Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

BÀI 7: CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN DÂN CHỦ

A. Mục đích yêu cầu :

- Giúp học sinh nắm được KN, ND, YN và cách thực hiện quyền bầu và ứng cử của
công dân.

- Phân biệt được những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền dân chủ của
CD.

- Biết thực hiện quyền dân chủ của theo đúng quy định của pháp luật.

- Tích cực thực hiện quyền dân chủ của mình và tôn trọng quyền dân chủ của người
khác.

- Biết phê phán hành vi xâm phạm quyền dân chủ của công dân.

B. Nội dung bài học

1. Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

a. Khái niệm quyền bầu cử và ứng cử.

- Khái niệm: SGK

- Quyền bầu cử và ứng cử thuộc lĩnh vực chính trị.

- Phạm vi: Hẹp (địa phương), Rộng (cả nước)

b. Nội dung quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

* Người có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Độ tuổi: Bầu cử từ 18 tuổi trở lên; ứng cử từ 21 tuổi trở lên.

- Được hưởng sự bình đẳng trong bầu cử và ứng cử.

- Những trường hợp không được bầu cử:

+ Người mất năng lực hành vi dân sự

+ Người vi phạm pháp luật bị phát hiện và bị tước quyền bầu cử

- Những trường hợp không được quyền ứng cử.

+ Những trường hợp không được bầu cử.

+ Người đang chấp hành các loại bản án hình sự

+ Người chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án.
+ Người bị giáo dục tại địa phương, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh , quản chế hành
chính.

* Cách thực hiện quyền bầu cử và ứng cử của CD

- Quyền bầu cử: được thực hiện theo nguyên tắc.

+ Phổ thông: không phân biệt nam-nữ...

+ Bình đẳng: mọi lá phiếu đều có giá trị như nhau.

+ Trực tiếp: trực tiếp đi bầu

+ Bỏ phiếu kín: không để lại tên trên phiếu

- Quyền ứng cử:

+ Tự ứng cử: (có năng lực và được tín nhiệm)

+ Được giới thiệu ứng cử: (được MT TQ VN giới thiệu)

* Cách thức thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các đại biểu và cơ quan quyền lực
nhà nước - cơ quan đại biểu của nhân dân.

- Các đại biểu nhân dân phải liên hệ chặt chẽ với cử tri

+ Tiếp xúc cử tri

+ Thu thập ý kiến, nguyện vọng của nhân dân

- Các đại biểu nhân dân chịu trách nhiệm trước nhân dân và chịu sự giám sát của cử tri.

+ Báo cáo với cử tri

+ Trả lời kiến nghị của cử tri

2. Quyền tham gia quản lí NN và XH.

a. Khái niệm quyền tham gia quản lí NN và XH.

- KN: SGK trang 72 – 73

- Đây là hình thức dân chủ trực tiếp.

b. Nội dung cơ bản của quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

- Phạm vi cả nước.

+ Xây dựng các văn bản pháp luật.

Tham gia thảo luận đóng góp ý kiến


Trong quá trình thực hiện pháp luật nhân dân có quyền phản ánh những bất cập vướng
mắc của pháp luật.

+ Trưng cầu dân ý: lấy ý kiến của nhân dân về một vấn đề quan trọng của đất nước.

- Phạm vi cơ sở: thực hiện theo nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiển tra” để
tạo ra sự dân chủ ở cơ sở.

+ Những việc phải thông báo để dân biết và thực hiện.

+ Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp.

+ Những việc dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định.

+ Những việc nhân dân ở xã giám sát kiểm tra.

3. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Luật KN-TC có hiệu lực 01-10-2004.

a. Khái niệm quyền KN-TC của công dân.

- Quyền khiếu nại: Là quyền của CD, cơ quan, tổ chức đề nghị cơ quan, tổ chức, cá
nhân có thẩm quyền xem xét lại các quyết định hành chính, hành vi hành chính khi có
căn cứ cho rằng hành vi đó là sai.

- Quyền tố cáo: Là quyền của công dân báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

- Mục đích:

+ KN: Nhằm khôi phục quyền và lợi ích của chủ thể khiếu nại.

+ TC: Phát hiện và ngăn chặn hành vi trái PL.

b. Nội dung quyền KN-TC của công dân.

* Chủ thể:

- KN: công dân, tổ chức, cơ quan.

- TC: chỉ là công dân

* Người có thẩm quyền giải quyết KN-TC.

- KN: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

- TC: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

* Quy trình KN-TC và giải quyết KN-TC.

- Khiếu nạn:
+ B1: Người KN nộp đơn KN.

+ B2: Người giải quyết KN xem xét và giải quyết KN.

+ B3: Người KN đồng ý với kết quả khiếu nại thì quyết định giải quyết có hiệu lực.

+ B4: người giải quyết KN lần hai xem xét giải quyết yêu cầu của người KN.

- Tố cáo:

+ B1: Người TC gửi đơn tố cáo.

+ B2: Người giải quyết tố cáo phải tiến hành xác minh và quyết định về nội dung tố cáo.

+ B3: Người tố cáo cho rằng giải quyết tố cáo không đúng thì có quyền tố cáo với cơ
quan, tổ chức cấp trên.

+ B4: cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết lần hai có trách nhiệm giải quyết trong thời
hạn quy định.

4. Trách nhiệm của NN và CD trong việc thực hiện các quyền DC của CD.

a. Trách nhiệm của NN.

- NN ban hành PL

- Các cơ quan bảo vệ PL trừng trị nghiêm khắc hành vi VPPL.

b. Trách nhiệm của công dân.

- Sử dụng đúng các quyền dân chủ của mình.

- Không lạm dụng quyền dân chủ của mình để làm trái pháp luật.

C. Ôn tập:

Câu 1. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là các quyền dân chủ cơ bản của công dân trong
lĩnh vực

A. văn hóa. B. chính trị. C. tinh thần. D. xã hội.

Câu 2. Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền bầu cử ?

A. Đủ 21 tuổi trở lên. B. Đủ 18 tuổi trở lên. C. Đủ 19 tuổi trở lên. D. Đủ 20 tuổi
trở lên.

Câu 3. Hiến pháp quy định mọi công dân Việt Nam độ tuổi nào thì được quyền ứng cử ?

A. Đủ 21 tuổi trở lên. B. Đủ 20 tuổi trở lên. C. Đủ 18 tuổi trở lên. D. Đủ 19 tuổi trở
lên.

Câu 4. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế nào?
A. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, dân quyết định. B. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân
kiểm tra.

C. Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân quyết định.

D. Dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân quyết định.

Câu 5. Trong phạm vi nào sau đây, nhân dân được quyền thảo luận và biểu quyết các vấn
đề trọng đại khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân ?

A. Phạm vi cả nước. B. Phạm vi cơ sở. C. Phạm vi địa phương. D. Phạm vi huyện


xã.

Câu 6. Theo quy định của pháp luật, người nào sau đây có quyền khiếu nại ?

A. Cá nhân, Nhà nước. B. Cá nhân, tâ ̣p thể. C. Cá nhân, tổ chức. D. Chỉ có


công dân.

Câu 7. Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hô ̣i chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân,
trong đó tất cả quyền lực thuô ̣c về nhân dân. Vâ ̣y nhân dân có vai trò gì trong nhà nước
ấy?

A. Quản lý. B. Làm chủ. C. Thực hiê ̣n. D. Lãnh đạo.

Câu 8. Thông qua những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luâ ̣n, biểu quyết, tham gia
trực tiếp quyết định công viê ̣c của cô ̣ng đồng, của Nhà nước là hình thức dân chủ nào sau
đây?

A. Dân chủ gián tiếp. B. Dân chủ trực tiếp. C. Dân chủ công khai. D. Dân
chủ đại diê ̣n.

Câu 9. Nguyên tắc nào sau đây không phải là nguyên tắc bầu cử?

A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Trực tiếp.

Câu 10. Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau là thể hiện nguyên
tắc nào trong bầu cử ?

A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Trực tiếp. D. Bỏ


phiếu kín.

Câu 11. Người nào sau đây không có quyền bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp?

A. Người tu hành. B. Người dân tộc thiểu số.

C. Người đang bị nhiễm HIV/AIDS. D. Người mất năng lực hành vi dân sự.

Câu 12. Quyền khiếu nại, tố cáo của công dân là quyền dân chủ quan trọng trong đời
sống của công dân thể hiện mối quan hệ giữa
A. nhà nước và công dân. B. cộng đồng và đoàn thể. C. cộng đồng và cá nhân.D. nhà
nước và xã hội.

Câu 13. Việc nào sau đây không thuộc quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của
công dân?

A. Thảo luận, biểu quyết các vấn đề trọng đại khi nhà nước trưng cầu dân ý.

B. Tự ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương.

C. Góp ý kiến cho dự thảo quy hoạch sử dụng đất đai của xã.

D. Kiến nghị với UBND xã về bảo vệ môi trường ở địa phương.

Câu 14. Trong quá trình bầu cử, trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến
phòng bỏ phiếu được thì

A. người thân của cử tri có thể đi bỏ phiếu thay cử tri đó.

B. cử tri có thể bỏ phiếu bằng cách gửi thư qua bưu điê ̣n.

C. cử tri đó không cần tham gia bầu cử ở tổ bầu cử đó.

D. tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ cử tri đó.

Câu 15. Sau khi tham gia bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, T hãnh diện
khoe với bạn việc mình không chỉ được đi bầu cử mà còn được bố mẹ nhờ đi bầu cử thay.
Theo em, T đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào sau đây?

A. Nguyên tắc phổ thông. B. Nguyên tắc bình đẳng.

C. Nguyên tắc trực tiếp. D. Nguyên tắc bỏ phiếu kín.

Câu 16. Sau khi được Hạt trưởng Hạt kiểm lâm A nhận vào làm bảo vệ, anh B nhiều lần
bắt gặp Hạt trưởng tiếp tay cho lâm tặc khai thác gỗ rừng nguyên sinh. Trong trường hợp
này, nếu em là anh B, em sẽ lựa chọn cách ứng xử nào dưới đây cho phù hợp với quy
định của pháp luật?

A. Gửi đơn tố cáo.B. Làm đơn khiếu nại.C. Nhờ phóng viên viết bài.D. Im lặng vì nể
nang.

Câu 17. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình.
Anh A đang thực hiện quyền gì?

A. Quyền tố cáo. B. Quyền ứng cử. C. Quyền bãi nại. D. Quyền khiếu nại.

Câu 18. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu ý dân.
Công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
A. Quyền ứng cử vào cơ quan nhà nước. B. Quyền đóng góp ý kiến xây
dựng nhà nước.

C. Quyền kiểm tra, giám sát cơ quan nhà nước. D. Quyền tham gia quản lí nhà
nước và xã hội.

Câu 19. Chị H bị buô ̣c thôi viêc̣ trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị H cần
căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vê ̣ mình?

A. Quyền bình đẳng. B. Quyền dân chủ. C. Quyền tố cáo. D. Quyền khiếu nại.

You might also like