Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 97

Đồ án tốt nghiệp

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN LƯỚI


ĐIỆN PHÂN PHỐI 22KV THUỘC TRẠM 110/22KV
LONG THỚI

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

ĐÁNH GIÁ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CỦA LƯỚI 22KV THUỘC TRẠM 110/22KV LONG THỚI
Đồ án tốt nghiệp
Trang 2

Ngày nay với sự phát triển kinh tế của đất nước, lưới điện phân phối được đầu tư
phát triển không ngừng nhằm để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng cho
khách hàng. Tổng công ty điện lực đang đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 thì tổng
SAIDI một năm của toàn các Điện lực thành viên thuộc Tổng Công ty Điện lực Thành phố
Hồ Chí Minh là 150 phút và chỉ tiêu này mỗi năm sẽ giảm 30-35%.

Huyện Nhà Bè và huyện Cần Giờ có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng rất
nhanh, hàng loạt các chung cư cao tầng như Phú Hoàng Anh, Park Vista, Dragon Hill,
Phú Long, Kenton, Quốc Cường Gia Lai... đặc biệt là hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp với
công suất lớn được đưa vào vận hành trong khu công nghiệp Hiệp Phước với công suất lớn
như Nhà máy Thép Á Châu, Công ty Bê tông Thủ Đức, Công ty xi măng Holcim, Chinfon,
Fico, Công ty thực phẩm Cầu Tre, Cảng Sài Gòn...

Khu công nghiệp Hiệp Phước được cung cấp điện từ trạm biến áp 110/22kV Long
Thới - Công suất 2x63MVA thông qua 10 tuyến dây 22kV. Các tuyến dây 22kV này
cung cấp điện cho các khách hàng có công suất lớn, chủ yếu là khách hàng hoạt động
trong lĩnh vức công nghiệp có công nghệ hiện đại. Vì vậy việc đảm bảo cung cấp điện
an toàn, liên tục, nâng cao chất lượng điện năng, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho
khách hàng là hết sức cần thiết.

Nhận thấy rõ yêu cầu cấp bách trên, tôi đề xuất đề tài với nội dung: “Đánh giá độ
tin cậy của lưới điện phân phối trung thế 22kV thuộc trạm 110/22kV Long Thới” cho
đồ án của mình.

Đề tài được đặt ra và nghiên cứu với các mục tiêu chính : phân tích, đánh giá hiện trạng
lưới điện của lưới phân phối 22kV thuộc trạm 110/22kV Long Thới thuộc Công ty
Điện lực Duyên Hải, phân tích độ tin cậy và phân tích các nguyên nhân gây ra sự cố
làm mất độ tin cậy của lưới điện. Từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa sự cố và làm
giảm thời gian mất điện của khách hàng.

2. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứu, khảo sát thực tế lưới điện 22kV thuộc trạm biến áp 110/22kV
Long Thới Công ty Điện Lực Duyên Hải,
- Nghiên cứu bài toán độ tin cậy của lưới thông qua phần mềm ETAP dựa trên sơ
đồ lưới hiện có của trạm.
- Sử dụng mô phỏng đánh giá độ tin cậy cung cấp điện đối với bài toán đóng cắt
mạch vòng,
Đồ án tốt nghiệp
Trang 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu hệ thống Mini - SCADA/DMS/DAS, các giải pháp đồng bộ phòng
sự cố lưới 22kV
- Nghiên cứu một số áp dụng cho lưới điện Công ty Điện Lực Duyên Hải, thành
phố Hồ Chí Minh

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Lưới điện 22 kV thuộc thuộc trạm biến áp 110/22kV Long Thới Công ty Điện
Lực Duyên Hải.

5. Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu lý thuyết,


- Khảo sát thực tế,
- Xây dựng các phương án, thiết kế cho bài toán điều khiển đóng cắt mạch vòng
và giám sát Recloser.
- Lập trình mô phỏng

6. Dự kiến đóng góp mới


- Các giải pháp đầu tư cho 10 xuất tuyến thuộc trạm Long Thới.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN CỦA
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI

1.1. Tổng quan về lưới điện phân phối:


1.1.1. Định nghĩa và phân loại:

Lưới điện phân phối là một bộ phận của hệ thống điện làm nhiệm vụ phân phối
điện năng từ các trạm trung gian, các trạm khu vực hay thanh cái của nhà máy điện
cung cấp điện cho phụ tải.
Nhiệm vụ của lưới phân phối là cấp điện cho phụ tải đảm bảo độ tin cậy cung cấp
điện và chất lượng điện năng trong giới hạn cho phép.Tuy nhiên do điều kiện kinh tế kĩ
thuật, độ tin cậy cung cấp điện của lưới phân phối phụ thuộc vào yêu cầu của phụ tải và
chất lượng của lưới điện phân phối.
Lưới phân phối gồm lưới trung áp và lưới hạ áp với các cấp điện áp thường dùng
là 6, 10, 15, 22 và 35kV. Cấp điện áp thường dùng trong lưới hạ áp là 380/220V hay
220/110V.
Người ta thường phân loại lưới phân phối trung áp theo ba dạng :
- Theo đối tượng và địa bàn phục vụ: Gồm có lưới phân phối thành phố, lưới phân
phối nông thôn và lưới phân phối xí nghiệp.
- Theo thiết bị dẫn điện: Gồm lưới trên không và lưới phân phối cáp ngầm.
- Theo cấu trúc hình dáng: Gồm lưới phân phối hở (hình tia) có phân đoạn, không
phân đoạn; lưới phân phối kín vận hành hở và hệ thống phân phối điện.
Để làm cơ sở xây dựng lưới phân phối về mọi mặt cũng như trong quy hoạch và
vận hành, người ta đưa ra các chỉ tiêu đánh giá chất lượng lưới phân phối trên 3 lĩnh
vực đó là sự phục vụ đối với khách hàng, ảnh hưởng tới môi trường và hiệu quả kinh tế
đối với đơn vị cung cấp điện.
Các tiêu chuẩn đánh giá như sau:
- Chất lượng điện năng.
- Độ tin cậy liên tục cung cấp điện.
- Hiệu quả kinh tế ( giá thành tải điện nhỏ nhất).
- Độ an toàn ( an toàn cho người, thiết bị phân phối, nguy cơ cháy nổ).
- Ảnh hưởng đến môi trường (cảnh quan, dân cư, đường dây thông tin).
Đồ án tốt nghiệp
Trang 5

Trong các tiêu chuẩn đã đề cập trên, tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai liên quan trực
tiếp đến điện năng gọi chung là chất lượng phục vụ của lưới điện phân phối.
1.1.2. Phần tử của lưới điện phân phối:
Các phần tử cấu thành nên lưới phân phối bao gồm:
- Máy biến áp trung gian và máy biến áp phân phối.
- Các thiết bị dẫn điện: đường dây điện trên không, cáp lực và phụ kiện
- Thiết bị đóng cắt và bảo vệ: máy cắt, dao cách ly, chống sét van, áp tô mát, hệ
thống bảo vệ rơ le, giảm dòng ngắn mạch.
- Thiết bị điều chỉnh điện áp: thiết bị điều áp dưới tải, thiết bị thay đổi đầu phân
áp ngoài tải, tụ bù ngang, tụ bù dọc, thiết bị đối xứng hóa, thiết bị lọc sóng hài
bậc cao.
- Thiết bị đo lường: Công tơ đo điện năng tác dụng, điện năng phản kháng, đồng
hồ đo điện áp và dòng điện, thiết bị truyền thông tin đo lường…
- Thiết bị giảm tổn thất điện năng: tụ bù
- Thiết bị nâng cao độ tin cậy: thiết bị tự động đóng cắt, thiết bị tự đóng nguồn dự
trữ, máy cắt hoặc dao cách ly phân đoạn, các khớp nối dễ tháo trên đường dây,
kháng điện hạn chế ngắn mạch…
- Thiết bị điều khiển từ xa hoặc tự động: Máy tính điện tử, thiết bị đo xa, thiết bị
truyền, thu và xử lý thông tin, thiết bị điều khiển xa…
Mỗi phần tử trên lưới điện đều có các thông số đặc trưng (công suất, điện áp định
mức, tiết diện dây dẫn, điện kháng, điện dung, dòng điện cho phép, tần số định mức,
khả năng đóng cắt,…) được chọn trên cơ sở tính toán kỹ thuật.
Những phần tử có dòng công suất đi qua (máy biến áp, dây dẫn, thiết bị đóng cắt,
máy biến dòng, tụ bù,…) thì thông số của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến thông số chế
độ ( điện áp, dòng điện, công suất) nên được dùng để tính toán chế độ làm việc của
lưới điện phân phối.
Đa phần các phần tử chỉ có 2 trạng thái: Làm việc và không làm việc. Một số ít
phần tử có nhiều trạng thái như: Hệ thống điều áp, tụ bù có điều khiển, mỗi trạng thái
ứng với một khả năng làm việc.
Một số phần tử có thể thay đổi trạng thái trong khi mang điện (dưới tải) như: Máy
cắt, áp tô mát, các thiết bị điều chỉnh dưới tải. Một số khác có thể thay đổi khi cắt điện
như: Dao cách ly, đầu phân áp cố định. Máy biến áp và đường dây nhờ các máy cắt có
thể thay đổi trạng thái dưới tải.
Nhờ các thiết bị phân đoạn, đường dây điện được chia thành nhiều phần của hệ
thống điện.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 6

Không phải lúc nào các phần tử lưới cũng tham gia vận hành, một số phần tử có
thể nghỉ vì lý do sự cố hoặc lý do kỹ thuật, kinh tế khác. Ví dụ tụ bù có thể bị cắt lúc
phụ tải thấp để giữ điện áp, một số phần tử lưới không làm việc để lưới phân phối vận
hành hở theo điều kiện tổn thất công suất nhỏ nhất.
1.1.3. Cấu trúc và sơ đồ của lưới điện phân phối:
Lưới điện phân phối bao gồm các phần tử tạo thành lưới điện phân phối, sơ đồ
lưới điện phân phối và hệ thống điều khiển lưới điện phân phối.
Cấu trúc lưới điện phân phối bao gồm:
- Cấu trúc tổng thể: gồm tất cả các phần tử và sơ đồ lưới đầy đủ. Muốn lưới điện
có độ tin cậy cao thì cấu trúc tổng thể phải là cấu trúc thừa. Thừa về số phần tử,
về khả năng tải của các phần tử, thừa về khả năng lập sơ đồ. Ngoài ra trong vận
hành còn phải dự trữ các số liệu thay thế và vật liệu để sửa chữa.
- Cấu trúc vận hành: Là một phần của cấu trúc tổng thể đủ đáp ứng nhu cầu trong
một chế độ vận hành nhất định. Một cấu trúc vận hành gọi là một trạng thái của
lưới điện.
Có thể có nhiều cấu trúc vận hành thỏa mãn điều kiện kỹ thuật, người ta chọn cấu
trúc vận hành tối ưu theo điều kiện kinh tế (tổn hao nhỏ nhất). Khi xảy ra sự cố, một
phần tử đang tham gia vận hành bị hỏng thì cấu trúc vận hành bị rối loạn, người ta phải
nhanh chóng chuyển qua cấu trúc vận hành sự cố bằng cách thay đổi các trạng thái
phần tử cần thiết. Cấu trúc vận hành sự cố có chất lượng vận hành thấp hơn so với cấu
trúc vận hành bình thường. Trong chế độ vận hành sau sự cố có thể xảy ra mất điện phụ
tải. Cấu trúc vận hành sau sự cố chọn theo độ an toàn cao và khả năng thao tác thuận
lợi
- Cấu trúc tĩnh: trong cấu trúc này lưới điện phân phối không thể thay đổi sơ đồ
vận hành. Ở cấu trúc này khi bảo dưỡng hay sự cố thì toàn bộ một phần lưới
điện phân phối phải ngừng điện. Đó là lưới phân phối hình tia không phân đoạn
và hình tia phân đoạn bằng dao cách ly hoặc máy cắt.
- Cấu trúc động không hoàn toàn: đây là lưới điện phân phối có cấu trúc kín vận
hành hở. Trong cấu trúc này có thể thay đổi sơ đồ vận hành ngoài tải, tức là cắt
điện để thao tác.
- Cấu trúc động hoàn toàn: Trong cấu trúc này lưới điện có thể thay đổi sơ đồ vận
hành ngay cả khi đang làm việc, đó là hệ thống phân phối điện.
Cấu trúc động được áp dụng là do nhu cầu ngày càng cao về độ liên tục cung cấp
điện. Ngoài ra cấu trúc động cho phép vận hành kinh tế lưới điện phân phối, trong đó
cấu trúc động không hoàn toàn và cấu trúc động hoàn toàn mức thấp cho phép vận
hành kinh tế lưới điện theo mùa, khi đồ thị phụ tải thay đổi đáng kể. Cấu trúc động ở
Đồ án tốt nghiệp
Trang 7

mức cao cho phép vận hành lưới điện theo thời gian thực, lưới phân phối trong cấu trúc
này phải được thiết kế sao cho có thể vận hành kín trong thời gian ngắn trong khi thao
tác sơ đồ.
Theo quy hoạch cấu trúc lưới điện phân phối có thể chia thành:
- Cấu trúc phát triển: đó là lưới phân phối cấp điện cho phụ tải đang còn tăng
trưởng theo thời gian và trong không gian. Khi thiết kế quy hoạch lưới này sơ
đồ của nó được chọn theo tình huống cụ thể và tính đến sự phát triển trong
tương lai.
- Cấu trúc bão hòa: đó là lưới phân phối hoặc bộ phận của nó cấp điện cho phụ tải
bão hòa, không tăng thêm theo thời gian và không gian.
Đối với lưới phân phối bão hoà thường có sơ đồ thiết kế chuẩn, mẫu mã đã được
tính toán tối ưu. Khi lưới phân phối bắt đầu hoạt động, có thể phụ tải của nó chưa bão
hòa mà còn tăng cường, nhưng khi thiết kế đã tính cho phụ tải cuối cùng của trạng thái
bão hòa. Lưới phân phối phát triển luôn có các bộ phận bão hòa.
1.1.4. Đặc điểm của lưới điện phân phối:

Lưới điện phân phối có tầm quan trọng cũng như có ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu
kinh tế, kỹ thuật của hệ thống điện như:
- Trực tiếp cấp điện và đảm bảo chất lượng điện năng cho phụ tải ( chủ yếu là
điện áp)
- Giữ vai trò rất quan trọng trong đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho phụ tải.
Thời gian ngừng cấp điện cho phụ tải trong một năm do các nguyên nhân khác
nhau được thống kê như sau:
Phần tử hệ thống điện Thời gian ngừng điện ( phút) Tỷ lệ (%)

Hệ thống phát và truyền tải 2.8 2.9


Lưới phân phối trung áp 67.8 69.0
Lưới hạ áp 11.5 11.9
Tự khử hỏng hóc 15.7 16.2
Bảng 1.1 : Thời gian ngừng điện của phụ tải trong một năm

Thời gian ngừng điện của lưới phân phối trung áp chiếm tỷ lệ cao nhất (69%).
Điều này đồng nghĩa với việc lượng điện năng không được cung cấp cũng có ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế, xã hội.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 8

- Chi phí đầu tư xây dựng lưới phân phối chiếm tỷ lệ lớn khoảng 50% của hệ
thống điện (35% cho nguồn điện, 15% cho lưới hệ thống và lưới truyền tải)
- Tổn thất điện năng trong lưới phân phối lớn gấp 2-3 lần lưới truyền tải và chiếm
65-70% tổn thất toàn hệ thống.
- Lưới phân phối gần với người sử dụng điện, do đó vấn đề an toàn điện cũng rất
quan trọng.
Tóm lại, do tầm quan trọng của lưới điện phân phối nên lưới phân phối được quan
tâm nhiều nhất trong quy hoạch cũng như vận hành. Các tiến bộ khoa học thường được
áp dụng vào việc điều khiển vận hành lưới phân phối trung áp. Sự quan tâm đến lưới
phân phối trung áp còn thể hiện trong tỷ lệ rất lớn các công trình nghiên cứu khoa học
được công bố trên các tạp chí khoa học.
1.2. Tổng quan về độ tin cậy cung cấp điện:
1.2.1. Khái niệm về độ tin cậy cung cấp điện:

Độ tin cậy là xác suất để hệ thống hoặc phần tử hoàn thành nhiệm vụ yêu cầu trong
khoảng thời gian và điều kiện vận hành nhất định.
Mức đo độ tin cậy luôn gắn với việc hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian
xác định và xác suất này được gọi là độ tin cậy của hệ thống hay phần tử.
Đối với hệ thống hay phần tử không phục hồi, xác suất là đại lượng thống kê, do
đó độ tin cậy là khái niệm có tính thống kê từ kinh nghiệm làm việc trong quá khứ của
hệ thống hay phần tử.
Đối với hệ thống hay phần tử phục hồi như hệ thống điện và các phần tử của nó,
khái niệm về khoảng thời gian không có ý nghĩa bắt buộc, vì hệ thống làm việc liên
tục. Do đó độ tin cậy được đo bởi đại lượng thích hợp hơn, đó là độ sẵn sàng.
Độ sẵn sàng là xác suất để hệ thống hay phần tử hoàn thành hoặc sẵn sàng hoàn
thành nhiệm vụ trong thời điểm bất kỳ. Độ sẵn sàng cũng là xác suất để hệ thống ở
trạng thái tốt trong thời điểm bất kỳ và được tính bằng tỷ số giữa thời gian hệ thống
đang ở trạng thái tốt và tổng thời gian hoạt động.
Ngược lại với độ sẵn sàng là độ không sẵn sàng, nó là xác suất để hệ thống hoặc
phần tử ở trạng thái hỏng.
1.2.2. Độ tin cậy của hệ thống:

Hệ thống điện là hệ thống phức tạp, gồm nhiều phần tử, các phần tử liên kết với
nhau theo những sơ đồ phức tạp. Hệ thống điện thường nằm trên địa bàn rộng của một
quốc gia hay vùng lãnh thổ. Khi các phần tử của hệ thống hư hỏng có thể dẫn đến
ngừng cung cấp điện cho từng vùng hoặc toàn hệ thống. Có thể chia thành 4 nhóm
nguyên nhân gây mất điện như sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 9

- Do thời tiết: giông sét, lũ lụt, mưa bão, lốc xoáy…


- Do hư hỏng các phần tử của hệ thống điện.
- Do hoạt động của hệ thống:
o Do trạng thái của hệ thống: độ ổn định, tần số, điện áp, quá tải…
o Do người vận hành hệ thống điện.
- Các nguyên nhân khác: do động vật, cây cối, phương tiện vận tải, đào đất, phá
hoại, hỏa hoạn…
Khi xảy ra sự cố hệ thống sẽ gây mất điện diện rộng, một số sự cố nguy hiểm và
lan rộng vào những trường hợp bão lũ, khi đó các đơn vị điện lực không đủ người và
phương tiện để phục hồi nhanh lưới điện trên một vùng địa lý rộng lớn và phức tạp.
1.2.3. Độ tin cậy của phần tử:
Độ tin cậy của phần tử có ý nghĩa quyết định đến độ tin cậy của hệ thống . Các
khái niệm cơ bản về độ tin cậy của phần tử cũng đúng cho hệ thống. Do đó nghiên cứu
kỹ nhừng khái niệm cơ bản về độ tin cậy của phần tử là điều rất cần thiết.
1.2.3.1. Phần tử không phục hồi: (hình 1.1 a)
Phần tử không phục hồi chỉ làm việc cho đến lần hỏng đầu tiên. Thời gian làm
việc của phần tử từ lúc bắt đầu hoạt động cho đến khi hỏng hay còn gọi là thời gian
phục vụ T là đại lượng ngẫu nhiên, vì thời điểm hư hỏng của phần tử là ngẫu nhiên
không biết trước.
Có thể chia thành 3 miền theo các thời kỳ sau:
- Thời kỳ I: thời kỳ phần tử mới bắt đầu làm việc hay xảy ra do các khuyết tật khi
lắp ráp, λ (t) giảm dần
- Thời kỳ II: thời kỳ làm việc bình thường của phần tử, λ (t) là hằng số
- Thời kỳ III: thời kỳ già cỗi, λ (t) tăng dần

Hình 1.1: Hàm cường độ hỏng hóc λ(t)


1.2.3.2. Phần tử phục hồi: (hình 1.1b)
Đồ án tốt nghiệp
Trang 10

Trong thực tế, đấy là các phần tử hỏng được thay thế rất nhanh bằng phần tử mới
(ví dụ máy biến áp). Phần tử được xem như luôn ở trong trạng thái tốt.Sửa chữa sự cố
thực tế, thời gian phục hồi:
Phần tử chịu một quá trình ngẫu nhiên hai trạng thái: Trạng thái làm việc và trạng
thái hỏng.
Nếu khởi đầu phần tử ở trạng thái làm việc, thì sau thời gian làm việc TLV, phần tử
bị hỏng và chuyển sang trạng thái hỏng phải sửa chữa. Sau thời gian sửa chữa xong,
phần tử trở lại trạng thái làm việc.
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy của lưới điện phân phối:
Các chỉ tiêu độ tin cậy của lưới điện phân phối được đánh giá khi dùng 3 khái
niệm cơ bản, đó là cường độ mất điện trung bình λ ( do sự cố hoặc theo kế hoạch), thời
gian mất điện ( sửa chữa) trung bình t, thời gian mất điện hàng năm trung bình T của
phụ tải.
Tuy nhiên, những giá trị này không phải là giá trị quyết định mà là giá trị trung
bình của phân phối xác suất, vì vậy chúng chỉ là những giá trị trung bình dài hạn. Mặc
dù 3 chỉ tiêu trên là quan trọng, nhưng chúng không đại diện một cách toàn diện để thể
hiện độ tin cậy của hệ thống. Chẳng hạn các chỉ tiêu trên được đánh giá không thể hiện
được tương ứng với 1 hay 100 khách hàng, tải trung bình tại điểm đánh giá là 10kW
hay 10 MW. Để đánh giá được một cách toàn diện về sự mất điện của hệ thống, người
ta còn đánh giá thêm các chỉ tiêu sau:

1.3.1. Tần suất mất điện trung bình của hệ thống-SAIFI

(System average interruption frequency index):


∑ λi Ni
∑ Ni
SAIFI==
Ở đây λi là cường độ mất điện và Ni là số khách hàng của nút phụ tải thứ i. Chỉ tiêu này
xác định số lần mất điện trung bình của một khách hàng trong một năm.
1.3.2. Tần số mất điện trung bình của khách hàng-CAIFI
(Customer average interruption frequency index):
CAIFI=
Chỉ tiêu này xác định số lần mất điện đối với khách hàng bị ảnh hưởng.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 11

1.3.3. Thời gian mất điện trung bình của hệ thống-SAIDI


(System average interruption duration index):
∑ Ti N i
∑ Ni
SAIDI==
Ở đây Ti là thời gian mất điện trung bình hàng năm và Ni là số khách hàng của nút phụ
tải thứ i. Chỉ tiêu này xác định thời gian mất điện trung bình của một khách hàng trong
một năm.

1.3.4. Thời gian trung bình phục hồi cấp điện cho khách hàng-CAIDI
(Customer average interruption duration index):
∑ Ti N i
∑ λi N i
CAIDI==
Ở đây λi là cường độ mất điện ,Ti là thời gian mất điện trung bình hàng năm và Ni là số
khách hàng của nút phụ tải thứ i
Chỉ tiêu này xác định thời gian mất điện trung bình của một khách hàng trong một năm
cho một lần mất điện.
1.3.5. Tổng thời gian mất điện trung bình của khách hàng-CTAIDI
( Customer total average interruption duration index):
∑ Ti N i
∑ Ni
CTAIDI==
Ở đây Ti là thời gian mất điện trung bình hàng năm và Ni là số khách hàng của nút
phụ tải thứ i.
Chỉ tiêu này xác định tổng thời gian mất điện trung bình của một khách hàng
trong 1 năm.
1.3.6. Độ sẵn sàng ( không sẵn sàng) phục vụ trung bình-ASAI(ASUI)
Đồ án tốt nghiệp
Trang 12

(Average service availability (unavailability) index):


∑ N i × 8760 − ∑ Ti N i
∑ N i × 8760
ASAI==
∑ Ti N i
∑ N i × 8760
ASUI=1-ASAI=
Chỉ tiêu này xác định mức độ sẵn sàng hay độ tin cậy ( không sẵn sàng) của hệ
thống
1.3.7. Năng lượng không được cung cấp-ENS:
(Energy not supplied index):
ENS= tổng số điện năng không được cung cấp bởi hệ thống
ΣPT
i i
=
Ở đây Pi là tải trung bình được nối vào nút tải thứ i. Chỉ tiêu này xác định sản lượng
điện bị mất đối với hệ thống trong một năm.
1.3.8. Điện năng trung bình không được cung cấp-AENS
(Average Energy not supplied index):
∑ PT
i i

∑ Ni
AENS==
Chỉ tiêu này xác định sản lượng điện bị mất trung bình đối với một khách hàng trong 1
năm.
1.3.9. Chỉ số mất điện khách hàng trung bình-ACCI
(Average customer curtailment index):
ACCI=
Chỉ tiêu này xác định sản lượng điện bị mất trung bình đối với một khách hàng bị ảnh
hưởng trong một năm.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 13

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ tin cậy của lưới điện phân phối:
- Độ tin cậy của các phần tử tạo nên lưới điện:
o Chất lượng của thiết bị ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ hỏng hóc của
lưới phân phối, thời gian phục hồi.
o Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng, trung đại tu thiết bị trong vận hành
- Cấu trúc lưới điện: Sơ đồ cấu trúc lưới điện có ý nghĩa rất lớn đối với độ tin cậy
của lưới điện, ảnh hưởng đến khả năng thay đổi sơ đồ kết dây và dự phòng.
o Sự ghép nối giữa các phần tử trong lưới điện, hình dáng lưới điện.
o Khả năng thao tác và đổi nối trong sơ đồ ( tự động hoặc bằng tay)
- Hệ thống tổ chức quản lý và vận hành:
o Tổ chức và bố trí các đơn vị cơ động can thiệp khi sự cố
o Tổ chức mạng lưới phục hồi sự cố và sửa chữa định kỳ
o Dự trữ thiết bị, dự trữ nguồn
o Cấu trúc và hoạt động của hệ thống điều khiển vận hành
o Sách lược bảo quản định kỳ thiết bị
- Ảnh hưởng môi trường:
o Phụ tải điện
o Yếu tố thời tiết, khí hậu, nhiệt độ và độ ô nhiễm của môi trường
- Yếu tố con người: Trình độ của nhân viên quản lý vận hành, yếu tố kỹ thuật, tự
động hóa vận hành.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 14

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH- TÍNH TOÁN VÀ CÁC
BIỆN PHÁP NÂNG CAO ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI

2.1. Các sơ đồ lưới điện để tính toán độ tin cậy:


Nhiều hệ thống phân phối được thiết kế và xây dựng theo dạng hình tia. Một số hệ
thống khác được xây dựng mạch vòng nhưng vận hành hở như mạng hình tia. Mục
đích của những điểm thường mở là giảm đi sự mất điện của hệ thống, khi hệ thống bị
sự cố hay trong qua trình bảo dưỡng, điểm thường mở này có thể được đóng và các
điểm khác được mở để giảm thiểu tải tổng bị mất điện.
Thực tế ở Việt Nam lưới điện phân phối hầu hết có dạng hình tia, trên trục chính
và các nhánh rẽ có thể có hoặc không có các thiết bị đóng cắt. Một trong những nhiệm
vụ quan trọng của các thiết bị này là phân đoạn lưới điện nhằm hạn chế số lần và thời
gian mất điện khi lưới điện bị sự cố hoặc sửa chữa. Các thiết bị phân đoạn thường được
sử dụng trên lưới điện gồm các loại chính sau:
- Máy cắt điện: là thiết bị dùng trong mạng điện cao áp để đóng, cắt dòng điện
phụ tải và dòng điện ngắn mạch, có thể tự động đóng cắt hay điều khiển từ xa.
Khi mạng điện gặp sự cố thì máy cắt phân đoạn sẽ tự động tách đoạn bị sự cố ra
khỏi mạng điện, đảm bảo cung cấp điện liên tục cho các hộ phụ tải ở các đoạn
đường dây không bị sự cố. Đây là thiết bị đóng cắt làm việc tin cậy, nhưng giá
thành cao nên máy cắt chỉ được dùng ở những nơi quan trọng.
- Dao cách ly (DCL): Là loại thiết bị có nhiệm vụ tạo khoảng cách trông thấy
giữa các bộ phận mang điện và bộ phận không mang điện nhằm đảm bảo an
toàn khi thao tác trên lưới điện. Dao cách ly chỉ dùng đóng cắt khi không có
dòng điện. Khi có sự cố trên đường dây, dao cách ly sẽ tách đoạn đường dây này
ra khỏi mạng điện chính, đảm bảo cho các hộ phụ tải khác không bị ảnh hưởng
và giúp cho việc xác định vị trí sự cố được tiến hành dễ dàng, sau khi sự cố
được khắc phục thì đoạn đường dây bị sự cố sẽ được đóng lại vào mạng điện.
Cơ cấu phân đoạn này cũng được dùng để cắt điện khi sửa chữa định kỳ và kiểm
tra thiết bị.
- Cầu chì: Là một khí cụ dùng để bảo vệ khi xảy ra ngắn mạch trên lưới điện.
Cầu chì là loại khí cụ bảo vệ đơn giản, rẻ tiền nhưng độ nhạy kém. Nó chỉ tác
Đồ án tốt nghiệp
Trang 15

động khi dòng điện lớn hơn định mức nhiều lần, chủ yếu là khi xuất hiện dòng
điện ngắn mạch.
- Trong tính toán độ tin cậy, lưới điện hình tia gồm các phần tử mắc nối tiếp trên
cùng một đoạn lưới liền nhau, nên các chỉ số trung bình cơ bản về độ tin cậy
của hệ thống được tính như sau:
λs = ∑ λi

Ts = ∑ λiti

ts =
Ts
=
∑λ t
i i

λs ∑λ i

Trong đó:
λi, λs là cường độ mất điện trung bình của từng thành phần ( đoạn lưới) và của hệ thống
trong một năm (lần/ năm)
ti, ts là thời gian mất điện trung bình của từng thành phần ( đoạn lưới) và của hệ thống
cho một lần mất điện ( giờ/ lần)
Ts là thời gian mất điện trung bình năm của hệ thống.

2.1.1. Sơ đồ lưới điện hình tia không phân đoạn:

Xét sơ đồ lưới điện như hình 2.1, các sự cố xảy ra trên mỗi đoạn 1,2,3,4 hoặc trên
các nhánh rẽ a,b,c,d đều làm máy cắt đầu nguồn tác động và toàn hệ thống sẽ bị mất
điện, sau khi sự cố được khắc phục máy cắt được đóng lại để phục hồi việc cấp điện.
Trên cơ sở các số liệu về suất sự cố trung bình và thời gian mất điện trung bình ta tính
được các chỉ tiêu về độ tin cậy cho các nút tải A,B,C,D và sẽ được kết quả các trị số
λ,t,T ở các nút tải sẽ là như nhau
Đồ án tốt nghiệp
Trang 16

Hình 2.1: Sơ đồ lưới phân phối hình tia không phân đoạn
Trong thực tế cho thấy sự mất điện của đường dây có tỷ lệ tương ứng với chiều
dài của nó. Giả sử cho suất sự cố bình quân tren các đoạn tuyến trục chính của nó là
λ0=0.1 lần/km.năm và các nhánh rẽ là 0.2 lần/km.năm, thời gian sự cố, chiều dài đường
dây, lượng khách hàng và tải bình quân cho ở bảng 2.2 và bảng 2.3 ta sẽ được kết quả
tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy của các nút phụ tải cho ở bảng 2.4

Phần tử 1 2 3 4 a b c d
l(km) 2 1 3 2 1 3 2 1
λ (lần/năm) 0.2 0.1 0.3 0.2 0.2 0.6 0.4 0.2
t(giờ) 4 4 4 4 2 2 2 2
Bảng 2.2: Thông số của hệ thống

Nút tải A B C D
Số lượng khách hàng 1000 800 700 500
Tải trung bình (kW) 5000 4000 3000 2000
Bảng 2.3: Số liệu về khách hàng và tải trung bình ở các nút phụ tải

Phần Nút tải A Nút tải B Nút tải C Nút tải D


tử λ t T λ t T λ t T λ t T
(l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n)
Đồ án tốt nghiệp
Trang 17

1 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8


2 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4
3 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2
4 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8
a 0.2 2 0.4 0.2 2 0.4 0.2 2 0.4 0.2 2 0.4
b 0.6 2 1.2 0.6 2 1.2 0.6 2 1.2 0.6 2 1.2
c 0.4 2 0.8 0.4 2 0.8 0.4 2 0.8 0.4 2 0.8
d 0.2 2 0.4 0.2 2 0.4 0.2 2 0.4 0.2 2 0.4
Tổng 2.2 2.72 6.0 2.2 2.72 6.0 2.2 2.72 6.0 2.2 2.72 6.0
Bảng 2.4: Các chỉ tiêu độ tin cậy tại các nút tải của hệ thống hình 2.1
Khi đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trên là:
SAIFI = 2.2 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 6.0 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2.73 giờ /lần mất điện
ASAI = 0.999315
ENS = 84.0 MWh /năm
AENS = 28.0 kWh /khách hàng.năm

2.1.2. Sơ đồ lưới điện hình tia có phân đoạn:


2.1.2.1. Lưới điện hinh tia rẽ nhánh có phân đoạn bằng cầu chì:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 18

Hình 2.2: Sơ đồ lưới phân phối hình tia có nhánh rẽ được bảo vệ bằng cầu chì
Thực tế đối với lưới điện phân phối hiện nay tại đầu mỗi nhánh rẽ thường được
lắp đặt các cầu chì tự rơi như trong hình 2.2, khi ngắn mạch xảy ra trên các nhánh rẽ thì
cầu chì sẽ tác động, nhánh rẽ bị sự cố được tách ra, không làm ảnh hưởng đến các phụ
tải khác. Do đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống sẽ được thay đổi. Trong trường
hợp này các chỉ tiêu về độ tin cậy sẽ được cải thiện cho tất cả các nút tải, mặc dù việc
cải thiện này là khác nhau cho mỗi nhánh
Phần Nút tải A Nút tải B Nút tải C Nút tải D
tử λ t T λ t T λ t T λ t T
(l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n)

1 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8


2 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4
3 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2
4 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8
a 0.2 2 0.4
b 0.6 2 1.2
c 0.4 2 0.8
d 0.2 2 0.4
Tổng 1.0 3.6 3.6 1.4 3.14 4.4 1.2 3.33 4.0 1.0 3.6 3.6
Bảng 2.5: Các chỉ tiêu độ tin cậy tại các nút tải của hệ thống hình 2.2

Khi đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trên là:
SAIFI = 1.153 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 3.91 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 3.39 giờ /lần mất điện
ASAI = 0.999554
ENS = 54.8 MWh /năm
AENS = 18.26 kWh /khách hàng.năm

2.1.2.2. Lưới điện hình tia phân đoạn bằng các dao cách ly và rẽ nhánh có bảo
vệ bằng cầu chì:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 19

Biện pháp tăng cường độ tin cậy khác là lắp đặt dao cách ly tại các điểm hợp lý
trên trục chính. Khi có sự cố trên các đoạn trục chính máy cắt đầu nguồn sẽ được cắt
ra. Sau đó đoạn bị sự cố sẽ được xác định và dao cách ly sẽ cách ly đoạn sự cố, máy cắt
sẽ được đóng lại để cấp điện cho các phụ tải trước đoạn bị sự cố.

Hình 2.3: Sơ đồ lưới phân phối hình tia phân đoạn bằng dao cách ly, có cầu chì bảo
vệ ở nhánh rẽ
Với những điểm đặt dao cách ly như trên hình 2.3, giả sử tổng số thời gian thao
tác dao cách ly và máy cắt để cách ly đoạn sự cố là 0.5 giờ thì các chỉ tiêu độ tin cậy
của các nút tải cho ở bảng 2.6

Phần Nút tải A Nút tải B Nút tải C Nút tải D


tử λ t T λ t T λ t T λ t T
(l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n)

1 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8


2 0.1 0.5 0.05 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4
3 0.3 0.5 0.15 0.3 0.5 0.15 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2
4 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 4 0.8
a 0.2 2 0.4
b 0.6 2 1.2
c 0.4 2 0.8
d 0.2 2 0.4
Tổng 1.0 1.5 1.5 1.4 1.89 2.65 1.2 2.75 3.3 1.0 3.6 3.6
Đồ án tốt nghiệp
Trang 20

Bảng 2.6: Các chỉ tiêu độ tin cậy tại các nút tải của hệ thống hình 2.3
Trong trường hợp này những chỉ tiêu độ tin cậy của các nút tải A,B,C được cải
thiện. Mức độ cải thiện sẽ lớn hơn với những điểm gần với nguồn và ít dần đi khi càng
xa nguồn, chỉ tiêu của nút D không thay đổi
Khi đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trên là:
SAIFI = 1.153 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 2.58 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 2.23 giờ /lần mất điện
ASAI = 0.999706
ENS = 35.2 MWh /năm
AENS = 11.73 kWh /khách hàng.năm
2.1.2.3. Lưới điện hình tia phân đoạn bằng máy cắt:

Hình 2.4: Sơ đồ lưới phân phối hình tia phân đoạn bằng máy cắt
Trong thực tế người ta cũng dùng máy cắt để phân đoạn. Trong trường hợp này
khi có sự cố trên các đoạn, máy cắt phân đoạn sẽ tác động cắt đoạn bị sự cố ra và các
đoạn trước máy cắt phân đoạn vẫn được tiếp tục cấp điện. Các chỉ tiêu độ tin cậy cho
các nút tải sẽ được cải thiện hơn so với trường hợp dùng dao cách ly, số lần mất điện và
thời gian mất điện sẽ ít hơn. Tuy nhiên giá thành của máy cắt rất cao so với dao cách ly
( gấp khoảng 15 lần). Nên trong thực tế, việc dùng dao cách ly hay máy cắt, số lượng
bao nhiêu, đặt ở những vị trí nào là bài toán tối ưu về kinh tế và kĩ thuật.
Phần Nút tải A Nút tải B Nút tải C Nút tải D
tử λ t T λ t T λ t T λ t T
(l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n)
Đồ án tốt nghiệp
Trang 21

1 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8 0.2 4 0.8


2 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4 0.1 4 0.4
3 0.3 4 1.2 0.3 4 1.2
4 0.2 4 0.8
a 0.2 2 0.4
b 0.6 2 1.2
c 0.4 2 0.8
d 0.2 2 0.4
Tổng 0.4 3.0 1.2 0.9 2.6 2.4 1.0 3.2 3.2 1.0 3.6 3.6
Bảng 2.7: Các chỉ tiêu độ tin cậy tại các nút tải của hệ thống hình 2.2

Khi đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trên là:
SAIFI = 0.77 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 2.39 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 3.09 giờ /lần mất điện
ASAI = 0.999728
ENS = 32.4 MWh /năm
AENS = 10.8 kWh /khách hàng.năm

2.1.3. Sơ đồ lưới điện kín vận hành hở:


Nhiều hệ thống lưới phân phối kín có các điểm mở để hệ thống hoạt động hiệu
quả như là một mạng hình tia, nhưng khi có sự cố trong hệ thống thì các điểm mở có
thể được đóng mở hợp lý để phục hồi việc cung cấp điện cho các điểm tải không được
liên kết với nguồn. Quy trình này có ảnh hưởng rõ rệt đến độ tin cậy của các nút tải do
các nút tải bị tách ra khỏi nguồn có thể chuyển sang nguồn khác của hệ thống.
Xét hệ thống như hình 2.5 , đặt đoạn 4 nối với một hệ thống phân phối khác qua
điểm thường mở 5.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 22

Hình 2.5: Sơ đồ lưới phân phối kín vận hành hở


Trong trường hợp này, với giả thiết không hạn chế công suất truyền tải, các chỉ
tiêu độ tin cậy của mỗi nút tải được tính toán trong bảng 2.

Phần Nút tải A Nút tải B Nút tải C Nút tải D


tử λ t T λ t T λ t T λ t T
(l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n)

1 0.2 4 0.8 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1
2 0.1 0.5 0.05 0.1 4 0.4 0.1 0.5 0.05 0.1 0.5 0.05
3 0.3 0.5 0.15 0.3 0.5 0.15 0.3 4 1.2 0.3 0.5 0.15
4 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 4 0.8
a 0.2 2 0.4
b 0.6 2 1.2
c 0.4 2 0.8
d 0.2 2 0.4
Tổng 1.0 1.5 1.5 1.4 1.39 1.95 1.2 1.29 2.25 1.0 1.5 1.5
Bảng 2.8: Các chỉ tiêu độ tin cậy tại các nút tải của hệ thống hình 2.5 trong trường
hợp không hạn chế công suất truyền tải.
Khi đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trên là:
SAIFI = 1.15 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 1.79 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 1.56 giờ /lần mất điện
ASAI = 0.999795
ENS = 25 MWh /năm
Đồ án tốt nghiệp
Trang 23

AENS = 8.4 kWh /khách hàng.năm


Tuy nhiên, không phải luôn luôn có thể san toàn bộ tải bị mất trong một hệ thống
qua nguồn cấp khác qua một điểm thường mở. Sự khống chế này có thể tồn tại do sự
mất điện xảy ra khi đang mang tải cao hoặc nguồn cung cấp thứ hai bị giới hạn công
suất. Trong trường hợp này thời gian mất điện sẽ bằng thời gian cách ly để san tải hay
thời gian sửa chữa khắc phục trong trường hợp không thể chuyển sang nguồn khác.
Trung bình của những giá trị này có thể đánh giá bằng cách dùng giá trị kỳ vọng, khi
đó:
Thời gian mất điện = (Thời gian mất điện trong trường hợp có thể chuyển tải) x
(Xác suất có thể chuyển tải) + (Thời gian mất điện trong trường hợp không thể chuyển
tải) x ( Xác suất không thể chuyển tải).
Ví dụ thời gian mất điện của nút tải B của hình 2.5 với sự cố xảy ra trên đoạn 1
nếu xác suất có thể chuyển tải là 0.6 thì:
= 0.5 × 0.6 + 0.4 × 4 = 1.9
Thời gian mất điện giờ
Kết quả tính toán các chỉ tiêu độ tin cậy của các nút tải trong trường hợp này cho
ở bảng 2.9

Nút tải B
t (g/l) T (g/n) λ (l/n)

1.9 0.38 0.2


4 0.4 0.1
0.5 0.15 0.3
0.5 0.1 0.2

2 1.2
0.4

2.23 1.2
Bảng 2.9: Các chỉ tiêu độ tin cậy tại các nút tải của hệ thống hình 2.5 trong trường
hợp hạn chế công suất truyền tải.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 24

Khi đó các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống trên là:
SAIFI = 1.15 lần mất điện/khách hàng.năm
SAIDI = 2.1 giờ /khách hàng.năm
CAIDI = 1.83 giờ /lần mất điện
ASAI = 0.99976
ENS = 29.11 MWh /năm
AENS = 9.7 kWh /khách hàng.năm

Tổng hợp các trường hợp trên ta có bảng so sánh kết quả về các chỉ tiêu độ tin cậy
như bảng 2.10
Các chỉ tiêu Hình 2.1 Hình 2.2 Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5
Nút tải A
λ (l/n) 2.2 1 1 0.4 1
t(g/l) 2.72 3.6 1.5 3 1.5
T (g/n) 6 3.6 1.5 1.2 1.5
Nút tải B
λ (l/n) 2.2 1.4 1.4 0.9 1.4
t(g/l) 2.72 3.14 1.89 2.6 1.39
T (g/n) 6 4.4 2.65 2.4 1.95
Nút tải C
λ (l/n) 2.2 1.2 1.2 1 1.2
t(g/l) 2.72 3.33 2.75 3.2 1.29
T (g/n) 6 4.0 3.3 3.2 1.55
Nút tải D
λ (l/n) 2.2 1 1 1 1
t(g/l) 2.72 3.6 3.6 3.6 1.5
T (g/n) 6 3.6 3.6 3.6 1.5
Toàn hệ thống
SAIFI 2.2 1.153 1.153 0.77 1.15
SAIDI 6 3.91 2.58 2.39 1.63
CAIDI 2.73 3.39 2.23 3.09 1.42
ASAI 0.999315 0.999554 0.999706 0.999728 0.999814
ENS 84 54.8 35.2 32.4 22.95
AENS 28 18.26 11.73 10.8 7.65
Đồ án tốt nghiệp
Trang 25

Bảng 2.10: Bảng tổng hợp so sánh các chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện các dạng lưới
phân phối
Theo kết quả được tổng hợp trên ta thấy rằng lưới điện được phân đoạn sẽ có các
chỉ tiêu về độ tin cậy tốt hơn lưới không phân đoạn, phân đoạn bằng máy cắt tốt hơn
dao cách ly, hệ thống mạch vòng có nhiều nguồn sẽ tốt hơn một nguồn và có thời gian
mất điện ít nhất. Tuy nhiên, việc phân đoạn bằng loại thiết bị gì, số lượng bao nhiêu,
đặt ở vị trí nào, hoặc xây dựng mạch vòng, nối với nguồn cấp thứ 2 là bài toán tối ưu
về kinh tế- kỹ thuật.
2.1.4. Hệ thống song song:

Trong phần trên chúng ta đã nghiên cứu phương pháp cơ bản để đánh giá độ tin
cậy của lưới phân phối hình tia. Những phương pháp này đã được sử dụng rộng rãi
trong thực tế ở các nước trên thế giới. Nhưng nó không thể áp dụng trực tiếp trong hệ
thống lưới song song. Đối với hệ thống này biểu đồ không gian trạng thái được cho là
chính xác, nhưng nó lại khó khăn đối với lưới điện phân phối lớn. Tuy nhiên, nó đóng
vai trò quan trọng trong việc đánh giá độ tin cậy trong hệ thống điện. Nó được dùng
như là phương pháp cơ sở trong một số áp dụng hoặc như là phương tiện để suy ra
phương pháp đánh giá gần đúng. Đây là phương pháp gần đúng chính xác nhất so với
các phương pháp gần đúng khác.

Hình 2.6: Hệ thống lưới điện song song

Xét hệ thống kép như hình 2.6 . Giả sử các thanh cái, các máy cắt có độ tin cậy
100%. Độ tin cậy của hệ thống được thể hiện qua hai đường dây (1) và(2) và hai máy
biến áp (3) và (4)
Thời gian mất điện và thời gian mất điện năm, với các biểu thức cho 2 thành phần
song song như sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 26

(t1 + t2 )
λss = λ1λ2 = λ1λ2 (t1 + t2 )
(1 + λ1t1 + λ2t2 ) λi ti << 1
khi
t1t2
tss =
t1 + t2

Tss = λsst ss = λ1λ2t1t2

Tính gần đúng trong các biểu thức trên có giá trị chung cho sự mất điện thành
phần trong lưới truyền tải và lưới phân phối. Vì vậy những biểu thức này được dùng
hầu hết trong việc đánh giá độ tin cậy trong những hệ thống này.
Các biểu thức cho hệ thống 3 thành phần song song như sau:
λss = λ1λ2λ3 (t1t2 + t2t3 + t3t1 )

t1t2t3
tss =
(t1t2 + t2t3 + t3t1 )

Tss = λss tss = λ1λ2 λ3t1t2t3

Trong thực tế để tính toán độ tin cậy cho hệ thống song song người ta sử dụng
phương pháp giảm thiểu lưới bằng cách tạo ra đồng loạt các thành phần tương đương
bởi các kết nối nối tiếp và các thành phần song song. Xét hình 2.6, các thành phần 1 và
3 nối tiếp, thành phần 2 và 4 nối tiếp và cuối cùng kết nối hai thành phần tương đương
song song này.

Giả sử các số liệu độ tin cậy mỗi thành phần của hệ thống hình 2.6 được cho trong
bảng 2.11 (đường dây dài 20km có suất sự cố bình quân là 0.12 lần/km.năm; trạm biến
áp có suất sự cố 1.8 lần/năm) thì các chỉ tiêu về độ tin cậy của nút tải có thể được đánh
giá như sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 27

Thành phần λ (lần/năm) t(giờ)


1 2.4 4
2 2.4 4
3 1.8 10
4 1.8 10
Bảng 2.11: Dữ liệu về độ tin cậy của hệ thống hình 2.6
Liên kết hai thành phần nối tiếp 1 và 3 :
λ13 = λ1 + λ3 = 20 × 0.12 + 1.8 = 4.2
(lần/năm)
T13 = λ1t1 + λ3t3 = 0.12 × 20 × 4 + 1.8 ×10 = 27.6
(giờ)
T13
t13 = = 6.57
λ13
(giờ/năm)
Liên kết 2 và 4 cho ra kết quả tương tự
Khi đó chỉ tiêu độ tin cậy của điểm tải sẽ là:
λss = λ13λ24 (t13 + t24 ) = 4.2 × 4.2(6.57 + 6.57) / 8760 = 0.026
(lần/năm)
7.6 × 7.6
tss = = 3.8
7.6 + 7.6
(giờ)
Tss = λss × t ss = 3.8 × 0.026 = 0.099
(giờ/năm)
Từ kết quả trên cho thấy rằng, độ tin cậy của hệ thống song song cao hơn nhiều so
với hệ thống đơn. Các chỉ tiêu về cường độ mất điện, thời gian mất điện đối với phụ tải
của lưới điện mạch kép (λss, Tss, tss) giảm thấp so với mạch đơn (λ13, T13, t13, λ24, T24, t24).
Tuy nhiên chi phí đầu tư cho hệ thống này tăng đáng kể so với hệ thống đơn. Thông
thường hệ thống song song được dùng cho lưới truyền tải. Đối với lưới điện phân phối
chỉ sử dụng cho những phụ tải có yêu cầu đặc biệt về độ tin cậy cung cấp điện như các
Đồ án tốt nghiệp
Trang 28

khu công nghệ cao, các nhà máy có yêu cầu cấp điện cao, các khu công nghiệp, các hộ
phụ tải đặc biệt…
2.2. Các biện pháp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối
2.2.1. Sử dụng các thiết bị điện có độ tin cậy cao

Độ tin cậy của lưới phân phối phụ thuộc chủ yếu vào độ tin cậy của các phần tử
như: đường dây, cáp lực, máy biến áp, dao cách ly, máy cắt điện, các thiết bị bảo vệ,
điều khiển và tự động hóa… Do đó muốn nâng cao độ tin cậy của lưới điện cần sử
dụng các phần tử có độ tin cậy cao.
Tuy nhiên việc sử dụng các phần tử có độ tin cậy cao đồng nghĩa với việc tăng chi
phí đầu tư cho lưới điện, ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế cho lưới điện nên việc sử dụng
sẽ tùy vào tình hình cụ thể, từng loại hộ phụ tải cụ thể.
2.2.2. Sử dụng các thiết bị tự động, điều khiển giám sát từ xa:

Các thiết bị tự động thường dùng để nâng cao độ tin cậy của lưới phân phối như:
thiết bị tự động đóng lặp lại đường dây, tự động đóng nguồn dự phòng, hệ thống điều
khiển giám sát và thu thập dữ liệu từ xa (SCADA).
Theo thống kê hầu hết các sự cố đường dây tải điện trên không là sự cố thoáng
qua, chiếm khoảng 70-80% tổng số lần sự cố trên đường dây. Chủ yếu là do tác động
bên ngoài như sét đánh vào đường dây, vật thể lạ rơi vào, cây đổ gần hoặc chạm vào
đường dây… Các sự cố này thường tự giải trừ sau 1 đến 2 lần phóng điện. Nếu ta bố trí
các thiết bị đóng cắt lặp lại như recloser thì tỷ lệ đóng điện thành công rất cao do thời
gian của quá trình đóng cắt ngắn nên phụ tải không ảnh hưởng đáng kể do mất điện.
Đối với lưới điện có từ hai nguồn trở lên việc sử dụng thiết bị này sẽ rất hiệu quả.
Các thiết bị điều khiển từ xa: Ngày nay với sự phát triển của công nghệ thông tin,
hệ thống điều khiểm giám sát và thu thập dữ liệu từ xa ngày càng được sử dụng rộng
rãi và rất có hiệu quả trong hệ thống điện. Hệ thống này cho phép thu thập dữ liệu,
phân tích và điều khiển đối tượng từ xa.Với lưới điện phân phối SCADA sẽ điều khiển
nhanh chóng tách các đoạn bị sự cố và khôi phục cấp điện cho các phân đoạn không bị
sự cố, nhờ đó mà độ tin cậy được nâng cao.
2.2.3. Sử dụng linh hoạt các sơ đồ đi dây:
Sơ đồ đường dây kép: Sử dụng hai đường dây cấp điện cho phụ tải, bình thường
hai đường dây có thể hoạt động song song hoặc độc lập. Khi sự cố một đường dây,
Đồ án tốt nghiệp
Trang 29

đường dây còn lại sẽ cấp điện cho toàn bộ phụ tải. Với sơ đồ này thì độ tin cậy cao
nhưng chi phí đầu tư khá lớn, phù hợp cho các phụ tải quan trọng, không được mất
điện.
Sơ đồ lưới điện kín vận hành hở: Lưới phân phối kín vận hành hở gồm nhiều
nguồn và nhiều phân đoạn đường dây tạo thành lưới kín nhưng khi vận hành thì các
máy cắt phân đoạn cắt ra tạo thành lưới hở. Khi một đoạn ngừng điện thì chỉ các phụ
tải trên đoạn đó mất điện, các phân đoạn khác chỉ mất điện tạm thời trong thời gian
thao tác và sau đó được cấp điện lại bình thường. Với sơ đồ này chi phí đầu tư không
cao nhưng phụ thuộc rất nhiều vào tình hình nguồn điện.
Sơ đồ lưới có phân đoạn: Sơ đồ lưới hình tia có phân đoạn được dùng phổ biến
hiện nay vì có chi phí thấp, sơ đồ đơn giản, có thể áp dụng rộng rãi nhưng độ tin cậy
chưa cao. Khi xảy ra sự cố một phân đoạn thì phân đoạn sau đó sẽ mất điện, các phân
đoạn trước về phía nguồn chỉ mất điện tạm thời trong thời gian thao tác. Số lượng và vị
trí phân đoạn cũng ảnh hưởng đến thời gian mất điện của phụ tải.

CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG NGUỒN LƯỚI ĐIỆN
TRUNG ÁP HUYỆN NHÀ BÈ

3.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Nhà Bè:
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 30

Huyện Nhà Bè nằm về phía Đông Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung
tâm thành phố khoảng 12 km. Có tổng diện tích tự nhiên là 100,41 km2 chia theo đơn
vị hành chánh gồm một thị trấn và sáu xã nông thôn. Dân số trung bình 73.244 nhân
khẩu trong đó nữ: 37.619. Thị trấn có số dân cao nhất 17.264 nhân khẩu, ít nhất là xã
Phước Lộc với 4.641 nhân khẩu.

Địa giới hành chính của huyện Nhà Bè:

 Phía bắc giáp quận 7


 Phía nam giáp huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An
 Phía đông giáp sông Nhà Bè, ngăn cách với huyện Nhơn Trạch,
tỉnh Đồng Nai và sông Soài Rạp, ngăn cách với huyện Cần Giờ
 Phía tây giáp huyện Bình Chánh

Về điều kiện tự nhiên, huyện Nhà Bè nằm án ngữ trên đoạn đường thủy huyết
mạch từ biển Đông vào nội thành của Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp giáp với rừng Sác.
Ở phía tây huyện Nhà Bè, con kênh Cây Khô nằm trên tuyến đường thuỷ từ đồng bằng
sông Cửu Long về Thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ thống sông ngòi chằng chịt thuận lợi cho việc mở rộng mạng lưới giao
thông đường thủy đi khắp nơi, có điều kiện xây dựng các cảng nước sâu đủ sức tiếp
nhận các tàu có trọng tải lớn cập cảng. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và nguồn nhân
lực dồi dào, Nhà Bè đóng một vai trò quan trọng về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà Bè
còn được xem là một vị trí có ý nghĩa đặc biệt về mặt chiến lược.

Do ở gần cửa sông, tiếp giáp với biển, nên nguồn nước ngọt dành cho sinh hoạt và
sản xuất của huyện rất khan hiếm, vào mùa khô thường xuyên thiếu nước. Ngoài ra,
Những năm gần đây hiện tượng sạt lở đất đai xảy ra thường xuyên ảnh hưởng đến tính
mạng và tài sản của người dân.

3.1.2. Kinh tế và xã hội:

3.1.2.1. Hiện trạng kinh tế và xã hội:


Trong 6 tháng đầu năm 2017, tổng thu ngân sách Nhà nước của huyện ước thực
hiện trên 8.192 tỷ đồng, nếu không tính từ hoạt động xuất nhập khẩu thì ước đạt 430,87
tỷ đồng, đạt 42,25% chỉ tiêu. Ngành công nghiệp, xây dựng trên địa bàn huyện tăng
trưởng 4,61%; thương mại, dịch vụ tăng 11,17%; nông, lâm, thủy sản tăng 0,22%. Bên
cạnh đó, huyện có 248 hộ đăng ký kinh doanh, nâng tổng số hộ đăng ký kinh doanh lên
7.033 hộ với tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt 70.268 triệu đồng; vận động 150 hộ
Đồ án tốt nghiệp
Trang 31

kinh doanh lên doanh nghiệp, đạt 60% so với chỉ tiêu huyện; thành lập mới 1 hợp tác
xã.
Về xây dựng nông thôn mới, bằng nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, thu
nhập bình quân của toàn huyện tăng 2,5 lần so với 3 năm trước đây. Đến nay, thu nhập
bình quân khu vực nông thôn của cả huyện đạt 50,5 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh
đó, huyện đã tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo, tăng hộ khá gắn với chương
trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, tập trung thực hiện đồng bộ các tiêu chí giảm
nghèo đa chiều, vận động học chữ, học nghề gắn với giải quyết việc làm, tạo thu nhập
ổn định cho người lao động, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo. Đến nay số hộ
nghèo của huyện còn 2.270 hộ, chiếm tỷ lệ 6,15%.
Có thể xem Hiệp Phước là KCN đặc biệt của khu vực phía Nam bởi đây là KCN
có diện tích lớn nhất của TPHCM với tổng diện tích quy hoạch 1.686ha (phát triển qua
3 giai đoạn: giai đoạn 1 là 311ha, giai đoạn 2 là 597ha, giai đoạn 3 và diện tích hệ
thống cảng biển gần 777ha).
Bên cạnh đó, còn có khoảng 1.600 ha cũng được quy hoạch và xây dựng thành
khu đô thị cảng, tạo nên một khu phức hợp KCN & khu đô thị lớn nhất TPHCM.

Một trong những lợi thế so sánh của KCN Hiệp Phước là nằm ở vị trí đắc địa (tọa
lạc tại xã Long Thới và Hiệp Phước, huyện Nhà Bè), cách trung tâm TPHCM 15km,
cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 20km.
Đặc biệt KCN được hưởng lợi rất nhiều từ Phú Mỹ Hưng khi chỉ cách khu đô thị
mới này 10 km. Hiện nay Phú Mỹ Hưng là khu đô thị hiện đại nhất và là trung tâm
thương mại - tài chính lớn thứ 2 của TPHCM, là nơi cư trú lý tưởng cho nhà đầu tư
Đồ án tốt nghiệp
Trang 32

nước ngoài và cũng là nơi tập trung nhiều trường quốc tế, chính vì vậy nơi đây sẽ là
nguồn cung dồi dào nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng hiệu quả nhu cầu của nhà đầu
tư trong KCN Hiệp Phước sau này.
Ngoài ra điểm khác biệt lớn nhất của KCN Hiệp Phước so với các KCN khác nằm
ở hệ thống cảng nước sâu bên trong KCN và nằm ngay trên trục giao thông đường bộ
và đường cao tốc quốc gia, hệ thống giao thông quốc gia và quốc tế; là đầu mối giao
thông kinh tế không những cho TPHCM mà còn cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía
Nam (SKER) và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh thuận lợi về vị trí địa lý, sức hút của KCN Hiệp Phước còn nằm ở hệ
thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại với các tiêu chuẩn chất lượng mới phục vụ hiệu
quả nhu cầu của nhà đầu tư.
Đến nay KCN thu hút được 198 dự án với tổng vốn đầu tư 606 triệu USD và
19.800 tỷ đồng; trong đó giai đoạn 1 thu hút 108 dự án (tỉ lệ lấp đầy 98%), giai đoạn 2
thu hút 88 dự án (tỉ lệ lấp đầy 33,4%).

Các dự án thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như: cơ khí chế tạo, điện tử viễn
thông, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến thực phẩm, giấy, nhựa, hóa chất, dược
phẩm, cảng biển logistic...
Hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN thu hút hơn 8.000 lao động có tay
nghề với thu nhập trung bình 5 triệu đồng/người/tháng; đóng góp ngân sách nhà nước
hàng năm trên 7.000 tỷ đồng.
3.1.2.2. Định hướng phát triển đến năm 2020:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 33

Khi trở thành khu đô thị, huyện Nhà Bè sẽ hấp dẫn và thu hút nhiều dân cư đến để
lập nghiệp và sinh sống hơn. Theo thống kê qua các năm, số lượng dân cư của huyện
Nhà Bè vào năm 2010 là 100.000 người, năm 2015 là 150.000 người và đến năm 2020
cơ cấu dân cư sẽ đạt tới 400.000 người. Với thế mạnh là có vị trí địa lý kinh tế giáp
biển, huyện Nhà Bè sẽ phát triển mạnh hơn về hoạt động kinh tế theo hướng công
nghiệp cảng- thương mại và dịch vụ, đặc biệt là phát triển kinh tế theo hướng cảng
biển. Ngoài ra, Nhà Bè cũng là nơi có hệ thống hạ tầng kỹ thuật của TP HCM về phía
Nam, là nơi thích hợp để hình thành nên những khu dân cư đô thị và một số các chức
năng hành chính trọng điểm khác của thành phố.

Quy hoạch huyện Nhà Bè năm 2020 theo cụm dân cư đô thị tập trung bao gồm 4
cụm chính là cụm 1, cụm 2, cụm 3 và cụm 4.

- Cụm dân cư số 1: Nằm tại phía Đông của huyện Nhà Bè, bao gồm xã Xuân Phú
và thị trấn Nhà Bè, số lượng dân cư dự kiến tại đây là 100.000 người nằm tại 2
bên dọc đường Huỳnh Tấn Phát và Nguyễn Bình.

- Cụm dân cư số 2: Nằm tại khu vực phía Bắc của huyện Nhà Bè, dự kiến sẽ nằm
dọc đường Lê Văn Lương- Nguyễn Hữu Thọ và chủ yếu là nhà cao tầng cùng
các khu dân cư mới nằm xen kẽ.

- Cụm dân cư số 3: Dự kiến quy hoạch đến năm 2020 của cụm này có diện tích là
890ha và có số lượng dân cư là 125.000 người, bao gồm các khu dân cư mới là
Ngã Ba Nhơn Đức, Nhơn Đức-Phước Kiển, khu đô thị phía đông của đường
Nguyễn Hữu Thọ.

- Cụm dân cư số 4: Dự kiến khu dân cư này có diện tích 550ha và số lượng dân
cư dự kiến là 60.000 người bao gồm các khu vực đa chức năng, khu vực kho
cảng, cụm công nghiệp với quy mô lớn, các khu vực đầy đủ tiện nghi cùng với
cơ sở hạ tầng đồng bộ, khu dịch vụ thương mại…

3.2. Hiện trạng lưới điện trung thế Công ty Điện lực Duyên Hải:

3.2.1. Hiện trạng lưới 22kV thuộc công ty Điện Lực Duyên Hải:

Lưới điện trung thế 22kV trên địa bàn huyện Cần Giờ và huyện Nhà Bè, TP. Hồ
Chí Minh do Công ty Điện lực Duyên Hải quản lý gồm 23 tuyến dây được nhận nguồn
22kV thông qua 04 trạm biến áp trung gian 110/22kV với tổng dung lượng 254 MVA,
cùng với hệ thống các đường dây trung thế kết nối các trạm điện với nhau, đảm bảo
Đồ án tốt nghiệp
Trang 34

khả năng cung cấp điện an toàn tin cậy trong điều kiện bình thường cũng như khi sự cố
01 đường dây 22kV hoặc 01 máy biến thế 110kV.
Lưới điện phân phối trên địa bàn Công ty Điện lực Duyên Hải hiện có 1 cấp điện
áp trung thế là 22kV. Đến tháng 5 năm 2018 có tổng chiều dài đường dây trung thế
22kV: 478,87km; đường dây hạ thế 0,4kV: 610,76km. Trên lưới điện đang vận hành
1.128 trạm biến thế tổng dung lượng 564,43MVA, 02 trạm ngắt với 06 MC 24kV;
Recloser: 80 bộ; LBS: 44 bộ; RMU: 53 bộ. Đảm bảo 100% các tuyến trung thế có khả
năng kết nối mạch vòng đảm bảo khả năng chuyển tải khi sự cố hoặc khi cần cô lập 1
đoạn đường dây phục vụ công tác
Trong năm 2017, lưới điện Công ty Điện lực Duyên Hải có công suất tiêu thụ cực
đại 729,47 MW. Thời gian mất điện trung bình của một khách hàng SAIDI là 353
phút/năm, và số lần mất điện trung bình SAIFI là 3.61 lần. Cùng với sự phát triển của
lưới điện Tổng Công ty đang nỗ lực nâng cao mọi mặt về chất lượng trong dịch vụ
cung cấp điện.
Kết quả thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện trong giai từ năm 2013 đến năm
2017:
- Trường hợp sự cố trên lưới điện:
Đơn vị Chỉ tiêu
Stt Chỉ tiêu Thực hiện So sánh với chỉ tiêu năm%
tính năm
Năm 2013
1 MAIFI Lần 0,02 0,01 50,00
2 SAIFI Lần 11,30 9,88 87,40
3 SAIDI Phút 850,00 738,00 86,80
Năm 2014
1 MAIFI Lần 0,03 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 7,84 3,63 46,30
3 SAIDI Phút 596,98 165,00 27,60
Năm 2015
1 MAIFI Lần 0,05 0,00 0,00
Đồ án tốt nghiệp
Trang 35

Đơn vị Chỉ tiêu


Stt Chỉ tiêu Thực hiện So sánh với chỉ tiêu năm%
tính năm

2 SAIFI Lần 2,55 2,52 98,71


3 SAIDI Phút 204,00 119,59 58,62
Năm 2016
1 MAIFI Lần 0,10 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 2,04 1,98 97,08
3 SAIDI Phút 159,00 104,05 65,47
Năm 2017
1 MAIFI Lần 0,10 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 1,63 1,60 97,95
3 SAIDI Phút 124,0 69,80 56,29
- Trường hợp cắt điện kế hoạch:
Đơn vị Chỉ tiêu Thực
Stt Chỉ tiêu So sánh với chỉ tiêu năm%
tính năm hiện
Năm 2013
1 MAIFI Lần 0,195 0,13 66,67
2 SAIFI Lần 9,70 10,08 103,92
3 SAIDI Phút 1.700,00 1,793 105,47
Năm 2014
1 MAIFI Lần 0,35 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 7,00 4,42 63,14
3 SAIDI Phút 1.182,00 886,40 74,99
Năm 2015
Đồ án tốt nghiệp
Trang 36

Đơn vị Chỉ tiêu Thực


Stt Chỉ tiêu So sánh với chỉ tiêu năm%
tính năm hiện
1 MAIFI Lần 0,08 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 3,00 2,656 88,53
3 SAIDI Phút 450,00 405,80 90,18
Năm 2016
1 MAIFI Lần 0,60 0,44 73,05
2 SAIFI Lần 2,80 1,32 47,21
3 SAIDI Phút 260,00 234,54 90,21
Năm 2017
1 MAIFI Lần 0,60 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 1,95 1,43 73,27
3 SAIDI Phút 226 217,3 96,25
- Tổng các trường hợp:
Đơn vị Chỉ tiêu Thực
Stt Chỉ tiêu So sánh với chỉ tiêu năm (%)
tính năm hiện
Năm 2013
1 MAIFI Lần 0,24 0,14 58,30
2 SAIFI Lần 22,00 23,20 105,50
3 SAIDI Phút 2.700,00 2.797,00 103,60
Năm 2014
1 MAIFI Lần 0,40 0,04 10,00
2 SAIFI Lần 17,30 11,38 65,80
3 SAIDI Phút 2.037,00 1.272,08 62,50
Năm 2015
Đồ án tốt nghiệp
Trang 37

Đơn vị Chỉ tiêu Thực


Stt Chỉ tiêu So sánh với chỉ tiêu năm (%)
tính năm hiện
1 MAIFI Lần 0,35 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 7,75 5,83 75,20
3 SAIDI Phút 836,00 558,67 66,80
Năm 2016
1 MAIFI Lần 0,90 0,44 48,70
2 SAIFI Lần 6,38 3,30 51,72
3 SAIDI Phút 528,00 338,59 64,13
Năm 2017
1 MAIFI Lần 0,90 0,00 0,00
2 SAIFI Lần 4,38 3,61 82,51
3 SAIDI Phút 410 353 86,18
Bảng 3.1: Chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện trong giai từ năm 2013 đến năm 2017
- Về tỉ lệ tổn thất trên lưới điện trong giai từ năm 2013 đến năm 2017:
Đơn vị Chỉ tiêu Thực So sánh với chỉ
Stt Chỉ tiêu
tính năm hiện tiêu năm (%)
Năm 2013
Tỉ lệ truyền tải phân phối % 3,83 3,57 93,21%
Năm 2014
Tỉ lệ truyền tải phân phối % 3,69 3,36 91,06%
Năm 2015
Tỉ lệ truyền tải phân phối % 3,45 1,98 57,39%
Năm 2016
Tỉ lệ truyền tải phân phối % 3,40 2,95 86,76%
Đồ án tốt nghiệp
Trang 38

Đơn vị Chỉ tiêu Thực So sánh với chỉ


Stt Chỉ tiêu
tính năm hiện tiêu năm (%)
Năm 2017
Tỉ lệ truyền tải phân phối % 3,37 2,96 87,83%

Bảng 3.2: Tỉ lệ tổn thất trên lưới điện trong giai từ năm 2013 đến năm 2017

3.2.2. Hiện trạng trạm biến áp 110/22kV Long Thới:


Khu công nghiệp Hiệp Phước được cung cấp điện từ trạm biến áp 110/22kV Long
Thới gồm 2 máy biến áp T1 và T2 công suất 2x63MVA thông qua 10 tuyến dây 22kV
hoạt động ở 50% tải. Các tuyến dây 22kV này cung cấp điện cho các khách hàng có
công suất lớn, chủ yếu là khách hàng hoạt động trong lĩnh vức công nghiệp có công
nghệ hiện đại. Khi mất điện sự cố ở các tuyến dây này sẽ gây nên tổn thất công suất rất
lớn. Vì vậy việc đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục, nâng cao chất lượng điện
năng, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện cho khách hàng là hết sức cần thiết.
Tên trạm biến áp Tiết diện trục chính/ chiều Tổng Trạm 1 pha Trạm 3 pha
dài (km) chiều dài (trạm/kVA) (trạm/kVA)
tuyến
dây (km)

Trạm biến áp Long Thới 110/22kV

Lộ 479- Đỉnh Thép 3AC240+AC95/2.56 7.038 34/27620


Lộ 472- Vĩnh 3AC240+AC95/2.4 4.89 10/34865
Tường
Lộ 474- Xi măng 3AC240+AC95/3.15 7.474 14/40505
Chinfon
Lộ 477- Xi măng 3AC240+AC95/3.2 7.606 31/44065
Fico
Lộ 473- Á Châu 3AC240b24+AC95/5.85 35.635 20/1365.00 62/33125
Lộ 478- Mỹ Thạch 3AC240+AC95/0.8 2.385 1/25.00 4/16000
Lộ 476- Ngôi Sao 3AC240b24+AC95/2.34 4.488 25/22730
Lộ 475- Hoa Đăng 3AC240b24+AC95/1.8 4.192 9/12465
Lộ 480- Xuân Mai 3AC240b24+AC95/2.51 7.1 40/37650
Lộ 471- Xi măng 3AC240+AC95/3.31 4.047 1/37.50 1/20000
Hạ Long
Đồ án tốt nghiệp
Trang 39

Bảng 3.3: Tình trạng mang tải của các tuyến dây phân phối 22kV sau trạm biến áp
110/22kV Long Thới
- Tổng dung lượng và số lượng tụ bù trên lưới 22kV Long Thới:
Tên trạm biến áp Số lượng bộ tụ Tổng dung lượng (Kvar)

Trạm biến áp Long Thới 110/22kV

Lộ 479- Đỉnh Thép 02 600


Lộ 472- Vĩnh Tường 02 600
Lộ 474- Xi măng Chinfon 03 1200
Lộ 477- Xi măng Fico 02 900
Lộ 473- Á Châu 01 600
Lộ 478- Mỹ Thạch 00 0
Lộ 476- Ngôi Sao 00 0
Lộ 475- Hoa Đăng 00 0
Lộ 480- Xuân Mai 02 600
Lộ 471- Xi măng Hạ Long 01 300
Tổng 08 4800
Bảng 3.4: Dung lượng và số lượng tụ bù trên lưới 22kV Long Thới
3.3. Lựa chọn các xuất tuyến để tính toán:
Chọn xuất tuyến 479-Đỉnh Thép ,473- Á Châu, 472- Vĩnh Tường để tính toán, là
những xuất tuyến có sự lựa chọn kỹ, có các số liệu kinh tế kỹ thuật (về thiết bị, đường
dây, phụ tải…) phù hợp để đại diện cho các xuất tuyến còn lại.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 40

• Sơ đồ đơn tuyến của các xuất tuyến được chọn:

Hình 3.1: Sơ đồ đơn tuyến của xuất tuyến 479- Đỉnh Thép
Đồ án tốt nghiệp
Trang 41

Hình 3.2: Sơ đồ đơn tuyến của xuất tuyến 473-Á Châu


Đồ án tốt nghiệp
Trang 42

Hình 3.3: Sơ đồ đơn tuyến của xuất tuyến 472-Vĩnh Tường

CHƯƠNG 4
Đồ án tốt nghiệp
Trang 43

TÍNH TOÁN ĐỘ TIN CẬY CỦA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI 22KV
CỦA TRẠM BIẾN ÁP 110/22KV LONG THỚI

4.1. Tổng quan về phần mềm ETAP 16.0.0:


4.1.1. Tổng quan về phần mềm và các chức năng tính toán:

ETAP là sản phẩm của công ty Operation Technology, Inc (OTI). Ban đầu, ETAP
là một phần mềm chuyên về thiết kế lưới điện, tính toán thông số của lưới điện tĩnh
(off-line). Năm 1992, ETAP giới thiệu mảng thứ hai, toàn diện và thiết thực hơn, đó là
quản lý lưới điện ở thời gian thực (Real-time) với khả năng điều khiển, kiểm soát và dự
báo lưới điện trong vận hành thực tế.
ETAP Off-line mô phỏng hệ thống điện cần quy hoạch trên mô hình và kiểm tra
trước khi thi công dự án. ETAP Real-time hướng đến hệ thống điện tự vận hành, bao
gồm thu thập dữ liệu, giám sát và dự báo trước những biến cố có thể xảy ra, quy hoạch
động cũng như cũng như thao tác tập trung hệ thống đang vận hành.
Phần mềm ETAP được sử dụng tính toán liên quan đến các bài toán điện chủ yếu sau:
- Bài toán phân bố công suất ( Load Flow Analysis)
- Bài toán ngắn mạch ( Short-Circuit Analysis)
- Bài toán khởi động động cơ ( Motor Acceleration Analysis)
- Bài toán phân tích sóng hài ( Harmonic Analysis)
- Bài toán phân tích ổn định quá độ ( Transient Stability Analysis)
- Bài toán phối hợp các thiết bị bảo vệ ( Star-Protective Device Coordination)
- Bài toán phân bố công suất tối ưu (Optimal Power Flow Analysis)
- Bài toán độ tin cậy trên lưới điện ( Reliability Assessment)
- Bài toán đặt tụ bù tối ưu (Optimal Capacitor Placement)
4.1.2. Các thanh công cụ của ETAP 16.0.0:

Thanh công cụ File: có khả năng truy cập các hoạt động của hệ điều hành như
mở, lưu, in,… một sơ đồ đơn tuyến
Thanh công cụ View: thu phóng các phần tử trong màn hình Study View.
Thanh công cụ Project:
o Information: hộp thọai chứa các thông tin dự án như: tên dự án, vị trí dự
án, mã hợp đồng.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 44

Standards: các tiêu chuẩn của hệ thống như: tần số , đơn vị chiều dài,
o
ngày, tháng, năm,…
o Setting: Cài chế độ hoạt động của tải như: hoạt động theo hiệu suất, theo
động cơ hoặc tải ưu tiên,…
o Options: cài đặt chế độ tự động Save trong bao nhiêu phút, nhắc nhở
trước khi Save.
Thanh công cụ Tool:
o Size: dùng để thay đổi kích cỡ từng phần tử hay thay đổi toàn bộ các
phần tử trong những vùng Study View.
o Symbols: thay đổi tất cả các ký hiệu phần tử trên sơ đồ đơn tuyến theo kí
hiệu IEC hay ANSI.
o Orientation: thay đổi góc quay các phần tử hay toàn bộ phần tử của hệ
thống với các góc quay 00, 900, 1800 , 2700.
o Group : nhóm các phần tử thành một nhóm.
o Ungroup: tách một nhóm phần tử thành các phần tử riêng lẻ.
o Use Default Annotation Position: chú thích cho các phần tử đơn tuyến
trên sơ đồ
Thanh công cụ hệ thống: gồm các công cụ để thực hiện các bài toán khác nhau
4.1.3. Đánh giá hiệu quả của phần mềm:
Áp dụng phần mềm tính toán cho bài toán độ tin cậy cung cấp điện ở hình 2.5:
Trường hợp có nguồn dự phòng có thể chuyển tải khi xảy ra sự cố, ta có được độ
tin cậy ở bảng sau:
Phần Nút tải A Nút tải B Nút tải C Nút tải D
tử λ r U λ r U λ r U λ r U
(l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n) (l/n) (g/l) (g/n))

1 0.2 4 0.8 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1
2 0.1 0.5 0.05 0.1 4 0.4 0.1 0.5 0.05 0.1 0.5 0.05
3 0.3 0.5 0.15 0.3 0.5 0.15 0.3 4 1.2 0.3 0.5 0.15
4 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 0.5 0.1 0.2 4 0.8
a 0.2 2 0.4
b 0.6 2 1.2
c 0.4 2 0.8
d 0.2 2 0.4
Tổng 1.0 1.5 1.5 1.4 1.39 1.95 1.2 1.29 2.25 1.0 1.5 1.5
Bảng 4.1: Độ tin cậy cung cấp điện của hình 2.5
4.1.3.1. Áp dụng phương pháp tính tay :
SAIFI = =1.15333 (lần/khách hàng.năm)
Đồ án tốt nghiệp
Trang 45

SAIDI = =1.795 (h/ khách hàng.năm)


CAIDI = =1.556 (h/lần mất điện)
ASAI = =0.999765
ASUI = 1-ASAI = 0.000235

4.1.3.2. Áp dụng phần mềm ETAP 16.0.0:


a. Các bước xây dựng sơ đồ mô phỏng:
o Nhập các thông số chi thẻ nguồn (Power Grid):

Xây dựng nguồn với giả thiết bỏ qua hư hỏng của nguồn và nguồn liên tục cung
cấp điện, đầu ra là 22kV
Đồ án tốt nghiệp
Trang 46

Hình 4.1: Độ tin cậy của thẻ Power Grid

o Bố trí, nhập thông số bus và đường dây (Transmission Line):


Xây dựng bus và đường dây với giả thiết bỏ qua độ hư hỏng của bus
Cường độ hư hỏng của nhánh dây chính là 0.1 lần/km và nhánh phụ là 0.2 lần/km
và thời gian chuyển mạch khi có sự cố các nhánh là 0.5 giờ
Ta thiết lập thông số của bus và đường dây như sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 47

Hình 4.2: Độ tin cậy của thẻ Bus

Hình 4.3: Độ tin cậy của thẻ Transmission line


o Bố trí và nhập thông số máy cắt và cầu chì cao áp:
Xây dựng máy cắt cao áp (HVCB) và cầu chì cao áp với giả thiết bỏ qua hư hỏng
nhưng máy cắt và cầu chì vẫn thực hiện chức năng đóng cắt khi có sự cố xảy ra
Nhập cường độ hỏng hóc cho hai thiết bị trên ở thẻ Reliability tương tự như đối với
đường dây truyền tải

o Bố trí và nhập thông số phụ tải tập trung (Lump Load):


Vì đây là tính tóan độ tin cậy của lưới phân phối nên có thể bỏ qua hư hỏng ở phụ
tải. Thông số chủ yếu cần nhập là công suất tiêu thụ của tải và số lượng khách hàng
mỗi phụ tải.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 48

Hình 4.4: Độ tin cậy của thẻ Lumped Load

b. Hình thành sơ đồ tính toán:


Đồ án tốt nghiệp
Trang 49

Hình 4.5: Mô phỏng mạng điện có nguồn dự phòng qua phần mềm ETAP
Ta mô phỏng sơ đồ etap như trên chon mục Reliability như hình trên, chọn Report
Manager, ta xuất được kết quả độ tin cậy:

c. So sánh và đánh giá độ chính xác của Etap 16.0.0:

Chỉ số ĐTC Tính lý thuyết Mô phỏng


SAIFI 1.15333 1.1533
SAIDI 1.795 1.795

Bảng 4.2: Bảng so sánh kết quả ví dụ theo tính toán thực tế và qua ETAP
Dựa vào kết quả so sánh trên ta rút ra kết luận Etap 16.0.0 có độ chính xác cao
với các thông số tính toán đã được cho cụ thể. Có thể sử dụng để tính toán và đánh giá
độ tin cậy của lưới điện phân phối 22kV thuộc trạm 110/22kV Long Thới.
4.2. Tính toán độ tin cậy của lưới phấn phối 22kV thuộc trạm biến áp 110/22kV
Long Thới:
Ta chọn hai xuất tuyến là 479- Đỉnh Thép và 472- Vĩnh Tường, 473- Á Châu làm
3 xuất tuyến đại diện cho 10 tuyến dây của trạm Long Thới, do các tuyến dây này hội
tụ đủ các yếu tố cần thiết cho việc tính toán.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 50

4.2.1. Tính toán độ tin cậy các xuất tuyến đã chọn:


4.2.1.1. Tính toán cho xuất tuyến 479-Đỉnh Thép:
a. Trường hợp không có nguồn dự phòng:

Đặt các recloser và LBS ở trạng thái mở và tiến hành tính toán độ tin cậy qua
phần mềm ETAP

Hình 4.6: Hình mô phỏng xuất tuyến 479-Đỉnh Thép qua phần mềm ETAP
- Ta được kết quả độ tin cậy như sau:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 51

b. Trường hợp có nguồn dự phòng:

Điều chỉnh các Recloser và LBS liên lạc giữa các xuất tuyến và nguồn khác ở
trạng thái đóng ta được kết quả:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 52

4.2.1.2. Tính toán cho xuất tuyến 472-Vĩnh Tường:


a. Trường hợp không có nguồn dự phòng:

Đặt các recloser và LBS ở trạng thái mở và tiến hành tính toán độ tin cậy qua phần
mềm ETAP
Đồ án tốt nghiệp
Trang 53

Hình 4.7: Hình mô phỏng xuất tuyến 472-Vĩnh Tường qua phần mềm ETAP
- Ta được kết quả độ tin cậy như sau:

b. Trường hợp có nguồn dự phòng:

Điều chỉnh các Recloser và LBS liên lạc giữa các xuất tuyến và nguồn khác ở
trạng thái đóng ta được kết quả:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 54

4.2.1.3. Tính toán cho xuất tuyến 473-Á Châu:


a. Trường hợp không có nguồn dự phòng:

Đặt các recloser và LBS ở trạng thái mở và tiến hành tính toán độ tin cậy qua
phần mềm ETAP:

Hình 4.8: Hình mô phỏng xuất tuyến 473-Á Châu qua phần mềm ETAP
Hình 1Hình 4.8: Hình mô phỏng xuất tuyến 473-Á Châu qua phần mềm ETAP
Đồ án tốt nghiệp
Trang 55

- Ta được kết quả độ tin cậy như sau:

b. Trường hợp có nguồn dự phòng:

Điều chỉnh các Recloser và LBS liên lạc giữa các xuất tuyến và nguồn khác ở trạng
thái đóng ta được kết quả:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 56

4.2.2. Kết quả tính toán

Tuyến dây Không thể chuyển tải Có thể chuyển tải


SAIDI SAIFI SAIDI SAIFI
479-Đỉnh Thép 0.0104 0.0186 0.006 0.0125
473-Á Châu 0.0916 0.0555 0.067 0.0388
472- Vĩnh Tường 0.0091 0.0056 0.006 0.0038
Bảng 4.3: Tổng hợp kết quả độ tin cậy các xuất tuyến đại diện lưới 22 kV trạm
110/22kV Long Thới

4.3. Đánh giá độ tin cậy của lưới phân phối 22kV Long Thới
4.3.1. Đánh giá thiệt hại do mất điện:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 57

Thiệt hại do việc ngừng cung cấp điện gây ảnh hưởng đến đến cả 2 bên, một bên là
nhà cung cấp điện và bên còn lại là khách hàng sử dụng điện.
- Thiệt hại do mất điện của nhà cung cấp điện bao gồm: Mất doanh thu, chi phí
bồi thường cho khách hàng, mất đi thiện chí, mất đi tiềm năng mua điện trong
tương lai, chi phí gia tăng do sửa chữa lưới điện
- Thiệt hại cho khách hàng thì khó xác định hơn, bao gồm:
o Đối với doanh nghiệp, sản xuất: Không tạo ra sản phẩm, sản phẩm bị hư
hỏng, thiết bị sản xất bị tổn hại, chi phí bảo dưỡng tăng, không kịp tiến
độ giao sản phẩm và phí làm thêm giờ cho nhân công.
o Đối với dân cư: Sinh hoạt bị ảnh hưởng, các tiện nghi sinh hoạt không sử
dụng được, chiếu sáng phụ tăng thêm,…
o Các thiệt hại khó định lượng: Cản trở các hoạt động chính trị, văn hóa, xã
hội, gián đoạn các hoạt động dịch vụ, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng
đến giao thông.
Ở Việt Nam chưa có quy định về giá mất điện trong việc mua bán điện giữa ngành
điện và khách hàng sử dụng điện. Tuy nhiên theo quyết định của Bộ Công nghiệp trong
Hướng dẫn tạm thời nội dung phân tích kinh tế, tài chính đầu tư và khung giá mua bán
điện các dự án nguồn điện thì thiệt hại do ngừng cung cấp 1kWh điện bằng 15 đến 20
lần giá bán điện.
Để phù hợp với quy định trên, đặt giá mất điện sự cố bằng 15 lần giá bán điện
bình quân của Công ty Điện Lực Duyên Hải ( giá bán điện bình quân 1.735đ/1kWh).
Tổn hao điện năng không phân phối được của trạm trong năm 2018 là 52000kWh
= 1,735×20×52000 = 1,804, 400,000
 Chi phí thiệt hại đ
4.3.2. Đánh giá độ tin cậy của lưới phân phối 22kV thuộc trạm Long Thới

Độ tin cậy của các xuất tuyến trạm Long Thới khác nhau, phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như địa hình, chiều dài xuất tuyến, thời tiết và môi trường và cấu trúc lưới.
Xuất tuyến 473- Á Châu có tổng chiều dài trục chính và nhánh rẽ lớn nhất
(35.6km), cấp điện một phần cho khu công nghiệp và một phần cho dân cư. Qua mô
phỏng cho thấy đây là tuyến có chỉ số SAIDI và SAIDI trung bình nhưng là quá cao so
với các xuất tuyến còn lại. Báo cáo sự cố thực tế cũng cho thấy đây là tuyến dây
thường xuyên xảy ra sự cố nhất, đặc biệt là ở phần dây đi qua khu vực dân cư ở phân
đoạn sau Recloser Liên Ấp 3-2 và Hiệp Phước 9, ở những nhánh rẽ này chưa được nối
Đồ án tốt nghiệp
Trang 58

lưới với nguồn thứ hai nên khi xảy ra sự cố có thể gây mất điện rộng, làm giảm độ tin
cậy cung cấp điện của xuất tuyến này.
Các xuất tuyến còn lại có tổng độ dài của mỗi xuất tuyến nhỏ hơn 8km nên có
suất sự cố thấp. Các xuất tuyến được kết nối với nhau qua các LBS hay Recloser
thường mở và từ các trạm trung gian khác, chủ yếu cấp điện cho các xí nghiệp và nhà
máy có công suất lớn tiêu biểu là các nhà máy sản xuất xi măng (Hạ Long, Nghi Sơn),
dầu thực vật (Meizan, Cái Lân), cảng cointainer Trung tâm Sài Gòn SPTC, … Các
tuyến này có độ tin cậy cao nhưng cần phải đảm bảo khả năng chuyển tải do khi mất
điện thì thiệt hại về sản xuất và kinh doanh là rất lớn. Cần duy trì mỗi xuất tuyến dưới
300A để đảm bảo dễ dàng chuyển tải khi có sự cố xảy ra.
4.3.3. Phân tích độ tin cậy của lưới 22kV thuộc trạm Long Thới:
Từ đánh giá tổng quát và thống kê về sự cố năm 2018 của Điện lực Duyên Hải, ta
có thể phân tích độ tin cậy của lưới như sau:
- Sự cố thoáng qua ( thời gian tái lập cung cấp điện từ 5 phút trở xuống): 4 vụ
trong đó 1 vụ ở trục chính và 3 ở nhánh rẽ. Đa phần là các sự cố làm bật vượt
cấp Recloser và máy cắt, có thể nhanh chóng tái lập điện.
- Sự cố vĩnh cữu ( thời gian tái lập cung cấp điện lớn hơn 5 phút): 25 vụ trong đó
có 4 vụ ở trục chính và 21 ở nhánh rẽ, gồm nhiều nguyên nhân khác nhau như
động vật xâm nhập, phóng sứ, đứt cò lèo, sét đánh,…

Theo thống kê độ tin cậy trong năm 2018 thì số lượng sự cố lưới trung thế bao
gồm cả trục chính và phân đoạn - nhánh rẽ là: 29 vụ. Phân loại nguyên nhân
sự cố :
Đồ án tốt nghiệp
Trang 59

Bảng 4.4: Thống kê tổng hợp sự cố các tuyến dây phân phối 22kV thuộc trạm
110/22kV Long Thới năm 2018

Trong đó 9 dạng sự cố, có 3 dạng sự cố chiếm tỉ lệ cao gồm: Sét đánh


17.24%; Nổ chì FCO, LBFCO 17.24% và Động vật 20.69%. Tỷ lệ sự cố này gần
bằng với tỷ lệ sự cố của toàn công ty Điện Lực Duyên Hải. Cần ưu tiên đưa ra
các phương án phòng chống các sự cố chiếm tỷ lệ cao này.

- Về sự cố động vật xâm nhập: Do các xuất tuyến của trạm đi qua nhiều khu
vực có nhiều đất trống vắng vẻ, nhiều cây cỏ, cây cao được trồng gần sát
Đồ án tốt nghiệp
Trang 60

hành lang lưới điện , dây leo bám lên trụ tạo cơ hội cho chim chóc và rắn
xâm nhập làm phóng điện vào thanh đà hoặc ngắn mạch các pha với nhau
làm bật vượt cấp các thiết bị đóng cắt.

- Sự cố do sét đánh: Do các xuất tuyến đi qua các khu vực đất, đồng trống
có nhiều cây cao, phụ tải tập trung ít, số lượng chống sét đường dây không
đủ và chất lượng của chống sét van chưa cao, tiếp xúc kém nên thường
hay xảy ra hư hỏng.

- Sự cố nổ LBFCO và FCO: Nguyên nhân chủ yếu là những lần ngắn mạch
do sự cố sét đánh và do động vật gây ra.

- Ngoài ra còn những sự cố khác làm nhảy máy cắt xuất tuyến, rơi cầu chì
phân đoạn mà đơn vị kiểm tra sự cố không tìm ra được nguyên nhân, thời
gian tái lập điện dài quá 5 phút nên được xếp vào sự cố vĩnh cửu. Thường
là thay FCO mới hoặc đóng lại Recloser và máy cắt bị bật vượt cấp.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 61

CHƯƠNG 5
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA SỰ CỐ VÀ NÂNG
CAO ĐỘ TIN CẬY CUNG CẤP ĐIỆN TRÊN LƯỚI 22KV TRẠM
110/22KV LONG THỚI

5.1. Giải pháp ứng dụng tự động hóa lưới điện phân phối:
DAS (Distribution Automatic System) là một hệ thống tự động dựa trên hệ thống
SCADA/DMS, áp dụng trên lưới điện phân phối có cấu trúc mạch vòng và có các thiết
bị đóng cắt (MC/Recloser/RMU/LBS), kết nối và truyền tín hiệu với trung tâm điều
khiển bằng hệ thống truyền tin (cáp quang hoặc 3G). Hệ thống này hoạt động hoàn
toàn tự động theo các kịch bản lập trình trước trên phần mềm tại trung tâm nhằm tự
động cô lập phần tử sự cố và tái lập cung cấp điện cho các phần tử không bị sự cố.
Để thực hiện tính năng này cần phải phối hợp hoạt động các thiết bị đóng cắt trên
cùng một mạch vòng, để khi có sự cố trên một phân đoạn các thiết bị tự động làm việc
nhịp nhàng, cô lập phân đoạn sự cố và tái lập cung cấp điện.
5.1.1. Khái niệm chung:
5.1.1.1. Hệ thống quản lý năng lượng EMS:

Hệ thống EMS cho phép thực hiện nhiệm vụ tối ưu hoá hệ thống phân phối năng
lượng, giảm thiểu chi phí hoạt động đồng thời vẫn duy trì được mức độ an toàn và bảo
mật. Chức năng của một hệ thống EMS bao gồm: Decision Support; Lập kế hoạch phát
và Điều khiển; Giám sát hệ thống và Đánh giá độ an toàn; Nâng cao hoạt động của hệ
thống dựa trên việc tối ưu hoá trào lưu công suất. Nó cũng cung cấp cả khả năng dự
báo theo yêu cầu.

5.1.1.2. Hệ thống giám sát SCADA:

Hệ thống SCADA là hệ thống giám sát điều khiển và thu thập dữ liệu. Chức năng
thu thập dữ liệu cung cấp khả năng tích hợp một cách linh hoạt với việc điều khiển các
Đồ án tốt nghiệp
Trang 62

phần tử của hệ thống điện, tạo mối liên kết với các thiết bị đầu cuối RTUs và các trung
tâm điều khiển tại trạm. Chức năng giám sát (Monitoring and Event Processing) phân
loại các trạng thái của các phần tử trong hệ thống. Chức năng điều khiển bao gồm có
các lệnh On/Off, điều khiển và thiết lập các giá trị đặt. Chức năng liên động được kết
hợp với chức năng điều khiển cho phép tối ưu hoá và tăng độ an toàn. Chức năng lưu
trữ (Archiving) cung cấp cho người sử dụng khả năng lưu trữ được các dữ liệu của hệ
thống. Nhân viên điều hành có thể tạo ra các báo cáo dưới dạng các biểu đồ hoặc thực
hiện các chương trình tính toán dựa trên các dữ liệu đã được lưu này.

Các giao diện người máy HMI (Human Machine Interface) cho phép nhân viên
điều hành có thể quan sát được toàn bộ hệ thống với các công cụ hết sức quen thuộc
của máy tính như chuột, bàn phím, loa… Kết quả là sẽ nâng cao được khả năng tương
tác với hệ thống.

5.1.1.3. Hệ thống quản lý phân phối DMS:

Hệ thống DMS (Distribution Management System) cung cấp cho người vận hành
khả năng phân tích đối với lưới điện phân phối. Nó căn cứ vào các biểu đồ phụ tải để
thể hiện các trạng thái của hệ thống. Tính toán trào lưu công suất cho phép đánh giá
được giá trị điện áp và dòng công suất chạy qua mỗi đường dây. Chức năng Outage
Management và Service Restoration cho phép quản lý và thông báo chính xác vị trí nơi
đang xảy ra sự cố và nơi đang có hoạt động sửa chữa. Chức năng quản lý phụ tải tạo
điều kiện thuận lợi cho việc san bằng đồ thị phụ tải. Chức năng đo lường từ xa làm cho
các hoạt động đo lường được tiến hành thường xuyên với độ chính xác cao hơn.

5.1.1.4. Hệ thống tự động phân phối DAS:

Khái niệm hệ thống tự động phân phối DAS là một khái niệm chung để chỉ cho
tất cả các hệ thống tự động, điều hành phân phối cũng như bao trùm tất cả các chức
năng từ bảo vệ cho đến SCADA và kết hợp với các ứng dụng của công nghệ thông tin
(IT). DAS cho phép kết hợp tự động hoá tại chỗ, điều khiển từ xa đối với các phần tử
trong hệ thống điện và ra các quyết định nhằm nâng cao tính linh hoạt và hoạt động có
hiệu quả của hệ thống điện phân phối.

Trên thực tế, với khái niệm DAS có hai khái niệm riêng biệt vẫn được sử dụng
trong công nghiệp nói chung và hệ thống điện nói riêng.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 63

Hệ thống DAS thường đi kèm với hệ thống DMS và bao gồm các thiết bị có khả
năng điều khiển từ xa tại các trạm biến áp và mức lộ đường dây (ví dụ máy cắt, tủ
RMU, Reclosers...), hệ thống tự động phân phối tại các thiết bị này và cơ sở hạ tầng
thông tin liên lạc. Một hệ thống tự động phân phối có thể chia ra thành hai lĩnh vực đó
là: Tự động hoá trạm SA (Substation Automation) và Tự động hoá đường dây FA
(Feeder Automation). Hệ thống SA giám sát và điều khiển tự động hoá trong nội bộ
một trạm biến áp trong khi đó FA đảm nhiệm với các thiết bị ở ngoài trạm, như các
máy cắt, trạm khách hàng (cấp điện áp trung và hạ) khi chúng được đặt dưới quyền
điều khiển từ xa.

5.1.2. Nhu cầu về hệ thống Mini-Scada/DMS/DAS của công ty điện lực Duyên
Hải:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, sự phát triển của công nghệ yêu cầu đặt ra
về quy mô và chất lượng cung cấp điện ngày càng cao và phức tạp. Các điều độ viên
lưới điện khu vực TP. HCM nói chung và huyện Nhà Bè nói riêng ngày càng rất cần
các phương tiện hỗ trợ trong công tác điều hành như đánh giá lưới điện trong thời gian
thực, các bước thao tác tối ưu về mặt tổn thất, về chất lượng điện do hệ thống máy tính
đưa ra để lựa chọn, hoặc hỗ trợ trong việc phát hiện và cô lập sự cố… Đó là các tính
năng của một hệ thống SCADA/DMS/DAS mà Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí
Minh đang đầu tư và Công ty Điện Điện lực Duyên Hải là 01 trong 04 Đơn vị thực
hiện thí điểm, dự kiến sẽ đưa vào vận hành năm 2018 và đó là công trình nâng cấp hệ
thống SCADA trung tâm mà Tổng Công ty đang thực hiện với hãng Alstom (Pháp).
Đây là một hệ thống SCADA/DMS/DAS có nhiều tính năng nổi trội hơn so với
hệ thống SCADA hiện hữu, thể hiện cụ thể tại các điểm như sau:
Hệ thống có các màn hình lớn kích thước lớn để có thể trình bày toàn cảnh hệ
thống lưới điện.
Hệ thống có khả năng kết nối với hệ thống thông tin địa lý (GIS) của Công ty để
thu thập các số liệu lưới điện và hiển thị các thông số vận hành lưới điện trên nền bản
đồ.
Hệ thống có khả năng kết nối với hệ thống quản lý mất điện (OMS) để bổ sung
cung cấp các số liệu mất điện từ lưới trung thế, cho phép giám sát tình hình mất điện
Đồ án tốt nghiệp
Trang 64

đến các khách hàng hạ thế. Cho phép tính các chỉ số tin cậy cung cấp điện SAIDI,
SAIFI trên lưới điện.
Hệ thống có khả năng chia sẻ các consol để các Công ty Điện lực có thể cùng theo
dõi giám sát lưới điện tại đơn vị và đồng thời có khả năng cung cấp một giao diện Web
về tình hình vận hành lưới điện.
5.1.3. Mô phỏng áp dụng cho lưới 22kV trạm biến áp 110/22kV Long Thới:
5.1.3.1. Mô hình hoạt động cơ bản của hệ thống SCADA:

Hình 5.1: Mô hình hệ thống SCADA Công ty Điện lực Duyên Hải

5.1.3.2. Quy mô triển khai:


Đây là một dự án thí điểm hệ thống Mini-SCADA/DMS/DAS với quy mô gồm 30
Recloser trên 10 tuyến dây trung thế 22kV thuộc trạm 110/22kV Long Thới do Công ty
Điện lực Duyên Hải quản lý, gồm các tuyến: Xi măng Chinfon, Xi măng Fico, Đỉnh
Thép, Vĩnh Tường, Á Châu, Mỹ Thạch, Xuân Mai, Xi măng Hạ Long, Ngôi Sao, Hoa
Đăng.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 65

Hình 5.2: Vị trí triển khai hệ thống Mini-SCADA/DMA/DAS trên lưới điện
Hệ thống mạch vòng được đặt tên là Mini-SCADA/DMS/DAS Long Thới, được
cung cấp điện từ 2 máy biến áp 110kV khác nhau nhưng chung 01 TBA 110kV. Mạch
vòng này đi qua các địa điểm quan trọng như: Xi măng Chinfon, Xi măng Fico, Đỉnh
Thép, Vĩnh Tường, Á Châu, Mỹ Thạch, Xuân Mai, Xi măng Hạ Long, Ngôi Sao, Hoa
Đăng.
Phụ tải trên mỗi phát tuyến mạch vòng không quá 300A nên trong điều kiện bình
thường 2 tuyến từ MBA có thể đóng kết mạch vòng và dùng một máy cắt có thể cung
cấp toàn bộ tải (dòng định mức của mỗi tuyến là 600A). Trong chế độ vận hành bình
thường Recloser giao liên giữa 02 tuyến dây vận hành ở trạng thái thường mở (NO).
Cấu trúc mạch vòng Long Thới được thể hiện cụ thể trên hình 5.2.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 66

Hình 5.3: Cấu trúc mạch vòng Mini-SCADA/DMS/DAS trên 10 tuyến dây trung thế
22kV thuộc trạm 110/22kV Long Thới
Đồ án tốt nghiệp
Trang 67

a. Lựa chọn các thiết bị đóng cắt có khả năng điều khiển xa
Các thiết bị đóng cắt trên 10 tuyến dây thực hiện hệ thống Mini
SCADA/DMA/DAS Long Thới được sử dụng tất cả là Recloser gồm 02 loại: NULEC
U27_TĐK: AVDC-CO-FV (Australia) và ENTEC-EPR2_TĐK: EVRC2A-NT. Các tủ
điều khiển hoạt động tương tự như RTU thu thập các tín hiệu của Recloser và giao tiếp
với trung tâm qua đường truyền cáp quang và tủ Swicht quang với giao thức
IEC60870-5-104. Các RTU gửi các tín hiệu trạng thái, đo lường về Trung tâm và nhận
các lệnh điều khiển từ Trung tâm. Tủ điều khiển và Recloser được thể hiện trên hình
3.3 & hình 3.4.

Hình 5.4: Thiết bị đóng cắt NULEC U27_TĐK: AVDC-CO-FV


Đồ án tốt nghiệp
Trang 68

Hình 5.5: Thiết bị đóng cắt ENTEC-EPR2_TĐK: EVRC2A-NT

Các tín hiệu thu thập tại các Recloser để phục vụ cho việc điều khiển mạch vòng
DAS gồm có:

No. Status Points –Tín hiệu trạng thái Mô tả Ghi chú


Point Name – Tên tín hiệu
1 Recloser open/closed status Open/Closed Trạng thái Re
(trạng thái mở/đóng của recloser) (mở/đóng) đóng hoặc cắt
2 Local/Remote Switch (supervisory status) Local/Remote
Trạng thái/vị trí điều khiển Vị trí/điều khiển
3 AC Power status Normal/ Alarm
Trạng thái nguồn xoay chiều Bình thường/cảnh
bảo
4 DC Power status Normal/ Alarm
Trạng thái nguồn một chiều Bình thường/cảnh
bảo
5 Non-Reclosing status On/Off
Trạng thái không đóng cắt lặp lại Bật/tắt
6 Ground trip blocking On/Off
Trạng thái đóng mở nối đất Bật/tắt
7 Phase fault trip On/Off
Trạng thái ngắn mạch pha Bật/tắt
8 Alternative profile setting group On/Off
Cài đặt thông số thay thế Bật/tắt
9 Detected Overcurrent status Tín hiệu báo vượt
Tín hiệu cảnh báo quá dòng Normal/ Alarm quá dòng khởi
Bình thường/ Cảnh động. Dùng làm
điều kiện để lập
báo trình cảnh báo
vượt cấp
Đồ án tốt nghiệp
Trang 69

10 Hot line tag On/Off


Thẻ điều khiển khẩn cấp Bật/tắt
11 Any Control or System Alarm Normal/ Alarm
Hệ thống điều khiển hoặc cảnh báo Bình thường/ Cảnh
báo
Bảng 5.1: Tín hiệu trạng thái Recloser

Measurement points Ghi chú


Tín hiệu đo lường
No. Point Name– Tên điểm dữ liệu Mô tả
1 Current Measurement (từng pha) Current Measurement
Dòng điện pha
2 Voltage Measurement (từng pha) Voltage Measurement
Điện áp pha
3 Real Power measurement (kW) Real Power
Công suất tác dụng measurement
4 Reactive Power Measurement(kVAr) Reactive Power
Công suất phản kháng Measurement
Bảng 5.2: Tín hiệu đo lường Recloser

b. Lựa chọn phương thức truyền thông và phương thức kết nối.

Phương thức truyền thông được chọn ở đây là dựa trên mạng viễn thông dùng
riêng với đường truyền là cáp quang có đặc điểm là đường truyền ổn định, tốc độ
đường truyền cao và đáp ứng thỏa mãn mọi yêu cầu đặt ra.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 70

Hình 5.6: Cấu hình mạng viễn thông thực hiện tính năng DAS

Tại mỗi Recloser được trang bị một tủ Swicht quang gắn với 1 địa chỉ IP Internet.
Thông qua mạng viễn thông dùng riêng sẽ kết nối các RTU với hệ thống SCADA
Trung tâm Điều độ qua một cổng Internet Router để thực hiện truyền thông các dữ liệu
RTU với máy tính chủ.

c. Xây dựng chế độ vận hành tự động hoặc bằng tay của hệ thống DAS

Hệ thống phải có 2 chế độ hoạt động tự động và bằng tay (Auto/Manual). Chế độ
hoạt động bằng tay được sử dụng khi cần điều khiển riêng lẽ từng recloser khi ta muốn
cấu trúc lại mạch vòng, muốn cô lập phân đoạn. Hoặc khi hệ thống không đủ các điều
kiện để vận hành ở chế độ tự động như lỗi đường truyền, có sự cố trên phân đoạn.

Chế độ hoạt động tự động tức hệ thống chạy chức năng DAS khi hội đủ các điều
kiện như hệ thống thông tin hoạt động bình thường, không có sự cố trên mạch vòng,
các tủ điều khiển vận hành bình thường…

Khi hệ thống không đủ điều kiện vận hành tự động nó phải được tự động chuyển
sang chế độ vận hành bằng tay. Khóa Auto/Manual là khóa mềm không phải là một
khóa vật lý, dùng để thay đổi chế độ làm việc được tác động bởi chương trình hoặc do
chủ ý của người vận hành.

Điều độ viên có thể chuyển hệ thống từ chế độ tự động sang chế độ bằng tay bất
cứ lúc nào nhưng chỉ có thể chuyển từ chế độ bằng tay sang chế độ tự động khi thỏa
mãn tất cả các điều kiện đã xác định.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 71

Để chuyển trạng thái vận hành từ chế độ “Manual” sang “Auto”, hệ thống cần
thỏa mãn các điều kiện được liệt kê trong bảng bên dưới:
Recloser Recloser
Recloser Á Recloser Recloser
Recloser Đường số Recloser Recloser Á Châu
STT Tín hiệu Châu - Mỹ Văn Bảy Hiệp
Á Châu 8/T01P Văn Bảy Liên Ấp 2-3 - Văn
Thạch 01 Phước 9
Tạo
Recloser
1 Close Close Open Close Close Close Close Open
status
2 Local/
Remote Remote Remote Remote Remote Remote Remote Remote
Remote
3 Hot Line
Off Off Off Off Off Off Off Off
Tag
4 Alarm Off Off Off Off Off Off Off Off
Above
5 Min Off Off Off Off Off Off Off Off
Trip
6 Profile Normal Normal Normal Normal Normal Normal Normal Normal
V_1 > 0 V_1 > 0
7 Điện áp V>0 V>0 V>0 V>0 V>0 V>0
V_2 > 0 V_2 > 0
Đường
8 Normal Normal Normal Normal Normal Normal Normal Normal
truyền
Bảng 5.3: Các điều kiện khi vận hành ở chế độ Auto điển hình tại tuyến Á Châu

Recloser Recloser Recloser Recloser


Recloser Recloser
Recloser Đường số Á Châu - Recloser Liên Ấp Hiệp
Tín hiệu Văn Bảy Á Châu -
Á Châu 8/T01P Mỹ Văn Bảy 2-3 Phước 9
01 Văn Tạo
Thạch
Test Tested Tested
Tested Tested Tested Tested Tested Tested
battery
Bảng 5.4: Điều kiện về nguồn khi vận hành ở chế độ Auto điển hình tại tuyến Á Châu
Khi đang ở chế độ Auto, hệ thống xảy ra sự cố, chương trình sẽ tự thực hiện các
khối câu lệnh đã lập trình, sau đó chuyển hệ thống sang chế độ Manual. Ngừời vận
hành cần phải tiến hành xử lý sự cố, phục hồi lại hệ thống và kiểm tra điều kiện vận
hành tự động thỏa mãn các thông số được liệt kê ở bảng trên trước khi chuyển trạng thái
vận hành sang chế độ “Auto”. Nếu không thỏa hệ thống sẽ không cho chuyển sang chế
độ Auto.

5.1.3.3. Xây dựng kịch bản sự cố mất điện có thể xảy ra:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 72

Khi hệ thống đang ở chế độ tự động, nếu trên mạch vòng xảy ra sự cố, hệ thống sẽ
thu thập các tín hiệu trạng thái, tự động xác định kịch bản liên quan và ra các lệnh điều
khiển theo kịch bản đã được xác định trước.
Để hệ thống hoạt động đúng theo yêu cầu, với cấu trúc lưới điện và cấu trúc hệ
thống điều khiển như trên trước khi lập trình, nhiệm vụ của người lập trình là phải liệt
kê và phân tích chi tiết tất cả các kịch bản có thể xảy ra trên mạch vòng.
Do các trị số bảo vệ rơle của các máy cắt đầu nguồn bị hạn chế, đặc biệt là giá trị
thời gian (0,4s) nên không thể phối hợp tốt bảo vệ về thời gian tác động nên ở đây
chúng ta phải xem xét các tình trạng bật vượt cấp của các Recloser, máy cắt. Đây cũng
chính là điều làm tăng độ phức tạp của chương trình DAS.
Xem xét tuyến dây điển hình là tuyến Á Châu, Hình 3.17.
Tuyến đường dây này được trang bị máy cắt đầu nguồn (MC 473), các Recloser
tại các vị trí: Á Châu, Văn Bảy, V.DDS/T1P, Á Châu Mỹ Thạch, Văn bảy 01, Á Châu
Văn Tạo, Liên Ấp 2-3, Hiệp Phước 9.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 73

Hình 5.7: Xuất tuyến 473 Á Châu thuộc Trạm Biến áp Long Thới
Đồ án tốt nghiệp
Trang 74

Xét một số trường hợp sự cố trên tuyến Á Châu

Trường hợp 1: Sự cố nằm giữa MC473 và Recloser Văn Bảy đến MC473 tác
động bật theo chế độ bảo vệ: Do phụ tải tuyến Á Châu cao (225A) nên không thể thực
hiện chuyển hết sang tuyến Mỹ Thạch hoặc tuyến Văn Tạo nên phải chuyển 1 phần
sang tuyến Mỹ Thạch và 1 phần sang tuyến Văn Tạo.

REC REC REC REC


REC REC REC Á REC
MC Văn Văn Á
ST V.ĐS8/ Châu Liên Hiệp
Mô tả Á Bảy Châu
T 473 -Mỹ Bảy 01 Ấp 3- Phước
Châu T1P -Văn
Thạch 2 9
Tạo
Trước
1 Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố
Khi xảy
2 Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
ra sự cố
Phương
3 án xử lý Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Đóng Đóng
dự kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 75

Trường hợp 2: Sự cố nằm giữa Recloser Á Châu và Recloser V.Đ S8/T1P đến
MC473 tác động bật vượt cấp.

REC REC REC REC REC


REC REC Á REC
MC V.ĐS Văn Văn Á
ST Châu Liên Hiệp
Mô tả Á 8/ Bảy Châu
T 473 -Mỹ Bảy Ấp Phước
Châu -Văn
T1P Thạch 01 3-2 9
Tạo
Trước
1 Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố
Khi
2 xảy ra Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố
Phươn
g án xử
3 Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
lý dự
kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 76

Trường hợp 3: Sự cố nằm giữa Recloser Á Châu và Recloser V.Đ S8/T1P


Recloser Á Châu tác động bật theo chế độ bảo vệ.

REC REC REC REC REC


REC Á Văn Văn Á REC
REC Liên
ST MC Châu Bảy Châ Hiệp
Mô tả Á V.ĐS8/ Bảy Ấp
T 473 Châ -Mỹ u Phước
T1P 01 3-2
u Thạc -Văn 9
h Tạo
Trước sự Đón Đón Đón
1 Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng
cố g g g
Khi xảy ra Đón Đón Đón
2 Mở Đóng Mở Mở Đóng Đóng
sự cố g g g
Phương án
3 xử lý dự Không có phương án
kiến
Đánh giá
4 Đạt
phương án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 77

Trường hợp 4: Sự cố nằm sau Recloser V.Đ S8/T1P đến MC473 tác động bật
vượt cấp.

REC REC REC REC


REC REC Á
REC Văn Văn Á REC
MC Châu - Liên
ST Á V.ĐS8/ Bảy Châ Hiệp
Mô tả Bảy Ấp 3-
T 473 Mỹ u Phước
Châ T1P 01 2
Thạch -Văn 9
u
Tạo
Trước Đón Đón Đón
1 Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng
sự cố g g g
Khi xảy Đón Đón
2 Mở Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng
ra sự cố g g
Phương
Đón Đón Đón
3 án xử lý Đóng Mở Mở Mở Đóng Đóng
g g g
dự kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 78

Trường hợp 5 Sự cố nằm sau Recloser V.Đ S8/T1P và Recloser Á Châu tác động
bật vượt cấp.

REC REC REC REC


REC REC
REC Văn Văn Á REC
MC Á Liên
ST Á V.ĐS8/ Châu Bảy Châ Hiệp
Mô tả Bảy Ấp 3-
T 473 Châ u Phước
T1P -Mỹ 01 2
u -Văn 9
Thạch
Tạo
Trước Đón Đón
1 Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố g g
Khi xảy Đón Đón
2 Mở Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
ra sự cố g g
Phương
Đón Đón
3 án xử lý Đóng Mở Mở Đóng Mở Đóng Đóng
g g
dự kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 79

Trường hợp 6: Sự cố nằm sau Recloser V.Đ S8/T1P và Recloser V.Đ S8/T1P tác
động theo chế độ bảo vệ.

REC REC Á REC REC REC REC


REC REC
MC V.ĐS8 Châu - Văn Văn Á Liên
Hiệp
STT Mô tả Á / Bảy Châu Ấp
473 Mỹ Bảy Phước
Châu -Văn
T1P Thạch 01 3-2 9
Tạo
Trước
1 Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố
Khi xảy
2 Đóng Đóng Mở Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
ra sự cố

Phương
3 án xử lý Không có phương án
dự kiến

Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 80

Trường hợp 7: Sự cố nằm giữa Recloser Văn Bảy và Recloser Văn Bảy 01 và
MC473 tác động bật vượt cấp.

REC REC REC REC


REC REC
REC Văn Văn Á REC
MC Á Liên
ST Á V.ĐS8/ Châu Bảy Châ Hiệp
Mô tả Bảy Ấp 3-
T 473 Châ u Phước
T1P -Mỹ 01 2
u -Văn 9
Thạch
Tạo
Trước Đón Đón
1 Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố g g
Khi xảy Đón
2 Mở Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
ra sự cố g
Phương
Đón
3 án xử lý Đóng Đóng Mở Mở Mở Đóng Đóng Đóng
g
dự kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Đồ án tốt nghiệp
Trang 81

Trường hợp 8: Sự cố nằm giữa Recloser Văn Bảy và Recloser Văn Bảy 01
Recloser Văn Bảy tác động bật theo chế độ bảo vệ.

REC REC REC REC REC REC


REC REC
MC Á Văn Văn Á
ST Á V.ĐS8/ Liên Hiệp
Mô tả Châu Bảy Bảy Châu
T 473 Châ Ấp Phước
T1P -Mỹ 01 -Văn
u 3-2 9
Thạch Tạo
Trước Đón Đón
1 Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố g g
Khi xảy Đón
2 Đóng Đóng Mở Mở Đóng Mở Đóng Đóng
ra sự cố g
Phương
Đón
3 án xử lý Đóng Đóng Mở Mở Mở Đóng Đóng Đóng
g
dự kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án

Trường hợp 9: Sự cố nằm giữa Recloser Văn Bảy 01 và Recloser Hiệp Phước 9,
MC473 tác động bật vượt cấp.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 82

REC REC REC REC


REC REC
REC Văn Văn Á REC
MC Á Liên
ST Á V.ĐS8/ Châu Bảy Bảy Châ Hiệp
Mô tả Ấp 3-
T 473 Châ 01 u Phước
T1P -Mỹ 2
u -Văn 9
Thạch
Tạo
Trước Đón Đón
1 Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố g g
Khi xảy Đón
2 Mở Đóng Đóng Mở Đóng Mở Đóng Đóng
ra sự cố g
Phương
Đón Đón
3 án xử lý Đóng Đóng Mở Mở Mở Đóng Đóng
g g
dự kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án

Trường hợp 10: Sự cố nằm giữa Recloser Văn Bảy 01 và Recloser Hiệp Phước
9 Recloser Văn Bảy tác động bật vượt cấp.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 83

REC REC REC REC REC REC


REC REC
MC Á Văn Văn Á
ST Á V.ĐS8/ Liên Hiệp
Mô tả Châu Bảy Bảy Châu
T 473 Châ Ấp Phước
T1P -Mỹ 01 -Văn
u 3-2 9
Thạch Tạo
Trước
1 Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố
Khi
2 xảy ra Đóng Đóng Đóng Mở Mở Đóng Mở Đóng Đóng
sự cố
Phương
án xử
3 Đóng Đóng Đóng Mở Đóng Mở Mở Đóng Đóng
lý dự
kiến
Đánh
giá
4 Đạt
phương
án
Nhận xét: Thông qua việc giả lập một số trường hợp sự cố trên tuyến đường dây
473 Á Châu, cho thấy hệ thống MiniSCADA/DMS/DAS cho trạm biến áp Long Thới
đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trong các trường hợp.
5.1.4. Đánh giá hiệu quả của phương án:
5.1.4.1. Đánh giá hiệu quả về mặt kĩ thuật:
Giảm thời gian mất điện: Trước đây khi có sự cố trên lưới trung thế gây bật các
Recloser thì Điện lực thường xuyên phải chờ người dân báo sự cố, sau đó mới cử nhân
viên đi xác minh sự cố rồi tiến hành cô lập phân đoạn bị sự cố và tái lập điện cho các
phân đoạn không bị sự cố. Sau khi xử lý sự cố xong sẽ tiến hành tái lập điện, mọi thao
tác này phải tiến hành tại hiện trường, nhiều khi việc di chuyển đến các điểm thao tác
cũng rất tốn thời gian, dẫn đến việc tái lập cung cấp điện có lúc phải mất hàng giờ. Với
hệ thống DAS việc xử lý được tiến hành tự động nên thời gian mất điện của các phân
đoạn không bị sự cố chỉ còn từ 1 đến 2 phút và phân đoạn bị sự cố được xác định ngay
Đồ án tốt nghiệp
Trang 84

để nhanh chóng xử lý. Ngoài ra khi tái lập phân đoạn đã xử lý xong sự cố không cần
phải đi đến tận nơi Recloser mà có thể thao tác từ xa.

Cung cấp công cụ giám sát lưới điện một cách hiệu quả: Hệ thống DAS đã cung
cấp đầy đủ các thông số cần thiết về dòng điện, điện áp, công suất P, Q tại vị trí các
Recloser trong thời gian thực, giúp cho nhân viên vận hành có cái nhìn toàn cảnh về
mạch vòng đang hoạt động… để từ đó giám sát và đưa ra các quyết định điều độ hiệu
quả chính xác, duy trì đảm bảo chất lượng điện năng. Với các dữ liệu ghi nhận định kỳ
khi cần thiết các cán bộ kỹ thuật có thể khai thác để lập phương thức, dự báo phụ tải,
thiết kế mở rộng lưới điện.

5.1.4.2. Hiệu quả về mặt kinh tế:

Việc giảm thời gian mất điện sẽ làm tăng sản lượng điện thương phẩm bán ra,
tăng doanh thu và lợi nhuận cho ngành điện. Đồng thời làm giảm thiệt hại cho khách
hàng do mất điện gây ra, giảm chi phí xã hội.

Việc tự thực hiện hệ thống DAS cũng đã tiết kiệm một lượng chi phí đáng kể
hàng triệu USD do không phải thuê các nhà thầu nước ngoài thực hiện, cũng như giảm
chi phí bảo trì sửa chữa sau này.

5.1.4.3. Hiệu quả về mặt con người:

Qua việc tự thực hiện hệ thống DAS đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật
Tổng Công ty Điện lực nói chung và Trung tâm Điều độ nói riêng có cơ hội động lực
tìm hiểu công nghệ mới, đã đạt đến mức làm chủ được công nghệ, nâng cao trình độ,
sẵn sàng cho những bước làm chủ công nghệ tiếp theo trong quá trình hiện đại hóa lưới
điện, phát triển lưới điện thông minh theo như định hướng của ngành Điện Việt Nam.
Việc thực hiện hệ thống DAS cũng đã xây dựng một số các tài liệu hướng dẫn, bồi huấn
và một bộ quy trình quy định vận hành hệ thống DAS… các tài liệu này là cơ sở để đào
tạo các cán bộ kỹ thuật, các nhân viên vận hành nâng cao trình độ vận hành lưới điện.

5.1.4.4. Khả năng phát triển, mở rộng ứng dụng hệ thống DAS:

Hệ thống DAS có khả năng phát triển mở rộng rất lớn trên lưới điện Công ty Điện
lực Duyên Hải vì các lý do và các điều kiện thực tế như sau:

Điều kiện về xã hội:


Đồ án tốt nghiệp
Trang 85

Yêu cầu về nâng cao chất lượng cung cấp điện ngày càng cao. Chỉ tiêu phấn đấu
đến năm 2020 của Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh về thời gian mất điện trung
bình trong năm của khách hàng SAIFI là dưới 150 phút (Công ty Điện lực Duyên Hải
năm 2017 SAIDI là 353 phút). Thì việc áp dụng tự động khôi phục cung cấp điện hệ
thống DAS là điều bắt buộc. Việc giảm mất điện cũng chính là một yếu tố quan trọng
để thu hút đầu tư đẩy nhanh việc phát triển kinh tế mà ngành điện đang tích cực triển
khai trong thời gian qua.

Điều kiện về cơ sở vật chất:

Lưới điện Công ty Điện lực Duyên Hải ngày càng được đầu tư mạnh, ngày càng
nhiều thiết bị có khả năng điều khiển xa được đưa lên lưới như các Recloser, LBS,
RMU. Với khối lượng trên 23 phát tuyến đang vận hành, việc triển khai hệ thống DAS
mới trên 10 tuyến dây thuộc trạm 110/22kV Long Thới cho thấy khả năng phát triển rất
lớn của hệ thống DAS.

Hệ thống cáp quang cũng đang được Tổng Công ty đầu tư, kéo đến từng thiết bị
đóng cắt đưa đến khả năng sử dụng mạng cáp quang để truyền thông trong hệ thống
DAS loại bỏ được tình trạng đôi khi vận hành không tin cậy của mạng 3G.

Các hệ thống công nghệ thông tin, SCADA, mạng thông tin trong Tổng Công ty
đã phát triển đủ để tạo cơ sở hạ tầng tốt để triển khai các hệ thống DAS. Đặc biệt hệ
thống Mini-SCADA/DMS/DAS đang triển khai có tích hợp chức năng DAS sẽ tạo điều
kiện thuận lợi để phát triển hệ thống DAS.

Điều kiện về nhân sự:

Qua nhiều năm vận hành hệ thống SCADA, các hệ thống Công nghệ thông tin và
việc tìm hiểu học hỏi cũng như dám nghĩ dám làm - thử nghiệm và triển khai… trình
độ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật công ty đã được nâng cao đủ khả năng triển khai hệ
thống DAS trên diện rộng.

5.2. Lắp đặt bộ chỉ báo sự cố lưới trung thế Fault Circuit Indicator –FCI:
5.2.1. Chức năng:

Bộ cảnh báo sự cố đường dây trung thế FCI có nhiệm vụ hiển thị tín hiệu đèn Led
khi phát hiện sự cố ngắn mạch hay chạm đất trên đường dây phân phối trung thế từ
Đồ án tốt nghiệp
Trang 86

6kV-35kV. Khi có sự cố, người quản lý vận hành có thể xác định khu vực xảy ra sự cố,
nhánh sự cố và điểm sự cố một cách nhanh chóng thông qua các tín hiệu cảnh báo bằng
hình ảnh cờ đỏ vào ban ngày và hiển thị LED vào ban đêm hiển thị trên bộ cảnh báo
FCI này.

• LED trắng sáng: lỗi thoáng qua

• LED đỏ sáng: lỗi vĩnh cửu.

• LED nhấp nháy trắng/đỏ: quá trình đóng lại

• LED trắng nháy 3 lần: quá trình test và sẵn sàng làm việc

Phạm vi ứng dụng: lưới trung thế trên không và cáp ngầm.

5.2.2. Nguyên lý hoạt động:

FCI phát hiện sự cố ngắn mạch khi (If/Io) tăng đột biến và lớn hơn giá trị đặt (If
là dòng sự cố, Io là dòng tải của đường dây) 120A trong vòng 1s và hệ thống mất điện
do tác động mát cắt trong vòng 1s.

5.2.2.1. Điều kiện để FCI hoạt động:

Để tránh bị tác động nhầm thì FCI chỉ hoạt động khi có cả 3 tín hiệu đầu vào như:

• Hệ thống đang có điện.

• Khi If/Io tăng đột biến và lớn hơn giá trị đặt.

• Khi mất điện áp và điện áp của đường dây dưới 3000V.

5.2.2.2. Cách thức xử lý khi có sự cố xảy ra:

Khi có sự cố ngắn mạch hay chạm đất thì dòng điện có xu hướng tăng đột biến từ
nguồn đến vị trí xảy ra sự cố. Khi đèn LED của FCI chiếu sáng đỏ thì sự cố nằm phía
sau FCI, ngược lại thì nằm phía trước.Người vận hành tuyến dây bị sự cố chỉ cần kiểm
tra theo các FCI phát sáng đỏ là sẽ tìm được vị trí nhánh rẽ hoặc đường trục bị sự cố
chính xác.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 87

Hình 5.8: Tín hiệu báo sự cố của FCI đường dây trên không

Hình 5.9: Tín hiệu báo sự cố của FCI cáp ngầm

Đối với các nguồn có nhiều nhánh rẽ thì việc bố trí FCI sẽ làm giảm nhiều thời
gian dò tìm xác định vị trí chính xác các nhánh sự cố.

5.2.3. Đánh giá hiệu quả của phương án:


- Giá thành thấp, ước tính giá đầu tư cho một xuất tuyến là 60-75 triệu ( trung
bình một bộ chỉ báo sự cố là 12-15 triệu lắp cả 3 pha) cho 4 đến 5 bộ trên các
phân đoạn trục chính và nhánh rẽ.
- Có khả năng tự động lấy nguồn trực tiếp từ dây trung áp khi thực hiện chế độ
giám sát theo dõi và dùng năng lượng thu được từ pin mặt trời để duy trì hoạt
động khi có sự cố gây mất điện. Có thể duy trì tuổi thọ của thiết bị trên 10 năm
nhưng cần chế độ kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 88

- Có thể tiến hành lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa hotline chỉ với sào cách điện.
- Hệ thống chỉ thị sự cố có thể được kết nối với thiết bị đầu cuối RTU giúp ngành
Điện phát hiện sớm nhất, dễ dàng nhất vị trí lưới điện đang bị sự cố; hiển thị
trực quan trên màn hình máy tính của người trực điều độ, trực quản lý đường
dây hoặc màn hình điện thoại (tin nhắn SMS – trình duyệt kết nối Internet),
Email của lãnh đạo đơn vị.
- Do khi sự cố xảy ra ở các Recloser hoặc thiết bị đóng cắt nằm ngoài phạm vi
của hệ thống miniSCADA thì thời gian truy xuất sự cố diễn ra rất lâu. Việc gắn
thiết bị chỉ báo sự cố ở khu vực này giúp trực ban vận hành có thể xác định
nhanh chóng nhánh dây sự cố để kịp thời xử lý.
5.3. Lắp đặt chống sét để nâng cao độ tin cậy:

Trạm Long Thới thuộc huyện Nhà Bè là khu vực có mật độ cây xanh lớn, các xuất
tuyến 22kV của trạm đi qua khu vực đồng trống. Trong năm 2018 , khí hậu thay đổi đột
ngột, thường xuất hiện mưa bão nên mật độ sét đánh tập trung cao. Cũng là nguyên
nhân gây sự cố cao.
Việc các chống sét van làm việc không tốt khi bị sét đánh vào có thể gây phóng
điện ngược làm hư hỏng đường dây, sứ và các thiết bị điện trên lưới. Hậu quả là gây sự
cố thoáng qua hay sự cố vĩnh cữu làm gián đoạn cung cấp điện cho các phụ tải, gây tổn
thất lớn cho quá trình sản xuất công nghiệp.
Ngoài chế độ kiểm tra và bảo dưỡng định , tăng cường chống sét đường dây ở
những phân đoạn có tần suất sét đánh 2 lần/ năm và chống sét trạm thì cần có một số
giải pháp để nâng cao độ tin cậy làm việc của chống sét van
5.3.1. Phương án chọn vị trí lắp đặt chống sét van trên trạm biến áp:
Ở khu vực điện lực miền Nam thì các chống sét van thường được lắp đặt trước
cầu chì tự rơi. Khi có sự cố xảy ra thì dòng sét có thể làm mở máy cắt ở phân đoạn gần
nhất hoặc gây tác động bật vượt cấp nhiều thiết bị đóng cắt gây mất điện diện rộng.
Để khắc phục vấn đề trên cần dùng biện pháp chuyển các chống sét van hiện có ra
sau cầu chì tự rơi của trạm biến áp. Khi thay thế, thí nghiệm hoặc bảo dưỡng chống sét
van chỉ cần thao tác cầu chì tự rơi mà không cần cắt điện đường dây trung thế. Khi
chống sét van bị sự cố thì cầu chì tự rơi sẽ tác động để hạn chế sự cố trên lưới.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 89

Hình 5.10: Sơ đồ bố trí chống sét van phía trước cầu trì tự rơi
Đồ án tốt nghiệp
Trang 90

Hình 5.11: Sơ đồ bố trí chống sét van phía trước cầu trì tự rơi
Đồ án tốt nghiệp
Trang 91

5.3.2. Ứng dụng chống sét van hotline:

Bộ chống sét van (CSV) Hotline là thiết bị hạn chế các quá điện áp xảy ra do sét
hoặc thao tác nhằm bảo vệ đường dây và các thiết bị trong hệ thống điện. Tuy nhiên
CSV Hotline có thể thay thế không cần cắt điện.

Hình 5.12: Chống sét van hotline


Đồ án tốt nghiệp
Trang 92

Bảng 5.5: Thông số làm việc của CSV ở điện áp 22kV


5.3.2.1. Cấu tạo:
Chống sét van Hotline gồm 2 bộ phận chính:
- Giá đỡ:
o Khung sắt
o Sứ cách điện.
o Kẹp dây
o Chân nối tiếp địa.
- Chống sét van: điện trở phi tuyến ZnO.

5.3.2.2. Nguyên lý hoạt động:


Khi có sét đánh trên đường dây, điện áp tăng cao làm điện trở phi tuyến giảm,
dòng điện sét được dẫn thẳng xuống đất.
Khi điện áp giảm bằng điện áp đường dây, giá trị điện trở phi tuyến tăng lên rất
lớn, chấm dứt dòng thoát xuống đất.
Khi điện áp và dòng sét vượt ngưỡng cho phép sẽ kích hoạt quả nổ ở chân CSV.
Phần CSV sẽ tụt xuống và treo lơ lửng nên dễ dàng phát hiện bằng mắt thường và kịp
thời thay thế.
5.3.2.3. Cách thay thế và bảo trì:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 93

Trong quá trình sử dụng, khi gặp sự cố cần thay thế hoặc thí nghiệm kiểm tra định
kì, trình tự tháo CSV gồm các bước sau:

B1: Dùng sào cách điện kéo đầu phía trên của CSV tụt ra khỏi kẹp. CSV sẽ treo lơ
lửng như hình 2.

Hình 5.13: Các bước thao tác CSV hotline


B2: Dùng sào cách điện móc vào móc treo thứ 2 của CSV. Nhấc CSV ra khỏi giá
đỡ.
B3: Lắp quả CSV mới vào theo trình tự ngược lại với lúc tháo ra. Như vậy đã
hoàn tất qui trình tháo lắp CSV Hotline mà không cần cắt điện (lưu ý: Nếu quả nổ đã
được kích hoạt thì không cần làm bước 1 vì quả CSV đã ở trạng thái 2 .
5.3.2.4. Ưu điểm nổi bật:
- Bảo vệ an toàn cho đường dây và thiết bị khỏi sét đánh.
- Cho phép thay thế , tháo lắp khi kiểm định mà không cần cắt điện bằng sào
Hotstick (sào cách điện)
- Dễ dàng phát hiện các CSV đã bị phá hủy do sét đánh. (khi quả nổ phát nổ, quả
CSV treo lơ lửng có thể nhìn bằng mắt thường)
- Thời gian thay thế CSV bị sự cố nhanh chóng trong khoảng thời gian 4-5 phút
- Nâng cao tính liên tục của hệ thống lưới điện, uy tín của Điện Lực.
- Giá thành tương đương với các chống sét van thông thường
5.3.3. Đánh giá hiệu quả của phương án:
5.3.3.1. Phương án lắp chống sét van sau cầu chì tự rơi của trạm biến áp:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 94

Chống sét van cao thế (CSV) của Trạm biến áp (TBA) là thiết bị điện dùng để
bảo vệ an toàn cho máy biến áp (MBA) khỏi dòng điện sét lan truyền vào MBA. Trước
đây, CSV được thiết kế lắp đặt phía trước thiết bị đóng cắt là cầu chì tự rơi. Với việc
lắp đặt như vậy, sự cố cháy nổ CSV đã làm cho dây tiếp đất của CSV rơi xuống, vi
phạm khoảng cách với thanh đồng dẫn điện xuống MBA gây nên ngắn mạch, phá hỏng
cầu chì tự rơi. Mặt khác, để sửa chữa khắc phục sự cố chống sét van, phải cắt điện
đường dây làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho các phụ tải khác. Nhận thấy sự
bất cập đối với vị trí CSV đã được lắp đặt như vậy, từ cuối năm 2015, Công ty Điện lực
Hưng Yên đã triển khai thực hiện hạ vị trí CSV cao thế xuống sau cầu chì tự rơi hoặc
xuống mặt máy biến áp tại 112 TBA trên địa bàn thành phố Hưng Yên. Đồng thời,
Công ty còn thực hiện thay thế thanh đồng trần dẫn điện từ cầu chì tự rơi xuống MBA
bằng cáp đồng bọc cách điện XLPE&PVC có cấp điện áp 24kV; 35kV (tùy theo điện
áp định mức của từng TBA) để khắc phục tình trạng sự cố chạm chập khi có vật thể rơi
vào máy biến áp. Sau khi hoàn thành cải tạo, không những việc vận hành các TBA đã
thuận tiện hơn, độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn thành phố Hưng Yên đã được
nâng cao rõ rệt. Tuy nhiên hiện nay ở điện lực miền Nam vẫn chưa có chỉ thị cho
phương án này nên việc áp dụng vẫn còn khó khăn.
5.3.3.2. Phương án dùng cầu chì tự rơi hotline:

Chi phí giá thành thấp (chi phí gia công hai đầu lắp vào LA khoảng 110.000
đồng); chi phí mua mới bộ chống sét van hotline: 4.800.000 đồng
Thay thế, tháo lắp thử nghiệm định kỳ không cần cắt điện. Dễ dàng phát hiện
các chống sét đã bị phá hủy do sét đánh (bộ ngắt nối phát nổ, LA treo lơ lửng có thể
nhìn thấy bằng mắt thường). Thời gian thay thế LA bị sự cố nhanh chóng góp phần
nâng cao khả năng vận hành liên tục của hệ thống lưới điện.
Phương án này có tính khả thi cao do có chi phí thấp, thích hợp để áp dụng thay
thế dần các chống sét van cũ trong các lần kiểm tra bảo dưỡng thay thế định kỳ.

5.4. Phòng chống sự cố do cây cối và động vật gây ra:


5.4.1. Hiện trạng:
Hiện nay các Đơn vị quản lý cây xanh: 02 huyện Nhà Bè và Cần Giờ, KCN Hiệp
Phước, Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 4 đang đấu thầu quản lý cây xanh trên địa
bàn nên việc phát quang cây xanh vi phạm hành lang an toàn kéo dài dẫn đến sự cố .
Đồ án tốt nghiệp
Trang 95

Các xuất tuyến của trạm Long Thới đi qua khu vực có mật độ cây xanh và đồng
hoang tập trung cao, thường xuất hiện các loài động vật hoang dã như chim, rắn, khỉ,
sóc… những loài động vật này thường nhảy lên đầu cọc máy biến áp, dây điện dẫn đến
nhảy máy cắt, gây ngắn mạch. Các sự cố do động vật hoang dã tác động trực tiếp trên
lưới điện không chỉ làm mất điện diện rộng mà còn gây thiệt hại về tài sản của ngành
Điện; đồng thời, đã ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của các hộ dân và doanh nghiệp.
5.4.2. Biện pháp xử lý sự cố:
5.4.2.1. Phòng chống sự cố do cây cối:
Phối hợp chặt chẽ với các Đơn vị lý cây xanh: 02 huyện Nhà Bè và Cần Giờ,
KCN Hiệp Phước, Khu Quản lý Giao thông Đô thị số 4 chặt tỉa, mé nhánh cây xanh
các tuyến dây nhằm ngăn ngừa sự cố (sau khi lựa chọn nhà thầu). trước mắt, chủ động
phối hợp chặt tỉa cây xanh có nguy cơ gây sự cố cao.
5.4.2.2. Phòng chống sự cố do động vật gây ra:
- Trước mắt, phối hợp Cty Dịch vụ Điện lực bọc hóa điểm hở bằng phương pháp
live line khu vực các tuyến dây để chống ngắn mạch khi có động vật xâm nhập.

- Không ăn uống để thức ăn rơi, vãi trong phòng điều khiển trung tâm cũng như
phòng phân phối tránh có thức ăn động vật có thể tìm thức ăn vào trong phòng
gây sự cố;

- Thực hiện xử lý và bịt kín các lỗ luồn cáp từ hầm cáp vào các tủ máy cắt hợp
bộ .Thực hiện đặt bẫy chuột tại các vị trí chuột có thể đi lại, những vị trí chuột
có thể xâm nhập từ ngoài vào. Tại các cửa ra vào các phòng đặt các tấm chắn có
độ cao từ 30-40cm nhằm ngăn chặn chuột có thể xâm nhập vào khi đóng mở
cửa.

- Đối với các tủ đấu dây ngoài trời, các tủ điều khiển, bảo vệ do các vị trí lỗ luồn
cáp nhị thứ nhỏ hẹp do đó việc sử dùng keo Silicon bơm trực tiếp bịt kín được
tất cả các khe hở nhỏ đảm bảo côn trùng hoặc loài bò sát nhỏ và rắn không thể
xâm nhập vào các tủ đấu dây nhị thứ và các tủ điều khiển, bảo vệ;

- Lợi dụng các tập tính của động vật như chim chóc hay đậu chỗ cao để đặt chong
chóng đuổi chim.
- Dùng mút xốp bịt kín các lỗ dưới chân trụ và phát hoang, gỡ dây leo bám thân
trụ để phòng rắn rít bò lên gây sự cố ngắn mạch nhiều pha.
- Thay thế đà bằng vật liệu sắt thép truyền thống bằng đà composite nhằm hạn chế
khả năng phóng điện vào trụ gây ngắn mạch và hư hỏng thiết bị trên đà.
5.5. Giải pháp tổ chức, thay thế sửa chữa thiết bị:
Đồ án tốt nghiệp
Trang 96

5.5.1. Hiện trạng:


- Tuy các xuất tuyến 22kV của trạm Long Thới đã được cải tạo gần đây nhưng
vẫn còn nhiều thiết bị khá cũ. Những thiết bị cũ này qua các đợt khí hậu thay
đổi đã có dấu hiệu xuống cấp.
- Việc rà soát kiểm tra và thay thế các thiết bị không thường xuyên và đồng bộ đã
gây các sự cố như phóng sứ, các thiết bị thừa trên lưới như FCO, LBFCO khi hư
hỏng làm bật vượt cấp các Recloser. Các sự cố này ảnh hưởng nhiều đến độ tin
cậy cung cấp điện.
- Còn nhiều thiết bị trên một trụ dẫn đến việc khó thay thế, bảo dưỡng thiết bị
bằng phương pháp live line.
- Áp dụng công nghệ rửa sứ hotline để rửa những bụi bẩn bám vào sứ đỡ dây,
chống tình trạng phóng sứ, tiến hành thay thế những sứ đã cũ, có dấu hiệu rạn
nứt.

5.5.2. Giải pháp thực hiện:


- Tổ chức thống kê thiết bị vận hành lâu năm (quá thời hạn thử nghiệm) để lập kế
hoạch thử nghiệm nhằm đảm bảo thiết bị vận hành ổn định (thường xuyên).
- Trước mắt, phối hợp Cty TNĐL đo PD online cáp ngầm trung thế, tủ RMU các
tuyến dây 22kV thuộc trạm 110kV Long Thới . Tần suất kiểm tra: thường xuyên
- Tiếp tục tổ chức thay chì bảo vệ phù hợp với thông số vận hành lưới điện
(thường xuyên).
- Tiếp tục tổ chức thu hồi các thiết bị thừa trên lưới. Tiến độ thực hiện: tháng
12/2018
- Tiếp tục bồi huấn cho các Nhóm kiểm tra lưới điện khả năng nhận diện nguy cơ
sự cố trên lưới điện. Tiến độ thực hiện: tháng 12/2018.
- Tổ chức thường xuyên cập nhật biến động lưới, đặc biệt các tuyến dây đang vận
hành theo chế độ DMS (thường xuyên).
- Tổ chức rà soát kiện toàn đầu trụ nhằm đảm bảo thuận lợi phục vụ cho công tác
thi công live line (thường xuyên). Đẩy nhanh tiến độ bồi huấn đơn vị hotline để
tiện cho việc thi công sửa chữa, bảo trì thiết bị mà không cần phải cắt điện công
tác.
- Tiến hành chỉnh trang lại dây thông tin ở các tuyến dây đi qua đường Nguyễn
Văn Tạo, Phan Văn Bảy và Liên ấp 3-2 để đảm bảo an toàn cho lưới điện và dễ
dàng sửa chữa, cải tạo lưới điện.
Đồ án tốt nghiệp
Trang 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO:


1. Võ Ngọc Điều (chủ biên), ETAP và ứng dụng trong phân tích hệ thống điện,
Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
2. PGS.TS Trần Bách, Lưới Điện.
3. Nguyễn Quốc Thịnh,Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống Mini-SCADA / DMS /
DAS trên lưới điện 22kV trạm biến áp 110/22kV Long Thới Công ty Điện
lực Duyên Hải.
4. Phan Thanh Nam, Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp trong công tác chuẩn
đoán ngăn ngừa sự cố cho lưới điện phân phối.

5. Phòng Kỹ thuật và An toàn- Công ty Điện lực Duyên Hải, Kết quả thực hiện
các giải pháp ngăn ngừa sự cố lưới điện tháng 11 năm 2018.

6. Bộ Công thương, Quy định Quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc
gia.
7. Võ Khắc Hoàng-Lưới điện cao thế miền Trung, Nâng cao độ tin cậy cung
cấp điện trên lưới điện phân phối.

You might also like