score =

Chỉ số Z-score đƣợc tạo ra nhằm đánh giá rủi ro mất khả năng thanh toán của các tập
đoàn tài chính ngân hàng. Và tính chất của chỉ số Z-score là chỉ số Z-score càng cao thì
54

mức độ rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân hàng càng thấp. Đến năm 1988 Hannan
& Hanweck phát triển chỉ số rủi ro Z-score nhƣ sau:

Z-score =

Chỉ số Z-score này nêu lên tƣơng tác giữa rủi ro danh mục ngân hàng và vốn chủ sở hữu,
đồng thời cho rằng rủi ro mất khả năng thanh toán phụ thuộc hai thành tố này. Z-score thể
hiện việc giảm thu nhập sẽ làm thâm hụt vốn, từ đó khiến ngân hàng lâm vào trạng thái
khánh kiệt và đứng trƣớc nguy cơ phá sản. Cho đến nay chỉ số Z-score đƣợc áp dụng
rộng rãi cho các nghiên cứu về sức khỏe và rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng.

Theo Foos (2010) đƣa nghiên cứu bổ sung sử dụng chỉ số Z-score nhƣ sau

Z-score =

Kết quả thực hiện Z-score bên trên dựa theo đề xuất của Roy (1952) và Boyd & Runkle
(1993) đo lƣờng rủi ro mất khả năng thanh toán.

Trong thời gian gần đây, các bài nghiên cứu thƣờng sử dụng công thúc tính Z-score theo
Cihak & Hess (2008), để lƣợng hóa sự ổn định, nghiên cứu áp dụng chỉ số Z-score đƣợc
tính nhƣ sau:

Z-score =

Trong bài nghiên cứu của chúng tôi chúng tôi sử dụng phƣơng pháp tính Z-score theo
Cihak và Hess (2008).

Lý do chúng tôi chọn cách tính chỉ số Z-score theo công thức này vì tính giá trị bình quân
của hai thành tố ROA và vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản đồng thời tách biệt đƣợc hai giá trị
55

bình quân đó, từ đó làm cho việc đo lƣờng trở nên chính xác và nếu có sử dụng các
phƣơng pháp phân tách thì cũng mang tính hiệu quả cao hơn những cách còn lại.

Bên cạnh hai biến phụ thuộc đƣợc đƣa vào mô hình đó là: rủi ro tín dụng, chỉ số Z-score.
Chúng tôi còn đƣa vào 3 nhóm biến giải thích đại diện tình trạng sở hữu của doanh
nghiệp đó là: biến tập trung sở hữu của ngân hàng, nhóm biến cấu trúc sở hữu của ngân
hàng, và biến giả loại ngân hàng (ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng
mại cổ phần – theo phân loại của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam).

Bên cạnh đó chúng tôi đƣa vào các biến điều khiển chia thành hai loại lớn: biến ngân
hàng, biến chỉ số tài chính kinh tế. Việc đƣa các biến điều khiển này vào mô hình sẽ giúp
kết quả của các biến giải thích trở nên xác thực hơn tránh hiện tƣợng kết quả bị chi phối
bởi phần nhiễu quá lớn.

4.3 Mô hình thực nghiệm

Nhằm kiểm định mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu ngân hàng và rủi ro của các ngân hàng
thƣơng mại Việt Nam chúng tôi đã đƣa ra mô hình với giả định sau

Giả định

H0 : không có tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tại các ngân hàng thƣơng
mại Việt Nam.

H1 : có tồn tại mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tại các ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam.

Hai mô hình hồi quy chúng tôi đƣa vào áp dụng:

(NPLOAN)it =

Z-SCOREit =
56

Các biến trong mô hình đƣợc đề cập chi tiết nhƣ sau:

Biến phụ thuộc

Trong bài này chúng tôi dùng 2 phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro là chỉ số nợ xấu của ngân
hàng (NPLOAN) và Z-score.

Chỉ số thứ nhất chúng tôi sử dụng tỷ lệ nợ xấu nhƣ là đại diện chính cho rủi ro tín dụng.
Bởi vì một khoản nợ xấu sẽ gây thiệt hại đến ngân hàng. Một giá trị cao của nợ xấu sẽ
dẫn đến một rủi ro tín dụng cao trong ngân hàng.

Chỉ số thứ hai, nhƣ đã nói ở trên Z-score nhƣ là một biến đại diện cho rủi ro mất khả
năng thanh toán của ngân hàng. Chỉ số này nhằm đo sự ổn định của ngân hàng và có tỷ lệ
nghịch với khả năng vỡ nợ của ngân hàng, tức là giá trị Z – score càng cao thì rủi ro càng
thấp. Mặt khác, chỉ số Z – score còn đƣợc cấu thành bởi hai phần và hai phần đó thể hiện
hai loại rủi ro của ngân hàng. Phần thứ nhất đo rủi ro danh mục đầu tƣ (ROAA/SDROA)
và phần hai đo lƣờng rủi ro đòn bẩy tài chính (tỷ số bình quân vốn chủ sở hữu và tổng tài
sản/ SDROA). Ngoài ra Z- score còn cho thấy thất bại của ngân hàng là từ khả năng tạo
thu nhập. Việc hoạt động không hiệu quả dẫn tới thu nhập thấp sẽ ảnh hƣởng trực tiếp lên
rủi ro của ngân hàng.

Biến sở hữu

Ba nhóm biến giải thích đại diện tình trạng sở hữu của doanh nghiệp đó là: biến tập trung
sở hữu của ngân hàng, nhóm biến cấu trúc sở hữu của ngân hàng và biến giả loại ngân
hàng

Biến tập trung sở hữu của ngân hàng (CONC) đƣợc chúng tôi sử dụng tỷ lệ phần trăm cổ
phần ngân hàng đƣợc nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất. Liên quan đến tác động của mức độ
tập trung sở hữu đến chấp nhận rủi ro, không có sự đồng thuận trong các tài liệu về mối
quan hệ giữa biến tập trung sở hữu và mức độ rũi ro của ngân hàng. Một số nghiên cứu
tìm thấy một liên kết cùng chiều (Martinez & Ramirez, 2011; Saunders, Strock, và
Travlos, 1990), trong khi những ngƣời khác (Burkart, Gromb, & Panunzi năm 1997;.
57

Iannotta và cộng sự, 2007) tìm thấy một tác động ngƣợc đến rủi ro ngân hàng. Tuy nhiên,
các nhà nghiên cứu khác (Anderson & Fraser, 2000; Gorton & Rosen, 1995) kết luận
rằng mức độ tập trung sở hữu sở hữu có một phi tuyến tính (U hoặc ngƣợc U) mối quan
hệ với rủi ro.

Nhóm biến cấu trúc sở hữu ngân hàng chúng tôi chia thành 2 nhóm nhỏ:

Nhóm nhỏ thứ nhất bao gồm tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi cá nhân (INDI),
tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi cái công ty tài chính và phi tài chính
(COMPANY) và tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi nhà nƣớc (STATE). Theo
Barry et al. (2011), chúng tôi tạo ra ba biến liên tục thay vì biến giả mà báo cáo tỷ lệ vốn
chủ sở hữu đƣợc tổ chức theo từng thể loại của chủ sở hữu đối với từng ngân hàng trong
mẫu của chúng tôi. Việc đo lƣờng bằng tỷ lệ chúng tôi có thể kiểm soát mức độ tác động
tốt hơn là những biến giản chỉ mang tính định tính mà không đem đến một quy mô cụ
thể. Tuy nhiên trong bài nghiên cứu của chúng tôi, nếu sử dụng đồng thời ba biến cấu
trúc sở hữu trên thì sẽ xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến toàn phần cho nên chúng tôi bắt
buộc loại bỏ biến sở hữu bởi nhà nƣớc.

Nhóm nhỏ thứ hai chúng tôi đƣa vào tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi các nhà
đầu tƣ nƣớc ngoài (FOREIGN), các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có thể là tổ chức hay là cá
nhân. Theo Lee (2008), nghiên cứu về sự có mặt của các cổ đông nƣớc ngoài trong hệ
thống ngân hàng Hàn Quốc thì cho thấy rằng: các ngân hàng có phần trăm sở hữu cổ
phần của các cá nhân nƣớc ngoài càng cao thì càng ít rủi ro hơn. Lý giải cho việc này,
Lee cho rằng các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng đầu tƣ vào các dòng tiền mang tính chất
ổn định và cần tính thanh khoản cao. Do đó, có một sự tác động ngƣợc chiều giữa phần
trăm cổ phần nắm giữ bởi nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân
hàng.

Cuối cùng trong phần biến sở hữu của ngân hàng, biến giả loại ngân hàng (TYPE) đƣợc
đƣa vào để so sánh mức độ rũi ro giữa ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và ngân hàng
thƣơng mại cổ phần, với mặc định là 1 nếu là ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc và 0 nếu là
58

ngân hàng thƣơng mại cổ phần. Theo Srairi (2013) các ngân hàng nhà nƣớc thì có mối
tƣơng quan cùng chiều mức độ rủi ro. Ông cho rằng, các ngân hàng nhà nƣớc thƣờng là
các ngân hàng mạnh, có nguồn vốn và tài sản lớn nên có đầy đủ nội lực có thể tham gia
vào các hoạt động tìm kiếm tỷ suất sinh lời cao nên mức độ rủi ro từ đó cũng tăng lên.

Bên cạnh các biến giải thích chúng tôi cũng đƣa vào các biến điều khiển thuộc ngân hàng
và các biến điều khiển kinh tế vĩ mô.

Cụ thể, ở biến điểu khiển ngành ngân hàng chúng tôi đƣa vào ba biến cụ thể sau đây:

Kích thƣớc ngân hàng (SIZE): Kích thƣớc đƣợc đo nhƣ logarit tự nhiên của tổng tài sản
của ngân hàng. Các ngân hàng lớn có khả năng đa dạng hóa rủi ro trên các dòng sản
phẩm và quản lý rủi ro có tay nghề cao hơn so với những ngân hàng nhỏ (Garcia-Marco
& Vai trò-Fernandez, 2008, Nguyễn, 2011). Chúng tôi hy vọng rằng kích thƣớc của ngân
hàng và mức giá có thể tiêu cực liên quan.

Đòn bẫy hoạt động kinh doanh: Chúng tôi kiểm soát đƣợc tác động của đòn bẩy hoạt
động trên rủi ro ngân hàng bằng cách sử dụng tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản
(LEVOP). Tỷ lệ này dự kiến sẽ đƣợc tích cực liên quan đến rủi ro ngân hàng. (Hasan &
Dridi, 2010; Srairi, 2009, 2010)

Tỷ lệ thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (ROA điều chỉnh). Tác động của biến này
lên rủi ro của ngân hàng là không rõ ràng (Delis & Kouretas, 2011). Tuy nhiên, trong
nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi hy vọng một mối quan hệ tích cực giữa rủi ro và lợi
nhuận, vì lợi nhuận cao thƣờng đi kèm với mức độ rủi ro cao hơn

Các biến vĩ mô chúng tôi áp dụng cho cả hai mô hình là lãi suất cơ bản vả tỷ lệ lạm phát.
Lạm phát (INF) đƣợc đo bằng sự tăng trƣởng của chỉ số giá tiêu dùng và dự kiến sẽ có tác
động tích cực trên rủi ro ngân hàng.

Và cuối cùng chúng tôi sử dụng lãi suất cơ bản (IRAT). Delis và Kouretas (2011) cho
thấy lãi suất thấp thì các ngân hàng dễ chấp nhận rủi ro. Họ giải thích kết quả này bởi
thực tế là việc giảm lãi suất có thể gây ra biến động giảm và lợi nhuận lãi suất thấp hơn.
59

Tình trạng này gây áp lực lên ngân hàng để tìm kiếm năng suất trong dự án rủi ro hơn.
Sau đây là bảng tổng hợp các biến

Bảng 4.2: Tổng hợp về các biến sử dụng trong đề tài

Tên biến Viết tắt Cách đo lƣờng


Biến phụ thuộc

Z-score Z-score

Tỷ lệ nợ xấu NPLOAN

Biến độc lập


Biến sở hữu
Tập trung sở
CONC Tỷ lệ phần trăm cổ phần của cổ đông lớn nhất công ty
hữu
Cổ đông cá Tỷ lệ phần trăm cổ phần đƣợc nắm bởi nhà đầu tƣ cá nhân hay gia
INDI
nhân đình
Cổ đông
COMPANY Tỷ lệ phần trăm cổ phần nắm bởi công ty tài chính và phi tài chính
công ty
Cổ đông Tỷ lệ phần trăm cổ phầm nắm giữa công ty tài chính và phi tài
FOREIGN
nƣớc ngoài chính
Loại ngân
TYPE 1: ngân hàng cổ phần nhà nƣớc, 0 ngƣợc lại
hàng
Biến ngân
hàng
Kích thƣớc SIZE Logarit tự nhiên tổng tài sản
Đòn bẫy
LEVOP Vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản
kinh doanh
60

Tỷ suất sinh
ROAA Lợi nhuận ròng/ tổng tài sản
lợi tài sản
Biến vĩ mô

Lạm phát INF Tăng trƣởng của chỉ số giá tiêu dùng

Lãi suất cơ
IRAT Lãi suất cơ bản theo từng năm
bản
Trong đó

- Các số liệu về sở hữu cũng nhƣ cấu trúc sở hữu chúng tôi thu thập trong các bảng
báo cáo thƣờng niên và bản cáo bạch đƣợc đăng tải chính thức trên các web của
Ngân hàng
- Các dữ liệu nội tại của ngân hàng chúng tôi thu thập trên các báo cáo kết tài chính
đƣợc đăng tải trên trang web chính thức của các ngân hàng.
- Các số liệu vĩ mô : chúng tôi thu thập số liệu lạm phát của Việt Nam qua các năm
trên trang web chính thức của Tổng cục thống kê Việt Nam (www.gso.gov.vn), số
liệu về lãi suất cơ bản đƣợc chúng tôi thu thập tại trang web chính thức của Ngân
hàng Nhà nƣớc Việt Nam (www.sbv.gov.vn)

Bảng thống kê mô tả số liệu

Mean Median Maximum Minimum Std. Dev.


NPLOAN 2,26 2,13 6,82 0,09 1,22
ZSCORE 29,29 25,79 101,21 6,63 16,82
CONC 35,28 15 100 0,98 36,25
COMPANY 37 46,16 71,9 0 24,09
INDI 28,52 26,5 66 0 13,87
FOREIGN 12,17 6,59 30,06 0 12,56
TYPE 0,36 0 1 0 0,48
SIZE 18,19 18,47 20,04 14,53 1,29
LEVOP 1,57 1,14 5,73 0,44 1,07
ROAA 1,29 1,25 3,16 0,03 0,78
INF 13,2 12,19 22,97 6,81 5,86
IRAT 8,97 8,63 12,3 7,08 1,64
61

Bảng trên mô tả sơ lƣợc số liệu đƣợc sử dụng chạy mô hình. Theo bảng trên, trung bình
số cổ phần đƣợc nắm giữ bởi cổ đông lớn nhất là 35.28% và phƣơng sai khá lớn 36.25%
do có những ngân hàng cổ đông lớn nhất trong năm 2007, 2008 là Nhà nƣớc, nắm giữ
100% vốn. Trung bình tỉ lệ nắm giữ của các tổ chức ở các ngân hàng là 37%, của cá nhân
là 28.52%, nhỏ nhất chính là tỉ lệ phần trăm sở hữu bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chỉ
khoảng 12.17%.

Ngoài ra, đòn bẩy kinh doanh ở các ngân hàng có trung bình là 1.57, tỉ suất sinh lời là
1.29. Lạm phát từ năm 2007-2012 có trung bình khá cao, 13.2% vì giai đoạn năm 2008,
lạm phát nƣớc ta tăng khá cao, 22.97%. Lãi suất cơ bản qua các năm hầu nhƣ không thay
đổi nhiều, trung bình là 8.97%.

4.4 Kết quả thực nghiệm

4.4.1 Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tín dụng

Bảng 4.3. Kết quả hồi quy theo mô hình Fixed Effect và Random Effect

Fixed Effect Random Effect

Variable Coefficient t-Statistic Coefficient t-Statistic

C -7.38 -1.24 0.13 0.04


CONC -0.02 -0.57 -0.01 -1.12
COMPANY 0.001 0.06 -0.01 -0.57
INDI -0.02 -0.97 0.00 0.06
FOREIGN -0.02 -0.97 -0.04** -2.64
TYPE -0.007 -0.63 0.77 1.15
SIZE -0.058** 2.06 0.17 0.97
LEVOP 0.16 0.64 -0.09 -0.49
ROAA -0.08 -0.27 -0.26 -1.40
INF -0.06 -1.68 0.17 1.30
62

IRAT 0.12 0.87 -0.07** -2.07


(Ghi chú: *, **, *** thể hiện kết quả có ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%)

Từ kết quả bản trên, mô hình FEM cho chúng tôi một kết quả ý nghĩa là kích thƣớc
(SIZE) và mô hình REM cho chúng tôi hai biến có ý nghãi là phần trăm cổ phần nƣớc
ngoài nắm giữa (FOREIGN) và lãi suất cơ bản (IRAT).

Để xác định mô hình độ phù hợp của mô hình giữa FE và RE, kiểm định Hausman test
đƣợc áp dụng.

Kiểm định Hausman test

Giả thuyết: H0: không có sự tƣơng quan giữa sai số đặc trƣng giữa các đối tƣợng (vi) với
các biến giải thích Xit trong mô hình rằng không có sự tƣơng quan giữa sai số đặc trƣng
giữa các đối tƣợng (vi) với các biến giải thích Xit trong mô hình

Kết quả kiểm định của mô hình nhƣ sau:

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test


Equation: Untitled
Test cross-section random effects
Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.
Cross-section random 0 9 1
* Cross-section test variance is invalid. Hausman statistic set to zero.

Kết quả kiểm định cho ta thấy p-value =1 > 0.05 (mức ý nghĩa 5%), vì vậy ta không đủ
bằng chứng bác bỏ H0, chấp nhận H0 nên nghĩa là không bác bỏ đƣợc sự tƣơng quan giữa
sai số và các biến giải thích thì ƣớc lƣợng tác động cố định không còn phù hợp và ƣớc
lƣợng ngẫu nhiên sẽ ƣu tiên đƣợc sử dụng.
63

Nhƣ vậy, dựa vào kết quả kiểm định về mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro tín dụng,
các kết quả chính tìm thấy nhƣ sau

Kết quả cho thấy sở hữu nƣớc ngoài có ý nghĩa ngƣợc chiều với rủi ro tín dụng. Khi cấu
trúc sở hữu có phần góp vốn nƣớc ngoài càng lớn thì rủi ro tín dụng càng giảm. Điều này
hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Laeven (1999) đã khẳng định ngân hàng có cấu
trúc sở hữu nƣớc ngoài có rủi ro nhỏ nhất so với các ngân hàng có sở hữu cá nhân hoặc
sở hữu bởi cái công ty tài chính và phi tài chính. Điều này cũng dễ dàng đƣợc giải thích
trong thực tế ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam vì khi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
đầu tƣ vào ngân hàng, đi kèm theo đó là những công nghệ giúp tăng khả năng đánh giá
tín dụng của ngân hàng và hơn nữa là hiệu suất công việc đƣợc nâng cao với cách quản
trị tiên tiến.Nghiên cứu của Hasan và Marton,( 2003); Fries và Taci,( 2005) cũng khẳng
định ngân hàng có sở hữu nƣớc ngoài sẽ hoạt động hiệu quả hơn. Hơn nữa, khi lựa chọn
danh mục đầu tƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ ƣu tiên chọn những ngân hàng có hiệu quả
kinh doanh cao và rủi ro ít . Đây là quan điểm đƣợc nhắc đến trong nghiên cứu ở các
nƣớc mới nổi của Chunxia Jiang, Shujie Yao, Genfu Feng ( 2013).

Chúng tôi không thu đƣợc mối quan hệ giữa sở hữu của cá nhân hoặc của tổ chức tài
chính và phi tài chính ảnh hƣởng đến rủi ro tín dụng của ngân hàng, tƣơng tự nhƣ nghiên
cứu của Samir Srairi (2013) ở các quốc gia Hồi giáo. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này có
thể đƣợc lý giải bằng việc hạn chế thông tin đối với cấu trúc sở hữu cũng nhƣ thông tin
về nợ xấu vẫn còn thiếu tính nhất quán trong việc đo lƣờng. Cụ thể, trong năm 2012, tỉ lệ
nợ xấu toàn ngành ngân hàng Việt Nam đƣợc các ngân hàng công bố hơn 4%, nhƣng tỉ lệ
đó lại đƣợc ngân hàng nhà nƣớc công bố là 6%, tuy nhiên ở một số tổ chức tín dụng, tỉ lệ
đó lại lên đến 8%.

Đối với các yếu tố vĩ mô, chúng tôi thu đƣợc kết quả khi lạm phát cao sẽ dẫn đến rủi ro
thấp, điều này cũng đƣợc khẳng định trong nghiên cứu của Rinaldi & Sanchis-Arellano
(2006) rằng lạm phát là yếu tố khá quan trọng ảnh hƣởng đến tỉ lệ nợ xấu trong ngân
hàng, dẫn theo sự ảnh hƣởng lên rủi ro tín dụng của chúng. Điều này đƣợc lý giải bằng
64

việc khi lạm phát cao, giá trị của thật sự của các món nợ hiện tại giảm đi dẫn đến việc thu
hồi lại nợ sẽ dễ dàng hơn theo Vítor Castro ( 2013)

4.4.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và rủi ro mất khả năng thanh toán

Bảng 4.5. Kết quả hồi quy theo mô hình Fixed Effect và Random Effect

Fixed Effect Random Effect

Variable Coefficient t-Statistic Coefficient t-Statistic

C 170.47** 2.68 53.65* 1.68

CONC -0.15 -0.46 0.22* 1.81

COMPANY 0.29 1.49 -0.04 -0.28

INDI 0.16 0.88 0.74*** 5.23

FOREIGN 0.06 0.20 -0.27* -1.76

TYPE -0.05 -0.43 -7.78 -1.43

SIZE -8.66*** -2.86 -3.55** -2.22

LEVOP -2.63 -0.99 -3.03* -1.79

ROAA -1.09 -0.36 2.16 1.25

INF -0.09 -0.24 2.55* 1.93

IRAT 1.38 0.91 -0.15 -0.41


(Ghi chú: *, **, *** thể hiện kết quả có ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%)
65

Nhìn vào bảng tóm tắt trên chúng tôi nhận thấy rằng nều sử dụng mô hình FEM thì sẽ có
một biến có ý nghĩa là kích thƣớc ngân hàng (SIZE) và mô hình REM cho chúng ta 6
biến có kết quả về mặt thống kê là mức độ tập trung sở hữu (CONC), phần trăm cổ phần
cá nhân (INDI), phần trăm cổ phần ngƣời nƣớc ngoài (FOREIGN), kích thƣớc (SIZE),
đòn bẫy kinh doanh (LEVOP) và tỷ lệ lạm phát (INF).

Để xác định mô hình độ phù hợp của mô hình giữa FEM và REM, kiểm định Hausman
test đƣợc áp dụng.

Kiểm định Hausman test

Giả thuyết: H0: không có sự tƣơng quan giữa sai số đặc trƣng giữa các đối tƣợng (vi) với
các biến giải thích Xit trong mô hình rằng không có sự tƣơng quan giữa sai số đặc trƣng
giữa các đối tƣợng (vi) với các biến giải thích Xit trong mô hình.

Kết quả kiểm định của mô hình nhƣ sau:

Bảng 4.6. Kết quả kiểm định Hausman

Correlated Random Effects - Hausman Test


Equation: Untitled
Test cross-section random effects
Test Summary Chi-Sq. Statistic Chi-Sq. d.f. Prob.
Cross-section random 0 9 1
* Cross-section test variance is invalid. Hausman statistic set to zero.

Kết quả kiểm định cho ta thấy p-value =1 > 0.05 (mức ý nghĩa 5%), vì vậy ta không đủ
bằng chứng bác bỏ H0, chấp nhận H0 nên nghĩa là không bác bỏ đƣợc sự tƣơng quan giữa
sai số và các biến giải thích thì ƣớc lƣợng tác động cố định không còn phù hợp và ƣớc
lƣợng ngẫu nhiên sẽ ƣu tiên đƣợc sử dụng.
66

Nhƣ vậy, với kết quả thu đƣợc từ kiểm định về mối quan hê giữa cấu trúc sở hữu và rủi
ro mất khả năng thanh toán, đề tài tìm thấy các kết quả chính sau đây:

Kết quả về mối quan hệ cùng chiều giữa tập trung sở hữu và biến phụ thuộc Zscore, nhƣ
vậy việc cổ đông lớn nhất có cổ phần càng lớn thì rủi ro của ngân hàng càng thấp. Điều
này có thể đƣợc lý giải theo Burkart et al. (1997) rằng khi quyền lực tập trung vào một cổ
đông càng lớn, các nhà quản trị sẽ ít động lực đầu tƣ vào các dự án mới, vì vậy rủi ro
cũng sẽ giảm theo Các nghiên cứu trƣớc cũng có kết quả tƣơng tự nhƣ nghiên cứu của
Martinez & Ramirez, (2011); Saunders, Strock vàTravlos(1990) mặc dù cũng có một số
nghiên cứu đã công bố kết quả ngƣợc lại nhƣ các nghiên cứu của Burkart, Gromb và
Panunzi (1997); Iannotta etal( 2007). Đặc biệt nhóm tác giả Anderson và Fraser (2000)
và Gorton và Rosen (1995) không có mối quan hệ tuyến tính với rủi ro.

Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa phần trăm sở
hữu cá nhân và chỉ số Z-Score, điều này chứng tỏ khi phần trăm sở hữu của cá nhân trong
ngân hàng càng lớn thì rủi ro của ngân hàng càng giảm. Kết quả trên hoàn toàn phù hợp
với giả thiết cấu trúc sở hữu vốn khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau trong rủi ro của ngân
hàng, nhƣ các kết quả nghiên cứu trƣớc đó ở các nƣớc Hồi giáo của Srairi (2013). Vì khi
ngân hàng có sở hữu cá nhân và gia đình, khuynh hƣớng của nó sẽ chọn những dự án ít
rủi ro hơn đảm bảo cho việc tồn tại lâu dài của ngân hàng, theo Barry (2011). Hơn nữa, ở
các ngân hàng có tỉ lệ sở hữu vốn bởi các cá nhân gia đình thƣờng có danh mục đầu tƣ
nhỏ hơn , dẫn đến rủi ro cũng sẽ thấp hơn, theo Andersonet (2003)

Kết quả về biến phần trăm sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài cũng mang đến nhiều thú vị
khi hệ số của biến âm, chứng tỏ khi cồ phần nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu càng cao sẽ thì
rủi ro của ngân hàng càng lớn. Laeven (1999) khi nghiên cứu về các ngân hàng châu Á
cũng đã nêu ra kết luận ngân hàng có sỡ hữu nƣớc ngoài có rủi ro cao hơn ngân hàng có
sở hữu trong nƣớc. Điều này có thể đƣợc giải thích rằng tại Việt Nam các nhà đầu tƣ
nƣớc sẽ tìm đến đầu tƣ vào các NHTMCP vì việc đầu tƣ vào NHTMNN sẽ gặp nhiều khó
khăn, mà đặc tính của các NHTMCP tại Việt Nam thƣờng có xu hƣớng đầu tƣ vào các dự
67

án rủi ro cao hơn các NHTMNN vì chỉ có nhƣ thế các NHTMCP mới có thể tồn tại và
phát triển trƣớc sự to lớn về tài chính cũng nhƣ uy tín của NHTMNN.

Về các biến điều khiển ngân hàng ảnh hƣởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán, chúng
tôi thu đƣợc hai kết quả. Thứ nhất chúng ta thu đƣợc hệ số của biến quy mô ngân hàng có
ý nghĩa và âm, tƣơng tự nhƣ kết quả của Benjamin M. Tabak, Dimas M. Fazio, Daniel O.
Cajueiro (2012) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa rủi ro mất khả năng thanh toán của
ngân hàng và quy mô ngân hàng ở 10 quốc gia Mỹ Latin. Tuy nhiên, vẫn có một số
nghiên cứu thu đƣợc kết quả ngƣợc lại nhƣ nghiên cứu của Samir Srairi (2013). Điều này
đƣợc lý giải trong nghiên cứu của Brown and Dinç(2011) khi nghiên cứu các Ngân hàng
ở các quốc gia châu Âu, tác giả đã nêu ra kết luận ở các quốc gia có GDP bé thì các ngân
hàng có quy mô nhỏ sẽ ít bị rủi ro hơn , đây là một lý giải khá phù hợp với thực tế GDP
hiện nay. Hơn nữa theo Knaup and Wagner (2010) các ngân hàng nhỏ sẽ ít bị rủi ro hơn
các ngân hàng lớn trong trƣờng hợp điều kiện nền kinh tế bất lợi. Thứ hai chúng tôi thu
đƣợc mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro thanh toán của ngân hàng và đòn bẩy hoạt động.
Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu trƣớc đó của Huang, Wu, and Liao (2013)
khi nghiên cứu về các ngân hàng niêm yết Trung Quốc. Theo Acharya and Thakor (2011)
,Berger và Bouwman (2009) khi một ngân hàng có đòn bẩy kinh doanh càng lớn thì nó
càng nhạy cảm hơn trong các cú sốc của thị trƣờng, điều đó dẫn đến ngân hàng sẽ chấp
nhận rủi ro lớn hơn. Chúng ta cũng có thể hiểu rằng một ngân hàng càng nắm giữ nhiều
tài sản cố định thì tính thanh khoản của ngân hàng sẽ thấp hơn rất nhiều so với các ngân
hàng có nắm giữ tiền mặt hay các giấy tờ có giá. Từ việc tính thanh khoản của tài sản
thấp đã dẫn tới việc làm tăng rủi ro thanh toán khi lƣợng tiền mặt để thanh toán trong
ngân hàng cạn kiệt từ đó rất dễ xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính của ngân hàng.

Với các yếu tố ảnh hƣởng vĩ mô ảnh hƣởng đến rủi ro mất khả năng thanh toán của ngân
hàng, chúng tôi thu đƣợc kết quả hệ số của lãi suất cơ bản có ý nghĩa và cùng chiều với
Z-Score, chứng tỏ khi lãi suất thấp sẽ dẫn đến rủi ro cao trong ngân hàng. Đây cũng là kết
quả đƣợc đƣa ra trong nghiên cứu của Manthos D. Delis và Georgios P. Kouretas (2011).
Lãi suất cơ bản là cơ sở ấn định các lãi suất khác, do đó khi lãi suất cơ bản nhỏ sẽ dẫn
68

đến sự giảm đi trong các lãi suất khác, điều đó sẽ dẫn đến việc các ngân hàng sẽ giảm đi
tiêu chuẩn cho vay của nó và hơn nữa sẽ mất dẫn đến tình trạng thông tin bất cân xứng
theo Georgios P. Kouretas ( 2011) và khi đó, các ngân hàng sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn
trong tín dụng, tạo động lực khiến các ngân hàng tham gia vào các dự án rủi ro hơn theo
Keeley (1990) , Dell’ Ariccia và Marquez (2006).

Kết luận chƣơng 4

Trong chƣơng này chúng tôi đã khái quát về mô hình hồi quy cố định và hồi quy ngẫu
nhiên đƣợc sử dụng trong dữ liệu bảng. Thêm vào đó, mô hình thực nghiệm đo về rủi ro
tín dụng bằng chỉ số nợ xấu và rủi ro mất khả năng thanh toán đo bằng chỉ số Zscore
cũng đã đƣợc đƣa ra phân tích. Qua một số kiểm định, chúng tôi thu đƣợc kết quả rằng
hai mô hình thực nghiệm trên thích hợp hồi quy ngẫu nhiên . Kết quả chúng tôi thu đƣợc
là rủi ro tín dụng chịu ảnh hƣởng của biến phần trăm sở hữu nƣớc ngoài và tỉ lệ lạm phát.
Trong khi đó, rủi ro mất khả năng thanh toán lại chiu ảnh hƣởng của phần trăm cổ phần
do cổ đông lớn nhất sở hữu, phần trăm sở hữu của cá nhân và phần trăm sở hữu nƣớc
ngoài ở ngân hàng, ngoài ra còn chịu sự tác động của các yếu tố nội tại ngân hàng là quy
mô ,đòn bẩy kinh doanh và yếu tố vĩ mô của nền kinh tế là lãi suất cơ bản.
69

5. KẾT LUẬN, ĐẾ XUẤT VÀ ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU TRONG TƢƠNG


LAI
Trong chƣơng này chúng tôi sẽ tóm tắt lại những kết quả cũng nhƣ hạn chế của bài
nghiên cứu, thông qua đó đề xuất một số kiến nghị đến các cơ quan quản lý và ngân hàng
thƣơng mại. Ngoài ra, chúng tôi còn đƣa ra hƣớng phát triển của đề tài trong tƣơng lai vì
đây là một đề tài khá cần thiết cho tiến trình tái cấu trúc ngân hàng Việt Nam hiện nay

5.1 Các kết quả chính của đề tài

Bài nghiên cứu cho kết quả về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro tín dụng. Phần
trăm cổ phần đƣợc nắm giữ bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài càng lớn sẽ giúp rủi ro tín
dụng của ngân hàng càng giảm.

Trong mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro mất khả năng thanh toán chúng tôi thu
đƣợc kết quả rằng, tập trung sở hữu và phần trăm cổ phần nắm giữ bởi cá nhân có ảnh
hƣởng ngƣợc chiều với rủi ro mất khả năng thanh toán. Ngƣợc lại, phần trăm cổ phần
đƣợc nắm giữ bởi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có ảnh hƣởng cùng chiều với rủi ro mất khả
năng thanh toán của ngân hàng.

5.2 Các đề xuất với cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ngân hàng thƣơng mại

Dựa vào kết quả của mô hình, đề tài đề xuất một số những kiến nghị nhằm giảm thiểu rủi
ro trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.

5.2.1 Đề xuất đối với cơ quan quản lí

Theo kết quả, chúng tôi nhận thấy rằng việc có sở hữu của cổ đông nƣớc ngoài đóng một
vai trò quan trọng đến rủi ro của ngân hàng thƣơng mại. Chính vì thế, cơ quan quản lí nói
chung và ngân hàng nói riêng cần có những chính sách thiết thực nhằm nâng cao khả
năng thu hút nguồn vốn từ các cổ đông nƣớc ngoài nhƣng vẫn phải đi đôi với những qui
định hạn chế về tỉ lệ nắm giữ cổ phần.
70

Đối với cơ quan quản lý, để thu hút nguồn đầu tƣ nƣớc ngoài, việc cấp thiết cần thực hiện
chính là xây dựng một khung pháp lý chặt chẽ và rõ ràng hơn, nhƣ gia tăng khung hình
phạt đối với các hành vi cố ý vi phạm những qui định về sở hữu, xử lí mạnh các trƣờng
hợp không đảm bảo những qui định về cho vay làm dẫn đến nợ xấu trong hệ thống.
Những hành động này của nhà nƣớc sẽ góp phần đảm bảo môi trƣờng công bằng cho các
tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh việc đề ra
những chính sách nhằm thu hút nguồn vốn nƣớc ngoài, nhà nƣớc ta vẫn cần có những qui
định hạn chế tỉ lệ nắm giữa cổ phần cũng nhƣ thời gian đƣợc phép rút vốn của các cổ
đông nƣớc ngoài, do sở hữu nƣớc ngoài quá lớn sẽ có thể làm gia tăng rủi ro của ngân
hàng và việc rút vốn quá nhanh hoặc quá bất ngờ có thể làm ảnh hƣởng đến tình hình tài
chính của hệ thống.

Không chỉ xây dựng khung pháp lí, để thu hút đƣợc đầu tƣ nƣớc ngoài nhà nƣớc ta cần
tạo ra một môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh bằng cách hạn chế tình trạng thông tin bất
cấn xứng thông qua việc cho phép thành lập thêm một số tổ chức cung cấp dịch vụ thông
tin tín dụng bên cạnh CIC và PCB hiện nay. Việc cạnh trạnh của nhiều tổ chức thông tin
tín dụng sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng thông tin của hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, cơ
quan quản lí cần có các biện pháp thúc đẩy tiến trình IPO của ngân hàng để thông tin đến
với các cổ đông đƣợc minh bạch hơn và hạn chế đƣợc tình trạng sở hữu chéo.

Bên cạnh đó, nhà nƣớc ta cần chú ý đẩy mạnh giám sát tình hình hoạt động của các ngân
hàng thông qua việc thực hiện điều tra thƣờng xuyên hơn với những qui trình kiểm tra
sâu và chặt chẽ hơn. Sự thắt chặt quá trình điều tra sẽ giúp nhà nƣớc có thể phát hiện
những vấn đề còn tồn đọng ẩn phía sau hoạt động của ngân hàng (tham nhũng, lừa gạt, sở
hữu chéo…) để từ đó đƣa ra những biện pháp xử lí phù hợp, góp phần làm trong sạch hệ
thống ngân hàng và tạo dựng một vị thế của ngành ngân hàng Việt Nam trong mắt các cổ
đông nƣớc ngoài.
71

5.2.2 Đề xuất đối với ngân hàng thƣơng mại

Đối với các ngân hàng, để có thể thu hút cổ đông nƣớc ngoài thì việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh là điều đầu tiên các ngân hàng nên quan tâm. Để tăng hiệu quả kinh doanh,
các ngân hàng cần tập trung đầu tƣ công nghệ kĩ thuật hiện đại, đa dạng hóa các loại sản
phẩm đồng thời quan tâm hơn đến việc tạo dựng thƣơng hiệu. Thƣơng hiệu của ngân
hàng có thể đƣợc xây dựng thông qua nhiều cách nhƣ hình ảnh làm việc chuyên nghiệp,
dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, cơ sở hạ tầng hiện đại… Ngoài ra, để có thể thực hiện
những việc nêu trên một các tốt nhất, ngân hàng cũng nên chú trọng phát triển nguồn
nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng, đồng thời tăng cƣờng giám sát cán bộ quản lí và xử
lí nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm qui định của ngân hàng.

Thứ hai, xây dựng hệ thống thông tin minh bạch cũng là một trong những vấn đề cần
đƣợc ngân hàng quan tâm trong việc thu hút đầu tƣ. Các báo cáo của ngân hàng (báo cáo
tài chính, báo cáo thƣờng niên…) phải đƣợc thực hiện một cách rõ ràng, cụ thể, thống
nhất nhằm giúp cho các cổ đông nói chung và cổ đông nƣớc ngoài nói riêng có thể dễ
dàng nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của ngân hàng. Ngoài ra, các ngân hàng cần lƣu
tâm hơn đến hoạt động kiểm soát nội bộ. Điều này có thể mang lại cho nhà quản trị một
cái nhìn chính xác về tình hình của ngân hàng để từ đó đề ra những biện pháp phù hợp
nhằm phát huy điểm mạnh và giải quyết những hạn chế của ngân hàng.

Hiện này nhà nƣớc ta đang khuyến khích các ngân hàng nhỏ, thanh khoản yếu hợp nhất
sáp nhập với các ngân hàng lớn nhằm tăng qui mô của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên
thông qua kết quả của mô hình, chúng tôi có một lƣu ý rằng qui mô của ngân hàng lớn là
điều cần thiết nhƣng phải tƣơng thích với tình hình phát triển kinh tế của quốc gia. Nếu
qui mô quá lớn có thể làm cho ngân hàng khó tránh khỏi những rủi ro hệ thống khi nền
kinh tế có biến cố theo Vallascas, Keasey (2012). Chính vì thế, khi thực hiện quá trình
hợp nhất sáp nhập các ngân hàng nhà nƣớc nên lƣu ý đến vấn đề này.

Sự tập trung sở hữu cũng có ảnh hƣởng đến rủi ro của ngân hàng. Thông thƣờng, cổ đông
chiến lƣợc thƣờng là những cá nhân, tổ chức có tỉ lệ cổ phần lớn nhất nên sẽ có quyền lực
72

rất lớn trong việc quản lí, giám sát các hoạt động của ngân hàng. Chính vì thế, để hạn chế
rủi ro, các ngân hàng nên quan tâm đến vấn đề thu hút những cổ đông trong và ngoài
nƣớc có tiềm lực kinh tế mạnh, ổn định và nên đặc biệt chú ý đến các cổ đông là cá nhân.
Các cổ đông này có thể giúp ngân hàng nâng cao công nghệ kĩ thuật, tham gia vào quá
trình hoạch định chiến lƣợc cho ngân hàng, giúp đỡ ngân hàng về mặt tài chính đồng thời
các cổ đông là cá nhân thƣờng ngại chấp nhận rủi ro theo Andersonet (2003), từ đó có thể
dẫn đến rủi ro của ngân hàng giảm.

5.3 Hạn chế của đề tài


R2 của mô hình khoảng 35% vì những lý do chính sau. Thứ nhất có thể có một số biến
cần thiết mà mô hình đã bỏ sót do nguồn thông tin bị hạn chế. Thứ hai nhƣ đã nhắc ở
trên, việc thiếu nhất quán trong nguồn thông tin của hệ thống ngân hàng, điển hình nhƣ tỉ
lệ nợ xấu, thƣớc đó về nợ xấu…. Thứ ba toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay có
hơn ba mƣơi ngân hàng nhƣng số mẫu chúng tôi thu thập đƣợc chỉ là 11 ngân hàng quy
mô lớn trong 6 năm do các ngân hàng quy mô nhỏ hầu nhƣ việc công bố thông tin rất ít,
cũng nhƣ tính minh bạch của thông tin không cao.Tuy nhiên vì 11 ngân hàng chúng tôi
dùng làm mẫu là 11 ngân hàng có quy mô lớn ở Việt Nam và giai đoạn mà chúng tôi
nghiên cứu là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng Việt
Nam nói riêng đang có những chuyển biến sâu sắc vì vậy mô hình vẫn có tính đại diện
đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng Việt Nam. Cuối cùng vì chính sách bảo hộ ngân hàng
ở Việt Nam còn khá cao, do đó việc đo lƣờng các cú số vĩ mô ảnh hƣởng đến ngân hàng
không thu đƣợc kết quả cao.

5.4 Định hƣớng phát triển đề tài

Tuy bài viết đã phần nào lột tả những mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và các loại rủi ro
đặc trƣng của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên bài viết cũng rất cần phải hoàn thiện thêm
theo một vài định hƣớng sau để nâng cao giá trị bài nghiên cứu:
73

Thứ nhất, số lƣợng ngân hàng cũng nhƣ số năm nghiên cứu cần đƣợc mở rộng hơn trong
điều kiện thông tin minh bạch và thống nhất để mô hình hồi quy đƣa ra đƣợc kết quả
mang tính chính xác cao hơn.

Thứ hai: chúng ta cần đƣa thêm vào bài nghiên cứu biến về cấu trúc sở hữu nhƣ phần
trăm cổ phần của các nhà quản trị để phân tích, phần trăm sở hữu chéo của các ngân hàng
Việt Nam – một vấn đề nhức nhối trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Thứ ba: bài nghiên cứu sẽ tiếp tục phát huy điểm mạnh của hồi quy dữ liệu bảng bằng
cách mở rộng mẫu nghiên cứu sang các quốc gia trong khu vực để từ đó có thể xem xét
và so sánh tình hình của hệ thống ngân hàng Việt Nam với hệ thống ngân hàng các quốc
gia trong khu vực. Từ đó, chúng ta có thể nhận định rõ hơn về tình trạng của hệ thống
ngân hàng Việt Nam.

Thứ tƣ, chúng tôi muốn đề cập nhiều loại ngân hàng vào bài nghiên cứu, bên cạnh
NHTMNN và NHTMCP chúng tôi muốn đƣa vào các ngân hàng liên doanh, ngân hàng
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, để chúng ta có đƣợc kết quả mang tính toàn diện hơn.

Kết luận chƣơng 5


Chƣơng này đã khép lại phần nghiên cứu của chúng tôi với các kiến nghị dựa trên kết quả
nghiên cứu để làm giảm rủi ro của ngân hàng. Đặc biệt chúng tôi đã đề xuất hƣớng phát
triển của đề tài trong tƣơng lai vì đây là một đề tài có ý nghĩa thực tiễn to lớn , tuy còn
hạn chế nhƣng nếu đƣợc tiếp tục nghiên cứ và đầu tƣ chúng tôi tin rằng đề tài sẽ đóng
góp đáng kể vào tiến trình tái cơ cấu cũng nhƣ phát triển hệ thống ngân hàng thƣơng mại
Việt Nam trong tƣơng lai.
74

KẾT LUẬN CHUNG


Ở Việt Nam, đề tài nghiên cứu về cấu trúc sở hữu vốn của ngân hàng khá ít, vì thế bài
nghiên cứu này tuy vẫn còn hạn chế nhƣng vẫn đóng góp đƣợc phần nào về mối quan hệ
giữa cấu trúc sở hữu và rủi ro đối với các ngân hàng ở Việt Nam, góp phần đƣa ra một số
giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán của các ngân
hàng, nhất là trong giai đoạn chuyển mình sâu sắc của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện
nay.

Công trình nghiên cứu đã khái quát đƣợc bức tranh tổng thể về thực trạng cấu trúc của hệ
thống ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay đồng thời cũng cung cấp thêm một số lý
thuyết vể cấu trúc sở hữu và rủi ro trong hệ thống ngân hàng, đặc biệt là rủi ro tín dụng
và rủi ro mất khả năng thanh toán.

Thêm vào đó, bài nghiên cứu đã nêu đƣợc mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu vốn và rủi ro
của ngân hàng bằng phƣơng pháp hồi quy dữ liệu bảng . Rủi ro tín dụng có mối quan hệ
ngƣợc chiều với phần trăm nhà đầu tƣ nƣớc ngoài sở hữu ngân hàng và cùng chiếu với
yếu tố lạm phát. Rủi ro mất khả năng thanh toán có mối quan hệ cùng chiều với phần
trăm sở hữu của các tổ chức trong nƣớc nhƣng ngƣợc chiều với phần trăm sở hữu của cá
nhân và quy mô của ngân hàng. Tuy nhiên, do một số hạn chế khách quan mà chúng tôi
đã không thu đƣợc mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô ảnh hƣởng đến rủi ro mất khả năng
thanh toán của ngân hàng.

Ngoài ra chúng tôi đã đề xuất một số kiến nghị dành cho các ngân hàng thƣơng mại và cơ
quan quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong ngân hàng thông qua các biện pháp thu hút
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ xây dựng môi trƣờng cạnh tranh trong ngân hàng Việt Nam,
tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng….

Chúng tôi đã đề xuất một số định hƣớng phát triển để đề tài tiếp tục hoàn thiện hơn trong
tƣơng lai, đóng góp vào sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế
Việt Nam nói chung.
75

Chúng tôi mong bài nghiên cứu sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc giải quyết vấn đề
đang đặt ra cấp thiết hiện nay của nƣớc ta là tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, giúp hệ
thống ngân hàng Việt Nam hoạt động hiệu quả, phát triển bền vững, đặc biệt là trong
thời kỳ mở cửa của hiện nay, việc tăng cƣờng tính cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam
và ngân hàng nƣớc ngoài là vấn đề vô cùng quan trọng.
vii

PHỤ LỤC 1

BẢNG KẾT QUẢ FIXED EFFECT MODEL

 NPLOAN
viii

 ZSCORE
ix

PHỤ LỤC 2

BẢNG KẾT QUẢ RANDOM EFFECT MODEL

 NPLOAN
x

 ZSCORE
xi

PHỤ LỤC 3

KIỂM ĐỊNH HAUSMAN TEST

 NPLOAN

 ZSCORE
xii

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. DANH MỤC TIẾNG ANH

1. Samir Srairi (2013), Ownership structure and risk-taking behaviour in


conventional and Islamic banks: Evidence for MENA countries, Borsa_ Istanbul
Review 13, 115-127
2. Hennie van Greuning, Sonjia Brajovic Bratanovic (2003), Analyzing and
managing banking risk: A framework for assessing co rporate governance and
financial risk, Second Edition, the World Bank Washington, D.C, p.135
3. Thomas P.Fitch (2000), Dictionary of banking terms, Barron’s Education Series
4. Vitor Castro (2013), Macroeconomic determinants of the credit risk in the banking
system: The case of the GIPSI, Economic Modelling 31, 672-683
5. Xiaofen Chen (2007), Banking deregulation and credit risk: Evidence from the
EU, Journal of Financial Stability 2, 356-390
6. Funda Yurdakul (2014), Macroeconomic modelling of credit risk for banks,
Procedia – Social and Behavioral Sciences 109, 784-793.
7. Mamiza Haq, Richard Heaney (2012), Factors determining European bank risk,
International financial markets, institution and money 22, 696-718.
8. Shu Ling Lin, Jack.H.W.Penm, Shang-Chi Gong, Ching-Shan Chang (2005), Risk-
based capital adequacy in assessing on insolvency-risk and financial
performances in Taiwan’s banking industry, Research in international business
and finance 19, 111-153.
9. Erkki K.Laitinen, Teija Laitinen (2000), Bankruptcy prediction: Application of the
Taylor's expansion in logistic regression, International review of financial analysis
9, 327-349
10. Jamo Pesola (2011), Joint effect of financial fragility and macroeconomic shocks
on bank loan losses: Evidence from Europe, Journal of banking and finance 35,
3134-3144
xiii

11. Francisco González (2004), Bank regulation and risk-taking incentives: An


international comparison of bank risk, Journal of banking and finance 29, 1153-
1184
12. Mamiza Haq, Robert Fall, Rama Seth, Sunil Mohanty (2013), Disciplinary tools
and bank risk exposure, Pacific-Basin finance journal 26, 37-64
13. Rosa M.Lastra, Henry N. Schiffman (1999), Bank failures and bank insolvency
law in economies in transition (International economic development law, 9), p 227
14. Andrew Campbell (2007), Bank insolvency and the problem of nonperforming
loans, Journal of banking regulation 9, 25-45
15. Francesco Vallascas, Kevin Keasey (2012), Bank resilience to systemic shocks
and the stability of banking systems: Small is beautiful, Journal of International
Money and Finance 31 (2012) 1745–1776
16. Chunxia Jiang, Shujie Yao, Genfu Feng ( 2013), Bank ownership, privatization,
and performance: Evidence froma transition country, Journal of Banking &
Finance 37, 3364–3372
17. Teresa Garc´ıa-Marco, M. Dolores Robles-Fern´ andez (2008), Risk-taking
behaviour and ownership in the banking industry: The Spanish evidence, Journal
of Economics and Business 60 (2008) 332–354
18. Beck, T., Dermiguc-Kunt, A., & Levine, R. (2006), Bank concentration and
crises: first results, Journal of Banking and Finance 30, 1581-1603.
19. Boyd, J. H., & Graham, S. L. (1988), The profitability and risk effects of allowing
bank holding companies to merge with other financial firms: a simulation study ,
Federal Reserve Bank of Minneapolis Quarterly Review 2,3-20
20. Rahman, A., Ibrahim, M., & Meera, A. (2009), Lending structure and bank
insolvency risk: a comparative study between the Islamic and conventional banks,
Journal of Business and Policy Research 4, 189-211.
21. Nguyen, P. (2011), Corporate governance and risk-taking: evidence from
Japanese firms, Pacific-Basin Finance Journal 19, 278-297
xiv

22. Caprio, G., Laeven, L., & Levine, R. (2007), Governance and bank valuation,
Journal of Financial Intermediation 4, 584-617.
23. Garcia-Marco, T., & Roles-Fernandez, M. D. (2008), Risk-taking behavior and
ownership in the banking industry: the Spanish evidence , Journal of Economics
and Business 60, 332-354
24. Jensen, M., & Meckling, W. (1976), Theory of the firm: managerial behavior and
agency costs, and ownership structure, Journal of Financial Economics 3, 305-
360
25. Saunders, A., Strock, E., & Travlos, N. (1990), Ownership structure, deregulation,
and bank risk taking, Journal of Finance 2, 643-654.
26. Srairi, S. (2010), Cost and profit efficiency of conventional and Islamic banks in
GCC countries, Journal of Productivity Analysis 34,45-62
27. Iannotta, G., Nocera, G., & Sironi, A. (2007), Ownership structure, risk and
performance in the European banking industry, Journal of Banking and Finance
31, 2127-2149.
28. Gorton, G., & Rosen, R. (1995), Corporate control, portfolio choice, and the
decline of banking, Journal of Finance 50, 509-527
29. Anderson, R. C., Mansi, S. A., & Reeb, D. (2003), Founding family ownership
and the agency cost of debt, Journal of Financial Economics 68, 263-285
30. Barry, T. A., Lepetit, L., & Tarazi, A. (2011), Ownership structure and risk in
publicly held and privately owned banks, Journal of Banking and Finance 5, 1327-
1340
31. Delis, M., & Kouretas, G. (2011), Interest rate and bank risk-taking, Journal of
Banking and Finance 35, 840-855.
32. Gegarl R. Salancik (1980), Effects of Ownership and Performance on Executive
Tenure in U.S. Corporations, Academy of Management Journal 23, 653-664.
33. Choudhry Tanveer Shehzad , Jakob de Haan , Bert Scholtens, The impact of bank
ownership concentration on impaired loans and capital adequacy , Journal of
Banking & Finance 34, 399-408.
xv

34. Micco, Alejandro; Panizza, Ugo; Yañez, Mónica (2004), Bank Ownership and
Performance, Econstor
35. Allen N. Berger, Leora F. Klapper , Maria Soledad Martinez Peria ,Rida Zaidi
(2005), Bank ownership type and banking relationships, Journal of financial
intermediation 17, 37-62.
36. Paola Sapienza (2002), The Effects of Government Ownership on Bank Lending ,
Journal of Financial Economics 72, 357-384.
37. David Mayers, Clifford W.Smith (1990), On the corporate for insurance: evident
from reinsurance market, Journal of Business 63, 19-40.
38. Seok Weon Lee (2008), Ownership structure, regulation, and bank risk-taking:
evidence from Korean banking industry, Investment Management and Financial
Innovations 5, 70-74.
39. Elena Loukoianova, Gianni De Nicolo (2007), Bank Ownership, Market Structure
and Risk, IMF working paper
40. Eugene F. Fama, micheal C.jensen (1983), Separation of ownership and control,
Journal of law and economics 26, 301-325.

B. DANH MỤC TIẾNG VIỆT


1. Báo cáo thƣờng niên của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam các năm 2007, 2008,
2009, 2010, 2011.
2. PGS,TS Tô Ngọc Hƣng (2011), Hoạt động ngân hàng Việt Nam-nhìn lại năm
2011 và giải pháp cho năm 2012.
3. TS Kiều Hữu Thiện (2013) Xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.
4. Nguyễn Đức Mậu và Nguyễn Xuân Thành (2012) Cấu trú sở hữu trong khu vực
ngân hàng thương mại Việt Nam, chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fulbright.
5. Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 của Thủ tƣớng
Chính phủ.
6. Báo cáo số 49/BC-NHNN báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật các TCTD.
xvi

7. Nhóm tác giả Andras, Michel, Andrea, Daniel, Hồng Sơn, Kiên, Hùng, Dũng,
Phƣợng, Sơn, Tuấn, Thái Sơn (2009), Báo cáo chiến lược phát triển ngành dịch vụ
tới năm 2020(CSSD)và tầm nhìn tới năm 2025.
8. PGS TS. Trƣơng Đông Lộc, Ths. Nguyễn Thị Tuyết (2011), Các nhân tố ảnh
hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương chi
nhánh thành phố Cần Thơ, Tạp chí Ngân hàng số 5 tháng 3/2011
9. Thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN Thông tƣ qui định về phân loại tài sản có, mức
trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi
ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài.
10. Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Cấu trúc sở hữu và giá trị của các công ty niêm yết
tại Việt Nam, tạp chí tài chính

You might also like