Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Thảo luận luật so sánh

Lý thuyết

Câu 1: Mục đích của hoạt động phân nhóm các hệ thống pháp luật là gì?

Tại sao phải phân nhóm?

• Phân chia các hệ thống pháp luật trên thế giới thành các nhóm khác nhau chủ yếu là

nhằm mục đích sư phạm.

• Các nhà luật học so sánh đã tổng kết, so sánh những hệ thống pháp luật quan trọng

nhất và sau đó phân nhóm. Các hệ thống pháp luật có liên quan với nhau có nhiều

điểm tương đồng và vì vậy có thể tiết kiệm nhiều công sức bằng cách sử dụng hiểu

biết của một hệ thống pháp luật để nghiên cứu các hệ thống pháp luật khác trong

cùng một nhóm.

Mục đích của việc phân nhóm

• Việc phân chia này tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu tổng quát về các hệ

thống pháp luật trên thế giới, giúp cho các nhà luật học có được một bức tranh toàn

cảnh về các hệ thống pháp luật trên thế giới.

• Điều đó xuất phát từ thực tế là trên thế giới có hơn 200 hệ thống pháp luật khác

nhau, mỗi hệ thống pháp luật đó có những điểm riêng biệt. Vì vậy, chúng ta không

thể và không có đủ thời gian để có thể nghiên cứu được hết tất cả các hệ thống

pháp luật đó.

• Việc phân nhóm sẽ giúp chúng ta sắp xếp một cách có trật tự các hệ thống pháp luật

trên thế giới, từ đó tiến hành những nghiên cứu các vấn đề cốt lõi của các dòng họ

pháp luật thông qua việc nghiên cứu những hệ thống pháp luật điển hình của từng

dòng họ pháp luật.

Trắc nghiệm
9. Trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa, mức độ pháp điển hóa của hệ thống
pháp luật rất cao là do:

a) Bắt nguồn từ Luật La Mã

b) Tòa án tư pháp không có khả năng ban hành án lệ

c) Luật thành văn có nhiều ưu điểm hơn tiền lệ pháp

d) Do ảnh hưởng của Cách mạng Tư sản Pháp (1789)

10. Hệ thống pháp luật Hồi giáo, các nguồn nào sau đây có vai trò quan trọng nhất?

a) Ijima và Qiyaas

b) Quran và Sunnah

c) Ijima và Sunnah

d) Sunnah và Qiyaas

Giải thích: Luật Hồi giáo (Moslem law hay Islamic law) trong tiếng Ảrập gọi là Shari'ah
(con đường đúng) là một hệ thống các quy định tôn giáo và trong một chừng mực nhất
định có khi trở thành các quy phạm pháp luật.

Luật Shari'ah điều chỉnh, đưa ra nguyên tắc và quy định hành vi của người dân, hoạt động
của các cơ quan tổ chức, đưa ra các quy phạm để áp dụng trong đời sống của một con
người: ăn kiêng, nuôi dạy con cái, các nguyên tắc dành cho người tu hành, việc bố thí cho
người nghèo và những vấn đề tôn giáo khác. Bên cạnh đó, Luật Shari'ah cũng được sử
dụng như những hướng dẫn đối với hoạt động của con người trong xã hội cũng như sự
tương tác qua lại giữa các dân tộc. Ở phạm vi rộng hơn, nó được dùng để giải quyết
những tranh chấp, xung đột quốc tế và vấn đề chiến tranh. Do đó, nguồn luật của Luật
Hồi giáo cũng chính là các thành tố của Luật Shari'ah. Luật này bao gồm 4 thành tố: Kinh
Qu'ran (kinh Koran), kinh Sunna, Idjmá và Qiyás. Trong đó, kinh Qu'ran là nguồn luật
cao nhất và chứa những quy định mang giá trị chung thẩm khi được áp dụng. Nhìn
chung, kinh Qu'ran chỉ giải quyết những nguyên tắc lớn về pháp luật, những vấn đề cốt
yếu về tôn giáo và đi sâu vào chi tiết trong một số trường hợp. Chính vì vậy, Kinh Sunna
ra đời và được coi là nguồn bổ trợ đóng vai trò quan trọng thứ hai sau Kinh Qu'ran.
Câu 5:

Theo nghĩa rộng, hệ thống pháp luật có thể được hiểu là một “dòng họ pháp luật” hay
một “hệ tộc pháp luật” hay một “gia đình pháp luật”. Theo nghĩa này, cụm từ “hệ thống
pháp luật” được dùng để chỉ tập hợp các hệ thống pháp luật của một số nước có những
nét tương tự nhau nhất định do cùng dựa trên một nền tảng pháp luật, chính trị, tư tưởng
hoặc văn hoá chung. Hiện nay có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau như: hệ thống
Common Law, hệ thống Civil Law, hệ thống pháp luật Hồi giáo, hệ thống pháp luật xã
hội chủ nghĩa…

Chính vì vậy tồn tại nhiều cách gọi khác nhau đối với khái niệm hệ thống pháp luật theo
nghĩa rộng.

You might also like